Showing posts with label Ba Lan. Show all posts
Showing posts with label Ba Lan. Show all posts

Monday, June 15, 2015

Quýt làm cam chịu: Mỹ tra tấn, Ba Lan bồi thường

Người Ba Lan có thể tức giận vì họ phải bồi thường cho các nạn nhân bị Mỹ tra tấn tại nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan, nhưng khi họ cho Mỹ đặt nhà tù bí mật ở trên đất nước mình thì họ cũng nên lường trước hậu quả. Một bài học đáng nhớ cho các đồng minh thân cận và những nước muốn làm đồng minh của Hoa Kỳ. Dưới đây là bản dịch bài viết "Poland pays for America's crimes" của Nat Perry đăng trên tạp chí ColdType số 99 tháng 6 năm 2015.

Ba Lan bồi thường cho tội ác của Hoa Kỳ 

Một trong những điều nực cười nhất của cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và quan hệ xuyên Đại Tây Dương là trách nhiệm dân chủ và bảo vệ nhân quyền của họ ở các nước cựu Liên Bang Soviet có vẻ mạnh mẽ hơn là ở chính quê nhà của họ vào lúc này. Bài học này được đưa về nhà một lần nữa vào tháng trước khi Ba Lan thanh toán ¼ triệu dollar cho hai nghi phạm khủng bố bị CIA tra tấn tại nhà tù bí mật trên lãnh thổ Ba Lan từ năm 2002 đến 2003. 

Với phán quyết của Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu (ECHR), bản án đã gây ra sự phẫn nộ của nhiều người Ba Lan, họ cảm thấy không công bằng khi bị trừng phạt bởi những sai trái của Hoa Kỳ. “Chúng tôi phải trả tiền bồi thường mặc dù người của chúng tôi không làm gì sai,” cựu ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói. Sikorski cho biết Ba Lan là nước duy nhất đã nhận trách nhiệm về việc các quan chức cấp cao của họ cho phép CIA vi phạm nhân quyền trên lãnh thổ của họ. 

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thiếu trách nhiệm, họ không điều tra hay xét xử các quan chức cấp cao cho phép vi phạm nhân quyền tại các nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan hay bất cứ đâu trên thế giới.

Trong số 119 tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù bí mật của CIA từ năm 2001 đến năm 2006, có ít nhất 39 người bị thành viên của CIA tra tấn, theo báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về tra tấn được công báo vào tháng 12 vừa qua. Hai cá nhân bị tra tấn ở Ba Lan, Abu Zabaydah và Abd al-Rahim al-Nashiri, đã được chuyển tới vịnh Guantanamo, họ ở đó cho tới năm 2006.

Trong khi al-Nashiri mới bị xét xử vì tổ chức đánh bom chiến hạm USS Cole vào năm 2000 thì Abu Zubayah được coi là một trong số những “tù nhân vĩnh viễn” của Guantanamo mà không có bản án hay phiên tòa nào được dự định, cũng chưa có một quy định sơ bộ nào cho trường hợp của anh này trong gần bảy năm. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2015, tờ ProPublica cho biết anh này đã bị giam “2.477 ngày và vẫn tiếp tục”. Một trong các luật sư của anh, Hellen Duffy, viết cho tờ Guardian và tháng 12 vừa qua, sau khi bản tóm tắt báo cáo bị trì hoãn dài ngày của thượng viện được công bố, “hiện giờ Abu Zubaydah có thể được coi là tang vật loại A” trong chương trình giam giữ và tra tấn của CIA. 

“Anh ấy có sự khác biệt đáng tiếc là nạn nhân đầu tiên của chương trình tra tấn của CIA, như báo cáo đã làm rõ, nhiều kỹ thuật tra tấn (hay “thẩm vấn nâng cao”) đã được phát triển và chỉ có tù nhân biết rõ rằng họ là đối tượng của chúng,” Duffy viết.

Báo cáo của thượng viện có khoảng 1.000 dẫn chiếu đến trường hợp Abu Zubaydah, xác nhận các phát hiện của ECHR liên quan đến kỹ thuật thẩm vấn mà anh ta phải chịu đựng.

Trong đó có “walling” (liên tục bị đẩy sát vào tường), cấm ngủ tới 180 giờ (thường xuyên khỏa thân trong tư thế căng thẳng) và nhấn nước. Việc nhấn nước Abu Zubaydah, anh ta bị nhấn nước 83 lần trong 1 tháng, được cấp cao nhất của chính quyền Hoa Kỳ cho phép. Anh ta cũng bị giam giữ tàn nhẫn. “Trong 20 ngày liên tục của “giai đoạn thẩm vấn quyết định”, AbuZubayah bị giam tổng cộng 266 giờ (11 ngày, 2 giờ) trong một chiếc hộp giam giữ có kích thước bằng chiếc quan tài và 22 giờ trong hộp giam nhỏ với chiều rộng 53,34 cm, chiều sâu 0,77m và chiều cao 0,77m,” theo báo cáo của thượng viện. “Nhân viên thẩm vấn của CIA nói với Abu Zubaydah rằng cách duy nhất anh ta có thể ra khỏi nhà tù là trong một chiếc hộp giam hình quan tài.”

Duffy cho biết ngoài vụ tra tấn Aby Zubaydah, báo cáo của thượng viện cũng tiết lộ về số lượng thông tin sai lệch đã được tạo ra để biện minh cho việc giam giữ anh ta không giới hạn. Một số khẳng định của CIA, trong một số trường hợp đã lặp lại ngay cả khi họ biết chúng là sai, đã bị bác bỏ hết điểm này đến điểm khác trong báo cáo.

Ví dụ, trái với những khẳng định lặp đi lặp lại rằng Abu Zabaydah là “người thứ ba hay thứ tư của al-Qaida,” báo cáo cho biết “sau đó CIA đã kết luận rằng Abu Zubaydah không phải là thành viên của al-Quaida.” Báo cáo cũng phủ nhận khẳng định của chính quyền về việc anh ta can dự vào vụ 11 tháng 9, rằng đội thẩm vấn “chắc chắn anh ta che giấu thông tin” và khẳng định rằng việc tra tấn anh ta mang lại các thông tin tình báo quý giá.

Vụ việc của Abu Zubaydah cũng dẫn đến vụ xét xử duy nhất được ấn định ở Hoa Kỳ liên quan đến chương trình tra tấn của CIA – mặc dù không phải là đối với những người tra tấn anh ta mà là đối với một người tiết lộ của CIA, người đầu tiên tiết lộ vụ việc.

Phiên tòa bỏ túi

Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, cựu sĩ quan CIA John Kiriakou mô tả việc nhấn nước Abu Zubaydah và sau đó bị tình nghi cung cấp cho nhà báo tên của điệp viên bí mật trong Trung Tâm Chống Khủng Bố trực thuộc CIA, là người đã tham gia vào chiến dịch bắt giữ và thẩm vấn Abu Zubaydah. Vì sự vi phạm này, Kiriakou bị kết án theo Luật Do Thám 1917 và chấp nhận thỏa thuận nhận tội để lĩnh án 2 năm tù.

Vụ xét xử Kiriakou hồi đó bị một số bộ phận của cộng đồng quốc tế chỉ trích. Ví dụ, Hội đồng Nghị Viện của Tổ Chức Anh Ninh và Hợp Tác Châu Âu trong một nghị quyết năm 2012 “đã lên án nhà cầm quyền Hoa Kỳ về việc chống lại cựu điệp viên CIA John Kiriakou, người bị cáo buộc cung cấp cho nhà báo các chi tiết liên quan đến việc bắt giữ Abu Zubaydah, một nghi phạm al-Qaeda được cho là bị tra tấn tại nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan và là một trong hai “nạn nhân được bảo vệ” của công tố ở Warsaw.”

Cựu nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ Jim Moran (D-VA) phát biểu tại hạ viện vào ngày 17 tháng 11 năm 2012 rằng việc chính quyền kết án Kiriakou là một “phiên tòa bỏ túi”. Ông yêu cầu tổng thống Obama xin lỗi Kiriakou và gọi cựu sĩ quan có 15 năm hoạt động của CIA là “người hùng Hoa Kỳ”. 

Kiriakou đã ra khỏi tù sau khi mãn hạn nhưng các nạn nhân bị tra tấn của CIA vẫn tiếp tục bị giam giữ không biết đến ngày ra ở Gitmo, Ba Lan không chỉ đối mặt với thiệt hại chính trị vì chính sách này mà còn các những khó khăn thực tế trong việc thực hiện quyết định của ECHR liên quan đến việc vận chuyển các cá nhân được bồi thường, những người đã bị giam giữ - một người Palestine và một người Arabian Saudi. Mặc dù vậy, “Ba Lan thi hành các quyết định của ECHR,” người phát ngôn bộ ngoại giao Marcin Wojciechowski nói, “Trường hợp thứ nhất, tiền được trả vào tài khoản do luật sư của anh ta chỉ định, trong trường hợp còn lại, do bị trừng phạt quốc tế, chúng tôi yêu cầu thiết lập một khoản ký quỹ pháp lý,” ông nói thêm. 

Theo quy định của ECHR, Ba Lan cũng phải yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ án tử hình đối với hai người đàn ông cho phù hợp với việc bãi bỏ án tử hình trên toàn EU, Wojciechowski nói với AFP.

Sự phủ nhận hợp lý

Nhiều người Ba Lan phiền lòng khi thấy đất nước họ đối mặt với những hậu quả pháp lý của nhà tù bí mật và chương trình giam giữ mà CIA thực hiện dưới thời George W. Bush ở một số quốc gia trên thế giới sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Ở Ba Lan, câu chuyện một quốc gia cựu cộng sản sẽ dung túng cho nhà tù bí mật của CIA và trong đó tra tấn được thực hiện nhiều năm đã bị nhiều chính khách, nhà báo và công chúng của quốc gia cười nhạo, coi như là một lý thuyết âm mưu tầm thường. Các quan chức Ba Lan đã thường xuyên phủ nhận sự tồn tại của các nhà tù đó.

Nhưng một chuỗi các tiết lộ và tuyên bố chính trị của các lãnh đạo Ba Lan đã thừa nhận lần đầu tiên rằng Hoa Kỳ thực sự điều hành một sơ sở thẩm vấn bí mật đối với các nghi phạm khủng bố vào năm 2002 và 2003 ở khu vực hẻo lánh của đất nước. Vào tháng 9 năm 2014, cựu tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski chính thức thừa nhận sự tồn tại của nhà tù bí mật của CIA ở căn cứ không quân, tại đó các nghi phạm khủng bố được thẩm vấn, nhưng ông ta khẳng định rằng Warsaw không biết về sự tra tấn ở nhà tù này.

Giờ đây có vẻ như sự phủ nhận liên quan đến tra tấn có thể là cố ý bỏ qua hay sự phủ nhận hợp lý để đổi lấy hàng triệu dollar tiền mặt. Báo cáo tra tấn của thượng viện cho biết, trái ngược với những đe dọa ban đầu về việc chấm dứt chuyển giao nghi phạm khủng bố cho nhà tù bí mật 11 năm trước đây, chính quyền đã trở nên “linh hoạt” hơn sau khi CIA chi ra một khoản tiền lớn. Theo như báo cáo, CIA đã trả cho quan chức Ba Lan khoảng 50 triệu dollar để họ làm ngơ.

Nhưng theo Radoslaw Sikorski, cựu ngoại trưởng Ba Lan và giờ là chủ tịch hạ viện, nhà tù được thiết lập dựa trên tình hữu nghị với Hoa Kỳ. Giờ đây, ông ta phàn nàn rằng mặc dù vậy quan hệ bí mật đã gây ra thiệt hại cho Ba Lan.

“Chúng tôi bị bối rối bởi chuyện này, nhưng ngay cả như vậy chúng tôi cũng không lấy làm tiếc vì có quan hệ an ninh và tình báo cực kỳ gần gũi với Hoa Kỳ,” ông nói. “Chúng tôi có thể phải trả tiền bồi thường ngay cả khi nhân viên của chúng tôi không làm gì sai. Anh có thể tưởng tượng xem người dân Ba Lan cảm thấy chuyện này thế nào.”

“Chuyện này làm chúng tôi mang tiếng xấu,” người sáng lập ra think tank Hiệp Hội Châu Âu-Đại Tây Dương ở Warsaw, Tadeusz Chabiera nói. “Chúng tôi là một quốc gia nhỏ bị một quyền lực lớn đối xử tồi tệ.”

Sự hối tiếc và cảm giác bị lừa dối được thể hiện ở Ba Lan sau một kịch bản đã có từ lâu, ít nhất là một thập kỷ trước đây. Dấu hiệu về sự cay đắng nổi lên lần đầu tiên vào năm 2014 khi Hoa Kỳ xâm lược Iraq và Ba Lan đóng góp 2.400 quân.

Vào đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Iraq, David Ost tường thuật trên tạp chí The Nation vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, “George W. Bush đã chuẩn bị để làm cái điều mà 45 năm chế độ cộng sản không thể: hủy hoại hình ảnh về bản chất tốt đẹp của người Mỹ, thứ vốn đã luôn là con bài chủ chốt của Hoa Kỳ.” 

Hình ảnh bị hủy hoại của Hoa Kỳ

Ở Ba Lan, cũng giống như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, hầu hết hình ảnh tích cực đã được khôi phục sau khi Barack Obama thắng cử năm 2008 và lời hứa về sự thay đổi mà ông ta có vẻ như là đại diện. Nhưng theo như Trung Tâm Nghiên Cứ Pew đưa tin vào năm 2013, “tình cảm thân Mỹ đã sụp đổ.” 

“Sự suy giảm không thể so sánh với sự sụp đổ của danh tiếng Hoa Kỳ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này,” theo Pew, họ cho biết rằng vào thời điểm của nghiên cứu toàn cầu năm 2013, hơn 6/10 ở Ba Lan, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã có quan điểm tích cực về Hoa Kỳ “nhưng sự nổi bật của Obama” trên phạm vi toàn cầu mà Hoa Kỳ đã trải qua vào năm 2009 rõ ràng là chuyện quá khứ.”

Vẫn cần phải chờ xem những sự tiến triển mới đây về việc tra tấn của CIA có đóng vai trò đáng kể nào trong việc tiếp tục hủy hoại hình ảnh của Hoa Kỳ hay không, nhưng sự phi lý của việc một quốc gia nhỏ như Ba Lan phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề về chính sách phi pháp trong khi không ai ở Hoa Kỳ trả lời họ sẽ không dễ quên đối với các đồng minh khác của Hoa Kỳ. 

Tại một số quốc gia hợp tác với chương trình giam giữ của Hoa Kỳ, bánh xe công lý vẫn đang quay, mặc dù chậm dãi. Một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành ở Lithuania, tại đó các công tố viên đang tập trung vào các hoạt động bất hợp pháp xuyên biên giới liên quan đến tù nhân Mustafa al-Hawsawi của CIA, người này có thể đã bị tra tấn nhà tù bí mật có mật danh là Violet của Lithuania.

Cùng lúc đó, những lời kêu gọi nhà cầm quyền áp thực hiện các điều tra toàn diện về sự tồn tại của nhà tù bí mật của CIA ở Romania, cựu tổng thống Romania Ion Iliescu cho biết vào tháng trước rằng ông đã chấp thuận yêu cầu thiết lập ít nhất một nhà tù bí mật của CIA, tại đó các tù nhận bị tra tấn. Iliescu nói rằng ông rất tiếc về quyết định đó.

Những lời kêu gọi tiếp tục đòi hỏi Hoa Kỳ tiến hành những cuộc điều tra đáng tin cậy về vai trò của họ và bồi thường cho nạn nhân của chương trình giam giữ và tra tấn. Trùng hợp là bản án của ECHR đối với Ba Lan được đưa ra cùng tuần với việc Liên Hiệp Quốc thúc giục Hoa Kỳ bồi thường tài chính cho các nạn nhân của chương trình tra tấn và truy tố thủ phạm của các vụ tra tấn này.

Theo một báo cáo của nhóm hành động của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về Kiểm Định Phổ Quát Định Kỳ, xuất bản ngày 15 tháng 5, Hoa Kỳ phải “đảm bảo rằng tất cả các nạn nhân bị tra tấn và ngược đãi - bất kể là đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ hay không – nhận được bồi thường và có quyền khả thi về bồi thường công bằng và hợp lý cũng như phục hồi hoàn toàn, bao gồm trợ giúp về y tế và tâm lý học.”

Hơn nữa, Hoa Kỳ phải “đảm bảo điều tra minh bạch và xác đáng cũng như xét xử các cá nhân chịu trách nhiệm về các cáo buộc tra tấn, ngược đãi, bao gồm những người bị nêu tên trong kết luận công khai của thượng viện về hoạt động của CIA được xuất bản vào năm 2014 và bồi thường cho các nạn nhân.” Với thời hạn vào tháng 12 để phản hồi các khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Obama sẽ phải chứng tỏ cho thế giới thấy bằng cách quyết định xem khuyến nghị nào sẽ được chấp nhận và khuyến nghị nào sẽ bị từ chối.

Khi đề cập tới việc truy tố tra tấn và bồi thường, tốt hơn cả là nói rằng thế giới sẽ theo dõi.

Monday, November 24, 2014

VTV nhầm lẫn về lịch sử khai thác dầu mỏ

Mới đây VTV đưa tin:
Ngôi làng Bobrka nhỏ bé ở phía Nam Ba Lan sở hữu một di sản thế giới rất đặc biệt. Đó chính là giếng dầu cổ nhất thế giới đã có lịch sử từ năm 1860. Người có công phát hiện và khai thác mỏ dầu này là ông Ignacy Lukasewic với mục đích ban đầu chỉ là để cung cấp nhiên liệu cho những chiếc đèn dầu.
Dầu mỏ đã được khai thác từ rất lâu đời, theo trang RigsInternational thì người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tư sau công nguyên đã biết khoan giếng để lấy khí đốt bằng mũi khoan gắn vào cọc tre, khí đốt được dùng để đun cho nước biển bay hơi nhằm thu lấy muối. Người Trung Quốc đã khoan được giếng sâu tới 243m để lấy khí đốt.

Khai thác dầu mỏ phát triển nhất là ở Baku, Azebaijan. Mặc dù đến thứ kỷ thứ 8, tức là sau người Trung Quốc khoảng 400 năm thì người Baku mới đốt đất thấm dầu để sưởi ấm, do thiếu củi. Chỉ trong vòng khoảng 100 năm sau đó, người Baku đã xuất khẩu dầu mỏ sang các nước Iran, Iraq và Ấn Độ do dầu mỏ của họ rất được các nước này ưa chuộng. Người Baku lúc đó chưa biết khoan dầu, các mỏ dầu lộ thiên của họ rất sẵn, họ chỉ việc múc dầu rỉ ra từ lòng đất và cho vào túi đựng, rồi dùng thú thồ hàng chở đi các nơi. Dầu mỏ không chỉ được sử dụng làm chất đốt mà còn được chế làm thuốc chữa bệnh.

Theo trang GeoHelp thì ở một khu vực khác của châu Âu vào khoảng những năm 1500 có mỏ dầu lộ thiên là vùng núi Carpathian, dầu thu được từ mỏ lộ thiên đã được dùng để thắp sáng ở thị trấn Krosno của Ba Lan ngày nay.

Khi dầu lộ thiên ngày càng khan hiếm thì người Baku bắt đầu đào giếng sâu xuống lòng đất, dùng vải thấm lấy dầu rồi đem lên mặt đất ép ra cho dầu chảy ra. Người ta phát hiện một bia đá đề năm 1594 tại một giếng dầu đào bằng tay sâu 35m ở Baku. Như vậy có thể thấy các giếng dầu ở Baku ít phải có từ năm 1594. Sau đó, dầu mỏ đã sử dụng nhiều trong chiến trận, các chiến thuyền được trang bị vòi để phun dầu sang thuyền của đối phương rồi đốt cháy, đó là một trong những vũ khí khủng khiếp đương thời. 

Suốt nhiều thế kỷ việc khai thác dầu đã đem lại sự giàu có cho các chủ mỏ dầu ở Baku. Do nhu cầu về dầu không ngừng tăng lên và điều kiện kỹ thuật cho phép, người Baku đã chuyển sang khai thác các mỏ dầu ngoài khơi. Vào năm 1803 họ đã có hai giếng dầu đào thủ công ở cách bờ biển 18m và 30m trên vịnh Bibi-Heybat, các mỏ dầu này đã tồn tại tới năm 1825 khi bị một cơn bão lớn phá hỏng.

Đến cuối thế kỷ 19, công nghiệp dầu mỏ ở Baku đã rất phát triển, các công nghệ hiện đại đã được áp dụng, họ xây dựng nhiều nhà máy chế xuất, hệ thống đường ống dẫn dầu tới các nhà máy nằm ở xa khu khai thác dầu, và thậm chí đóng cả các tàu chở dầu để chở dầu để mang dầu vượt biển sang các thị trường có nhu cầu lớn nhưng ở xa.

Kỹ thuật khoan dầu ban đầu đơn giản là khoan xoay, tức là dùng lực xoay mũi khoan để cắt xuyên qua đất đá, xuống đến túi dầu. Kỹ thuật khoan đó chỉ thích hợp với khu vực đất sét, cát và đá nhỏ. Còn túi chứa dầu nằm giữa các vỉa đá lớn thì không thể khoan được. Sau này người ta phát minh ra kỹ thuật khoan đập, tức là mũi khoan nặng có răng được thả rơi từ trên cao xuống để đập vỡ đá, thì các túi dầu nằm giữa vỉa đá mới được đưa vào khai thác. Khoan đập cũng như khoan xoay, ban đầu đều dùng sức người hoặc động vật kéo. Sau này khi các máy hơi nước được phát minh thì mới có máy khoan cơ giới.

Dựa trên tài liệu của các giáo sư người Azerbaijan thì vào năm 1846, theo đề xuất của một kỹ sư người Nga, người Baku đã tổ chức khoan thăm dò thành công lần đầu tiên trên thế giới với kỹ thuật khoan đập, giếng khoan có độ sâu 21m, đi trước người Mỹ 13 năm trong việc khoan dầu bằng kỹ thuật khoan đập. Vài năm sau, người Ba Lan ở vùng Krosno dùng kỹ thuật khoan đập đã tạo ra giếng dầu trên vỉa đá đầu tiên vào khoảng năm 1852-1854, theo trang RigsInternational và nhiều tài liệu khác.

Như vậy, VTV có ba cái nhầm lẫn. Thứ nhất là về năm người Ba Lan khai sinh ra giếng trên vỉa đá ở làng Bóbrka, thuộc thị trấn Krosno. Họ khoan cái giếng đó vào khoảng năm 1852-1854 (nhiều tài liệu cho là vào năm 1852, trong khi nhiều tài liệu khác ghi năm 1854) chứ không phải 1860 như VTV đã đưa tin. Hầu hết các tài liệu của Ba Lan đều tự hào là họ có giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới, không có tài liệu nào nói rằng họ có giếng dầu cổ nhất thế giới. Ba Lan có tranh chấp danh hiệu này với Mỹ bởi vì rất nhiều tài liệu của Mỹ luôn khẳng định rằng người Mỹ khoan giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1859. Cái nhầm thứ nhất của VTV quả là tai họa đối với niềm tự hào của người Ba Lan. Thứ hai là phóng viên của VTV đã không hiểu về kỹ thuật và lịch sử, giếng dầu ở Ba Lan chỉ là giếng khoan dầu trên vỉa đá đầu tiên của thế giới chứ không phải là giếng khoan dầu đầu tiên trên thế giới. Theo các bằng chứng hiện tại thì giếng khoan dầu cổ nhất là ở Baku, Azerbaijan, có từ năm 1594. Thứ ba là thật nhạo báng người Ba Lan khi nói họ khoan dầu chỉ để đốt đèn, Ignacy Łukasiewicz, người khai sinh ra giếng dầu vỉa đá ở Krosno, vốn nghiên cứu công nghệ chế xuất dầu, ông ta lập công ty khai thác và xưởng chế xuất dầu là để bán sản phẩm chế xuất cho công nghiệp đang lên của đế quốc Áo-Hung.

Mặc dù dầu mỏ đã được dùng để thắp sáng đường phố ở Krosno từ những năm 1500, nhưng đại công quốc Ba Lan-Lít va không biết làm gì để phát triển việc khai thác dầu mỏ. Thị trấn Krosno vào cuối thế kỷ 17 đã bị các đạo quân cướp bóc và dịch bệnh biến thành một xứ sở bị quên lãng. Sau khi đại công quốc Ba Lan-Lít va bị ba đế quốc Nga, Áo-Hung và Phổ phân chia, nước Ba Lan đã biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại tỉnh Ba Lan thuộc Nga. Thị trấn Krosno thuộc về đế quốc Áo-Hung, dưới sự cai trị của vua Hung, ngành công nghiệp dầu mỏ của Krosno mới được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đế quốc Áo-Hung khi đó lên kế hoạch phát triển một hệ thống đường sắt khổng lồ, do vậy họ cần một lượng lớn các sản phẩm chế xuất từ dầu, ví dụ như mỡ bôi trơn, nhưng các sản phẩm chế xuất từ dầu lại đang bị đối thủ của họ là người Nga kiểm soát ở Baku, thế nên họ phải tìm cách khai thác các mỏ ở vùng Carpathian. Xưởng chế xuất dầu của Ignacy Łukasiewicz vào năm 1859 đã bán cho công ty đường sắt ở Vienna 50.000 kg mỡ bôi trơn.

Quay trở lại với bản tin của VTV, mặc dù họ không ghi nguồn, nhưng sau khi tìm kiếm bằng tiếng Anh, thì thấy có thể là VTV đã lược dịch bài báo của tờ New Strait Times trước đây đúng một tuần. Tờ NST cho thấy họ đăng lại tin của AFP, và đến đây thì mọi sự rõ ràng. AFP có một phóng sự  về mỏ dầu ở Krosno của Ba Lan vào ngày 12.11.2014. AFP khéo léo dùng bản tin này để bợ đỡ chính quyền Mỹ với việc ca ngợi một ông chủ mỏ dầu tốt bụng khiêm tốn, đã bỏ tiền ra xây dựng cơ sở hạ tầng và trường học địa phương, gợi ý về sự hợp tác tốt đẹp xưa kia giữa Mỹ và Ba Lan thông qua câu chuyện đồn thổi về Rockerfeler, có thể là tăng cường tình đoàn kết Mỹ-Ba Lan để chống lại trò đe dọa đóng van đường ống dẫn dầu của nước Nga, nhưng lại quên nói rằng các hãng dầu mỏ Mỹ từng làm ăn rất phát đạt với Nga ở Baku. Cũng có thể là AFP cố tìm cách an ủi người Ba Lan sau khi giấc mơ khí đá phiến đã tan tành và các ông lớn phương Tây đã chuồn sạch.

AFP cũng không quên gài những chi tiết bôi nhọ người Ba Lan và làm lợi cho người Mỹ, như xuyên tạc năm khai sinh của giếng dầu ở Ba Lan để cho nó ra đời sau cái giếng dầu ở Mỹ đúng một năm. AFP chắc chắn không thể nhầm lẫn về chi tiết này, bởi vì trang web của làng Bobrka viết rất rõ rằng giếng dầu của làng được khoan vào năm 1854 và có trước giếng dầu của Mỹ ở Pennsylvania 5 năm. Một chi tiết khác phải theo dõi bản tin tiếng Anh mới thấy. AFP đưa tin giếng dầu được đào và xây dựng bằng tay, sau đó trích dẫn lời người phụ trách bảo tàng mô tả rằng những người khoan dầu đầu tiên ở Krosno thực ra giống người đào giếng hơn, họ dùng các công cụ thô sơ như xẻng và búa để đào giếng dầu (có lẽ là người phụ trách bảo tàng nói về giai đoạn khai thác dầu lộ thiên ở Krosno). Điều đó làm người xem lầm tưởng là giếng dầu ở Krosno được đào bằng xẻng. Nếu người Ba Lan mà dại dột nhảy múa với bản tin của AFP thì người Mỹ có thể cười giễu người Ba Lan và tự hào với cái giếng dầu khoan xuyên vỉa đá đầu tiên trên thế giới vào năm 1859 của mình.

Người Việt Nam, hãy cảnh giác với những bản tin của AFP!

Tuesday, November 4, 2014

Ba Lan gửi quân đội đến biên giới phía đông

Nội chiến ở Ukraina ngày càng nghiêm trọng. Mới đây nhất Ba Lan đã chuyển hàng ngàn lính sang phía đông, về phía biên giới với Ukraina. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Poland to send troops to eastern border" của Sonja Bach để biết thêm chi tiết. 

Ba Lan gửi quân đến biên giới phía đông

Chính quyền Ba Lan đang chuyển hàng ngàn quân đến biên giới phía đông trong một sự tái tập hợp mang tính lịch sử của quân đội. Sự di chuyển được Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Tomasz Siemoniak công bố vào tuần trước,  sau hội nghi thượng đỉnh NATO vào tháng 9, khi khối đồng minh do Hoa Kỳ lãnh đạo quyết định gia tăng đối đầu quân sự với Nga

Cho tới hiện giờ, đại đa số trong 120,000 lính Ba Lan đã đóng quân ở nửa phía tây của quốc gia. Hiện nay, hàng ngàn lính sẽ được triển khai tới các căn cứ quân sự ở phía đông, vốn đang được hiện đại hóa và nâng cấp. Năng lực của ba căn cứ, trong đó có Trung Tâm Phòng Không Siedlce, được gia tăng từ 30 đến 90%. 

Bên cạnh đó, chính quyền đang lập kế hoạch mua sắm các trực thăng mới bà trang bị tên lửa AGM-158 không đối đất cho các chiến đấu cơ phản lực F-16. Vào tháng 3, Hoa Kỳ đã đưa 12 máy bay loại đó đến Ba Lan.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng nói di chuyển quân đội là cần thiết bởi sự thay đổi trong “tình hình địa chính trị”. Ông ta nói với hãng thông tấn AP rằng Ba Lan coi đó là “cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ Chiến Tranh Lạnh” và phải “rút ra các kết luận từ điều đó”.

Siemoniak nhắc tới các sự kiện ở Ukraina mà không đề cập rằng chính quyền Ba Lan đã can dự sâu sắc vào việc kích động cuộc khủng hoảng, vốn được NATO sử dụng để biện minh cho đối đầu quân sự với Nga.

Vào tháng hai, phong trào đối lập bài Nga do Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk và gã phát xít Oleh Tyahnybok dẫn đầu giành quyền lực ở Kiev và lật đổ tổng thống dân cử Viktor Yanukovych. Ba Lan là một trong những tác nhân chính của cuộc đảo chính, vốn được Hòa Kỳ và Đức cổ vũ cũng như tài trợ.

Người sau này là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Radoslav Sirkorski, đã hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy Hiệp Ước Gia Nhập giữa EU và Ukraina với mục đích phá vỡ ảnh hưởng của Nga tại nước cộng hòa cựu thành viên Soviet và mở cửa cho các nhà đầu tư Châu Âu cũng như liên minh quân sự với NATO. 

Khi Yanukovych từ chối ký Hiệp Định, biểu tình nổ ra ở Maidan (Quảng Trường Độc Lập), chính quyền Ba Lan đã ngay lập tức ủng hộ phong trào đối lập. Theo một số báo cáo, nhiều bộ phận của những nhóm du kích cực hữu đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính đã được huấn luyện ở Ba Lan.

Chính quyền mới của Ukraina có cả đảng phát xít Svoboda, họ được nắm giữ ba ghế bộ trưởng. Đảng này có nguồn gốc là Tổ Chức Độc Lập Quốc Gia Chủ Nghĩa (OUN), trước đây hợp tác với Phát xít Đức và phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các vụ thảm sát ở Ba Lan tại khu vực biên giới của Volhynia và Đông Galacia trong thế chiến thứ II. Hiện nay các thành viên đảng Svoboda vẫn kỷ niệm các sự kiện kinh hoàng – trong đó lực lượng phát xít Ukraina đã giết hại hơn 100,000 người Ba Lan, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, ở khu vực Ba Lan bị phát xít chiếm đóng – như là chiến thắng “cuộc xâm lược của Ba Lan-Đức”.

Kể từ các sự kiện Maidan và diễn biến tiếp theo ở Crimea, Ba Lan, vốn đã gia nhập NATO vào năm 1999, đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc đối đầu với Nga. Vào tháng tư, ngay sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, người sau này là thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã kêu gọi NATO gửi nhiều quân hơn đến quốc gia của ông ta. 

Kể từ đó, 9 tàu chiến NATO đã được gửi tới Biển Đen. Vào tháng 3,600 lính đã được gửi tới Ba Lan và các nước vùng Baltic. Một cuộc tập trận tiếp theo đã được tổ chức vào tháng 9 ở gần Lvov tại phía tây Ukraina với sự tham gia của quân đội Ba Lan. 

Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales đã phác thảo một kế hoạch quân sự chi tiết để tăng cường lực lượng chống lại Nga. Thông cáo chính thức của hội nghị thượng đỉnh được phát ra vào cuối tháng 9 kêu gọi một “sự tiếp tục hiện diện trên không, trên bộ, trên biển và các hoạt động quân sự hữu ích ở phần phía đông của Liên Minh” 

Điều này bao gồm cả việc thiết lập một “lực lượng phản ứng nhanh” từ 3,000 đến 5,000 lính, để có thể gửi tới khu vực khủng hoảng trong ít ngày. Do các tài liệu thiết lập của Hội Đồng NATO-Nga vào năm 1997 cấm đóng quân NATO tại các nước cộng hòa cựu Soviet, quân đội đã được giữ tại các doanh trại của họ cho đến hiện tại. 

Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 1 tháng 10, người kế vị Tusk, Ewa Kopacz nói rằng Ba Lan sẽ đáp ứng yêu cầu triển khai của NATO bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng sẽ được tăng thêm 190 triệu vào năm 2016, chiếm 2% GDP – mục tiêu được tổng thống Obama đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh. Đồng thời Kopacz kêu gọi sự hiện diện lớn hơn của quân đội Hoa Kỳ ở Ba Lan.

Chính sách quân sự của quốc gia hợp tác chặt chẽ với Đức. Vào tháng 3, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Đức Ursula von Leyen tham dự một cuộc họp công vụ ở Warsaw. Trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng của NATO vào tháng 6, được tổ chức ở Brussels, cả hai quốc gia đã cùng kêu gọi gia tăng nhân sự của Quân Đoàn Đa Quốc Gia Đông Bắc đóng ở Stettin của Ba Lan.

Một cuộc gặp tiếp theo của hai bộ trưởng đã được tổ chức vào tháng 6, tại đó “sự tăng cường và phát triển tiếp theo của quan hệ quốc phòng Đức-Ba Lan” đã được thảo luận, theo quan chức Đức.

Mới đây nhất, sau một gặp tại Hội Nghị Bundeswehr (quân đội Đức) ở Berlin vào ngày 29 và 30 tháng 10, bộ trưởng quốc phòng Ba Lan đã bình luận, “Rất dễ dàng để cho xe tăng, vũ khí phòng không và máy bay vào viện bảo tàng”. Cả hai quốc gia đã đồng ý phối hợp bộ binh.

Phía sau chính sách quốc phòng liên minh chặt chẽ với Đức và Hoa Kỳ của Ba Lan là tham vọng bành trướng khu vực ảnh hưởng của quốc gia về phía đông. Sự hợp tác với lực lượng phát xít bài Ba Lan như Svoboda và chính sách quân sự hiếu chiến nóng vội cho thấy rõ ràng là tầng lớp thượng lưu Ba Lan sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để kết thúc. Một sự khiêu khích quân sự của thành viên NATO có thể nhanh chóng biến thành cái cớ cho một cuộc chiến thảm họa với nước Nga được trang bị vũ khí hạt nhân.