Showing posts with label Liên Bang Xô Viết. Show all posts
Showing posts with label Liên Bang Xô Viết. Show all posts

Saturday, April 18, 2015

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Tròn bốn mươi năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi, những người Mỹ tiến bộ thấy điều gì? Nước Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi thất bại cay đắng nhất trong lịch sử của họ ở một xứ sở Châu Á nhỏ bé xa xôi ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Looking Back at the Vietnam War" của tác giả Andy Piascik.

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Mùa xuân năm nay đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ít nhất thì đó cũng là cái được gọi ở Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, họ gọi là chiến tranh chống Mỹ để phân biệt giai đoạn Hoa Kỳ tham chiến với những giai đoạn mà những kẻ xâm lược và thực dân khác tham chiến – đáng kể nhất là Trung Quốc, Pháp, và Nhật Bản.

Sự kiện này được đánh dấu bởi hàng loạt các bình luận, hồi tưởng và những gì được coi là lịch sử của truyền thông doanh nghiệp. Lầu Năm Góc đã gióng chuông với một câu chuyện kỳ khôi đăng trên website của họ gợi lại sự tuyên truyền mà họ thêu dệt trong thời kỳ chiến tranh: chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ là tốt, Việt Nam là xấu. Trong ghi nhận tích cực hơn, các nhóm hòa bình và cựu chiến binh khắp đất nước đã tổ chức các sự kiện, những người khác cố gắng thúc đẩy các phân tích về sự khủng khiếp của cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, bóng ma đã ám ảnh Việt Nam cho tới tận ngày nay.

Một quan điểm hỗn hợp hợp là cuộc chiến tranh vẫn lơ lửng phía trên đất nước của chúng ta như một đám mây. Nhiều thập kỷ trước đây, các bình luận viên của truyền thông chính thống thường xuyên đề cập tới hội chứng Việt Nam, điều mà cho đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn khiến chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ e ngại mở rộng. Các tinh hoa truyền thông đã đề cập tới sự miễn cưỡng của tầng lớp chính trị trong việc tham chiến với nỗi sợ hãi sẽ sa lầy tại “một Việt Nam khác”. Song hội chứng Việt Nam thật sự là vùng vịnh trong ý kiến của giới thượng lưu và công chúng về cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đó mới là điều mà họ không sẵn sàng công khai.

Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ đã cực kỳ khó khăn để giành được sự ủng hộ đáng kể của công chúng cho các cuộc chiến tranh của họ kể từ chiến tranh Việt Nam. Ví dụ, suốt thập kỷ 1980 Hoa Kỳ đã vô vọng tìm kiếm cách áp đặt ý chí của họ đối với Nicaragua, El Salvador và Guatemala, chỉ cần kể ba cái tên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quân đội tay sai để giúp tầng lớp quý tộc địa chủ chống lại người dân của những quốc gia đó. Nếu không có sự phản đối của công chúng thì quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến ở Trung Mỹ vào năm 1980. Do Hoa Kỳ không có khả năng đưa quân đội đến nên kiểu tắm máu mà Hoa Kỳ gây ra ở Lào, Việt Nam và Campuchia đã không xảy ra ở Trung Mỹ. Một trong những kết quả là phong trào nhân dân và các lực lượng cách mạng đã có khả năng tổ chức đấu tranh, tới mức mà người du kích cách mạng thời đó là tổng thống hiện nay ở El Salvado và lãnh đạo lâu dài của Sandinista, Daniel Ortega, lại một lần nữa là tổng thống của Nicaragua.

Đấy là chưa kể tới những con số kinh hoàng về chết chóc và sự tàn phá khôn lường đối với những quốc gia đó; Hoa Kỳ đã quyết định phá hủy các kinh nghiệm cách mạng ở Nicaragua, một nỗ lực hầu như đã thành công. Điềm xấu hơn nữa, sau khi địa ngục của khủng bố quân sự những năm 1980 qua đi, Guatemala vẫn tiếp tục nằm trong tay của tầng lớp thượng lưu giàu có gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ và là một trong những xã hội phân tầng, áp bức nhất ở Bán cầu.

Nhưng thiệt hại gây ra ở Trung Mỹ không thể so sánh với những gì đã diễn ra ở Đông Dương và đó là do một phần không nhỏ những nỗ lực của hàng triệu người Mỹ hàng ngày. Không giống với Đông Dương, tình đoàn kết với người dân Trung Mỹ đã bắt đầu sớm và tha thiết. Ở Nicaragua, họ đã sớm bắt đầu sau khi Hoa Kỳ chống lại cuộc nổi dậy nhân dân để lật đổ chế độ độc tài khắc nghiệt Somoza vào năm 1979. Ở El Salvado, tình đoàn kết xuất hiện sau vụ ám sát tổng giám mục Oscar Romero của phe khủng bố bán quân sự vào năm 1980 và phát triển lớn hơn trong 10 năm tiếp theo. Sự đoàn kết bao gồm biểu tình, tọa kháng, hội thảo, viện trợ y tế, các dự án thành phố chị em, được các bác sĩ, thợ điện, và các lao động có tay nghề khác hưởng ứng, cũng như tạo ra các nơi ẩn náu, thường là ở nhà thờ, cho người dân tránh khỏi bạo lực của Hoa Kỳ.

Sự phản đối một cách rời rạc cuộc xâm lược ở Đông Dương tại Hoa Kỳ, trái lại, bùng lên vào năm 1963 và 1964 nhưng vẫn rất nhỏ bé và tách biệt. Những gì chúng ta biết là phong trào phản chiến không sâu sắc cho đến năm 1965, hơn một thập kỷ sau khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ tay sai khát máu Ngô Đình Diệm ở miền nam của Việt Nam, và tròn bốn năm sau khi tổng thống Kenedy khởi đầu sự leo thang chính yếu.

Gần đây hơn, Hoa Kỳ đã xâm lược Irag và Afghanistan, như đã viết, đang dự tính gửi quân đội đến đâu đó ở Trung Đông. Cũng như ở Đông Dương, nỗ lực ở Iraq và Afghanistan đã thất bại thảm hại. Do sử dụng quy mô lớn lực lượng quân sự áp đảo nên Hoa Kỳ đã trở thành một kẻ hạ đẳng quốc tế - được sợ hãi nhưng cực kỳ bị cô lập. Một lần nữa, tổ chức trong nước đã đóng góp đáng kể vào sự cô lập đó. Không cần phải can đảm nhiều và quan trọng là thừa nhận cả hai bởi vì sử dụng sức mạnh lớn hơn gây ra đau khổ, cũng như những gì mà một cuộc chiến tranh đế quốc tác động tới công chúng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đối với cả bản thân chúng ta cũng như đối với những người phải chịu đựng đau khổ của những trận ném bom dưới danh nghĩa chúng ta, chúng ta cần phải hiểu điều đó.

Đấu tranh với lịch sử chính thống và bị xuyên tạc về Việt Nam có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực ấy và việc này đòi hỏi phải tóm lược những điều căn bản theo tinh thần đẫ nêu. Một trong những quan điểm xuyên tạc lịch sử được thêu dệt trong các bình luận mới đây là chiến tranh được bắt đầu vào tháng 2 năm 1965 khi Bắc Việt và quân đội Hoa Kỳ đụng độ lần đầu tiên, kết quả, họ khẳng định (dĩ nhiên) là cuộc tấn công vô cớ của Bắc Việt. Người ta không biết phải cười hay khóc về sự ngớ ngẩn của khẳng định ấy, hàng chục ngàn – có lẽ là hàng trăm ngàn – người Việt Nam đã chết trong tay Hoa Kỳ vào lúc đó thế mà cuộc chiến tranh vẫn chưa bắt đầu, nhưng đó là sự thiếu trung thực và theo đuôi quyền lực thường thấy trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ. 

Thời điểm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu phụ thuộc vào việc ai đó quyết định cuộc chiến tranh bắt đầu nhưng năm 1945 là thời điểm phù hợp để nắm bắt được những gì diễn ra trong 30 năm sau đó. Đó là mùa hè của cái năm mà lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp quanh Việt Minh đánh bại Nhật Bản, đội quân đế quốc đã xâm lược đất nước của họ bốn năm trước đó. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới phải chịu đựng những tổn hại khủng khiếp dưới sự áp bức của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt trong Thế Chiến thứ II, người Việt Nam nhận ra rằng chiến thắng của họ là bình mình của ngày mới, Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh, lãnh đạo Việt Minh, đã đọc bản tuyên ngôn được lấy cảm hứng rõ ràng từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (nhiều phần được trích dẫn nguyên văn) tại một cuộc mít-ting lớn ở Việt Nam, điều đó cũng trực tiếp truyền tải tới Washington và người dân khắp thế giới. 

Đó là lúc Hoa Kỳ quyết định từ chối lời đề nghị của Hồ và bắt tay với thực dân đã cai trị Việt Nam trong một thời gian dài, là người Pháp. Hầu hết chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp đã bỏ chạy khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam; những người Pháp còn ở lại thì cộng tác với người Nhật. Mặc dù vậy với sự khôn ngoan đặc biệt của họ, Pháp quyết định họ có quyền tái thuộc địa Việt Nam, điều mà họ đã làm, với sự ủng hộ then chốt về vũ khí, tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ. Người Việt Nam, không có gì ngạc nhiên, không dễ chịu với việc bị xâm lược lần nữa và phản kháng như họ đã chống lại thực dân và xâm lược trong nhiều thế kỷ.

Pháp gây ra bạo lực khủng khiếp trong một cố gắng thất bại, việc tái xâm lược kéo dài chín năm, khiến Hoa Kỳ bực dọc ngày càng nhiều hơn về gánh nặng chiến tranh. Khi người Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc bằng việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954, một lần nữa họ lại có khả năng giành được độc lập. Mặc dù điều đó không diễn ra. Bị chia rẽ về Việt Nam, Hoa Kỳ, các đế quốc phương Tây khác và Soviet làm trung gian trong Hiệp Định Geneva, một cuộc bầu cử quốc gia thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Sự phân chia quốc gia thành miền Bắc, nơi có lực lượng cách mạng chiến thắng hoàn toàn, và miền Nam, ngoại trừ Sài Gòn và khu vực lân cận, nằm trong sự kiểm soát của Việt Minh, bị người Việt Nam coi là một mánh khóe của đế quốc Hoa Kỳ để câu giờ và sự phản bội của Liên Bang Soviet.

Mặc dù không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định nhưng người Việt Nam có ít sự lựa chọn để đi tiếp. Sự lo ngại của họ đã được chứng minh ngay lập tức, khi Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng Hiệp Định Geneva chẳng là gì ngoài mảnh giấy lộn có thể xé bỏ thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng. Kể từ khi Washington biết rằng Hồ sẽ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử thì không có bất cứ cuộc bầu cử nào được tổ chức. Cũng như hàng tá trường hợp khác trong hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ chống lại dân chủ để phục vụ cho việc xâm lược. Bầu cử là tốt đẹp chỉ khi người mà họ chọn được thắng cử; nếu người khác thắng cử thì kết quả sẽ là súng máy. 

Vào năm 1954, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm, một kẻ lưu vong sống trong trường dòng ở New Jersey của giám mục phản động Francis Cardinal Spellman, và dựng ông ta lên làm nhà độc tài của cái được gọi là Miền Nam Việt Nam. Suốt 9 năm Diệm nắm quyền, Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông ta tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố chống lại người dân miền Nam. Kháng chiến tiếp tục và thậm chí còn phát triển, đó là lúc Hoa Kỳ chuyển sự chú ý khu vực của họ sang nước láng giềng Lào, nơi cũng có lực lượng kháng chiến mạnh chống lại chế độ độc tài do Hoa Kỳ hậu thuẫn. 

Mặc dù vậy, mọi thứ thay đổi dưới thời chính quyền Kenedy, khi Hoa Kỳ mở rộng cuộc xâm lược ở Việt Nam và kháng chiến phát triển nhanh chóng. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng lãnh đạo kháng chiến, đó là nhóm kế nhiệm Việt Minh và được biết đến dưới cái tên Pháp là NLF, nhưng họ liên kết rộng rãi với các bộ phận trong xã hội Việt Nam, đáng chú ý là một số lớn các tu sĩ đạo Phật. 

Mặc dù Kenedy thường xuyên được mô tả là khao khát hòa bình ở Việt Nam, những người sáng tác chuyện thần thoại Camelot khẳng định rằng nếu ông ta không thực hiện thì sẽ không bị ám sát, sự thật cay đắng cho thấy điều trái ngược. Vào những lúc có thể đạt được hòa bình hoặc giảm leo thang thì Kenedy lựa chọn điều ngược lại: bằng việc ném bom dồn dập, bằng việc sử dụng rộng rãi bom na-pam và vũ khí hóa học, bằng việc tổ chức ấp chiến lược (một giai đoạn lớn, ấp chiến lược; một dạng giống như Auschwitz trốn khỏi quê nhà), và cuối cũng là bằng việc triển khai bộ binh.

Mặc dù là bạo chúa, Diệm tỏ ra là một bạo chúa có chút lương tri, vào năm 1963 khi đã mệt mỏi về cuộc chiến tranh chia rẽ đất nước, ông ta đã đơn phương đàm phán hòa bình với NLF và đàm phán thống nhất với miền Bắc. Đó là quyết định định mệnh, Washington nhanh chóng ra lệnh loại bỏ ông ta, Diệm bị ám sát chỉ ba tuần trước khi Kenedy bị giết. (Đó là kết quả của những sự kiện mà Malcom X vĩ đại đã mô tả là “gà về chuồng”, thúc giục sự đoạn tuyệt của ông với Quốc Gia Hồi Giáo).

Người kế nhiệm Kennedy, Lyndon Johnson, chỉ cần 9 tháng tại vị để ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964, một bước ngoặt khác ở Việt Nam.

Cùng lúc đó, Johnson, được một số người (có lẽ là cả ông ta) đề cử giải Hòa Bình, đã cảnh báo quốc gia rằng Barry Goldwater, đối thủ của ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống cùng năm, là một kẻ gây chiến cực kỳ nguy hiểm. Bối cảnh đó đã tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chiến dịch tranh cử, một quảng cáo truyền hình phát đi hình ảnh một bé gái đếm từng cánh hoa bị ngắt ra khỏi bông hoa liên tưởng tới việc đếm lùi của ngày tận thế. 

Khi mà ông ta chắc chắn được tái cử và với sự kiện Vịnh Bắc Bộ làm lá chắn, Johnson mở rộng xâm lược vào đầu năm 1965 ra khắp Việt Nam bằng chiến dịch ném bom hàng loạt ở miền Bắc (đồng thời sự phá hủy hàng loạt của Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn ở miền Nam). Thêm vào đó, Johnson ra lệnh xâm lược Cộng Hòa Dominica vào cuối năm để lật đổ nhà cải cách ôn hòa Juan Bosch và cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về vũ khí, tiền, ngoại giao cho cuộc đảo chính đẫm máu ở Indonesia nhằm đưa tên đồ tể Suharto lên cầm quyền. Ít nhất 500.000 người đã bị giết hại trong cuộc đảo chính và những rối loạn sau đó; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nói chung mù lòa trước những tội ác của Hoa Kỳ và tay sai đã đưa ra con số 1.5 triệu người. Ứng cử viên Hòa Bình, thật đó.

Chuyện đó kéo dài 3 năm ở Việt Nam, leo thang kiểu âm dương và kháng chiến dâng cao, cho đến Tổng Tấn Công Tết vào tháng giêng năm 1968. Trước Tết, Hoa Kỳ hầu như đã lẩn tránh với sự dối trá về tiến triển của cuộc chiến, mặc dù phong trào phản chiến đâm chồi. Sau Tết, chiến thắng được hứa hẹn rõ ràng là ảo tưởng và ngụy tạo. Cho đến lúc này, Tết vẫn là khúc xương khó gặm đối với những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của chiến tranh, những người khẳng định Hoa Kỳ có khả năng đánh bại những người nổi dậy, chỉ là bị truyền thông chống chiến tranh và chính khách Cộng Hòa phá hoại. 

Trên thực tế, Tổng Tấn Công Tết theo chiến lược của NLF không bao giờ lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến được hiểu theo cách truyền thống. Đó là chiến dịch đánh và rút với mục đích tạo ra thiệt hại lớn, đúng như vậy, ban đầu được thiết kế để thể hiện cho đối thủ và những người khác thấy lực lượng của họ là ghê ghớm và ý chí của con người là không thể khuất phục. Nói ngắn gọn, mục tiêu không phải là thắng trận đánh Tết; mục tiêu là cho những người hoài nghi thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng. Tôi nhớ lại nhiều năm trước đây có một người già Việt Nam, có thể đã chứng kiến cái chết và sự phá hủy như những người khác sống vào thời đó, nói một vài lời về thời gian Tết (tôi trích dẫn): Chúng ta có thể thanh toán ngay lập tức hoặc chúng ta có thể thanh toán trong một ngàn năm nữa. Điều đó phụ thuộc vào người Mỹ.

Một nhóm bị thuyết phục sau Tết rằng người Việt Nam đúng trong đánh giá của họ là cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ. Như mọi khi, quan điểm của họ, không giống quan điểm phổ biến, bị chính sách và các chính khách quốc gia tác động, là chắc chắn và hướng tới dài hạn. Điều mà họ thấy là phí tổn kinh tế khổng lồ, sự quan tâm tới Đông Dương tốt hơn là được đặt vào các đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc mở rộng thị trường, quân đội ngày càng trở nên e ngại chiến đấu và nổi loạn mở rộng trong nước từ việc phong tỏa các trường đại học tới các điểm trọng yếu về sản xuất, đáng chú ý nhất là Phong Trào Công Đoàn Cách Mạng đang tràn vào ngành công nghiệp ô tô.

Động thái đầu tiên của tầng lớp thượng lưu kinh doanh là đẩy Johnson qua một bên để ủng hộ Eugene McCarthy và Robert Kennedy. Kennedy là một Chiến Binh Lạnh từ lâu hồi tưởng lại những ngày hợp tác với Joe McCarthy và Roy Cohn, người có kế hoạch về Việt Nam, rất giống với anh trai của ông ta, đã kỳ vọng chiến thắng trước và sau đó là hòa bình. Trong khi đó, McCarthy không có liên hệ với phong trào phản chiến trước hay sau sáu tháng nỗ lực mang tính cơ hội của ông ta để kiếm vị trí ứng cử viên Hòa Bình, cuộc bầu cử năm 1968 đóng vai trò như một ví dụ về sự cách biệt giữa người cai trị và bị cai trị: đa số dân chúng đòi hỏi ngưng chiến ngay lập tức phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên đều muốn tiếp tục chiến tranh.

Việt Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon – đẩy gánh nặng chiến tranh sang quân đội miền Nam Việt Nam – như hành động sai lầm cuối cùng của Washington. Sự giết chóc tiếp tục và chiến tranh được mở rộng sang Lào và Campuchia nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể thắng. Trước khi kết thúc vào năm 1973, Hoa Kỳ lừa dối một lần nữa, Nixon vi phạm mọi điều khoản của Hiệp Định Hòa Bình Paris trước khi văn bản kịp ráo mực. Cho đến khi lực lượng cách mạng chiếm được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam 30 năm.

Danh mục những cuốn sách phi thường về Việt Nam rất dài và mới chỉ được đề cập gần đây bởi học giả Christian Appy, một trong số các tác giả, đã thu thập nghiêm túc quan điểm của giai cấp lao động về chiến tranh và sự phản kháng trong nước đối với chiến tranh. Đó là cú đòn mới nhất đối với lịch sử chính thống, do tầng lớp thống trị vẫn cho rằng phong trào phản chiến chỉ là ngoại lệ được tạo thành bởi các sinh viên đại học da trắng đặc quyền. Trên thực tế, số lượng đông đảo công nhân và những người cùng khổ đã tham gia phản đối cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ đầu cho đến cuối và không phải bởi vì con cái của giai cấp lao động phải đi chiến đấu ở xa. Trái lại, đa số những người phản đối tự nguyện của giai cấp lao động và các cựu chiến binh mới trở về từ chiến trường nhưng cũng phản đối chiến tranh đã đóng vai trò quyết định tại mặt trận quê nhà.

Dường như mọi người Mỹ hiểu biết một chút về chiến tranh đều biết rằng có 55.000 lính Mỹ đã chết ở chiến trường Việt Nam. Mặc dù vậy, chỉ một số phần trăm rất nhỏ biết về con số chính xác những người Đông Dương đã bị giết hại khi họ được hỏi. Noam Chomsky đã viết về một khảo sát cho thấy người ta thường trả lời là có 200.000 người bị giết hại và liên tưởng điều đó với việc người ta tin rằng có 300.000 người Do Thái bị sát hại trong Holocaust, mặc dù trong cả hai trường hợp thì con số thực tế gấp 20 lần. Sự hiểu lầm tai hại ấy đã cho thấy sự hiệu quả của tầng lớp trí thức trong việc tuyên truyền một cách tự giác, bóp méo sự thật về chiến tranh – những người phải chịu đau khổ, những người phải chết, những người là nhầm người.

Thậm chí con số được chấp nhận phổ biến nhất là 4 triệu người Đông Dương đã chết, có vẻ thấp, cũng thực sự bi thảm, mặc dù sự thật dường như sẽ không bao giờ được biết. Những kẻ được trang bị tốt nhất để tạo ra sự quyết định đó chính là những kẻ phát động chiến tranh hoặc có lợi ích lớn trong việc che giấu sự thật. Như một vị tướng Hoa Kỳ phát biểu trong một thảm họa mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi không đếm xác.” Không, không bao giờ, khi người chết là nạn nhân của bạo lực Hoa Kỳ.

Những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu về chất độc màu da cam và rối loạn sau chấn thương cũng hoàn toàn bị lờ đi. Hãy lấy sự đau khổ khủng khiếp mà binh lính Hoa Kỳ phải chịu đựng và nhân chúng lên 10.000 lần hay hơn nữa, chúng ta sẽ thấy mức độ tàn phá đối với người Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương (lịch sử chính thống nói chung đã bỏ qua các cuộc chiến tranh ở Lào và Campuchia) đầy những bom đạn chưa nổ, thường xuyên gây ra chết chóc và thương tật cho tận tới ngày nay. Việt Nam và Lào có thể thoát khỏi thảm họa thiếu đói nhưng Campuchia thì không, điều không có gì lạ lùng ở một đất nước nhỏ mà lãnh thổ của họ bị bom đưa về thời đồ đá. Sự phá hủy ở quy mô khủng khiếp kết hợp với lệnh cấm vận tàn bạo do Hoa Kỳ áp đặt sau chiến tranh thực sự đã khiến hàng trăm ngàn người chết đói. Đó là sự thật không mấy dễ chịu; việc lên án những tội lỗi của Khmer Đỏ ở Campuchia sau tháng 4 năm 1975 thì dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù vậy, cả Việt Nam lẫn Lào đều không phải gánh chịu các thảm họa sau chiến tranh như Campuchia, cuộc chiến tàn phá đến mức có thể nói rằng Hoa Kỳ đã thắng theo nghĩa chặn đứng con đường phát triển của những nước này (giống như Nicaragua vào những năm 1980). Hoa Kỳ cho rằng tất cả những xã hội đặt con người lên cao hơn lợi nhuận là mối đe dọa, nhất là khi họ ở phía Nam địa cầu. Đó là cách duy nhất để hiểu hơn 50 năm chiến tranh khủng bố chống lại Cuba, hiện nay là sự gây gổ với Venezuela hay việc tiếp diễn chiến tranh ở Đông Dương vào những năm 1970 ngay cả khi Hoa Kỳ biết rằng họ không thể thắng. Một phần lớn là do quy mô phá hoại, Việt Nam ngày nay đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu với những di sản tiêu cực, đầy những xưởng mồ hôi, đầu tư phiêu lưu và sự chênh lệch về của cải và quyền lực.

Thảo luận về Việt Nam trong giới học thuật rất khó khăn; Hoa Kỳ hiện đang điên cuồng khắp toàn cầu và bóp méo lịch sử để tạo sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh tiếp theo. Do sự bất đồng sâu sắc giữa những kẻ cai trị và những người bị cai trị về xâm lược của Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lao vào cuộc xâm lược thứ hai ở Iraq năm 2003, phá hủy Lybia, ủng hộ tân phát xít hiếu chiến ở Ukraina, đe dọa Venezuela và tham gia vào cuộc chiến tranh tay sai được tạo ra để phá hủy Syria, tất cả những điều đó bất chấp sự phản đối của đa số công chúng trong mọi cuộc khảo sát. Đơn giản, điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc xây dựng phong trào phản chiến, chống đế quốc để hướng tới một ngày mà chúng ta có thể sống một cách hòa thuận nhất định với những người khác trên thế giới.

Andy Piascik is a long-time activist and award-winning author who writes for Z, Counterpunch and many other publications and websites. He can be reached at andypiascik@yahoo.com.

Wednesday, December 10, 2014

Chiến tranh băng giá của Washington chống lại Nga

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington’s Frozen War Against Russia" của tác giả Diana Johnstone về cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga hiện nay. Tác giả đã chỉ ra mục tiêu của Hoa Kỳ là thay đổi chế độ ở Nga, lật đổ tổng thống Putin.

Chiến Tranh Băng Giá của Washington chống lại Nga

Hơn một năm qua, Hoa Kỳ đã triển khai kịch bản được thiết kế để (1) tái lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với Châu Âu bằng cách ngăn chặn Châu Âu giao thương với Nga, (2) làm phá sản Nga, (3) lật đổ Vladimir Putin và thay thế ông ta bằng một tay sai của Hoa Kỳ, giống như kẻ say sưa Boris Yeltsin trước đây.

Những ngày qua đã cho thấy rất rõ sự phản bội kinh tế trong cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại Nga.

Tất cả bắt đầu ở hội nghị quốc tế cấp cao quan trọng về tương lai của Ukraina được tổ chức ở Yalta vào tháng 12 năm 2013, tại đó chủ đề chính là cuộc cách mạng khí đá phiến mà Hoa Kỳ hy vọng có thể sử dụng để làm suy yếu Nga. Cựu bộ trưởng năng lượng Hoa Kỳ Bill Richardson ở đó để tạo đà, được Bill và Hillary Clinton hoan nghênh. Washington hy vọng sử dụng kỹ thuật fracking để tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt tự nhiên, loại Nga ra khỏi thị trường. Khối lượng đó sẽ khiến cho Châu Âu mù quáng.

Nhưng cú lừa đó không thể hoàn thành dựa trên “thị trường” bất khả xâm phạm, do fracking tốn kém hơn việc chiết xuất khí đốt của Nga nhiều. Một cuộc khủng hoảng quan trọng là cần thiết để bóp méo thị trường với sức ép chính trị. Với cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2, do Victoria Nulanad dàn xếp, Hoa Kỳ đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát Ukraina, đưa tay chân “Yats” (Arseniy Yatsenyuk) lên nắm quyền, người này ủng hộ việc gia nhập NATO. Mối đe dọa trực tiếp đối với căn cứ hải quân của Nga ở Crimea đã dẫn tới cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập một cách hòa bình bán đảo lịch sử của Nga trở lại Nga. Nhưng dàn đồng ca của Hoa Kỳ lên án việc sáp nhập hòa bình bán đảo Crimea là “cuộc xâm lược quân sự của Nga”. Động thái phòng vệ đó được NATO loan báo là bằng chứng của việc Putin có ý đồ xâm lược các quốc gia láng giềng của Nga ở Đông Âu bất kể lý do. 

Cùng lúc đó, kinh tế xâm lược của Hoa Kỳ đã lặng lẽ lan tỏa.

Ukraina là một trong những nguồn dự trữ khí đá phiến lớn nhất ở Châu Âu. Giống như các quốc gia Châu Âu khác, người Ukraina đã chống lại các tác động tổn hại môi trường của việc fracking trên quê hương của họ, nhưng không giống các quốc gia khác, Ukraina không có luật cấm. Chevron đã tham gia.

Vào tháng 5 vừa qua, R. Hunter Biden, con trai của phó tổng thống Hoa Kỳ, trở thành thành viên trong ban giám đốc của Burisma Holdings, nhà cung cấp khí đốt tư nhân lớn nhất của Ukraina. Biden trẻ chịu trách nhiệm về bộ phận pháp lý của Holdings và đóng góp vào “sự mở rộng quốc tế” của công ty.

Ukraina có đất canh tác màu mỡ cũng lớn như dự trữ dầu đá phiến. Người khổng lồ nông nghiệp Cargill của Hoa Kỳ đã đặc biệt tích cực ở Ukraina, đầu tư vào kho chứa ngũ cốc, thức ăn gia súc, nhà cung cấp trứng và hãng kinh doanh nông nghiệp chủ chốt, Ukr Land Farming, cũng như cảng tại Novorossiysk ở Biển Đen. Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Ukraina cũng rất tích cực với sự có mặt của Monsanto, John Deere, nhà chế tạo nông cụ CNH Industrial, DuPont Pioneer, Eli Lilly và Công Ty. Monsanto dự định xây dựng một “nhà máy hạt giống ngũ cốc không biến đổi gen” trị giá 140 triệu dollar ở Ukraina, nhắm tới thị trường e ngại hạt giống biến đổi gen (GMO) của Châu Âu. Trong bài phát biểu tại hội nghị của Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Nga do Chevron tài trợ một năm trước đây, Victoria đề cập tới việc Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ dollar trong hai mươi năm qua để giành được Ukraina.

Vào ngày 2 tháng 12, tổng thống Poroshenko bổ nhiệm ba người ngoại quốc làm bộ trưởng trong nội các: một người Mỹ, một người Lít-va và một người Grudia. Ông ta cấp quốc tịch Ukraina cho họ chỉ vài phút trước buổi lễ bổ nhiệm. 

Người sinh ra ở Mỹ, Natalie Jaresko, là bộ trưởng tài chính mới của Ukraina. Với một nền tảng gia đình Ukraina cũng như bằng cấp của trường Harvard và DePaul, Jaresko chuyển từ Bộ Ngoại Giao tới Kiev để lãnh đạo phòng kinh tế của đại sứ quán Hoa Kỳ mới mở khi Ukraina tách ra khỏi Liên Bang Soviet. Ba năm sau, bà ta rời đại sứ quán Hoa Kỳ để lãnh đạo quỹ Western NIS Enterprise được Hoa Kỳ tài trợ. Vào năm 2004, bà ta thiết lập quỹ đầu tư cổ phiếu riêng. Với vai trò là người ủng hộ cuộc Cách Mạng Cam năm 2004, bà ta tham gia Hội Đồng Cố Vấn Nhà Đầu Tư Nước Ngoài của tổng thống “Cam” Viktor Yushenko. 

Chủ ngân hàng đầu tư Aivaras Abromavicius là bộ trưởng Kinh Tế mới, đặt chính sách kinh tế vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ hơn là kiểm soát.

Bộ trưởng Y Tế mới, Aleksandr Kvitashvili từ Grudia, được đào tạo ở Hoa Kỳ và không nói tiếng Ukraina. Ông ta từng là bộ trưởng y tế tại quê hương Grudia dưới thời tổng thống tay sai của Hoa Kỳ Mikheil Saakashvili.

Hoa Kỳ đã hoàn tất việc kìm chặt kinh tế Ukraina. Bước kế tiếp là bắt đầu fracking, dĩ nhiên sẽ biến Hunter Biden thành nhà tài phiệt mới nhất của Ukraina.

Không ai đề cập tới điều này nhưng hiệp định thương mại gây tranh cãi giữa E.U. và Ukraina, đã bị trì hoãn khiến cho cuộc biểu tình Maidan dẫn tới cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2 do Hoa Kỳ chỉ đạo, xóa bỏ các rào cản thương mại, cho phép tự do xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp do công ty Hoa Kỳ sản xuất ở Ukraina sang các quốc gia E.U. Chính quyền Ukraina chìm đắm trong nợ nần nhưng điều đó không ngăn cản các công ty Hoa Kỳ kiếm lợi nhuận khổng lồ từ đất nước màu mỡ, lương thấp và phi luật lệ. Các nhà sản xuất ngũ cốc Châu Âu, như Pháp, có thể bị thiệt hại lớn khi gặp cạnh tranh giá rẻ.

Cuộc tấn công của chính quyền Kiev bị ám ảnh bởi Nga ở Đông Nam Ukraina đã giết chết lĩnh vực công nghiệp vốn có thị trường ở Nga của quốc gia. Nhưng đối với những nhà cai trị Kiev từ miền tây Ukraina thì điều đó không quan trọng. Cái chết của công nghiệp cũ kỹ có thể giữ cho lương thấp và lợi nhuận cao.

Ngay sau khi người Mỹ giành quyền kiểm soát kinh tế Ukraina, Putin thông báo hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Tuyến Phương Nam. Hợp đồng được ký vào năm 2007 giữa Gazprom và công ty hóa dầu ENI của Ý, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho vùng Ban-căng, Áo và Ý tránh đi qua Ukraina, một quốc gia trung gian không đáng tin cậy khi liên tục không thanh toán các khoản nợ và hút khí đốt chuyển cho Châu Âu để sử dụng. Công ty Đức Winterhall và công ty Pháp EDF cũng đầu tư vào Tuyến Phương Nam.

Trong những tháng gần đây, các đại diện của Hoa Kỳ gia tăng sức ép, buộc các quốc gia Châu Âu đã tham gia phải hủy bỏ dự án. Tuyến Phương Nam là phao cứu sinh đối với Serbia, vẫn đang khốn đốn bởi hậu quả từ những trận ném bom của NATO và tư hữu hóa các ngành công nghiệp để bán đổ bán tháo cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh nhu cầu về công ăn việc làm và an ninh năng lượng, Serbia cũng sẽ nhận được 500 triệu euro phí quá cảnh hàng năm. Belgrade phản đối cảnh báo rằng Serbia phải tuân thủ chính sách đối ngoại chống lại Nga của E.U. để đáp ứng các điều kiện làm ứng cử viên gia nhập E.U.

Điểm yếu là Bulgaria, nước này cũng nhận được những lợi ích tương tự khi chấp nhận cho đường ống đi qua lãnh thổ. Đại sứ Hoa Kỳ ở Sofia, Marcie Ries đã bắt đầu cảnh báo các doanh nhân Bulgari rằng họ có thể phải gánh chịu trừng phạt nếu hợp tác với các công ty Nga. Chủ tịch về hưu của Ủy Ban Châu Âu, José Manuel Barroso người Bồ Đào Nha, người được coi là “Maoist” khi “chủ nghĩa Mao” biện minh cho việc chống lại phong trào giải phóng được Soviet hậu thuẫn ở các thuộc địa Châu Phi của Bồ Đào Nha, đã đe dọa Bulgaria với việc khởi kiện bất tuân thủ Châu Âu trong hợp đồng Tuyến Phương Nam. Điều này dẫn chiếu tới quy định của E.U. chống lại việc cho phép cùng một công ty cung cấp và chuyển tiếp khí đốt. Nói ngắn gọn là E.U. đang cố gắng áp dụng quy định của bản thân theo kiểu hồi tố cho hợp đồng được ký kết với một quốc gia không thuộc E.U.

Cuối cùng, John McCain bay tới Sofia để hăm dọa thủ tướng Bulgaria, Plamen Oresharski, để hủy bỏ hợp đồng, khiến cho Tuyến Phương Nam nằm trên Biển Đen mà không có lối vào đất liền Ban-căng.

Tất cả những chuyện nực cười đó cho thấy hoàn cảnh cuộc chiến tuyên truyền hiện nay của Hoa Kỳ chống lại Nga, kiểu như Gazprom là một vũ khí nguy hiểm được Putin sử dụng để “ép buộc” và “bắt nạt” Châu Âu.

Bằng chứng duy nhất là Nga thường xuyên kêu gọi một cách vô ích Ukraina trả các khoản nợ khí đốt quá hạn.

Hủy bỏ Tuyến Phương Nam là một cú đánh đến muộn của NATO vào Serbia. Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic than vãn về tổn thất Tuyến Phương Nam: “Chúng ta đang trả giá cho xung đột giữa các cường quốc.”

Các đối tác người Ý trong hợp đồng cũng không vui vẻ với tổn thất lớn đó. Nhưng quan chức và truyền thông E.U. vẫn lên án Putin về mọi thứ như thường lệ.

Dĩ nhiên là khi bạn thường xuyên bị xúc phạm và cảm thấy không được chào đón thì bạn sẽ quay đi. Putin mang dự án đường ống dẫn dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ và ngay lập tức bán cho thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Điều đó có vẻ như là một hợp đồng tốt cho Nga, cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng toàn bộ sự việc vẫn chỉ là điềm báo.

Dầu của Nga là công cụ ép buộc? Nếu Putin có thể sử dụng Gazprom để buộc Erdogan thay đổi chính sách về Syria, và từ bỏ quyết định lật đổ Bachar al Assad, nhằm đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo thần kỳ, thì đó sẽ là kết quả tuyệt vời. Nhưng hiện giờ vẫn chưa có dấu hiệu của một sự tiến triển như vậy.

Sự thay đổi từ Ban-căng sang Thổ Nhĩ Kỳ đào sâu ngăn cách giữa Nga và Tây Âu, mà trong dài hạn sẽ gây tổn thương cho cả hai phía. Nhưng điều đó cũng đào sâu bất bình đẳng kinh tế giữa phương Nam và phương Bắc Châu Âu. Đức vẫn nhận được khí đốt của Nga từ Tuyến Phương Bắc, dự án hợp tác của Gerhard Schroeder với Putin. Song các quốc gia phía Nam Châu Âu, vốn đang chìm trong khủng hoảng của đồng euro, thì bị bỏ mặc trong lạnh giá. Điều này có thể thúc đẩy nổi loạn chính trị đang lớn dần tại những quốc gia đó.

Khi những tiếng nói dấy lên ở Ý phàn nàn rằng trừng phạt Nga khiến Châu Âu bị tổn thương nhưng Hoa Kỳ thì vô sự, người Châu Âu có tự an ủi bằng diễn ngôn của người được giải Nobel Hòa Bình ở Nhà Trắng, người ca ngợi Liên Minh Châu Âu làm điều đúng đắn, ngay cả khi điều đó “là gay go đối với kinh tế Châu Âu”.

Trong bài phát biểu với các CEO hàng đầu vào ngày 3 tháng 12, Obama nói rằng sự trừng phạt nhằm mục tiêu thay đổi “nhận thức” của Putin, nhưng không nghĩ rằng điều đó sẽ thành công. Ông ta chờ đợi “chính trị trong nội bộ Nga” sẽ “bắt kịp với những gì diễn ra trong kinh tế, đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục duy trì sức ép.” Hay nói cách khác là ăn cắp thị trường khí đốt của Nga, ép buộc Châu Âu áp đặt trừng phát, và khiến những gã gốc mù quáng của Washington ở Arab Saudi hạ giá dầu bằng cách làm tràn ứ thị trường, đều chỉ nhằm mục đích khiến nhân dân Nga đủ ghét Putin để lật đổ ông ta. Nói một cách ngắn gọn là thay đổi chế độ.

Vào ngày 4 tháng 12, Hạ Viện Hoa Kỳ chính thức công bố động cơ của Hoa Kỳ phía sau thông điệp bằng cách đưa ra một thứ có thể coi là tồi tệ nhất mà khối lập pháp từng đưa ra: Nghị quyết 758. Nghị quyết là một bản tóm tắt tất cả những dối trá chống lại Vladimir Putin và Nga trong hơn một năm qua. Chưa bao giờ có nhiều lời dối trá được nhồi nhét trong một văn bản chính thức như vậy. Mặc dù vậy, cuộc chiến tuyên truyền được chứng thực bằng số phiếu thông qua 411 so với 10 phản đối. Nếu như điều này không dẫn đến chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân, và vẫn còn những nhà sử học trong tương lai, thì họ sẽ đánh gia nghị quyết này là bằng chứng sự thất bại hoàn toàn của trí tuệ, trung thực, và tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị mà Washington đang cố gắng áp đặt cho toàn thế giới.

Ron Paul đã viết một phân tích xuất sắc về tài liệu đáng xấu hổ đó ở đây và ở đây nữa

Bất kể người ta có nghĩ gì về chính sách đối nội của Paul, về đối ngoại thì ông ta đứng riêng một mình – rất riêng biệt – tiếng nói của lý trí. (Đúng như vậy, có cả Dennis Kucinich nữa, nhưng họ loại bỏ ông ta bằng cách xóa bỏ theo kiểu gian lận quận của ông ta khỏi bản đồ.)

Sau một danh sách dài những lời nói dối “Xét rằng”, gây tổn thương và đe dọa, chúng ta trở thành phe gây sự thô bỉ trong chiến dịch nguy hiểm này. Hạ Viện kêu gọi các quốc gia Châu Âu “làm suy yếu khả năng sử dụng nguồn khí đốt như là công cụ tạo sức ép chính trị và kinh tế đối với các quốc gia khác của Liên Bang Nga” và “thúc giục tổng thống xúc tiến phê chuẩn của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ về việc xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Ukraina và các quốc gia Châu Âu khác.” 

Quốc Hội đã sẵn sàng mạo hiểm và thậm chí là khuyến khích chiến tranh hạt nhân, nhưng họ đi từ “tuyến dưới”. Điều quan trọng là việc đánh cắp thị trường khí đốt của Nga bằng thứ mà cho đến nay vẫn là trò lừa gạt: khí đá phiến thu được từ fracking của Hoa Kỳ.

Tồi tệ hơn Chiến Tranh Lạnh

Phái tân bảo thủ đang điều khiển các chính khách thiếu trải đời của Hoa Kỳ sẽ đẩy chúng ta vào một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Cuộc đối đầu dai dẳng với Liên Bang Soviet là “Lạnh” do Sự Phá Hủy Đảm Bảo Cho Đôi Bên (MAD). Cả Washington và Moscow đã hoàn toàn nhận thức được rằng chiến tranh “Nóng” có nghĩa là đụng độ vũ khí hạt nhân sẽ tiêu diệt tất cả mọi người.

Khi thời đó qua đi, Hoa Kỳ nghĩ rằng họ đã “thắng” trong Chiến Tranh Lạnh và dường như say sưa với sự tự thỏa mãn rằng họ có thể thắng một lần nữa. Sự nâng cấp vũ khí hạt nhân của họ và xây dựng “lá chắn hạt nhân” quanh biên giới Nga chỉ nhằm mục tiêu tạo cho Hoa Kỳ khả năng đánh phủ đầu – khả năng hạ gục bất cứ sự trả đũa nào của Nga đối với tấn công hạt nhân của Hoa Kỳ. Điều đó không thể có tác dụng, nhưng nó làm suy yếu sự ngăn chặn.

Nguy cơ của một cuộc chiến toàn diện giữa hai cường quốc hạt nhân thực sự lớn hơn dưới thời Chiến Tranh Lạnh. Hiện nay chúng ta đang ở trong một dạng Chiến Tranh Băng Giá, bởi vì tất cả những gì mà Nga làm hay nói đều không có bất cứ tác động nào. Phe tân bảo thủ đang tạo ra các chính sách của Hoa Kỳ ở phía hậu trường đã sáng tạo ra câu chuyện giả tưởng về “sự xâm lược” của Nga mà thổng thống của Hoa Kỳ, truyền thông và giờ là Quốc Hội phải chấp nhận và tán thành. Các nhà lãnh đạo Nga phản ứng với sự trung thực, sự chân thành và nhận thức chung, vẫn đang kiềm chế bất chấp những thóa mạ đối với họ. Điều đó không tạo ra bất cứ thứ gì tốt đẹp. Tình thế bị đóng băng. Khi lý trí thất bại, bạo lực sẽ tiếp bước. Sớm hay muộn.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Foreign Policy of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr

Sunday, November 2, 2014

Putin chỉ rõ nguy cơ chiến tranh

Lịch sử đang lặp lại theo đúng quy luật của nó. Nếu như trước đây giai cấp tư sản đã dựa vào nhà nước quốc gia dân tộc để đánh bại các lãnh chúa phong kiến xây dựng lên các quốc gia tư bản chủ nghĩa, thì giờ đây chính các quốc gia dân tộc đang ngày càng trở nên chật hẹp đối với giai cấp tư sản. Đã đến lúc giai cấp tư sản phải thanh toán các quốc gia dân tộc để mở đường cho một cấu trúc siêu quốc gia, cho một giai cấp tư sản thế giới. Các quốc gia dân tộc đang vỡ nát dưới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, không phải vì chúng vô đạo đức hay tàn bạo, mà trước hết là vì chúng đã phá sản về mặt kinh tế. Một mặt các quốc gia dân tộc không còn có thể bảo vệ cho giai cấp tư sản khỏi sự thôn tính lẫn nhau về kinh tế, mặt khác chính các quốc gia dân tộc dưới sự thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bên cạnh việc phát triển sức sản xuất không ngừng lại đang lãng phí một cách vô độ các tài nguyên và lao động của quốc gia, sự lãng phí đó là nguồn nuôi dưỡng vô tận các phong trào cực đoan phản động nhất. Sự phá sản về kinh tế thể hiện ra thành sự phá sản về mặt chính trị khi các quốc gia dân tộc không ngừng đối đầu với nhau với quy mô ngày càng lớn và các lực lượng cực đoan phản động không ngừng gây ra các cuộc xung đột khu vực dữ dội. Trong cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa chủ nghĩa tư bản và quốc gia dân tộc, giai cấp tư sản sẽ một lần nữa buộc phải đặt vũ khí vào tay giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản với vũ khí trong tay sẽ không đứng về phía đế quốc này để chống lại đế quốc kia, sứ mệnh của giai cấp vô sản là thanh toán chủ nghĩa tư bản đã phá sản hoàn toàn và xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Để hiểu thêm về sự đối đầu giữa các đế quốc hiện nay, mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Putin points to growing war dangers" của tác giả Nick Beams. 

Putin chỉ rõ nguy cơ chiến tranh đang gia tăng 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn cảnh báo các hoạt động của Washington, vi phạm các quy tắc đã chi phối quan hệ quốc tế kể từ khi thế chiến thứ II kết thúc, có thể dẫn đến chiến tranh. 

Tuyên bố của ông ta xuất hiện trong một bài diễn văn vào ngày 20 tháng 10 tại một cuộc mít-ting được Câu Lạc Bộ Thảo Luận Quốc Tế Valdai tổ chức ở khu nghỉ dưỡng mùa đông Sochi của Nga. Chủ đề của cuộc thảo luận, có sự tham gia của các nhà báo, chuyên gia về chính sách đối ngoại, và các học giả của Nga cũng như quốc tế, là Trật Tự Thế Giới: Quy Tắc Mới hay Cuộc Chơi không Quy Tắc 

Putin đã mở đầu, “công thức này mô tả chính xác điểm nút lịch sử mà chúng ta đạt tới hôm nay và sự lựa chọn mà tất cả chúng ta phải đối mặt … Sự thay đổi của trật tự thế giới – và những gì chúng ta thấy hôm nay là những sự kiện ở quy mô này – thường xuyên được xác nhận bởi, nếu không phải là chiến tranh và xung đột toàn cầu, thì cũng là các chuỗi xung đột sâu sắc ở quy mô khu vực”. 

Bài phát biểu của Puti bao gồm hàng loạt các lên án đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh. Ông ta nói, Hoa Kỳ đã tự tuyên bố là người chiến thắng, không thấy nhu cầu cần phải thiết lập “một cân bằng quyền lực mới, cấp thiết để duy trì trật tự và ổn định” và thay vào đó “tiến tới đẩy hệ thống vào mất cân bằng nghiêm trọng và sâu sắc”. 

Mặc dù vậy, điểm nhấn mạnh của Putin không chỉ là sự lên án đối với Hoa Kỳ mà cũng là hệ quả của việc Kremlin giải tán Liên Bang Soviet vào năm 1991 để khôi phục chủ nghĩa tư bản. Vào lúc đó, tất cả tầng lớp quan liêu chủ nghĩa Stalin đều nhất trí phủ nhận khái niệm chủ nghĩa đế quốc, coi đó là một điều hư cấu chính trị do Lenin và Đảng Bolshevik sáng tạo ra 

Kể từ đó, sự hình thành tầng lớp tư bản tài phiệt kinh doanh siêu giàu, xa lạ với nhân dân, cai trị một tập hợp các nước cộng hòa Soviet cũ dựa trên nền tảng của chủ nghĩa quốc gia dân tộc, đã tạo ra cho các quyền lực đế quốc NATO một mảnh đất màu mỡ để gieo trồng “cách mạng màu” và nội chiến sắc tộc. Điều đó dẫn đến cuộc đảo chính do Hoa Kỳ và Đức hậu thuẫn ở Ukraina vừa qua, đẩy Nga và NATO đến bờ vực chiến tranh. 

Putin kết nối các hoạt động của Hoa Kỳ với hành vi của những kẻ mới phất, “khi họ đột ngột kiếm được một tài sản lớn, trong trường hợp này là dưới dạng sự lãnh đạo và thống trị thế giới. Thay vì quản lý của cải của họ một cách khôn ngoan, tất nhiên là vì lợi ích của bản thân họ, tôi cho rằng họ đã gây ra nhiều điều rồ dại.” 

Trong thập kỷ qua, Putin nói, luật pháp quốc tế đã bị cưỡng bức phải thoái lui dưới hình thức của “chủ nghĩa vô chính phủ pháp lý”. Các quy định pháp lý đã bị thay thế bởi “sự diễn giải độc đoán và đánh giá thiên kiến.” Đồng thời, “kiểm soát toàn diện truyền thông toàn cầu đã tạo ra khả năng, nếu muốn, biến trắng thành đen và đen thành trắng.” 

Liên hệ với những sự tiết lộ về các chiến dịch của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, tổng thống Nga nói “đại ca” đang chi “hàng tỷ dollar để theo dõi toàn bộ thế giới, bao gồm cả các đồng minh thân cận nhất”. 

Phê phán các hoạt động của Hoa Kỳ ở Trung Đông, Afghanistan và Ukraina, Putin nói sự áp đặt độc đoán đơn phương thay vì dẫn đến hòa bình và thịnh vượng, đã tạo ra các kết quả trái ngược. “Thay vì giải quyết các xung đột thì dẫn đến sự leo thang của chúng, thay vì chủ quyền và quốc gia ổn định thì chúng ta thấy sự mở rộng của hỗn loạn, và thay vì dân chủ thì những lực lượng rất đáng ngờ, từ phát xít mới cho đến cực đoan Hồi giáo được hỗ trợ.” 

Ở Syria, Hoa Kỳ và đồng minh của họ có những kẻ nổi loạn được vũ trang và cung cấp tài chính, cũng như cho phép họ thu nhận lính đánh thuê từ nhiều quốc gia khác nhau. “Hãy cho tôi hỏi rằng những kẻ nổi loạn lấy tiền, vũ khí và chuyên gia quân sự từ đâu? Tất cả mọi thứ đến từ đâu? Làm thế nào mà nhóm ISIL khét tiếng trở thành một nhóm đầy quyền lực, một lực lượng vũ trang căn bản?” 

Không có gì phải hoài nghi khi Washington và các đồng minh Châu Âu đã đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh bằng cách chống lưng cho những tay sai Hồi giáo Sunni bảo thủ có liên hệ với Al Quaeda ở Trung Đông, và lực lượng phát xít như du kích Right Sector ở Ukraina. 

Tuy nhiên, sự phê phán của Putin là trống rỗng và bất lực về mặt chính trị. Chính phủ của ông ta dựa trên các gã côn đồ và du côn chủ nghĩa quốc gia để kiểm soát các khu vực thuộc Nga bị chia rẽ bởi chiến tranh sắc tộc, như Chechnya và Bắc Caucasus, cũng như ủng hộ du kích phản động Shiite do Iran hậu thuẫn ở Iraq và khắp Trung Đông. Các bình luận của Putin rút cục phản ánh nỗ lực triển khai thỏa thuận với các bộ phận của tầng lớp thống trị ở Hoa Kỳ cũng như Châu Âu, vốn đang quan ngại sự tin cậy của Hoa Kỳ đối với Al Qaeda và phát xít Ukraina có thể quá rủi ro đối với chính sách. 

Putin thúc giục một sự thừa nhận lớn hơn đối với các lợi ích của Kremlin, cho rằng thời kỳ đơn cực dưới sự thống trị của Hoa Kỳ đã cho thấy chỉ có một trung tâm quyền lực không làm cho chính trị thế giới dễ điều khiển hơn. Điều đó đã mở ra con đường cho sự thổi phồng tự hào quốc gia, thâu tóm ý kiến công chúng và “để cho những kẻ mạnh bắt nạt và đàn áp kẻ yếu. Về căn bản, thế giới đơn cực đơn giản là công cụ biện minh cho chế độ độc tài đối với nhân dân và quốc gia”. 

Putin cảnh báo rằng nếu không có một hệ thống các hiệp ước và cam kết rõ ràng để quản trị quan hệ quốc tế, cùng với cơ chế quản lý và xử lý các tình huống khủng hoảng, “hội chứng vô chính phủ toàn cầu sẽ gia tăng không thể tránh khỏi.” 

“Nhiều quốc gia không thấy con đường nào khác để đảm bảo chủ quyền của họ ngoài việc với lấy những quả bom của họ. Điều này cực kỳ nguy hiểm”, ông ta nói thêm. 

Những bình luận thẳng thắn của người đứng đầu một quốc gia trong số các quốc gia chính yếu sở hữu vũ khí hạt nhân là sự cảnh báo sâu sắc đối với giai cấp lao động. 

Mặc dù vậy, trong sự leo thang quân sự này, nguy cơ chủ yếu đối với giai cấp lao động quốc tế là chủ nghĩa sô vanh phản động Nga của chính quyền Putin. Thù địch mọi lời kêu gọi tình cảm chống chiến tranh của tầng lớp lao động quốc tế, mà họ sợ là sẽ gây nguy hiểm cho của cải phi nghĩa của họ, chính quyền Putin đã phản ứng với cuộc khủng hoảng Ukraina bằng cách gia tăng chủ nghĩa quân phiệt Nga và hoan nghênh chính quyền kiểu Sa hoàng. 

Trong bài phát biểu vào ngày 1 tháng 8 tại lễ kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ I ở đồi Poklonnaya của Moscow, Putin đề cao cuộc tấn công “huyền thoại” của tướng Sa hoàng Aleksei Brusilov và lên án những người Bolshevik cũng như Cách Mạng Tháng Mười. Ông ta nói: “Chiến thắng đã bị đánh cắp khỏi đất nước. Chiến thắng bị đánh cắp bởi những kẻ kêu gọi sự bại trận của tổ quốc và quân đội, gieo mầm bất hòa cho trong nước Nga, và bất thình lình giành quyền lực, phản bội các lợi ích quốc gia”. 

Chủ nghĩa quốc gia phản cách mạng Nga sẽ phá sản hoàn toàn khi đối mặt với sự bùng nổ mới của khiêu khích và chiến tranh đế quốc. 

Bình luận mới nhất của Putin dường như được thúc đẩy, ít nhất là một phần, bởi nỗi sợ hãi đối với việc giá dầu toàn cầu sụt giảm nhanh chóng, cùng với các biện pháp trừng phạt được áp đặt ngoan cố của Hoa Kỳ, sẽ phá hủy kinh tế Nga. 

Giá dầu giảm, từ khoảng 100 dollar xuống 80 dollar/ thùng, có thể làm giảm 2 điểm phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội của Nga và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân sách của chính quyền, do đó gây mất ổn định chính quyền Putin, vốn dựa trên một mạng lưới các tư bản tài phiệt hùng mạnh. 

Bất kể động cơ của bài phát biểu là gì, nguy cơ chiến tranh mà nó chỉ ra là có thực và đang gia tăng. Vấn đề được Putin công khai về vai trò của Hoa Kỳ không cần phải hoài nghi là sẽ được thảo luận sau những cánh cửa đóng kín tại các phòng họp chính trị ở các quốc gia chủ chốt. 

Tác động của giá dầu giảm đối với Nga đã cho thấy, những cẳng thẳng địa chính trị sẽ được thổi bùng lên bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn và khuynh hướng dẫn đến giảm phát cũng như trì trệ kinh tế khắp thế giới. 

Nguy cơ chiến tranh mà Putin mô tả được nhấn mạnh trong các bình luận về hội thảo của một chuyên gia Hoa Kỳ về Nga, Christopher Gaddy của viện Brookings. Hai ngày trước khi Putin phát biểu. Gaddy nhắc đến "Người Mộng Du", một cuốn sách về nguồn gốc thế chiến thứ I của nhà sử học Christopher Clark, và đưa ra sự tương đồng với tình hình hiện tại. 

“Tôi rất sợ rằng .. có các thành phần mộng du trong chính sách của những người chơi chủ chốt trên thế giới ngày nay”, Gaddy nói, đề cập rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga được Hoa Kỳ thiết kế và lôi kéo bởi một nhóm nhỏ với mục tiêu không rõ ràng cũng như kết quả đáng ngờ. 

Monday, October 27, 2014

Ukraina và Phát xít mới

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Ukraine and Neo-Nazis" của tác giả nổi tiếng William Blum, bài viết được đăng trên tạp chí ColdType số 87 tháng 10 năm 2014.

Ukraina và Phát xít mới

Kể từ khi cuộc biểu tình nghiêm trọng nổ ra ở Ukraina vào tháng hai, truyền thông chính thống phương tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã che dấu sự thật về nghi phạm thường trực – chế độ tam hùng Hoa Kỳ /Liên Minh Châu Âu /NATO – đứng cùng phe với Phát xít mới. Ở Hoa Kỳ điều đó hoàn toàn không được đề cập. Tôi chắc chắn rằng một cuộc khảo sát được thực hiện ở Hoa Kỳ về chủ đề này sẽ cho thấy sự lảng tránh phổ biến đối với hàng loạt các hoạt động của Phát xít mới, bao gồm công khai kêu gọi giết “Người Nga, Cộng Sản và Do Thái”. Nhưng những bí mật nhỏ bẩn thỉu đôi khi ló đầu ra khỏi bức màn che một chút.

Vào ngày 9 tháng 9, trang NBCnews.com đưa tin “Truyền hình Đức cho thấy các biểu tượng phát xít trên mũ sắt của binh lính Ukraina”. Truyền hình Đức đã đăng các hình ảnh của một người lính mang mũ sắt chiến đấu với “dấu hiệu SS” của đơn vị cảnh sát tinh nhuệ mặc đồng phục đen dưới thời Hitler. (Dấu hiệu là một ký tự của người Đức cổ). Một người lính khác mang hình chữ thập ngoặc trên mũ sắt.

Vào ngày 13, tờ Washington Post đăng tải các bức ảnh của một tiểu đội đang ngủ, thuộc tiểu đoàn Azov, một trong các đơn vị bán quân sự Ukraina đang tấn công những người ly khai thân Nga. Trên bức tường phía trên giường ngủ là một biểu tượng chữ thập ngoặc lớn. Không ngại ngần, tờ Post trích dẫn lời của trung đội trưởng cho rằng binh lính mang biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan chỉ là một kiểu ý tưởng “lãng mạn”.

Mặc dù vậy, tổng thống Nga Vladimir Putin bị tất cả mọi người từ Hoàng tử Charles cho tới Công chúa Hillary so sánh với Adolf Hitler bởi vì đã sáp nhập Crimea vào Nga. Putin đã trả lời câu hỏi đó: 

Nhà cầm quyền Crimea đã dựa trên tiền lệ quen thuộc Kosovo, một tiền lệ mà các đối tác phương Tây đã tự tạo ra, với bàn tay của họ, có thể nói như vậy. Trong một tình huống hoàn toàn tương tự với Crimea, họ tách lãnh thổ Kosovo ra khỏi Serbia một cách hợp pháp, tuyên bố ở khắp nơi rằng không cần đến sự cho phép của chính quyền trung ương để đơn phương tuyên bố độc lập. Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc, dựa trên đoạn 2 của điều 1 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đồng ý với điều đó, và trong quyết định vào ngày 22 tháng 7 năm 2010 đã ghi nhận điều sau đây, tôi trích dẫn nguyên văn: Không sự ngăn cấm nói chung nào có thể suy luận từ thực tiễn của Hội Đồng Bảo An liên quan đến tuyên bố độc lập đơn phương”.

Putin giống như Hitler được bao trùm bởi những câu chuyện về kẻ xâm lược Putin (Vlad Kẻ Xuyên Thủng). Trong bốn tháng truyền thông phương Tây đã giong trống về việc Nga xâm lược Ukraina. Tôi đề nghị đọc: “Sao Bạn Có Thể Nói Rằng Nga Xâm Lược Ukraina?” của Dmitry Orlov. Và hãy nhớ rằng NATO đang bao vây Nga. Hãy tưởng tượng Nga thiết lập các căn cứ quân sự ở Canada và Mexico, từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Hãy nhớ lại xem căn cứ Soviet ở Cuba đã gây ra điều gì.

Hoa Kỳ có từng tạo ra các ví dụ xấu không? 

Kể từ ngày định mệnh 11 tháng 9 năm 2001, mục tiêu quan hệ công chúng hàng đầu của Hoa Kỳ là vô hiệu hóa ý tưởng kiểu như Hoa Kỳ nhận được điều đó là do hàng loạt các hoạt động xâm lược chính trị và quân sự của bản thân. Đây người hùng ưa thích của công chúng, George W. Bush, phát biểu một tháng sau ngày 11 tháng 9: 

“Tôi có thể trả lời thế nào khi tôi thấy ở một số nước Hồi giáo có lòng căm thù sâu sắc đối với Hoa Kỳ? Tôi sẽ nói với bạn điều mà tôi sẽ trả lời: Tôi ngạc nhiên. Tôi ngạc nhiên về sự hiểu lầm, cho rằng người ta ghét chúng ta bởi vì nước ta đáng như vậy. Tôi – giống như hầu hết người Mỹ, tôi không thể tin điều đó bởi vì tôi biết chúng ta tốt ra sao.” 

Cảm ơn George. Giờ hãy uống thuốc đi!

Tôi và những sử gia khác về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đã lưu trữ rất nhiều các tuyên bố của những kẻ khủng bố chống Mỹ, những người đã làm rõ rằng hành động của họ là để trả thù cho hàng thập kỷ can thiệp quốc tế kinh tởm của Hoa Kỳ. Nhưng quan chức Hoa Kỳ và truyền thông thường lảng tránh bằng chứng đó và trung thành với ý tưởng rằng những kẻ khủng bố chỉ đơn giản là độc ác và điên khùng vì tôn giáo; nhiều trong số chúng quả thực như vậy, nhưng không làm thay đổi sự thật chính trị và lịch sử.

Suy nghĩ của người Mỹ dường như sống động và lành mạnh. Ít nhất bốn con tin bị quân ISIL bắt ở Syria, trong đó có nhà báo Hoa Kỳ James Foley, đã bị nhấn nước trong khi bị giam cầm. Tờ Washington Post trích dẫn một quan chức Hoa Kỳ: “ISIL là một nhóm thường đóng đinh và chặt đầu người. Phỏng đoán rằng có bất cứ sự liên quan nào giữa sự tàn bạo của ISIL và hành động trong quá khứ của Hoa Kỳ thì thật nực cười và bổ sung cho sự tuyên truyền xuyên tạc của họ”.

Mặc dù vậy, tờ Post có thể đã suy luận một chút, thêm vào rằng “Quân ISIL … dường như mô phỏng theo các kỹ thuật nhấn nước mà CIA sử dụng để thẩm vấn các nghi phạm khủng bố kể từ sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.”

Bài nói chuyện của William Blum ở một hội thảo về Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Đại học Hoa Kỳ, Washington, DC, ngày 6 tháng 9 năm 2014

Tôi chắc chắn rằng mỗi người trong số các bạn đã gặp nhiều người ủng hộ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, với họ bạn phải tranh cãi và tranh cãi. Bạn chỉ ra rằng hết những điều kinh hoàng này đến những điều kinh hoàng khác, từ Việt Nam tới Iraq. Từ những vụ ném bom như cơn thịnh nộ của chúa cùng với xâm lược cho tới vi phạm luật pháp quốc tế và tra tấn. Nhưng chẳng có tác dụng gì. Không gì thay đổi được những người đó.

Tại sao lại vậy? Có phải những người đó thực sự ngớ ngẩn? Tôi nghĩ một câu trả lời tốt hơn là họ có định kiến nhất định. Dù chủ ý hay vô ý, họ có một niềm tin cơ bản về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại, và nếu bạn không xử lý được niềm tin căn bản đó, thì sẽ giống như bạn lao đầu vào tường đá.

Nền tảng căn bản nhất của niềm tin đó, tôi cho rằng, là một sự vững tin trong sâu thẳm rằng bất kể Hoa Kỳ làm gì ở nước ngoài, bất kể nó tồi tệ ra sao, bất kể hậu quả khủng khiếp ra sao, chính quyền Hoa Kỳ vẫn có ý định tốt. Lãnh đạo Hoa Kỳ có thể sai lầm, họ có thể vấp váp, họ có thể nói dối, họ thậm chí có thể trong một dịp vớ vẩn gây ra nhiều thiệt hại hơn là điều tốt, nhưng họ làm điều tốt. Ý đinh của họ luôn đáng tự hào, thậm chí là cao quý. Đa số người Mỹ nghĩ như vậy.

Frances FitzGerald, trong nghiên cứu nổi tiếng của bà về sách giáo khoa Hoa Kỳ, tổng kết các thông điệp của chúng: “Hoa Kỳ là một kiểu Đạo Quân Cứu Thế đối với phần còn lại của thế giới: trong lịch sử họ đã phục vụ cho lợi ích của các quốc gia nghèo đói, bị ruồng bỏ và bị thảm họa. Hoa Kỳ luôn hành động theo kiểu vô tư, luôn từ động cơ cao nhất; họ cho đi, không bao giờ nhận lại”.

Và người Mỹ thuần khiết ngạc nhiên tại sao phần còn lại của thế giới không thấy đạo đức và sự vị tha của người Mỹ. Thậm chí nhiều người tham gia vào phong trào phản chiến đã có một thời gian vất vả để lay chuyển một phần của tư tưởng đó; họ diễu hành để khích lệ nước Mỹ – nước Mỹ mà họ yêu, tôn kính và tin tưởng – họ diễu hành để khích lệ nước Mỹ cao quý quay trở lại con đường tốt đẹp.

Nhiều công dân tin vào tuyên truyền của chính quyền để biện minh cho hoạt động quân sự của họ rất thường xuyên và ngây thơ như Charlie Brow tin vào môn bóng đá của Lucy.

Người Mỹ giống đám trẻ con của một bố già Mafia, chúng chẳng biết gì về công việc kiếm sống của ông bố, và cũng không muốn biết, nhưng chúng ngạc nhiên tại sao một số người lại ném bom cháy qua cửa sổ phòng khách. Niềm tin căn bản trong ý định tốt đẹp của Mỹ thường được gắn với “chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ”. Hãy cùng nhìn xem chính sách đối ngoại ngoại lệ Hoa Kỳ ra sao. Kể từ khi kết thúc thế chiến thứ II, Hòa Kỳ đã:

1. Nỗ lực lật đổ hơn 50 chính quyền nước ngoài, đa số được bầu cử dân chủ. 

2. Ném bom người dân tại hơn 30 quốc gia. 

3. Nỗ lực ám sát hơn 50 lãnh đạo ngoại quốc.

4. Nỗ lực đàn áp các phong trào dân túy hay quốc gia tại 20 quốc gia. 

5. Can thiệp thô bỉ vào các cuộc bầu cử dân chủ tại ít nhất 30 nước. 

6. Dẫn đầu thế giới về tra tấn; không chỉ người Mỹ trực tiếp tra tấn người nước ngoài, mà còn cung cấp dụng cụ tra tấn, hướng dẫn tra tấn, danh sách những người phải tra tấn, huấn luyện viên Hoa Kỳ trực tiếp hướng dẫn, đặc biệt là ở châu Mỹ Latin.

Đây thực sự là ngoại lệ. Không có quốc gia nào khác trong lịch sử có thể cạnh tranh với kỷ lục này.

Thế nên lần tới khi bạn lao đầu vào tường đá … hãy hỏi người đó rằng Hoa Kỳ phải làm gì với chính sách đối ngoại để không được ủng hộ nữa. Điều gì đối với người đó cuối cùng là quá đủ. Nếu người đó đề cập tới điều gì đó thật sự tồi tệ, thì có thể đó là điều mà Hoa Kỳ đã thực hiện, hoặc có thể lặp lại.

Cần phải ghi nhớ rằng tổ quốc quý giá của chúng ta, trên hết cả, tìm cách thống trị thế giới. Vì lý do kinh tế, lý do quốc gia, hệ tư tưởng, Thiên Chúa Giáo, và vì những lý do khác, thống trị thế giới từ lâu đã là đường cơ sở của Hoa Kỳ. Không nên quên rằng quan chức hành pháp đầy quyền lực có lương, thưởng, ngân sách hoạt động và công việc được trả lương hậu hĩnh trong tương lai ở khu vực tư nhân, phụ thuộc vào cuộc chiến tranh liên miên. Những lãnh đạo này không đắn đo về hậu quả cuộc chiến của họ đối với thế giới. Họ không thật sự là người xấu; nhưng họ phi đạo đức, giống như một lối mòn xã hội.

Hãy xem Trung Đông và Nam Á. Người dân ở khu vực đó phải gánh chịu sự khủng khiếp vì chủ nghĩa Hồi Giáo bảo thủ. Điều mà họ thực sự cần là một chính quyền thế tục, tôn trọng các tôn giáo khác nhau. Và chính quyền đó đã từng được thiết lập trong quá khứ gần đây. Nhưng số phận của những chính phủ đó ra sao?

Vào những năm 1970 cho đến những năm 1980, Afghanistan đã có một chính quyền thế tục tương đối tiến bộ, với quyền bầu cử hoàn chỉnh cho phụ nữ, điều khó tin phải không? Thậm chí ngay cả một báo cáo của Lầu Năm Góc về thời gian đó đã xác thực quyền thực tế của phụ nữ ở Afghanistan. Và điều gì xảy ra với chính quyền đó? Hoa Kỳ lật đổ nó, cho phép Taliban nắm quyền lực. Hãy nhớ điều đó khi bạn nghe một quan chức Hoa Kỳ nói rằng chúng ta ở Afghanistan là để bảo vệ quyền của phụ nữ.

Sau Afghanistan là tới Iraq, một xã hội thế tục khác, dưới thời Saddam Hussein. Và Hoa Kỳ cũng lật đổ chính quyền đó, giờ đây đất nước đó bị giày xéo bởi đám thánh chiến cũng như bảo thủ đủ loại, điên khùng và khát máu; phụ nữ không che mặt sẽ gặp nguy hiểm.

Tiếp theo là Libya; một lần nữa, một quốc gia thế tục, dưới thời Moammar Gaddafi, giống như Saddam Hussein, là bạo chúa nhưng theo những cách đặc biệt có thể là đạo đức và làm được những điều kỳ diệu cho Libya và Châu Phi. Có thể nhắc tới một ví dụ, Libya có thứ hạng cao trong Chỉ Số Phát Triển Con Người của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ cũng lật đổ chính quyền đó. Vào năm 2011, với sự trợ giúp của NATO, chúng ta ném bom người dân Libya hầu như mỗi ngày trong suốt sáu tháng. Và một lần nữa, điều đó dẫn đến việc các chiến binh thánh chiến xuất hiện. Tại sao tất cả những chuyện đó xảy ra với người dân Libya, chỉ có Chúa mới biết được, hoặc có thể là Allah.

Ba năm trước đây, Hoa Kỳ đã làm mọi cách để lật đổ chính quyền thế tục ở Syria. Hãy đoán xem? Syria giờ là sân chơi và chiến trường của mọi thể loại quân đội cực hữu, trong đó có món ưa thích mới của mọi người, IS, nhà nước Hồi giáo. Sự trỗi dậy của IS dựa vào phần lớn những thứ mà Hoa Kỳ đã làm ở Iraq, Lybia và Syria trong những năm gần đây.

Chúng ta có thể bổ sung vào danh sách những điều kỳ diệu này cựu Liên Bang Nam Tư, một chính quyền thế tục đã bị Hoa Kỳ lật đổ, cùng với NATO vào năm 1999, thúc đẩy sự hình thành của nhà nước Hồi giáo ở Kosovo, được điều khiển bởi Quân Đội Giải Phóng Kosovo (KLA). KLA bị Hoa Kỳ, Anh và Pháp coi là tổ chức khủng bố trong nhiều năm, với hàng sa số các báo cáo về việc KLA được vũ trang, huấn luyện bởi al-Qaeda, tại trại của al-Qaeda ở Pakistan, và thậm chí có các thành viên của al-Qaeda tham gia hàng ngũ KLA trong cuộc chiến chống lại người Serb ở Nam Tư. Mối lo ngại chủ yếu của Washington là hạ gục Serbia, vốn được biết đến như là “chính quyền cộng sản cuối cùng ở Châu Âu”.

KLA trở nên nổi tiếng với tra tấn, buôn bán phụ nữ, heroin, và nội tạng người; một khách hàng hấp dẫn khác của đế quốc.

Ai đó nhìn xuống những chuyện này từ bên ngoài không gian có thể nghĩ rằng Hoa Kỳ là thế lực Hồi giáo đang nỗ lực xâm chiếm thế giới – Allah Akbar!

Nhưng bạn có thể ngạc nhiên hỏi các chính quyền bị lật đổ có gì chung để trở thành mục tiêu của Washington? Câu trả lời là họ không để cho đế quốc kiểm soát dễ dàng; họ từ chối trở thành quốc gia tay sai; họ theo chủ nghĩa quốc gia; nói cách khác, họ độc lập; một tội các nghiêm trọng đối với đế quốc.

Hãy đề cập tới tất cả những điều đó với người ủng hộ giả định đối của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và nhìn xem anh ta có tiếp tục tin rằng Hoa Kỳ có ý định tốt nữa không. Nếu anh ta ngạc nhiên cách này diễn ra bao lâu thì hãy chỉ cho anh ta thấy rằng khó có thể kể ra một chế độ độc tài tàn bạo nào trong nửa sau thế kỷ 20 mà không được Hoa Kỳ ủng hộ; không chỉ ủng hộ, mà còn thường xuyên đưa họ lên nắm quyền và bảo vệ quyền lực của họ bất chấp ước muốn của dân chúng. Trong những năm gần đây, Washington đã ủng hộ các chính quyền rất hà khắc như Arab Saudi, Honduras, Indonesia, Ai Cập, Colombia, Qatar và Israel.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nghĩ gì về kỷ lục của bản thân? Cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nói tại một câu lạc bộ tư nhân về lãnh đạo chính sách đối ngoại khi bà ấy viết vào năm 2000 rằng để đáp ứng an ninh quốc gia thì Hoa Kỳ không cần được dẫn dắt bởi “các khái niệm của quy tắc và luật pháp quốc tế” hay “các thiết chế như Liên Hiệp Quốc” bởi vì Hoa Kỳ đứng bên phía đúng đắn của lịch sử”.

Hãy để tôi nhắc lại với các bạn kết luận của Daniel Ellsberg về Hoa Kỳ ở Việt Nam: “Không phải là chúng ta ở phía sai trái; chúng ta là sự sai trái”.

Cách rất xa phía đúng đắn của lịch sử, chúng ta thấy trong thực tế - Tôi muốn đề cập tới sự can dự vào chiến tranh – cùng phía với al-Qaeda và các con đẻ của họ trong một số dịp, bắt đầu là với Afghanistan vào những năm 1980 và 1990s để hỗ trợ Moujahedeen Hồi giáo, hay còn gọi là Chiến Binh Thần Thánh.

Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự, hỗ trợ ném bom, Bosnia và Kosovo, cả hai đều được al-Qaeda ủng hộ trong cuộc xung đột ở Nam Tư vào đầu những năm 1990.

Ở Libya vào năm 2011, Washington và Jihadist có cùng kẻ thù chung, Gaddafi, như đã được đề cập, Hoa Kỳ ném bom người dân Libya trong hơn sáu tháng, cho phép jihadist chiếm lấy nhiều phần đất nước; và họ đang chiến đấu với phần còn lại. Trong thời kỳ chiến tranh, đồng minh thể hiện sự biết ơn của họ đối với Washington bằng cách ám sát đại sứ Mỹ và ba người Mỹ khác, có vẻ là CIA, ở thành phố Benghazi.

Vào giữa và cuối những năm 2000, Hoa Kỳ ủng hộ quân đội Hồi giáo ở khu vực Caucasus của Nga, một khu vực được chú ý nhiều hơn sau khi có các hoạt động khủng bố tôn giáo ở Chechnyan vào những năm 1990.

Cuối cùng, ở Syria, trong nỗ lực lật đổ chính quyền Assad, Hoa Kỳ đã đứng về cùng phía với một số dạng quân đội Hồi giáo. Có sáu lần Hoa Kỳ trở thành đồng minh của lực lượng jihadist trong thời chiến.

Tôi khẳng định rằng tôi phải cung cấp cho bạn rất nhiều điều tiêu cực mà Hoa Kỳ đã làm với thế giới, và có thể đó là một thứ khó nuốt trôi đối với bạn. Nhưng mục đích của tôi là cố gắng gạt bỏ chỗ dựa trong trí tuệ và cảm xúc mà bạn đã trưởng thành dựa trên đó – hoặc giúp bạn hỗ trợ người khác gạt bỏ chúng – chỗ dựa đó đảm bảo rằng Hoa Kỳ thân yêu của bạn muốn điều tốt.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không có ý nghĩa gì đối với bạn chừng nào bạn còn tin rằng ý định của nó là cao quý; cũng như bạn phớt lờ kịch bản thường xuyên tìm cách thống trị thế giới, được phổ cập quốc gia từ rất lâu, được biết đến dưới cái tên như Tuyên Ngôn Định Mệnh, Thế Kỷ Hoa Kỳ, chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ, toàn cầu hóa, hay, như Madaleine Albright đưa ra, “quốc gia không thể thiếu” … trong khi những người ít lịch sự hơn thì dùng từ “đế quốc”.

Trong bối cảnh nay tôi không thể không đưa ra ví dụ về Bill Clinton. Khi là tổng thống vào năm 1995, ông ta đã nói: “Bất kể điều gì mà chúng ta có thể nghĩ về các quyết định chính trị trong thời kỳ Việt Nam, người Mỹ can đảm, những người đã chiến đấu và chết ở đó, có những động cơ cao quý. Chiến đấu cho tự do và độc lập của người Việt Nam”. Vâng, đó là cách thực tế mà các lãnh đạo của chúng ta nói. Nhưng ai biết họ thực sự tin vào điều gì? 

Hy vọng của tôi là nhiều người trong số các bạn, những người chưa phải là các nhà hoạt động chống đế quốc và chiến tranh, sẽ tham gia vào phong trào phản chiến giống như tôi đã làm năm 1965 để chống lại chiến tranh ở Việt Nam. Đó là điều đã khiến tôi và nhiều người khác cực đoan.

Khi tôi nghe người dân ở độ tuổi nhất định nói về thứ khởi đầu cho quá trình mất niềm tin của họ, niềm tin vào ý định tốt đẹp của Hoa Kỳ, đó là Việt Nam cách rất xa nhưng là nguyên nhân chính.

Tôi nghĩ, nếu các quyền lực Hoa Kỳ biết trước rằng “cuộc chiến đáng yêu” của họ sẽ thất bại thì họ có thể sẽ không tạo ra sai lầm lịch sử khổng lồ đó. Cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 cho thấy rằng bài học Việt Nam vẫn chưa được học vào lúc đó, nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục chống chiến tranh và đe dọa chiến tranh ở Afghanistan, Iran, Syria, và những nơi khác có thể - có thể! – cuối cùng tạo ra một vết sứt mẻ trong tinh thần chiến tranh uy nghiêm. Tôi mời các bạn tham gia vào phong trào của chúng tôi.

Wednesday, October 8, 2014

Chăm sóc trẻ em dưới ba tuổi

Ở Việt Nam hiện nay bà mẹ chỉ được nghỉ 6 tháng sau khi sinh con, nhưng nhà trẻ công chỉ nhận trẻ em từ ba tuổi. Thế là nảy sinh ra vấn đề quan trọng, từ 6 tháng đến 3 tuổi trẻ em sẽ được chăm sóc ra sao khi mẹ phải đi làm. Thông thường nhất là trông cậy vào ông bà (nếu ông bà còn khỏe) hoặc nhà có điều kiện kinh tế thì thuê người giúp việc. Một lựa chọn khác là gửi nhà trẻ tư, nhưng nhà trẻ tư thì nhận chỉ nhận trẻ từ 1 tuổi, tức là cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi thì gia đình vẫn phải tự xoay sở. 

Ở các nước Châu Âu như Đức thì bà mẹ được nghỉ làm ở nhà hưởng lương để chăm sóc con, cho đến khi trẻ đủ tuổi đi nhà trẻ. Còn ở Mỹ thì tình hình cũng như Việt Nam, tức là có một hệ thống đa dạng các nhà giữ trẻ công cũng như tư, và người giúp việc, để trông trẻ khi bố mẹ đi làm. Các ông bố bà mẹ ở Mỹ cũng như Việt Nam đều phải đối đầu với tình trạng khó kiếm nơi giữ trẻ và lo lắng về chất lượng của nơi giữ trẻ. Đối với trẻ dưới ba tuổi thì yếu tố hàng đầu là chăm sóc sức khỏe, nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, đứa trẻ sẽ phát triển tốt và ít bệnh tật. Các cơ sở giữ trẻ tư nhân thì chủ yếu làm công việc trông trẻ chứ không đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, vì điều đó quá đắt đỏ. Ở Việt Nam thì gần đây báo chí hay đưa tin về các nhà ngục trẻ em, tức là các nhà giữ trẻ tư nhân nhưng thường đánh đập và hành hạ trẻ em. Bố mẹ của trẻ, đặc biệt là tầng lớp lao động có thu nhập thấp thì chỉ còn trông chờ vào may mắn, hy vọng con mình không rơi vào một trong những nhà ngục đó.

Trước đây khi Liên Bang Soviet chưa sụp đổ thì họ đã có cách giải quyết rất đáng chú ý đối với vấn đề này. Các cơ sở chăm sóc trẻ em dưới ba tuổi có thể do bất cứ đơn vị sản xuất nào như nhà máy, doanh nghiệp hay nông trại xây dựng ở gần nơi làm việc để các bà mẹ có thể cho con ăn, và thời gian cho con ăn vẫn được tính là giờ là việc. Các cơ sở này được Bộ Y Tế giám sát, có chức năng chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và được một bác sĩ điều hành. Trẻ em được dạo chơi, được nghe các bài hát dân gian do một cô điều dưỡng hát và được ăn đúng giờ ngủ đủ giấc. Giờ giữ trẻ tuân theo giờ làm việc của bà mẹ, có nghĩa là cơ sở sẽ trông trẻ cả ban đêm nếu bà mẹ phải làm ca đêm.

Điều mấu chốt ở đây là các cơ sở của chế độ Xô Viết được đặt dưới sự giám sát của Bộ Y Tế chứ không phải Bộ Giáo Dục, cho thấy cách đây nửa thế kỷ họ đã nhận thức rất đúng đắn về vấn đề trẻ em dưới ba tuổi. Thứ hai là giờ cho con ăn được tính là giờ làm việc, riêng điểm này thì họ tiến bộ hơn xã hội hiện nay rất xa. Điểm thứ ba là các cơ sở có thể được lập ra theo nhu cầu của từng đơn vị sử dụng lao động nên tránh được tình trạng thiếu nơi giữ trẻ như Việt Nam đang phải đối đầu. 

Nhân đọc sách cũ mà ghi lại vài ý vậy.