Showing posts with label AFP. Show all posts
Showing posts with label AFP. Show all posts

Monday, November 24, 2014

VTV nhầm lẫn về lịch sử khai thác dầu mỏ

Mới đây VTV đưa tin:
Ngôi làng Bobrka nhỏ bé ở phía Nam Ba Lan sở hữu một di sản thế giới rất đặc biệt. Đó chính là giếng dầu cổ nhất thế giới đã có lịch sử từ năm 1860. Người có công phát hiện và khai thác mỏ dầu này là ông Ignacy Lukasewic với mục đích ban đầu chỉ là để cung cấp nhiên liệu cho những chiếc đèn dầu.
Dầu mỏ đã được khai thác từ rất lâu đời, theo trang RigsInternational thì người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tư sau công nguyên đã biết khoan giếng để lấy khí đốt bằng mũi khoan gắn vào cọc tre, khí đốt được dùng để đun cho nước biển bay hơi nhằm thu lấy muối. Người Trung Quốc đã khoan được giếng sâu tới 243m để lấy khí đốt.

Khai thác dầu mỏ phát triển nhất là ở Baku, Azebaijan. Mặc dù đến thứ kỷ thứ 8, tức là sau người Trung Quốc khoảng 400 năm thì người Baku mới đốt đất thấm dầu để sưởi ấm, do thiếu củi. Chỉ trong vòng khoảng 100 năm sau đó, người Baku đã xuất khẩu dầu mỏ sang các nước Iran, Iraq và Ấn Độ do dầu mỏ của họ rất được các nước này ưa chuộng. Người Baku lúc đó chưa biết khoan dầu, các mỏ dầu lộ thiên của họ rất sẵn, họ chỉ việc múc dầu rỉ ra từ lòng đất và cho vào túi đựng, rồi dùng thú thồ hàng chở đi các nơi. Dầu mỏ không chỉ được sử dụng làm chất đốt mà còn được chế làm thuốc chữa bệnh.

Theo trang GeoHelp thì ở một khu vực khác của châu Âu vào khoảng những năm 1500 có mỏ dầu lộ thiên là vùng núi Carpathian, dầu thu được từ mỏ lộ thiên đã được dùng để thắp sáng ở thị trấn Krosno của Ba Lan ngày nay.

Khi dầu lộ thiên ngày càng khan hiếm thì người Baku bắt đầu đào giếng sâu xuống lòng đất, dùng vải thấm lấy dầu rồi đem lên mặt đất ép ra cho dầu chảy ra. Người ta phát hiện một bia đá đề năm 1594 tại một giếng dầu đào bằng tay sâu 35m ở Baku. Như vậy có thể thấy các giếng dầu ở Baku ít phải có từ năm 1594. Sau đó, dầu mỏ đã sử dụng nhiều trong chiến trận, các chiến thuyền được trang bị vòi để phun dầu sang thuyền của đối phương rồi đốt cháy, đó là một trong những vũ khí khủng khiếp đương thời. 

Suốt nhiều thế kỷ việc khai thác dầu đã đem lại sự giàu có cho các chủ mỏ dầu ở Baku. Do nhu cầu về dầu không ngừng tăng lên và điều kiện kỹ thuật cho phép, người Baku đã chuyển sang khai thác các mỏ dầu ngoài khơi. Vào năm 1803 họ đã có hai giếng dầu đào thủ công ở cách bờ biển 18m và 30m trên vịnh Bibi-Heybat, các mỏ dầu này đã tồn tại tới năm 1825 khi bị một cơn bão lớn phá hỏng.

Đến cuối thế kỷ 19, công nghiệp dầu mỏ ở Baku đã rất phát triển, các công nghệ hiện đại đã được áp dụng, họ xây dựng nhiều nhà máy chế xuất, hệ thống đường ống dẫn dầu tới các nhà máy nằm ở xa khu khai thác dầu, và thậm chí đóng cả các tàu chở dầu để chở dầu để mang dầu vượt biển sang các thị trường có nhu cầu lớn nhưng ở xa.

Kỹ thuật khoan dầu ban đầu đơn giản là khoan xoay, tức là dùng lực xoay mũi khoan để cắt xuyên qua đất đá, xuống đến túi dầu. Kỹ thuật khoan đó chỉ thích hợp với khu vực đất sét, cát và đá nhỏ. Còn túi chứa dầu nằm giữa các vỉa đá lớn thì không thể khoan được. Sau này người ta phát minh ra kỹ thuật khoan đập, tức là mũi khoan nặng có răng được thả rơi từ trên cao xuống để đập vỡ đá, thì các túi dầu nằm giữa vỉa đá mới được đưa vào khai thác. Khoan đập cũng như khoan xoay, ban đầu đều dùng sức người hoặc động vật kéo. Sau này khi các máy hơi nước được phát minh thì mới có máy khoan cơ giới.

Dựa trên tài liệu của các giáo sư người Azerbaijan thì vào năm 1846, theo đề xuất của một kỹ sư người Nga, người Baku đã tổ chức khoan thăm dò thành công lần đầu tiên trên thế giới với kỹ thuật khoan đập, giếng khoan có độ sâu 21m, đi trước người Mỹ 13 năm trong việc khoan dầu bằng kỹ thuật khoan đập. Vài năm sau, người Ba Lan ở vùng Krosno dùng kỹ thuật khoan đập đã tạo ra giếng dầu trên vỉa đá đầu tiên vào khoảng năm 1852-1854, theo trang RigsInternational và nhiều tài liệu khác.

Như vậy, VTV có ba cái nhầm lẫn. Thứ nhất là về năm người Ba Lan khai sinh ra giếng trên vỉa đá ở làng Bóbrka, thuộc thị trấn Krosno. Họ khoan cái giếng đó vào khoảng năm 1852-1854 (nhiều tài liệu cho là vào năm 1852, trong khi nhiều tài liệu khác ghi năm 1854) chứ không phải 1860 như VTV đã đưa tin. Hầu hết các tài liệu của Ba Lan đều tự hào là họ có giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới, không có tài liệu nào nói rằng họ có giếng dầu cổ nhất thế giới. Ba Lan có tranh chấp danh hiệu này với Mỹ bởi vì rất nhiều tài liệu của Mỹ luôn khẳng định rằng người Mỹ khoan giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1859. Cái nhầm thứ nhất của VTV quả là tai họa đối với niềm tự hào của người Ba Lan. Thứ hai là phóng viên của VTV đã không hiểu về kỹ thuật và lịch sử, giếng dầu ở Ba Lan chỉ là giếng khoan dầu trên vỉa đá đầu tiên của thế giới chứ không phải là giếng khoan dầu đầu tiên trên thế giới. Theo các bằng chứng hiện tại thì giếng khoan dầu cổ nhất là ở Baku, Azerbaijan, có từ năm 1594. Thứ ba là thật nhạo báng người Ba Lan khi nói họ khoan dầu chỉ để đốt đèn, Ignacy Łukasiewicz, người khai sinh ra giếng dầu vỉa đá ở Krosno, vốn nghiên cứu công nghệ chế xuất dầu, ông ta lập công ty khai thác và xưởng chế xuất dầu là để bán sản phẩm chế xuất cho công nghiệp đang lên của đế quốc Áo-Hung.

Mặc dù dầu mỏ đã được dùng để thắp sáng đường phố ở Krosno từ những năm 1500, nhưng đại công quốc Ba Lan-Lít va không biết làm gì để phát triển việc khai thác dầu mỏ. Thị trấn Krosno vào cuối thế kỷ 17 đã bị các đạo quân cướp bóc và dịch bệnh biến thành một xứ sở bị quên lãng. Sau khi đại công quốc Ba Lan-Lít va bị ba đế quốc Nga, Áo-Hung và Phổ phân chia, nước Ba Lan đã biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại tỉnh Ba Lan thuộc Nga. Thị trấn Krosno thuộc về đế quốc Áo-Hung, dưới sự cai trị của vua Hung, ngành công nghiệp dầu mỏ của Krosno mới được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đế quốc Áo-Hung khi đó lên kế hoạch phát triển một hệ thống đường sắt khổng lồ, do vậy họ cần một lượng lớn các sản phẩm chế xuất từ dầu, ví dụ như mỡ bôi trơn, nhưng các sản phẩm chế xuất từ dầu lại đang bị đối thủ của họ là người Nga kiểm soát ở Baku, thế nên họ phải tìm cách khai thác các mỏ ở vùng Carpathian. Xưởng chế xuất dầu của Ignacy Łukasiewicz vào năm 1859 đã bán cho công ty đường sắt ở Vienna 50.000 kg mỡ bôi trơn.

Quay trở lại với bản tin của VTV, mặc dù họ không ghi nguồn, nhưng sau khi tìm kiếm bằng tiếng Anh, thì thấy có thể là VTV đã lược dịch bài báo của tờ New Strait Times trước đây đúng một tuần. Tờ NST cho thấy họ đăng lại tin của AFP, và đến đây thì mọi sự rõ ràng. AFP có một phóng sự  về mỏ dầu ở Krosno của Ba Lan vào ngày 12.11.2014. AFP khéo léo dùng bản tin này để bợ đỡ chính quyền Mỹ với việc ca ngợi một ông chủ mỏ dầu tốt bụng khiêm tốn, đã bỏ tiền ra xây dựng cơ sở hạ tầng và trường học địa phương, gợi ý về sự hợp tác tốt đẹp xưa kia giữa Mỹ và Ba Lan thông qua câu chuyện đồn thổi về Rockerfeler, có thể là tăng cường tình đoàn kết Mỹ-Ba Lan để chống lại trò đe dọa đóng van đường ống dẫn dầu của nước Nga, nhưng lại quên nói rằng các hãng dầu mỏ Mỹ từng làm ăn rất phát đạt với Nga ở Baku. Cũng có thể là AFP cố tìm cách an ủi người Ba Lan sau khi giấc mơ khí đá phiến đã tan tành và các ông lớn phương Tây đã chuồn sạch.

AFP cũng không quên gài những chi tiết bôi nhọ người Ba Lan và làm lợi cho người Mỹ, như xuyên tạc năm khai sinh của giếng dầu ở Ba Lan để cho nó ra đời sau cái giếng dầu ở Mỹ đúng một năm. AFP chắc chắn không thể nhầm lẫn về chi tiết này, bởi vì trang web của làng Bobrka viết rất rõ rằng giếng dầu của làng được khoan vào năm 1854 và có trước giếng dầu của Mỹ ở Pennsylvania 5 năm. Một chi tiết khác phải theo dõi bản tin tiếng Anh mới thấy. AFP đưa tin giếng dầu được đào và xây dựng bằng tay, sau đó trích dẫn lời người phụ trách bảo tàng mô tả rằng những người khoan dầu đầu tiên ở Krosno thực ra giống người đào giếng hơn, họ dùng các công cụ thô sơ như xẻng và búa để đào giếng dầu (có lẽ là người phụ trách bảo tàng nói về giai đoạn khai thác dầu lộ thiên ở Krosno). Điều đó làm người xem lầm tưởng là giếng dầu ở Krosno được đào bằng xẻng. Nếu người Ba Lan mà dại dột nhảy múa với bản tin của AFP thì người Mỹ có thể cười giễu người Ba Lan và tự hào với cái giếng dầu khoan xuyên vỉa đá đầu tiên trên thế giới vào năm 1859 của mình.

Người Việt Nam, hãy cảnh giác với những bản tin của AFP!