Showing posts with label TPP. Show all posts
Showing posts with label TPP. Show all posts

Thursday, November 19, 2015

TPP và chính quyền mới của doanh nghiệp toàn cầu

Jack Rasmus trong bài "The TPP and the New Global Corporate Government" đã đặt ra câu hỏi về tính dân chủ của TPP. Ông cho rằng TPP sẽ chôn vùi nền dân chủ vốn có của các quốc gia hiện nay, khi nó tạo ra một thể chế chính trị siêu quốc gia của doanh nghiệp. Song điểm mấu chốt là nền dân chủ mà tác giả nhắc tới là nền dân chủ của giai cấp tư sản, doanh nghiệp trên hết cũng là một thể chế của giai cấp tư sản, không có gì là khó hiểu khi giai cấp tư sản vứt bỏ hình thức tổ chức nhà nước đã lỗi thời để xây dựng một hình thức mới phù hợp với họ. Hy vọng giai cấp tư sản sẽ bảo vệ nền dân chủ cũ để chống lại hệ thống nhà nước toàn cầu mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. 

TPP và chính quyền mới của doanh nghiệp toàn cầu

Hiệp định TPP vừa mới được công bố là một tài liệu bao gồm 5.554 trang. Hiệp định có 30 chương riêng biệt, chưa tính tới các “phụ lục” đặc biệt và các danh mục. Hiệp định còn có một tài liệu “hướng dẫn bí mật”, nhưng vẫn chưa được công bố, thậm chí các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng chưa được xem, theo lời thượng nghị sĩ Jeff Sessions của Hoa Kỳ. 

Dĩ nhiên, chính quyền cũng công bố một bản tóm tắt của tài liệu 5.554 trang, do Cục Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ soạn thảo, cũng như các tuyên bố của tổng thống Obama. Nhưng độc giả sẽ không thể tìm thấy bản chất của TPP trong những tài liệu đó, vốn được thiết kế để “bán rao” TPP cho công chúng. Trên thực tế, những lời tâng bốc “dành cho sự tiêu thụ của công chúng” đó được thay thế bằng sự xuyên tạc, thêu dệt và dối trá trắng trợn. 

Mặc dù vậy, một tuyên bố của Obama là chính xác. Ông ta gọi TPP là “một loại hiệp định thương mại mới”. Nó chính xác là một loại mới.

TPP không chỉ đơn giản là một văn kiện về kinh tế, về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền của nhà đầu tư hay dòng chảy của vốn. TPP trước hết và trên hết là một văn kiện chính trị. TPP là loạt đạn mới nhất do doanh nghiệp toàn cầu khai hỏa vào chủ quyền quốc gia và nhân dân, cũng như vào nền dân chủ. Mấu chốt để hiểu rằng TPP là kế hoạch thiết lập chính quyền toàn cầu của doanh nghiệp toàn cầu nằm ở chương 27 và 28.

Trong chương 27, TPP cung cấp một cơ quan lập pháp mới, có các quyết định sẽ chiếm đoạt chức năng của chính quyền địa phương và quốc gia, cũng như nền dân chủ đại diện – vốn đã bị tiền và sáng kiến của doanh nghiệp tấn công khốc liệt ở khắp mọi nơi. Trong chương 28, TPP cung cấp một loại hệ thống tòa án doanh nghiệp toàn cầu mới, do các luật sư ủng hộ doanh nghiệp và những người được thuê để điều hành, phán quyết của họ không thể được đánh giá, kháng cáo hay bác bỏ bằng hệ thống tòa án hiện tại của bất cứ quốc gia thành viên TPP nào. “Tòa án” của TPP sẽ đứng trên các hệ thống tòa án quốc gia của Hoa Kỳ và các nước khác, vốn đang bị các thế lực doanh nghiệp tấn công dữ dội để thúc đẩy sự áp đặt như là cách thức để lách qua hệ thống tư pháp truyền thống ở Hòa Kỳ. 

“Ủy ban” TPP đóng vai trò thể chế lập pháp-hành pháp toàn cầu của doanh nghiệp 

Chương 27 thiết lập một ủy ban TPP, tạo thành từ các bộ trưởng hoặc quan chức giám sát việc triển khai TPP cũng như sự tiến hóa trong tương lai của nó. TPP được gọi là một “hiệp định sống”, có nghĩa là nó sẽ thay đổi khi có thành viên mới. Mặc dù vậy, điều chưa được giải thích là nếu như nó được Quốc Hội phê chuẩn, liệu các nghị sĩ sẽ lại “phê chuẩn” mỗi khi nó thay đổi? Hay chỉ một lần ban đầu, sau đó cho phép luật sư của doanh nghiệp, CEO và giới quan liêu sở hữu doanh nghiệp được thay đổi theo cách mà họ muốn? 

Theo TPP, các thành viên ủy ban hoạt động như một dạng “Bộ Chính Trị” của doanh nghiệp toàn cầu, một ủy ban lập pháp của doanh nghiệp đa quốc gia của các nước thành viên TPP, với quyền lực hành pháp kèm theo chưa được xác định. Không có sự phân chia quyền lực ở đây. 

Quan trọng hơn, TPP hoàn toàn im lặng trước câu hỏi về cách thức lựa chọn ủy ban. Nhiệm kỳ của các thành viên là bao nhiêu? Ai chọn họ và chọn bằng cách nào? Họ có thể bị cách chức, khi đó ai sẽ cách chức họ và theo quy trình nào? Họ chịu trách nhiệm với ai? Họ có thể họp bí mật không? Đâu là quy định về việc ra quyết định mà họ phải tuân thủ? TPP im lặng hoàn toàn trước những câu hỏi này. Thật dễ chịu làm sao. Dĩ nhiên một số thứ cho thấy những câu hỏi này tồn tại trong “tài liệu hướng dẫn” huyền bí mà vẫn chưa ai được xem. Nhưng đừng kỳ vọng vào điều đó. 

Quan trọng nhất, có vẻ quyết định của ủy ban là không thể bị Quốc Hội hay bất cứ cơ quan lập pháp nào của chính quyền đánh giá hay đảo ngược. Theo hồ sơ ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội Hoa Kỳ, ít nhất một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo rằng “chúng ta đang trao quyền thành lập một loại Quốc Hội mới cho các quốc gia TPP” và ủy ban siêu quốc gia “sẽ không phải giải trình với cử tri ở bất cứ đâu.”

Các tòa án Kangaroo của TPP* 

Nhưng TPP không chỉ vô hiệu hóa nhánh lập pháp và chức năng hành pháp của chính quyền hiện tại. Nó thậm chí còn tấn công trực tiếp và các thể chế và chức năng tư pháp. Chương 28 thiết lập một hệ thống tòa án độc lập, hay tòa án hòa giải, sẽ đưa ra các phán quyết mà hệ thống tư pháp quốc gia hiện tại không thể đánh giá hoặc bác bỏ. Các tòa án này được gọi chính thức là các nhóm ISDS, “Hệ thống tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước”, mỗi tòa án được tạo thành từ ba đại diện và chuyên gia “thương mại”. Nhưng một lần nữa, giống như trường hợp của ủy ban nêu trên, đại diện nhà đầu tư-doanh nghiệp được ai lựa chọn? Như thế nào? Nhiệm kỳ bao lâu? Đại diện cho lợi ích của ai? Vân vân.

Hãy gọi chúng là “Tòa án Kangaroo của doanh nghiệp” (KKK), chúng sẽ thực hiện phần lớn công việc trong bí mật. Quy định của TPP cho phép chúng thực hiện các cuộc thẩm vấn công khai trước công chúng, nhưng cũng cho phép chúng lựa chọn việc thẩm vấn bí mật hoàn toàn. Hãy đoán xem chúng sẽ thích điều gì? TPP quy định KKK có thể “xem xét” các yêu cầu của công chúng để cung cấp các biên bản – nhưng xem xét không có nghĩa là “bắt buộc”. Cũng có thể thấy rằng báo cáo chung cuộc sẽ được công khai cho công chúng – nhưng chỉ là sau khi phán quyết chung cuộc đã được đưa ra. Hơn nữa, “báo cáo ban đầu sẽ là bí mật”, trong khi báo cáo chung cuộc cho công chúng thì “mọi thông tin bí mật trong báo cáo được bảo vệ”. Thứ cuối cùng được cung cấp cho công chúng chắc chắn sẽ trông giống như một mớ “bôi đen” đặc trưng theo yêu cầu của Luật Tự Do Thông Tin Hoa Kỳ.

Đây còn một vấn đề khác: Tòa án ISDS-KKK cho phép doanh nghiệp và nhà đầu tư kiện chính quyền quốc gia – cụ thể là các cơ quan lập pháp hay hành pháp – những bên có thể thông qua các đạo luật hay thiết lập các quy định bảo vệ công nhân, môi trường, hay bất cứ thứ gì mà nhà đầu tư và doanh nghiệp coi là cản trở khả năng tạo lợi nhuận của họ theo TPP. Vụ kiện TPP sẽ cáo buộc chính quyền Hoa Kỳ vi phạm hiệp định TPP, ngay cả khi doanh nghiệp-nhà đầu tư có tranh chấp liên quan đến kinh doanh với chính quyền trung ương hay địa phương. 

Điều này về mặt kỹ thuật có nghĩa là một doanh nghiệp sở hữu trang trại ở California có thể kiện chính quyền vì áp đặt khẩu phần nước trong thời kỳ hạn hán. Khẩu phần đó tất nhiên sẽ cản trở việc tạo lợi nhuận theo TPP. Hoặc một người nước ngoài sở hữu chuỗi nhà hàng ở Los Angeles có thể bỏ qua quy định tiền lương tối thiểu 15 dollar/giờ của thành phố? Hơn nữa, theo TPP thì cả bang California lẫn Los Angeles đều sẽ không phải là bên bị đơn trực tiếp trong vụ kiện TPP, do tranh chấp trong TPP chỉ giới hạn giữa doanh nghiệp-nhà đầu tư và chính quyền trung ương. Thế là quá đủ cho dân chủ địa phương theo TPP.

“Quyền lực kép” của doanh nghiệp đối đầu với Dân Chủ 

Tất cả mọi chính quyền thực thi các chức năng lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trên hết, TPP được thiết lập theo mệnh lệnh của các tập đoàn toàn cầu. Nhưng TPP tạo ra các chức năng trực tiếp phá hủy các thiết chế chính quyền hiện tại, chủ quyền nhân dân, cũng như ý tưởng về dân chủ đại diện. Ủy ban TPP thiết lập một cơ quan lập pháp toàn cầu cho doanh nghiệp bằng một ủy ban doanh nghiệp với quyền lực thực thi không rõ ràng. KKK của TPP rõ ràng vi phạm điều 3 của Hiến Pháp Hoa Kỳ về việc thiết lập tư pháp độc lập

Việc ký kết hiệp định TPP ở Atlanta, Georgia, vào ngày 4 tháng 10 năm 2015, cho thấy về bản chất là thiết lập “Hiệp Ước Hiến Pháp” của chính quyền doanh nghiệp toàn cầu. Loại Hình Kinh Tế rõ ràng đã “đè bẹp” Các Loại Hình Chính Quyền chính trị, vốn đã cùng tồn tại trong hai thế kỷ qua.

Người ta nói rằng mọi loại hình cách mạng đều diễn ra dựa trên sự trỗi dậy của “quyền lực kép” và các gói thể chế mới cố gắng thay thế gói thể chế cũ. Chương 27 và 28 của TPP đã cho thấy hạt giống của quyền lực kép đang trỗi dậy của doanh nghiệp. Đây có thể là lúc mà một số loại hình “quyền lực kép” mới của nhân dân sẽ ngăn chặn doanh nghiệp.

Jack Rasmus is the author of ‘Systemic Fragility in the Global Economy’, Clarity Press, 2015. He blogs at jackrasmus.com. His website iswww.kyklosproductions.com and twitter handle, @drjackrasmus.

Chú thích của người dịch:

*Chỗ này có lẽ tác giả chơi chữ, dùng 3 chữ K trong cụm từ đó để khi viết tắt sẽ thành KKK, tương tự như tổ chức phân biệt chủng tộc KKK chuyên hoạt động bí mật trước đây của Hoa Kỳ.

Wednesday, October 7, 2015

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Joyce Nelson  trong bài "TPP: Big Pharma’s Big Deal" đã đề cập tới việc TPP giúp các hãng dược phẩm lớn gia tăng lợi nhuận nhờ gia tăng bảo hộ bản quyền, chống lại sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Chi phí thuốc gia tăng sẽ đổ lên đầu người bệnh, ví dụ ở Việt Nam sẽ có 40.000 người không được cung cấp thuốc chữa HIV. Bên cạnh đó, Joyce Nelson cũng mô tả cách thức mà các hãng dược phẩm lớn trốn thuế lợi nhuận. Các quốc gia sẽ bị buộc tôn trọng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua ISDS, trong khi lại không thể thu được thuế từ doanh nghiệp. Đây chính là cái kết cục "dân giàu, nhà nước phá sản" mà Marx đã tiên đoán trong cuốn "Hệ Tư Tưởng Đức" khi nghiên cứu về trường hợp Hà Lan vào thế kỷ 19. 

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Chúng vẫn chưa biết mọi chi tiết của hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được đồng ý sơ bộ vào ngày 5 tháng 10 giữa 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, nhưng những phê phán cũng lên án hiệp định gay gắt về nhiều lý do, trong đó có nhượng bộ về công nghiệp dược phẩm.

Tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới cáo buộc TPP sẽ “đi vào lịch sử như là hiệp định thương mại tồi tệ nhất đối với tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển.” [1] Đó là bởi vì TPP sẽ mở rộng bảo hộ bản quyền cho các thuốc men có thương hiệu, qua đó ngăn cản các thuốc men không bản quyền tương tự (có chi phí thấp hơn nhiều) tham gia vào thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá thuốc.

Judit Rius Sanjuan, cố vấn pháp lý của tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, nói với vox.com rằng TPP tạo ra các nghĩa vụ về bản quyền ở các nước chưa bao giờ từng có nghĩa vụ bản quyền. Người dân ở “Peru, Vietnam, Malaysia và Mexico” sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng, bà nói. “Họ sẽ đối mặt với giá thuốc cao hơn trong thời gian dài hơn.” [2]

Ruth Lopert, giáo sư đại học George Washington, nói với Bloomberg News rằng các điều khoản trong hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng tới ngân sách chăm sóc y tế và tiếp cận thuốc men ở tất cả các nước tham gia ký kết, nhưng đặc biệt là các nước nghèo nhất. “Bà nói có khoảng 40.000 người ở Việt Nam, quốc gia nghèo nhất tham gia hiệp định, có thể phải ngừng nhận thuốc chữa HIV bởi vì các điều khoản của hiệp định sẽ làm tăng giá [thuốc] điều trị.”[3]

Các quốc gia khác như Canada cũng sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn. Hội Đồng Người Canada nói rằng nếu TPP được phê chuẩn, “bản quyền thuốc sẽ được mở rộng, trì hoãn phát hành các thuốc phổ biến có giá cả phải chăng hơn và tăng thêm 2 tỷ dollar trong chi phí chăm sóc y tế thường niên của Canada.” [4] Ở Hoa Kỳ, nhiều người dân vốn đã không thể thanh toán được các thuốc men đắt đỏ để cứu mạng sống của họ và cố gắng tiếp cận các thuốc phổ biến có sẵn ở mọi nơi.

Mở rộng bản quyền đối với các thuốc cứu mạng cứu rõ ràng là quà tặng cho các hãng dược lớn. Conor J. Lynch tại opendemocracy.net đã gọi nó là “của bố thi cho doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn tới tiếp cận quốc tế và chắc chắn gây ra những cái chết không đáng có. Mục tiêu ở đây là gia tăng lợi nhuận của nhành, chân thật và đơn giản. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đó là những gì công nghiệp tư nhân làm, nhưng cũng có một sự bế tắc đạo đức nghiêm trọng trong đó.” [5] Bế tắc đạo đức đã được làm rõ hơn bằng những phát hiện mới đây.

Trốn thuế 

Một sự trùng hợp nực cười, hiệp định TPP đạt được vào cùng ngày báo cáo về trốn thuế của doanh nghiệp – Offshore Shell Games 2015 – được tổ chức Công Dân Vì Công Bằng Thuế (CTJ) và Quỹ Giáo Dục của Nhóm Nghiên Cứu Lợi Ích Công Cộng Hoa Kỳ (PIRGEF) công bố. Báo cáo tiết lộ mức độ mà các công ty Hoa Kỳ hàng đầu sử dụng các thiên đường thuế như Bermuda, Luxembourg, Cayman Islands và Hà Lan để thiết lập “các chi nhánh thiên đường thuế”, thường chỉ là một hòm thư. 

30 trong số 500 công ty thuộc nhóm Fortune với hầu hết tiền được lưu giữ tại các thiên đường thuế nước ngoài, 9 trong số đó là các công ty dược: Pfizer (74 tỷ dollar ở nước ngoài), Merck (60 tỷ dollar), Johnson&Johnson (53,4 tỷ dollar) Proctor & Gamble (45 tỷ dollar), Amgen (29.3 tỷ dollar), Eli Lilly (25 tỷ dollar), Bristol Myers Squibb ($24 tỷ dollar), AbbeVie Inc. ($23 tỷ dollar) và Abbott Laboratories (23 tỷ dollar). [6]

Về Pfizer, nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới (lợi nhuận công bố là 22 tỷ dollar vào năm 2013), báo cáo nêu rõ: “Công ty này có hơn 41% doanh số ở thị trường Hoa Kỳ từ năm 2008 đến năm 2014, nhưng dàn xếp để báo cáo không có thu nhập chịu thuế liên bang trong bảy năm liên tục. Pfizer đã sử dụng các kỹ thuật kế toán để chuyển lợi nhuận chịu thuế của họ ra nước ngoài. Ví dụ, công ty có thể chuyển giao bản quyền thuốc cho một chi nhánh ở quốc gia có thuế thấp hoặc không có thuế. Sau đó khi chi nhánh Hoa Kỳ của Pfizer bán thuốc ở Hoa Kỳ, họ sẽ “trả” cho chi nhánh nước ngoài phí bản quyền cao để biến lợi nhuận nội địa thành khoản thua lỗ trên sổ sách và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.”

Trên hết, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 500 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ giữ hơn 2.1 nghìn tỷ dollar lợi nhuận đã tích lũy ở nước ngoài. “Đối với nhiều doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận được giữ ở nước ngoài không có nghĩa là xây dựng nhà máy ở nước ngoài, bán nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng nước ngoài, hay triển khai thêm hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác,” mà chủ đơn giản là lập hòm thư bưu điện.

Một số doanh nghiệp sử dụng tiền được cho là “mắc kẹt” ở nước ngoài như “khoản ký quỹ ngầm định” cho các khoản vay mượn với lãi suất rất thấp để đầu tư vào tài sản ở Hoa Kỳ, thanh toán cổ tức cho cổ đông, hoặc mua lại cổ phiếu.

Dĩ nhiên, như bản báo cáo đã làm rõ, “Quốc Hội, bằng cách không hành động để chấm dứt hoạt động trốn thuế này, đã buộc thường dân Hoa Kỳ phải bù đắp. Mỗi đồng dollar tiền thuế mà doanh nghiệp trốn được bằng cách sử dụng các thiên đường thuế phải được bù đắp bằng thuế cao hơn đối với cá nhân, cắt giảm đầu tư công và dịch vụ công, hay gia tăng nợ liên bang.” 

Bản báo cáo đã phát hiện ra rằng thông qua nhiều biện pháp trốn thuế khác nhau, 500 doanh nghiệp lớn nhất có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trốn đóng khoảng 620 tỷ dollar tiền thuế ở Hoa Kỳ. 

Đảo chính của doanh nghiệp 

Hiện giờ TPP – đang được coi là “NAFTA về steroids” – sẽ đem lại cho nhóm các hãng dược phẩm lớn và các doanh nghiệp dược đa quốc gia khác nhiều “quyền” của doanh nghiệp hơn tại nhiều quốc gia hơn, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước (ISDS) đầy tranh cãi, thông qua đó họ có thể kiện các chính quyền về các thay đổi pháp luật có ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Như trang web rabble.ca của Canada ghi nhận: “Chính quyền Canada mới bị Eli Lilly, một hãng dược phẩm Hoa Kỳ, kiện thông qua NAFTA vì vô hiệu hóa việc gia hạn bản quyền của hãng này đối với hai loại thuốc an thần. Tòa Án Liên Bang Canada đã phán quyết vào năm 2010 rằng gia hạn bản quyền không đem lại lợi nhuận hứa hẹn và thị trường của các loại thuốc này cần phải được mở cửa cho sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Thuốc phổ thông chắc chắn sẽ làm giảm chi phí của người sử dụng cuối cùng, nhưng Eli Lilly phản đối và tiến hành thủ tục ISDS chống lại chính quyền, yêu cầu bồi thường 500 triệu dollar cho lợi nhuận bị tổn thất. Vụ việc vẫn đang được xem xét, nhưng bất kể kết quả ra sao, chúng ta có thể thấy rằng TPP cũng sẽ dẫn đến những tranh chấp ISDS tương tự. Các doanh nghiệp dược phẩm đa quốc gia đầy thế lực sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo sự độc quyền thuốc giá cao. Bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn hơn trong TPP sẽ tạo ra cơ sở pháp lý mạnh hơn giúp các doanh nghiệp này kiện chính quyền và loại bỏ sự cạnh tranh của [dược phẩm] phổ thông.” [7]

Văn bản chính thức của hiệp định TPP sẽ không được công bố ít nhất trong một tháng tới, có lẽ là nhiều tuần sau cuộc bầu cử liên bang của Canada vào ngày 19 tháng 10. Chi tiết của hiệp định chắc chắn sẽ tiết lộ nhiều nhượng bộ chung đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các nghị sĩ dân cử tại 12 quốc gia sẽ chấp thuận hoặc phủ quyết TPP. Ở Canada, lãnh đạo NDP Tom Mulcair đã hứa sẽ hủy bỏ hiệp định nếu thắng cử trở thành thủ tướng, giải thích rằng chính phủ của Stephen Harper không bắt buộc phải ký kết trong chiến dịch tranh cử khi họ thực sự là một chính phủ “cẩn trọng”.

Trang web zerohedge của Hoa Kỳ gọi TPP là “con ngựa thành Trojan” và là “cuộc đảo chính của doanh nghiệp đa quốc gia, những người muốn toàn cầu khuất phục nghị trình của họ.” Với những từ ngữ rất rõ ràng, họ tuyên bố thêm: “Người mua hãy cảnh giác. Công dân hãy cảnh giác.” [8] 

Footnotes/Links:


[2] Julia Belluz, “How the Trans-Pacific Partnership could drive up the cost of medicine worldwide,” Vox, October 5, 2015. http://www.vox.com/2015/10/5/9454511/tpp-cost-medicine

[3] “Pacific Deal Rewrites Rules on Trade in Autos, Patented Drugs,” Bloomberg News, October 5, 2015.

[4] Council of Canadians, “Tell party leaders: Reject the TPP,” October 6, 2015.

[5] Conor J. Lynch, “Trans-Pacific Partnership’s Big Pharma giveaway,” Open Democracy, February 14, 2015.


[7] Hadrian Mertins-Kirkwood, “Trans-Pacific Partnership a big win for corporate interests,” Rabble.ca, October 6, 2015.

[8] Tyler Durden, “Trans-Pacific Partnership Deal Struck As ‘Corporate Secrecy’ Wins Again,” Zero Hedge, October 5, 2015. http://www.zerohedge.com

Joyce Nelson is an award-winning Canadian freelance writer/researcher working on her sixth book.

Wednesday, July 8, 2015

TPP tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Trong bài viết Obama’s Pacific Trade Deal Trails Behind China’s Development Vision, tác giả Nile Bowie khẳng định rằng TPP không đem lại nhiều lợi ích về thương mại cho các quốc gia tham gia mà nhằm mục đích bao vây, làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và giúp các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ kiếm lợi. Song điều đó sẽ khó có thể thành công bởi vì Trung Quốc đang xây dựng những thể chế tích cực hơn để góp phần phát triển khu vực.


Hiệp định thương mại Thái Bình Dương của Obama tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Thường xuyên được chào hàng như là vấn đề chủ chốt trong việc tái can dự vào Châu Á của chính quyền Obama, một cuộc bỏ phiếu mới đây ở thượng viện Hoa Kỳ đã tạo ra bước tiến quan trọng để đưa Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành luật. Để đối mặt với sự phản đối đáng kể từ nội bộ đảng của mình, tổng thống Hoa Kỳ đã giành lấy ủy quyền đàm phán nhanh để giới hạn quyền hợp hiến của quốc hội trong việc điều chỉnh các nội dung của hiệp định thương mại.

Mặc dù quốc hội và công chúng Hoa Kỳ vẫn có cơ hội xem xét hiệp định trước khi nó được thông qua nhưng thủ tục theo dõi nhanh sẽ cắt giảm thời gian tranh luận và cấm bổ sung thêm vào dự luật, quốc hội chỉ có thể biểu quyết bằng việc bỏ phiếu chống hoặc thuận. Đàm phán sau những cánh cửa đóng kín và công việc dự thảo trong bí mật tuyệt đối suốt gần một thập kỷ, do vậy các đại biểu được lựa chọn cũng chỉ được tiếp cận giới hạn với bản dự thảo.

Các cuộc đàm phán nhằm mục đích thiết lập thỏa thuận thương mại đa phương và đầu tư nước ngoài có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định thương mại chiếm tới 40% kinh tế thế giới cho thấy sự đáp lại của Hoa Kỳ đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này không tham gia hiệp định mặc dù là nền kinh tế lớn nhất khu vực và đối tác thương mại lớn nhất của các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Kết hợp một nhóm nhiều nước có sự khác biệt đa dạng về văn hóa và kinh tế, hiệp định hướng tới việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý chung để điều chỉnh các hàng rào thuế quan và tranh chấp thương mại, bản quyền và sở hữu trí tuệ, ngân hàng, đầu tư nước ngoài và nhiều thứ khác. Hiệp định được nhìn nhận một cách rộng rãi là sự đóng góp lâu dài của Washington vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Tái tạo thương hiệu xoay trục Châu Á 

Được một nhà bỉnh bút nổi tiếng Hoa Kỳ mô tả là “hiệp định thương mại toàn diện có thể giúp chúng ta củng cố sự thống trị đối với Trung Quốc ở Châu Á”, trong khi đó thượng nghị sĩ Charles E. Schumer tuyên bố rằng mục tiêu rõ ràng của hiệp định là “lùa” các nước khác ra khỏi “phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Nếu mục tiêu địa chính trị nấp sau hiệp định chưa đủ rõ ràng, tổng thống Obama đã tuyên bố, “Nếu chúng ta không viết ra luật lệ thì Trung Quốc sẽ viết ra luật lệ,” trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Rõ ràng cần phải nói rằng TPP không phải là hiệp định thương mại thuần túy.

Sự bất đồng rõ ràng xuất hiện giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa về chính sách thương mại, mặc dù rất nhiều các nhà lập chính sách Hoa Kỳ đánh giá hiệp định theo các lợi ích chiến lược, củng cố một cấu trúc kinh tế khu vực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương theo kiểu Mỹ. Các nhà kinh tế học chính thống như Paul Krugman và Joseph Stiglitz đã lập luận rằng hiệp định thực tế sẽ chỉ đem lại các lợi ích kinh tế nhỏ cho Hoa Kỳ, ngay cả khi các lợi ích doanh nghiệp và tài chính được hưởng lợi lớn nhất từ việc tự do hóa. 

Có vẻ như kết luận này giải thích lý do thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hầu như không phản ứng với sự phủ quyết ban đầu về thủ tục theo dõi nhanh mặc dù điều này có thể làm tê liệt hiệp định. Đối với Hoa Kỳ, hiệp định này sẽ đảo ngược tiến trình suy thoái của sự thống trị của Hoa Kỳ và tái tạo danh hiệu Hoa Kỳ - quyền lực thị trường hàng đầu, trong mắt của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, những nước đang bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Washington. 

Các điều lý do mà những người ủng hộ bảo vệ hiệp định đưa ra chủ yếu xoay quanh việc chống lại Trung Quốc và thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ khi hiệp định không được thiết lập. Phải nói một cách trung thực rằng khái niệm một chính quyền nước ngoài có thể vẽ lại kinh tế thế giới thông qua các thể chế đa phương khác và thay thế vị trị thống trị kinh tế thế giới của Hoa Kỳ in dấu rất đậm trong tâm lý người Mỹ, những người hoàn toàn bị thuyết phục về sự không thể thay thế và chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Không phải là một hiệp định thương mại thuần túy, TPP là thành phẩm của chính trị theo khối ở thế kỷ 21. Trong số những quốc gia tham gia đàm phán, các quốc gia Đông Nam Á – Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam – là đáng chú ý nhất về mặt chiến lược. Các quốc gia nhỏ này tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh thông qua hội nhập kinh tế mà không xung đột với bất cứ quyền lực nào.

Quan điểm từ ASEAN 

Bốn nước Đông Nam Á tham gia phản đối việc lựa chọn phe và họ có thể sẽ phải kiềm chế ảnh hưởng đối với các hoạt động khiêu khích quân sự trong khu vực. Nếu như TPP được coi là mang lại lợi ích cho những quốc gia này thì Hoa Kỳ sẽ có một đòn bẩy lớn hơn để thu hút làn sóng những nước tham gia đợt hai, mở rộng hợp tác thương mại với các nước khác trong khu vực, những nước sẽ phải tách ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc. 

Hiệp định sẽ tạo ra tiếp cận ưu tiên đối với thị trường Hoa Kỳ cho các nước Đông Nam Á, điều này sẽ là giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Ví dụ Việt Nam tìm cách tham gia TPP để cân bằng lại thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Ngành công nghiệp dệt may của họ dựa trên các đầu vào từ Trung Quốc, nhưng để có thể tự do tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, nguyên vật liệu phải có nguồn gốc trong phạm vi các nước TPP, điều này sẽ buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi chuỗi cung cấp để thay thế các sản phẩm của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng những biện pháp này tạo ra chi phí đối với nền kinh tế đang phát triển và có thể hủy hoại năng lực cạnh tranh của họ.

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, hiệp định mở ra cánh cửa cho sự thay thế giá rẻ ở nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà chế tạo Malaysia sẽ ở vị thế phải thế đối mặt với các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hiệp định, mặc dù vậy các doanh nghiệp đa quốc gia của họ sẽ được tự do tiếp cận thị trường xuất khẩu mới cho các tài nguyên tự nhiên. Các nền kinh tế đang phát triển tham gia hiệp định kỳ vọng chủ yếu ở sự gia tăng của đầu tư nước ngoài, mặc dù sự cạnh tranh lớn hơn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ gia tăng sức ép lên tiền lương.

Các nước nhỏ với thâm dụng vốn đầu tư và thị trường nội địa nhỏ như Brunei và Singapore sẽ nhận được lợi ích lớn từ TPP, như những vận động hành lang dữ dội ủng hộ hiệp định sau này đã cho thấy. Cấu trúc thuế thân thiện với doanh nghiệp đa quốc gia của Singapore trung thành với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là sức hút đối với đầu tư, thúc đẩy sự gia tăng việc làm trong nước cũng như giúp các công ty Singapore có vị trí tốt hơn trong việc kinh doanh với các đối tác TPP để mang lại lợi ích cho các khu vực được nhà nước tài trợ, đóng tàu và hóa dầu.

Quan điểm của Bắc Kinh 

Đối mặt với sự suy giảm của giá hàng hóa và giá dầu, nhu cầu quốc tế và nội địa thấp hơn, suy thoái sản xuất công nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, lãnh đạo của Trung Quốc đã lo ngại rằng TPP sẽ hủy hoại sức cạnh tranh xuất khẩu của họ. Mặc dù đất nước này đang tiến tới mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng, nhưng chế tạo và thương mại vẫn đang là động lực của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế hoạch chế tạo mới nhất của Bắc Kinh có đề cập tới hiệp định thương mại của Hoa Kỳ, khẳng định rằng hiệp định này “làm suy yếu lợi thế về giá cả của Trung Quốc trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tác động tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trung Quốc”. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước. Nếu TPP làm trầm trọng thêm sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc, thị trường xuất khẩu thế giới sẽ bị tác động tiêu cực.

Sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đã được ký hợp đồng 3 năm liên tiếp, trong khi sự suy giảm hiệu suất của lĩnh vực sản xuất và gia tăng nợ nần đã bắt đầu kích hoạt các hiện tượng bong bóng đầu cơ. Kết quả đáng chú ý nhất của những sự phát triển này đối với Hoa Kỳ sẽ là sự suy giảm phạm vi quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ và các thể chế do Trung Quốc tài trợ, như Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), vốn bị Hoa Kỳ và Nhật Bản xa lánh.

Câu hỏi là Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào đợt thứ hai hay không hàm ý rằng họ sẽ chấp nhận phải điều chỉnh nền kinh tế theo các kết quả của việc đàm phán TPP mà họ đã không tham gia. Hiệp định thương mại sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ phương pháp tiếp cận gia tăng truyền thống trong tiến hành cải cách tự do hóa và tổ chức nền kinh tế theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Theo quan điểm thịnh hành của Trung Quốc về hiệp định, thứ vốn được coi là thể hiện chính sách bao vây và những xung đột tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc chiếm đóng đất đai ở Biển Nam Trung Hoa, thì sẽ rất ngạc nhiên nếu lãnh đạo Trung Quốc gia nhập TPP. Mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh vẫn là phát triển một cấu trúc kinh tế khu vực song song và thay thế cho các thể chế tài chính quốc tế hiện tại như IMF, Ngân Hàng Thế Giới của Phương Tây và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á của Nhật Bản.

Trung Quốc và Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á 

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự tắc nghẽn đáng kể nhất trong thương mại khu vực bắt nguồn từ mạng lưới cơ sở hạ tầng không phù hợp chứ không phải là từ thuế quan cao hay các rào cản bảo hộ khác. Một nghiên cứu của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới vào năm 2013 đã cho biết GDP của thế giới sẽ tăng lên 6 lần so với hiện tại nếu giảm bớt các rào cản của chuỗi cung cấp so với bãi bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu. Trong bối cảnh này thì sáng kiến AIIB của Trung Quốc mang lại một cách thức tiếp cận mà TPP không thể theo kịp cho hội nhập kinh tế khu vực.

AIIB của Trung Quốc được dự định sẽ vận hành vào năm 2016 với 100 tỷ dollar vốn điều lệ, thu hút đầu tư của một danh sách dài các quốc gia đã tham gia sáng lập AIIB. Bất chấp sức ép của Hoa Kỳ, một số đồng minh thân cận nhất của họ - Australia, France, Germany, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Anh Quốc – đều tham gia vào ngân hàng phát triển đa phương mới của Bắc Kinh, hướng tới việc thu hẹp khoảng cách khổng lồ trong cơ sở hạ tầng kinh tế thế giới.

Bắc Kinh đã thu được một chuỗi kỷ lục ấn tượng nhất thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng trong hơn hai thập kỷ qua. Dựa trên kinh nghiệm đó, AIIB sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, sáng kiến này hướng tới việc hiện đại hóa hai tuyến thương mại cổ xưa – Vành đai Con Đường Tơ Lụa kết nối Trung Quốc với Châu Âu thông qua Trung Á và Con Đường Tơ Lụa trên biển của thế kỷ 21 kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á – đóng vai trò như là hai gọng kìm trong việc thúc đẩy thương mại toàn cầu dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Sự thành công của những sáng kiến này sẽ biến Trung Quốc, với dự trữ ngoại tệ khoảng 4 nghìn tỷ dollar của họ, thành người chơi chủ chốt trong môi trường phát triển toàn cầu. Trong tình hình hiện tại, khi mà các quyền lực khu vực đang cạnh tranh để đạt được những kết quả chiến lược, thì câu hỏi phải đặt ra là con đường hội nhập khu vực thông qua TPP của Hoa Kỳ có tương đương với triển vọng đang được lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy không.

Đánh giá TPP

Một bài báo được Trung Tâm Đông Tây công bố đã ước tính rằng TPP sẽ chỉ mang lại cho các quốc gia tham gia thêm 0,5% thu nhập. Hiệp định tập trung vào việc xóa bỏ “các hàng rào phi thuế quan” đối với kinh doanh, như các biện pháp bảo vệ lao động, người tiêu dùng và môi trường. Các quốc gia tham gia sẽ buộc phải áp dụng các quy định mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia, của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - họ sẽ nhận được đa số lợi ích từ việc gia tăng bảo hộ bản quyền và quyền sao chép – có rất lợi thế tuyệt đối.

Các nhà chế tạo Hoa Kỳ, đa số là các doanh nghiệp ở thung lũng Silicon, công ty điện ảnh của Hollywood và ngành dược phẩm là tiếng nói ủng hộ lớn nhất đối với ra soát điều khoản sở hữu trí tuệ trong TPP, điều này sẽ có tác động tiêu cực đối với các quốc gia đang phát triển. Một nghiên cứu của Đại Học Quốc Gia Australia cho thấy sự gia tăng bảo hộ đối với các doanh nghiệp dược phẩm sẽ hạn chế tiếp cận các thuốc chống tái tạo tế bào virus của khoảng 45.000 bệnh nhân HIV ở Việt Nam, những người này từ lâu đã không còn khả năng thanh toán chi phí thuốc men.

Một nhóm các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc mới đây đã phản đối các tác động tiêu cực của TPP, khẳng định rằng các điều khoản của hiệp định ưu tiên cho lợi ích của các doanh nghiệp dược phẩm độc quyền. Phần tuyệt vời nhất của hiệp định thương mại là cơ chế Giải Quyết Tranh Chấp Nhà Đầu Tư (ISDS) – Nhà Nước, điều khoản này cho phép doanh nghiệp kiện chính quyền ở tòa án hòa giải quốc tế về việc các quy định của chính quyền làm suy giảm lợi nhuận tiềm năng của họ. 

Điều khoản này đã được công ty thuốc lá khổng lồ Phillip Moris sử dụng để đòi quốc gia Nam Mỹ Uruguay 25 triệu USD khi quốc gia này ban hành luật cảnh báo sức khỏe trên thuốc lá và luật ngăn chặn trẻ em và phụ nữ hút thuốc. Mục tiêu của ISDS là sự tham gia của các quốc gia phát triển vào các vụ kiện đắt đỏ sẽ ngăn cản các quốc gia này ban hành các luật lệ bảo vệ lao động, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Không ai có nghĩa vụ phân tích xem chính sách này cản trở lợi ích công cộng ra sao. Bằng việc đảm bảo cho các doanh nghiệp đa quốc gia quyền lực mới, quyền lực cho phép luật pháp quốc gia bị phản đối ở các tòa án hòa giải quốc tế, sự diễn giải mới về chủ quyền đã tiến thêm một bước: người ta có thể quay lưng lại với chính quyền quốc gia để hướng tới chủ quyền doanh nghiệp – quốc tế. Những người ủng hộ và hưởng lợi từ TPP phải tự hỏi xem hiệp định này có thực sự phục vụ cho người dân của khu vực không.

Nile Bowie is a columnist with Russia Today (RT) and a research assistant with the International Movement for a Just World (JUST), an NGO based in Kuala Lumpur, Malaysia. 


Friday, May 22, 2015

Tại sao người Mỹ da màu chống lại TPP?

Trong khi tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để thúc đẩy TPP thì các đồng bào cùng màu da của ông lại kịch liệt phản đối hiệp định đó. Mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Black America and the Political Economy of Neoliberal Trade Deals" của tác giả Ajamu Baraka để biết chi tiết.

Người Mỹ da màu và kinh tế chính trị của hiệp định thương mại tân tự do

Tổng thống Obama và phe dân chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục thúc ép quốc hội giao cho Obama quyền thúc đẩy thương mại (TPA), hay còn được gọi là ủy quyền theo dõi nhanh, để hoàn tất hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đứng đầu bảng của thứ độc hại được gọi là hiệp định thương mại tự do. 

Trang web Xả nước TPP (1), một nguồn chủ chốt của phong trào chống TPP mô tả TPP là: “Một hiệp định thương mại bí mật … đe dọa phá hủy nền dân chủ bằng cách đưa cánh tay quyền lực của doanh nghiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ an toàn thực phẩm và môi trường, tới quyền của người lao động và tiếp cận bảo hiểm y tế, TPP còn hơn cả thương mại. Đó là một vụ đảo chính toàn cầu của doanh nghiệp.”

Trong quá trình tổ chức phản công để ngăn cản ủy quyền theo dõi nhanh cho tổng thống Obama nhằm hoàn tất TPP và tuồn nó vào quốc hội ở phía sau lưng người dân, tôi viết về sự thật cho thấy trong một số nhóm da màu có sự lưỡng lự khi phải đưa ra sự ưu tiên cho TPP, đó là một vấn đề quan trọng của người Mỹ gốc Phi.

Mặc dù vậy, suốt tuần qua các tổ chức của người Mỹ gốc Phi đã tập hợp vào phía phản đối TPP và quyết định rằng đánh bại nó là sư ưu tiên trước mắt của người da màu, ngay cả khi một số thành viên của Khối Nghị Sĩ Da Màu đang dao động trong sự đối lập ban đầu của họ dưới sức ép của chính quyền Obama. 

Saladin Muhammad, nhà tổ chức công đoàn lâu năm, cựu thành viên của Phong Trào Giải Phóng Người Da Màu và người phát ngôn của tổ chức Công Nhân Da Màu vì Công Lý, tóm tắt quan điểm của một số nhà hoạt động da màu, những người coi chủ nghĩa tư bản tân tự do là kẻ thù: “các chính sách cơ bản của chủ nghĩa tư bản toàn cầu như TPP, phải bị giai cấp lao động da màu phản đối và đấu tranh như là một phần của nỗ lực giải phóng người da màu và thay đổi xã hội.”

Logic trong bình luận của Saladin dựa trên phân tích phê phán về quan hệ giữa người Mỹ gốc Phi và kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa, cho rằng việc hạ thấp các điều kiện tồn tại của giai cấp lao động da màu ở Hoa Kỳ được sản xuất và tái sản xuất ra như là kết quả của logic nội tại của hệ thống này.

Do sự hạ thấp và phi nhân hóa các điều kiện đặc trưng cho sự tồn tại của giai cấp lao động da màu đã được hệ thống này thừa hưởng và không thể thay đổi bằng các cải cách của chủ nghĩa tư bản tự do, vị trí chống tư bản là vị trí chính trị hợp lý duy nhất mà người Mỹ gốc Phi có thể đặt mình vào.

Chủ nghĩa tư bản chứ không phải văn hóa 

“Sự hình thành hiện nay của cái được gọi là hiệp định “thương mại tự do” là phiên bản tân tự do đẹp đẽ và lịch thiệp nhất của những thứ tương tự. Đối với đại đa số người lao động da màu, những người đang héo mòn mà không có trợ cấp ở dưới đáy của nền kinh tế, những thỏa thuận như vậy chỉ thúc đẩy sự bóc lột kéo dài, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thú vật, phá hủy các công việc tốt và các cơ hội bình đẳng.”

— Jaribu Hill, Giám đốc điều hành Trung Tâm Nhân Quyền của Công Nhân

Trái với thứ văn hóa của sự nghèo khổ vô nghĩa mà Obama và đám tân bảo thủ của ông ta đưa ra để giải thích tại sao người Mỹ gốc Phi tham gia vào sự phản kháng “không được chấp nhận” ở những nơi như Baltimore, nguồn gốc thật sự của các điều kiện sản sinh ra sự phản kháng nằm trong phạm vi bối cảnh của các chính sách tân tự do tương tự mà Obama và TPP đã áp đặt. 

Một số các học giả đã khẳng định rằng toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa có tác động rất tiêu cực đến người Mỹ gốc Phi trong bốn thập kỷ qua.

Tái cơ cấu tân tự do kinh tế quốc gia bắt đầu vào những năm 1970 và được tăng tốc dưới thời Reagan vào những năm 1980 đưa đến một thời kỳ kinh tế đình trệ và suy thoái ở Hoa Kỳ, mà từ đó chúng ta chưa bao giờ hồi phục. Không phải là cuộc đời trải đầy hoa hồng cho những người Mỹ gốc Phi di cư bỏ trốn các điều kiện tồi tệ của phương Nam trong Thế Chiến thứ II và những năm sau đó. Mặc dù vậy, cũng có một số tiến bộ tương đối về kinh tế tuy không đồng đều, vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thì người Mỹ gốc Phi còn có thể kiếm được công việc ở vùng trung tâm công nghiệp của đất nước.

Tuy vậy, hoàn cảnh luôn bấp bênh của công nhân da màu và sự tương đối yếu của tầng lớp trung lưu da màu đã biến thành sự khủng hoảng nghiêm trọng sau khi chủ nghĩa tư bản sụp đổ vào năm 2008.

Nhiều gia đình và cá nhân trong mọi lĩnh vực của xã hội phải trải qua các tác động tàn phá của khủng hoảng kinh tế - ngoại trừ giới siêu giàu – cuộc khủng hoảng đối với Mỹ gốc Phi thực sự là một thảm họa. 

Tổn thất về của cải, thu nhập và sự tham gia lực lượng lao động đã tước đi một phần lớn quân số của tầng lớp trung lưu da màu nhỏ bé và dễ tổn thương, đẩy công nhân da màu vào sự nghèo khổ vô vọng. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng mới nhất của chủ nghĩa tư bản đã tiết lộ một số điều đáng sợ hơn về công nhân da màu.

Khủng hoảng kinh tế không chỉ tước đi sự giàu có ảo tưởng được tạo ra bằng tín dụng dễ dãi cho đa số công nhân, những người chưa từng thấy lương thực tế tăng lên trong nhiều thập kỷ và phải nhặt nhạnh từng đồng, mà nó cũng vô tình tiết lộ sự thật câm lặng đối với đại đa số người lao động thất nghiệp da màu: họ bị loại khỏi danh sách “đạo quân thất nghiệp dự trữ” – lao động sẵn sàng được thuê khi nền kinh tế hồi phục – và đưa sang danh sách lao động dư thừa. Điều cay đắng đó có nghĩa là người da màu trở thành lực lượng lao động và dân cư không còn được cần đến trong nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Hiện nay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới da màu đang ở mức thấp kỷ lục. Tình cảnh của phụ nữ da màu còn bấp bênh hơn, mặc dù tỷ lệ lao động của họ có chút cao hơn. Tuy vậy, tỷ lệ tham gia vào nền kinh tế tăng lên của phụ nữ da màu cũng cho thấy sự thật là họ đang phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn khi không chỉ chăm sóc cho bản thân mà còn phải chăm sóc cho con cái. Linda Burnham đã chỉ ra một hiện tượng kinh tế bổ sung mà phụ nữ da màu phải đối mặt và điều đó là bởi vì phụ nữ da màu tập trung quá đông trong các khu vực lương thấp, họ phải chịu đựng cả sự phân biệt về giới tính lẫn chủng tộc trong tiền lương.

Bị hạn chế trong khu vực dịch vụ lương quá thấp và bất ổn nên không có gì ngạc nhiên khi sự nhóm vô gia cư tăng trưởng nhanh nhất ở Hoa Kỳ là phụ nữ và trẻ em da màu.

Toàn cầu hóa tân tự do cũng có tác động tàn phá đối với người lao động ở những thành phố như Baltimore. Các cộng đồng bị chia rẽ và nghèo đói tồn tại ở thanh phố này không chỉ dẫn đến việc các ông bố không ở nhà hay người da màu không nắm bắt được cơ hội mà còn trực tiếp tạo ra sự tổn thất 100.000 việc làm chế tạo và liên quan đến cảng biển không thuộc công đoàn ở Baltimore, khi những công việc này được doanh nghiệp và tư bản tài chính chuyển ra khỏi Hoa Kỳ. Việc đóng của xưởng Sparrows của hãng thép Bethlehem với 35.000 lao động và sự cắt giảm quy mô lớn các công việc ở cảng là những đòn khiến cộng đồng người lao động ở Baltimore không bao giờ hồi phục. 

Hiện thực kinh khủng mà ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Phi phải đối mặt là Hoa Kỳ tiếp tục chuyển sang nền kinh tế lao động ít kỹ năng, lương thấp, lực lượng lao động cũng bị thu hẹp, kết quả là phần lớn công nhân da màu và người nghèo không thể kiếm được một công việc toàn thời gian trong suốt cuộc đời của họ!

Những ai đủ may mắn để kiếm được một công việc, những công việc mới được dự tính ở Hoa Kỳ sẽ là những việc lương thấp như đồ ăn nhanh, sơ chế thực phẩm, bán lẻ và trợ giúp chăm sóc sức khỏe.

Sự đoàn kết Bắc-Nam trong nỗ lực chấm dứt áp bức toàn cầu

Khủng hoảng hệ thống của chủ nghĩa tư bản dẫn đến các ông trùm tài chính và chủ nghĩa tư bản tự do xếp hàng để được nhà nước giải cứu trong năm 2008 đã cho thấy sự thất bại rõ ràng của chủ nghĩa tư bản tân tự do trong vai trò là chiến lược dài hạn, thiết yếu cho sự tiến bộ của chủ nghĩa tư bản.

Điều này đúng ở trung tâm chủ nghĩa tư bản cũng như các thành phần của hệ thống toàn cầu. Đó là lý do người da màu phản đối các hiệp định thương mại tân tự do không chỉ dựa vào vào các tác động tiêu cực của chúng đối với người da màu ở Hoa Kỳ mà còn dựa vào sự thừa nhận về một chương trình chung với những người dân bị bóc lột và bị đô hộ trên thế giới trong việc chấm dứt sự áp bức toàn cầu của chủ nghĩa tư bản.

Việc chống lại TPP và thương mại tự do phải được nhìn từ quan điểm đấu tranh thống nhất đối với sự củng cố tiếp theo của đế quốc Hoa Kỳ. Jaribu Hill nhắc nhở chúng ta rằng “tự do là tên gọi nhầm của kiểm soát và duy trì status quo, luôn đòi hỏi những người bị áp bức phải chịu đựng hơn nữa đồng thời tối đa hóa lợi nhuận được tạo ra trên lưng của họ và tổn thất an sinh của họ, đúng vậy đấy, cuộc sống của họ.” 

Người da màu phản đối TPP bởi vì chúng ta hiểu rằng công nhân ở Việt Nam, trước hết là phụ nữ, đã được sắp đặt cho siêu bóc lột trong các điều khoản của hiệp định đó. Chúng ta hiểu rằng với hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) thì hàng triệu nông dân đã bị đẩy khỏi đất đai của họ ở những nơi như Oaxaca, Mexico và trở thành những người nghèo đô thị không đất đai ở Mexico hoặc làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ với đồng lương nô lệ. 

Chúng ta chống lại TPP bởi vì thương mại tự do tân tự do giữa Hoa Kỳ và Colombia đã dẫn đến sự gia tăng mất đất của người Colombia gốc Phi cũng như đất đai của họ bị đánh cắp cho các hầm mỏ bất hợp pháp và sự mở rộng chế biến dầu cọ và mía đường cho nhiên liệu sinh học để cung cấp cho thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.

Ngay cả khi tầng lớp thống trị của những đất nước tham gia hiệp định quy phục Chú Sam thì chúng ta vẫn chống lại TPP với danh nghĩa của nhân dân ở Nam bán cầu.

Đối với những người hỏi tại sao người da màu hoài nghi và chống lại các hiệp định thương mại tự do, chúng ta chỉ vào lịch sử và nói rằng nếu có bất cứ ai trên hành tinh cần hoài nghi cái được gọi là thương mại tự do thì đó phải là hậu duệ của những người đã bị chế độ thương mại dã man nhất trong lịch sử trái đất làm tổn hại. (2) 

Ajamu Baraka is interviewed in Episode 3 of CounterPunch Radio, available for free here.

Ajamu Baraka is a human rights activist, organizer and geo-political analyst. Baraka is an Associate Fellow at the Institute for Policy Studies (IPS) in Washington, D.C. and editor and contributing columnist for the Black Agenda Report. He is a contributor to “Killing Trayvons: An Anthology of American Violence” (Counterpunch Books, 2014). He can be reached at www.AjamuBaraka.com

Chú thích của người dịch:

(1): Tên của tổ chức này có nghĩa là xả nước bồn cầu, ý muốn nói TPP là một thứ rác rưởi cần được được xả nước cho trôi đi.
(2): Tác giả muốn ám chỉ chế độ buôn bán nô lệ da màu trước kia.

Monday, May 11, 2015

Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt Nam

Người Việt Nam nói: "Chúng ta lật sang trang mới nhưng không xé bỏ nó". Song có lẽ người Mỹ vẫn chưa thực sự hiểu điều này, bản thân người Mỹ vẫn luôn bị chia rẽ bởi cuộc chiến mà cho đến giờ họ vẫn không hiểu được tại sao họ đã thua nhục nhã ngay cả khi vượt trội về mọi mặt từ quân sự, công nghệ đến kinh tế. Nhưng giờ người Việt Nam đang chuẩn bị một cuộc chiến mới, thầm lặng nhưng cũng rất cam go, để xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc. Cũng như trước kia, người Việt Nam không đơn độc khi nhận được sự ủng hộ của một số người Mỹ tiến bộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Trade Wars: Monsanto’s Return to Vietnam" của nữ giáo sư Desiree Hellegers.

Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong tuần qua, khi các nhà hoạt động tập trung ở Washington, D.C để tham gia hội thảo về “Việt Nam: Sức mạnh phản kháng,” ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, một đoàn đại biểu do nhóm Hiến Chương 160 Cựu Chiến Binh vì Hòa Bình (VFP) đã lặng lẽ kết thúc chuyến đi kéo dài hai tuần. Chuyến đi được sắp xếp thời gian trùng với “Chiến Dịch Vạch Trần Hoàn Toàn” trên quy mô quốc gia của VFP. Sáng kiến của VFP, cũng giống như hội thảo ở D.C. vào cuối tuần, được tổ chức để chống lại chiến dịch của Bộ Quốc Phòng (DoD), được Luật Ủy Quyền Phòng Thủ Quốc Gia năm 2008 tài trợ, đưa ra các sự kiện tưởng niệm và mô tả lịch sử, trong đó có tài liệu trường học, để ghi nhớ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhằm chống lại âm mưu thúc ép ủy quyền theo dõi nhanh của chính quyền Obama để hoàn thành Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chuyến đi của VPF 160 năm nay không chỉ đưa ra câu hỏi về các tác động tiếp diễn của chiến tranh đối với Việt Nam mà còn cả câu hỏi về việc triển khai hạt giống biến đổi gen (GMO) của Monsanto trên thị trường Việt Nam. Nội dung của TPP, sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, tác động đến 40% kinh tế thế giới, vẫn nằm trong bí mật. Nhưng các đoạn bị tiết lộ cho thấy TPP sẽ gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ và lấn át luật pháp và chính sách bảo vệ môi trường và sức khỏe công cộng của địa phương cũng như quốc gia. Monsanto, một trong những nhà sản xuất lớn nhất của khoảng 20 triệu tấn chất độc màu da cam được rải xuống Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, là một trong số những doanh nghiệp chờ sẵn để thu hoạch những lợi nhuận dễ kiếm khi TPP được thông qua.

Sự nhiễm độc phổ biến do chất dioxin trong chất độc khai quang màu da cam, đất đai đầy rẫy bom mìn chưa nổ (UXO) – trong đó có mìn bộ binh và bom chùm – là những di sản của cái mà ở Việt Nam được coi là “Chiến tranh chống Mỹ.” Một trong những rắc rối bề ngoài của chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Lầu Năm Góc là sự đeo bám kiểu Orwell vào cuộc chiến tranh công nghệ cao đã dìm rừng rậm và sông ngòi của Việt Nam vào chất độc khai quang trong thí nghiệm khoa học lạnh lùng lớn nhất lịch sử nhân loại. Trong số năm mục tiêu của NDAA có yêu cầu DoD tôn vinh lịch sử “sự tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế liên quan tới các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong chiến tranh Việt Nam”.

Các lãnh đạo chuyến đi của VPF, trong đó có chủ tịch Suel Jones, phó chủ tịch Chuck Searcy, Don Blackburn, Chuck Palazzo và David Clark của Hiến Chương 160, đều đã từng tham gia chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam và mỗi lần quay lại, bị thôi thúc bởi hồi ức của họ về chiến tranh và khát vọng giúp đỡ các NGO Việt Nam mô tả những đau khổ mà chiến tranh gây ra. Với sự lãnh đạo của Hiến Chương 160 VFP từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, các cựu chiến binh dự tính trước rằng trong điều kiện tốt nhất họ sẽ có 5 năm nữa để tổ chức các chuyến đi, cỗ máy gây quỹ ban đầu của họ đáp ứng được các chi phí quản lý giới hạn và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên. 

Sau ngày chúng tôi tới Việt Nam, ngày 17 tháng 4, một vụ kiện tập thể đã được khởi sự ở Pháp theo yêu cầu của hàng triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Vụ kiện được đưa ra để chống lại Monsanto và 25 nhà chế tạo chất độc màu da cam chứa dioxin của Hoa Kỳ. Sau nhiều năm tranh cãi về luật pháp, kết luận 1984 đưa ra một khoản cứu trợ giới hạn cho các binh lính Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sức khỏe do tác động liên quan tới chất độc màu da cam, từ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, tới rối loạn sinh tủy, tiểu đường, Parkinson và đau tim. Nhưng những nỗ lực đòi bồi thường pháp lý và hỗ trợ tài chính cho khoảng 3 triệu người Việt Nam đang gánh chịu tác động của chất độc màu da cam đã thường xuyên thất bại. Hoa Kỳ không bao giờ thực hiện lời hứa của Nixon tại hội nghị Hòa Bình Paris 1973 về việc cung cấp cho Việt Nam 3 tỷ dollar để khôi phục, tương đương với hơn 16 tỷ dollar hiện nay. Viện trợ tương đối nhỏ nhoi của Hoa Kỳ cho đất nước vẫn chịu hậu quả chiến tranh này đến cùng với một ràng buộc: sức ép liên tục để kích hoạt nhiều dạng “điều chỉnh cơ cấu” mà TPP có vẻ như được thiết kế để gia tốc chúng.

Vào cùng ngày mà vụ kiện được khởi sự ở Pháp, chúng tôi gặp đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius, đại sứ đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa” quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vào năm 1995 thừa nhận công khai các tác động kéo dài của chất độc màu da cam đối với người Việt Nam. Theo một số mô tả, hai thập kỷ cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Việt Nam sau chiến tranh cũng gây ra đau khổ tương đương với chiến tranh.

Osius nói với các đại biểu và các nhà báo rằng quan hệ chính trị đầy ý nghĩa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải “đối mặt với quá khứ”. “Nếu chúng ta không đặt vấn đề chất độc màu da cam thì tôi không cho là chúng ta có tin cậy để đặt ra” các mối quan tâm chung khác, các vấn đề chủ chốt được ông kể tới là biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, giáo dục và thương mại. Osius tán dương tinh thần của TPP và “lợi ích khổng lồ” mà nó sẽ mang lại cho công nhân Việt Nam, đồng thời gia tăng bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy, ông thừa nhận rằng bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam gặt hái được từ tự do hóa thương mại trong những năm gần đây thì quốc gia này cũng phải chứng kiến sự nổi lên của tầng lớp tài phiệt mới. Ông cũng thừa nhận vai trò của TPP trong việc tư nhân hóa các cơ sở của nhà nước, trong các quy định của NAFTA và WTO thường được coi là các rào cản thương mại bất bình đẳng. Ông nói với chúng tôi, với TPP thì dĩ nhiên là “các cơ sở nhà nước không có hiệu quả” sẽ là đối tượng bị phá hủy. Khi tôi phản đối khẳng định của đại sứ Osius về lợi ích của TPP, được che dấu trong các văn bản bí mật, yêu cầu ông in ra và chia sẻ các bản sao của hiệp định thương mại với các đại biểu để chứng minh khẳng định của ông, thì ông từ chối một cách ngoại giao. Trên đường tới thăm Làng Hữu Nghị, một chương trình nằm ở ngoại ô Hà Nội, nuôi dưỡng các trẻ em và cựu chiến binh chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, chúng tôi thấy một hình ảnh tương tự như ở Hoa Kỳ, các thành phố có khuynh hướng thu hút đầu tư toàn cầu bằng mọi giá. “Sự phát triển” ở Việt Nam, cũng như ở Hoa Kỳ, là quy mô phá hủy nhà cửa và di cư ngày càng lớn. Khắp các ngóc ngách của Hà Nội, giờ là nhà của một đại lý Rolls Royce và bốn đại lý Mercedes Benz, hàng hóa xa xỉ tràn ngập, cùng với các cuộc biểu tình lẻ tẻ. Sự căng thẳng giữa “phát triển” với quan điểm cách mạng và những hứa hẹn của Đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh, được thể hiện mạnh mẽ trong bộ phim của Doan Hong Le Ai sở hữu đất đai vào năm 2010. Bộ phim được giải thưởng đã mô tả cuộc đấu tranh giữa các nông dân nghèo phải di cư để nhường chỗ cho một sân golf xa xỉ, cùng với sự hợp lý hóa của lãnh đạo Đảng Cộng Sản địa phương (1). 

Ở mỗi thành phố dọc theo đường hành trình – từ Hà Nội tới Huế, tới A Lưới, Đà Nẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh – chúng tôi thấy bằng chứng của đau khổ tiếp diễn do chiến tranh gây ra. Ở mỗi thành phố, chúng tôi gặp gỡ các thành viên của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (VANN) cùng với các đại diện địa phương của Hội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam (VAVA), từ lâu đã đứng đầu các cuộc đấu tranh đòi bồi thường pháp lý và tài chính cho những người Việt Nam tàn tật do chất độc màu da cam gây ra. Một cuộc mít tinh với VAVN ở Hà Nội, chủ nhà của chúng tôi là tướng Phùng Khắc Đăng, đề cập vai trò của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc sản xuất chất độc màu da cam, thừa nhận một cách thận trọng rằng chất độc màu da cam có “những tác hại khủng khiếp không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với binh lính và công dân Hoa Kỳ.” Trong buổi gặp mặt ở Đà Nẵng, đứng trước tượng bán thân của Hồ Chí Minh, một đại biểu của VAVA hồi tưởng “thấy máy bay tới và cây cỏ chết.”. Một đại biểu khác bổ sung thêm: “Nó phá hủy mọi thứ cùng với lá cây. Nó giết chúng tôi. Nó giết mọi người. Nó giết tất cả cây cối và động vật.” Nhưng sự tập trung, ông nhắc nhở chúng tôi – và bản thân – phải được đặt vào việc “làm sao tái thiết đất nước, làm sao phát triển đất nước.” Đề cập tới chiến tranh và việc Hoa Kỳ sử dụng chất độc màu da cam, ông nói, “Chúng ta lật sang trang, [nhưng] chúng ta không xé bỏ nó.”

“Chúng tôi cảm kích sự độ lượng của nhân dân Việt Nam,” phó chủ tịch Chuck Seary của VFP 160 đáp lại, “Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi phải học những bài học của quá khứ.” Searcy muốn biết tại sao, sau những hậu quả bi thảm của chất độc màu da cam, chính quyền Việt Nam lại cho phép Monsanto quay trở lại, mở văn phòng và buôn bán ở Việt Nam, nơi mà công ty đang cung cấp hạt giống GMO, trong đó có ngũ cốc. Đáp lại, đại biểu của VAVA đề cập tới việc Việt Nam gia nhập WTO. “Khi chúng tôi đã ký kết WTO thì chúng tôi phải chấp nhận họ - họ phải có mặt ở đây,” ông nói.

Nếu WTO coi luật pháp địa phương và quốc gia về môi trường và sức khỏe là các rào cản thương mại không bình đẳng,” kinh nghiệm của Mexico sau khi thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA) có thể đóng vai trò như là một dấu hiệu cảnh báo về các tác động tương tự đối với Việt Nam. Sau khi thông qua NAFTA, ngũ cốc Hoa Kỳ giá rẻ tràn ngập Mexico, trong đó có các giống GMO của Monsanto. Sự thay đổi không chỉ rút ruột thị trường ngũ cốc của Mexico mà còn phát tán sự lây nhiễm của GMO vào các giống ngũ cốc bản địa. Ở Canada, như Naomi Klein đã ghi nhận, WTO và NAFTA đã được sử dụng để chống lại sự phát triển năng lượng tái tạo địa phương ở Ontario, trì hoãn fracking ở Quebec. Các phần được tiết lộ của TPP cho thấy hiệp định tự do thương mại chỉ gia tăng lợi nhuận và sự miễn trừng phạt của doanh nghiệp mà Monsanto cũng như các doanh nghiệp khác đã tận hưởng từ lâu.

Tác động tới sức khỏe của con người do việc sử dụng chất độc màu da cam có chứa dioxin gây ra trong chiến tranh Hoa Kỳ được thấy rất rõ ở tỉnh Quảng Trị, tại khu vực mà Hoa Kỳ coi là khu vực phi quân sự hay DMZ. Một trong số 28 “điểm nóng” trải khắp Việt Nam, nhiều trong số chúng là căn cứ của Hoa Kỳ, nơi mà chất độc màu da cam được vận chuyển và lưu giữ, Quảng Trị là tỉnh bị rải chất độc nghiêm trọng nhất. Khoảng 15.000 người ở Quảng Trị chịu tác động của chất độc màu da cam. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự tàn phá gần như không tưởng mà chất độc màu da cam gây ra ở Việt Nam trong chuyến thăm một gia đình nhận hỗ trợ của VFP 160 và các tổ chức thành viên của dự án RENEW. Bốn trong số năm người con trưởng thành trong gia đình bị tàn tật nhiều loại. Chỉ có người thứ hai trong cặp trẻ được sinh giữa năm 1972 và năm 1985 có vẻ như thoát khỏi tác động của chất độc màu da cam cùng với con cái của họ. Mặc dù vậy, như người Việt Nam đang khám phá ra, tác động của chất độc màu da cam có thể tạm ngưng trong một thế hệ và chỉ xuất hiện ở thế hệ kế tiếp. Bốn người trưởng thành tàn tật không có khả năng đứng thẳng do hậu quả của một vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Họ lo âu về cả bốn người, với những lời kể ngắt quãng là các dấu hiệu của dị tật gia tăng thường do chất độc màu da cam gây ra. Ở tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thấy 1.300 gia đình có từ 3 đến 5 trẻ em gánh chịu các tác động gây suy yếu do nhiễm chất độc màu da cam. 

Nhưng chất độc màu da cam không phải là nguồn đau khổ duy nhất ở tỉnh Quảng Trị. Nếu Hoa Kỳ ném bom xuống Việt Nam nhiều hơn số đã ném trong Thế Chiến thứ II ở cả mặt trận Châu Âu và Thái Bình Dương cộng lại thì Quảng Trị là khu vực bị ném bom dữ dội nhất ở Việt Nam. Thống kê quy mô lắp chân tay giả trên tường Trung Tâm Nạn Nhân Bom Mìn tại Quảng Trị trong cho thấy mức độ công việc của dự án RENEW, đáp ứng nhu cầu của hơn 900 cá nhân được lắp chân tay giả sau khi bị thương bởi UXO, thứ trải rộng khoảng 80% diện tích của tỉnh. Hơn 1.100 nạn nhân khác đang chờ được lắp chân tay giả. Cũng ở trên tường của Trung Tâm là các bức tranh của trẻ em Quảng Trị học trong các chương trình ở trường học về nhận dạng bom mìn chưa nổ và báo với chính quyền địa phương. Hơn hai triệu chiến binh Việt Nam và thường dân bị giết hại trong chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng hơn 60.000 người Việt Nam bị mìn bộ binh, bom chùm giết hại kể từ khi kết thúc chiến tranh đã vượt qua con số 58.000 lính Mỹ bị giết trong cuộc chiến. Hoa Kỳ vẫn là một trong số ít những quốc gia trên thế giới từ chối ký vào hiệp ước cấm mìn bộ binh và bom chùm của Liên Hiệp Quốc.

Ở Nha Trang, chúng tôi tới thăm một phụ nữ và em gái đang chăm sóc hai đứa con trưởng thành, không đứa nào có dấu hiệu nhiễm chất độc màu da cam cho đến khi tuổi thiếu niên. Người lớn nhất, giờ đã 40 tuổi, nằm rên rỉ trên một chiếc giường ngủ ở đằng sau nhà. Em gái 36 tuổi vãn đủ tính táo để nhận thức được tương lai của cô khi cô nhìn thấy những chi bị teo nhỏ và vặn vẹo của cô.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình, chúng tôi viếng thăm Bệnh Viện Từ Dũ/Làng Hòa Bình, là nơi trú ngụ của khoảng 60 trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, cùng với một số ít người trưởng thành đã lớn lên tại cơ sở. Trên đường đi, một số trẻ hăng hái yêu cầu được ôm, trong khi những đứa khác, một số được ăn bằng ống thông qua mũi, nhìn chúng tôi như với những cái nhìn hoàn toàn vô hồn. Một đứa trẻ ở cuối phòng bắt đầu mò mẫm trước mặt. Giống như nhiều trẻ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam khác, cậu bị thiếu hẳn một mắt, một khoảng trống nằm ở chỗ con mắt. Ở một phòng khác, một đứa trẻ bị tràn dịch màng não không xác định về giới tính với đầu to như quả dưa hấu đang nằm bất động trong một cái cũi. Một bé gái khoảng 6-7 tuổi ngồi trên một cái ghế bên cạnh chiếc cũi, đang nâng niu bàn tay đứa trẻ. Cô bé liếc qua, dĩ nhiên là có một chút khó chịu bởi đám đông người quan sát Hoa Kỳ bao quanh, sau đó quay trở lại công việc vỗ về bạn của cô. 

Ngày tiếp theo, ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ở Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Sài Gon,” chúng tôi sớm có mặt ở lễ hội “Ngày Giải Phóng” ở thành phố Hồ Chí Minh. Một dàn múa đông đảo của đoàn cựu chiến binh nam và nữ với đồng phục; các học sinh nữ xoay hoa hướng dương; một bức ảnh Hồ Chí Minh lớn cỡ chiếc bảng trên một chiếc xe diễu hành mầu hồng rực tỏa sáng như một vị thánh văn hóa đại chúng hiện đại thay vì nền màu xanh da trời. Hoàn toàn vắng mặt trong khung cảnh là gợi ý hay sự quan tâm hoặc sự tham gia từ các người dân bình thường của thành phố được đặt theo tên hình tượng cách mạng.

Buổi tiếp tân sau đó ở “Dinh Thống Nhất” được phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, có sự tham dự của khoảng 100 người đại diện cho các tổ chức từ 40 nước và lãnh thổ trên thế giới. Người đầu tiên trong số các diễn giả là Hélène Luc. Như ông Phúc cho biết, Luc “đã giúp đỡ và hỗ trợ đoàn đại biểu Việt Nam” tại Hội Nghị Hòa Bình, khi là ủy viên của Hội Đồng Thành Phố Paris. Trong bình luận của bà, Luc đề cập tới Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử năm 1945 của Hồ Chí Minh, mô phỏng theo văn bản lập quốc của Hoa Kỳ. Bà ca ngợi sự can đảm và dũng cảm của đấu tranh cách mạng và của các nhà hoạt động đã chiếm giữ các đường phố khắp thế giới để kết thúc cuộc chiến. 

Phát biểu cuối cùng khi sân đã vãn người là Virginia Foote, chủ tịch của Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ-Việt Nam và chủ tịch ban điều hành Trung Tâm Quốc Tế ở Washington D.C. “Là một người Mỹ - và tôi nghĩ tôi có thể nói với mọi người Mỹ trong phòng,” Foote nhấn mạnh, “chúng ta hứa tiếp tục công việc phát triển kinh tế của đất nước này” cũng như “về các vấn đề hậu quả của chiến tranh.”

Bà kể về việc tham gia khai lễ động thổ tại Trung Tâm Hành Động Mìn Bộ Binh ở Hà Nội chỉ vài ngày trước và về “khoản tiền mới đang đổ vào,” để “giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam.” “Đồng thời,” bà nói, “chúng ta vẫn tiếp tục với việc đàm phán khó khăn và hy vọng rằng chúng ta có thể hoàn thành trong năm nay … Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực về TPP,” bà nói, trước khi phó thủ tương đưa ra một số bình luận mang tính nghi lễ để kết thúc buổi gặp mặt.

Vào ngày 30 tháng 4 ở Hoa Kỳ, với một là gió nhẹ, đại biểu Barbara Lee của California đưa ra Luật Cứu Trợ Các Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam 2015. Đạo luật, được sự ủng hộ của Chiến dịch Trách Nhiệm và Cứu Trợ Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam của Hoa Kỳ (http://www.vn-agentorange.org/), sẽ tài trợ cho việc làm giảm sự ô nhiễm của chất độc màu da cam trên khắp Việt Nam, tài trợ cho chăm sóc y tế và phục vụ trực tiếp cho các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam. Nó cũng mở rộng cứu trợ cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ và cung cấp các hỗ trợ mới cho con cái của họ, vốn phải chịu đựng các vấn đề suy yếu sức khỏe liên quan đến chất độc màu da cam.

Giữa các sáng kiến mới để tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của chất độc màu da cam và tiếp tục đàm phán về một hiệp định thương mại có tác động đáng kể tới tương lai của cả hai quốc gia, truyền thông do doanh nghiệp kiểm soát ở Hoa Kỳ chỉ sẵn lòng cung cấp các bữa ăn điện ảnh nghèo nàn với những thước phim mô tả dòng người miền Nam Việt Nam bất tận đổ xô về phía máy bay trực thăng và bám vào chúng từ mái nhà. Các đoạn được tiết lộ cho thấy, nếu được thông qua, TPP sẽ mở rộng sự miễn tố và lợi nhuận của các doanh nghiệp như Monsanto mà dường như từng mẩu nhỏ của ngày nay cũng giống như họ đã từng kiếm lợi từ sự khốn khổ của nông dân và người lao động nghèo ở cả hai nước trước kia. Trong khi đó, ở Việt Nam, công việc của VFP 160 và đối tác của họ đang tiếp tục, ở Làng Hòa Bình của thành phố Hồ Chí Minh có một bé gái phủ nhận là bị mất trí, mất khả năng hiểu biết hoặc quay lưng lại với những đau khổ bao quanh cô.

Desiree Hellegers is a board member of Portland Peace and Justice Works/Copwatch, an associate professor of English at Washington State University Vancouver, and the author of No Room of Her Own: Women’s Stories of Homelessness, Life Death and Resistance (Palgrave MacMillan).

Chú thích của người dịch:

(1) Có lẽ chỗ này tác giả nhầm lẫn do không hiểu rõ về hệ thống chính trị ở Việt Nam. Việc thu hồi đất đai và xây dựng thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương chứ không thuộc trách nhiệm của Đảng Cộng Sản.

Tuesday, March 3, 2015

Những lời rao hàng được lặp lại về TPP

TPP sẽ mang tới thiên đường cho kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương? Chúng ta đã được nghe nhiều điều ngược lại ở các nước đối tác của Hoa Kỳ. Còn đối với kinh tế Hoa Kỳ thì sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Forthcoming TPP Sales Pitch So Predictable, We Decided to Predict It" của tác giả Ben Beachy để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Lời rao hàng tiếp theo của TPP có thể dự đoán được, chúng tôi quyết định dự đoán chúng

Trong những ngày sắp tới, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ công bố báo cáo thường niên về nghị trình chính sách thương mại của chính quyền Obama. Chúng tôi biết rằng bạn không thể chờ để xem báo cáo đó nói gì. 

Tin mới là bạn không phải chờ. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cái nhìn đầu tiên trên thế giới về nội dung bản báo cáo.

Làm sao chúng ta có thể biết trước những điều mà báo cáo thương mại thường niên sẽ trình bày? Không, chúng tôi không phải là một điệp viên hai mang tại USTR (mặc dù các độc giả USTR của chúng tôi sẽ sãn lòng …).

Chúng tôi có một ý khá hay về nội dung của bản báo cáo, chúng tôi cho rằng báo cáo đó có khuynh hướng lặp lại lời rao hàng cũ, chính quyền đã gieo rắc ad nauseam (về con số và đôi khi về ngôn từ). 

Khi mà hiện trạng tầm thường của thương mại trở nên có thể dự đoán được, chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn là dự đoán chúng.

Thế nên bạn được nghe ở đây đầu tiên – dưới đây là một luận điểm liên quan tới tiêu chuẩn TPP của chính quyền có vẻ như sẽ tiếp tục xuất hiện trong báo cáo tới đây của USTR, tiếp theo là các giải thích cho lý do tại sao họ không ngần ngại lặp lại:

95% người tiêu dùng trên thế giới sống bên ngoài lãnh thổ của chúng ta.
[Nhưng các hiệp định thương mại không giúp chúng ta tiếp cận được họ.]

Đúng vậy, thống kê này cho thấy hiểu biết căn bản về địa lý và dân số. Nhưng chúng cũng cho thấy một điều nhỏ khác. Dữ liệu thương mại chính thống của chính quyền cho thấy các hiệp định thương mại trước đây không thành công trong việc giúp các công ty Hoa Kỳ tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Trên thực tế, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu sang các đối tác hiệp định “tự do thương mại” (FTA) đã tăng trưởng chậm hơn 20% so với hàng hóa Hoa Kỳ xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới trong thập kỷ qua. 

TPP sẽ đảm bảo cho các công ty Hoa Kỳ sự tiếp cận lớn hơn với khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
[Nhưng các nước liên quan đến TPP chỉ tăng trưởng bằng ¼ mức tăng trưởng của khu vực.] 

Hoa Kỳ đã ký FTA với 6 trong số 11 đối tác đàm phán của TPP. Tổng GDP của 5 nước (những nước có thể đưa ra “sự tiếp cận lớn hơn”) chỉ tăng trưởng có 1% hàng năm trong thập kỷ qua – bằng ¼ tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đúng vậy, khu vực đã tăng trưởng nhanh chóng, song điều đó không tương thích với TPP.

Các nhà xuất khẩu có khuynh hướng trả lương cao hơn cho công nhân.
[Nhưng việc làm mất đi do nhập khẩu thậm chí còn được trả lương cao hơn.]

Luận điểm này không đề cập tới việc làm bị mất do nhập khẩu theo các hiệp định thương mại bất công có khuynh hướng được trả lương cao hơn việc làm trong các công nghiệp xuất khẩu, theo dữ liệu mới chưa được công bố của Viện Chính Sách Kinh Tế (EPI). Nếu công nhân chế tạo kiếm được 1.020 dollar/tuần mất việc làm bởi các hợp định thương mại thô và được thuê làm việc cho hãng xuất khẩu thì tại đó cô ấy chỉ nhận được 870 dollar/tuần (con số hiện tại trong phân tích của EPI), dường như có một sự củng cố nhỏ khi cô ấy có thể kiếm được ít hơn nữa trong các khu vực phi thương mại như nhà hàng. Nhưng đó là một lập luận rất thực tế – các ngành xuất khẩu trả lương cao hơn các ngành phi thương mại – chính quyền đã sử dụng điều này để thúc đẩy việc mở rộng hiện trạng thương mại của TPP. 

Lời rao của họ bỏ quên sự thật là có nhiều việc làm mất đi trong các ngành trả lương cao cạnh tranh với nhập khẩu hơn là thu được từ khu vực xuất khẩu với các hiệp ước thương mại hiện nay, đánh giá thông qua sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác FTA, thâm hụt đã tăng 427% kể từ khi các hiệp định có hiệu lực. Lời rao hàng cũng không đề cập tới việc hầu hết các công nhân mất việc không được thực sự thuê lại trong các ngành xuất khẩu, mà được thuê trong các khu vực phi thương mại, tức là một mức cắt giảm lương còn lớn hơn ví dụ đã nêu ở trên.

98% nhà xuất khẩu Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). 
[Ít doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ có thể chịu đựng việc xuất khẩu chậm và suy giảm dưới FTA.] 

Chỉ có 3% số doanh nghiệp SMEs Hoa Kỳ xuất khẩu một mặt hàng sang một quốc gia nào đó. Trái lại, 38% số doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ là các nhà xuất khẩu. Ngay cả khi FTA thực sự thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu, mặc dù dữ liệu của chính quyền cho thấy là không, xuất khẩu là lãnh địa của doanh nghiệp lớn, chứ không phải doanh nghiệp nhỏ. 

Các doanh nghiệp tương đối nhỏ thực sự đang xuất khẩu phải chịu đựng tình trạng sản lượng xuất khẩu đáng thất vọng hơn với FTA hơn là các doanh nghiệp lớn phải trải nghiệm. Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ đã chứng kiến xuất khẩu sang Hàn Quốc của họ suy giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp lớn dưới FTA với Hàn Quốc (14% so với 3%). Xuất khẩu sang Mexico và Canada theo Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) của các doanh nghiệp nhỏ đã tăng trưởng chỉ bằng nửa các doanh nghiệp lớn. Thực sự là xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ cho tất cả các nước không thuộc NAFTA đã vượt 50% so với tăng trưởng xuất khẩu của họ cho các đối tác NAFTA.

Trung Quốc muốn viết các quy định thương mại ở Châu Á. Trái lại, chúng ta phải viết ra các quy định. 
[Chúng ta không viết ra các quy định của TPP – các doanh nghiệp đa quốc gia làm điều đó. TPP sẽ làm tổn thương lợi ích quốc gia của chúng ta trong khi chẳng tác động đến ảnh hưởng của Trung Quốc, giống như FTA trong quá khứ.]

À đúng, chiến thuật của boogeyman. Khi lời rao hàng kinh tế cho FTA mới mâu thuẫn với kết quả mất việc làm, lương thấp và gia tăng thâm hụt thương mại của FTA hiện tại, các đề xuất FTA thường xuyên được chọn lựa để làm gia tăng nỗi sợ hãi rằng khi không có hiệp định mâu thuẫn đó, sự ảnh hưởng của đối thủ quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên. Nhưng cần chú ý rằng thiết chế - hay phi thiết chế – của mọi hiệp định thương mại Hoa Kỳ được cho là sẽ tác động đến sự ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc mâu thuẫn với kết quả. Các đề xuất của NAFTA và hiệp định mở rộng NAFTA chỉ đơn giản cảnh báo rằng các hiệp định đó là cần thiết để ngăn chặn sự ảnh hưởng quốc tế gia tăng ở Châu Mỹ Latin. Nhưng trong 20 năm đầu của NAFTA, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mexico đã gia tăng từ 1 lên 6%, trong khi phần hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm từ 69% xuống 49%. Từ năm 2000 đến 2011, thời kỳ mà các FTA của Hoa Kỳ với 8 nước Châu Mỹ Latin có hiệu lực, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Châu Mỹ Latin đã tăng từ 1 lên 7%, trong khi phần của Hoa Kỳ giảm từ 25% xuống 16%. Tại sao chúng ta phải tin rằng các lời rao hàng lặp lại về một FTA khác sẽ kiểm soát được sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc? 

Nỗ lực tô vẽ TPP như một trận chiến giữa “quy định của chúng ta” và quy định của Trung Quốc thật ngớ ngẩn. “Chúng ta” không viết ra các quy định đó. Dự thảo nội dung của TPP được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, đảm bảo đặc quyền tiếp cận cho hơn 500 cố vấn thương mại chính thống Hoa Kỳ, 9 phần 10 trong số họ đại diện cho các doanh nghiệp. Chỉ có một ngạc nhiên nhỏ là các điều khoản bị tiết lộ của TPP bao gồm bảo hộ bản quyền mới cho các doanh nghiệp dược phẩm sẽ làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giới hạn các biện pháp tái điều tiết Phố Wall, việc phi điều tiết xuất khẩu khí đốt của Hoa Kỳ có thể dẫn đến sự gia tăng của giá năng lượng nội địa, tối đa hóa các điều khoản quyền sao chép có thể ngăn cản sáng tạo và giới hạn tự do Internet, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư mới khuyến khích ở nước ngoài. Chúc may mắn trong việc bán rao các lợi ích hàng đầu của Hoa Kỳ.

TPP là một hiệp định của thế kỷ 21 với các tiêu chuẩn mạnh mẽ về lao động và môi trường.
[Các báo cáo của chính quyền cho thấy những tiêu chuẩn này không hiệu quả] 

Sự liệt kê tán dương trong TPP các điều khoản về lao động và môi trường được lộ ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 không có gì mới. Các điều khoản đó đã có trong các FTA hiện tại, nhưng không hiệu quả, theo các báo cáo mới đây của chính quyền. Một báo cáo của Cục Giải Trình chính quyền Hoa Kỳ công bố vào tháng 11 năm 2014 cho thấy quyền của người lao động bị vi phạm phổ biến tại 5 nước FTA được khảo sát, bất kể là họ có tham gia điều khoản lao động “ngày 10 tháng 5” trong FTA hay không. Về tiêu chuẩn môi trường, TPP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài (như các công ty dầu mỏ/khí đốt) yêu cầu người đóng thuế bù đắp tổn thất trước các tòa hòa giải cho các biện pháp bảo vệ môi trường mới ở các quốc gia TPP (cụ thể là từ chối đề xuất về các đường ống xung đột).

Trái với các khẳng định mới đây về sự trái ngược, bằng chứng cho thấy không có tương quan giữa sự liệt kê các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5” của FTA và tác động tới cán cân thương mại của chúng. Mặc dù FTA với Hàn Quốc, hình mẫu của Hoa Kỳ cho TPP, có các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5”, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Hàn Quốc đã tăng hơn 70% trong 3 năm kể từ khi hiệp định được thông qua. Tỷ lệ thương mại-việc làm của chính quyền cho thấy Hoa Kỳ đã mất hơn 70.000 việc làm – đúng bằng con số mà chính quyền hứa hẹn sẽ thu được với hiệp định thương mại mới. 

Ben Beachy is Research Director of Public Citizen’s Global Trade Watch. (www.TradeWatch.org)

Monday, January 26, 2015

Ngành dệt may Việt Nam và ảo vọng TPP

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu mỗi năm khoảng 20 tỷ USD, chủ yếu là sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó tại thị trường Mỹ và Châu Âu hàng dệt may Việt Nam phải chịu thuế suất rất cao.

Việc gia nhập TPP đang được ngành dệt may kỳ vọng là một cơ hội lớn giúp ngành này tiết kiệm được khoảng 1,8 tỷ USD mỗi năm. 

nếu thuế nhập khẩu được giảm về 0% thì các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được “chia” một phần trong giá trị tiền thuế được giảm. Giá trị tăng thêm đó, không những góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN, nâng cao đời sống của người lao động mà còn là cơ hội để thị phần hàng dệt may Việt Nam tại các nước này tăng thêm, tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động trong tương lai. Cũng bởi vậy mà chúng ta đều mong TPP sớm được ký kết.
Đó là luận điểm được nêu ra trong bài báo "TPP và bài toán năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may". Thứ nhất, đây là một cái bánh vẽ đối với doanh nghiệp dệt may. Thị trường dệt may là thị trường cạnh tranh nên nếu tất cả doanh nghiệp dệt may đều đạt được yêu cầu để giảm thuế thì tất cả các doanh nghiệp này đều sẽ giảm giá hàng của mình đúng bằng chừng đó. Lý do là để giành thêm thị phần, còn trên thực tế là để tăng thêm sức cạnh tranh bằng giá thấp hơn. Tức là doanh nghiệp dệt may Việt Nam chẳng được hưởng lợi đồng nào từ việc hạ giá nhập khẩu vào các nước TPP một cách đồng loạt như vậy. Thứ hai, khi doanh nghiệp không được hưởng đồng nào từ việc giảm thuế thì cũng chẳng có phần nào dôi ra để đầu tư cho công nghệ hay nâng cao đời sống công nhân hết. Mà ngay cả khi doanh nghiệp có lãi hơn thì điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ tăng lương và cải thiện cho đời sống công nhân, vì điều đó có nghĩa là hy sinh một phần lợi nhuận của họ. Mấu chốt trong chuyện này là các doanh nghiệp dệt may hy vọng TPP sẽ giúp họ giảm giá sản phẩm tại các thị trường lớn và gia tăng thị phần của họ. Nhưng để giành được thị phần đó thì chỉ giá thấp hơn là chưa đủ, mà cần phải có sản lượng lớn hơn.

Sản lượng lớn hơn là câu chuyện của sản xuất. Thông thường để có sản lượng lớn hơn thì có hai cách, thứ nhất là áp dụng công nghệ mới gia tăng năng suất lao động, thứ hai là tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động. 
Chẳng hạn, hiện nay vấn đề năng suất lao động của Việt Nam đang bị xem là thấp, trong khi tiền lương tối thiểu liên tục tăng, thời gian cho phép làm thêm giờ quá ít đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ đóng cửa nhà máy.
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế ILO thì năng suất lao động bình quân chung tại Việt Nam rất thấp nếu so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 30% của Malaisia, 40% của Thái Lan. Thực tế ở ngành dệt may Việt Nam, năng suất lao động bình quân (tính trên giá gia công) tuy có cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng cũng mới chỉ đạt 1,5 USD/ giờ (bằng 50% năng suất bình quân ngành may Thái Lan và Indonesia). Người lao động làm ra 312 USD/ tháng, nếu trừ các chi phí trong sản xuất, quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phí lưu thông… thì chỉ còn khoảng 52% để trả lương cho người lao động, tương đương khoảng 3,4 triệu đồng/tháng
Vẫn bài báo đã nêu, ở đây năng suất lao động thực tế của ngành dệt may đã bị nhập nhèm với thang đo năng suất bằng giá trị sản phẩm/trên đầu nhân công mà ngay cả Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cũng khuyến cáo là chỉ để tham khảo, không thể dùng để so sánh năng suất lao động giữa các ngành hay giữa các nước với nhau.

Nhiều người sẽ cho rằng đây chỉ là sai lầm không đáng kể. Song đó không phải là sai lầm, mà là chủ ý của người viết. Họ dùng lập luận năng suất thấp để bảo vệ cho điều này:
Trong nhiều hội nghị hội nghị bàn về năng suất lao động, về mức tăng lương tối thiểu hàng năm do VCCI tổ chức, nhiều hiệp hội ngành hàng như dệt may, da giầy…đều kiến nghị cần sửa đổi Bộ luật lao động về thời gian làm thêm giờ được phép tăng lên là 60 giờ/tháng như Nhật Bản để thời gian làm thêm giờ có thể bù cho năng suất lao động đang còn quá thấp, bù cho những chi phí liên tục tăng và cải thiện thu nhập cho người lao động.
Như vậy là ở trên thì hứa hẹn người lao động sẽ được tăng thu nhập, nhưng ở dưới thì buộc họ làm thêm giờ theo kiểu Nhật Bản (cho hội nhập TPP!). Đến đây thì câu chuyện đã rõ, ngành dệt may ủng hộ việc gia nhập TPP với kỳ vọng sẽ hạ giá sản phẩm thông qua việc dỡ bỏ thuế quan, nhờ đó gia tăng thị phần. Gánh nặng còn lại thì đổ lên lưng của công nhân với việc gia tăng sản lượng thông qua tăng ca làm thêm giờ kiểu Nhật Bản. Nói ngắn gọn, ngành dệt may Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục gia công và bán sản phẩm giá bèo dựa trên nhân công giá rẻ.

Quay trở lại câu chuyện năng suất lao động. Việt Nam đang ở một tình huống phân tích kinh điển của Marx trong bộ "Tư Bản". Chủ doanh nghiệp luôn chỉ đánh giá năng suất lao động dựa trên giá trị hàng hóa mà họ bán được, nhưng Marx đã chỉ ra rằng giá trị hàng hóa mà họ bán được không phải là cái giá trị mà họ sản xuất ra. Bí mật nằm ở chỗ giá trị hàng hóa mà họ bán được thì bằng chi phí đầu tư cộng với lợi nhuận sinh ra từ tỷ suất lợi nhuận bình quân. 

Ngành dệt may ở Việt Nam vốn là ngành có cấu tạo hữu cơ thấp, thế nên ngay cả khi năng suất lao động của công nhân ngành này rất cao thì một phần lớn giá trị thặng dư sẽ chảy sang túi của chủ doanh nghiệp ở những khu vực có cấu tạo hữu cơ cao hơn (chủ yếu là nước ngoài). Chính vì vậy chủ doanh nghiệp dệt may khi thấy giá trị sản phẩm trên đầu công nhân của mình thấp thì cho là năng suất thấp, chứ thực sự không biết nó cao đến mức nào.

Chủ doanh nghiệp dệt may bị giới hạn trong cái tầm nhìn hạn hẹp ấy thì cách duy nhất mà họ chống chọi lại với thị trường là gia tăng bóc lột công nhân, tăng ca, tăng giờ làm là khẩu hiệu sau một thế kỷ mà người công nhân đã đòi được quyền ngày làm 8 tiếng (nhiều nước Châu Âu hiện giờ chỉ làm 35 tiếng/tuần trong khi Việt Nam đòi tăng thêm 15h/tuần).

Người công nhân khi phải tăng giờ làm thì không chỉ bản thân họ bị hủy hoại nhanh chóng mà họ sẽ phải hy sinh đời sống cá nhân, hy sinh gia đình, hy sinh thời gian chăm sóc con cái, hy sinh thời gian để sống một cuộc sống tử tế, hy sinh các cơ hội để phát triển bản thân. Ngày lao động kéo dài là ngày lao động nô lệ! Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp dệt may sẽ được đảm bảo bằng sự khốn cùng của người công nhân dệt may.

Nhiều người đọc bài này sẽ hoài nghi, thậm chí cho rằng có gì đó quá khích trong phân tích này, hoặc hỏi tại sao tôi không ủng hộ doanh nghiệp dệt may Việt Nam lớn mạnh. Câu trả lời như sau: Nếu doanh nghiệp dệt may tiếp tục làm ăn theo cái lối bóc lột lao động giá rẻ đó thì họ sẽ không bao giờ lớn mạnh, ngược lại họ sẽ chỉ làm giàu thêm cho tư bản ngoại quốc. Hiện giờ lợi nhuận của họ thấp là bởi vì một phần lớn chảy vào túi tư bản nước ngoại quốc, thay vì tìm cách đoạt lại cái phần đó từ tay tư bản ngoại quốc thì họ tìm cách chất thêm gánh nặng lên vai người lao động trong nước để bảo vệ chỗ đứng của họ. Sau nữa, khi họ gia tăng sự áp bức quá mức với giai cấp lao động thì người lao động sẽ phản kháng trên quy mô lớn, lúc đó họ dựa vào đâu để duy trì trật tự. Câu trả lời trước hết sẽ là các thế lực đế quốc nước ngoài. Tư bản không có tổ quốc! Đó là khẩu hiệu mà bất cứ nhà tư bản nào cũng thuộc lòng.