Wednesday, February 27, 2013

Vài lời với ông Alan Phan về lịch sử

Ở phần đầu bài viết "Quay về chút lịch sử", ông Alan Phan đã rào trước đón sau rằng quan điểm của ông được hình thành từ việc theo dõi truyền thông, tức là những gì hoàn toàn công khai minh bạch và ai cũng biết, có lẽ vì thế mà ông cảm thấy hoàn toàn không cần phải đưa bằng chứng cho những điều mình nói. Sau khi đọc những gì ông viết, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Mỹ có thể vỗ tay cười thật tươi rằng họ đã thành công rực rỡ trong việc nhồi sọ một thế hệ. Lý do rất đơn giản: Ông tuyên bố là 68 năm rồi không thèm quan tâm đến các khẩu hiệu chính trị nhưng ông đã lặp lại chính xác những gì họ muốn ông nói.

Ông Alan Phan viết: Theo tôi biết, năm 1977, khi lên nắm quyền, dù chuyện Việt Nam không đem lại một lợi ích chính trị nào (dân Mỹ vừa chán ghét cuộc chiến tranh dài lê thê này, vừa bị nhục thua trận), Tổng thống Carter qua kênh ngoại giao không chánh thức đã ngỏ ý với các lãnh đạo Hà Nội là muốn tái lập bang giao và sẽ viện trợ nhân đạo cho một chương trình tái thiết hậu chiến. Câu trả lời sau đó từ phía Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của Carter là Mỹ phải “bồi thường chiến tranh” (dường như con số đưa ra là 2 tỷ USD thời đó) , “xin lỗi chánh thức Việt Nam” trước khi nói đên chuyện thiết lập bang giao (vì chúng tao mới thắng bọn chúng mày, hãy đến mà xin tha thứ). Tổng thống Mỹ muốn hạ nhục Việt Nam bằng đề nghị đó. Viện trợ nhân đạo có nghĩa là nước Mỹ muốn bố thí cho Việt Nam bao nhiêu, dưới dạng như thế nào và với điều kiện nào là do phía Mỹ quyết định. Nó giống như việc ông bị đụng xe nhưng kẻ đụng vào ông không chịu bồi thường mà lại nói rằng tôi sẽ bố thí cho ông theo cách tôi muốn. Đây là một lối chơi xấu chứ không phải tốt đẹp gì, cố tình không chịu bồi thường nhưng lại đổ lỗi là Việt Nam không chịu hợp tác bằng cách đặt ra điều kiện mà không ai có thể hợp tác. Nếu phía Việt Nam dại dột mà chui vào cái bẫy đã giăng ra thì cũng chưa chắc đã nhận được đồng nào mà lại chịu nhục với Mỹ. Nói theo ngôn ngữ của ông thì nó như thế này: Mày đánh thắng tao đấy nhưng tao giàu và mạnh hơn mày nhiều, nếu mày biết điều thì có thể tao sẽ bố thí cho mày vài đồng.

Ông mô tả phong cách Mỹ là: Tuy nhiên, trong mọi cư xử với Việt Nam từ 1975 đến nay, ngoài thái độ dửng dưng, phần lớn lãnh đạo và nhân dân Mỹ đã không mang một “hận thù quá khứ” hay “mặc cảm thua cuộc” nào. Hoàn toàn không thấy ông đưa ra được một bằng chứng nào về việc đó nhưng bằng chứng ngược lại thì rất phổ biến trên truyền thông, không hiểu sao ông lại không thấy. Chính quyền Mỹ không chỉ cấm vận công khai về mặt kinh tế mà còn ngăn cản cả những nỗ lực của bên thứ ba hỗ trợ Việt Nam. Chính quyền Mỹ không chỉ trực tiếp mà còn thông qua các đồng minh của Mĩ để phá hoại nỗ lực tái thiết đất nước của Việt Nam (1). Khi các thượng nghị sĩ thúc giục dỡ bỏ lệnh cấm vận thì tổng thống Bush đã lờ đi và gia tăng áp đặt cấm vận lên Việt Nam (2).

Trong quan hệ song phương, chính quyền Mỹ đã không ngừng sử dụng lá bài tìm kiếm hài cốt lính Mỹ để gây khó dễ cho Việt Nam. Ai cũng biết tìm kiếm hài cốt là công việc tốn rất nhiều tài nguyên và thời gian, trong khi Việt Nam còn rất nghèo và phải tập trung tái thiết lại đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì việc tìm kiếm hài cốt thực sự là một gánh nặng kinh khủng. Giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ N.Chomsky đã nhận xét một cách châm biếm như sau: Vì vậy, George Bush có thể đứng dậy và nói: "Người Việt Nam phải hiểu rằng chúng ta căm thù họ, chúng ta sẽ không bắt họ phải trả mọi thứ họ đã gây ra cho chúng ta. Nếu cuối cùng họ thật sự hối cải, các bạn biết đấy, dành toàn bộ cuộc đời của họ và toàn bộ nguồn tài nguyên mà họ có vào việc tìm kiếm các hài cốt của một trong những người mà họ đã ném ra ngoài trời một cách ác ý, thì có thể  chúng ta sẽ cho phép họ đi vào thế giới văn minh" . Sau đó, giáo sư Chomsky còn bình luận thêm đầy mỉa mai rằng: "Gã này còn tồi hơn cả Đức quốc xã" (3)

Ông ca ngợi Mỹ hành động rất cao thượng: Chuyện Mỹ vẫn “cúi xin lập bang giao” với Việt Nam, trở thành một đối tác thương mại và đầu tư lớn, mở cửa xã hội cho người giàu Việt Nam qua lại, làm ăn, học hành…theo tôi, đã là một “phép lạ” của tinh thần Mỹ. Nhưng sự thật là chẳng có phép lạ nào của tinh thần Mỹ cả, phép lạ nếu có thì nằm ở phía Việt Nam kia. Sau một quá trình nỗ lực phát triển kinh tế trong điều kiện bị phong tỏa cô lập, Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt và mở cửa nền kinh tế để làm ăn với các nước khác. Giới chủ doanh nghiệp Mỹ phát cuồng lên khi thấy món lợi nhuận béo bở đã bị chủ doanh nghiệp nước khác nẫng mất ngay trước mũi họ nên đã gây sức ép buộc chính quyền Mỹ phải xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Nước Mỹ là xứ sở của tinh thần thực dụng, mọi "phép lạ của tinh thần" đều phải ngay lập tức nhường chỗ cho phép lạ của lợi nhuận(4).

Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã không công bố lý do khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Nếu muốn nêm món gia vị chính trị thì ông có thể tham khảo lý do được thượng nghị sĩ John McCain đưa ra: "Quyền lợi của Mỹ là một nước Việt Nam có đủ sức về kinh tế để cưỡng lại những chiến thuật áp chế của nước láng giềng khổng lồ phương Bắc" (5). Xin được lưu ý là ông J. McCain nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế và vì thế một cách vô thức ông ấy thừa nhận việc cấm vận Việt Nam của chính quyền Mĩ đã thất bại, bởi cấm vận là để làm cho nền kinh tế Việt Nam suy kiệt nhưng đất nước này đã không bị lụn bại mà còn hồi sinh. Ông J. McCain có lẽ đã không biết đến cái "phép lạ tinh của thần Mỹ" do ông Alan Phan sáng tác ra.

Toàn bộ bài viết của ông có thể quy lại đúng theo quan điểm chính thống của Mỹ như sau: Nước Mỹ đã không làm gì sai cả. Chính quyền Mỹ đã cư xử anh minh và đầy cao cả chỉ có Việt Nam là mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác và họ phải tự gánh lấy những hậu quả do chính họ gây ra khi cố gắng chống lại chúng ta. Tôi thật sự không tìm ra bất cứ từ ngữ nào để diễn tả cái quan điểm của ông, nhưng tôi đồng ý với giáo sư N. Chomsky rằng luận điệu tuyên truyền ấy được sử dụng rất phổ biến và rất thành công trong các quốc gia chuyên đi xâm lược.

Cuối cùng, tôi không biết luật Việt Nam cấm ông nói gì nhưng có một điều tôi đang thấy là bộ máy truyền thông Mỹ làm việc rất hiệu quả, hệ thống ấy đã giúp ông không nhìn thấy những thứ mà lẽ ra ông phải thấy. Cái khả năng mà ông cho là có thể phân tích được quyền lợi quốc gia nằm đằng sau quyết định chính trị rõ ràng là rất đáng ngờ.

Danh mục tài liệu tham khảo:

(1) Noam Chomsky- What the Uncle Sam really want; 1993; Chapter: Inoculating Southeast Asia

After the Vietnam war was ended in 1975, the major policy goal of the US has been to maximize repression and suffering in the countries that were devastated by our violence. The degree of the cruelty is quite astonishing.

When India tried to send 100 water buffalo to Vietnam to replace the huge herds that were destroyed by the American attacks -- and remember, in this primitive country, water buffalo mean fertilizer, tractors, survival -- the United States threatened to cancel Food for Peace aid. (That's one Orwell would have appreciated.) No degree of cruelty is too great for Washington sadists. The educated classes know enough to look the other way.

In order to bleed Vietnam, we've supported the Khmer Rouge indirectly through our allies, China and Thailand. The Cambodians have to pay with their blood so we can make sure there isn't any recovery in Vietnam. The Vietnamese have to be punished for having resisted US violence.

In October 1991, the US once again overrode the strenuous objections of its allies in Europe and Japan, and renewed the embargo and sanctions against Vietnam. The Third World must learn that no one dare raise their head. The global enforcer will persecute them relentlessly if they commit this unspeakable crime.



và tham khảo mục (1): In October 1991, the US once again overrode the strenuous objections of its allies in Europe and Japan, and renewed the embargo and sanctions against Vietnam.

(3) Noam Chomsky- Nhận diện quyền lực; Hoàng Văn Vân dịch, Đinh Hoàng Thắng hiệu đính; NXB Tri Thức, 2012; trang 379


(5) Nguyễn Ngọc Giao - Thời kỳ sau cấm vận

Cập nhật:

Khi tìm hiểu thêm về ông Alan Phan trên mạng Internet thì thấy có rất nhiều thông tin không thấy được đưa lên truyền thông ở Việt Nam.

1) Vấn đề bằng cấp của ông Alan Phan

1.1) Ông Alan Phan đã không đưa lên trên trang tiểu sử của mình tại Góc Nhìn Alan phần bằng cấp của  trường Sussex College of Techology, về trường này thì có thể tham khảo ở đây

Theo một nguồn khác thì có thể xem giới thiệu về bằng cấp của ông Alan Phan tại các công ty mà ông đã tham gia: CRIMMS FAIRY TALES:ALAN PHAN OF "THE HARTCOURT COMPANIES" GETS THE THIRD DEGREE

1.2) Bằng DBA của ông này tại Southern Cross University Australia không biết học khi nào? Hiện tại chương trình tiến sĩ này được đào tạo từ xa và đang trong quá trình đánh giá lại (tạm thời không nhận người học). Nguồn: DBA at SCU 

1.3) Một ý kiến về bằng cấp tại trường Penn State của ông Alan Phan ở đây

2) Vụ Sở Giao Dịch Chứng Khoán kiện công ty Hartcourt của ông Alan Phan về hành vi phạm luật chứng khoán: SECURITIES AND EXCHANGE COMMISSION v. PHAN và Litigation Release No. 19133 / March 15, 2005

3) Người Đức cũng biết đến ông Alan Phan và công ty Hartcourt:  Neuste Beiträge aus: Hartcourt ! Wann wandert Dr. Alan Phan endlich in den Knast ???

3.1) Link đã dẫn có nhắc về công ty Hartcourt là công ty dựa trên đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ, được niêm yết trên sàn OTC chứ không phải là sàn NASDAQ, có nhiều bài báo về việc làm ăn của ông Alan Phan tại Trung Quốc, ví dụ như vụ thỏa thuận mua lại công ty China Infohighway nhưng bị công ty này phủ nhận.

3.2) Link đã dẫn đăng lại tài liệu vụ "Jazz Cigarette" của ông Alan Phan tại Mỹ

3.3) Link đã dẫn đăng lại những tài liệu về những người làm ăn với ông Alan Phan tại công ty Hartcourt như: Regis Possino, Red Breitman, Pattinson Hayton, Joanne Dally, Robert Harper,...Hầu hết những người này gặp nhiều rắc rối với luật pháp, ông Alan Phan cũng không phải ngoại lệ.

Tạm thời liệt kê các nguồn thông tin kiếm được ở đây, lúc nào có thời gian sẽ kiểm tra và tổng hợp lại xem ông Alan Phan thực sự là ai.

Sunday, February 24, 2013

Số phận bi thảm của một bản Hiến pháp

Viết về Hiến pháp Mỹ mãi cũng nhàm, thôi thì chuyển sang tán dăm câu về Hiến pháp Đức vậy. Nhiều người luôn ca ngợi sự thiêng liêng của Hiến pháp mà không biết rằng trong lịch sử gần đây ở quốc gia vào hàng cường quốc trên thế giới đã từng có một bản Hiến pháp có số phận rất bi thảm, được sinh ra để bảo vệ nền cộng hòa tư sản nhưng lại che chở cho chế độ phát xít, bị mất hiệu lực ngay trong khi vẫn đang có hiệu lực, và cuối cùng bị thay thế bằng một đạo luật đảm bảo cho sự can dự của quân Đồng minh vào chính quyền.

Một trong những điều lầm tưởng kỳ khôi nhất, hay được lưu truyền nhất là chế độ phát xít của Hitler không có Hiến pháp. Thực ra, bản Hiến pháp Đức năm 1919 (Weimarer Verfassung) có từ trước khi Hitler lên nắm quyền cũng chính là Hiến pháp được chế độ phát xít sử dụng, nó chưa bao giờ bị xóa bỏ nhưng bị vô hiệu hóa bởi Nghị định về bảo vệ Nhân dân và Nhà nước (Reichstagsbrandverordnung) do Tổng thống Hildenburg ký năm 1933 nhằm hạn chế các quyền công dân và Luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz) do Quốc hội Đức thông qua năm 1933. Luật Trao quyền năm 1933 cho phép Hitler toàn quyền ban hành và thi hành các đạo luật mà không cần thông qua Quốc hội hay chịu sự hạn chế của Tổng thống cũng như Hiến pháp.

Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng tại sao Nghị viện Đức lại có thể thông qua một đạo luật kinh khủng như Luật Trao quyền năm 1933, họ sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đạo luật đó được thông qua hoàn toàn hợp lệ với 444 phiếu thuận của các đảng: Quốc Xã, Nhân Dân Quốc Gia, Trung Dung, Nhân Dân Bayern, Quốc Gia Đức; chỉ có duy nhất Đảng Dân Chủ Xã Hội đã chống lại với 94 phiếu (1). Một chế độ đa nguyên đa đảng tốt đẹp đáng mơ ước đã quỳ gối trước chế độ độc tài phát xít. Các đảng phái ở Đức đã tự nguyện quy hàng Hitler, thậm chí đã tự ký vào bản án tử hình cho chính mình.

Sau khi chế độ phát xít sụp đổ, nước Đức bị chia cắt làm hai miền. Ở phần Tây Đức dưới sự chiếm đóng của quân Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ), bản Hiến pháp Đức 1919 bị vứt bỏ và thay vào đó là Luật Cơ sở (Grundgesetz) được Hội đồng nghị viện với sự chấp nhận của ủy ban quân quản của Đồng minh ban hành năm 1949 tại Bonn. Luật Cơ sở không phải là Hiến pháp mà chỉ là giải pháp tạm thời cho tình trạng nước Đức bị chia cắt và bị quân Đồng minh chiếm đóng. Điều 146 của Luật Cơ sở nêu rõ rằng Luật Cơ sở sẽ hết hiệu lực khi nước Đức hoàn toàn thống nhất, tự do và Hiến pháp do nhân dân tự quyết có hiệu lực (Dieses Grundgesetz, das nach Vollendung der Einheit und Freiheit Deutschlands für das gesamte deutsche Volk gilt, verliert seine Gültigkeit an dem Tage, an dem eine Verfassung in Kraft tritt, die von dem deutschen Volke in freier Entscheidung beschlossen worden ist)Hiện nay, chính phủ Đức tuyên bố rằng với sự thống nhất của nước Đức năm 1990 thì Luật Cơ sở cũng trở thành Hiến pháp của toàn bộ nước Đức (2). Tuy vậy, vẫn có nhiều người Đức hiểu điều 146 theo cách khác, họ cho rằng nước Đức thống nhất cần có Hiến pháp mới thay thế cho Luật Cơ sở và đấu tranh đòi lập Hiến pháp. Lập luận của những người đòi lập Hiến pháp mới xoay quanh các góc độ như: Luật Cơ bản là do nước ngoài áp đặt, vi phạm nhân quyền và chỉ phục vụ cho lợi ích của giới chủ doanh nghiệp... Tất nhiên, họ bị cảnh sát Đức bắt giữ và thẩm vấn ngay lập tức (3) cho dù có viện dẫn điều 146 của Luật Cơ bản.

Nguồn trích dẫn:

Tuesday, February 19, 2013

Có nên chống người tham gia thập tự chinh?

Vào năm 1096, giáo hoàng Urbain II đã phát động cuộc thập tự chinh đầu tiên nhằm giải phóng Jérusalem. Đoàn quân thập tự chinh không được tổ chức tốt, đi về phía Đông mà không biết là phải đi qua những quốc gia nào, vì thiếu lương thực nên họ đã cướp phá suốt dọc đường đi, thậm chí vì quá đói nên đã ăn cả thịt người. Đoàn quân chiến đấu vì đức tin đã nhanh chóng biến thành một đoàn quân du đãng và phá hoại, đe dọa cả châu Âu. Vua Hungary vốn cũng là người theo đạo Thiên chúa giáo đã quyết định tàn sát tất cả đoàn quân đó để bảo vệ cho các lãnh địa của mình.

Những người tham gia cuộc thập tự chinh thảm hại ấy có thể giương cao những khẩu hiệu kiểu như "Chiến đấu vì Chúa trời"  hay "Xả thân vì đức tin" hay "Bảo vệ đất thánh khỏi lũ vô đạo"... đầy thiêng liêng và ý nghĩa nhưng không thể thay đổi hiện thực đầy nghiệt ngã rằng hành động của họ là côn đồ, nguy hiểm và tàn phá châu Âu nhiều hơn là các thế lực thù địch ở châu Á. Họ có thể lập luận rất hợp lý rằng họ chiến đấu vì Chúa trời nên những ai chống lại họ là chống lại Chúa trời, nhưng cuối cùng những đạo hữu khác đã buộc phải tiêu diệt họ để bảo vệ chính mình. Bài học cay đắng về đạo quân thập tự chinh đầu tiên ấy cách đây đã cả ngàn năm nhưng vẫn luôn rất thời sự.

Người Buôn Gió và lập luận phản động

Trước khi chụp mũ cho lập luận của nhà văn Nguyễn Thanh Tú trong bài "Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tìnhlà phi lý và phản động thì Người Buôn Gió nên tham khảo câu châm ngôn ưa thích của John Jay, người đứng đầu Cơ quan lập hiến và là chánh án đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ, câu đó như sau: "Những người giành lại được/sở hữu đất nước phải cai trị nó".

Điều 4 của Hiến Pháp Mỹ không ghi Đảng nào sẽ lãnh đạo nước Mỹ nhưng toàn bộ Hiến Pháp Mỹ thì lại thể hiện rất rõ rằng đảng kinh doanh sẽ độc quyền cai trị nước Mỹ vô thời hạn. Nếu ai đó đòi xóa bỏ Hiến Pháp Mỹ để xóa bỏ sự độc quyền cai trị của đảng kinh doanh thì sao nhỉ? Đó là một câu hỏi không có câu trả lời vì chưa có ai định làm điều đó mà còn có thể tiếp tục tồn tại.

Cập nhật:

1) Câu phát biểu của John Jay nguyên văn tiếng Anh là “Those who own the country ought to govern it. ” có thể tìm thấy đầy rẫy trên internet, ví dụ. Tuy vậy, nếu ai đó là fan hâm mộ của giới tinh hoa trí thức (không phải trí ngủ) xứ Việt thì hẳn biết tới nhà xuất bản Tri Thức, chắc hẳn nhiều trí thức (không ngủ) khi tung hô bài viết của Người Buôn Gió thì đã quên không đọc cuốn sách của giáo sư N. Chomsky - "Nhận diện quyền lực" do nhà xuất bản Tri Thức phát hành năm 2012, cụ thể là trang 452.

2) Cái ý chế độ độc đảng kinh doanh ở Mỹ thực ra chả có gì mới, nó đã được F. Engels nêu ra cách đây gần hơn trăm năm, sau này giáo sư N. Chomsky có nhắc lại trong bài trả lời phỏng vấn báo Spiegel số 41/20 ngày 6/10/2008. Bản tiếng Việt được đăng trên talawas 2008, một diễn đàn thu hút được sự tham gia của rất nhiều trí thức đủ loại xứ Việt, tình cờ làm sao là có nhiều trí thức (không ngủ song có lẽ cũng không thèm đọc sách) tham gia.

3) Hiến Pháp Mỹ là một chủ để thú vị có thể tham khảo thêm bài viết này.

Friday, February 8, 2013

Mánh lái buôn

Những con lừa luôn kêu be be vì gánh nặng, ai cũng biết vậy. Khi gần đến chợ, đám lái buôn láu cá thường quất lũ lừa thật lực để chúng kêu rống lên ầm ĩ. Người đi chợ sẽ nghĩ rằng đám lái buôn mang nhiều hàng hóa lắm và đổ xô đến xem. Đã đến chỗ đám lái buôn rồi thì họ khó có thể đi khỏi mà không bị moi  mất chút ít tiền trong túi, đôi khi còn bị moi sạch.

Cái nghề tuyên truyền cũng thường phải dùng tới mánh lái buôn, muốn người ta chú ý tới mình thì cứ phải quất đám lừa thật lực để chúng rống lên.