Saturday, November 29, 2014

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Nhiều bạn đọc ở Việt Nam hiểu nhầm phán quyết trong vụ bắn chết thanh niên da màu ở thành phố Ferguson là quyết định trắng án của tòa án, hoặc không truy tố của tòa án. Hệ thống tư pháp Mỹ có điểm khác với Việt Nam, một vụ án trước khi được truy tố bởi công tố viên thì phải đưa ra xem xét tại "grand jury", một dạng hội thẩm công tố, để xem xét các bằng chứng xem có đủ điều kiện truy tố không, sau đó mới là truy tố của công tố và cuối cùng tòa án mới xét xử. Tòa án không liên quan gì đến grand jury cả, do vậy phán quyết của grand jury cũng không phải là phán quyết của tòa án. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The secret darkness of grand jury" của tác giả Lauren C. Regan, một chuyên gia về luật Hoa Kỳ, để hiểu rõ hơn khái niệm hội thẩm công tố và lý do khiến cho hầu hết các vụ cảnh sát bắn chết thường dân không bị đưa ra truy tố. 

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Suốt 17 năm qua tôi đã đại diện cho rất nhiều và rất nhiều khách hàng bị gọi đến làm nhân chứng ở Hội Thẩm Công Tố Bang và Liên Bang trong các điều tra của chính quyền. Hội Thẩm Công Tố là một tòa án bí mật mà tại đó một công dân buộc phải trả lời các câu hỏi của công tố viên, thường là trái với ý muốn của họ. Họ không được phép có luật sư tại phòng hội thẩm công tố để tham vấn khi các câu hỏi được đưa ra. Không có quan tòa tại phòng hội thẩm công tố để theo dõi sự công bằng hay hợp hiến của quá trình. Công tố viên tự mình quyết định bằng chứng nào sẽ được cung cấp cho hội thẩm viên, và đó là cách thức duy nhất làm cơ sở cho cuộc tranh luận và quyết định của về việc một cáo trạng nghiêm trọng sẽ được đưa ra. Công tố viên trở thành bạn của hội thẩm viên: Ông ta kiểm soát giờ nghỉ tắm, ăn, và khi nào họ có thể quay lại với công việc, gia đình cũng như cuộc sống. Công tố viên, một vị trí được lựa chọn chính trị, rất gần gũi với cảnh sát hàng ngày và nói chung có thiên vị đối với cảnh sát do mối quan hệ thân thuộc đó. Công tố viên có quyền lực rất lớn đối với kết quả làm việc của hội thẩm công tố. 

Là một luật sư cho những nhân chứng được gọi, mối lo ngại đầu tiên là khách hàng của tôi có tự ràng buộc trách nhiệm phải cung cấp lời khai cho hội thẩm công tố không. Bởi vì hội thẩm công tố là một quá trình bí mật, câu trả lời cho những câu hỏi hầu hết là có, có khả năng là một cá nhân được gọi đến để làm chứng và đưa ra các thông tin khiến cho cá nhân đó bị truy tố hình sự. Trong trường hợp này, nhân chứng được khuyến nghị là họ phải vận dụng quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm để giữ im lặng, do vậy sẽ họ sẽ không ràng buộc bản thân vào một tội ác. Cách duy nhất để công tố viên vượt qua quyền cá nhân trong Tu Chính Án Thứ Năm là áp dụng miễn truy tố cho người được gọi. Nếu miễn truy tố được áp đặt thì quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm bị xóa bỏ và họ buộc phải khai. Nhưng, khi đưa ra việc miễn truy tố, nhà nước thừa nhận rằng họ không cho phép truy tố nhân chứng về bất cứ tội ác nào liên quan đến lời khai.

Đây là điều căn bản và hiểu biết khiến tôi nghi ngờ về hội thẩm công tố mới đây xử lý vụ Darren Wilson, sĩ quan cảnh sát đã sát hại thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Nếu một cá nhân bị điều tra vì tội giết người, liệu họ (trong nhận thức về quyền lợi) có tự nguyện khước từ quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm và khai với hội thẩm công tố mà không được miễn truy tố hay có một số dạng thỏa thuận khác với nhà nước đảm bảo cho các sĩ quan bị tình nghi rằng lời khai của họ sẽ không được sử dụng để truy tố họ về một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng của quốc gia? Nếu thỏa thuận kiểu đó không được bí mật đưa vào quy trình hội thẩm công tố, điều dễ diễn ra là công đoàn cảnh sát đầy thế lực hoặc luật sư của Wilson sẽ vận dụng quyền theo Tu Chính Án Thứ Năm của anh ta. Bởi vì công tố viên hoàn toàn kiểm soát các câu hỏi được đặt ra và bằng chứng được cung cấp cho hội thẩm công tố, không có gì ngạc nhiên khi như thường lệ, nhà nước đảm bảo kết quả mà họ muốn – sĩ quan cảnh sát sẽ lại tiếp tục thoát khỏi tội sát nhân.

Chắc chắn, nhà nước cảm thấy buộc phải triệu tập một hội thẩm công tố cho vụ giết người gây ra giận dữ và sự chú ý khắp thế giới này. Và chắc chắn là mời Darren Wilson tới hội thẩm công tố tuyên bố sự vô tội cũng như khiển trách anh ta là để làm ra vẻ nhà nước “thực sự” điều tra vụ giết người. Tán dương hoạt động của các hội thẩm viên là một cách đánh lạc hướng tốt, nhưng dĩ nhiên là không phải lỗi của của các hội thẩm viên mà hệ thống hội thẩm công tố bị hỏng. Nếu các hội thẩm viên chỉ được phép đụng chạm từng phần giống như thầy bói xem voi, thì khó mà có thể biết con voi ra sao.

Do vậy, một cảnh sát sát nhân không bao giờ được nhìn thấy dưới ánh sáng của phòng hội thẩm, trái lại sẽ ẩn nấp trong bóng tối của phòng hội thẩm công tố đầy thiên vị

Kịch bản này đã diễn ra rất nhiều lần ở Hoa Kỳ. Những người ngoài lề (bất kể là da đen, bệnh tâm thần, nghèo, vân vân) bị sĩ quan lực lượng hành pháp đã tuyên thệ duy trì luật pháp và bảo vệ an toàn của cộng đồng bắn và giết hại. Cộng đồng phản ứng với sự kinh hoàng, sợ hãi và tức giận với việc giết hại một nạn nhân mà họ biết hay có liên quan. Nhà nước tạo ra một số khung điều chỉnh như thể là họ thực sự quan tâm đến việc cá nhân này – một trong số ít có quyền giết người hợp pháp với các điều kiện nghiêm ngặt – hành động thích nghi với luật pháp. Trái ngược với số lượng các vụ sát hại của cảnh sát đang gia tăng ở quốc gia này; có thể nghi ngờ rằng các kết luận của nhà nước chủ yếu là để giải tội cho các hành động của sĩ quan cảnh sát và xác nhận quyền được trừng phạt một cá nhân bằng cái chết của họ. Cộng đồng phản ứng trong sự phẫn nộ. Biểu tình và các hành động trực tiếp đã trở thành cách duy nhất mà người dân giải tỏa thịnh nộ và oán giận đối với hệ thống hư hỏng và bất công. Sự phẫn nộ của công chúng trở thành lý do để gia tăng sự đàn áp của nhà nước đối với cộng đồng – quân sự hóa cảnh sát, Vệ Binh Quốc Gia cũng như bỏ tù các lãnh đạo cộng đồng. Cộng đồng thường xuyên bị chia rẽ và chia cắt giữa những người không thể tiếp tục hối lỗi trên mặt vì sự bất công đó, những người tiếp tục tuân thủ các tá điền trong cuộc bất tuân dân sự của Ghandi, với những người có đặc quyền cho phép họ vùi đầu vào cát.

Một thanh niên da màu khác bị chết. Một cảnh sát sát nhân khác tiếp tục được thuê để bảo vệ và phục vụ cộng đồng mà anh ta đã phá hủy. Một hệ thống hư hỏng được duy trì mà không hề thảo luận về việc thay thế nó. Trái lại, thảm kịch tương tự tiếp tục tái diễn, dĩ nhiên “nhân dân chúng ta” sẽ phải đặt ra một giải pháp xã hội có thể đem lại sự tôn trọng nhân dân.

Lauren Regan is the founder and executive director of the Civil Liberties Defense Center (CLDC). Ms. Regan operates a public interest law firm, The Justice Law Group, specializing in constitutional law, civil rights, and criminal defense. She is a founding board member and past president of the Cascadia Wildlands. She also serves as a Lane County Teen Court judge, Oregon State Bar Leadership Fellow, National Lawyers Guild, Eugene co-chair, and volunteers hundreds of hours a year to various progressive causes.

Friday, November 28, 2014

Lại thêm một vụ bắn người tàn bạo mới của cảnh sát Hoa Kỳ


Vào tuần trước, cảnh sát Cleveland đã bắn gục một cậu bé 12 tuổi có tên là Tamir Rice (sau đó cậu bé chết ở bệnh viện). Có ai đó gọi điện báo cảnh sát là cậu bé cầm một khẩu súng (có lẽ là giả) ở sân chơi. Hãy nhìn cái cách cảnh sát bắn hạ cậu bé, họ lao xe ô tô tới gần và bắn chết cậu bé ngay tức thì, không hề có thương thuyết hay cảnh báo.

Theo báo cáo mới đây của FBI vào năm 2013 đã có 461 người Mỹ bị cảnh sát "giết hại có lý do chính đáng", trung bình mỗi năm có hơn 400 người Mỹ bị cảnh sát "giết hại có lý do chính đáng". Trung bình mỗi ngày có hơn một thường dân bị cảnh sát Mỹ hạ sát. Cảnh sát Đức vào năm 2011 giết chết 6 người, còn cảnh sát Anh chỉ giết chết 2 người. 

Đã đến lúc người Mỹ nên đặt câu hỏi: Ai sẽ bảo vệ thường dân trước họng súng của cảnh sát?

Monday, November 24, 2014

VTV nhầm lẫn về lịch sử khai thác dầu mỏ

Mới đây VTV đưa tin:
Ngôi làng Bobrka nhỏ bé ở phía Nam Ba Lan sở hữu một di sản thế giới rất đặc biệt. Đó chính là giếng dầu cổ nhất thế giới đã có lịch sử từ năm 1860. Người có công phát hiện và khai thác mỏ dầu này là ông Ignacy Lukasewic với mục đích ban đầu chỉ là để cung cấp nhiên liệu cho những chiếc đèn dầu.
Dầu mỏ đã được khai thác từ rất lâu đời, theo trang RigsInternational thì người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tư sau công nguyên đã biết khoan giếng để lấy khí đốt bằng mũi khoan gắn vào cọc tre, khí đốt được dùng để đun cho nước biển bay hơi nhằm thu lấy muối. Người Trung Quốc đã khoan được giếng sâu tới 243m để lấy khí đốt.

Khai thác dầu mỏ phát triển nhất là ở Baku, Azebaijan. Mặc dù đến thứ kỷ thứ 8, tức là sau người Trung Quốc khoảng 400 năm thì người Baku mới đốt đất thấm dầu để sưởi ấm, do thiếu củi. Chỉ trong vòng khoảng 100 năm sau đó, người Baku đã xuất khẩu dầu mỏ sang các nước Iran, Iraq và Ấn Độ do dầu mỏ của họ rất được các nước này ưa chuộng. Người Baku lúc đó chưa biết khoan dầu, các mỏ dầu lộ thiên của họ rất sẵn, họ chỉ việc múc dầu rỉ ra từ lòng đất và cho vào túi đựng, rồi dùng thú thồ hàng chở đi các nơi. Dầu mỏ không chỉ được sử dụng làm chất đốt mà còn được chế làm thuốc chữa bệnh.

Theo trang GeoHelp thì ở một khu vực khác của châu Âu vào khoảng những năm 1500 có mỏ dầu lộ thiên là vùng núi Carpathian, dầu thu được từ mỏ lộ thiên đã được dùng để thắp sáng ở thị trấn Krosno của Ba Lan ngày nay.

Khi dầu lộ thiên ngày càng khan hiếm thì người Baku bắt đầu đào giếng sâu xuống lòng đất, dùng vải thấm lấy dầu rồi đem lên mặt đất ép ra cho dầu chảy ra. Người ta phát hiện một bia đá đề năm 1594 tại một giếng dầu đào bằng tay sâu 35m ở Baku. Như vậy có thể thấy các giếng dầu ở Baku ít phải có từ năm 1594. Sau đó, dầu mỏ đã sử dụng nhiều trong chiến trận, các chiến thuyền được trang bị vòi để phun dầu sang thuyền của đối phương rồi đốt cháy, đó là một trong những vũ khí khủng khiếp đương thời. 

Suốt nhiều thế kỷ việc khai thác dầu đã đem lại sự giàu có cho các chủ mỏ dầu ở Baku. Do nhu cầu về dầu không ngừng tăng lên và điều kiện kỹ thuật cho phép, người Baku đã chuyển sang khai thác các mỏ dầu ngoài khơi. Vào năm 1803 họ đã có hai giếng dầu đào thủ công ở cách bờ biển 18m và 30m trên vịnh Bibi-Heybat, các mỏ dầu này đã tồn tại tới năm 1825 khi bị một cơn bão lớn phá hỏng.

Đến cuối thế kỷ 19, công nghiệp dầu mỏ ở Baku đã rất phát triển, các công nghệ hiện đại đã được áp dụng, họ xây dựng nhiều nhà máy chế xuất, hệ thống đường ống dẫn dầu tới các nhà máy nằm ở xa khu khai thác dầu, và thậm chí đóng cả các tàu chở dầu để chở dầu để mang dầu vượt biển sang các thị trường có nhu cầu lớn nhưng ở xa.

Kỹ thuật khoan dầu ban đầu đơn giản là khoan xoay, tức là dùng lực xoay mũi khoan để cắt xuyên qua đất đá, xuống đến túi dầu. Kỹ thuật khoan đó chỉ thích hợp với khu vực đất sét, cát và đá nhỏ. Còn túi chứa dầu nằm giữa các vỉa đá lớn thì không thể khoan được. Sau này người ta phát minh ra kỹ thuật khoan đập, tức là mũi khoan nặng có răng được thả rơi từ trên cao xuống để đập vỡ đá, thì các túi dầu nằm giữa vỉa đá mới được đưa vào khai thác. Khoan đập cũng như khoan xoay, ban đầu đều dùng sức người hoặc động vật kéo. Sau này khi các máy hơi nước được phát minh thì mới có máy khoan cơ giới.

Dựa trên tài liệu của các giáo sư người Azerbaijan thì vào năm 1846, theo đề xuất của một kỹ sư người Nga, người Baku đã tổ chức khoan thăm dò thành công lần đầu tiên trên thế giới với kỹ thuật khoan đập, giếng khoan có độ sâu 21m, đi trước người Mỹ 13 năm trong việc khoan dầu bằng kỹ thuật khoan đập. Vài năm sau, người Ba Lan ở vùng Krosno dùng kỹ thuật khoan đập đã tạo ra giếng dầu trên vỉa đá đầu tiên vào khoảng năm 1852-1854, theo trang RigsInternational và nhiều tài liệu khác.

Như vậy, VTV có ba cái nhầm lẫn. Thứ nhất là về năm người Ba Lan khai sinh ra giếng trên vỉa đá ở làng Bóbrka, thuộc thị trấn Krosno. Họ khoan cái giếng đó vào khoảng năm 1852-1854 (nhiều tài liệu cho là vào năm 1852, trong khi nhiều tài liệu khác ghi năm 1854) chứ không phải 1860 như VTV đã đưa tin. Hầu hết các tài liệu của Ba Lan đều tự hào là họ có giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới, không có tài liệu nào nói rằng họ có giếng dầu cổ nhất thế giới. Ba Lan có tranh chấp danh hiệu này với Mỹ bởi vì rất nhiều tài liệu của Mỹ luôn khẳng định rằng người Mỹ khoan giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1859. Cái nhầm thứ nhất của VTV quả là tai họa đối với niềm tự hào của người Ba Lan. Thứ hai là phóng viên của VTV đã không hiểu về kỹ thuật và lịch sử, giếng dầu ở Ba Lan chỉ là giếng khoan dầu trên vỉa đá đầu tiên của thế giới chứ không phải là giếng khoan dầu đầu tiên trên thế giới. Theo các bằng chứng hiện tại thì giếng khoan dầu cổ nhất là ở Baku, Azerbaijan, có từ năm 1594. Thứ ba là thật nhạo báng người Ba Lan khi nói họ khoan dầu chỉ để đốt đèn, Ignacy Łukasiewicz, người khai sinh ra giếng dầu vỉa đá ở Krosno, vốn nghiên cứu công nghệ chế xuất dầu, ông ta lập công ty khai thác và xưởng chế xuất dầu là để bán sản phẩm chế xuất cho công nghiệp đang lên của đế quốc Áo-Hung.

Mặc dù dầu mỏ đã được dùng để thắp sáng đường phố ở Krosno từ những năm 1500, nhưng đại công quốc Ba Lan-Lít va không biết làm gì để phát triển việc khai thác dầu mỏ. Thị trấn Krosno vào cuối thế kỷ 17 đã bị các đạo quân cướp bóc và dịch bệnh biến thành một xứ sở bị quên lãng. Sau khi đại công quốc Ba Lan-Lít va bị ba đế quốc Nga, Áo-Hung và Phổ phân chia, nước Ba Lan đã biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại tỉnh Ba Lan thuộc Nga. Thị trấn Krosno thuộc về đế quốc Áo-Hung, dưới sự cai trị của vua Hung, ngành công nghiệp dầu mỏ của Krosno mới được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đế quốc Áo-Hung khi đó lên kế hoạch phát triển một hệ thống đường sắt khổng lồ, do vậy họ cần một lượng lớn các sản phẩm chế xuất từ dầu, ví dụ như mỡ bôi trơn, nhưng các sản phẩm chế xuất từ dầu lại đang bị đối thủ của họ là người Nga kiểm soát ở Baku, thế nên họ phải tìm cách khai thác các mỏ ở vùng Carpathian. Xưởng chế xuất dầu của Ignacy Łukasiewicz vào năm 1859 đã bán cho công ty đường sắt ở Vienna 50.000 kg mỡ bôi trơn.

Quay trở lại với bản tin của VTV, mặc dù họ không ghi nguồn, nhưng sau khi tìm kiếm bằng tiếng Anh, thì thấy có thể là VTV đã lược dịch bài báo của tờ New Strait Times trước đây đúng một tuần. Tờ NST cho thấy họ đăng lại tin của AFP, và đến đây thì mọi sự rõ ràng. AFP có một phóng sự  về mỏ dầu ở Krosno của Ba Lan vào ngày 12.11.2014. AFP khéo léo dùng bản tin này để bợ đỡ chính quyền Mỹ với việc ca ngợi một ông chủ mỏ dầu tốt bụng khiêm tốn, đã bỏ tiền ra xây dựng cơ sở hạ tầng và trường học địa phương, gợi ý về sự hợp tác tốt đẹp xưa kia giữa Mỹ và Ba Lan thông qua câu chuyện đồn thổi về Rockerfeler, có thể là tăng cường tình đoàn kết Mỹ-Ba Lan để chống lại trò đe dọa đóng van đường ống dẫn dầu của nước Nga, nhưng lại quên nói rằng các hãng dầu mỏ Mỹ từng làm ăn rất phát đạt với Nga ở Baku. Cũng có thể là AFP cố tìm cách an ủi người Ba Lan sau khi giấc mơ khí đá phiến đã tan tành và các ông lớn phương Tây đã chuồn sạch.

AFP cũng không quên gài những chi tiết bôi nhọ người Ba Lan và làm lợi cho người Mỹ, như xuyên tạc năm khai sinh của giếng dầu ở Ba Lan để cho nó ra đời sau cái giếng dầu ở Mỹ đúng một năm. AFP chắc chắn không thể nhầm lẫn về chi tiết này, bởi vì trang web của làng Bobrka viết rất rõ rằng giếng dầu của làng được khoan vào năm 1854 và có trước giếng dầu của Mỹ ở Pennsylvania 5 năm. Một chi tiết khác phải theo dõi bản tin tiếng Anh mới thấy. AFP đưa tin giếng dầu được đào và xây dựng bằng tay, sau đó trích dẫn lời người phụ trách bảo tàng mô tả rằng những người khoan dầu đầu tiên ở Krosno thực ra giống người đào giếng hơn, họ dùng các công cụ thô sơ như xẻng và búa để đào giếng dầu (có lẽ là người phụ trách bảo tàng nói về giai đoạn khai thác dầu lộ thiên ở Krosno). Điều đó làm người xem lầm tưởng là giếng dầu ở Krosno được đào bằng xẻng. Nếu người Ba Lan mà dại dột nhảy múa với bản tin của AFP thì người Mỹ có thể cười giễu người Ba Lan và tự hào với cái giếng dầu khoan xuyên vỉa đá đầu tiên trên thế giới vào năm 1859 của mình.

Người Việt Nam, hãy cảnh giác với những bản tin của AFP!

Friday, November 21, 2014

Tám lý do phản đối cuộc chiến mới của Obama

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Eight reasons to oppose Obama's (new) war" của hai tác giả Alan Maass and Eric Ruder, nêu ra các lý do phản đối cuộc chiến mới của tổng thống Barack Obama.

Tám lý do phản đối cuộc chiến mới của Obama

Barack Obama tuyên bố cuộc chiến chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS) là cần thiết để chấm dứt nguy cơ khủng bố và áp bức. Nhưng ẩn khuất phía sau ngôn từ biện minh cho cuộc can thiệp quân sự mới nhất của Hoa Kỳ là động cơ đế quốc cũ kỹ - kiểm soát dầu mỏ, thống trị địa chính trị ở Trung Đông, đua tranh quốc tế - điều chúng ta đã biết từ những cuộc chiến trước đây của Hoa Kỳ.

Cũng giống như các cuộc xung đột đó, cuộc chiến chống ISIS làm cho thế giới bạo lực hơn, áp bức hơn và kém an toàn hơn. Đây, chúng tôi đưa ra một số lý do để chống cuộc chiến mới này – để bạn có thể nói ra và tự mình đánh giá.

Thứ nhất: Obama tuyên chiến với ISIS để thúc đẩy các lợi ích của đế quốc Hoa Kỳ, không phải để chống lại các chế độ bạo ngược và áp bức.

Cuộc chiến mới của chính quyền Hoa Kỳ ở Trung Đông, khởi sự vào mùa hè vừa qua, phản án sự leo thang bạo lực khủng khiếp của cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Trong tuyên bố quan trọng sau khi đảng Dân Chủ của ông ta gánh chịu thất bại tơi tả trong bầu cử giữa nhiệm kỳ, Barack Obama công bố “giai đoạn mới” trong chiến tranh, bắt đầu với việc triển khai thêm 1.500 “cố vấn” tới Iraq.

Obama cam kết “các cố vấn” sẽ không tham gia chiến trận, nhưng chúng ta đã từng nghe lời hứa đó trước đây, hãy nhớ về Chiến Tranh Việt Nam. Một trang web dẫn chứng tài liệu “sứ mệnh khủng khiếp” của cuộc chiến chống ISIS cho thấy sự triển khai mới sẽ gia tăng gần gấp đôi số nhân viên quân sự Hoa Kỳ chính thức ở Iraq.

Hoa Kỳ cũng thực hiện các vụ không kích mở rộng ở Iraq, tiếp tục cuộc chiến kéo dài một phần tư thế kỷ đã biến một quốc gia phát triển thành một quốc gia nghèo nhất trái đất, và ở Syria, một quốc gia chưa từng bị ném bom trước đó. Vào giữa tháng 12, chỉ sau một tháng không kích, chiến đấu cơ Hoa Kỳ đã xuất kích 2.750 lần – trung bình gần 100 lần mỗi ngày.

Kẻ thù trong cuộc chiến mới là Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS), một lực lượng quân sự phản động và đạt tới trạng thái quyền lực hiện tại nhờ vào cuộc xâm lược và chiếm đóng tàn khốc ở Iraq của Hoa Kỳ. Hiện nay, ISIS đang đe dọa xóa sổ các đường biên giới ở Trung Đông, nơi mà Hoa Kỳ là quyền lực đế quốc thống trị trong nửa thế kỷ.

Đó là lý do khiến Obama ra lệnh ném bom vào mùa hè năm nay. Nguyên tắc của Hoa Kỳ là kiểm soát dầu mỏ ở Trung Đông – không phải bởi vì người Mỹ cần nhập khẩu, mà bởi vì sự kiểm soát này tạo ra đòn bẩy chống lại các đối thủ quốc tế như Trung Quốc và Nga, chưa kể là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Âu. Điều này được rút ra từ một báo cáo của Bộ Ngoại Giao vào năm 1945 tuyên bố các nguồn dầu mỏ ở khu vực là “nguồn vô cùng to lớn của sức mạnh chiến lược và một trong các phần thưởng vật chất vĩ đại nhất lịch sử thế giới”.

Hoa Kỳ cũng muốn phục hồi cỗ máy quân sự sau thảm họa của thập kỷ “cuộc chiến chống khủng bố” – và ISIS cung cấp cho họ “kẻ thù hoàn hảo” để giành được sự ủng hộ. Phần cược rất đáng giá cho tất cả chúng ta: Nếu chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ trỗi dậy mạnh hơn nhờ đánh bại ISIS, những kẻ hiếu chiến ở Washington sẽ có vị thế tốt hơn để đánh bại sự phản kháng tại bất cứ đâu trên thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ.

Thứ hai: Cuộc chiến của Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc đang bị ISIS khủng bố.

Cuộc không kích đầu tiên đi cùng với tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ “không nhắm mắt làm ngơ” trước sự tuyệt vọng của người Yazidis, một nhóm thiểu số tôn giáo đang bị các chiến binh ISIS bao vây. Obama đã trơ tráo nói về “người dân vô tội” đang đối mặt với “bạo lực ở quy mô khủng khiếp” sau khi đồng minh chủ chốt của chính quyền Hoa Kỳ ở Trung Đông, Israel, đã khủng bố người dân ở dải Gaza trong một tháng trước đó với “bạo lực ở quy mô khủng khiếp”.

Phải nói thêm là, hầu hết các đợt ném bom đầu tiên diễn ra cách nơi người Yazidis bị bao vây vài trăm dặm. Không lực được tập trung quanh thành phố Erbil, nơi ISIS đang đe dọa xâm chiếm thủ đô của người Kurd Iraq, đồng minh kiên định nhất của Hoa Kỳ trong suốt 25 năm chiến tranh. Erbil cũng là – đáng ngạc nhiên, đáng ngạc nhiên – một thành phố chủ chốt trong sản xuất dầu mỏ ở miền bắc Iraq. 

Sự nhạo báng của chính quyền Hoa Kỳ đã được bộc lộ khi các chiến binh ISIS tiến hành tấn công dữ dội vào Kobanê, một thành phố ở khu vực miền bắc Syria có đại đa số người Kurd thiểu số của quốc gia sinh sống. 

Ban đầu, khi thành phố sắp thất thủ, các quan chức Hoa Kỳ như Ngoại Trưởng John Kerry tuy vậy đã giảng giải cho các phóng viên là bảo vệ người Kurd ở Kobanê không nằm trong kế hoạch can thiệp “nhân đạo”. Cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ đã đàn áp cộng đồng người Kurd thiểu số của họ một cách khủng khiếp – từ chối hỗ trợ phòng thủ Kobanê, nằm ngay biên giới phía nam của họ, trừ khi người Kurd đồng ý với những điều kiện cụ thể.

Bất chấp sự kỳ quặc đó, ISIS bị đẩy lùi trong cuộc xâm lược Kobanê – một phần là nhờ các vụ không kích chiến thuật của Hoa Kỳ, nhưng chủ yếu là nhờ vào sự phòng thủ can trường của thành phố với các chiến binh người Kurd thua kém về hỏa lực nhưng chiến đấu cho nhân dân và quyền lợi của họ.

Trong biến loạn, người Kurd phải chú ý tới tới việc chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ “giúp” người Kurd trong cuộc chiến – bởi vì có một sự ràng buộc. Như nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa John Reed đã nói, “Bất cứ ai nhận lời hứa hẹn danh nghĩa của Chú Sam sẽ có nghĩa vụ phải trả lại bằng máu và mồ hôi”. 

Thứ ba: Chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trỗi dậy của ISIS. Mở rộng cuộc chiến của Hoa Kỳ dường như sẽ gia tăng sức mạnh của những kẻ phản động hơn là làm suy yếu chúng.

Hãy nghe Barack Obam nói về “bệnh ung thư chủ nghĩa cực đoan bạo lực”, bạn sẽ nghĩ chính quyền Hoa Kỳ không khoan nhượng trong việc đối đầu với những thế lực phản động như ISIS.

Trừ khi họ phục vụ cho các mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc. Vào những năm 1980, chính quyền Hoa Kỳ đã tài trợ và cung cấp cho chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống chống lại cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Bang Soviet cũ. Những người đàn ông mà Ronald Reagan gọi là “các chiến binh của tự do” sau này đã cùng nhau trở thành al-Qaeda.

Trong cuộc chiếm đóng Iraq, các quan chức Hoa Kỳ đã kích động sự chia rẽ bè phái giữa Hồi Giáo dòng Sunni và dòng Shia – một chiến lược chia để trị, nhằm chống lại nguy cơ có một sự phản kháng thống nhất nhằm vào quân đội Hoa Kỳ. Khi sự chia rẽ này biến thành nội chiến đẫm máu, al-Qaeda ở Iraq – tổ chức tiền thân của ISIS – lần đầu tiên giành được địa bàn.

Cũng chỉ mới đây thôi, Hoa Kỳ đã làm ngơ khi đồng minh của họ trong số các chế độ độc tài của khu vực, nhất là Ả-rập Saudi, ủng hộ các tổ chức vũ trang Hồi Giáo giống như ISIS – để đối phó với sức mạnh gia tăng của các chính quyền Shia trong khu vực. Do vậy, xung đột chia rẽ độc hại mà Hoa Kỳ nuôi dưỡng trong cuộc chiếm đóng Iraq đã lan rộng khắp khu vực – do đế quốc Hoa Kỳ kích động.

ISIS hiện đang tuyên bố cai trị một khu vực lớn ở Iraq và Syria – hàng triệu người, trong đó có nhiều người Sunni, những người coi nghị trình phản động và khủng bố đối lập của ISIS là ghê tởm. Nhưng cho đến nay, ISIS vẫn nhận được sự ủng hộ thụ động của nhiều người Sunni do họ bảo vệ các cộng đồng Sunni trước sự đàn áp của chính quyền Shia ở Iraq. Mỗi khi Hoa Kỳ bắn thêm một quả tên lửa thì nó sẽ lại đẩy người Sunni sang gần ISIS hơn – lực lượng duy nhất thành công trong việc bảo vệ họ chống lại bạo lực và áp bức. 

Thứ tư: Nếu Hoa Kỳ có thể làm suy yếu hay phá hủy ISIS, điều đó sẽ củng cố mạng lưới độc tài và vương triều phản động đang cai trị ở Trung Đông.

Hình ảnh từ băng ghi hình ISIS chặt đầu các nhà báo phương Tây đã thực sự làm mọi người ở khắp nơi kinh hãi. Họ là biểu tượng dã man của sự bạo ngược. Nhưng cùng với Hoa Kỳ không kích ISIS còn có Ả-rập Saudi, một trong những chế độ độc tài, thường xử tử hàng tá người bằng cách chặt đầu tại quảng trường công cộng tai tiếng ở Riyadh, được gọi là “Quảng Trường Chặt Đầu”. Trong số các “tội ác” bị chặt đầu có ngoại tình, nổi loạn, phù thủy và ma thuật

Những nhà cầm quyền cũ quanh Trung Đông đã phản ứng cuộc nổi dậy mùa xuân Ả-rập năm 2011 bằng các biện pháp bạo lực nhất đối với người bất đồng chính kiến. Khi quốc đảo Bahrain – căn cứ của Sở Chỉ Huy Trung Tâm Hải Quân Hoa Kỳ - đối mặt với cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ, quân đội Ả-rập Saudi đã xâm lược để đẩy đập tan người nổi loạn. Vào năm 2013, khi người Iraq Sunni tổ chức phong trào biểu tình hòa bình quy mô lớn, chính quyền trung ương Shia đã sử dụng mọi vũ khí mà Hoa Kỳ cung cấp để đàn áp những người đối lập. 

Cùng lúc ở Syria, chế độc độc tài Bashar al-Assad* đã thu lợi lớn nhất từ cuộc chiến chống ISIS của Hoa Kỳ, thế nên không có phe nào kêu la ầm ĩ. Chính quyền Syria và ISIS đã tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn không chính thức trong hai năm qua, đồng thời cả hai bên huấn luyện các tay súng của họ tại các khu vực nổi dậy khác nhau chống lại chế độ độc tài. Hiện nay, chính quyền có thể tiếp tục cuộc chiến chết chóc của họ chống lại cách mạng, khi hiểu rẳng quân đội của họ sẽ chiếm vị trí thượng phong nếu không kích của Hoa Kỳ làm suy yếu ISIS.

Chúng ta muốn nhìn thấy ISIS bị lật đổ. Nhưng nếu điều đó được Hoa Kỳ và các đồng minh độc tài của họ thực hiện, lực lượng phản động ở Trung Đông sẽ được củng cố.

Thứ năm: Bạo lực của ISIS, dù có kinh hoàng đến đâu, cũng chỉ là chuyện nhỏ so với bạo lực của chính quyền Hoa Kỳ.

Trong suốt 25 năm, Hoa Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự chết chóc nhất chống lại người dân Iraq. Trong Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991, họ đã bắn 320 tấn đầu đạn có chứa Uranium nghèo, gây tổn thương cho quốc gia này với bụi phóng xạ, khiến cho tỷ lệ bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh tăng lên kinh hoàng. Vào năm 1996, Ngoại Trưởng Madaleine Albrigh của chính quyền Bill Clinton đã nói với chương trình 60 Phút rằng cái chết của nửa triệu trẻ em Iraq do Mỹ trừng phạt Iraq là “một cái giá xứng đáng” để cô lập chính quyền Saddam. Sau cuộc xâm lược năm 2003 của Bush Jr., tạp chí y khoa đáng kính Lancet ước lượng giai đoạn mới nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ đã dẫn đến cái chết của 600.000 người Iraq khác vào năm 2006. 

Cuộc chiến tranh và xâm lược của Hoa Kỳ cũng tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế giới, với khoảng 4 triệu người Iraq – hơn 10% dân số - sống lưu vong ở nước ngoài hoặc phải tản cư trong nước. Trong khi quan chức Hoa Kỳ và truyền thông theo đuôi lên án sự dã man trong các cuộc bắt giữ con tin của ISIS, thì quân đội Hoa Kỳ tra tấn các tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib tại Iraq và Căn Cứ Không Quân Bagram tại Afghanistan cũng không kém kinh khủng.

Như đã nói, Hoa Kỳ đã giết hại hơn một triệu người Iraq, xung đột bè phái bị khoét sâu sẽ tước đoạt nhiều mạng sống hơn trong những năm tới, và buộc hàng triệu người khác phải chịu đựng một cái chết từ từ bởi nghèo khổ, suy dinh dưỡng và ốm đau.

Tại sao chúng ta tin rằng kết quả của cuộc chiến mới sẽ ít tàn phá hơn đối với Iraq?

Thứ sáu: Hoa Kỳ không gây chiến vì lý do nhân đạo và chưa từng làm điều đó.

Hoa Kỳ không chi hàng nghìn tỷ dollar và đổ hàng bể máu vào Trung Đông để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, mà là để phục vụ các lợi ích kinh tế và chiến lược của họ, từ kiểm soát dầu mỏ Trung Đông tới thống trị quân sự đối với các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù vậy, để tiến hành cuộc chiến, các chính khách Hoa Kỳ ít nhất cũng phải tính đến sự ủng hộ thụ động của người dân Mỹ, khó bị thuyết phục bằng lời kêu gọi đảm bảo lợi nhuận của các công ty dầu mỏ đa quốc gia hay củng cố ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ. Đó là lý do những kẻ gây chiến của Hoa Kỳ che đậy mục tiêu thật sự của họ với sự biện minh nghe có vẻ cao quý về “can thiệp nhân đạo”.

Nếu Hoa Kỳ thật sự có động cơ nhân đạo, họ sẽ không coi Ả-rập Saudi, một trong những quốc gia vi phạm quyền của phụ nữ tồi tệ nhất khu vực, là đồng minh. “Mặc dù vậy, không có cơ hội nào để Hoa Kỳ ném bom Riyadh chấm dứt sự độc ác này”, nhà báo xã hội chủ nghĩa Eamonn McCann viết. “Chế độ độc tài Saudi đứng đầu danh sách các đồng minh khu vực mà Hoa Kỳ cần có để oanh tạc ISIS. Mới đây, chính quyền Obama phân phát các bức ảnh Ngoại Trường John Kerry trong một cuộc đàm thoại dễ chịu với lãnh đạo của những kẻ chặt đầu Saudi, vua Abdullah.”

Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc của Israel khi họ tiến hành thanh lọc người Palestine bản địa, nếu Hoa Kỳ thật sự phản đối “những kẻ gây ra chủ nghĩa cực đoan bạo lực”. Trái lại, Israel là đồng minh đáng giá nhất của chính quyền Hoa Kỳ - dưới thời đảng Dân Chủ cũng như đảng Cộng Hòa – bởi vì họ giúp Hoa Kỳ duy trì sự kiểm soát của đế quốc đối với Trung Đông.

Đế quốc Hoa Kỳ đã luôn tìm các sử dụng vỏ bọc nhân đạo cho các cuộc phiêu lưu quân sự của họ. Như trang SocialistWorker.org đã viết trong một xã luận, vào những ngày đầu của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 20: 

“Chính khách và truyền thông bịa đặt ra các khiêu khích sống sượng để biện minh cho sự can thiệp vào Philippine, Cuba, Puerto Rico, nơi mà quân đội Hoa Kỳ tiến hành các trận tấn công tổng lực vào cư dân bản địa. Tất cả những điều đó được hoàn thành, theo tổng thống William McKinley, “không phải giống như kẻ xâm lược hay kẻ xâm chiếm, mà như những người bạn, bảo vệ người bản địa tại quê hương của họ, theo sự yêu cầu của họ và với quyền cá nhân và tôn giáo của họ”.

Hơn một thế kỷ sau, các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ giả bộ làm bạn với người dân Trung Đông – nhưng những người dân đó phải trả giá cho cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ.

Thứ bảy: Cuộc chiến mới chống lại ISIS của Obama sẽ không làm cho người dân ở Hoa Kỳ hay bất cứ đâu an toàn hơn. Trái lại, nó sẽ làm thế giới nguy hiểm hơn.

Một trong những câu hỏi cấm kị nhất trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ là tại sao Hoa Kỳ trở thành mục tiêu của vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Sự thật là Hoa Kỳ đã thực hiện hàng ngàn cuộc tấn công tương đương với vụ 11 tháng 9 trên khắp thế giới, đó là lý do tại sao họ bị ghê sợ và khinh miệt ở khắp mọi ngóc ngách của thế giới. Đôi khi, sự tức giận đó trực tiếp chống lại mục tiêu Hoa Kỳ - thường là người dân không có gì liên quan tới cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng là nạn nhân của cái mà quan chức chính quyền Hoa Kỳ công khai gọi là “nạp đạn tự động”.

Osama bin Laden đã sử dụng hình ảnh gầy gò và suy dinh dưỡng của trẻ em Iraq do các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ gây ra để tuyển mộ chiến binh cho al-Qaeda. Theo cách tương tự, các chính quyền khắp thế giới đã viện dẫn việc giam giữ không giới hạn các tù nhân Arab và Hồi Giáo ở nhà tù Hoa Kỳ trên Vịnh Guantanamo – chưa nói tới sự biện minh của các quan chức Hoa Kỳ về việc sử dụng tra tấn đối với họ - để hợp pháp hóa sự lạm dụng của họ. Vì lý do này, một tá những người được giải Nobel đã kêu gọi Obama “công khai hoàn toàn cho người dân Mỹ về sự mở rộng và sử dụng tra tấn” của Hoa Kỳ, một lời kêu gọi mà Obama phản đối.

“Cuộc chiến chống khủng bố” cũng đã được sử dụng để biện minh cho việc NSA và các cơ quan chính quyền khác xâm phạm quyền riêng tư và tự do dân sự khác.

Thứ tám: Một cuộc chiến khác sẽ lãng phí tiền bạc và tài nguyên cần thiết cho mọi nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.

Đầu năm nay, Quốc Hội thông qua việc cắt giảm 8,7 tỷ dollar trong chương trình phiếu thực phẩm cho người nghèo. Cùng lúc, cuộc chiến mới chống ISIS của Obama tiêu tốn từ 18 đến 22 tỷ dollar mỗi năm. Vào tháng trước, Obama hỏi xin Quốc Hội mới do Đảng Cộng Hòa chiếm đa số về 5,6 tỷ dollar tài trợ bổ sung – không phải để sửa chữa mạng lưới an sinh xã hội, mà là cho Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại Giao tham gia cuộc chiến chống ISIS.

Như nhà bình luận Trung Đông Juan Cole đã viết: 

“Cũng những người có rắc rối khi biện minh một mạng lưới an sinh cho người lao động nghèo và cảm thấy cần khẩn cấp cắt bỏ hàng tỷ dollar khỏi chương trình vốn giúp cho xã hội văn minh hơn rừng rậm săn mồi sống – cùng những người đó đã không khó khăn chấp thuận hàng tỷ dollar cho các chiến dịch ném bom mơ hồ khó có thể đo lường bằng hệ mét”.

Sự thống trị của Hoa Kỳ ở Trung Đông cũng là sự gia tốc khai thác và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch – ngay cả khi các nhà khoa học về khí hậu đã thống nhất kêu gọi để nguyên nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất để trái đất có cơ hội chiến đấu duy trì hệ sinh thái. 

Từ Iraq đến Syria cho tới Hoa Kỳ, người dân thường không thu được lợi ích gì từ cuộc phiêu lưu của để quốc để giữ cho tiền tiếp tục chảy vào két của những doanh nghiệp giàu có và quyền lực nhất thế giới.

Trên hết, hệ thống chủ nghĩa tư bản đã đẩy các quốc gia dân tộc và các doanh nghiệp vào một xung đột toàn diện để đánh bại các đối thủ cạnh tranh và thống trị hành tinh. Chỉ bằng cách nhổ rễ hệ thống này và thay thế nó bằng xã hội xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu của người dân và môi trường mới được đáp ứng, nếu không hệ thống sẽ tiếp tục mù quáng lao theo lợi nhuận.

Alan Maas là biên tập viên của Socialist Worker. Eric Ruder là một nhà văn ở Chicago.

*Chú thích của người dịch: Khi Mỹ tấn công bất cứ quốc gia nào thì chính quyền quốc gia đó đều bị coi là độc tài, ngay cả khi họ có được bầu cử dân chủ và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, rất nhiều tác giả tiến bộ cũng hay mắc cái lỗi là dễ dàng sử dụng lập luận của Mỹ trong bài viết. Trường hợp của chế độ Assad ở Syria cũng vậy, họ chưa từng bị coi là độc tài cho đến khi Mỹ muốn lật đổ họ. 

Thursday, November 20, 2014

Nga xâm lược Ukraina: Một lần nữa. Một lần nữa. Lại một lần nữa.

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Russia Invades Ukraine: Again. And Again. And Yet Again" của tác giả William Blum bàn luận về bằng chứng của cái gọi là Nga xâm lược Ukraina.

Nga xâm lược Ukraina: Một lần nữa. Một lần nữa. Lại một lần nữa

“Nga tăng cường hành động mà các quan chức Phương Tây và Ukraina mô tả là cuộc xâm lược bí mật vào ngày thứ tư [27 tháng 8], đưa các đội quân thiết giáp vượt qua biên giới để mở rộng xung đột sang một khu vực mới trên lãnh thổ Ukraina. Trong cuộc xâm nhập mới nhất, mà quân đội Ukraina cho biết là có 5 xe thiết giáp chở lính, ít nhất là lần thứ ba quân lính và vũ khí từ Nga đã vượt qua biên giới phía đông nam trong tuần.” 

Không có bất kỳ bức ảnh nào trong câu chuyện của tờ New York Times cho thấy quân đội Nga hay xe thiết giáp.

Câu chuyện tiếp tục, “Chính quyền Obama khẳng định trong suốt các tuần qua rằng Nga đã di chuyển pháo binh, hệ thống phòng không và thiết giáp để hỗ trờ quân nổi dậy ở Donetsk và Luhansk. ‘Những cuộc xâm nhập cho thấy một cuộc phản công do Nga chỉ huy đang được chuẩn bị’, Jen Psaki, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nói. Trong bản tin vắn hàng ngày ở Washington, bà Psaki cũng chỉ trích ‘thái độ không sẵn sàng nói sự thật’ của chính quyền Nga về việc quân đội của họ đã đưa binh lính vào sâu trong lãnh thổ Ukraina 30 dặm.” 

Ba mươi dặm sâu trong lãnh thổ Ukraina và không hề có một bức ảnh vệ tinh, hay một máy quay phim ở bất cứ đâu gần đó, thậm chí không có một phút video nào cho thấy điều đó. “Bà Psaki dường như [sic] đề cập tới những đoạn phim ghi hình binh lính Nga, do chính quyền Ukraina đưa ra.” Tờ Times có vẻ cũng quên cho độc giả biết họ có thể xem những đoạn phim đó ở đâu.

“Mục tiêu của Nga, một quan chức Phương Tây nói, có thể là chiếm đóng một hành lang thoát ra biển để gia cố cho khu vực bị bao vây của phe nổi dậy ở miền đông Ukraina.” 

Điều đó dĩ nhiên là không xảy ra. Điều gì diễn ra khi tất cả những binh lính Nga đó đi sâu vào lãnh thổ Ukraina 30 dặm?

“Hoa Kỳ có những bức ảnh cho thấy pháo binh Nga di chuyển vào Ukraina, quan chức Hoa Kỳ nói. Một bức hình được chụp vào thứ năm vừa qua, đã cho một phóng viên tờ New York Times xem, cho thấy các đơn vị quân đội Nga đang di chuyển các pháo tự hành vào Ukraina. Một bức ảnh khác vào ngày thứ bảy cho thấy đơn vị pháo binh đó trong vị trí chiến đấu ở Ukraina.”

Những bức ảnh đó đâu? Làm sao chúng ta biết đó là binh lính Nga? Làm sao chúng ta biết là những bức ảnh đó được chụp ở Ukraina? Nhưng quan trọng nhất là những bức ảnh khốn kiếp đó đâu?

Tại sao tôi hoài nghi? Bởi vì chính quyền Ukraina và Mỹ đã cung cấp cho chúng ta những câu chuyện kinh hãi suốt 8 tháng qua, mà không hề có bằng chứng hình ảnh rõ ràng hay bất kỳ bằng chứng nào khác, thường xuyên trái ngược với nhận thức thông thường. Đây là một số trong rất nhiều ví dụ khác, trước và sau điều này: 

* Tờ Wall Street Journal (March 28) đưa tin: “Binh lính Nga tập trung ở gần Ukraina đang tích cực che dấu vị trí và củng cố đường tiếp vận để có thể sử dụng trong một chiến dịch lâu dài, làm dấy lên quan ngại rằng Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc xâm nhập quan trọng [sic] khác và không phải là tập trận như họ khẳng định, quan chức Hoa Kỳ tuyên bố.”

* “Chính quyền Ukraina cáo buộc rằng quân đội Nga không chỉ áp sát mà thực tế đã vượt qua biên giới vào khu vực do quân nổi dậy kiểm soát. (Washington Post, ngày 7 tháng 11)

* “Tướng Không Lực Hoa Kỳ Philip M. Breedlove nói với các phóng viên ở Bulgaria rằng NATO đã chứng kiến các xe tăng, pháo binh, hệ thống phòng không và lính chiến đấu Nga tiến vào Ukraina qua một biên giới hoàn toàn mở với Nga hai ngày trước đây.” (Washington Post, ngày 13 tháng 11)

* “Ukraina cáo buộc Nga gửi nhiều binh lính và vũ khí hơn tới hỗ trợ quân nổi dậy chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Kremlin đã liên tục phủ nhận việc hỗ trợ quân nổi dậy. (Reuters, ngày 16 tháng 11)

Kể từ cuộc đảo chính vào tháng hai do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Ukraina, Bộ Ngoại Giao đã đưa ra lời cáo buộc tiếp đó về các hoạt động của quân đội Nga ở Đông Ukraina mà không có bằng chứng hình ảnh vệ tinh hay các bằng chứng hình ảnh và tài liệu khác; hoặc họ đưa ra một số thứ rất không rõ ràng và không thể kết luận, như xe vận tải không có tên hiệu, các bản tin không có nguồn gốc, hay trích dẫn “truyền thông xã hội”, những gì mà chúng ta thấy thường không gì hơn chỉ là lời cáo buộc. Chính quyền Ukraina rất xứng đôi vừa lứa với họ.

Sau tất cả những điều này chúng ta phải lưu ý rằng nếu Moscow quyết định xâm lược Ukraina thì chắc chắn họ sẽ dùng không lực để yểm hộ cho bộ binh. Không hề có bất cứ đề cập nào về yểm hộ bằng không lực.

Điều này gợi nhớ tới hàng sa số các câu chuyện trong ba năm qua về “máy bay Syria ném bom các thường dân không có phòng vệ”. Bạn có từng thấy một bức ảnh hay một đoạn phim về máy bay của chính quyền Syria ném bom? Hay bom đang nổ? Khi nguồn của những câu chuyện đó được đề cập, hầu hết là từ các nhóm nổi loạn đang đánh lại chính quyền Syria. Tiếp đó là tấn công bằng “vũ khí hóa học” của chính quyền Assad độc ác. Nếu một bức ảnh hay đoạn phim xác nhận câu chuyện đó thì tôi chưa bao giờ thấy ai đó buồn đau hay truyền thông đăng tải; không có ai đeo mặt nạ hơi độc. Chỉ có trẻ em bị giết hay đau đớn? Không có kẻ nổi loạn?

Tiếp theo là vụ bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia vào ngày 17 tháng 6, trên bầu trời miền đông Ukraina, làm 298 người thiệt mạng, mà Washington thích thú gán cho Nga hay quân nổi dậy thân Nga. Chính quyền Hoa Kỳ - và do đó truyền thông Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu và NATO – muốn chúng ta tin rằng đó là do quân nổi dậy và/hay Nga. Thế giới vẫn đang chờ đợi các bằng chứng. Hay thậm chí là là động cơ. Bất cứ thứ gì. Tổng thống Obama không chờ đợi. Trong phát biểu ngày 15 tháng 11 ở Australia, ông ta nói “phản đối cuộc xâm lược Ukraina của Nga – đó là một mối đe dọa thế giới, như chúng ta đã thấy qua vụ bắn hạ máy bay MH17 kinh hoàng”. Dựa trên những gì tôi đã đọc, tôi đoán là chính quyền Ukraina đứng đằng sau vụ bắn hạ, do nhầm lẫn nó với chiếc máy bay của Putin, vốn được đưa tin là có mặt tại khu vực.

Có thể nói rằng mọi lời cáo buộc trên là dối trá? Không, nhưng gánh nặng bằng chứng nằm trên vai người cáo buộc, và thế giới vẫn đang chờ đợi. Những người cáo buộc sẽ cố gắng tạo ra ấn tượng rằng có hai mặt trong mỗi câu hỏi mà không thực sự đưa ra một trong số chúng.

William Blum là tác giả cuốn sách Killing Hope: U.S. Military and CIA Interventions Since World War II, Rogue State: a guide to the World’s Only Super Power . Sách mới nhất của ông là: America’s Deadliest Export: Democracy. Có thể liên lạc với ông qua hòm thư điện tử: BBlum6@aol.com

Wednesday, November 19, 2014

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Can China Contain America?" của tác giả John V. Walsh với một góc nhìn khác về sự thay đổi của trật tự thế giới.

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là điều thường xuyên được hỏi ở phương tây. Nhưng đối với chiến tranh và những cuộc tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất thì Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và dĩ nhiên là cả các nước khác trong thế giới đang phát triển. 

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của phương tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ ở Đông Á. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng phương tây cùng với các sứ giả và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park của Hàn Quốc. 

Một phác thảo lịch sử ngắn chỉ đơn thuần kể lại chi tiết các đóng góp của Anh-Mỹ vào vụ cưỡng bức Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, hai mẩu nhỏ quyền lực Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội đã cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á để nói: Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tôi rời khỏi khi người Việt Nam hạ nhục chúng tôi và đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Nhưng chúng tôi đang quay trở lại. Chúng tôi đang xoay trục.

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, do Hoa Kỳ sa lầy nghiêm trọng ở Trung Đông, nhờ vào sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc dấn thân sâu hơn một chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông và gửi thêm 1500 lính bộ binh tới chiến trường ở Iraq.

Tại đỉnh điểm của hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua môt thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà Hoa Kỳ buộc Châu Âu phải từ chối bằng cuộc đảo chính ở Kiev, đến với Trung Quốc. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc, thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây, với rất nhiều phô trương. Tuyến đường bộ cung cấp cho Trung Quốc một nguồn dầu dồi dào, tránh bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn trên biển. Điều đó gia tăng an ninh của Vương Quốc Trung Cổ, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Con quái vật biển của Hoa Kỳ trở thành một công cụ kém phù hợp với mục tiêu thống trị của Hoa Kỳ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng phiền toái cho những người đóng thuế Hoa Kỳ.

Hội đàm ở APEC tập trung vào kinh tế, thứ sẽ quyết định hình dáng của thế giới sắp tới. Kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn Trung Quốc trên chỉ tiêu so sánh sức mua và đang trên đà tiến tới ngang bằng với Hoa Kỳ trên chỉ tiêu tuyệt đối trong vòng một thập kỷ. Trung Quốc không ngừng theo đuổi tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tổng thể mà họ cần. Obama đã đề xuất gì? Ông ta đang bán rong thỏa thuận thương mại Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm Nhật Bản và 10 nước khác nhưng không có Trung Quốc. Ông ta nói thản nhiên rằng mục đích của hiệp định không phải là bao vây hay cô lập Trung Quốc mặc dù hiệp định thực tế được thiết kế để làm điều đó. Mặc dù vậy, TPP không có nhiều tiến bộ, bởi vì nó được soạn thảo bí mật bởi và phục vụ cho các nhà độc quyền doanh nghiệp và tài chính Hoa Kỳ. Các quốc gia khác sẽ không cắn miếng mồi TPP nếu chỉ có ít hoặc chả có lợi lộc gì cho họ. 

Một số nhà bình luận phương Tây coi Khu Vực Tự Do Thương Mại Châu Á Thái Bình Dương (FAATP) như một cú trả đòn của Trung Quốc đối với TPP. Tuy Trung Quốc đã rất nỗ lực thúc đẩy FAATP tại hội nghị APEC và nhận được sự chấp thuận của tất cả 21 nước tham dự, nhưng đó không phải là ý tưởng mới hay là ý tưởng của Trung Quốc. Đó là ý tưởng được khởi đầu khi APEC thành lập vào năm 1989, theo thủ tướng Singapore Lý Hiển, người đã tán dương nỗ lực thúc đẩy việc hiện thực hóa hiệp định này của Trung Quốc, mà việc nghiên cứu hiệp định đã kéo dài hai năm. Lý nói rằng khi FAATP được thiết lập, nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực và sẽ là một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Tương tự, Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), ngân hàng này sẽ cấp vốn cho các đầu tư cần vốn gấp của khu vực. Nhu cầu đầu tư là vào khoảng 8 nghìn tỷ dollar; Trung Quốc sẽ cung cấp trước hết 100 tỷ dollar và tổ chức trụ sở ở Bắc Kinh. Ngân hàng được khánh thành chính thức vào tháng 10, chỉ vài tuần trước hội nghị APEC và bao gồm 21 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine, Pakistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Oman, Qatar, Sri Lanka, Uzbekistan, và Việt Nam. Australia, Indonesia, Hàn Quốc không tham gia, bất chấp những lợi ích mà họ bày tỏ một năm trước – một sự thay đổi do sức ép của Hoa Kỳ. Khó có thể tin rằng Hoa Kỳ không tìm cách cô lập và làm suy yếu Trung Quốc, đây là “bao vây” Trung Quốc bằng cách kéo các quốc gia khác ra khỏi một sự dàn xếp sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. 

Nhưng bất kể là Hoa Kỳ có cố gắng gì vào lúc này, Trung Quốc đã đủ sức mạnh quân sự để đáp trả tấn công của phương Tây – mặc dù vẫn chưa có cuộc tấn công nào được khởi sự. Với sức mạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc có thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho mệnh lệnh của phương Tây. BRICS có thể là dấu hiệu đầu tiên của điều đó. Kinh tế Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á đang mở rộng tất cả mọi con đường tới châu Âu báo hiệu một thế giới mới đa cực như đã được phác thảo ở đây.

Hoa Kỳ đang bận rộn bị ném bom, trừng phạt và nói chung gieo rắc nghèo khổ cũng như bất hòa ở nhiều nơi trên khắp thế giới – nhất là ở Trung Đông. Ở Đông Á họ đang theo đuổi chính sách cô lập Trung Quốc cũng như xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc đang mê mải làm giàu và động viên các nước khác làm điều tương tự. Hoa Kỳ đang phe súng; Trung Quốc đang buôn bơ. Điều gì tốt hơn cho nhân loại?

John V. Walsh can be reached at John.Endwar@gmail.com

Mười hành động phi pháp của cảnh sát Hoa Kỳ khi ngăn chặn biểu tình

Từ khi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết thanh niên da màu Michael Brown, người dân Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc cảnh sát lạm sát dân thường. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đã bị cảnh sát ngăn cản. Bạn đọc blog muốn biết các chiến thuật cảnh sát Mỹ thường dùng để giải tán đoàn biểu tình thì xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Ten Illegal Police Actions to Watch for in Ferguson" của tác giả Bill Quigley, một giáo sư luật người Mỹ. Tiêu đề do người dịch đặt.

Muời hành động phi pháp của cảnh sát được chờ đón ở Ferguson

Khi phán quyết về Michael Brown được công bố, người dân có thể dự đoán cảnh sát sẽ dùng ít nhất 10 biện pháp bất hợp pháp để ngăn cản người dân thực hiện các quyền hợp hiến của họ. Cảnh sát Ferguson xuất hiện trên truyền hình nhiều hơn ở nơi khác, nên người dân có thể thấy hành động của họ khủng khiếp ra sao. Nhưng các chiến thuật cảnh sát bất hợp pháp của họ không may mắn là cũng được các lực lượng thực thi pháp luật khác sử dụng khá phổ biến trong các cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ.

Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Mỹ hứa hẹn rằng chính phủ sẽ không ngăn cản quyền tự do ngôn luận hay ngăn cản quyền được tụ tập ôn hòa hoặc kiến nghị của người dân đối với chính quyền trong việc sửa chữa các bất công. 

Đây là những gì họ sẽ làm, hãy chứng kiến từng hành động bất hợp pháp khi đám đông lớn lên.

Thứ nhất. Cố gắng ngăn cản người dân biểu tình. Mọi cảnh sát đều nói rằng họ để cho người dân biểu tình. Họ luôn cho phép biểu tình trong chốc lát. Sau đó cảnh sát sẽ thấy mệt mỏi và hết kiên nhẫn, họ cố gắng ngăn cản người dân tiếp tục biểu tình. Chính quyền sẽ nói người dân chỉ có thể biểu tình trong một thời gian nhất định, hay trên một con phố cụ thể, hoặc chỉ khi họ tiếp tục di chuyển, hay không ở đó, không ở đây, không phải bây giờ, không lâu hơn nữa. Những hành động đó của cảnh sát không được Hiến Pháp Mỹ cho phép. Người dân có quyền biểu tình, chính quyền nên để họ yên.

Thứ hai. Những kẻ khiêu khích. Cảnh sát dường như sắp đặt sẵn hàng tá các sĩ quan, da trắng và da đen, đàn ông và phụ nữ, bên trong nhiều nhóm biểu tình. Những sĩ quan này sẽ do thám bất hợp pháp những người biểu tình ôn hòa và thường xuyên có các hành động bất hợp pháp cũng như kích động người dân có các hành động bất hợp pháp. Họ thậm chí cũng bị bắt giữ nhưng thần kỳ là không bao giờ bị tống giam. Nhiều người khác trong nhóm sẽ được trả tiền để báo tin về nhóm với chính quyền. Nực cười là khi các cảnh sát chìm bị phát hiện thì họ luôn khẳng định là họ có quyền hợp hiến ở đó và cố gắng sử dụng hiến pháp mà họ xâm phạm làm lá chắn!

Thứ ba. Các đội bắt cóc. Cảnh sát sẽ quyết định ai là người họ không thích hay ai là người mà họ cho là lãnh đạo. Sau đó họ sẽ sử dụng một nhóm nhỏ vũ trang hạng nặng để xông vào đám đông ôn hòa và tóm lấy người đó, kéo người đó ra và bắt giữ người đó.

Thứ tư. Bắt giữ trái phép. Cảnh sát sẽ bắt giữ bất cứ ai họ chọn, bất cứ khi nào họ muốn và sẽ tạo ra các câu chuyện để biện minh cho việc bắt giữ. Nếu người dân đập vỡ của kính hay làm đau người khác, việc bắt giữ là hợp pháp. Mặc dù vậy, cảnh sát sẽ bắt giữ trước tiên và phân loại xem ai là người sẽ bị bắt giữ sau đó. Cảnh sát ở Ferguson đã bắt giữ trái phép cả những người quan sát hợp pháp, một giáo sư luật, và các lãnh đạo tôn giáo. 

Thứ năm. Hăm dọa. Như họ đã cho thấy nhiều lần ở Ferguson và khắp đất nước, khi người biểu tình nóng giận, cảnh sát sẽ xuất hiện trong trang phục chống bạo động, mặc đồ kiểu như ninja rùa (những khẩu súng to lòe loẹt, khiên nhựa, dùi cui lớn, nẹp ống đồng, mặt nạ hơi ngạt, dây khóa tay) và hành động như những chiến binh quân đội đang bảo vệ người dân khỏi sự xâm lược của ISIS.

Thứ sáu. Dồn ép hay bao vây. Cảnh sát sẽ bao quanh một nhóm và nhốt họ lại, không để họ di chuyển. Họ sẽ bắt giam tất cả hoặc buộc mọi người phải di chuyển theo một hướng. Hành động này, như cảnh sát biết rất rõ, luôn gom cả những người vô tội đi ngang qua cũng như người biểu tình. NYPD làm điều đó với hàng trăm người trên cầu Brooklyn và nhiều người biểu tình khác. Đôi khi họ dùng lưới nhựa màu cam hay lưới ngăn tuyết, đôi khi chỉ với rất nhiều cảnh sát.

Thứ bảy. Đột kích vào các nhà thờ, tổ chức hay gia đình hỗ trợ. Cảnh sát thường xuyên đột kích bất hợp pháp theo kiểu hạ thủ trước các nơi mà các tình nguyện viên ngủ, nấu nướng hay đỗ xe. Họ nói nối địa phương và cáo buộc người biểu tình liên quan tới các tổ chức bạo lực.

Thứ tám. Xe tải phát âm thanh gây đau tai. Cảnh sát cũng sẽ sử dụng xe tải phát âm thanh gây đau tai với LRAD (Thiết Bị Truyền Âm Cự Ly Dài). Đầu tiên được sử dụng ở Iraq, giờ được sử dụng chống lại những người biểu tình ôn hòa ở Mỹ. Chiếc xe tải phát ra âm thanh đủ lớn để gây đau tai. Chưa bao giờ được bất kỳ tòa án nào chấp nhận, hành động gây đau đớn có chủ tâm này là một biểu hiện của việc quân sự hóa cảnh sát. Cảnh sát cũng sử dụng MRAs Xe Chống Phục Kích Bằng Mìn – xe tải mang giáp nặng trông giống như xe tăng nhưng chạy bằng bánh chứ không phải bằng xích. Đây là một phần của sự hăm dọa.

Thứ chín. Bắt giữ các phóng viên. Khi cảnh sát cảm thấy hơi nóng của quan điểm công chúng, họ sẽ ép buộc các nhà báo tránh xa người biểu tình. Những ai vẫn khăng khăng tham gia vào hoạt động được hiến pháp bảo vệ và ghi hình sự kiện sẽ bị bắt giữ.

Thứ mười. Vũ khí hóa học và các vũ khí khác. Khi cảnh sát thực sự vô vọng và lo ngại, họ sẽ tìm cách giải tán toàn bộ đám đông với bình xịt hạt tiêu, hơi cay và các vũ khí hóa học khác, đạn gỗ hay đạn cao su. Nếu chuyện này xảy ra, cảnh sát thực sự mất kiểm soát và nguy hiểm nhất.

Hàng tá và hàng tá các lực lượng cảnh sát khác sẽ vây quanh người biểu tình ở Ferguson khi phán quyết về Michael Brown được công bố. Nhân viên FBI, An Ninh Nội Địa, Cảnh Sát Tư Pháp, Cảnh Sát Bang, Cảnh Sát Trưởng Hạt và cảnh sát thành phố địa phương từ hàng tá các thành phố nhỏ ở St. Louis và phụ cận sẽ có mặt tại hiện trường. Dĩ nhiên đây là lúc mà quyền biểu tình hợp hiến của người dân thực sự được bảo vệ. Chúng ta chỉ có thể hy vọng. Nhưng đồng thời, hãy chứng kiến các chiến thuật thông dụng của cảnh sát. 

Bill Quigley is a law professor at Loyola University New Orleans

Monday, November 17, 2014

Lý giải hệ thống giai cấp của Mỹ

Bạn muốn biết người Mỹ nghĩ gì về đất nước mình? Bạn muốn hiểu sự giàu có đã sinh ra sự nghèo khổ ra sao? Hãy đọc Joe Bageant qua bản dịch "Understanding America's Class System"

Lý giải hệ thống giai cấp của Mỹ
Bóp còi nếu anh thích trứng cá muối

Giai cấp thượng lưu chính trị thì thế nào, hử? Năm triệu dollar cho lễ cưới của Chelsea Clinton, 15 ngàn dollar chỉ để thuê nhà vệ sinh có điều hòa nhiệt độ - những bé bi cỡ bự bằng thủy tinh và chrome với nước nóng và đủ mọi thứ. Những người đó không cần mang mặt nạ chống độc và mảnh giấy vệ sinh vuông nhợt nhạt nhỏ xíu.

Phải, thật choáng ngợp khi nhìn từ chỗ tồi tàn. Nhưng sự thật là khi chúng ta nhìn giai cấp thượng lưu chính trị, chúng ta thấy những con khỉ khiêu vũ, không phải là thợ đàn organ đang gõ nhịp điệu. Giai cấp chính trị Washington được moi lên từ dân thường giống như giai cấp cai trị được moi lên từ giai cấp chính trị. Ví dụ, họ không làm việc để sống bằng một công việc bình thường, mà kiếm tiền từ những thứ trừu tượng như đầu tư và luật pháp, cả hai thứ đó đều không làm ai bị sa ruột hay bị chứng ống cổ tay. Hay nói theo cách khác, giai cấp cai trị chả làm việc gì cả.

Trên phương diện tiền bạc, giai cấp chính trị Washington giàu hơn giai cấp lao động cũng cùng mức độ như giai cấp cai trị giàu hơn giai cấp chính trị. Điều đó tạo ra thứ gì đó để giai cấp chính trị phấn đấu. Cuối cùng, họ bắt chước các hành vi, khẩu vị và phong cách sống của giai cấp thượng lưu cai trị, và theo dõi các thành viên mới. Hơn nữa, quá trình lột xác bắt đầu với các trường đại học và liên hệ đúng đắn, đạt đến cực điểm khi chuyển tới Washington với đám sâu bướm trẻ trung tham vọng và đặc quyền đặc lợi nhất trong phần còn lại của thế hệ họ. 

Họ kiếm đủ tiền hoặc ít nhất phải giả vờ như vậy cho đến khi họ kiếm được. Năm mươi mốt trong số 100 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ít nhất là triệu phú – có vẻ như hơn cả mức đó, từ khi nhiều nhiều triệu dollar nhà ở và bất động sản được loại trừ khỏi các bảng kê khai chính thống. Ví dụ như trong nghị viện, giá trị tài sản ròng của Nancy Pelosi là 13 triệu hoặc 92 triệu dollar, phụ thuộc vào việc ai sẽ đếm. Việc họ không ngần ngại che dấu những con số lớn ấy là một điều huyền bí. 13 triệu, 92 triệu, sự khác biệt sẽ không thay đổi quan điểm của chúng ta về Nancy. Quan điểm của chúng ta là khoang đã đầy. Chật cứng luôn. Các thành viên tương đối nghèo của quốc hội, như Barney Frank, cũng gần triệu phú. Bảng kê khai của ông ta cho thấy giá trị tài sản ròng là 976 ngàn dollar. Suốt đời mình, tôi cũng không thể hiểu họ kiếm được bằng cách nào. 

Cùng với tập quán, giai cấp chính trị bắt chước các luật lệ và định kiến của giai cấp cai trị, nhất là điều cực kỳ cần thiết phải chấp nhận: Công chúng có trí tuệ tập thể của một con gà. Ok, điều đó rất khó phản biện vào lúc này, nhưng chúng ta phải duy trì tối thiểu là một chút bình đẳng bề ngoài chứ. Đằng nào cũng vậy, như một nhóm, thượng lưu chính trị nghĩ, nhìn và hành động giống nhau, và hành động vì lợi ích của bản thân. Điều đó làm cho họ thành một giai cấp. 

Mặc xác giai cấp vô sản, chỉ cần đếm tiền

Giai cấp chính trị đứng giữa tất cả chúng ta ở đây và nhóm thiểu số nhỏ bé của giai cấp cai trị tuyệt vời ở đó, bất kể đó là chỗ khốn kiếp nào. Không cần phải liếc mắt. Anh không thể thấy họ từ chỗ chúng ta. Cực kỳ thuận tiện để phủ nhận sự tồn tại của giai cấp cai trị.

Mặt khác, anh không cần phải nhìn một con chó đang liếm bi để biết điều gì được sắp đến – hay không đến. Sổ sách theo dõi thành tích của giai cấp chính trị là sổ công khai. Khi lớp triệu phú làm đệm cho thượng lưu, những kẻ trả tiền cho các chiến dịch tranh cử của họ, thì họ hoàn thành công việc. Họ chấp nhận việc cắt giảm thuế khóa đối với người giàu của chính quyền Bush. Họ xóa bỏ tín dụng thuế trên đầu trẻ em cho các gia đình có thu nhập thấp hơn 20,000 dollar. Họ “cải cách” sắc lệnh về quyền thuốc men ra khỏi bảo hiểm y tế. Họ cải cách chăm sóc sức khỏe thành hàng trăm tỷ lợi nhuận tăng thêm của ngành bảo hiểm.

Mặc dù vậy, giờ khắc đẹp đẽ nhất của giai cấp chính trị Mỹ xuất hiện vào tháng 9 năm 2008 khi cỗ máy tài chính tham lam của các công ty đầu tư Mỹ quật lại. Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đa số ý kiến của doanh nghiệp và nhà chế tạo Mỹ kết hợp thành một nỗ lực lưỡng đảng vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ. Chẳng làm gì hết, chúng ta đều đồng ý, ngoài việc mua lại 700 tỷ dollar các khoản “đầu tư xấu”. “Nếu không”, họ tiên đoán, thế giới sẽ tận số. Có nghĩa là cái hệ thống lừa đảo Ponzi cấp quốc gia mà họ luôn bán cho người dân Mỹ như là kinh tế Mỹ cuối cùng sẽ tiêu tùng.

Trong trường hợp có bất cứ sự hoài nghi nào của những kẻ cùng khổ, công chúng được nhắc nhở về việc họ sẽ tổn thất ra sao – có lẽ là mất sạch. Sâu trong hầm chưng cất, nhân viên túi đen của Goldman Sachs cấp điện cho “kinh tế” với đủ “các công cụ tài chính” dễ bùng nổ để lấy đi mọi căn nhà của người lao động, hay các khoản tiết kiệm hưu trí, mà ngành dược phẩm đã hút cạn đến vạch báo động. Điều gì đó phải hoàn thành trước khi ngành chăm sóc sức khỏe gom sạch, và tái cấp vốn cho cuộc hành trình gia đình.

Vâng thưa ngài, đó sẽ là “sụp đổ hệ thống”, nhờ Chúa, và nếu anh cần bằng chứng, hãy nhìn vào cái cách mà cả George Bush lẫn Barack Obama cùng chấp nhận rằng một số công ty Mỹ quá lớn để phá sản, do đó đây là lúc công chúng phải tát nước ra khỏi thuyền. Cùng lúc, các nhà kinh tế học vương giả đều nhất trí là vụ “cứu trợ” này cần có 10 nghìn tỷ dollar ở đâu đó dưới chân tháp – một ngọn tháp rất thấp. Mọi thứ rất nghiêm trọng và chúng ta phải làm điều đó. Đúng không? 

Trong một sự phản ứng bất thường của nhận thức thông thường, công chúng Mỹ nói “vớ vẩn”, với tỷ lệ 3 hay 4 trên 1, tùy từng khu vực. Điều đó không gây trở ngại cho thượng lưu chính trị và kinh tế nhiều. Đám vô sản thì biết quái gì cơ chứ?

Tiếp đó, giai cấp sở hữu kinh tế và chính trị thay ngựa giữa dòng, sau khi nhận ra rằng có nhiều món lợi bất ngờ cho những nhân vật chủ chốt trong việc cứu trợ các ngân hàng và công nghiệp lớn. Điều đó vi hiến, nhưng khốn kiếp, đó là điều mà Tòa Án Tối Cao ủng hộ. Giai cấp vô sản lầm bầm và chăm chú vào các chương trình truyền hình về những giảng giải không bao giờ thành sự thật.

Dĩ nhiên, đối lập đảng phái trở thành thứ mà trong những ngày đó – lằn ranh đẫm máu của những con linh cẩu gầm gừ - bầu chọn Obama có nghĩa là GOP cần phải lên án tổng thống mới để thể hiện. Hay ít nhất ỉa vào Phòng Bầu Dục, và sau đó phàn nàn về ông ta. Hầu hết các gã Cộng Hòa giữ chức vụ trong năm 2008 đều buộc phải lập luận công khai chống lại “gói cứu trợ sai lầm”, “gói kích thích”, và vụ bảo lãnh khổng lồ. Bên cạnh đó, một số kẻ khác giương lên khẩu hiệu sặc sỡ về “thị trượng tự do tự điều chỉnh”, ít nhất là đủ rộng để GOP nấp đằng sau trong hậu trường, nơi những thỏa thuận thật sự luôn là nhát cắt. Đó là nơi các công ty vũ khí đề xuất hệ thống, sử dụng các nghị viên và tướng lĩnh làm đại diện bán hàng. Đó là nơi phải hiểu rằng, như John Kenneth Galbraith chỉ ra lúc gần cuối đời, khi đã đủ an toàn để nói sự thật, “cổ đông chỉ là vật phụ thuộc, ai đó cầm túi cho doanh nghiệp, cổ phần chỉ là chip sòng bạc của các quỹ đầu tư mạo hiểm và Phố Wall,” và đối với những gã khờ khạo tin rằng chúng đánh lừa được Giao Dịch Tần Suất Cao – hay là Lừa Đảo Tốc Độ Cao. (Cảm ơn độc giả Brent B. đã cho tôi biết điều này).

À, nhưng tôi đã lạc đề. Có gì mới không? Điều cốt yếu là sương khói đã tan, tiền bạc nằm trong két của giai cấp thống trị, và một trò chơi xoay chai tìm ra con tốt thí để giải trí cho đám đông những năm tới. Ngọn lửa công cộng trên quảng trường trung tâm quốc gia của truyền thông luôn thu hút đám đông. 

Boaaaaaa! Obama sẽ không cho chúng ta chơi

May mắn là, đối với cả hai đảng, không có cái gì được gọi là trí nhớ chính trị Hoa Kỳ. Linsay Lohan hẹn hò với bạn cai nghiện, vận động viên trượt tuyến Riley Giles, phải, điều đó có thể ghi nhớ. Đảng Cộng Hòa chấm dứt chuyện tương tự, như sự phản bội nhỏ bé dưới thời Bush và Clinton Sền Sệt – tốt thôi, điều đó có thể giống như là lịch sử Ai Cập cổ đại. Sự thật là cả hai đảng buộc các ngân hàng áp lãi suất cao đối với các khoản vay mua nhà cho những người không đủ điều kiện, bởi vì lạm phát giá nhà do sự phình ra của bong bóng sẽ mang lại hàng tỷ dollar cho các nhà đầu tư lơn, những kẻ biết khi nào phải thoát thân. Họ sẽ còn ở lại khi mọi thứ ổn và khi bong bóng vỡ, họ sẽ kêu gào về “quá lớn để sập”. Chính quyền vốn không trải đời để bán chịu kinh tế, sẽ nhét cho họ hàng đống tiền. Đó là thứ mà các chủ ngân hàng gọi là tình huống đôi bên cùng có lợi: đằng nào thì chủ ngân hàng cũng kết thúc với đống tiền. 

Cùng lúc, tầng lớp thượng lưu Cộng Hòa vẫn cần một miếng thịt bò với gã da đen mới trong chuồng, kẻ sẽ đá vào mông họ và vẫn được ưa chuộng vào lúc này. Kẻ tốt nhất họ có thể đồng hành với vụ cứu trợ mà họ đã được phép bỏ vào quá ít. “Obama sẽ không cho chúng ta chơi với ông ta. Boaaaa!” Dĩ nhiên là một màn tung hỏa mù, do ông ta làm đúng những gì họ sẽ làm, những gã Cộng Hòa chuyển cho chủ ngân hàng mọi tờ bạc mà người dân có và ngay cả khi khốn kiếp là họ không có, nhưng có thể thanh toán trong, ồ, 100 năm tới hay tới tận ngày tận thế, hỏa mù tan đi, bất cứ ai xuất hiện đầu tiên. 

Điều cuối cùng, không ai ở Washington tranh chấp quyền áp đặt chính sách của giai cấp thống trị. Trên hết, giai cấp chính trị đồng ý rằng với giả thuyết chủ chốt của giai cấp thống trị: Công chúng chả đếch biết gì, chưa bao giờ và không bao giờ. Thế nên tốt nhất là đừng có chọc tức công chúng, không phải vì công chúng có quyền lực gì (quyền lực là tiền ở Hoa Kỳ và giới thượng lưu đã nắm cả), mà bởi vì các quan chức dân cử sẽ phải trả lời những câu hỏi đần độn của những người như kiểu Đảng Trà. Hay những kẻ sùng bái Ron Paul. Gawd!

Howard, có thể làm ơn về nhà không

Nước Mỹ luôn có một giai cấp cai trị, và nó luôn làm những điều vớ vẩn với thế giới mà nó không nên. Nhưng ít nhất giai cấp cai trị trong quá khứ thú vị và đa dạng, bởi vì nhiều dạng người Mỹ khác nhau đã trở nên giàu có.

Anh có những gã Texas liều lĩnh trong “đấu giá dầu”. Anh có những quý tộc bông và thuốc lá miền nam tham lam nốc đẫy uýt ki ngô, mơn trớn danh mục đầu tư và cô hầu da đen của họ. Anh có các nhà công nghiệp và các nhà môi giới bất động sản ở California, Florida, các nhà tư bản tài chính ở Boston Brahmins và New York. Có buôn rượu lậu ở chỗ nhà đầu tư chứng khoán Joseph P. Kenedy, chưa nói tới Prescott Bush mang tài sản tài chính của phát xít chạy qua chạy lại hồi Thế Chiến II. Họ là sản phẩm của các nền giáo dục khác nhau, trong một số trường hợp, không có giáo dục. Họ tới từ nhiều khu vực, từ khi nước Mỹ vẫn còn có các khu vực văn hóa khác nhau, trước khi bị thống trị và phân tầng hoàn toàn cho hiệu quả tối đa của chủ nghĩa tư bản.

Bất kể họ từng là gì, họ hiếm khi đần độn. Tôi biết Howard Hughes, một người có thể đạo diễn một bộ phim, và chế tạo một chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo, 200 tấn, hoàn toàn bằng gỗ vân sam, chưa nói tới áo lót dây nhỏ cho cô nàng ngực bự Jane Russel. Ngừng lại và ngẫm nghĩ về Bill Gates và những món tráng miệng không màu sắc ngày nay. Hầu hết làm anh nhớ những gã lãnh chúa trộm cướp.

Nghĩ rằng Tony Hayward làm điều vớ vẩn? 

Hiện giờ, anh luôn nghe thấy điều đó: 1% trên cùng của người Mỹ sở hữu nhiều của cải hơn 45% người Mỹ còn lại ở phía dưới cùng cộng lại.

Tôi hiếm khi gặp một người Mỹ nghĩ rằng điều đó tốt, và hiếm khi gặp ai đó hiểu tại sao giai cấp thống trị giàu như vậy. Đơn giản là bằng cách thường xuyên nuôi dưỡng một chính quyền lớn hơn và phức tạp hơn, tạo ra các phức hợp luật pháp và kỹ thuật để tháo tiền quốc gia và toàn cầu chảy vào túi họ, và che chở cho những con lừa đương nhiệm của họ. Kết quả là 3.000 trang đạo luật chăm sóc sức khỏe (định nghĩa từng phần bánh cho từng thượng lưu doanh nghiệp), hay 2.000 trang NAFTA với 9.000 mã thuế sản phẩm. 

Khi công chúng bị chôn vùi trong đống hỗn loạn của văn bản luật pháp, giao dịch máy tính, mô hình hóa, vân vân, rất dễ dàng để lập luận rằng thế giới đã trở nên phức tạp đến mức các kỹ năng và tư duy để vận hành hệ thống là rất hiếm hoi và những ai có chúng thì thực sự thiên tài. Những kẻ đang ngụp lặn trong thế giới lơ lửng trên cao, chúng ta phải trả cho họ cả đống tiền mà không bao giờ hoài nghi quyết định của họ. Đó là lý do chúng ta có những gã vô dụng bị lãng quên như Timothy Geithner (kẻ không bao giờ có một công việc phi chính phủ trong đời gã), điều khiển Ngân Khố và hàng ngàn gã vô dụng khác của Đế quốc, đủ loại dân ủy lập pháp tí hon, cho tới Alan Greenspans của thế giới đó – một lão già đánh khinh kiêu căng vụng về không bao giờ đủ trải đời nhưng hiểu quy tắc: Trông bí ẩn và phá tan bất cứ thứ gì chính quyền có quyền. 

Trên thực tế, sự lựa chọn tự nhiên của chủ nghĩa tư bản dành cho kẻ xoàng xĩnh là cái cách British Petrolem xử Tony Howard, một kẻ không mấy may mắn bị quăng ra khỏi thuyền với độc cái quần lót vào dòng thác truyền thông của nhận thức công chúng. Theo như tin tức, con kỳ giông sẽ nhận được 18 triệu dollar, cộng với tiền lương hưu hàng năm 1 triệu dollar, khả năng tước bỏ chúng tạo ra một bản tin đẹp đẽ che đậy cho sự cẩu thả, trộm cắp và hăm dọa của BP. Thế là công chúng gào thét và ném trứng vào gã bù nhìn, kẻ kiếm được 1,6 triệu dollar/năm và giờ ngồi trên du thuyền “cố gắng lấy lại cuộc đời của gã”. Có ai thực sự tin rằng Tony Hayward làm chuyện vớ vẩn? Ồ, có thể là một số tin tức chuyển nhượng của BP, sự “thu hút” của họ đối với doanh nghiệp khác hay thứ gì đó tương tự Enron, bán thanh lý đến từng mẩu sắt vụn cho doanh nghiệp lớn khác với giá thỏa thuận, trong khi mọi người đang theo dõi tiểu thuyết saga về tên tội phạm cổ trắng xoàng xĩnh, Ken Lay. Tôi nghĩ chúng ta đã học được. Doanh nghiệp không thể chuồn đi; họ chỉ luôn chích thuốc, hút sạch tiền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Đám đông trước cửa 

Anh không bao giờ nghe thấy họ nói vậy, nhưng đám tân bảo thủ hiểu rằng họ có một vận đang đi xuống. Họ cũng biết rằng nếu họ muốn chia sẻ đồ ăn cắp của quốc gia, họ phải giành được trái tim và khối óc. Họ phải trông lễ độ và nghe có lý khi nhe răng và túm lấy cái ví của chúng ta. Hay nói cách khác, họ phải hiểu biết sắc sảo về chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ - mặc dù cả hai chỉ là một.

Mặc dù vậy, hầu hết những gã tự do có giáo dục Mỹ, tin một cách đơn giản là trở thành tiến bộ sẽ mặc định làm cho họ thành những kẻ cứu rỗi đất nước – sự đúng đắn về đạo đức và trí tuệ trong mọi thứ. Bằng chứng là họ đọc nhiều hơn và suy nghĩ cở mở hơn hầu hết những gã bảo thủ, ngoại trừ khi đề cập đến vấn đề con gái họ hẹn hò với một gã thô lỗ tên là Ernst sống ở toa xe phía sau trung tâm thương mại. Họ là những người trong số giai cấp có học ở một quốc gia nổi tiếng với các trường học tồi tệ và đần độn, công chúng no nê và không hoài nghi. Giáo dục và tiếp cận giáo dục giờ là kẻ phân chia giai cấp căn bản của chúng ta. Cao học hiện giờ dành cho giới đặc quyền. Đặc quyền đó, hầu như là không liên quan đến chuyên môn hay sự nghiệp, là một tương lai phụ thuộc vào chính quyền. Tự do hay bảo thủ, cũng chả vấn đề gì mấy. Trên thực tế, phiếu bầu của giai cấp đặc quyền dễ tiên đoán hơn giai cấp lao động, người Hispanic hay da màu. 

Thế nên khi những gã tự do có giáo dục nhìn vào bản sao của tờ The Nation hay chương trình của Jon Stewart, họ thấy một cái nhìn ớn lạnh: Đám đông lực lưỡng vung vẩy túi trà và đòi cắt giảm thuế để trợ giúp cho các trường học và những cây cầu mới, Sarah Pralin trỗi dậy từ đám tro tàn trong chiến dịch của McCain để trở thành mục sư tối cao của bộ lạc thiếu bột cà ri, với một gã Mormon tên là Glenn Beck hô hào hàng triệu tín đồ chính thống chiếm đóng quốc gia. Họ cảm thấy điều gì đó thật sự tệ với nước Mỹ.

Ngay tức thì họ kết luận rằng người Mỹ sai lầm do sự lạc hậu, thiếu hiểu biết và giận dữ nhầm chỗ, và điều đó có thể giúp họ không tập hợp sau những tiêu chuẩn tiến bộ đang được phất lên. (Tôi không có tội trong suốt những năm qua, và tôi đang khôi phục nước Mỹ tự do, theo cách của tôi chứ không phải theo phe bảo thủ, nhưng hướng tới chế độ đĩ điếm, chính phủ của những con điếm. Ngôn ngữ thực. Tra google.). Không phải ngọn cờ tiến bộ đó được phất lên; những gã tự do Hoa Kỳ ném tiêu chuẩn 40 năm trước của họ đi để lao vào các công việc kỹ thuật dễ chịu, giảng dạy và hành chính trong chính quyền, trường đại học và tổ chức phi lợi nhuận. “À vâng”, họ rền rĩ, mọi người đã để chúng tôi sụp. “Họ hoàn toàn đáng ghê tởm!”, những gã tự do đồng ý. Họ vẫn đồng ý. Hãy đọc những bình luận trên tờ Hufftington Post hay Daily Kos.

Hay nhìn vào sự ngạo mạn đặc trưng của người miền trung nước Mỹ “bám chặt lấy Chúa và súng” của Barack Obama. Điều mà chúng ta làm. Mặc dù vậy, ngầm trong thông điệp của ông ta là cả Chúa và súng đều là cho thấy một giai cấp thất bại ngu dốt. Khi những đối thủ châm chích bình luận của ông ta, thì ông ta đã bao biện chúng bằng cách chỉ ra là ông ta đã nói “điều mà mọi người đều biết là sự thật”. Có nghĩa là mọi người trong giai cấp của ông ta, giai cấp tự do có giáo dục. Khó có thể tin rằng những người tiền nhiệm của họ là những người đàn ông và đàn bà tiên phong trong phiên tòa xử Scopes, ngày làm 8 tiếng, công đoàn, chống chủ nghĩa Mc Carthy, Cesar Chavez, quyền công dân cho người da màu.

Chó to ăn trước 

Tầng lớp cai trị nắm quyền lực thông qua bảo trợ cho cả hai đảng, những đảng cung cấp người ủng hộ. Họ bám sát hay theo dõi các lãnh đạo đảng của họ tương tự như mồi cá ép bám chặt lấy những con cá mập lớn, và cá thuyền hộ tống cá mập, hạnh phúc với phần thức ăn thừa. Cả hai đảng cung cấp các nhà hoạt động và các môn đệ với sinh kế, thông qua các chương trình hay lập pháp chỉ để làm cho người giàu giàu hơn.

Một ví dụ điển hình là nhà tâm lý học, tiến sĩ và nhân viên xã hội, những người khởi đầu quá trình về thuốc chống giảm đau hay ổn định tâm trạng của nửa quốc gia, một khái niệm làm những người hiểu rõ khái niệm nhà nước doanh nghiệp cực kỳ hốt hoảng. Họ làm việc nhờ vào tài trợ của chính phủ, hoặc nghiên cứu để xác định hành vi bệnh hoạn cần đến các dược phẩm tác động tâm lý mạnh mẽ.

Một sự ưa thích mới là ODD, sự rối loạn ương ngạnh phản kháng, trong đó trẻ con hành động giống như – đáng ngạc nhiên, đáng ngạc nhiên – những kẻ ngớ ngẩn trẻ mà trẻ con đôi khi có thể như vậy. Nổi loạn vị thành niên trở thành rối loạn tâm lý. Các dấu hiệu chuẩn đoán thông thường gồm có “thường xuyên cãi lại người lớn”, hành vi chưa từng thấy của trẻ vị thành niên cần đến thuốc chống tâm thần như Risperidone. Tác dụng phụ của Risperidone gồm thứ nhẹ như tiếng vo ve trong đầu, cương cứng khủng khiếp kéo dài hàng giờ, có khuynh hướng tiết sữa và tự tử. Phù!

Hãng dược phẩm lớn kiếm được thêm hàng tỷ dollar dưới danh nghĩa làm dịu đau khổ con người. Thực ra hàng triệu người đau khổ đã bị lãng quên, nhưng nếu là trường hợp này, sau đó là xã hội Hoa Kỳ đang chịu đựng. Không bao giờ sự đau khổ tâm lý mà xã hội chúng ta đang chịu đựng được công khai hỏi tới. Bởi vì câu trả lời là đại dịch hàng hóa công nghiệp tư bản chủ nghĩa, và khoa bệnh học tâm lý của nước Mỹ. Điều đó là tư vấn của Ngài Marx, người đã tiên đoán nhiều về điều đó, hay Arthur Barsky, người đã cập nhật định nghĩa về nó. 

Đối với người Mỹ, tự phán xét không phải rất hiếm, nguồn của môn bệnh học không tồn tại. Thiếu vắng trong tính cách quốc gia của chúng ta là tình yêu với hàng hóa công cộng, và trách nhiệm công dân tập thể đối với người khác. Nhưng nếu chúng ta thừa nhận trách nhiệm tập thể với các thành viên của xã hội, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề giai cấp trong quốc gia này. Tốt hơn là kê đơn thuốc cho toàn bộ quốc gia. Để làm điều đó, anh cần một chính quyền lớn. 

Trong quá trình ấy, người đã giàu trở nên giàu hơn và các dân ủy còn lại của giai cấp trung lưu trở nên phụ thuộc hơn vào người giàu. Như biên tập viên và nhà văn bảo thủ Angelo M. Codevilla, chỉ ra trong một bài báo vào tháng 7 năm 2010: “Bằng đánh thuế và cắt xén hơn một phần ba những gì người Mỹ sản xuất ra, thông qua luật lệ cắm sâu vào đời sống Mỹ, giai cấp cai trị của chúng ta biến bản thân thành kẻ áp đặt giàu có và nghèo khổ”. Một phần ba là quá đủ để bỏ vào đĩa cân theo ý chí của họ. 

Hãy làm cho họ sững sờ với điệu foot work

Trong khi đó, đây là phần còn lại của chúng ta. Một đám đông lớn than vãn, những kẻ yêu gia đình, giống như chuyên gia và nông dân, tự do, yêu nước, những người kính chúa và những người theo tôn giáo bất đắc dĩ – những người vẫn tin rằng lao động vất vả là con đường đến thành công bất chấp bằng chứng, những người biết sự khác biệt bởi vì họ bán những chiếc xe đã qua sử dụng hay làm việc cho Bưu Điện Hoa Kỳ - những công dân hoài nghi hợp lý rằng thuế khóa của chính quyền chỉ để nuôi dưỡng những con quái vật, hay những người tin rằng, một lần nữa hợp lý, không có chính khách nào thật sự đại diện cho lợi ích của họ, và chính quyền giờ là công việc thiết kế xã hội cho mục đích kinh tế. Những người Thiên Chúa Giáo chính thống, đồng tính, kinh doanh nhỏ, Mỹ Latin, nông dân hữu cơ, ủng hộ tù nhân chung thân, ủng hộ phá thai, công nhân công đoàn trong các tổ chức chống công đoàn ở miền Bắc và miền Nam, giáo viên trường học, những người thuyết giáo – tất cả chúng ta đều cảm thấy bị chính quyền đe dọa.

Cùng lúc, để ngăn chặn cách mạng, giữ hợp đồng với lính đánh thuê và công nghiệp quốc phòng, chúng ta đã bị tẩy não thật lực để tin rằng Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về mọi thứ và phần còn lại của nhân loại sống ít thịnh vượng, ít tự do, thèm thuồng “phong cách sống” của chúng ta. Nói ngắn gọn, họ là những kẻ nhẹ cân hơn. 

Tiếp tục suy nghĩ, chúng ta có điểm chung là không ai trong chúng ta thích ý tưởng về giai cấp thống trị. Chúng ta không thích ngay từ đầu. Mặc dù vậy chúng ta từ lâu không có hành động hiệu quả, bởi vì việc xác định rằng chúng ta làm gì để thay đổi tất cả là bất khả thi. Trái lại, chúng ta phản ứng theo sự kiện. Đó là điều mà giai cấp thống trị muốn, bởi vì nếu chúng ta phản ứng, kết quả sẽ được kiểm soát bằng cách kiểm soát tác nhân kích thích. Hãy làm cho họ sững sờ với điệu foot work. Thế nên tác nhân kích thích đến với chúng ta nhanh hơn là chúng ta tưởng. Họ đại diện cho số mệnh, hay kết quả của “các sự kiện nhanh chóng thay đổi thế giới”, hay một vụ sụp đổ ngân hàng mà không ai có thể tiên đoán được – những điều mà chúng ta phải phản ứng ngay lập tức. Hầu hết chúng ta đầu hàng. Một lần nữa, đó chính là thứ mà giai cấp cai trị muốn chúng ta làm – trở thành một đám đông dễ bảo đồng nhất. 

Bởi vì sự phá hủy cách mạng của hệ thống kinh tế hiện thời sẽ phá vỡ kinh tế quốc gia thậm chí còn nhanh hơn quá trình ăn cắp hiện nay, chúng ta dường như muốn thấy một cuộc cách mạng toàn diện, lật đổ giai cấp cai trị. Hãy nhìn vào “Cách Mạng Đảng Trà” thảm hại, họ sẽ liên minh với GOP (đằng nào cũng đã điều khiển ở hậu trường của họ) vào năm 2012 nếu họ muốn trở thành một phần nhỏ. Sự ồn ào truyền thông về Đảng Trà không tạo ra cách mạng, họ không lật đổ giai cấp thống trị, những kẻ không quan tâm tới cơn thịnh nộ của đám đông, chừng nào điều đó còn chưa ảnh hưởng tới tiền bạc.

Bên cạnh đó, giai cấp thống trị nắm giữ tất cả tiền bạc, chưa đề cập đến truyền thông đưa tin cho công chúng về chuyện đang diễn ra ở đất nước. Họ kiểm soát chăm sóc ý tế, ngân hàng, quỹ hưu trí của chúng ta. Họ kiểm soát giáo dục hay thiếu giáo dục của chúng ta, và họ kiểm soát giá cả, số lượng và chất lượng thực phẩm chúng ta ăn. Họ kiểm soát chất lượng không khí mà chúng ta thở và sắp tới, thông qua tín dụng xả thải, thậm chí là giá chúng ta phải trả cho không khí đó. Quan trọng nhất, họ nắm giữ tập trung lật pháp và quyền lực chính phủ, chưa đề cập tới cơ chế mà cả hai đảng tự phong thêm quyền lực cho bản thân.

Đối mặt với tất cả những thứ đó là một công chúng rất đa dạng, không liên quan gì đến những thứ có thể được tuyên bố sau vài vại bia, không phải là về vũ trang hay sử dụng vũ khí để lật đổ giai cấp thống trị. Khi cuộc sống của anh và gia đình anh hoàn toàn bị kiểm soát bởi các cá nhân và vũ lực mà anh không thể thấy, anh sẽ không mạo hiểm. Đó không phải là nhu nhược. Đó là nhận thức thông thường.

Do đó, anh được cho phép với trò chơi có tên là hoạt động lập pháp. Đây là một quy trình quyền lực vô hình, được che đấu bởi các quy trình khác có tên là chiến lược quan hệ công chúng, nuôi dưỡng mình trong một quá trình khác có tên là truyền thông, để tạo ra “các quyết định mới” giống như anh phải nghe hay thấy. Có nhiều thứ mà anh không cần phải nghe. Ví dụ, NPR, tờ New York Times và hàng ngàn tờ báo khác từ chối sử dụng từ tra tấn để mô tả nhấn nước, trái lại liên hệ tới “các phương pháp thẩm vấn hung bạo”, thẩm vấn không bị ràng buộc, thẩm vấn tự do hay những lối nói trại tương tự. Sự tô vẽ bọc đường của NPR cho tra tấn của Hoa Kỳ là “từ tra tấn hàm chứa các ám chỉ chính trị và xã hội”

Nghĩ sao?

Sự thật là con đường khó đi

Sau nhiều thập kỷ tiêu dùng quân sự cực độ và xa lánh có chủ ý, và ý thức quốc gia xoay tròn trong những điều vớ vẩn chủ nghĩa tư bản thuần túy và hình bón của nó, cần phải nói cho người Mỹ biết là họ vẫn còn nhìn thấy đái thẳng, rất ít người thừa nhận bất cứ loại sự thật nào. Mặc dù vậy một bộ phận người Mỹ thấu hiểu sự thật của những chuyện đang xảy ra với đất nước – điều này phải được mua và thanh toán bởi giai cấp thượng lưu trong một quốc gia được coi là không giai cấp. Họ bắt đầu nhận ra rằng, khi họ thực sự điều hành đất nước, họ cũng vô quyền lực như các cá nhân – ngay cả các thành viên của giai cấp chính trị - và phục vụ ý chí phổ biến của người chủ thực sự. Đó là con đường dài mà chúng ta phải chấp nhận như là trạng thái tự nhiên, một số điều mà chúng ta không thể thay đổi, và cũng không biết phải đặt câu hỏi ra sao bởi vì giống như khí quyển, chúng đã có sẵn.

Sự thật cao hơn là điều gì đó mà chúng ta nhận ra khi chúng ta đối đầu với chúng. Chúng ta có thể không có từ ngữ chính xác nhưng chúng ta cảm thấy chúng trong máu thịt mình. Trực giác là ngọn lửa đầu tiên ở nơi xa xăm. Không thể nói rằng chúng ta luôn lựa chọn không nhìn về phía sự thật, hay hoàn toàn không tìm kiếm nó. Hiếm khi là một cái nhìn dễ chịu, trong cái nhìn đầu tiên là sự thật. Ngay cả thứ tốt nhất trong chúng tới gõ vào những cái chuông báo động.

Tôi nghĩ về độc giả trẻ, Brent B, người đã bỏ thời gian để gửi thư điện tử cho tôi hiện nay và sau đó. Hôm nay anh ấy viết, tóm tắt điều duy nhất mà tôi chắc chắn: 
Khó có thể biết sự thật trong thế giới này, nó giống như điều gì đó trong cái chết của bạn, nhưng đôi khi bạn vẫn cần phải biết nó

Friday, November 14, 2014

Nguyễn Khắc Mai xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản

Lần đầu tiên tôi được biết đến ông Nguyễn Khắc Mai là qua một bài viết có tên là "Minh Triết Các Mác hay những nghịch lý cộng sản". Than ôi, đó là một bài viết đầy những dối trá, bịa đặt và xuyên tạc tư tưởng của Marx. Ông Lữ Phương, một người nghiên cứu chủ nghĩa Marx khác đã phơi bày sự xuyên tạc của ông Nguyễn Khắc Mai trong bài "Minh triết thế này sao?".

Có lẽ ông Lữ Phương khi đó chưa biết là ông Nguyễn Khắc Mai dùng những điều bịa đặt và xuyên tạc tư tưởng của Marx để quảng bá cho cái Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Minh Triết của ông ấy.

Khái niệm minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai là một thứ chủ nghĩa duy linh đội lốt khoa học, thế nên nó được học bằng thần hứng (trực cảm, tâm linh). Nói nôm na là người ta có thể sẽ gọi hồn ông Marx lên để học tư tưởng Marx cho nhanh. Đấy là nhổ vào mặt ông Marx chứ nghiên cứu cái gì.

Còn một điểm nữa là ông Nguyễn Khắc Mai bịa đặt hoàn toàn về từ "Kommunismus" [một từ tiếng Đức], nếu tra từ đó bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ thứ tiếng nào, với bất cứ từ điển nào thì kết quả đều là khái niệm về "chủ nghĩa cộng sản", nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khái niệm "chủ nghĩa cộng đồng" mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đúng thì trong tiếng Đức người ta dùng một từ khác để diễn đạt, đó là từ "Kommunalismus". Các ngôn ngữ khác cũng có từ tương tự, "chủ nghĩa cộng đồng" là một khái niệm đề cập đến văn hóa và chủng tộc.

Chả biết minh triết rồi sẽ đi đến đâu, nhưng "ngu" triết thì đã rất rõ ràng.