Showing posts with label Cảnh sát. Show all posts
Showing posts with label Cảnh sát. Show all posts

Friday, November 13, 2015

Ác mộng ở thiên đường nhân quyền: Những kẻ hiếp dâm mặc cảnh phục

Trong bài "Rapists in Blue: Sexual Assault by Police", tác giả Debra Loevy tiết lộ một góc tối khác của cảnh sát Hoa Kỳ, ngoài việc bắn giết dân thường bừa bãi, cảnh sát Hoa Kỳ còn là những kẻ hiếp dâm không sợ bị trừng phạt. Đề xuất của tác giả về việc kiểm soát chứng chỉ hành nghề để chống lại những kẻ hiếp dâm mặc cảnh phục sẽ không mang lại hiệu quả, cũng giống như các biện pháp đã được áp dụng để chống lại nạn bắn giết thường dân bừa bãi. Những điều đó là hệ quả tất yếu của xã hội tổ chức theo kiểu Hoa Kỳ, chúng không thể khắc phục bằng những cải cách. 

Những kẻ hiếp dâm mặc cảnh phục: Cảnh sát tấn công tình dục

Khi cảnh sát chặn bạn lại, họ có thẩm quyền. Chúng ta được dạy rằng phải tuân lệnh họ. Khi cảnh sát nói hãy cho họ xem bằng lái và giấy đăng ký xe, bạn đưa chúng cho họ. Họ nói hãy đặt tay bạn ở chỗ họ có thể nhìn thấy, bạn đặt tay lên bánh lái. Chúng ta được dạy rằng chúng ta có thể trông cậy cảnh sát giúp đỡ khi chúng ta cần sự trợ giúp – họ là những người mà bạn sẽ phải gọi khi bạn cần sự trợ giúp. Nhưng đôi khi cảnh sát đã lạm dụng nghiêm trọng sự tin cậy và thẩm quyền. Một trong những sự lạm dụng quyền lực cảnh sát là việc cảnh sát tấn công tình dục.

Hãng AP vừa mới đăng một bản tin về việc cảnh sát tấn công tình dục, sau khi nghiên cứu hồ sơ từ 41 bang, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014. AP đã xem xét gần 9.000 vụ án, trong đó các viên cảnh sát đã bị tước phù hiệu và phát hiện thấy khoảng 1.000 viên cảnh sát trong số đó bị tước chứng chỉ hành nghề vì: tấn công tình dục, tội ác tình dục như sở hữu khiêu dâm trẻ em, các loại lạm dụng từ gạ gẫm quan hệ với công dân cho tới quan hệ tình dục khi thi hành nhiệm vụ. Mặc dù nghiên cứu của AP chỉ mang tính thông tin, song nó thừa nhận rằng con số thực tế về việc các cảnh sát lạm dụng tình dục khi thi hành nhiệm vụ vượt xa báo cáo. Điều này xảy ra bởi vì nhiều bang đã không theo dõi các cảnh sát bẩn thỉu, trong khi nhiều bang khác lại không có quy trình tước chứng chỉ hành nghề. 

Hãng luật của chúng tôi, Loevy & Loevy, đã đại diện cho nhiều người dân can đảm, những người dám nói lên sự thật về việc các cảnh sát tấn công tình dục. Những vụ án cụ thể sẽ mang đến cho bạn cảm giác về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, thế nên tôi sẽ kể với các bạn một số chúng:

* Một phụ nữ đồng ý để hai cảnh sát Chicago đưa về nhà, cả hai mặc đồng phục và đi trên xe cảnh sát. Người phụ nữ miễn cưỡng cho phép các cảnh sát hộ tốn cô vào căn hộ. Một viên cảnh sát cưỡng hiếp cô trong khi người kia chụp ảnh bằng điện thoại di động.

* Một cô gái ở Milwaukee gọi 911 để trình báo về việc ai đó ném gạch vào cửa sổ nhà cô, một trong những cảnh sát đến nơi đã cưỡng hiếp cô. Khi cô chạy ra khỏi nhà và hét lên rằng cô bị cưỡng hiếp, cô đã bị đổ tội tấn công cảnh sát. Mặc dù công tố viên địa phương từ chối truy tố viên cảnh sát, sau khi điều tra ở cấp liên bang, viên cảnh sát bị xét xử và kết án.

* Một cô gái ở Nebraska bị ép buộc phải quan hệ tình dục bằng miệng với viên cảnh sát sau khi anh ta tìm thấy cần sa trong xe của bạn trai cô. Viên cảnh sát đe dọa bắt giam và cáo buộc cô tội hình sự nếu cô không tuân lệnh anh ta. Khi được thẩm vấn về vụ việc, viên cảnh sát nói dối và khẳng định anh ta ở nơi khác, nhưng hệ thống GPS trong xe của anh ta đã tố cáo anh ta nói dối.

* Một cậu bé 14 tuổi bị một cảnh sát cưỡng hiếp đường hậu môn dã man trong khi khám xét ma túy. Bệnh án ủng hộ sự khẳng định của cậu bé, thương tích được tìm thấy cũng phù hợp. 

Việc cảnh sát lạm dụng tình dục là phổ biến, như bản tin của AP đã trình bày. Nhưng cũng giống như các vụ tấn công tình dục khác, những tội ác nghiêm trọng đó thường bị che dấu. Hoa Kỳ không có một hệ thống theo dõ thường xuyên về việc cảnh sát tấn công tình dục, do vậy những gã cảnh sát hiếp dâm đôi khi có thể nhảy việc để tiếp tục lạm dụng quyền lực.

Ở ít nhất một nửa tá bang – trong đó có California, New York, New Jersey và Massachusetts – cảnh sát không bị tước chứng chỉ hành nghề vì tội lạm dụng tình dục. Hay nói cách khác, họ có thể bị sa thải vì cáo buộc lạm dụng tình dục nhưng họ vẫn còn chứng chỉ hành nghề để có thể tìm kiếm công việc cảnh sát ở chỗ khác.

Họ thường xuyên bị sa thải với lý do như “thực hiện sai quy tắc”, do đó sự lạm dụng tình dục của họ không bao giờ được biết hay tính đến. Tại khoảng 20 bang, cảnh sát chỉ bị tước chứng chỉ hành nghề khi bị kết án hình sự, mặc dù rất hiếm khi. Do vậy hầu hết là cảnh sát được phép lặng lẽ từ chức vì tội lạm dụng tình dục và anh ta vẫn giữ được chứng chỉ hành nghề để kiếm công việc cảnh sát ở nơi khác.

Cảnh sát tấn công tình dục là một vấn đề nghiêm trọng đang cần phải có giải pháp. Bắt đầu với điều rõ ràng nhất, cảnh sát phải đáp ứng được các yêu cầu của giấy phép hành nghề và bị tước giấy phép về những vi phạm nhất định, giống các chuyên môn khác trong phạm vi phục vụ công chúng như bác sĩ hoặc giáo viên. Cho tới khi đó, mọi sở cảnh sát đều phải được yêu cầu tham gia vào hệ thống đăng ký chứng chỉ quốc gia để theo dõi các viên cảnh sát được cấp chứng chỉ và lý do bị tước chứng chỉ.

Đây là lúc các sở cảnh sát phải cấm các quy định bất thành văn đồng lõa với sự lạm dụng của cảnh sát. Nhiều sở cảnh sát từ chối làm việc này cho thấy rõ ràng sự lạm dụng quyền lực cảnh sát để lảng tránh yêu cầu tổ cách sở cảnh sát ở mọi cấp bậc.

Debra Loevy graduated cum laude from University of Michigan Law School in 1995. She has extensive experience addressing poverty law issues and criminal defense appeals. She is admitted to practice in the U.S. Supreme Court, the Illinois Supreme Court, and multiple courts of appeal and district courts.

Sunday, November 8, 2015

Tin tốt và tin xấu cho dân chủ viên

Tin tốt cho dân chủ viên: Ở Mỹ người ta rửa bát bằng máy, không cần người rửa bát nữa.

Tin xấu cho dân chủ viên: Cảnh sát Mỹ thường bắn chết dân thường bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu họ muốn.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật.)

Bối cảnh của chuyện này đề cập đến vụ dân chủ viên Nguyễn Lân Thắng bị một số người dân yêu cầu giải thích vì xúc phạm hình ảnh Hồ Chí Minh bằng cách ám chỉ đến vụ Đỗ Đăng Dư bị bạn tù đánh chết trong tù do rửa bát vẫn còn bẩn.

Tuesday, October 27, 2015

Thiên đường của tự do và nhân quyền: Phạt để kiếm tiền

Brian Platt viết về sự tồi tệ của hệ thống cảnh sát Hoa Kỳ trong bài "The Police and Court System: Neoliberal America’s Tax Collectors". Hệ thống cảnh sát và tòa án đã trở thành những kẻ tống tiền và ăn cướp chuyên nghiệp để giúp chính quyền tăng nguồn thu ngân sách. Việc tống tiền và ăn cướp đó chủ yếu nhằm vào giai cấp công nhân, những người không có quyền lực để tự bảo vệ bản thân trong xã hội tư bản. Do ở Hoa Kỳ giai cấp và chủng tộc tương đối ăn khớp với nhau nên nạn nhân của các vụ ăn cướp, tống tiền chủ yếu là người da màu và da nâu. Hệ quả là bộ máy cảnh sát ngày càng trở lên bạo lực, bởi vì nhà nước không còn kiểm soát được quyền lực ấy nữa, ngược lại nhà nước tồn tại nhờ quyền lực ấy.  

Hệ thống cảnh sát và tòa án: Những kẻ thu thuế của Hoa Kỳ tân tự do

Vào tuần trước, Biloxi, bang Mississippi là thành phố mới nhất bị ACLU kiện vì thực hiện “modern-day debtors’ prison” [bắt giam người không thể đóng tiền phạt tư pháp]. Trong hai tháng qua, các vụ kiện tương tự đã được ACLU dùng đề chống lại chính quyền của Jackson, bang Mississippi, hạt Benton, bang Washington, New Orleans, thành phố Alexander, bang Alabama, và hạt Rutherford, bang Tennessee.

Hệ thống tư pháp hình sự đang ngày càng trở thành phương thức được ưa chuộng để tài trợ cho các chính quyền thành phố trong cơn ác mộng tân tự do hiện đại ở Hoa Kỳ. Cảnh sát nhằm vào những vi phạm nhỏ nhặt của người nghèo để phạt. Khi những khoản tiền phạt này không được đóng đúng hạn, tiền phạt bổ sung sẽ được tính thêm và người dân bị quẳng vào tù. Trong nhiều vụ, các nhân viên thu nợ tư nhân được thuê để săn đuổi những người nghèo, nhưng người thường xuyên nợ tiền phạt chồng chất nhưng hiếm khi được xóa nợ. Việc bóp nặn người nghèo để kiếm tiền cho thành phố đã cho phép các chính quyền địa phương cung cấp sự miễn thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và người giàu có. Hay nói theo cách khác là những chương trình này tạo ra một cách thức khác để phân phối tiền từ giai cấp công nhân sang giai cấp tư sản.

Trong cuộc điều tra về Ferguson, bang Missouri trước đây vào năm 2015, bộ Tư Pháp đã kết luận: “Hoạt động của lực lượng thi hành pháp luật ở Ferguson đã bị thành phố định hướng vào doanh thu hơn là nhu cầu an toàn công cộng. Sự quan trọng của doanh thu này đã lấn át cả tính chất thể chế của sở cảnh sát Ferguson… và cũng đã định hướng tòa án địa phương.” Trao đổi nội bộ giữa các quan chức thành phố và cảnh sát đã cho thấy họ âm mưu bóp nặn người nghèo để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Tất cả đều nói rằng gần một phần tư doanh thu của Ferguson là từ tiền phạt và Ferguson không phải là kẻ thi hành xuất sắc nhất ở hạt St. Louis.

Một điều tra mới đây của NPR cho thấy rằng thực tiễn dựa vào người nghèo để bù đắp cho chính quyền địa phương – bù đắp việc miễn thuế cho người giàu – không phải là duy nhất ở Ferguson hay Biloxi. Khắp đất nước, tiền phạt được dùng để tạo doanh thu. Một phân tích của NPR cho biết có 41 bang buộc người dân phải trả tiền cho “phòng và giường” khi họ bị giam giữ, 43 bang tính phí sử dụng luật sư công cho người dân, 44 bang tính phí quản thúc, 49 bang tính phí sử dụng vòng theo dõi. Kể từ năm 2010, tất cả các bang, ngoại trừ Alaska và Bắc Dakota đã tăng các khoản phí này để tăng thêm doanh thu. Trong một tuyên bố về vụ kiện chống lại Biloxi, luật sư Nusrat Choudhury của ACLU đã tóm tắt tình hình, “Đây thực sự là tống tiền bằng nhà tù. Các thành phố trên khắp đất nước, giống như Biloxi, đều đang tranh nhau gia tăng doanh thu và họ làm điều đó trên lưng của những người nghèo.”

Do giai cấp và chủng tộc có liên hệ gần gũi với nhau ở Hoa Kỳ nên sự tập trung bóp nặn người nghèo có nghĩa là nhằm vào người da màu và da nâu. Khi xem xét dữ liệu do Bộ Tư Pháp cung cấp, tờ New York Times đã phát ra ở Ferguson, nơi có 67% dân số là da màu, 83% vụ chặn xe và 93% vụ bắt giữ là nhằm vào người da màu. Một báo cáo năm 2011 của Hội Nghị Lãnh Đạo về Dân Quyền và Nhân Quyền đề cập đến sự gia tăng chủng tộc đã tiết lộ thêm về vấn đề phổ biến này. Một nghiên cứu năm 2007 ở Arizona cho thấy số người da màu, Latino, và Mỹ bản địa bị chặn xe vì “vi phạm giao thông” cao hơn rất nhiều so với lái xe da trắng. Ở Tây Virginia, một nghiên cứu năm 2009 cho thấy lái xe da màu bị chặn xe gấp 1,64 lần so với lái xe da trắng. Những nghiên cứu tương tự ở Illinois, Minesota và Texas cũng thu được kết quả tương tự. Thậm chí khi các nhà nghiên cứu tập trung hơn vào các hạt cụ thể - như những nghiên cứu ở hạt Sacramento, bang California và hạt DuPage, bang Illinois – họ cũng thấy rằng người da màu lái xe là nguyên nhân bị chặn xe. 

Đây cũng không phải là hiện tượng mới. Một điều tra của tờ Orlando Sentinel vào năm 1992 cho biết sở cảnh sát của hạt Volusia nhằm vào lái xe da màu và da nâu dọc theo đường I-95 để tống tiền dọc đường, tại đó cảnh sát sử dụng luật tịch thu tài sản dân sự - luật này cho phép cảnh sát tước đoạt tài sản cá nhân – để chiếm đoạt tiền và tài sản. Phân tích của tờ Sentinel với camera theo dõi của cảnh sát cho thấy “gần 70% vụ chặn xe là đối với người da màu hoặc Hispanic, một con số thật sự khác thường bởi vì đại đa số lái xe trên đường liên bang là da trắng.” Sở cảnh sát đã tịch thu gần 8 triệu dollar với sự bất lương đó.

Mới đây, một loạt phóng sự của tờ Washington Post cho thấy từ năm 2001 “có 61.998 vụ tước đoạt tiền mặt trên đường cao tốc và ở những nơi khác mà không có lệnh khám xét hay cáo trạng… tổng cộng là hơn 2,5 tỷ dollar.” Viết dưới bút danh Illinois, phó thống đốc Ron Hain giải thích mục đích của việc cướp bóc đúng theo nghĩa đen trên đường cao tốc là “Tất cả các thành phố quê hương của chúng ta đều đang nằm trên mỏ vàng miễn thuế.” Đàm thoại nội bộ do tờ Post thu thập đã cho thấy rằng cảnh sát và chính quyền thành phố ở Washington DC đã lên kế hoạch gia tăng doanh thu bằng cách tịch thu tài sản dân sự trong các đề án về ngân sách tương lai. 

Để tìm hiểu cách thức tịch thu diễn ra chúng ta có thể xem xét vụ việc của Ron Henderson và Jennifer Boatright, những người bản địa Texas, lái xe cùng với hai con nhỏ của Boatright từ Houston đến Linden. Sau khi dừng tại một cửa hàng tiện lợi ở thị trấn Tenaha, họ bị cảnh sát theo đuôi vài dặm trên con đường cho đến khi họ bị cảnh sát vẫy vào. Viên cảnh sát tuyên bố rằng Henderson, người Latino, đã chạy xe trên làn trái quá lâu, một kiểu biện minh hời hợt cho việc chặn xe phổ biến mang tính phân biệt chủng tộc. Sau khi khám xét xe, viên cảnh sát tịch thu 6.037 dollar, toàn bộ tiền tiết kiệm của cặp vợ chồng, họ phải đưa cho thành phố tiền nếu không họ có thể bị bắt giữ vì tội rửa tiền và gây nguy hiểm cho trẻ em. Nữ cảnh sát tuyên bố rằng sau khi họ bị kết án thì con của Boatright sẽ bị đưa vào trại nuôi dưỡng trẻ em. Trong nước mắt, Boatright đã mua lại tự do cho con của cô từ thị trấn Tehana chỉ với hơn 6.000 dollar.

Đề án tân tự do đòi hỏi tiền phải được tái phân phối từ giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản – một trường hợp đảo ngược của Robin Hood. Một cách để làm điều này là chuyển gánh nặng của việc tài trợ cho chính quyền từ người giàu sang người nghèo. Sử dụng nhà nước cảnh sát cảnh sát quy mô lớn được phát triển trong chiến tranh chống ma túy, các chính quyền địa phương đã tìm ra phương thức sáng tạo mới để “đánh thuế” người nghèo bằng các nỗ lực hành pháp có chủ định. Do giai cấp và chủng tộc liên hệ chặt chẽ với nhau ở Hoa Kỳ nên điều này đã ngày càng khiến người da màu và da nâu rơi vào tầm ngắm của cảnh sát. Khi tổ chức cảnh sát là một thể chế bạo lực và phân biệt chủng tộc thì điều đó lại càng tạo cho cảnh sát nhiều cơ hội hơn để giết hại người da màu và da nâu. 

Đây là bi kịch cuối cùng của câu chuyện. Ở Nam Carolina, Walter Scott được vẫy vào vì là lái xe da màu và sau đó bị cảnh sát giết hại. Ở Cincinnati, Samuel Dubose bị vẫy vào vì cái mà công tố viên hạt gọi là một “chicken crap stop” [chặn xe với lý do vớ vẩn] và khi DuBose từ chối ra khỏi xe, viên cảnh sát đã bắn thẳng vào đầu ông ở cự ly gần khiến ông chết ngay lập tức. Sandra Bland bị vẫy vào ở hạt Waller, bang Texas vì tội có quá nhiều melanin trên da, khi cô phản đối sự bất hợp pháp của vụ chặn xe, viên cảnh sát kéo cô ra khỏi xe, đập đầu cô xuống đất và bắt giữ cô. Ba ngày sau cô chết ở trong nhà giam, bị những thủ phạm vô danh hành hình theo kiểu lynch – đáng ngờ nhất là cảnh sát hạt Waller. Hàng sa số các nạn nhân ít được biết đến, ở Portland, Keaton Otis bị cảnh sát vẫy vào bởi vì, theo lời viên cảnh sát bắt giữ, “người này… có bề ngoài giống như một gã côn đồ.” Otis chỉ có một lỗi vi phạm giao thông nhỏ trong hồ sơ khi viên cảnh sát bắn anh ta 23 phát đạn và giết chết anh ta.

Cảnh sát đại diện cho độc quyền bạo lực của nhà nước. Nếu chúng ta chấp nhận rằng dưới chủ nghĩa tư bản, mọi dạng nhà nước, như Marx đã nói, đều là sự chuyên chế của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân thì cảnh sát là bạo lực có tổ chức của giai cấp tư sản. Chỉ bằng cách nhìn này thì việc hệ thống cảnh sát và tòa án bóp nặn một cách có tổ chức giai cấp công nhân cùng với những hệ quả tất yếu của nó mới có thể được thấu hiểu. Nếu chúng ta chấp nhận tiên đề này thì việc xóa bỏ cảnh sát trở thành một yêu cầu cách mạng. Xóa bỏ cảnh sát đối với chúng ta là một nhiệm vụ lịch sử cũng giống như xóa bỏ chế độ nô lệ đối với công nhân Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Cảnh sát không thể cải tổ được, chúng chỉ có thể bị xóa bỏ. 

Brian Platt is an aerospace machinist who lives in Seattle.

Monday, September 14, 2015

Ác mộng Mỹ

John W. Whitehead bình luận về ác mộng Mỹ, không phải hình mẫu công lý trong mơ như truyền thông và chính quyền Mỹ vẫn tô vẽ. Một hệ thống đã sụp đổ, không còn bảo vệ con người mà chỉ còn bảo vệ lợi ích của chính quyền và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là bản dịch bài đăng trên tạp chí ColdType số 102, tháng 8 năm 2015.

American nightmare

Làm sao cuộc đời của một con người 
lại nằm trong tay của kẻ ngốc? 
Thấy anh ta bị mưu hại rõ ràng 
chẳng có ích gì ngoài việc khiến tôi thấy xấu hổ 
khi sống ở một đất nước 
mà công lý chỉ là trò chơi.
– Bob Dylan, “Hurricane”

Tổng thống đầu tiên viếng thăm nhà tù liên bang
Viên cảnh sát gọi điện: Nam giới da đen, trong bộ veston đen vừa vặn bóng bẩy, thái độ kiêu ngạo, đi với biệt danh "Ngài Tổng Thống", phòng giam nào thiếu phạm nhân?
Nguồn: Otherwords
Công lý ở Hoa Kỳ không phải là thứ vẫn được tán dương ầm ĩ. Chỉ cần hỏi Jeffrey Deskovic, người đã phải ngồi tù 16 năm về tội hiếp dâm và sát nhân mà ông ấy không gây ra. Bất chấp sự thật là DNA của Deskovic không khớp với DNA tìm thấy ở hiện trường, ông bị cảnh sát chọn là nghi phạm bởi vì đã khóc ở lễ tang của nạn nhân (khi đó ông mới 16 tuổi), sau đó bị quấy nhiễu suốt hai tháng để phải nhận tội. Ông ấy mới nhận được 6,5 triệu dollar tiền bồi thường.

James Bain ngồi tù 35 năm vì tội bắt cóc và cưỡng hiếp một bé trai 9 tuổi, nhưng ông ấy thực sự vô tội. Bất chấp sự thật là bằng chứng của công tố viên rất thiếu sức thuyết phục – dựa vào sự tương đồng giữa tên của Bain và tên của kẻ cưỡng hiếp, Bain có một chiếc mô tô màu đỏ và Bain bị một cậu bé 9 tuổi mắc chứng tăng động nhận dạng nhầm – Bain bị kết án tù chung thân. Cuối cùng, ông được trả tự do và nhận được 1,7 triệu dollar tiền bồi thường sau khi kiểm tra DNA chứng minh ông vô tội.

Mark Weiner thoát án tương đối đơn giản so với trải nghiệm của hàng ngàn người đang ngồi tù chung thân vì những tội ác mà họ không gây ra. Weiner bị bắt hoàn toàn trái luật, bị kết án và ngồi tù hơn hai năm vì tội ác mà ông không gây ra. Trong vụ án của ông, một phụ nữ trẻ cáo buộc Weiner đã ngược đãi cô, đánh ngã cô và sau đó gửi tin nhắn chế nhạo bạn trai cô là sẽ cưỡng hiếp cô. Bất chấp bằng chứng là tín hiệu điện thoại di động, lời kể của nhân chứng và lời chứng của chuyên gia cho thấy cô gái trẻ đã bịa ra toàn bộ vụ việc, công tố viên và quan tòa đã liên tục phủ nhận mọi bằng chứng chống lại lời khai gian của cô gái, kết án Weiner 8 năm tù. Weiner chỉ được trả tự do sau khi người cáo buộc ông bị bắt vì bán cocaine cho cảnh sát chìm.

Cùng thời gian đó, Weiner mất việc, mất nhà, mất khoản tiết kiệm, mất thời gian được sống với vợ và con trai nhỏ. Như phóng viên nhà báo Dahlia Lithwick của tờ Slate cảnh báo, “Nếu bất cứ ai cho rằng việc Mark Weiner được phóng thích tuần này có nghĩa là “hệ thống hiệu quả” thì tôi sợ rằng sẽ phải đấm vào gáy hắn. Bởi vì tại từng vòng xét xử, cái hệ thống phải hoạt động để khẳng định bằng chứng vô tội của Weiner đã thất bại.” Hệ thống cần phải hoạt động đã không hoạt động, bởi vì hệ thống đã đổ vỡ, hầu như không thể sửa chữa được nữa. 

Ở phòng xử án giật gân như phim 12 Người Đàn Ông Giận Dữ và Giết Con Chim Nhại, cuối cùng công lý cũng được thực thi bởi vì ai đó – cho dù là bồi thẩm viên số 8 hay Atticus Finch – chọn cách đứng về phía nguyên tắc và chống lại sự sai trái, cuối cùng sự thật chiến thắng.

Bất hạnh thay, trong thế giới thực, công lý khó có thể thực thi, sự vô tư hầu như không được biết đến và sự thật thì hiếm khi chiến thắng.

Trên giấy tờ, anh có thể vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, nhưng trên thực tế, anh đã bị cảnh sát, công tố viên và quan tòa xét xử, chứng minh có tội và kết án từ rất lâu trước khi anh xuất hiện ở tòa án. Sự bất công kinh niên đã biến giấc mơ Mỹ thành ác mộng.

Trong từng bước của quá trình, cho dù là đụng độ với cảnh sát, thỏa thuận với công tố viên, thẩm vấn ở tòa án với các quan tòa và bồi thẩm đoàn, hay án tù tại một trong hàng sa số các nhà tù quốc gia, hệ thống bị sàng lọc với sự tham nhũng, lạm dụng và xâm phạm nghiêm trọng mọi quyền công dân.

Các quyền mà bị cáo có trong quá trình truy tố - quyền giữ im lặng, quyền được thông tin về những cáo buộc chống lại bản thân, quyền được có luật sư đại diện, quyền được xét xử không thiên vị, quyền có một phiên tòa nhanh chóng, quyền chứng minh sự vô tội với nhân chứng và vật chứng, quyền được bảo lãnh hợp lý, quyền không bị héo mòn trong nhà giam trước khi được xét xử, quyền được đối mặt với nguyên đơn, vv – chẳng có nghĩa gì hết khi mà chính quyền được phép lách luật bất cứ khi nào thấy việc đó tiện lợi.

Cần phải nói rằng trong khi tổng thống Obama phát biểu những điều hoàn toàn đúng đắn về tình trạng đổ nát của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ - rằng chúng ta bỏ tù quá nhiều người Mỹ vì những tội phi bạo lực (chúng ta chiếm 5% dân số thế giới nhưng số lượng tù nhân chiếm gần 25% số tù nhân của cả thế giới), rằng chúng ta chi nhiều tiền cho nhà tù hơn bất cứ quốc gia nào khác (80 tỷ dollar mỗi năm), rằng chúng ta kết án tù dài hơn mức độ tội phạm của người dân, rằng hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta mù màu, rằng đường ống trường dẫn từ trường học-tới-nhà tù của quốc gia đang đóng góp vào sự quá tải của các nhà tù, rằng chúng ta cần tập trung vào cải tạo tội phạm hơn là trừng phạt – thì ông ấy đã không chỉ ra vai trò chủ chốt của chính quyền trong sự bất công ở Hoa Kỳ. 

Thật sự là khi mà Obama đặt trách nhiệm cải cách vào tay của các công tố viên, quan tòa và cảnh sát, ông ấy đã không thừa nhận rằng chúng ta phải trả giá cho hệ thống tư pháp thất bại, cùng với các cơ quan lập pháp và doanh nghiệp đang cộng tác với họ để tạo ra môi trường chống lại quyền của bị cáo. Trong môi trường đó, tất cả chúng ta đều là kẻ bị truy tố, kẻ có tội và kẻ bị tình nghi.

Như tôi đã trình bày trong cuốn sách “Chiến trường Hoa Kỳ: Cuộc chiến chống lại nhân dân Mỹ”, chúng ta đang triển khai một mô hình mới, trong đó công dân được giả định là có tội và bị đối xử như với nghi phạm, sự đi lại của chúng ta bị theo dõi, thông tin liên lạc của chúng ta bị giám sát, tài sản của chúng ta bị bắt giữ và khám xét, sự toàn vẹn thân thể của chúng ta bị xâm phạm, quyền được “sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc” không thể bác bỏ của chúng ta bị phớt lờ khi trái với các ưu tiên của chính quyền. 

Mọi người Mỹ hiện nay đều có nguy cơ trở thành mục tiêu và bị trừng phạt bởi một tội ác mà họ không hề gây ra, nhờ vào sự thừa thãi của những đạo luật bí mật. Làm cho mọi sự tồi tệ hơn, bằng cách cho phép các nhân viên chính quyền được đứng trên luật pháp, sai phạm được miễn tố, chúng ta đã tạo ra tình hình là luật lệ được áp đặt một phía và từ trên xuống, được sử dụng để đàn áp dân chúng, trong khi không thể giúp chúng ta chống lại sự lạm dụng của chính quyền. 

Thêm vào sự hỗn độn là hệ thống nhà tù vì lợi nhuận, chính quyền bang và liên bang đồng ý giữ cho các nhà tù đầy để các doanh nghiệp tư nhân vận hành nhà tù, anh sẽ chỉ thấy có một từ duy nhất để mô tả tình trạng tha hóa đê tiện này là “độc ác”. 

Anh có thể giải thích ra sao về hệ thống cho phép viên chức cảnh sát bắn trước và hỏi sau, không có bất cứ hậu quả nào cho hành động xấu xa của họ? Bất chấp sự phẫn nộ ban đầu về vụ bắn hạ các cá nhân không vũ trang ở Ferguson và Baltimore, tốc độ bắn giết của cảnh sát không hề giảm đi. Sự thật là gần 400 người đã bị cảnh sát bắn hạ trên cả nước trong nửa đầu năm 2015, khoảng hai vụ mỗi ngày. Đây chỉ là những vụ bắn giết theo dõi được. Hầu hết những người bị giết, khoảng 1/6 không có vũ trang hoặc mang súng đồ chơi.

Những người sống sót trong vụ đụng độ với cảnh sát sẽ kết thúc phía sau tường giam nhà tù, chờ đợi một “phiên tòa vô tư và nhanh chóng,” nhưng sẽ phải chờ lâu. 60% số người đang ngồi tù vẫn chưa bị kết án. Có 2,3 triệu người đang ngồi tù ở Hoa Kỳ. Những người không thể đóng nổi tiền bảo lãnh, “một số vô tội, đa số họ không bạo lực và đại đa số nghèo khổ”, sẽ phải ngồi tù 4 tháng trước khi được xét xử.

Thậm chí, “ngày xét xử” như đã hứa hẹn cũng không đảm bảo công lý sẽ được thực thi. Như quan tòa Alex Kozinski của Tòa Phúc Thẩm khu vực số 9 đã chỉ ra, hàng sa số các yếu tố có thể khiến một người đàn ông hay đàn bà vô tội phải ngồi tù suốt đời: nhân chứng không đáng tin cậy, chứng cứ pháp lý sai, nhớ nhầm, cưỡng ép tự thú, các chiến thuật hỏi cung tàn nhẫn, quan tòa thiếu thông tin, vi phạm tố tụng, bằng chứng giả, các bản án tàn nhẫn, đó mới chỉ là một số cái tên.

Vào đầu năm 2015, Bộ Tư Pháp và FBI “đã chính thức thừa nhận rằng mọi bác sĩ pháp y ở đơn vị pháp lý cao cấp của FBI đều đã khai gian trong hầu hết các phiên toàn mà họ đưa ra bằng chứng chống lại các bị cáo hình sự trong suốt hơn hai thập kỷ…. Sự thừa nhận đã tạo ra một bước ngoặt trong xì căng đan pháp lý lớn nhất nước, đánh dấu sự thất bại của tòa án quốc gia trong nhiều thập kỷ sử dụng các thông tin khoa học giả từ hội thẩm viên, các nhà phân tích pháp lý nói.”

“Những nhà khoa học đểu giả và cảnh sát xấu đã phá hỏng hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta ra sao?” quan toàn Kozinski hỏi. “Câu trả lời đơn giản là một số công tố viên đã nhắm mắt làm ngơ trước sự sai trái bởi vì họ quan tâm đến việc truy tố hơn là đạt được kết quả công bằng.”

Quyền lực của công tố viên cũng không thể đánh giá thấp. Khi chúng ta nói về những người vô tội bị bỏ tù vì những tội họ không gây ra thì công tố viên đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra sự bất công. Như tờ Washington Post đưa tin, “Các công tố viên thắng 95% các vụ án, 90% trong số họ không cần phải đến tòa án …. Công tố viên Mỹ liệu có thực sự tốt như vậy không? Không … bởi vì thỏa thuận nhận tội, một hệ thống bắt nạt và hăm dọa của các công tố viên, với điều đó họ “sẽ bị khai trừ ở hầu hết các quốc gia nghiêm túc khác….”

Hiện tượng những người vô tội nhận tội đã chế nhạo tất cả những thứ mà hệ thống tư pháp hình sự được cho là sẽ bảo vệ: sự vô tư, bình đẳng và công lý. Như quan tòa Jed S. Rakoff kết luận, “hệ thống tư pháp hình sự là một hệ thống thỏa thuận nhận tội đặc biệt, đàm phán sau những cánh cửa đóng kín và không có sự giám sát pháp lý. Kết quả hầu hết chỉ do các công tố viên quyết định.”

Có khoảng từ 2 đến 8% các nghi phạm trọng tội đồng ý nhận tội với công tố viên (hãy nhớ là có 2,3 triệu tù nhân ở Hoa Kỳ) đang ở trong tù vì các tội mà họ không gây ra.

Rõ ràng, Liên Minh An Toàn Công Cộng đã đúng khi kết luận, “Anh không cần phải trở thành tội phạm để cuộc đời bị hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ phá hủy.”

Mọi việc không phải lúc nào cũng theo cách đó. Như quan tòa Rakoff nhắc lại, các cha lập quốc đã mường tượng một hệ thống tư pháp hình sự có thành phần trọng yếu “là xét xử tư pháp, không chỉ đóng vai trò như là cơ chế tìm kiếm sự thật và là công cụ để đạt được sự vô tư, những đồng thời cũng là lá chắn chống lại sự bạo ngược.”

Lá chắn chống lại sự bạo ngược đã bị xé nát từ lâu, khiến cho người Mỹ dễ bị tổn thương trước sự tàn bạo, sự phù phiếm, sai lầm, tham vọng và sự tham lam của chính quyền cũng như những đối tác của họ trong tội ác. 

Tất cả tiền trên thế giới cũng không đủ để bồi thường cho những người có cuộc sống bị gián đoạn bởi những bản án sai lầm. Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, hơn 1.500 người Mỹ đã được phóng thích khỏi nhà tù sau khi được minh oan. Đó là những người may mắn.

Về khả năng minh oan cho những can phạm có thể chứng minh sự vô tội sau khi đã ngồi tù 10, 20 hay 30 năm, thẩm phán Kozinski ước tính rằng có thể có nhiều người vô tội nhưng không thể chứng minh được điều đó, không tiếp cận được luật sư, bằng chứng, tiền và phương thức kháng án. 

Đối với những người vẫn chưa hoàn toàn có kinh nghiệm về sự bất công của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, đó chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đã từ lâu, Hoa Kỳ không còn vận hành theo hệ thống tư pháp đặc trưng bằng xét xử, một giả định về sự vô tội, nguyên nhân chắc chắn và sự ngăn cấm rõ ràng đối với việc lạm quyền của chính quyền và lạm dụng của cảnh sát. Thay vào đó, tòa án tư pháp của chúng ta đã biến thành tòa trật tự, bảo vệ cho lợi ích của chính quyền, hơn là bảo vệ quyền của công dân, như đã được quy định trong Hiến Pháp.

Không có bất cứ tòa án nào sẵn sàng ủng hộ các điều khoản của Hiến Pháp khi quan chức chính quyền lảng tránh chúng, không có một công dân đủ hiểu biết để phẫn nộ khi các điều khoản này bị xếp xó, Hiến Pháp không giúp gì cho việc chống lại nhà nước cảnh sát.

Hay nói cách khác, trong thời đại của công lý trống rỗng, tòa trật tự, sự bạo ngược của chính quyền, Hiến Pháp không còn là biện pháp bảo vệ chống lại hành động sai trái của chính quyền như đột kích của đội SWAT, giám sát nội địa, cảnh sát bắn công dân không vũ trang, giam giữ vô thời hạn, tịch thu tài sản, vi phạm thủ tục tố tụng và những thứ tương tự.

Sunday, June 14, 2015

Một quốc gia bị giám sát

Chính quyền Hoa Kỳ luôn rao giảng cho nước khác về dân chủ và nhân quyền, nhưng chúng ta biết rằng đó chỉ là chiêu bài để họ áp đặt chính sách đế quốc lên các nước khác. Chính sách đế quốc của Hoa Kỳ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp Hoa Kỳ chứ không phục vụ cho lợi ích của người dân lao động Mỹ, trái lại họ luôn tìm cách kiểm soát người dân Mỹ ở mọi lúc mọi nơi bất chấp mọi nguyên tắc về dân chủ và nhân quyền. John Whitehead cảnh báo người dân Mỹ về sự gia tăng của nhà nước giám sát toàn diện thông qua công nghệ cao trong bài viết "One nation under surveillance" đăng trên tạp chí ColdType số 99, tháng 6 năm 2015.

Một quốc gia dưới sự giám sát

“Mục tiêu tối cao của NSA là kiểm soát toàn bộ dân chúng.” – William Binney, người tiết lộ của NSA

Hoa Kỳ giờ đã có nhánh thứ tư của chính quyền. Như tôi đã viết trong cuốn sách mới “Chiến Trường Hoa Kỳ: Cuộc chiến đối với người dân Mỹ,” nhánh thứ tư xuất hiện mà không có bất cứ nghĩa vụ bầu cử hay trưng cầu dân ý hợp hiến nào, mặc dù vậy nó sở hữu siêu quyền lực, ở trên và ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chính quyền cũng như cho quân sự. Nó biết hết, thấy hết và cực kỳ quyền lực. Nó vận hành ngoài tầm kiểm soát của tổng thống, quốc hội và tòa án, nó theo sát gót tầng lớp tinh hoa doanh nghiệp, những kẻ thực sự lãnh đạo ở Washington, DC.

Anh có thể gọi nhánh chính quyền này là Giám Sát, nhưng tôi đề nghị gọi là “sự chuyên chế công nghệ”, một khái niệm được nhà báo điều tra James Bamford tạo ra để đề cập tới sự chuyên chế mang tính công nghệ mà những bí mật, dối trá, do thám và sự ràng buộc với doanh nghiệp của chính quyền tạo ra.

Hãy cẩn thận với những gì anh nói, anh đọc, anh viết, nơi mà anh đi, người mà anh nói chuyện, bởi vì tất cả đều được ghi lại, lưu trữ và cuối cùng sử dụng để chống lại anh vào thời điểm và địa điểm mà chính quyền chọn lựa. Sự riêng tư đã chết, như chúng ta đã biết.

Nhà nước cảnh sát đã trao cây dùi cui cho nhà nước giám sát. 

Sau khi biến cảnh sát địa phương thành cánh tay nối dài của quân đội, Bộ An Ninh Nội Địa, Bộ Tư Pháp và FBI chuẩn bị biến cảnh sát vũ trang quốc gia thành chiến binh có tính công nghệ, hoàn chỉnh với máy quét tròng mắt, máy quét toàn thân, thiết bị radar cảm biến nhiệt Doppler, chương trình nhận dạng khuôn mặt, máy đọc bằng lái xe, thiết bị theo dõi điện thoại di động Stingray và nhiều thứ khác. 

Đó là bộ mặt mới của công việc cảnh sát ở Hoa Kỳ

Cục An Ninh Quốc Gia (NSA) đã hoàn toàn đánh lạc hướng, dẫn dụ chúng ta ra khỏi chiến dịch công nghệ quy mô lớn của chính quyền, khiến chúng ta vô vọng khi phải đối mặt với đôi mắt tọc mạch của họ. Trên thực tế, từ rất lâu trước khi NSA trở thành cơ quan bị chúng ta căm ghét, Bộ Tư Pháp, FBI và Cục Bài Trừ Ma Túy đã thực hiện việc giám sát quy mô lớn đối với dân chúng không bị tình nghi.

Mọi nhánh của chính quyền – từ dịch vụ bưu chính cho tới kho bạc nhà nước và tất cả các cơ quan khác trong đó – giờ đây có bộ phận giám sát riêng, được quyền theo dõi người dân Mỹ. Sau đó, trung tâm tổng hợp và chống khủng bố sẽ thu thập tất cả dữ liệu từ các cấp do thám nhỏ hơn của chính quyền – cảnh sát, y tế, vận tải, vân vân. – để tạo cho những người có quyền lực khả năng truy cập dữ liệu ấy. Dĩ nhiên là đều đó không thể bắt đầu mà thiếu sự đồng lõa của khu vực doanh nghiệp, họ mua và bán chúng ta từ trong nôi tới trong mộ, cho đến khi chúng ta không còn dữ liệu để khai thác nữa. 

Hàng sa số các cuộc tranh luận về số phận của chương trình giám sát nội địa bất hợp pháp, hoàn toàn vi hiến của NSA chỉ là sự ồn ào, như Shakespeare gọi là “âm thanh và cuồng nộ, nhưng vô nghĩa.” Điều đó chả có nghĩa gì: lập pháp, tiết lộ, lực lượng thi hành và những kẻ ngáng đường.

Chính quyền không từ bỏ, hay nhượng bộ. Họ không nghe lời chúng ta. Từ lâu, họ đã không còn nhận lệnh từ “nhân dân chúng ta”.

Nếu anh vẫn chưa nhận ra điều này, không có bất cứ thứ gì - thủ tục quân sự, giám sát, cảnh sát vũ trang, khám xét quần áo, lục soát bằng tay bất ngờ, chặn và lục soát, thậm chí là camera gắn theo người cảnh sát – là chống khủng bố. Đó là sự kiểm soát dân chúng. Bất chấp sự thực là việc thu gom dữ liệu đã cho thấy không có hiệu quả trong việc phát hiện, chưa nói đến ngăn chặn, các vụ tấn công khủng bố, NSA vẫn tiếp tục hoạt động hầu như là bí mật, giám sát điện thoại, email, tin nhắn và các thứ tương tự của hàng trăm triệu người Mỹ mà không có lệnh của tòa án, nằm ngoài sự kiểm soát của đa số quốc hội và người đóng thuế, những người bị buộc phải tài trợ hàng tỷ dollar cho ngân sách của các chiến dịch bí mật đen tối. 

Luật pháp như Luật Yêu Nước Hoa Kỳ chỉ nhằm hợp pháp hóa hành động của cơ quan bí mật dưới sự điều hành của chính quyền bóng tối. Ngay cả Luật Yêu Nước Hoa Kỳ được đề xuất và bị đánh bại, hướng tới mục tiêu giới hạn phạm vi chương trình giám sát điện thoại của NSA - ít nhất là trên giấy tờ - bằng cách buộc cơ quan này phải xin lệnh của tòa trước khi thực hiện giám sát công dân Hoa Kỳ và cấm cơ quan này lưu trữ các dữ liệu thu thập được về người Mỹ, cũng không hơn gì một con hổ giấy: đe dọa khi xuất hiện, nhưng không biết cắn.

Câu hỏi về cách xử lý NSA – một cơ quan hoạt động bên ngoài hệ thống kiểm soát và điều chỉnh do hiến pháp tạo ra – là chủ đề bất hòa đã chia rẽ ngay cả những người phản đối việc giám sát không cần lệnh tòa án của NSA, buộc tất cả chúng ta – kẻ hoài nghi, kẻ lý tưởng, chính khách và kẻ thực tế - vật lộn với sự bất mãn sâu sắc và một “giải pháp” chính trị mơ hồ cho vấn đề đang được vận hành bên ngoài tầm kiểm soát của cử tri và chính khác: Làm sao anh có thể tin cậy một chính quyền nói dối, lừa đảo, trộm cắp, lách luật và sau đó coi tất cả mọi sai lầm của bản thân là sự tuân thủ pháp luật?

Từ khi chính thức được bắt đầu vào năm 1952, khi tổng thống Harry S. Truman ban hành một quyết định bí mật, thiết lập NSA làm trung tâm cho các hoạt động tình báo nước ngoài của chính quyền, cơ quan – có biệt danh “Không Cơ Quan Nào Hết” – đã hoạt động bí mật, không báo cáo quốc hội bất cứ điều gì trong khi vẫn sử dụng tiền thuế để tài trợ cho các chiến dịch bí mật. Chỉ cho tới khi mà cơ quan này phình ra quá nhanh với 90.000 nhân viên và trở thành cơ quan tình báo lớn nhất thế giới với dấu vết rõ ràng bên ngoài Washington, DC, thì người ta không còn có thể phủ nhận sự tồn tại của nó nữa. Sau vụ Watergate vào năm 1975, thượng viện tổ chức một hội nghị với ủy ban của Church để xác định chính xác xem cơ quan tình báo dưới sự chỉ đạo của tổng thống Nixon đã tham gia vào các hoạt động trái phép nào và làm sao để chấm dứt các sự vi phạm pháp luật trong tương lai. Đó là lần đầu tiên NSA chịu sự giám sát của công chúng kể từ khi nó được tạo ra.

Cuộc điều tra cho thấy một chiến dịch tinh vi có chương trình giám sát không thèm chú ý chút nào tới những thứ như hiến pháp. Ví dụ, trong dự án SHAMROCK, NSA do thám điện tín đi và đến của Hoa Kỳ, cũng như thư tín của công dân Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo bản tin của Bưu Điện Tối Thứ Bảy, “Trong dự án MIRANET, NSA theo dõi liên lạc của các lãnh đạo phong trào dân quyền và những người phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có những mục tiêu như Martin Luther King, Jr., Mohamed Ali, Jane Fonda và hai thượng nghị sĩ tích cực. NSA tiến hành chương trình này vào năm 1967 để theo dõi các nghi phạm khủng bố và buôn lậu ma túy, nhưng tổng thống kế nhiệm đã sử dụng nó để theo dõi tất cả các đối thủ chính trị.”

Thượng nghị sĩ Frank Church (D-Ida.), là chủ tịch của ủy ban tình báo đã điều tra NSA, hiểu quá rõ về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho phép chính quyền vượt quá thẩm quyền nhân danh an ninh quốc gia. Church thừa nhận rằng quyền lực giám sát “vào bất cứ khi nào cũng có thể bao vây người Mỹ, mọi người Mỹ đều không còn sự riêng tư nào hết, đó là khả năng theo dõi mọi thứ: điện thoại, điện tín, bất kể thứ gì. Không có nơi nào để lẩn trốn.”

Ghi nhận rằng NSA có thể trở thành nhà độc tài “áp đặt sự chuyên chế hoàn toàn” lên toàn bộ công chúng Hoa Kỳ không có khả năng phòng vệ, Church tuyên bố rằng ông không “muốn thấy đất nước này vượt qua giới hạn” của sự bảo vệ hợp hiến, giám sát của quốc hội và yêu cầu của công chúng về sự riêng tư. Ông thừa nhận “chúng ta,” bao gồm cả hai viện và các cử tri trong nhiệm vụ này, “phải nhìn nhận về việc cơ quan này cũng như mọi cơ quan khác có hoạt động công nghệ trong khuôn khổ pháp luật và dưới sự giám sát thích hợp, để chúng ta không bao giờ vượt qua giới hạn. Đó là giới hạn mà khi đã vượt qua thì không thể quay lại.”

Kết quả là sự thông qua Luật Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài (FISA), tòa án FISA được thành lập nhằm mục đích giám sát và điều chỉnh cách thức thu thập và kiểm tra thông tin tình báo. Luật yêu cầu NSA phải xin phép tòa án FISA, một toàn án giám sát bí mật, trước khi thực hiện việc giám sát công dân Hoa Kỳ. Cho đến ngày nay, cái được gọi là giải pháp cho vấn đề cơ quan chính quyền tham gia vào việc giám sát bất công và bất hợp pháp – tòa án FISA – đã trở thành kẻ hợp pháp hóa những hoạt động đó, đóng dấu chấp nhận lên hầu hết các yêu cầu mà họ nhận được.

Vụ tấn công ngày 11 tháng 9 giống như giọt nước tràn ly trong lịch sử quốc gia của chúng ta, mở ra một thời đại mà các hoạt động bất hợp pháp hoặc phi đạo đức của chính quyền như giám sát, tra tấn, khám xét quần áo, đột kích của đội SWAT, được áp dụng để trả lời cho yêu cầu bảo vệ chúng ta “an toàn.”

Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, George W. Bush đã bí mật cho phép NSA thực hiện giám sát không cần lệnh tòa án đối với điện thoại và e-mail của người Mỹ. Một chương trình nghe lén không dây được đưa tin là kết thúc vào năm 2007 sau khi tờ New York Time đưa tin, gây ra sự phẫn nộ ghê ghớm.

Không có thay đổi nào dưới thời Barack Obama. Trên thực tế, sự vi phạm còn tồi tệ hơn, với việc NSA được phép bí mật thu thập dữ liệu internet và điện thoại của hàng triệu người Mỹ cũng như của các chính quyền nước ngoài.

Chỉ sau những tiết lộ của Edward Snowden vào năm 2013 thì người dân Mỹ mới hoàn toàn hiểu rõ mức độ của việc họ bị lừa dối một lần nữa. Tóm tắt lịch sử của NSA cho thấy rõ ràng rằng anh không thể cải tổ NSA. Chừng nào mà chính quyền còn được phép nhạo báng luật pháp – bất kể là hiến pháp, luật FISA hay bất cứ luật nào khác nhằm hạn chế phạm vi và cắt giảm các hoạt động của họ - và được phép hoạt động sau những cánh cửa đóng kín, dựa vào những tòa án bí mật, ngân sách bí mật và giải thích bí mật các đạo luật của đất nước, thì sẽ không có cải tổ.

Tổng thống, chính khách, tòa án đã chứng kiến sự tiến triển của NSA trong 60 năm lịch sử, nhưng không có bất cứ ai làm gì để chấm dứt “chế độ chuyên chế công nghệ” của NSA.

Con quái vật đã phá vỡ xiềng xích. Nó sẽ không thể bị kiềm chế.

Sự căng thẳng gia tăng đã được nhìn nhận và cảm thấy khắp đất nước là sự căng thẳng giữa những người nắm giữ quyền lực theo lệnh của chính quyền – tổng thống, quốc hội, tòa án, quân đội, cảnh sát vũ trang, giới kỹ trị, các quan chức hành chính không được bầu cử tuân thủ mù quáng và thực hiện mệnh lệnh của chính quyền, bất kể là chúng có phi đạo đức hay bất công đến đâu, và doanh nghiệp – với những người cuối cùng cũng phải vùng dậy chống lại sự bất công, tha hóa và chuyên chế vô tận đã biến quốc gia của chúng ta thành nhà nước cảnh sát công nghệ.

Bất cứ khi nào, chúng ta bị cản trở trong yêu cầu về sự minh bạch, giải trình và dân chủ đại diện thông qua việc thiết lập văn hóa của bí mật: cơ quan bí mật, thí nghiệm bí mật, căn cứ quân sự bí mật, giám sát bí mật, ngân sách bí mật, tòa án bí mật, tất cả những thứ đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vận hành bên ngoài sự hiểu biết của chúng ta và không trả lời “nhân dân chúng ta”.

Điều mà chúng ta thực sự không nhận thấy là NSA chỉ là một phần nhỏ của chính quyền bóng tối thường trực được tạo thành từ các quan chức không được bầu cử, họ đang theo sát các doanh nghiệp vì lợi nhuận, những kẻ thực sự lãnh đạo Washington, DC, và làm mọi cách để giám sát chúng ta, do vậy là giữ chúng ta trong tầm kiểm soát. Ví dụ, Google công khai hợp tác với NSA, Amazon đã xây dựng một cơ sở dữ liệu tình báo trị giá 600 triệu dollar cho CIA, ngành công nghiệp viễn thông kiếm bộn tiền nhờ việc theo dõi chúng ta cho chính quyền.

Hay nói cách khách, nước Mỹ doanh nghiệp kiếm bộn tiền bằng cách trợ cấp và tiếp tay cho chính quyền trong các hoạt động theo dõi nội địa của họ. Như Intercept mới đây cho biết, những kẻ bảo vệ to tiếng nhất của NSA đều có quan hệ tài chính với các nhà thầu của NSA. Do vậy, nếu chính phủ bí mật này không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng thì đó là bởi vì chúng ta cho phép họ bằng sự hờ hững, sự lãnh đạm, sự tin tưởng ngây thơ vào chính khách của chúng ta, chính khách vốn nhận mệnh lệnh từ nước Mỹ doanh nghiệp hơn là từ hiến pháp.

Nếu chính quyền bóng tối này vẫn ngang ngược thì đó là bởi vì chúng ta chưa đủ phẫn nộ để chống lại quyền lực của họ và chấm dứt chiến thuật độc đoán của họ. Nếu giới quan chức không được bầu cử này thành công trong việc chà đạp lên sự riêng tư và tự do của cuối cùng của chúng ta thì đó là bởi vì chúng ta tự lừa đối bản thân bằng niềm tin vào các vấn đề chính trị, như bỏ phiếu tạo ra sự khác biệt, hay chính khách thực sự đại diện cho dân chúng, hay tòa án quan tâm tới công lý và tất cả mọi thứ đều phục vụ cho lợi ích tối cao của chúng ta.

Như nhà khoa học chính trị Michael J. Glennon cảnh báo, anh có thể bỏ phiếu mọi thứ anh muốn nhưng những người mà anh lựa chọn không phải là những người lãnh đạo. “Người dân Mỹ đang bị đánh lừa … rằng các cơ quan nhân danh công chúng để thiết lập chính sách an ninh quốc gia,” Glennon khẳng định. “Họ tin rằng khi họ bỏ phiếu bầu tổng thống hay nghị sĩ quốc hội hoặc đưa một vụ án ra tòa thì chính sách đang thay đổi. Nhưng … hầu hết chính sách trong lĩnh vực an ninh quốc gia được tạo ra bởi các cơ quan bí mật.”

Hay nói cách khác, ai ngồi ở Nhà Trắng không quan trọng: chính quyền bí mật với các cơ quan bí mật, ngân sách bí mật và các chương trình bí mật sẽ không bị thay đổi. Họ tiếp tục hoạt động trong bí mật cho tới khi một vài người tiết lộ xuất hiện trong giây lát để kéo màn che lên và chúng ta nhanh chóng có trách nhiệm đóng vai công chúng phẫn nộ, yêu cầu giải trình và rung lắc cái cũi của mình, tất cả mọi thứ trừ việc thực sự cải cách.

Do vậy, bài học của NSA và mạng lưới đối tác do thám nội địa khổng lồ của họ là: nếu anh cho phép chính quyền phá vỡ luật lệ, bất kể là với lý do hợp lý nào, anh cũng từ bỏ khế ước giữa anh và chính quyền, cái khế ước được thiết lập để đảm bảo chính quyền hoạt động vì anh và tuân lệnh anh, công dân – người chủ lao động – người chủ. 

Một khi chính quyền bắt đầu hoạt động bên ngoài pháp luật, không trả lời ai ngoài chính bản thân, thì sẽ không có cách nào vãn hồi trật tự, chỉ có cách mạng. Với cách mạng, tôi muốn nói tới việc phá bỏ toàn bộ hệ thống, bởi vì sự tha hóa và vô chính phủ đã phổ biến khắp nơi.

Wednesday, May 20, 2015

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Sự nghèo khổ sinh ra từ sự giàu có, đó là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Nước Mỹ giàu có thì cũng luôn có những nơi như Baltimore. Những ngày này người ta được biết đến bạo loạn ở Baltimore được đưa tin trên truyền thông nhưng theo dõi bản dịch "Ten disturbing facts about Baltimore" của tác giả Bill Quigley thì có lẽ bạn sẽ hình dung được những đau khổ thường nhật mà người dân ở Baltimore phải đối mặt. Bài viết được đăng trên tạp chí ColdType số 98 tháng 5 năm 2015.

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Bạn bị sốc về rối loạn ở Baltimore? Điều gì gây sốc hơn trong đời sống thường ngày ở Baltimore, một thành phố 622.000 dân có 63% là người Mỹ gốc Phi? Đây là 10 con số cho thấy một vài câu chuyện. 

5: Người da màu ở Baltimore có nguy cơ bị bắt vì tàng trữ ma túy cao gấp 5,6 lần người da trắng ngay cả khi việc sử dụng ma túy ở cả hai chủng tộc là tương đương nhau. Hạt Baltimore có tỷ lệ bắt giữ vì tàng trữ ma túy cao thứ năm ở Hoa Kỳ.

5.7: Hơn 5,7 triệu dollar đã được Baltimore thanh toán kể từ năm 2011 trong hơn 100 vụ kiện cảnh sát bạo lực. Nạn nhân của các vụ bạo lực của cảnh sát hầu hết là người da màu và có cả phụ nữ mang thai, một người trợ tế nhà thờ 65 tuổi và một bà lão 87 tuổi.

6: Trẻ sơ sinh da trắng ở Baltimore có triển vọng sống lâu hơn trẻ sơ sinh Mỹ gốc phi ở thành phố 6 năm.

8: Người Mỹ gốc phi ở Baltimore chết vì biến chứng của bệnh HIV/AIDS cao hơn 8 lần so với người da trắng và chết vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường cao gấp hai lần so với người da trắng.

8.4: Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố là 8,4%. Đa số các ước lượng đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở người Mỹ gốc phi cao gấp hai lần người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp quốc gia đối với người da trắng là 4,7%, còn đối với người da màu là 10,1%.

9: Trẻ sơ sinh Mỹ gốc Phi ở Baltimore chết trước khi tròn một tuổi cao gấp 9 lần trẻ sơ sinh da trắng.

20: Là 20 năm chênh lệch trong tuổi thọ trung bình giữa những người sống trong các khu dân cư giàu có nhất ở Baltimore so với những người sống cách đó 6 dặm trong khu nghèo khổ nhất.

23.8: 148.000 người, hay 23,8% số người ở Baltimore, sống dưới mức nghèo khổ chính thống.

56: 56,4% số học sinh tốt nghiệp trung học ở Baltimore. Tỷ lệ quốc gia là khoảng 80%.

92: 92% các vụ bắt giữ vì tàng trữ ma túy ở Baltimore là người Mỹ gốc Phi, một trong những tỷ lệ chênh lệch về chủng tộc cao nhất ở Hoa Kỳ.

Bill Quigley is a human rights lawyer and professor at Loyola University New Orleans College of Law. He is also a member of the legal collective of School of Americas Watch, and can be reached at quigley77@gmail.com

Friday, January 2, 2015

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The Police Were Created to Control Poor and Working Class People" của tác giả Sam Mitrani về vai trò của cảnh sát trong xã hội tư bản hiện đại. Theo F. Engel trong cuốn "Nguồn gốc gia đình, nhà nước và chế độ tư hữu" thì các quốc gia thời kỳ chiếm hữu nô lệ cũng đã có một dạng cảnh sát, nhưng những người tự do khinh rẻ công việc đó, công việc cảnh sát như đi tuần và bắt giữ được giao cho nô lệ làm. Như vậy sự hình thành của cảnh sát ở miền nam nước Mỹ tương đối giống với chế độc chiếm hữu nô lệ cổ xưa.

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Trong hầu hết các cuộc tranh luận tự do về việc cảnh sát giết hại người da màu không có vũ trang mới đây, có một giả định ngầm là cảnh sát được mong đợi bảo vệ và phục vụ dân chúng. Trên hết, đó là lý do cảnh sát được tạo ra. Nếu chỉ là việc tái thiết lập quan hệ bình thường, tử tế giữa cảnh sát và cộng đồng, vấn đề này có thể được giải quyết. Người nghèo nói chung dễ trở thành nạn nhân của tội ác hơn bất cứ ai khác, lý do này vẫn tiếp diễn theo cách này, họ có nhu cầu lớn hơn những người khác đối với sự bảo vệ của cảnh sát. Có thể là trong số họ có vài kẻ xấu, nhưng nếu chỉ là cảnh sát không phân biệt chủng tộc, hay không thực hiện các biện pháp như chặn-và-khám xét, hay không e ngại người da màu, hoặc bắn vài người không có vũ trang, họ có thể hoạt động như là một dịch vụ hữu ích mà tất cả chúng ta đều cần.

Các nhìn nhận vấn đề độc lập kiểu này dựa trên nhầm lẫn về nguồn gốc của cảnh sát và mục đích họ được tạo ra. Cảnh sát không được tạo ra để bảo vệ và phục vụ dân chúng. Họ không được tạo ra để ngăn chặn tội ác, ít nhất là không như hầu hết mọi người hiểu. Họ chắc chắn không được tạo ra để thúc đẩy công lý. Họ được tạo ra để bảo vệ một dạng mới của chủ nghĩa tư bản lao động-làm thuê phát sinh từ giữa đến cuối thế kỷ 19 khỏi nguy hiểm do con đẻ của hệ thống gây ra, đó là giai cấp lao động.

Đây là cách khẳng định thẳng thừng một sự thật nhỏ bé, mặc dù đôi khi sự nhỏ bé cũng hữu ích để làm bối rối. 

Trước thế kỷ 19, không có lực lượng cảnh sát mà chúng ta sẽ thừa nhận ở bất cứ đâu trên thế giới. Ở Bắc Hoa Kỳ, có một hệ thống các đốc quân và cảnh sát trưởng được bầu cử, chịu trách nhiệm với dân chúng theo cách trực tiếp hơn cảnh sát ngày nay. Ở miền nam, thứ gần gũi nhất với lực lượng cảnh sát là đội tuần tra nô lệ. Sau đó, khi các thành phố miền Bắc lớn lên và tràn ngập người lao động làm thuê nhập cư, những người vốn tách biệt cả về vật chất lẫn xã hội với giai cấp thống trị, tầng lớp thượng lưu giàu có đang điều hành các chính quyền thành phố đã thuê hàng trăm và sau đó là hàng ngàn người có vũ trang để thiết lập trật tự tại các các khu dân cư lao động mới.

Xung đột giai cấp bùng nổ cuối thế kỷ 19 ở những thành phố của Hoa Kỳ như Chicago, nơi trải qua nhiều cuộc bãi công và bạo loạn vào những năm 1867, 1877, 1894. Trong mỗi biến động đó, cảnh sát tấn công người bãi công cực kỳ bạo lực, thậm chí trong những năm 1877 và 1894 quân đội Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn trong việc đàn áp tối đa giai cấp lao động. Kết quả của những phong trào đó là cảnh sát ngày càng coi bản thân họ là một vạch xanh nhỏ bảo vệ nền văn minh, họ muốn nói tới nền văn minh tư sản, khỏi sự phá hoại của giai cấp lao động. Ý tưởng về trật tự được phát triển vào cuối thế kỷ 19 vang vọng tới ngày nay – ngoại trừ hôm nay, người da màu nghèo và người Latin là mối đe dọa chủ yếu, hơn là người lao động nhập cư.

Dĩ nhiên là giai cấp thống trị không nhận được mọi thứ mà họ muốn, và cũng không thu được nhiều điểm trong việc kiểm soát người lao động nhập cư. Đó là lý do tại sao các chính quyền thành phố lùi bước trước việc cấm nhậu nhẹt vào ngày chủ nhật, và là lý do khiến họ thuê nhiều người nhập cư làm cảnh sát, nhất là người Ireland. Bất chấp những sự nhượng bộ đó, các chủ doanh nghiệp liên kết với nhau để đảm bảo rằng cảnh sát ngày càng bị tách ra khỏi sự kiểm soát dân chủ, và thiết lập hệ thống quan chức, hệ thống quản trị cũng như các quy tắc ứng xử. Cảnh sát phân biệt với dân chúng bởi đồng phục, thiết lập các quy định riêng về thuê mướn, thăng cấp và sa thải, làm việc để xây dựng một tinh thần đồng đội độc nhất, cũng như đồng nhất bản thân họ với trật tự. Bất chấp những phàn nàn về tham nhũng và thiếu hiệu quả, họ thu nhận được nhiều hơn và nhiều hơn sự ủng hộ của giai cấp thống trị, để mở rộng chuyện đó ở Chicago, một ví dụ, các doanh nhân đóng góp tiền để mua cho cảnh sát súng trường, pháo, súng Gatling, các tòa nhà và tiền để thiết lập quỹ lương hưu cho cảnh sát cũng tuôn ra từ túi của họ.

Chưa bao giờ cảnh sát của một thành phố lớn thi hành “pháp luật” một cách trung lập, hay ở bất cứ đâu đến gần lý tưởng đó (trong vấn đề này, luật pháp không bao giờ trung lập). Ở miền bắc, họ hầu hết bắt giữ người dân với các “tội ác” được định nghĩa mập mờ về gây rối trật tự và sống lang thang suốt thế kỷ 19. Điều này có nghĩa là cảnh sát có thể bắt giữ bất kỳ ai mà họ cho là mối đe dọa đối với “trật tự”. Ở miền nam thời hậu chiến, họ đảm bảo uy quyền tối cao của người da trắng và bắt giữ phổ biến người da màu bằng cách vu cáo để cung cấp nhân lực cho hệ thống lao động trong các nhà tù.

Bạo lực mà cảnh sát gây ra và sự phân biệt đạo đức của họ với những người họ giám sát không phải là hệ quả của sự tàn bạo của cá nhân viên chức cảnh sát, mà là hệ quả của một chính sách được thiết kế cẩn trọng để nhào nặn cảnh sát thành một lực lượng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế lao động-làm thuê. Ví dụ, trong một thời gian ngắn, khủng hoảng sâu sắc giữa những năm 1880s, Chicago tràn ngập gái điếm làm việc trên đường phố. Nhiều cảnh sát thừa nhận rằng những gái điếm đó là các phụ nữ nghèo khổ tìm một cách sống sót, và ban đầu dung tha cho hành vi của họ. Nhưng hệ thống quan chức của cảnh sát khẳng định rằng những người tuần tra phải làm nhiệm vụ bất kể là họ cảm thấy ra sao, và bắt giữ những phụ nữ đó, phạt và đưa họ ra khỏi đường phố, đưa vào nhà thổ, nơi mà họ có thể được một số thành viên của giới thượng lưu bỏ qua và một số khác kiểm soát. Tương tự, vào năm 1885, khi Chicago bắt đầu trải qua làn sóng bãi công, một số cảnh sát có cảm tình với người bãi công. Nhưng khi hệ thống quan chức cảnh sát và thị trưởng quyết định bẻ gẫy các cuộc đình công, những cảnh sát từ chối thực hiện đã bị sa thải. Theo những cách đó và hàng ngàn cách tương tự, cảnh sát được nhào nặn thành một lực lượng sẽ thiết lập trật tự đối với giai cấp lao động và người nghèo, bất chấp cảm xúc cá nhân của các viên chức tham gia.

Mặc dù một số người tuần tra cố tỏ ra tốt tính nhưng những người khác tàn bạo công khai, bạo lực của cảnh sát trong những năm 1880 không phải là trường hợp của một vài gã xấu – cũng như ngày nay.

Rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khi cảnh sát được thiết lập – quan trọng nhất là dòng người da màu tràn vào các thành phố miền bắc, phong trào của người da màu giữa thế kỷ 19, và sự thiết lập hệ thống giam giữ quy mô lớn hiện hành để đáp lại trong trào đó. Nhưng những sự thay đổi đó không dẫn đến sự dịch chuyển nền tảng trong ngành cảnh sát. Chúng dẫn đến các chính sách mới được thiết kế để duy trì sự tiếp tục mang tính nền tảng. Cảnh sát được tạo ra để sử dụng bạo lực hòa giải nền dân chủ đại điện với chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Ngày nay, họ chỉ là một phần của hệ thống “tư pháp hình sự” đang tiếp tục đóng vai trò tương tự. Công việc cơ bản của họ là thiết lập trật tự đối với những người phẫn nộ hoàn toàn có lý với hệ thống – những người trong xã hội của chúng ta hiện nay đa phần là người nghèo da màu.

Một hệ thống cảnh sát dân chủ là không thể tưởng tượng – một trong số đó là cảnh sát được bầu chọn và đáng tin cậy đối với những người mà họ giám sát. Nhưng đó không phải là điều mà chúng ta có. Đó cũng không phải là điều mà hệ thống cảnh sát hiện tại được tạo ra để làm.

Nếu như có một bài học tích cực từ lịch sử nguồn gốc của cảnh sát, đó là khi công nhân tổ chức nhau, phản đối giao nộp hay hợp tác, và gây ra nhiều vấn đề đối với các chính quyền thành phố, cảnh sát buộc phải tạm ngưng những hoạt động khó chịu nhất của họ. Sát hại các cá nhân cảnh sát, như đã diễn ra ở Chicago vào ngày 3 tháng 5 năm 1886 và mới đây là ở New York vào ngày 20 tháng 12 năm 2014, chỉ khiến cho những người đó phải chịu sự đàn áp tàn nhẫn – một phản ứng mà chúng ta đã thấy ngay từ đầu. Nhưng phản kháng với quy mô lớn có thể khiến cảnh sát lưỡng lự. Điều này xảy ra ở Chicago trong những năm 1880, khi cảnh sát rút lui khỏi cuộc đàn áp bãi công, thuê các viên chức nhập cư và tái thiết lập sự tín nhiệm đối với giai cấp lao động sau khi vai trò của họ trong cuộc triệt hạ tàn bạo vào năm 1877 thay đổi đột ngột.

Cảnh sát có thể lùi bước một lần nữa nếu sự phản kháng đối với vụ giết hại Eric Garner, Micheal Brown, Tamir Rice và hàng sa số những người khác được tiếp tục. Nếu chúng được tiếp tục, đó sẽ là chiến thắng của những ngày rung chuyển này và sẽ cứu sống nhiều sinh mạng – Nhưng chừng nào mà hệ thống này còn yêu cầu cảnh sát kiểm soát bằng bạo lực đối với một phần lớn những người sống sót, mọi sự thay đổi trong chính sách cảnh sát sẽ hướng tới việc kiềm chế người nghèo một cách hiệu quả.

Chúng ta không nên kỳ vọng cảnh sát trở một thứ không phải là họ. Như các nhà sử học, chúng ta cần phải biết nguồn gốc của vấn đề, và cảnh sát được tạo ra bởi giai cấp thống trị để kiểm soát giai cấp lao động cũng như người nghèo, chứ không phải để giúp họ. Cảnh sát đang tiếp tục thực hiện vai trò của họ.

Sam Mitrani is an Associate Professor of History at the College of DuPage. He earned his PhD from the University of Illinois at Chicago in 2009. He is the author of The Rise of the Chicago Police Department: Class and Conflict, 1850-1894 (University of Illinois Press).

This essay was originally published by LAWCHA, the Labor and Working Class History Association.

Tuesday, December 9, 2014

Người da màu là nạn nhân của chế độ tư bản

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Black Bodies, Broken Worlds" của tác giả Vijay Prashad. Tác giả đã phác thảo mối liên hệ giữa việc cảnh sát giết hại thường dân và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của Mỹ. Điểm hạn chế của tác giả là trông đợi vào những biện pháp cải cách kiểu tư bản như dịch vụ công miễn phí và đánh thuế thu nhập. Hiện nay, sự tích lũy của chủ nghĩa tư bản nằm ở các doanh nghiệp chứ không phải ở các cá nhân nên việc đánh thuế thu nhập các cá nhân không có tác dụng gì. Hệ thống dịch vụ công cuối cùng chỉ là một kiểu người nghèo trợ cấp cho người giàu và khiến cho gánh nặng thuế khóa của người nghèo ngày càng lớn hơn. Tiêu đề do người dịch đặt.

Những người da đen, những thế giới đổ vỡ

Tôi là ai mà dám nói với bạn về luật pháp và công lý? Tôi không có bằng cấp về luật. Tôi ở trong một căn phòng với những người như Fred Dow, người đóng vai trò rất quan trọng trong ban Quyền Công Dân của Bộ Giáo Dục dưới thời chính quyền Clinton (vợ tôi tốt nghiệp tại trường Brown, chỉ nhớ một cách trìu mến về công việc với OCR và Fred trong một dịp đặc biệt của những năm đầy nguy hiểm). Tôi cũng mất mặt khi trở thành người nhập cư – bạn không thích điều đó, hãy về nhà. Sự tin cậy mà tôi có là gì ngoài cái danh hiệu nhỏ bé của một sử gia và nhà báo đối với Hoa Kỳ? Nhưng tôi đứng trên vai những người lớn hơn tôi, vai của những người như Harry Dow, con của một người lao động nhập cư Trung Quốc, người đã giành lấy quyền được lên tiếng, người đã tìm ra cách khiến quốc gia này – được xây dựng dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản cực đoan – công bằng hơn, đáng kính trọng hơn. Điều gì khiến tôi có quyền được nói. Câu trả lời: Harry Dow.

Nước Mỹ mà chúng ta đang sống là gì? Đất nước mà cảnh sát cảm thấy được khuyến khích với sự miễn tố khi bắn người da đen, những người mà nhân tính của họ bị quăng ra lề bởi một nền văn hóa không khoan dung. Có một chuỗi dài những cái tên từ Eric Garner ở Staten Island (2014) tới Thomas Shipp và Abram Smith ở Marion, Indiana (1930) và trở về thời nô lệ. Khi theo dõi những sự kiện diễn ra ở Ferguson, Missouri và thành phố New York, tôi nhớ lại vụ bạo loạn Harlem năm 1935 – được bắt đầu khi cậu bé người Phi Puerto Rico tên là Lino Rivera bị đánh đập vì ăn trộm ở cửa hàng. Sau cuộc bạo loạn, thị trưởng New York triệu tập một buổi thẩm vấn, báo cáo The Negro in Harlem nhận định rằng các vụ bạo động là “ngẫu nhiên” và nguyên nhân của bạo loạn là “sự bất công trong phân biệt đối xử trong tuyển dụng nhân công, đàn áp của cảnh sát và sự phân chia chủng tộc.” Báo cáo của năm 2014 cũng gợi lên nhận thức tương tự của thời kỳ suy thoái.

Phản kháng sự tàn ác hàng ngày đối với người da đen đưa tôi trở lại năm 1803, khi toàn bộ nô lệ người Igbo, bị trói vào nhau, xuống tàu ở Georgia và đi bộ xuống biển dưới sự che chở của Thần Nước của họ. Trong chuỗi sự kiện những ngày qua, nhân loại bị trói buộc ở Hoa Kỳ đã tập hợp lại tại cánh đồng băng giá của hồ Shore Drive ở Chicago và bên dưới những chỏm cao của cầu Brooklyn của New York – chặn những con đường giao thông huyết mạch để bày tỏ sự bất đồng. Nhân tính đang phẫn nộ chống lại sự áp bức – nhân tính không phải là giá trị riêng của Mỹ, mà là giá trị phổ quát. Nhân tính là giá trị coi khinh việc giết người, và thiếu công lý là không thể khoan dung. Nhân dân phản đối. Họ sẽ không khoan dung nữa. Họ nói, điều đó phải chấm dứt.

Nhưng tại sao những vụ giết người đó xảy ra. Chúng không thể chỉ đổ lỗi cho các cảnh sát. Điều đó quá đơn giản. Đây là vấn đề của hệ thống. Tỷ lệ bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đang cao lịch sử. Người giàu không chỉ từ chối đóng thuế, mà họ còn sử dụng sự giàu có cũng như quyền lực để đảm bảo rằng ý niệm về thuế được coi như là bất hợp pháp: chúng ta đang sống trong xã hội hậu thuế khóa. General Electric, Bristol Meyers Squibb và Verizon đều là các hãng không đóng thuế, trong nền kinh tế hậu thuế khóa. Một người đàn ông né thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá bị giết chết; các hãng trong bảng xếp hạng Fortune 500 né thuế tổng thể thì được hoan nghênh. Với mức lãi suất 0%, chính quyền chuyển giao hàng tỷ dollar cho ngân hàng làm dự trữ, như là biện pháp bảo vệ chống lại sự tan rã của hệ thống tín dụng (1,8 nghìn tỷ tiền của chính quyền nằm trong “dự trự vượt hạn mức” tại các ngân hàng tư nhân). Ngân hàng ngồi trên đống tiền đó, như những người giàu có ngồi trên vận may của họ. Chúng ta có ít những khoản đầu tư nội địa để tạo công ăn việc làm cho những người bị vứt bỏ đang ngày càng gia tăng; chúng ta không có tiền cho các dịch vụ phục vụ cho những người bị quẳng ra bên lề. Thất nghiệp toàn cầu được dự đoán ở mức cao, với một tương lai “đáng báo động” cho nạn thất nghiệp, theo Báo Cáo Việc Làm Thế Giới của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Thanh niên thất nghiệp gần gấp ba người trưởng thành. Khoảng 6,4 triệu thanh niên đã hết hy vọng kiếm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Mỹ gốc Phi giờ là 35%. Không có kể hoạch này thay đổi điều này. 

Tiền biến giao diện giữa nhân dân và nhà nước thành cảnh sát và nhà tù. Ba phần tư những người bị bỏ tù trong hai thập kỷ qua là do các tội liên quan đến ma túy nhưng không bao lực. Scandal của sự mở rộng nhà tù của Hoa Kỳ là điều này: những nhà tù đó trở thành trại giam giữ những người thất nghiệp kinh niên. Ngân sách thành phố nghèo nàn của Ferguson đã dựa ngày càng nhiều hơn vào những thứ như phạt giao thông (mục lớn thứ hai trong nguồn thu nhập của họ). Vào năm 2013, cảnh sát phát ra 32.975 lệnh bắt giữ tại thành phố Ferguson với tổng số dân là 21.135. Cảnh sát viết biên lai phạt người dân đối ngay cả các vi phạm vô hại. Các biên lai phạt có mức phạt cao, vượt quá mức lương nghèo khổ tại thành phố (tỷ lệ nghèo khổ là 20%). Khi những biên lai phạt không được thanh toán, cảnh sát phát lệnh bắt giữ - và đưa người dân vào tù. Dân chúng không phải là một phần của xã hội; họ bị coi như là mối đe dọa với luật pháp và trật tự.

Xã hội Hoa Kỳ đã bị cơ chế đó phá vỡ - tỷ lệ bất bình đẳng kinh tế cao, tỷ lệ nghèo khổ cao, không có khả năng tham gia vào hệ thống giáo dục lành mạnh, cơ hội tiến bộ kinh tế không thể đạt tới, các điều kiện hiếu chiến rõ ràng để quản lý dân chúng được coi như tội phạm chứ không phải là công dân. Nhóm quá trình ăn mòn đó khiến cho chúng ta hoàn toàn thất vọng. Những cái tên như Martin, Brown, Garner là của hiện tại. Ở đâu đó tại Hoa Kỳ tối nay, một người khác sẽ bị sát hại – một người nghèo bị cảnh sát coi là mối đe dọa. Ngày mai là một người khác, và sau đó lại một người khác. Những cái chết đó không phải là sự xúc phạm đối với hệ thống này. Chúng là bình thường đối với hệ thống này.

Nhiều người trong chúng ta là người Mỹ gốc Châu Á, một nhánh chính trị nổi lên từ phong trào người Mỹ gốc Á. Khái niệm được phát triển như là cách để khẳng định đầu tiên là người Mỹ và sau đó lưu giữ vị trí đặc biệt của chúng ta là người Châu Á ở Mỹ. Có một lịch sử lâu dài kể từ khi phong trào Dân Quyền kết thúc khiến người Mỹ gốc Á chống lại người Mỹ gốc Phi, để phỏng đoán rằng chúng ta là mô hình thiểu số chống lại vấn đề thiểu số. Hãy nhìn xem, chúng ta đôi khi nói rằng bạn không cần sự hỗ trợ của nhà nước và bạn thành công! Tại sao người Mỹ gốc Phi không thể giống như người Mỹ gốc Á, có phải là một câu hỏi nực cười? Mười lăm năm trước đây, tôi viết một cuốn sách có tên là The Karma of Brown Folk, lập luận rằng lịch sử nhập cư của chúng ta và hệ thống cấp bậc chủng tộc có liên hệ chặt chẽ với thành quả. Sự lựa chọn cẩn trọng của nhà nước đối với người Châu Á – với thành tích giáo dục và quyết định cá nhân – cho phép các cộng đồng Châu Á ở Hoa Kỳ tạo ra nhiều thành quả vượt trội không chỉ so với các nhóm thiểu số ở Hoa Kỳ mà còn cả so với dân cư ở quê hương họ (ví dụ, tất cả mọi người ở Ấn Độ và Trung Quốc không phải là bác sĩ, kỹ sư, hay luật sư). Sự lựa chọn nhà nước chứ không phải sự lựa chọn tự nhiên đã tạo ra ưu thế. Chuyện ngược lại là về người Mỹ gốc Phi. Nếu chúng ta không nhạy cảm đối với những lịch sử khác và sử dụng đầy mạo hiểm một cộng đồng này chống lại một cộng đồng khác, chúng ta sẽ phản bội không chỉ di sản của phong trào người Mỹ gốc Á tiến bộ, mà còn phản bội cả phẩm giá của chúng ta. Bạo lực chống lại người Mỹ gốc Phi là đặc biệt; chúng không đồng nhất với chủng tộc mà người Mỹ gốc Á đối mặt. Nhưng điều đó không làm giảm nhẹ đóng góp của chúng ta cho công lý rộng mở nhất trong thế giới của chúng ta 

Chúng ta đã thiếu giai cấp chính trị. Từ khi nào chúng ta thấy những người lãnh đạo không biện giải đứng về phía đúng đắn của lịch sử - những người kêu gọi giáo dục công công, chăm sóc y tế công cộng và công khai điều đó, tài trợ bằng thuế lũy tiến cao đánh vào thu nhập và thừa kế? Tại sao chúng ta co rúm mình lại khi phải làm rõ rằng chúng ta không đồng ý với việc một nhóm nhỏ gia đình tận hưởng thật ghê ghớm sự giàu có của xã hội? Coi công lý như thủ tục để đưa vào bản kiến nghị khi ai đó bị giết là không đủ; còn về công lý trong tim của đời sống xã hội. Đâu là công lý trong việc từ chối quyền đến trường học tử tế, công việc tử tế của trẻ em? Michael Brown sẽ làm nghề gì nếu câu ta được phép đến trường cao đẳng nghệ thuật tự do? Eric Garner sẽ đặt tên cửa hàng nhỏ của ông ấy là gì?

Sự thất vọng đã lan tới các đường phố. Nhưng ai đang ở trên đường phố? Những người phồn tạp đủ loại, được nuôi dưỡng bởi hiện tại. Họ phải từ chối Hôm Nay; họ muốn Ngày Mai. Điều gì dẫn dắt họ? Một quan điểm chung: Cuộc Sống Của Người Da Đen Quan Trọng, thứ còn hơn là một từ khóa. Đó là nguyên lý đầu tiên. Điều đó mâu thuẫn với Luật Hình Sự, Cải Cách Phúc Lợi, Cuộc Chiến Chống Ma Túy và Khủng Bố. Điều đó cho rằng Cuộc Sống quan trọng hơn sự tin cậy của thị trường tư bản. Trên đường phố là những người đã từng tham gia phong trào Chiếm Đóng, cũng như những người đã mang mặt nạ nặc danh để chiếm đóng mạng Internet. Có những sinh viên đại học đã thừa nhận rằng hiện tại nuôi dưỡng bằng nợ nần chỉ kết thúc trong một tương lai chất nặng nợ nần. Có những người tiếp tục cắm rễ sâu vào sự sống sót của giai cấp lao động với phong trào chống thu hồi tài sản. Trong đám đông, chúng ta nhìn thấy các nhà hoạt động cho quyền của người nhập cư, những Người Mơ Ước, đứng bên những Người Bảo Vệ Giấc Mơ từ thành phố quê hương của Trayvon Martin. Đây là đa số đang lớn lên. Đâu là nơi đa số này sẽ tới, ai biết được? Song họ đang di chuyển. 

Vào năm 1968, ngay trước khi bị sát hại, Martin Luther King, Jr. đã nói, “Chỉ khi trời đủ tối, bạn mới nhìn thấy những vì sao.”

Giờ thì trời đã đủ tối.

Vijay Prashad is the author of No Free Left: The Futures of Indian Communism (forthcoming from Left Word Books, New Delhi). He is a contributor to Killing Trayvons: an Anthology of American Violence.

Friday, December 5, 2014

Cảnh sát giết người ở Mỹ: Vấn đề giai cấp


Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Police killings in America: The class issues" của tác giả Joseph Kishore, bài viết cho biết lý do người Mỹ đã biểu tình ở nhiều thành phố để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ. Mỗi năm cảnh sát Mỹ giết hại hơn 400 thường dân, nhưng hầu hết không bị truy tố hay chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào. 

Cảnh sát giết người ở Mỹ: Vấn đề giai cấp

Một lần nữa, viên chức cảnh sát lại thoát khỏi truy tố sau khi giết hại thường dân không vũ trang trên đường phố Hoa Kỳ.

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố Staten Island không truy tố viên cảnh sát Pantaleo của thành phố New York về tội siết cổ chết Eric Garner vào tháng 7, là một trò hề tư pháp, diễn ra chỉ hai tuần sau thất bại tương tự trong việc truy tố viên cảnh sát đã bắn Michael Brown ở Ferguson, Missouri.

Theo một nghĩa nào đó, việc miễn tội cho Pantaleo thậm chí còn xuất sắc hơn việc không truy tố Darren Wilson. Garner bị xét hỏi về việc bán thuốc lá không rõ nguồn gốc. Anh ta bị quật ngã ra mặt đất chẳng vì bất cứ lý do gì, bị siết cổ với một đòn khóa đã bị sở cảnh sát cấm từ lâu và bị ghìm xuống mặt đất khi anh ta kêu la không ngừng rằng anh ta không thể thở được. Sau khi anh ta bất tỉnh, cảnh sát đứng xung quanh 7 phút trước khi thực hiện sơ cứu.

Toàn bộ sự cố được ghi hình lại, và được hàng triệu người khắp thế giới xem. Nhân viên khám nghiệm pháp y của thành phố kết luận đó là hành vi giết người. Mặc dù vậy, không có phiên tòa, không có cơ hội nào để quan tòa làm sáng tỏ vụ án này và đưa ra sự trừng phạt theo luật pháp. Thay vào đó, giống như ở Ferguson, một hội thẩm đoàn công tố, trong một quá trình bí mật, do một công tố viên có quan hệ gần gũi với cảnh sát dẫn dắt, đã quyết định không truy tố. 

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố trong vụ án Garner đã gây ra một làn sóng phẫn nộ khắp đất nước. Hàng ngàn người đã đổ ra đường phố trong một cuộc biểu tình giận dữ ngẫu hứng, phong tỏa đường cao tốc và tràn ngập các đường phố ở thành phố New York, Chicago và các thành phố khác của Hoa Kỳ.

Hàng triệu người đang tự hỏi: Nếu một sĩ quan cảnh sát có thể siết cổ chết một người không có vũ khí, với toàn bộ sự kiện đã được ghi hình lại, mà vẫn thoát khỏi bị truy tố; còn có điều gì không được phép? Sự giận dữ là hoàn toàn chính đáng. Song sự giận dữ cần được dẫn dắt bởi lý giải chính trị rõ ràng và am hiểu.

Khó có thể nói nghiêm túc về sự tàn bạo của cảnh sát mà không nói về chủ nghĩa tư bản, mà không thừa nhận mối liên hệ giữa bạo lực của nhà nước và sự bất công xã hội khổng lồ đang trở thành đặc trưng của cuộc sống ở Hoa Kỳ. Sự thật căn bản là giai cấp thống trị và những người phát ngôn đủ loại của họ đang tìm cách che đậy tất cả.

Phản ứng của thiết chế chính trị và truyền thông đối với việc miễn truy tố trong vụ Garner đã bộc lộ sự hốt hoảng đối với tác động của nó. Các chính khách đủ loại, Dân Chủ và Cộng Hòa, đã cấp tốc kêu gọi các điều tra tiếp theo, một cuộc điều tra liên bang về “quyền công dân”, các biện pháp khác nhau nhằm khôi phục “niềm tin của công chúng”. Giai cấp thống trị có một nhận thức chung rằng “kết cấu dân sự của Hoa Kỳ” (một khái niệm được tờ New York Time sử dụng sau vụ miễn truy tố Wilson) đang bị đẩy đến gần điểm tan vỡ.

Những động thái đó được tổng thống Obama, người đã gặp thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio vào thứ năm, dẫn dắt để tạo ra một chiến lược chính trị chung đối phó với các cuộc biểu tình về vụ giết hại Garner. Theo thư ký báo chí của Nhà Trắng Josh Earnest, “hai người đã cam kết hợp tác để củng cố niềm tin và sự liên kết giữa lực lượng hành pháp và các cộng đồng địa phương mà họ phục vụ”.

Các biện pháp gồm có nhiều hành động xoa dịu, như các tài trợ máy quay phim cho cơ quan cảnh sát (không phù hợp trong vụ Garner, do toàn bộ sự kiện cũng đã được ghi hình) và “huấn luyện” thêm cho cảnh sát.

Sau cuộc họp, Obama tuyên bố rằng “quá nhiều người Mỹ cảm thấy thật bất công khi đề cập tới khoảng cách giữa lý tưởng đã được công khai của chúng ta và cách thức luật lệ được áp dụng hàng ngày.” Phía sau tai tiếng của cảnh sát và hệ thống pháp luật, Obama nói, có “một câu hỏi lớn về việc khôi phục ý thức về mục đích chung”. 

Mặc dù vậy, có một điều mà Obama không thể thừa nhận, sự thiếu vắng của “ý thức về mục đích chung” không phải là câu hỏi về nhận thức hay thất bại trong đối thoại, mà là hiện thực khách quan. Không có “mục đích chung” giữa quý tộc tài chính và doanh nghiệp, quyết định theo đuổi chính sách chiến tranh vĩnh viễn trên phương diện quốc tế và phản cách mạng xã hội trong nước, với hàng triệu người lao động và thanh niên đang phải đối mặt với một cuộc tấn công tàn nhẫn về công ăn việc làm, tiền lương, chương trình xã hội và quyền dân chủ.

Giữa sự chia rẽ xã hội này, nhà nước, trong đó có cảnh sát, không phải là cơ quan trung lập mà là một công cụ của giai cấp thống trị. Bản thân Obama đã luôn khuyến khích và gia tăng thêm quyền lực của nhà nước, từ gia tăng bộ máy do thám vi hiến có quy mô lớn; tới tự cho mình quyền được ám sát bất kỳ ai, bao gồm cả công dân Mỹ, mà không cần xét xử; tới quân sự hóa cảnh sát nội địa thông qua cung cấp hàng tỷ dollar dưới dạng xe bọc thép, vũ khí và các trang thiết bị khác – một chính sách mà tổng thống này đã xác nhận lại trong tuần.

Trong nỗ lực che đậy vấn đề giai cấp căn bản ngay tức thời, Đảng Dân Chủ đã triển khai nhiều nhóm phụ tá và các cơ quan truyền thông, cùng với những người đề xuất các chính sách danh tính như Al Sharpton, để khẳng định rằng vấn đề căn bản liên quan đến bạo lực của cảnh sát là chủng tộc và “quan hệ chủng tộc”. Hệ quả tất yếu của khẳng định đó là Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, sẽ “nghiêm túc” nói chuyện về sự tàn bạo của cảnh sát. 

Chủ nghĩa chủng tộc đóng một vai trò không thể phủ nhận trong các chiến dịch tội ác của cảnh sát, song điều đó hoàn toàn nằm dưới sự phân chia giai cấp căn bản. Quả thực vậy, trung tâm của cuộc khủng hoảng chính trị mà giai cấp cai trị phải đối mặt là cơ chế chính trị đã được tạo dựng để phá hủy nhận thức giai cấp – bao gồm các chính sách về chủng tộc và danh tính – bản thân chúng cực kỳ tai tiếng, một phần không nhỏ trong trải nghiệm về chính quyền Obama.

Mục tiêu trong bạo lực của cảnh sát không phải là chủng tộc mà là đàn áp giai cấp. Không chỉ công nhân trong mọi chủng tộc là nạn nhân của sự tàn bạo của cảnh sát, mà các công cụ đàn áp được giai cấp thống trị gia tăng một cách có hệ thống và có chủ ý để sẵn sàng đối phó với đình công, biểu tình, diễu hành hay các dạng phản kháng chính trị và xã hội khác đối với sự chuyên chế của ngân hàng và doanh nghiệp.

Phản kháng sự tàn bạo của cảnh sát và sự trỗi dậy của phương thức cai trị bằng nhà nước cảnh sát ở Hoa Kỳ phải cắm rễ trong một phong trào chính trị của giai cấp lao động, được vận động như một lực lượng độc lập, đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa và bộ máy nhà nước phục vụ cho nó như là kẻ áp đặt bất công xã hội.

Saturday, November 29, 2014

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Nhiều bạn đọc ở Việt Nam hiểu nhầm phán quyết trong vụ bắn chết thanh niên da màu ở thành phố Ferguson là quyết định trắng án của tòa án, hoặc không truy tố của tòa án. Hệ thống tư pháp Mỹ có điểm khác với Việt Nam, một vụ án trước khi được truy tố bởi công tố viên thì phải đưa ra xem xét tại "grand jury", một dạng hội thẩm công tố, để xem xét các bằng chứng xem có đủ điều kiện truy tố không, sau đó mới là truy tố của công tố và cuối cùng tòa án mới xét xử. Tòa án không liên quan gì đến grand jury cả, do vậy phán quyết của grand jury cũng không phải là phán quyết của tòa án. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The secret darkness of grand jury" của tác giả Lauren C. Regan, một chuyên gia về luật Hoa Kỳ, để hiểu rõ hơn khái niệm hội thẩm công tố và lý do khiến cho hầu hết các vụ cảnh sát bắn chết thường dân không bị đưa ra truy tố. 

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Suốt 17 năm qua tôi đã đại diện cho rất nhiều và rất nhiều khách hàng bị gọi đến làm nhân chứng ở Hội Thẩm Công Tố Bang và Liên Bang trong các điều tra của chính quyền. Hội Thẩm Công Tố là một tòa án bí mật mà tại đó một công dân buộc phải trả lời các câu hỏi của công tố viên, thường là trái với ý muốn của họ. Họ không được phép có luật sư tại phòng hội thẩm công tố để tham vấn khi các câu hỏi được đưa ra. Không có quan tòa tại phòng hội thẩm công tố để theo dõi sự công bằng hay hợp hiến của quá trình. Công tố viên tự mình quyết định bằng chứng nào sẽ được cung cấp cho hội thẩm viên, và đó là cách thức duy nhất làm cơ sở cho cuộc tranh luận và quyết định của về việc một cáo trạng nghiêm trọng sẽ được đưa ra. Công tố viên trở thành bạn của hội thẩm viên: Ông ta kiểm soát giờ nghỉ tắm, ăn, và khi nào họ có thể quay lại với công việc, gia đình cũng như cuộc sống. Công tố viên, một vị trí được lựa chọn chính trị, rất gần gũi với cảnh sát hàng ngày và nói chung có thiên vị đối với cảnh sát do mối quan hệ thân thuộc đó. Công tố viên có quyền lực rất lớn đối với kết quả làm việc của hội thẩm công tố. 

Là một luật sư cho những nhân chứng được gọi, mối lo ngại đầu tiên là khách hàng của tôi có tự ràng buộc trách nhiệm phải cung cấp lời khai cho hội thẩm công tố không. Bởi vì hội thẩm công tố là một quá trình bí mật, câu trả lời cho những câu hỏi hầu hết là có, có khả năng là một cá nhân được gọi đến để làm chứng và đưa ra các thông tin khiến cho cá nhân đó bị truy tố hình sự. Trong trường hợp này, nhân chứng được khuyến nghị là họ phải vận dụng quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm để giữ im lặng, do vậy sẽ họ sẽ không ràng buộc bản thân vào một tội ác. Cách duy nhất để công tố viên vượt qua quyền cá nhân trong Tu Chính Án Thứ Năm là áp dụng miễn truy tố cho người được gọi. Nếu miễn truy tố được áp đặt thì quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm bị xóa bỏ và họ buộc phải khai. Nhưng, khi đưa ra việc miễn truy tố, nhà nước thừa nhận rằng họ không cho phép truy tố nhân chứng về bất cứ tội ác nào liên quan đến lời khai.

Đây là điều căn bản và hiểu biết khiến tôi nghi ngờ về hội thẩm công tố mới đây xử lý vụ Darren Wilson, sĩ quan cảnh sát đã sát hại thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Nếu một cá nhân bị điều tra vì tội giết người, liệu họ (trong nhận thức về quyền lợi) có tự nguyện khước từ quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm và khai với hội thẩm công tố mà không được miễn truy tố hay có một số dạng thỏa thuận khác với nhà nước đảm bảo cho các sĩ quan bị tình nghi rằng lời khai của họ sẽ không được sử dụng để truy tố họ về một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng của quốc gia? Nếu thỏa thuận kiểu đó không được bí mật đưa vào quy trình hội thẩm công tố, điều dễ diễn ra là công đoàn cảnh sát đầy thế lực hoặc luật sư của Wilson sẽ vận dụng quyền theo Tu Chính Án Thứ Năm của anh ta. Bởi vì công tố viên hoàn toàn kiểm soát các câu hỏi được đặt ra và bằng chứng được cung cấp cho hội thẩm công tố, không có gì ngạc nhiên khi như thường lệ, nhà nước đảm bảo kết quả mà họ muốn – sĩ quan cảnh sát sẽ lại tiếp tục thoát khỏi tội sát nhân.

Chắc chắn, nhà nước cảm thấy buộc phải triệu tập một hội thẩm công tố cho vụ giết người gây ra giận dữ và sự chú ý khắp thế giới này. Và chắc chắn là mời Darren Wilson tới hội thẩm công tố tuyên bố sự vô tội cũng như khiển trách anh ta là để làm ra vẻ nhà nước “thực sự” điều tra vụ giết người. Tán dương hoạt động của các hội thẩm viên là một cách đánh lạc hướng tốt, nhưng dĩ nhiên là không phải lỗi của của các hội thẩm viên mà hệ thống hội thẩm công tố bị hỏng. Nếu các hội thẩm viên chỉ được phép đụng chạm từng phần giống như thầy bói xem voi, thì khó mà có thể biết con voi ra sao.

Do vậy, một cảnh sát sát nhân không bao giờ được nhìn thấy dưới ánh sáng của phòng hội thẩm, trái lại sẽ ẩn nấp trong bóng tối của phòng hội thẩm công tố đầy thiên vị

Kịch bản này đã diễn ra rất nhiều lần ở Hoa Kỳ. Những người ngoài lề (bất kể là da đen, bệnh tâm thần, nghèo, vân vân) bị sĩ quan lực lượng hành pháp đã tuyên thệ duy trì luật pháp và bảo vệ an toàn của cộng đồng bắn và giết hại. Cộng đồng phản ứng với sự kinh hoàng, sợ hãi và tức giận với việc giết hại một nạn nhân mà họ biết hay có liên quan. Nhà nước tạo ra một số khung điều chỉnh như thể là họ thực sự quan tâm đến việc cá nhân này – một trong số ít có quyền giết người hợp pháp với các điều kiện nghiêm ngặt – hành động thích nghi với luật pháp. Trái ngược với số lượng các vụ sát hại của cảnh sát đang gia tăng ở quốc gia này; có thể nghi ngờ rằng các kết luận của nhà nước chủ yếu là để giải tội cho các hành động của sĩ quan cảnh sát và xác nhận quyền được trừng phạt một cá nhân bằng cái chết của họ. Cộng đồng phản ứng trong sự phẫn nộ. Biểu tình và các hành động trực tiếp đã trở thành cách duy nhất mà người dân giải tỏa thịnh nộ và oán giận đối với hệ thống hư hỏng và bất công. Sự phẫn nộ của công chúng trở thành lý do để gia tăng sự đàn áp của nhà nước đối với cộng đồng – quân sự hóa cảnh sát, Vệ Binh Quốc Gia cũng như bỏ tù các lãnh đạo cộng đồng. Cộng đồng thường xuyên bị chia rẽ và chia cắt giữa những người không thể tiếp tục hối lỗi trên mặt vì sự bất công đó, những người tiếp tục tuân thủ các tá điền trong cuộc bất tuân dân sự của Ghandi, với những người có đặc quyền cho phép họ vùi đầu vào cát.

Một thanh niên da màu khác bị chết. Một cảnh sát sát nhân khác tiếp tục được thuê để bảo vệ và phục vụ cộng đồng mà anh ta đã phá hủy. Một hệ thống hư hỏng được duy trì mà không hề thảo luận về việc thay thế nó. Trái lại, thảm kịch tương tự tiếp tục tái diễn, dĩ nhiên “nhân dân chúng ta” sẽ phải đặt ra một giải pháp xã hội có thể đem lại sự tôn trọng nhân dân.

Lauren Regan is the founder and executive director of the Civil Liberties Defense Center (CLDC). Ms. Regan operates a public interest law firm, The Justice Law Group, specializing in constitutional law, civil rights, and criminal defense. She is a founding board member and past president of the Cascadia Wildlands. She also serves as a Lane County Teen Court judge, Oregon State Bar Leadership Fellow, National Lawyers Guild, Eugene co-chair, and volunteers hundreds of hours a year to various progressive causes.