Showing posts with label Philippine. Show all posts
Showing posts with label Philippine. Show all posts

Wednesday, June 1, 2016

Hoa Kỳ lặng lẽ như đang chuẩn bị cho chiến tranh

Với kinh nghiệm của một nhà báo kỳ cựu về tin tức chiến tranh, John Pilger cảm thấy nước Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới. Bên cạnh đó, tính đạo đức giả và những huyền thoại dối trá cũng được đề cập trong bài báo "Silencing America as It Prepares for War" của  John Pilger.

Hoa Kỳ lặng lẽ như đang chuẩn bị cho chiến tranh

Quay trở lại Hoa Kỳ trong năm bầu cử, tôi bất ngờ vì sự im lặng. Tôi đã đưa tin về bốn chiến dịch tranh cử tổng thống, bắt đầu từ năm 1968; tôi ở chỗ Robert Kennedy khi ông ta bị bắn và tôi nhìn thấy kẻ ám sát lúc đang chuẩn bị giết ông ta. Đó là lễ rửa tội theo cách Mỹ, cùng với việc bưng bít sự bạo lực của cảnh sát Chicago tại đại hội hỗn loạn của đảng Dân Chủ. Sự phản cách mạng khủng khiếp đã bắt đầu. 

Người đầu tiên bị ám sát trong năm đó, Martin Luther King, đã không ngần ngại kết nối sự đau khổ của người Mỹ gốc Phi với nhân dân Việt Nam. Khi Janis Joplin hát, “Tự do chỉ là cách nói khác của không còn gì để mất”, cô đã phát biểu một cách vô thức cho hàng triệu nạn nhân của nước Mỹ ở những nơi xa xôi. 

“Chúng ta đã mất 58.000 người lính trẻ ở Việt Nam và họ chết để bảo vệ tự do của các bạn. Đừng quên điều đó.” Một hướng dẫn viên của Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia đã nói như vậy khi tôi quay phim tại đài tưởng niệm Lincoln ở Washington vào tuần trước. Anh ta hướng dẫn một buổi tiệc trường học của các thiếu niên mặc áo phông màu cam sáng. Bằng cách lặp đi lặp lại, anh ta đã biến sự thật về Việt Nam thành một lời nói dối không thể bác bỏ.

Hàng triệu người Việt Nam đã chết, bị thương, bị nhiễm độc và bị tàn tật trong cuộc xâm lược của Hoa Kỳ không có vị trí lịch sử trong tâm hồn trẻ thơ, chưa kể đến gần 60.000 cựu chiến binh đã tự sát. Một người bạn của tôi, một lính thủy bị mất cả hai chân ở Việt Nam, thường được hỏi rằng “Anh chiến đấu cho phe nào?”

Vài năm trước đây, tôi đến một cuộc triển lãm nổi tiếng có tên là “Cái Giá Của Tự Do” tại Viện Smithsonian ở Washington. Hàng dài thường dân, hầu hết là trẻ em chen chúc nhau đi qua một cái hang Santa theo kiểu tân thời, được nghe toàn những lời dối trá: việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã cứu sống “một triệu người”; Iraq được “giải phóng [bằng] không kích với sự chính xác phi thường”. Bối cảnh thực sự anh hùng: Chỉ có người Mỹ phải trả giá cho tự do. 

Chiến dịch tranh cử năm 2016 đáng chú ý không chỉ bởi vì sự xuất hiện của Donald Trump và Bernie Sanders mà còn bởi vì sự tái xuất hiện của một sự im lặng kéo dài về tính thần thánh tự phong đầy chết chóc. Một phần ba số thành viên của Liên Hiệp Quốc đang cảm thấy sự áp bức của Washington, lật đổ các chính quyền, tàn phá dân chủ, áp đặt phong tỏa và tẩy chay. Hầu hết các tổng thống phải chịu trách nhiệm đều là cánh tự do – Truman, Kennedy, Carter, Clinton, Obama.

Kỷ lục nghẹt thở của sự mất niềm tin cũng đang diễn ra trong nhận thức của công chúng, sau này Harold Pinter viết, điều đó “chưa bao giờ xảy ra… Không có gì xảy ra. Ngay cả khi điều đó đang diễn ra thì nó cũng không diễn ra. Điều đó không quan trọng. Không đáng quan tâm. Nó không quan trọng …”. Pinter nhại lại sự thừa nhận đối với cái mà ông gọi là “một sự thao túng lạnh lùng quyền lực thế giới trong khi giả bộ là lực lượng đứng về phía cái tốt phổ quát. Đó là một hành động vô thức cực kỳ thành công, nổi bật, thậm chí là hài hước.”

Ví dụ như Obama. Khi ông ta chuẩn bị mãn nhiệm, sự rác rưởi lại được bắt đầu lại từ đầu. Ông ta “tuyệt vời”. Một trong những tổng thống đầy bạo lực, Obama đã trao toàn quyền cho cỗ máy chiến tranh Lầu Năm Góc của tổng thống tiền nhiệm đã thất sủng. Ông ta truy tố nhiều người tiết lộ - những người nói sự thật – hơn bất cứ tổng thống nào khác. Ông ta tuyên bố Chelsea Manning có tội trước khi cô ta bị xét xử. Hiện nay, Obama thực hiện một chiến dịch khủng bố và giết chóc toàn cầu chưa từng có tiền lệ với máy bay không người lái.

Vào năm 2009, Obama hứa hẹn sẽ giúp “giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới” và được trao giải Nobel Hòa Bình. Không có tổng thống Mỹ nào chế tạo nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Obama. Ông ta “hiện đại hóa” các đầu đạn ngày tận thế của Hoa Kỳ, trong đó có các vũ khí hạt nhân “mini”, với kích thước và công nghệ “thông minh”, nói theo cách chung nhất, đảm bảo rằng việc sử dụng chúng là “không còn là bất khả thi”. 

James Bradley, tác giả của cuốn sách bán chạy “Những Lá Cờ Của Cha Anh” và là con trai của một trong số những người lính thủy Mỹ đã vẫy cờ trên đảo Iwo Jima, đã nói, “[Một] huyền thoại vĩ đại mà chúng ta được chứng kiến là Obama được coi là một gã yêu hòa bình cố gắng giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông ta là chiến binh hạt nhân lớn nhất hiện nay. Ông ta mang đến cho chúng ta cuộc chạy đua đổ hàng nghìn tỷ dollar vào vũ khí hạt nhân. Đôi khi người ta chìm đắm trong ảo giác này bởi vì ông ta đưa ra những lời mập mờ trong các cuộc họp báo và bài diễn văn và các bức ảnh đẹp đôi khi được gắn kèm vào với chính sách hiện thực. Nhưng điều đó không đúng.” 

Dưới sự điều hành của Obama, một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai đang được chuẩn bị. Tổng thống Nga đóng vai kẻ ác; người Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại với hình tượng châm biếm mang tóc đuôi sam của họ - khi tất cả người Trung Quốc bị đuổi khỏi Hoa Kỳ - những các chiến binh truyền thông đang chuẩn bị cho điều đó. 

Cả Hillary Clinton cũng như Bernie Sanders đều chẳng thèm đề cập tới bất cứ điều gì. Không có rủi ro hay nguy hiểm nào đối với Hoa Kỳ và tất cả chúng ta. Đối với họ, sự gia tăng quân sự lớn nhất trên biên giới với Nga kể từ Thế Chiến II không hề diễn ra. Vào ngày 11/5, Romania đã “sống” cùng với một căn cứ “phòng thủ tên lửa” của NATO, đòn không kích đầu tiên của các tên lửa Hoa Kỳ sẽ nhằm vào trái tim của nước Nga, cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới.

Ở Châu Á, Lầu Năm Góc gửi tàu chiến, máy bay và các lực lượng đặc nhiệm tới Philippines để đe dọa Trung Quốc. Hoa Kỳ đã bao vây Trung Quốc với hàng trăm căn cứ quân sự tạo thành một vòng cung từ Australia tới Châu Á và xuyên qua Afghanistan. Obama gọi điều đó là “xoay trục”.

Hệ quả trực tiếp là Trung Quốc đã thay đổi chính sách về vũ khí hạt nhân từ không sử dụng trước sang báo động cao và trang bị vũ khí hạt nhân cho các tầu ngầm. Sự leo thang đang được gia tốc.

Đó chính là Hillary Clinton, khi còn là ngoại trưởng vào năm 2010, đã đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở các đảo đá và đá ở Biển Đông thành vấn đề quốc tế; CNN và BBC đã điên cuồng theo đuổi; Trung Quốc xây dựng sân bay trên các đảo có tranh chấp. Trong cuộc tập trận năm 2015, Chiến Dịch Thanh Kiếm Talisman, Hoa Kỳ thực hành việc “phong tỏa” eo biển Malacca mà hầu hết dầu và thương mại của Trung Quốc phải đi qua. Đó không phải là tin tức.

Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở vùng biển Châu Á này. Philippine và Việt Nam được khuyến khích và hối lộ để theo đuổi các đòi hỏi và sự thù địch xưa cũ đối với Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ, người dân được chuẩn bị để coi mọi vị trí phòng vệ của Trung Quốc là tấn công và thế là hiện trường cần phải có sự leo thang cấp tốc. Một chiến lược khiêu khích và tuyên truyền tương tự cũng được áp dụng với Nga.

Clinton, “ứng cử viên của phụ nữ”, để lại một danh sách dài các cuộc đảo chính đẫm máu: ở Honduras, ở Libya (cùng với việc sát hại tổng thống Lybia) và Ukraine. Ukraine giờ là sàn diễn của CIA với diễn viên là đám phát xít và mặt trận trở thành cuộc chiến tranh chống lại Nga. Chính là thông qua Ukraine – theo nghĩa đen, vùng biên giới – mà quân phát xít của Hitler đã xâm lược Liên Bang Soviet, khiến 27 triệu người thiệt mạng. Thảm kịch ấy vẫn còn dấu vết ở Nga. Chiến dịch tranh cử của Clinton đã nhận tiền tài trợ từ chín trong số mười công ty vũ khí lớn nhất thế giới. Chưa từng có ứng cử viên nào làm được điều đó. 

Sanders, niềm hy vọng của nhiều thanh niên Mỹ, cũng không khác mấy so với Clinton trong thế giới quan về bên ngoài nước Mỹ. Ông ta ủng hộ việc ném bom phi pháp Serbia của Bill Clinton. Ông ta ủng hộ sự khủng bố bằng máy bay không người lái của Obama, sự khiêu khích đối với Nga và sự quay trở lại của các lực lượng đặc nhiệm (các đội tử thần) ở Iraq. Ông ta không nói gì về sự đe dọa đối với Trung Quốc và sự gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Ông ta đồng ý rằng Edward Snowden phải ra tòa và ông ta gọi Hugo Chavez – giống như ông ta, một người dân chủ xã hội – là “nhà độc tài cộng sản đã chết”. Ông ta hứa hẹn sẽ ủng hộ Clinton nếu như bà ta được đề cử.

Việc bầu chọn Trump hay Clinton chỉ là ảo tưởng lựa chọn xưa cũ, không có sự lựa chọn nào hết: hai mặt của cùng một đồng xu. Để đổ tội cho các nhóm thiểu số và hứa hẹn “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Trump là kẻ dân túy đối nội cánh hữu; tuy vậy Clinton có thể là sự nguy hiểm chết người hơn đối với thế giới. 

“Chỉ có mình Donald Trum nói những thứ ý nghĩa và mang tính phê phán đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ,” Stephen Cohen, giáo sư môn Lịch Sử Nga tại đại học Priceton và New York, đã viết, ông ta là một trong số ít các chuyên gia về Nga ở Hoa Kỳ đã phát biểu về nguy cơ chiến tranh.

Trong một chương trình phát thanh, Cohen nhắc đến những câu hỏi mang tính phê phán mà chỉ có Trump nói. Một số trong số chúng là: Tại sao Hoa Kỳ “có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất”? Nhiệm vụ thật sự của NATO là gì? Tại sao Hoa Kỳ luôn theo đuổi việc thay đổi chế độ ở Iraq, Syria, Lybia, Ukraine? Tại sao Washington coi Nga và Vladimir Putin là kẻ thù?

Sự cuồng loạn trong truyền thông tự do về Trump thể hiện ảo tưởng về “tranh luận tự do và cởi mở” cũng như “dân chủ được thực thi”. Quan điểm của ông ta về người nhập cư và Hồi giáo thực sự vớ vẩn, tuy vậy kẻ đứng đầu trong việc trục xuất những người yếu thế khỏi nước Mỹ lại là Obama chứ không phải Trump, di sản của Obama là sự phản bội đối với những người da màu: đa số tù nhân đang bị giam giữ là người da màu, giờ đây còn nhiều hơn trại khổ sai của Stalin. 

Chiến dịch tranh cử năm nay có thể không phải là về chủ nghĩa dân túy mà là về chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ, một hệ tư tưởng coi bản thân là hiện đại và do vậy là siêu việt cũng như là con đường chân chính. Những người cánh hữu có sự tương đồng với đám đế quốc thế kỷ 19, với sứ mệnh Chúa đã giao phó về cải đạo, hợp tác hoặc chinh phục. 

Ở nước Anh, đó là chủ nghĩa Blair. Tội phạm chiến tranh Thiên Chúa Giáo Tony Blair đã rút lui với sự chuẩn bị bí mật cho sự xâm lược Iraq chủ yếu là bởi vì tầng lớp chính trị và truyền thông tự do thất vọng với “Anh Quốc tuyệt vời” của ông ta. Trên tờ Guardia, sự hoan nghênh đã câm lặng; ông ta được gọi là “thần bí”. Một sự đánh lạc hướng được coi là đặc trưng chính trị, được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, dễ dàng bám lấy sự quan tâm đối với ông ta. 

Lịch sử được tuyên bố là đã kết thúc, giai cấp đã bị xóa bỏ và giới tính được khuyến khích theo chủ nghĩa nữ quyền; rất nhiều phụ nữ trở thành nghị sĩ của Đảng Lao Động Mới. Ngày đầu tiên tại Quốc Hội, họ bỏ phiếu cắt giảm phúc lợi của cha mẹ đơn thân, hầu hết là phụ nữ, như đã được chỉ dẫn. Đa số đã bỏ phiếu cho cuộc xâm lược Iraq khiến cho 700.000 phụ nữ Iraq bị góa chồng.

Sự tương tự ở nước Mỹ là những kẻ gây chiến đúng đắn về chính trị trên tờ New York Times, Washington Post và mạng lưới truyền hình, đang thống trị cuộc tranh luận chính trị. Tôi đã xem cuộc tranh luận dữ dội trên CNN về những sự phản bội của Trump. Điều đó là rõ ràng, họ nói, một người như vậy không đáng tin ở Nhà Trắng. Không có vấn đề nào được đặt ra. Không có gì về 80% người Mỹ có thu nhập tụt xuống dưới mức của những năm 1970. Không có gì về nguy cơ chiến tranh. Sự thông thái đã biết dường như chỉ là “bịt mũi trước những thứ bốc mùi” và bỏ phiếu cho Clinton: bất cứ ai ngoại trừ Trump. Theo cách đó, anh sẽ ngăn chặn con quái vật và đảm bảo hệ thống sẽ im lặng trước một cuộc chiến tranh khác. 

John Pilger can be reached through his website: www.johnpilger.com

Thursday, March 3, 2016

Bảo vệ Philippine: Hãy học Việt Nam!

Trước khi sự kiện Trung Quốc xâm lấn đảo mà Philippine đang chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa diễn ra khoảng hơn 1 tháng, tờ Thời Báo Manila đã có đăng bài viết của nhà báo Ricardo Saludo cảnh báo sự phụ thuộc của Philippine vào Mỹ trong vấn đề quốc phòng. Ông cho rằng chiến lược quốc phòng của Philippine cần phải làm ngược lại chiến lược hiện nay, tức là giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Philippine để không khiêu khích Trung Quốc, nhất là sự có mặt của vũ khí hạt nhân, đồng thời gia tăng chi tiêu cho các loại vũ khí phòng thủ mang tính răn đe cao để làm nản lòng Trung Quốc, giống như Việt Nam đã làm. Sự xâm lấn không ngừng của Trung Quốc tại các đảo mà Philippine chiếm giữ, trong đó có nhiều đảo Philippine đã chiếm của Việt Nam từ trước năm 1975, mà Hoa Kỳ hoàn toàn không có động thái can thiệp đã cho thấy sự phá sản của chiến lược trông cậy vào đồng minh lớn. Một lần nữa người Philippine lại nhìn sang bài học độc lập, tự chủ, tự cường của Việt Nam. 

Phần bình luận của độc giả cũng được dịch để bạn đọc có thể biết thêm về dư luận công chúng ở Philippine, điều thú vị là dư luận công chúng ở nước họ cũng có nhiều điểm tương đồng một cách kỳ lạ với dư luận ở Việt Nam.


Ngày 21/1/2016 12:03 chiều 


Philippines có thể có sự bảo vệ bên ngoài mạnh mà không cần có Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (EDCA) gia tăng sự triển khai của quân đội Hoa Kỳ cũng như sự tiếp cận của họ đối với các căn cứ của Philippine? 

Có vài sai lầm trong câu hỏi đó. Ngay cả khi có nhiều thêm quân đội Hoa Kỳ ở Philippine theo hiệp định, họ cũng sẽ không chiến đấu để bảo vệ sự đòi hỏi lãnh thổ của chúng ta, vậy thì tại sao phải viện dẫn đến EDCA? 

Hoa Kỳ đã không bao giờ can thiệp khi Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn vào năm 1995 và bãi cạn Cỏ Mây vào năm 2012, tổng tư lệnh Obama đã không có bất cứ phản ứng nào khi sự tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Philippine trở nên bạo lực, như các phóng viên của Palace đã hai lần đưa ra câu hỏi vào năm 2014. Ngay cả sự đòi hỏi quy mô lớn của Trung Quốc cũng như việc xây dựng các cơ sở của họ ở Trường Sa, Hoa Kỳ cũng chỉ phản đối bằng miệng và hành động duy nhất đáng để bàn luận là việc tuần tra chung với hải quân Philippine. 

Do đó, EDCA không phải là yếu tố giải quyết vấn đề an ninh bên ngoài tối thượng của quốc gia hiện nay: tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. 

Đối với bản thân quần đảo, không có nguy hiểm tức thời hay trong tương lai gần, ít nhất là trước khi EDCA cho phép thêm các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tiến vào quần đảo. Ngay cả khi không có hiệp định mới, theo Hiệp Ước Phòng Thủ Tương Hỗ (MDT) Hoa Kỳ cũng đã cam kết sẽ hành động nếu như lãnh thổ chính hay quân đội của chúng ta bị tấn công.

Nhắc lại: MDT bao quát sự phòng thủ của Hoa Kỳ đối với lãnh thổ chính của Philippine, vốn không đối mặt với nguy cơ xâm lược. Nhưng cả MDT và EDCA đều không cam kết là quân đội Hoa Kỳ sẽ chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc tại các đảo đá và bãi cạn mà Philippine đang chiếm giữ.

Làm dịu các nguy cơ

Tốt thôi, chúng ta làm cách nào để gia tăng an ninh quốc gia, có hoặc không có EDCA?

Thứ nhất, giảm nhẹ các nguy cơ. Điều này sẽ gia tăng an ninh quốc gia trước khi gia tăng quốc phòng.

Mối đe dọa an ninh hàng đầu hiện nay và sắp tới, đặc biệt là khi có thêm các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ được triển khai ở quần đảo, là nguy cơ Trung Quốc sẽ tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ có khả năng dùng vũ khí hạt nhân chống lại họ, cùng với các căn cứ và cơ sở hỗ trợ Hoa Kỳ.

Đừng tin bất cứ ai nói rằng Trung Quốc, đối mặt với sự tấn công hạt nhân từ các căn cứ của Hoa Kỳ ở Philippine, sẽ không vô hiệu hóa các lực lượng này, ngay cả khi phải gây thiệt hại liên đới lớn đối với nước ta, ngay cả khi điều đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh nhiệt hạch. 

Hồi năm 1962, khi Nga cố đưa các tên lửa vào Cuba sau khi các đầu đạn của Hoa Kỳ được đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh tổng lực, tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom đều sẵn sàng chiến đấu. May mắn là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã kết thúc sau khi cả Moscow và Washington đều rút tên lửa về. 

Đừng hoài nghi về điều này: Trung Quốc cũng sẽ tham chiến nếu bị đe dọa bằng vũ khí hạt nhân.

Do vậy, bước quan trọng nhất để nâng cao an ninh của Philippine là đảm bảo rằng không có vũ khí hạt nhân được đưa vào lãnh thổ của chúng ta, như hiến pháp đã cấm và phán quyết của tòa án tối cao về EDCA đã lặp lại.

Điều này có nghĩa là thúc ép chính quyền yêu cầu Hoa Kỳ đảm bảo rằng không có tàu chiến hay máy bay nào mang vũ khí hạt nhân tiến vào quần đảo, như bài báo hôm thứ ba đã thúc giục (xem http://www.manilatimes.net/how-to-stop-the-edca/240157/ ).

Nguy cơ đe dọa an ninh số 2, một phần là bị kích động bởi EDCA, là Bắc Kinh gia tăng xây dựng các cơ sơ năng lực quân sự không quân và hải quân trên các đảo tranh chấp ở Trường Sa. Để chống lại nguy cơ này, chúng ta cần thuyết phục Trung Quốc dùng các cơ sở này chủ yếu cho mục đích dân sự và ngừng xây thêm.

Đúng vậy, nhiều người sẽ cười khúc khích. Trên thực tế, đây là điều mà Bắc Kinh muốn và họ có thể sẵn sàng phi quân sự hóa đá Chữ Thập. Để đổi lấy sự cắt giảm triển khai quân đội Hoa Kỳ ở Philippine, người Trung Quốc có thể đồng ý kiềm chế sự gia tăng quân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa.

Quân sự hóa phần lớn là để bảo vệ tuyến đường hàng hải sống còn, nơi có 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Nếu như sự gia tăng quân sự của Hoa Kỳ ở Philppine được kiềm chế, Trung Quốc sẽ ít có lý do gia tăng triển khai lực lượng của họ ở gần quần đảo.

Bắc Kinh có sẵn sàng cắt giảm hoạt động quân sự ở đá Chữ Thập để đổi lấy sự cắt giảm quân đội Hoa Kỳ ở nước ta?

Tại sao không? Sự lựa chọn của Trung Quốc là việc gia tăng quân sự biển sâu đầy đắt đỏ và bị quốc tế phản đối, có thể kéo dài nhiều năm và tiêu tốn hàng chục tỷ nhân dân tệ để bắt kịp hạm đội 7, với sự hậu thuẫn của 8 căn cứ ở Philippine.

Không có gì là phức tạp đối với Bắc Kinh: biến đá Chữ Thập thành cơ sơ du lịch và hàng hải quốc tế, cắt giảm mạnh quân đội của Hoa Kỳ ở Philippine là tạo điều kiện cho điều đó. 

Thực hiện quyền phòng vệ

Dĩ nhiên, vấn đề của những nỗ lực làm dịu nguy cơ là Trung Quốc có thể tiếp tục xâm lấn và thậm chí coi những sáng kiến hòa giải là dấu hiệu của sự yếu đuối cần khai thác.

Do vậy, bên cạng việc làm dịu nguy cơ, Philippine cần phải tiếp tục gia tăng quốc phòng – nhưng không phải theo cách Hoa Kỳ và các đồng minh khác đang giúp chúng ta thực hiện.

Đất nước này đã chi hơn 30 tỷ pesos vào máy bay huấn luyện của Hàn Quốc, máy bay trực thăng tân trang của Hoa Kỳ và các trang bị khác. Chúng ta cũng nhận được hai tàu cảnh sát biển Hoa Kỳ, tàu tuần tra Nhật Bản và trang bị của Australia.

Tuy vậy, tất cả các trang thiết bị đó sẽ không làm nản lòng Trung Quốc. Trái lại, như các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đã nói, chúng ta cần các vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD), làm nản lòng mọi đối thủ tại nơi hệ thống vũ khí A2AD được triển khai. 

Hãy học hỏi Việt Nam: họ mua tàu ngầm và tên lửa diệt hạm. Tàu ngầm đe dọa một khu vực rộng lớn vượt xa vị trí thực tế của chúng, do chúng khó bị phát hiện và có thể ở bất cứ đâu trong phạm vi hoạt động.

Trong khi đó, tên lửa diệt hạm siêu thanh có thể đánh chìm mọi thứ trong tầm bắn. Tầm bắn 300 km của đầu đạn Ấn-Nga BrahMos – đủ để bao quát hầu hết khu vực đặc quyền kinh tế của đất nước. Việt Nam đã có lợi thế khi mua chúng.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia và tốt nghiệp học viện hải quân Hoa Kỳ Rolio Golez đã thúc giục triển khai 200 BrahMos, có thể lắp 3 đầu đạn trên một xe tải và di chuyển tới bất cứ đâu, khiến chúng khó bị phát hiện.

Chỉ riêng 200 tên lửa cũng tạo ra một sự răn đe đáng kể, chỉ với khoảng 35 tỷ pesos, bao gồm cả cơ sở hạ tầng hỗ trợ và huấn luyện vận hành. Quốc hội có thể phân bổ một phần tiền thuê mỏ khí đốt Malampaya, hiện giờ khoảng 150 tỷ pesos, cho các tên lửa – một dự án liên quan có đến năng lượng để bảo vệ các nguồn khí đốt và dầu ngoài khơi.

Thay vì EDCA, công thức cho sự phòng thủ bên ngoài của Philippine nên là RT-A2AD. Giảm thiểu các nguy cơ (RT) và triển khai hệ thống vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD). Cộng thêm NN: Không vũ khí hạt nhân.

11 Hồi đáp cho bài báo Bảo Vệ Philppine

1. fgood nói: 

Tôi cho rằng tổng thống tiền nhiệm của Philippine đều biển thủ tiền. Các binh lính khốn khổ của Philippine đều bị lừa bịp và khó mà nhận ra rằng không quân chỉ là máy bay huấn luyện, luôn luôn huấn luyện. Hải quân chỉ có một chiếc tàu cũ nát và quân đội của chúng ta chỉ có trang thiết bị lỗi thời. AFP tốt trong cuộc chiến tranh 1945 nhưng hiện nay họ chỉ là những con vịt què, mọi thứ đều là công nghệ cao. Tôi cảm thấy thật tồi tệ khi họ có trái tim của chiến binh nhưng ông chủ của họ lại lừa dối họ.

2. Mariano Patalinjug nói: 

Yonkers, New York
22 January 2016
Nhà báo Ricardo Saludo đã bỏ thời gian và nỗ lực để cân đo tác động chiến lược của EDCA – và quan điểm của ông đáng được các thiết chế quốc phòng và chính trị của quốc gia nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tuy vậy, chiến lược bao trùm và sự thật địa chính trị là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bắt tay nhau trong một nỗ lực thống trị vùng biển quốc tế ở biển Nam Trung Hoa (SCS), tại đó có khoảng 5 nghìn tỷ thương mại hàng hải đi qua hàng năm, trong đó phần nhiều là dầu từ Trung Đông – cũng là khu vực mà Trung Quốc đã 1] tự ý áp đặt một đường được gọi là “Chín Đoạn, bao phủ hầu như toàn bộ SCS và tiến xa về phía Nam sát với Indonesia và 2] đào xới bất hợp pháp các cấu trúc hàng hải ở biển Tây Philippine mà Philippine khẳng định một cách đúng đắn là một phần lãnh thổ của mình theo Luật Quốc Tế [UNCLOS].

Điều đã xảy ra là Hoa Kỳ, hết lần này tới lần khác trong thời gian gần đây, đã tuyên bố cho toàn thế giới là HỌ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRONG VIỆC GIỮ TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN ĐANG BỊ TRANH CHẤP, VỐN LÀ VÙNG BIỂN QUỐC TẾ, Ở BIỂN NAM TRUNG HOA, HOÀN TOÀN MỞ CỬA.

Do vậy, vấn đề địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay là vấn đề chung. Đó là bối cảnh địa chính trị của EDCA: EDCA, trong chừng mực mà Philippine và Hoa Kỳ quan tâm, chỉ là sự triển khai logic của MDT và VFA.

Hoa Kỳ, rõ ràng là đang thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết cho việc ngả bài với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa, đã sẵn sàng đóng quân và mọi loại trang thiết bị quân sự và hải quân ở các căn cứ của Philippine, cận kề tối đa với mặt trận tiềm tàng – một lợi thế rất lớn nếu không nói là quyết định đối với Hoa Kỳ. 

Điều đó giải thích lý khiến ngay sau ngày tòa án tối cao phán quyết EDCA HỢP HIẾN, Trung Quốc đã lên án chính quyền bằng những khái niệm không chắc chắn. 

MARIANO PATALINJUG

3. Val Ofreneo nói: 

Hãy thông minh. Về vấn đề kiểm soát tài nguyên như dầu mỏ và vùng đáng bắt cá ư? Trung Quốc đã khởi động căn cứ của họ tại khu vực tranh chấp và họ tuần tra vùng biển cũng như bầu trời và cảnh báo những ai tới gần. Không có lực lượng nào ngăn cản được họ ngoại trừ, có thể là, Nhật Bản. Philippine chúng ta đứng ở đâu? Chúng ta không có năng lực. 

4. Bob Uga says: 

Chúng ta có ít trang thiết bị quốc phòng, bao gồm của RTA2AD và BrahMos. EDCA bao quanh và giúp đơ bởi vì Hoa Kỳ có lợi ích chung với chúng ta – đảm bảo tự do hàng hải trên biển Trung Hoa. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ can thiệp vào vấn đề Trường Sa của chúng ta và đó VẤN ĐỀ RIÊNG của Philippine chúng ta.

Sự phòng thủ tốt nhất của chúng ta là THỐNG NHẤT TẤT CẢ NGƯỜI PHILIPPINE để bảo vệ chủ quyền và di sản quốc gia. Chúng ta nên học từ người Việt Nam. RẮC RỐI là người Philippine chúng ta CHIA Rẽ, do vậy, Trung Quốc lợi dụng, trong khi NGƯỜI PHILIPPINE CHÚNG TA đang bận rộn CÃI LỘN LẪN NHAU. Kawawang Pilipinas Kong Mahal và chúng ta phải THỐNG NHẤT ngay hoặc không bao giờ.

5. Andres Soriano says: 

Tôi không đồng ý với tác giả. Trong hiện thực ngày nay, sự sống còn của một quốc gia là nhờ vào các liên minh kinh tế và quân sự. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NZ, Việt Nam và hầu hết các nước ASEAN, họ xây dựng hoặc củng cố liên minh với Hoa Kỳ. Trung Quốc bị cô lập giữa những nước láng giềng.


Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của bạn.

6. JRT nói: 

Đề xuất về tên lửa dường như hợp lý nhưng hoàn toàn không đáng tin cậy. Nó rất dễ bị tấn công bởi bất cứ quân đội nào đã có mặt trên đất của chúng ta. Nó cũng có thể bị phát hiện bằng vệ tinh và máy bay do thám. Lựa chọn duy nhất mà tôi thấy có thể răn đe Trung Quốc là việc Bắc Triều Tiên đang làm với kho vũ khí của họ…vũ khí hạt nhân. Phải vũ khí hạt nhân sẽ làm nản lòng mọi quốc gia muốn tấn công một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Để làm điều này…chúng ta phải khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân, phát triển và đào tạo các nhà khoa học hạt nhân, có chương trình trao đổi với những quốc gia có năng lực về vũ khí hạt nhân. 

7. Thai Anton nói: 

Hai chiến đấu cơ F50 của không quân Indonesia đã rơi, chính là những máy bay mà Philippine mua của Hàn Quốc!!

8. Ed DeCastro nói: 

Đó là vấn đề đối với người Philippine chúng ta. Chúng ta luôn làm ra vẻ rất thông minh với các vấn đề quốc tế và chính trị. Nhưng thực tế, mahilig lang tayong pumuna ng mga ibang tao. Anong kakayahan ng Pilipinas na ilaban sa China. Wala!!! Kinuha na nga ng mga Inksekto ang ibang isla ay ngawa pa rin tayo ngawa na wala naman tayong ginagawa. Chúng ta kiếm đâu ra tiền để mua tàu ngầm, tên lửa diệt hạm và các loại tên lửa khác? Nếu các viên chức chính quyền từ cấp barangays tới quốc gia không trộm cắp tiền ngân sách hay tham nhũng để làm giàu cho bản thân thì chúng ta có đủ khả năng mua chúng. Việt Nam có kỷ luật hơn Philippine. Philippine là đất nước tham nhũng và lên án điều này đối với các chính khách hiện tại cũng như quá khứ như Binay, Enrile, Estrada, Revilla.

Trả lời

OO nga pop. Ano ngayon ang gagawin. Tumahimik na tanggapin ang ating pagkabusabos sa kamay ngt mga Tsino? (Ayaw p nami8n ang bastos na salitang “Intsik”).
O magpakamatayt na lang ba tayong lahat?

9. Virgilio garcias nói:

Tôi cho rằng bài xã luận này là thiên kiến. Nó chỉ đề cập đến năng lực của Trung Quốc trong việc tấn công quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ của chúng ta.

Thế còn việc tấn công ngăn chặn mà Hoa Kỳ có thể thực hiện đối với quân đội Trung Quốc? Xin ngài tác giả hãy nhớ rằng quân đội và vũ khí Hoa Kỳ hiện đại và tinh vi nhất thế giới.

Trả lời

Đây không phải là xã luận của Manila Times. Đây là bài báo, thưa ngài, của một cây bút cá nhân – không phải đại diện của ban biên tập và điều hành tờ Manila Times. Nhưng ông ấy là người được cả tờ Times cũng như công chúng đánh giá cao.

o Lemuel Dimagiba nói:

Điều gì khiến anh nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đánh phủ đầu Trung Quốc cho Philippine? Lol. Đừng ngây thơ thế.

Wednesday, November 19, 2014

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Can China Contain America?" của tác giả John V. Walsh với một góc nhìn khác về sự thay đổi của trật tự thế giới.

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là điều thường xuyên được hỏi ở phương tây. Nhưng đối với chiến tranh và những cuộc tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất thì Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và dĩ nhiên là cả các nước khác trong thế giới đang phát triển. 

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của phương tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ ở Đông Á. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng phương tây cùng với các sứ giả và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park của Hàn Quốc. 

Một phác thảo lịch sử ngắn chỉ đơn thuần kể lại chi tiết các đóng góp của Anh-Mỹ vào vụ cưỡng bức Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, hai mẩu nhỏ quyền lực Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội đã cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á để nói: Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tôi rời khỏi khi người Việt Nam hạ nhục chúng tôi và đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Nhưng chúng tôi đang quay trở lại. Chúng tôi đang xoay trục.

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, do Hoa Kỳ sa lầy nghiêm trọng ở Trung Đông, nhờ vào sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc dấn thân sâu hơn một chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông và gửi thêm 1500 lính bộ binh tới chiến trường ở Iraq.

Tại đỉnh điểm của hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua môt thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà Hoa Kỳ buộc Châu Âu phải từ chối bằng cuộc đảo chính ở Kiev, đến với Trung Quốc. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc, thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây, với rất nhiều phô trương. Tuyến đường bộ cung cấp cho Trung Quốc một nguồn dầu dồi dào, tránh bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn trên biển. Điều đó gia tăng an ninh của Vương Quốc Trung Cổ, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Con quái vật biển của Hoa Kỳ trở thành một công cụ kém phù hợp với mục tiêu thống trị của Hoa Kỳ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng phiền toái cho những người đóng thuế Hoa Kỳ.

Hội đàm ở APEC tập trung vào kinh tế, thứ sẽ quyết định hình dáng của thế giới sắp tới. Kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn Trung Quốc trên chỉ tiêu so sánh sức mua và đang trên đà tiến tới ngang bằng với Hoa Kỳ trên chỉ tiêu tuyệt đối trong vòng một thập kỷ. Trung Quốc không ngừng theo đuổi tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tổng thể mà họ cần. Obama đã đề xuất gì? Ông ta đang bán rong thỏa thuận thương mại Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm Nhật Bản và 10 nước khác nhưng không có Trung Quốc. Ông ta nói thản nhiên rằng mục đích của hiệp định không phải là bao vây hay cô lập Trung Quốc mặc dù hiệp định thực tế được thiết kế để làm điều đó. Mặc dù vậy, TPP không có nhiều tiến bộ, bởi vì nó được soạn thảo bí mật bởi và phục vụ cho các nhà độc quyền doanh nghiệp và tài chính Hoa Kỳ. Các quốc gia khác sẽ không cắn miếng mồi TPP nếu chỉ có ít hoặc chả có lợi lộc gì cho họ. 

Một số nhà bình luận phương Tây coi Khu Vực Tự Do Thương Mại Châu Á Thái Bình Dương (FAATP) như một cú trả đòn của Trung Quốc đối với TPP. Tuy Trung Quốc đã rất nỗ lực thúc đẩy FAATP tại hội nghị APEC và nhận được sự chấp thuận của tất cả 21 nước tham dự, nhưng đó không phải là ý tưởng mới hay là ý tưởng của Trung Quốc. Đó là ý tưởng được khởi đầu khi APEC thành lập vào năm 1989, theo thủ tướng Singapore Lý Hiển, người đã tán dương nỗ lực thúc đẩy việc hiện thực hóa hiệp định này của Trung Quốc, mà việc nghiên cứu hiệp định đã kéo dài hai năm. Lý nói rằng khi FAATP được thiết lập, nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực và sẽ là một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Tương tự, Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), ngân hàng này sẽ cấp vốn cho các đầu tư cần vốn gấp của khu vực. Nhu cầu đầu tư là vào khoảng 8 nghìn tỷ dollar; Trung Quốc sẽ cung cấp trước hết 100 tỷ dollar và tổ chức trụ sở ở Bắc Kinh. Ngân hàng được khánh thành chính thức vào tháng 10, chỉ vài tuần trước hội nghị APEC và bao gồm 21 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine, Pakistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Oman, Qatar, Sri Lanka, Uzbekistan, và Việt Nam. Australia, Indonesia, Hàn Quốc không tham gia, bất chấp những lợi ích mà họ bày tỏ một năm trước – một sự thay đổi do sức ép của Hoa Kỳ. Khó có thể tin rằng Hoa Kỳ không tìm cách cô lập và làm suy yếu Trung Quốc, đây là “bao vây” Trung Quốc bằng cách kéo các quốc gia khác ra khỏi một sự dàn xếp sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. 

Nhưng bất kể là Hoa Kỳ có cố gắng gì vào lúc này, Trung Quốc đã đủ sức mạnh quân sự để đáp trả tấn công của phương Tây – mặc dù vẫn chưa có cuộc tấn công nào được khởi sự. Với sức mạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc có thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho mệnh lệnh của phương Tây. BRICS có thể là dấu hiệu đầu tiên của điều đó. Kinh tế Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á đang mở rộng tất cả mọi con đường tới châu Âu báo hiệu một thế giới mới đa cực như đã được phác thảo ở đây.

Hoa Kỳ đang bận rộn bị ném bom, trừng phạt và nói chung gieo rắc nghèo khổ cũng như bất hòa ở nhiều nơi trên khắp thế giới – nhất là ở Trung Đông. Ở Đông Á họ đang theo đuổi chính sách cô lập Trung Quốc cũng như xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc đang mê mải làm giàu và động viên các nước khác làm điều tương tự. Hoa Kỳ đang phe súng; Trung Quốc đang buôn bơ. Điều gì tốt hơn cho nhân loại?

John V. Walsh can be reached at John.Endwar@gmail.com

Tuesday, October 28, 2014

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US and China clash over infrastructure bank" của tác giả Nick Beams về xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay xoay quanh vấn đề thành lập ngân hàng tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Châu Á.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Trong sự căng thẳng đang gia tăng giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, Hoa Kỳ đã thể hiện rõ sự đối đầu với ngân hàng cơ sở hạ tầng Châu Á có giá trị 50 tỷ USD do Trung Quốc thiết lập.

Theo bản tin của tờ Australian Financial Review vào thứ sau, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry đã đích thân yêu cầu thủ tướng Australian Tony Abbott không tham gia vào ngân hàng này trong cuộc họp ở Jakarta vào thứ hai tuần trước tiếp sau lễ nhậm chức của tổng thống Indonesia Joko Widodo. Tổng thống Hoa Kỳ Obama có thể đã đề cập vấn đề đó trong cuộc trao đổi điện thoại với Abbott vào thứ tư. Tờ AFR nói vẫn chưa “rõ” điều đó có xảy ra hay không.

Vào thứ sáu tuần trước, Trung Quốc và 20 quốc gia khác ký kết một bản ghi nhớ ở Bắc Kinh để thành lập Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB). Bên cạnh Australia, những sự vắng mặt đáng chú ý khác trong lễ ký kết là Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Trong số những nước tham gia có Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Philippine.

Lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không đối đầu trên nguyên tắc với ý tưởng thành lập ngân hàng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á nhưng “quan ngại về bản chất các đề xuất của AIIB theo như trạng thái hiện tại của nó”.

Sự bảo lưu chính thức đó được đưa ra nửa tin nửa ngờ. Cần phải thừa nhận rộng rãi rằng lý do thực sự của Hoa Kỳ là ngân hàng mới có thể cắt ngang các hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, những ngân hàng mà Hoa Kỳ và Nhật Bản đang kiểm soát hoàn toàn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản sợ rằng AIIB có thể nâng cao sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực. Ở Trung Quốc, sáng kiến ngân hàng của chủ tịch Tập Cận Bình được coi là đối trọng với các thiết chế tài chính mà Trung Quốc không thành công trong việc tạo ra ảnh hưởng lớn hơn.

Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin trên các trang bìa nổi bật về lễ ký kết nhưng cũng ghi nhận sự vắng mặt của Australia và các quyền lực khu vực khác. Lập trường chính thức là khi họ còn chưa ký kết thành lập thì họ vẫn có thể tự do tham gia vào các giai đoạn tiếp theo.

Bản tin hàng đầu trên tờ China Daily tuyên bố rằng “sự vắng mặt của một số nền kinh tế chủ chốt nhấn mạnh sự khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong vai trò một thế lực đang trỗi dậy với các sáng kiến quản trị toàn cầu”.

Tờ New York Times đưa tin Trung Quốc coi ngân hàng mới là “phương thức gia tăng ảnh hưởng của họ tại khu vực sau nhiều năm vận động hành lang không hiệu quả tại các tổ chức quốc tế đa phương khác”

Nhà cầm quyền Trung Quốc đang hy vọng rằng các quốc gia thiết tha với việc giành lợi thế trong các cơ hội kinh tế được nhờ vào dự án của AIIB sẽ phản ứng trái với mong muốn của Hoa Kỳ.

Dường như có ý kiến khác nhau trong nội bộ chính quyền Australia với trưởng ngân khố Joe Hockey và bộ trưởng thương mại Andrew Robb ủng hộ việc tham gia. Vào tuần trước, khi ở Bắc Kinh, Hockey tuyên bố rằng Australia “vẫn chưa quyết định” về vấn đề này.

Bộ trưởng bộ ngoại giao Julie Bishop lại gần quan điểm của Hoa Kỳ hơn khi nói rằng có “một số các nguyên tắc nền tảng” cần phải được đáp ứng và tuyên bố chính thức sẽ do thủ tướng đưa ra.

Chính quyền Hàn Quốc, cùng với Australia, là một trong những đồng minh quân sự thân thiết của Hoa Kỳ trong khu vực, dường như xung đột về vấn đề đã nêu. Ban đầu họ đã định ký bản ghi nhớ nhưng sau đó lại không ký.

Theo một nguồn ngoại giao Hàn Quốc được trích dẫn trên tờ báo Joong Ang Daily ở Seoul: “Trong khi Hàn Quốc rời khỏi danh sách các thành viên của AIIB vào lúc này, vẫn có một tình thế lưỡng nan trong lựa chọn chiến lược giúp Trung Quốc thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo”.

Những bình luận này cho thấy rõ rằng còn quá sớm để coi các hiệp định liên quan đến các khoản cho vay đầu tư đang lâm nguy và Hoa Kỳ coi sáng kiến của Trung Quốc là một sự thách thức đối với sự thống trị tài chính của họ. Đây không phải là lập trường mới. Vào năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hoa Kỳ đã ngăn cản đề xuất của Nhật Bản về việc thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ USD , bên ngoài khuôn khổ của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, để giúp các quốc gia này đối mặt với các vấn đề tài chính. Đề xuất đó bị coi là thách thức các lợi ích của Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, sự đối đầu của Hoa Kỳ đối với ngân hàng mới được Trung Quốc hậu thuẫn đã được châm ngòi từ nhiều quý. Trong bài viết trên AFR vào ngày 22 tháng 9, Peter Drysdale, nhà bình luận lâu năm về chủ đề kinh tế ở Australia và hiện đang là giáo sư kinh tế học ở Trường Crawford về Chính Sách Công tại Đại Học Quốc Gia Australia, đã chỉ ra rằng Trung Quốc có thể thực hiện tài trợ cơ sơ sở hạ tầng đơn phương nhưng đã chọn cách “đề xuất quan hệ đối tác đa phương trong sáng kiến này”.

Ông ta đánh giá tuyên bố ngân hàng mới sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn quốc tế là vô nghĩa và nói: “Không cần hơn một chớp mắt để kết luận rằng các quốc gia như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tham gia phi vụ này” 

Quan điểm tương tự được thể hiện trong bài xã luận được xuất bản trên tờ Guardian hôm nay.

“Có thể là phóng đại khi nói về tác động cải cách tại Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đối với họ điều này hầu như là không, cái được gọi là “các thiết chế Washington”, cùng với Ngân Khố Hoa Kỳ, đã cùng nhau duy trì và chế ngự kinh tế thế giới từ năm 1945. Phản ánh sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế đã được tranh luận không ngớt nhưng hiếm khi được áp dụng”.

Bài xã luận ghi nhận rằng “về mặt chiến lược” thì Hoa Kỳ không thể tiếp tục chống đỡ một trật tự kinh tế đã lỗi thời ở Châu Á. Không giống như một số triển vọng khác trong chính sách của Trung Quốc, đề xuất AIIB được nhìn nhận trong bối cảnh “sự trỗi dậy hòa bình” Trung Quốc. “Đây là trường hợp thỏa hiệp, không phải đối đầu”, bài báo kết luận. 

Mặc dù vậy, những quan điểm đó, vốn dựa trên khái niệm về lý trí kinh tế, đã lảnh tránh sự cân nhắc địa chiến lược. Hoa Kỳ, với chiến lực chống Trung Quốc “chuyển trục tới Châu Á”, coi bất cứ đề xuất nào có thể dẫn tới sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc là thù địch với mục tiêu của họ, mục tiêu tập trung vào việc duy trì sự thống trị tại khu vực.

Tuesday, August 5, 2014

Think tank Mỹ thúc đẩy xu hướng chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Influential Washington think tank pushes US war drive in the South China Sea" của tác giả Joseph Santolan bình luận về bản báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ. 

Từ ngày 10 đến 11 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo kéo dài hai ngày về Biển Nam Trung Hoa, trong đó họ công bố một bản báo cáo dài 22 trang có tên là “Các xu hướng hiện nay trên biển Nam Trung Hoa và chính sách của Hoa Kỳ”.

CSIS đã đóng vai trò chủ chốt trong “sự chuyển trục” sang châu Á của chính quyền Obama. Những khuyến nghị thẳng thừng của họ về sự mở rộng quy mô có tính khiêu khích của quân đội Hoa Kỳ nhằm bao vây và cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao đã thường xuyên được đưa ra. Một báo cáo về chính sách của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa từ CSIS có thể được coi như một trạng thái bán chính thức.

Bản báo cáo mở đầu với một câu chuyện giả tạo về những sự kiện trong năm qua trên biển Nam Trung Hoa, với những cáo buộc gây căng thẳng khu vực do sự hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh. Sự thật là xu hướng dẫn tới chiến tranh ở khu vực đã được thúc đẩy liên tục bởi Washington, với CSIS đóng vai trò chủ chốt.

Trong sáu tháng qua đã xảy ra liên tục các đối đầu có vũ trang trên biển Nam Trung Hoa giữa Bắc Kinh với cả Manila lẫn Hà Nội. Manila đã đệ đơn kiện – được Washington hậu thuẫn – phản đối tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc lên Tòa Hòa giải Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận – Thỏa ước nâng cao về Hợp tác Phòng thủ (EDCA) – với Manila, cho phép một số lượng quân đội Hoa Kỳ không giới hạn được đóng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippine.

Trong bản báo cáo mới đây, CSIS đã đặt ra một nghị trình hung hăng hơn cho Washington, với hai mũi đột kích cơ bản: thiết lập các tiền đề pháp lý để phủ nhận đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa, và gia tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Kể từ khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về “sự chuyển trục”, Washington đã luôn khẳng định là nó trung lập với những đòi hỏi lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc đệ đơn kiện lên ITLOS của Manila đã phản ánh sự khởi đầu nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa về mặt pháp lý hầu như toàn bộ đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Dựa trên điều này, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại Giao phác thảo một bản đồ về tranh chấp khu vực “dựa một cách chính xác trên sự chồng lấn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bờ biển/thềm lục địa và chủ quyền lãnh hải tiềm tàng của các đảo bị tranh chấp”.

Hoàn toàn không có dẫn chiếu tới các đòi hỏi lãnh hải về mặt lịch sử, thứ được coi là cơ sở của cái được gọi là bản đồ đường 9 đoạn về biển Nam Trung Hoa mà Trung Quốc sử dụng. Một bản đồ được vẽ trong chính sách Hoa Kỳ tuân theo tiêu chuẩn mà CSIS đặt ra sẽ vô hiệu hóa hơn 90% đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

CSIS kêu gọi tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên khu vực tranh chấp, coi điều này là một biện pháp để giảm căng thẳng. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Cũng hệt như việc đệ đơn kiện lên ITLOS, thứ dựa trên lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ là đá chứ không phải là đảo, và do đó không có đường cơ sở lãnh thổ.

Mối lo ngại của Washington và Manila là việc xây dựng của Bắc Kinh quần đảo Trường Sa có thể biến “đá” thành “đảo”. Đồng thời, bản báo cáo cũng ghi nhận rằng cả Đài Loan và Philippine cũng đang xây dựng sân bay trên các khu vực có tranh chấp. Bản báo cáo tuyên bố rằng ngoại trưởng John Kerry sẽ “không lưỡng lự khuấy động chủ đề này tại Diễn Đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10 tháng 8 tới đây.

CSIS kết hợp phương thức chiến tranh pháp lý với việc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm thắt chặt vòng vây quanh Trung Quốc.

Bản báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành “ một sự ngăn chặn đáng tin cậy đối với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Lý do Washington cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, trong họ khi tiến hành những cuộc chiến đẫm máu, ám sát, bắt giam trái phép và tra tấn khắp mọi ngóc ngách của trái đất, trưng bày sự quan ngại của họ về nhân quyền bất cứ khi nào họ muốn áp đặt sự độc đoán về chính trị và kinh tế. Nói về sự quan ngại nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước mà người dân ở đó đã phải nếm trải những đặc sản Hoa Kỳ như chất độc màu da cam, bom na-pam và hàng thập kỷ chiến tranh đế quốc – thật sự là quá đạo đức giả.

Cũng như những gì họ đã làm với Miến Điện trước đây, Washington chuẩn bị công nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam để đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế. Ứng cử viên cho chức đại sứ ở Việt Nam của Obama, đã làm rõ điều này trong buổi điều trần của ông ta trước ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện vào ngày 17 tháng 6. Ông ta kêu gọi công nhận thành tích nhân quyền của Hà Nội, tuyên bố rằng: “Không có lúc nào tốt hơn lúc này để làm cho Việt Nam quan tâm tới mối quan hệ đối tác sâu sắc với chúng ta”. Bằng chứng mà ông ta đưa ra cho sự quan tâm của Việt Nam là sự sẵn sàng của họ trong việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Đặc biệt khiêu khích là khuyến nghị của CSIS về việc Hoa Kỳ phải thể hiện rõ rằng họ có “nghĩa vụ đáp trả theo các điều khoản của Hiệp Ước Phòng Thủ Tập Thể [MDT] với Philippine nếu các hành động không kiềm chế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trực tiếp dẫn đến cái chết hay thương vong của binh lính Philippine”. Các điều khoản của MDT buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải tham chiến trong trường hợp Philippine bị tấn công trên Thái Bình Dương hay tại quần đảo của họ. Giai cấp tư sản Philippine lại đang lo ngại rằng các điều khoản của MDT không áp dụng cho biển Nam Trung Hoa.

CSIS đang biện hộ cho việc mở rộng hiệp ước như một ngòi nổ chiến tranh tới vùng biển tranh chấp, nơi mà từ hai năm qua quân đội Philippine đã thường xuyên có đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 

Bản báo cáo kêu gọi sử dụng EDCA để phát triển một căn cứ ở vịnh Oyster trên đảo Palawan nhằm mục đích lập tức triển khai quân đội Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa.

Cuối cùng CSIS biện hộ cho việc thiết lập các cơ sở trinh sát ngoại tuyến bổ sung trên khắp khu vực để thiết lập sự giám sát theo thời gian thực toàn bộ vùng biển. Các thương lượng với Philippine đã cho thấy rõ rằng điều này sẽ bao gồm cả việc sử dụng các máy bay giám sát không người lái.

Báo cáo của CSIS là một văn kiện gây chiến phản ánh rõ ràng nghị trình của chính quyền Obama và tất cả Washington xiết chặt những chiếc đinh ốc vào Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng bởi những người tham gia tổ chức hội thảo từng là trợ lý ngoại trưởng dưới thời Obama, trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Bill Clinton, một cố vấn an ninh quốc gia đặc biệt của George W. Bush, và cựu tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Nhà tổ chức sắp xếp một sự kích động về mặt ngoại giao cho trò chơi chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong sự kích động này, Manila đã bắt giam 12 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trộm và Bắc Kinh đáp lại bằng việc cảnh sát biển của họ bao vây 8 lính thủy Philippine trên một tàu bỏ hoảng tại biển Nam Trung Hoa. Những sự kiện này đã xuất hiện trên các tiêu đề báo trong bốn tháng qua. 

Nhà tổ chức tuyên bố rằng họ cần phải “đặt một cái giá” cho Bắc Kinh, và những người lính thủy Philippine bị bỏ rơi là bằng chứng nhân đạo để can thiệp. Họ gửi tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Hoa Kỳ ở Okinawa, một số lính thủy ở Darwin tại miền bắc Australia và chiến hạm từ căn cứ trên ở vịnh Subic của Philippine để phá vòng vây của Trung Quốc. Sự kích động thực hiện với kỳ vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước. Đó là sự tán thưởng.

Không giống như chủ nghĩa lạc quan tao nhã của những kẻ gây chiến thuộc CSIS, câu chuyện có thể sẽ không kết thúc gọn gàng. Nó có thể dễ dàng leo thang thành chiến tranh thế giới.

Saturday, June 14, 2014

Washington thúc đẩy các căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài báo "Washington drives escalating tensions in South China Sea" của Joseph Santolan, bài viết cung cấp một góc nhìn khác về vai trò của Hoa Kỳ trong các tranh chấp trên Biển Đông.

Hoa Kỳ đang thúc ép cả Philippine và Việt Nam đối đầu với Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa như là một phần trong “chuyển trục sang châu Á”, nhằm chôn vùi Bắc Kinh và củng cố sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với khu vực.

Vào thứ hai, phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Vương Minh, đã trình tuyên cáo lập trường lên Tổng Thư Ký Ban Ki-moon, trong đó ông ta yêu cầu loan tin tới Đại Hội Đồng. Văn bản cáo buộc Việt Nam thường xuyên quấy rối một dàn khoan của Công Ty Dầu Đại Dương Quốc Gia Trung Quốc mà Bắc Kinh triển khai vào ngày 1 tháng 5 tại vùng biển cách 32 km về phía tây của quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa

Bắc Kinh khẳng định rằng các tàu của Việt Nam đã đâm tàu của Trung Quốc 1,416 lần, thêm vào đó Hà Nội đã sử dụng “người nhái” tiếp cận dàn khoan từ dưới nước và giăng lưới cũng như rải các vật cản để cản đường đi của tàu Trung Quốc.

Văn bản khẳng định rằng những hành động đó là “sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và pháp lý của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn của các nhân viên Trung Quốc và dàn khoan HSSY 981, và xâm phạm trắng trợn các luật pháp quốc tế có liên quan”. Văn bản cũng kêu gọi đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết vấn đề.

Trong một đáp trả khiêu khích, Quốc Hội Việt Nam thông báo vào thứ ba rằng họ thông qua một ngân sách trị giá 762 triệu dollar để đóng thêm các tàu cảnh sát biển(*). Vào thứ tư, Hà Nội đã đệ trình tuyên cáo lập trường đáp lại Bắc Kinh lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Trung Quốc “rút tàu ra khỏi lãnh hải Việt Nam và chấm dứt mọi hoạt động quấy rầy an toàn và cũng như an ninh hàng hải, và tôn trọng an ninh cũng như hòa bình khu vực”.

Washington đang sử dụng căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh để thúc ép Việt Nam đưa đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa ra Tòa Hòa Giải Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS) tại Hague, cùng với vụ kiện của chính quyền Philippine vào ngày 30 tháng 3.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố vào cuối tháng 5, trong một cuộc họp với thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, một thành viên của Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế, rằng Hà Nội đã “chuẩn bị và sẵn sàng cho hoạt động pháp lý… Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để thực hiện biện pháp này.” Ông cũng khẳng định rằng Việt Nam mong đợi “Hoa Kỳ có những đóng góp rõ ràng hơn, hiệu quả hơn vào hòa bình và ổn định khu vực.”

Suốt tuần qua, chính quyền Philippine của tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng Trung Quốc đã triển khai một số máy nạo vét và tàu kéo để nạo vét đáy biển cũng như phun cát và đá lên năm đảo san hô ở phía bắc quần đảo Trường Sa, mở rộng diên tích mặt đất lên 9 ha. Manila phỏng đoán rằng Bắc Kinh đang xây dựng một sân bay và có ý định sử dụng sân bay này để tuyên bố Khu Vực Xác Thực Phòng Không (ADIZ) trên biển Nam Trung Hoa.

Washington sử dụng những cáo buộc này để gia tăng sức ép lên Trung Quốc. Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về quan hệ Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nói vào ngày thứ ba, “Có nhiều bản tin báo chí về các hoạt động trên biển Nam Trung Hoa, như sự cải tạo đang diễn ra và… xây dựng trên quy mô lớn các vị trí tiền đồn vượt qua mức mà một cá nhân có lý trí có thể khẳng định là phù hợp với việc duy trì hiện trạng”.

Với giọng điệu đạo đức giả trắng trợn, Russel, người phát ngôn cho chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, tiếp tục, “sự ép buộc và đe dọa vũ lực như là cơ chế để thỏa mãn đòi hỏi lãnh thổ đơn giản là không thể chấp nhận.

Washington thường sử dụng ép buộc và đe dọa vũ lực để thỏa mãn các lợi ích của họ, và thậm chí dẫn đến chiến tranh, không chỉ trên biển Nam Trung Hoa mà còn tại hàng loạt các điểm nóng quanh địa cầu. Bình luận của Russel diễn ra chỉ trong vòng hai tuần sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Chuck Hagel phát biểu tại Singapore, phác thảo sự chuẩn bị quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh tại khu vực.

Yếu tố chủ chốt trong các cáo buộc chống lại việc “xây dựng đảo” của Bắc Kinh là lo ngại của Manila và Philippine cho rằng điều này có thể ảnh hưởng tới vụ kiện của Manila tại ITLOS.

Vào ngày 3 tháng 6, tòa hòa giải đưa ra Quy Tắc Thủ Tục số 2, yêu cầu Bắc Kinh cho tới ngày 15 tháng 12 phải nộp bị vong lục phản kháng trong vụ kiện của Manila. Bắc Kinh trả lời bằng một thông cáo ngoại giao, lặp lại sự từ chối tham gia vụ kiện.

Vụ kiện của Manila tại ITLOS được Washington lôi kéo và thuyết phục, nhằm mục đích vô hiệu hóa các đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa.

Russel diễn giải các câu hỏi của vụ kiện ITLOS vào tháng 2, khẳng định rằng Hoa Kỳ cho rằng “mọi tranh chấp lãnh hải phải được xuất phát từ đặc điểm đất đai và mặt khác phải phù hợp với luật quốc tế về biển… các đòi hỏi ở biển Nam Trung Hoa mà không xuất phát từ đặc điểm đất đai về căn bản là sai lầm”.

Paul Reichler, cộng sự của hãng luật Hoa Kỳ Foley Hoag và chịu trách nhiệm tư vấn cho vụ kiện tại ITLOS của Philippine, phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở New York, cho rằng kiện Trung Quốc ở Hague sẽ biến Bắc Kinh thành “kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế”, và Bắc Kinh sẽ có “một cái giá đắt phải trả”.

Đòi hỏi lịch sử của Manila đối với các hòn đảo và lãnh thổ có vẻ như yếu hơn của Bắc Kinh. Điều đó cho thấy tại sao Manila không đưa ra kiện tranh chấp lãnh thổ, mà là tranh chấp biển theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS), dựa trên các vùng biển tranh chấp chứ không phải các hòn đảo. Họ lập luận rằng tranh chấp phải được phán xét tiên quyết dựa trên sự gần gũi về bờ biển chứ không phải là các đòi hỏi có tính lịch sử.

Yếu tố cốt lõi trong đòi hỏi của Manila, theo đó trạng thái của các vùng đất trên biển Nam Trung Hoa là đá không phải là đảo, và là đối tượng của pháp lý về biển chứ không phải là lãnh thổ. Đòi hỏi này đối mặt với thực tế là Manila có một đơn vị hành chính chính thức trên đảo Pag-asa tại Trường Sa, tại đó có 300 thường dân, một trường tiểu học và 40 binh lính. Tuy nhiên, lập luận pháp lý đã củng cố cho sự phản đối của Manila đối với việc nạo vét và xây dựng của Bắc Kinh tại phần phía bắc quần đảo Trường Sa.

Russel ủng hộ ranh giới của Manila vào ngày 12 tháng 6, kêu gọi các bên tranh chấp đưa ra một “đảm bảo đơn giản như không chiếm đóng bất cứ dạng đất nào hiện chưa bị chiếm đóng trên biển Nam Trung Hoa”. Bắc Kinh rõ ràng là mục tiêu của tuyên bố này.

Các phán xét nhân đạo giả tạo giúp đế quốc Hoa Kỳ can thiệp vào Lybia, Syria hay Ukraina không dễ dàng để áp dụng trong tranh chấp lãnh hải, nơi không có ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng, và điều rõ ràng trên nguyên tắc là xung đột về lợi ích kinh tế của các quốc gia tham gia tranh chấp.

Washington đang tìm cách thúc đẩy vụ đối đầu với Trung Quốc dựa trên khái niệm “tự do giao thông hàng hải”, và làm vậy để vô hiệu hóa các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh tại tòa án quốc tế. Washington thúc ép cả Philippines lẫn Việt Nam lôi kéo Trung Quốc vào trò chơi nguy hiểm bên bờ vực hải chiến trên biển Nam Trung Hoa, và sau đó đệ đơn kiện tại ITLOS dựa trên những tranh chấp đó.

Sự đột phá của chiến dịch này là tạo ra một cái cớ hợp pháp cho chiến tranh.

Washington cùng lúc cũng tiến hành các sự chuẩn bị quân sự cần thiết. Vào cuối tháng tư, Washington ký một thỏa thuận với Manila để đóng quân không giới hạn trên khắp lãnh thổ Philippines. Họ cũng đang có các đàm phán với Hà Nội để đậu các tàu chiến Hoa Kỳ tại vịnh Cam Ranh.

Chú thích của người dịch: (*) Tác giả bài báo nhầm lẫn về khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng mà Quốc Hội Việt Nam mới thông qua, ngân sách đó không chỉ dành cho việc đóng tàu cảnh sát biển mà còn được sử dụng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt và trang bị cho lực lượng kiểm ngư. Khoản hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân lên tới 10.000 tỷ đồng, chiếm gần 2/3 ngân sách đã được phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Philippine nhận tiền lại quả từ Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam?

Mới đây báo chí Philippine lại tiếp tục đưa tin về vụ án tham ô liên quan đến Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Philippine, đáng chú ý là vụ án này còn liên quan đến các hợp đồng cung cấp gạo cho Philippine của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood II). Theo thông tin của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 đã phủ nhận việc lại quả cho quan chức Philippine. Điều đáng tiếc là ông phó tổng giám đốc Vinafood II đã rất hồ đồ và vượt quá phạm vi thẩm quyền khi tuyên bố phía Philippine đưa ra chuyện này là do đấu đá nội bộ. Một người đại diện doanh nghiệp lớn nên tránh đánh giá bạn hàng lớn một cách bất cẩn và thiếu tế nhị như vậy. Trong cả Luật Cạnh Tranh cũng như Luật Phòng Chống Tham Nhũng và Luật Hình Sự của Việt Nam đều không có điều khoản nào đề cập đến việc hối lộ quan chức nước ngoài để đạt được thỏa thuận thương mại. Có lẽ đây là một lỗ hổng cần được chính quyền Việt Nam lưu ý.

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài báo "Alcala faces fourth plunder raps over rice import ‘midnight’ deal" để biết thêm thông tin chi tiết.

MANILA, Philippines – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Proceso Alcala đối mặt với bốn cáo buộc tham ô của Cục Thanh Tra, cáo buộc về sự can dự của ông ta vào các hợp đồng nhập khẩu gạo của Việt Nam với giá cao. 

Hiệp Hội Người Bán Hàng Metro Manila, trong lời khai tuyên thệ do chủ tịch hiệp hội Flora Santos trình bày, cáo buộc Alcala và chủ tịch đã từ chức của Ủy Ban Lương Thực Quốc Gia (NFA) Orlan Calayag kiếm lợi hơn 1 tỷ peso trong hợp đồng nêu trên.

“Hợp đồng rõ ràng đã cướp của chính phủ một khoản tiền rất lớn, đáng lẽ ra phải được sử dụng cho các dự án và dịch vụ quan trọng khác của chính phủ…” đơn kiện viết. 

Theo đơn kiện, Alcala và Calayag đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu 800,000 tấn gạo của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (VINAFOOD II) vào tháng tư vừa qua. 

Hợp đồng hoàn tất chỉ một tháng trước khi cựu thượng nghị sĩ Francis “Kiko” Pangilinan được bổ nhiệm làm cố vấn tổng thống về an ninh lương thực và hiện đại hóa nông nghiệp, dự án nhập khẩu bị coi là “hợp đồng đi đêm”, bên nguyên đơn khẳng định.

“Có lẽ biết rằng thời cơ sắp hết, họ đã tận dụng những ngày cuối cùng tại nhiệm và dàn xếp các hợp đồng mang lại cho họ một cách hào phóng các khoản lại quả bất hợp pháp…” đơn kiện viết.

Bên nguyên đơn cáo khẳng định giá của hợp đồng chênh lệch tới 30 dollar mỗi tấn gạo – giá của NFA là chênh lệch tới 54 dollar Mỹ một tấn so với giá thị trường phổ biến chênh lệch là 24 dollar Mỹ một tấn. 

Điều đó có nghĩa là phía bị đơn đã kiếm lợi 24 triệu dollar Mỹ hay 1,080 tỷ peso. (Bên nguyên đơn sử dụng tỷ giá 45 peso ăn 1 dollar để tính toán. Nhưng tỷ giá vào ngày 12 tháng 6 là 43,659 peso ăn 1 dollar, có nghĩa là bên bị đơn đã thu lợi 1,048 tỷ peso.)

Bên nguyên đơn cũng nói rằng hợp đồng đó là bất công bởi vì được thông qua vào tháng tư năm nay tức là đúng vào vụ thu hoạch, khi nguồn cung gạo đạt đỉnh cao.

Hợp đồng cũng mâu thuẫn với lời hứa của chính quyền về việc tự túc gạo, bên nguyên đơn nói. Người phát ngôn tổng thống Edwin Lacierda đã được trích dẫn trong một báo cáo cho biết Philippines sẽ không nhập khẩu gạo trong năm 2014.

Alcala cũng phải đối mặt với ba cáo buộc tham ô khác. Cáo buộc đầu tiên được Kilusang Magbubukid Pilipinas đưa ra vào tháng 11 năm 2013 chống lại Alcala và tổng thống Aquino về việc lạm dụng Quỹ Viện Trợ Phát Triển Ưu Tiên trong vụ án của Janet Lim-Napoles.

Vào tháng 12 năm 2013, Alcala cũng bị cáo buộc về việc nâng giá nhập khẩu 205,700 tấn gạo của Việt Nam vào tháng 5 năm 2013 tới 457,2 triệu peso.

Trong khi đó vào tháng 1 năm 2014, Alcala và chủ tịch công ty Kinh Doanh Nông Nghiệp Quốc Gia (Nabcor) Honesto Baniqued phải đối mặt với cáo buộc tham ô 1,07 tỷ peso, một phần trong quỹ đen trị giá 11,4 tỷ pesos của Nabcor theo một báo cáo của Ủy Ban Kiểm Toán.

Alcala cũng bị cáo buộc là tham gia vào vụ gian lận trọng lượng thịt lợn. Ông ta có tên trong danh sách những người hưởng lợi mà Janet Lim-Napoles cung cấp, người này được coi là kẻ chủ mưu trong vụ gian lận.

Saturday, May 3, 2014

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các luật lệ kiểu thuộc địa mới ở Philippine

Trong chuyến thăm châu Á vừa qua của tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự nâng cao với Philippine để mở đường cho quân đội Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "US military basing deal sets legal framework for neocolonial rule in the Philippines" của Joseph Santolan phân tích về nội dung của bản thỏa thuận quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippine. 

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ được ký trong chuyến thăm Philippine mới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và mới được công bố lén lút trong mục “Các văn kiện lịch sử” trên trang web của chính phủ Philippine, đánh dấu một mốc chính trị phản động quan trọng ở Philippine và châu Á. 

Bản trình bày chính thức của Thỏa Thuận Hợp Tác Phòng Thủ Nâng Cao (EDCA) như tạm thời được thấy, về “sự hiện diện luân chuyển gia tăng” của quân đội Hoa Kỳ tại Philippine, là một sai lầm chính trị. Sau lưng giai cấp lao động Hoa Kỳ và Philippine, Washington và Manila đã ký kết một văn kiện tân thuộc địa tạo ra khuôn khổ pháp lý cho quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng không có giới hạn cụ thể lãnh thổ Philippine, cựu thuộc địa của Hoa Kỳ, mà không bị luật pháp Philippine kiểm soát. 

Điều đó cho thấy rõ ràng là chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ, nhằm cô lập Trung Quốc, gắn liền với việc tái thuộc địa hóa các quốc gia bị áp bức ở Châu Á của các quyền lực đế quốc.

Theo EDCA, Washington được quyền sử dụng đầy ưu đãi đối với các căn cứ, được gọi là “khu vực được phép”, trên khắp lãnh thổ Philippine. Danh sách “các khu vực được phép”, mà văn kiện cho thấy không có sự ràng buộc đặc biệt nào, có thể được bổ sung theo yêu cầu của quân đội Hoa Kỳ. “Các khu vực được phép” được ưu tiên cho quân đội Hoa Kỳ và các nhà thầu sử dụng. 

Chính quyền Philippine của Tổng thống Benigno Aquino đã tuyên bố rằng căn cứ hải quân Subic cũng sẽ nằm trong số “các khu vực được phép”.

Thỏa thuận có giá trị về mặt kỹ thuật trong mười năm, nhưng “có thể tự động gia hạn” trừ khi bị một phía tham gia hủy bỏ. Để hủy bỏ thỏa thuận, Manila có nghĩa vụ gửi thông báo hủy bỏ tới Hoa Kỳ một năm trước khi kết thúc thỏa thuận.

EDCA duy trì chủ quyền hợp pháp của Philippine đối với lãnh thổ bằng cách chấp nhận một “đại diện được ủy quyền” của bộ quốc phòng Philippine, người có thể tiếp cận các căn cứ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả người đó, trước hết phải xin phép Washington để vào khu vực căn cứ, thỏa thuận được quy định phù hợp với “các yêu cầu về an ninh” của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Philippine không có quyền kiểm soát các khu vực Hoa Kỳ đóng quân.

Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ không bị kiềm chế trên khắp lãnh thổ Philippine. Phần bổ sung cho “các khu vực được phép” của EDCA cho thấy, quân đội Hoa Kỳ được phép sử dụng “đất đai và các cơ sở vật chất công cộng (bao gồm đường xá, bến cảng, và sân bay), ngay cả khi chúng thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của chính quyền địa phương. Không có không gian hay cơ sở vật chất nào trong phạm vi của Philippine nằm ngoài điều khoản đó.

Thỏa thuận cho phép triển khai không giới hạn số lượng quân lính cũng như các nhân viên dân sự của Hoa Kỳ và các nhà thầu quân sự Hoa Kỳ tại Philippine. Tại đó, họ được phép triển khai “huấn luyện, trung chuyển, hỗ trợ và các hoạt động liên quan; cung cấp nhiên lệu cho máy bay, tiếp vận cho các tàu chiến; bảo trì tạm thời xe cộ, tàu chiến và máy bay, lưu trú tạm thời cho nhân viên; thông tin liên lạc; tàng trữ thiết bị, hệ thống cung cấp và vật liệu; triển khai quân đội và vật liệu; và các hoạt động khác mà các bên tham gia đồng ý”.

Mọi vật liệu chiến tranh của Hoa Kỳ tại Philippine dành cho “sự sử dụng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ” được cung cấp với “tiếp cận không giới hạn đối với các khu vực được phép”. 

Điều khoản này tạo ra khung pháp lý cho phép Washington sử dụng Philippine làm bàn đạp trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc, hay bất cứ mục tiêu nào của đế quốc Hoa Kỳ. Trong chiến tranh Việt Nam, Washington đã sử dụng các căn cứ quân sự ở Philippine để triển khai các trận ném bom nhằm vào Bắc Việt Nam và Campuchia.

Về cả hình thức lẫn nội dung, EDCA là một văn kiện tội ác chính trị. Nó được công bố trên trang web không nổi bật trong truyền thông mạng tại Hoa Kỳ và Philippine. Cả ở Washington và Manila, các quan chức nhận thức được sự phản đối mạnh mẽ của giai cấp lao động khi áp đặt các luật lệ tân thuộc địa của Hoa Kỳ lên quốc gia khác, sau Afghanistan và Iraq. 

Với sự đồng lõa của tầng lớp cai trị tha hóa ở Manila, những kẻ vứt bỏ mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, đế quốc Hoa Kỳ đang thẳng tiến.

Thỏa thuận là sự vi phạm trắng trợn hiến pháp Philippine, vốn cấm sự hiện diện của bất cứ căn cứ quân đội hay căn cứ quân sự nước ngoài nào tại quốc gia mà không có sự chấp thuận của một nghị quyết được 2/3 tổng số thành viên thượng viện tán thành. Những nhà lập pháp Philippine, những người không tham gia vào thỏa thuận, đã không viện dẫn pháp luật để chống lại.

EDCA cuối cùng đã lách qua hiến pháp Philippine, dựa vào luận điểm gian lận rất rõ ràng rằng đó không phải là “hiệp ước đóng quân”, mà chỉ là một thoả thuận về đóng quân tạm thời giữa quân đội Hoa Kỳ và Philippine. 

Thỏa thuận tránh cho quân đội Hoa Kỳ khỏi sự giám sát của luật pháp Philippine cũng như quốc tế - một biện pháp gợi nhớ đến chính sách mà Hoa Kỳ sử dụng tại các quốc gia bị chiếm đóng như Iraq, hay các điều khoản liên lãnh thổ tại các quốc gia thuộc địa vào thế kỷ 19 ở châu Á của chủ nghĩa đế quốc. Thay vào đó, quân đội Hoa Kỳ và các nhà thầu sẽ “hoạt động theo pháp luật và chính sách của Hoa Kỳ”. 

EDCA cũng quy định rằng quân đội Hoa Kỳ “được phép sử dụng quyền và sự ủy quyền cần thiết để kiểm soát hoạt động và phòng thủ bao gồm cả việc triển khai các biện pháp thích hợp để bảo vệ quân đội Hoa Kỳ và nhà thầu Hoa Kỳ trong phạm vi khu vực được phép. Hoa Kỳ sẽ được thực hiện các hoạt động cảnh sát tại khu vực căn cứ, Washington sẽ xử lý thích hợp những người Philippine được cho là mối nguy hiểm đối với quân đội Hoa Kỳ, nhà thầu hay “an ninh thông tin chính thống Hoa Kỳ”.

Đây là nguồn gốc lịch sử sự thù địch lớn nhất của công chúng với các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ tại quốc gia. Hơn năm mươi người Philippine bị lính Mỹ bắn tại các căn cứ quân sự chỉ trong nửa sau của những năm 1960. Tất cả các vụ án đều do tòa án quân sự Hoa Kỳ xét xử, lính Mỹ không bị kết án mà chỉ bị cảnh cáo.

Điều XI trong EDCA viết, “Tranh chấp và những vấn đề khác cần tham vấn không được viện dẫn tới bất cứ tòa án quốc tế nào, hay các tổ chức tương tự khác, hay một bên thứ ba để đưa giải pháp”.

Điều khoản này ngăn ngừa việc xem xét lại EDCA của cả tư pháp lẫn lập pháp Philippine. Trong trường hợp một lính Mỹ bắn hay hiếp dâm một người Philippine, hay cán xe qua một đứa trẻ - những sự kiện thường xảy ra quanh các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – anh ta sẽ là đối tượng của luật pháp và tư pháp Hoa Kỳ. Mọi tranh chấp tư pháp liên lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Philippine, hay bất cứ điều khoản nào của thỏa thuận, tư pháp Philippine sẽ không được xem xét. 

Hoa Kỳ không trả tiền thuê các căn cứ quân sự ở Philippine. Văn bản thậm chí còn đặc biệt ngạo mạn viết rằng nếu Washington từ bỏ một căn cứ, họ có thể đòi hỏi Manila “bù đắp cho những sự cải thiện” mà họ đã tạo ra.

Washington cũng được cung cấp “nước, điện và các tiện nghi công cộng khác” với giá tương tự mà chính quyền Philippine trả. Tất cả thuế và phí phát sinh từ các tiện nghi đó, những thứ mà người Philippine có nghĩa vụ thanh toán, sẽ được chính quyền Philippine thanh toán hộ quân đội Hoa Kỳ.

Thỏa thuận cũng nhượng lại cho Hoa Kỳ quyền sử dụng “miễn phí” tần số sóng radio trong nước. Trong quá khứ, Washington đã sử dụng tần số sóng radio ở Philippine cho mục đích thông tin viễn thông nội bộ, cũng như truyền tải các tuyên truyền của Hoa Kỳ.

Một trong số ít những hạn chế đối với quân đội Hoa Kỳ, thỏa thuận quy định rằng, theo hiến pháp Philippine, Washington không được “tàng trữ” bất cứ vũ khí hạt nhân nào tại Philippine.

Các văn kiện đã giải mật trong thời kỳ Hoa Kỳ đóng quân tại căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark cho thấy trong quá khứ Washington đã tàng trữ bất hợp pháp vũ khí hạt nhân tại Philippine. Hơn thế nữa, Washington thường từ chối bình luận về các tàu chở vũ khí hạt nhân. Với các giới hạn mà EDCA đặt ra cho việc thanh sát của “người đại diện được ủy quyền” phía Philippine, điều khoản này là vô hại.