Wednesday, October 29, 2014

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương: Có muốn vội cũng không được

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US-Japan conflicts stall Obama’s Trans-Pacific economic pact" của tác giả Mike Head, bình luận những tin tức mới nhất về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt

Xung đột Hoa Kỳ-Nhật Bản trì hoãn hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương của Obama

Những cuộc đàm phán kéo dài cả tuần ở Canberra, tiếp sau ba ngày hội nghị cấp bộ trưởng ở Sydney cuối tuần trước, đã thất bại trong việc khơi thông bế tắc giữa chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản về dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP là hiệp định được chính quyền Obama thúc đẩy mạnh mẽ để thiết lập sự thống trị kinh tế không thể thách thức ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự thất bại của hội nghị trong việc tạo ra một bước tiến để hoàn tất hiệp định, bất chấp sức ép gia tăng của Hoa Kỳ, là một biện pháp gây ra căng thẳng kinh tế và địa chiến lược toàn cầu, không chỉ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, mà còn là giữa Hoa Kỳ và các đế quốc kình địch chủ chốt, đáng chú ý là Nhật Bản.

Bốn năm sau khi cựu chính phủ của Đảng Dân Chủ Nhật Bản lần đầu tiên cho thấy sự sẵn sàng tham gia vào TPP, và 18 tháng sau khi chính phủ của Đảng Dân Chủ Tự Do đương nhiệm tuyên bố họ sẽ ký kết hiệp định, vẫn chưa có thỏa thuận nào xuất hiện. Xung đột gay gắt tiếp tục nổ ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về cách tiếp cận đối với thị trường nông nghiệp và ô tô của mỗi nước, đó là một phần trong nghị trình rộng hơn để xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ.

“Không có triển vọng nào cho một thỏa thuận về tiếp cận thị trường vào thời điểm này”, bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Akira Amari phát biểu trong cuộc họp báo ở Sydney. Sau cuộc gặp với đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman vào thứ sáng thứ hai bên lề cuộc họp toàn thể, Amari tuyên bố: “Những vấn đề còn lại cực kỳ phức tạp và chúng tôi không thể giải quyết chúng một cách đơn giản.”

Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông ta muốn kết thúc đàm phán trong năm nay, ngay trong chuyến công du Châu Á tháng tới. Nhưng khi được hỏi về khả năng hội nghị thượng đỉnh TPP sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, bên lề diễn đàn Hợp Tác Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11, Amari đã trả lời rằng không có bất cứ điều gì như vậy được thảo luận.

Tuyên bố của Amari đã trở thành sự nhạo báng đối với những tuyên bố của chủ nhà vòng đàm phán vừa qua, bộ trưởng bộ thương mại Australia Andrew Robb đã tuyên bố rằng thỏa thuận TPP có thể hoàn tất vào cuối năm 2014. “Có một cảm nhận rằng chúng ta đang ở trong tầm của vạch đích”, Robb tuyên bố. Cùng với Froman, bộ trưởng của Australia thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc hội đàm để tránh bị lỡ kỳ hạn mà Obama đã đặt ra, trong ba năm liên tiếp.

Thông báo chính thức được đại diện của 12 quốc gia TPP nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét” và một hiệp định đã được “cố kết”. Mặc dù vậy, những tuyên bố đó được đưa ra trong thông cáo lần trước của TPP.

Ngay cả Robb cũng thừa nhận là “những quyết định phức tạp” vẫn chưa đạt được. Ông ta đề cập tới quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và “các lĩnh vực khác”, là những vấn đề hàng đầu trong xung đột về tiếp cận thị trường giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

Không có thỏa thuận giữa Washington và Tokyo thì TPP sẽ là một thất bại thảm hại. Cùng với hai quốc gia tạo thành 90% tổng sản phẩm quốc gia của các nước tham gia đàm phán, hội đàm TPP cũng thu hút Australia, Canada, Brunei, Singapore, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Mexico, Chile và Peru.

TPP được Singapore, New Zealand và Chile phác thảo lần đầu tiên vào năm 2003, đã được chuyển giao cho chính quyền Obama vào năm 2009. TPP trở thành cốt lõi quan trọng của “chuyển trục” chiến lược và quân sự sang Châu Á để đối đầu với Trung Quốc, nước đã hoàn toàn bị loại khỏi TPP.

Sâu xa hơn nữa, TPP đang tìm cách vẽ lại toàn bộ “kiến trúc kinh tế” của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo lợi ích của tư bản tài chính phố Wall và các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ. Theo lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia chính quyền Obama Tom Donilon, TPP cùng với các hiệp định tương tự ở Châu Âu là để “viết ra các quy tắc sẽ quản trị kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới”. 

Trong khi được giới thiệu như một hiệp định “tự do thương mại”, 29 chương của TPP đi xa hơn những vấn đề thương mại truyền thống. Tách biệt với thuế quan và rào cản thương mại, TPP được hướng tới dỡ bỏ các luật lệ, quy tắc và trở ngại của chính quyền đối với đầu tư của Hoa Kỳ tại khu vực, qua đó mọi phương diện của kinh tế và xã hội được cấu trúc lại cho phù hợp với đòi hỏi về lợi nhuận của thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng như đa quốc gia. 

Trong trường hợp của Nhật Bản, điều đó có nghĩa không chỉ là xóa bỏ thuế quan quốc gia đối với các nông sản quan trọng – gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, sữa và đường – mà còn là mở cửa các lĩnh vực sinh lợi khác của nền kinh tế Nhật Bản.

Một tài liệu của đại diện thương mại Hoa Kỳ trong năm nay đã kiệt kê “các rào cản” mà Hoa Kỳ muốn dỡ bỏ trong một danh sách dài các lĩnh vực trọng yếu, trong đó có Bưu Chính Nhật Bản, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ pháp lý, giáo dục, hợp đồng quân sự, hàng không, cảng biển, hợp đồng xây dựng công trình công cộng, thiết bị y tế, thuốc men và mỹ phẩm.

Trong bốn tháng, Obama và đoàn đàm phán của ông ta đã công khai ve vãn thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chính phủ để họ chấp thuận. Tháng trước, đại diện thương mại Hoa Kỳ Froman viết một bài báo cho tờ Financial Time ở London, trong đó cáo buộc Nhật Bản hủy hoại TPP. Điều đó diễn ra sau khi cuộc hội đàm ở Washington kết thúc trong sự gay gắt, với việc Amari, người đồng cấp Nhật Bản rời đi.

Froman tuyên bố rằng phần cược là “cao” đối với Nhật Bản, nói rằng họ không giữ lời hứa theo đuổi một “tầm nhìn táo bạo” coi TPP là yếu tố cốt lõi trong “mũi tên thứ ba” của Abe về cải cách cấu trúc kinh tế. Froman thúc giục Abe đứng lên chống lại “những lợi ích bất di bất dịch” vô danh ở Nhật Bản.

Obam sau đó đã tự mình gọi điện cho Abe, thúc giục ông này phải “táo bạo” trong các đàm phán TPP, lưu ý rằng quan hệ đối tác của họ là hòn đá tảng trong sự can dự của Hoa Kỳ tại khu vực. Sau đó là chuyến viếng thăm của bộ trưởng bộ thương mại Penny Pritzker, gặp Abe để lặp lại thông điệp ấy. 

Những cảnh báo được che phủ sơ sài về sự tổn hại đối với quan hệ Hoa Kỳ-Nhật Bản đã thất bại trong việc tạo ra bất cứ thỏa thuận nào. Điều này cho thấy sự quyết đoán đang lớn dần lên của chính phủ Abe, không chỉ là sự kháng cự nội bộ của “những lợi ích bất di bất dịch” trong nghị trình “mũi tên thứ ba” của ông ta.

Cương lĩnh thứ ba của “kinh tế kiểu Abe”, được công bố vào tháng bảy, dựa trên một chương trình dài hạn có hơn 200 biện pháp tái cấu trúc thân thiện với thị trường, sẽ cắt giảm một số lĩnh vực kinh doanh được bảo hộ và cũng sẽ khoét sâu tình trạng xã hội của giai cấp lao động Nhật Bản

Abe đưa ra quyết định vào tháng 3 năm 2013, sẽ gia nhập TPP, bất chấp thỏa thuận sẽ không dỡ bỏ thuế quan về nông nghiệp để tránh làm tan vỡ cơ sở nông thôn của đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do, nhằm theo đuổi cuộc tấn công mạnh mẽ ủng hộ thị trường để chấm dứt hai thập kỷ kinh tế đình trệ. 

Kể từ khi nhậm chức gần hai năm trước, Abe đã tự ràng buộc chặt chẽ bản thân với “chuyển trục” của Obama, nhưng ông ta cũng khai thác sự căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc để thúc đẩy Nhật Bản tái vũ trang, bao gồm cả việc “diễn dịch lại” cái được gọi là hiến pháp hòa bình mà Hoa Kỳ áp đặt cho Nhật Bản sau thế chiến thứ II. 

Trong khi Abe tiếp tục công khai cam kết với TPP, điểm bế tắc cho thấy xung đột cơ bản khó khắc phục giữa lợi ích của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và các đồng minh hiện tại như Nhật Bản, bị sụp đổ kinh tế toàn cầu làm trầm trọng thêm.

No comments:

Post a Comment