Friday, November 7, 2014

Những trận chiến bất bình đẳng

Sự bất bình đẳng thu nhập đang tăng lên trên thế giới, và nó dẫn đến hàng loạt những vấn đề khác. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Inequality Battles" của tác giả John White để biết thêm chi tiết.

Những trận chiến bất bình đẳng

Kết quả đây! – bất bình đẳng trở nên tồi tệ hơn. Hay ít nhất một số người có quyền lực đang xì xầm bàn tán về nó, từ chủ tịch Fed Janet Yellen tới thống đốc Ngân Hàng Anh Quốc Mark Carney. Không chỉ là Thomas Piketty, phong trào Chiếm Đóng khắp thế giới hay Oxfarm, đã tóm lược sự bất bình đẳng trong thế giới mới cũ kĩ của chúng ta bằng dải âm thanh quyến rũ nhất: 85 = 3.5 tỷ. Vâng, đó là 85 như trong 85 người.

Bất bình đẳng không khó để thấy trong quá khứ, nhưng có thể là thêm vài người có quyền lực đang nhận thấy sự nguy hiểm của một thế giới thường xuyên mắc nợ. Nhưng tại sao hiện nay là sự chú ý hàng đầu? Dường như bất bình đẳng lớn hơn có thể báo hiệu suy thoái, và đẩy kinh tế vào tình trạng đình đốn. Không bao giờ lòng vị tha hay phép tắc nhân đạo cơ bản khiến chính quyền lo lắng, đó là kinh tế và theo đuổi không ngừng tăng trưởng với bất kỳ giá nào.

Nhưng chúng ta phải quan ngại bởi vì sự thống khổ và kinh hãi thực sự trong cuộc sống của nhiều người. 

Dĩ nhiên thống kê kinh khủng nhất là Bảng Báo Cáo 12 của UNICEF, ghi nhận rằng “2,6 triệu trẻ em đã tụt xuống dưới mức nghèo khổ tại các quốc gia có thịnh vượng nhất thế giới kể từ năm 2008, dẫn đến tổng số trẻ em sống trong nghèo khổ ở thế giới phát triển vào khoảng 76,5 triệu”. Đó mới chỉ là thế giới phát triển. Ai đó không cần phải nhìn lại sân sau để thấy sự tàn phá của hệ thống kinh tế rất ít quan tâm tới những người nghèo yếu thế nhất trong chúng ta.

Một cái nhìn sâu hơn đối với báo cáo của UNICEF cho thấy sự nghèo khổ ở trẻ em đang gia tăng ở đa số các quốc gia OECD được khảo sát. Tại Ireland và Hy Lạp, các quốc gia có chương trình thắt lưng buộc bụng, sự nghèo khổ ở trẻ em đã tăng hơn 50% kể từ năm 2008. Ở Hoa Kỳ, từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, sự nghèo khổ ở trẻ em đã gia tăng ở 34 bang, hơn 24 triệu trẻ em sống dưới mức nghèo khổ. Dĩ nhiên không phải là cuộc “khủng hoảng” với tất cả mọi người, khi sự giàu có của nhóm Forbes 500 đo bằng đơn vị nghìn tỷ hay nhóm Dow Jones đã tăng gấp đôi so với khi “khủng hoảng” bắt đầu. Về sự gia tăng nghèo khổ ở Hoa Kỳ, Chery và Mercier đã ghi nhận ngắn gọn rằng “Tầng lớp trung lưu trở thành nghèo khổ, và người nghèo khổ thì hiện giờ cùng cực” (Sống với 2 dollar/ngày, ngày 9 tháng 9).

Nếu ai đó ngại nhìn, chúng ta cũng có thể thấy Ebola không phải là vấn đề thể chất mà là vấn đề của nghèo đói. Các cơ sở chăm sóc y tế cơ bản vốn thiếu thốn ở một trong những khu vực bần cùng nhất thế giới, lại tiếp tục bị cướp đoạt bởi nhiều năm nội chiến. Nếu virus kiểu như Ebola xuất hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1865, nó sẽ cướp đi số sinh mạng nhiều hơn bốn năm chiến tranh và làm cho sự thịnh vượng ngày nay bất khả thi. Quả thực, thể chất tốt là một chức năng của mã bưu chính.

Khối lượng lớn dữ liệu đã định lượng được tương quan giữa thiếu sức khỏe và năng suất. Liệu có ngạc nhiên khi số sinh viên từ các khu vực nghèo đói đến trường đại học ít hơn (Schofield, 2006); kỹ năng đọc của trẻ em có bố mẹ thất nghiệp kém hơn trung bình (Hill, 2005); tỷ lệ tử vong của người nghèo cao hơn ba lần (Burke, Kenaghan, O’Donovan, & Quirke, 2004)? Hay nghèo đói gia tăng trực tiếp liên quan đến gia tăng ung thư và đột quỵ, một tương quan không thay đổi từ cuối thế kỷ 19 (Dorling, Mitchel, Shaw, Orford, &Smith, 2000)? Dữ liệu đã có nhiều năm, nếu không nói là quá lâu.

Một lần nữa, chúng ta thấy sự phát triển là đáp ứng những nhu cầu cơ bản, và hạnh phúc, một kết quả bình đẳng và tiếp cận tài nguyên. Paul Krugman đã thống kê sự nghèo khổ trong nhiều thập kỷ, và đưa ra sự phàn nàn trung thực về 1%. Trong một bài bình duyệt cuốn sách đột phá của Thomas Piketty về bất bình đẳng, ông ta viết rằng Thời Đại Thịnh Vượng mới đã phát triển từ những năm 1980 và người ta chỉ cần nhìn vào báo cáo thuế để thấy lý do. Đó là toán học căn bản khi người giàu kiếm được nhiều hơn (hay trả ít hơn) và người nghèo kiếm được ít hơn (hay trả nhiều hơn). Bạn có xoay theo bất cứ hướng nào thì người giàu vẫn giàu hơn, hơn bất cứ sự cần thiết hợp lý nào.

Rất dễ dàng để trích dẫn con số nhưng cũng dễ dàng như thấy lý do: lợi ích bản thân và quy tắc chủ nghĩa cá nhân thái quá, khi cuộc sống trở thành một trò chơi phân chia ra thành người thắng và kẻ thua. Có một số nguyên nhân rõ ràng, như lương thấp, luật thuế không công bằng, hệ thống người sử dung thanh toán hai tầng. Cho vay nặng lãi kiểu cũ được áp dụng quá mức trong ngân hàng hiện đại, điều tồi tệ nhất là các công ty cho vay qua mạng Internet ngày càng nảy nở trên các địa chỉ IP, sử dụng công nghệ smart-phone để cung cấp các khoản vay trong vài phút với lãi suất lên đến 5.000%/năm. Cho vay cắt cổ, theo kiểu peer-to-peer. Hiện nay, họ có một cái tên đẹp cho việc cho vay cắt cổ. 

Giải pháp tín dụng tốt hơn là có, nhưng người nghèo khó có thể tiếp cận. Theo chủ nghĩa tư bản cổ điển, chênh lệch lợi nhuận được kỳ vọng giảm xuống khi cạnh tranh gia tăng. Quá tệ khi gã bình thường không thể thu lợi từ lãi suất gần bằng không của Fed! Chênh lệch lãi suất nhỏ nhân với hàng triệu khách hàng được một số ít người khai thác. Chủ ngân hàng thân thiện đáng yêu của mọi nhà, George Bailey, đang xoay tròn trong mộ.

Hơn nữa, khi người nghèo bị nghèo hơn, khoản nợ cũng tệ hơn. Được ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ khai sinh vào những năm 1920, tín dụng dường như là một giải pháp rõ ràng để xóa bỏ gánh nặng thanh toán giá cả nằm ngoài tầm với của hầu hết người mua – khoảng 20% thu nhập của hộ gia đình theo ghi nhận của Daniel Boorstin trong phân tích về văn hóa tiêu dùng mới, “Người Mỹ: Kinh Nghiệm Dân Chủ”. Được GM, Ford, và các thẻ cho vay thích hợp khác tạo điều kiện, tín dụng nhanh chóng bén rễ trở thành phương tiện thanh toán trong thời đại chúng ta, và hiện giờ tăng lên hơn 3 nghìn tỷ dollar, hơn một phần tư của chúng là “quay vòng”, có nghĩa là kiểu thẻ tín dụng đang hoạt động. Theo Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, gần 1,5 tỷ thẻ tín dụng được lưu hành vào năm 2008. Đáng chú ý hơn, một số hộ gia đình của những người trẻ tuổi chi tới 25% thu nhập của họ cho trả nợ. Và sau đó các thẻ khách hàng “trung thành” với lãi suất cắt cổ tới 30% và được gọi là trò lừa đảo “thuê để sở hữu” (thứ sẽ dẫn đến phí tổn gấp 3 lần giá mua). Rất khó để chơi khi bạn luôn tụt lại phía sau.

Nhưng sao xã hội được gọi là khai sáng của chúng ta lại rơi vào trò chơi bóc lột tiền bạc? Đó là vấn đề của tất cả mọi người khi chúng ta nợ quá nhiều, câu cách ngôn đó đập vào lưng những người tiêu dùng đang chen vai thích cánh. Theo như phép tu từ của ngân hàng truyền thống do John Maynard Keynes đặt ra, “Nếu bạn nợ ngân hàng một trăm bảng thì bạn có vấn đề. Nhưng nếu bạn nợ một triệu thì họ có vấn đề”. Khi nào bất bình đẳng là vấn đề của tất cả mọi người?

Không may là bạn sẽ không thấy bất bình đẳng trong các vấn đề tranh cử gần đây. Như Krugman đã ghi nhận tiếp theo trong “Lương tâm của người tự do: Không phục Hoa Kỳ từ cánh hữu”, “người bỏ phiếu đặc trưng có một thu nhập tương đối cao hơn cá nhân đặc trưng, đó là lý do các chính khách có khuynh hướng thiết kế các chính sách của họ với sự giàu có tương đối trong suy nghĩ”. John Kenneth Galbraith nói nhiều điều tương tự trong “Xã hội thịnh vượng”, ghi nhận sự phân tách lớn dần giữa sự giàu có và xã hội trong những năm 1950. “Pháp luật hiện nay phục vụ các cá nhân giàu có cũng như đối đầu với các cá thể chỉ có thu nhập ít ỏi”. Khó có thể đối mặt với vấn đề tiền bạc của người nghèo trong khi bầu cử tiêu tốn hàng tỷ dollar.

Nực cười thay, kết quả bầu cử và đặc biệt những người thân cận có thể chiến thắng là nhờ người giàu, khi thời tiết xấu cũng phục vụ cho giai cấp lắm tiền, những người có tiếp cận tốt hơn với giao thông vận tải.

Đây là lúc để mặt trời tỏa sáng và tạo ra sự khác biệt. Một sự khác biệt thật sự trong cuộc sống của những người khác. Bất bình đẳng là VẤN ĐỀ của thời đại chúng ta.

JOHN K. WHITE, là trợ giảng ở trường Vật Lý, Đại Học Dublin College, và tác giả của Do The Math!: On Growth, Greed, and Strategic Thinking (Sage, 2013). Do The Math! Cũng có phiên bản cho Kindle. Có thể liên hệ với tác giả qua hòm thư điện tử: john.white@ucd.ie.

No comments:

Post a Comment