Tuesday, October 28, 2014

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US and China clash over infrastructure bank" của tác giả Nick Beams về xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay xoay quanh vấn đề thành lập ngân hàng tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Châu Á.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Trong sự căng thẳng đang gia tăng giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, Hoa Kỳ đã thể hiện rõ sự đối đầu với ngân hàng cơ sở hạ tầng Châu Á có giá trị 50 tỷ USD do Trung Quốc thiết lập.

Theo bản tin của tờ Australian Financial Review vào thứ sau, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry đã đích thân yêu cầu thủ tướng Australian Tony Abbott không tham gia vào ngân hàng này trong cuộc họp ở Jakarta vào thứ hai tuần trước tiếp sau lễ nhậm chức của tổng thống Indonesia Joko Widodo. Tổng thống Hoa Kỳ Obama có thể đã đề cập vấn đề đó trong cuộc trao đổi điện thoại với Abbott vào thứ tư. Tờ AFR nói vẫn chưa “rõ” điều đó có xảy ra hay không.

Vào thứ sáu tuần trước, Trung Quốc và 20 quốc gia khác ký kết một bản ghi nhớ ở Bắc Kinh để thành lập Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB). Bên cạnh Australia, những sự vắng mặt đáng chú ý khác trong lễ ký kết là Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Trong số những nước tham gia có Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Philippine.

Lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không đối đầu trên nguyên tắc với ý tưởng thành lập ngân hàng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á nhưng “quan ngại về bản chất các đề xuất của AIIB theo như trạng thái hiện tại của nó”.

Sự bảo lưu chính thức đó được đưa ra nửa tin nửa ngờ. Cần phải thừa nhận rộng rãi rằng lý do thực sự của Hoa Kỳ là ngân hàng mới có thể cắt ngang các hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, những ngân hàng mà Hoa Kỳ và Nhật Bản đang kiểm soát hoàn toàn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản sợ rằng AIIB có thể nâng cao sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực. Ở Trung Quốc, sáng kiến ngân hàng của chủ tịch Tập Cận Bình được coi là đối trọng với các thiết chế tài chính mà Trung Quốc không thành công trong việc tạo ra ảnh hưởng lớn hơn.

Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin trên các trang bìa nổi bật về lễ ký kết nhưng cũng ghi nhận sự vắng mặt của Australia và các quyền lực khu vực khác. Lập trường chính thức là khi họ còn chưa ký kết thành lập thì họ vẫn có thể tự do tham gia vào các giai đoạn tiếp theo.

Bản tin hàng đầu trên tờ China Daily tuyên bố rằng “sự vắng mặt của một số nền kinh tế chủ chốt nhấn mạnh sự khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong vai trò một thế lực đang trỗi dậy với các sáng kiến quản trị toàn cầu”.

Tờ New York Times đưa tin Trung Quốc coi ngân hàng mới là “phương thức gia tăng ảnh hưởng của họ tại khu vực sau nhiều năm vận động hành lang không hiệu quả tại các tổ chức quốc tế đa phương khác”

Nhà cầm quyền Trung Quốc đang hy vọng rằng các quốc gia thiết tha với việc giành lợi thế trong các cơ hội kinh tế được nhờ vào dự án của AIIB sẽ phản ứng trái với mong muốn của Hoa Kỳ.

Dường như có ý kiến khác nhau trong nội bộ chính quyền Australia với trưởng ngân khố Joe Hockey và bộ trưởng thương mại Andrew Robb ủng hộ việc tham gia. Vào tuần trước, khi ở Bắc Kinh, Hockey tuyên bố rằng Australia “vẫn chưa quyết định” về vấn đề này.

Bộ trưởng bộ ngoại giao Julie Bishop lại gần quan điểm của Hoa Kỳ hơn khi nói rằng có “một số các nguyên tắc nền tảng” cần phải được đáp ứng và tuyên bố chính thức sẽ do thủ tướng đưa ra.

Chính quyền Hàn Quốc, cùng với Australia, là một trong những đồng minh quân sự thân thiết của Hoa Kỳ trong khu vực, dường như xung đột về vấn đề đã nêu. Ban đầu họ đã định ký bản ghi nhớ nhưng sau đó lại không ký.

Theo một nguồn ngoại giao Hàn Quốc được trích dẫn trên tờ báo Joong Ang Daily ở Seoul: “Trong khi Hàn Quốc rời khỏi danh sách các thành viên của AIIB vào lúc này, vẫn có một tình thế lưỡng nan trong lựa chọn chiến lược giúp Trung Quốc thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo”.

Những bình luận này cho thấy rõ rằng còn quá sớm để coi các hiệp định liên quan đến các khoản cho vay đầu tư đang lâm nguy và Hoa Kỳ coi sáng kiến của Trung Quốc là một sự thách thức đối với sự thống trị tài chính của họ. Đây không phải là lập trường mới. Vào năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hoa Kỳ đã ngăn cản đề xuất của Nhật Bản về việc thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ USD , bên ngoài khuôn khổ của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, để giúp các quốc gia này đối mặt với các vấn đề tài chính. Đề xuất đó bị coi là thách thức các lợi ích của Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, sự đối đầu của Hoa Kỳ đối với ngân hàng mới được Trung Quốc hậu thuẫn đã được châm ngòi từ nhiều quý. Trong bài viết trên AFR vào ngày 22 tháng 9, Peter Drysdale, nhà bình luận lâu năm về chủ đề kinh tế ở Australia và hiện đang là giáo sư kinh tế học ở Trường Crawford về Chính Sách Công tại Đại Học Quốc Gia Australia, đã chỉ ra rằng Trung Quốc có thể thực hiện tài trợ cơ sơ sở hạ tầng đơn phương nhưng đã chọn cách “đề xuất quan hệ đối tác đa phương trong sáng kiến này”.

Ông ta đánh giá tuyên bố ngân hàng mới sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn quốc tế là vô nghĩa và nói: “Không cần hơn một chớp mắt để kết luận rằng các quốc gia như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tham gia phi vụ này” 

Quan điểm tương tự được thể hiện trong bài xã luận được xuất bản trên tờ Guardian hôm nay.

“Có thể là phóng đại khi nói về tác động cải cách tại Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đối với họ điều này hầu như là không, cái được gọi là “các thiết chế Washington”, cùng với Ngân Khố Hoa Kỳ, đã cùng nhau duy trì và chế ngự kinh tế thế giới từ năm 1945. Phản ánh sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế đã được tranh luận không ngớt nhưng hiếm khi được áp dụng”.

Bài xã luận ghi nhận rằng “về mặt chiến lược” thì Hoa Kỳ không thể tiếp tục chống đỡ một trật tự kinh tế đã lỗi thời ở Châu Á. Không giống như một số triển vọng khác trong chính sách của Trung Quốc, đề xuất AIIB được nhìn nhận trong bối cảnh “sự trỗi dậy hòa bình” Trung Quốc. “Đây là trường hợp thỏa hiệp, không phải đối đầu”, bài báo kết luận. 

Mặc dù vậy, những quan điểm đó, vốn dựa trên khái niệm về lý trí kinh tế, đã lảnh tránh sự cân nhắc địa chiến lược. Hoa Kỳ, với chiến lực chống Trung Quốc “chuyển trục tới Châu Á”, coi bất cứ đề xuất nào có thể dẫn tới sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc là thù địch với mục tiêu của họ, mục tiêu tập trung vào việc duy trì sự thống trị tại khu vực.

No comments:

Post a Comment