Tuesday, August 5, 2014

Think tank Mỹ thúc đẩy xu hướng chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Influential Washington think tank pushes US war drive in the South China Sea" của tác giả Joseph Santolan bình luận về bản báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ. 

Từ ngày 10 đến 11 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo kéo dài hai ngày về Biển Nam Trung Hoa, trong đó họ công bố một bản báo cáo dài 22 trang có tên là “Các xu hướng hiện nay trên biển Nam Trung Hoa và chính sách của Hoa Kỳ”.

CSIS đã đóng vai trò chủ chốt trong “sự chuyển trục” sang châu Á của chính quyền Obama. Những khuyến nghị thẳng thừng của họ về sự mở rộng quy mô có tính khiêu khích của quân đội Hoa Kỳ nhằm bao vây và cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao đã thường xuyên được đưa ra. Một báo cáo về chính sách của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa từ CSIS có thể được coi như một trạng thái bán chính thức.

Bản báo cáo mở đầu với một câu chuyện giả tạo về những sự kiện trong năm qua trên biển Nam Trung Hoa, với những cáo buộc gây căng thẳng khu vực do sự hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh. Sự thật là xu hướng dẫn tới chiến tranh ở khu vực đã được thúc đẩy liên tục bởi Washington, với CSIS đóng vai trò chủ chốt.

Trong sáu tháng qua đã xảy ra liên tục các đối đầu có vũ trang trên biển Nam Trung Hoa giữa Bắc Kinh với cả Manila lẫn Hà Nội. Manila đã đệ đơn kiện – được Washington hậu thuẫn – phản đối tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc lên Tòa Hòa giải Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận – Thỏa ước nâng cao về Hợp tác Phòng thủ (EDCA) – với Manila, cho phép một số lượng quân đội Hoa Kỳ không giới hạn được đóng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippine.

Trong bản báo cáo mới đây, CSIS đã đặt ra một nghị trình hung hăng hơn cho Washington, với hai mũi đột kích cơ bản: thiết lập các tiền đề pháp lý để phủ nhận đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa, và gia tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Kể từ khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về “sự chuyển trục”, Washington đã luôn khẳng định là nó trung lập với những đòi hỏi lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc đệ đơn kiện lên ITLOS của Manila đã phản ánh sự khởi đầu nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa về mặt pháp lý hầu như toàn bộ đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Dựa trên điều này, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại Giao phác thảo một bản đồ về tranh chấp khu vực “dựa một cách chính xác trên sự chồng lấn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bờ biển/thềm lục địa và chủ quyền lãnh hải tiềm tàng của các đảo bị tranh chấp”.

Hoàn toàn không có dẫn chiếu tới các đòi hỏi lãnh hải về mặt lịch sử, thứ được coi là cơ sở của cái được gọi là bản đồ đường 9 đoạn về biển Nam Trung Hoa mà Trung Quốc sử dụng. Một bản đồ được vẽ trong chính sách Hoa Kỳ tuân theo tiêu chuẩn mà CSIS đặt ra sẽ vô hiệu hóa hơn 90% đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

CSIS kêu gọi tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên khu vực tranh chấp, coi điều này là một biện pháp để giảm căng thẳng. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Cũng hệt như việc đệ đơn kiện lên ITLOS, thứ dựa trên lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ là đá chứ không phải là đảo, và do đó không có đường cơ sở lãnh thổ.

Mối lo ngại của Washington và Manila là việc xây dựng của Bắc Kinh quần đảo Trường Sa có thể biến “đá” thành “đảo”. Đồng thời, bản báo cáo cũng ghi nhận rằng cả Đài Loan và Philippine cũng đang xây dựng sân bay trên các khu vực có tranh chấp. Bản báo cáo tuyên bố rằng ngoại trưởng John Kerry sẽ “không lưỡng lự khuấy động chủ đề này tại Diễn Đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10 tháng 8 tới đây.

CSIS kết hợp phương thức chiến tranh pháp lý với việc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm thắt chặt vòng vây quanh Trung Quốc.

Bản báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành “ một sự ngăn chặn đáng tin cậy đối với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Lý do Washington cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, trong họ khi tiến hành những cuộc chiến đẫm máu, ám sát, bắt giam trái phép và tra tấn khắp mọi ngóc ngách của trái đất, trưng bày sự quan ngại của họ về nhân quyền bất cứ khi nào họ muốn áp đặt sự độc đoán về chính trị và kinh tế. Nói về sự quan ngại nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước mà người dân ở đó đã phải nếm trải những đặc sản Hoa Kỳ như chất độc màu da cam, bom na-pam và hàng thập kỷ chiến tranh đế quốc – thật sự là quá đạo đức giả.

Cũng như những gì họ đã làm với Miến Điện trước đây, Washington chuẩn bị công nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam để đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế. Ứng cử viên cho chức đại sứ ở Việt Nam của Obama, đã làm rõ điều này trong buổi điều trần của ông ta trước ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện vào ngày 17 tháng 6. Ông ta kêu gọi công nhận thành tích nhân quyền của Hà Nội, tuyên bố rằng: “Không có lúc nào tốt hơn lúc này để làm cho Việt Nam quan tâm tới mối quan hệ đối tác sâu sắc với chúng ta”. Bằng chứng mà ông ta đưa ra cho sự quan tâm của Việt Nam là sự sẵn sàng của họ trong việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Đặc biệt khiêu khích là khuyến nghị của CSIS về việc Hoa Kỳ phải thể hiện rõ rằng họ có “nghĩa vụ đáp trả theo các điều khoản của Hiệp Ước Phòng Thủ Tập Thể [MDT] với Philippine nếu các hành động không kiềm chế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trực tiếp dẫn đến cái chết hay thương vong của binh lính Philippine”. Các điều khoản của MDT buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải tham chiến trong trường hợp Philippine bị tấn công trên Thái Bình Dương hay tại quần đảo của họ. Giai cấp tư sản Philippine lại đang lo ngại rằng các điều khoản của MDT không áp dụng cho biển Nam Trung Hoa.

CSIS đang biện hộ cho việc mở rộng hiệp ước như một ngòi nổ chiến tranh tới vùng biển tranh chấp, nơi mà từ hai năm qua quân đội Philippine đã thường xuyên có đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 

Bản báo cáo kêu gọi sử dụng EDCA để phát triển một căn cứ ở vịnh Oyster trên đảo Palawan nhằm mục đích lập tức triển khai quân đội Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa.

Cuối cùng CSIS biện hộ cho việc thiết lập các cơ sở trinh sát ngoại tuyến bổ sung trên khắp khu vực để thiết lập sự giám sát theo thời gian thực toàn bộ vùng biển. Các thương lượng với Philippine đã cho thấy rõ rằng điều này sẽ bao gồm cả việc sử dụng các máy bay giám sát không người lái.

Báo cáo của CSIS là một văn kiện gây chiến phản ánh rõ ràng nghị trình của chính quyền Obama và tất cả Washington xiết chặt những chiếc đinh ốc vào Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng bởi những người tham gia tổ chức hội thảo từng là trợ lý ngoại trưởng dưới thời Obama, trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Bill Clinton, một cố vấn an ninh quốc gia đặc biệt của George W. Bush, và cựu tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Nhà tổ chức sắp xếp một sự kích động về mặt ngoại giao cho trò chơi chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong sự kích động này, Manila đã bắt giam 12 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trộm và Bắc Kinh đáp lại bằng việc cảnh sát biển của họ bao vây 8 lính thủy Philippine trên một tàu bỏ hoảng tại biển Nam Trung Hoa. Những sự kiện này đã xuất hiện trên các tiêu đề báo trong bốn tháng qua. 

Nhà tổ chức tuyên bố rằng họ cần phải “đặt một cái giá” cho Bắc Kinh, và những người lính thủy Philippine bị bỏ rơi là bằng chứng nhân đạo để can thiệp. Họ gửi tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Hoa Kỳ ở Okinawa, một số lính thủy ở Darwin tại miền bắc Australia và chiến hạm từ căn cứ trên ở vịnh Subic của Philippine để phá vòng vây của Trung Quốc. Sự kích động thực hiện với kỳ vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước. Đó là sự tán thưởng.

Không giống như chủ nghĩa lạc quan tao nhã của những kẻ gây chiến thuộc CSIS, câu chuyện có thể sẽ không kết thúc gọn gàng. Nó có thể dễ dàng leo thang thành chiến tranh thế giới.

No comments:

Post a Comment