Showing posts with label Biến đổi khí hậu. Show all posts
Showing posts with label Biến đổi khí hậu. Show all posts

Thursday, December 11, 2014

Mười một lý do khiến tôi xấu hổ khi là một người Mỹ

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Eleven reason's I'm ashamed to be an American" của tác giả Dave Lindendorf. Bài viết thể hiện tâm trạng của một người Mỹ khi chứng kiến những thất bại của đất nước mình.

Mười một lý do khiến tôi xấu hổ khi là người Mỹ

Tôi sẽ nói điều này: Tôi xấu hổ khi là công dân Mỹ. Điều này không dễ dàng, bởi vì sống ở nước ngoài và chứng kiến những chỗ bẩn thỉu trong thời đại của tôi. Tôi biết rằng đất nước này có nhiều điều vĩ đại, nhiều con người vĩ đại dã sống ở đó, nhưng cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ hiện là một quốc gia ốm yếu và méo mó, tại đó cái xấu vượt xa cái tốt.

Tôi có thể nhớ cảm giác chán ghét lần đầu tiên đối với đất nước của tôi vài lần. Vào lúc 17 tuổi, lần đầu tiên khi tôi nhận ra sự tàn bạo mà Hoa Kỳ đã gây ra đối với những người dân Việt Nam nhân danh tôi – cưỡng hiếp và giết hại, phá hủy các ngôi làng của nông dân, ném bom na-pam xuống trẻ em ở miền Nam, và ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam (bao gồm cả đê điều, trường học và bệnh viện). Sau đó tôi kinh hoàng và nổi loạn khi nhận ra một cách muộn màng rằng Hoa Kỳ đã dồn những người bản địa, người Mỹ gốc Nhật, người Nhật định cư hợp pháp vào các trại tập trung trong thế chiến thứ hai, và chính quyền quốc gia đã đồng lõa với đám phát xít da trắng quỷ quyệt ở California trong việc tước đoạt trang trại, nhà cửa và công việc của những người bị giam giữ đó. 

Mặc dù những tội ác đó rất kinh khủng nhưng không thấm tháp gì so với những thứ mà tôi đang được thấy ở đất nước này.

Hãy để tôi liệt kê một số cách mà đất nước này khiến tôi phát ốm: 

1. Điều đó không chỉ là lần công bố mới nhất bản báo cáo được biên tập triệt để về chương trình cố ý tra tấn của chính quyền Bush/Cheney, khởi sự vào năm 2001 sau sự kiện 11 tháng 9 và kéo dài trong nhiều năm đối với không chỉ nghi phạm khủng bố mà còn cả đối với những người được biết hay có thể là hoàn toàn vô tội. Không có gì được làm hay có vẻ như sẽ được làm để trừng phạt những người cho phép và bảo vệ cho các tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống nhân loại. Không chỉ có vậy mà còn nhiều người Mỹ đồng tình với điều đó. Ngay cả truyền thông, như trên NPR, tôi nghe thấy các phóng viên nói rằng một trong số “các câu hỏi” về chương trình tra tấn của chính quyền là nó “có hiệu quả” hay không trong việc thu thập thông tin về hoạt động khủng bố. Hoa Kỳ và các quốc gia còn lại của thế giới đã ký một hiệp định hình sự hóa việc tra tấn sau Thế Chiến thứ II (theo luật pháp quốc tế thì hình phạt có cả tử hình). Đó là sự che giấu hay thất bại trong việc trừng phạt tội ác tra tấn.

2. Cảnh sát ở Hoa Kỳ đã bị quân sự hóa trong cả phương diện vật chất lẫn huấn luyện và tự nhận thức, khiến họ giờ đây trở thành một dạng quân đội xâm lược hơn là “viên chức hòa bình” (một khái niệm lỗi thời mà bạn không còn nghe thấy nữa). Hết lần này đến lần khác chúng ta chứng kiến cảnh sát hung hăng sử dụng vũ lực, trong đó có cả vũ lực chết người, trong các tình huống kêu gọi sự bình tĩnh và hiểu biết. Điều khiến tôi phát ốm nhất là chứng kiến một xe cảnh sát ở Cleverland lao thẳng tới ban công trong một sân chơi, nơi có cậu bé 12 tuổi Tamir Rice đang ngồi một mình, chơi với một khẩu súng đồ chơi. Trong vòng chưa tới hai giây, một cảnh sát bước ra khỏi xe và bắn cậu bé tử thương vào bụng. Hoàn toàn không có lời kêu gọi nào trong vụ xử tử này. Không có ai quanh đó bị cậu bé đe dọa. Cảnh sát phải giữ khoảng cách an toàn, đánh giá tình hình, sau đó kêu gọi Rice rời khỏi ban công và buông súng, nếu cậu bé không làm theo, họ phải chờ tăng cường lực lượng, trong đó có một chuyên gia đàm phán. Trái lại, họ chỉ lao thẳng xe tới đó như trong tình huống giải cứu con tin và hạ gục cậu bé. Sau đó họ không làm gì để giúp cậu bé. Ugh! Không có làn sóng phẫn nộ phổ biến nào về vụ sát hại tàn bạo của cảnh sát. 

Cũng không có sự phẫn nộ phổ biến với những cảnh sát can dự vào vụ giết hại Micheal Brown ở Ferguson, MO hay vụ siết cổ chết Eric Garner một cách hoàn toàn vô lý ở Staten Island, New York, cả hai kẻ giết người mặc đồng phục đều được miễn tố bởi các hội thẩm đoàn công tố hoàn toàn bị thao túng và bị lừa dối. Trái lại, chúng ta nghe thấy những người da trắng được phỏng vấn trên chương trình truyền hình nói rằng cảnh sát đã làm đúng.

3. Nhưng đó mới chỉ là một phần thôi. Tôi thấy căm phẫn khi tổng thống của chúng ta là một người không có đủ can đảm để lên án những tội ác đó và tuyên bố rằng ông ta sẽ truy tố những ai ra lệnh cho quân đội và CIA sử dụng tra tấn đối với những người bị bắt trong cái được gọi là Chiến Tranh Chống Khủng Bố. Tổng thống Obama phải yêu cầu Bộ Tư Pháp tích cực truy tố những cảnh sát giết hại thường dân không vũ trang nếu các công tố viên địa phương không làm điều đó, và ông ta phải ra lệnh truy tố bất cứ ai ra lệnh, ủy quyền, tạo điều kiện hay bao che cho việc tra tấn của các nhân viên chính quyền. (Không có gì ngạc nhiên khi tổng thống Obama được chuẩn đoán trào ngược dịch vị dạ dày: ít nhất đường ống dinh dưỡng của con người cũng có lương tâm!)

4. Tôi cảm thấy căm phẫn về tình hình tù tội. Theo như tổ chức Sáng Kiến Chính Sách Nhà Tù, Hoa Kỳ vào lúc này có khoảng 2,4 triệu tù nhân ( chỉ có 2/3 trong số họ bị kết án, với phần lớn trong số còn lại là bị tạm giam chờ xét xử vì họ không thể nộp số tiền bảo lãnh do hệ thống tòa án tha hóa của chúng ta đặt ra). Không có gì ngạc nhiên: Từ cuối những năm 80 đến năm 2008, số lượng các đạo luật liên bang có hình phạt tù đã tăng từ 3000 lên 4450, và chúng tiếp tục gia tăng khi những kẻ bất tài trong Quốc Hội tiếp tục thông qua những đạo luật tạo ra “tội hình sự” nhiều hơn để trừng phạt. Đó là chưa kể tới chính quyền bang và địa phương, điều đó giải thích tại sao Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số tù nhân chiếm tới 25% số tù nhân trên toàn thế giới. Chính bản thân tôi cũng bị đe dọa bỏ tù cách đây chưa lâu bởi một gã cảnh sát côn đồ ở một thị trấn ngoại ô vì xin đi nhờ xe – một hành vi mà hiện nay là hợp pháp ở bang của tôi, và điều đó nếu không phù hợp thì cũng giống hầu hết các vi phạm hành chính như đỗ xe không vé, không đáng bị bắt giữ. Không vấn đề - nếu tôi không khuất phục, gã đầu gấu trong bộ đồng phục với vũ khí cầm tay sẽ còng tay tôi, và vu cáo về những thứ như: bắt giữ vì chống cự, quấy rối trật tự hay những chuyện vớ vẩn tương tự. Chúng ta sống trong một xã hội bị ám ảnh bởi sự trừng phạt, bị giám sát bởi những cảnh sát dường như thích thú với việc cai trị công chúng.

5. Tôi phát ốm khi chứng kiến hết cộng đồng này đến cộng đồng khác thông qua những luật lệ cấm cho người vô gia cư ăn. Tại một quốc gia trong giai đoạn hậu Đại Suy Thoái, chúng ta vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp thực tế và lao động không đầy đủ từ 18 đến 20% tùy thuộc vào cách tính. 

6.Tôi xấu hổ và tức giận khi Wall Street về bản chất là một hiện trường tội ác khổng lồ - nơi mà hàng ngàn tỷ dollar của cải trong suốt thập kỷ qua đã bị rút khỏi túi của những thường dân Mỹ và đặt vào tay của 1% hay 5% giàu nhất, biến đất nước của chúng ta thành xã hội bất công nhất trong số 34 quốc gia phát triển của thế giới. Không có chủ ngân hàng nào trong danh sách hàng đầu của quốc gia về cái được gọi là ngân-hàng-quá-lớn-để-sụp-đổ bị buộc tội, càng ít hơn nữa bị truy tố hay bỏ tù vì trò lừa đảo lớn nhất mà thế giới từng được thấy. Trong một số dịp hiếm hoi khi Bộ Tư Pháp đã theo đuổi những tội phạm ngân hàng đó, họ đạt được “các thỏa thuận” dưới dạng những khoản phạt vô nghĩa, và chưa từng yêu cầu những giám đốc lừa đảo đó rời bỏ vị trí quyền lực béo bở, hay phải thừa nhận là họ làm sai, theo các điều khoản của thỏa thuận. Trên thực tế, những gã lừa đảo trong bộ complete vải sọc nhỏ đó thay vì bị bỏ tù thì lại thường xuyên được mời làm khách ở Nhà Trắng và Quốc Hội, được kêu gọi đóng góp “sự thông thái” của họ cho chính sách của chính quyền, sau đó họ sẽ thưởng công cho các chủ nhà hào hiệp của họ với những bổng lộc và “quyên góp chiến dịch” không khác gì hối lộ. 

7. Tôi phẫn nộ và xấu hổ khi đất nước của tôi tiêu tốn hơn một nghìn tỷ dollar mỗi năm cho quân đội và quân nhân tại 800 căn cứ trên toàn thế giới. Điều này diễn ra trong khi 50 triệu người Mỹ được đưa tin là “mất an ninh lương thực” – hay nói cách khác là 50 triệu người, nhiều trong số đó là trẻ em, đang bị đói tại những thời điểm nhất định trong năm – và khi những chương trình hỗ trợ như Phiếu Lương Thực và Trợ Cấp Thất Nghiệp đang bị cắt giảm để tiết kiệm tiền. Tồi tệ hơn, không có scandal quốc gia nào về việc đó. Trên thực tế, nhiều người Mỹ, dĩ nhiên là đa số, nghĩ rằng tất cả các khoản chi tiêu cho quân đội là tốt, bởi vì nó dường như là “bảo vệ an toàn cho chúng ta” và có thể “tạo công ăn việc làm.” Sự thật cay đắng là ngày nay, Hoa Kỳ, đất nước của tôi là quốc gia khủng bố lớn nhất thế giới – dựa trên thành tích không có đối thủ về việc xâm chiếm bất hợp pháp các đất nước khác, thực hiện giết chóc bằng máy bay không người lái ngoài biên giới, bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu người dân, tài trợ và viện trợ cho các cuộc lật đổ chính quyền nước ngoài, thường là các chính quyền được bầu cử dân chủ.

8. Tôi phát ốm trong tâm can bởi vì một nửa thế kỷ sau khi những người Tuần Hành Vì Tự Do và những người dân địa phương can đảm đã chiến thắng và chấm dứt đạo luật Jim Crow ở miền Nam đã cấm người da đen đi bầu cử suốt nhiều thế hệ, ít nhất một nửa đất nước và không chỉ ở miền nam mà là mọi nơi, giờ đây lại đang tìm cách ngăn cản người da đen, người nói tiếng Tây Ban Nha và những người có màu da khác đi bầu cử. Hệ thống tòa án tha hóa của chúng ta ủng hộ họ trong nhiều trường hợp, ngay cả Tòa Án Tối Cao, hiện giờ đang bị thống trị bởi phát xít, phát xít nguyên thủy và phát xít tôn giáo. 

9. Tôi bối rối khi phần lớn những người Mỹ đồng bào của tôi lo lắng về chuyện họ có thể có chiếc iPhone mới nhất, hay họ có quyền do chúa ban tặng để được sở hữu một vũ khí tự động không giấy phép, hơn là về việc chúng ta vẫn có quyền riêng tư hay không, quyền không bị chính phủ theo dõi, hay các doanh nghiệp có được phép mua quan chức chính quyền trực tiếp như mua một miếng thịt bò không, hiện nay theo như Liên Minh Công Dân cho biết.

10. Tôi phẫn nộ khi nam và nữ đồng bào của tôi không còn tin rằng điều quan trọng của một xã hội là cung cấp cho mọi người các dịch vụ cơ bản, tạo ra cho tất cả mọi người một cơ hội công bằng để thoát khỏi nghèo khổ. Không còn nhận thức rằng mọi người phải có thể đi học ở một trường công được tài trợ tử tế, hay tiếp cận miễn phí một trường cao đẳng tài trợ bằng tiền thuế hay với một mức học phí thấp – mức có thể đáp ứng với một công việc bán thời gian 10 giờ. Không còn bất cứ nhận thức nào về việc mọi người Mỹ phải được quyền chăm sóc y tế chất lượng. Ngay cả thứ hỗ trợ cho cái được gọi là Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Có Khả Năng Thanh Toán (ACA) hầu hết là từ những cá nhân ích kỷ muốn có khả năng thanh toán bảo hiểm cho bản thân, cũng chưa tạo ra được sự chăm sóc y tế chất lượng cho tất cả mọi người. Cũng giống như vậy, nếu ACA tạo cho bạn khả năng thanh toán bảo hiểm, bản ủng hộ nó, nhưng nếu bạn có bảo hiểm do chủ lao động thanh toán thì bạn chống lại ACA. Đó là sự thật cơ bản trong mọi lĩnh vực. Người Mỹ ngày nay đã đánh mất nhận thức chung về chia sẻ trách nhiệm và đấu tranh. Mọi người thường nói (không chính xác, tôi nghĩ) về thế hệ những năm 60 trở thành thế hệ của “cái tôi”. Hiện nay, có lẽ là toàn bộ Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia của “cái tôi”.

11. Cuối cùng, tôi không thể quên vấn đề biến đổi khí hậu. Không có gì hoài nghi, Hoa Kỳ là tác nhân chính trong biến đổi khí hậu suốt thế kỷ qua, khi là một quốc gia công nghiệp hóa nhất thế giới. Ngay cả ngày nay, nếu như Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ về khí thải các-bon, sự thật không thể phủ nhận là tính bình quân trên đầu người, mỗi người Hoa Kỳ chúng ta thải khí các-bon vào khí quyển vượt xa bất cứ người Trung Quốc nào, gấp 5 lần hoặc hơn. Mặc dù vậy, đất nước của chúng ta là cản trở chủ yếu đối với bất cứ nỗ lực chân thật nào nhằm giảm bớt hay đảo ngược biến đổi khí hậu. Dưới chính quyền hiện tại và trước đây, Hoa Kỳ đã phá hoại thành công các nỗ lực đạt đến một hiệp định quốc tế giới hạn khí thải hiệu ứng nhà kính, thậm chí sử dụng cả năng lực do thám của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia để theo dõi tình hình đàm phán của các quốc gia khác và để tống tiền các nhà lãnh đạo. Đơn giản là phát ốm về sự ích kỷ của người Mỹ khi họ không quan tâm một chút nào đến sự kinh khủng mà con cái chứ không phải cháu của chúng ta phải đối mặt (Ngân Hàng Thế Giới, không phải là một cái ổ cực đoan về môi trường, cảnh báo rằng thiếu niên hiện nay sẽ đối mặt với một thế giới nóng hơn từ 6 đến 8 độ F khi chúng 80 tuổi!). Đây là sự ích kỷ - hay – điên khùng trên quy mô lớn mà tôi không thể hiểu nổi. 

Tôi có thể tiếp tục nhưng tôi nghĩ rằng mười một lý do để xấu hổ về đất nước của một ai đó là quá đủ.

Đó là tôi.

Dave Lindorff is a founding member of ThisCantBeHappening!, an online newspaper collective, and is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press).


Thursday, November 13, 2014

Obama và Tập cam kết những gì ở APEC?

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Obama-Xi talks underscore US war threat in Asia" của tác giả Patrick Kelly, để theo dõi các bình luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

Hội đàm Tập-Obama nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh của Hoa Kỳ ở Châu Á

Ngày hôm qua ở Bắc Kinh sau cuộc đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama khoe khoang rằng quân sự Hoa Kỳ-Trung Quốc, biến đổi khí hậu và hiệp định thương mại đã đưa sự hợp tác “song phương, khu vực và toàn cầu của hai quốc gia lên một tầm cao mới”. Trên thực tế, hai ngày hội đàm giữa Obama và Tập cho thấy những nguy cơ chiến tranh đang lớn dần sau những căng thẳng địa chính trị được tạo ra từ sự “xoay trục” hùng hổ sang Châu Á của Hoa Kỳ. 

Kể từ khi nhậm chức, Obama đã tập trung vào nỗ lực kết hợp để duy trì sự thống trị của Đế quốc Hoa Kỳ đối với toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc bao vây Trung Quốc cả về ngoại giao lẫn quân sự. Sự “xoay trục” chính thức được công bố vào tháng 11 năm 2011, cũng đã được Hoa Kỳ tiếp sức trước đó bằng các tranh chấp lãnh thổ cấp độ thấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản với quần đảo Sensaku/Điếu Ngư và một số quốc gia Đông Nam Á về biển Nam Trung Hoa.

Trong 18 tháng kể từ khi Obama đón tiếp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở miền bắc California, có hàng loạt các biến cố tại các khu vực tranh chấp đã đe dọa châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự khu vực, với khuynh hướng leo thang thành một cuộc chiến toàn diện giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đế quốc Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị quân đội cho một cuộc chiến tranh chống lại quyền lực Châu Á đang trỗi dậy, di chuyển 60% năng lực không quân và hải quân tới khu vực và phát triển chiến lược “Hải-Không Chiến”, dựa trên việc bắn phá bằng tên lửa và ném bom cùng với phong tỏa đường biển của Trung Quốc. 

Mặc dù vậy, chính quyền Obama không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột với Trung Quốc vào lúc này và về những vấn đề không nằm trong sự lựa chọn của họ. Đó là lý do Washingtown thúc giục thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người mới gặp Tập lần đầu tiên vào thứ hai vừa qua, giảm căn thẳng với Trung Quốc về những quần đảo nhỏ bé và không có người ở trên biển Đông Trung Hoa mà cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền.

Những toan tính này nhấn mạnh các nghị định thư quân đội với quân đội mà Obama và Tập đã nhất trí trong tuần. Ben Rhodes, một phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nói với các phóng viên trước hội nghị thượng đỉnh: “Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta tránh leo thang thiếu thận trọng và chúng ta không lao vào các tình huống bất ngờ dẫn đến những thứ có thể gây ra một cuộc xung đột”.

Bình luận này tự bản thân đã lên án các khiêu khích đầy khinh suất ở Đông Á suốt hai năm qua của chính quyền Obama, giờ đây chúng đang có nguy cơ dẫn cuộc chiến toàn diện giữa hai thế lực có vũ khí hạt nhân.

Tờ Wall Street Journal đưa tin lãnh đạo Trung Quốc từ trước đây rất lâu “phản đối một hiệp định đối đầu quân sự với Hoa Kỳ vì lý do điều đó tạo một quan hệ đối đầu kiểu như giữa Hoa Kỳ và Soviet trước kia”. Mặc dù vậy, bài báo bình luận, điều đó “đã thay đổi vào nào ngoái khi cả hai phía thừa nhận rằng họ không thể nhất trí trong việc giải thích luật pháp quốc tế về vấn đề biển, nhưng cũng không cho phép các đối đầu quân sự vô tình làm chệch hướng mối quan hệ tổng thể của họ”.

“Cơ chế tạo dựng tin cậy” quân sự mới không giải quyết được các vấn đề nằm sau sự đối đầu hung hăng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Một biện pháp được áp dụng là thông báo thiện chí về “các hoạt động quân sự chủ chốt”, trong đó có sự phát triển chính sách và chiến lược, trong khi biện pháp khác đề cập tới “các quy tắc ứng xử an toàn trong các đối đầu không gian và biển”. Một tuyên bố của Nhà Trắng bổ sung thêm là cả hai phía đã cùng góp sức phát triển thêm “các cơ chế tạo dựng tin cậy”, biện pháp được Washington ưu tiên là trao đổi thông tin về các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Các thoản thuận cho thấy sự nhượng bộ rõ ràng của Bắc Kinh đối với lời kêu gọi thường xuyên được Washington lặp lại về “sự minh bạch hơn” trong các hoạt động quân sự của Bắc Kinh. Yêu cầu này không chỉ là một phần trong tuyên truyền của Hoa Kỳ để vẽ ra “nguy cơ Trung Quốc”, mà còn giúp Lầu Năm Góc có cái nhìn sâu hơn vào năng lực quân sự của đối thủ tiềm tàng.

Ở Bắc Kinh, phó cố vấn an ninh quốc gia Rhodes lặp lại khẳng định từ lâu của chính quyền Obama là Bắc Kinh hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ địa chiến lược và quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ thống trị từ sau Thế Chiến II. “Chúng ta thể hiện rất rõ ràng khi chúng ta thấy rằng các hành động của Trung Quốc đang được đẩy ra ngoài những ràng buộc mà chúng ta tin là những quy định quốc tế cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng như cách thức mà chúng ta giải quyết xung đột”, ông ta tuyên bố

Trong cuộc họp báo chung với Tập, Obama tìm cách che đậy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông ta tuyên bố rằng “ngay cả khi chúng ta ganh đua và bất đồng về một số điểm, tôi tin rằng chúng ta có thể tiếp tục thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của nhân dân trong nước cũng như thế giới”.

Tổng thống Hoa Kỳ khuyến khích những thỏa thuận mới về nhiều vấn đề khác. Một thỏa thuận thương mại sẽ hủy bỏ thuế quan khoảng 1 nghìn tỷ dollar doanh số hàng năm của chất bán dẫn cũng như các công nghệ thông tin và truyền thông khác. Tờ Washington Post đưa tin là thỏa thuận này sẽ “mang lại cơ hội lớn hơn cho các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng như các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhà máy ở Trung Quốc trong việc cung cấp sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ.”

Xúc tiến nổi bật nhất của Nhà Trắng và truyền thông Hoa Kỳ là cam kết mới về khí thải nhà kính. Obama tuyên bố một “thỏa thuận lịch sử” sẽ cho thấy Hoa Kỳ giảm khí thải các bon khoảng 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Trung quốc cam kết sẽ ngừng tăng khí thải nhà kính vào “khoảng năm 2030” và chuyển 20% nguồn năng lượng quốc gia sang loại không phát thải.

Các khẳng định về việc những mục tiêu mới sẽ giảm nhẹ khủng hoảng biến đổi khí hậu hoàn toàn là lừa dối. Tổ Chức Liên Chính Phủ Của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) trước đó đã kết luận rằng các nền kinh tế phát thải hàng đầu phải giảm 25-40% phát thải so với năm 1990 vào năm 2020 và 80-95% vào năm 2050. Hơn nữa, những con số đó bị nhiều nhà khoa học về khí hậu phản đối do đánh giá thấp những điều cần thiết để ngăn chặn mức độ không thể đảo ngược nguy hiểm và tiềm tàng của sự nóng lên toàn cầu.

Lãnh đạo Trung Quốc xứng đáng với sự ít ỏi trong lời hứa che đậy của Obama về việc giảm khí thải 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Một số bản tin cho thấy lượng khí thải các bon của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030, sự đóng góp của Tập kéo theo rất ít hay không có hoạt động bổ sung đối với việc giảm khí thải nhà kính.

Tiếp theo hàng loạt thất bại ở các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế cấp cao để thúc đẩy một hiệp ước khí hậu sau nghị định thư Kyoto, trong đó có Copenhagen vào năm 2009, vòng đối thoại khác sẽ được tổ chức ở Paris vào năm tới. Không mở đường cho một cam kết tích cực tại hội nghị thượng đỉnh, cam kết của Obama-Tập về khí thải các bon chỉ nhấn mạnh sự bất khả thi trong việc giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu với khuôn khổ của hệ thống quốc gia-nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Friday, October 31, 2014

Trung Mỹ đói khát

Nạn đói do hạn hán đang hoành hành ở Trung Mỹ, bạn đọc hẳn đã biết, nhưng con người tạo ra nó như thế nào? Xin mời hãy tham khảo bản dịch bài viết "Starving Central America" của tác giả người Mỹ Nick Alexandrov.

Trung Mỹ đói khát

“Hạn hán đã giết chúng tôi”, một người Honduras trẻ, Olman Funez nói về mùa hè năm ngoái. Anh ta đề cập tới cái mà Ngân Hàng thế giới gọi là “một trong những đợt hạn hán dài nhất suốt nửa thế kỷ qua”. Một nông dân Guatemala 60 tuổi khẳng định rằng ông chưa từng thấy “thảm họa nào như vậy”. Carlos Rosman, một nông dân Guatemala nói với phóng viên rằng “Chả có gì ở đây hết. Chúng tôi ăn những gì có thể tìm thấy.”

Đó là những người trong só 2,8 triệu Trung Mỹ “đang đấu tranh để nuôi sống bản thân” trong khu vực “hàng lang khô hạn” – “một khu vực khô hạn nằm giữa Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua”, theo thông tin từ tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Nicaragua mô tả đợt hạn hán là tồi tệ nhất trong 32 năm qua. Vào tuần trước tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc Tế và Trăng Lưỡi Liềm Quốc Tế “nói khoảng 571,710 người bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Honduras”, và “các hộ gia đình buộc phải bán tài sản và gia súc để mua thực phẩm cần thiết cho sống sót, trong khi những người khác đi tị nạn để tránh tác động của hạn hán”. Nhưng khủng hoảng lương thực ở Honduras và Nicaragua không phải là hiện tượng mới. Ở cả hai quốc gia này, chính sách của Hoa Kỳ đã gây ra nạn đói Trung Mỹ.

Những người Honduras khẳng định rằng khu vực Choluteca là một phần của “hành lang khô hạn”. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Tegucigalpa đã viết vào năm 1904 về “sự đa dạng thực vật” của Choluteca, “từ các loại thông và sồi của thượng du cho đến cọ và dừa dọc theo bờ biển”. Vùng rừng giàu có đã bị tàn phá trong 70 năm sau đó, giảm từ 29% xuống 11% trong khu vực được thống kê vào những năm 1960 và 1970. Bãi chăn thả tăng diện tích bao phủ từ 47% lên 64% trong cùng kỳ. “Gia súc đang ăn hết rừng”, Billie R. DeWalt tường thuật trên Bản Tin Các Nhà Khoa Học Nguyên Tử ba thập kỷ trước đây. Nhà nhân loại học Jefferson Boyer đồng tình, cho biết là các trại chăn nuôi Choluteca “đơn giản chỉ thuê lao động để đốn và đốt cây cũng như bụi rậm, phát quang đất cho cỏ mọc”. 

Honduras “bị biến thành bãi chăn thả gia súc khổng lồ nhằm mục đích xuất khẩu”, DeWalt nói thêm – một sự phát triển phục vụ các mục đích của Washington. Robert G. Williams cho biết một ví dụ, “Liên Minh Tiến Bộ thúc đẩy xuất khẩu thịt bò Trung Mỹ” của Kennedy, và “Ngân Hàng Thế Giới, AID, và IADB” đều coi thịt bò “là con đường thực dụng và nhanh chóng dẫn đến tăng trưởng nhờ xuất khẩu”. DeWalt tiếp tục, thịt bò “không quan tâm tới khoảng 58% trẻ em Honduras dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng dễ thấy”, nhưng không khi nào không quan tâm hơn đến Hoa Kỳ - nguồn “nhu cầu nhập khẩu vô tận các sản phẩm từ gia súc” và “nhà nhập khẩu lớn nhất” “của xuất khẩu thịt bò Trung Mỹ”. Khi các công dân Mỹ nhồi nhét steaks và hamburger, “nguồn cung cấp thực phẩm ở các nước nghèo trở nên thiếu hụt, thất nghiệp gia tăng, và đất đai cũng như các tài nguyên khác bị suy giảm mạnh”. Người Honduras nghèo khổ do đó buộc “phải cạnh tranh với động vật để giành các tài nguyên có sẵn ở địa phương”.

Nhưng nhiều nông dân, vì lý do nào đó, không thể chấp nhận rằng họ bị đối xử như con vật nuôi để giết thịt. Họ đã phản ứng lại sự phá hủy có hệ thống đối với sinh kế của họ bằng cách thành lập các tổ chức tự bảo vệ. Các chủ đất đáp trả theo cách có thể tiên lượng. “Bị chủ bãi chăn thả giết hại là chuyện phổ biến trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, và một số vụ thảm sát đã được công khai”, David Nibert kể. “Ví dụ, vào năm 1975, tại một bãi chăn thả lớn có tên là Los Horcones” - ở khu vực Olancho, một địa điểm mở rộng bãi chăn thả khác – “5 người đã bị thiêu chết trong một lò bánh mỳ, hai tu sĩ bị thiến và băm vằm, và hai phụ nữ bị ném xuống giếng rồi cái giếng bị cho nổ sập. Tất cả các nạn nhân đều có liên hệ với phong trào do nông dân tổ chức.

Lịch sử nông nghiệp Nicaragua cũng tương tự, theo nghĩa rộng. Khu vực León, giờ là một phần của “hành lang khô hạn” rất ấn tượng với thương nhân Anh Orlando W. Roberts, ông mô tả vào năm 1827 là “miền đất rừng đẹp như trong tranh”. Phó lãnh sự Hoa Kỳ Peter F. Stout viết vào băm 1859 rằng “khu vực màu mỡ của Leon” được “bao phủ bởi rừng rậm”, các chợ tràn ngập “dưa, cam, chanh cam, chanh, đu đủ”, nhiều “loại ăn được” đều sẵn có. Nhưng sau thế chiến thứ II “khu vực bao quanh León bị biến thành đám bụi khủng khiếp khi những chủ nông trại đốn hạ rừng và trục xuất các gia đình tá điền cũng như các cộng đồng thổ dân ra khỏi đất đai của họ”, Matilde Zimmerman kể lại, đánh dấu bước phát triển của cây bông. “Trong kỳ khô hạn mùa xuân, gió nóng thổi bụi đi khắp các ngóc ngách thành phố, và không khí ở León bốc mùi thuốc trừ sâu”.

Thuốc trừ sâu đã phá hủy nông nghiệp truyền thống ở Nicaragua, giỏ bánh mỳ của khu vực. “Sản lượng lương thực cho nhu cầu nội địa giảm xuống liên tục ở Nicaragua từ năm 1948 tới năm 1978 khi ngày càng nhiều đất hơn được chuyển sang canh tác để xuất khẩu các loại sản phẩm như bong, gia súc hay thịt bò”, Clifford L. Staten viết về thời kỳ Somoza. “Vào cuối những năm 1970, chỉ có 13% dân số làm nông nghiệp có mảnh đất đủ đáp ứng các nhu cầu căn bản hay tối thiểu về lương thực.” ông ta tiếp tục. Joseph Collins chỉ ra rằng các nhà sản xuất bong Nicaragua, biến đổi đất để phục vụ cho lợi ích của họ, “đã thành công trong việc biến đất nước của họ thành thủ đô thuốc trừ sâu của thế giới. Sữa mẹ ở Nicaragua chứa lượng DDT cao hơn 45 lần so với mức cho phép của bộ y tế”.

Douglas L. Murray cho biết rằng phần lớn viện trợ nông nghiệp của Washington được dùng để mua thuốc trừ sâu. “Ví dụ vào giữa những năm 1960, Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) cho Nicaragua vay 9 tỷ dollar thông qua Chương Trình Lương Thực Cơ Bản để mua thuốc trừ sâu cho các nhà sản xuất ngũ cốc cơ bản”, kể từ khi tiền phục vụ cho “sản xuất bông Nicaragua thuần túy, cũng như tạo ra doanh thu bổ sung cho các công ty hóa chất Hoa Kỳ”. Vận may doanh nghiệp đó là một phần của sự bùng nổ về bông. Những thứ khác là “sự khó khăn và đau khổ của hàng trăm ngàn người” cũng như “sự suy giảm mức độ tiêu thụ caloric của trẻ em”, khi sự bành trướng của bông “thay thế không chỉ sản xuất các ngũ cốc cơ bản và sản phẩm nông nghiệp cần thiết mà còn trục xuất nhiều người đã có đời sống lịch sử trên vùng đất này”, Murray kết luận.

Sự chuyển đổi nông nghiệp mà Honduras và Nicaragua đã trải qua – và đặc biệt là sự tàn phá rừng mà họ kế thừa – có thể liên quan đến sự thiếu nước hiện nay tại khu vực. Nick Nuttall, môt quan chức tham gia Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu, cho biết “mối liên hệ giữa nạn phá rừng và hạn hán là rất rõ ràng”, trong khi các nhà nghiên cứu khác tin rằng “hạn hán, được khuyếch đại bởi nạn phá rừng, là yếu tố chủ yếu trong sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế Maya vào khoảng năm 950 trước Công Nguyên”.

“Con người và hệ thống sinh thái” khắp thế giới hiện nay có thể chung số phận với người Maya, Tổ Chức Liên Chính Phủ của Liên Hiệp Quốc (IPCC) về biến đổi khí hậu đã lo sợ. Trong một bản dự thảo báo cáo bị lộ sẽ được công bố vào chủ nhật này, ngày 2 tháng 11, IPCC lập luận rằng “ngay cả khi thích nghi, sự ấm lên vào cuối thế kỷ 21 sẽ dẫn đến nguy cơ cao đến rất cao các tác động khốc liệt, rộng rãi, và không thể đảo ngược toàn cầu”. Do đó chúng ta phải quyết định: Hoặc là mùa hè khốc liệt ở Trung Mỹ cho chúng ta thấy trước tương lai hành tinh của chúng ta, hoặc là nó cho thấy một ác mộng mà chúng ta sẽ thoát khỏi trong tích tắc.