Showing posts with label Tội phạm. Show all posts
Showing posts with label Tội phạm. Show all posts

Thursday, July 23, 2020

Tâm sự của một cô hoa hậu bán dâm


Một cô hoa hậu xinh đẹp mới bị công an tóm vì đi khách. 

Tôi nói với cô ấy: Này em, giờ người ta sẽ hợp pháp hóa mại dâm. Em sẽ đăng ký hành nghề hợp pháp, nhà nước thu thuế và không ai bắt em nữa.

Cô gái trả trả lời: Một nửa cho ma cô. Một phần tư cho quần áo, mỹ phẩm, thợ ảnh và báo chí. Giờ nhà nước thu thuế nữa thì em còn lại gì? Bọn đàn ông các anh thì cái lồn gì cũng ăn được cả.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng có thể không khác với sự thật.)

Sunday, November 24, 2019

Ba bi kịch của siêu nhân

Như mọi người đã biết, siêu nhân là siêu anh hùng có sức mạnh siêu việt, bay nhanh hơn cả ánh sáng, nhấc bổng vật nặng hàng trăm tấn, mắt có thể bắn ra tia laser đốt cháy mọi thứ. Siêu nhân ở trên trái đất vẫn phải kiếm sống và anh ta làm một phóng viên cho mục tin hình sự.

Nguồn tin cảnh sát báo có một người đàn ông sắp nhảy cầu ở phố X. Phóng viên siêu nhân lao ngay đến hiện trường. Khi thấy người đàn ông nhảy từ nóc nhà cao tầng xuống, siêu nhân thấy ngay việc phải làm và vèo một cái người đàn ông nọ đã được đưa xuống mặt đất trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh.

Bi kịch thứ nhất của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát bị hãng bảo hiểm kiện ra tòa vì âm mưu lừa đảo bảo hiểm nhân thọ.

Bi kịch thứ hai của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Vợ của người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát đã chết vì không có tiền điều trị bệnh ung thư.

Bi kịch thứ ba của siêu nhân

Ngày làm việc cuối cùng trong tuần, siêu nhân được chủ tòa báo gọi lên phòng làm việc. Chủ tòa báo nói với siêu nhân:
- Này, anh được giao mục tin hình sự, nhưng mục của anh chẳng có cái tin hình sự nào cả. Người nhảy lầu được ai đó cứu thoát chết, kẻ trộm ở cửa hàng tiện lợi thì mất tích còn đám cướp nhà băng thì bị trói gô chờ cảnh sát vào giải đi....Không người chết, không truy đuổi, không con tin, không đấu súng, không có bất cứ thứ gì hết. Độc giả phải trả tiền cho một tờ giấy lộn.
Siêu nhân hỏi lại:
- Thưa ông chủ! Không phải mọi thứ đều ổn sao?
Chủ tòa báo nói:
- Đúng, mọi thứ đều ổn, trừ việc anh không có tin hình sự để đăng. Do vậy, anh bị sa thải.

Kết thúc hạnh phúc của siêu nhân

Thế là siêu nhân đã trải qua ba bi kịch của đời mình. 

Anh ta kiếm được việc làm mới ở rạp xiếc. Ở đó, anh ta có thể thoải mái biểu diễn các siêu năng lực của mình mà không sợ mất việc.

Đọc đến đây hẳn sẽ có người hỏi: Còn những kẻ trộm vặt ngoài phố thì sao? Ồ, hãy để chúng nuôi sống mục tin hình sự!

Sunday, September 23, 2018

Mại dâm và tư duy tư sản về mại dâm


Thông thường thì các nghiên cứu khoa học thực nghiệm về hành vi của động vật chỉ mang tính gợi mở, đại loại như loài này có hành vi như vậy, nhưng không có nghĩa là khái quát hành vi thành bản năng hay gán cho hành vi một tập tính xã hội.

Song bỏ qua vấn đế xuyên tạc khoa học, điều đáng ghê tởm trong bài báo này là việc ám chỉ bán dâm là bản năng động vật, con người vốn cũng là một động vật nên có bản năng đó, chứ bán dâm không phải là một hành vi xã hội. Kẻ khốn nạn viết bài báo trên đã có một phát kiến khủng khiếp. Thay vì chỉ lo việc hợp pháp hóa bán dâm cho người, người ta có thể nghĩ đến việc mở nhà thổ để người bán dâm cho tinh tinh hoặc ngược lại mở nhà thổ để tinh tinh bán dâm cho người, đằng nào cả hai cũng là động vật cả. Chủ nhà thổ có thể kiếm được cả đống tiền nhờ thị trường chưa từng được khai phá ấy.

Đấy là cái bệnh tật đáng ghê tởm của chủ nghĩa duy lý kiểu tư sản, mỗi khi bàn đến hành vi mua bán hay trao đổi thì nó đều quy con người về động vật, quy hành vi con người thành bản năng thú vật. Tức là để biện minh cho chế độ tư bản, nó sẵn sàng hạ cấp con người thành động vật, nhờ thế không chỉ hạ thấp con người theo cách khốn nạn nhất mà nó còn tuyên bố cái quan hệ mua bán là bản năng tự nhiên tồn tại vĩnh viễn. Hay nói cách khác, con người vĩnh viễn là động vật của tư bản.

Tuesday, April 11, 2017

Làm thế nào để khỏi bị cảnh sát Mỹ bắn chết vô cớ?

Một Việt Kiều ba que xứ Cali hoa lệ về thăm nhà vào đúng dịp 8/3, tình cờ gặp một dư luận viên ba củ. 

Việt Kiều ba que khoa trương: Mày biết không, ở Mỹ con chó đứng thứ nhất, trẻ con đứng thứ hai, phụ nữ đứng thứ ba, còn đàn ông đứng thứ tư. Phụ nữ Mỹ được tôn trọng vậy nên không cần ngày lễ hay hoa hoét rình rang gì hết. Xứ văn minh đâu có chuyện coi thường phụ nữ rồi vẽ vời lễ lạt này nọ như ở đây.

Dư luận viên ba củ liền hỏi lại: Mỗi năm cảnh sát Mỹ lỡ tay bắn chết vài ngàn mạng vô cớ mà chả sao, giữ kỷ lục thế giới về việc bắn chết người vô cớ luôn. Mày biết làm sao để khỏi bị cảnh sát bắn chết khi đi đường ở Mỹ không?

Việt Kiều ba que lúng túng hồi lâu rồi trả lời: Ờ tao không biết, mày nói thử cái coi.

Dư luận viên ba củ nói: Hãy bò ra đường và sủa gâu gâu!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật.)


Monday, September 5, 2016

Tại sao Italy thất bại trong việc chống lại nạn tham nhũng?

Italy là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Âu nhưng mức độ tham nhũng của họ vượt xa so với các quốc gia Châu Âu khác, xét theo vị trí xếp hạng trên bảng về chỉ số nhận thức tham nhũng CPI thì họ đứng thứ 61/174 (năm 2016) và Viện Kiểm Toán Tối Cao Italy ước lượng rằng tham nhũng làm thiệt hại của nền kinh tế Italy mỗi năm 60 tỷ dollar, bằng khoảng 4% GDP hàng năm của nước này. Tuy vậy, Italy chưa bao giờ thành công trong việc chống tham nhũng. Thậm chí, như các học giả đã nhận định, tham nhũng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Italy cất cánh vào giai đoạn công  nghiệp hóa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Paolo Ferrari, giảng viên môn lịch sử hiện đại tại đại học Pavia và tổng biên tập của tạp chí “Italia contemporanea”, Italy, tìm cách lý giải hiện tượng tham nhũng ở Italy dưới góc độ cấu trúc. Tuy vậy, định kiến về sự kiểm soát tham nhũng bằng chính trị đa nguyên hay coi tham nhũng chỉ là vấn đề tư pháp đã khiến ông thất bại trong việc làm rõ cách thức sự tham nhũng phát triển trong lòng một xã hội tư bản mà giai cấp tư sản trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước vào việc kinh doanh. Hậu quả tiêu cực của tham nhũng cũng chỉ được xem xét dựa trên giả định không rõ ràng về chi phí kinh tế mà không gắn với sự biến đổi của tình hình chính trị-xã hội cụ thể. Sự ám ảnh về chế độ Phát xít vẫn còn để lại dấu ấn cho thời kỳ hiện đại khi mà tác giả cố gắng lý giải mức độ tham nhũng thấp của chế độ Phát xít bằng cách cho rằng họ đã che giấu tham nhũng. Italy cũng cho thấy sự thất bại của việc dùng Quốc Hội như là một quyền lực tư pháp chống lại sự tham nhũng. 

Dưới đây là bản dịch bài viết "Corruption in Italy: a structural approach" của Paolo Ferrari (pp. 165-178) trong cuốn sách trong cuốn The History of Corruption in Cetral Government của Seppo Tiihonnen do nhà xuất bản IOS phát hành năm 2003. 


Tham nhũng ở Italy: Một tiếp cận cấu trúc 

Paolo Ferrari*

Một Định Nghĩa

Vấn đề tham nhũng liên quan đến ba yếu tố khác nhau: hành chính công, chính giới và lợi ích tư nhân. Trong tiểu luận này, chúng tôi xem xét việc tham nhũng được coi là hành vi tham nhũng của công chức, tức là họ nhận tiền, hoặc lợi ích, để đổi lấy hành động, quyết định, trong trách nhiệm công của họ, có nghĩa là liên quan đến hoạt động theo luật định của họ, nhưng nhằm mục đích thu lợi cá nhân với chi phí công cộng. Bên cạnh đó, chính giới cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động hành chính công và trong một thời gian dài của lịch sử Italy, người ta có thể thấy sự yếu đuối, lệ thuộc của hành chính công vào giới thượng lưu chính trị, thường là tác nhân chủ chốt trong sự tham nhũng. [1]

Nếu như sự chú ý được tập trung vào hành chính công thì trước hết cần phải thấy rằng không có kết luận chung nào có thể được đưa ra. Vấn đề này chỉ nhận được sự chú ý đáng kể từ năm 1992, khi hiện tượng “Tangentopoli” xảy ra, cho thấy sự tham nhũng lan tràn ở hầu hết mọi phần của xã hội Italy. Một hiện tượng dĩ nhiên sẽ thu hút sự chú ý vào các đảng phái hơn là hành chính công, dẫn tới sự biến đổi của hệ thống chính trị Italy – ít nhất là khi được xem xét từ quan điểm của đảng phái chính trị. Dĩ nhiên nhiều học giả đã nghiên cứu tham nhũng trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử Italy, nhưng trên góc độ của hệ thống chính trị và không có bất cứ sự chú ý đặc biệt nào đến cơ chế của nó. 

Trong thập kỷ qua, nhiều tác giả đã nghiên cứu về tham nhũng, đặc biệt là trong lịch sử nước Cộng Hòa. Chúng tôi sẽ cố gắng trình bày rằng sự lan rộng của hiện tượng liên kết chặt chẽ với cấu trúc hành chính công của Italy cũng như quan hệ của nó với xã hội dân sự, như đã được định nghĩa vào những năm ba mươi. Có thể kể ra 5 thời kỳ như sau:

• Từ khi khai sinh nhà nước mới cho đến Thế Chiến thứ I (1861-1914);

• Từ Thế Chiến I đến chế độ Phát xít (1915-1921);

• Dưới chế độ Phát xít (1922-1945);

• Từ kết thúc Thế Chiến II đến cuối những năm 1970;

• Hai thập kỷ vừa qua (chúng tôi không xem xét trong bài này).

Không có bằng chứng nào cho thấy sự liên hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế, tham nhũng tồn tại trong những xã hội có những cấu trúc kinh tế đặc trưng rất khác nhau. Sự chú ý hiện tại tới vấn đề, dưới sự thúc ép của các tổ chức quốc tế, cho thấy ngay cả ở những quốc gia phát triển nhất thì tham nhũng cũng được coi là vấn đề quan trọng. Quan trọng, không chỉ là bởi vì nó liên quan đến sự lãng phí nguồn lực công mà còn bởi vì nó có thể phá hoại tính hợp pháp của hệ thống chính trị, với những hậu quả lớn cho hệ thống chính trị nói chung cũng như với những đảng phái trực tiếp liên can đến tham nhũng nói riêng.

Có hai câu hỏi cần được xem xét. Tham nhũng được coi là một ví dụ đặc biệt về việc sử dụng nguồn lực công cho lợi ích riêng, bất kể là xảy ra theo lệnh của nhóm nắm quyền hay là bởi vì thiếu đạo đức. Điều này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào và ở bất kỳ nhà nước nào. Trên góc độ này, người ta có thể cho rằng nó liên quan đến bản chất con người và sự lựa chọn về đạo đức – tức là sự trộm cắp nguồn lực công, thì sự lan rộng của hiện tượng này cho thấy nó ít chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử. Quan điểm trái ngược lại cho rằng hoàn cảnh lịch sử là đặc biệt quan trọng để giải thích hiện tượng này, theo góc độ đó thì người ta tập trung chú ý vào những vấn đề sau:

1) Cấu trúc của những quan hệ giữa lợi ích tư nhân, đặc biệt là quyền lực của lợi ích tư nhân bên trong xã hội, khả năng ảnh hưởng tới quyết định chính trị và hành chính của chúng.

2) Sự kiểm soát đối với hành chính công, nội bộ cũng như bên ngoài: đặc biệt là sự tồn tại của quyền lực tư pháp độc lập có thể trừng phạt các công chức và chính khách.

3) Thời kỳ đặc biệt: một cuộc khủng hoảng nổ ra, nhằm mở rộng quyền lực của chính quyền, cũng như một số khu vực hành chính công, đồng thời làm suy yếu sự kiểm soát, do đó mang lại nhiều cơ hội cho lợi ích tư nhân, lợi ích này sẽ cố gắng tác động đến sự lựa chọn công.

4) Địa vị của công chức trong xã hội, văn hóa, thái độ của họ, sự đánh giá xã hội đối với công việc của họ.

Ba chủ đề đầu liên quan đến vấn đề mang tính cấu trúc liên quan đến vị trí của hành chính công trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau: hành vi của công chức có thể hiểu được không chỉ từ góc độ tâm lý học mà còn từ việc nghiên cứu vị trí xã hội của họ cũng như hoàn cảnh hoạt động của họ.


Nước Italy Tự Do

Thời gian từ khi thành lập nhà nước mới vào năm 1861 cho đến khi bắt đầu Thế Chiến I có những đặc trưng chung. Nhiều học giả nhấn mạnh rằng Nhà Nước Tự Do có mục tiêu rất hạn chế và hoạt động trong hoàn cảnh có sự phân chia rõ ràng giữa khu vực tư nhân và khu vực công. Theo quan điểm của chúng tôi, những xem xét khác cũng hữu ích.

Thứ nhất, trong thời kỳ lịch sử này của Italy, nhà nước có mức độ độc lập lớn nhất trong mối quan hệ với lợi ích tư nhân. Kể từ năm 1861, nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế. Các hoạt động của nhà nước đã định hình một xã hội mới, thống nhất quốc gia, chống lại các kẻ thù bên trong cũng như bên ngoài, cung cấp các cơ hội để phát triển hoạt động tư nhân. Mặc dù có cấu trúc gọn nhẹ nhưng nhà nước đã quan tâm tới cả lợi ích tư nhân lớn cũng như nhỏ. Các lợi ích thường được phát triển nhờ vào các sáng kiến được tài trợ công [3]. Nhà nước Italy có sức mạnh tác động đến sự phát triển của các trung tâm quyền lực kinh tế lớn nhưng vẫn duy trì sự độc lập cao. Ví dụ điển hình nhất là sự phát triển của các ngành cơ khí và sắt thép. Cả hai ngành đều gắn liền với các rào cản thương mại và chi tiêu công – và đặc biệt là với sự gia tăng của ngân sách quân sự, thay vì gắn với hệ thống đường sắt như ở nhiều quốc gia Châu Âu khác. Trong cả hai trường hợp, chi tiêu công trở thành cơ hội gắn kết doanh nhân và công chức. Có rất nhiều trường hợp tham nhũng; nguồn lực công cũng được sử dụng cho các mục đích tư nhân trong thời kỳ này

Theo quan điểm này, chúng tôi cần phải xem xét hai khía cạnh khác nhau của vấn đề. Tham nhũng “vặt”, liên quan đến những người quản lý nguồn lực công: một ví dụ cụ thể là tin đồn liên quan đến việc quản lý các kho quân sự. Ở mức độ này, tham nhũng được coi là ví dụ về việc sử dụng nguồn lực công cho mục đích cá nhân, theo lệnh của những công chức có cấp bậc thấp – tức là sử dụng các cơ hội nhất định gắn liền với vị trí của công chức. Hiện nay, một ví dụ đương thời là việc sử dụng mạng Internet cho các mục đích cá nhân, việc này rấ khó kiểm soát. Điều này có thể coi là vấn đề đạo đức nhưng tham nhũng là một việc khác; như chúng tôi đã nhấn mạnh, đó là sự trao đổi giữa một công chức và một cá nhân và mục tiêu của sự trao đổi này là hành động gắn liền với hành chính công.

Chúng tôi cần phải nhắc lại rằng lợi ích tư nhân là yếu so với quyền lực nhà nước trong thời kỳ Tự Do. Trước hết chúng tôi xem xét – một ví dụ cụ thể là sự hình thành của nhà máy sắt quan trọng nhất của Italy, Societa alti forni, fonderie e acciaierie di Terni, vào năm 1884 – nhà nước là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp này. Sự lựa chọn được coi là quyết định dưới sự thúc ép của giới kinh doanh đang cố gắng chế tạo ra các công cụ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nhà nước

Nhưng những khẳng định này cần thêm sự giải thích -

Nhà nước Italy đã trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế, mặc dù về lý thuyết thì tầng lớp thượng lưu chính trị chống lại việc trực tiếp gánh vác trách nhiệm tại các doanh nghiệp tư nhân và ủng hộ chính sách laissez faire – mặc dù vậy, họ cũng luôn bảo vệ các rào cản thương mại. Trường hợp “Terni” là điển hình theo quan điểm này bởi vì ngành sắt đã được hỗ trợ bằng các đơn đặt hàng vật liệu của ngành đóng tàu, mà không có bất cứ sự can thiệp trực tiếp nào theo lệnh của chính quyền vào doanh nghiệp tư nhân. Do đó, một trong những nỗ lực quan trọng nhất để phát triển nền tảng công nghiệp Italy đã được thực hiện bằng các công cụ pháp luật truyền thống, tức là thông qua việc mua sắm các vật liệu mà Bộ Hải Quân đòi hỏi.

Khi xem xét vụ bê bối quan trọng nhất trong nửa sau thế kỷ 19, liên quan đến ngân hàng Banca Romana và các ngân hàng Italy khác, chúng tôi xác thực được một số các khẳng định đã nêu. Banca Romana là một trong số các ngân hành phát hành tiền của Italy và cho các lãnh đạo chính trị vay tiền, trong đó có Crispi và Giolitti, để chi cho các chiến dịch tranh cử của họ và tác động đến báo chí. Banca Romana đã in tiền bất hợp pháp và gia tăng lượng tiền. Điều quan trọng nhất cần phải nhắc đến là Bộ Nông Nghiệp, Công Nghiệp và Thương Mại đã yêu cầu điều tra các ngân hàng phát hành tiền vào năm 1889. Alvisi, một thượng nghị sĩ, cùng với các công chức của Ngân Khố đảm nhiệm cuộc điều tra đó. Họ đã phát hiện ra rằng ngân hàng thường xuyên che giấu các khoản tiền để ủng hộ các chiến dịch tranh cử, đó là hành động bất hợp pháp. Như Gustapane đã nhấn mạnh [4] – vào năm 1893, lệnh bắt giữ, khám xét và lệnh tịch biên tạm thời đã được đưa ra trong cuộc họp của thủ tướng, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, bộ trưởng Bộ Tư Pháp và các quan tòa cấp cao nhất của Italy. Vụ bê bối liên quan đến giới thượng lưu chính trị, bốn bộ trưởng, một số trưởng ban và nghị sĩ Quốc Hội cũng như Giolitti bị buộc phải từ chức. Chỉ có ngân hàng nhà nước mới, Banca d'ltalia, được quyền phát hành tiền. Như Gustapane đã nhận thấy, không có bất cứ sáng kiến phi pháp nào khác liên quan đến Banca Romana kể từ đó, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng của Nhà Nước Tự Do. Điều này có nghĩa là sáng kiến tập trung quyền phát hành tiền là hữu ích, nhằm đạt được mục đích phòng ngừa dạng tham nhũng đó. Một sự tổ chức khác của hệ thống ngân hàng cũng được hình thành và mang tới một kết quả rất quan trọng. Sáng kiến thể chế [5] này quan trọng không chỉ bởi vì đó là một trong những điều kiện để Italy cất cánh vào cuối thế kỷ mà còn bởi vì nó cho thấy phản ứng của hệ thống chính trị. Điều này dĩ nhiên là một sự xem xét tập trung để thấu hiểu tại sao hệ thống chính trị muốn phá hủy nguyên nhân đã tạo ra việc sử dụng nguồn lực công một cách ngược ngạo. Có thể nói rằng không có bất cứ điều gì tương tự đã xảy ra trong các giai đoạn khác của lịch sử Italy.

Hai sáng kiến khác có thể đem đến sự giải thích tốt hơn cho lý thuyết này. Trong thời kỳ Italy cất cánh, từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1914, hành chính công đã bắt đầu thay đổi nhanh chóng và phát triển những mối quan hệ mới với lợi ích tư nhân. Điều này cũng tạo ra các cơ hội mới cho sự tham nhũng. Các tầng lớp chính trị cố gắng kiểm soát hiện tượng đó. Như đã được thấy, không chỉ có ba cuộc điều tra của Quốc Hội mà còn có hai sáng kiến thể chế được đưa ra.

Vào năm 1912, sáng kiến đầu tiên là quyết định thành lập một Ủy Ban mới – Commissione per gli approvvigionamenti e forniture di Stato – trực thuộc Ngân Khố, nhằm mục đích phối hợp hành động của các bộ phận khác nhau trong hành chính công, vốn đang đặt hàng của các ngành tư nhân. Đây là hệ quả của sự phát triển công nghiệp nhưng cũng là hệ quả của cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1911-12, đã làm gia tăng chi tiêu nhà nước. Sự hình thành cơ quan mới đã cho thấy cách thức mà tầng lớp chính trị nhận thức được sự tồn tại của vấn đề. Đồng thời, các lợi ích tư nhân cũng được tổ chức theo cùng một cách đó, như vậy có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến sự lựa chọn của hành chính công. Cụ thể là có thể ảnh hưởng tới công việc của Ủy Ban Ngân Khố mới. Trong chiến tranh và những thập kỷ tiếp theo, vấn đề đại diện cho lợi ích tư nhân trong phạm vi nhà nước tiếp tục là vấn đề trung tâm và giải pháp trong nhiều giai đoạn khác nhau là cơ sở để thấu hiểu hiện tượng tham nhũng.

Sáng kiến thứ hai, rất đáng để chú ý, là quyết định của nội các vào ngày 28/7/1913 về mối quan hệ giữa công chức và hãng tư nhân. Nội các quyết định rằng không có bất cứ công chức, viên chức quân sự hay cựu công chức nào được phép làm đại diện hay trung gian của một hãng tư nhân với bất kỳ bộ phận hành chính công nào. Trước hết, quyết định đó cho thấy rằng đây là vấn đề trung tâm. Quyết định – đã thay đổi tình hình kéo dài – liên quan đến toàn bộ các bộ phận nhà nước và kéo theo các phản ứng nội bộ mạnh mẽ, cùng với một cuộc thảo luận về cách thi hành quyết định đó.  Sindacato del funzionari di Stato, công đoàn của công chức, phản đối quyết định và cũng có những phản ứng của nhiều công chức. Họ phản đối tại một tòa án hành chính, lập luận rằng quyết định đó không liên quan đến bất kỳ công chức nào mà chỉ liên quan đến các đại diện thương mại đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển và các mối quan hệ được tái sinh giữa khu vực công và tư, quyết định của thủ tướng sẽ bảo vệ chính quyền chống lại các bê bối và tham nhũng. Cùng lúc đó, Giolitti không thay đổi mối liên hệ truyền thống với khu vực hành chính công, vốn đã phát triển quan hệ với lợi ích tư nhân kể từ nhưng thập kỷ cuối của thế kỷ 19. Bộ trưởng Bộ Hải Quân viết thư cho Giolitti rằng việc thi hành quyết định đó sẽ tạo ra nhiều rắc rối. Các quan chức hải quân cấp cao được tuyển dụng là giám đốc kỹ thuật cho các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Theo quan điểm này, Millo – người được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Hải Quân sau cuộc họp ngày 28/7 của nội các – nói rằng ông phản đối việc thi hành quyết định trên đối với bộ. Theo quan điểm của ông, quyết định đó sẽ tạo ra một vấn đề lớn cho cả các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh cũng như Bộ Hải Quân. “Kinh nghiệm sâu sắc” của những cựu sĩ quan đã được công nhận, trong cả các vấn đề về hợp đồng cũng như trong các nghiên cứu đã xuất hiện trước đó. Bộ trưởng đề nghị chỉ thi hành quyết định đối với các công chức làm đại diện cho các hãng tư nhân.

Vấn đề này không phải là mới. Vào năm 1885, một chi nhánh của Armstrong, Mitchell & Co. – một trong những hãng phục vụ chiến tranh lỡn nhất thế giới – được thành lập ở Naples để sản xuất pháo cho hải quân. Hãng được thành lập dựa trên hợp đồng giữa hải quân Italy và Armstrong, trong các cuộc thảo luận, đô đốc Augusto Albini có vai trò quan trọng. Hai thập kỷ sau, vào năm 1903, cuộc điều tra của ủy ban Quốc Hội đã kết luận rằng Albini, trong vài trò tổng chỉ huy pháo binh, đã bảo vệ một hợp đồng nội bộ của bộ. Nhưng “năm tiếp theo, khi việc thực hiện hợp đồng bắt đầu, ông đã rời hải quân và trở thành trưởng đại diện của Armstrong ở Rome” [6]. Nhiều sĩ quan khác, vốn kiểm soát các hãng tư nhân theo nghĩa vụ của họ, sau này cũng trở thành đại diện của chính những doanh nghiệp ấy. Bên cạnh đó, các cựu sĩ quan cấp cao cũng là người đứng đầu ở hầu hết các hãng phục vụ chiến tranh.

Quyết định năm 1913 của nội các được đưa ra sau một thời gian dài mà các doanh nghiệp phục vụ chiến tranh đều sử dụng các cựu công chức. Họ được sử dụng để thu được các thông tin hữu ích liên quan đến nhu cầu của chính quyền cũng như khả năng gây ảnh hưởng tới quyết định của họ.

Salandra, thủ tướng kế nhiệm Giolitti, vào tháng giêng năm 1915, đã cho phép cựu sĩ quan hải quân tiếp tục làm việc – ngay cả khi chỉ làm rõ “các chi tiết kỹ thuật” – trong vai trò đại diện của Compagnia Marconi trong các cuộc đàm phán để gia hạn hợp đồng về máy điện báo và bộ trưởng Bộ Dịch Vụ Bưu Chính và Điện Tín cũng đã bảo vệ quyết định này.

Quyết định này xác nhận rằng mục tiêu của quyết định năm 1913 đã được giảm thiểu các hệ quả tiêu cực đối với chính quyền trong sự xuất hiện của các cựu sĩ quan tại các hãng tư nhân, nhưng không cố gắng thay đổi quan hệ giữa nhà nước và lợi ích tư nhân.

Những quan hệ khác liên quan đến văn hóa hành chính công cũng có thể xảy ra. Cho đến Thế Chiến I, nhà nước nước thuộc về tầng lớp thượng lưu chính trị và hành chính, vốn có một văn hóa chung. Cảm giác thuộc về nhà nước và một sự đồng thuận về dự án xây dựng nhà nước được hình thành. Đây là hệ quả của lý tưởng “Risorgimento” về đấu tranh thống nhất quốc gia. Lý tưởng này cho rằng cuộc đấu tranh phải tiếp tục với việc tạo ra nhà nước mới, có mục tiêu là tổ chức xã hội dân sự và khuyến khích sự phát triển của xã hội dân sự. Hầu hết các công chức đều coi bản thân là một phần của nỗ lực ấy và cảm thấy trách nhiệm đối với nhà nước cũng như nhà vua. Họ cảm thấy bản thân phải trung thành với nhà nước và không phải – như đã xảy ra với chế độ Phát xít và thường xuyên sau đó – với một đảng chính trị coi chính quyền là công cụ cai trị của họ. Đồng thời, sự giảm thiểu các liên hệ trực tiếp với giới kinh doanh cũng không làm giảm các cơ hội tham nhũng. Theo góc độ này, các giá trị đạo đức được hệ thống hành kiểm soát xã hội củng cố mà không có bất cứ sự can thiệp trực tiếp và liên tục nào vào các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, giới kinh doanh vốn đã yếu so với quyền lực nhà nước và không được tổ chức để tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới nhà nước, như dưới chế độ Phát xít và sau Thế Chiến II.

Hoàn cảnh đã thay đổi khi thế kỷ mới bắt đầu, sự quốc hữu hóa hệ thống đường sắt, sự hình thành Quỹ Bảo Hiểm Quốc Gia, Ina, cũng sự đại diện của các lợi ích tư nhân trong một số nhánh của hành chính công. Các hoạt động của nhà nước mới tạo ra các quan hệ mới giữa hành chính công và lợi ích tư nhân. Cuộc chiến tranh giữa Italy và Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra tình hình mới: chi tiêu công gia tăng và nhũng cơ hội mới cho lợi ích tư nhân xuất hiện. Khi Italy cất cánh, chúng mạnh hơn và tự tổ chức lại để tác động đến hành chính công theo cả cách hợp pháp – ví dụ như yêu cầu các thủ tục mới cho hoạt động của hành chính công – lẫn ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của hành chính công, cũng như sử dụng các công cụ tham nhũng. Theo góc độ này, một ví dụ rất rõ ràng là việc mua sắm hàng hóa trong cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế Chiến I tạo ra một sự biến đổi mới. Khủng hoảng chiến tranh làm suy giảm sự kiểm soát đối với chi tiêu công và các lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chấp nhận ở một mức độ nhất định sự lãng phí nguồn lực công – để có được sản lượng vật liệu cần thiết cao hơn. Đồng thời, các bộ phận quân sự cũng tạo ra một sự hợp tác mới giữa lợi ích công và tư nhân. Các công chức thường xuyên đàm phán nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến giới kinh doanh và công nghiệp mà không có các phương tiện văn hóa và pháp luật cần thiết. Do vậy, họ bị yếu đi so với giới công nghiệp, vốn đã tạo dựng được tổ chức và cố gắng chiếm lấy mọi khả năng sử dụng nguồn lực công cho bản thân.

Dưới chế độ Phát xít

Cho đến khi kết thúc Thế Chiến I, Quốc Hội được sử dụng như một dạng quyền lực tư pháp. Điều đó được thể hiện bằng các cuộc điều tra của Quốc Hội, mang tính quyết định trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi có các vụ bê bối, hay do các vụ tham nhũng dẫn tới.

Dưới đây là một số cuộc điều tra:
1864 – về hiệp hội đường sắt, Societa delle ferrovie Meridionali.
1869 – về nhà máy thuốc lá nhà nước, Regia dei Tabacchi.
1894 – về Banca Romana.
1904 – về Hải Quân, Regia Marina.
1908 – về quân đội, Regie Esercito.
1912 – về việc xây dưng tòa nhà Tư Pháp ở Rome.
1917 – về việc quản lý các lễ kỷ niệm và triển lãm ở Rome, Turin và Palermo.
1920 – hai cuộc điều tra: về chi tiêu chiến tranh, về việc quản lý việc hỗ trợ dân chúng và tái thiết các khu vực được giải phóng,
1921 – về việc tổ chức hành chính nhà nước và các điều kiện về nhân sự.

Các cuộc điều tra của Quốc Hội được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý; nhiều trong số chúng tạo ra quyền lực đặc biệt cho ủy ban Quốc Hội. Những quyền lực này mang tính tư pháp liên quan tới thu thập tài liệu và sử dụng nhân chứng. Kể từ sau những năm bảy mươi, nhiều cuộc điều tra hành chính đã được tạo ra, như là công cụ để điều tra hành chính công và tham nhũng. Tầng lớp thượng lưu chính trị đặc biệt chú ý tới tham nhũng và một trong số các cuộc điều tra này – liên quan tới việc xây dưng tòa nhà Tư Pháp ở Rome – một số nghị sĩ đã bị đưa ra tòa.

Quyết định ban đầu của chính phủ Mussolini là chấm dứt cuộc điều tra của ủy ban, vốn đảm nhiệm vệc phân tích chi tiêu nhà nước trong Thế Chiến I. Ủy ban bị buộc phải trình bày báo cáo chung cuộc, làm rõ các hoạt động bất phợp pháp của nhiều hãng để nhận được các đặt hàng của chính quyền. Công việc bị ngừng lại trước khi chạm tới một số hãng đứng đầu trong công nghiệp Italy. Ủy ban điều tra đã tập trung sự chú ý vào mối quan hệ giữa chính quyền, đặc biệt là giới quân sự, với các hãng tư nhân. Hoàn cảnh có thể làm suy yếu sự ủng hộ, như giới kinh doanh đã thể hiện, thuận lợi cho chính quyền Mussolini.

Cả thời kỳ Tự Do cũng như Cộng Hòa của Italy, sự tồn tại của phe đối lập chính trị về mặt lý thuyết đóng vai trò như là sự kiểm soát đối với tham nhũng nói riêng và việc sử dụng nguồn lực công nói chung. Trên thức tế, mức độ kiểm soát rất khác biệt so với lý thuyết nhưng rõ ràng là sự tồn tại của hệ thống chính trị có sự xuất hiện của nhiều nhóm có thể kiểm soát tham nhũng. Với chế độ Phát xít thì không có phe đối lập hợp pháp nào có thể kiểm soát công việc hành chính công, trong giai đoạn mà đặc trưng là sự tăng trưởng của cả nhân sự cũng như các bộ phận và hoạt động. Sự xem xét tương tự về sự tồn tại của tòa án độc lập – vốn cần có một khuôn khổ pháp lý phù hơn, cũng có thể nhắc đến.

Chế độ Phát xít kiểm soát chặt chẽ tư pháp, trong khi Hiến Pháp năm 1948 tạo thành nền tảng cho sự độc lập của tư pháp. Điều này có nghĩa là “khả năng sử dụng tư pháp chống lại hiện tượng tham nhũng một cách hiệu quả tương ứng với mức độ độc lập của quan tòa và đặc biệt là cơ quan điều tra.” Điều đó cũng có nghĩa là “bên cạnh việc tạo ra các công cụ phi tư pháp khả thi để ngăn chặn hiện tượng, mối quan tâm hàng đầu phải là duy trì sự độc lập của quan tòa và đặc biệt là cơ quan điều tra, cơ quan nói riêng, có thể đảm bảo sự tự do hành động của họ trong việc chống lại mọi loại tội phạm.” [8]

Dưới chế độ Phát xít, tham nhũng luôn được che dấu. Mussolini cố gắng tạo ra sự đồng thuận, đồng thời cho thấy hiệu quả của nhà nước độc tài. Ông ta cố gắng tạo ra hành chính công khác với hình mẫu của Weber và tích cực ủng hộ các mục tiêu của chế độ. Hệ quả của tình hình này là không có cuộc điều tra hành chính nào trong giai đoạn đó, đồng thời cũng có thể thu đươc số phán đoán hữu ích về cách thức che dấu một vụ bê bối vào đầu những năm ba mươi.

Tướng Carlo Cavallero rời khỏi quân đội sau khi kết thúc Thế Chiến I và trở thành người quản lý hãng Pirelli ở Milano. Vào năm 1925, ông được Mussolini bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Chiến Tranh. Sau đó, ông trở thành thượng nghị sĩ và vào năm 1928 ông quay trở lại hoạt động dân sự, trong vai trò chủ tịch của hãng Ansaldo. Ông bị buộc phải từ chức vì vụ bê bối liên quan đến vật liệu mà hãng Ansaldo cung cấp cho hải quân Italy. Mussolini đã làm ngơ vụ bê bối có thể chạm tới tầng lớp thống trị về chính trị, quân sự và kinh tế của Italy, vụ này liên quan đến cả gia đinh Ciano. Vụ bê bối không tạo ra bất cứ hậu quả nào, chỉ có một kỹ sư bị kết án. Cavallero trở lại quân đội vào năm 1938 và trở thành tham mưu trưởng – đứng đầu Stato Maggiore Generate từ năm 1940 đến 1943.

Dưới chế độ Phát xít, điều gây tranh cãi là hậu quả của chiến tranh và/hay sự phá hủy của thế giới văn hóa, đạo đức mà chiến tranh tạo ra đã gây ra tham nhũng, sự suy giảm nói chung của đạo đức, vốn là cơ sở của hành chính công trong thời kỳ Tự Do đã xuất hiện. Đặc tính của hành chính Italy, dựa trên trật tự và đẳng cấp, là phù hợp với mục tiêu của chế độ Phát xít và lý tưởng về xã hội mà theo đó công dân không có sự độc lập thật sự. Đảng Phát xít can thiệp trực tiếp vào các quyết định công ở mọi cấp và áp dụng một văn hóa mới cũng như thái độ mới mà giới hành chính không phản đối.

Với chế độ Phát xít, lần đầu tiên trong lịch sử Italy, một đảng là trung tâm của hệ thống chính trị - tầng lớp thượng lưu Tự Do cai trị không cần có đảng phái – và khôi phục mối quan hệ gần gũi với nhà nước: Partito nazionale fascista cố gắng mở rộng sự ủng hộ của quần chúng đối với chế độ Phát xít. Đảng kiểm soát những bộ phận khác nhau của bộ máy nhà nước, mặc dù mục đích chỉ đạt được ở nhiều cấp độ khác nhau. Điều đáng chú ý hơn theo quan điểm của chúng tôi là một số nhóm kinh tế và tài chính quan trọng nhất có khả năng thực thi các chức năng công theo một cách trực tiếp hơn. Lãnh đạo chính trị trực tiếp tham gia ban điều hành của các công ty quan trọng nhất, trong khi Confidustria – tổ chức tư nhân của các nhà công nghiệp Italy – chiếm lấy các chức năng công cộng. Ở cấp địa phương, thị trưởng, được bầu chọn trước chế độ Phát xít, bị thay thế bằng podesta do đảng kiểm soát.

Một số thay đổi đó – đặc biệt là sự hiện diện của lợi ích tư nhân trong hành chính công – không phải là đặc trưng của riêng Italy, nhưng ở Italy thì chúng phát triển trong hoàn cảnh của chế độ độc tài chính trị và khiến cho chúng có một đặc tính độc nhất. Trong hoạt động của Confindustria, khó có thể phân biệt được ranh giới giữa lợi ích công và tư. Những mối quan hệ mới giữa lợi ích tư nhân và chính quyền nhà nước cũng giống như các nước công nghiệp khác sau cuộc khủng hoảng 1929. Từ sau Thế Chiến II, sự cộng sinh này đã thay đổi, trong khi đó ở Italy thì nó vẫn tiếp tục hoạt động, với quyền lực công đóng vai trò như là công cụ cho các mục đích tư nhân.

Trong khi những lợi ích tư nhân quan trọng nhất có thể tương tác với quyền lực công thì đồng thời sự tự cấp tự túc và lập kế hoạch kinh tế là cơ sở cho sự phát triển của một nhóm công chức kỹ thuật mới. Họ hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các tổ chức công tới các bộ ngành kinh tế, xử lý các vấn đề công nghiệp, thương mại và tiền tệ. Sự can thiệp của nhà nước đã phát triển lĩnh vực kinh tế công hơn tất cả các nước phương Tây khác: vào năm 1939, IRI – Istituto per la ricostruzione industrial – nắm giữ 44% cổ phần của Italy. Ở Italy, sự ra đời của nhà nước kinh doanh là vào thời Phát xít và điều này có một số tính chất khác biệt. Điều đó là kỳ lạ trên góc độ mối quan hệ của nó với công nghiệp tư nhân và khả năng của hệ thống chính trị trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan công quyền mới. Do đó, ở Italy, một hiện tượng chung – sự phát triển của nhà nước kinh doanh – có một sự phát triển đặc biệt và đặc tính đặc biệt bởi vì nó đã phát triển trong hoàn cảnh của chế độ độc tài. Một số đặc điểm, như chúng ta đã thấy, vẫn tiếp tục tồn tại sau khi Thế Chiến II kết thúc.

Các nhà quản lý thường chuyển từ các vị trí công sang vị trí tư. Giới kinh doanh và quản lý nhà nước không phải là các lĩnh vực tách biệt, được thể hiện trong một ví dụ điển hình: Felice Guarneri, người đã làm việc ở Confindustria và Assonime, vào khoảng thời gian 1936-1939 làm bộ trưởng thương mại quốc tế và tiền tệ, sau này quay trở lại các vị trí tư nhân. Bản thân Mussolini cũng trao quyền lực lớn cho các nhóm công nghiệp để nhận được sự ủng hộ của họ trong cải cách kinh tế vào nửa cuối của những năm 1930. Một sự cộng sinh được xác nhận trong thời kỳ Tái Thiết, khi mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, đảng nắm quyền cho đến năm 1992, xây dựng quyền lực dựa trên sự nắm giữ kinh tế công và quản lý nhà nước [10].

Tham nhũng, trên khía cạnh này là có khả năng, hàm chứa trong cấu trúc quan hệ công-tư. Hay nói cách khác, giới kinh doanh đã luôn luôn gắn liền với hoạt động nhà nước – đây là tính chất được phục hồi của “những kẻ đến muộn” trong công nghiệp hóa, nhưng với chế độ Phát xít, nó đã tạo ra khuynh hướng mới. Các doanh nghiệp đã phát triển nhanh nhất là những doanh nghiệp có khả năng gia tăng vị thế của họ trên thị trường và đồng thời sử dụng mọi cơ hội do nhà nước cung cấp. Trên góc độ này, doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng thiết lập mối quan hệ hữu ích với một số bộ phận hành chính công và điều này tạo ra cơ sở cho hiện tượng tham nhũng. Kể từ chế độ Phát xít, hành chính công đã luôn có một số cách để tự bảo vệ trước các đòi hỏi tư nhân được sự ủng hộ của sức mạnh chính trị.

Nước Cộng Hòa

Tình hình chính trị và thể chế mới tiếp tục mang đặc trưng đã nêu, sự kiểm soát đối với mối quan hệ giữa lợi ích tư nhân và hành chính công là yếu và mô hình cũ vẫn tồn tại. Sau năm 1945, đảng nắm quyền đã không tạo ra không gian cho sự kiểm soát thực tế đối với hoạt động hành chính của họ [11]. Do đó, các cơ quan công quyền đã tiếp tục duy trì sự độc lập để đóng vai trò như là công cụ hữu ích của tầng lớp thượng lưu chính trị. Cấu trúc và hoạt động của viện kiểm toán tối cao nhà nước, Corte de conti, là một ví dụ điển hình. Viện không có quyền lực thực tế và điều này khiến cho chính quyền Italy có khả năng tránh được mọi sự kiểm soát thực tế. Hiến Pháp Cộng Hòa trao sự độc lập hoàn toàn cho viện, nhưng một đạo luật năm 1934 đã tiếp tục tạo ra quyền lực can thiệp lớn cho chính quyền bằng cách bổ nhiệm và thăng chức cho các thành viên của viện. Quyền lực lớn cũng được cung cấp cho thổng thống, trong khi các thẩm phán có thể bị bãi chức, điều này xung đột với điều 100 của Hiến Pháp. Theo cách này, viện đã được sử dụng như là công cụ của chính quyền và không thể thực sự kiểm soát được hoạt động của nó [12].

Vào năm 1923-24, hệ thống kế toán truyền thống được phê chuẩn. Đồng thời, chế độ Phát xít cũng tạo ra các cơ quan công quyền mới độc lập với tổ chức cấp bộ, nhưng không tạo ra hệ thống kiểm soát, hữu dụng để kiểm soát hoạt động của chúng. Điều này là bởi vì các cơ quan công quyền mới được coi là công cụ chính sách của Phát xít. Chúng cần phải hoạt động theo mối liên hệ chặt chẽ với các quyết định của chính quyền. Người đứng đầu các cơ quan công quyền khác nhau này được Mussolini trực tiếp bổ nhiệm, do đó thực sự quyền lực khi sử dụng các tài nguyên công. Cùng lúc đó, công chức phải trung thành, không phải với nhà nước mà với chế độ Phát xít, một điều kiện được củng cố bằng nhiều sự kiện trong những năm 1930, do đó hành động của họ có thể đánh giá về mặt chính trị.

Sau Thế Chiến II, hệ thống này vẫn tiếp tục tồn tại. Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo coi hành chính công là một trong những công cụ chính để củng cố vị thế của họ. Tham nhũng tiếp tục phát triển bởi vì phần lớn hoạt động của cơ quan công quyền không được đặt dưới bất kỳ sự kiểm soát nào của bên ngoài. Mục tiêu của chúng trở thành củng cố sự đồng thuận, sử dụng tài nguyên công cho các mục tiêu của đảng, do vậy mọi sự kiểm soát tự bên ngoài đều được coi là sự can thiệp không được mong muốn. Mặt khác, các công chức lại một lần nữa được đòi hỏi trung thành với đảng thay vì nhà nước. Trong hoàn cảnh Chiến Tranh Lạnh cùng với sự tồn tại của một phe đối lập cộng sản và xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, đảng cầm quyền đã phát triển chế độ gia đình trị và công chức phải ủng hộ chính quyền cũng như không chống lại việc nhà nước hướng tới các lợi ích tư nhân.

Hiện tượng này có thể thấy rõ trong việc hình thành và phát triển nhiều cơ quan công quyền. Một trong những cơ quan quan trọng nhất là Cassa per il Mezzogiorno, được thành lập vào năm 1950 với quyền can thiếp lớn cũng như nguồn lực lớn, tại các khu vực kém phát triển của Italy. Cassa per il Mezzogiorno quản lý ngân sách lớn nhưng ngay từ ban đầu, Tòa Án Kiểm Toán Italy, Corte dei conti, đã không thể kiểm soát hoạt động của họ. Các vụ bê bối và tranh cãi về hoạt động của cơ quan quan trọng nhất, tạo ra sự can thiệp trực tiếp vào kinh tế Italy, là đương nhiên do thiếu sự kiểm soát đối với các hoạt động của nó. Cassa per il Mezzogiorno cũng không phải là ngoại lệ: hai cơ quan công quyền lớn khác là IRI và ENI cũng thường xuyền bác bỏ sự kiểm soát tương tự cho đến những năm 1960, trong khi các tổ chức tiết kiệm công – như INPS là tổ chức quan trọng nhất – tiếp tục hoạt động dựa trên các nghị định của thời Phát xít. Vào năm 1988, sau khi việc biển thủ ngân quỹ bị phát hiện, đa số nghị viện đã bác bỏ việc thành lập ủy ban điều tra. Chức năng kiểm soát của Quốc Hội đã suy giảm mạnh, cụ thể là về việc sử dụng nguồn lực công. Lợi thế của hệ thống này là tạo ra cơ hội sử dụng các cơ quan công quyền cho các mục đích của đảng. Trên góc độ này, tham nhũng không phải là hiện tượng khó hiểu, mà là hệ quả của cấu trúc trong một số bộ phận của hành chính công. Những cơ quan không được coi là định hướng hay kiểm soát sự phát triển kinh tế mà là công cụ hữu ích để mở rộng sự đồng thuận cho đảng cầm quyền. Vào năm 1981, đa số trong một ủy ban Quốc Hội đã quyết định khởi sự một vụ kiện chống lại hai nghị sĩ Quốc Hội. Họ là các bí thư thường trực của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (DC) và đảng Dân Chủ Xã Hội Italy, các đảng đang tham gia chính quyền, họ bị cáo buộc nhận các quỹ phi pháp từ ITALCASSE. Họ tuyên bố được bảo vệ bằng quyền miễn tố của nghị sĩ, bởi vì hoạt động của họ không phải là “tư nhân” mà là chính trị. Một mệnh đề - giá trị công của hoạt động gây quỹ phi pháp cho các đảng phái chính trị - được sử dụng nhiều lần trong “Tangentopoli”, tức là trong các vụ bê bối vào những năm 1990. Những người bảo vệ ý tưởng này cho rằng chức năng của đảng phái chính trị là chức năng công cộng, do đó không bị truy tố hình sự. Không khó để nhận thấy một số quan hệ trực tiếp với vai trò của đảng Phát xít. Do đó, tham nhũng không phải là hiện tượng khó hiểu, bởi vì tầng lớp thượng lưu chính trị không cố gắng tổ chức lĩnh vực công nhằm tránh sự lãng phí tài nguyên công kiểu đó và cũng không có sáng kiến chính trị nào thành công trong việc ngăn chặn hay làm giảm tham nhũng. Trên góc độ đó, tham nhũng là một khía cạnh của việc sử dụng tài nguyên công cho việc gia tăng sự đồng thuận với một chính đảng cụ thể. Nói chung, sự phát triển của tham nhũng cũng gắn liền với sự tồn tại của một phe đối lập chính trị ít nhiều có thể kiểm soát hoạt động của đảng cầm quyền. Cuối những năm 1970, đa số mới đã tạo ra quan hệ mới giữa hai đảng quan trọng nhất trong chính quyền, DC và đảng Xã Hội Italy (PSI), cũng như các nhóm kinh tế tư nhân và công cộng lớn. Việc quản lý các quỹ được gắn với nhiều luật chuyên biệt cho thấy mức độ cao của tham nhũng, vốn là hệ quả của thỏa thuận chính trị mới. Theo nhiều học giả, điểm chuyển biến là năm 1979. Sau năm đó, tham nhũng đạt tới cấp độ mới, mà “Chiến Dịch Bàn Tay Sạch” đã cố gắng chống lại từ năm 1992.

Điều quan trọng cần phải nhắc tới là cho đến ngày 5/12/1969, đạo luật số 932 – cảnh sát có nhiệm vụ đệ trình mọi tội hình sự cho công tố - Procuratore della Repubblica – và tiến hành điều tra sơ bộ. Điều này bảo vệ vị thế của các lãnh đạo chính trị, bởi vì Bộ Nội Vụ kiểm soát những cuộc điều tra liên quan đến họ. Chỉ từ sau năm 1969, luật pháp mới cho phép công tố thực hiện các cuộc điều tra, do vậy trở thành chìa khóa chủ chốt để khám phá tham nhũng.

Từ quan điểm văn hóa, vai trò của hai chính đảng quan trọng nhất cũng cần được nghiên cứu. DC và đảng Cộng Sản Italy, PCI, đều là các đảng “mục đích luận”, viện dẫn truyền thống văn hóa, nhà thờ Catholic và chủ nghĩa Marx, không chú ý nhiều đến các vấn đề của Nhà Nước Hiện Đại hay sự quản lý nhà nước hiện đại [13]. Bên cạnh đó, các chính khách của các đảng phái mới đã không tham gia chính quyền dưới thới Phát xít, do vậy không có kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực này. Trong khi PCI phát triển kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương, DC nắm quyền ở Italy dựa trên cơ sở cấu trúc hành chính được thừa hưởng từ chế độ Phát xít.


Một số xem xét tiếp theo

Thế Chiến I đã khiến hiện tượng tham nhũng trỗi dậy, một phần được các lãnh đạo chính trị và quân sự chấp nhận như là cái giá để gia tăng sản xuất công nghiệp nhanh nhất có thể. Theo quan điểm khác, chúng tôi có thể nói rằng vào Thế Chiến I thì nhà nước Italy đã chấp nhận một mức độ tham nhũng và lãng phí nguồn lực công nhất định, để hoàn thành sự hợp tác của công nghiệp Italy. Điều này hàm chứa hai mục tiêu: để thắng trong chiến tranh – có nghĩa là bảo vệ sự tồn tại của bản thân nhà nước – và mở rộng cấu trúc kinh tế của quốc gia – một mục tiêu mà tầng lớp thượng lưu tự do đã theo đuổi từ năm 1861.

Mặt khác, khi nói tới sự tham nhũng sau năm 1945, điều quan trọng là trình bày cách nó tạo ra sự lãng phí nguồn lực công, cả bởi vì nó hàm chứa chi phí cao hơn cho mọi sản phẩm hay dịch vụ mà nhà nước chi trả cũng như bởi vì nó đẩy đầu tư công từ các mục tiêu công ích sang các lĩnh vực có khả năng nhận được hối lộ lớn hơn. Theo cách này thì tham nhũng không còn là phụ phẩm hữu ích mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cho một số đảng phái chính trị. Theo một số nhà quan sát, cuộc chiến chống lại tham nhũng, bắt đầu vào năm 1992, cũng là thời kỳ khủng hoảng tài chính của nhà nước Italy – phải tôn trọng các quy định của Châu Âu, với hệ quả là việc kiểm soát nguồn lực công chặt chẽ hơn. Trong một nhà nước, luôn mang đặc trưng là sự kiểm soát công yếu, các điều kiện của Liên Minh Châu Âu có thể có những tác động quan trọng trong cuộc chiến chống lại tham nhũng [14].

Một số học giả chỉ ra rằng vào Thế Chiến I, cơ sở của sự tham nhũng là sắc lệnh số 770 ngày 4/8/1914, vốn củng cố sự độc lập truyền thống của giới quân sự. Sắc lệnh này – sau đó được phê chuẩn cho toàn bộ cuộc chiến tranh – đã đem lại cho họ khả năng hoạt động mà không cần tuân thủ các quy định chung về kế toán của nhà nước, “khi liên quan đến các sự kiện quốc tế”. Những sắc lệnh khác, trước Thế Chiến I, đã đề cập tới khả năng thực thi quyền lực lớn của chính quyền trong các sự kiện bất thường, đặc biệt là chiến tranh. Các sự kiện khác – ví dụ động đất – cũng được viện dẫn những quyết định này. Trong mọi hoàn cảnh, các sắc lệnh này được coi là hệ quả của tình hình khủng hoảng và được chấp nhận với sự bảo lưu lớn, ngay cả trong nội bộ tầng lớp thượng lưu cai trị. Từ góc độ của việc lập kế hoạch sử dụng  nguồn lực công cũng như từ góc độ kiểm soát và đạo đức công, gần 80 năm sau, vào năm 1992, Quốc Hội Italy đã quyết định xóa bỏ mọi sự kiểm soát công đối với các sự kiện “bất thường và khẩn cấp”. Chúng là phát kiến của Colombo – nhưng chúng đã được chờ đợi từ năm 1492 [15].
  
Paolo Ferrari, giảng viên môn lịch sử hiện đại tại đại học Pavia và tổng biên tập của tạp chí “Italia contemporanea”, Italy.

Chú thích:

1. We do not consider, in this context, corruption in relation with organised criminality. Where (and when) organisations as mafia or 'ndrangheta exercise a great power in civil society, their possibility of influencing public administration needs a peculiar attention. The use of public resources at local level has always been one of the most important aspects of the activity of these criminal organisations. Massimo Vari, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power: Constitutional Law and Public Law Measures, in International Society of Social Defence-Societe Internationale de Defence Sociale, Responding to Corruption. Social Defence, Corruption, and the Protection of Public Administration and the Independence of Justice, edited by Paolo Bernasconi, Napoli, Istituto Italiano per gli Studi Filosofici, 2000, pp. 278-282. It is not possible to quote a very large literature on corruption. A fundamental recent study is Guido Melis (ed.), Etica e pubblica amministrazione. Per una storia della corruzione nell'Italia contemporanea, Napoli, Cuen, 1999. See also Vito Marino Caferra, // sistema della corruzione. Le ragioni, i soggetti, I luoghi, Roma-Bari, Laterza, 1992; Franco Cazzola, Delia corruzione. Fisiologia e patologia di un sistema politico, Bologna, II Mulino, 1988; Luciano Barca, Sandro Trento (eds.), L'economia della corruzione, Roma-Bari, Laterza, 1994 (in particular the essays by Stefano
Rodota, Su alcune ragioni istituzionali della corruzione, and L. Barca, La patologia degli anni ottanta).

2. This is one of the main themes studied in Fabio Rugge (ed.), L'administration et la gestion de la crise: le cas de la guerre-Administration and Crisis Management: the Case of Wartime, Bruxelles, IISA-IIAS, 2000.

3. Franco Bonelli, "II capitalismo italiano. Linee generali d'interpretazione", in Storia d'ltalia. Annali I. Dal feudalesimo al capitalismo, Torino, Einaudi, 1978; Marcello De Cecco, Antonio Pedone (a cura di), "Le istituzioni dell'economia", in Raffaele Romanelli (a cura di), Storia dello Stato italiano, Roma, Donzelli, 1995.

4. Enrico Gustapane, Per una storia della corruzione nell'Italia contemporanea, in G. Melis (ed.), Etica epubblica amministrazione, op. cit.

5. Also the opposite reaction is of course possible, i.e. to destroy the institutional means and procedures which react to the presence of corruption. Liberal elite used institutional means to reduce corruption and in that way tried to increase the efficiency of public action in a vital point of the economic system.

6. Commissione di inchiesta sulla R. Marina, Roma, 1906, vol. II, p. 157. See also Paolo Ferrari, "Amministrazioni statali e Industrie nell'eta giolittiana. Le commesse pubbliche tra riarmo e crisi economica", in Italia contemporanea, 1990, n. 180.

7. Fabio Rugge, "Institutional instruments against corruption: the Italian case", in IISA-IIASTodaie, La corruption politique et administrative-Political and Administrative Corruption, Bruxelles-Ankara, 1999, p. 150.

8. Carlo Federico Grosso, "Independence of the Judiciary and Judicial Repression of the Phenomenon of Corruption", in International Society of Social Defence-Societe Internationale de Defense Sociale, Responding to Corruption, op. cit., p. 288. Grosso adds that "it is also necessary to provide the judiciary with appropriate resources and structures for realising the objective of an effective fight against crime", p. 291; M. Vari, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power, op. cit.; F. Rugge, Institutional instruments against corruption: the Italian case, op. cit.

9. G. Melis, Storia.dell'amministrazione italiana 1861-1993, Bologna, II Mulino, 1996, and G. Melis, L 'amministrazione, in R. Romanelli (ed.), Storia dello Stato italiano dall'Unita a oggi, op. cit.

10. Marco Maraffi, Politica ed economia. Le vicende dell'impresa pubblica dagli anni trenta agli anni cinquanta, Bologna, II Mulino, 1990; Liborio Mattina, Gli industriali e la democrazia. La Confmdustria nella fondazione dell'Italia repubblicana, Bologna, II Muliono, 1991; Massimo Legnani, L'ltalia dalfascismo alia repubblica. Sistema dipotere e alleanze sociali, Roma, Carocci, 2000.

11. Domenico Preti, "Una modernizzazione a rischio. II silenzio dei controlli nell'Italia repubblicana", Italia contemporanea, 1991, n. 183.

12. In recent times, however, the Italian Corte dei Conti (State Audit Court) has acquired a greater function: see F. Rugge, Institutional instruments against corruption: the Italian case, cit, p. 152, and M. Van, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power, op. cit., p. 174.

13. L. Barca, Lapatologia degli anni ottanta, op. cit, pp. 74-75.

14. See, for example, Yolanda Gallego-Casilda Grau, "The European Union's Initiatives in the Fight against Corruption", in Unicri-Ispac-Centro Nazionale di Prevenzione e Difesa Sociale, Responding to the Challenges of Corruption, edited by Anna Alvazzi del Frate, Giovanni Pasqua, Roma-Milano, 2000.

15. L. Barca, Lapatologia degli anni ottanta, op. cit.

Tuesday, March 8, 2016

Cách người giàu lấy tiền của người nghèo ở Hoa Kỳ

Qua bài 'Reverse Robin Hood: Six Billion Dollar Businesses Preying on Poor People' của Bill Quigley, chúng ta có thể thấy cách mà chế độ tư bản bóp nặn từng đồng xu nhỏ của người nghèo mà không cần đến bạo lực, chỉ cần quan hệ mua bán bình thường. 

Robin Hood đảo ngược: Sáu hoạt động kinh doanh trị giá hàng tỷ dollar kiếm tiền trên lưng người nghèo.

Nhiều người thấy những gia đình nghèo khổ và tìm cách giúp đỡ. Những người thấy những gia đình nghèo khổ và thấy cơ hội kiếm lợi.

Đây là sáu ví dụ về cách ngành công nghiệp tỷ dollar được xây dựng trên lưng những người nghèo đơn độc, nhất là người da màu, từ tiền của họ, một dạng Robin Hood đảo ngược.

Dịch vụ đổi séc ra tiền mặt 

Dịch vụ đổi séc ra tiền mặt. Đổi tờ séc 100 dollar? Ở Walmart sẽ có giá là 3 dollar. Tại ngân hàng TD, một người không phải là khách hàng sẽ phải trả 5 dollar để đổi séc ra tiền mặt. 

Gần 10 triệu hộ gia đình với 25 triệu người dân không có bất kỳ tài khoản ngân hàng nào theo thống kê của FDIC. Hầu hết là bởi vì họ không có đủ tiền để duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản. Dịch vụ đổi séc ra tiền mặt là một phần của ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ dollar với hơn 6.500 cơ sở đổi séc ra tiền mặt ở Hoa Kỳ, nhiều trong số đó cũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng và tương tự, theo lời khai trước Quốc Hội của ngành này. 

Các cửa hàng cầm đồ 

Hơn 30 triệu người sử dụng dịch vụ cho vay của các cửa hàng cầm đồ cho khoản vay trung bình 150 dollar. Một doanh nghiệp, Cash America, có 84 trung tâm đổi séc ra tiền mặt và 859 điểm cho vay ở Hoa Kỳ, hơn 260 chỉ riêng ở Texas, kiểm soát hơn 1 tỷ dollar nợ cầm đồ. Trong báo cáo thường niên năm 2014, họ cho biết có 30% số người không bao giờ quay lại để chuộc đồ đã cầm cố và việc bán những đồ vật đó mang lại hơn một nửa doanh thu của công ty. Công ty trả hàng triệu dollar tiền phạt trong năm 2013 vì tính phí quá cao đối với nhân viên quân sự và kiện vô lý hàng ngàn vụ án. Giám đốc điều hành của công ty nhận được 6 triệu dollar vào năm 2014.

Phí vượt hạn mức 

Phí vượt hạn mức, khi không có đủ tiền trong tài khoản giao dịch hoặc thẻ tín dụng để thanh toán, là ngành công nghiệp trị giá 11 tỷ dollar đối với ngân hàng, theo thống kê của Cục Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Tài Chính. Một bài báo của tờ New York Times giải thích cách ngân hàng tính phí vượt hạn mức ngay cả khi khách hàng có đủ tiền để thanh toán và bị buộc phải trả hơn một tỷ dollar cho việc thao túng cách lệnh mua hàng để tối đa hóa cơ hội tính phí phụ trội cho khách hàng. 

Vay nóng 

Vay nóng được người dân sử dụng hơn 15 triệu lần mỗi năm và có thể dẫn đến sự nợ nần chồng chất cũng như lãi suất khủng khiếp lên đến 391% theo Cục Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Tài Chính. Pew Charitable Trusts cho biết vay nóng là ngành công nghiệp đem lại 7 tỷ dollar mỗi năm. Ủy Ban Thương Mại Liên Bang đã thắng một vụ kiện trị giá 300 triệu dollar chống lại hai công ty cho vay nóng đã lừa dối người vay tiền, ví dụ vay 300 dollar và nghĩ rằng sẽ trả lại 390 dollar nhưng thực tế là phải trả 975 dollar cho khoản vay 300 dollar. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cáo buộc cựu vận động viên đua xe Scott Tucker về tội hình sự trong việc điều hành một đường dây cho vay nóng quốc gia trị giá 2 tỷ dollar thường xuyên tính lãi suất từ 400 đến 700% mỗi năm đối với hơn 4,5 triệu người. Công ty cho vay nóng lớn nhất quốc gia, Advanced America, đã tính lãi suất hơn 450% đối với gần 140.000 người ở Bắc Carolina cho đến khi nhà nước ngăn họ lại.

Vay cầm cố xe hơi 

Hơn hai triệu người sử dụng vay cầm cố xe mỗi năm, trả khoảng 3 tỷ dollar tiền phí mỗi năm, với lãi suất hàng năm lên đến 300%, theo Pew Charitable Trusts. Trung Tâm Vay Nợ Có Trách Nhiệm ước lượng có hơn 7000 doanh nghiệp cho vay thế chấp bằng xe hơi, thường tính lãi suất thường niên lên đến 300%, mặc dù họ quảng cáo chỉ 25% mỗi tháng. Người vay trung bình vay 951 dollar và thanh toán 3.093 dollar.

Thu nợ 

Thu nợ là ngành công nghiệp đem lại 13 tỷ dollar mỗi năm, thu dụng hơn 140.000 nhân công với 6.000 công ty, theo Cục Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Tài Chính.

Những người thu nợ tạo ra hơn 1 tỷ (phải một tỷ) liên lạc với khách hàng mỗi năm, theo tờ tin tức của ngành. 12 triệu người (5,3% số người tiêu dùng) ít nhất đã quá hạn thanh toán 30 ngày, theo to Viện Đô Thị. 35% số người trưởng thành với hồ sơ tín dụng, 77 triệu người, có nợ phải thu được ghi trong hồ sơ của họ. Tờ Pro Publica đánh giá 5 năm các bản án của tòa án và cho biết tỷ lệ kết án cao gấp hai lần ở các khu hầu hết là người da màu so với khu hầu hết là người da trắng. 

Cục Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Tài Chính có hơn 74.000 khiếu nại về việc thu nợ không hợp lý, loại khiếu nại hàng đầu của họ, theo báo cáo mới đây của Liên Minh Vì Xã Hội Công Bằng

Không chỉ có các doanh nghiệp nhỏ mà những tên tuổi lớn như Citigroup, Capital One, JPMorgan Chase, Bank of America và Wells Fargo cũng dính líu, trên thực tế Liên Minh Vì Xã Hội Công Bằng đưa tin các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thu nợ đã đóng góp gần 100 triệu dollar cho các ứng cử viên liên bang và đảng phái kể từ năm 2001 và chi 208 triệu dollar cho các nhà vận động chính sách liên bang.

Citibank bị CFPB kiện lần thứ hai vì làm sai lệch hồ sơ và cung cấp thông tin không chính xác trong việc thu nợ và đồng ý dàn xếp vụ án. 

Người thu nợ với the số lượng khiếu nại lớn nhất, Encore Capital Group chuyên mua nợ từ các chủ nợ khác sau đó tiến hành hàng trăm ngàn vụ kiện đã bị buộc phải hủy bỏ hơn 4.500 bản án chống lại người vay ở New York sau khi công ty bị cáo buộc đưa ra các vụ kiện giả mạo. 

JPMorgan Chase phải trả hơn 130 triệu dollar để dàn xếp một vụ án mà công ty bị tổng chưởng lý của 47 bang đưa ra tòa vì thu nợ bất hợp lý với cái được gọi là ký tắt, các văn bản pháp lý được chấp nhận và đệ trình mà không xem xét cẩn trọng. JPMorgan đã sớm trả 389 tiền phạt và hoàn tiền cho các chủ thẻ tín dụng vì vấn đề thu nợ.

Kết luận


Đây là một số tin tức mới. phe Dân Chủ đã soạn thảo và thông qua luật Cục Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Tài Chính, đang bắt đầu thu hút được một số sự chú ý trong việc theo dõi và điều tiết các hoạt động săn đuổi lợi nhuận này. Tin tức xấu là phe Cộng Hòa như Ted Cruz đang cố gắng hủy bỏ cục và một số người thuộc phe Dân Chủ cũng cố gắng làm cục vô dụng. Cũng có một số nhóm tốt như Trung Tâm Vay Nợ Có Trách nhiệm, họ cung cấp thông tin tuyệt vời về sự lạm dụng. Nhưng vào lúc này, việc kiếm tiền từ người nghèo vẫn là ngành kinh doanh thịnh vượng.

Bill Quigley dạy luật tại đại học Loyola, New Orleans và có thể liên lạc với ông qua quigley77@gmail.com.

Thursday, January 28, 2016

Hối lộ chính trị ở Nhật Bản - Nhật Bản "Mới"

Các chương đã được dịch của cuốn sách:







6. Nhật Bản “Mới” 



Hối Lộ Chính Trị ở Nhật Bản - Chương 6: Nhật Bản "Mới"  


Vào ngày 28/4/1952, Nhật Bản trở thành quốc gia có chủ quyền dưới sự thống trị của các lực lượng chính trị và kinh doanh bảo thủ. Một đặc điểm nổi bật của sự kết hợp giữa chính trị và kinh doanh này là thường xuyên xảy ra các vụ án hối lộ chính trị. Ví dụ, trong giai đoạn 1955 – 1993, các tờ báo lớn đưa tin trung bình hơn một vụ bê bối chính trị mỗi năm. [1]

Vào năm 1952, các doanh nhân quan trọng có truyền thống hỗ trợ đảng cầm quyền, đã không ngần ngại điều chỉnh nguồn tài trợ chính trị; họ muốn giảm chi phí đóng góp chính trị và ngăn chặn các vụ bê bối hối lộ nhạy cảm, vốn thu hút sự chú ý của công chúng vào các hành động phi pháp và bất lương. Do vậy, các doanh nhân chủ chốt thúc giục các chính khách bảo thủ đang đối đầu nhau ổn định chính giới bằng cách thành lập một đảng thống nhất. Bị hấp dẫn bởi viễn cảnh sẽ thu hút được các khoản quyên góp chính trị lớn và lo ngại phong trào thống nhất cả các chính khách xã hội chủ nghĩa, các đảng Tự Do và Dân Chủ Nhật Bản đã thống nhất thành đảng Dân Chủ Tự Do vào tháng 11/1955. Đây là sự khởi đầu cho “hệ thống 1955” tồn tại lâu dài. Vào đầu năm đó, một Hội Đồng Tái Thiết Kinh Tế, do giới kinh doanh thiết lập, đã hứa hẹn sẽ cung cấp các quỹ bầu cử cho các chính khách bảo thủ. [2] Giữa những vận động chính trị dẫn đến đảng bảo thủ mới, điều mà giới kinh doanh lo ngại đã xảy ra khi nội các thứ 5 của Yoshida (21/5/1953 – 10/12/1954) phải gánh chịu một vụ bê bối chính trị lớn khiến công chúng nhớ đến vụ bê bối của công ty Showa Electric và sự sụp đổ của nội các Ashida. 

Vụ bê bối đóng tàu, thu hút được sự chú ý của công chúng vào mùa xuân năm 1954, bắt nguồn từ một vụ kiện giữa ba doanh nhân tại Tòa án Quận Tokyo vào tháng 8/1953. Công tố viên điều tra vụ án đã phát hiện ra hai tín phiếu thương mại rất lớn (mỗi cái lên đến 10 triệu yen và mang tên công ty Tàu Thủy Yamashita) mà người hưởng là Inomata Osamu. Hơn nữa, họ còn khám phá ra rằng Inomata đã nhận được khoản vay 185 triệu yen từ công ty Tàu Thủy Yamashita. Sổ kế toán của công ty không ghi chép gì về cả tín phiếu cũng như khoản vay. Họ cũng sớm phát hiện ra rằng Inomata đã vay 33,5 triệu yen từ công ty Vận Tải Biển Nhật Bản và 90 triệu yen từ công ty Vận Tải Nhật Bản. Công tố viên xác định được ít nhất 100 triệu yen đã được một hãng đóng tàu giảm trừ cho công ty Tàu Thủy Yamashita và khoản tiền đó được dùng để hối lộ các chính khách cũng như viên chức. [3]

Sau khi sự bùng nổ kinh tế nhờ chiến tranh Triều Tiên xẹp đi, các công ty vận tải và đóng tàu đã thúc ép chính phủ phải hỗ trợ tài chính, viện cớ chi phí lãi suất ngân hàng và các khoản thuế quá cao. Các đại diện của những công ty này phân phát tiền cho các viên chức và chính khách chủ chốt để nhận được các khoản vay ưu đãi. Tiền dùng cho hối lộ đến từ các khoản lại quả bí mật của các công ty đóng tàu cho công ty vận tải. Thông thường, công ty đóng tàu sẽ lại quả khoảng 3 – 5% giá tàu cho công ty đặt hàng. Việc bôi trơn các viên chức chính phủ có thẩm quyền sẽ được bù đắp bằng việc thông qua Luật Trợ Cấp Lãi Suất và Bảo Hiểm Chống Lại Những Tổn Thất Của Ngành Đóng Tàu Biển vào tháng 1/1953. Điều khoản quan trọng của luật này là cho phép vay tiền ngân hàng với lãi suất 7,5% (lãi suất ngân hàng thông thường là 11%), chính phủ cam kết sẽ thanh toán 3,5% chênh lệch cho ngân hàng. Các công ty vận tải muốn sự hỗ trợ của chính phủ được mở rộng, do vậy đạo luật được sửa đổi vào tháng 8/1953. Theo luật mới, chính phủ cam kết sẽ trả tới 30% khoản nợ của các công ty vận tải. Ước tính là đã có khoảng 50 triệu yen được phân phát cho các chính khách và viên chức trong quá trình vận động sửa đổi luật. [4]

Trong cuộc điều tra Inomata Osamu, công tố viên của Tòa Án Quận Tokyo đã vô tình tóm được người môi giới liên quan đến khoản lại quả và mạng lưới hối lộ. Sử dụng bằng chứng thu thập được từ hồ sơ của Inomata, các công tố viên bắt giữ Yokota Aizaburò, chủ tịch của công ty Tàu Thủy Yamashita và hai viên chức khác. Thêm nhiều bằng chứng bị thu giữ, trong đó có ghi chép của Yokota, liệt kê hơn 30 chính khách và viên chức nổi tiếng. Yokota không chỉ ghi lại ngày tháng và tên tuổi mà còn ghi lại chi tiết về mục đích của mỗi cuộc gặp. Dĩ nhiên, sổ ghi chép là một danh sách những “khoản quyên góp” (tức là hối lộ) cho việc thông qua luật tháng 1/1953. Trong số những người được nêu tên có phó thủ tướng Ogata Taketora; tổng thư ký đảng Tự Do Satò Eisaku; Ikeda Hayato, chủ tịch của Hội Đồng Nghiên Cứu Chính Sách Đối Nội của Đảng (đảng Tự Do); và bộ trưởng Bộ Vận Tải Ishii Mitsujirò. Các công tố viên ước tính số lượng bôi trơn được bơm vào cỗ máy chính trị khoảng 100 triệu yen; tất cả các công ty vận tải lớn đều đóng góp. Trong số đó, đảng Tự Do nhận được phần lớn nhất (30,5 triệu yen) để sử dụng trong tổng tuyển cử tháng 4/1953. Satò nhận 20 triệu yen khác cho quỹ của đảng Tự Do và bản thân ông ta nhận được 2 triệu yen nữa. [5]

Trong cuộc điều tra này, công tố viên thẩm vấn hơn 150 người; trước khi vụ án kết thúc, nó đã trở thành vụ bê bối hối lộ chính trị lớn nhất cho đến nay. Yokota của công ty Tàu Thủy Yamashita và ba nhân viên khác đã bị cáo buộc đưa và nhận hối lộ. Chủ tịch và nhân viên của các công ty vận tải biển và đóng tàu khác cũng bị kết án. Trong số những người bị kết án nhận hối lộ có Tsuboi Genkò, trưởng Văn Phòng Bộ Vận Tải; Kuniyasu Seiichi, trưởng Ban Điều Phối Hàng Hải của bộ; và 15 nhân viên khác của bộ. Hạ nghị sĩ và phó tổng thư ký của đảng Tự Do Arita Jirò bị kết ản cả nhận và đưa hối lộ. Các hạ nghị sĩ của đảng Tự Do là Sekiya Katsutoshi và Okada Gorò cũng bị kết án. [6]

Trong cuộc điều tra, các công tố viên đã ghi nhận là cả Satò Eisaku và Ikeda Hayato đều nhận 2 triệu yen “quyên góp”. Khoản tiền đó không phải là hối lộ, Satò nói, ông ta lên án việc kế toán liên quan tới các khoản quyên góp chính trị cho đảng Tự Do không hợp lý. Hơn nữa, ông ta chỉ ra rằng ông ta không nhận được các lợi ích tài chính cá nhân nào. Các công tố viên bác bỏ sự bào chữa này và lập luận rằng tiền được đưa để tác động tới sự sửa đổi luật tháng 1/1953. Do đó, Satò đã vi phạm khoản 4 điều 197 của Luật Hình Sự. Trong vụ án của Ikeda, công tố viên đã chấp nhận lập luận rằng tiền là “quà tặng” tiễn chân trước chuyến đi tới Hoa Kỳ. Vào ngày 21/4/1954, tổng chưởng lý Satò Tòsuke yêu cầu bộ trưởng Bộ Tư Pháp Inukai Takeru (còn được gọi là Inukai Ken) xin phép Hạ Viện bắt giữ Satò. Dưới sức ép của thủ tướng Yoshida và phó thủ tướng Ogata, Inukai từ chối xin phép Hạ Viện, viện dẫn thẩm quyền của ông ta theo Điều 14 của Luật Công Tố (Luật số 61, 16/4/1947). Inukai từ chức vào ngay ngày hôm sau, sau khi thực hiện thẩm quyền chưa từng có tiền lệ. [7]

Tại sao Inukai lại tự sát chính trị để cứu Satò? Inukai nói với báo chí rằng vai trò của Satò đối với các dự luật ở Quốc Hội là rất quan trọng, do tình thế đặc biệt này nên việc bắt giữ có thể được trì hoãn tới khi kỳ họp kết thúc. Trên thực tế, Inukai nợ Yoshida một khoản nợ chính trị lớn và vì lý do đó đã sẵn sàng hy sinh. Vài năm trước, Yoshida đã hứa hẹn với Inukai, người không thuộc đảng Tự Do, một vị trí trong nội các; việc giữ lời hứa là rất khó bởi vì những thành viên quan trọng của đảng Tự Do đều không thích Inukai. Trong khi vấn đề này được xử lý, Inukai đi ra nước ngoài với sự tài trợ của những người ủng hộ tài chính của Yoshida. Cuối cùng, Inukai nhận vị trí ở bộ Tư Pháp vào tháng 10/1952 và do vậy mắc nợ Yoshida. [8]

Hành động của Inukai không chỉ khiến công chúng phẫn nộ mà còn làm mất tinh thần của các công tố viên Tokyo. Tinh thần đã được cải thiện khi bộ trưởng Bộ Tư Pháp Katò Ryògorò (22/4 – 19/6) lưu ý tổng chưởng lý Satò rằng sau sự giải tán Hạ Viện vào ngày 19/6 thì Satò Eisaku không còn quyền miễn tố nữa. Vào lúc đó, công tố viên cho rằng cáo buộc hối lộ đối với Satò sẽ không thể chứng minh được bởi vì sự trì hoãn đã buộc họ phải thả hơn 17 người, những người này sau đó sẽ bàn bạc với nhau về những gì họ đã nói với công tố viên. Tuy vậy, công tố viên cho rằng có bằng chứng cho thấy Satò vi phạm Luật Điều Chỉnh Quỹ Chính Trị, do đó họ truy tố ông ta. Việc bắt giữ Satò đã châm ngòi cho việc từ chức của bộ trưởng Katò; ông ta bị thay thế bởi cựu bộ trưởng Bộ Tư Pháp Ohara Naoshi. Khi Ohara cố gắng trấn an các công tố viên giận dữ, thủ tướng Yoshida đã thông báo rằng không có gì sai khi chính phủ can thiệp vào vụ bê bối đóng tàu: việc bộ trưởng Bộ Tư Pháp sử dụng thẩm quyền là khá chính xác. Hơn nữa, thủ tướng nói rằng việc kế toán không hoàn hảo của Satò là một điều bình thường; bắt giữ ông ta vì một cuốn sổ kế toán ghi chép thiếu rõ ràng về tiền nong là một hành động phá hoại chính trị đảng phái. [9]

Trong vụ bê bối hối lộ này, 71 doanh nhân và chính khách đã bị bắt giữ (34 người bị truy tố) và 34 viên chức Bộ Vận Tải bị bắt giữ (17 người bị truy tố). Đa số các con cá lớn đã lọt lưới pháp luật. Chỉ có các chính khách Arita, Sekiya và Okada của đảng Tự Do cùng với các viên chức của Bộ Vận Tải là Tsuboi, Kuniyasu và ba đồng nghiệp khác nhận án tù. Tất cả 8 người đều được hoãn thi hành án (bản án của tòa phúc thẩm cho hai phiên tòa được tuyên vào ngày 28/1/1960 và 1/5/1962). Đối với Satò Eisaku, bị xét xử ở Tòa Án Quận Tokyo vào ngày 18/12/1954, số phận cũng tương tự: ông ta được cứu thoát bằng đại ân xá ngày 19/12/1956, khi Nhật Bản gia nhập Liên Hiệp Quốc. [10] Do vậy, bộ máy chính trị bảo thủ đã thoát khỏi vụ bê bối đóng tàu mà không có thiệt hại lớn: Satò và Ikeda Hayato trở thành thủ tướng vào đầu những năm 1960.

Mặc dù việc phơi bày vụ hối lộ chính trị không khiến nội các thứ 5 của Yoshida sụp đổ, nhưng nó cũng đóng góp vào sự sụp đổ của nội các trong tháng 12/1954. Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn, vốn ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập nội các mới, vào mùa hè năm 1954 đã sẵn sàng bỏ rơi Yoshida. Vào mùa xuân, báo chí đăng các bản tin trang nhất về sự cấu kết bẩn thỉu giữa doanh nhân và chính khách. Trong xã luận ngày 18/4, tờ Asashi Newspaper khẳng định rằng sự từ chức của Yoshida là cách duy nhất để khôi phục niềm tin của công chúng đối với chính quyền. [11] Một khảo sát được thực hiện vào ngày 28/2 ở khu vực nội đô Tokyo hỏi, “Bạn có cho rằng nội các Yoshida phải chịu trách nhiệm về những vụ hối lộ chính trị gần đây?” Gần 70% người tham gia đã trả lời “có”. Một khảo sát khác vào ngày 18 – 19/3 ở Tokyo, Osaka và Yokoham hỏi, “Bạn có nghĩ nội các Yoshida phải chịu trách nhiệm về những vụ bê bối gần đây liên quan đến viên chức chính quyền?” Tỷ lệ trả lời “Có” cũng tương tự. [12] Sự giận dữ của công chúng, như các khảo sát ý kiến đã cho thấy, đã tiếp tục được duy trì trong nửa năm tiếp theo, kêu gọi Yoshida từ chức. [13] Bất chấp việc Yoshida mất uy tín, chính phủ không cho thấy là sẽ từ chức. Một người quan sát đương thời viết, “[Yoshida] và những người dưới quyền trong Quốc Hội cảm thấy rằng đằng sau những sự ồn ào do báo chí khuấy lên, thành phần cốt lõi ủng hộ họ mới chỉ bị quấy rối nhẹ bởi những yếu tố phi lý như sự không hợp lý về tiền bạc, khi mà sự ủng hộ đó không dựa trên những nền tảng kém ổn định như lý tưởng về sự đoàn kết của chính khách.” [14] Tác giả này nhắc tới hệ thống chính trị jiban truyền thống mà sự trung thành cá nhân (được củng cố bằng tiền) đã bảo vệ các chính khách trước sự chỉ trích của công chúng. Việc gần như hoàn toàn miễn dịch với sự chỉ trích của công chúng không bảo vệ Yoshida khỏi bộ máy doanh nghiệp lớn đang giận dữ. Vào mùa thu năm 1954, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã quyết định Yoshida phải từ chức để cải thiện tình hình chính trị và kinh tế. Đối mặt với một sự cắt giảm quyên góp chính trị của doanh nghiệp lớn và sự nổi loạn trong nội các, chính phủ Yoshida sụp đổ vào ngày 10/12/1954.

Một kết quả của năm khủng hoảng 1954 là quyết định của Liên Hiệp Các Tổ Chức Kinh Tế (Keizai Dantai Rengòkai hay Keidanren) về việc tránh các bê bối xấu xí bằng cách tìm ra một nguồn tiền đáng tin cậy cho phe bảo thủ. Vào ngày 11/1/1955, phó chủ tịch Uemura Kogorò của Keidanren đề xuất với ban điều hành về một tổ chức mới được tạo ra để gây quỹ chính trị. Một hiệp hội được gọi là Hội Đồng Tái Thiết Kinh Tế được sinh ra. Mục tiêu của nó là ngăn chặn những người xã hội chủ nghĩa kiểm soát chính quyền và hỗ trợ sự thống nhất của các chính khách bảo thủ. Hiệp hội mới, được đăng lý là tổ chức chính trị, sẽ không phải đóng thuế. Các khoản quyên góp chính trị của giới kinh doanh sẽ được miễn thuế đến một mức nhất định. [15] “Mục đích của phương pháp tài trợ chính trị mới…là rất rõ ràng. Tình hình kinh doanh gợi nhớ đến năm 1931 khi bị những kẻ cuồng tín cánh hữu tấn công….Nhưng vào năm 1955, giới kinh doanh phải đối mặt với những địch thủ cánh tả trong các công đoàn và đảng xã hội chủ nghĩa, họ thông minh hơn, có tổ chức tốt hơn và do vậy ghê ghớm hơn trong dài hạn.” [16]

Trong một bài phỏng vấn nhiều năm sau đó, Hanamura Nihachirò, trưởng bộ phận tổng hợp của Keidanren, khẳng định rằng sau vụ bê bối đóng tàu ông ta được phó chủ tịch Uemura Kogorò cho biết rằng nguồn “tiền sạch” phải được tạo ra để hỗ trợ các chính khách bảo thủ. Điều mà Uemura nghĩ là “các khoản quyên góp của những doanh nhân không đòi hỏi lợi ích đặc biệt cho sự hào phóng mình. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tham gia vì họ luôn muốn có lợi ích tức thời cho các đầu tư chính trị của họ…Các doanh nghiệp lớn phải được thuyết phục đóng góp mà không cần sự đáp lại.” [17] Trong nhiều năm sau, các doanh nghiệp lớn sẽ nhìn thấy sự thông thái của việc đóng các khoản bảo hiểm chính trị và ký tên trong danh sách của Hanamura. Hiệp hội mới điều tiết dòng tiền với mục tiêu cung cấp cho các đảng chính trị và không cung cấp cho các phe phái cũng như cá nhân. [18]

Cựu thủ tướng Yoshida viết trong hồi ký rằng vụ hối lộ đóng tàu và “các cáo buộc vô cớ” xuất hiện vào lúc đó vẫn là những hồi ức khó quên nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. “Tôi không bao giờ có thể tìm hiểu toàn bộ vụ việc,” ông ta viết, “nhưng, từ những gì tôi đã biết được liên quan đến sự đồng lõa của Satò, tôi hiểu rằng tòa án có thể đặt ra câu hỏi có hay không việc vi phạm Luật Điều Chỉnh Quỹ và Chi Tiêu Chính Trị, nhưng không bao giờ Viện Công Tố giải thích trước tại sao ngài Satò phải bị bắt giữ.” Đạo luật hỗ trợ công nghiệp đóng tàu, ông ta tiếp tục, “có tầm quan trọng quốc gia và không nên – không bao giờ nên - có bất cứ câu hỏi nào về sự ảnh hưởng của tiền bạc đối với sự thông qua hay phủ quyết nó; sự đóng góp cho quỹ của đảng Tự Do được những người có trách nhiệm trong giới tài chính và các thành viên của ngành công nghiệp đóng tàu sắp xếp, không có nghĩa là chỉ những người hưởng ứng sự kêu gọi của đảng.” Tiếp đó, Yoshida cáo buộc rằng các công tố viên, thay vì thu thập “các bằng chứng khách quan”, đã dùng các phương pháp “trung cổ” bằng cách ép cung các nghi phạm. “Câu hỏi về việc bắt giữ ngài Satò xuất hiện,” ông ta viết tiếp, “…khi tiến trình ở Hạ Viện đã đạt đến điểm quyết định….[K]hông có lý do nào đủ mạnh để cho phép một sự gián đoạn nghiêm trọng công việc của chính phủ như việc bắt giữ ông ấy gây ra.” Quyết định ngăn cản việc bắt giữ Satò cho đến sau khi kết thúc kỳ họp Quốc Hội, Yoshida viết, “được coi là một nỗ lực gây sức ép bất hợp pháp của chính phủ đối với cuộc điều tra…và dấy lên làn sóng chỉ trích từ mọi phía, mặc dù vậy, khi kỳ họp Quốc Hội kết thúc…[công tố viên] đã kiềm chế - vì những lý do khó hiểu của họ - không có bất cứ hành động nào.” Yoshida kết luận rằng hành động của công tố viên không làm ông ta thấy buồn bằng “cách mà một số…chính khách, biết rõ tình hình thực tế liên quan đến vụ việc, đã sử dụng vụ việc để làm vũ khí chính trị…và làm vậy để nhận được sự hoan nghênh của công chúng.” [19]

Các phàn nàn về những đối thủ bẩn thỉu, sử dụng vụ bê bối hối lộ này để làm vũ khí chống lại Yoshida có vẻ là sai, theo kinh nghiệm của một chính khách dày dạn; Yoshida sẽ làm điều tương tự với những người xã hội chủ nghĩa. Về phía công tố, các động cơ chính trị của những người liên quan đến vụ án này vẫn chưa rõ, nhưng trong phạm vi Bộ Tư Pháp, công tố viên không chỉ có quyền pháp lý theo đuổi các cuộc điều tra mà họ thấy là phù hợp mà còn tự hào về truyền thống độc lập. [20] Tuy vậy, hành động của một số công tố viên trong các cuộc điều tra thời tiền 1945 (cụ thể là vụ Teijin) đã làm xấu hình ảnh của các điều tra viên với việc ép cung. Yoshida nhận được sự đồng cảm của độc giả bằng cách nhắc nhở họ về những chiến thuật cưỡng ép trong quá khứ. Dường như quan sát của Yoshida về việc công tố viên hủy bỏ vụ án hối lộ của Satò “vì những lý do khó hiểu của họ” cũng nhận được sự đồng cảm của độc giả. Đây là một chuyển biến kỳ lạ của sự việc, khi mà khoảng thời gian giữa sự can thiệp của bộ trưởng Bộ Tư Pháp Inukai và kết thúc kỳ họp Quốc Hội chỉ là vài tuần. Giải thích của tổng chưởng lý Satò, được đưa ra vào ngày 16/6, về việc tất cả những nghi phạm hối lộ bị thẩm vấn đã được thả, là không rõ ràng. [21] Một số nghi phạm phải ký vào bản cung khai, những tài liệu đó phải được sử dụng. Mặt khác, các công tố viên cũng không có đủ bằng chứng để truy tố tội hối lộ. Những người quan sát vụ bê bối này cũng ngạc nhiên về việc tổng chưởng lý Satò không từ chức khi đối mặt với sự can thiệp của bộ trưởng Bộ Tư Pháp Inukai: việc từ chức có thể giữ được danh dự cho đội ngũ công tố viên. Cuối cùng, sự suy đoán xem động cơ nào đã khiến công tố viên hăng hái điều tra các vụ hối lộ thời hậu chiến đến như vậy cũng cần phải được tính đến. Một phần của câu trả lời là xung đột giữa cảnh sát và công tố viên về việc ai sẽ kiểm soát điều tra là vấn đề lâu dài có từ trước cả thời Showa, nhưng vào những năm 1930, công tố viên đã chiến thắng trong cuộc đua này, đặc biệt là trong các vụ án chính trị. Luật Tố Tụng Hình Sự năm 1948 đã chuyển sự kiểm soát lại cho cảnh sát. Công tố viên chống lại sự thay đổi này bằng cách cố gắng giành lại quyền lực và uy thế đã mất. Cuối cùng, sự nhượng bộ của cảnh sát đã đặt công tố viên vào vị trí chỉ huy trong việc điều tra các vụ án hối lộ nghiêm trọng. [22] Nếu xung đột này được tính đến, sự quyết đoán bền bỉ trong việc theo đuổi các chính khách và doanh nhân tham nhũng của công tố viên trở nên dễ hiểu hơn.

Việc bộ trưởng Bộ Tư Pháp Inukai sử dụng Điều 14 để can thiệp vào điều tra đã dẫn đến một cuộc tranh luận pháp lý gay gắt giữa các học giả. Vài năm sau, ba viên chức tư pháp được phỏng vấn và nêu ý kiến của họ. Cựu bộ trưởng Bộ Tư Pháp Ohara Naoshi nhắc đến những lập luận gay gắt về việc sử dụng điều này nhưng cho biết rằng đó không phải là lần đầu tiên một bộ trưởng Bộ Tư Pháp thực hiện quyền chỉ đạo liên quan đến cuộc điều tra đặc biệt. Ohara cho biết, quyền này được dựa trên cấu trúc luật pháp hỗ trợ Bộ Tư Pháp. Do vậy, hành động của Inukai không sai về mặt pháp lý. [23] Cựu tổng chưởng lý Satò Tòsuke khẳng định “Dĩ nhiên, anh có thể nói là nếu tôi từ chức vào lúc đó thì có thể tốt hơn, song nếu tôi làm vậy thì tinh thần của công tố viên sẽ suy sụp. Điều đó sẽ tạo ra hỗn loạn. Bên cạnh đó, điều này sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu.” [24] Khi được hỏi Điều 14 có nên bị xóa bỏ không, Satò trả lời rằng nó nên được giữ lại để kiểm soát các công tố viên quá hung hăng nhưng không nên được sử dụng thường xuyên. Hanai Tadashi, chưởng lý của Tòa Phúc Thẩm Tokyo, nói rằng sau khi Điều 14 được sử dụng thì cáo trạng của nghi phạm thay đổi. Ông ta cho rằng, nếu không sử dụng điều luật đó thì vụ án sẽ được mở rộng hơn nhiều và sẽ làm nội các Yoshida sụp đổ. [25]

Sự hợp nhất của các lực lượng bảo thủ vào tháng 11/1955 (đảng Dân Chủ Tự Do) đã đánh dấu sự khởi đầu của sự thống trị một đảng kéo dài gần bốn thập kỷ. Mặc dù các thành viên của đảng mới đồng ý thống nhất xây dựng một chính phủ bảo thủ và kinh tế ổn định song cuộc hôn nhân chính trị kiểu súng săn của họ đã không ngăn chặn được cả cuộc chiến chính trị tàn phá đôi bên lẫn sự mở rộng của chính trị tiền bạc. Chính đảng mới ngay từ đầu đã là một tập hợp phe phái, nhưng chủ nghĩa phe phái không được thể chế hóa cho đến cuộc bầu cử chủ tịch vào năm 1956, tổng bí thư Kishi Noboshuke đã mất bảy phiếu vào tay Ishibashi Tanzan. Vào đỉnh điểm của cuộc bầu cử, bên cạnh chức thủ tướng là sự bảo trợ và khả năng thu hút một số tiền lớn mà người thắng sẽ giành được. Hơn nữa, phe phái chính trị trong sự kiểm soát của chính phủ đã phát triển và trở thành chính trị thống trị. [26] Hơn nữa, việc bầu cử đảng này đã “tạo ra tiền lệ cho việc chi một số tiền lớn vào cuộc tranh cử chức chủ tịch”. Ước tính là “phái Kishi đã chi 300 triệu yen cho cuộc tranh cử, phái Ishibashi chi 150 triệu yen và phái Ishii Mitsujirò chi 80 triệu yen. Tổng số tiền này, khổng lồ vào thời đó, được các ứng cử viên chi cho các thủ lĩnh phe phái”. Không có gì ngạc nhiên khi “bầu cử chủ tịch được coi là “chính trị tiền bạc””. Khi bầu chủ tịch đảng vào năm 1964 (Ikeda Hayato thắng) thậm chí một số chính khách bảo thủ “còn cảm thấy rằng sự tranh cử đã theo kịch bản hối lộ và chiêu đãi đắt tiền”. [27]

Công nghiệp hóa thần tốc vào những năm 1950 đã làm suy yếu jiban cũ; để thích nghi với tình hình mới, một số chính khách đã tổ chức kòenkai (nhóm ủng hộ chính trị thường trực) nhằm củng cố jiban. Bên cạnh sự củng cố jiban này, các chính khách cũng mở rộng ảnh hưởng của họ bằng cách bán rao các dự án chi tiêu ngân sách. Trong số đó có các dự án kỹ thuật dân sự, được chính sách kinh tế của nội các Ikeda khuyến khích vào đầu những năm 1960. [28] Chính sách thiếu kỷ luật này có hai mục tiêu: một dòng tiền chảy vào ngân sách tranh cử của chính khách và sự ủng hộ của cử tri.

Mặc dù thời kỳ này không tạo ra bê bối chính trị lớn như vụ Showa Electric hay vụ đóng tàu song tham nhũng diễn ra dưới thời thủ tướng Satò cũng đủ để chính quyền này nhận danh hiệu “màn đen”. Vụ hối lộ nghiêm trọng nhất liên quan đến công ty tinh chế đường Kyòwa. Vào năm 1966, công chúng phát hiện các nhân viên Kyòwa đã quyên góp nhiều khoản lớn cho chính khách đảng Dân Chủ Tự Do (sau đó Aizawa Shigeaki, một người xã hội chủ nghĩa, cũng bị phát hiện nhận tiền) để được vay tiền của ngân hàng Hợp Tác Nông Lâm Nghiệp Trung Ương. Trong số những người nhận “quyên góp” có Shigemasa Seishi, cựu bộ trưởng Bộ Nông Lâm Nghiệp, từng là chủ tịch của Kyòwa trước khi được bổ nhiệm. Trong cuộc điều tra, các công tố viên phát hiện ra khoảng 120 triệu yen đã được sử dụng để bôi trơn bộ máy chính trị và đảng viên xã hội chủ nghĩa Aizawa, một thành viên của Ủy Ban Kiểm Tra Thượng Viện, đã nhận 1 triệu yen. Sau khi thẩm vấn hàng tá hạ nghị sĩ, các công tố viên đã chỉ truy tố Aizawa. Sau khi bị kết án, ông ta nhận hình phạt 2 năm tù vì tội nhận hối lộ và các tội khác. Bị báo chí dồn ép, đảng xã hội chủ nghĩa lên án vụ bê bối và yêu cầu bầu cử quốc gia; các đối thủ của phe Satò cũng hy vọng sử dụng vụ án này để lật đổ chủ tịch đảng. Bất chấp sự tấn công từ bên ngoài và bên trong, đảng Dân Chủ Tự Do vẫn kiểm soát được chính phủ sau cuộc bầu cử tháng 1/1967 và Satò vẫn làm chủ tịch đảng. [29]

Mặc dù đảng Dân Chủ Tự Do bị đảng xã hội chủ nghĩa tấn công, họ lên án chính phủ là tham nhũng và kiếm lợi nhờ nội chiến, cũng như một số đảng viên tranh cử bằng cương lĩnh chống tham nhũng, song phe bảo thủ vẫn an toàn trong bão tố chính trị. [30] Đảng Dân Chủ Tự Do đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng này bởi vì “quần chúng quốc gia hài lòng với thành tích kinh tế của chính quyền bảo thủ.” Nông dân hạnh phúc với “giá cả sản phẩm chính yếu của họ, gạo, chủ yếu là nhờ vào trợ cấp hào phóng của chính phủ.” Nhiều công nhân thành thị cũng hài lòng với việc lương tăng đều đặn, vào năm 1970 “tính trung bình gấp 2,3 lần năm 1955”. Do vậy, đảng bảo thủ thắng lợi bởi vì cử tri không sẵn sàng lật đổ các chính khách “đứng đằng sau sự thần kỳ kinh tế”. [31]

Tanaka Kakuei trở thành chủ tịch của đảng Dân Chủ Tự Do vào năm 1972 và thành lập nội các vào ngày 7/7. Tanaka là chủ sở hữu một công ty xây dựng, ông ta đã sử dụng các công việc quản lý kỹ thuật dân sự và công trình công cộng để tạo ra cơ sở cho sức mạnh chính trị ở quận Niigata. Trong những năm 1960, thời kỳ kinh tế tăng trưởng thần tốc đã được kích thích bởi chính sách của nội các Ikeda (Tanaka là bộ trưởng Bộ Tài Chính hai lần trong ba sự thay đổi nội các), Tanaka “thích nghi sự bùng nổ với kỹ năng vượt trội…và leo lên đỉnh cao chính trị bằng cách phân phát tiền kiếm được từ đầu cơ đất đai, các công ty bình phongvà công việc xây dựng….Ông ta cũng mở rộng mạng lưới tới mọi phần của cấu trúc phân phối lợi ích, kiêu hãnh rằng phe cánh của ông ta là “bệnh viện chung” có khả năng chăm sóc mọi nhu cầu.” [32] Cũng giống như thủ tướng Hara Kei nửa thế kỷ trước đó, Tanaka hiểu rõ vai trò của tiền bạc trong hệ thống chính trị. “Mọi người đều cần tiền – cho chiến dịch tái tranh cử, cho phe cánh, để chiêu đãi và chăm sóc các viên chức có các quyết định sống còn – mọi người đều cần nhiều tiền hơn so với các quy định của luật pháp về quỹ chính trị. Tanaka có rất nhiều tiền và ông ta sử dụng chúng – không phải cho bản thân...hay chỉ riêng cho những người ở Niigata, mà để hoàn thành mọi việc.” [33]

Một bài kiểm tra đối với chính trị tiền bạc của Tanaka xuất hiện vào ngày 7/7/1974, cuộc bầu cử Thượng Viện. Nhiều người quan sát đều dự đoán đảng bảo thủ sẽ thất bại, do sự ủng hộ suy giảm rõ rệt đối với đảng Dân Chủ Tự Do và suy thoái kinh tế do khủng hoảng dầu mỏ thế giới. [34] Tanaka phản ứng lại dự đoán này bằng cách thúc ép các doanh nghiệp lớn cung cấp thêm tiền và các hỗ trợ tranh cử khác. Theo Hanamura Nihachirò, cựu phó chủ tịch của Keidanren, có 34 năm làm người trung gian để chuyển tiền cho các chính khách, Tanaka đã sử dụng bóng ma sự nổi loạn của những người xã hội chủ nghĩa cực đoan để moi thêm tiền từ doanh nhân. [35] Kết quả là gần như tất cả các ứng cử viên quốc gia của đảng bảo thủ đều nhận được sự hậu thuẫn của doanh nghiệp. Cách thức này không phải là mới, như quy mô và bản chất không che giấu của nó. [36] Trận chiến tranh cử này bị nhiều người coi là tốn kém và bẩn thỉu nhất trong chính trị thời hậu chiến. [37] Từ năm 1955, đảng Dân Chủ Tự Do đã vượt qua hàng sa số bê bối hối lộ và cáo buộc tham nhũng bầu cử với những lời hứa cải cách mập mờ, song lần này thì khác. Trong một bài báo (“Một nghiên cứu về Tanaka Kakuei – Cơ sở quyền lực tài chính và mạng lưới cá nhân của ông ta”) vào tháng 11/1974 trên tờ Bungei shunjû, Tachibana Takashi, theo cách rất chi tiết, đã mô tả cách tiền chảy vào và ra khỏi tổ chức của Tanaka. Tạp chí và báo hàng tuần đã theo sát với đủ thông tin để đáp ứng sự quan tâm của công chúng. Sự quan tâm của công chúng cũng được hướng tới việc Tanaka sử dụng hào phóng tiền bạc để giành chức chủ tịch đảng và phân phát tiền trong cuộc bầu cử năm 1974. Tài chính cá nhân của thủ tướng cũng được tường thuật. Điều khiến Tanaka khác biệt với các chính khách khác trong “trò chơi tiền bạc” là quy mô khổng lồ của số tiền mà ông ta đã thu gom và chi tiêu. Trong việc chi tiêu, Tanaka không chỉ hỗ trợ phe cánh của bản thân và các đảng viên Dân Chủ Tự Do khác mà còn cung cấp tiền cho viên chức và có lẽ là cả các chính khách đối lập. Hầu hết các nhà quan sát chính trị cho rằng Tanaka bằng cách nào đó sẽ duy trì sự cân bằng chính trị của ông ta, nhưng thành tích nghèo nàn trong cuộc bầu cử năm 1974 và sự gia tăng nhanh của lạm phát đã làm lung lay ghế thủ tướng của ông ta. Các phe phái khác cũng muốn đẩy ông ta ra khỏi ghế thủ tướng: không có bạn học nào trong các trường đại học hàng đầu, không có quan hệ hôn nhân với giới thượng lưu kinh doanh, không có mối quan hệ gần gũi với các gia đình thế lực cũ. [38] Cuối cùng, Tanaka, tuyên bố là sức khỏe yếu, đã từ chức thủ tướng; người thay thế ông ta là Miki Takeo, một trong những chính khách bảo thủ hiếm hoi có hình ảnh chính trị “trong sạch”. Miki, từ chức phó thủ tướng khi phản đối chiến dịch tranh cử năm 1974, được các lãnh đạo đảng coi là sự lựa chọn biểu tượng hoàn hảo. [39] Thủ tướng Miki khẳng định, “Tôi sẽ thực hiện cải cách cơ bản về cách thức thu thập và sử dụng quỹ chính trị.” [40] Ngay cả những nhà chỉ trích quyết liệt nhất, biết rõ về danh tiếng trong sạch của Miki, cũng tin rằng cải cách chính trị thực sự đang được thực hiện. [41]

Thủ tướng Miki và các nhà cải cách khác cố gắng áp đặt một cuộc cải cách cực đoan để ngăn chặn chính trị tiền bạc. Cuối cùng, khi sự quan tâm của công chúng hướng sang chủ đề khác, các chính khách chống cải cách đã thông qua một đạo luật cải cách bị pha loãng, được ban hành vào ngày 1/1/1976. Trên thực tế, việc cải cách Luật Điều Chỉnh Quỹ Chính Trị “thực sự tạo đã hợp pháp hóa và hợp lý hóa các hoạt động vốn phải nhận sự chỉ trích nặng nề trong những năm qua. Các kênh tài chính…được tạo ra để thu thập và quyên góp hàng tỷ yen…hiện giờ được hợp pháp hóa và mỗi chính đảng đều được phép lập ra một tổ chức để thực hiện việc gây quỹ của họ. Khoản quyên góp của doanh nghiệp hoàn toàn được hợp lý hóa và do vậy được hợp pháp hóa, ngay cả khi tỷ lệ thực tế đã được quy định.” [42] Theo luật sửa đổi, một tổ chức có thể tài trợ cho nhiều nhóm hoặc chính đảng tối đa là 7,5 – 100 triệu yen hàng năm (tùy thuộc vào quy mô tổ chức) và chỉ một nửa số đó được phép quyên góp cho các cá nhân hoặc phe phái; một cá nhân không được quyên góp hơn 20 triệu yen cho nhóm gây quỹ hay chính đảng, chỉ một nửa số đó có thể được quyên góp cho cá nhân hay phe phái. Người nhận phải báo cáo. [43] Mục đích chính của việc sửa đổi luật này và sự sửa đổi Luật Bầu Cử Chức Vụ Công là chuyển từ sự tập trung vào chính khách cá nhân, người sử dụng các mối quan hệ cá nhân để vận động cử tri, sang tập trung vào các cương lĩnh của đảng. Hơn nữa, những người cải cách muốn hướng dòng tiền thông thường đang chảy vào các phe phái sang các chính đảng và khuyến khích các khoản quyên góp cá nhân nhỏ hơn của công chúng. [44] Những cải cách này “không mang lại sự thay đổi cơ bản như mục tiêu của chúng. Các chính khách Nhật Bản chống lại những cải cách bằng tìm ra các lỗ hổng trong luật cho phép họ không phải thay đổi cách làm truyền thống.” [45] Ví dụ, các ứng cử viên đã lợi dụng việc luật không yêu cầu báo cáo tên của người quyên góp ít hơn 1 triệu yen mỗi năm. Hơn nữa, do luật không giới hạn số lượng tổ chức mà một chính khách có thể thành lập nên các chính khách có thể gom quỹ từ nhiều tổ chức. Cuối cùng, các phe phái và cá nhân có thể dựa vào những người gây quỹ đặc biệt (thường là một chính đảng trung gian) do thu nhập từ những nguồn này không được coi là quyên góp chính trị. [46]

Một nghiên cứu sâu về chương trình cải cách của Miki đã kết luận rằng nó hầu như không ảnh hưởng đến chính trị tiền bạc. Chương trình cải cách đảng phái của Miki dựa trên ba trụ cột: giải phóng đảng phái khỏi sự phụ thuộc vào doanh nghiệp lớn, xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa bè phái và tạo ra thành viên quần chúng để ủng hộ đảng phái. Các nhà cải cách lập luận rằng nếu thành viên quần chúng được phép bầu chủ tịch thì việc mua phiếu bầu sẽ vô dụng. Số lượng thành viên đông đảo sẽ bù đắp cho sự tổn thất quỹ từ doanh nghiệp lớn và các nhóm lợi ích đặc biệt. [47] Họ hy vọng rằng việc bầu cử chủ tịch được chuyển từ các hạ nghị sĩ của đảng cho “thành viên quần chúng, những người không thể bị hối lộ, việc các phe phái tổ chức và ưu tiên cho mục tiêu tranh cử lãnh đạo trong nội bộ đảng phái sẽ suy giảm và chính đảng sẽ hướng tới chính sách hơn.” [48] Cuộc cải cách tháng 1/1977, ít nhất là ở giai đoạn đầu, đã có tác dụng, với một sự nhảy vọt trong trong số lượng thành viên, lên đến 1,5 triệu trong vòng một năm rưỡi. Trong cuộc bầu cử chủ tịch vào cuối mùa thu năm 1978, hành vi của cử tri quần chúng không cho thấy sự thay đổi so với các cử tri bị giới hạn của hệ thống cũ. Như thường lệ, các nghị sĩ của đảng chia là hai phái. Chỉ có một số ít thành viên quần chúng thống nhất với đảng; trái lại, đa số thống nhất với một nghị sĩ cụ thể. [49] Như một học giả đã viết, “Lòng trung thành của thành viên [nhóm ủng hộ địa phương] đối với MP là cá nhân, địa phương và tuyệt đối.” Do tình hình này, các nghị sĩ có thể “tôi luyện thành viên quần chúng được mở rộng này trong cuộc bỏ phiếu ban đầu….Đấu tranh phe phái truyền thống không bị yếu đi; trái lại, nó gia tăng và mở rộng phạm vi tới các thành viên quần chúng ở cấp cơ sở.” [50] Do vậy, kỳ bầu cử chủ tịch đầu tiên (Òhira Masayoshi thắng) không cho thấy nhiều sự thay đổi trong cách bầu cử chủ tịch 
cả trong nội dung chính trị, hành vi của cử tri, hiệu lực của phe phái, tính chất của ứng cử viên, kịch bản hối lộ lẫn kết quả. Trái lại, nó nhấn mạnh thế mạnh của động cơ và logic của chủ nghĩa bè phái….Chính trị phe phái được chứng minh là thích nghi một cách đáng ngạc nhiên với các quy định mới…và cho thấy năng lực lớn lao của nó trong việc hấp thụ số lượng cử tri phổ thông lớn. Các quan hệ nội bộ của đảng cũng như những mối quan hệ với…các lợi ích lớn đặc biệt vẫn nguyên vẹn là tính chất cơ bản. [51]
Sự từ chức của Tanaka Kakuei cùng với các biện pháp cải cách chính trị mà Quốc Hội thông qua đã không trấn an được những cử tri giận dữ vì sự xuất hiện của vụ bê bối hối lộ Lockheed vào đầu tháng 2/1976 sau một cuộc điều tra của Quốc Hội Hoa Kỳ, khi A. Carl Kotchian, phó chủ tịch của Tập Đoàn Máy Bay Lockheed, thú nhận rằng công ty đã chi hơn 22 triệu dollar hối lộ để bán các máy bay phản lực cho Nhật Bản. Các công tố viên Tokyo phản ứng với tin tức này bằng cách bắt đầu điều tra hình sự vào giữa tháng, tìm kiếm tội trốn thuế. Trong vài tháng tiếp theo, vụ án hình sự đã lan sang nhiều doanh nhân lớn, chính khách và văn phòng thủ tướng. Vào ngày 16/8, cựu thủ tướng Tanaka bị truy tố vì nhận hối lộ và vi phạm Luật Ngoại Hối; 15 người khác bị truy tố vì nhận hối lộ và các hành vi phạm tội khác. [52]

Lời khai của Kotchian về vụ việc này được đăng trên tờ Asahi Evening News từ ngày 23 đến 27/8/1976. Theo Kotchian, vào tháng 8/1972, ông ta đề xuất với Hiyama Hiro, nhân viên của công ty Marubeni, một công ty thương mại và đại lý bán hàng của Lockheed, rằng chất lượng vượt trội của máy bay chở khách Lockheed cần phải được thủ tướng Tanaka chú ý. Ngày hôm sau, Òkubo Toshiharu, giám đốc điều hành của công ty, nói rằng khoản đóng góp theo tập quán của giao dịch này là 500 triệu yen. Cùng ngày, Kotchian đến trụ sở của Kodama Yoshio, điệp viên của Lockheed từ năm 1958. Kodama, dĩ nhiên là một người hoạt động có tiếng của thế giới kinh doanh-chính trị ngầm, giới thiệu Kotchian với Osano Keiji, một doanh nhân quyền lực và là người tâm phúc lâu năm của Tanaka. Nếu Lockheed nghiêm túc về việc bán máy bay thì họ cần phải xây dựng một cầu nối với thủ tướng thông qua Osano. Một lần nữa, Kotchian hứa sẽ chi 500 triệu yen. Do đó, chỉ trong một ngày Lockheed đã chi tới 1 tỷ yen. Tiền đã được chi và Lockheed đã giành được hợp đồng bán máy bay. [53]

Công tố viên, những người nhiệt tình theo đuổi việc truy tố, đã nhận được phần thưởng là sự thú tội của hầu hết các bị cáo. Tại phiên tòa (có bốn phiên tòa khác nhau, dựa trên dòng tiền do công tố viên xác định), các bị cáo đã phủ nhận lời thú tội, khẳng định rằng công tố viên đã ngụy tạo chúng. Tanaka là ngoại lệ: ông ta không chỉ khẳng định không biết gì về thỏa thuận bí mật để bán máy bay mà còn khẳng định rằng không nhận tiền. Quan tòa quyết định rằng Tanaka đã được hối lộ và với vai trò là thủ tướng thì ông ta ở vị thế ảnh hướng tới việc mua máy bay. Vào ngày 12/10/1983, Tanaka bị tuyên án bốn năm tù và bị phạt 500 triệu yen; Òkubo nhận án 2 năm tù, hoãn thi hành án 4 năm; Enomoto Toshio (thư ký của Tanaka) nhận 1 năm tù, hoãn thi hành án 3 năm; Hiyama Hiro (người của Lockheed liên hệ với công ty Marubeni) nhận 2 năm tù. Tất cả những bản án này đều bị kháng cáo vào ngày 29/5/1985. Chỉ có bản án của Itò được điều chỉnh thành 2 năm tù, hoãn thi hành án 4 năm. [54] Đối với Tanaka, việc kháng án tại Tòa Án Tối Cao là không có ý nghĩa khi ông ta chết vào ngày 16/12/1993.

Trong số những người liên quan đến các phiên tòa còn lại có Hashimoto Tomisaburò, cựu bộ trưởng Bộ Vận Tải và Satò Takayuki, cựu thứ trưởng của Bộ Vận Tải. Cả hai người đều bị kết án nhận hối lộ. Hashimoto bị cáo buộc nhận 50 triệu yen thông qua Marubeni; nhóm bào chữa của ông ta lập luận rằng ông ta không nhận được tiền và không liên quan đến quyết định mua máy bay. Sự bào chữa của Satò cũng tương tự: không nhận hối lộ và không liên quan đến quyết định mua máy bay. Vào ngày 8/6/1982, Hashimoto nhận án 2 năm rưỡi tù, hoãn thi hành án 3 năm và bị phạt 50 triệu yen; Satò nhận án hai năm tù, hoãn thi hành án 3 năm và bị phạt 20 triệu yen. Phiên tòa đã kết thúc với Satò vào tháng 7/1986 (ông ta không kháng án lên Tòa Án Tối Cao) và kết thúc với Hashimoto vào tháng 1/1990 (ông ta chết). Wakasa Tokuji, cựu chủ tịch của hãng hàng không All Nippon cũng bị kết án hối lộ Hashimoto và Satò và nhận 3 năm tù, hoãn thi hành án 5 năm. Kodama và Osano cũng bị truy tố nhưng không vì tội hối lộ (cụ thể là vi phạm luật thuế). Kodama chết trong khi Tòa Án Quận Tokyo xét xử và Osano chết sau khi tòa phúc thẩm giảm bản án của ông ta xuống 10 tháng tù, hoãn thi hành án 3 năm. [55]

Cựu thủ tướng Tanaka kết luận về bản án tại phiên tòa đầu tiên “rằng ông ta đã bị các đối thủ chính trị và hệ thống báo chí có khuynh hướng cánh tả của Tokyo biến thành con tốt thí vì những hoạt động…[là] thông thường trong đời sống chính trị Nhật Bản.” Hơn nữa, ông ta cho rằng “các đối thủ chính trị đã thay đổi quy định đối với ông ta trong vụ án đặc biệt này.” [56] Sự cay đắng và tức giận của Tanaka là có thể hiểu được; quan điểm của ông ta cho rằng các đối thủ chính trị đứng sau vụ truy tố cũng giống như phó chủ tịch Ogawa Heikichi của Seiyûkai, bộ trưởng duy nhất bị vào tù vì bản án hối lộ thời tiền 1945.

Cũng như những vụ bê bối hối lộ chính trị trước đây, đánh giá tác động của vụ Lockheed đối với công chúng là rất khó; thái độ phổ biến cho rằng đó chỉ là chương xấu xí mới nhất trong câu chuyện bất tận và hệ thống chính trị tất yếu sẽ tạo ra những kết quả đó. Tuy vậy, nếu như kết quả bầu cử được sử dụng để làm thước đo thì vụ bê bối đã làm suy yếu sức mạnh của đảng Dân Chủ Tự Do tại Hạ Viện trong các cuộc bầu cử năm 1976 và 1979. Khuynh hướng suy giảm này đã bị đảo ngược vào năm 1980, nhưng sau bản án của Tanaka vào năm 1983, đảng đã thất bại ở Hạ Viện. Đối mặt với sự bế tắc của đảng, Tanaka, đã sớm rút khỏi đảng Dân Chủ Tự Do, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Niigata; trong cuộc bầu cử ngày 18/12/1983, hai tháng sau bản án của phiên tòa thứ nhất, ông ta đã thắng lớn trong cuộc bầu cử. Hơn nữa, sáu người dưới quyền của ông ta đã tham gia nội các thứ hai của Nakasone Yasuhiro. [57]

Mặc dù một thập kỷ đã trôi qua trước khi công chúng chứng kiên một vụ hối lộ lớn khác, trận chiến pháp lý của Tanaka và sự chia rẽ bè phái nghiêm trọng (Tanaka bị đánh bại và đánh mất sự kiểm soát) đã khiến công chúng dõi theo vụ bê bối. Hơn nữa, hai vụ án hối lộ chính trị khác cũng xảy ra, thu hút sự chú ý của công chúng về chủ đề này. Đầu tiên, vào tháng 5/1979, tại Tòa Án Quận Tokyo, cựu phó chủ tịch Kaifu Hichirò của công ty Thương Mại Nisshò-Iwai bị xét xử vì vi phạm Luật Ngoại Hối và khai man. Trong phiên tòa, tên của Matsuno Raizò, cựu giám đốc của Cục Phòng Vệ, xuất hiện liên quan tới khoản chi 500 triệu yen. Công ty Douglass McDonnell bị cáo buộc đã chi số tiền đó thông qua công ty thương mại cho Matsuno để được bán các chiến đấu cơ phản lực cho Nhật Bản. Matsuno thừa nhận đã nhận tiền khoảng giữa năm 1967 và 1971 nhưng khẳng định rằng đó là khoản quyên góp chính trị. Ông ta không bị kết án. [58] Thứ hai, vào tháng 10/1979, báo chí đưa tin công ty đại chúng về viễn thông quốc tế (Kokusai Denshin Denwa Kaisha) đã chiêu đãi rất xa hoa, tặng quà và tiền cho nhiều chính khách và viên chức. Mặc dù hai viên chức bị kết án nhận hối lộ nhưng không chính khách nào bị kết án. [59]

Vào năm 1989, một vụ động đất chính trị khác nổ ra: vụ bê bối Recruit. Cũng giống như vụ Teijin trước đó nửa thế kỷ, vụ bê bối mới liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phiếu và hối lộ chính trị, cũng giống như sự kiện trước đó, nó liên quan đến doanh nhân, chính khách và viên chức. Khi vụ bê bối được khám phá, công chúng không chỉ thấy số tiền khổng lồ được dùng để gây ảnh hưởng tới các chính khách mà cả sự tham nhũng của các viên chức cao cấp trong các cơ quan của chính quyền trung ương. Bị bối rối vì vụ bê bối đã làm tổn thương danh tiếng của cựu thủ tướng Nakasone và các đảng viên Dân Chủ Tự Do cấp cao khác, thủ tướng Takeshita Noboru đã từ chức vào tháng 6/1989.

Trung tâm của vụ bê bối là Ezoe Hiromasa, chủ tịch của công ty Recruit rất thành công, một doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin. Khởi đầu vào năm 1960 như một công ty nhỏ xử lý các quảng cáo trên tạp chí trường đại học, công ty của Ezoe tham gia vào tổ chức quốc gia cung cấp các thông tin tuyển dụng nhân sự cho sinh viên đại học và hướng dẫn về đại học và cao đẳng cho học sinh trung học. Recruit Cosmos, một chi nhánh bất động sản, được thành lập vào năm 1964. Vào năm 1987, đế chế kinh doanh của Recruit bao gồm 27 chi nhánh với hơn 6.000 nhân viên. [60] Con đường phát triển công ty thuận lợi của Ezoe được đảm bảo bằng “quà tặng” cho các chính khách và viên chức. Một khoản chi được đề xuất cho việc bán cổ phiếu (người mua được vay tiền) của chi nhánh bất động sản trước khi mở bán trên thị trường: lợi nhuận khổng lồ sẽ được tạo ra khi cổ phiếu được niêm yết chính thức. Phương thức kinh doanh của Recruit đã thu hút được sự chú ý của công chúng vào tháng 6/1988 khi tờ Asahi Newspaper đăng một bài báo về việc phó thị trưởng của một thành phố đã nhận được cổ phiếu chưa niêm yết của Recruit. Vào tháng 7, vụ bê bối nhỏ đã lan rộng, khi cựu thủ tướng Nakasone và Takeshita được xác định là người nhận cổ phiếu của Recruit. Bộ trưởng Bộ Tài Chính cũng vướng lưới bê bối vào tháng 10 và bị buộc phải từ chức vào tháng 12. Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hasegaw Takashi và Harada Ken, tổng giám đốc của Cục Kế Hoạch Kinh Tế, cũng nhanh chóng theo chân Miyazawa. Vụ bê bối đã chạm đến phần lớn bộ máy chính quyền. [61] “[ấ]n tượng mà truyền thông cho thấy vào giữa năm 1989 là tất cả mọi người, có thể là bất kỳ ai, đều có liên quan và…không có lý do gì để tin rằng chỉ mình Recruit bơm tiền.” [62]

Vào ngày 12/6/1989, khi báo cáo của Bộ Tư Pháp về vụ bê bối Recruit được nộp cho Hạ Viện, dường như tất cả những lãnh đạo hàng đầu của đảng Dân Chủ Tự Do và thậm chí là cả các đảng đối lập đều bốc mùi “quà tặng” của Ezoe. Tuy vậy, không có chính khách lớn nào bị kết án. Trong số 11 chính khách và viên chức phải ra tòa thì chỉ có 4 người bị kết án nhận hối lộ: Shinto Hisashi, cựu chủ tịch của công ty Điện Tín và Điện Thoại Nhật Bản (NTT); Shikiba Ei, một lãnh đạo khác của NTT; và Katò Takashi, thứ trưởng Bộ Lao Động. [63]

Đảng Dân Chủ Tự Do phản ứng lại vụ Recruit bằng việc hứa hẹn cải cách căn bản hệ thống quỹ chính trị và lựa chọn thủ tướng không bị tai tiếng vì bê bối hối lộ. Người được chọn để đại diện cho hình ảnh trong sạch mới của đảng là ngoại trưởng Uno Sòsuke, người được công ty Recruit coi là không quan trọng nên đã không hối lộ bằng cổ phiếu. [64] Phát biểu trong phiên họp toàn thể của Quốc Hội, Uno khẳng định, “Vụ bê bối Recruit đã châm ngòi cho sự thiếu tin tưởng phổ biến vào chính trị và khiến cho nền dân chủ của chúng ta rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nội các Uno tin rằng vật lộn với cải cách chính trị là nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ để khôi phục niềm tin của công chúng vào chính trị.” [65] Mặc dù các nhà bình luận chính trị không đồng tình với quan điểm cho rằng thủ tướng chỉ là con rối của Nakasone hay Takeshida song họ đồng ý rằng nội các của ông ta sẽ chỉ có tuổi thọ ngắn. Không ai dự đoán được rằng nó sẽ sụp đổ trong hai tháng. Ngay sau khi Uno nhậm chức, vợ của ông ta bắt đầu phàn nàn về tính cách keo kiệt của ông ta. Việc đả kích tính cách của thủ tướng đã bị các tờ báo lớn bỏ qua cho đến khi một bài báo xuất hiện trên tờ Washington Post. Sau đó, vụ bê bối tình dục đã trở thành chủ đề nóng không chỉ đối với những tờ báo lá cải Nhật Bản mà cả đối với truyền thông chính thống. [66]

Khi Uno bị truyền thông làm nhục, công chúng được khảo sát vào cho cuộc bầu cử Thượng Viện ngày 23/7/1989 và lần đầu tiên đã không đem lại cho đảng Dân Chủ Tự Do đa số truyền thống (đảng nhận được 109/252 ghế). [67] Vụ bê bối Recruit chỉ là một nhân tố trong sự thất bại này và có lẽ chỉ là phần rất nhỏ. Mặc dù các đảng đối lập cũng như truyền thông tập trung vào bê bối tình dục, song một luật thuế giá trị gia tăng (VAT) không được ưa thích được thông qua vào ngày 24/12/1988 (có hiệu lực vào ngày 1/4/1989) được cử tri quan tâm hơn. [68] “Điều làm gia tăng sự bất mãn của công chúng là luật thuế có hình ảnh giống như là việc các nghị sĩ của LDP áp đặt gánh nặng mới cho người dân đồng thời lại nhận một cách bất hợp pháp, hay ít nhất là cẩu thả, các khoản tiền hối lộ lớn….Tác động tiêu cực của vụ bê bối Recruit đối với hình ảnh đảng cầm quyền đã vượt qua vấn đề đạo đức [chính trị] và trở thành vấn đề thiếu năng lực.” Không giống như phản ứng của đáng trong các vụ bê bối trước đó, vụ Recruit “đã đẩy đảng vào sự bối rối và khó khăn khiến đảng phải đưa ra một người kế nghiệm và vị thế tương đối thấp của người kế nhiệm trong đảng đã không tạo ra sự hài lòng….Sau khi vụ Recruit kết thúc, khoảng cách về độ tin cậy giữa LDP và phe đối lập đã giảm xuống đáng kể.” [69]

Vào ngày 9/8/1989, Kaifu Toshiki trở thành thủ tướng. Vào tháng 10, khi đảng phủ quyết việc gia hạn nhiệm kỳ chủ tịch của Kaifu, thủ tướng nói, “Hơn nữa, tôi cho rằng mọi chính khách phải cố gắng để thúc đẩy cải cách chính trị mạnh mẽ bằng cách tạo dựng đạo đức chính trị cao quý và giành được chức vụ công bằng các hoạt động tranh cử công khai và không đắt đỏ.” [70] Trong cuộc bầu cử Hạ Viện tiếp theo vào ngày 18/2/1990, đảng Dân Chủ Tự Do giành được 275/512 ghế (11 nghị sĩ bảo thủ độc lập sau đó đã về phe họ). [71] Tại sao niềm tin của cử tri lại được đặt vào một đảng đầy bê bối? Trước hết, những người cận vệ già đã cố gắng hết sức để cải thiện hình ảnh của đảng: Kaifu, người đứng đầu một phái nhỏ có tinh thần cải cách, đã được chọn làm chủ tịch đảng; những người tương đối trẻ có sức hút về chính trị được chọn vào các vị trí chủ chốt của đảng; hai phụ nữ nhận được ghế trong nội các. Thứ hai, đảng thông báo kế hoạch sửa đổi luật VAT không được ưa thích. Thứ ba, đảng Xã Hội Chủ Nghĩa sau khi thắng cử năm 1989, dường như bị chìm trong đấu tranh phe phái và bám vào các chính sách đã lỗi thời. Cuối cùng, cũng như các vụ bê bối hối lộ chính trị trước đây, tác động của vụ Recruit nhanh chóng tan biến trong vài tháng giữa các cuộc bầu cử năm 1989 và 1990; chỉ có hai trong số 16 ứng cử viên dính líu vào vụ tham nhũng được tái cử, các ứng cử viên thắng cử khẳng định rằng bầu cử đã khôi phục danh tiếng của họ. [72] Bất chấp sự hồi phục thần kỳ của đảng Dân Chủ Tự Do sau vụ bê bối Recruit, một số nhà bình luận chính trị đã dự báo trước là sẽ có nhiều bê bối tham nhũng hơn do đảng đã sa sút và mất khả năng tự làm sạch. [73]

Vào ngày 24/1/1991, tại đại hội đảng Dân Chủ Tự Do, một nghị quyết cải cách chính trị được đưa ra. Vào tháng 8, nội các đã sẵn sàng đệ trình ba dự luật cải cách chính trị trong kỳ họp Quốc Hội rất khác thường. Các dự luật đề xuất áp dụng hệ thống bầu cử quận ghế đơn cùng với đại diện theo tỷ lệ. Trong kỳ họp, chính phủ và phe đối lập không thể thống nhất về một dự luật cải cách. Tuy vậy, thủ tướng Miyazawa Kiichi, người kế nhiệm Kaifu vào tháng 11/1990, đã tiếp tục thúc ép cải cách chính trị. Vào mùa xuân 1992, Ban Chỉ Đạo Cải Cách Chính Trị của đảng đệ trình cho Miyazawa một gói đề xuất: các nghị sĩ Quốc Hội sẽ phải công khai tài sản cá nhân, sự thiếu cân bằng trong việc đại diện ở Quốc Hội sẽ được điều chỉnh và những nỗ lực làm cho các quỹ chính trị minh bạch hơn. Tác động của chương trình cải cách này đối với cử tri vẫn chưa rõ nhưng đảng đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Thượng Viện vào ngày 26/7/1992: một nửa trong số 252 ghế được bầu lại; đảng giành được 70 ghế. [74]

Ngay sau thắng lợi bầu cử tháng 7, đảng Dân Chủ Tự Do đã va phải một bê bối hối lộ khác, vụ này liên quan đến công ty Tokyo Sagawa Express (một hãng chuyển phát bưu kiện). Theo cách thức gợi nhớ đến chiến thuật của công ty Recruit, Sagawa Express đã phân phát “quyên góp” chính trị cho khoảng 130 nghị sĩ Quốc Hội. Trong số những người bị công tố viên Tokyo điều tra có Kanemaru Shin, phó chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do, người được coi là người môi giới quyền lực chính của đảng. Đối mặt với bằng chứng về việc không khai báo 500.000 yen nhận được từ Sagawa Express (vi phạm Luật Điều Chỉnh Quỹ Chính Trị), Kanemaru nhận tội vào ngày 27/8 và từ chức ở đảng cũng như vị trí thủ lãnh của phe Takeshita (dựa trên phe cũ của Tanaka Kakuei). Sự nhận tội nhanh chóng, cùng với việc đóng một khoản phạt nhỏ, đã không xoa dịu được giận dữ của công chúng, thể hiện bằng nhiều cuộc biểu tình. Cuối cùng, Kanemaru từ chức ở Quốc Hội vào ngày 14/10. [75] Tổng bí thư đảng Watanuki Tamisuke khẳng định rằng vụ Kanemaru là “cực kỳ đáng tiếc và đảng của chúng tôi xem xét vụ việc này với tất cả sự nghiêm túc và thận trọng, cũng như bày tỏ sự hối tiếc đối với người dân….Vụ án đã khiến công chúng không hài lòng và mất niềm tin vào chính trị. Đảng của chúng tôi ghi nhận điều này trong tâm can và quyết tâm đoàn kết khôi phục sự tin tưởng của công chúng đối với chính trị.” [76] Thủ tướng Miyazawa, trong một bài phát biểu về chính sách tại Quốc Hội vào ngày 30/10, đã nói, “Điều đáng tiếc nhất là niềm tin của công chúng đối với chính khách đã bị lung lay dữ dội….Tôi thực sự cảm thấy rằng sự thiếu tin tưởng vào của công chúng đối với chính trị chưa bao giờ lớn như hiện nay….Chương trình cải cách của chúng ta sẽ khiến cho các quỹ chính trị minh bạch, các hoạt động chính trị bớt tốn kém và thực hiện tranh cử dựa trên đề xuất chính sách.” [77]

Kanemaru sai lầm nếu như ông ta hy vọng rằng nhận tội và từ chức sẽ chấm dứt biểu tình của công chúng. Công tố viên, dĩ nhiên được sự giận dữ của công chúng khuyến khích, đã bắt giữ Kanemaru vào ngày 6/3/1993, với cáo buộc trốn thuế, một tội dễ chứng minh hơn hối lộ chính trị. Cuộc khám xét nhà và văn phòng của Kanemaru vào ngày 8/3, với sự chứng kiến của máy quay phim của truyền hình, đã phát hiện ra 10 triệu dollar dưới dạng vàng, tiền mặt và trái phiếu. Khi công chúng vẫn có ý nghĩ rằng chính trị là công việc bẩn thỉu thì sự việc gây sốc này đã chứng minh điều đó bởi vì việc cất giấu của cải của Kanemaru có lẽ là cho bản thân hơn là chính trị. [78] Theo một học giả, dường như đây là lần đầu tiên nơi ở cá nhân và văn phòng của một chính khách lớn bị cảnh sát và công tố viên khám xét. Kanemaru bị kết án vào ngày 13/3; phiên tòa xét xử ông ta bắt đầu vào ngày 22/7/1993. [79] 

Sau khi Kanemaru từ chức, một cuộc đấu tranh giành quyền lực nổ ra ở phe Takeshita, phe này bị chia làm hai nhóm. Vào ngày 18/12, một nhóm thành lập Diễn Đàn Cải Cách 21. Nhóm này, do Hata Tsutomu lãnh đạo, sau đó thành lập Shinseitò (đảng Phục Hưng). Phe Hata kêu gọi những sự thay đổi lớn trong phương thức bầu cử và cải cách hệ thống quyên góp chính trị. Vào đầu năm 1992, một nhóm cải cách chính trị khác, do một cựu quận trưởng tên là Hosokawa Morihiro lãnh đạo, đã thành lập Nihon Shintò (đảng Nhật Bản Mới). Vào tháng 6/1993, Takemura Masyoshi, một lãnh đạo của ủy ban cải cách chính trị của đảng Dân Chủ Tự Do, đã thành lập Sakigake Shintò (đảng Người Tiền Trạm Mới).80

Khi thủ tướng Miyazawa trình bày kế hoạch cải cách chính tri vào mùa xuân năm 1993, ông ta bị phản đối cả từ phía các chính khách đối lập, vốn không thích hệ thống quận một thành viên mà họ cho rằng chỉ có lợi cho đảng Dân Chủ Tự Do, lẫn từ phía một số đảng viên đảng Dân Chủ Tự Do, những người cho rằng cơn bão chính trị này, cũng như các cơn bão trước đây, sẽ sớm đi qua. Họ đã sai lầm. Sau khi chương trình cải cách tạm thời bị gác lại, phe đối lập cùng với một số đảng viên Dân Chủ Tự Do đã thắng trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dựa trên lý do Miyazawa không thực hiện lời hứa với công chúng về việc thực hiện cải cách chính trị. Thủ tướng giải tán Hạ Viện. [81] Vào ngày 18/7, người dân trả lời khảo sát, đã không đem đến cho đảng Dân Chủ Tự Do đa số tại Hạ Viện lần đầu tiên (đảng giành được 223 ghế, thiếu 33 ghế để chiếm đa số). [82] Vào cuối tháng, 7 đảng thống nhất thành lập một chính phủ liên hiệp, với Hosokawa (đảng Nhật Bản Mới) làm thủ tướng. [83]

Chương trình cải cách chính trị của thủ tướng mới, cũng giống như của Miyazawa, nhận được sự phản đối của các chính khách e ngại về sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Quốc Hội đã thông qua một gói cải cách chính trị nhượng bộ (bốn dự luật lập pháp) vào ngày 29/1/1994. Hệ thống bầu cử mới tạo ra 300 khu vực bầu cử một thành viên và hai trăm ghế dựa trên đại diện theo tỷ lệ, kiểm soát chặt chẽ hơn việc gây quỹ và chính phủ trợ cấp cho các chính đảng. Hệ thống bầu cử mới sẽ có hiệu lực sau khi một ủy ban độc lập xác định lại ranh giới của ba trăm đơn vị bầu cử mới. [84] Một nhà báo viết, “Các quy định mới nên kiềm chế hoàn toàn các khối quyền lực ở Quốc hội, được tạo thành từ các thành viên dựa vào các nhóm lợi ích đặc biệt – như ngành xây dựng hay vân động động cho nông nghiệp – bằng cách nhận quyên góp chính trị của họ.” [85] Tờ Economist bình luận, “Hệ thống mới đã giảm sự cám dỗ của việc hối lộ cử tri. Đồng thời, ranh giới các khu vực bầu cử được vẽ lại. Điều này có nghĩa là làm suy yếu sức mạnh của các đảng khu vực, vốn phát triển chỉ nhờ vào gây quỹ và phân phát tiền tranh cử bất hợp pháp. Phong bì trắng chứa tiền sẽ không còn là vấn đề; xuất hiện trên truyền hình sẽ thuyết phục cử tri hơn.” [86] Các nhà báo thiếu lạc quan về tác động cải cách của Hosokawa viết, “Theo một khảo sát truyền hình, chỉ có 14% người trả lời cho rằng họ thấy các biện pháp chống tham nhũng đã đủ mạnh.” [87] Tờ Mainichi Newspaper bình luận, “Đạo luật không đáp ứng lời kêu gọi của công chúng về việc chấm dứt ngay lập tức mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh doanh và chính trị…nguồn gốc của chính trị tiền bạc tha hóa.” [88]

Ngay sau khi thông qua đạo luật cải cách chính trị, chính phủ của Hosokawa bắt đầu tan rã vì cải cách thuế. Các đối thủ chính trị nhanh chóng sử dụng bài cũ là cáo buộc tham nhũng liên quan đến nợ nần và quyên góp chính trị của công ty Tokyo Sagawa Express để chống lại thủ tướng; công ty này vẫn in dấu trong trí nhớ của công chúng vì phiên tòa xét xử Kanemaru Shin. [89] Hata Tsutomu, một người cải cách khác và lại cựu thành viên của đảng Dân Chủ Tự Do, đã thành lập nội các liên hiệp mới vào ngày 25/4. Không may cho Hata, cuộc tranh luận tiếp tục gay gắt về cải cách thuế đã phá vỡ liên minh; điều này khiến thủ tướng phải đứng đầu một chính phủ thiểu số (chỉ có 182 ghế ở Hạ Viện; cần có 256 ghế để thông qua một dự luật); nội các chỉ tồn tại 59 ngày. [90] 

Nội các liên hiệp tiếp theo đã khiến các nhà bình luận chính trị bị sốc: Murayama Tomiichi, lãnh đạo của đảng Dân Chủ Xã Hội, lên làm thủ tướng trong một chính phủ được đảng Dân Chủ Tự Do hậu thuẫn. Kể từ nội các Katayama Tetsu (5/1947 – 3/1948) đã không có một thành viên xã hội chủ nghĩa nào giữ chức thủ tướng. “Mối quan hệ kỳ quặc giữa đảng Dân Chủ Tự Do và đảng Dân Chủ Xã Hội”, một nhà báo viết, “đã khiến đất nước sững sờ và ngay lập tức dấy lên nỗi sợ hãi rằng tất cả những gì tiến bộ trong việc phi điều tiết kinh tế và làm sạch hệ thống chính trị đầy tham nhũng sẽ bị ngừng lại hoặc đảo ngược.” [91] Tờ New York Times bình luận, “Chỉ có một hệ thống chính trị đang hấp hối mới tạo ra một chính quyền như chính quyền mà nghị viện Nhật Bản đã chọn ngày hôm qua.” [92] Tờ U. S. News and World Report dự đoán là liên minh, được dẫn dắt “bởi các các chính khách LDP kỳ cựu biết cách bôi trơn cỗ máy chính quyền,” có thể sẽ làm bối rối những nhà bình luận chính trị lạc quan. [93] Đảng Dân Chủ Tự Do thống trị liên minh mới, chiến 13/21 ghế trong nội các, trong đó có cả ghế phó thủ tướng (Kòno Yòhei, chủ tịch của đảng Dân Chủ Tự Do). Hơn nữa, họ áp đảo đảng Xã Hội Dân Chủ với tỷ lệ gần 3:1 ở Hạ Viện. [94]

Sự chia rẽ của đảng Dân Chủ Tự Do và sự thay đổi nhanh chóng của chức thủ tướng (Murayama là thủ tướng thứ bảy trong bảy năm) đã gợi cảm hứng cho nhiều bài báo và cuốn sách về cải cách chính trị. Blueprint for a New Japan (Nihon kaizò keikaku) được xuất bản năm 1993 (bản tiếng Anh vào năm 1994). Ozawa Ichirò, tác giả và là cựu tổng bí thư của đảng Dân Chủ Tự Do, ban đầu là một trong những người được Tanaka Kakuei bảo trợ và sau đó là môn đệ trưởng của Kanemaru Shin. Cũng giống như hầu hết các lãnh đạo cao cấp khác của phái Kanemaru, Ozawa cũng dính líu vào hàng loạt các vụ bê bối hối lộ. Sự đánh giá quan điểm của Ozawa về cải cách là hỗn hợp, nhiều nhà phân tích lập luận rằng ông ta chỉ bảo vệ bản thân trước sự chỉ trích của công chúng và các cáo trạng có thể của công tố viên; những người khác cho rằng mục đích của ông ta là một cuộc cải cách thực sự. [95] Robert C. Angel, một người nghiên cứu chuyên sâu về chính trị Nhật Bản, coi quan điểm mới của Ozawa về cải cách chính trị là “sự biến ảo trái ngược với kinh nghiệm của Saul xứ Tarsus trên đường tới Damascus.” [96]

Cuốn sách của Ozawa nhận định sự thiếu khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị là vấn đề chủ chốt: nguyên nhân chủ chốt là sự phân tán quyền lực trong đảng Dân Chủ Tự Do và các cơ quan kiểm soát nhà nước khác. [97] “Hội Đồng Nghiên Cứu Chính Sách của LDP – định hướng chính sách của đảng – trên thực tế là một hội đồng của các lợi ích đặc biệt và đa dạng….Chính phủ, trong khi đó, bản thân lại bị chia rẽ bởi nhiều thể chế và lợi ích. Các bộ và cơ quan là những thực thể rời rạc. Không có thể chế vượt trội nào để phối hợp và kiểm soát toàn thể. Nội các đóng vai trò này về mặt kỹ thuật nhưng không bao giờ thực sự được kỳ vọng sẽ làm việc đó.” Về thủ tướng, Ozawa cho rằng ông ta “chỉ là chủ lễ của nghi lễ cận kề.” [98] Để thay đổi sự thất bại này, Ozawa bảo vệ cho một cuộc cải cách hệ thống, từ thủ tướng trở xuống. “Tất cả những gì không thực sự đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền trung ương nên chuyển giao cho chính quyền địa phương. Thêm vào đó, chúng ta phải giới hạn quyền lực bằng cách đảm bảo chính phủ được luân chuyển định kỳ….[C]hung ta phải có một chính quyền chịu trách nhiệm trong một khoảng thời gian cố định, với quyền lực và chính sách xác định.” [99] 

Trong số nhiều cải cách thì Ozawa nhấn mạnh nhu cầu về hệ thống tài trợ chính trị tốt hơn. Cách tốt nhất để tranh các bê bối tham nhũng và khôi phục niềm tin của công chúng là làm cho dòng tiền minh bạch. Các nhóm và doanh nghiệp không bao giờ nên chi tiền cho cá nhân mà chỉ nên chi cho các chính đảng. Hoàn toàn công khai với các hình phạt nặng đối với những người vi phạm là mấu chốt của sự cải cách này. [100]

Ozawa lên án nhiều vấn đề chính trị quốc gia bắt nguồn từ sự lão hóa của “hệ thống 1955”, trong hệ thống đó chính trị trở thành các đàm phán bí mật giữa các phe phái chính trị để phân chia ngân sách với nhau, với các chính đảng khác, với viên chức và doanh nghiệp. Ít có cuộc tranh luận nghiêm túc về chính sách khi khi họ phân chia miếng bánh kinh tế. Những người có quan điểm lịch sử dài hạn biết rõ vấn đề Ozawa phác thảo bắt nguồn từ sự tan ra của “hệ thống 1955” và sự biến dạng chính trị do hiệp định phòng thủ Hoa Kỳ - Nhật Bản và các vấn đề khác thời hậu chiến. Trên thực tế, cấu trúc chính trị của nhà nước hiện đại bị đè nặng bởi thứ được gọi theo cách của Maruyama Masao là ““tội tổ tông”: chủ nghĩa đa nguyên về quyền lực chính trị.” [101] Vào đầu và giữa thời Minh Trị, sự lãnh đạo mạnh mẽ của những người cha lập quốc ẩn náu sau một trung tâm chính trị yếu, nhưng vào những năm 1930 và đầu những năm 1940, rạn nứt trong hệ thống chính quyền Minh Trị đã trở nên rõ ràng. Chiến tranh, bại trận, bị chiếm đóng và cải cách chính trị không phá hủy được bản chất phe cánh của cấu trúc chính trị quốc gia. Chỉ có sự đại tu toàn bộ hệ thống chính trị mới có thể mang lại sự cải cách thực sự. Một học giả Nhật Bản khẳng định rằng chỉ có sự kết hợp cải cách quyền lực sau sự chiếm đóng của đồng minh với cách mạng Pháp mới tạo ra sự khác biệt trong chính trị. [102]

Cuộc đối thoại về cải cách chính trị giữa các chính khách và trên truyền thông được đồng hành bằng nhiều cuốn sách được xuất bản trong cùng năm xuất bản sách của Ozawa. Đối với nhiều người, cải cách chính trị có nghĩa là kiểm soát chặt chẽ hơn chính trị tiền bạc và hệ thống quận bầu cử. Nhưng như giáo sư Yamaguchi Jirò của đại học Hokkaido đã chỉ ra, chúng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài; sự cải cách chính trị thật sự, thứ hồi sinh chính trị dân chủ, đòi hỏi phải tổ chức lại các chính đảng và thái độ mới của công dân. “Tam giác sắt” kết nối chính khách, viên chức và nhóm lợi ích, hình thành để kiếm lợi với chi phí của người đóng thuế, cần phải bị bẻ gãy nếu như có một cuộc cải cách chính trị thật sự. Nói tóm lại, giới chính trị đang cần có một một sự sắp xếp toàn diện, không chỉ khiến hệ thống hành chính cởi mở hơn mà còn giảm số lượng tham nhũng. Yamaguchi cho rằng thế hệ chính khách mới có thể vượt qua những ràng buộc phe cánh cũ, tạo thành những nhóm chính trị mới và tạo ra cải cách thực sự. [103] 

Ngon gió thay đổi chính trị đang thổi, nhưng hầu hết các đề xuất cải các đều yêu cầu một sự thay đổi quyết định trong thái độ của chính khách, viên chức và công dân. Do phe phái trong chính trị đã bắt đầu từ Quốc Hội thứ 1 vào năm 1890 và do phe phái tràn lan trong xã hội (cụ thể là nhóm của tôi chống lại nhóm của anh), một sự thay đổi nhanh chóng trong phương diện chính trị này là khó diễn ra. Các nhà phân tích chính trị khẳng định rằng vấn đề chính trị cơ bản là bản chất phi dân chủ của giới hành chính. Họ viết rằng “kể từ năm 1941, Nhật Bản đã có một hệ thống hợp tác công nghiệp do giới hành chính lãnh đạo.” [104] Vào cuối năm 1993, Ozawa Ichirò kêu gọi loại bỏ một số viên chức hành chính cấp cao và thăng cấp cho các chính khách, đóng vai trò người giám sát ở mỗi bộ, cũng như đưa các chính khách vào đội ngũ trưởng văn phòng ở các bộ chủ chốt. Điều mà Ozawa hướng tới là một phiên bản của hệ thống do tổng thống bổ nhiệm theo kiểu Hoa Kỳ. Viên chức đã cực lực phản đối kế hoạch này, coi nó là một nỗ lực chính trị hóa dịch vụ dân sự. [105] Do vậy, các nhà cải cách chính trị phải chuẩn bị cho cuộc phản công dữ dội từ phía viên chức hành chính muốn duy trì hiện trạng. Về phía công dân, những người đã có lịch sử lâu dài trong việc chấp nhận sự phạm pháp của viên chức hành chính và chính khách chừng nào mà kinh tế còn tăng trưởng, các nhà cải cách không nên kỳ vọng một sự thay đổi nhanh chóng trong thái độ của họ. Tóm lại, nỗ lực cải cách chính trị toàn diện có vẻ sẽ không diễn ra trong tương lai gần. Những sự thay đổi nhỏ nhặt hơn có thể diễn ra.

Chú thích:

1. Akira Kubota, “A Genuine Reform? The June–August 1993 Upheaval in Japanese Politics,” 112.
2. Yanaga, Big Business, 83–85; 120–122; Masumi, Postwar Politics, 248–249, 276–277; Kòdansha, Illustrated Encyclopedia 1:888.
3. Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 243–244.
4. Ibid., 244–245; Peter J. Herzog, Japan’s Pseudo-Democracy, 153; Masumi, Postwar Politics, 298. Shipbuilding was a key industry targeted for government aid. Wartime losses left Japan with an acute shortage of merchant ships, which were needed to resume trade in the world economy. Tessa Morris-Suzuki, The Technological Transformation of Japan: From the Seventeenth to the Twenty-first Century, 187–188.
5. Herzog, Pseudo-Democracy, 298; Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 246–247.
6. Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 247; Kishimoto Yoshihiro tsuisòroku kankòkai, Kishimoto Yoshihiro tsuisòroku, 216. Murobushi, Sengo gigoku, 136.
7. Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 251–252; Herzog, Pseudo-Democracy, 154.
8. Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 252; Wildes, Typhoon in Tokyo, 141–142.
9. Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 264; Aritake, Seiji, 289–290; Masumi, Postwar Politics, 298–299; Murobushi, Sengo gigoku, 166–167, 173.
10. Kishimoto, Kishimoto Yoshihiro tsuisòroku, 216; Morikawa Tetsurò, Nihon gigoku shi, 264; Murobushi, Sengo gigoku, 135–136, 170.
11. Yanaga, Big Business, 128–130; Lloyd A. Free, The Dynamics of Influence in Today’s Japan, 1.
12. Allan B. Cole and Naomichi Nakanishi, eds., Japanese Opinion Polls with Socio-Political Significance, 1947–1957 1:164, 167.
13. Yanaga, Big Business, 129.
14. Free, Dynamics of Influence, 11.
15. Frank C. Langdon, “Part IV: Japan,” 177–178.
16. Ibid., 178.
17. Chapman, Inventing Japan, 158.
18. Ibid.; Karel van Wolferen, The Enigma of Japanese Power: People and Politics in a Stateless Nation, 133.
19. Yoshida Shigeru, The Yoshida Memoirs: The Story of Japan in Crisis, 98– 99.
20. B. J. George, Jr., “Discretionary Authority of Public Prosecutors in Japan,” 61–62; Arthur T. von Mehren, “Commentary: Part II,” 427–428.
21. Aritake, Seiji, 287–288.
22. Ushiomi Toshitaka, “The Prosecution at the Crossroads,” 84–85.
178 Notes to Pages 116–122
23. Nomura, Hòsò fûunroku, 1:84.
24. Ibid., 2:223.
25. Ibid., 355, 369–370.
26. Masumi Junnosuke, “The 1955 System in Japan and Its Subsequent Development,” 300.
27. Nobuo Tomita, Akira Nakamura, and Ronald J. Hrebenar, “The Liberal Democratic Party: The Ruling Party of Japan,” 258–259.
28. Masumi, “The 1955 System in Japan,” 292, 295.
29. Hans H. Baerwald, “Tento-Mura: At the Making of a Cabinet,” 70–73; Herzog, Pseudo-Democracy, 158.
30. Marshall E. Dimock, The Japanese Technocracy: Management and Government in Japan, 85; Curtis, Election Campaigning, 28.
31. Haruhiro Fukui, “Postwar Politics, 1945–1973,” 6:192, 195, 198, 210.
32. Masumi, “The 1995 System in Japan,” 302–303.
33. Chalmers Johnson, “Tanaka Kakuei, Structural Corruption, and the Advent of Machine Politics in Japan,” 11.
34. Michael K. Blaker, ed., Japan at the Polls: The House of Councillors Election of 1974, i.
35. Chapman, Inventing Japan, 159.
36. Herbert Passin, “The House of Councillors: Promise and Achievement,”
34.
37. Ibid.; Blaker, Japan at the Polls, ii.
38. Johnson, “Machine Politics,” 12; James L. Huffman, “The Idioms of Contemporary Japan XI,” 509–511, 513; Takako Kishima, Political Life in Japan: Democracy in a Reversible World, 102, 104, 137.
39. Ronald J. Hrebenar, “The Money Base of Japanese Politics,” 66–67; Johnson, “Machine Politics,” 12; Huffman, “Idioms,” 509–511.
40. Quoted in Hrebenar, “Money Base,” 67.
41. Ibid.
42. Ibid., 68–69.
43. Kishimoto Kòichi, Politics in Modern Japan: Development and Organization, 137.
44. Curtis, Japanese Way, 164.
45. Ibid.
46. Ibid., 181. Kishimoto, Politics in Modern Japan, 137; Kòdansha, Illustrated Encyclopedia, 2:1212.
47. Taketsugu Tsurutani, “The LDP in Transition? Mass Membership Participation in Party Leadership Selection,” 848.
48. Ibid.
49. Ibid., 851–852.
50. Ibid., 852–853.
51. Ibid., 856.
52. Herzog, Pseudo-Democracy, 161, 163–164; Johnson, “Machine Politics,” 15.
53. David Boulton, The Lockheed Papers, 45, 241–250.
54. Herzog, Pseudo-Democracy, 163–167; Johnson, “Machine Politics,” 15.
55. Herzog, Pseudo-Democracy, 168–170.
Notes to Pages 123–129 179
56. Johnson, “Machine Politics,” 15.
57. Kòdansha, Illustrated Encyclopedia, 1:888; Johnson, “Machine Politics,” 19.
58. Hrebenar, “Money Base,” 64; Johnson, “Machine Politics,” 16.
59. Hertzog, Pseudo-Democracy, 157.
60. Ibid., 175.
61. Ibid., 178; Yayama, “The Recruit Scandal,” 101; William J. Holstein,
The Japanese Power Game: What It Means for America, 110; Kòdansha, Illustrated Encyclopedia, 2:1248.
62. James W. White, “The Dynamics of Political Opposition,” 446.
63. Herzog, Pseudo-Democracy, 186, 188.
64. Holstein, Power Game, 125; Liberal Star, June 15, 1989, 1, 3.
65. Quoted in Liberal Star, June 15, 1989, 1.
66. Holstein, Power Game, 125–127; Kubota, “Genuine Reform?” 96.
67. Holstein, Power Game, 131–132; Chalmers Johnson, “The People Who Invented the Mechanical Nightingale,” 83.
68. Kenji Hayao, The Japanese Prime Minister and Public Policy, 93.
69. Scott C. Flanagan, “The Changing Japanese Voter and the 1989 and 1990 Elections,” 445–446.
70. Quoted in Liberal Star, November 15, 1989, 2.
71. Ibid., March 15, 1990, 1.
72. Flanagan, “Changing Japanese Voter,” 458–461.
73. Igarashi Akio, book review of Jimintò: Chòki shihai no kòzò, 21–23.
74. Liberal Star, February 15, 1991, 4; July 15, 1991, 2; August–September, 1991, 1; October 15, 1991, 2–3; November 15, 1991, 1; December 15, 1991, 3; April 15, 1992, 1; August–September, 1992, 1.
75. Herzog, Pseudo-Democracy, 189, 268; “Lurching toward Realignment,”
6; Mizuguchi Hiroshi, “Political Reform: Much Ado about Nothing?” 253.
76. Quoted in Liberal Star, October 15, 1992, 2.
77. Ibid., November 15, 1992, 2.
78. Paul Blustein, “No Wonder U.S. Firms Couldn’t Win: Rigged Contracts in Japan Shut Out Others,” 19; Mizuguchi, “Political Reform,” 253.
79. Kubota, “Genuine Reform?” 97.
80. “Lurching toward Realignment,” 7; Kubota, 93.
81. Ibid., 93, 98.
82. New York Times, July 19, 1993, A1, A9.
83. Ibid., July 30, 1994, Al, A5.
84. Japan Times, January 30, 1994, 1, 3.
85. Paul Blustein, “In Japan, Will One Reform Beget Another? A Political Cleanup May Lead Economic Change,” 16.
86. Economist, April 16, 1994, 16.
87. Wall Street Journal, January 31, 1994, A9.
88. Quoted in ibid.
89. New York Times, April 11, 1994, A3,; Newsweek, April 18, 1994, 31; Kubota, “Genuine Reform?” 123 n. 37.
90. New York Times, April 26, 1994, A1; Newsweek, July 4, 1994, 49.
91. New York Times, June 30, 1994, A1.
180 Notes to Pages 129–138
92. Ibid., A12.
93. U.S. News and World Report, July 11, 1994, 15.
94. New York Times, July 1, 1994, A3.
95. Chalmers Johnson, Japan: Who Governs? The Rise of the Developmental State, 219.
96. Robert C. Angel, “Implications of Japan’s July 1993 General Election: ‘The People Have Mumbled,’ ” unpublished paper, 5.
97. Ozawa, Blueprint, 23–24.
98. Ibid., 24–25.
99. Ibid., 29.
100. Ibid., 68–70.
101. Maruyama Masao, Thought and Behaviour in Modern Japanese Politics, 127.
102. Johnson, Who Governs? 231.
103. Yamaguchi Jirò, “The Book Forum of Political Reform,” 4–5.
104. Quoted in Johnson, Who Governs? 226.
105. Ibid., 228.