Showing posts with label Bất đồng chính kiến. Show all posts
Showing posts with label Bất đồng chính kiến. Show all posts

Sunday, August 20, 2017

Phải dùng vũ khí phê phán hay phải phê phán bằng vũ khí?



Vấn đề thứ nhất: Đất nước Việt Nam là một thể thống nhất từ năm 1945, sau khi Việt Nam giành độc lập từ tay đế quốc Nhật Bản, Việt Nam chỉ có một chính quyền duy nhất hợp pháp do nhân dân bầu ra, đó là chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các đế quốc xâm lược và đám tay sai đều đòi công nhận sự chính danh cho đám bù nhìn của chúng. Cha ông chúng ta đã trả lời chúng bằng súng, đối với kẻ thù thì không có lý lẽ nào thuyết phục hơn đạn chì. Người Việt Nam chân chính sẽ tiếp tục làm điều đó nếu cần thiết.

Việc tranh luận về một vấn đề đã được giải quyết dứt khoát và dứt điểm bằng xương máu của hàng triệu người Việt Nam là vô nghĩa. Kẻ thù luôn đòi hòa giải hòa hợp bằng cách công nhận và bù đắp thiệt hại của chúng nhưng chính chúng không bao giờ chịu công nhận và bù đắp thiệt hại của những người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Do đó, hòa giải với chúng có nghĩa là đầu hàng, có nghĩa là cúi đầu làm nô lệ và phủ nhận sạch công lao cũng như xương máu của cha ông. Không một người Việt Nam tự do và có lương tri nào lại có thể chấp nhận điều đó.

Vấn đề thứ hai: Thừa nhận sự hợp pháp của chính quyền bù nhìn để được tiếp quản lãnh thổ của chúng hay lập luận theo kiểu luật pháp quốc tế về việc chiếm hữu lãnh thổ liên tục với tư cách nhà nước cũng là điều vô nghĩa. Chính quyền bù nhìn không sở hữu bất cữ lãnh thổ nào. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, đế quốc Mỹ mới là kẻ chiếm hữu miền Nam Việt Nam. Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là đám đánh thuê cho Mỹ, không có bất cứ thứ quyền lực tế nào đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Thế nên công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn thì điều đó có nghĩa là nước Việt Nam hiện tại phải bồi thường cho các quyền lợi của đế quốc Mỹ đã bị thiệt hại trước năm 1975. Người Việt Nam giờ phải trả tiền cho bom đạn đã ném xuống đầu mình, thật là bỉ ổi hết sức. Tất cả chỉ là lối nói lắt léo của đám cặn bã, cái lý lẽ của mà chúng giấu đằng sau là thừa nhận ngụy quyền hợp pháp hay thừa nhận lợi ích hợp pháp của đế quốc Mỹ vì vậy Mỹ sẽ ra sức bảo vệ lợi ích của họ ở miền Nam. Đây chính là con đường bán nước, chúng nhân danh bảo vệ đất nước để bán nước. Việc tranh cãi điều này cũng vô nghĩa, Mỹ đã từng đến đây nói cái lý lẽ đó cùng với bom đạn, chúng ta đã trả lời bằng súng và chúng ta đã thắng.

Vấn đề thứ ba: Nhiều người sẽ không hiểu tại sao hiện nay có một bộ phận lớn trí thức, dân chúng đòi công nhận ngụy quyền Sài Gòn hợp pháp, mặc dù dân tộc Việt Nam đã trả lời một lần và dứt khoát điều đó vào năm 1975. Đây không chỉ là vấn đề chính trị đơn thuần mà còn là vấn đề giai cấp. Cuộc chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước Việt Nam cũng là chiến tranh giai cấp, do giai cấp tư sản và đại địa chủ ở miền Nam dựa vào Mỹ để âm mưu thiết lập sự thống trị ở Việt Nam, nhưng chúng đã bị đập tan. Sau khi hòa bình lập lại, Việt Nam tái thiết đất nước từ đống tro tàn chiến tranh, buộc phải sử dụng đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường tức là chế độ tư bản, tức là đặt quyền lực kinh tế vào tay giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp tư sản phản động bắt đầu ngóc đầu dậy, cái lý lẽ mà chúng viện đến là: Anh đã phá hủy con đường của tôi nhưng giờ anh lại phải đi con đường đó, như vậy anh sai còn tôi mới đúng, thế nên anh phải thừa nhận đã sai và hòa giải với tôi, sau đó làm theo những gì tôi muốn. 

Chúng ta cần phải hiểu rằng đằng sau âm mưu kêu gọi công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là âm mưu khôi phục chế độ tư bản. Khi ngụy quyền Sài Gòn được coi là hợp pháp thì chế độ tư bản mà ngụy quyền Sài Gòn tạo dựng cũng được coi là hợp pháp và có thể danh chính ngôn thuận bàn luận, , khôi phục, khai thác và tìm cách áp dụng cho xã hội hiện tại, từ giáo dục, văn hóa, nghệ thuật cho đến mô hình kinh tế chính trị. Đấy chính là cái mưu toan mà giới trí thức phản động mong muốn, cái âm mưu đó cũng phù hợp với những lợi ích của giai cấp tư sản vốn đã bị kiềm chế. Do vậy, chúng nhận được sự ủng hộ nhất định từ một bộ phận giai cấp tư sản và trí thức phản động. Đây chính là sự khởi đầu cho công cuộc phản cách mạng, đánh đổ các nền tảng của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 

Ẩn mình sau cuộc tranh luận về tính hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là đấu tranh giai cấp, không phải là sự ảo tưởng của đám tàn dư cờ vàng hay sự ngu dốt của một bộ phận dân chúng. Những người vô sản cần luôn hiểu rõ điều này. Một bộ phận trong bộ máy nhà nước cũng đang từng bước ngả theo giai cấp tư sản, điều này không thể tránh khỏi do giai cấp tư sản đang nắm quyền lực về kinh tế, do vậy họ sẽ ủng hộ giai cấp tư sản dưới những hình thức lắt léo và tinh vi. Những người vô sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và duy trì quyền lực nhà nước của mình không thể tránh khỏi việc phải đối đầu với những thế lực phản động ấy. Nếu người vô sản từ bỏ lập trường giai cấp, nhắm mắt làm ngơ không chịu nhìn nhận sự trỗi dậy của giai cấp tư sản thì tất sẽ không đoàn kết được các lực lượng tiến bộ và để cho giai cấp tư sản dễ dàng đạt được điều mà chúng mong muốn, trong khi đó những người vô sản sẽ phải vật lộn với những rối loạn mà chúng đã tạo ra. 

Cuối cùng, vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. Có những vấn đề không thể giải quyết bằng lời nói mà phải dùng đến đạn chì. Đó chính là điều mà cha ông chúng ta đã làm.

Sunday, April 16, 2017

Sự trỗi dậy của miền Trung và hệ quả

Bài viết ngắn này được rút ra từ những chuyến đi qua nhiều tỉnh của tôi và nhằm mục đích trình bày mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam liên quan đến vùng miền dưới dạng phổ thông nhất cho đại đa số người đọc. 

Sự bất ngờ từ khu vực miền Trung

Thời gian vừa qua tôi đi đến các tỉnh của Việt Nam khá nhiều để khảo chất lượng dịch vụ tại các chi nhánh của một doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp này cung cấp loại sản phẩm rất đắt tiền, khách hàng của họ là hầu hết là những người giàu và có thu nhập cao ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng rất cao

Nhiều người khi đối mặt với câu hỏi “Chất lượng dịch vụ ở đâu tốt nhất?” hầu như đều cho rằng chất lượng dịch vụ ở miền Nam là tốt nhất, sau đó đến miền Bắc và không ai cho rằng chất lượng dịch vụ ở miền Trung là tốt nhất cả, đặc biệt là chất lượng của những dịch vụ cao cấp. Đa số người miền trung mà tôi gặp cũng nghĩ như vậy.

Nhưng kết quả khảo sát đã làm tôi thực sự bất ngờ, chất lượng dịch vụ của khu vực miền Trung là tốt nhất, vượt trội hẳn so với miền Nam và miền Bắc. Người lao động và các chi nhánh miền Trung tuân thủ rất tốt các quy định về chất lượng dịch vụ.

Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường kinh doanh ở miền Trung, điều đó có nghĩa là khách hàng sẽ hài lòng hơn, mua nhiều hàng hóa hơn và doanh nghiệp ở miền Trung sẽ nhận được các khoản đầu tư lớn hơn. Điều này cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của người lao động và doanh nghiệp miền Trung, họ đang trên đà cất cánh.

Mâu thuẫn trong kinh tế thị trường

Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường tồn tại dựa trên sự cạnh tranh không ngừng, giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương, cũng như giữa nông thôn và thành thị. Khi khu vực miền Trung vươn lên, trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn về kinh tế thì tất yếu vị thế thống trị từ trước tới nay của các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất, các nguồn đầu tư lớn hơn sẽ đổ vào miền Trung thay vì các trung tâm kinh tế lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp miền Trung sẽ giành được thị phần lớn hơn từ các doanh nghiệp ở hai đầu đất nước.

Liệu các doanh nghiệp và các địa phương ở hai đầu đất nước sẽ đứng yên nhìn điều đó? Không, họ sẽ tìm mọi các chống lại điều đó. Ngoài việc gia tăng đầu tư thì họ cũng sẽ tìm cách chống lại sự tăng trưởng của miền Trung bằng những hàng rào kỹ thuật. Ví dụ, vận động chính quyền trung ương áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn về bảo vệ môi trường cho khu vực miền Trung, điều này sẽ khiến các việc đầu tư vào công nghiệp ở miền Trung có chi phí cao hơn ở các khu vực khác, tức là giảm bớt sự hấp dẫn của khu vực miền Trung.

Từ kinh tế đến chính trị

Đó là mâu thuẫn tất yếu của kinh tế thị trường và rất nhiều thế lực khác nhau sẽ sống ký sinh vào mâu thuẫn đó. Ví dụ, báo chí quảng cáo cho các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam sẽ rất sốt sắng khi đưa tin tức về những rối loạn của môi trường kinh doanh hay sự tham nhũng của quan chức chính quyền các tỉnh miền Trung. Hãy lưu ý, sự định hướng là rõ ràng ngay cả khi báo chí đưa tin trung thực và chính xác, chưa cần đến việc họ xuyên tạc hay bóp méo sự việc. Trên chính trường, người ta thường xuyên bắt gặp hơn những vận động chính trị liên quan đến của miền Trung, sẽ không ai thấy làm lạ khi các đại biểu Quốc Hội ở khu vực phía Bắc hay phía Nam bắt đầu chú ý và đòi làm rõ sai lầm tại các tỉnh miền Trung. Ngay cả khi việc này là minh bạch và đúng đắn thì nó cũng làm phân tán nguồn lực và khiến cho lãnh đạo các tỉnh miền Trung phải bảo thủ hơn trong các quyết định của mình, nhất là các quyết định liên quan đến môi trường kinh doanh.

Việt Nam đang trong tiến trình của một nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chấp nhận kinh tế thị trường tức là chấp nhận những mâu thuẫn của kinh tế thị trường và cần phải kiểm soát được những mâu thuẫn ấy. Sự vận động và phát triển của quốc gia cũng sẽ gắn liền với việc kiểm soát những mâu thuẫn đó.

Các thế lực phản động tại Việt Nam hiện nay cũng tồn tại bám vào những mâu thuẫn của cơ thế thị trường cũng như khoảng trống do sự vận động mà các mâu thuẫn đó tạo ra. Ví dụ, khi vấn đề môi trường ở miền Trung đang nóng bỏng thì không có lãnh đạo nào dại dột đi xử lý mạnh tay một nhúm biểu tình về môi trường, mặc dù biết rằng đó là những kẻ phá hoại mượn danh bảo vệ môi trường. Lý do rất đơn giản: anh tự đưa mình vào thế bất lợi khi làm việc đó, anh sẽ khiến công chúng tin rằng anh bảo kê cho sự phá hoại môi trường. Chính việc sống ký sinh này khiến cho một số người ngộ nhận và cố tình ngộ nhận rằng các nhóm phản động là do chính quyền nuôi dưỡng. Sự ngộ nhận này khiến cho họ trở thành một phần của thế lực phản động, họ luôn cho rằng muốn chống lại những kẻ phản động thì trước hết phải chống lại chính quyền nói chung. Đó là một lập luận vô cùng kỳ quặc và chống lại giai cấp vô sản vì chính quyền là công cụ duy nhất để giai cấp vô sản thực hiện cuộc cách mạnh của mình. Hãy lưu ý rằng mục đích của các thế lực phản động luôn là lợi dụng các mâu thuẫn sẵn có để lật đổ chế độ hiện tại, vậy thì những người kia khác gì với chúng?


Kết luận

Miền Trung đang vươn lên mạnh mẽ và các lãnh đạo ở đây cũng sẽ phải học cách chung sống với những cạnh tranh gay gắt hơn cả về kinh tế lẫn chính trị. Miền đất sắt đá nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc giờ đây sẽ phải học cách đương đầu với những mâu thuẫn đòi hỏi phải xử lý bằng nghệ thuật ứng xử chính trị tinh tế hơn là cách làm dân vận truyền thống. Điều này có lẽ là một cơ hội hơn là thách thức.

Sunday, October 16, 2016

Xã hội và quan hệ xã hội

Cách đây không lâu, rất nhiều trang mạng nước ngoài và quốc tế phát tán một câu chuyện kiểu giả khoa học xuất phát từ một mạng xã hội chuyên về chuyện hài hước mô tả một thí nghiệm về khỉ và dùng nó để minh họa cho việc đàn áp vô lý các ý kiến khác biệt trong xã hội loài người. Dưới đây là câu chuyện ấy.

Đọc toàn bộ câu chuyện ở đây
Điều căn bản phi lý trong câu chuyện này chính là giả định đám khỉ sẽ đánh con khỉ nào muốn leo lên lấy chuối. Đó là điều không bao giờ xảy ra trong xã hội loài người và chính điều đó đã ngầm giả định sự đàn áp các quan điểm khác biệt. Câu chuyện này trở thành một mớ nhảm nhí theo kiểu sự đàn áp tồn tại vì có sự đàn áp và giải pháp của nó là một thứ khôi hài không tưởng theo kiểu hành vi tâm thần của sự nghiện ngập "like và share" trên mạng xã hội: Hãy chia sẻ và mọi người sẽ nghĩ khác, khi mọi người nghĩ khác thì mọi thứ sẽ khác!

Quan hệ giữa những con người là quan hệ xã hội và quan hệ xã hội sẽ trở thành một phần của bản chất tự nhiên trong con người. Hãy chú ý điều này: Kinh tế học luôn giả định con người là homo economicus, tức là một kiểu con khỉ vị kỷ chỉ biết đến bản thân khi so sánh giữa chuối và nước lạnh, khi làm điều đó nó buộc phải giả định rằng vị tha không tồn tại, tức là một ông bố sẽ không hy sinh gói thuốc lá của mình để mua sữa cho đứa con nhỏ đang đói. Thứ giả khoa học của chủ nghĩa tư bản hình dung con người là một con vật vị kỷ, do vậy nó dùng con vật để thay thế cho con người trong mọi câu chuyện.

Xã hội con người sẽ hoàn toàn khác với xã hội khỉ được mô tả trong thí nghiệm giả khoa học kia.

1-Xã hội có giai cấp 

Khi đám khỉ biết rằng một con khỉ trèo lên lấy chuối thì những con còn lại sẽ bị xịt nước lạnh, chúng sẽ làm gì? Chúng sẽ cắt cử một con khéo léo nhanh nhẹn nhất leo lên thật nhanh lấy chuối xuống để chia cho tất cả cùng ăn, cả đám còn lại sẽ cùng chịu nước lạnh và sau đó cùng ăn chuối.

Chuyện đó là bình thường cho đến khi con khỉ chuyên lấy chuối kia tưởng rằng chuối có được là nhờ sự thông minh khéo léo của nó còn những kẻ còn lại chỉ là những kẻ khốn khổ ăn bám không hơn không kém. Nó sẽ thể hiện uy quyền bằng cách ăn phần lớn chuối và chỉ chia phần nhỏ cho những con còn lại. Tất nhiên những con khỉ còn lại sẽ bất bình, chúng sẽ tìm cách thay thế con khỉ đó bằng một con khỉ khác công bằng hơn. Song cái cơ chế đó đã hình thành, những con khỉ đi lấy chuối bao giờ cũng là tầng lớp đặc quyền và đặc quyền đó được xây dựng dựa trên sự chịu đựng đau khổ của đông đảo quần chúng. Mọi con khỉ đi lấy chuối có công bằng vô tư đến đâu thì cái cơ chế xã hội tồn tại vẫn luôn đảm bảo địa vị đặc quyền của chúng và sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ ăn bám cặn bã. Điểm mấu chốt này giải thích sự duy tâm và bảo thủ của câu chuyện giả khoa học về lũ khỉ trong bức hình minh họa nói trên. Một mặt, nó thay thế quan hệ xã hội bằng lợi ích và niềm tin cá nhân. Mặt khác, nó khẳng định lối thoát là sự giải phóng của lợi ích và niềm tin cá nhân. Sự phi lý nằm ở chỗ: Nó giả định sẵn cái mà nó cần phải chứng minh. Sự bảo thủ của nó nằm ở chỗ: Nó lảng tránh quan hệ xã hội, coi quan hệ xã hội là một thuộc tính tự nhiên vĩnh viễn không thể thay đổi, do vậy nó thần thánh hóa và bảo vệ cái trật tự mà nó vờ như đang chống lại.

2-Xã hội không giai cấp

Khi xã hội loài khỉ tiến hóa đến một mức độ nhất định, lũ khỉ sẽ thay đổi cách tổ chức. Mỗi con khỉ sẽ đều phải lần lượt leo lên lấy chuối xuống chia cho cả nhóm cùng ăn và tất nhiên là con nào cũng chịu bị phun nước lạnh. Chúng sẽ cười vào mũi đám nhà khoa học dốt nát đang cố tìm hiểu chuyện gì xảy ra, đôi khi chúng sẽ thí nghiệm trở lại xem đám nhà khoa học kia sẽ làm gì khi chúng dự trữ chuối để ăn hay không thèm leo lên lấy chuối ngay cả khi bị phun nước lạnh, từ đó chúng sẽ thay đổi cách tổ chức hành động cho hiệu quả hơn. Mỗi con khỉ đều đạt tới trạng thái tự do khi tham gia vào mọi công việc chung của xã hội. Một mặt chúng có những quyền lợi và nghĩa vụ, thậm chí cả sự đau khổ ràng buộc với xã hội, nhưng mặt khác chúng không còn lệ thuộc vào những cá thể nhất định nữa. Sự xung đột chấm dứt, không còn bất cứ con nào phàn nàn về nước lạnh hay vấn đề công bằng khi chia chuối. Mọi ý kiến bất đồng đều nhanh chóng được giải quyết do mỗi thành viên trong xã hội đều có đầy đủ trải nghiệm và công cụ để kiểm chứng những ý kiến đó, chỉ trên cơ sở đó, những ý kiến khác biệt mới được tôn trọng triệt để. Đây là xã hội có ý thức, con người đã tách hoàn toàn khỏi trạng thái nguyên thủy. 

Để chống lại tình trạng những kẻ đặc quyền đặc lợi ăn bám vào xã hội thì mấu chốt không phải là thay thế kẻ đặc quyền này bằng kẻ đặc quyền khác, mà là xóa bỏ mọi đặc quyền. Việc xóa bỏ đặc quyền đòi hỏi phải tổ chức lại xã hội khiến cho tất cả mọi người đều phải tham gia vào mọi công việc chung của xã hội và được hưởng lợi ích từ đó. 

3-Cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng

Từ khi một xã hội không giai cấp, chấm dứt mọi đặc quyền bắt đầu hình thành thì tầng lớp đặc quyền sẽ không thể ngồi yên, chúng sẽ tìm mọi cách chống lại điều đó để bảo vệ địa vị của mình. 

Khi những con khỉ bắt đầu tổ chức theo xã hội không giai cấp thì tất cả những thành phần tinh hoa của xã hội cũ sẽ gào thét, chúng sẽ ồn ào về sự phi lý, những hậu quả của hành động trái ngược với bản chất tự nhiên, với sự khéo léo của những con khỉ chuyên lấy chuối, với sức chịu đựng bền bỉ của những con khỉ chuyên chịu nước lạnh. Một mặt chúng sẽ đề cao sự công bằng bình đẳng, mặt khác chúng tuyên bố cái trật tự hiện có là tự nhiên, bất cứ ý kiến nào đòi thay đổi cái trật tự đó đều là ngu xuẩn và độc ác. Mọi sự tiến bộ đều có thể tiến lên bằng cách thay đổi tư duy hay nhận thức của mỗi cá thể chứ không phải là thay đổi quan hệ xã hội giữa các cá thể đó. Hãy đừng ngạc nhiên khi thấy có những xã hội đề cao ý kiến cá nhân nhất cũng chính là những xã hội đàn áp ý kiến cá nhân bậc nhất, bởi vì sự tự do đó không dành cho tất cả mọi người.

Không phải ở đâu những con khỉ thuộc tầng lớp đặc quyền cũng có thể to tiếng, nhất là khi những con khỉ còn lại đã có tổ chức tốt, việc tạo dựng xã hội mới cũng đồng nghĩa với việc đánh bại, đàn áp những kẻ thống trị bảo thủ của xã hội cũ. Đó là điều không thể tránh khỏi. Ở đây sẽ xuất hiện một bộ phận phản động bậc nhất, chúng sẽ nhân danh tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến để chống lại việc xây dựng xã hội mới. Tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến có nghĩa là tự do bảo vệ trật tự xã hội cũ của những kẻ đặc quyền và do vậy đối với những kẻ đặc quyền sẽ là giá trị tốt đẹp nhất của xã hội hiện tại. Lúc này, mấu chốt để xây dựng xã hội mới không phải là đấu tranh cho tự do ngôn luận hay bất đồng chính kiến mà là tiêu diệt chúng.

4-Lời kết

Quay trở lại với câu chuyện trong hình minh họa, tất cả thực tiễn của xã hội đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại sự phi lý trong việc đàn áp ý kiến khác biệt được minh họa bằng một thí nghiệm giả tưởng với khỉ, do vậy, chìa khóa để thay đổi là mọi ý kiến khác biệt đều phải được tôn trọng và khuyến khích. Song chỉ khi nào người ta đặt câu chuyện giả khoa học theo kiểu ngụ ngôn này vào bối cảnh lịch sử của xã hội loài người thì ý nghĩa xã hội của nó mới bộc lộ rõ, cả sự bảo thủ cũng như phản động của nó. 

Cách đây hơn một thế kỷ, những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhấn mạnh rằng: Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức! Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được nhận thức và quyết định được nhận thức, do vậy dưới chủ nghĩa tư bản, một bộ phận dân chúng bị tha hóa và tách ra khỏi hiện thực xã hội, mất đi khả năng kiểm chứng nhận thức của bản thân và bị lệ thuộc vào nhận thức của kẻ khác (một ví dụ cụ thể: đám đông bị truyền thông định hướng). Trong hoàn cảnh ấy, tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến thực ra là sự mất tự do về ngôn luận và sự mất tự do về bất đồng chính kiến. Việc đề cao tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến lúc này luôn đi cùng với sự phê phán ý thức thấp kém, lệ thuộc, quần chúng ngu dốt hay các tệ nạn a dua, anh hùng bàn phím, giống như hai mặt của một đồng xu vậy. Khi các quyền tự do bị tách ra khỏi cơ sở thực tiễn xã hội thì chúng trở thành sự bảo thủ và phản động, chúng sẽ giúp cho những thế lực thống trị của xã hội tiếp tục duy trì sự nô dịch đối với quần chúng lao động, buộc quần chúng lao động phải phụ thuộc vào chúng. Khi sự phê phán ý thức tách rời khỏi thực tiễn xã hội (tức là không đi cùng với sự giải phóng người lao động) thì chúng cũng trở thành phản động vì chúng không thay đổi nhận thức của quần chúng lao động để phục vụ cho việc giải phóng họ mà ngược lại củng cố sự thống trị của tầng lớp có đặc quyền về ý thức và giáo dục. Điều khôi hài ở chỗ này mà có thể người ta đã lờ mờ nhận ra, chính là chủ nghĩa giáo dục mang tính khai sáng kiểu tư sản (hiện đang được phe dân chủ đề cao ở Việt Nam) lại gắn liền với chủ nghĩa ngu dân phản động bậc nhất, có nghĩa là "khai dân trí" để dân chúng biết rằng họ lệ thuộc vào ý thức của một tầng lớp tinh hoa có đặc quyền về trí tuệ chứ không phải để họ tự giải phóng bản thân mình và có được sự độc lập về ý thức. 

Wednesday, May 11, 2016

Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông” hay “Paris của phương Đông”?

Số lượng người Pháp sống ở thuộc địa Đông Dương tương đối ít, do vậy chính quyền Pháp tìm nhiều cách để khuyến khích người dân di cư đến thuộc địa. Họ tổ chức các cuộc triển lãm về thuộc địa Đông Dương ở các thành phố lớn như Paris, Marseille và Lyon và giới thiệu thuộc địa là "Hòn Ngọc Viễn Đông" để thu hút người Pháp. [1] Như vậy, Hòn Ngọc Viễn Đông này là cho người Pháp chứ không phải cho dân thuộc địa.

Từ năm 1896 đến năm 1902, toàn quyền Doumer tăng cường khai thác thuộc địa, lúc này Đông Dương được gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Doumer theo đuổi kế hoạch xây dựng cơ sở hạ đô thị cho toàn bộ Đông Dương nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, được tuyên truyền một cách văn hoa là biến Đông Dương thành "Hòn Ngọc Viễn Đông". Kế hoạch này không phải chỉ phục vụ cho Sài Gòn, hơn nữa Doumer cũng quyết định đặt chính quyền thực dân tại Hà Nội chứ không phải Sài Gòn, tức là coi Hà Nội là trung tâm của Đông Dương.[2]

Sự mơ hồ trong danh hiệu "Hòn Ngọc Viễn Đông" ở Đông Dương đã khiến cho không chỉ Sài Gòn nhận được danh hiệu ấy mà người ta bắt gặp cả người Hà Nội thời xưa cũng đôi lúc dùng danh hiệu ấy cho thành phố của mình.[3] Sau này, một số người nước ngoài cũng nhắc đến điều này ví dụ như trong một bài báo về việc Hàn Quốc tham gia chiến tranh ở Việt Nam đã đăng trên blog này. 

Cho đến năm 1910, khách du lịch vẫn gọi Sài Gòn là "Paris của phương Đông" vì lối sống và văn hóa phỏng theo kiểu Paris của thành phố này. Một khách du lịch đã đi một vòng quanh các cảng ở Đông Nam Á và so sánh Sài Gòn với các thương cảng khác ở Đông Nam Á. Ông ta cho biết vào lúc đó người Mỹ đã gọi Manila của Philippine là "Hòn Ngọc Viễn Đông" và nói rằng Sài Gòn tuy không sạch sẽ hay có hoạt động thương mại sầm uất như Manila nhưng đẹp và hấp dẫn hơn. [4]

Tuy vậy, danh hiệu "Paris của phương Đông" cũng không phải chỉ duy nhất Sài Gòn có. Ở Châu Á, Thượng Hải có danh xưng này từ lâu và sau này có Harbin của Trung Quốc cũng nhận danh xưng này. Ngoài ra còn có Van, một thành phố nhỏ nằm ở phía Đông của Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng xưng tên đó.

Có thể những cái tên như "Hòn Ngọc Viễn Đông" hay "Paris của phương Đông" chỉ là tên gọi mang tính chất truyền thông để quảng bá du lịch và thu hút du khách cũng như thực dân đến thuộc địa sinh sống, nó không mang ý nghĩa nhiều về sự phát triển hay quy mô của thành phố ấy. Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và hiệp ước hòa bình khiến Việt Nam tạm thời bị chia cắt đã thúc đẩy người Pháp ở miền Nam tìm sự an ủi trong ánh hào quang cũ kỹ của thời thuộc địa trước khi bị người Mỹ hất cẳng. Sau đó, những tay sai thất trận của Mỹ tiếc nuối về Hòn Ngọc Viễn Đông ở nơi lưu vong. Đa số người Việt Nam chẳng quan tâm cái hòn ngọc thời thuộc địa ấy có nghĩa gì, giờ đây họ đang xây dựng một thành phố vĩ đại mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc. Người ta sẽ phải nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh ở Đông Nam Á. Lần này, lịch sử không phải do những kẻ thực dân hay đế quốc viết mà do người Việt Nam tự do viết ra. 

Tài liệu tham khảo:

[1] Trong cuốn “French Women and the Empire: The Case of Indochina” của Marie-Paule Ha do nhà xuất bản Oxford University Press phát hành năm 2014 ở trang 89 có đoạn viết:

According to Alain Ruscio, from 1878 onward, Indochina and Indochinese featured regularly in the different colonial exhibition in Paris, Marseille, and Lyon, in which “the Pearl of the Orient”, as Asian colony came to be know, was billed as one of the major attractions27.

Mục chú thích số 27 như sau:

Ruscio, “Du village à l’exposition. One of French woman interviewed by Locret-Le Bayon recalled that it was her visit to the 1931 international colonial exhibihation that totally changed her negative view of the colonies and helped make up her mind to marry her husband, who had a position in Saigon.

[2] Trong cuốn “Encyclopedia of Early Cinema” của Richard Abel do nhà xuất bản Taylor & Francis, phát hành năm 2005 ở trang 678 có đoạn viết:

From 1896 to 1902, Doumer embarked on an ambitious plan to develop Vietnam’s urban infrastructure. The Cinématoghraphe captured the labor of the anonymous Vietnamese workers who transformed Indochina into the “Pearl of the Orient”, as exemplified in Girel’s extraordinary Coolies à Saigon [Coolies in Saigon] shot in December 1896. This desire to archive everyday practices is also evident in scenics of travelogues such as Le Vilage de Namo: Paronama pris d’une chaise à porteurs [The Vilage of Namo Seen from a Portable Chair]. 

[3] Trong cuốn “From the City Inside the Red River: A Cultural Memoir of Mid-century” Vietnam của Nguyễn Đình Hoà do nhà xuất bản McFarland phát hành năm 1999 ở trang 34 có đoạn viết:

We worked our way up in nearly complete darkness. Once we got rooftop, we found out the reward very worthwhile: Before us spread out the city of Hanoi. Amid the greenery of trees, I could very easily spot the Municipal Theater, the “Grands Magasins Resunis” department store (referred to as Maison Godard), the university building, the Lanessan Military Hospital, the Maurice Long Museum, the cathedral, the railroad station, the palace of the governor-general with little tricolor flag – all distinctive landmarks of the “Pearl of the Orient.” Columns of smoke were spiraling upward from the rice wine distillery, and beyond the city boundaries also, from small factories, pottery kilns and brick kilns scattered in suburban areas.

[4] Sách "On& Off Duty in Annam" của Grabrielle M. Vassal, do nhà xuất bản William Heinemann (London) phát hành năm 1910 trang 21 có viết:

The tour d’inspection took us down the chief streets, through the Botanical Gardens and round one of the prettiest districts in the neighbourhood. We were charmed with all we saw. Saigon is the Paris of the East. Manila, which the Americans call “the Pearl of the Orient”, may be more sanitary and show greater commercial activity, but it is neither so pretty nor so attractive as Saigon. The town is well laid out on broad and artistic lines. The public buildings, such as the Cathedral, the theatre, and the Governor’s Palace, are chefs-d’oeuvre of architecture, and are set off to advantage by their position at the end of some broad avenue or grass-covered square.

Một vài ghi chép về đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam

Hoàn cảnh lịch sử

Đặc trưng của chế độ Việt Nam hiện nay là nhà nước nằm trong tay công nhân, nông dân và trí thức. 

Do xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu, vốn từ một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, làm cách mạng giành độc lập từ tay đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên công nhân đa số là công nhân cổ xanh, nông dân đại đa số là tiểu nông, không phải là địa chủ, trí thức xuất thân chủ yếu từ tầng lớp tiểu tư sản và thị dân. Tầng lớp tư sản và địa chủ vốn nhỏ yếu của Việt Nam đã tan rã trong nửa thế kỷ sau khi giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Suốt nửa thế kỷ từ sau khi giành độc lập, Việt Nam đã duy trì thành công chính sách kinh tế phục vụ cho lợi ích của công nhân, nông dân và trí thức. Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành thị trường và sự hồi sinh của giai cấp tư sản và địa chủ. Mặc dù giai cấp tư sản và địa chủ mới hồi sinh dần dần thâu tóm được quyền lực về kinh tế nhưng họ vẫn chưa đủ sức để giành lấy quyền lực chính trị.

Trong bối cảnh liên minh công-nông-trí vẫn nắm tuyệt đối quyền chính trị nhưng phải nhượng bộ một mức nhất định trước sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và địa chủ thì chính quyền cũng nhà nước cũng mang trạng thái ấy. Một mặt nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của công nhân, nông dân và trí thức, tức là phải kiềm chế tư sản và địa chủ không để họ bóc lột công nhân và nông dân tàn tệ, mặt khác lại phải có những nhượng bộ nhất định đối với tư sản và địa chủ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Điều này tạo ra một sự mơ hồ, nhập nhằng bề ngoài, đồng thời tạo ra lỗ hổng khiến tầng lớp viên chức nhà nước có thể lợi dụng để kiếm chác cho bản thân. Giai cấp tư sản và địa chủ cũng lợi dụng lỗ hổng này để mua chuộc viên chức nhà nước nhằm tạo ra những chính sách có có lợi cho họ. Sở dĩ điều này có thể xảy ra là vì kinh tế thị trường đã biến tầng lớp viên chức nhà nước thành một tầng lớp làm công việc hành chính nhà nước chuyên nghiệp, có điều kiện sống, lợi ích và nhận thức giống như giai cấp tư sản. 

Đấu tranh giai cấp

Sự xung đột giữa bảo vệ và nhượng bộ để phát triển là điều tất yếu của giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Từ đó nảy sinh ra những quan điểm khác nhau trong quần chúng nhân dân tùy thuộc vào xuất phát điểm của họ.

Thứ nhất là quan điểm cực tả. Quan điểm này phủ nhận tình trạng quá độ, nhấn mạnh vào những hy sinh lợi ích và nhượng bộ trước giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng nhà nước đã phản bội lại lợi ích của công-nông-trí vì vậy cần phải thay đổi chế độ hiện nay, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản cứng rắn. Đây là quan điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản hoặc công nhân cổ trắng cực tả hay vô chính phủ.

Thứ hai là quan điểm cực hữu. Quan điểm này nhấn mạnh vào sự kiềm chế đối với giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng chế độ hiện tại chỉ đẻ ra tình trạng tha hóa, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, hối lộ, lãng phí tràn lan. Quan điểm này là của giai cấp tư sản và một số bộ phận tiểu tư sản, cho rằng chế độ hiện nay sinh ra chỉ nhằm mục đích kìm hãm, tống tiền và cướp bóc nhân dân (tức là giai cấp tư sản và địa chủ), bóp nghẹt các quyền tự do và dân chủ. Do vậy, cần phải lật đổ chế độ hiện tại và thay thế bằng chế độ dân chủ tự do phục vụ cho lợi ích của nhân dân (tư sản và địa chủ). 

Dù là theo quan điểm nào thì mục đích chung của những người cực tả và cực hữu đều là chống lại chế độ hiện tại.

Sự đấu tranh giai cấp diễn ra trên mọi mặt của cuộc sống, dưới với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ở lĩnh vực nhận thức thì giai cấp tư sản cho rằng do dân chúng thiếu hiểu biết về quyền lợi của bản thân nên mới bị chính quyền áp bức, do vậy họ tìm cách tuyên truyền để dân chúng biết mà đòi hỏi quyền lợi của mình. Giai cấp tư sản nhìn nhận những kiềm chế đối với họ là do họ chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi của bản thân. Họ coi chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết sai lầm, chỉ nhằm đầu độc trí óc dân chúng, do vậy cần phải bị loại bỏ. Ngược lại, quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng ngu dốt, thiếu hiểu biết đường lối chính sách của Đảng và nhà nước nên hay chống lại, do vậy cần phải áp đặt chính sách và dùng hình phạt thật hà khắc để răn đe quần chúng nhân dân.

Ở lĩnh vực kinh tế thì giai cấp tư sản cho rằng kinh tế thị trường là tốt, định hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm, do vậy chỉ cần phát triển kinh tế thị trường và phải xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả lại cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực ra là chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho các tầng lớp ăn bám, cần phải thiết lập chế độ kinh tế chỉ huy toàn diện không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào. 

Ở lĩnh vực chính trị thì giai cấp tư sản cho rằng chế độ dân chủ tự do kiểu phương Tây là văn minh (vì phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản), đứng trên mọi giai cấp và dân tộc. Họ đòi hỏi Việt Nam phải đi theo chế độ dân chủ tự do (tư sản) phương Tây và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng có nhận thức thấp kém, chưa đủ trình độ để hưởng các quyền tự do dân chủ do vậy cần phải tăng cường kiểm soát nhà nước, hạn chế các quyền tự do dân chủ và tập trung quyền lực vào tay nhóm tinh hoa.

Ở lĩnh vực văn hóa thì giai cấp tư sản cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay là hủ bại, thấp kém, chỉ có văn hóa (tư sản) phương Tây mới là tốt. Họ đòi hỏi Việt Nam phải Tây hóa, hoàn toàn áp dụng văn hóa (tư sản) phương Tây. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay đã bị Tây hóa, tha hóa và lệch lạc, cần phải quay trở lại văn hóa truyền thống với các giá trị khắc khổ. 

Hiện nay ở Việt Nam thì giai cấp tư sản và địa chủ chưa đủ mạnh để giành lấy quyền lực nhà nước nên họ vẫn chủ yếu dựa vào giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp thị dân, tầng lớp trí thức và viên chức nhà nước đang ngày càng ngả về phía họ. Để phá vỡ sức mạnh của liên minh công-nông-trí thì giai cấp tư sản cần phải lôi kéo được đại bộ phận nông dân, do vậy những vấn đề như tham nhũng trở thành tâm điểm. Tham nhũng là phương cách giai cấp tư sản dùng để kiếm lợi bị quy lại thành việc quan chức nhà nước ăn cắp phúc lợi của nhân dân khiến cho nhân dân phải nghèo khổ. Điều này một mặt biến giai cấp tư sản (thủ phạm) thành nạn nhân, mặt khác lại kích động sự phẫn nộ người dân nghèo (đại đa số là nông dân). Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trở thành vấn đề chính trị cấp thiết. 

Giới viên chức nhà nước cố gắng hành chính hóa vấn đề tham nhũng, họ lảnh tránh tính chất chính trị, cho rằng tham nhũng sinh ra là do tiền lương thấp, tức là họ coi bản thân như nạn nhân của chế độ tiền lương thấp. Việc tăng lương thực chất không đụng chạm đến vấn đề tham nhũng hay nguồn gốc của tham nhũng mà chỉ gia tăng quyền lợi cho giới viên chức nhà nước.

Quan điểm cực tả thì cho rằng tham nhũng là do sai lầm trong sự tuyển chọn cán bộ khiến cho những cán bộ tham lam vô đạo đức lọt vào bộ máy nhà nước. Việc tăng cường tuyển chọn những cán bộ thuộc giới tinh hoa thực chất là giúp cho các phần tử cực tả có nhiều đại diện cũng như quyền lực hơn trong bộ máy nhà nước nhưng cũng không đụng chạm gì đến vấn đề tham nhũng.

Giai cấp tư sản vốn không chống lại tham nhũng mà chỉ dùng việc chống tham nhũng để phục vụ cho việc củng cố quyền lực chính trị, do vậy họ đòi hỏi phải áp dụng các cơ chế quản lý nhà nước tư sản như minh bạch, kiểm soát và phân chia quyền lực, thông qua đó tước bỏ quyền lực của các đại biểu của giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời khi làm như vậy, họ cũng đảm bảo được rằng giới viên chức nhà nước sẽ càng bị lệ thuộc hơn vào tiền của họ. 

Truyền thông trên mạng Internet

Truyền thông trên mạng Internet hiện nay có đặc điểm là phải thu hút một lượng độc giả rất lớn và da dạng để có thể bán quảng cáo hoặc nhận được tiền tài trợ. Do vậy, các phương tiện truyền thông hiện nay buộc phải tạo ra số lượng tin tức cực lớn mỗi ngày và cập nhật hầu như liên tục để thu hút tối đa số lượng độc giả. Truyền thông có hai cách tạo ra tin tức. Thứ nhất là tìm kiếm tin tức mới và cung cấp cho độc giả và thứ hai là tự tạo ra tin tức. Cách thứ nhất càng ngày càng trở nên đắt đỏ do số lượng tin tức rất lớn, vì vậy truyền thông rút gọn nó thành hoạt động sao chép, chỉnh sửa, đăng tải đơn thuần và chỉ tập trung nguồn lực cho những tin tức nóng thu hút được nhiều độc giả. Cách thứ hai là đưa ra những chủ đề gây tranh cãi để cho độc giả tham gia bàn luận, cách này rẻ tiền và thu hút được số lượng lớn độc giả thường xuyên nên ngày càng được truyền thông chú trọng khai thác. 

Việc bàn luận trên mạng Internet hầu hết là vô thưởng vô phạt, nó không quan trọng ai nói gì, nói cái gì hay nói với ai, không ràng buộc trách nhiệm làm rõ và phản hồi hay đưa đến hành động thực tế, mỗi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình cho dù chúng xung đột với ý kiến của người khác hay vô đạo đức và lệch lạc đến đâu. Các ý kiến cứ thế tồn tại cùng với nhau, không bác bỏ sự tồn tại của nhau và tạo thành dòng thông tin ngày càng lớn hơn giúp truyền thông thu hút độc giả phục vụ cho việc kiếm tiền. Sự tự do ngôn luận trở thành phương cách kiếm tiền của truyền thông, do vậy họ đề cao quyền tự do ngôn luận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh truyền thông. Nhà nước cũng phải có những nhượng bộ nhất định trước tình hình đó, một mặt là phải áp dụng cơ chế hậu kiểm vì không thể nào kiểm tra hết số lượng tin tức khổng lồ trước khi đăng tải, mặt khác là phải tạm dung túng ở mức nhất định đối với các tin tức và quan điểm gây tranh cãi. 

Truyền thông trên mạng Internet mang đủ các màu sắc phe phái và được các thế lực phản động, cực đoan, tích cực lợi dụng để tuyên truyền chống phá chế độ. Nó mang lại cho những người tham gia cái ảo giác là họ đang hoạt động chính trị, nhưng thực ra tính chính trị lại nằm ở mối liên hệ của họ với các tổ chức chính trị chứ không phải ở hoạt động trên mạng Internet. Điều này cho thấy sự thụ động của một bộ phận lớn những người sử dụng mạng Internet. Việc tranh luận trên mạng Internet, như đã nói ở trên, không có tác dụng gì nhiều vì sự ẩn danh khiến người ta buộc phải bám lấy các định kiến cá nhân hơn là nhượng bộ trước lý lẽ. Song khi bị buộc phải đối mặt với hoạt động có tổ chức thì những người thụ động sẽ có xu hướng thỏa hiệp, ngay cả khi trái với định kiến của bản thân, vì họ cảm thấy bị cô lập và cần phải giữ liên hệ với các nhóm nhất định nhằm duy trì sự hiện diện của mình. Đây là điểm mấu chốt để những người vô sản có thể thuyết phục và thu hút các đối tượng thụ động. Việc đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc và thông tin sai lệch là cần thiết nhưng chỉ trong chừng mực việc đó có thể lôi kéo được các nhóm quần chúng thụ động và cô lập được các nhóm cực đoan hay phản động. Nói tóm lại, những người vô sản cần phải tự tổ chức và tạo ra sự thu hút của riêng mình, nếu bám theo hệ thống truyền thông sẵn có một cách đơn lẻ thì họ sẽ trở thành sản phẩm truyền thống giống như các đối tượng thụ động khác. 

Một vấn đề lớn về vai trò của giai cấp tiểu tư sản trong truyền thông trên mạng xã hội cho tới nay vẫn chưa được giải đáp là các phần tử tiểu tư sản lớp dưới thường là những đối tượng tích cực và tạo dựng được nhiều mối liên hệ cá nhân trên mạng xã hội nhất. Lý do thứ nhất là do điều kiện sống khiến nhóm này có điều kiện và buộc phải sử dụng mạng Internet thường xuyên. Lý do thứ hai là nhóm này có đặc thù vừa là người lao động vừa là sở hữu tư bản hoặc có điều kiện sống giống như tư sản, do vậy mang những quan điểm của cả người lao động và tư sản. Tính chất này khiến cho nhóm tiểu tư sản dễ dàng tìm được tiếng nói chung và trở thành đầu mối liên hệ với cả người lao động cũng như tư sản. Truyền thông nắm bắt được điều này nên luôn tìm cách thu hút sự chú ý của nhóm độc giả tiểu tư sản, điều đó giúp họ nhanh chóng tạo ra mạng lưới liên hệ với một cơ sở độc giả lớn hơn. Điều này lý giải hiện tượng truyền thông thường xuyên đăng tải quan điểm chính trị bấp bênh kiểu tiểu tư sản. Khi những người tiểu tư sản trở nên cực đoan thì họ sẽ trở thành các phần tử cực hữu. Một bộ phận không nhỏ những phần tử tiến bộ trong xã hội Việt Nam cũng xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản, sau đó chuyển sang phía vô sản. Nhưng những người vô sản sẽ sai lầm nếu như tìm cách thỏa hiệp với tiểu tư sản để kiểm soát truyền thông vì điều đó chỉ giúp cho tiểu tư sản nhanh chóng kiểm soát truyền thông và loại bỏ những người vô sản. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến các tổ chức truyền thông hoàn toàn lọt vào tay giai cấp tiểu tư sản và được dùng để chống lại chính quyền Xô Viết trong giai đoạn khối Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Những người vô sản cần phải duy trì hệ thống truyền thông độc lập và điều kiện cơ sở hạ tầng truyền thông hiện nay thuận lợi hơn nhiều so với những năm 1990 của thế kỷ trước.

Monday, April 11, 2016

Tại sao Singapore giàu còn Việt Nam thì chưa?

Singapore có dự án xây dựng đường sắt cần phải chặt hạ 1.000 cây xanh. Tụi cây quyền ở Singapore gom được ba mống đi biểu tình phản đối. Cảnh sát đến giải tán, đánh cả lũ một trận nhừ tử rồi đưa ra tòa với một lô một lốc trọng tội như gây rối trật tự công cộng, biểu tình bất hợp pháp, chống người thừa hành công vụ, cố ý gây thương tích, tuyên truyền tôn giáo trái phép, xúc phạm chính quyền, dụ dỗ trẻ vị thành niên, trốn thuế…tòa tống cả đám vào tù với dăm cái án chung thân và khoản tiền phạt khổng lồ. Cây bị đốn sạch và đường sắt được làm xong.

Việt Nam cũng có dự án xây dựng đường sắt phải chặt hạ 1.000 cây xanh. Việc chặt cây xanh được thông báo trước hai năm để lấy ý kiến dân chúng, không có đứa nào ý kiến ý cò gì hết. Đúng ngày khởi công chặt cây, tụi cây quyền thuê một mớ dân oan đi biểu tình với sự hộ tống của một bầy đông đảo báo chí kền kền quốc tế. Cảnh sát không dám đến giải tán vì ngán tụi nó kêu đàn áp nhân quyền. Báo chí nhào vô khóc mướn cho cây xanh um xùm. Một ông nghị ngẫn tuyên bố việc gì cũng phải tôn trọng ý kiến dân chúng. Việc chặt cây bị tạm đình lại. Ban quản lý dự án phải họp báo giải thích. Báo chí lại loan tin có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia móc ngoặc dự án. Ban quản quản lý dự án lại phải họp báo thanh minh. Báo chí lại đăng tin có tham nhũng trong dự án. Ban quản lý dự án lại phải họp báo thanh minh. Nhà thầu thấy dự án bị đình trệ lâu mà báo chí lại hay săm soi bới móc đủ lỗi lớn nhỏ, họ bỏ chạy không làm nữa. Các nhà thầu khác cũng không dám nhận. Dự án đường sắt một đống tiền nằm chết dí đó không biết bao giờ mới xong.

Tụi cây quyền Việt Nam lên mạng ca ngợi nước Singapore là dân chủ và tôn trọng nhân quyền nên giàu có, còn Việt Nam là độc tài, tham nhũng và không tôn trọng nhân quyền nên nghèo đói.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí nhưng không nhất thiết khác với sự thật)

Wednesday, March 9, 2016

Chuyện tầm phào của một ông bộ trưởng


Mới rồi có ông bộ trưởng liên hệ tới câu chuyện động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011 nói rằng:
Truyền thông quốc tế đưa tin một cháu bé 9 tuổi phải xếp hàng chờ phát bánh mì cứu trợ. Dù được ưu tiên đưa bánh mì trước, thế nhưng cháu bé đã bước lên trả lại và quay trở lại để xếp hàng. Một đất nước như vậy mới mong phát triển được.
Câu chuyện này diễn ra chưa lâu, nhưng sau này hầu hết những người chú ý theo dõi tin tức trên mạng đều biết rằng câu chuyện về cậu bé Nhật Bản đó là sản phẩm hư cấu của một nhà văn Việt Nam thuộc dạng cực hữu, chuyên đả kích chính quyền. Đây là một câu chuyện bịa, chưa từng có ai xác thực được nó và cũng không có truyền thông quốc tế nào đưa tin ngoài mấy trang blog lề trái và đám báo mạng Việt Nam luôn sao chép chụp giật không cần kiểm chứng. Ông bộ trưởng thậm chí còn kể sai cả câu chuyện (bịa) đó, đứa bé đang xếp hàng ấy không được ưu tiên phát đồ cứu trợ (không phải bánh mỳ, một người bình thường cũng biết là người Nhật không ăn bánh mỳ) mà được một người khác cho túi lương khô nhưng lại đem bỏ vào thùng chứa đồ cứu trợ để phát cho mọi người, còn nó thì tiếp tục xếp hàng.

Câu chuyện này được ông bộ trưởng dùng để so sánh với việc cầu lộc cầu tài của quan chức và doanh nghiệp và lý giải lý do Việt Nam thua kém các nước. Đại ý của ông là do dân Việt Nam chỉ thích ăn sẵn, không chịu hy sinh và không cố gắng phấn đấu. Truyền thông Việt Nam ưa thích những câu chuyện kiểu này, đám cực hữu lề trái cũng vậy, thế nên không có gì lạ khi phát biểu cũng như bản thân ông bộ trưởng được coi là hình mẫu của sự 'nói thẳng nói thật', 'thực sự có tâm vì đất nước'. Tất nhiên, sự 'nói thẳng nói thật' có bắt đầu bằng những điều dối trá thì cũng không vấn đề gì, vì ý nghĩa của nó quan trọng hơn nhiều. 

Nhiều năm trở lại đây, người ta được chứng kiến sự xét lại điên cuồng của những kẻ cực hữu và chống chế độ ở Việt Nam đối với câu chuyện được đưa vào sách giáo khoa về một cậu bé anh hùng. Đó là câu chuyện về thiếu niên Lê Văn Tám tự châm lửa lên mình để đốt kho xăng của địch. Cả truyền thông cũng như đám lề trái đều ra sức chứng minh rằng đó là một câu chuyện bịa đặt, được dựng lên để tuyên truyền và đó là bằng chứng cho sự nói láo của chế độ cộng sản. Tất nhiên, một người 'nói thẳng nói thật' như ông bộ trưởng thì có lẽ sẽ không bao giờ lấy hình ảnh tuyên truyền như Lê Văn Tám, cho dù hình ảnh ấy có được đưa vào sách giáo khoa và là của Việt Nam, để ca ngợi tinh thần hy sinh vì đất nước hay minh họa cho phát biểu của ông, bởi vì thật nguy hiểm khi dựa vào một điều mà nhiều người cho là sự bịa đặt.

Hình ảnh Lê Văn Tám về bản chất không khác gì hình ảnh cậu bé Nhật Bản (được bịa ra) kia, họ đều hy sinh vì đất nước, đều vì cái chung mà hy sinh cái riêng. Nếu như đám quan chức và dân đen trong bài phát biểu của ông bộ trưởng cầu xin một thánh thần xa lạ nào đó ban bổng lộc cho họ mà không tự mình chịu gian khổ kiếm lấy, làm cho hình ảnh dân tộc Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt quốc tế và cho thấy một não trạng trì trệ khó có thể phát triển, thì việc vay mượn hình ảnh nước ngoài (bịa đặt) để minh họa cho lý tưởng của mình bất chấp hình ảnh tương tự có thật và đã tồn tại lâu dài của xứ sở mình, trên thực tế, cũng tương tự như hành động khấn vái thần thánh của đám quan chức và dân đen mê muội kia. Cả hai đều không tin vào những gì mình đã có, do vậy không tin ở bản thân mình và buộc phải cầu khẩn đến những thứ xa lạ. 

Đám dân đen và quan chức mê muội thì cầu xin của thánh thần, còn những người 'nói thẳng nói thật' 'hết lòng vì dân vì nước' thì cầu khẩn những bóng ma ngoại quốc. Những câu chuyện thật là tầm phào, tất nhiên dưới những hình thức khác nhau.

Lưu ý: Một số báo sau khi đăng bài phát biểu của ông bộ trưởng có lẽ đã nhận ra vấn đề với câu chuyện em bé Nhật Bản nên đã cắt bỏ phần đó, tuy nhiên một số báo khác vẫn đăng đầy đủ.

Thursday, November 19, 2015

Chuyện luật sư và nỗi oan hai bao cao su

Một luật sư nọ, sau khi xúi dân oan đi kiện cáo tập thể lung tung khắp nơi để đòi bồi thường đất giá cao, kiếm được kha khá tiền bèn nhậu một bữa linh đình. Chân nam đá chân xiêu, đi loanh quanh thế nào luật sư nọ lạc vào một chỗ có ông Bụt.

Ông Bụt nói: Ngươi gặp được ta là có số may mắn rồi, ta sẽ ban cho ngươi ba điều ước.

Luật sư nọ liền ước: Con muốn trở nên giàu có.

Bụt búng tay một cái. Luật sư thấy mình đang ở trong một phòng ngủ rất sang trọng.

Luật sư nọ ước tiếp: Con muốn nổi tiếng.

Bụt lại búng tay một cái. Màn hình ti vi trong phòng bật lên chiếu cảnh luật sư nọ đang chém gió ào ào trên một show truyền hình danh tiếng.

Luật sư ước tiếp: Con muốn có bạn gái thật xinh đẹp.

Bụt lại búng tay. Một cô gái xinh đẹp hiện ra. Bụt biến mất.

Một lúc sau cô gái nói: Nào giờ thì để em tháo hai cái bao cao su cho anh nhé.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật)

Tuesday, November 10, 2015

Sự thật về Hồ Chí Minh khiến ai phát điên?

Dân chủ viên nói với dư luận viên: Nếu dân Việt Nam biết sự thật về Hồ Chí Minh thì hàng chục triệu người có thể phát điên!

Dư luận viên hỏi: Mày có bị điên không vậy?

Dân chủ viên nói: Mày bị tẩy não thì có.

Đúng lúc đó Bụt hiện ra bảo: Hai đứa mày cãi làm tao nhức đầu quá. Ngừng cãi nhau đi, tao cho tụi mày một điều ước.

Dân chủ viên liền nói: Tôi ước tất cả dân Việt Nam đều biết sự thật về Hồ Chí Minh.

Bụt búng tay một cái: Mọi việc đã xong. Rồi Bụt lại biến mất.

Dân chủ viên liền nhào ra phố hét to: Thế là mọi người đã biết rõ sự thật về Hồ Chí Minh rồi nhé!

Dân chúng đang đi quanh đó liền xúm lại: A, thằng nói láo đây rồi, đánh bỏ mẹ nó đi bà con ơi!

Thế là dân chủ viên bị người ta xúm lại đánh nhừ tử như đánh bọn trộm chó. 

May sao dư luận viên đến can ngăn: Thằng này nó bị bệnh thần kinh đó bà con, đánh nó làm gì cho tội, để tôi đưa nó vào nhà thương điên.

Vậy là từ đó đến giờ dân chủ viên vẫn ở trong nhà thương điên và không ngừng lảm nhảm: Sự thật về Hồ Chí Minh, sự thật về Hồ Chí Minh ....

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật.)

Friday, May 22, 2015

Tại sao người Mỹ da màu chống lại TPP?

Trong khi tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để thúc đẩy TPP thì các đồng bào cùng màu da của ông lại kịch liệt phản đối hiệp định đó. Mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Black America and the Political Economy of Neoliberal Trade Deals" của tác giả Ajamu Baraka để biết chi tiết.

Người Mỹ da màu và kinh tế chính trị của hiệp định thương mại tân tự do

Tổng thống Obama và phe dân chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục thúc ép quốc hội giao cho Obama quyền thúc đẩy thương mại (TPA), hay còn được gọi là ủy quyền theo dõi nhanh, để hoàn tất hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đứng đầu bảng của thứ độc hại được gọi là hiệp định thương mại tự do. 

Trang web Xả nước TPP (1), một nguồn chủ chốt của phong trào chống TPP mô tả TPP là: “Một hiệp định thương mại bí mật … đe dọa phá hủy nền dân chủ bằng cách đưa cánh tay quyền lực của doanh nghiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ an toàn thực phẩm và môi trường, tới quyền của người lao động và tiếp cận bảo hiểm y tế, TPP còn hơn cả thương mại. Đó là một vụ đảo chính toàn cầu của doanh nghiệp.”

Trong quá trình tổ chức phản công để ngăn cản ủy quyền theo dõi nhanh cho tổng thống Obama nhằm hoàn tất TPP và tuồn nó vào quốc hội ở phía sau lưng người dân, tôi viết về sự thật cho thấy trong một số nhóm da màu có sự lưỡng lự khi phải đưa ra sự ưu tiên cho TPP, đó là một vấn đề quan trọng của người Mỹ gốc Phi.

Mặc dù vậy, suốt tuần qua các tổ chức của người Mỹ gốc Phi đã tập hợp vào phía phản đối TPP và quyết định rằng đánh bại nó là sư ưu tiên trước mắt của người da màu, ngay cả khi một số thành viên của Khối Nghị Sĩ Da Màu đang dao động trong sự đối lập ban đầu của họ dưới sức ép của chính quyền Obama. 

Saladin Muhammad, nhà tổ chức công đoàn lâu năm, cựu thành viên của Phong Trào Giải Phóng Người Da Màu và người phát ngôn của tổ chức Công Nhân Da Màu vì Công Lý, tóm tắt quan điểm của một số nhà hoạt động da màu, những người coi chủ nghĩa tư bản tân tự do là kẻ thù: “các chính sách cơ bản của chủ nghĩa tư bản toàn cầu như TPP, phải bị giai cấp lao động da màu phản đối và đấu tranh như là một phần của nỗ lực giải phóng người da màu và thay đổi xã hội.”

Logic trong bình luận của Saladin dựa trên phân tích phê phán về quan hệ giữa người Mỹ gốc Phi và kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa, cho rằng việc hạ thấp các điều kiện tồn tại của giai cấp lao động da màu ở Hoa Kỳ được sản xuất và tái sản xuất ra như là kết quả của logic nội tại của hệ thống này.

Do sự hạ thấp và phi nhân hóa các điều kiện đặc trưng cho sự tồn tại của giai cấp lao động da màu đã được hệ thống này thừa hưởng và không thể thay đổi bằng các cải cách của chủ nghĩa tư bản tự do, vị trí chống tư bản là vị trí chính trị hợp lý duy nhất mà người Mỹ gốc Phi có thể đặt mình vào.

Chủ nghĩa tư bản chứ không phải văn hóa 

“Sự hình thành hiện nay của cái được gọi là hiệp định “thương mại tự do” là phiên bản tân tự do đẹp đẽ và lịch thiệp nhất của những thứ tương tự. Đối với đại đa số người lao động da màu, những người đang héo mòn mà không có trợ cấp ở dưới đáy của nền kinh tế, những thỏa thuận như vậy chỉ thúc đẩy sự bóc lột kéo dài, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thú vật, phá hủy các công việc tốt và các cơ hội bình đẳng.”

— Jaribu Hill, Giám đốc điều hành Trung Tâm Nhân Quyền của Công Nhân

Trái với thứ văn hóa của sự nghèo khổ vô nghĩa mà Obama và đám tân bảo thủ của ông ta đưa ra để giải thích tại sao người Mỹ gốc Phi tham gia vào sự phản kháng “không được chấp nhận” ở những nơi như Baltimore, nguồn gốc thật sự của các điều kiện sản sinh ra sự phản kháng nằm trong phạm vi bối cảnh của các chính sách tân tự do tương tự mà Obama và TPP đã áp đặt. 

Một số các học giả đã khẳng định rằng toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa có tác động rất tiêu cực đến người Mỹ gốc Phi trong bốn thập kỷ qua.

Tái cơ cấu tân tự do kinh tế quốc gia bắt đầu vào những năm 1970 và được tăng tốc dưới thời Reagan vào những năm 1980 đưa đến một thời kỳ kinh tế đình trệ và suy thoái ở Hoa Kỳ, mà từ đó chúng ta chưa bao giờ hồi phục. Không phải là cuộc đời trải đầy hoa hồng cho những người Mỹ gốc Phi di cư bỏ trốn các điều kiện tồi tệ của phương Nam trong Thế Chiến thứ II và những năm sau đó. Mặc dù vậy, cũng có một số tiến bộ tương đối về kinh tế tuy không đồng đều, vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thì người Mỹ gốc Phi còn có thể kiếm được công việc ở vùng trung tâm công nghiệp của đất nước.

Tuy vậy, hoàn cảnh luôn bấp bênh của công nhân da màu và sự tương đối yếu của tầng lớp trung lưu da màu đã biến thành sự khủng hoảng nghiêm trọng sau khi chủ nghĩa tư bản sụp đổ vào năm 2008.

Nhiều gia đình và cá nhân trong mọi lĩnh vực của xã hội phải trải qua các tác động tàn phá của khủng hoảng kinh tế - ngoại trừ giới siêu giàu – cuộc khủng hoảng đối với Mỹ gốc Phi thực sự là một thảm họa. 

Tổn thất về của cải, thu nhập và sự tham gia lực lượng lao động đã tước đi một phần lớn quân số của tầng lớp trung lưu da màu nhỏ bé và dễ tổn thương, đẩy công nhân da màu vào sự nghèo khổ vô vọng. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng mới nhất của chủ nghĩa tư bản đã tiết lộ một số điều đáng sợ hơn về công nhân da màu.

Khủng hoảng kinh tế không chỉ tước đi sự giàu có ảo tưởng được tạo ra bằng tín dụng dễ dãi cho đa số công nhân, những người chưa từng thấy lương thực tế tăng lên trong nhiều thập kỷ và phải nhặt nhạnh từng đồng, mà nó cũng vô tình tiết lộ sự thật câm lặng đối với đại đa số người lao động thất nghiệp da màu: họ bị loại khỏi danh sách “đạo quân thất nghiệp dự trữ” – lao động sẵn sàng được thuê khi nền kinh tế hồi phục – và đưa sang danh sách lao động dư thừa. Điều cay đắng đó có nghĩa là người da màu trở thành lực lượng lao động và dân cư không còn được cần đến trong nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Hiện nay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới da màu đang ở mức thấp kỷ lục. Tình cảnh của phụ nữ da màu còn bấp bênh hơn, mặc dù tỷ lệ lao động của họ có chút cao hơn. Tuy vậy, tỷ lệ tham gia vào nền kinh tế tăng lên của phụ nữ da màu cũng cho thấy sự thật là họ đang phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn khi không chỉ chăm sóc cho bản thân mà còn phải chăm sóc cho con cái. Linda Burnham đã chỉ ra một hiện tượng kinh tế bổ sung mà phụ nữ da màu phải đối mặt và điều đó là bởi vì phụ nữ da màu tập trung quá đông trong các khu vực lương thấp, họ phải chịu đựng cả sự phân biệt về giới tính lẫn chủng tộc trong tiền lương.

Bị hạn chế trong khu vực dịch vụ lương quá thấp và bất ổn nên không có gì ngạc nhiên khi sự nhóm vô gia cư tăng trưởng nhanh nhất ở Hoa Kỳ là phụ nữ và trẻ em da màu.

Toàn cầu hóa tân tự do cũng có tác động tàn phá đối với người lao động ở những thành phố như Baltimore. Các cộng đồng bị chia rẽ và nghèo đói tồn tại ở thanh phố này không chỉ dẫn đến việc các ông bố không ở nhà hay người da màu không nắm bắt được cơ hội mà còn trực tiếp tạo ra sự tổn thất 100.000 việc làm chế tạo và liên quan đến cảng biển không thuộc công đoàn ở Baltimore, khi những công việc này được doanh nghiệp và tư bản tài chính chuyển ra khỏi Hoa Kỳ. Việc đóng của xưởng Sparrows của hãng thép Bethlehem với 35.000 lao động và sự cắt giảm quy mô lớn các công việc ở cảng là những đòn khiến cộng đồng người lao động ở Baltimore không bao giờ hồi phục. 

Hiện thực kinh khủng mà ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Phi phải đối mặt là Hoa Kỳ tiếp tục chuyển sang nền kinh tế lao động ít kỹ năng, lương thấp, lực lượng lao động cũng bị thu hẹp, kết quả là phần lớn công nhân da màu và người nghèo không thể kiếm được một công việc toàn thời gian trong suốt cuộc đời của họ!

Những ai đủ may mắn để kiếm được một công việc, những công việc mới được dự tính ở Hoa Kỳ sẽ là những việc lương thấp như đồ ăn nhanh, sơ chế thực phẩm, bán lẻ và trợ giúp chăm sóc sức khỏe.

Sự đoàn kết Bắc-Nam trong nỗ lực chấm dứt áp bức toàn cầu

Khủng hoảng hệ thống của chủ nghĩa tư bản dẫn đến các ông trùm tài chính và chủ nghĩa tư bản tự do xếp hàng để được nhà nước giải cứu trong năm 2008 đã cho thấy sự thất bại rõ ràng của chủ nghĩa tư bản tân tự do trong vai trò là chiến lược dài hạn, thiết yếu cho sự tiến bộ của chủ nghĩa tư bản.

Điều này đúng ở trung tâm chủ nghĩa tư bản cũng như các thành phần của hệ thống toàn cầu. Đó là lý do người da màu phản đối các hiệp định thương mại tân tự do không chỉ dựa vào vào các tác động tiêu cực của chúng đối với người da màu ở Hoa Kỳ mà còn dựa vào sự thừa nhận về một chương trình chung với những người dân bị bóc lột và bị đô hộ trên thế giới trong việc chấm dứt sự áp bức toàn cầu của chủ nghĩa tư bản.

Việc chống lại TPP và thương mại tự do phải được nhìn từ quan điểm đấu tranh thống nhất đối với sự củng cố tiếp theo của đế quốc Hoa Kỳ. Jaribu Hill nhắc nhở chúng ta rằng “tự do là tên gọi nhầm của kiểm soát và duy trì status quo, luôn đòi hỏi những người bị áp bức phải chịu đựng hơn nữa đồng thời tối đa hóa lợi nhuận được tạo ra trên lưng của họ và tổn thất an sinh của họ, đúng vậy đấy, cuộc sống của họ.” 

Người da màu phản đối TPP bởi vì chúng ta hiểu rằng công nhân ở Việt Nam, trước hết là phụ nữ, đã được sắp đặt cho siêu bóc lột trong các điều khoản của hiệp định đó. Chúng ta hiểu rằng với hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) thì hàng triệu nông dân đã bị đẩy khỏi đất đai của họ ở những nơi như Oaxaca, Mexico và trở thành những người nghèo đô thị không đất đai ở Mexico hoặc làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ với đồng lương nô lệ. 

Chúng ta chống lại TPP bởi vì thương mại tự do tân tự do giữa Hoa Kỳ và Colombia đã dẫn đến sự gia tăng mất đất của người Colombia gốc Phi cũng như đất đai của họ bị đánh cắp cho các hầm mỏ bất hợp pháp và sự mở rộng chế biến dầu cọ và mía đường cho nhiên liệu sinh học để cung cấp cho thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.

Ngay cả khi tầng lớp thống trị của những đất nước tham gia hiệp định quy phục Chú Sam thì chúng ta vẫn chống lại TPP với danh nghĩa của nhân dân ở Nam bán cầu.

Đối với những người hỏi tại sao người da màu hoài nghi và chống lại các hiệp định thương mại tự do, chúng ta chỉ vào lịch sử và nói rằng nếu có bất cứ ai trên hành tinh cần hoài nghi cái được gọi là thương mại tự do thì đó phải là hậu duệ của những người đã bị chế độ thương mại dã man nhất trong lịch sử trái đất làm tổn hại. (2) 

Ajamu Baraka is interviewed in Episode 3 of CounterPunch Radio, available for free here.

Ajamu Baraka is a human rights activist, organizer and geo-political analyst. Baraka is an Associate Fellow at the Institute for Policy Studies (IPS) in Washington, D.C. and editor and contributing columnist for the Black Agenda Report. He is a contributor to “Killing Trayvons: An Anthology of American Violence” (Counterpunch Books, 2014). He can be reached at www.AjamuBaraka.com

Chú thích của người dịch:

(1): Tên của tổ chức này có nghĩa là xả nước bồn cầu, ý muốn nói TPP là một thứ rác rưởi cần được được xả nước cho trôi đi.
(2): Tác giả muốn ám chỉ chế độ buôn bán nô lệ da màu trước kia.

Friday, March 20, 2015

Dư Luận Viên, hãy đoàn kết!

Sau khi theo dõi thông tin về vụ can thiệp của nhóm Dư Luận Viên đối với hành động khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ cũng như thông tin của báo chí thì bất cứ ai cũng có thể thấy một cái bẫy khiêu khích đang được giương lên.

Nhóm biểu tình Bờ Hồ từ lâu đã quá quen thuộc với các hành động khiêu khích, ăn vạ, kích động chống đối chính quyền. Họ thường đặc biệt nhằm vào các sự kiện xung đột với Trung Quốc trong lịch sử và hiện tại để khiêu khích. Sự kiện ngày 14.3.2015 vừa rồi cũng là hành động khiêu khích. Tại sao lại gọi là khiêu khích? Bởi vì họ thực tâm không muốn tưởng niệm ai cả, chỉ mượn cớ để tụ tập ở Bờ Hồ, vốn không phải là nơi tưởng niệm liệt sĩ, để tạo sự rối loạn đồng thời mang xen kẽ các khẩu hiệu vu cáo chế độ hy vọng chính quyền sẽ cưỡng chế giải tán, khi đó họ sẽ có dịp lên báo chí và truyền thông quốc tế để vu cáo là chính quyền thân Trung Quốc và đàn áp người yêu nước. Chiêu bài này đã cũ mèm.

Ảnh: Các khẩu hiệu mà đám khiêu khích dùng để vu cáo chính quyền
Nguồn: Internet
Việc các bạn nhóm trẻ nhóm Dư Luận Viên cùng với một số các cựu chiến binh đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích hoàn toàn là đáng hoan nghênh. Các bạn nhóm Dư Luận Viên không có bất cứ điều gì sai trái trong chuyện này.

Việc một số tờ báo đưa tin không đúng về nhóm Dư Luận Viên và biến đám khiêu khích Bờ Hồ thành người yêu nước chính là tiếp tay cho đám khiêu khích và phản bội lại nhân dân Việt Nam. Họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không lạ gì đám khiêu khích Bờ Hồ, họ đã có hồ sơ của từng nhân vật trong đó, nhưng chưa xử lý là vì còn đợi thời cơ thích hợp. Cơ quan nhà nước cũng không lạ gì hành vi khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ vì từ nhiều năm nay đã thường xuyên phải đối phó với các hành động này. 

Tuy vậy, điều cần thiết hiện nay là nhóm Dư Luận Viên cần phải đoàn kết và nhân dịp này biến sự chú ý của truyền thông đối với nhóm thành cơ hội vạch mặt sự khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ, để cho nhân dân cả nước được rõ.

Đám biểu tình Bờ Hồ cũng như một số báo chí tha hóa tiếp tay cho họ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thông như sau:

1. Vu cáo nhóm Dư Luận Viên bằng mọi cách, gán bất cứ tội lỗi nào cho nhóm.

2. Khai thác triệt để các dư luận tiêu cực về nhóm Dư Luận Viên để làm xấu hình ảnh của Dư Luận Viên.

3. Khi nhóm Dư Luận Viên lúng túng nhận một lỗi nào đó, dù là nhỏ nhặt, họ sẽ thổi phồng điều đó lên, biến điều đó thành một tội lỗi nghiêm trọng.

4. Cuối cùng dựa trên hình ảnh tiêu cực và lỗi lầm bị thổi phồng, họ sẽ phủ nhận mọi yếu tố tích cực của Dư Luận Viên và biến nhóm Dư Luận Viên thành những kẻ xấu xa cần phải lên án.

Đầu tiên là các bạn nhóm Dư Luận Viên cần vững tâm, tự tin và đoàn kết. Luận điệu chủ yếu mà đám báo chí sử dụng để vu cáo các bạn sẽ là: Các bạn đấu tranh với đám khiêu khích khiến cho truyền thông quốc tế có cơ hội vu vạ chính quyền đàn áp người yêu nước. Xin hãy nhớ cho là chính đám khiêu khích thường xuyên tạo cớ để truyền thông quốc tế vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp người yêu nước, bán nước cho Trung Quốc, độc tài khát máu... từ nhiều năm nay. Những tờ báo lên án các bạn đã bao giờ lên án đám khiêu khích chưa? Sao tự nhiên họ lại sốt sắng với việc chính quyền bị vu cáo thế? Cơ quan chính quyền hiểu rất rõ mọi việc và không bao giờ lại đánh đổi những người yêu nước chân chính như các bạn lấy vài câu bùi tai của đám truyền thông quốc tế luôn tìm mọi cách bôi nhọ chính quyền. Báo chí tha hóa chỉ cần các bạn nhận lỗi này là họ sẽ biến các bạn thành những kẻ phản quốc ngay. Luận điệu tiếp theo mà họ sử dụng là: Dư Luận Viên ngăn cản hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân. Câu trả lời cần nhất quán là Dư Luận Viên không ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân, chỉ đấu tranh chống lại việc xuyên tạc và khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ, thực tế là đám này công khai vu cáo các liệt sĩ Gạc Ma, các liệt sĩ đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhưng họ vu cáo Đảng bán nước cho Trung Quốc tức là họ cũng vu cáo các liệt sĩ đã bán nước cho Trung Quốc.

Thế nên vấn đề thứ nhất trong truyền thông mà nhóm Dư Luận Viên cần chú ý là không tập trung vào việc thanh minh hay phản bác những lỗi lầm mà báo chí và đám khiêu khích chụp mũ. Hãy phớt lờ, bỏ qua chúng, không đôi co để cho báo chí có cơ hội khai thác điểm yếu của các bạn.

Thứ hai, tẩy chay mọi dư luận không tích cực về nhóm kiểu như: "Hành động của nhóm là phản cảm" hay "Ý định của nhóm là tốt nhưng cách làm là sai". Đó là điều hậu xét, không phải ưu tiên lúc này. Chú ý là không nên phát tán, bình luận hay chia sẽ những ý kiến đó, vì điều đó khiến công chúng có ấn tượng xấu về các bạn. Ấn tượng xấu dù là nhỏ thì cũng sẽ bị phát tán và thổi phồng lên rất nhanh. Những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên cũng nên chú ý là không mắc cái bẫy trung lập của báo chí để phát biểu những ý kiến kiểu như vậy. Bàn luận về kinh nghiệm tổ chức đấu tranh thì chỉ nên bàn trong nội bộ, không nên biến thành chủ đề công khai cho báo chí khai thác.

Thứ ba, hiện giờ báo chí truyền thông đang dõi vào các bạn. Mục tiêu của các bạn là đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích, đây chính là cơ hội tốt nhất, hãy tập trung mọi nguồn lực đưa các tin tức và hình ảnh về sự xuyên tạc, vu khống, khiêu khích và hành động phản quốc của nhóm biểu tình Bờ Hồ. Việc này sẽ giúp nhân dân cả nước hiểu rõ bộ mặt của họ và cơ quan chính quyền có cơ hội thích hợp để xử lý. Khi người dân cả nước hiểu rõ bộ mặt thật của đám biểu tình Bờ Hồ thì cũng sẽ hiểu rõ giá trị của những việc của các bạn đã làm.

Trên đây là một số đề xuất về cách xử lý truyền thông vào thời điểm quan trọng này, mong các bạn Dư Luận Viên và những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên chú ý. Hy vọng rằng các bạn có thể biến cơ hội này thành một cuộc đấu tranh thắng lợi trong việc vạch mặt nhóm khiêu khích Bờ Hồ.

P/s: Tôi cũng đã nhiều lần bị chụp mũ là "Dư Luận Viên", nếu như trước kia thì tôi sẽ nói "Không phải" nhưng giờ thì tôi sẽ nói "Vâng, nếu người đấu tranh chống lại những kẻ khiêu khích và phản bội tổ quốc là Dư Luận Viên thì tôi cũng là một Dư Luận Viên".

Wednesday, December 31, 2014

Okinawa ngăn chặn sự xoay trục sang Châu Á của Obama

Mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết của "A small island trying to block Obama's 'Asian Pivoting'" của tác giả Christine Ahn để thấy những nỗ lực của người dân Nhật Bản trong việc xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Một hòn đảo nhỏ cố gắng ngăn chặn sự “xoay trục sang Châu Á” của Obama

Vào ngày 10 tháng 12 – Ngày Nhân Quyền Quốc Tế - Takeshi Onaga bắt đầu nhiệm kỳ của thống đốc mới ở Okinawa.

Tháng trước, các công dân của Okinawa đã mang đến chiến thắng vang dội cho Onaga, người điều hành một diễn đàn phản đối việc xây dựng căn cứ Hải Quân mới của Hoa Kỳ ở phía bắc Okinawa. Sử dụng khẩu hiệu “Tất cả Okinawa”, Onaga hứa hẹn “ngăn chặn việc xây dựng bằng mọi biện pháp có thể” và xóa bỏ sân bay trực thăng Osprey của Hải Quân, thứ mà ông gọi là “cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của Okinawa.” 

Chiến thắng của Onaga – trong đó ông nhận được sự ủng hộ của 2/3 số cử tri – tạo thành một cuộc trưng cầu ý kiến của người dân Okinawa chống lại liên minh chặt chẽ với Washington của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc tiếp tục quân sự hóa hòn đảo này.

Dấu vết đậm nét của Hoa Kỳ ở Okinawa

Tôi đến Okinawa vào đầu tháng 12 để tham gia một hội nghị phụ nữ và xây dựng hòa bình, và để nghe người dân Okinawa nói lên ý nghĩ về kế hoạch của Washington chuyển Sân Bay Futenma của Hải Quân đầy tai tiếng từ trung tâm thành phố Ginowan tới Vịnh Henoko có hệ sinh thái nguyên thủy.

Khi tôi chuyển tiếp ở sân bay quốc tế Narita của Tokyo sang cửa lên máy bay tới Naha, ấn tượng rõ ràng là tôi đi đến căn cứ Hoa Kỳ. Viên chức Hoa Kỳ trong đồng phục dân sự và chiến đấu, cùng với gia đình của họ, chiếm đại đa số tại khu vực sân bay.

Trong khi chờ chuyến bay, tôi ngồi chung bàn với một lính thủy người Mỹ gốc Phi cao lớn có tên là Ramone. Khi tôi hỏi anh ta tại sao lại đăng lính, anh ta nói rằng anh cần một sự thay đổi. Mẹ anh ta phản đối việc đăng lính bởi vì ông nội anh ta trở về từ Chiến Tranh Thế Giới thứ II “không ổn tí nào”, và chú anh ta không bao giờ hoàn toàn hồi phục sau chiến dịch Bão Táp Sa Mạc.

Mặc dù vậy, so với những cơ hội ít ỏi ở Nam Carolina, đời sống quân nhân là tốt đối với anh ta, và anh ta có thể nhanh chóng có được danh vọng. Bố của hai cô con gái, Ramone nói anh ta cảm thấy nuôi dưỡng gia đình ở Okinawa an toàn hơn là trở về quê nhà. Sau khi chúng tôi đã trở nên gần gũi hơn, tôi hỏi Ramone xem anh ta nghĩ sao về vị thống đốc mới trúng cử. Anh ta cười tủm tỉm và nói, “Lý tưởng của ông ta khác.”

Ramone là một trong số 26.000 lính Mỹ đóng quân ở Okinawa. Cùng với gia đình, họ tạo thành khoảng 50.000 người Mỹ sống cùng với 1,3 triệu dân Okinawa. Tuy tôi vui mừng rằng Ramone và gia đình của anh ấy ít phải đối mặt với sự phân biệt và bạo lực hơn ở quê nhà, nhưng điều thực sự khiến tôi áy náy là bạo lực và khó khăn đối với con người và vùng đất này trong thời kỳ quân đội Mỹ chiếm đóng Okinawa.

Điều đó cũng gợi cho tôi nhớ đến cuộc đối thoại mới đây với nhà vật lý trị liệu của tôi ở Honolulu, con gái của bà ấy sống cùng với chồng là lính thủy ở Okinawa. Bà ấy cũng nói rằng họ thích sống ở Okinawa, ngay cả khi họ chỉ có liên hệ giới hạn với mọi người. Khi tôi đủ can đảm để kích động bà ấy về bạo lực mà quân đội Mỹ đã dùng để chống lại phụ nữ Okinawa, bà ấy trả lời rằng có những ngăn cấm đáng tiếc đối với lính Mỹ ở Okinawa do hành động của “một vài trái táo thối.” 

Nhưng khi tôi nói chuyện nhiều hơn với người dân Okinawa và viến thăm các địa điểm tiềm năng cho căn cứ mới của Hải Quân Hoa Kỳ ở vịnh Henoko, tôi càng hiểu hơn tại sao chiến thắng của Onaga là một dấu hiệu rất đáng chú ý trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền đã kéo dài nhiều thập kỷ của người dân Okinawa.

Cuộc đấu tranh lâu dài của Okinawa

Quân đội Hoa Kỳ mô tả Okinawa là “Hòn đá tảng của Thái Bình Dương” do sự gần gũi của nó đối với các thành phố chính của Châu Á, bao gồm Seoul, Tokyo, Đài Bắc, Hong Kong, Thượng Hải và Manila. Ngày nay, Henoko là chìa khóa trong chiến lược bao vây Trung Quốc và Bắc Triều Tiên của Washington. Theo học giả về Nhật Bản Gavin McCormack, “Đây là cái được gọi là Cơ Sở Thay Thế Futenma (FRF), một căn cứ lục-hải-không quân với cảng nước sâu, được thiết kế để phục vụ xuyên suốt thế kỷ 21 với vai trò là điểm tập trung sức mạnh lục quân, hải quân và không quân lớn nhất ở Đông Á.”

Vào năm 1945, khi Nhật thua Thế Chiến II, Okinawa rơi vào sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Mặc dù Nhật Bản được đảm bảo độc lập theo Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco năm 1951, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kiểm soát Okinawa trong 27 năm. Vào năm 1972, Hoa Kỳ trao trả Okinawa cho Nhật Bản, nhưng một hiệp ước bí mật giữa Washington và Tokyo cho phép Hoa Kỳ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự.

Trong Thế Chiến II, Okinawa là chiến trường duy nhất trong phần nổi tiếng của Nhật Bản. Một phần tư dân Okinawa đã chết. Theo Suzuyo Takazato, người sáng lập tổ chức Phụ Nữ Okinawa Hành Động Chống Lại Bạo Lực Quân Sự, trong thời kỳ hậu chiến, lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã giam giữ người dân Okinawa chạy loạn trong các trại tập trung và chiếm các vùng đất màu mỡ để xây dựng các căn cứ quân sự. Okinawa chiếm ít hơn 1% lãnh thổ đất liền Nhật Bản, mặc dù vậy 74% căn cứ quân sự Hoa Kỳ đóng ở đây, họ chiếm 1/5 diện tích đất liền của Okinawa.

Vào năm 1995, sau vụ cưỡng hiếp tập thể dã man một bé gái 12 tuổi của ba viên chức Hoa Kỳ, người dân Okinawa tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa. Tình thế gây sốc đã buộc Tokyo phải đám phán với Hoa Kỳ vào năm 1996, thiết lập một Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt ở Okinawa, được gọi là SACO, để bắt đầu giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ xuống 20% - trong đó có việc đóng cửa căn cứ Futenma ở thành phố Ginowan. Giống như chiếc bánh rán, căn cứ Futenma chiếm 30% diện tích trung tâm thành phố Ginowan, và được bao quanh bởi nhà trẻ, trường học, đại học và bệnh viện, hoạt động dưới tiếng ồn kinh khủng của chiến đấu cơ phản lực, máy bay trực thăng và tàu sân bay.

Mặc dù vậy Hoa Kỳ đã nhanh chóng thay đổi lời hứa của họ, thay vì đóng cửa căn cứ Futenma thì lại đề xuất chuyển nó tới Trại Schwab ở vịnh Henoko. Điều đó đã gây ra giận dữ trong công chúng. Trong 18 năm, người dân Okinawa đã biểu tình liên tục hàng ngày trước cửa Trại Schwab và đường biển để ngăn chặn việc xây dựng căn cứ mới.

An ninh của ai? Không phải của phụ nữ Okinawa 

“Okinawa đã phải chịu đựng gánh nặng từ sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ trong suốt 69 năm qua, Suzuyo Takazato nói. Với vai trò một nhân viên xã hội, bà đã làm việc cùng với những nạn nhân của bạo lực tình dục trong suốt hơn hai thập kỷ.

Takazato trao cho tôi một tài liệu liệt kê các tội ác của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ Okinawa trong hơn hai thập kỷ hậu chiến. Do không có các tài liệu chính thống về các tội ác đó, Takazako và những người khác đã đào xới các bản báo cáo của cảnh sát và các bài báo được cắt ra của các tạp chí từ năm 1945 đến năm 2012. Họ tập hợp chúng thành một tài liệu 26 trang gây sốc cho thấy bạo lực của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ và bé gái không phải là trường hợp của vài trái táo thối, mà mang tính cấu trúc.

Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Okinawa đóng vai trò là sân bay xuất phát của quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi mà binh lính Hoa Kỳ, rất nhiều người trong số họ bị PTSD (hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương), trở về sau chiến trận và gây ra các tội ác đối với người dân Okinawa, đặc biệt là phụ nữ và bé gái. Theo Takazato, cưỡng hiếp và các tội ác bạo lực đứng hàng đầu trong và sau các cuộc chiến đó. “Họ trở về sau chiến trận trong các điều kiện khủng khiếp và trút bỏ vào phụ nữ,” bà giải thích. Để quản lý binh lính Hoa Kỳ, những người sẽ đột nhập vào các gia đình địa phương và cưỡng bức phụ nữ và bé gái, Takazako giải thích rằng “Giống như một chiếc đai, các nhà thổ quân sự đã được thiết lập bao quanh các căn cứ quân sự.” 

Maki Sunagawa, một sinh viên 24 tuổi tốt nghiệp đại học Christian ở Okinawa, giải thích lý do cô phản đối chiếm đóng quân sự ở Okinawa. Thứ nhất, hồi cô còn học cấp 2, anh trai của cô đang ở trong thư viện của đại học Quốc Tế Okinawa khi mà máy bay trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ đâm vào tòa nhà. Mặc dù không có sinh viên nào bị thương, nhưng điều đó đã gợi cho cô câu hỏi tại sao một căn cứ quân sự Hoa Kỳ lại ở gần nơi họ sống. Thứ hai, lúc cô học trung học, một trong những bạn thân của cô tiết lộ với cô là bị năm binh lính mặc thường phục cưỡng hiếp tập thể. Sunagawa nói bạn của cô không bao giờ kể với bố mẹ hay cảnh sát, và trong 8 năm đã phải chịu đựng trầm cảm, không thể hoàn thành trung học.

Một đồ thị Sao và Vạch cho thấy vào năm 2011 có 333 báo cáo về việc lính thủy Hoa Kỳ tấn công tình dục đối với phụ nữ tại các căn cứ hải quân khắp thế giới. Okinawa với 67 vụ tấn công đứng thứ hai sau Trại Lejeune ở Jacksonville, Florida (Hoa Kỳ). Nhiều nỗ lực đã được đưa ra để ngăn chặn hành động của các binh lính Hoa Kỳ, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Ví dụ, vào năm 2012, trong một triển khai ngắn hạn tới Okinawa từ Forth Worth, Texas, hai nhân viên hải quân Hoa Kỳ đã tấn công và cưỡng hiếp một phụ nữ Okinawa. Không giống như hầu hết các vụ án tấn công tình dục khác vốn thất bại trong việc mang lại công lý cho phụ nữ nạn nhân, hai thủy thủ đó đã bị xét xử và buộc tội ở tòa án của Nhật Bản và đang chịu án 10 năm tù giam trong nhà tù Nhật Bản. “Chúng tôi sợ hãi trong suốt những ngày nghỉ lễ như Ngày Quốc Tế Lao Động và ngày 4 tháng 7,” Takazato nói, bởi vì sự gia tăng của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Đầu độc biển và đất đai 

Khi chúng tôi đi bằng thuyền ở vịnh Henoko và Oura – nơi có kế hoạch thu hồi 160 ha biển để xây dựng các đường băng lớn và các cầu bốc dỡ - tôi nói chuyện với một số nhà hoạt động, già và trẻ, tham gia ngăn chặn việc xây dựng.

Takeshi Miyagi, một nông dân 44 tuổi, nói ông bỏ cánh đồng của mình vào tháng 7 để tham gia phản kháng với việc theo dõi biển bằng ca-nô. Miyagi nói rằng ông và các nhà hoạt động khác đang bảo vệ hệ sinh thái giàu có của vịnh Henoko và Oura và sự sinh tồn của cá nược. Bộ Môi Trường Nhật Bản liệt kê cá nược – một loài động vật biển có vú có họ hàng với lợn biển – vào danh sách “bị đe dọa nghiêm trọng.” Chúng cũng được đưa vào danh sách các chủng loài bị đe dọa của Hoa Kỳ.

Theo McCormack, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng rằng trong 5.334 chủng loài tồn tại ở biển có 262 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cũng báo cáo đó của Bộ Quốc Phòng đã khẳng định rằng có một ít cá thể cá nược sống trong vịnh, nhưng các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện trong một chuỗi hai tháng hơn 100 cá thể cá nược đang kiếm ăn trong khu vực thu hồi. Điều này đã thúc đẩy các nhóm bảo tồn Hoa Kỳ và Nhật Bản đệ đơn kiện chống lại Bộ Quốc Phòng để ngăn chặn việc xây dựng. Người dân Okinawa cũng chỉ ra lịch sử làm đầu độc bằng hóa chất của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Vào tháng trước, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản bắt đầu khai quật sân bóng đá ở Okinawa, nơi chôn các thùng chứa thuốc diệt cỏ độc hại được phát hiện năm ngoái. Vào tháng 7, chính quyền Nhật Bản đào được 88 thùng chứa nguyên liệu để chế tạo chất độc màu da cam ở khu đất được thu hồi gần căn cứ không quân Kadena.

Sự phản đối mạnh mẽ của người dân Okinawa đối với việc xây dựng căn cứ mới ở vịnh Henoko không chỉ thách thức chính sách xoay trục quân sự sang Châu Á của chính quyền Obama mà còn thúc đẩy nhận thức về những tác động tiêu cực đối với con người và sinh thái của hàng trăm căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Quan trọng nhất là chiến thắng dân chủ ở Okinawa đem lại hy vọng cho những đấu tranh tương tự ở Guam, Philippine và đảo Jeju của Hàn Quốc, với sự bền bỉ và phản kháng phi bạo lực, họ cũng sẽ ngăn chặn được cỗ máy chiến tranh quyền lực nhất thế giới.

Christine Ahn is the International Coordinator of Women De-Militarize the Zone.