Showing posts with label Paris. Show all posts
Showing posts with label Paris. Show all posts

Tuesday, November 17, 2015

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Diana Johnstone trong bài viết "Terrorist Attacks in Paris: Can Tragedy Bring Change?" đã nhấn mạnh các vụ khủng bố ở Pháp bắt nguồn từ hai nguyên nhân là tình trạng đói nghèo ở Pháp và chính sách đối ngoại thân Mỹ và Israel của Pháp. Chính nước Pháp đang theo chân Mỹ và Israel nuôi dưỡng chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo để phá hủy các nhà nước hiện đại ở Trung Đông. Do vậy, nước Pháp sau vụ khủng bố ở Paris đột nhiên rơi vào tình trạng không biết phải chiến tranh với ai. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là tiếp tục theo chân Mỹ và Israel để gián tiếp trợ giúp những kẻ đã khủng bố nước Pháp hoặc quay lưng với Mỹ và đồng minh để chống lại những kẻ khủng bố. Sự thay đổi mà tác giả đề cập không chỉ đơn giản là sự lựa chọn của nước Pháp, nó báo hiệu sự thay đổi của trật tự thế giới.

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Paris.

Hỗn loạn đang lan từ Trung Đông sang Châu Âu. Một dòng người tị nạn và nhập cư hỗn tạp bất tận xuyên qua Balkan đổ vào miền đất hứa Đức và Thụy Điển. Các trận đánh lộn giữa các nhóm quốc gia xảy ra ở trại tị nạn. Cả người nhập cư tụ tập ở gần Calais để vượt biên vào Anh lẫn các công dân của Calais đều mất bình tĩnh và giận dữ. Các lãnh đạo quốc gia, với tầm nhìn Châu Âu thống nhất hạnh phúc trong đầu, theo đuổi cũng như bảo vệ ý tưởng về biên giới mở và chủ nghĩa đa văn hóa, đang nhận ra rằng họ thiếu khả năng đương đầu. Giờ thì Paris phải gánh chịu những tấn công tương tự với Beirut hay Nga. 

Đúng vậy, như Chris Floyd đã viết, phương tây đang phải nhận hậu quả từ sự ủng hộ của họ đối với bạo lực của chủ nghĩa cực đoan. Nhưng đây không phải là lúc nói với nạn nhân rằng họ bị lên án, nhất là khi mục tiêu tấn công ở Paris là những thanh niên đang xả hơi vào một tối thứ sáu, quá trẻ để gánh chịu trách nhiệm về những chính sách tai họa của phương tây, những chính sách đã nuôi dưỡng sự điên loạn ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ.

Vụ ám sát các thành viên của Charlie Hebdo vào tháng giêng vừa qua mang đến khẩu hiệu về sự đoàn kết, “Tất cả chúng ta là Charlie.” Khẩu hiệu đó trở thành một sự thật không mấy dễ chịu: đúng vậy, hiện giờ tất cả chúng ta là Charlie. Bất cứ ai đang tham dự một bữa ăn giá mềm ở nhà hàng Campuchia hiện đại nhất của quận 10 không xa hoa cũng có thể bị bắn hạ không nương tay, giống hệt như vậy. Hung thủ không theo đuổi một biểu tượng quyền lực, chúng theo đuổi bất cứ ai và tất cả mọi người. Mục tiêu tấn công của chúng là khu vực dân cư không thu hút khách du lịch, chỉ là các quán café bình thường được thanh niên Paris ưa thích. Mục tiêu đã được những người biết rõ địa hình lựa chọn.

Câu hỏi lớn là: Điều gì tiếp theo? Nỗi sợ hãi này sẽ khiến người dân nhận thấy hiện thực và suy nghĩ rõ ràng? 

Tổng thống François Hollande tức tốc lên truyền hình và cố gắng làm chủ tình hình. Nhưng ông ta đã không làm chủ được bản thân. Bằng cách tuyên bố rằng hiện giờ chúng ta “trong chiến tranh”, tổng tống Hollande dường như lặp lại phản ứng đối với vụ 11/9 của Hoa Kỳ. Nhưng chính xác là trong chiến tranh với ai? Pháp là người ủng hộ cứng rắn cho quan điểm “Assad phải ra đi”. Liệu Pháp có cần phải thay đổi các cuộc chiến? Phải vậy, có thể vậy, có thể thay đổi chính sách đối ngoại?

Tổng thống Obama lên truyền hình với tuyên bố đoàn kết trong khi cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn. Những tuyên bố đó đương nhiên được truyền thông khai thác với mong muốn sử dụng các cuộc tấn công này để củng cố sự thống trị của Hoa Kỳ đối với chính sách đối ngoại của Pháp.

Lời chia buồn của Israel nhanh chóng được các nhà bình luận thông thường sử dụng để thể hiện rằng Israel thấu hiểu chúng ta và đứng về phía chúng ta, bởi vì Israel là một nạn nhân thường xuyên của các cuộc tấn công khủng bố, những với “các vụ tấn công bằng dao găm….” trong ngày.

Không, những cuộc tấn công của người Palestine vô vọng không cùng mức độ như vụ thảm sát ở Paris. Khẳng định là tương tự: Do vụ 11 tháng 9, giờ là vụ 13 tháng 11, tất cả chúng ta đều cùng chung chiến tuyến với Israel, chống lại cùng một kẻ thù. Nhưng trên hết, kẻ thù nào? Kẻ thù của Israel là Hezbollah, đang gánh chịu một cuộc tấn công dữ dội ở Beirut từ những chính những kẻ đã thảm sát người dân Paris. Kẻ thù của Israel là Iran, đang chiến đấu chống lại Daech. Trên hết, ai là kẻ thù và ai là bạn của chúng ta?

Ngày càng có nhiều người không ngần ngại nói: Truyền thông Pháp hoàn toàn bị Zionist [chủ nghĩa phục quốc Do Thái] hóa. Ảnh hưởng của Israel đối với truyền thông ở Pháp dường như mạnh hơn bất cứ nơi nào trên trái đất – dĩ nhiên là hơn cả ở Israel, nơi đó còn có một tạp chí phê phán, tờ Haaretz, đăng những thứ mà không một tờ tạp chí Pháp nào dám đăng.

Không có nhà bình luận truyền thông nào nhận thấy rằng các vụ tấn công ở Paris rất tương đồng với các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra ở Nga. Sự cảm thông với những nạn nhân của vụ rơi máy bay ở Sinai đang ở đâu? Còn những trẻ em bị sát hại ở Beslan vào năm 2006? Ở Moscow, những người Nga đồng cảm đã mang hoa đến đại sứ quán Pháp song truyền thông Pháp không đưa tin.

Truyền thông bám chặt lấy câu chuyện của họ về Putin xấu xa và Assad xấu xa. Họ không thể dễ dàng thay đổi câu chuyện và thừa nhận rằng tất cả đã lạc hậu. Nhưng những sự kiện có thể buộc họ phải thừa nhận hiện thực.

Câu hỏi lớn là: Pháp sẽ phản ứng ra sao?

Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, họ nhanh chóng kết luận rằng chính quyền Pháp sẽ phản ứng hiếu chiến và cuồng loạn như chính quyền Hoa Kỳ sau vụ 11 tháng 9, khai thác các sự kiện kinh hoàng để tước đoạt tự do của công dân và tiến hành các cuộc chiến với nước ngoài. Nhưng cũng có lý do để hy vọng rằng ở Pháp những cái đầu lạnh hơn sẽ kiểm soát tình hình. Phản ứng tình cảm đối với số phận bi thảm của nạn nhân là không khác biệt. Nhưng cảm xúc không cần thiết phải ngăn cản con người tư duy rõ ràng, mặc dù nó thường làm vậy. Người ta có thể than khóc và vẫn duy lý. 

Đây sẽ là các phản ứng nội địa và phản ứng về chính sách đối ngoại, liên quan chặt chẽ với nhau.

Phản ứng đối nội 

Phản ứng chính thức đầu tiên, tuyên bố của Hollande rằng “chúng ta đang trong chiến tranh”, được kèm theo mệnh lệnh cho phép quân đội tuần tra trên đường phố Paris, không phải là thứ mang nhiều hứa hẹn. Binh lính trên đường phố rõ ràng là nhằm trấn an công chúng (mặc dù không phải tất cả mọi người đều cảm thấy an tâm với sự hiện diện của các loại vũ khí nóng), nhưng họ không thể ngăn chặn các cuộc tấn công tự sát hay có thể xử lý cốt lõi của vấn đề. Dường như bất cứ ai kém may mắn khi “trông giống” như những kẻ mà cảnh sát cho là giống khủng bố cũng sẽ bị chặn lại trên đường phố hay bến tàu và bị yêu cầu xuất trình giấy tờ. Điều này có thể không dễ chịu nhưng không phải là thảm kịch nếu chỉ dừng lại ở đó.

Tồi tệ hơn một chút là yêu cầu bãi bỏ các quy định giới hạn về việc sử dụng vũ khí nóng của cảnh sát. Ở Pháp, cảnh sát không thể thoát khỏi các hậu quả pháp lý của việc giết người khi họ hành động như ở Hoa Kỳ, hy vọng rằng mọi việc vẫn sẽ như cũ.

Trong dân chúng, một phản ứng được báo trước là sự thù địch bài Hồi Giáo hay thậm chí là bài Arab có thể nổ ra dưới hình thức các vụ tấn công vào nhà thờ Hồi Giáo hay các cá nhân. Nhưng sự e ngại về phản ứng này, cũng như các biện pháp để ngăn chặn chúng, đều đã được phổ biến. Trái ngược với ấn tượng thường được các bản tin truyền thông Hoa Kỳ mang đến, các cá nhân Arab tử tế hay giáo phái Hồi Giáo không bị cô lập trong các khu ghetto nghèo nàn vùng ngoại ô. Họ là một phần của xã hội Pháp, cộng đồng của họ cũng có nhiều nạn nhân trong vụ thảm sát ngày 13 tháng 11. Bất chấp những sai lầm vốn có, truyền thông Pháp cùng với trường học đang ngăn chặn sự gia tăng một cách nguy hiểm của chứng sợ Hồi Giáo. Rõ ràng rằng sự đối xử bất công với người Hồi Giáo sẽ là quà tặng tốt nhất cho những kẻ cực đoan. Như một vấn đề thực tiễn, các nhà điều tra Pháp sẽ cần tới sự trợ giúp của dân cư Hồi Giáo trung thành để phá vỡ các cuộc tấn công khủng bố.

Công việc sau này là tuyệt đối cần thiết. Nó đòi hỏi các nỗ lực thấu hiểu những gì nằm phía sau hiện tượng – không có nghĩa là biện minh cho chúng. Một khuynh hướng cánh tả nhất định đồng cảm với mọi sự nổi loạn tiềm tàng, bất kể là động cơ hay mục đích, để coi nó là phản ứng hợp lý đối với sự áp bức, là không có cơ sở, kết luận đạo đức là không phù hợp. 



Ngay cả khi những kẻ khủng bố Paris đã tự sát theo công bố (vẫn còn nghi vấn), có nhiều cách để phản ứng đối với tình trạng xã hội nội địa hơn là các vụ thảm sát ngẫu nhiên không phân biệt. Người Mĩ gốc Phi đã chứng kiến điều đó, sự đàn áp đối với họ còn tồi tệ hơn sự phân biệt (bất hợp pháp) đối với người Pháp Hồi Giáo. Thất nghiệp, một phần lớn là do chính sách kinh tế mà Liên Minh Châu Âu áp đặt, đã ảnh hưởng tới toàn bộ thanh niên, nhưng đặc biệt là các cá nhân ít được đào tạo và không có các mối liên hệ. Sự thiếu vắng các cơ hội nghề nghiệp tử tế làm gia tăng các tội phạm vặt, nhiều phần tử cực đoan Hồi Giáo đã được cải đạo trong tù. Đó là những tệ nạn xã hội cần phải được xử lý bằng cách thực sự quay trở lại với chính sách xã hội, vốn bị chính quyền “xã hội chủ nghĩa” hiện tại phá hủy một cách có hệ thống.

Ngay cả khi đó, so sánh với nhiều thời kỳ khó khăn khác nhau có thể cho thấy rõ rằng sự bùng phát của bạo lực Hồi Giáo cực đoan không chỉ đơn giản là do các yếu tố kinh tế. Nguồn gốc của vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 là từ Trung Đông. Daech, hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, tùy bạn muốn gọi là gì, hành động như là sự hấp dẫn đối với thanh niên, nhiều người trong số họ đã vượt qua ranh giới của tội phạm hình sự, cần một sự biện minh cho cuộc sống và một kênh cho cảm xúc của họ. Sự biện minh được đem lại bằng hình ảnh những người dân mà họ có thể thấy tương đồng: người Palestine ở Gaza, các gia đình bị bom Mỹ xóa sổ trong một đám cưới, những quốc gia bị người phương tây ngạo mạn hạ nhục. Tham gia Jihad chống lại “Chiến Binh Thập Tự Chinh Phương Tây” để trở thành “Caliphate” [quan tòa] mới trở thành vòng hào quang che chở cho cả điều tốt lẫn cái xấu ở những người dễ tổn thương nhất định. 

Những người được coi là tội phạm và đang thi hành án tù có thể cảm thấy khuây khỏa với ảo tưởng đổ lỗi cho những thế lực siêu nhiên. Cũng như thiên đường của Allah đang kêu gọi, xã hội phương tây đương đại – dựa trên sự đại diện thương mại hơn là thực tại, mà người dân khó có thể biết được – có thể xuất hiện như là một bể tội lỗi. Lý tưởng của những thành phần Jihad là chủ nghĩa thanh giáo cuồng tín: họ có thể sát hại thanh niên ở quán café hay nhà hát bởi vì họ áp dụng một hệ tư tưởng coi những người kia là “những kẻ tội lỗi” chống lại đấng Allah toàn năng.

Ảo tưởng này không chỉ giới hạn trong phần bên lề của xã hội Pháp. Nước Pháp, với truyền thống thế tục và khai sáng, phải được chuẩn bị tốt để chống lại sự điên cuồng này với lý lẽ và lập luận. Trái lại, khuynh hướng hiện tại là áp dụng hành vi của người Mỹ theo kiểu “không lập luận về tôn giáo”, thậm chí là trong lớp học khi các sinh viên Hồi Giáo phủ nhận sự tiến hóa vì mâu thuẫn với kinh Koran. Đúng như vậy, Pháp được ghi nhận về những nỗ lực ngăn cản các phong tục Hồi Giáo cụ thể, nhưng lại để mặc lý tưởng. Lý tưởng về chủ nghĩa đa văn hóa đã trở thành kẻ thù của lý trí. Họ đã quên mất rằng tranh luận về lý tưởng của cá nhân không phải là tấn công cá nhân. Chủ nghĩa tương đối trí tuệ, nhằm mục đích nuôi dưỡng tình anh em, đã để ngỏ cánh cửa cho chủ nghĩa cuồng tín. Một số thứ là sự thật và một số thứ khác là sai, khái niệm hậu hiện đại về việc mỗi các nhân có “sự thật của riêng mình” có nghĩa là cuối cùng không phải là lý trí mà là sức mạnh sẽ thống trị.

Nhưng một lần nữa, nguồn gốc của lý tưởng giết chóc phía sau các vụ tấn công khủng bố nằm ở Trung Đông và những bi kịch đã làm rung chuyển khu vực trong nhiều thập kỷ.

Phản ứng đối ngoại

Chuỗi phản ứng của Pháp trên phương diện chính sách đối ngoại đối với sự kiện 13 tháng 11 là chưa rõ ràng. Bất chấp sự thể hiện mang tính nhất thời về “sự thống nhất quốc gia”, sự chia rẽ sắc nét hiện rõ trong giới lãnh đạo chính trị. 

Tổng thống Hollande là ví dụ điển hình về lãnh đạo Châu Âu hiện tại, từ lâu đã từ bỏ các nỗ lực tư duy chiến lược thực tiễn, chỉ thiết tha với nỗi sầu muộn ngân sách và nỗi ám ảnh “xây dựng Châu Âu”, có nghĩa là, Liên Minh Châu Âu. Các vấn đề quốc tế đã bị phó mặc cho Người Bảo Trợ Vĩ Đại (Hãy nhớ D-Day [Ngày quân đồng minh đổ bộ ở Normandy]), Hoa Kỳ, người được kỳ vọng là sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi hỗn loạn mà họ tạo ra. Giờ là lúc thức giấc.

Tình hình rất phức tạp, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều không thể hiểu được, ngay cả khi điều đó vô nghĩa.

Hỗn loạn bắt đầu ở hai nơi: Israel xâm lược Palestine và Hoa Kỳ khai thác chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo ở Afghanistan để phá hủy Liên Bang Soviet. Để chống lại chủ nghĩa quốc gia Arab, cân nhắc tới kẻ thù chủ chốt tại khu vực, Israel đã chào đón sự trỗi dậy của Hồi Giáo chính trị như là một lực lượng để phá hủy chủ nghĩa quốc gia Arab, các nhà nước hiện đại của Iraq, Lybia và Syria đang trên con đường đó. Hoa Kỳ đã thực hiện sự phá hủy các nhà nước đó, sử dụng lý do “nhân đạo”, với sự thúc giục của những người ủng hộ Israel trong bộ máy chính trị của Hoa Kỳ, những người đó đã rao bán chính quyền trên truyền thông với quan niệm rằng kẻ thù của Israel là kẻ thù của Hoa Kỳ. Vai trò của Israel trong những thảm họa này là rất rõ ràng đối với mọi người bên ngoài Hoa Kỳ. Khi được khai thác cho mục đích của Hoa Kỳ hoặc Israel, các khuynh hướng cực đoan đã được thúc đẩy bằng chiến thắng, trở nên mạnh mẽ và trở thành đại diện cho con đường thích hợp để hạ bệ phương Tây trong con mắt của nhiều người. 

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Saudi Arabia đã tham gia vào cuộc xung đột, sử dụng nguồn tiền thặng dư khổng lồ của họ để xây dựng các nhà thờ Hồi Giáo và phát tán lý tưởng Wahhabi từ Balkan cho tới Nigeria. Tiền của Saudi đã hỗ trợ nhiều nhóm cuồng tín Sunni với mục tiêu phá hủy Hồi Giáo Shi’ite và làm suy yếu đối thủ Iran. Kể từ khi Israel coi Iran là kẻ thù chính trong khu vực, Saudi Arabia và Israel đã trở thành đồng minh khu vực trên thực tế, cả hai cùng nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Pháp bị ràng buộc với Israel bằng “nhận thức tồi”, vốn được truyền thông nuôi dưỡng và thúc đẩy, các cá nhân và chính khách dưới sự ảnh hưởng của những tổ chức như CRIF (Hội Đồng Đại Diện Các Tổ Chức Do Thái Pháp). Họ cũng bị ràng buộc với Saudi Arabia không chỉ bởi dầu mỏ mà còn bởi vì công nghiệp quân sự Pháp cần thị trường Arabia 

Để tóm tắt câu chuyện, hệ thống liên minh giữa các phe đối lập đã dẫn tình trạng mà “phương tây”, có nghĩa là Hoa Kỳ, Anh và Pháp, đang trong chiến tranh với cả hai phe tham chiến ở Syria. Ít nhất, họ cũng giả bộ ném bom những kẻ cuồng tín Hồi Giáo đang muốn phá hủy nhà nước Syria. Đồng thời họ cũng cố gắng phá hủy nhà nước Syria bằng tuyên bố “Assad phải ra đi”. Dường như họ cho rằng nếu Assad ra đi, Syria sẽ vẫn còn đó. Nhưng thực tế, trên hết Assad là biểu tượng và là yếu tố liên kết trong nhà nước Syria hiện nay, quân đội của họ vẫn chiến đấu chống lại các lực lượng vũ trang được nước ngoài hậu thuẫn trong suốt bốn năm bất chấp những thất bại nặng nề và vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chức trách của mình. Assad nhận được sự tôn trọng và tuân phục của quân đội cũng như đa số công dân vẫn còn lại trên đất nước bị bao vây. Chiến tranh ở Syria chỉ là cuộc chiến mới nhất trong chuỗi những cuộc chiến đã phá hủy các kẻ thù của Israel và Saudi Arabia, nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Kêu gọi Assad “ra đi” có nghĩa là kêu gọi chia cắt Syria.

Ai sẽ nhặt nhạnh những mảnh của Syria?

Dĩ nhiên là ba kẻ thù láng giềng của quốc gia này: Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc, Israel sẽ chiếm cao nguyên Golan (vĩnh viễn) và dĩ nhiên là nhiều hơn nữa, trong khi những tay sai cuồng tín của Saudi Arabia sẽ chiếm phần còn lại, giống như cuộc xung đột đang diễn ra ở Yemen và những nơi khác.

Chỉ có Nga là hành động rõ ràng và hợp lý. Họ đã can thiệp hợp pháp theo yêu cầu của chính quyền Syria. Nga đang cố gắng cứu vớt nhà nước hiện tại và ngăn chặn sự bành trường của những kẻ cuồng tín Hồi Giáo, những kẻ cũng đang đe dọa nước Nga.

Lãnh đạo Hoa Kỳ và Israel đang cấp tốc vỗ về Pháp với “tình đoàn kết” để ngăn không cho quốc gia bị sốc này thoát khỏi sự ràng buộc của liên minh phá hoại. Nhưng đôi khi một thảm họa có thể báo hiệu điểm chuyển đổi.

Điều gì tiếp theo? Pháp vốn đã tham chiến ở Syria, nhưng cuộc chiến nào? Sau khi kêu gọi tổng thống Hollande thể hiện “sự thống nhất quốc gia”, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy đã kêu gọi liên minh với Nga để chống lại Daech. “Không thể có hai liên minh ở Syria”, ông ta nói. Giống như Marine LePen, Sarkozy đã tới thăm Moscow và kêu gọi một liên minh tốt hơn với Vladimir Putin. Điều này có nghĩa là quan hệ với NATO và Hoa Kỳ là không rõ ràng vào lúc này.

Liên Minh Châu Âu cũng bị rung chuyển bởi sự phát tán hỗn loạn từ Trung Đông. Cuộc tấn công của kẻ khủng bố Paris rõ ràng đã phá vỡ mọi sự đồng cảm đối với đám đông người nhập cư hỗn tạp từ Trung Đông. Giống như Hungary và Áo, Pháp đã đóng cửa biên giới. Shengen (hiệp định của Liên Minh Châu Âu về biên giới) đã hỏng. Làm gì với người tị nạn là câu hỏi không có câu trả lời. 

Trong tình trạng hiện thời, cánh tả Pháp đang hấp hối trên giường bệnh. Quá nhiều sự dựa dẫm giáo điều vào EU và đồng euro, quá nhiều lừa dối đối với giai cấp công nhân, quá nhiều ảnh hưởng thân Israel, quá nhiều tuân phục Washington, quá nhiều bùa chú trống rỗng về “chủ nghĩa đa văn hóa”, quá nhiều kiểm duyệt đối với tranh luận và câm lặng về mâu thuẫn, quá nhiều tự hài lòng về đức hạnh của bản thân. 

Sự ngạo mạn và thiếu trung thực của cánh tả chắc chắn sẽ đẩy nước Pháp sang cánh hữu. Nhưng hãy chú ý: Cánh hữu Pháp vẫn quá tả so với cánh hữu Hoa Kỳ và thậm chí là quá nhiều cánh tả Hoa Kỳ trên nhiều phương diện chủ chốt. Người Mỹ quan ngại về hòa bình thế giới sẽ không phán xét một quốc gia cuối cùng cũng ở trên bờ vực của việc chống lại chính sách đối ngoại “được chế tạo ở Hoa Kỳ” của họ.

Diana Johnstone’s Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton is available in both paperback and digital format directly from CounterPunch.

Monday, November 16, 2015

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Nhà báo nữ Tamara Pearson trong bài viết "The Colors of Tragedy: Paris and the Media" mổ xẻ sự thiên lệch của truyền thông trong sự kiện thảm sát ở Paris. Màu cờ nước Pháp tràn ngập thế giới sau vụ thảm sát ở Paris, còn khi phương tây thảm sát hàng triệu người ở đâu đó trên thế giới thì không có lá cờ nào được vẫy lên. Thảm kịch được tầm thường hóa, chỉ được đưa tin nhằm mục đích câu khách, đồng thời lảng tránh sự thật. 

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Khi Paris run rẩy đối mặt với vụ tấn công kinh hoàng vào thứ sau, Beirut cũng vậy sau vụ đánh bom kép vào thứ năm và Palestin cũng vậy hàng ngày. Nhưng nhà hát Opera Sydney chỉ đổi màu vì Pháp và cho nước Pháp – lặp lại sự phản ứng đối với sự kiện Hebdo – các tổng thống phương tây phát biểu trong sự bàng hoàng và truyền thông tư nhân tường thuật trực tiếp, các slide show và các trang đăng video.

Ưu tiên về thảm kịch của truyền thông phản ánh và duy trì ưu tiên về chính trị, theo đó cuộc sống của một số người được coi là quan trọng hơn. Hơn nữa, bằng cách sử dụng thảm kịch có lựa chọn, biến thảm kịch thành giật gân để câu khách và do đó tầm thường hóa thảm kịch, thâm chí bỏ qua việc đưa tin số người chết bởi vì họ không thật sự hiểu. 

Truyền thông đã cực kỳ hấp tấp. Cho dù là truyền hình về tổn thất và đau khổ của địa phương cho sự tò mò tọc mạch của khán giả phương tây mà không cần quan tâm nhiều đến câu chuyện ở phía sau – như trong trường hợp động đất ở Nepal – hay cá nhân hóa các nạn nhân ở Paris, bao quát dòng thời gian của bạo lực theo chi tiết từng phút nhưng dàn xếp để duy trì sự thờ ơ bất chấp sự kiện.

Truyền thông không chỉ tác động tới cái mà khán giả biết, mà còn là cách họ suy nghĩ và điều mà họ quan tâm. Truyền thông không đưa tin về bốn năm biến Syria thành đống hoang tàn, theo cách chi tiết. Truyền thông đã lãng quên Nepal, những dòng tít tuyệt vời nhất đã biến mất và các phân tích về khôi phục và xây dựng dường như quá khó để theo dõi. Người tị nạn chỉ hiện ra trên truyền thông khi họ đặt chân lên đất của thế giới thứ nhất. Truyền thông có có vai trò trong nhận thức phê phán về các cấu trúc kinh tế cũng như xã hội phía sau thảm kịch, nhưng trong thực tế, do chủ sở hữu của truyền thông và động cơ lợi nhuận, nó sẽ không làm vậy. Không chỉ là về bán hàng, truyền thông là sức mạnh phục vụ cho một phe.

Gói tin tức mà truyền thông giới thiệu – những thảm kịch mà chúng trình bày cũng như những thảm kịch mà chúng bỏ qua củng cố một sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết, điều quan trọng là ai và cái gì phải được chú ý. Thảm kịch của nghèo đói và sự cô lập xã hội quy mô lớn bị truyền thông hạ thấp trong khi máy bay rơi và các vụ nổ súng chiếm vị trí trung tâm. Không phải là chúng phải như vậy mà thực ra là kém may mắn, những thảm kịch lớn nhất diễn là hàng ngày, chúng là dài hạn, tuần hoàn, chúng có nguyên nhân, nhưng đó là những con người sai lầm và thiếu những tiêu đề hấp dẫn, do vậy chúng bị kiểm duyệt bằng sự chung chung, cam chịu, im lặng. Điều đó có nghĩa là chúng được bình thường hóa và chấp nhận.

Các thảm kịch bị hạ thấp 

Những vụ thảm sát hàng triệu người mỗi năm cho tới các dịch bệnh có thể ngăn chặn được không được thừa nhận.

Sự xô đẩy tán loạn trong im lặng của những công nhân quá mệt mỏi bị trả lương thấp không được nhận thấy. Biến trí tuệ sâu sắc thành tư duy tầm thường, sự thể hiện chết cứng, bởi vì giáo dục cao đắt đỏ hơn truyền hình và điện thoại. Sự sáng tạo, nếu nó còn sống sót, được bán cho người đặt giá cao hơn.

Giới hạn với tình dục, giới tính và tồn tại. Có nghĩa là truy tố sự đa dạng và sản xuất có hệ thống ra sự cô độc.

Đầu độc hành tinh, cuộc sống trở thành bốc dầu hỏa và hận thù chờ bùng cháy.

Sự miễn tố của cảnh sát đối với tội sát nhân và sự miễn tố các quốc gia đối với bom đạn.

Ở trường học, lịch sử được dạy theo một chuỗi sự kiện, từ sự kiện này đến sự kiện khác, như là những anh hùng ngẫu nhiên và cá nhân, hơn là một quá trình. Đối với truyền thông ngày nay cũng vậy, Paris là một chuỗi sự kiện, không phải là một chủ đề phức tạp. Nếu có hành động nào xảy ra, điều đó sẽ đơn giản – trừng phạt kẻ thù, cho phép kẻ thù trở thành người dân, bỏ qua bối cảnh, câu hỏi và hậu quả. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tràn ngập các mạng xã hội sau khi Paris được mổ xẻ bằng phân tích nguyên nhân-kết quả - hiện nay đa số bản tin của truyền thông thiếu sự toàn diện . Đâu là các lực lượng và quyền lực tham gia? Đâu là bạo lực xâm lược, cô lập toàn bộ người dân, chuyện đó có liên quan đến chuyện này không? Tạo sao một số vụ bạo lực đối với một số dạng người được chấp nhận, còn đối với những người khác thì không? Đó có phải là một thảm kịch tự sát không?

Tamara Pearson is a long time journalist based in Latin America, and author ofThe Butterfly Prison. Her writings can be found at her blog.