Showing posts with label Charlie Hebdo. Show all posts
Showing posts with label Charlie Hebdo. Show all posts

Thursday, February 26, 2015

Giết hại nhà báo - họ và chúng ta

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Murdering Journalists - Them and Us" của tác giả William Blum đăng trên tạp chí Coldtype số 93 tháng 2 năm 2015, trang 76. Không chỉ đề cập đến việc Hoa Kỳ đã sát hại nhiều nhà báo trong các cuộc chiến của họ, tác giả còn bình luận về sự thay đổi hệ tư tưởng của một lớp người Mỹ dưới tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính sách phá hoại Cuba của Hoa Kỳ.

Giết hại nhà báo – họ và chúng ta

Sau sự kiện ở Paris, sự lên án đối với cuồng tín tôn giáo đạt tới đỉnh điểm. Tôi cho rằng thậm chí là ảo tưởng tiến bộ nhỏ nhoi đối với những kẻ thánh chiến, nhét vào đầu họ vài ý nghĩ về trí thức, châm biếm, hài hước, tự do ngôn luận. Trên hết, chúng ta đang nói về những thanh niên nổi dậy ở Pháp, không phải ở Arab Saudi.

Đâu là điểm xuất phát của chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống trong thời hiện đại? Đa số chúng – được huấn luyện, vũ trang, tài trợ, tẩy não – đến từ Afghanistan, Iraq, Lybia và Syria. Trong những thời kỳ khác nhau từ những năm 1970 cho tới nay, bốn quốc gia đó đã từng là các quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại, có giáo dục nhất ở khu vực Trung Đông. Điều gì đã xảy ra với những quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại và có giáo dục đó?

Vào những năm 1980, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Afghanistan tiến bộ và có đầy đủ quyền cho phụ nữ, tin vào điều đó hay không, thì hệ quả là Taliban xuất hiện và giành được quyền lực.

Vào những năm 2000, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Iraq, phá hủy không chỉ nhà nước thế tục mà còn là nhà nước văn minh, để lại một nhà nước thất bại.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ và cỗ máy quân sự NATO của họ lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi của Lybia, để lại phía sau một nhà nước phi luật pháp, với hàng trăm phần tử thánh chiến và hàng tấn vũ khí khắp Trung Đông.

Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tham gia vào việc lật đổ chính quyền thế tục Bashar al-Assad của Syria. Điều đó cùng với việc chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho sự bùng phát của chiến tranh Sunni-Shia, dẫn đến sự hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo với trò chặt đầu và những trò hấp dẫn khác của họ.

Mặc dù vậy, bất chấp tất cả, thế giới được tạo ra an toàn đối với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bài cộng sản, dầu mỏ, Israel và những kẻ thánh chiến. Chúa thật vĩ đại!

Khởi đầu với Chiến Tranh Lạnh, những cuộc can thiệp đã nêu diễn ra trong suốt 70 năm chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, nếu không có chúng – như nhà văn người Nga/Mỹ Andre Vltchek đã quan sát – “hầu hết các quốc gia Hồi Giáo, trong đó có Iran, Ai Cập và Indonesia, hiện giờ sẽ hoàn toàn giống như các nước xã hội chủ nghĩa, dưới quyền một nhóm lãnh đạo rất ôn hòa và thế tục.” Thậm chí ngay cả Arab Saudi cực đoan – nếu không có sự bảo hộ của Washington – thì có lẽ mọi thứ sẽ rất khác biệt.

Vào ngày 11 tháng 1, Paris là địa điểm diễn ra Tuần Hành Đoàn Kết Quốc Tế để vinh danh tạp chí Charlie Heddo, nơi có những nhà báo đã bị kẻ khủng bố ám sát. Cuộc tuần hành có chút ấn tượng nhưng cũng phơi bày sự đạo đức giả của Phương Tây, với kênh truyền hình Pháp và đám đông đại diện tán tụng bất tận sự trả thù của thế giới NATO cho nhà báo và tự do ngôn luận; một biển biểu ngữ tuyên bố Je suis Charlie … Nous Sommes Tous Charlie; và một cây bút chì khổng lồ đầy huênh hoang, nếu như nó là bút chì – chứ không phải là bom, xâm lược, lật đổ, tra tấn và tấn công bằng máy bay không người lái – được Phương Tây lựa chọn làm vũ khí ở Trung Đông suốt thế kỷ qua. 

Không có mảy may đề cập nào đến sự thật là quân đội Hoa Kỳ, trong chuỗi chiến tranh của họ suốt những thập kỷ qua ở Trung Đông và những nơi khác, phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng tá nhà báo. Một trong số các sự kiện xảy ra ở Iraq, hãy xem đoạn video năm 2007 của Wikileak về vụ sát hại máu lạnh hai nhà báo của hàng Reuters; vào năm 2003, tên lửa không đối đất của Hoa Kỳ bắn vào văn phòng của Al Jazeera ở Baghdad khiến cho ba nhà báo bị chết và bốn người khác bị thương; Hoa Kỳ bắn vào khách sạn Palestine ở Baghdad trong cùng năm đó khiến hai nhà quay phim ngoại quốc thiệt mạng.

Hơn thế nữa, vào ngày 8 tháng 10 năm 2001, ngày thứ hai trong cuộc ném bom Afghanistan, trạm chuyển tiếp sóng phát thanh Shari của chính quyền Taliban bị ném bom và ngay sau đó Hoa Kỳ ném bom khoảng 20 trạm phát thanh địa phương. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Rumsfeld biện minh cho việc tấn công những cơ sở đó: “Dĩ nhiên, chúng không thể được coi là các cơ sở truyền thông tự do. Chúng là cơ quan phát ngôn của Taliban và những kẻ chứa chấp khủng bố.” 

Ở Nam Tư vào năm 1999, trong chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày tai tiếng tại một quốc gia không tạo thành bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác, đài truyền hình phát thanh nhà nước Serbia (RTS) là mục tiêu tấn công vì họ đưa những tin tức mà Hoa Kỳ và NATO không thích (như sự kinh khủng mà những trận ném bom tạo ra). Bom đã tước đoạt sinh mạng của nhiều nhân viên nhà đài, hai chân của một người sống sót đã bị cắt bỏ để có thể đưa anh ta ra khỏi đống đổ nát.

Tôi trình bày ở đây một số quan điểm về Charlie Heddo mà một người bạn ở Paris gửi cho tôi, người này có mối quan hệ gần gũi lâu dài với xuất bản và nhân viên trong ngành: 

“Về chính sách đối ngoại thì Charlie Heddo theo hướng tân bảo thủ. Họ ủng hộ mọi sự can thiệp của NATO từ thời Nam Tư tới nay. Họ bài Hồi Giáo, bài Hamas (hay bất cứ tổ chức Palestine nào), bài Nga, bài Cuba (với một họa sĩ truyện tranh là ngoại lệ), bài Hugo Chavez, bài Iran, bài Syria, ủng hộ Pussy Riot, ủng hộ Kiev … Tôi có cần tiếp tục không?” 
“Thật lạ lùng, tạp chí này lại được coi là ‘cánh tả’. Sự phức tạp đối với tôi là phê phán họ vào lúc này bởi vì họ không phải là ‘người xấu’, họ chỉ là một nhóm các họa sĩ truyện tranh, đúng vậy, những trí thức tự do không hề có bất cứ kế hoạch đặc biệt nào và là những người không liên quan tới các dạng ‘cải huấn’ – chính trị, tôn giáo hay bất cứ thứ gì; chỉ là vui vẻ và cố gắng bán một tạp chí ‘lật đổ’ (với sự ngoại lệ đáng chú ý là cựu biên tập viên Philippe Val, người mà tôi cho là tân bảo thủ từ trong trứng).”

Ngu xuẩn và ngu xuẩn hơn

Có ai còn nhớ Arseniy Yatsenuk? Cái người Ukraina được quan chức Hoa Kỳ sử dụng vào đầu năm 2014 và sắp đặt làm thủ tướng, để ông ta có thể dẫn dắt Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina chống lại Nga trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh mới?

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, Yatsenuk đã nói như sau: “Tất cả chúng ta đều nhớ rõ cuộc xâm lược của Soviet đối với Ukraina và Đức. Chúng ta sẽ không cho phép điều đó, không ai có quyền viết lại kết quả của Chiến Tranh Thế Giới thứ II.” Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina, các bạn hãy nhớ kỹ rằng, cũng bao gồm một số những kẻ tân Phát xít tại các vị trí cao cấp của chính quyền và nhiều trong số đó đang tham gia vào cuộc chiến chống lại người Ukraina thân Nga ở miền đông-nam của đất nước. Vào tháng 6 năm ngoái, Yatsenuk gọi những người thân Nga là “hạ cấp”, tương đương với khái niệm “người hạ đẳng” của phát xít. 

Thế nên lần tới mà bạn lắc đầu trước những bình luận ngớ ngẩn của quan chức chính quyền Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng các quan chức cấp cao Hoa Kỳ không nhất thiết phải là những kẻ ngu ngốc nhất, ngoại trừ việc họ lựa chọn đối tác xứng đáng cho đế chế.

Kiểu mít tinh ở Paris vào tháng này để lên án hành động khủng bố của những kẻ thánh chiến cũng được dùng để lên án nạn nhân của vụ Odessa ở Ukraina vào tháng 5 năm ngoái. Cùng một kiểu tân phát xít đã nêu trên, diễu hành loanh quanh với biểu tượng giống như chữ thập ngoặc, kêu gào giết người Nga, giết cộng sản và giết Do Thái, đốt tòa nhà công đoàn ở Odessa, giết hại nhiều người và khiến hàng trăm người phải vào viện; nhiều nạn nhân bị đánh đập hay bắn khi họ cố gắng thoát khỏi lửa và khói; xe cứu thương bị ngăn cản tiếp cận những người bị thương. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm một đơn vị truyền thông chính thống Hoa Kỳ đưa tin có một chút nghiêm túc về sự kiện kinh hoàng đó thì bạn phải tới trạm truyền thông Nga ở Washington, DC, RT.com, tìm kiếm từ khóa “vụ hỏa hoạn Odessa” để có bài tường thuật, hình ảnh và phim, cũng như xem bài đăng trên Wikipedia về vụ đụng độ ở Odessa vào ngày 2 tháng 5. 

Nếu người Mỹ bị buộc phải xem, nghe và đọc mọi câu chuyện về hành vi của tân phát xít ở Ukraina những năm gần đây, tôi nghĩ rằng họ sẽ ngạc nhiên tại sao chính quyền của họ lại liên minh thân thiết với những người đó. Hoa Kỳ có thể ở cùng phe với những người đó để tiến hành chiến tranh chống Nga. 

Một vài suy nghĩ về hệ tư tưởng 

Norman Finkelstein, một nhà phê bình Israel dữ dội người Mỹ, mới được Paul Jay phỏng vấn trên Mạng Lưới Tin Tức Trung Thực. Finkelstein kể về việc ông trở thành người theo chủ nghĩa Mao thời trẻ và bị phá hủy vì sự phơi bày và sự sụp đổ của Bè Lũ Bốn Tên vào năm 1976 ở Trung Quốc. “Điều đó xuất hiện chỉ dường như là quá nhiều tham nhũng. Những người mà chúng tôi nghĩ rằng họ tuyệt đối không vị kỷ thực ra lại rất vị kỷ. Điều đó đã rõ ràng. Vụ lật đổ Bè Lũ Bốn Tên đã nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng.”

Nhiều người theo chủ nghĩa Mao khác đã bị chia rẽ bởi sự kiện đó. “Mọi thứ bị lật đổ trong một đêm, toàn bộ hệ thống kiểu Mao, những người mà chúng ta cho [là] người xã hội chủ nghĩa mới, họ đều được tin rằng đã tự phấn đấu, tự đấu tranh. Sau một đêm tất cả bị đảo lộn.”

“Anh biết không, nhiều người nghĩ rằng McCarthy đã phá hủy Đảng Cộng Sản,” Finkelstein tiếp tục. “Đó hoàn toàn không phải là sự thật. Anh biết không, khi anh là một người cộng sản thời đó, anh có sức mạnh nội tại chống lại chủ nghĩa McCarthy, bởi vì đó là chính nghĩa. Thứ đã phá hủy Đảng Cộng Sản là bài phát biểu của Khrushchev,” đề cập tới việc thủ tướng Nikita Khrushchev của Soviet vào năm 1956 đã phơi bày các tội ác của Joseph Stalin.

Mặc dù khi đó tôi đã đủ trưởng thành và đủ quan tâm để bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng Trung Quốc và Nga, tôi đã không bị ảnh hưởng. Tôi vẫn là người ca tụng chủ nghĩa tư bản và là một người chống cộng rất trung thành. Cuộc chiến tranh Việt Nam mới là Bè Lũ Bốn Tên và Nikita Khrushchev của tôi. Vào một ngày sau những ngày của năm 1964 và đầu năm 1965, tôi theo dõi tin tức cẩn thận, thu thập các thống kê hàng ngày về hỏa lực của Hoa Kỳ, các loại bom và số lượng xác chết. Tôi tràn đầy tự hào yêu nước về sức mạnh khổng lồ đang vẽ lại lịch sử của chúng tôi. Những từ ngữ như của Winston Churchill, về việc Hoa Kỳ tham gia vào Chiến Tranh Thế Giới thứ II, lại dễ dàng đi vào đầu óc – “Nước Anh sẽ sống, Vương Quốc Anh sẽ sống; khối thịnh vượng chung của các quốc gia sẽ sống.” Sau đó một ngày, tôi bị đánh bại đột ngột và không thể cắt nghĩa được. Ở những ngôi làng với cái tên xa lạ có người dân bị ném bom, mọi người bỏ chạy hoàn toàn vô vọng trước sự trừng phạt của khẩu súng máy mà chúa cũng phải khiếp sợ.

Kịch bản đó được tiếp diễn. Các bản tin vẫn hướng tôi vào sự tự hài lòng đúng đắn rằng chúng ta đang dạy cho những gã cộng sản khốn kiếp thấy là họ không thể thoát khỏi những thứ mà chúng ta muốn có. Khoảnh khắc tiếp theo, làn sóng ghê tởm đã nhấn chìm lòng tự hào về mọi thứ trong tôi. Thực ra, sự kinh tởm đã dìm chết qua lòng tự hào yêu nước, không bao giờ quay trở lại nơi mà tôi từng ở đó; nhưng khiến tôi cảm thấy sự vô vọng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hết lần này đến lần khác, hết thập kỷ này qua thập kỷ khác.

Bộ não của con người là một cơ quan kỳ diệu. Nó hoạt động 24h một ngày, 7 ngày một tuần, và 52 tuần một năm, từ trước khi bạn rời khỏi bụng mẹ, cho đến ngày bạn bị nhiễm chủ nghĩa quốc gia. Ngày đó có thể đến rất sớm. Dòng tiêu đề mới đây trên tờ Washington Post: “Ở Hoa Kỳ, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Ôi, sự nhầm lẫn của tôi! Tiêu đề thực tế là: “Ở Bắc Triều Tiên, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Hãy để Cuba sống! Danh sách ma quỷ về những điều Hoa Kỳ đã làm với Cuba

Vào ngày 31 tháng 5 năm 1999, một vụ kiện trị giá 181 tỷ dollar về thiệt mạng oan ức, thương tích cá nhân và thiệt hại kinh tế chống lại Hoa Kỳ được khởi sự ở tòa án Havana. Sau đó vụ kiện cũng được tiến hành với Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi đó, định mệnh của nó là một điều bí ẩn. 

Vụ kiện bao gồm 40 năm kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của quốc gia và mô tả, với các chi tiết chắc chắn, các hành động xâm lược Cuba của Hoa Kỳ; cụ thể, thường xuyên có tên, ngày tháng và các tình huống đặc biệt, mỗi người được nhắc đến đều bị giết hại hoặc bị thương nặng. Trên hết, 3.478 người bị giết hại và 2.099 người khác bị thương nặng. (Con số này không bao gồm nhiều nạn nhân gián tiếp của việc Washington phong tỏa và gây áp lực kinh tế)

Vụ kiện, theo khái niệm pháp lý, rất dễ bị chìm xuồng. Vụ kiện về thiệt mạng vô cớ của các cá nhân, theo mệnh lệnh của những người sống sót và thương tích cá nhân của những người sống sót sau các thương tích nghiêm trọng. Không có vụ tấn công thất bại nào của Hoa Kỳ là phù hợp, do đó không có lời khai liên quan đến hàng trăm âm mưu ám sát thất bại đối với Chủ tịch Cuba Fidel Castro và các quan chức cao cấp khác, hay thậm chí là các vụ đánh bom mà không có ai bị chết hay bị thương. Thiệt hại về mùa màng, gia súc, hay kinh tế Cuba nói chung đã bị loại trừ, không có lời khai về việc đưa cúm lợn hay mốc thuốc lá vào hòn đảo này.

Mặc dù vậy, những bề ngoài của những cuộc chiến tranh sinh học và hóa học của Hoa Kỳ chống lại Cuba liên quan đến nạn nhân được mô tả chi tiết, rất đáng chú ý là vệc phát tán bệnh sốt xuất huyết vào năm 1981, trong thời kỳ đó có khoảng 340.000 người đã bị nhiễm bệnh và 116.000 phải nhập viện; đó là chuyện xảy ra ở quốc gia chưa từng trải qua một trường hợp dịch bệnh nào trước đó. Cuối cùng, 158 người, trong đó có 101 trẻ em, đã chết. Chỉ có 158 trong số 116.000 người nhập viện đã chết là lời khai về khu vực y tế công cộng đáng chú ý của Cuba.

Đơn kiện mô tả chiến dịch tấn công hàng không và hàng hải chống lại Cuba diễn ra vào tháng 10 năm 1959, khi tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower chấp thuận một chương trình bao gồm ném bom các nhà máy đường, đốt cháy các cánh đồng mía, tấn công bằng súng vào Havana, thậm chí là cả các tàu hỏa chở hành khách.

Một phần khác của đơn kiện mô tả các nhóm khủng bố có vũ trang los banditos, những kẻ đã tàn phá hòn đảo trong 5 năm, từ năm 1960 đến năm 1965, khi nhóm cuối cùng bị bao vây và đánh bại. Những băng nhóm đó khủng bố những nông dân nhỏ, tra tấn và giết hại những người bị coi là (thường không đúng) người ủng hộ tích cực của cuộc cách mạng; đàn ông, đàn bà và trẻ em. Nhiều giáo viên tình nguyện viên trẻ của chiến dịch xóa mù chữ cũng là nạn nhân của những kẻ thủ ác đó.

Dĩ nhiên là cả vụ xâm lược tai tiếng Vịnh Con Lợn vào tháng 4 năm 1961. Mặc dù toàn bộ sự kiện chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 72 giờ, 176 người Cuba bị giết và 300 người nữa bị thương, 50 người trong số họ bị tàn tật vĩnh viễn.

Đơn kiện cũng mô tả cuộc chiến trừng phạt và khủng bố bất tận bao gồm đánh bom tàu bè và máy bay cũng như cửa hàng và văn phòng. Ví dụ kinh khủng nhất về sự trừng phạt dĩ nhiên là vụ đánh bom máy bay của Cuba trên bầu trời Barbados vào năm 1976 khiến cho 73 hành khách thiệt mạng. Những vụ giết hại các nhà ngoại giao và quan chức Cuba diễn ra khắp thế giới, trong đó có một vụ xảy ra trên đường phố New York vào năm 1980. Chiến dịch này tiếp diễn vào những năm 1990, với những vụ sát hại cảnh sát, binh lính và thủy thủ vào năm 1992 và 1994, chiến dịch đánh bom khách sạn vào năm 1997 khiến một người nước ngoài thiệt mạng, một chiến dịch nhằm mục đích đe dọa khách du lịch và dẫn đến việc sĩ quan tình báo Cuba được gửi tới Hoa Kỳ để ngăn chặn các vụ đánh bom; từ hàng ngũ của họ xuất hiện Nhóm Năm Cuba.

Ngoài những chuyện kể trên còn có thể nhắc tới nhiều hoạt động tống tiền, bạo lực và trừng phạt do Hoa Kỳ và các nhân viên của chính quyền thực hiện trong 16 năm kể từ khi vụ kiện bắt đầu. Sự tổn thương sâu sắc và thiệt hại mà người dân Cuba phải gánh chịu có thể coi như một vụ 11 tháng 9 của hòn đảo.

Sunday, January 11, 2015

Tôi mệt mỏi với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, truyền thông chính thống đã nhanh chóng cuốn người theo dõi vào hai thái cực đối lập nhau dựa trên định kiến về tự do ngôn luận. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "4 Reasons Why ‘Je Suis Fatigue’ From Islamophobia" của tác giả Khalishah K. Stevens để thấy vấn đề ở một góc nhìn rộng hơn những định kiến.Tiêu đề do người dịch đặt.

Bốn lý do khiến “Je Suis Fatigue” [Tôi Mệt Mỏi] với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ những vụ tấn công ở Paris, khó có thể là một người Hồi Giáo cũng như có thể đau buồn về những nạn nhân của vụ tấn công tờ Charlie Hebdo khi sự chú ý toàn cầu lại một lần nữa hướng vào việc bạn lên án ra sao, do những kẻ thủ ác làm việc đó với danh nghĩa tôn giáo của bạn.

Đây là một số lý do khiến người Hồi Giáo ôn hòa kiệt sức và mệt mỏi bởi những sự kiện vừa qua.

1. Người Hồi Giáo cần phải lên án/chịu trách nhiệm về các vụ giết người ngay!

Người Hồi Giáo phải lên án hành động của tất cả những kẻ cực đoan do những kẻ cực đoan gây tổn thương cho người Hồi Giáo nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Hầu hết người Hồi Giáo, sau đó là các sắc tộc thiểu số khắp vùng Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo từ Mosul và người Yazidis, cuối cùng là những người dân vô tội ở phương Tây. Nếu bất cứ ai muốn ngăn chặn những kẻ cực đoan, người Hồi Giáo sẽ là NGƯỜI ĐẦU TIÊN hưởng lợi từ việc xóa sổ những nhóm đó. 

Việc chủ nghĩa cực đoan thường nhật xảy ra trong thế giới thứ ba của chúng ta chỉ có giá trị tin tức khi xuất hiện ở thế giới thứ nhất. Khi điều đó xảy ra, truyền thông nhanh chóng quay lại và yêu cầu người Hồi Giáo xin lỗi, như là một nhóm tập thể đồng nhất, để bảo vệ bản thân và giữ khoảng cách với những kẻ điên khùng đang làm tổn thương chúng ta.

Hãy quên đi chủ đề sâu sắc về việc chủ nghĩa cực đoan phát triển từ những quyết định chính sách đối ngoại nghèo nàn của những kẻ hiếu chiến ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, hay những tàn dư của chủ nghĩa thuộc địa. Chúng ta là người Hồi Giáo bị quở trách và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của những kẻ cực đoan bởi vì họ tự nhận một cách không chính xác là Hồi Giáo.

Tội liên đới, tất cả 1,6 tỷ người chúng ta.

Trong trường hợp bạn quên mất điều đó, thì có tin tức mới nhất – ISIS đã giết tất cả mọi người, trong đó có cả những người Hồi Giáo vô tội. Những kẻ cực đoan nhằm vào tờ Charlie Hebdo bởi vì tờ báo đặc biệt ồn ào và rất khó chịu về Hồi Giáo, điều đó dẫn tôi tới điểm tiếp theo: 

2. Những tay súng cực đoan nhằm vào Charlie Hebdo bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận.

Truyền thông tường thuật rằng động cơ của các tay súng khi tấn công tờ Charlie Hebdo là bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận. Tấn công tự do ngôn luận là vấn đề quá rộng và mập mờ để kẻ cực đoan phản đối. Nhưng tường thuật đã đi theo cách đó, bởi vì đó không phải là sự đơn giản tuyệt đẹp sao? 

Người Hồi Giáo cũng hưởng lợi từ tự do ngôn luận. Có nhiều ví dụ về việc người Hồi Giáo có thể hưởng lợi từ tự do ngôn luận hay các quyền dân sự khi họ bị giam giữ ở sân bay hay bị đưa tới Vịnh Guantanamo hay bị từ chối tiếp cận luật sư.

Những người bị bắn ở Charlie Hebdo là vô tội và không đáng phải chết, họ cũng thúc đẩy hiện trạng đối mặt với hội chứng sợ Hồi Giáo, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Không có nhưng mà, không lên án nạn nhân, họ không tôn trọng và có quyền như vậy, cũng như không đáng phải chết vì khiếm nhã. Rất nhiều người nỗ lực để hiểu sự việc theo cách này ngay sau vụ nổ súng, song đó là sự thật 

Những người ở Charlie Hebdo không nên được coi như những thánh tử vì đạo của tự do ngôn luận, bởi vì điều đó gây tổn thương cho quyền tự do ngôn luận cũng như các nhà báo và các tù nhân chính trị thực sự can đảm theo cách riêng đối với những chính quyền đã trừng phạt bạn nhiều lần về việc phát ngôn chống lại chính quyền. Charlie Hebdo viết và vẽ một cách thoải mái trong văn phòng của họ ở Paris, không tường thuật về những tội ác chiến tranh ở thế giới thứ ba. Ngay cả ở Pháp thì những châm biếm của họ cũng không động tới những vấn đề xã hội quan trọng như Jonathan Swift đề cập trong “Một đề xuất hiện đại nhất”, hay đưa ra các câu hỏi chính trị giống như nghệ sĩ châm biếm Stephen Colbert đưa ra trong “Tường Thuật của Colbert”. Trái lại, Charlie Hebdo vẽ các biểu tượng tôn giáo trong các tư thế khiêu dâm trắng trợn và vẽ biếm họa một chính khách da màu giống như một con khỉ. Làm sao có thể coi những điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân cao quý về tự do ngôn luận? 

Charlie Hebdo có quyền tự do ngôn luận tuyệt vời, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ đứng về phía quyền tự do ngôn luận. Nếu có bất cứ điều gì cần nói, thì nội dung của họ gần gũi hơn với ghét ngôn luận. Châu Âu đang trải qua một pha chuyển đổi sang chính trị cánh hữu khi gặp làn sóng nhập cư từ các quốc gia bị chiến tranh xé nát, và thay vì tạo ra đối thoại về cách xây dựng một nền tảng đa văn hóa hài hòa ở Paris hay vấn đề nhập cư có thể được giải quyết theo cách nào khác, các họa sĩ truyện tranh của Charlie Hebdo chú tâm vào việc tạo ra hội chứng sợ Hồi Giáo và các nội dung phân biệt chủng tộc. Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ nhất thì Charlie Hebdo sẽ không được xuất bản bởi vì nội dung của nó rất hung hãn, trắng trợn, kinh tởm như chủ định của nó. 

3.Bạn là #JeSuisCharlie [Tôi Là Charlie] hay bạn là #JeNeSuisPasCharlie [Tôi Không Là Charlie]

Cuộc tranh luận về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo đã chia thành hai thái cực, hoặc bạn là #JeSuisCharlie hoặc là #JeNeSuisPasCharlie. Bạn ủng hộ chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi. Bạn ủng hộ ISIS và chống lại tự do ngôn luận hoặc bạn ủng hộ tự do ngôn luận và sợ Hồi Giáo/phân biệt chủng tộc/bài ngoại.

Vào lúc khủng hoảng, khi sự đoàn kết và hiểu biết quan trọng hơn khi nào hết, thì người ta lại bị buộc phải lựa chọn giữa việc đề cao các họa sĩ truyện tranh kinh tởm, những người không đáng phải chết và việc chống lại các họa sĩ truyện tranh kinh tởm và với nguy cơ bị coi là không đồng cảm với cái chết của họ.

4. Bạn có thể là #JeSuisAhmed [Tôi Là Ahmed]

#JeSuisAhmed bắt đầu trở thành mốt khi bản tin mới nhất cho biết một trong số các viên chức bị giết hại là người Hồi Giáo, sau khi một dòng tweet súc tích xuất hiện, một dòng tweet viết, “Tôi không phải là Charlie, tôi là cảnh sát Ahmed đã chết. Charlie nhạo báng niềm tin và văn hóa của tôi và tôi chết để bảo vệ quyền được làm điều đó của họ.” Đối với những người vẫn còn hoài nghi về việc người Hồi Giáo lên án bạo lực, họ nên nhớ rằng viên chức đầu tiên phản ứng và chết để bảo vệ Charlie là người Hồi Giáo. Đối với những người tiếp tục hoài nghi về việc người Hồi Giáo đứng đâu khi chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, họ hãy nhớ việc Malala Yousefzai sống sót trước Taliban để thúc đẩy giáo dục cho các bé gái. Người Hồi Giáo lên án chủ nghĩa khủng bố bởi vì chúng chống lại việc giảng dạy Đạo Hồi và họ thường xuyên là nạn nhân của chúng, không chỉ ở phương Đông mà còn cả ở phương Tây. Các nhà thời Hồi Giáo vừa mới bị tấn công ở Pháp sau sự cố Charlie Hebdo và một luật sư nhân quyền quốc tế hàng đầu đã bị hỏi là có ủng hộ ISIS không, chỉ bởi vì ông ta là người Hồi Giáo.

Chủ nghĩa cực đoan tiếp tục được những người đang hoang mang trong những cộng đồng bên lề xã hội dựa vào do định kiến và sự thiếu khoan dung mà họ phải đối mặt để vượt qua cuộc sống hàng ngày ở Châu Âu và Hoa Kỳ, và những người hoang mang bị biến thành cực đoan khi sự tồn tại khốn khổ dưới máy bay không người lái, quân sự hóa và chiếm đóng, đẩy họ đến với các biện pháp vô vọng. Sự tiến bộ trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố chỉ diễn ra khi chúng ta nhận diện được nguyên nhân gốc rễ, và không tấn công con người thông qua những liên hệ tôn giáo mỏng manh.

Thế nên nếu bạn gặp một người Hồi Giáo trong những tuần tiếp theo và bạn muốn nói với họ về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo, hãy bắt đầu với giả định là họ cũng cùng phía với bạn. Nếu không, hãy nghiêm túc để người Hồi Giáo được yên, chúng ta có một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ danh tiếng của 1,6 tỷ người khỏi một nhúm kẻ mất trí.

Khalisah K. Stevens is an American-Malaysian living in the Middle East. A graduate with a degree in International Relations and a minor in History, she follows current events and gender issues and champions multiculturalism to create a space for third culture kids (TCKs) like her.

Thursday, January 8, 2015

Charlie Hebdo không phải là hình mẫu về tự do ngôn luận

Những tay súng Hồi Giáo đã sát hại mười hai người trong tòa soạn báo Charlie Hebdo vì đăng những truyện tranh châm biếm Đấng Tiên Tri. Liệu việc đó có đe dọa quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "What to Say When You Have Nothing to Say?" của tác giả Diana Johnstone để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Biết nói gì khi bạn chẳng có gì để nói?

Paris.

Bạn sẽ nói gì khi chẳng có gì để nói?

Đó là tình thế lưỡng nan đột nhiên xảy ra với các lãnh đạo chính trị và các biên tập viên ở Pháp sau khi ba tay súng đeo mặt nạ xông vào văn phòng của tờ tuần báo châm biếm Charlie Hebdo và thảm sát một tá người. 
Một trang bìa châm biếm Mohamed của tờ Charlie Hebdo
Nguồn: Internet
Các sát thủ trốn thoát. Nhưng không lâu. Những sát thủ đó được vũ trang tốt. Charlie Hebdo thường xuyên nhận được các đe dọa giết kể từ khi họ xuất bản truyện tranh chế nhạo Đấng Tiên Tri Mohamed nhiều năm trước đây. Nhưng cuộc tranh luận dường như đã bị quên lãng, số lượng phát hành hàng tuần đã suy giảm (giống như báo chí nói chung) và sự bảo vệ của cảnh sát đã được nới lỏng. Hai cảnh sát canh gác bị các tay súng bắn hạ đơn giản trước khi họ xông vào văn phòng, giữa cuộc họp của ban biên tập. Hiếm khi có nhiều họa sĩ truyện tranh và nhà văn có mặt vào lúc đó. Mười hai người bị hạ sát bằng vũ khí tự động, và mười một người khác bị thương, một số bị thương nặng.

Thêm vào đó có họa sĩ truyện tranh Charb (Stéphane Charbonnier, 47 tuổi), hiện đang là tổng biên tập của tạp chí, trong số các nạn nhân có hai họa sĩ truyện tranh nổi tiếng ở Pháp: Jean Cabut (76 tuổi), Georges Wolinski (80 tuổi). Một vài thế hệ đã trưởng thành cùng với Cabu và Wolinski, những người thiểu số hòa nhã theo quan điểm cánh tả của Pháp.

Khi những tay súng bỏ đi, một sát thủ quay lại để kết liễu viên cảnh sát bị thương nằm trên đường phố. Họ dừng lại và hét to: “Đấng Tiên Tri đã được báo thù!” Sau đó họ bỏ trốn về hướng khu vực ngoại ô phía đông nam.

Đám đông tụ tập tự phát ở quảng trường Cộng Hòa Paris, không xa con phố nhỏ nơi Charlie Hebdo đặt văn phòng. Dũng cảm, những khẩu hiệu sai lầm giương cao: “Chúng ta là Charlie!” Nhưng họ không phải. “Charlie đang sống!” Không, không phải. Họ vừa mới bị xóa sổ. 

Mọi người đều bị sốc. Điều đó xảy ra không hề có lời nói nào. Đó là những kẻ giết người máu lạnh, một tội ác không thể tha thứ. Điều đó cũng diễn ra không hề có lời nói nào, nhưng mọi người sẽ nói về nó. Mọi người sẽ nói nhiều thứ hơn, như “chúng ta sẽ không cho phép những kẻ Hồi Giáo cực đoan đe dọa chúng ta và tước đoạt quyền tự do ngôn luận”, và những điều tương tự. Tổng thống François Hollande khẳng định một cách tự nhiên rằng nước Pháp thống nhất chống lại các sát thủ. Các phản ứng ban đầu đối với vụ thảm sát là có thể dự đoán được. “Chúng ta sẽ không bị đe dọa! Chúng ta sẽ không từ bỏ tự do của mình!”

Có và không. Chắc chắn là ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo nhất cũng không thể tưởng tượng rằng vụ thảm sát những nhà châm biến có thể cải đạo nước Pháp sang Hồi Giáo. Kết quả này dẫn đến điều ngược lại: một sự thúc đẩy đối với quan điểm chống Hồi Giáo đang gia tăng. Nếu đây là một sự khiêu khích, thì sự khiêu khích là gì? Nó sẽ khiêu khích cái gì? Nguy cơ rõ ràng là giống như sự kiện ngày 11 tháng 9, nó có thể dẫn tới sự gia tăng giám sát của cảnh sát, và do đó làm suy yếu sự tự do của người Pháp, không phải theo cách mà các sát thủ tìm kiếm (hạn chế tự do chỉ trích Hồi Giáo) mà theo cách các quyền tự do bị hạn chế trong thời kỳ hậu 11 tháng 9 ở Mỹ, bằng cách bắt chước Luật Yêu Nước.

Về mặt cá nhân, tôi không bao giờ thích những trang bìa khiêu khích của Charlie Hebdo, nơi các bức tranh xúc phạm Đấng Tiên Tri – hay là về Jesus – được đăng tải. Đó là vấn đề về khẩu vị. Tôi không cho rằng những bức vẽ tục tĩu, bẩn thỉu là những lý lẽ có hiệu quả, bất kể là chống lại tôn giáo, hay nhà cầm quyền nói chung. Đó không phải là thứ tôi quan tâm.

Những người bị sát hại đáng giá hơn Charlie Hebdo. Các tác phẩm của Cabu và Wolinski xuất hiện trong nhiều ấn bản và được biết đến bởi những công chúng chưa bao giờ mua Charlie Hebdo. Các nghệ sĩ và nhà văn trong buổi họp biên tập đều có tài năng và chất lượng, họ không liên quan gì đến các truyện tranh “báng bổ”. Tự do báo chí cũng là tự do trở thành tầm thường và ngớ ngẩn hết lần này đến lần khác.

Charlie Hebdo không phải là một hình mẫu về tự do ngôn luận trong thực tế. Họ đã kết thúc, giống như “cánh tả nhân quyền”, thứ bảo vệ các cuộc chiến do Hoa Kỳ chỉ huy chống lại “các nhà độc tài”.

Vào năm 2002, Philippe Val, tổng biên tập hồi đó, đã lên án Noam Chomsky về chủ nghĩa bài Hoa Kỳ và sự phê phán quá mức đối với Israel cũng như đối với truyền thông chính thống. Vào năm 2008, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng khác của Hebdo, Siné, viết trong một đoạn ghi chép ngắn trình bày một tác phẩm mới về việc con trai Jean của tổng thống Sarkozy sẽ cải sang đạo Juda để cưới nữ thừa kế của chuỗi cửa hàng thiết bị nhà bếp giàu có. Siné đã bị Philippe Val sa thải với lý do “bài Do Thái”. Sau đó Siné đã nhanh chóng sáng lập ra một tờ tạp chí cạnh tranh và lấy đi của tờ Charlie Hebdo nhiều độc giả, nổi loạn về tiêu chuẩn kép của tờ Charlie Hebbdo.

Nói ngắn gọn, Charlie Hebdo là một ví dụ cực đoan về thứ đang diễn ra trong ranh giới “đúng đắn chính trị” của cánh tả Pháp hiện thời. Nực cười là vụ sát hại của các sát thủ Hồi Giáo vừa qua đã đột nhiên thánh hóa biểu hiện tăng cường của sự nổi loạn tuổi dậy thì kéo dài, thứ đã đánh mất bề ngoài hấp dẫn, trên khẩu hiệu vĩnh cửu về Tự Do Báo Chí và Tự Do Biểu Đạt. Bất kể là những kẻ sát nhân có ý định gì, đó là điều họ đã làm được. Cùng với việc giết hại những người vô tội, họ chắc chắn khoét sâu cảm giác về sự hỗn loạn đẫm máu trong thế giới này, làm trầm trọng thêm sự bất đồng giữa những nhóm sắc tộc ở Pháp và Châu Âu, và không hoài nghi gì nữa, đạt tới một kết quả độc ác khác. Trong thời đại của sự hoài nghi, các thuyết âm mưu chắc chắn được làm giàu thêm.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr