Thursday, July 24, 2014

Vụ rơi máy bay MH17 và bộ mặt chính trị của phương Tây

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "What are the politics of the crash of Malaysian Airlines flight MH17?" của Alex Lantier bình luận về những tin tức mới nhất trong sự kiện máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia rơi tại miền đông Ukraina. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Một cuộc họp báo ngắn trong ngày thứ hai của Bộ Ngoại Giao với người phát ngôn Marie Harf về vụ rơi máy bay MH17 ở miền đông Ukraina đã phơi bày sự thực là chính quyền Hoa Kỳ không có bằng chứng đáng tin cậy cho các cáo buộc của họ về việc Nga can dự vào thảm kịch kinh hoàng đó. Trong khi không ngừng chống đỡ các công kích của phóng viên Matt Lee thuộc hãng thông tấn AP, Harf đã không thể đưa ra bất cứ thông tin chính xác nào.

Đầu tiên, Lee trích dẫn báo cáo của quân đội Nga về dữ liệu radar và các hình ảnh vệ tinh cho thấy chiến đấu cơ của chính quyền Kiev và dàn phóng tên tửa đã theo dõi máy bay MH17 ngay trước khi chiếc máy bay bị rơi. Sau đó, ông ta hỏi bà Harf về phản ứng đối với việc Moscow yêu cầu Washington công bố các tài liệu chứng minh cho sự kiện, như dữ liệu vệ tinh do thám của Hoa Kỳ mà Moscow quan sát thấy có mặt tại khu vực vào thời điểm xảy ra vụ rơi máy bay.

Câu trả lời của Harf hoàn toàn ngớ ngẩn. Bà ta nói, “Chúng tôi biết, chúng tôi đã thấy trên truyền thông xã hội sau đó, chúng tôi đã xem các video, chúng tôi đã xem các bức ảnh mà những người ly khai thân Nga khoe khoang về việc bắn hạ một máy bay và họ sau đó họ…xin lỗi, đã rút xuống khi nhận ra rằng đó có thể là máy bay dân sự”.

Lee hỏi Harf rằng Washington có đưa ra các bằng chứng xác đáng như dữ liệu mà quân đội Nga đã cũng cấp không. Harf đã từ chối bình luận về việc đó, chỉ đơn giản khẳng định rằng bà ta không lấy làm phiền phải theo dõi trình bày của quân đội Nga. “Tôi chưa hề thấy bất cứ thứ gì của sự trình bày đó”, bà ta nói. 

Lee dồn ép Harf về chuyện Washington trên thực tế biết gì về việc tên lửa được bắn đi từ khu vực do lực lượng thân Nga kiểm soát. Harf trả lời, “Trước hết chúng tôi biết rằng những người ly khai thân Nga có một hệ thống SA-11 [tên lửa đất đối không] vào ngày thứ hai, 14 tháng 7. Điều này thu được từ việc chặn bắt trao đổi thông tin của những người ly khai mà chính quyền Ukraina đã đưa lên mạng YouTube.

Lee cắt ngang Harf bằng câu hỏi Washington có thể đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho những khẳng định của họ ngoài những thứ được đăng trên truyền thông xã hội không. Câu trả lời của Harf cho thấy rõ ràng là không thể: “Nếu có thêm thông tin liên quan mà chúng tôi có thể chia sẻ, chúng tôi sẵn lòng làm điều đó. Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm thông tin về sự kiện. Nhưng hãy chú ý, đây là những gì chúng chúng tôi đang nắm được. Dựa trên các thông tin công khai theo lẽ thông thường, đúng vậy, chúng tôi biết về nơi tên lửa đã được bắn đi, chúng tôi biết ai có vũ khí đó”. Bà ta bổ sung thêm, “Tôi biết là nó gây bực dọc. Hãy tin tôi, chúng tôi cố gắng thu thập thông tin trong chừng mực có thể. Và vì một số lý do, đôi khi chúng tôi không thể”.

Thật kinh ngạc là chính quyền Hoa Kỳ có thể mong đợi mọi người chấp nhận những thứ vô nghĩa là bằng chứng cho tất cả. Các điệp viên tình báo Hoa Kỳ đã tiêu tốn hàng tỷ dollar mỗi năm vào các chiến dịch giám sát quy mô lớn; họ dường như đã theo dõi khu vực có máy bay rơi qua vệ tinh. Mặc dù vậy, bằng chứng duy nhất mà Harf trích dẫn là một đoạn thu âm cuộc đối thoại giữa hai người không rõ danh tính được cơ quan an ninh Ukraina, vốn nằm dưới sự kiểm soát của CIA, đưa lên mạng YouTube.

Nội dung của đoạn thu âm đó chẳng chứng được minh điều gì. Quân đội Ukraina cũng có hệ thống tên lửa SA-11 và có thể bắn vào máy bay MH17. Dàn phóng tên lửa, số hiệu 312, mà truyền thông mới cáo buộc đã bắn tên lửa vào máy bay MH17 đã được chứng minh là thuộc về kho vũ khí của quân đội Ukraina.

Đây là cách làm việc mà chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều năm: dựa trên các cáo buộc chưa được xác minh về công cụ khủng bố như vũ khí hủy diệt hàng loạt hay rơi máy bay để dẫn dắt nhân dân Hoa Kỳ tới chiến tranh, với những hậu quả khủng khiếp. Thuyết trình năm 2003 của Bộ trưởng Ngoại giao Colin Powell tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã được chứng minh là dối trá. Cáo buộc vào năm ngoái về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, nhằm thúc đẩy một cuộc chiến tranh, đã bị nhà báo Seymour Hersh phơi bày là chuyện bịa đặt của Thổ Nhĩ Kỳ, Al Qaeda và các cơ quan chức năng nhà nước Hoa Kỳ 

Đáng chú ý, tổng thống Obama và ngoại trưởng John Kerry đã dấy lên câu hỏi về cuộc khủng hoảng hiện tại với Nga, với cảnh báo của Obama về “thông tin sai lệch” trên truyền thông và Kerry bày tỏ rằng ông ta không muốn nhận xét về việc Nga “có tội” trong thảm họa này. 

Ít nhất, chiến dịch chống Nga của truyền thông phương Tây vẫn không suy yếu. Viết trên tờ New York Times vào thứ tư, Bernard-Henri Lévy điên cuồng lên án Putin, đổ lỗi cho ông ta về vụ rơi máy bay. Lévy viết: “Ông ta đã thu nạp đám côn đồ, trộm cắp, hiếp dâm, tù tội, phá hoại và biến chúng thành lực lượng bán quân sự… Với bộ sưu tập tạp nham đó, ngài Putin, tổng thống Nga, đã tạo ra một vũ khí khủng khiếp mà những người lính nghiệp dư không thể so sánh và với những gì chúng đã làm, giống như những đứa trẻ với pháo hoa.”

Những lời lên án cay độc đối với Putin và Nga đang kêu gọi sự can thiệp của NATO vào Ukraina là nguy cơ trực tiếp thúc đẩy cuộc nội chiến, được tạo ra sau cuộc đảo chính được NATO hậu thuẫn và phát xít đóng vai trò xung kích trong tháng hai vừa qua, trở thành chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Trong bài báo bẩn thỉu trên tờ New York Times, nhà báo Roger Cohen kêu gọi bỏ qua kết quả điều tra vụ rơi máy bay MH17 và thay vào đó là xâm lược Ukraina cũng như lao vào chiến tranh thế giới.

Bài báo của ông ta có tiêu đề “Mặt trời tháng tám”, ông ta viết: “Một thế kỷ trôi qua kể từ thế chiến thứ nhất, không ai muốn khẩu súng của tháng tám. Mặc dù vậy cần phải hỏi rằng liệu những năm tháng chờ đợi cho kết luận lẩn tránh của một cuộc điều tra chính thức về số phận của chiếc máy bay số 17 có tốt hơn hành động ngay lập tức về thứ mà chúng ta đã biết rõ không… Nga sẽ phủ quyết bất cứ nghị quyết nào của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép thực hiện một nhiệm vụ giới hạn để bảo vệ thi hài và bằng chứng. Nhưng Ukraina, trên lãnh thổ của họ có những mảnh vụn và thi hài đang nằm, sẽ ủng hộ điều đó. Các chính quyền Mỹ, Anh, Hà Lan và Australia sẽ đưa ra tối hậu thư dựa trên sự đe dọa nghiêm túc về việc buộc phải thực hiện yêu cầu tiếp cận không giới hạn với địa điểm máy bay bị rơi.

Những cảnh báo khẩn cấp nhất đối với giai cấp lao động quốc tế là cần thiết. Những nhà báo như Cohen và các nhân viên tình báo, qua những gì mà họ thể hiện, có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh với tổn thất ít nhất có thể lên đến hàng trăm triệu mạng người. Trong bài phát biểu tuần này, tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng ông ta sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nga và có các vũ khí để làm điều đó. Kho vũ khí của quân đội Nga, giống như Hoa Kỳ, có đủ vũ khí hạt nhân để phá hủy hành tinh này vài lần.

Trong khi bằng chứng thực sự vẫn chưa cho phép các nhân viên điều tra xác định nguyên nhân vụ rơi máy bay, bằng chứng chính trị tích lũy mỗi ngày cho thấy truyền thông phương Tây, phát ngôn cho một số bộ phận giai cấp thống trị Hoa Kỳ và Châu Âu, có ý định gây chiến. Cái gì khiến người ta sẵn sàng chấp nhận sự hiếu chiến đó đối với sinh mạng của 298 người trên máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia?


Sunday, July 20, 2014

Vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia rơi ở Ukraina

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "The crash of Malaysian Airlines flight MH17 in Ukraine" của Alex Lantier. Vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời miền đông Ukraina có thể làm thay đổi cục diện cuộc nội chiến ở Ukraina. Cho đến nay, phương Tây vẫn không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Nga can dự hay viện trợ cho phe ly khai ở miền đông Ukraina, nhưng ngay khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi thì truyền thông phương Tây đã lập tức lên án Nga, và theo đúng kịch bản quen thuộc "Anh bị coi là có tội cho đến khi anh chứng minh được rằng mình vô tội".

Những lời bình luận của tổng thống Obama về thảm kịch rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia ở miền đông Ukraina làm dấy lên nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. 

Obama tiếp tục củng cố chiến lũy tuyên truyền của quan chức và truyền thông Hoa Kỳ, lên án Nga và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina về việc bắn hạ chiếc máy bay cũng như yêu cầu những người ly khai đầu hàng chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Kiev. Mặc dù vậy, những lời bình luận của ông ta tự nó đã nhấn mạnh rằng chiến dịch tuyên truyền đó chẳng dựa trên một cơ sở thực tế nào và đang đẩy Washington tới sự đối đầu dữ dội với Nga. 

Obama nói: “Theo như những gì chúng ta biết. Bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không được phóng đi từ khu vực bị những người ly khai thân Nga kiểm soát trong phạm vi lãnh thổ Ukraina. Chúng ta cũng biết rằng đây không phải là lần đầu tiên một máy bay bị bắn rơi ở miền đông Ukraina. Trong những tuần vừa qua, những kẻ ly khai thân Nga đã bắn hạ một máy bay vận tải và một máy bay trực thăng của Ukraina, và họ đã nhận trách nhiệm về việc bắn hạ một chiến đấu cơ phản lực của Ukraina. Hơn nữa, chúng ta biết rằng những kẻ ly khai này đã nhận được sự hỗ trợ đều đặn từ Nga”. 

Nếu đọc lại những lời bình luận của Obama một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy không có bất cứ điều gì ông ta nói chứng minh rằng lực lượng thân Nga bắn tên lửa vào máy bay MH17. Những người nổi dậy đã bắn rơi những máy bay quân sự của Ukraina khi chúng bay ở tầm thấp với tên lửa vác vai, nhưng điều đó không có nghĩa là họ dự định hay có khả năng phá hủy một máy bay dân dụng bay ở độ cao hơn 10.000 m – một hành động mà họ biết rằng sẽ mang tới cho Washington vũ khí tuyên truyền tối thượng. 

Khi Obama khẳng định rằng những người ly khai kiểm soát khu vực mà từ đó tên lửa được phóng đi thì ông ta cũng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào, điều đó chả có nghĩa lý gì trong hoàn cảnh hỗn loạn ở miền đông Ukraina. Ở thành phố Donetsk, pháo đài của những người ly khai chống lại chính quyền Kiev, lực lượng trung thành với chính quyền Kiev vẫn kiểm soát sân bay, từ đó họ thường xuyên nã pháo vào thành phố. Thực tế là ngay trước khi chiếc máy bay MH17 được coi là bị bắn hạ bởi tên lửa BUK ở gần Donetsk, chính quyền Kiev đã tăng viện các khẩu đội pháo phòng không cho khu vực. 

Đáng chú ý là Obama cho thấy chính quyền của ông ta không biết ai và tại sao đã bắn hạ chiếc máy bay MH17. Ông ta nói, “Tôi nghĩ là còn quá sớm để chúng ta có thể phỏng đoán về mục đích của người phóng tên lửa đất đối không… Theo nghĩa là xác định được cá nhân hay nhóm cá nhân nào, các bạn biết đấy, cá nhân ra lệnh bắn tên lửa, điều đó diễn ra như thế nào – tôi cho rằng sẽ cần phải thu thập thêm thông tin”. 

Một lần nữa, đọc cẩn thận lại tuyên bố của Obama, có thể thấy ngoài những tuyên bố tình trạng và những lời rào đón, ông ta không nói gì về người bắn tên lửa. Bình luận của Obama trực tiếp mâu thuẫn với phát ngôn của đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Samantha Power, người vừa tuyên bố rằng có “bằng chứng đáng tin cậy” cho thấy Nga phải chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay, thêm vào đó, “Nga có thể kết thúc cuộc chiến này. Nga phải kết thúc cuộc chiến này”. 

Obama tiếp tục đưa ra một dấu hỏi về toàn cảnh sự kiện máy bay MH17 bị rơi: “Tôi muốn lưu ý về sự nhiễu loạn thông tin. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng đối với dân chúng là phân biệt được đâu là sự thật và đâu là suy đoán”. 

Bức tranh về hoàn cảnh được đưa ra trong phát biểu của Obama là đáng chú ý. Qua sự thừa nhận của ông ta, Hoa Kỳ và đồng minh của họ đang lao vào một cuộc đối đầu quân sự với Nga, ngay cả khi Nhà Trắng không biết ai phải chịu trách nhiệm về vụ chiếc máy bay MH17 rơi và các lực lượng chính trị đầy uy quyền được tin cậy đang cung cấp các thông tin sai lệch cho truyền thông. 

Ngay cả khi khẳng định rằng CIA đã không báo cáo ông ta trước khi theo dõi quan chức Đức, Obama dường như cố gắng phác thảo những gì mà chính quyền của ông ta sẽ làm – mọi thứ trong khi đổ tội cho Nga 

Có thể khẳng định rằng mọi sự giải thích có lý về vụ bắn tên lửa vào máy bay MH17 đều cho thấy câu hỏi nghiêm trọng nhất về nguy cơ một cuộc đụng độ trực tiếp giữa các quyền lực phương Tây và Nga. 

Trong khi đó thì truyền thông Hoa Kỳ lại làm thinh về khả năng lực lượng trung thành với Kiev có thể đã bắn hạ chiếc máy bay MH17 với tên lửa BUK. Chiến dịch truyền thông của Hoa Kỳ đã cho thấy động cơ phía sau hành động đó: lên án Nga, thúc đẩy chiến dịch can thiệp vào Ukraina của NATO, và tìm cách tập hợp các đồng minh của châu Âu của Washington, những người đang lẩn tránh áp đặt trừng phạt đối với Nga. 

Khả năng lớn nhất là các lực lượng ủng hộ Kiev đã bắn hạ chiếc máy bay, có thể kể tới các lực lượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động của CIA, lính đánh thuê của công ty Hoa Kỳ Blackwater, điệp viên tình báo châu Âu, và quân du kích phát xít đóng vai trò mũi nhọn trong lực lượng vũ trang Ukraina. Điều đó dẫn tới khả năng về việc đồng lõa trực tiếp của một bộ phận trong nhà nước Hoa Kỳ với vụ giết hại các hành khách và phi hành đoàn trên máy bay MH17. 

Đáng chú ý là truyền thông Nga đưa tin máy bay MH17 bay sớm hơn qua đường bay của máy bay chở tổng thống Nga Vladimir Putin trở về từ World Cup và hội nghị quốc tế tại Brazil, và cơ quan ở Moscow tin rằng tên lửa bắn hạ chiếc MH17 có thể là nhằm vào Putin. Không thể xác minh được bản tin đó có chính xác hay không. Mặc dù vậy, nếu cơ quan nhà nước Nga tin rằng tình báo Hoa Kỳ và châu Âu âm mưu ám sát người đứng đầu nhà nước Nga, thì sự dính líu thật không thể tin được. 

Mặt khác, nếu theo như chiến dịch tuyên truyền của Hoa Kỳ khẳng định, chiếc máy bay MH17 bị lực lượng liên minh với Nga hay được Nga viện trợ trực tiếp bắn hạ, thì thông điệp mà Nga muốn đưa ra là gì khi họ sẵn sàng giết hại gần 300 người. Điều đó có thể cho thấy Moscow muốn đưa cuộc khủng hoảng Ukraina đi xa hơn mức mà Washington có thể kiểm soát, và tình hình sẽ cực kỳ nguy hiểm. 

Truyền thông và chính khách Hoa Kỳ, trong khi cấp tốc lên án Nga, dường như hoàn toàn không quan tâm tới câu hỏi đó. Đây là thái độ vừa khinh suất vừa bộp chộp. Thảm họa MH17 đã tiết lộ cuộc khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới.

Friday, July 18, 2014

Tiền lương và năng suất lao động

Từ hàng trăm năm nay, giai cấp tư sản đã vô vọng và từ bỏ mọi hy vọng chứng minh vốn đẻ ra lợi nhuận. Khoa kinh tế học từ lâu đã coi việc vốn tạo ra lợi nhuận là tội tổ tông mà giai cấp tư sản phải đau khổ gánh lấy, mặc dù cái tội tổ tông không bắt họ đổ mồ hôi kiếm miếng ăn hàng ngày, thậm chí còn đem lại cho họ một cái thiên đường trần thế sáng láng hơn cái thiên đường ở thế giới bên kia nhiều.

Để thể hiện sự công bằng với giai cấp cần lao hàng ngày phải đổ mồ hôi kiếm miếng ăn thì các đại biểu của giới chủ doanh nghiệp tuyên bố rằng tiền lương tương ứng với lao động mà giai cấp cần lao thực hiện. Song vấn đề là ở chỗ nếu người lao động nhận được đúng những gì mà họ đóng góp vào quá trình sản xuất thì lợi nhuận sẽ không tồn tại. Vì vậy các đại biểu của giới chủ doanh nghiệp đã lảng tránh câu trả lời bằng cách đưa ra lập luận là người lao động nhận được tiền lương tương ứng với năng suất lao động. 

Đó là một câu chuyện kiểu anh chàng Robinson trên hoang đảo. Hãy tưởng tượng một người công nhân ngồi bên máy may, mỗi ngày anh ta may được 100 bộ quần áo thì nhận được mức lương cụ thể nào đó, nếu anh ta may được 200 bộ quần áo thì lương sẽ gấp đôi, còn nếu may được 500 bộ thì chả mấy chốc anh ta sẽ giàu nứt đố đổ vách. Song ở thiên đường trần thế thì sự thực trái ngược hoàn toàn, tại nước tư bản phát triển nhất thế giới từ năm những năm 70 của thế kỷ trước đến nay năng suất lao động đã tăng lên gấp đôi nhưng tiền lương của công nhân vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí lương khởi điểm trung bình của công nhân ngành ô tô còn tụt xuống thấp hơn mức lương 5 USD/ngày (khi quy đổi theo đồng dollar hiện tại) mà hãng Ford trả cho công nhân vào năm 1914, phần lớn của cải được tạo ra rơi vào túi một nhóm nhỏ giai cấp tư sản. Có thể coi đó là vụ cướp bóc lớn nhất mọi thời đại, cướp bóc mà không cần đến vũ khí và đe dọa, một vụ cướp bóc mà tất cả những kẻ cướp táo bạo nhất trong lịch sử loài người cũng không thể tưởng tượng ra được.

Cái ví dụ quen thuộc về một kỹ sư xây dựng khi làm thuê cho doanh nghiệp nội địa chỉ nhận được mức lương bằng 1/5 so với khi làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài thường được dùng để chứng minh cho lập luận tiền lương tương xứng với năng suất lao động thì thật ra chứng minh cho điều ngược lại, cũng một người lao động ấy với năng suất lao động cá nhân ấy nhưng mức lương nhận được lại khác xa nhau, tức là tiền lương không có liên quan gì đến năng suất lao động cá nhân cả. Năng suất lao động cá nhân một người lao động là bao nhiêu không quan trọng, bởi vì khi làm thuê cho một nhà tư bản nào đó thì anh ta gia nhập vào một hệ thống sản xuất, tại đó anh ta phải đạt được cái năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của hệ thống đó. Trong một hệ thống sản xuất nhất định thì người lao động không làm việc một mình, anh ta là một mắt xích trong một dây chuyền, đầu vào của anh ta là sản phẩm của người lao động khác và sản phẩm đầu ra của anh ta lại là đầu vào của một người lao động khác. Nếu anh ta làm được ít hơn so với năng suất trung bình thì sẽ trở thành trở ngại đối với cả hệ thống và ngay lập tức bị sa thải. Nhưng nếu anh ta làm được nhiều hơn thì tình cảnh cũng không khá khẩm hơn, hoặc là bán thành phẩm sẽ bị chất đống lại, hoặc khiến cho dây chuyền sản xuất bị đình trệ, hoặc sau khi hoàn thành công việc của mình nhanh chóng thì anh ta sẽ bị sử dụng vào các công việc phi sản xuất mà không nhận được thêm đồng nào, hoặc nếu anh ta láu cá sử dụng thời gian tiết kiệm được cho bản thân mình thì sẽ bị coi là kẻ chây lười trốn việc và cũng sẽ bị sa thải. Người ta thường cho rằng năng suất lao động thấp là do người lao động lười biếng và dẫn chứng bằng tình trạng người lao động tụ tập tại quán xá trong giờ làm việc, nhưng việc đó chứng minh chính cái điều ngược lại, vì người lao động có năng suất lao động cá nhân cao hơn năng suất trung bình của hệ thống nên họ có thể hoàn thành công việc được giao với thời gian ít hơn và có thời gian rảnh rỗi để tụ tập. Điều bí ẩn nằm ở chỗ: Năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của một hệ thống sản xuất phụ thuộc vào cái gì? 

Năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của một hệ thống phụ thuộc vào mức độ phân công lao động trong hệ thống ấy. Tại nơi nào mà một người lao động phải tự làm hoàn chỉnh một sản phẩm hoặc phải làm nhiều phần của sản phẩm ấy thì năng suất trung bình bao giờ cũng thấp hơn ở những nơi mà mỗi người lao động chỉ làm một phần nhỏ của sản phẩm ấy. Ví dụ như ở xưởng may, nếu một người thợ may phải may hoàn chỉnh một chiếc áo thì số lượng áo mà người đó may được trong ngày sẽ ít hơn rất nhiều so với người lao động trong một xưởng may khác mà tại đó mỗi người chỉ may một phần của chiếc áo. Phân công lao động trong một hệ thống sản xuất không phụ thuộc vào ý chí của nhà tư bản sở hữu nó mà phụ thuộc vào lượng vốn mà nhà tư bản đó có thể đầu tư vào hệ thống sản xuất ấy, vì phân công lao động chi tiết hơn không chỉ đòi hỏi một số lượng công nhân nhất định mà còn đòi hỏi nhiều tiền hơn để mua sắm các máy móc tinh vi hơn, có tốc độ cao hơn và nhiều nguyên vật liệu hơn. Một người lao động may được gấp ba người lao động khác trong cùng thời gian thì cũng đòi hỏi số lượng nguyên vật liệu gấp ba lần và một số lượng nhất định các máy móc có tốc độ cao hơn hoặc các công cụ lao động tinh xảo hơn.

Thế nên khi người lao động phải làm việc cho một doanh nghiệp có năng suất lao động trung bình thấp và nhận lương thấp thì điều đó không liên quan đến năng suất lao động cá nhân của anh ta. Điều đó cho thấy lượng vốn mà nhà tư bản đầu tư vào sản xuất là không đủ lớn, do vậy chỉ có thể tổ chức phân công lao động đơn giản. Để duy trì một hệ thống kém hiệu quả đó thì nhà tư bản trút gánh nặng lên vai người lao động bằng cách hạ thấp tiền lương của họ xuống dưới giá trị sức lao động của họ, chỉ trong điều kiện đó nhà tư bản mới duy trì được mức lợi nhuận đủ để hệ thống tồn tại. Tiền lương thấp cuối cùng không phải là do người lao động có năng suất lao động kém mà chỉ là túi tiền của nhà tư bản quá bé. Cái tình trạng ấy phản ánh vào hành vi của người lao động ở chỗ, một mặt họ sẽ chỉ làm đúng mức năng suất cần thiết bởi vì làm có muốn làm hơn cũng không có đủ tư liệu sản xuất phù hợp, mặt khác do chỉ được trả công dưới sức lao động bỏ ra nên người lao động sẽ tìm các tiết kiệm sức lao động của mình để bù vào khoản thâm hụt. Nhà tư bản thì đứng ngồi không yên vì sức lao động mà họ đã bỏ tiền ra mua không hoạt động hết công suất, nó bị lãng phí đi mà không đem lại chút lợi nhuận nào, vì vậy hoặc là họ sẽ phung phí sức lao động đã mua được ấy vào những công việc phi sản xuất hoặc sẽ tìm cách hạ thấp tiền lương xuống. Cái mâu thuẫn ấy biểu hiện ra thành vòng luẩn quẩn quen thuộc: Năng suất lao động thấp dẫn đến tiền lương thấp, tiền lương thấp lại dẫn đến năng suất lao động thấp.

Khi người lao động làm thuê cho một nhà tư bản đầu tư lượng vốn lớn hơn thì họ nhận được tiền lương cao hơn, người ta lầm tưởng rằng điều đó là do năng suất lao động của họ đem lại, nhưng thực ra cái mức lương cao hơn đó chỉ là mức ngang bằng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra, cao hơn là khi so với việc họ đã bị tước đoạt một phần giá trị sức lao động khi làm thuê cho những nhà tư bản có túi tiền bé hơn. Nhưng ngay cả khi được trả đúng giá trị sức lao động thì tình cảnh của người lao động cũng không khá hơn là bao nhiêu, bởi vì mức lương họ nhận được chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động hàng ngày nhưng cái sức lao động mà họ phải tiêu hao đi thì không chỉ có cái phần bù nguyên vật liệu và máy móc đã tiêu hao đi, bù lại tiền lương đã trả cho họ mà còn phải tạo ra lợi nhuận của nhà tư bản nữa. Lợi nhuận của nhà tư bản càng lớn thì cuộc đời của người lao động lại càng ngắn lại.

Monday, July 7, 2014

Kinh doanh chiến tranh: Từ Việt Nam đến Ukraina

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "War is our business and business looks good" của giáo sư kinh tế Edward S. Herman, một tác giả có uy tín lâu năm về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và quan hệ quốc tế. Bên cạnh những phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng Ukraina, bài viết cũng đã so sánh sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Ukraina hiện nay với sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam trước kia. Tiêu đề bài viết do người dịch đặt lại.

Thật thú vị khi được chứng kiến chính quyền Hoa Kỳ, được dẫn dắt bởi chủ nhân giải Nobel [Hòa Bình], đã hiếu chiến như thế nào trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Ukraina. Cuộc khủng hoảng được cho là bắt đầu khi chính phủ Yanukovich từ chối chương trình cứu trợ của EU để tiếp nhận chương trình của Nga. Truyền thông chính thống (MSM) dường như đã không chỉ bỏ qua sự thật là đề xuất của EU kém hào phóng hơn Nga, mà còn ở chỗ kế hoạch của Nga không ngăn chặn các thỏa thuận tiếp theo với EU, trong khi kế hoạch của EU đòi hỏi phải ngừng các thỏa thuận tiếp theo với Nga. Cũng như thỏa thuận với Nga không có ràng buộc quân sự, trong khi EU yêu cầu Ukraina phải liên kết với NATO. Khi MSM tường thuật về các gói cứu trợ, họ không chỉ bỏ qua sự ngăn cản và tính chất quân sự trong đề xuất của EU, họ có khuynh hướng coi các thỏa thuận của Nga là thủ đoạn kinh tế kém đứng đắn, như “cái dùi cui”, còn đề xuất của EU là “xây dựng và có lý” (Xã luận, NYT, 20.11.2014). Tiêu chuẩn kép dường như đã được nội tại hóa hoàn toàn trong phạm vi hoạt động của Hoa Kỳ. Những người biểu tình xuất hiện chắc chắn là do sự bất bình thật sự đối với chính quyền tha hóa, nhưng họ bị các nhóm cánh hữu cũng như sự cổ vũ của Hoa Kỳ và đồng minh đẩy đi xa, và ủng hộ việc bài Nga cũng như nhanh chóng thay đổi chính quyền. Họ đã gia tăng mức độ bạo lực. Xạ thủ giết hại cảnh sát và người biểu tình ở Maidan vào ngày 21 tháng 2 năm 2014, đã đẩy cuộc khủng hoảng tới thái cực mới. Bạo lực bùng phát đã phá hủy giải pháp được đàm phán dưới sự trung gian của các thành viên EU với hy vọng chấm dứt bạo lực, thiết lập chính phủ lâm thời và tiến hành bầu cử vào tháng 12. Bạo lực gia tăng đã chấm dứt kế hoạch chuyển tiếp, sau đó là một cuộc đảo chính cùng với sự trốn chạy của Victor Yanukovich.

Có bằng chứng đáng tin cậy về việc xạ thủ bắn vào cả người biểu tình lẫn cảnh sát là một chiến dịch đổ vạ xuất phát một bộ phận người biểu tình, chiến dịch đã rất hiệu quả, bạo lực của “chính quyền” là một trong những lý do Yanukovich bị lật đổ. Đáng chú ý nhất là thông điệp điện thoại bị tiết lộ giữa ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và giám đốc đối chính sách đối ngoại EU Catherine Upton, trong đó Paet tường thuật một cách rõ ràng về bằng chứng cho thấy các phát đạn giết chết cả cảnh sát lẫn người biểu tình được bắn đi từ khu vực của người biểu tình. Sự kiện này hoàn toàn bị MSM bỏ qua. Ví dụ, tờ New York Times không bao giờ đề cập tới điều đó trong suốt hai tháng tiếp theo. Rất đáng ngạc nhiên là những người biểu tình ở Maidan không bao giờ bị MSM gọi là “chiến binh”, mặc dù đa số và bộ phận tích cực nhất được vũ trang và hung tợn – trong khi khái niệm đó lại được dùng để chỉ những người biểu tình ở miền đông Ukraina, những người được coi là “thân Nga” cũng như chiến binh (xin xem chi tiết hơn trong bảng tại Herman and Peterson, “The Ukraine Crisis and the Propaganda System in Overdrive,” in Stephen Lendman, ed,, Flashpoint in Ukraine). Có mọi lý do để tin rằng cuộc đảo chính và hoạt động của cánh hữu cũng như chính phủ bài Nga được quan chức Hoa Kỳ khích lệ và ủng hộ tích cực. 

Câu nói “Đ.m. EU” bị tiết lộ của Victoria Nuland cho thấy sự thù địch của bà ta đối với cái nhóm mặc dù quy phục và quỵ lụy nhưng đã đi lạc hướng khỏi kế hoạch tân bảo thủ với một chính phủ thích hợp ở Kiev dưới sự lãnh đạo của những người như “Yats”. Mặc dù vậy bà ta đã được hài lòng khi kế hoạch chuyển tiếp do EU hậu thuẫn bị kết liễu bằng bạo lực và đảo chính. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chính phủ đảo chính là rất nhiệt tình và không hạn chế. Trong khi Kerry và cộng sự trì hoãn công nhận chính quyền dân cử của Maduro ở Venezuela và mạnh mẽ thúc giục ông ấy đối thoại cũng như đàm phán với những người biểu tình Venezuela – trên thực tế là đe dọa nếu ông ấy không làm – Kerry và cộng sự đã không làm điều tương tự ở Ukraina khi quân đội của chính phủ Kiev từng bước mở rộng quy mô tấn công vào miền đông Ukraina, không phải vào “người biểu tình”, mà là vào “các chiến binh”. 

Quân đội của chính quyền Kiev hiện đang sử dụng các chiến đấu cơ phản lực và máy bay trực thăng ném bom miền đông, sử dụng pháo hạng nặng và súng cối trong các chiến dịch bộ binh. Mục tiêu của họ bao gồm cả bệnh viện và trường học. Vào ngày 8 tháng 6, thiệt hại thường dân đã lên đến hàng trăm. Một vụ thảm sát 40 hoặc hơn những người biểu tình thân Nga ở Odessa vào ngày 2 tháng 5 được tổ chức hoàn hảo bởi những cán binh tân phát xít, cũng có thể là các nhân viên của chính quyền Kiev, là đỉnh điểm của chiến dịch bình định. Chính quyền Kiev cũng như “cộng đồng quốc tế” đã không có cuộc điều tra về vụ tấn công, và sự ủng hộ của phương Tây đối với chính quyền Kiev cũng không bị ảnh hưởng chút nào. Đồng thời MSM cũng rất ít quan tâm tới tin tức đó (Tờ New York Times chôn vùi sự kiện đó trên trang sau với sự tiếp tục câu chuyện về “Đụng độ chết chóc xảy ra ở Ukraina”, ngày 5 tháng 5, che dấu xác thực về những kẻ sát nhân). Kerry đã im lặng, mặc dù chúng ta có thể tưởng tượng ra sự phẫn nộ của ông ta nếu các nhân viên của Maduro thực hiện hành động tương tự ở Venezuela. Điều này gợi nhớ đến “vụ thảm sát Racak”, có 40 người chết được khẳng định là nạn nhân của quân đội Serb đã tạo ra sự phẫn nộ quốc tế. Nhưng đó là trong trường hợp Hoa Kỳ cần một cái cớ cho chiến tranh, còn trường hợp Odessa thì chỉ là một cuộc chiến bình định được tay sai của Hoa Kỳ tiến hành, thế nên MSM cần phải im lặng theo mệnh lệnh.

Một trong những đặc trưng thú vị trong việc đưa tin của truyền thông về cuộc khủng hoảng ở Ukraina là sự tập trung thường xuyên vào cáo buộc hay khả năng Nga tham gia viện trợ, kiểm soát và can dự vào các hoạt động của người biểu tình/chiến binh/người nổi loạn ở miền đông Ukraina. Đây là bằng chứng về sự chấp nhận có tính lừa dối của tờ Times trong việc khẳng định rằng những bức ảnh về người nổi loạn có một người Nga được chụp ở Nga, sau đó được thừa nhận là có vấn đề (Andrew Higgins, Michael Gordon, and Andrew Kramer, “Photos Link Masked Men in East Ukraine to Russia,” NYT, 20.4.2014) cũng như bài báo hàng đầu khác, hoàn toàn chỉ là sự suy đoán (Sabrina Tavernise, “In Ukraine Kremlin Leaves No Fingerprints,” NYT, 1.6.2014). Nhưng điều thú vị là việc đưa tin bừa bãi về vấn đề Ukraina, với sự cố ý làm sai lệch, lại không tiếp tục với các bằng chứng về viện trợ và sự kiểm soát của Hoa Kỳ và NATO. Chuyến viếng thăm của Biden, Cain, Nuland và các nhân vật tình báo cũng như Lầu Năm Góc được đề cập đôi lần, nhưng với phạm vi và tính chất như hỗ trợ và cố vấn, “dấu vết” của Hoa Kỳ không được thảo luận và dường như không đáng quan tâm. Trong thực tế là được bình thường hóa như kế hoạch cứu trợ mà đề xuất của Nga là “dùi cui” còn kế hoạch của Hoa Kỳ và EU là “xây dựng và có lý”, tiêu chuẩn kép đã có tác dụng rõ ràng.

Có nguy cơ là Nga sẽ tham chiến để bảo vệ đa số thân Nga ở miền đông Ukraina đang bị tấn công? Có khả năng, nhưng không hoàn toàn như vậy, khi Putin nhận ra rằng đám đông tổ hợp công nghiệp-quân sự-tân bảo thủ-Obama sẽ chào mừng điều đó và sẽ sử dụng nó, ở mức độ tối thiểu, là công cụ để tiếp tục chia rẽ Nga với các chính quyền Châu Âu, tiếp tục quân sự hóa các tay sai và đồng minh của Hoa Kỳ, củng cố sự chỉ huy của MIC [tổ hợp công nghiệp quân sự] đối với ngân sách quốc gia Hoa Kỳ. Tất nhiên lực lượng quan trọng tại quốc gia này mong muốn được chứng kiến một cuộc chiến tranh với Nga và đáng chú ý là sự phổ biến của những bình luận, phê phán và phủ nhận chính trị về sự phản ứng yếu đuối của Obama đối với “sự xâm lược” của Nga (e.g., David Sanger, “Obama Policy Is put to Test: Global Crises Challenge a Strategy of Caution,” NYT, 17.3.2014). Nhưng rõ ràng là Putin vẫn chưa cắn câu.

Đáp lại sức ép từ các thể chế đầy quyền lực hiếu chiến và gây chiến Hoa Kỳ, Obama đã mạo hiểm lên án Nga và nhanh chóng loại Nga ra khỏi nhóm G-8, áp đặt trừng phạt đối với quốc gia bất lương, gia tăng quân đội và thúc đẩy viện trợ quân sự cho các quốc gia gần với Nga dựa trên cáo buộc về sự đe dọa của Nga, triển khai huấn luyện và tập trận quân sự với các đồng minh và tay sai đó, đảm bảo với họ về tính thiêng liêng trong những đóng góp của chúng ta đối với với an ninh của họ, thúc đẩy các quốc gia và các đồng minh chủ yếu gia tăng ngân sách quân sự. Có một điều mà ông ta vẫn chưa làm là kiềm chế các tay sai ở Kiev trong việc xử lý những người nổi dậy ở miền đông. Một điều khác là lôi kéo Putin vào việc tạo dựng một giải pháp. Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự hợp hiến của một liên bang Ukraina mà trong đó Ukraina chấp nhận sự tự trị của các tỉnh miền đông. Đã có hội nghị Geneva và tuyên bố chung vào ngày 17 tháng 4, trong đó tất cả các bên cam kết giảm xung đột, tước vũ khí những lực lượng phi chính quy và cải cách hiến pháp, nhưng điều đó là chưa đủ mạnh, không có cơ chế áp thực thi và không có hiệu lực. Điều kiện quan trọng nhất trong việc giảm xung đột là chấm dứt chương trình bình định của Kiev ở miền đông Ukraina. Điều đó đã không diễn ra, bởi vì Obama không muốn nó diễn ra. Trên thực tế, ông ta cho rằng tình hình phụ thuộc vào việc Nga kiềm chế những người ly khai ở miền đông Ukraina và ông ta đã buộc các con rối G-7 phải đồng ý đặt ra thời hạn một tháng để Nga làm điều đó hoặc phải đối mặt với nhiều sự trừng phạt hơn. 

Tình huống này gợi nhớ đến phân tích của Gareth Porter về “những hiểm họa của địa vị thống trị”, trong đó ông ấy lập luận rằng cuộc chiến Việt Nam đã nổ ra và trở nên rất lớn bởi vì các quan chức Hoa Kỳ nghĩ rằng ưu thế vượt trội về quân đội của họ sẽ buộc Bắc Việt Nam cùng với đồng minh ở miền nam phải đầu hàng và chấp nhận các điều kiện của Hoa Kỳ - quan trọng nhất là miền nam Việt Nam do Hoa Kỳ kiểm soát – khi quân sự leo thang và người Việt Nam phải chịu đựng thiệt hại gia tăng (Perils of Dominance: Imbalance of Power and the Road to War in Vietnam). Điều đó đã không có tác dụng. Trong bối cảnh Ukraina, Hoa Kỳ lại một lần nữa có ưu thế vượt trội về quân sự. Bằng lực lượng của bản thân và qua cánh tay NATO, họ đã bao vây Nga với các vệ tinh được tạo dựng bằng cách vi phạm lời hứa của James Baker và Hans-Dietrich Genscher đối với Mikhail Gorbachev rằng sẽ không tiến về phía đông “một inch” nào nữa, họ đã đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ngay cạnh biên giới Nga. Giờ đây họ lại dàn xếp cuộc đảo chính ở Ukraina để dựng lên một chính quyền công khai thù địch với Nga, đe dọa cả người Ukraina nói tiếng Nga cũng như sự kiểm soát căn cứ hải quân chủ chốt của Nga ở Crimea. Hành động sáp nhập Crimea trở lại Nga của Putin là không thể tránh khỏi để tự vệ trước những nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh của Nga. Điều đó có thể làm chính quyền Obama bất ngờ, cũng như người Việt Nam từ chối đầu hàng đã làm chính quyền Johnson bất ngờ. Tiếp tục áp bức Việt Nam bằng leo thang quân sự đã không có tác dụng, mặc dù việc đó đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người và chặn đứng con đường phát triển của người Việt Nam. Tiếp tục và mở rộng các hoạt động chống Nga trong năm 2014 có thể có những nguy cơ nghiêm trọng đối với những kẻ xâm lược thực sự và thế giới, nhưng lại có lợi ích rõ ràng đối với Lockheed và các thành viên khác của MIC.

Bổ sung ngày 25.08.2014:

Nếu ai đó xem lại các công trình nghiên cứu của Edward S. Herman thì sẽ phát hiện ra tiêu đề "War is our business and business looks good" muốn ám chỉ điều gì. Trong một nghiên cứu có tiêu đề "Counter-Revolution Violence Bloodbaths in Fact and Propaganda" đã được xuất bản năm 1973, tại phần phân tích về chiến dịch Speedy Express của quân đội Mỹ ở Việt Nam vào nửa cuối năm 1968, Edward S. Herman có mô tả một chiếc trực thăng tham gia chiến dịch được sơn lên mình khẩu hiệu "Death is our business and business is good". Rõ ràng là giáo sư Herman muốn nhại lại cái khẩu hiệu chết chóc kia để phơi bày bộ mặt đẫm máu của đế quốc Hoa Kỳ.