Showing posts with label Australia. Show all posts
Showing posts with label Australia. Show all posts

Wednesday, October 28, 2015

Chiến hạm Hoa Kỳ tiến sát đá Subic trên biển Đông: Tự do hàng hải hay khiêu khích Trung Quốc?

Sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ đi vào phạm vi 12 hải lý của đá Subi mà Trung Quốc đang kiểm soát đã kích động dư luận chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam. Đa số các phe phái quốc gia đều ồn ào hưởng ứng hành vi khiêu khích của Hoa Kỳ với lý do rằng điều đó cho thấy Hoa Kỳ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và có lợi cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhưng hãy hình dung các chiến hạm của Hoa Kỳ và đồng minh với lý do thực hiện tự do hàng hải tiến gần vào các đảo có công trình quân sự của Việt Nam ở các vùng đang có tranh chấp. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ như Đài Loan, Philippine và Malaysia hiện nay đều có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.  Điểm mấu chốt ở đây là Hoa Kỳ chỉ làm điều có lợi cho họ và cũng chưa bao giờ công nhận các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam cũng như phê chuẩn UNCLOS. Sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Hơn một thế kỷ trước đây, các nước đế quốc đã từng thường xuyên dùng kiểu "ngoại giao pháo hạm" này để buộc các nước khác quy phục họ.

Tác giả James Cogan trong bài viết "Tensions soar internationally following US deployment in South China Sea" đã liên hệ sự khiêu khích của Hoa Kỳ với bối cảnh quốc tế rộng hơn khi đế quốc Mỹ đang lung lay và Trung Quốc mạnh dần lên với các mối quan hệ quốc tế. Không chỉ khiêu khích và hạ nhục Trung Quốc, sự kiện này còn có thể là để dằn mặt các nước Châu Âu đang tích cực hợp tác với Trung Quốc.

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông có nhiều nước tham gia và thái độ của các nước sẽ rõ ràng hơn khi tất cả các bên liên quan sẽ cùng đối mặt với Hoa Kỳ và Trung Quốc tới đây tại các hội nghị thượng đỉnh khu vực.

Căng thẳng nâng lên tầm quốc tế sau hoạt động của Hoa Kỳ ở biển Đông

Hôm qua, Việc Hoa Kỳ triển khai tàu khu trục USS Lassen và tàu sân bay tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh khu vực đá Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đang kiểm soát trên biển Đông đã thực sự gia tăng những căng thẳng ở Châu Á.

Mục tiêu trong hành động của Hoa Kỳ là hạ nhục chính quyền Trung Quốc và cho thấy họ chỉ có hai lựa chọn: hoặc là đáp trả bằng vũ lực hoặc là khuất phục trước sự chà đạp trắng trợn của Washington lên sự đòi hỏi chủ quyền đã có từ lâu của họ. Lý do của sự khiêu khích quân sự này là tuyên bố Hoa Kỳ đang khẳng định “quyền tự do đi lại” trên vùng biển quốc tế, chứ không phải của Trung Quốc. Sự khẳng định này không đáng tin hơn khẳng định rằng Iraq bị tấn công vì có vũ khí hủy diệt hàng loạt hay Hoa Kỳ gây chiến với Lybia để bảo vệ “nhân quyền”. 

Bắc Kinh đã đáp lại cả bằng ngoại giao và quân sự. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày hôm qua là tàu USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” lãnh hải của Trung Quốc. Ông ta khẳng định: “Phía Trung Quốc sẽ đáp trả một cách cứng rắng mọi hành động cố ý khiêu khích của bất cứ quốc gia nào… và sẽ dùng tất cả các biện pháp cần thiết.” Bắc Kinh, ông ta tuyên bố, thúc giục Hoa Kỳ “đề cao cam kết không tham gia vào bất cứ bên nào trong tranh chấp lãnh thổ cũng như tránh mọi tổn hại tiếp theo đối với quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ và hòa bình cũng như sự ổn định của khu vực.”

Đêm qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Max Baucus, đã được triệu đến Bộ Ngoại Giao để nhận một thông điệp chính thống về “sự bất bình sâu sắc” của chính quyền Trung Quốc đối với sự khiêu khích của Hoa Kỳ.

Xã luận hôm nay của tờ báo do chính quyền Trung Quốc kiểm soát Global Times khẳng định: “Bắc Kinh phải cư xử với Hoa Kỳ lịch thiệp và chuẩn bị cho tình huống xấu. Điều này có thể thuyết phục Nhà Trắng rằng Trung Quốc, trái với sự miễn cưỡng của họ, không e ngại một cuộc chiến với Hoa Kỳ tại khu vực, điều đó là thiết yếu đề bảo vệ lợi ích và thể diện quốc gia của họ.” 

Bắc Kinh, tờ Global Times tuyên bố, phải “theo dõi các chiến hạm của Hoa Kỳ … tiến hành các can thiệp điện tử và thậm chí là gửi các chiến hạm tới, khóa mục tiêu bằng radar ngắm bắn và bay trên đầu chiến hạm Hoa Kỳ.”

Tạp chí dủa Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), tờ People’s Daily, đưa tin quân đội Trung Quốc đã cử hai tàu khu trục, Lanzhou và Taizhou, tới “cảnh cáo sự xâm phạm của chiến hạm Hoa Kỳ.” Một quan chức Hoa Kỳ cho biết là hai chiến hạm Trung Quốc “đã đeo bám” tàu Lassen vào hôm qua nhưng giữ một “khoảng cách an toàn”.

Toan tính ngạo mạn ở Washington là những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc chỉ là những hùng biện để làm cố xoa dịu sự phẫn nộ mang tính chủ nghĩa dân tộc ở quốc nội đối với những hành động của Hoa Kỳ.

Chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã thể hiện rằng việc triển khai tàu Lassen chỉ là sự khởi đầu của việc thường xuyên đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền, với ý đồ buộc Trung Quốc phải khuất phục trước sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ trên biển Đông. Một quan chức nặc danh của Bộ Quốc Phòng nói với các nhà báo: “Tôi kỳ vọng rằng điều này sẽ trở thành hoạt động thông thường.”

Chuẩn đô đốc nghỉ hưu của Trung Quốc Yang Yi, một nhà nghiên cứu tại đại học quốc phòng của quân đội giải phong nhân dân, trả lời tờ Washington Post rằng nếu sự xâm nhập trở thành “một việc thông thường, xung đột quân sự trong khu vực là không thể tránh khỏi và Hoa Kỳ là người châm ngòi cho cuộc chiến đó.” 

Hải quân Australia và Nhật Bản, theo yêu cầu của Washington, có thể tham gia vào các vụ xâm nhập quy mô lớn hơn trong tương lai. Trong khi chỉ có duy nhất tàu Lassen được sử dụng trong cuộc khiêu khích ngày hôm qua, hàng tá chiến hạm Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan, cũng như hai tàu khu trục nhỏ của Australia, đều ở trong phạm vi chiến đấu trên biển Đông. 

Chính quyền Australia ngay lập tức tuyên bố ủng hộ hành động của Hoa Kỳ. Bộ trưởng bộ quốc phòng Marise Payne khẳng định rằng Australia không tham gia chiến dịch hôm qua, họ “ủng hộ mạnh mẽ” “các quyền” tự do đi lại và bay qua bầu trời cũng như “tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác khu vực về an ninh hàng hải”. Các bản tin báo chí cho thấy Payne và ngoại trưởng Julie Bishop đã được chỉ dẫn về sự khiêu khích có kế hoạch ở biển Đông khi họ tham gia hội nghị bộ trưởng ở Washington vào đầu tháng này. 

Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Nhật Bản đã “trao đổi thông tin” với Washington và “theo dõi sát sao chủ đề trước khi chúng tôi quyết định thực hiện ra sao.” Chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định trước đó rằng họ chuẩn bị để thực hiện chiến dịch quân sự “tự do hàng hải”, hoặc là cùng với Hoa Kỳ hoặc là độc lập với Hoa Kỳ.

Kaoru Imori, từ trường đại học Meiji Gakuin của Nhật Bản, nói với hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc vào ngày hôm qua: “Lợi thế hiện nay của Hoa Kỳ, ít nhất là theo nghĩa đen, là họ có một quân đội thực tế thứ hai dưới dạng Nhật Bản – một quốc gia với ngân sách quân sự lớn và các phương tiện thiết yếu để sản xuất cũng như xuất khẩu trang thiết bị quân sự.”

Nhật Bản và Australia là các đối tác chủ chốt trong sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Hoa Kỳ ở Châu Á. Cả hai quốc gia cung cấp các căn cứ trọng yếu cho quân đội Hoa Kỳ và quân đội của họ tham gia kế hoạch “AirSea Battle” của Hoa Kỳ. AirSea Battle là kế hoạch phác thảo chi tiết cách Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành tấn công đường không và đường biển vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đất liền khi có chiến sự. Kế hoạch cũng bao gồm việc phong tỏa đường biển để ngăn chặn Trung Quốc vận chuyển hàng hóa theo đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, do đo cắt nguồn nhập khẩu quan trọng về năng lượng và nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Thời điểm diễn ra chiến dịch của Hoa Kỳ trên biển Đông cho thấy sự thật là “sự xoay trục” bắt nguồn từ quyết định của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, được sự ủng hộ của các đồng minh khu vực, để duy trì sự thống trị kể từ sau Thế Chiến II của họ ở Châu Á. Sự phát triển của kinh tế toàn cầu của Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng địa chính trị của họ trong hơn 15 năm qua được giai cấp thống trị Hoa Kỳ coi là sự thách thức tiềm tàng không thể chấp nhận được. Mục tiêu tối hậu của sự đối đầu với Trung Quốc là đưa Trung Quốc quay trở lại trạng thái bán thuộc địa về mặt kinh tế dưới sự điều hành của các ngân hàng và doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, cũng khuất phục về mặt chính trị trước sự chuyên chế của Washington. 

Việc triển khai tàu Lassen chỉ được ra lệnh một ngày sau chuyến viếng thăm nước Anh của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ vài ngày trước các chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande. Sau các hiệp định thương mại và đầu tư giữa Anh và Trung Quốc, xã luận của tờ People’s Daily hôm qua – trước khi Hoa Kỳ khiêu khích – đưa tin rằng các quốc gia Châu Âu chủ chốt đang hoan nghênh ý định của Trung Quốc” và quan hệ kinh tế cũng như chính trị gần gũi hơn với Châu Âu có thể “giải tỏa những kiềm chế mà liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản áp đặt đối với Trung Quốc.” 

Giờ thì Merkel, cùng với lãnh đạo của Volkwagen và hàng tá các giám đốc điều hành doanh nghiệp Đức khác sẽ đến Bắc Kinh vào ngày hôm nay trong tình hình là một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nước đồng minh của Đức trong liên minh NATO, có thể nổ ra. Tổng thống Hollande của Pháp sẽ đến vào ngày 2 tháng 11. 

Trong hai tuần nữa, tổng thống Barack Obama sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương ở Philippines, Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á ở Malaysia. Hoa Kỳ đòi hỏi các quốc gia Châu Á phải ủng hộ những hành động của họ ở biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật của những sự kiện này, cho dù là đối thoại công khai hay bí mật. Bắc Kinh sẽ sử dụng hai hội nghị thượng định khu vực mà họ tham gia để chống lại sức ép của Hoa Kỳ.

Trung Quốc sẽ kỳ vọng được Nga ủng hộ, Nga buộc phải có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh khi Moscow bị Hoa Kỳ và NATO đe dọa và khiêu khích quân sự ở Đông Âu. Andrei Klimov, một nghị sĩ Nga hàng đầu thân cận với tổng thống Vladimir Putin, nói với hãng thông tấn TASS vào hôm qua: “Hoa Kỳ giương oai diễu võ gần biên giới của Trung Quốc – một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – khiến cho một thành viên Hội Đồng Bảo An khác, Nga, phải đặt ra các câu hỏi. Không ai cảm thấy tự do tham gia hành trình khi không được mời. Klimov nói, Hoa Kỳ đang “đùa với lửa”. 

Quá trình ngoại giao chông chênh và khiêu khích quân sự đang diễn ra hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đụng độ giữa các nước có vũ khí hạt nhân và lôi kéo nhiều nước trên khắp khu vực Châu Á cũng như quốc tế vào một cuộc chiến trang tồi tệ.

Wednesday, November 5, 2014

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Nếu chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo Sensaku/Điếu Ngư thì đồng minh của Hoa Kỳ là Australia có tham gia không? Để trả lời câu hỏi đó, xin mời bạn đọc blog tham khảo bản dịch bài viết "New warnings of war in Asia" của tác giả Peter Symonds.

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Trong khi truyền thông hướng sự chú ý vào cuộc chiến tranh mới do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Trung Đông, cũng như sự đối đầu của Washington với Nga về Ukraina, chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc tiếp tục khoét sâu những căng thẳng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Một bản báo cáo đáng chú ý được phát hành vào thứ hai có tiêu đề “Xung đột ở biển Đông Trung Hoa: Liệu ANZUS có được áp dụng?” chỉ rõ những nguy cơ mà đất nước có thể tạo ra trong một cuộc chiến tranh về quần đảo tranh chấp Senskuku/Điếu Ngư, gài bẫy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. ANZUS liên hệ tới hiệp ước an ninh được ký năm 1951 giữa Australia, New Zeeland và Hoa Kỳ trong nguy cơ một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Nhật Bản.

Bản báo cáo phản ánh sự bất đồng đang diễn ra trong bộ máy chính trị và chiến lược của Australia về sự thông thái của việc ủng hộ một cách nhất quán chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ. Chi phí kinh tế đối với tư bản Australia đã được nhấn mạnh vào cuối tháng trước khi chính quyền Obama, với lý do an ninh, đã ép buộc chính quyền của thủ tướng Tony Abbott phải đảo ngược bất chấp nguyên tắc quyết định của chính phủ về việc gia nhập ngân hàng cơ sở hạ tầng mới do Trung Quốc hậu thuẫn.

Bản báo cáo hướng sự chú ý vào các nguy cơ chiến tranh thật sự và tức thời bằng các kịch bản chi tiết có thể châm ngòi xung đột ở biển Đông Trung Hoa: một vụ đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Nhật Bản, một vụ va chạm giữa tàu ngầm Trung Quốc và chiến hạm Hoa Kỳ, một vụ đối đầu giữa cảnh sát biển Nhật Bản và tàu du lịch Trung Quốc. Trong mỗi kịch bản, các sự kiện nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đặt ra vấn đề chính quyền Australia phải tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Khi bản báo cáo được phát hành, một trong số các tác giả của nó, giáo sư Nick Bisley của La Trobe Asia tuyên bố: “Chúng [xung đột] là những điều mà chúng tôi thấy rằng rất hợp lý. Đây không phải là nguy cơ tưởng tượng.” Như bản báo cáo đã viết, quân đội Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ phản lực đột ngột cất cánh hơn 230 lần trong nửa đầu năm nay để trả đũa việc các vụ việc bị coi là Trung Quốc xâm nhập không phận của họ. 

Báo cáo trích dẫn các bình luận của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng David Johnston vào tháng 6, nói rằng ông ta không tin rằng Hiệp Ước ANZUS sẽ buộc Australia sát cánh cùng Hoa Kỳ trong một cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những Bisley và đồng tác giả là giáo sư Brendon Taylor từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Phòng của trường Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) đã chỉ ra vào ngày hôm qua trên tờ Australian rằng chính quyền có rất ít sự chọn lựa.

“Canberra đã buộc phải đóng góp quân sự mỗi khi Hoa Kỳ yêu cầu hỗ trợ. Hãy quên sự hợp pháp của hiệp ước liên minh mập mờ [ANZUS] được ký giữa Australia và Hoa Kỳ vào năm 1951 đi. Nếu xung đột nổ ra theo cách mà Washington kỳ vọng Australia sẽ tham gia thì đứng ngoài chiến tuyến không phải là một lựa chọn,” họ viết. 

Bisley và Taylor cũng cảnh báo rằng chính quyền sẽ đối mặt với sức ép phải tham gia vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc từ Nhật Bản. “Trong khi cả hai phe chính trị từ lâu đã ủng hộ mối ràng buộc an ninh sâu sắc với Tokyo, điều này sẽ trở thành quyết định đối với chính quyền Abbott. Mối liên hệ Canberra-Tokyo được tầng lớp thượng lưu chính trị xác định, cả ở trong và ở quanh chính quyền Nhật Bản, gần như là đồng minh chính thức. 

Viết vào ngày hôm qua trên tờ Sydney Morning Herald, cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr, người đã đóng góp vào bản báo cáo, cảnh báo phải chống lại bất cứ liên minh nào với Nhật Bản. “Chúng ta có thiện cảm với Nhật Bản và giá trị của họ, nhưng cần dè dặt về những quan điểm chủ nghĩa quốc gia trong chính sách của họ. Chúng ta không phải là đồng minh.” Carr tuyên bố.

Carr khuyến nghị: “Với ngoại giao khéo léo, Australia nên để Hoa Kỳ hiểu rằng lao vào cuộc chiến tranh với đối tác thương mại chủ chốt không phải là lợi ích của chúng ta, nếu có bùng nổ xung đột về những quần đảo không người ở, mà trong một thế giới lý tưởng sẽ là một phần của khu bảo tồn biển quốc gia.” Trong một cú đâm lén Tokyo sắc lẻm, ông ta nói các quần đảo tranh chấp đã ngủ yên “trong sự thờ ơ dễ chịu… cho đến khi Nhật Bản đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cách quốc hữu hóa chúng vào năm 2012”.

Cả Carr cũng như bản báo cáo đều không nói thêm về “những quan điểm chủ nghĩa quốc gia” trong chính trị Nhật Bản, hay vai trò của Hoa Kỳ trong việc kích động chúng. Lập trường cứng rắng hơn của Nhật Bản về vấn đề quần đảo Sensaku xuất hiện sau vụ từ chức của thủ tướng Yukio Hatoyama vào tháng 6 năm 2010, người có khuynh hướng quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc nhưng bị đặt vào xung đột với chính sách “chuyển trục” đối đầu và gia tăng quân sự chống lại Trung Quốc của tổng thống Obama. 

Hatoyama đã bị buộc phải từ chức, với sự hỗ trợ của Washington, và được thay thế bới Naoto Kan, người đã áp dụng một chính sách cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Vòng ngoại giao đầu tiên về quần đảo có tranh chấp diễn ra vào tháng 9 năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc và đưa ông ta ra tòa. Căng thẳng leo thang dữ dội sau khi chính quyền Nhật Bản mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012. 

Chính quyền Đảng Dân Chủ Tự Do cánh hữu của thủ tướng Shinzo Abe, giành được quyền lực vào tháng 12 năm 2012, đã áp dụng một lập trường không khoan nhượng về quần đảo Sensaku, từ chối ngay cả việc thừa nhận tranh chấp với Trung Quốc về hiện trạng của chúng. Abe đã gia tăng ngân sách quân sự, gia tốc định hướng chiến lược của quốc gia theo hướng “phòng thủ đảo”, thiết lập Ủy Ban An Ninh Quốc Gia theo kiểu Hoa Kỳ và tìm cách khôi phục các truyền thống quân sự Nhật Bản – tất cả đều làm gia tăng sự thù địch giữa hai quốc gia. Trong chuyến viếng thăm Tokyo vào tháng 4, Obama đã đổ thêm dầu vào lửa bằng cách tuyên bố rằng các quần đảo có tranh chấp được Hiệp Ước An Ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ che chở.

Tại buổi công bố báo cáo vào thứ hai, giáo sư Taylor tuyên bố: “Đối với tôi sự quan ngại sâu sắc là ít hơn đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Australia và nhiều hơn, theo một số cách nào đó, về sự gia tăng đáng báo động quan hệ Australia-Nhật Bản trong 12 tháng qua”. Kể từ khi nhậm chức cách đây một năm, thủ tướng Abbott đã tiến tới mối quan hệ an ninh gần gũi hơn với chính quyền Abe, mô tả Nhật Bản như là “người bạn tốt nhất ở Châu Á” của Australia. Chính quyền Abbott đã ký một thỏa thuận công nghệ quốc phòng với Nhật Bản năm nay và dường như là sẵn sàng để mua các tàu ngầm Nhật Bản.

Sự thể hiện công khai của những lo ngại về chiến tranh trong thiết chế chính trị Australia cho thấy mức độ sâu sắc của xung đột địa chính trị ở Châu Á, cũng như ở phần còn lại của thế giới. Sự ủng hộ của Canberra đối với “chuyển trục” được đánh giá theo cách mà nó ăn khớp với diễn biến ở Tokyo. Chỉ ít tuần sau khi Hatoyama bị buộc phải từ chức, thủ tướng Kevin Rudd đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính nội bộ đảng bởi một nhóm nhỏ liên minh và bộ phận nặng ký có quan hệ chặt chẽ với đại sứ quán Hoa Kỳ. Giống như Hatoyama, Rudd đã đề xuất một sự thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay sau khi Obama quyết định đối đầu với Bắc Kinh.

Người thay thế Rudd, Julia Gillard, đã đánh đu sau các kế hoạch của Hoa Kỳ, biến nghị viện Australia thành một sân khấu cho Obama công bố chính thức “chuyển trục” vào tháng 11 năm 2011. Kể từ đó, các phê phán đối với chính sách hiếu chiến của Washington ở Châu Á hầu như đã bị phớt lờ. Carr, người được Rudd trao vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao vào tháng 3 năm 2012, đã vội vàng chỉ trích quyết định mở cửa các căn cứ quân sự của Australia cho quân đội Hoa Kỳ của Gillard, tuyên bố rằng Australia là một đối tác theo hiệp định của Hoa Kỳ, chứ “không phải là một tàu sân bay”. Khi tại nhiệm, Carr đè nén nỗi lo âu, nhưng đã bộc lộ, giữa những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế và địa chính trị sâu sắc, để phục hồi những phê phán của ông ta.

Biển Đông Trung Hoa chỉ là một trong số những điểm bùng nổ ở Châu Á, như chương trình “Lateline” của tập đoàn truyền hình Australia vào thứ hai về tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa đã cho thấy rõ. Khi được hỏi về chiến tranh ở Châu Á, một phê phán khác của Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược của ANU, đã phác họa một so sánh với sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất, ông ta nói: “Có một chút gì đó giống điều đã xảy ra năm 1914 và một loạt các tính toán sai lầm khác của cả hai bên có thể tạo ra tình huống mà tại đó cả hai bên buộc phải lao vào khủng hoảng với hy vọng là phe khác sẽ lùi bước hoặc đầu hàng và họ sẽ kết thúc trong một trận chiến mà không phe nào thực sự muốn có. Đó là kiểu khả năng mà chúng ta thật sự phải đối mặt ở Châu Á hiện nay và đó là một trong những lý do tại sao tôi nghĩ rằng Châu Á lúc này nguy hiểm hơn là đa số chúng ta thấy.”