Showing posts with label Điện ảnh. Show all posts
Showing posts with label Điện ảnh. Show all posts

Sunday, November 24, 2019

Ba bi kịch của siêu nhân

Như mọi người đã biết, siêu nhân là siêu anh hùng có sức mạnh siêu việt, bay nhanh hơn cả ánh sáng, nhấc bổng vật nặng hàng trăm tấn, mắt có thể bắn ra tia laser đốt cháy mọi thứ. Siêu nhân ở trên trái đất vẫn phải kiếm sống và anh ta làm một phóng viên cho mục tin hình sự.

Nguồn tin cảnh sát báo có một người đàn ông sắp nhảy cầu ở phố X. Phóng viên siêu nhân lao ngay đến hiện trường. Khi thấy người đàn ông nhảy từ nóc nhà cao tầng xuống, siêu nhân thấy ngay việc phải làm và vèo một cái người đàn ông nọ đã được đưa xuống mặt đất trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh.

Bi kịch thứ nhất của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát bị hãng bảo hiểm kiện ra tòa vì âm mưu lừa đảo bảo hiểm nhân thọ.

Bi kịch thứ hai của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Vợ của người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát đã chết vì không có tiền điều trị bệnh ung thư.

Bi kịch thứ ba của siêu nhân

Ngày làm việc cuối cùng trong tuần, siêu nhân được chủ tòa báo gọi lên phòng làm việc. Chủ tòa báo nói với siêu nhân:
- Này, anh được giao mục tin hình sự, nhưng mục của anh chẳng có cái tin hình sự nào cả. Người nhảy lầu được ai đó cứu thoát chết, kẻ trộm ở cửa hàng tiện lợi thì mất tích còn đám cướp nhà băng thì bị trói gô chờ cảnh sát vào giải đi....Không người chết, không truy đuổi, không con tin, không đấu súng, không có bất cứ thứ gì hết. Độc giả phải trả tiền cho một tờ giấy lộn.
Siêu nhân hỏi lại:
- Thưa ông chủ! Không phải mọi thứ đều ổn sao?
Chủ tòa báo nói:
- Đúng, mọi thứ đều ổn, trừ việc anh không có tin hình sự để đăng. Do vậy, anh bị sa thải.

Kết thúc hạnh phúc của siêu nhân

Thế là siêu nhân đã trải qua ba bi kịch của đời mình. 

Anh ta kiếm được việc làm mới ở rạp xiếc. Ở đó, anh ta có thể thoải mái biểu diễn các siêu năng lực của mình mà không sợ mất việc.

Đọc đến đây hẳn sẽ có người hỏi: Còn những kẻ trộm vặt ngoài phố thì sao? Ồ, hãy để chúng nuôi sống mục tin hình sự!

Thursday, September 21, 2017

Bộ phim tài liệu của Ken Burns & Lynn Novick và sự kiện Vịnh Bắc Bộ


Người Việt Nam từ lâu đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước, song nước Mỹ vẫn không ngừng bị ám ảnh về cuộc chiến mà một siêu cường như họ đã thua đau đớn một quốc gia nhỏ bé nghèo nàn. Mỗi khi nước Mỹ lao mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam lại được đem ra mổ xẻ. Người Việt Nam không kỳ vọng người Mỹ sẽ trung thực về những điều họ đã làm ở Việt Nam nhưng luôn hy vọng rằng họ sẽ hiểu rõ cái giá phải trả cho chiến tranh lớn như thế nào.

Dưới đây là bản dịch bài báo về bộ phim tài liệu của Ken Burns và Lynn Novick trên tạp chí Counterpunch.


JAMES M. WILLIAMSON

Vào mùa xuân năm ngoái, tôi tham gia một buổi ghi hình trước các trích đoạn trong bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh Mỹ-Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick tại Havard, cả hai đều có mặt, cùng với vài gã “an ninh quốc gia” của trường Kennedy, những người được thuê dưới danh nghĩa “cố vấn”. (Tôi vui mừng thấy Peter Davis, giám đốc của bộ phim đánh giá “Trái tim và Tâm hồn”, trong số khán giả, tôi đã chào ông trước khi ra về. Peter là một người tốt nghiệp Havard, hiện giờ đanh viết tiểu thuyết và được Ken Burns nhắc đến khi ông ta bắt đầu cuộc thảo luận sau ghi hình.)

Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy “người thuyết minh” trong một trích đoạn nhắc đến việc “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe thấy Burns nói chính câu đó – “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – trong cuộc thảo luận và màn hỏi đáp sau buổi ghi hình và trong một bối cảnh khác. [Ông ta nghĩ đến việc đó vì lý do gì?]

Ông ta muốn nói gì?

“Trả đũa” sự kiện Vịnh Bắc Bộ?

Giáo sư Sut Jhally đã cùng với Media Education Foundation (MEF) ở Western Mass đã góp công lớn vào việc mổ xẻ khái niệm “trả đũa” trên đa số truyền thông Hoa Kỳ. MEF đã sản xuất ít nhất là một đĩa DVD phân tích về việc mọi cuộc tấn công của Israel vào Palestine đều được gọi là “trả đũa”. Dĩ nhiên, trên thực tế điều đó không đúng. Dĩ nhiên, nếu bạn “tin” rằng một số thực thể (cá nhân, chính quyền, “quốc gia”, “nhân dân…”) đang “trả đũa” (vì cho là bị tấn công) – thay vì khởi xứng các cuộc tấn công – thì hầu như mọi thứ mà “người trả đũa” làm đều hợp lý?

Mô tả việc Hoa Kỳ tấn công Bắc Việt là “trả đũa” trong bộ phim tài liệu của PBS, vốn có ý định nói sự thật về cuộc chiến kinh hoàng đó, là một sai lầm căn bản và nghiêm trọng, người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao, sau chừng ấy năm – và sau khi sự thật về “sự cố” Vịnh Bắc Bộ đã được làm rõ từ lâu – Ken Burns và Lynn Novick lại tham gia (mặc dù rất muộn màng) vào kiểu tuyên truyền ủng hộ chiến tranh này (Hay có thể được hiểu là một kiểu tẩy não).

Burns và Novick được ghi nhận về khả năng truyền tải các “câu chuyện” đầy cảm xúc. Liệu họ có được phép biến các sự thật căn bản về cuộc chiến của Hoa Kỳ thành một “câu chuyện”? Nhưng các câu chuyện thúc đẩy cảm xúc trong loạt phim của PBS được gắn với một siêu tự sự về *lịch sử* chiến tranh ở Việt Nam. Trong siêu tự sự này chúng ta có thể phân định và đánh giá xem Burns và Novick (và PBS) có tiết lộ sự thật hữu ích để đối mặt với lịch sử “của chúng ta” – lịch sử của cuộc chiến này – hay không.

Ba ngày sau “sự cố thứ hai” của hai sự kiện được gọi là “những sự cố” Vịnh Bắc Bộ, chính quyền LBJ đã nhận được sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ cho “Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ” đầy tai tiếng, kể từ đó luôn luôn được sử dụng làm chiếc lá nho che đậy cho sự leo thang can thiệp quân sự ở Việt Nam, “hợp pháp” cả về hiến pháp lẫn chính trị, với bạo lực đẫm máu, hủy diệt và chết chóc.

Liệu một mẩu “lịch sử” đó có quan trọng không? Liệu có nó có quan trọng đến mức phải sửa lại cho đúng?

Chỉ ba tuần sau “sự cố”, I. F. Stone đã tường thuật hầu hết câu chuyện thực tế trong I. F. Stone’s Weekly, chủ yếu dựa trên các bình luận có cơ sở của thượng nghị sĩ Wayne Morse tại phòng họp Thượng Viện, Wayne Morse, thượng nghị sĩ của bang Oregon, là một trong hai thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ; người còn lại dĩ nhiên là Ernest Gruening của bang Alaska.

Như đã được khám phá, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công lén lút vào khu vực bờ biển Bắc Việt trong nhiều tháng (OPLAN 34-A). Cuối cùng, vào đầu tháng 8 năm 1964, một sĩ quan cấp trung của hải quân Bắc Việt đã ra lệnh cho thuyền tuần tra Bắc Việt theo đuôi tàu USS Maddox ra tận lãnh hải quốc tế, do nghi ngờ tàu này đã hỗ trợ các cuộc tấn công vào bờ biển Bắc Việt (điều đó là đúng; tàu Maddox có một đơn vị giám sát đặc biệt [và bất thường] của NSA trên bong tàu và cũng tham gia vào cái được gọi là “Tuần tra DeSoto”, ra vào vùng lãnh hải mà chính quyền Bắc Việt tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, các cuộc tấn công của Hoa Kỳ/CIA còn được thiết kế để đánh giá và thu thập thông tin về radar cũng như phòng không của Bắc Việt.

Do đó, nếu có “sự trả đũa”, thì cần nói chính xác hơn là lực lượng hải quân Bắc Việt đã “trả đũa” các cuộc xâm lược liên tục của Hoa Kỳ. (Ý đồ chính của giới lãnh đạo Hoa Kỳ chính là khiêu khích rồi dùng sự trả đũa của Bắc Việt làm cớ cho việc leo thang can thiệp). Nhờ vào sự giám sát hiện đại của đơn vị NSA trên tàu Maddox, họ biết trước rằng thuyền tuần tra đang tiến tới gần “với tốc độ cao”. Ba thuyền tuần tra đã bị phá hủy hoàn toàn và Maddox chỉ bị “một phát đạn” trong sự cố. [Nguồn tài liệu rất lớn về chủ đề này có tại trang web National Security Archive]

Hai ngày sau, vào đêm 4/8/1964, “cuộc tấn công thứ hai” diễn ra, lần này là tàu USS Turner Joy.

Tuy vậy, không có “cuộc tấn công” thứ hai nào hết.

Một bài báo tương đối gần của Viện Hải Quân Hoa Kỳ đã tường thuật như sau:

Phân tích bằng chứng
Từ lâu, các nhà sử học đã hoài nghi rằng cuộc tấn công thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ xảy ra và nghị quyết dựa trên một bằng chứng ngụy tạo. Nhưng không có thông tin giải mật nào cho thấy McNamara, Johnson, hay bất cứ ai tham gia quá trình ra quyết định đã xuyên tạc thông tin tình báo liên quan đến sự cố ngày 4/8. Hơn 40 năm sau sự cố, mọi thứ thay đổi với việc công bố gần 200 tài liệu liên quan đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và các đoạn rã bang từ thư viện Johnson.

Các tài liệu và băng ghi âm mới này tiết lộ điều mà các nhà sử học không thể chấp nhận: Không có cuộc tấn công thứ hai vào tàu chiến của Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8 năm 1964.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy một sự gây rối và cố ý của bộ trưởng bộ Quốc Phòng McNamara trong việc xuyên tạc bằng chứng và đánh lừa Quốc Hội. [Xem: https://www.usni.org ]

I.F. Stone đã đề cập câu chuyện này nhiều năm trước khi một số nhà sử học sử dụng các tài liệu giải mật được công bố một cách muộn màng và miễn cưỡng để xác nhận sự dối trá, sự lừa dối và xuyên tạc. [Xem: I. F. Stone’s Weekly, sau “lời khai” của McNamara vào năm 1968.]

Xao động của vùng nước có thể đã bị xuyên tạc – hoặc phán đoán sai – thành việc thuyền tuần tra Bắc Việt phóng thủy lôi. James Stockade, sau này là đô đốc và là người đồng tranh cử Ross Perot khi ông này tranh cử tổng thống, đã bay phía trên tàu Maddox và kể lại là không thấy bằng chứng nào về “cuộc tấn công”. Sau này, Stockdale nhấn mạnh rằng từ trên không ông ta có thể theo dõi bất cứ “sự tấn công nào”, trong mọi trường hợp.

Việc công bố điện tín trao đổi của NSA được các nhà sử học coi là sự phân tích quan trọng đối của sự cố này, tập hợp hàng trăm tài liệu liên quan đến các bức điện được giải mật. [Xem nghiên cứu bên ngoài cơ sở NSA của Robert J. Hanyok.]

Cuối cùng, John Prados, người viết những câu chuyện quan trọng về các hoạt động bí mật của CIA và Hoa Kỳ ở nước ngoài, đã cung cấp một bài báo hữu ích nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” cho Washington – dựa trên National Security Archive vào năm 2004.

Dĩ nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc “kể chuyện”, bạn có thể không cần quá chú trọng vào sự thật lịch sử và bối cảnh mà “các câu chuyện” diễn ra.

Nhưng chúng ta có nên yêu cầu Burns và Novick (và PBS) kể đúng về điều đã diễn ra hay không diễn ra tại Vịnh Bắc Bộ - và được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm?

Thursday, December 31, 2015

Phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao và cái chết của điện ảnh Hoa Kỳ

Điện ảnh là chính trị, tất nhiên có nhiều người sẽ phản đối điều này. John Wight trong bài "Star Wars and the Death of American Cinema" đã mô tả quá trình thành công của những bộ phim bom tấn ăn khớp với sự tiến triển của bối cảnh chính trị Hoa Kỳ. Những người hoài nghi về thứ điện ảnh phi chính trị có thể hiểu rõ hơn cơ chế phức tạp mà chính trị tác động tới điện ảnh, phức tạp hơn nhiều so với câu chuyện tào lao kiểu như Kim Jong-un của Triều Tiên ra lệnh cho nhà làm phim nào đó sản xuất bộ phim ca ngợi chủ tịch quá cố Kim Jong-il mà những người ủng hộ điện ảnh phi chính trị vẫn bám lấy. 

Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao và cái chết của điện ảnh Hoa Kỳ

“Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” là câu chuyện đơn giản, kể một các đơn giản, về cái tốt đối đầu với cái xấu, ánh sáng đối đầu với bóng tối, tự do đối đầu với sự bạo ngược. Hay nói một cách khác là câu chuyện về một nước Mỹ cố gắng đấu tranh để bảo vệ dân chủ và văn minh trong một thế giới bị cái xấu và “những kẻ làm điều xấu” bao vây.

Điện ảnh và tuyên truyền chính trị từ lâu đã đồng hành với nhau. Nếu như có bất cứ phương tiện nào phù hợp với tuyên truyền thì đó phải là điện ảnh. Nếu như có ngành công nghiệp nào được coi là đã tạo ra một sự thay thế hiện thực hiệu quả đến mức đã thuyết phục được nhiều thế hệ người Mỹ và các dân tộc khác về một thế giới bị đảo ngược, đen thành trắng, trái thành phải, thì đó phải là Hollywood. 

George Lucas, tác giả kịch bản phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, bao gồm cả phần mới nhất, đã tạo ra bảy bộ phim kể từ phần đầu tiên xuất hiện năm 1977, cùng với Steven Spielberg là con đẻ của sự phản ứng trước phong trào phản văn hóa Mỹ những năm 1960 và đầu những năm 1970. 

Bằng những sản phẩm của cả hai trong những năm 60 – một thập kỷ mà văn hóa và nghệ thuật, nhất là là điện ảnh, là mặt trận kháng chiến chống lại tổ hợp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ - Lucas và Spielberg trở nên sáng chói vào giữa những năm 1970 với những bộ phim gán cho chính quyền vai trò kẻ bảo vệ và áp đặt luân lý quốc gia thay vì đả phá hay hoài nghi về nó. Đây là thời kỳ điện ảnh Hoa Kỳ có văn hóa sống động, chói lọi và được chào đón nhất - thời kỳ đã sản sinh ra những bộ phim kinh điển như ‘Bonnie and Clyde’, ‘MASH’, ‘The Last Detail’, ‘The French Connection’, ‘The Wild Bunch’, ‘Taxi Driver’, ‘Apocalypse Now’ – cùng với phim “Jaws” của Spielberg năm 1975, sau đó là phim “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” của Lucas vào năm 1977. Những bộ phim trước khiến người Mỹ sợ hãi, còn những bộ phim sau lại khiến người Mỹ cảm thấy yên ổn.

Cả hai bộ phim cùng tạo ra khái niệm về phim bom tấn, trong đó khán giả được khuyến khích cảm giác thay vì suy lý, cho phép họ đẩy lùi sự hoài nghi và thoát khỏi thực tại, thay vì chia sẻ kinh nghiệm của sự đối đầu, thông qua những câu chuyện về các nhân vật xa lạ thể hiện sự tức giận, thất vọng, bực bội và sự chống đối mà bản thân họ đã trải qua trong cuộc sống, do vậy tạo ra cảm giác đoàn kết.

Đó là kỷ nguyên của phản anh hùng, những nhân vật chính mà đối với họ là hệ thống và sự tuân phục là kẻ thù, cũng như những ai hành động đơn độc bất chấp hậu quả. Sự hoài nghi về thẩm quyền cũng như sự thật đập vào mắt đã phản ánh về một đất nước có người còn trẻ và không còn trẻ đang khát khao sự thay đổi lớn lao. Chiến tranh ở Việt Nam, Watergate, phong trào đòi quyền công dân của người da màu cũng như phong trào quốc gia đã lay chuyển xã hội Hoa Kỳ và cùng với nó là văn hóa và thẩm quyền văn hóa.

Nhưng vào giữa những năm 1970, cùng với sự kết thúc Chiến Tranh Việt Nam và phản văn hóa đã thoái trào, sự xa lạ, giận dữ cũng như nổi loạn cần phải được đóng lại và huyền thoại về giấc mơ Mỹ cũng như dân chủ cần phải được phép tiếp tục thống trị.

Trong cuốn sách lịch sử vô song về thời kỳ sống động của điện ảnh Hoa Kỳ - “Easy Riders, Raging Bulls” – tác giả và nhà phê bình văn hóa Peter Biskind viết:
“Sau tác động của đối với marketing và thương mại hóa điện ảnh, bộ phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao còn có tác động mạnh mẽ đối với văn hóa. Nó được hưởng lợi từ sự kiểm duyệt của chính quyền Carter [tổng thống Jimmy Carter], sự dịch chuyển về trung tâm sau khi kết thúc Chiến Tranh Việt Nam.”
Sự dịch chuyển về trung tâm này trở thành sự dịch chuyển sang cánh hữu dưới thời Reagan, thể hiện ở Hollywood sự trì trệ về văn hóa cũng như nghệ thuật, mà các nhà đạo diễn như Spielberg và Lucas trở nên ít quan tâm tới câu chuyện và tính cách, tập trung hơn vào hình ảnh. Lớn hơn, ồn ào hơn và giàu có hơn là câu thần chú khi mà tính cách hai mặt và cốt truyện cho khả năng hình dung và sức tưởng tượng của đứa nhóc mười tuổi chiếm địa vị thống trị. 

Biskind viết:
“Lucas hiểu rằng thể loại và quy ước điện ảnh phụ thuộc vào sự đồng thuận, tập hợp các giả định được chia sẻ đã kết thúc vào những năm 1960. Ông ta tái tạo và tái khẳng định những giá trị đó, Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao cùng với chủ nghĩa luân lý bảo thủ Manichean của nó, trắng là trắng mà đen là đen, đã khôi phục các giá trị bị bóp nghẹt như chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa cá nhân.” 
Phần mới nhất của Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, do J. J. Abrams đạo diễn, Lucas chỉ còn được nhắc đến trong lời cảm ơn sau khi đã bán thương quyền cho hãng Disney vào năm 2012 với giá 4,05 tỷ dollar. Bạn đừng ngạc nhiên; ông ta bán nó với giá 4,05 tỷ dollar. Chừng đó tiền đủ để mua cho bạn cả núi kiếm ánh sáng.

Hãng Disney và Abrams đã kịp thời khi thương quyền đến hạn tái đăng ký, đưa bộ phim quay lại nguyên bản của nó với sự trở lại của Han Solo (Harrison Ford), công chúa Leia (Carrie Fisher), Luke Skywalker (Mark Hamill), cũng như những nhân vật được yêu thích là Chewbacca và R2D2. Trong phần giới thiệu về Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao còn có sự xuất hiện của phi thuyền không gian Millennium Falcon của Han Solo. Nhân vật phản diện trong phim, Darth Vader, được gọi là Kylo Ren, do Vladimir Putin…xin lỗi Adam Driver đóng. Một điểm thú vị nằm trong sự thay đổi của cốt truyện với những nhân vật này. Hãy lưu ý rằng, chúng ta đang nói về sự “đáng chú ý” liên quan đến phần còn lại của cốt truyện. Chúng ta không nói về Roman Polanski và “Chinatown” ở đây.

Bộ phim cũng có những vai chính cho hai người tương đối vô danh, cả hai đều là người Anh: Rey, có đôi mắt biết kể chuyện, do Daisy Ridley đóng, còn Finn do John Boyega đóng.

Sau tất cả những sự cường điệu quanh sự phát hành bộ phim cũng như các đánh giá say sưa mà nó thu nhận được, phần mới nhất của thương quyền Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao kéo dài và không nguyên bản – “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao: The Force Awakens” – rối rắm và rập khuôn khó chịu cho thấy nó không thể phát triển mà không có vấp váp.

Dĩ nhiên, khía cạnh tranh cãi nhất của bộ phim không phải là cuộc chiến giữa cái tốt và cái xấu như nó thể hiện mà là tin tức Harrison Ford được trả cao gấp 76 lần diễn viên mới Daisy Ridley để tham gia vào bộ phim. Gói thù lao của diễn viên 73 tuổi này bao gồm tiền thù lao cho vai chính là 20 triệu dollar cộng với 0,5% của doanh thu trước thuế của phim, vốn được dự báo là khoảng 1,9 tỷ dollar.

Đó là bằng chứng cho thấy câu chuyện về nước Mỹ không phải là cái tốt đối đầu với cái xấu hay ánh sáng đối đầu với bóng tối. Trái lại, đó là câu chuyện về kẻ siêu giàu đối đầu với mọi người còn lại.

John Wight is the author of a politically incorrect and irreverent Hollywood memoir – Dreams That Die – published by Zero Books. He’s also written five novels, which are available as Kindle eBooks. You can follow him on Twitter at @JohnWight1