Friday, March 21, 2014

Chú Sam: Mối đe dọa hàng đầu đối với trái đất và hòa bình trên trái đất

Xin được giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài báo "Uncle Sam: Top Menace To Peace on/and Earth" của nhà báo, nhà sử học, nhà bình luận chính trị nổi tiếng người Mỹ Paul L. Street. Bài báo cung cấp cái nhìn khái quát về mối nguy hiểm mà siêu cường Mỹ đang tạo ra trên toàn cầu, nhân dịp kết quả khảo sát của WINMR và Gallup International về các đe dọa đối với hòa bình và trái đất được công bố cuối năm 2013. 

Theo kết quả cuộc khảo sát quy mô toàn cầu với sự tham gia của 66.000 người trên 68 quốc gia của Mạng lưới độc lập toàn cầu về Nghiên cứu thị trường và Gallup International cuối năm 2013, cư dân trái đất coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trên hành tinh. Mỹ nhận được nhiều phiếu bầu nhất với khoảng cách khá xa so với các nước khác, 24% tổng số phiếu bầu. Pakistan chiếm vị trí thứ hai ở khá xa với 8%, tiếp theo là Trung Quốc (6%). Afghanistan, Iran, Israel và Bắc Triều Tiên cùng chiếm vị trí thứ tư với 4%. Công chúng tại các nước đồng minh của Mỹ như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (mỗi nước 45%), Pakistan (44%) và Mexico (khoảng 37%) tin rằng Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình.
Hệ thống truyền thông chính thống của Mỹ đã lảng tránh bảng xếp hạng nêu trên. Các tờ báo lớn như New York Times, Wall Street Journal, Chicago Tribune hay Los Angeles Times hoàn toàn không nhắc tới. Các hãng truyền hình như NBC, CBS, ABC hay PBS cũng không đưa tin trong các bản tin buổi tối. Bảng xếp hạng chỉ được lướt qua và bị đối xử hết sức phân biệt so với các tin tức và bình luận nghiêm túc. Kiểu phân biệt đặc trưng như tít của tờ International Business Times, đặt ra dấu hỏi về giá trị và/hay sự hợp lý của kết quả. “Trong bảng xếp hạng của Gallup”, tít báo viết, “Mối đe dọa hàng đầu đối với hòa bình thế giới là… Mỹ?”. Bài báo của IBT cho thấy chủ ý rất rõ ràng, ý kiến của thế giới là phi lý (IBT, tháng 1, 2014).
Các biên tập viên cánh tả của New York Post phản hồi một cách mỉa mai rằng quan điểm thế giới chỉ là những người “không thích Mỹ” thậm chí ngay cả sau khi Barack Obama trở thành tổng thống. Cần nhắc lại kết quả bảng xếp hạng năm 2006 của Gallup, công chúng thế giới đã đánh giá “Washington là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới lớn hơn Teheran” (bằng chứng cho sự tự tin nực cười của tờ Post), các biên tập viên bình luận rằng, “Vào năm 2008, tổng thống Obama đã chống lại những chính sách làm tổn hại vị trí của Mỹ trên thế giới của Bush, với kỳ vọng rằng thế giới Hồi giáo sẽ được thay đổi một cách đơn giản khi ông ấy được bầu)”. “Mọi việc đã không suôn sẻ, như những con số của Gallup cho thấy. Có lẽ tốt nhất là chúng ta chấp nhận thông điệp thực của những điều tra toàn cầu kiểu này: Rất nhiều người trên thế giới không thích nước Mỹ và coi chúng ta là mối đe dọa bất kể ai là tổng thống” (New York Post, January 5, 2014).
Bất cứ người quan sát nghiêm túc và trung thực nào đã theo dõi chính sách đối ngoại và hoạt động quốc tế của Mỹ ngày nay cũng như nhiều thập kỷ trước đây, sẽ thấy việc nước Mỹ là mối đe dọa hàng đầu thường xuyên và lâu dài đối với hòa bình thế giới không có gì đáng ngạc nhiên. Nước Mỹ, trên hết, tạo ra một nửa chi tiêu quân sự của thế giới. Họ duy trì hơn 1000 căn cứ quân sứ trải rộng trên 100 quốc gia “có chủ quyền” trên khắp các lục địa. Chính quyền Obama đã triển khai lực lượng đặc nhiệm tại 75 tới 100 nước (tăng lên so với 60 nước vào cuối thời tổng thống George W. Bush) và tiến hành thường xuyên các vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu được xác định một cách chính thống là khủng bố (tất nhiên một phần lớn là các thường dân vô tội) tại Trung Đông, Tây Nam Á và châu Phi. Họ duy trì một chương trình giám sát toàn cầu nhằm chống lại quyền riêng tư trên trái đất-chương trình đó thậm chí đã do thám cả điện thoại di động của các lãnh đạo châu Âu, trong số đó có thủ tướng Đức Angela Merkel. Tờ báo hàng đầu của Đức Der Spiegel đã ghi nhận vào năm 1997: “Trong lịch sử hiện đại chưa từng có quốc gia nào thống trị thế giới một cách tuyệt đối như Mỹ ngày nay…Nước Mỹ là Schwarzengger của chính trị quốc tế: phô diễn cơ bắp, gây rối, đáng sợ…Người Mỹ không chấp nhận bất cứ giới hạn nào của ai hay cái gì, họ hành động như thể đang sở hữu một tấm séc khống”.
Vụ “nghẽn giao thông đường không” phía trên một vụ “thảm sát một phía” (Iraq, 1991)
Có lẽ các biên tập viên của Der Spiegel nghĩ tới những gì Mỹ đã làm ở Iraq khi họ viết những dòng trên. Họ có thể nhắc tới “xa lộ chết chóc”, khi quân đội Mỹ tàn sát hàng chục ngàn lính Iraq thua trận đang tháo chạy khỏi Kuwait vào ngày 26, 27 tháng 2 năm 1991. Nhà báo Mỹ gốc Lebanon Joyce Chediac khai rằng: “Máy bay Mỹ chặn một đoàn xe bằng cách đánh hỏng những chiếc xe đi đầu và cuối, sau đó ném bom vào đám xe nằm hỗn độn đó suốt nhiều giờ.’Giống như là bắn cá trong thùng’, một phi công Mỹ nói. Trên suốt 60 dặm đường xa lộ dọc bờ biển, các đơn vị lính Iraq chịu trận giữa những chiếc khung xe và xương người bị cháy, đen nhẻm và kinh hoàng dưới ánh nắng mặt trời…suốt 60 dặm đường mọi chiếc xe đều bị phá hủy hay bị ném bom, tất cả các kính chắn gió bị vỡ nát, tất cả các bình xăng bốc cháy, tất cả các xe tải bị xé làm nhiều mảnh. Không thấy có ai sống sót…’ Ngay cả ở Việt Nam tôi cũng chưa từng thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Đó là thảm sát’, đại tá tình báo quân đội Bob Nugent nói…Các phi công Mỹ mang bất cứ loại bom nào thấy ở sân bay, từ bom chùm cho đến bom 500 bảng…quân đội Mỹ tiếp tục ném bom vào đoàn xe ngay cả khi tất cả mọi người đã chết. Quá nhiều máy bay bay trên đường bay nội địa khiến cho giao thông trên không bị tắc nghẽn, những nhân viên kiểm soát không lưu của không quân đã lo ngại các máy bay sẽ va chạm với nhau…Các nạn nhân hoàn toàn không chống cự được…đó là vụ thảm sát từ một phía đối với hàng chục nghìn người không có khả năng chống trả hay tự vệ” (Ramsey Clark et al., War Crimes: A Report on United States War Crimes Against Iraq to the Commission of Inquiry for the International War Crimes Tribunal, testimony of Joyce Chediac).
Gần một năm sau khi quân đội gây ra vụ thảm sát không thể tưởng tượng nổi ấy, tổng thống Mỹ George H. W. Bush tuyên bố “Thế giới bị chia làm hai phe vũ trang giờ chỉ còn một cực và đó là sức mạnh ưu việt, nước Mỹ. Và họ không có gì phải sợ hãi. Thế giới có lý khi tin tưởng ở sức mạnh của chúng ta. Họ tin tưởng chúng ta sẽ công bằng và đúng mực. Họ tin tưởng chúng ta sẽ ở phía thích hợp. Họ tin tưởng chúng ta sẽ làm những điều đúng đắn” (Blum, Rogue State)
Không có giới hạn cho sự tàn bạo 
Vụ thảm sát kiểu “bắn gà tây” do quân đội của “phía thích hợp” gây ra năm 1991 chỉ là một phần chuỗi kỷ lục bạo lực man rợ kéo dài của nước Mỹ. Lịch sử trải dài từ hủy diệt đẫm máu những cư dân gốc của quốc gia (diệt chủng người dân bản địa năm 1607-1890) tới giết hại phân biệt chủng tộc hàng chục ngàn người Philippine giữa năm 1899 và năm 1902 (các binh sĩ tham gia vào vụ giết chóc đã viết thư gửi về nhà cho bạn bè và người thân kể rằng được ra lệnh tấn công “cho tới khi tất cả bọn mọi bị giết sạch giống như người da đỏ”), vụ ném bom nguyên tử đầy tội lỗi và không cần thiết xuống Nhật Bản, “cuộc thánh chiến ở Đông Nam Á” của Mỹ (Noam Chomsky cho rằng chính sách của Mỹ đã giết hại hơn 4 triệu người Đông Dương-thường được gọi bằng “mọi” hay các tên có tính phân biệt chủng tộc khác-giữa năm 1962 và năm 1975).
Có lẽ các biên tập viên của Der Spiegel có thể nhắc tới cấm vận kinh tế và bộ trưởng ngoại giao Mỹ Madeline Albright. Năm năm sau “xa lộ chết chóc”, Albright nói với phóng viên đài CBS News Leslie Stahl rằng cái chết của nửa triệu trẻ em Iraq do Mỹ cấm vận về kinh tế là “cái giá…đáng để trả” cho việc thúc đẩy các mục tiêu cao quý của nước Mỹ. Ba năm sau, ngoại trưởng Albright giải thích: “Nước Mỹ là tốt. Chúng tôi luôn cố gắng ở mọi nơi”. Chuyện này cũng không có gì là mới. Noam Chomsky đã viết năm 1992, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ đã tìm mọi cách bắt người Việt Nam phải chịu đau khổ tối đa bằng cách cấm vận kinh tế và hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam, mặc dù họ đã tàn phá đất nước ấy: “Không có giới hạn nào cho sự tàn bạo của những những kẻ dã man ở Washington. Tầng lớp có học đủ hiểu biết để ngoảnh mặt làm ngơ” (Noam Chomsky, What Uncle Sam Really Wants, 1992)
Các con trai và con gái
Chủ nghĩa đế quốc tàn bạo vẫn tiếp diễn cho đến thiên niên kỷ tiếp theo. Gã “Schwarzenegger” của thế giới từ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã tiếp tục phá hủy, tàn sát, gây thương tật, xua đuổi hàng triệu người trong thế giới Hồi giáo như là một phần của cuộc chiến chống/của khủng bố toàn cầu (GWOT).Trong phát biểu về chính sách đối ngoại vào đêm trước khi tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ mùa thu năm 2006, thượng nghị sĩ Barack Obama đã giải thích tuyên bố của ông ta rằng công dân Mỹ hậu thuẫn cho “thắng lợi” ở Iraq bằng lập luận sau: “Người Mỹ đã giải quyết tình trạng hỗn loạn. Chúng ta đã thấy các con trai và con gái của chúng ta bị thương hay bị giết hại trên các đường phố ở Fallujah” (Barack Obama, “Away Forward in Iraq”, Chicago Council on Global Affairs, November 20, 2006).
Sự tàn bạo của Chú Sam trong thế kỷ 21 có thể thấy rõ ràng nhất chính là ở Fallujah, Iraq vào năm 2004. Thành phố xấu số là nơi diễn ra các tội ác chiến tranh khủng khiếp của Mỹ, giết hại bừa bãi hàng nghìn thường dân, bắn phá các trạm cấp cứu và bệnh viện, và quân đội Mỹ gần như san phẳng thành phố vào tháng 4 và tháng 11. Một nhân chứng nói: “Quân đội Mỹ tiến hành hai cuộc tấn công dữ dội và thành phố vào tháng 4 và tháng 11… sử dụng hỏa lực từ khoảng cách mà quân Mỹ chỉ bị thiệt hại tối thiểu. Vào tháng 4, các chỉ huy quân đội Mỹ báo cáo là đã nhắm vào…lực lượng nổi loạn, nhưng bệnh viện địa phương lại báo cáo rằng rất nhiều hay đa số thiệt hại là thường dân, thường là phụ nữ, trẻ em và người già…[cho thấy] có chủ đích giết hại thường dân…Vào tháng 11…cuộc tấn công bằng không quân của Mỹ đã phá hủy bệnh viện trong khu vực của phe nổi loạn để chắc chắn rằng lần này sẽ không ai có thể báo cáo về thiệt hại thường dân. Sau đó quân đội Mỹ tiến vào phá hủy hoàn toàn thành phố. Fallujah trông giống như thành phố Grozny của Chechnya sau khi bị quân đội của Putin san phẳng (Michael Mann, Incoherent Empire New York, 2005).
Mỹ đã sử dụng các vũ khí có chứa chất phóng xạ (uranium nghèo) ở Fallujah, tạo ra một đại dịch chết và dị dạng ở trẻ sơ sinh, cũng như các bệnh bạch cầu và bệnh ung thư. Nhưng Fallujah chỉ là một trong số hàng loạt các tội ác dẫn đến cái chết của ít nhất một triệu người Iraq và biến Iraq thành “khu vực hoang tàn trong một thảm họa quy mô chưa từng được biết đến” (Tom Engelhardt, Tom Dispatch.com, January 17,2008). Theo nhà báo đáng kính Nir Rosen vào tháng 12 năm 2007, “Iraq đã bị hủy diệt…Cuộc xâm lược của người Mỹ tàn phá khủng khiếp hơn cả những gì người Mông Cổ đã làm ở Bagdad vào thế kỷ 13” (Current History, December 2007).
“Tống họ vào Guantanamo”
Lawrence Wilkerson là cựu sĩ quan quân đội và từng là tham mưu trưởng của ngoại trưởng Colin Powell dưới thời tổng thống Bush. Trả lời nhà báo điều tra Jeremy Scahill, ông mô tả phương pháp hành động của lực lượng đặc nhiệm trong cuộc xâm lược Iraq như sau: “Bạn đi vào và thu thập thông tin…và bạn nói “Ồ, đây thực sự là những thông tin tốt. Đây là ‘Chiến dịch Sấm Sét Xanh. Hãy thực hiện’. Và họ giết 27, 30, 40 người, hay một số nào đó, họ bắt được bảy hay tám người. Sau đó, bạn thấy là thông tin tồi và bạn đã giết nhiều người vô tội cũng như có nhiều người vô tội trong tay, thế là bạn tống họ vào Guantanamo. Không ai biết gì về chuyện đã xảy ra…bạn nói, ‘đánh dấu một trải nghiệm’, và bạn tiếp tục chiến dịch khác” (J. Scahill, Dirty Wars: The World is a Battlefield).
Bất cứ ai nghĩ rằng sự tàn bạo của đế quốc Mỹ có điểm dừng khi Obama bước vào Nhà Trắng thì đều đang nằm mơ. Obama có thể giảm quy mô cuộc chiến trên bộ mà Washington thất bại ở Iraq và Afghanistan, nhưng lại mở rộng một cách quyết liệt quy mô, cường độ cũng như phạm vi hoạt động của các máy bay không người lái cũng như lực lượng đặc nhiệm đang hiện diện trên khắp thế giới. Obama, như nhà báo dũng cảm Allan Nairn sớm nhận ra, đã giữ cho cỗ máy khổng lồ giết chóc của đế quốc Mỹ tiếp tục hoạt động (Democracy Now!, Januray1, 2010).
Câu chuyện đã được sắp đặt ngay từ đầu, khi Obama tuyên bố ngừng sử dụng chiến đấu cơ không người lái ở Pakistan trong ngày làm việc thứ tư tại nhiệm sở. Chiếc thứ nhất đã “giết chết khoảng 7 đến 15 người, hầu như tất cả là thường dân”. Chiếc thứ hai “tấn công ‘nhầm căn nhà’ và giết chết từ 5 đến 8 thường dân”, trong đó có hai trẻ em. Chưa đầy nửa năm sau, một cuộc tấn công của chiến đấu cơ không người lái được Obama “cho phép” đã nhắm vào một đám tang và giết chết “rất nhiều thường dân-ước tính khoảng từ 18 đến 55 người”. Vào tháng 10 năm 2009, báo cáo của Scahill cho biết, “trong tám tháng Obama đã cho phép số lượng các vụ tấn công của máy bay không người lái nhiều bằng tám năm tại nhiệm của tổng thống Bush”. Một nguồn tin quân sự cho Scahill biết về các chiến dịch giết chóc tiêu chuẩn của lực lượng đặc nhiệm dưới thời Obama: “Nếu có một người bị theo dõi và 34 người khác trong tòa nhà thì sẽ có 35 người chết”.
Sự kiện tâm điểm trong cuộc chiến chống/của khủng bố của Mỹ xảy ra trong tuần đầu tiên tháng 5 năm 2009. Cuộc tấn công của không quân Mỹ đã giết chết 140 thường dân ở Bola Boluk, một ngôi làng ở phía tây tỉnh Farah của Afghanistan. 93 xác chết bị xé làm nhiều mảnh là trẻ em. Có 22 người là đàn ông 18 tuổi và lớn hơn. Tờ New York Times tường thuật: “Trong cuộc trao đổi bằng điện thoại qua loa ngoài vào thứ tư…với Quốc hội Afghanistan, tỉnh trưởng Farah, Rohul Amin, nói 130 thường dân đã bị giết, theo nghị sĩ Mohammad Naim Farahi…Tỉnh trưởng nói dân làng đã mang hai đầu máy kéo theo rơ móc chất đầy mảnh xác chết đến văn phòng của ông ấy để làm bằng chứng thiệt hại của vụ tấn công…Tất cả mọi người khóc than…chứng kiến cảnh khủng khiếp ấy’. Ngài Farahi nói tỉnh trưởng đã nói với vài người quen biết là ai phải chịu trách nhiệm về 113 xác chết cần được chôn, trong đó có… nhiều phụ nữ và trẻ em” (NYT, 6 tháng 5, 2009).
Phản ứng đầu tiên của Lầu Năm Góc đối với sự kiện kinh hoàng này-một trong số nhiều vụ không lực Mỹ giết hại thường dân Afghanistan từ đầu mùa thu 2001-là chối cãi rằng các nạn nhân chết do “lựu đạn của Taliban”. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton bày tỏ “sự thương tiếc” đối với những người vô tội thiệt mạng, nhưng chính quyền từ chối đưa ra lời xin lỗi hay nhận trách nhiệm. Trái lại, Obama đã xin lỗi và sa thải một quan chức Nhà Trắng vì đã dọa người dân New York với bức ảnh chụp chiếc Air Force One bay phía trên cầu Manhattan gợi nhớ đến sự kiện 11.9 (New York Daily News, April 28, 2009; Los Angeles Times, 9 tháng 5, 2009). Sự thiên vị rất rõ ràng: đe dọa người dân New York thì tổng thống phải xin lỗi và sa thải nhân viên của Nhà Trắng. Giết hơn 100 thường dân Afghanistan thì không cần phải xin lỗi. Không ai bị sa thải. Lầu Năm Góc được phép đưa ra những giải thích phi lý về việc thường dân bị giết hại-những giải thích đó được truyền thông chính thống đưa tin một cách nghiêm túc. Tiếp đó Mỹ cho “điều tra” một cách đáng ngờ vụ thảm sát Bola Boluk, đếm các mảnh xác chết và cáo buộc Taliban đã đẩy thường dân vào nơi Mỹ ném bom.
“Giải thưởng hòa bình? Ông ta là kẻ giết người”. Một người Pashtun trẻ tuổi nói với phóng viên bản tiếng Anh của Al Jazeera vào ngày 10 tháng 12 năm 2009-ngày mà Obama nhận được giải Nobel Hòa Bình. “Người đàn ông nói từ làng Armal, nơi một đám đông lớn tụ tập quanh xác 12 người của một gia đình sống trong một căn nhà đơn, tất cả bị giết trong cuộc đột kích của đặc nhiệm Mỹ đêm qua”.
Mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái
Nước Mỹ không chỉ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trên trái đất, mà còn là mối đe dọa hàng đầu đối quyền riêng tư cá nhân (như đã được làm rõ qua các tiết lộ của Snowden), đối với dân chủ (Mỹ tài trợ và trang bị cho các chính quyền độc tài trên khắp thế giới) và đối với bản thân trái đất-môi trường sống tự nhiên toàn cầu.Washington hào hứng đổ lỗi cho Trung Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu, mối nguy hiểm đang đe dọa sự tồn tại của nhân loại. Mỹ cho rằng Trung Quốc là tác nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, kể từ khi lượng khí thải carbon của Trung Quốc tăng gấp đôi so với năm 2001 và Trung Quốc đang thải nhiều khí carbon vào khí quyển hơn bất kỳ quốc gia nào. Đó là bức màn khói được tạo ra để che đậy cho vai trò chủ yếu của Mỹ trong việc tàn sát hệ sinh thái bằng chủ nghĩa tư bản dầu mỏ sai trái-nước Mỹ đã lảng tránh các tội lỗi trước đó, tránh phơi bày toàn bộ quá trình hủy diệt mà nó đã tạo ra. Mỹ là nước có lượng khí thải carbon tính trên đầu người lớn nhất thế giới. Mỗi công dân Mỹ tạo ra bình quân 20 tấn khí thải carbon mỗi năm, gần gấp 4 lần so với công dân Trung Quốc. Không có bất cứ quốc gia nào thải vào khí quyển trái đất lượng khí thải carbon tích lũy lớn hơn Mỹ trong kỷ nguyên công nghiệp-thực tế lịch sử cho thấy trung Quốc hay Ấn Độ còn lâu mới có thể bắt kịp. Không có quốc gia nào đầu tư nhiều và mạnh mẽ để khuyến khích về mặt chính trị, tư tưởng và quân sự cũng như bảo vệ cho hệ thống lợi nhuận phụ thuộc vào tăng trưởng và thải khí carbon như Mỹ. Nước Mỹ là sở chỉ huy trong cuộc chiến lobby và tuyên truyền của các tổ hợp công nghiệp thải khí carbon khổng lồ nhằm chống lại các khám phá ngày càng nhiều của khoa học hiện đại về khí hậu-bao gồm cả NASA. Không có chính phủ quốc gia nào thành công trong việc chặn đứng sáu nỗ lực quốc tế nhằm giảm khí thải carbon toàn cầu như Mỹ-kỷ lục được tiếp tục với sự báo thù trong nhiệm kỳ “xanh” của Obama.
Tầng lớp nhà đầu tư Mỹ đang thống trị thế giới trong đầu tư toàn cầu vào công nghiệp năng lượng hóa thạch. Trong khi đa số các nhà máy than mới của thế giới được xây dựng ở Trung Quốc và Ấn Độ, thì phần lớn tài chính tới từ phố Wall. Từ năm 2006, ví dụ, J. P. Morgan Chase đã đầu tư 17 tỷ USD vào xây dựng nhà máy than mới ở nước ngoài. Citibank đầu tư 14 tỷ USD trong cùng kỳ (P. Gaspar, International Socialist Review, tháng 1 năm 2013). Sadie Robinson viết trên tờ báo Anh Socialist Worker, “Chỉ đơn giản xem xét lượng khí thải của Trung Quốc là cách che dấu vai trò của các quốc gia phương Tây trong việc tạo ra chúng. Trung Quốc gia tăng lượng khí thải là do sự mở rộng nhanh chóng của các nhà máy nhiệt điện. Điều này cho thấy sự thật là nhiều công ty phương Tây đã chuyển thành công việc phát khí thải sang Trung Quốc. Họ nhanh chóng mở các nhà máy chế tạo công nghiệp nặng ở Trung Quốc để khai thác lợi thế của chi phí vận hành thấp…Và các nhà máy này được cung cấp phần lớn năng lượng bằng than…Phương Tây đã thúc đẩy sự gia tăng của khí thải ở Trung Quốc bằng cách sử dụng chúng như nguồn hàng hóa giá rẻ” (Socialist Worker UK, November 24, 2009). Báo cáo mới đây của tờ Rolling Stone có tiêu đề “Cách Mỹ xuất khẩu sự nóng lên của toàn cầu”, theo phóng viên của RS Tim Dickinson, “cho dù là quốc gia của chúng ta có chuyển hướng sang các dạng năng lượng thân thiện hơn của tương lai,  thì các tập đoàn dầu và than của nước Mỹ vẫn đang chạy đua đưa quốc gia vào vị trí kẻ buôn bán năng lượng bẩn toàn cầu-cung cấp cho thế giới đang phát triển loại năng lượng giá rẻ, lắm chất thải, phá hủy khí hậu. Cũng giống như các công ty thuốc lá đã làm trong những năm 1990-khi chính sách thuế mới, các luật lệ và nhận thức gia tăng của người tiêu dùng làm giảm nhu cầu nội địa-Các hãng thải Carbon lớn chuyển sang các thị trường mới tại các nền kinh tế đang bùng nổ của châu Á, nơi mà các luật lệ thất bại. Điều tồi tệ là Nhà Trắng đã dễ dàng giành chức quán quân trong việc buôn bán năng lượng bẩn” (RS, February 3, 2014, http://www.rollingstone.com). 
Những điều đó phù hợp với phát hiện trong khảo sát của Pew Global Attitude năm 2007. Tại 34 trong số 37 nước có công chúng được hỏi “nước nào làm tổn hại đến môi trường nhiều nhất?”, đa số hay số nhiều trả lời là Mỹ. Ý kiến đó tất nhiên là không kém phổ biến-và không kém chính xác-dưới thời Obama hơn là dưới thời Bush-Cheney. Chính quyền Obama đã thành công trong việc không ngừng chôn vùi các nỗ lực hợp tác toàn cầu nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. “Chính quyền Obama muốn được coi là lãnh đạo về khí hậu, nhưng không có nguồn năng lượng hóa thạch nào mà không chuẩn bị được khai thác,” giám đốc nghiên cứu về Oil Change Intenational, Lorne Stockman nói. “Than đá, khí gas, các sản phẩm tinh chế-dầu thô là loại cuối cùng trong số chúng. Bạn cần không? Chúng tôi sẽ xuất khẩu”.
Thảm sát sinh thái không phải là tội nhẹ đối với cư dân toàn cầu. Các vấn đề về “xả thải và môi trường” được đa số công chúng các nước bao gồm Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Ukraina, Trung Quốc và Ấn Độ nhận định trong bảng xếp hạng năm 2007 của Pew là “nguy cơ lớn nhất của thế giới” (được xếp trên cả chạy đua vũ khí hạt nhân, AIDS và các đại dịch truyền nhiễm khác, tôn giáo và phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng thu nhập) (2007 Pew Global Attitude Survey).
“Những người nghĩ rằng họ vô tội luôn tự cho mình là đúng đắn”
Các khảo sát như bảng xếp hạng của WINMR-Gallup năm 2013, Gallup năm 2006 và khảo sát của Pew Global Attitudes năm 2007 có thúc đẩy một phong trào hòa bình mới ở Mỹ? Phần lớn thường dân Mỹ đều không mong muốn nước Mỹ bị coi là kẻ đầu gấu và mối đe dọa toàn cầu, hay mối đe dọa thảm sát hàng loạt đối với an ninh, tự do và tồn tại toàn cầu. Họ không phải là những người ủng hộ chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa toàn trị hay thảm sát sinh thái.
Nhưng trong thực tế, ý kiến toàn cầu cho thấy lo ngại phổ biến, dài hạn, hợp lý và thường xuyên là Mỹ đã can thiệp và điều khiển ý kiến của công chúng Mỹ, có hai cản trở cần được vượt qua. Thứ nhất là các nhà quản lý và chủ sở hữu truyền thông chính thống từ chối các báo cáo nghiêm túc trên quan điểm của những người bên ngoài biên giới nước Mỹ-phản ánh sự thống nhất lâu dài của các chính khách Mỹ đối với ý kiến của những người đang thực thi quyền lực bên ngoài nước Mỹ (Không có nghĩa là các chính khách quan tâm nhiều tới ý kiến công chúng trong phạm vi nước Mỹ, see Paul Street, “No Functioning Democracy,” Z Magazine, September 2013).
Rào cản thứ hai là học thuyết có tính vị kỷ quốc gia về bản chất cao quý và cao thượng của nước Mỹ đã ngăn cản nhiều công dân Mỹ sẵn sàng chấp nhận việc Mỹ là mối đe dọa ở bất kỳ dạng nào đối với hòa bình thế giới, mối đe dọa hàng đầu lại càng khó chấp nhận. Theo như phản ánh của cựu phóng viên quốc tế của tờ New York Times Stephen Kinzer về việc Mỹ thôn tính Hawaii và Philippine, chiếm đóng Puerto Rico, lật đổ chính phủ dân cử ở Nicaragua và Honduras suốt những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20: “Tại sao người Mỹ lại ủng hộ các chính sách đem đến đau khổ cho người dân ở các quốc gia khác? Có hai lý do, chúng hàm chứa lẫn nhau. Nguyên nhân bản chất là kiểm soát các miền đất xa lạ được coi là yếu tố sống còn đối với sự thịnh vượng của nước Mỹ. Giải thích này, mặc dù vậy, được bao hàm bên trong một điều khác: Niềm tin trong sâu thẳm của đa số người Mỹ rằng nước Mỹ là quyền lực của cái tốt trên thế giới. Do vậy, nói rộng ra thì ngay cả các nhiệm vụ phá hủy mà nước Mỹ lao vào để thể hiện quyền lực cũng có thể dung thứ”.
“Các thế hệ lãnh đạo chính trị và kinh doanh của nước Mỹ đã trao cho sức mạnh của lý tưởng cao quý một sự ngoại lệ. Khi họ can thiệp quốc tế vì các lý do ích kỷ và không cao quý, họ luôn nhấn mạnh rằng cuối cùng hành động của họ không chỉ đem lại lợi ích cho nước Mỹ mà cả cả công dân tại các quốc gia bị can thiệp, nói rộng ra là tạo dựng hòa bình và công lý trên thế giới” (Kinzer, Overthrow: America’s Century of Regime Change From Hawaii to Iraq, New York, 2006).
Vấn đề của “ngoại lệ Mỹ”-niềm tin có tính tôn giáo rằng các mục tiêu và hành động của nước Mỹ là đạo đức, có ý định tốt, và tốt cho thế giới-đã được duy trì trong thế kỷ tiếp theo. Đó là nguyên nhân chính, cùng với quy mô và hoạt động của đế quốc Mỹ, khiến cho công chúng thế giới nhận định chính xác nước Mỹ là mối đe dọa hàng đầu đối với hòa bình trên trái đất. Không có gì nguy hiểm hơn quyền lực quân sự siêu việt tự đặt bản thân ra ngoài đạo đức, khi các tổng thống và các ứng cử viên tổng thống nói theo kiểu: “Chúng ta lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống lại các ác trước mắt và thúc đẩy điều tốt đẹp tối đa…Nước Mỹ là hy vọng cuối cùng, tốt nhất của trái đất…Mục tiêu lớn hơn của nước Mỹ trên khắp thế giới là thúc đẩy mở rộng tự do. Thời cơ của nước Mỹ chưa qua đi…chúng ta sẽ nắm bắt thời cơ này, và bắt đầu một thế giới mới (U.S. presidential candidate Barack Obama, April 23, 2007). “Sự an toàn của chúng ta bắt nguồn từ sự đúng đắn trong lý do của chúng ta; sức mạnh hình mẫu của chúng ta; phẩm chất được tôi luyện của sự khiêm nhường và thận trọng” (U.S. President Barack Obama, Inaugural Address, January 20, 2009).
Khi đọc những tuyên bố kiểu này (tiêu chuẩn dài hạn trong một bộ phận chính khách Mỹ), tôi nhớ đến quan sát của nhà tâm lý học trị liệu M. Scott Peck là “Ác quỷ của thế giới này được bổ sung bởi sự tự cho là đúng đắn của những người nghĩ rằng họ vô tội vì họ không sẵn sàng chịu đựng sự khó khăn của việc tự phán xét bản thân một cách thích hợp…tội lỗi cơ bản nhất của họ là sự kiêu ngạo-bởi vì mọi tội lỗi đều có thể sửa chữa trừ tội tin rằng mình vô tội. Họ là nhũng con người của sự dối trá” (M. Scott Peck, People of the Lie: The Hope for Healing Human Evil, New York, 1983). Đó là điều hợp lý, nước Mỹ tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất đối với thế giới sau khi thay đổi từ gã đế quốc công khai và vụng về Bush sang tên đế quốc giấu mặt, được coi là hướng tới hòa bình nhiều hơn Obama. Thế giới rõ ràng là không còn bị lừa bịp khi Obama thay đổi cái thương hiệu “Schwarzenegger của chính trị thế giới”. Họ đã hiểu vấn đề-tổng thống Bush được bầu với cái tên “hy vọng” và “thay đổi" (watchwords of the 1992 Bill Clinton campaign) chỉ đơn giản hóa bộ tranh phục mới mà cũ nhất của đế quốc.
Chi phí nội địa và lợi ích của đế quốc
Đâu là cơ sở của lực lượng chống đế quốc và học thuyết hiểm độc của lời dối trá ngoại lệ Mỹ trong nước Mỹ ngày nay? Các nhà hoạt động và tư tưởng hòa bình Mỹ nên đặc biệt chú ý tới các giai cấp tự nhiên trong đế quốc Mỹ và trả lời câu hỏi ai có lợi nhất và ai phải trả nhiều nhất trong cấu trúc quyền lực nội địa của nước Mỹ bất bình đẳng và tàn bạo. Stephen Kinzer đã quên bổ sung thêm rằng “sự thịnh vượng của nước Mỹ” nói chung chỉ là cách nói trại đi của “lợi nhuận của giai cấp thống trị kinh tế Mỹ”.
Như Chomsky ghi nhận năm 1969, “Chắc chắn là chi phí của đế quốc không đem lại lợi ích cho ai cả: 50.000 người Mỹ chết hoặc bị thương để kinh tế Mỹ mạnh hơn các đối thủ công nghiệp. Chi phí của đế quốc đối với toàn bộ xã hội có thể là đáng kể. Những chi phí ấy, tuy vậy, là chi phí xã hội, ngược lại lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài được đảm bảo bằng các thành công quân sự tập trung hoàn toàn vào các nhóm đặc biệt trong xã hội. Chi phí của đế quốc được phân bổ cho toàn bộ xã hội, trong khi lợi nhuận chỉ chảy túi vào một số ít trong đó. (Chomsky, For Reasons of State, Pantheon, 1972).
Điều mà Chomsky vạch ra giờ đã là sự thực khi sự nghèo khổ tràn lan khắp nước Mỹ mặc dù các nhà đầu tư quân sự hàng đầu đang tận hưởng sự giàu có không thể tưởng tượng trong “Thời đại Bọc Vàng mới”, cái thời đại mà 400 người giàu nhất nước Mỹ chiếm hữu nhiều của cải hơn một nửa dân số Mỹ-150 triệu công dân Mỹ-và 1% giàu có nhất chiếm hữu số của cải bằng 90% còn lại.
Mặc dù vậy, không ai, cho dù là người giàu, có thể thoát khỏi hậu quả khủng khiếp của cái trật tự xã hội thảm sát sinh thái, tăng trưởng, lãng phí và phụ thuộc vào dầu mỏ mà nước Mỹ thề sẽ bảo vệ: chủ nghĩa tư bản quốc tế. Đây là khẩu hiệu của các nhà hoạt động môi trường bên ngoài hội nghị khí hậu toàn cầu vừa qua, nơi Obama buộc phải giả vờ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu: “Không có kinh tế trên hành tinh chết” và “Không có hành tinh B”.

Friday, March 14, 2014

Chomsky: Từ Hiroshima tới Fukushima, Việt Nam tới Fallaujah, quyền lực nhà nước lảng tránh tác hại hàng loạt của nó.

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài phát biểu của giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky, người có những quan điểm độc đáo về chính trị và quan hệ quốc tế, tại lễ tưởng niệm 3 năm thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Tokyo Nhật Bản.

Amy Goodman: Chúng ta kết thúc lễ tưởng niệm 3 năm thảm họa Fukushima với bài phát biểu của nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng thế giới, nhà ngôn ngữ học, tác giả sách, giáo sư đại học MIT Noam Chomsky, người đã đến Tokyo tuần qua. Noam Chomsky đã 85 tuổi. Ông gặp mặt những người sống sót, bao gồm cả các gia đình đã được sơ tán. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi được kênh truyền hình độc lập trực tuyến OurPlanet-TV ghi hình. Đây là phát biểu của giáo sư Chomsky ở Nhật Bản.

Noam Chomsky: Những gì đã diễn ra ở Nhật Bản thật khủng khiếp, với những trải nghiệm kinh khủng và duy nhất mà chúng ta không muốn nhắc tới. Và tất nhiên, cực kỳ khủng khiếp đối với trẻ em, chúng vô tội và không có khả năng tự bảo vệ mình. Đáng tiếc là điều đó luôn xảy ra. Tôi muốn nói rằng, tôi có hai đứa con gái-khi chúng bằng tuổi của con gái các bạn, sau khi ở trường học về đã kể rằng chúng được dạy phải trốn dưới gầm bàn nếu có chiến tranh hạt nhân. Đó là thời điểm ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, thế giới đã đến rất gần một cuộc chiến tranh hạt nhân. Lũ trẻ đã rất bối rối. Tôi muốn nói rằng, lũ trẻ vốn là bạn của những gia đình biết chắc chắn họ không bao giờ sống sót nếu thế giới bị phá hủy bởi chiến tranh hạt nhân. Nhưng nguồn chính thống nói: "Đừng lo ngại, mọi thứ đều được kiểm soát." Sự thật là như vậy đấy-chúng tôi đã ngừng cho con gái uống sữa khi chúng khi đó, do các nhà khoa học lo ngại, khẳng định rằng nồng độ cao của chất strontium-90 trong sữa là do các thử vũ khí hạt nhân ở Mỹ gây ra, rất nhiều vụ thử ngoài trời. Chính phủ đảm bảo với mọi người rằng đó không phải là vấn đề, nhưng chúng tôi-rất nhiều người như chúng tôi, đã ngừng cho trẻ em uống sữa, chỉ cho chúng uống sữa bột, được sản xuất từ trước khi có những vụ thử vũ khí hạt nhân.

Điều đó luôn diễn ra. Ngay như bây giờ, ví dụ Fallujah, một thành phố ở Iraq, bị quân Mỹ tấn công bằng thứ vũ khí mà không ai biết đến, nhưng nó gây ra mức độ phóng xạ cao. Các nghiên cứu của bác sĩ Iraq và Mỹ cho thấy tỷ lệ ung thư rất cao ở trẻ em của thành phố Fallujah, cao hơn rất nhiều so với trước đó. Nhưng chính quyền Mỹ đã phủ nhận. Chính quyền Iraq không đoái hoài tới. Các tổ chức quốc tế từ chối xem xét. Chỉ có các tổ chức độc lập và các nhóm dân sự gánh vác.

Đó là điều diễn ra ở mọi nơi. Tôi muốn nhắc tới, vào năm 1961 Mỹ tiến hành chiến tranh hóa học ở Việt Nam, miền Nam Việt Nam, chiến tranh hóa học đã phá hủy mùa màng và thú nuôi. Việc đó diễn ra suốt bảy năm. Mức độ độc hại-họ đã dùng chất gây ung thư mạnh nhất được biết tới: dioxin. Chuyện đó kéo dài nhiều năm. Hậu quả rất khủng khiếp ở miền Nam Việt Nam. Nhiều trẻ em bị dị dạng, dị dạng kinh hoàng, được sinh ra tại các bệnh viện ở Sài Gòn. Chính quyền từ chối điều tra. Họ chỉ điều tra tác động đối với các lính Mỹ, nhưng không điều tra tác động đối với người Việt Nam ở miền Nam. Hầu như không có nghiên cứu nào ngoài các nghiên cứu của các nhóm dân sự độc lập.

Hết trường hợp này đến trường hợp khác, đó là một câu chuyện kinh khủng, và đặc biệt kinh khủng đối với các bạn vì các bạn phải chịu đựng nó. Nhưng các chính quyền thì hành động theo cách này: Họ bảo vệ mình trước công dân của họ. Các chính quyền tin rằng công dân là kẻ thù chính và họ phải-tự bảo vệ. Do đó mà có những luật về bí mật. Công dân không được biết những gì mà chính quyền làm với họ. Ví dụ cuối cùng, trước khi Edward Snowden tiết lộ bí mật, lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia James Clapper đã khai trước trước Quốc Hội là liên lạc điện thoại của người Mỹ không bị theo dõi. Một lời dối trá ngoài sức tưởng tượng. Nói dối Quốc Hội là tội ác: có thể bị phạt nhiều năm tù. Không chỉ là lời nói. Chính quyền đang nói dối công dân của họ.

Amy Goodman: Tác  giả sách và giáo sư MIT Noam Chomsky, phát biểu trong chuyến đến thăm Tokyo tuần qua. Chân thành cảm ở OurPlanet-TV. Các bạn có thể truy cập website để theo dõi ba ngày tin tức của chúng tôi từ Tokyo, Nhật Bản, tại democracynow.org.



Thursday, March 13, 2014

Năng lực kỳ diệu của pháp sư

Ở làng Tâm Linh có ông pháp sư rất nổi tiếng, đệ tử theo hầu đông như kiến. Một hôm đang ngồi thiền cùng với đệ tử thì ông bỗng bật dậy la thất thanh: "Trời ơi, vị pháp sư ở làng Ngoại Cảm bị chết cháy rồi!". Đệ tử vốn tin tưởng tuyệt đối ở năng lực siêu nhiên của pháp sư nên cùng nhau khóc than ba ngày ba đêm bày tỏ sự thương tiếc đối với vị pháp sư ở làng Ngoại Cảm.

Một thời gian sau, đệ tử của pháp sư ở làng Ngoại Cảm đến làng Tâm Linh có công việc. Đám đệ tử của pháp sư làng Tâm Linh kéo đến hỏi han và chia buồn. Đệ tử của pháp sư làng Ngoại Cảm ngạc nhiên và giải thích là thầy mình vẫn khỏe mạnh bình thường.

Sau khi hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, đệ tử pháp sư ở làng Ngoại Cảm liền chế giễu rằng pháp sư ở làngTâm Linh đã làm trò hề cho mọi người cười, nhưng đệ tử của ông ta bênh thầy rằng: "Có hề gì, chỉ riêng việc ngồi ở làng Tâm Linh mà thấy được làng Ngoại Cảm cũng đã là điều kỳ diệu rồi." 

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Tuesday, March 11, 2014

Mỹ đã hỗ trợ phát xít, khủng bố và các trùm ma túy tại 35 quốc gia trên thế giới

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "35 Countries Where The U.S. Has Supported Facists, Drug Lords and Terrorists"  của nhà báo nổi tiếng Nicolas J. S. Davies chuyên viết về chiến tranh, quân sự và luật quốc tế. Bài viết cung cấp cái nhìn ngắn gọn và khái quát về sự hỗ trợ của Mỹ cho các chế độ phát xít, khủng bố và các trùm buôn lậu ma túy trên khắp thế giới. Tuy vậy, cũng còn rất nhiều quốc gia khác chưa được đưa vào danh sách này, như: Angola, Australia, Bolivia, Brunei, Canada, Congo, Diego Garcia, Dominican Republic, Fiji, Grenada, Hawaii, Jamaica, Venezuela, Việt Nam. Việc Mỹ tuyển dụng các thành phần phát xít tại các quốc gia bại trận như Italia, Đức, Nhật Bản sau thế chiến thứ II để đàn áp phong trào cộng sản cũng không được tác giả trình bày. 

Đảng cực hữu Svoboda và đám phát xít mới đầy bạo lực có vũ trang được Mỹ hậu thuẫn đã mở đường cho cuộc đảo chính do phương Tây giật dây. Các sự kiện ở Ukraina đang cho chúng ta thấy sự thật ẩn phía sau những luận điệu tuyên truyền của Mỹ về cuộc chiến chống khủng bố, phát xít và ma túy. Sự thật xấu xí phía sau tấm gương là chính phủ Mỹ đã có truyền thống kéo dài và liên tục hợp tác với phát xít, các chế độ độc tài, các trùm ma túy và tài trợ cho khủng bố ở khắp các khu vực trên thế giới mặc dù họ luôn lảng tránh trả lời câu hỏi tàn nhẫn ấy. Các chư hầu và tay sai của Mỹ đã can dự vào những tội ác khủng khiếp nhất mà loài người từng biết đến, từ giết chóc và tra tấn cho đến đảo chính và diệt chủng. Dòng sông máu từ các vụ tàn sát và phá hoại chảy theo dấu chân của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Nhà sử học Gabriel Kolko vào năm 1988 đã chỉ ra, "Quan niệm về tay sai lương thiện là mâu thuẫn. Washington đã thất bại trong việc tạo ra điều đó ở bất cứ nơi nào trên thế giới kể từ năm 1945". Dưới đây là trình bày ngắn theo thứ tự từ A tới Z về lịch sử của sai lầm đó.

1. Afghanistan

Trong những năm 1980, Mỹ đã hợp tác với Pakistan và Arab để lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa Afghanistan. Họ đã cung cấp tài chính, huấn luyện và vũ trang cho lực lượng quân sự của các thủ lĩnh bộ tộc bảo thủ. Những tiến bộ của quốc gia này trong giáo dục, bảo vệ quyền của phụ nữ và cải cách đất đai đe dọa quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Sau khi Mikhail Gorbachev rút quân đội Liên Xô vào năm 1989, những thủ lĩnh quân sự được Mỹ chống lưng đã chia quốc gia thành nhiều mảnh và gia tăng sản lượng thuốc phiện từ 2000 tấn lên 3400 tấn mỗi năm. Chính quyền Taliban giảm được sản lượng thuốc phiện xuống 95% trong khoảng thời gian 1999-2001, nhưng vào năm 2001 Mỹ đã xâm lược quốc gia này để khôi phục quyền lực của các thủ lĩnh quân sự và trùm ma túy. Afghanistan đang đứng thứ 175/177 trên thế giới về nạn tham nhũng, 175/186 về phát triển con người, và từ năm 2004 sản xuất 5300 tấn thuốc phiện mỗi năm. Người anh em của tổng thống Karzai, Ahmed Wali Karzai, là trùm ma túy được CIA hậu thuẫn. Sau suộc tấn công lớn của Mỹ vào tỉnh Kandahar năm 2011, đại tá Abdul Razziq được phong chức cảnh sát trưởng tỉnh này, việc gia tăng các hoạt động buôn lậu heroin đã đem lại cho ông ta 60 triệu USD mỗi năm tại cái nơi nghèo nhất thế giới.


2. Albania


Giữa năm 1949 và 1953, Mỹ và Anh âm mưu lật đổ chính quyền Albania, quốc gia cộng sản nhỏ nhất và dễ bị tổn thương nhất ở Đông Âu. Những kẻ lưu vong được tuyển dụng và huấn luyện để gửi về Albania đóng vai phe đối lập và chuẩn bị cho nổi dậy vũ trang. Rất nhiều trong số những kẻ lưu vong tham gia vào kế hoạch đó là tay sai của phát xít Đức và Italy trong thế chiến thứ II. Trong đó có cựu bộ trưởng nội vụ Xhafer Deva, kẻ đã giám sát quá trình đưa "Người Do thái, Cộng sản, yêu nước và các cá nhân đáng lưu ý khác" đến trại tập trung Auschwitz. Các tài liệu được giải mật của Mỹ cho biết Deva chỉ là một trong số 743 tội phạm chiến được Mỹ tuyển dụng sau chiến tranh.

3. Argentina

Tài liệu được Mỹ giải mật năm 2003 về cuộc trao đổi chi tiết giữa bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry Kissinger và ngoại trưởng Argentina đô đốc hải quân Guzzetti vào tháng 10 năm 1976, ngay sau khi chính quyền quân sự nắm quyền ở Argentina, cho biết Kissinger chấp nhận "cuộc chiến bẩn thỉu" của chính quyền quân sự, cuộc chiến đã giết hại 30'000 người mà phần lớn là trẻ tuổi, đánh cắp 400 trẻ em khỏi các gia đình mà bố mẹ của chúng đã bị giết hại. Kissinger nói với Guzzetti, "Hãy nhìn xem, về cơ bản là chúng tôi muốn anh thành công...càng nhanh thì càng tốt". Đại sứ Mỹ tại Buenos Aires báo cáo rằng Guzzetti "quay về với trạng thái hân hoan, hài lòng rằng không có vấn đề nào với chính phủ Mỹ về chuyện đó" ("Daniel Gandolfo", "Presente!" 

4. Brazil

Năm 1964, tướng Castelo Branco đảo chính lập lên chính quyền độc tài quân sự tàn bạo kéo dài suốt 20 năm. Tùy viên quân sự Mỹ Walter Vernon, sau này là phó giám đốc CIA và đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, vốn đã quen biết Castelo Branco ở Italia từ thế chiến thứ II. Do là nhân viên bí mật của CIA nên các tin tức Walter thu thập được từ Brazil không bao giờ được giải mật, nhưng CIA đã cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo vụ đảo chính thành công, bao gồm tài trợ cho các nhóm sinh viên và lao động đối lập trong biểu tình đường phố, giống như ở Ukraina và Venezuela hiện nay. Lực lượng lính thủy đánh bộ đã chờ sẵn để đổ bộ vào Sao Paolo trong trường hợp cần thiết. Giống như các nạn nhân khác trong những cuộc đảo chính được Mỹ hậu thuẫn ở châu Mỹ Latin, tổng thống dân cử Joao Goulart là một chủ đất giàu có, không phải là cộng sản, nhưng nỗ lực của ông ta nhằm duy trì vị thế trung lập trong chiến tranh lạnh là không thể chấp nhận được đối với Washington, cũng giống như trường hợp tổng tống thống Yanukovich từ chối chuyển giao Ukraina cho phương Tây 50 năm sau đó.
  
5. Cambodia

Khi tổng thống Nixon ra lệnh ném bom bí mật và bất hợp pháp Cambodia vào năm 1969, các phi công Mỹ đã được yêu cầu làm sai lệch các báo cáo để che dấu tội ác. Họ đã giết hại ít nhất là nửa triệu người Cambodia, ném một khối lượng bom lớn hơn cả khối lượng bom ném xuống Nhật Bản và Đức cộng lại trong thế chiến thứ II. Khi Khmer đỏ giành được chính quyền năm 1973, CIA báo cáo rằng "tuyên truyền có hiệu quả nhất đối với người tị nạn là các vụ ném bom của máy bay B-52". Sau khi Khmer đỏ giết hại ít nhất 2 triệu người và bị quân đội Việt Nam đánh bại năm 1979, tổ chức Cứu Trợ Khẩn Cấp Cambodia của Mỹ, dựa vào đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, đã nuôi dưỡng và hỗ trợ Khmer đỏ để tiếp tục chống lại chính phủ mới của Cambodia do Việt Nam hậu thuẫn. Dưới sức ép của Mỹ, Chương Trình Lương Thực Thế Giới đã cung cấp lương thực cho 20.000 đến 40.000 lính Khmer đỏ. Suốt một thập kỷ sau đó, cơ quan tình báo quân đội Mỹ đã giúp Khmer đỏ do thám qua vệ tinh, đồng thời các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Anh hướng dẫn Khmer đỏ đặt hàng triệu quả mìn bộ binh khắp miền Tây Cambodia, thứ đó đã giết hại và làm bị thương hàng trăm người mỗi năm.

6. Chile

Khi Salvador Allende trở thành tổng thống vào năm 1970, tổng thống Nixon thề sẽ "bắt nền kinh tế Chile phải than khóc". Mỹ, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Chile, đã cắt giảm buôn bán tạo ra tình trạng khan hiếm và hỗn loạn kinh tế. CIA và bộ ngoại giao đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền phá hoại ở Chile trong suốt một thập kỷ, tài trợ cho các chính khách bảo thủ, các đảng phái, các công đoàn, các nhóm sinh viên và tất cả các dạng truyền thông, trong khi mở rộng mối quan hệ với quân đội. Sau khi tướng Pinoche lên nắm quyền, CIA tiếp tục trả lương cho các sĩ quan người Chile và hợp tác chặt chẽ với cơ quan tình báo Chile DINA trong việc chính phủ quân sự giết hại giết hại hàng ngàn người và bỏ tù cũng như tra tấn hàng chục ngàn người khác. Chưa hết, nhóm "Các chàng trai Chicago", bao gồm hơn 100 sinh viên Chile được gửi tới đại học Chicago theo một chương trình của bộ ngoại giao để nghiên cứu kinh tế dưới sự hướng dẫn của học giả nổi tiếng Milton Friedman, tiến hành một chương trình tư nhân hóa cực đoan với các chính sách tự do mới và phi kiểm soát, khiến cho nền kinh tế của Chile phải tiếp tục than khóc trong suốt 16 năm của chế độ độc tài quân sự Pinochet.

7. China

Cuối năm 1945, 100.000 lính Mỹ sát cánh cùng với quân đội Quốc Dân đảng của Trung Quốc (và Nhật Bản) trong khu vực do những người cộng sản kiểm soát ở miền Bắc Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng là thành phần tha hóa nhất trong số những đồng minh của Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã thường xuyên cảnh báo rằng hàng cứu trợ của Mỹ bị Tưởng và các sĩ quan thân tín lấy trộm, một số hàng ăn cắp thậm chí còn bị bán cho Nhật Bản, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Tưởng suốt cuộc chiến cho tới khi Tưởng bị người cộng sản đánh bại và khi ông ta cai trị Đài Loan. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của bộ trưởng ngoại giao Dulles để bảo vệ Tưởng lần thứ hai đã khiến cho Mỹ bị đẩy đến miệng hố chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc để giữ hai hòn đảo nhỏ Matsu và Qemoy ngoài khơi Trung Quốc vào năm 1955 và 1958.

8. Colombia

Khi đặc nhiệm Mỹ và Cơ quan Bài trừ Ma túy giúp Colombia theo dõi và hạ sát trùm ma túy Pablo Escobar, họ đã hợp tác với một nhóm trật tự được gọi là Los Pepes. Vào năm 1997, Diego Murillo-Bejarano và các lãnh đạo khác của Los Pepes đã lập ra tổ chức lực lượng phòng vệ thống nhất Colombia (AUC), tổ chức này chịu trách nhiệm về 75% số thường dân chết tại Colombia trong 10 năm tiếp đó.

9. Cuba

Mỹ đã hỗ trợ cho chế độ độc tài Batista, chế độ tạo ra tình trạng khủng khiếp khiến Cách mạng Cuba nổ ra, giết hại khoảng 20'000 người. Cựu đại sứ Mỹ Erl Smith khai tại Quốc hội rằng, "nước Mỹ có ảnh hưởng rất lớn tại Cuba, đại sứ Mỹ là người quan trọng thứ hai ở Cuba, đôi khi quan trọng hơn cả tổng thống Cuba". Sau cách mạng, CIA tiến hành chiến dịch khủng bố quy mô chống lại Cuba, đào tạo các phẩn tử lưu vong người Cuba tại Florida, Trung Mỹ và nước Cộng hòa Dominica để ám sát và phá hoại ở Cuba. Các chiến dịch chống Cuba được CIA hậu thuẫn bao gồm cả âm mưu chiếm đóng Vịnh Con Lợn, khiến 100 người Cuba lưu vong và 4 người Mỹ bị giết; nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và ám sát thành công các quan chức khác; vụ đặt bom năm 1960 (3 người Mỹ bị giết và 2 bị bắt) và các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào khách du lịch năm 1997; vụ đánh bom tàu của Pháp tại cảng Havana (ít nhất 75 người chết); vụ tấn công sinh học bằng virus bệnh cúm khiến nửa triệu con lợn chết; và vụ đánh bom máy bay Cuba (78 người chết) của Luis Posada Carriles và Orlando Bosch, hai kẻ này vẫn tự do tại Mỹ bất chấp việc Mỹ tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Bosch đã được tổng thống Bush ân xá.

10. El Salvador

Cuộc nội chiến nổ ra ở El Salvador năm 1980 là cuộc nổi dậy chống lại chính phủ cai trị bằng bạo lực. Ít nhất 70'000 người đã bị giết và hàng ngàn người bị mất tích. Ủy ban Sự thật của Liên Hiệp Quốc điều tra sau cuộc chiến cho biết 95% người chết là do bị quân đội của chính quyền và các biệt đội tử thần giết hại, chỉ có 5% là do du kích FLMN. Quân đội của chính quyền chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát được CIA, đặc nhiệm Mỹ cũng như các trường quân sự Mỹ thiết lập, đào tạo, trang bị và giám sát. Ủy ban Sự thật của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện ra các đơn vị có những tội ác tồi tệ nhất, như Atlacatl Battalion, thủ phạm của vụ thảm sát tai tiếng El Mozote, được giám sát chặt chẽ chẽ bởi cố vấn Mỹ. Vai trò của Mỹ trong chiến dịch khủng bố quy mô quốc gia được các quan chức quân sự cấp cao Mỹ tổng kết thành mô hình "chống phản loạn" cho Colombia và những nơi khác khi mà cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đem đến bạo lực và hỗn loạn khắp thế giới.

11. France

Tại Pháp, Italia, Hy Lạp, Đông Dương, Indonesia, Triều Tiên và Philippine vào cuối thế chiến thứ II, quân đồng minh nhận thấy lực lượng kháng chiến cộng sản đã giành được quyền kiểm soát các khu vực lớn, thậm chí là toàn bộ quốc gia khi quân đội Đức và Nhật Bản đầu hàng. Tại Marseille, công đoàn cộng sản CGT kiểm soát các bến tàu gây ra trở ngại đối với thương mại với Mỹ và kế hoạch Marshall. OSS đã hợp tác với mafia Mỹ-Sicilly và gangster đảo Cors trong thời kỳ chiến tranh. Sau khi OSS sáp nhập vào CIA, họ giúp băng đảng gangster đảo Cors nắm lấy quyền lực ở Marseille, nhằm bẻ gẫy các cuộc đình công tại bến cảng cũng như sự kiểm soát của CGT. CIA đã bảo vệ gangster đảo Cors khi chúng thiết lập các phòng điều chế heroin và chuyển heroin đến New York, nơi mà mafia Mỹ-Sicily cũng hoạt động dưới sự che chở của CIA. Nguồn cung bị gián đoạn do chiến tranh và Cách mạng Trung Quốc đã giảm số lượng người nghiện heroin ở Mỹ xuống 20.000 năm 1945 và nghiện ma túy gần như đã biến mất, nhưng mối quan hệ tai tiếng của CIA với Pháp đã tạo ra một làn sóng nghiện ngập mới, tội phạm có tổ chức và bạo lực liên quan đến buôn bán ma túy ở New York và các thành phố khác ở Mỹ.

12. Ghana

Hiện nay dường như không có lãnh đạo quốc gia giàu cảm hứng nào ở Châu Phi, đó có thể là sai lầm của Mỹ. Vào năm 1950 và 1960, đã từng có một ngôi sao sáng ở Ghana: Kwame Nkrumah. Ông là thủ tướng dưới thời người Anh cai trị từ năm 1952 đến 1960, khi Ghana độc lập thì ông trở thành tổng thống. Đó là một người xã hội chủ nghĩa, quốc gia liên Phi, chống đế quốc, vào năm 1965 ông viết một cuốn sách lấy tên là "Chủ nghĩa thực dân mới: Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc". Nkrumah bị CIA lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1966. CIA đã phủ nhận mọi liên quan nhưng báo chí Anh đưa tin có 40 sĩ quan CIA hoạt động tại đại sứ quán Mỹ "cung cấp hào phóng cho các kẻ thù bí mật của tổng thống Nkrumah" và công việc của họ "đã được thưởng công đầy đủ". Cựu sĩ quan CIA John Stockwell tiết lộ thêm về vai trò quyết định của CIA trong vụ đảo chính với cuốn sách "In Search of Enemies".

13. Greece

Khi quân đội Anh đặt chân lên Hy Lạp vào tháng 10 năm 1944 thì ELAS-EAM, tổ chức yêu nước cánh tả được Đảng Cộng sản lập trong thời kỳ chiếm đóng của Italia và Đức, đã kiểm soát quốc gia. ELAS-EAM chào đón quân đội Anh, nhưng người Anh từ chối hợp tác với họ và thiết lập chính phủ bao gồm những phần tử bảo hoàng và tay sai của phát xít. Khi ELAS-EAM tổ chức một cuộc biểu tình lớn ở Athen, cảnh sát đã bắn vào đoàn biểu tình và giết chết 28 người. Người Anh tuyển dụng các thành viên của các đơn vị an ninh được phát xít huấn luyện để hạ sát và bắt giữ các thành viên của ELAS, những người một lần nữa phải cầm vũ khí để kháng chiến. Năm 1947, cuộc nội chiến leo thang, người Anh phá sản đã yêu cầu người Mỹ thay thế họ ở Hy Lạp. Vai trò của Mỹ trong việc hỗ trợ chính quyền phát xít ở Hy Lạp được mô tả trong "Học thuyết Truman", được nhiều sử gia coi là khởi đầu của chiến tranh lạnh. Các chiến binh ELAS-EAM buông vũ khí năm 1949 sau khi Nam Tư ngừng hỗ trợ, 100'000 người đã bị xử tử, lưu đày hay bỏ tù. Thủ tướng độc lập Georgios Panpadreou bị lật đổ trong cuộc đảo chính được CIA hậu thuẫn năm 1967, dẫn đến chế độ cai trị quân sự kéo dài hơn 7 năm. Con trai ông ta Andreas là người "xã hội chủ nghĩa" đầu tiên được bầu làm tổng thống năm 1981, nhưng rất nhiều thành viên của ELAS-EAM bị bỏ tù những năm 1940 không bao giờ được trả tự do và đã chết trong tù.

14. Guatemala

Sau chiến dịch lật đổ một chính quyền nước ngoài đầu tiên ở Iran 1953, CIA tiến hành chiến dịch khác để lật đổ chính quyền dân cử độc lập của Jacobo Arbenz ở Guatemala năm 1954. CIA đã tuyển dụng và đào tạo một đơn vị lính đánh thuê nhỏ dưới sự chỉ huy của một người Guatemala lưu vong tên là Castillo Armas để chiếm đóng Guatemala, với 30 máy bay Mỹ không mang phù hiệu để hỗ trợ đường không. Đại sứ Mỹ Peurifoy chuẩn bị danh sách những người Guatemala cần xử tử, Armas được chỉ định làm tổng thống. Triều đại khủng bố sau đó đã dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài 40 năm, có ít nhất 200'000 người đã bị giết, phần lớn là thường dân. Đỉnh điểm của cuộc chiến là chiến dịch diệt chủng ở Ixil của tổng thống Rios Montt, ông ta bị tuyên án tù chung thân vào năm 2013 vì vụ diệt chủng đó nhưng sau đó Tòa án Tối Cao Guatemala đã vô hiệu hóa bản án về mặt kỹ thuật. Phiên tòa mới sẽ được mở lại vào năm 2015. Tài liệu giải mật của CIA cho thấy chính quyền Reagan đã được cảnh báo về các hoạt động diệt chủng của lực lượng quân sự Guatemala khi chấp thuận viện trợ quân sự năm 1981, bao gồm các xe quân sự, linh kiện máy bay trực thăng và cố vấn quân sự. Các tài liệu chi tiết của CIA về vụ thảm sát cũng như phá hủy các làng mạc, đã kết luận: "Báo cáo cho thấy quân đội tin rằng toàn thể người dân da đỏ ở Ixil ủng hộ quân du kích của người nghèo (EGP) đã tạo ra tình huống khiến quân đội không thể phân biệt được chiến binh và dân thường".

15. Haiti

Trong suốt hai trăm năm sau cuộc nổi loạn của nô lệ khai sinh ra quốc gia Haiti và đánh bại quân đội của Napoleon, những người dân phải chịu đựng cay đắng của Haiti cuối cùng cũng được lựa chọn chính quyền thật sự dân chủ được lãnh đạo bởi cha cố Jean Bertrand Aristide vào năm 1991. Nhưng chỉ sau tám tháng tại nhiệm, tổng thống Aristide đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự được Mỹ hậu thuẫn, và tình báo bộ quốc phòng Mỹ (DIA) tuyển dụng lực lượng bán quân sự mang tên FRAPH để phá hoại phong trào Lavalas của Aristide ở Haiti. CIA trả lương cho thủ lĩnh FRAPH Emmanuel "Toto" Constant và vận chuyển vũ khí cho họ từ Florida. Khi tổng thống Clinton gửi lực lượng chiếm đóng tới để khôi phục lại quyền lực cho Aristide năm 1994, các thành viên FRAPH được quân đội Mỹ trả lương đã từ chối thi hành mệnh lệnh của Washington, CIA đã tiếp tục duy trì FRAPH như là lực lượng tội phạm để phá hoại Aristide và Lavalas. Sau khi Aristide được bầu làm tổng thống lần thứ hai năm 2000, một lực lượng gồm 200 đặc nhiệm Mỹ, 600 cựu thành viên FRAPH và những thành phần khác đã có mặt ở nước Cộng Hòa Dominica để chuẩn bị cho cuộc đảo chính lần thứ hai. Năm 2004, họ tiến hành chiến dịch tấn công gây bất ổn tại Haiti, tạo ra cớ để quân đội Mỹ tiến vào Haiti và hạ bệ Aristide.

16. Honduras

Vào năm 2009, đảo chính ở Honduras dẫn đến hàng loạt các vụ đàn áp và các biệt đội tử thần sát hại các chính khách đối lập, các nhà tổ chức công đoàn và nhà báo. Trong thời kì đảo chính, quan chức Mỹ phủ nhận mọi liên quan và sử dụng các xảo thuật từ ngữ để tránh cắt giảm viện trợ quân sự theo như yêu cầu của luật. Nhưng hai đường dây Wikileaks cho thấy đại sứ quán Mỹ là kẻ môi giới quyền lực chính trong việc dàn xếp kết quả vụ đảo chính và thiết lập chính quyền mới, cái chính quyền mà hiện giờ đang đàn áp và giết hại dân chúng.

17. Indonesia

Năm 1965 tướng Suharto giành lấy quyền lực từ tổng thống Sukarno dựa vào một cuộc đảo chính thất bại và một vụ thảm sát bừa bãi khiến ít nhất nửa triệu người đã bị giết. Các nhà ngoại giao Mỹ sau đó cung cấp một danh sách 5'000 đảng viên Đảng Cộng sản cần thủ tiêu. Quan chức chính trị Robert Marten đã nói: "Đó thực sự là sự hỗ trợ quan trọng đối với quân đội. Họ có thể đã giết rất nhiều người, tay tôi có thể đã dính nhiều máu, nhưng không phải mọi thứ đều tệ. Đây là lúc người ta phải nỗ lực trong thời điểm quyết định".

18. Iran

Iran có thể là trường hợp đáng lưu ý nhất trong các vụ đảo chính của CIA vì đã tạo ra các vấn để bất tận trong dài hạn đối với Mỹ. Năm 1953, CIA và cơ quan tình báo Anh MI6 lật đổ chính quyền dân cử của Mohammed Mossadegh. Iran quốc hữu hóa công nghiệp dầu mỏ bằng bỏ phiếu công khai tại Quốc hội, chấm dứt sự độc quyền khai thác dầu của Anh tại Iran. Người Anh chỉ trả cho Iran 16% lượng dầu như là tiền thuê mỏ. Suốt hai năm Iran phải chống lại việc người Anh phong tỏa đường biển và cấm vận kinh tế quốc tế. Sau khi tổng thống Eisenhower lên nắm quyền năm 1953, CIA đồng ý với yêu cầu can thiệp của Anh. Một số hoạt động đảo chính ban đầu thất bại khiến Shah và gia đình phải trốn sang Italy, CIA chi hàng triệu USD để mua chuộc các quan chức và trả cho gangster để gây bạo loạn trên đường phố Tehran. Mossadegh cuối cùng cũng bị lật đổ và Shah trở về nắm quyền, đó là chính quyền tay sai khát máu nhất cho phương Tây cho tới cuộc cách mạng Iran năm 1979.

19. Israel

Trước đây Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự và quân sự, hệ thống tuyên truyền và vị trí thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để vi phạm các luật lệ quốc tế mà không bị trừng phạt, thì nay họ sử dụng những công cụ đó để bảo vệ Israel khỏi bị truy tố vì các tội ác quốc tế. Từ năm 1966, Mỹ đã sử dụng quyền phủ quyết 83 lần, nhiều hơn bốn thành viên thường trực khác cộng lại, 42 trong số đó là cho các nghị quyết liên quan đến Israel và/hay Palestine. Ngay tuần trước, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố một báo cáo cho thấy: "Quân đội Israel đã tỏ ra tàn nhẫn đối với đời sống con người qua việc giết hại nhiều thường dân Palestine, bao gồm cả trẻ em, trong khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng suốt ba năm qua mà hoàn toàn không bị trừng phạt". Richard Falk, báo cáo viên chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người trong các lãnh thổ bị chiếm đóng đã chỉ trích năm 2008 cuộc tấn công vào Gaza là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế", thêm vào đó các quốc gia như Mỹ đã "cung cấp vũ khí và hỗ trợ tình trạng thiết quân luật đồng lõa với tội ác". Luật Leahy buộc Mỹ phải cắt giảm viện trợ quân sự cho các lực lượng vi phạm nhân quyền, nhưng luật không bao giờ được thi hành để chống lại Israel. Chính quyền Israel tiếp tục xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ bị chiếm đóng, điều đó vi phạm Hiệp Định Geneva thứ 4, trái với nghị quyết của Hội Đồng Bảo An vốn yêu cầu từ bỏ các lãnh thổ bị chiếm đóng. Nhưng Israel vẫn nằm ngoài vòng luật pháp, được bảo vệ bởi đồng minh Mỹ đầy quyền lực.

20. Iraq

Vào năm 1958, sau khi vương triều phong kiến do Anh hậu thuẫn bị tướng Abdul Qasim lật đổ, CIA đã thuê người thanh niên Iraq 22 tuổi có tên Saddam Hussein để ám sát vị tổng thống mới. Hussein và băng nhóm thất bại và phải trốn sang Lebanon, bị thương ở chân do một người cùng nhóm. CIA thuê cho ông ta một căn hộ ở Beirut và sau đó chuyển ông ta tới Cairo làm việc cho cơ quan tình báo Ai Cập. Ông ta thường xuyên đến đại sứ quán Mỹ. Qasim bị giết trong cuộc đảo chính của những người theo đảng Baath do CIA hậu thuẫn, giống như ở Guatemala và Indonesia, CIA đưa cho chính phủ mới danh sách gồm ít nhất 4'000 đảng viên Cộng sản cần thủ tiêu. Nhưng khi đã nắm được quyền lực thì chính phủ cách mạng của đảng Baath không làm tay sai cho phương Tây, họ quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq, áp dụng chính sách ngoại giao Arab, xây dựng hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất trong thế giới Arab. Năm 1979, Hussein trở thành tổng thống, đàn áp các đối thủ chính trị và tiến hành chiến tranh chống Iran. Tình báo quốc phòng Mỹ DIA cung cấp do thám vệ tinh để dẫn đường cho vũ khí hóa học mà phương Tây giúp Hussein chế tạo, Donald Rumsfeld và các quan chức Mỹ khác đã chào đón Hussein như là đồng minh chống lại Iran. Chỉ sau khi Iraq xâm lược Kuwait và Hussein trở thành kẻ thù thì hệ thống tuyên truyền của Mỹ mới gọi ông ta là "Hittler mới". Sau màn kịch Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, CIA đã tuyển mộ 27 lữ đoàn "Cảnh sát đặc nhiệm", kết hợp lực lượng an ninh tàn bạo nhất của Hussein với nhóm vũ trang Badr do người Iran huấn luyện thành các biệt đội tử thần, giết hại hàng chục ngàn người mà phần lớn là đàn ông và con trai người Arab Hồi giáo dòng Sunni tại Baghdad và những nơi khác trong triều đại khủng bố vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

21. Korea

Khi quân đội Mỹ tiến vào Triều Tiên năm 1945, họ được các quan chức của nước Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên (KPR) chào đón, chính quyền được xây dựng bởi lực lượng kháng chiến đã tước vũ khí của quân Nhật đầu hàng, họ đã thiết lập luật lệ cũng như trật tự trên toàn lãnh thổ Triều Tiên. Tướng Hodge đã lật đổ họ và đặt nửa phần phía Nam của Triều Tiên dưới sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Ngược lại với Mỹ, quân đội Nga công nhận KPR, dẫn đến sự chia cắt lâu dài của Triều Tiên. Mỹ đưa phần tử lưu vong Triều Tiên Syngman Rhee lên làm tổng thống của Nam Triều Tiên vào năm 1948. Rhee trở thành nhà độc tài trong cuộc thánh chiến chống cộng sản, bắt giữ và tra tấn những người bị tình nghi là cộng sản, đàn áp đẫm máu các vụ nổi loạn, giết hại 100'000 người và định chiếm Bắc Triều Tiên. Ông ta là người phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Triều Tiên và quyết định xâm lược Bắc Triều Tiên khi đã chiếm giữ Nam Triều Tiên. Cuối cùng ông ta đã bị buộc phải từ chức sau những cuộc biểu tình lớn của sinh viên năm 1960.

22. Laos

CIA bắt đầu cung cấp không vận cho quân đội Pháp ở Lào năm 1950, và tiếp tục can dự suốt 25 năm. CIA tổ chức ít nhất 3 cuộc đảo chính trong khoảng thời gian 1958-1960 để loại những người cánh tả Pathet ra khỏi chính quyền Lào. CIA đã hợp tác với các trùm ma túy cánh hữu người Lào như tướng Phoumi Nosavan, vận chuyển ma túy giữa Myamar, Lào và Việt Nam, và bảo vệ thế độc quyền buôn bán ma túy của ông ta tại Lào. Vào năm 1962, CIA tuyển dụng đội quân lính đánh thuê bí mật gồm 30'000 cựu binh của chiến tranh du kích từ Thái Lan, Triều Tiên, Việt Nam và Philippine để chống lại quân Pathet Lào. Rất nhiều lính Mỹ tại Việt Nam dính vào heroin, CIA dùng các chuyến bay của hãng hàng không Air America để vận chuyển ma túy từ lãnh thổ Hmong tại Cánh đồng Chum tới các phòng chế xuất heroin của tướng Vàng Pao tại Long Tieng và Vientian, rồi từ đó chuyển tiếp tới Việt Nam. Khi CIA thua quân Pathet Lào, Mỹ đã ném 2 triệu tấn bom xuống Lào, tương đương với mức độ ném bom Cambodia.

23. Libya

Cuộc chiến của NATO với Lybia được tổng thống Obama tóm tắt là phương pháp tiến hành chiến tranh "che dấu, yên lặng, không truyền thông". Chiến dịch ném bom của NATO được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đánh giá một cách sai lệch là hữu hiệu để bảo vệ thường dân, và vai trò giấu mặt của đặc nhiệm phương Tây cũng như nước ngoài khác trên chiến trường đã hoàn toàn được che đậy, ngay cả khi đặc nhiệm Qatar (bao gồm các cựu binh đánh thuê ISI của Pakistan) tổ chức cuộc tấn công quyết định vào trụ sở Bab Al-Aziziya ở Tripoli. NATO đã thực hiện 7'700 cuộc không kích, 30'000 đến 100'000 người đã bị giết hại, các thành phố trung thành bị ném bom san phẳng và các bộ tộc bị thanh trừng, đất nước chìm trong hỗn loạn khi các đội quân Hồi giáo được phương Tây huấn luyện và trang bị vũ khí chiếm lấy lãnh thổ và các cơ sở dầu mỏ. Lực lượng vũ trang Misrata, do đặc nhiệm phương Tây huấn luyện và trang bị, là đội quân mạnh nhất và tàn bạo nhất. Khi tôi viết những dòng này, người biểu tình đã chiếm đóng tòa nhà Quốc hội ở Tripoli 4 hay 5 lần trong tháng, hai đại biểu dân cử đã bị bắn và bị thương khi chạy trốn.

24. Mexico

Con số người chết trong cuộc chiến ma túy ở Mexico đã vượt qua 100'000. Băng đảng ma túy tàn bạo nhất là Los Zetas. Quan chức Mỹ gọi tổ chức Zetas là "băng đảng nguy hiểm nhất, có ưu thế công nghệ nhất tại Mexico". Băng đảng Zetas được hình thành từ lực lượng an ninh do đặc nhiệm Mỹ huấn luyện tại các trường quân sự Mỹ ở Fort Benning, Georgia, và Fort Bragg, Bắc Carolina. 

25. Myanmar

Sau cuộc cách mạng Trung Quốc, các tướng Quốc Dân đảng chạy sang Myanmar và trở thành các trùm ma túy, dưới sự bảo trợ của quân đội Thái Lan, được Đài Loan cung cấp tài chính và được CIA hỗ trợ vận chuyển đường không. Sản lượng ma túy của Myanmar đã tăng từ 18 tấn năm 1958 lên 600 tấn năm 1970. CIA duy trì các lực lượng này để chống lại cộng sản Trung Quốc nhưng họ cũng đã biến vùng "tam giác vàng" thành nơi sản xuất ma túy lớn nhất thế giới. Phần lớn ma túy được vận chuyển bằng thú thồ hàng tới Thái Lan, từ đó CIA chuyển ma túy đến các xưởng chế xuất heroin ở Hong Kong và Malaysia. Việc buôn bán thay đổi vào khoảng năm 1970 khi đối tác của CIA là tướng Vàng Pao thiết lập các xưởng chế xuất mới ở Lào để cung cấp heroin cho lính Mỹ tại Việt Nam.

26. Nicaragua

Anastasio Somosa cai trị Nicargua như là tài sản riêng của ông ta trong suốt 43 năm với sự hỗ trợ vô điều kiện của Mỹ, ngay cả khi lực lượng Vệ Binh Quốc gia thực hiện các tội ác ngoài sức tưởng tượng từ thảm sát và tra tấn tới cướp bóc và cưỡng hiếp mà hoàn toàn không bị trừng phạt. Sau khi nhà độc tài bị cuộc cách mạng Sandinista lật đổ năm 1979, CIA đã tuyển dụng, huấn luyện và hỗ trợ cho lính đánh thuê "Contra" xâm lược Nicaragua đồng thời thực hiện các vụ khủng bố gây bất ổn. Năm 1986 Tòa án Quốc tế đã tuyên bố Mỹ có tội trong việc tấn công Nicaragua vì đã triển khai lực lượng Contra và phá hoại các cảng biển của Nicaragua. Tòa án yêu cầu Mỹ chấm dứt tấn công và bồi thường chiến tranh cho Nicaragua, nhưng người Mỹ không bao giờ thực hiện. Mỹ tuyên bố rằng không bị ràng buộc bởi các phán quyết của Tòa án Quốc tế, họ ngồi xổm lên luật pháp quốc tế.

27.Pakistan; 28.Saudi Arabia; 29. Turkey

Sau khi đọc những bài trước đây của tôi tại AlterNet về thất bại của cuộc chiến chống khủng bổ, cựu chuyên gia CIA và chống khủng bố của bộ ngoại giao Larry Johnson đã nói với tôi: "Vấn đề chính trong đánh giá nguy cơ khủng bố là xác định được nguồn tài trợ chính phủ". Khác với cách đây 20 năm, các trùm khủng bố lớn nhất hiện nay là Pakistan, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù là lực lượng cánh hữu/tân bảo thủ nhưng Iran không hoạt động, can dự hay tạo điều kiện cho khủng bố. Trong 12 năm qua, tổng cộng viện trợ quân sự của Mỹ cho Pakistan là 18,6 tỷ USD.  Mỹ đã đàm phán hợp đồng cung cấp vũ khí lớn nhất trong lịch sử với Arab Saudi. Còn Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên dài hạn của NATO. Ba quốc gia đồng minh của Mỹ này là nhà tài trợ chính cho khủng bố trên khắp thế giới. 

30. Panama

Các quan chức cơ quan bài trừ ma túy Mỹ muốn bắt giữ Manuel Noriega năm 1971, khi ông ta đang là giám đốc cơ quan tình báo quân đội Panama. Họ đã đưa ra đủ bằng chứng về tội buôn bán ma túy của ông ta, nhưng đó là đặc vụ dài hạn và người cấp tin của CIA, cũng giống như các đặc vụ buôn ma túy khác của CIA từ Marseille tới Macao, không ai có thể động tới ông ta. Mặc dù bị sa thải tạm thời trong nhiệm kỳ của tổng thống Carter song ông ta vẫn nhận được ít nhất 100'000 USD mỗi năm từ ngân khố của Mỹ. Khi Noriega trở thành người cai trị Panama, giá trị của ông ta đối với CIA được nâng lên, qua báo cáo các cuộc họp với Fidel Castro và Daniel Ortega của Nicaragua, giúp Mỹ che giấu các cuộc chiến ở Trung Mỹ. Noriega dường như đã chấm dứt buôn bán ma túy vào khoảng năm 1985, trước khi Mỹ buộc tội ông ta năm 1988. Cáo buộc ấy là cái cớ để Mỹ xâm lược Panama năm 1989, mà mục đích chính của Mỹ là kiểm soát hoàn toàn Panama, cái giá phải trả là ít nhất 2000 người chết.

31. The Philippines

Kể từ khi Mỹ tiến hành cái được gọi là cuộc chiến chống khủng bố năm 2001, một lực lượng bao gồm 500 đơn vị đặc nhiệm hỗn hợp đã triển khai hoạt động ở miền Nam Philippine. Hiện nay với sự "dịch chuyển sang châu Á" dưới thời Obama, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự cho Philippine, từ 12 triệu USD năm 2011 lên 50 triệu USD mỗi năm. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền Philippine cáo buộc rằng sự gia tăng viện trợ ấy đi cùng với sự gia tăng hoạt động của các biệt đội tử thần chống lại thường dân. Trong 3 năm qua đã có ít nhất 158 người bị các biệt đội tử thần sát hại.

32. Syria

Khi tổng thống Obama chấp thuận gửi vũ khí và thiết bị quân sự từ Libya cho "Quân đội Syria tự do" đóng ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng các máy bay NATO không mang phù hiệu cuối năm 2011, ông ta đã tính toán rằng Mỹ và đồng minh có thể lặp lại thành công như việc lật đổ chính phủ Lybia. Tất cả các bên liên quan đều hiểu rằng Syria sẽ chìm trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài, cho dù họ có chơi kiểu gì thì kết quả vẫn sẽ như vậy, ngay cả khi 55% người Syria khi được hỏi đã trả lời là sẽ tiếp tục ủng hộ tổng thống Assad. Vài tháng sau, các nhà lãnh đạo phương Tây thay thế kế hoạch hòa bình của Kofi Annan bằng kế hoạch mà họ gọi là B "Những người bạn của Syria". Đó không phải là kế hoạch hòa bình mà là một sự mở rộng quy mô, cam kết hỗ trợ, tiền và vũ khí cho lực lượng jihad ở Syria để chắc chắn là họ từ bỏ kế hoạch hòa bình của Annan và tiếp tục chiến đấu. Sự thay đổi ấy đã đè nặng lên số phận của hàng triệu người Syria. Suốt hai năm qua, Qatar đã chi 3 tỷ USD vào mua sắm vũ khí, Arabia Saudi nhập vũ khí từ Croatia và phương Tây, đặc nhiệm hoàng gia Arab đã huấn luyện hàng ngàn phần tử cực đoan jihad, hiện giờ liên minh với al-Qaeda. Năm 2012 Hiệp định Geneva II đã cố gắng khôi phục kế hoạch hòa bình của Annan, song phương Tây yêu cầu sự thay đổi chính trị, có nghĩa là tổng thống Assad phải ngay lập tức từ chức, điều đó cho thấy các lãnh đạo phương Tây vẫn đánh giá chính phủ cao hơn hòa bình. Nói theo cách của Phyllis Bennis là Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục chiến đấu tới người Syria cuối cùng.

33. Uruguay

Các quan chức ngoại giao của Mỹ cộng tác với những người sẵn sàng kiếm tiền từ việc đồng lõa với tội ác của Mỹ trên khắp thế giới. Ở Uruguay năm 1970, khi lãnh đạo ngành cảnh sát Alejandro Otero từ chối cho Mỹ huấn luyện các sĩ quan cảnh sát cách tra tấn thì đã bị mất chức. Quan chức Mỹ bị cáo buộc trong vụ đó là Dan Mitrione, người này hợp tác với Văn Phòng An Toàn Công Cộng, một ban của Tổ chức Phát triển Quốc tế của Mỹ. Các bài huấn luyện của Mitrione được báo cáo là bao gồm tra tấn những người vô gia cư đến chết bằng dùi cui điện để dạy cho học viên biết cách làm việc.

34. Yugoslavia

NATO ném bom Nam Tư năm 1999 là tội ác chiến tranh tồi tệ vi phạm điều 2.4 Hiến Chương Liệp Hiệp Quốc. Khi ngoại trưởng Anh Robin Cook nói với ngoại trưởng Mỹ Albright rằng Anh gặp "vấn đề với luật sư" về vụ tấn công, bà ấy đã trả lời là Anh nên "kiếm luật sư mới", James Rubin phó ngoại trưởng của Albright đã tường thuật lại câu chuyện. Lực lượng địa phương tham gia vào cuộc chiến của NATO chống lại Nam Tư là Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA), do Hashim Thaci lãnh đạo. Báo cáo năm 201 của Hội đồng Châu Âu và cuốn sách của Carla Del Ponte, cựu công tố của Tòa án Quốc tế tối cao về vụ Nam Tư, đã đưa ra cáo buộc cho thấy Thaci điều hành tổ chức tội phạm có tên là Drenica trong thời kỳ NATO chiếm đóng, tổ chức Drenica đã đưa 400 người Serb bị bắt giữ tới Albania để giết và lấy nội tạng đem bán. Hashim Thaci hiện giờ là thủ tướng trong Hội đồng Bảo trợ Kosovo của NATO.

35. Zaire

Patrice Lumumba, chủ tịch đương nhiệm của phong trào Liên Phi Quốc gia Congo, đã tham gia vào quá trình giành độc lập của Congo và trở thành thủ tướng dân cử đầu tiên của Congo năm 1960. Ông ấy bị lật đổ trong cuộc đảo chính được CIA hậu thuẫn của Joseph-Desire Mobutu, vốn là chỉ huy quân đội. Mobutu giao Lumumba cho phe ly khai và lính đánh thuê được Bỉ hậu thuẫn. Lumumba đã chiến đấu ở tỉnh Katanga và bị bắn trong một vụ đọ súng với lính đánh thuê Bỉ. Mobutu xóa bỏ bầu cử và tự phong mình làm tổng thống năm 1965, cai trị với chế độ độc tài trong suốt 30 năm. Mobutu giết hại các đối thủ chính trị bằng cách treo cổ công khai, tra tấn tới chết và biển thủ khoảng 5 tỷ USD mặc dù Zaire, cái tên được Mobutu thay cho Congo, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng Mỹ tiếp tục ủng hộ Mobutu, ngay cả khi tổng thống Carter công khai giữ khoảng cách, Zaire vẫn nhận được 50% tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho khu vực châu Phi cận Sahara. Khi Quốc hội bỏ phiếu cắt giảm viện trợ quân sự thì Carter và giới doanh nghiệp lại tìm cách khôi phục lại. Chỉ cho tới những năm 1990 thì viện trợ của Mỹ mới bắt đầu giảm đi, cho tới khi Mobutu bị Laurent Kabila lật đổ năm 1997 và chết sau đó.

***
Đại tá Blair là giám đốc khu vực của trường quân sự Mỹ (SOA) từ năm 1986 đến năm 1989. Ông mô tả các chương trình huấn luyện đã được thấy ở SOA như sau: "Lý thuyết được giảng dạy là nếu học viên muốn có thông tin thì phải lạm dụng vũ lực, bắt giữ trái phép, đe dọa các thành viên trong gia đình và giết hại. Nếu học học viên không thể thu được thông tin cần thiết, hay không thể buộc ai đó ngậm miệng hoặc chấm dứt việc họ đang làm, thì phải ám sát họ-học viên phải ám sát họ với một trong số các biệt đội tử thần".


Câu trả lời tiêu chuẩn của các quan chức Mỹ đối với những tội ác có hệ thống mà tôi đã mô tả là những điều đó có thể xảy ra tại những thời điểm cụ thể trong quá khứ song không phản ánh trong dài hạn hay tiếp diễn trong chính sách của Mỹ. Trường quân sự Mỹ bị chuyển ra khỏi khu vực kênh đào Panama tới Fort Benning, Georgia, và được thay thế bằng Viện Hợp tác An ninh Western Hemisphere (WHINSEC) năm 2001. Nhưng Joe Blair có thể nói thêm điều gì đó về tổ chức ấy. Ông khai tại phiên điều trần của những người phản đối SOA năm 2002: "Hầu như không có sự thay đổi đáng kể ngoài tên gọi. Họ vẫn dạy các khóa học như tôi đã từng dạy và chỉ thay đổi tên khóa học, còn giáo trình vẫn như cũ".


Một khối lượng lớn đau khổ của loài người có thể tránh được cũng như nhiều vấn đề toàn cầu có thể giải quyết được nếu như Mỹ có thể đóng góp thiết thực vào nhân quyền và thi hành luật lệ, thay vì áp đặt một cách ích kỷ và đầy toan tính cho đối thủ nhưng không bao giờ đặt ra cho bản thân và đồng minh.


Saturday, March 8, 2014

Khủng hoảng kinh tế ở Ukraina: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Đây là bản dịch bài viết "The Ukraine Economic Crisis: Past, Present and Future" của tiến sĩ kinh tế chính trị học Jack Ramus, hiện đang giảng dạy kinh tế và chính trị tại St. Mary's College California. Bản dịch này nhằm giới thiệu với bạn đọc blog một cái nhìn toàn cảnh và có chiều sâu hơn nữa về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay của Ukraina.

Nền kinh tế Ukraina đã suy sụp từ lâu-đó là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới. Sự thật đó đã diễn ra trước khi có sự kiện ngày 20 tháng hai năm 2014 cũng như sự sụp đổ của chính quyền Yanukovich. Sự thật này càng trở nên rõ nét khi nền kinh tế tiếp tục xấu đi nhanh hơn trong những tuần tiếp theo. 

Những khuynh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại ở Ukraina là gì? Đâu là nguồn gốc của nó trong những thập kỷ trước đây?

Từ năm 2000 cho đến "Cách mạng Cam" năm 2004, GDP bình quân đầu người của Ukraina thực sự đã tăng so với các nước láng giềng thuộc khối cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ (CIS), từ 61% lên 68%. Tuy vậy, từ năm 2004 trở lại đây GDP trên đầu người lại giảm chóng mặt từ 68% xuống 57% vào năm 2013. Nền kinh tế Ukraina rơi vào suy thoái năm 2013. Suy thoái kinh tế đã tăng tốc trong năm 2014, một số báo cáo đã dự đoán suy thoái sẽ làm GDP của Ukraina giảm 5-10% trong năm tiếp theo. Đó không còn là suy thoái mà là một cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp. 

Cuộc khủng hoảng hiện thời không chỉ liên quan đến suy giảm của GDP thực và thu nhập bình quân. Thể hiện rõ nhất của cuộc khủng hoảng là sự phá giá nhanh chóng của đồng nội tệ và hơn nữa là sự thâm hụt dự trữ ngoại tệ đã gia tăng đáng kể, dự trữ ngoại tệ rất quan trọng đối với thương mại, để trả các khoản nợ quốc tế, và giúp ngân hàng trung ương can thiệp ngăn chặn sự phá giá của đồng nội tệ. Nếu đồng nội tệ phá giá và dự trữ ngoại tệ hạn chế thì cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng lan rộng. Ukraina đã đến rất gần điểm đó.

Từ đầu năm đến nay, giá trị đồng nội tệ của Ukraina đã giảm tới 20% so với đồng USD. Điều đó có nghĩa là lạm phát đối với mọi mặt hàng nhập khẩu. Người Ukraina chi tiêu ít hơn, doanh nghiệp đầu tư ít hơn, và hệ quả là tăng trưởng kinh tế chậm. 

Sự phá giá của đồng nội tệ sẽ khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất trong nước, điều đó sẽ cản trở các động lực kinh tế khác, như tiêu dùng và đầu tư trong nước sẽ tiếp tục giảm sâu. Lãi suất tăng cũng làm chậm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Ukraina. 

Sự phá giá của đồng nội tệ càng trở nên trầm trọng dưới tác động của thâm hụt dự trữ ngoại tệ nhanh chóng. Ngoại hối là cần thiết để thanh toán các trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư nước ngoài. Không thanh toán có nghĩa là phá sản. Phá sản có nghĩa là không có các khoản vay tiếp theo, sản xuất bị cắt giảm, thất nghiệp gia tăng. Tổn thất dự trữ ngoại hối có nghĩa là không có tiền cho nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất quan trọng và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Ngoại hối đang biến mất nhanh chóng ở Ukraina. Đầu tiên là vốn bị rút ra khỏi Ukraina khi người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp chuyển đồng nội tệ thành ngoại tệ và gửi chúng ra nước ngoài để đảm bảo an toàn. Thứ hai là do ngân hàng trung ương Ukraina sử dụng để chống đỡ cho đồng nội tệ khỏi tiếp tục mất giá. 

Dự trữ ngoại hối của Ukraina được ước tính khoảng 20 tỷ USD dự trữ vào đầu năm 2014. Đến ngày 1 tháng 3 phương tây ước tính con số khoảng 12 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tiếp tục suy giảm có nghĩa là đồng nội tệ tiếp tục lao dốc, vốn tiếp tục chảy mạnh ra khỏi Ukraina và phần lớn nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái ngưng trệ. 

Ước tính gần đây nhất cho thấy dự trữ ngoại tệ đã sụt mất 4 tỷ USD trong một tuần. Kịch bản xấu nhất xảy ra là các khoản nợ của những người nắm trái phiếu và cho vay phương Tây (chủ yếu là các ngân hàng của Áo và Italia) không được thanh toán sau đó lan sang các ngân hàng ở Ukraina và rủi ro lan sang châu Âu thông qua các ngân hàng Áo và Italia ngày càng rõ nét. 

Hiện đã có nhiều thảo luận về quy mô của gói "giải cứu" mà Ukraina cần từ phương Tây, tức là châu Âu, IMF và Mỹ. Bộ trưởng tài chính mới và ngân hàng trung ương Ukraina đề xuất một khoản 35 tỷ USD cho hai năm tới. Tuy vậy, đó là sự đánh giá thấp thực tế. Đồng nội tệ tiếp tục phá giá, các sự kiện chính trị hiện nay đang cho thấy điều đó, đồng nội tệ phá giá khiến cho giá trị khoản nợ phải thanh toán tăng lên. Phương Tây cần phải đưa ra gói cứu trợ 20 tỷ USD trước ngày 1 tháng 5 thay vì vào cuối năm. 

Tổng số nợ hiện nay của Ukraina được ước tính vào khoảng 80 tỷ USD. Nó sẽ nhanh chóng biến thành 100 tỷ USD vào mùa hè, và hơn nữa vào năm sau. 

Liệu các nhà tư bản châu Âu có quan tâm, và các nhà tư bản Mỹ bảo vệ châu Âu về mặt tài chính, cung cấp ngay lập tức cứu trợ ngắn hạn (20 tỷ USD) cũng như sẵn sàng mở tiếp hầu bao để cứu trợ cho khoản nợ 100 tỷ USD? Rất khó xảy ra.

Bước đầu IMF cho thấy sẽ cung cấp 27 tỷ USD, nhưng giải ngân trong 7 năm. Theo đúng kiểu các thỏa thuận với IMF thì phần lớn khoản tiền 27 tỷ USD sẽ được dùng để trả nợ các ngân hàng phương Tây trước tiên, để chắc chắn rằng họ được bảo vệ và bảo hiểm. Một phần nhỏ còn lại sẽ được dùng để kích thích kinh tế Ucraina, hoặc làm yên lòng các hộ gia đình bình thường. Mặt khác, các điều kiện của IMF (như các thỏa thuận của IMF đã thể hiện) sẽ rất tai hại đối với nền kinh tế. IMF đã tuyên bố chính thức là gói giải cứu chỉ sẵn sàng khi chính phủ Ukraina chấp nhận cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như việc làm, trợ cấp hưu trí, đặc biệt là các khoản trợ cấp lớn đang cung cấp cho các hộ gia đình để bù đắp cho chi phí dầu và gas cao.

Ngoài IMF, Liên minh châu Âu (EU) không nói gì về hỗ trợ tài chính. Dường như Ba Lan và Hoa Kỳ đang tính toán điều gì đó. Nhưng Hoa Kỳ cũng bày tỏ sẵn sàng cho vay khẩn cấp 1 tỷ USD, mặc dù Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Kerry và thượng nghị sĩ phe diều hâu John McCain (người đích thân đến Maidan để làm náo động đường phố) đang co lại trong hậu trường để bàn các kế sách khác. Khó có thể tưởng tượng Obama và nước Mỹ sẽ cung cấp một điều gì đáng kể trong khi nước Mỹ đang sửa soạn cho cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.

Một chuyên gia nghiên cứu hàn lâm có liên hệ với các ngân hàng và think tanks phương Tây, và là cựu cố vấn của chính phủ Ukraina, Anders Aslund, tiết lộ trong một bài xã luận gần đây trên tờ British Financial Times, khoản tiền cần thiết để hỗ trợ Ukraina đã bị hạ thấp, nhưng lại bắt người Ukraina gánh chi phí cứu trợ trắng trợn hơn-có thể nói rằng, cứu trợ sẽ yêu cầu một chương trình "thắt lưng buộc bụng" kiểu phương Tây đối với thường dân Ukraina. Theo đó người Ukraina phải chấp nhận ít việc làm hơn, lạm phát, mất các khoản trợ cấp khí đốt hào phóng cho hộ gia đình. Ukraina với khoản cứu trợ của IMF chắc chắn sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng thắt lưng buộc bụng vẫn đang tiếp diễn ở Hy Lạp.

Một chủ đề thường được lặp đi lặp lại trên truyền thông và báo chí phương Tây là nền kinh tế Ukraina sụp đổ hoàn toàn do tham nhũng và sự vô dụng của chính quyền Yanukovich. Quan điểm đó bỏ qua một bức tranh rộng lớn hơn, chỉ mang tính chính trị, thậm chí mang tính chất hệ tư tưởng, phân tích nền kinh tế Ukraina cần phải rộng hơn là phân tích kinh tế thuần túy.

Khuynh hướng kinh tế không diễn ra trong một đêm, một tuần hay một tháng. Trên thực tế, GDP đầu người của Ucraina đã tăng đều đặn cho đến cuộc "Cách mạng Cam" năm 2004, sau đó đã giảm khi so sánh với các nước láng giềng. Lý do là cho đến năm 2004 thì nền kinh tế Ukraina gắn bó chặt chẽ với Liên bang Nga. Những nỗ lực phá vỡ quan hệ ấy dẫn đến một giai đoạn điều chỉnh với tăng trưởng chậm hơn, mặc dù Ukraina đã cố gắng hướng tới châu Âu trong giao dịch xuất khẩu và tài chính. Nền kinh tế suy yếu là một phần của quá trình chuyển đổi cấp tốc kể từ sau năm 2004. 

Nguyên nhân thứ hai tác động tiêu cực tới Ukraina là giá năng lượng, cũng là một hệ quả của việc phá vỡ mối quan hệ với Liên bang Nga sau năm 2004. Với dự trữ gas và dầu mỏ ít ỏi, khi thị trường dầu mỏ thế giới và lạm phát tăng vào giai đoạn 2006-2008, chủ yếu do các cartel dầu mỏ phương Tây và nhà đầu cơ toàn cầu, GDP của Ukraina đã bị giáng một đòn kinh tế nặng. Tiếp theo đó là tác động thứ ba, vào cuối năm 2008-2010, cuộc suy thoái kinh tế và đình trệ thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ukraina, do tăng trưởng kinh tế của Ukraina dựa trên xuất khẩu. 

Trong năm 2010, Ukraina đã nỗ lực hướng xuất khẩu và thương mại vào Tây Âu, song châu Âu lại rơi vào "suy thoái kép" lần thứ hai từ cuối năm 2010 cho đến 2013. Ngân hàng, doanh nghiệp và các nền kinh tế Tây Âu không thể tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ Ukraina cũng như đầu tư ở quy mô lớn vào Ukraina. Chính bản thân châu Âu đã sa lầy trong cuộc khủng hoảng thứ hai và bận rộn với việc giải cứu các chính phủ và ngân hàng trong hệ thống (Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, các nước vùng Baltic, Hungary...). Đầu tư ròng trong nội bộ châu Âu đã yếu và các khoản cho vay của ngân hàng trong phạm vi châu Âu cũng giảm xuống. Cung cấp các khoản vay và đầu tư trực tiếp cho Ukraina không phải là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của châu Âu. Đối với lợi ích của châu Âu điều đó bất khả thi cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. 

Trái ngược với tuyên bố công khai của các chính phủ cũng như ngân hàng Tây Âu về việc hỗ trợ tài chính cho Ukraina, từ sau ngày 20 tháng hai, thực tế cho thấy châu Âu không có khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính dù là trên lời hứa. Thậm chí ngay cả Mỹ cũng vậy, họ chỉ lặng lẽ thuyết phục các chính phủ Tây Âu phía sau hậu trường rằng sẽ khôi phục các khoản trợ giúp tài chính để châu Âu có thể đóng góp vào Ukraina. Obama sẽ không mạo hiểm với một gói cứu trợ cho Ukraina ở bất cứ quy mô nào trong năm bầu cử của Mỹ.

Cũng giống như những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế Ukraina sau năm 2004, cũng như bong bóng đầu cơ dầu mỏ năm 2006-2008, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế kép của châu Âu năm 2008-2009 và 2011-2013, sự sụp đổ của các thị trường mới nổi và đồng nội tệ của họ bắt đầu từ cuối mùa hè năm 2013 đã tạo ra tác động tiêu cực thứ tư đối với nền kinh tế Ukraina.

Khủng hoảng đồng nội tệ của các thị trường mới nổi làm giảm tăng trưởng kinh tế của họ và tạo ra dòng vốn chảy ngược về phương Tây, nền kinh tế Ukraina cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Nếu những nền kinh tế như Brazil, Nam Phi và các nước khác-đã từng bùng nổ nhưng giờ đang suy thoái hoặc trì trệ-đã bị tàn phá nặng nề trong năm ngoái bởi sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, điều đó giải thích tại sao nền kinh tế Ukraina phải chịu không ít những ảnh hưởng tiêu cực trong năm qua. Nếu sự đảo ngược chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự Trữ Liên Bang, và các ngân hàng trung ương khác có hiệu lực, tạo ra hàng loạt gián đoạn lớn trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi thì không có gì phải nghi ngờ khi nền kinh tế Ukraina phải chịu đựng những điều giống như vậy, ví dụ như: đồng nội tệ mất giá, rút vốn, giảm tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm. Ukraina thậm chí còn tệ hơn các thị trường mới nổi, như các sự kiện chính trị gần đây đã làm trầm trọng thêm các tác động đó.

Thêm vào đó có thể ghi nhận rằng khác với Brazil và các nước khác, Ukraina không được hưởng lợi từ dòng thác thanh khoản mà các ngân hàng trung ương phương Tây bơm ra để cứu các ngân hàng và tổ chức tài chính của họ sau năm 2008. Dòng tiền giá rẻ đã thúc đẩy các thị trường mới nổi một thời gian, cho đến năm ngoái. Hiện giờ, tiền bị thu về phương Tây theo sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Do đó, năm ngoái nền kinh tế Ukraina đã cảm nhận được tác động tiêu cực trong sự thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu giống như các thị trường mới nổi, trong khi chưa bao giờ thu được bất cứ lợi ích nào từ dòng tiền giá rẻ tràn ngập các thị trường mới nổi suốt thời kỳ 2008-2013. Ukraina là nạn nhân bất hạnh của một số khuynh hướng kinh tế dài hạn được đặt ra trong các quyết định chính trị vào năm 2004, rất lâu trước khi Yanukovich nhậm chức tổng thống. Ukraina cũng giống như các nền kinh tế khác là nạn nhân của bong bóng giá dầu mỏ giai đoạn 2006-2008. Họ cũng chưa bao giờ nhận được hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của Tây Âu do sụp đổ kinh tế và thương mại toàn cầu và do đợt suy thoái kinh tế kép của châu Âu giai đoạn 2011-2013. Sau cùng, Ukraina đang chịu một đòn nặng nề từ khủng hoảng của các thị trường mới nổi do sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.

Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng kinh tế Ukraina không thể đặt hoàn toàn vào lỗi của Yanukovich. Tham nhũng và các chính sách vô dụng của chính quyền Yanukovich có thể là một trong vô số các nguyên nhân khác nhau của các vấn đề kinh tế Ukraina hiện nay, nhưng dù sao các nguyên nhân lịch sử kinh tế lớn hơn cũng tham dự vào đó. Việc nền kinh tế Ukraina bị đột ngột cắt đứt khỏi Nga và sự quản lý yếu kém của tư bản phương Tây trong những thập kỷ qua (cú sốc giá dầu, khủng hoảng tài chính 2008, sự bất lực của các nước phương Tây trong việc phục hồi nền kinh tế bền vững sau năm 2008, khủng hoảng của các thị trường mới nổi hiện nay) là những điểm quan trọng để thấu hiểu tình trạng kinh tế của người dân Ukraina bình thường.

Các phân tích đã đưa ra không phải là lời biện hộ cho chính quyền Yanukovich về mặt kinh tế. Thay vào đó là một nỗ lực nhìn vào phía sau động cơ ý thức hệ và chính trị của những người đang lập luận ở phía Tây rằng người ta biểu tình tại quảng trường Maidan là do tham nhũng của chính quyền; hay họ biểu tình là do Yanukovich vô dụng hoặc ăn cắp của công. Đó là phân tích chính trị được chống đỡ bằng hệ tư tưởng của một phân tích kinh tế tồi.

Rõ ràng là các vấn đề kinh tế của Ukraina nằm sâu và sâu xa hơn nhiều. Nếu vấn đề kinh tế hiện nay là hậu quả của khủng hoảng kinh tế dài hạn của phương Tây từ sau năm 2008 và những thay đổi chính sách tiếp đó, thì có lẽ cần cân nhắc hai lần đối với bất kỳ giải pháp dài hạn nào (ngắn hạn chỉ có một) cho cuộc khủng hoảng kinh tế của Ukraina bắt nguồn từ các nền kinh tế phương Tây.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn trì trệ, kinh tế Đức tăng trưởng chậm nhưng thu nhập từ xuất khẩu sang các nước trong liên minh châu Âu và Trung Quốc đang tăng chậm lại. Nước Anh đang mời chào một cách tuyệt vọng các nhà đầu tư siêu giàu trên thế giới mua bất động sản tại London để tạo bong bóng, đồng thời tán tỉnh Trung Quốc mang vốn tới xây dựng các cơ sở hạ tầng đã đổ nát của mình. Cùng lúc ấy, Nhật Bản bắt tay vào thực hiện chính sách tiền tệ kiểu "Cục Dự Trữ Liên Bang" chỉ để kích thích giá cả của các tài sản tài chính mặc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm. Chưa phải là hết, kể từ giữa năm 2013 phương Tây cố gắng giữ các động cơ tăng trưởng kinh tế tiếp tục hoạt động bằng cách hy sinh các nền kinh tế mới nổi. Châu Âu và Mỹ không có bất cứ khả năng nào để cứu trợ Ukraina một khoản từ 30-50 tỷ USD cho đến năm tới cho dù điều đó là cần thiết. 

Nếu phỏng đoán thì lý do Yanukovich chọn 15 tỷ USD từ Nga mặc dù thấp hơn con số hứa hẹn của châu Âu là con số mà châu Âu đưa ra quá thấp và đi kèm nhiều điều kiện thắt lưng buộc bụng của IMF. Hơn nữa, khả năng nhận cứu trợ năng lượng từ Nga cũng tốt hơn là trở thành đối tác bị tước đoạt với giá năng lượng cao của châu Âu. Đây không phải là sự biện hộ cho Yanukovich, mặc dù ông ta là cái gai về mặt kinh tế trong mắt Nga cũng như châu Âu, ông ta luôn tìm cách dùng bên này chống lại bên kia. Ông ta là một chính trị gia tuyệt vọng, quá phụ thuộc vào tiền bạc và sự hỗ trợ của đám tài phiệt ở Ukraina. Từ năm 2010, ông ta cố gắng chơi trò đu dây nhưng giờ đã bị ngã. 

Đối với Mỹ, cũng giống như Nga, trong ngắn hạn có thể tính toán giải ngân một khoản hỗ trợ thực nhỏ ngoài những hứa hẹn, như châu Âu và IMF đã hứa hẹn, để tác động tới cuộc bầu cử tại Ukraina vào tháng 5 tới đây.

Cả Mỹ và châu Âu đều muốn có các chính trị gia đáng tin cậy (và dễ bảo) trong Quốc hội và chính phủ Ukraina. Điều đó có nghĩa là các chính trị gia tuân theo chính sách kinh tế phương Tây và hội nhập Ukraina vào quỹ đạo kinh tế phương Tây. Hay nói cách khác, các chính khách phản ứng đúng đắn khi tài khoản cá nhân của họ ở Thụy Sĩ và Luxembourg bị đe dọa phong tỏa, như trong trường hợp những ngày ngay trước 20 tháng hai.

Canh bạc của phương Tây là họ hy vọng có thể loại bỏ được các lực lượng cực đoan, quốc gia quá khích, phát xít, sau khi đã sử dụng các lực lượng ấy để lật đổ chính quyền Yanukovich; hoặc ít nhất cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thế lực đó đối với chính quyền mới. Nhưng công việc đó không hề đơn giản, họ sẽ thấy điều đó. Những gì mà phương Tây muốn là "các nhà tư bản thân hữu" của Yanukovich trong Quốc hội và chính phủ trưởng thành lên, chấm dứt dựa vào chủ nghĩa thân hữu và học cách trở thành nhà tư bản đáng kính trọng đối với phương Tây trong vai trò đối tác mới. 

Lưu ý sau cùng về hoàn cảnh chính trị: Chính sách đối ngoại của chính quyền Obama về cơ bản giống với chính sách đối ngoại của chính quyền George. W. Bush. Đó là chính sách của phe tân bảo thủ ở Mỹ, phe này đã cố thủ trong chính quyền Mỹ suốt thời kỳ tại chức của Obama. Không phải là ngẫu nhiên mà đầu mối liên lạc của Mỹ tại Ukraina trong suốt các sự kiện gần đây là Virginia Nuland. Nuland luôn là người thuộc phe tân bảo thủ và đã có nhiều năm trực tiếp làm cố vấn cá nhân cho "Vua của tân bảo thủ" ở Mỹ, cựu phó tổng thống Dick Cheney, trong suốt nhiệm kỳ của Bush. 

Chính sách của Mỹ không cung cấp lượng tiền mặt lớn mà Ukraina cần để hồi phục kinh tế. Các tập đoàn đa quốc gia cũng không gia tăng vốn đầu tư trực tiếp của họ vào Ukraina trong tương lai gần. Những gì mà các nhà kinh doanh đa quốc gia muốn không phải là các sản phẩm nông nghiệp hay cơ sở công nghiệp nhỏ ở miền Tây Ukraina; họ muốn các cơ sở công nghiệp ở phía Đông Ukraina. Họ muốn mua lại, điều chỉnh quy mô, và đưa các cơ sở công nghiệp ở phía đông Ukraina vào kế hoạch của công ty toàn cầu, đáp ứng cơn khát tái đầu tư. Nhưng chừng nào mà cuộc khủng hoảng chính trị còn tiếp diễn, sẽ có rất it các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Ukraina. 

Về dài hạn, nếu Mỹ và châu Âu bằng cách nào đó áp đặt chính trị cho cuộc bầu cử sắp tới của Ukraina thì nền kinh tế Ukraina sẽ hỗn loạn khủng khiếp hơn hiện nay. Đồng nội tệ của Ukraina sẽ gần như vô giá trị. Lạm phát sẽ tràn lan. Các hộ gia đình sẽ bị cắt trợ cấp của chính phủ. Tình trạng kinh tế tồi tệ, thắt lưng buộc bụng kiểu Hy Lạp, sẽ được thiết lập. Nhưng các ngân hàng phương Tây và doanh nghiệp đa quốc gia sẽ có vụ thu hoạch, theo cách nói của họ, mua lại các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp ở phía đông với giá rẻ, tái cấu trúc chúng lại cho phù hợp với kế hoạch kinh tế toàn cầu của họ.

Dường như nhiều người Ukraina vẫn chưa hiểu được nền tảng kinh tế và động cơ chính trị trong cuộc chơi ở Ukraina. Một mặt, họ không muốn chính  quyền "chủ nghĩa tư bản thân hữu" của Yanukovich, vốn chỉ phục vụ cho bản thân và đem lại rất ít ích lợi cho họ. Nhưng các nhà tư bản thân hữu vẫn trụ lại ở Kiev, trong Quốc hội và chính phủ, mặc dù Yanukovich đã chuồn mất; các nhà tư bản ấy chỉ đổi phe để bảo vệ lợi ích cá nhân (tất nhiên là cả các tài khoản tại các ngân hàng phương Tây cũng như các khoản đầu tư của họ khi chúng bị đe dọa phong tỏa). Do vậy, người Ukraina chỉ đánh đổi một nhóm kền kền kinh tế này lấy một nhóm kền kền kinh tế khác ở Kiev. Gã tài phiệt cây nhà lá vườn giờ đang tự làm mới mình trong mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.

Mặt khác, nhiều người dân thường Ukraina đã hiểu thực tế. Theo như trích dẫn lời một người dân trả lời phỏng vấn trên đường phố Kiev, "Chúng tôi muốn những người mới có thể nói không với đám tài phiệt, không phải là những gương mặt cũ kỹ, tức là những tỷ phú kiểm soát các khối phiếu bầu trong Quốc hội" (New York Times, February 25, 2014). Thật không may, người Ukraina bình thường không kiểm soát được tình hình hiện nay. Các đảng phái phát xít đường phố đang áp đảo và dẫn dắt chiến lược bên ngoài, trong khi đám tư bản thân hữu bên trong nghị viện giống như cây vĩ cầm đang được chơi bởi lợi ích của phương Tây. Châu Âu và Mỹ có thể đang trong quá trình thống nhất chiến lược nội bộ về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng họ có thể thấy việc kiểm soát các thành phần cực đoan, cực tả, và xóa bỏ vai trò thực tế của những thành phần đó trong chính phủ, khó khăn hơn nhiều so với họ nghĩ. Lịch sử tương tự với suy nghĩ của nhà tư bản Weimar Đức đầu những năm 1930, đám phát xít đường phố có thể kiểm soát, dường như có vẻ không phù hợp lắm với tình hình hiện nay. Cũng không phải là thừa khi lo ngại rằng các thành phần trên đường phố có thể đẩy tới tình thế đối đầu bằng quân sự.

Thật vậy, có lẽ điều lo ngại lớn nhất lúc này là các thành phần cực đoan đường phố có thể tạo đủ ảnh hưởng để đẩy chính phủ mới của Ukraina vào đối đầu quân sự trực tiếp với Nga trước cuộc bầu cử vào tháng năm-và trước khi ảnh hưởng của họ bị Mỹ và châu Âu vô hiệu hóa.