Saturday, November 29, 2014

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Nhiều bạn đọc ở Việt Nam hiểu nhầm phán quyết trong vụ bắn chết thanh niên da màu ở thành phố Ferguson là quyết định trắng án của tòa án, hoặc không truy tố của tòa án. Hệ thống tư pháp Mỹ có điểm khác với Việt Nam, một vụ án trước khi được truy tố bởi công tố viên thì phải đưa ra xem xét tại "grand jury", một dạng hội thẩm công tố, để xem xét các bằng chứng xem có đủ điều kiện truy tố không, sau đó mới là truy tố của công tố và cuối cùng tòa án mới xét xử. Tòa án không liên quan gì đến grand jury cả, do vậy phán quyết của grand jury cũng không phải là phán quyết của tòa án. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The secret darkness of grand jury" của tác giả Lauren C. Regan, một chuyên gia về luật Hoa Kỳ, để hiểu rõ hơn khái niệm hội thẩm công tố và lý do khiến cho hầu hết các vụ cảnh sát bắn chết thường dân không bị đưa ra truy tố. 

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Suốt 17 năm qua tôi đã đại diện cho rất nhiều và rất nhiều khách hàng bị gọi đến làm nhân chứng ở Hội Thẩm Công Tố Bang và Liên Bang trong các điều tra của chính quyền. Hội Thẩm Công Tố là một tòa án bí mật mà tại đó một công dân buộc phải trả lời các câu hỏi của công tố viên, thường là trái với ý muốn của họ. Họ không được phép có luật sư tại phòng hội thẩm công tố để tham vấn khi các câu hỏi được đưa ra. Không có quan tòa tại phòng hội thẩm công tố để theo dõi sự công bằng hay hợp hiến của quá trình. Công tố viên tự mình quyết định bằng chứng nào sẽ được cung cấp cho hội thẩm viên, và đó là cách thức duy nhất làm cơ sở cho cuộc tranh luận và quyết định của về việc một cáo trạng nghiêm trọng sẽ được đưa ra. Công tố viên trở thành bạn của hội thẩm viên: Ông ta kiểm soát giờ nghỉ tắm, ăn, và khi nào họ có thể quay lại với công việc, gia đình cũng như cuộc sống. Công tố viên, một vị trí được lựa chọn chính trị, rất gần gũi với cảnh sát hàng ngày và nói chung có thiên vị đối với cảnh sát do mối quan hệ thân thuộc đó. Công tố viên có quyền lực rất lớn đối với kết quả làm việc của hội thẩm công tố. 

Là một luật sư cho những nhân chứng được gọi, mối lo ngại đầu tiên là khách hàng của tôi có tự ràng buộc trách nhiệm phải cung cấp lời khai cho hội thẩm công tố không. Bởi vì hội thẩm công tố là một quá trình bí mật, câu trả lời cho những câu hỏi hầu hết là có, có khả năng là một cá nhân được gọi đến để làm chứng và đưa ra các thông tin khiến cho cá nhân đó bị truy tố hình sự. Trong trường hợp này, nhân chứng được khuyến nghị là họ phải vận dụng quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm để giữ im lặng, do vậy sẽ họ sẽ không ràng buộc bản thân vào một tội ác. Cách duy nhất để công tố viên vượt qua quyền cá nhân trong Tu Chính Án Thứ Năm là áp dụng miễn truy tố cho người được gọi. Nếu miễn truy tố được áp đặt thì quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm bị xóa bỏ và họ buộc phải khai. Nhưng, khi đưa ra việc miễn truy tố, nhà nước thừa nhận rằng họ không cho phép truy tố nhân chứng về bất cứ tội ác nào liên quan đến lời khai.

Đây là điều căn bản và hiểu biết khiến tôi nghi ngờ về hội thẩm công tố mới đây xử lý vụ Darren Wilson, sĩ quan cảnh sát đã sát hại thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Nếu một cá nhân bị điều tra vì tội giết người, liệu họ (trong nhận thức về quyền lợi) có tự nguyện khước từ quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm và khai với hội thẩm công tố mà không được miễn truy tố hay có một số dạng thỏa thuận khác với nhà nước đảm bảo cho các sĩ quan bị tình nghi rằng lời khai của họ sẽ không được sử dụng để truy tố họ về một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng của quốc gia? Nếu thỏa thuận kiểu đó không được bí mật đưa vào quy trình hội thẩm công tố, điều dễ diễn ra là công đoàn cảnh sát đầy thế lực hoặc luật sư của Wilson sẽ vận dụng quyền theo Tu Chính Án Thứ Năm của anh ta. Bởi vì công tố viên hoàn toàn kiểm soát các câu hỏi được đặt ra và bằng chứng được cung cấp cho hội thẩm công tố, không có gì ngạc nhiên khi như thường lệ, nhà nước đảm bảo kết quả mà họ muốn – sĩ quan cảnh sát sẽ lại tiếp tục thoát khỏi tội sát nhân.

Chắc chắn, nhà nước cảm thấy buộc phải triệu tập một hội thẩm công tố cho vụ giết người gây ra giận dữ và sự chú ý khắp thế giới này. Và chắc chắn là mời Darren Wilson tới hội thẩm công tố tuyên bố sự vô tội cũng như khiển trách anh ta là để làm ra vẻ nhà nước “thực sự” điều tra vụ giết người. Tán dương hoạt động của các hội thẩm viên là một cách đánh lạc hướng tốt, nhưng dĩ nhiên là không phải lỗi của của các hội thẩm viên mà hệ thống hội thẩm công tố bị hỏng. Nếu các hội thẩm viên chỉ được phép đụng chạm từng phần giống như thầy bói xem voi, thì khó mà có thể biết con voi ra sao.

Do vậy, một cảnh sát sát nhân không bao giờ được nhìn thấy dưới ánh sáng của phòng hội thẩm, trái lại sẽ ẩn nấp trong bóng tối của phòng hội thẩm công tố đầy thiên vị

Kịch bản này đã diễn ra rất nhiều lần ở Hoa Kỳ. Những người ngoài lề (bất kể là da đen, bệnh tâm thần, nghèo, vân vân) bị sĩ quan lực lượng hành pháp đã tuyên thệ duy trì luật pháp và bảo vệ an toàn của cộng đồng bắn và giết hại. Cộng đồng phản ứng với sự kinh hoàng, sợ hãi và tức giận với việc giết hại một nạn nhân mà họ biết hay có liên quan. Nhà nước tạo ra một số khung điều chỉnh như thể là họ thực sự quan tâm đến việc cá nhân này – một trong số ít có quyền giết người hợp pháp với các điều kiện nghiêm ngặt – hành động thích nghi với luật pháp. Trái ngược với số lượng các vụ sát hại của cảnh sát đang gia tăng ở quốc gia này; có thể nghi ngờ rằng các kết luận của nhà nước chủ yếu là để giải tội cho các hành động của sĩ quan cảnh sát và xác nhận quyền được trừng phạt một cá nhân bằng cái chết của họ. Cộng đồng phản ứng trong sự phẫn nộ. Biểu tình và các hành động trực tiếp đã trở thành cách duy nhất mà người dân giải tỏa thịnh nộ và oán giận đối với hệ thống hư hỏng và bất công. Sự phẫn nộ của công chúng trở thành lý do để gia tăng sự đàn áp của nhà nước đối với cộng đồng – quân sự hóa cảnh sát, Vệ Binh Quốc Gia cũng như bỏ tù các lãnh đạo cộng đồng. Cộng đồng thường xuyên bị chia rẽ và chia cắt giữa những người không thể tiếp tục hối lỗi trên mặt vì sự bất công đó, những người tiếp tục tuân thủ các tá điền trong cuộc bất tuân dân sự của Ghandi, với những người có đặc quyền cho phép họ vùi đầu vào cát.

Một thanh niên da màu khác bị chết. Một cảnh sát sát nhân khác tiếp tục được thuê để bảo vệ và phục vụ cộng đồng mà anh ta đã phá hủy. Một hệ thống hư hỏng được duy trì mà không hề thảo luận về việc thay thế nó. Trái lại, thảm kịch tương tự tiếp tục tái diễn, dĩ nhiên “nhân dân chúng ta” sẽ phải đặt ra một giải pháp xã hội có thể đem lại sự tôn trọng nhân dân.

Lauren Regan is the founder and executive director of the Civil Liberties Defense Center (CLDC). Ms. Regan operates a public interest law firm, The Justice Law Group, specializing in constitutional law, civil rights, and criminal defense. She is a founding board member and past president of the Cascadia Wildlands. She also serves as a Lane County Teen Court judge, Oregon State Bar Leadership Fellow, National Lawyers Guild, Eugene co-chair, and volunteers hundreds of hours a year to various progressive causes.

No comments:

Post a Comment