Showing posts with label Đức. Show all posts
Showing posts with label Đức. Show all posts

Tuesday, August 25, 2020

Giáo dục và sự nghiệp thu tiền

Dẫn nhập 

Việt Nam trước đây theo chế độ bao cấp dịch vụ công ích. Ví dụ điển hình là hai ngành y tế và giáo dục. Nhà nước dùng tiền ngân sách để chi trả cho y tế và giáo dục, do vậy người dân đi khám chữa bệnh và đi học đều không phải đóng tiền, hoặc có phải nộp phí thì chỉ nộp một phần rất nhỏ. Thế nên nói rằng phí dịch vụ thấp vừa đúng vừa sai, đúng ở chỗ người dân đóng phí thấp, nhưng sai ở chỗ phí đó không phải là toàn bộ khoản tiền mà ngành dịch vụ công nhận được. 

Nhờ có quỹ bảo hiểm y tế mà ngành y tế tăng giá dịch vụ thành công, thế là hàng sa số các dịch vụ y tế ra đời nhằm tối đa hóa các khoản thu từ quỹ bảo hiểm y tế. Các bệnh viện đua nhau mời người dân đến khám chữa bệnh, tất nhiên không ai trả phí nhiều, phần lớn nguồn thu là từ quỹ bảo hiểm y tế và thế là không thấy bệnh viện kêu rằng phí dịch vụ thấp nên chất lượng thấp nữa.

Giáo dục thì chưa có cái quỹ bảo hiểm giáo dục nào nên vẫn chưa đâu với đâu cả. Ngành giáo dục vẫn đang đòi thu tiền, càng nhiều càng tốt, lý do chủ yếu là những ưu đãi nhà nước cấp cho họ không phải là tiền mặt, họ cần biến cái đó thành tiền mặt. Do đó, câu chuyện lại quay về vấn đề học phí và chất lượng.

Vào năm 2006, nước Đức vốn có truyền thống bao cấp giáo dục cũng thông qua luật thu học phí đại học, lý do y hệt Việt Nam bây giờ, cũng là thu học phí cao để đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và giảm thiểu tình trạng đi học đại học bừa bãi do không mất tiền. Chỉ sau hai năm, chính sách tân tự do của nước Đức bị bãi bỏ một cách lặng lẽ, 

Việc thu học phí cao có những tác động gì?

1. Chất lượng giáo dục hỗn loạn: 

Chỉ cần nhìn sang nước Mỹ là thấy, tự do thu học phí nên bên cạnh những trường chất lượng tốt thì cũng có hàng sa số những xưởng bán bằng cấp, các trung tâm giáo dục chẳng ra gì với mức phí hợp túi tiền để đáp ứng nhu cầu của người học. Do vậy, nước Mỹ buộc phải dựa vào một hệ thống kiểm định giáo dục phức tạp để xác định xem trường nào cấp bằng thật, trường nào là bằng dỏm. Việc thu học phí cao trong nền kinh tế thị trường không tạo ra một hệ thống giáo dục chất lượng cao, ngược lại còn tạo điều kiện để những dạng kinh doanh giáo dục chất lượng thấp sinh sôi nảy nở. Tất nhiên các nhà kinh doanh thích điều đó, họ kiếm tiền đầy túi từ sự bát nháo ấy. 

2. Suy giảm số lượng người đi học: 

Do rào cản chi phí cao nên một số lượng lớn người đi học sẽ từ bỏ việc học và tham gia vào thị trường lao động. Số lượng sinh viên có khả năng chi trả học phí cao không phải là vô hạn. Việc thu học phí đại học ở nước Đức vào năm 2006 đã cho thấy điều đó. Các trường đại học kinh hãi trước điều này, sinh viên là nguồn thu nhập của họ, nhưng giờ nguồn thu nhập đó suy giảm nhanh chóng. Các trường đại học buộc phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút sinh viên đủ khả năng chi trả học phí cao. Bài toán trở nên luẩn quẩn, cơ sở giáo dục muốn có tiền thì phải đầu tư thu hút sinh viên, nhưng muốn đầu tư thì lại phải có tiền. Cơ sở giáo dục tư nhân hoàn toàn có thể làm được điều này khi kêu gọi các nhà tư bản đầu tư, còn cơ sở giáo dục công thì tình hình tồi tệ hơn nhiều do ngân sách nhà nước ít có khả năng đáp ứng. Hệ quả của việc này là một số lượng lớn các cơ sở giáo dục công sẽ buộc phải tư nhân hóa để tồn tại.

3. Gia tăng sử dụng lao động giá rẻ và suy giảm nhu cầu về lao động có kỹ năng:

Học phí cao dẫn đến hệ quả là một phần lớn lực lượng lao động từ bỏ việc học sớm hơn và chấp nhận tham gia vào thị trường lao động có kỹ năng thấp. Tiền lương của người lao động là do chi phí tạo ra sức lao động quyết định. Chi phí tạo ra sức lao động giờ thấp hơn nên tiền lương của người lao động cũng sẽ thấp hơn. Doanh nghiệp nhanh chóng tận dụng điều này bằng cách chuyển sang các công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công giá rẻ để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Làn sóng này sẽ khiến cho các lao động có tri thức và kỹ năng bị thất nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu về giáo dục và buộc các cơ sở giáo dục phải cơ cấu lại tổ chức để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Xu hướng đào tạo nghề thay cho giáo dục đại học là biểu hiện cụ thể của việc cho thấy người học giảm việc học và tham gia thị trường lao động sớm hơn. Tất cả những điều này có nghĩa là tri thức phải quy phục thị trường, giới trí thức trong lĩnh vực công bị đẩy vào tình trạng bấp bênh, nhất là khi họ không có truyền thống sống nhờ việc kinh doanh giáo dục.

Đây chính là chỗ tiết lộ bí mật của nước Đức, giới tinh hoa lãnh đạo ngành giáo dục ở Đức cảm thấy việc thu học phí cao mặc dù đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư tư nhân, song lại lại đe dọa đến đặc quyền, lợi ích và sự tôn kính của xã hội đối với ngành giáo dục. Do đó, họ nhanh chóng tìm cách loại bỏ chính sách thu học phí cao. Nước Đức lặng lẽ quay lại với truyền thống cổ xưa.

Kết luận

Thực ra không có kết luận nào cả. Học phí vốn không do người học quyết định. Đó là sự xung đột giữa lợi nhuận và đặc quyền. Do đó, học phí đi theo hướng nào là do sức mạnh của các thế lực tham gia vào sự xung đột ấy quyết định. Hôm nay, người ta nói thu học phí cao để nâng cao chất lượng giáo dục, ngày mai người ta sẽ nói phải miễn học phí để ai cũng được đi học. Ngày kia, người ta có thể nói phải mở trường học ở sao Hỏa để khai hóa văn minh cho các tộc man di ngoài vũ trụ. Mọi thứ đều có thể diễn ra, song bản chất của vấn đề thì không bao giờ thay đổi.

Sunday, May 5, 2019

Ảo mộng nhà nước phúc lợi

Một dạo ở Việt Nam người ta hết lời ca ngợi mấy nước tư bản ở Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch), gọi đó là thiên đường nhân văn vì nhà nước đứng ra chăm lo bao cấp hết các dịch vụ cơ bản cho người dân. Thậm chí cách đây hai năm, khi Phần Lan thử nghiệm việc cấp thẳng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp thì một làn sóng dư luận như lên đồng, gọi đó là chủ nghĩa xã hội, mà kỳ thực Phần Lan làm điều đó để giảm thâm hụt ngân sách nhưng không thành công và đã lặng lẽ chấm dứt vào đầu năm 2019, tất nhiên lúc này thì hầu hết người ta đã quên mình nói gì hai năm trước.

Mô hình nhà nước phúc lợi thành công nhất ở Châu Âu không phải là các nước Bắc Âu mà là nước Đức. Đức không chỉ là nước tiên phong trong mô hình nhà nước phúc lợi mà còn thành công hơn hẳn các nước Bắc Âu, trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Các nước Bắc Âu đều chịu ảnh hưởng và áp dụng mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đức, họ chỉ phát triển mạnh lên vào khoảng 30 năm sau Đại Chiến Thế Giới II, khi nước Đức đã thua trận, nhưng sau đó họ bị cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 đánh gục, nền kinh tế của họ chìm đắm trong trì trệ. Sở dĩ người ta lờ tịt nước Đức đi vì Đức đã cho thấy đỉnh cao của nhà nước phúc lợi là chế độ phát xít. Sau khi bại trận thì sự khôn ngoan, tính kỷ luật vẫn được cả tụng của người Đức không cứu được nước Đức, sự thần kỳ đến từ một tầng lớp nô lệ lao động mới, đó là Gastarbeiter, công nhân nhập cư nhưng không có quyền công dân.

Tôi thường nghe thấy một câu hỏi từ tầng lớp công nhân cổ trắng có thu nhập cao: Tại sao nước ta không áp dụng việc đánh thuế thu nhập thật cao và lấy tiền ấy chi trả cao hơn cho bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội như mấy nước Châu Âu? Nói một cách ngắn gọn, tầng lớp công nhân cổ trắng mong muốn mô hình đó, họ sợ phải thất nghiệp, sợ phải sống đời sống bấp bênh khi không có khoản thu nhập cố định.

Mọi việc đơn giản, chỉ cần muốn là làm được liền, chẳng qua là chế độ này toàn lũ tham quan vô lại đốt nát, chỉ muốn ăn không muốn làm nên không chịu làm thôi, nhiều người sẽ nói vậy.

Tốt thôi, chúng ta sẽ bắt tay vào việc. Đầu tiên, anh bị thất nghiệp và muốn có bảo hiểm thất nghiệp, vậy chúng tôi phải chắc chắn là anh thất nghiệp thật sự và không có nguồn thu nhập nào khác để sinh sống. Chúng tôi sẽ tổ chức một bộ máy nhà nước khổng lồ để thu thập và theo dõi thu nhập của anh, của bố mẹ, anh em, cũng như vợ con anh, để đảm bảo rằng anh thực sự không có nguồn thu nhập nào khác. Sau nữa, anh không có thu nhập nhưng vẫn cần chỗ ở, cần được chăm sóc y tế. Chúng tôi đều sẽ chỉ trả cho những thứ đó và để đảm bảo rằng tiền ngân sách không bị lãng phí thì chúng tôi sẽ cần một bộ máy nhà nước khổng lồ khác để thẩm định, đặt hàng và trực tiếp thanh toán luôn, chúng tôi cho rằng nguy cơ không chỉ có anh sẽ phung phí khoản tiền ngân sách ít ỏi mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng sẽ tìm cách moi tiền từ túi anh, vậy tốt hơn hết là chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ tất cả. Còn việc của anh là hãy tuân thủ tốt mọi luật lệ, hãy cho chúng tôi thấy rằng anh là đối tượng phù hợp.

Nhà nước phúc lợi trước hết là một bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ, giám sát toàn bộ đời sống của dân chúng. Nếu như ngân sách chi cho người dân một đồng thì sẽ phải chi đến chín đồng cho bộ máy quan liêu ấy. 'Lũ tham quan vô lại đốt nát' của xứ ta hóa ra lại có ích không ngờ, chúng không biết cách làm cho bộ máy hành chính phình ra khủng khiếp để mà kiếm chác.

Tiếp đó, vì anh phải đóng thuế thu nhập cao, nên khi đi làm anh sẽ có xu hướng đòi lương cao, để sau khi trừ thuế thu nhập rồi anh còn cầm tay được một khoản kha khá, mà các anh đâu có làm việc đó một mình, các anh tập hợp nhau thành công đoàn để mặc cả với giới chủ. Nếu để các anh tùy ý hành động thì tiền lương cao sẽ làm giảm lợi nhuận của giới chủ và tư bản sẽ trốn biệt khỏi xứ này. Do vậy, chúng tôi cũng sẽ phải kiểm soát các công đoàn, khống chế mức lương ở mức đảm bảo cho giới chủ có lợi nhuận hấp dẫn.

Nhà nước phúc lợi buộc phải nắm lấy công đoàn, khi đó công đoàn cũng bị quan liêu hóa. Lãnh đạo công đoàn trở thành một phần của giai cấp tư sản, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản thay vì công nhân.

Tiếp nữa, không một quốc gia nào đủ sức nuôi sống một đạo quân thất nghiệp khổng lồ, do vậy nhà nước cần phải khuyến khích và can thiệp để cho doanh nghiệp làm ăn có lãi cũng như không ngừng mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, các ông chủ doanh nghiệp mặc dù cũng bị đánh thuế thu nhập cá nhân cao như người lao động nhưng điều đó chẳng mảy may đụng chạm đến họ nhiều vì các khoản thu nhập của họ đều nằm dưới dạng phúc lợi do công ty thanh toán, được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và không bị đánh thuế, hơn nữa các khoản lợi nhuận được đem tái đầu tư cũng hoàn toàn không bị đánh thuế. Một bộ máy nhà nước khổng lồ được dựng lên để phung phí ngân sách, công khai tài trợ cho chủ doanh nghiệp trực tiếp cũng như gián tiếp mà hiệu quả của chúng không bao giờ minh bạch theo những tiêu chuẩn mà giới dân chủ giả cầy vẫn khấn vái mỗi ngày. 'Đám tham nhũng vô lại dốt nát' của xứ ta hóa ra chỉ là học trò so với các quý ngài được giải Nobel Hòa Bình trong nghề chia chác tiền chùa.

Phúc lợi cho nhân dân thực ra nên được hiểu là phúc lợi cho tư bản.

Chưa hết, anh không thể cứ ngồi không ăn trợ cấp thất nghiệp mãi được, anh là một gánh nặng nhà nước cần phải thoát khỏi càng nhanh càng tốt. Do đó, chúng tôi tổ chức một bộ máy đào tạo và môi giới việc làm khổng lồ để giúp anh có việc làm mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra sự tích cực trong công cuộc tìm kiếm việc làm của anh, nếu như trường học phàn nàn rằng anh chểnh mảng học nghề, hay chủ doanh nghiệp kêu rằng anh lười biếng trong giai đoạn thử việc, tức là anh làm biếng để tiếp tục ăn trợ cấp thất nghiệp, thì chúng tôi sẽ trừng phạt anh. Vì nhân đạo nên chúng tôi không thể bỏ tù anh, mà việc đó cũng tốn tiền, thế nên chúng tôi sẽ có những trò hành hạ tinh thần khác để giúp anh hăng hái đi kiếm việc làm.

Nhà nước phúc lợi, trên thực tế là một bộ máy hành chính quan liêu phi nhân tính hành hạ tinh thần người lao động hàng ngày dưới cái vỏ phúc lợi. Bạn có biết nước Đức 'văn minh' nghĩ ra trò gì để buộc những người nhận trợ cấp xã hội phải đi kiếm việc làm không? Đó là 1-Euro-Job. Sở Lao Động sẽ bắt người nhận trợ cấp, bất kể trẻ già gái trai, ra công viên quét lá cây đủ 8 tiếng mỗi ngày và nhận 1 Euro cho mỗi giờ làm việc, họ làm nhục con người như vậy và gọi đó là văn minh. Có một gia đình nọ, con cái đi làm thu nhập thấp không đủ nuôi mẹ già nên phải để mẹ già 80 tuổi ăn trợ cấp xã hội, thành thử mỗi ngày anh còn trai đi làm ngang qua công viên đều phải nuốt nước mắt nhìn bà mẹ 80 tuổi đứng phơi nắng nhặt lá cây. Đến một kẻ thù ghét loài người nhất ở Việt Nam cũng sẽ cảm thấy ngượng mồm khi phải đề xuất cái việc hạ nhục con người đó, nhưng ở những xứ 'văn minh' điều đó là bình thường. Bạn đừng hỏi tại sao ở những nước phát triển ấy lắm người phát điên hơn ở xứ ta.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhà máy sang các nước có nhân công giá rẻ và điều kiện thuận lợi hơn. Bên cạnh cuộc khủng hoảng dầu lửa thì đây chính là yếu tố thứ hai khiến các nhà nước phúc lợi ở Châu Âu suy tàn. Ở đâu có lợi nhuận cao thì đó là tổ quốc của tư bản. Vào những năm 1980, khi các quốc gia Đông Âu và Châu Á mở cửa, các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công ở Tây Âu đã nhanh chóng chuyển cơ sở sản xuất sang thiên đường mới. Các nhà nước phúc lợi Châu Âu phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, kinh tế trì trệ kéo dài.

Song chưa phải là hết, chế độ an sinh xã hội tốt và trợ cấp thất nghiệp cao ở các nước này đã ngăn cản người lao động làm các công việc lương thấp. Khi một bộ phận lớn tư bản chạy ra nước ngoài, tư bản trong nước bị buộc phải đầu tư vào các lĩnh vực sử dụng lao động giá rẻ hơn để cạnh tranh thì đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Nhà nước phúc lợi buộc phải nhập khẩu lao động từ các nước khác. Lao động nhập cư thường làm các công việc bẩn thỉu, nặng nhọc và có mức lương thấp, họ không có công đoàn bảo trợ, không có phúc lợi xã hội, không có quyền công dân. Điều này là cần thiết để có tiền tiếp tục nuôi dưỡng các công dân của nhà nước phúc lợi. Để ngăn cản những người nhập cư tổ chức nhau lại và đòi quyền công dân thì các đảng phát xít mới ra đời. Đảng phát xít mới tập hợp đám thanh niên thất nghiệp học đòi thuyết chủng tộc thượng đẳng, bị nhồi sọ là lao động nhập cư cướp công ăn việc làm của người thượng đẳng, hãm hiếp chị em gái của họ, ăn cắp trợ cấp xã hội của họ... Đảng phát xít mới thường xuyên tấn công một cách có tổ chức vào người lao động nhập cư, mặc dù thành viên của chúng sống nhờ vào lao động của công nhân nhập cư. Vụ thảm sát 68 người của gã phát xít mới Breivik ở Na Uy không phải là tình cờ. Người nhập cư phải bị kiểm soát như tội phạm, người nhập cư không được phép có quyền công dân, người nhập cư phải làm các công việc bẩn thỉu, lương thấp, đó là mục đích tối thượng của các đảng phát xít mới. Tất nhiên người nhập cư không thể chịu đựng điều đó mãi nên các đảng phát xít sẽ là ngòi nổ thường trực của nhà nước phúc lợi.

Nhà nước phúc lợi có thành công không? Câu trả lời là: Có, trong một giai đoạn ngắn ngủi của lịch sử. Đó là sự kết hợp giữa nhà nước chuyên chế tiền tư bản với giai cấp tư sản, giai cấp tư sản cần đến điều đó để tránh phải đối đầu trực diện với giai cấp công nhân và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi phải đối mặt với tư bản của các nước đã tư bản hóa trước họ từ lâu. Song sự thần kỳ ấy cũng nhanh chóng chấm dứt khi mô hình ấy đạt đến đỉnh cao của nó, chế độ phát xít. Hiện nay, các nước theo mô hình nhà nước phúc lợi hầu hết đã thất bại và chuyển dần sang một dạng hỗn hợp, kết hợp với thị trường tự do.

Không chỉ có giới công nhân cổ trắng lo sợ trước thảm cảnh thất nghiệp, giới trí thức 'giả cầy' ở nước ta đặc biệt ca ngợi mô hình nhà nước phúc lợi. Thậm chí họ còn công khai tuyên bố đó là con đường thứ ba, không phải chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, để Việt Nam theo đuổi. Chúng ta đều hiểu rằng mô hình nhà nước phúc lợi không khả thi ở Việt Nam bởi chúng đã lỗi thời và các điều kiện kinh tế hiện nay hoàn toàn không phù hợp. Vậy thì thực chất giới trí thức 'giả cầy' thực sự muốn gì? Họ muốn ở đó hai thứ.

Thứ nhất là sự phình ra của bộ máy hành chính quan liêu. Đó là cái nguồn béo bở để các trí thức 'giả cầy' nuôi dưỡng tầng lớp của họ, tạo công ăn việc làm cho con cháu họ với khẩu hiệu 'chế độ tài năng trị'. Họ không thể nai lưng làm thuê và bị bóc lột như công nhân được. Họ phải làm những công việc cao quý, cần đến đầu óc và tài năng, tốt hơn cả là các công việc nhà nước, mà xã hội trong trí tưởng tượng của đám trí thức này thì lúc nào cũng rối ren và cần đến một bộ máy nhà nước ngày càng lớn hơn.

Thứ hai, khi đối mặt với những xung đột đến từ nhiều hướng của một xã hội đang phát triển như Việt Nam hiện nay, họ bất lực trong việc hiểu những xung đột đó, nên họ hy vọng rằng việc kiểm soát toàn diện đời sống của người lao động, buộc người lao động phải phục tùng nhà nước, dưới sự lãnh đạo 'sáng láng' của giới trí thức, sẽ là giải pháp cho mọi rối ren. Điều này tất nhiên phù hợp với nhu cầu của giai cấp tư sản đang phất lên ở Việt Nam, nhưng công nhân thì không. 

Đấy chính là cách các trí thức 'giả cầy' của chúng ta kiếm phúc lợi cho bản thân dưới danh nghĩa phúc lợi cho nhân dân. Đấy chính là cách họ tạo ra chế độ phát xít dưới danh nghĩa xây dựng chế độ dân chủ.

Tuesday, July 21, 2015

Merkel và cô bé tị nạn Palestine

Vài năm trước báo chí Việt Nam đã từng đăng bài kể về chuyện một cộng đồng người Đức ở địa phương đấu tranh để bảo vệ một gia đình tị nạn người Việt Nam khỏi bị trục xuất. Câu chuyện đó đã được coi là bằng chứng rực rỡ về giá trị nhân đạo và dân chủ của phương tây. Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức đã xổ toẹt câu chuyện cổ tích ấy bằng cách thẳng thừng từ chối lời khẩn cầu của một bé gái tị nạn Palestine trên truyền hình. Tất nhiên báo chí Việt Nam cũng tường thuật câu chuyện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới này, song điều khôi hài là họ không đặt dấu hỏi về giá trị nhân đạo hay dân chủ của phương tây mà lảng tránh bằng cách coi câu chuyện là sự vụng về của một chính khách.

Sau một tuần, đã có nhiều báo chí trên thế giới khai thác câu chuyện trên nhiều góc độ, nhưng chưa có ai đề cập đến vai trò của phương tây, mà đứng đầu là nước Đức, trong việc tạo ra một Trung Đông hỗn loạn, khiến những người dân ở đó phải rời khỏi tổ quốc của họ để tị nạn ở châu Âu. Dưới đây là bản dịch bài viết "Merkel and the Palestinian Refugee Girl: Why Everyone missed the point" của tác giả Susan Abulhawa.

Merkel và cô bé tị nạn Palestine: Tại sao tất cả mọi người đều quên điểm quan trọng nhất

Vào ngày thứ ba, 14 tháng 7, thủ tướng Đức Angela Merkel xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên là “Cuộc sống tốt đẹp ở Đức”, trong chương trình đó bà nói chuyện với các thiếu niên địa phương. Trong số các khán giả có Reem, một bé gái tị nạn người Palestine 14 tuổi, chạy trốn khỏi trại tị nạn ở Lebanon 4 năm trước đây.

Với giọng nói run rẩy nhưng tiếng Đức trôi chảy, Reem nói, “Tôi cũng có mục đích như những người khác … Tôi muốn đến trường đại học.” Nhưng, cô giải thích, cô và gia đình đang phải đối mặt với sự trục xuất. “Thật là không dễ chịu khi thấy những người khác có thể tận hưởng cuộc sống còn mình thì không,” cô nói, “Tôi cũng muốn đi học như họ.”

Thủ tướng Đức trả lời với nỗi sợ hãi điển hình phương tây về người nhập cư. Bà nói rằng nếu nước Đức cho phép cô ở lại thì sẽ có hàng ngàn người Palestine, sau đó là hàng ngàn người từ “Châu Phi” [một quốc gia lớn ở số ít] tràn vào nước Đức. “Chúng tôi không thể đối phó với tình hình đó,” bà nói. Reem thất vọng và bật khó. Đoạn phim đối thoại giữa cô và thủ tướng Merkel đã được phát tán.

Các tít báo và phân tích chính trị khắp châu Âu và Hoa Kỳ nói về câu trả lời lạnh lùng của Merkel với cô bé dũng cảm, đang vô vọng về học tập, về cuộc sống ổn định, về thứ gì đó khác với nỗi sợ hãi dai dẳng và bất trắc đang bao phủ cuộc đời cô. Tôi đọc ít nhất là 15 ý kiến về chủ đề này và hầu hết chúng diễn tả sự kiện này trong phạm vi “cuộc khủng hoảng nhập cư” đang được tranh cãi khắp Tây Âu. Các nhà phê bình cánh tả lên án thủ tướng là vô tâm, yêu cầu châu Âu có trách nhiệm nhân đạo đối với những người bất hạnh trên trái đất. Các học giả cánh hữu ủng hộ quan điểm của Merkel rằng Châu Âu đã có quá đủ thứ để lo lắng và không nên gánh vác những vấn đề của thế giới. Những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, hưởng ứng phát ngôn của Eva Lohse, chủ tịch hiệp hội các thành phố Đức, cảnh báo rằng, “năng lực của chúng ta đã chạm đến mức giới hạn.” 

Tất cả những phân tích này đều thiếu điểm quan trọng nhất.

Không có bất cứ phân tích nào đề cập đến sự thật rằng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của người tị nạn như Reem là hành động của nước Đức. Reem và “hàng ngàn trong số hàng ngàn người tị nạn Palestine, như Merkel đã nói, không có tổ quốc bởi vì Đức, cùng với các quốc gia phương tây khác, đang tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa thuộc địa phục quốc Do Thái, họ đã trục xuất và sẽ tiếp tục trục xuất người Palestine bản địa ra khỏi quê hương do ông bà tổ tiên để lại.

Reem sẽ không cần đến “sự thương hại” của nước Đức khi nước Đức yêu cầu các khoản viện trợ quân sự và tài chính khổng lồ mà họ cấp cho Israel được ràng buộc bằng những nguyên lý đạo đức và luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền được sống ở quê hương của Reem. Reem có thể không thất bại trên thế giới nếu nước Đức sử dụng lợi ích kinh tế và thương mại của Châu Âu đối với Israel để vô hiệu hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Do Thái vốn coi Reem không phải là người cũng như di sản, quê hương và lịch sử của cô là vô giá trị.

Rất nhiều tài liệu cho thấy Đức ủng hộ Israel tiếp tục củng cố sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống và thể chế để cấp đặc quyền nhà nước và quyền công dân theo khu vực của họ. Đó là bởi vì sự che chở chính trị mà Đức tạo ra cho Israel để phá hủy đời sống, xã hội và văn hóa của người Palestine mà không bị trừng phạt đã khiến Reem trở thành người tị nạn. Ví dụ, vào mùa hè năm ngoái, sau khi Israel tấn công người Palestine ở dải Gaza trên bộ, trên không và trên biển, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc “khẩn cấp thành lập một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra về những vi phạm [luật pháp quốc tế] trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bao gồm Đông Jerusalem, đặc biệt là phần bị chiếm đóng của dải Gaza, trong phạm vi các chiến dịch quân sự được triển khai từ ngày 13 tháng 6 năm 2014.” Bất chấp sự kinh hoàng mà người Palestine phải chịu đựng trong suốt 51 ngày đêm, nước Đức đã không thể cho thấy sự ủng hộ tối thiểu với người Palestine bằng cách bỏ phiếu ủng hộ cuộc điều tra.

Khi xem đoạn phim, nhiều người hiểu biết về lịch sử đã giận dữ về chủ nghĩa gia trưởng phương tây. Merkel trả lời Reem đã thể hiện hoàn hảo sự từ chối đầy ý chí của chính quyền phương tây, mà họ chính là những kẻ đã tạo ra người tị nạn. Sự thật là một phần thế giới của chúng ta nằm trong đổ nát, sợ hãi và tàn phá hầu hết là do các “hoạt động” của đế quốc phương tây, những hoạt động này tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn bất chấp và không tôn trọng cuộc sống của chúng ta. Từ Iraq cho đến Palestine hay Lybia, Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc tước đoạt mọi thứ của chúng ta. Cùng với các đồng minh phương tây, Đức đã tạo ra những kẻ ăn xin từ những bà mẹ, bác sĩ, giáo viên và tạo ra nhiều thế hệ bị tổn thương, thất học từ những dân tộc có trình độ phát triển cao. Họ phá hủy xã hội của chúng ta tới tận gốc rễ, phá vỡ những cơ chế xã hội kiểm soát những thành phần cực đoan nhất, khiến mọi thứ hỗn loạn, gia tăng nghèo khổ, những điều này tới lượt chúng lại khiến cho các tổ chức cực đoan của những kẻ cuồng tín trở nên hùng mạnh. 

Thế nên những học giả cánh tả, cánh hữu và thực dụng, làm ơn hay để chúng tôi yên, những ba hoa rỗng tuếch của các vị về việc các vị nên hay không nên “giúp đỡ” người khác chả có nghĩa gì. Việc cần thiết là chấm dứt những tổn hại do phương tây gây ra và duy trì. Ít nhất thì các vị cũng nên tỏ ra trung thực một chút trong việc thảo luận về nhập cư. Hãy đánh giá vai trò của các vị trong việc tạo ra khủng hoảng khắp trái đất, chính điều này đưa những người vô vọng đến biên giới của các vị. Hãy hỏi tại sao Reem là người tị nạn, dĩ nhiên là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư, và đâu là vai trò của nước Đức trong thảm kịch vô tận vẫn đang tiếp tục bao phủ Palestine. 

Susan Abulhawa is a bestselling novelist and essayist. Her new novel, The Blue Between Sky and Water, was released this year and simultaneously published in multiple languages, including German.

Wednesday, December 10, 2014

Chiến tranh băng giá của Washington chống lại Nga

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington’s Frozen War Against Russia" của tác giả Diana Johnstone về cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga hiện nay. Tác giả đã chỉ ra mục tiêu của Hoa Kỳ là thay đổi chế độ ở Nga, lật đổ tổng thống Putin.

Chiến Tranh Băng Giá của Washington chống lại Nga

Hơn một năm qua, Hoa Kỳ đã triển khai kịch bản được thiết kế để (1) tái lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với Châu Âu bằng cách ngăn chặn Châu Âu giao thương với Nga, (2) làm phá sản Nga, (3) lật đổ Vladimir Putin và thay thế ông ta bằng một tay sai của Hoa Kỳ, giống như kẻ say sưa Boris Yeltsin trước đây.

Những ngày qua đã cho thấy rất rõ sự phản bội kinh tế trong cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại Nga.

Tất cả bắt đầu ở hội nghị quốc tế cấp cao quan trọng về tương lai của Ukraina được tổ chức ở Yalta vào tháng 12 năm 2013, tại đó chủ đề chính là cuộc cách mạng khí đá phiến mà Hoa Kỳ hy vọng có thể sử dụng để làm suy yếu Nga. Cựu bộ trưởng năng lượng Hoa Kỳ Bill Richardson ở đó để tạo đà, được Bill và Hillary Clinton hoan nghênh. Washington hy vọng sử dụng kỹ thuật fracking để tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt tự nhiên, loại Nga ra khỏi thị trường. Khối lượng đó sẽ khiến cho Châu Âu mù quáng.

Nhưng cú lừa đó không thể hoàn thành dựa trên “thị trường” bất khả xâm phạm, do fracking tốn kém hơn việc chiết xuất khí đốt của Nga nhiều. Một cuộc khủng hoảng quan trọng là cần thiết để bóp méo thị trường với sức ép chính trị. Với cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2, do Victoria Nulanad dàn xếp, Hoa Kỳ đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát Ukraina, đưa tay chân “Yats” (Arseniy Yatsenyuk) lên nắm quyền, người này ủng hộ việc gia nhập NATO. Mối đe dọa trực tiếp đối với căn cứ hải quân của Nga ở Crimea đã dẫn tới cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập một cách hòa bình bán đảo lịch sử của Nga trở lại Nga. Nhưng dàn đồng ca của Hoa Kỳ lên án việc sáp nhập hòa bình bán đảo Crimea là “cuộc xâm lược quân sự của Nga”. Động thái phòng vệ đó được NATO loan báo là bằng chứng của việc Putin có ý đồ xâm lược các quốc gia láng giềng của Nga ở Đông Âu bất kể lý do. 

Cùng lúc đó, kinh tế xâm lược của Hoa Kỳ đã lặng lẽ lan tỏa.

Ukraina là một trong những nguồn dự trữ khí đá phiến lớn nhất ở Châu Âu. Giống như các quốc gia Châu Âu khác, người Ukraina đã chống lại các tác động tổn hại môi trường của việc fracking trên quê hương của họ, nhưng không giống các quốc gia khác, Ukraina không có luật cấm. Chevron đã tham gia.

Vào tháng 5 vừa qua, R. Hunter Biden, con trai của phó tổng thống Hoa Kỳ, trở thành thành viên trong ban giám đốc của Burisma Holdings, nhà cung cấp khí đốt tư nhân lớn nhất của Ukraina. Biden trẻ chịu trách nhiệm về bộ phận pháp lý của Holdings và đóng góp vào “sự mở rộng quốc tế” của công ty.

Ukraina có đất canh tác màu mỡ cũng lớn như dự trữ dầu đá phiến. Người khổng lồ nông nghiệp Cargill của Hoa Kỳ đã đặc biệt tích cực ở Ukraina, đầu tư vào kho chứa ngũ cốc, thức ăn gia súc, nhà cung cấp trứng và hãng kinh doanh nông nghiệp chủ chốt, Ukr Land Farming, cũng như cảng tại Novorossiysk ở Biển Đen. Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Ukraina cũng rất tích cực với sự có mặt của Monsanto, John Deere, nhà chế tạo nông cụ CNH Industrial, DuPont Pioneer, Eli Lilly và Công Ty. Monsanto dự định xây dựng một “nhà máy hạt giống ngũ cốc không biến đổi gen” trị giá 140 triệu dollar ở Ukraina, nhắm tới thị trường e ngại hạt giống biến đổi gen (GMO) của Châu Âu. Trong bài phát biểu tại hội nghị của Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Nga do Chevron tài trợ một năm trước đây, Victoria đề cập tới việc Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ dollar trong hai mươi năm qua để giành được Ukraina.

Vào ngày 2 tháng 12, tổng thống Poroshenko bổ nhiệm ba người ngoại quốc làm bộ trưởng trong nội các: một người Mỹ, một người Lít-va và một người Grudia. Ông ta cấp quốc tịch Ukraina cho họ chỉ vài phút trước buổi lễ bổ nhiệm. 

Người sinh ra ở Mỹ, Natalie Jaresko, là bộ trưởng tài chính mới của Ukraina. Với một nền tảng gia đình Ukraina cũng như bằng cấp của trường Harvard và DePaul, Jaresko chuyển từ Bộ Ngoại Giao tới Kiev để lãnh đạo phòng kinh tế của đại sứ quán Hoa Kỳ mới mở khi Ukraina tách ra khỏi Liên Bang Soviet. Ba năm sau, bà ta rời đại sứ quán Hoa Kỳ để lãnh đạo quỹ Western NIS Enterprise được Hoa Kỳ tài trợ. Vào năm 2004, bà ta thiết lập quỹ đầu tư cổ phiếu riêng. Với vai trò là người ủng hộ cuộc Cách Mạng Cam năm 2004, bà ta tham gia Hội Đồng Cố Vấn Nhà Đầu Tư Nước Ngoài của tổng thống “Cam” Viktor Yushenko. 

Chủ ngân hàng đầu tư Aivaras Abromavicius là bộ trưởng Kinh Tế mới, đặt chính sách kinh tế vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ hơn là kiểm soát.

Bộ trưởng Y Tế mới, Aleksandr Kvitashvili từ Grudia, được đào tạo ở Hoa Kỳ và không nói tiếng Ukraina. Ông ta từng là bộ trưởng y tế tại quê hương Grudia dưới thời tổng thống tay sai của Hoa Kỳ Mikheil Saakashvili.

Hoa Kỳ đã hoàn tất việc kìm chặt kinh tế Ukraina. Bước kế tiếp là bắt đầu fracking, dĩ nhiên sẽ biến Hunter Biden thành nhà tài phiệt mới nhất của Ukraina.

Không ai đề cập tới điều này nhưng hiệp định thương mại gây tranh cãi giữa E.U. và Ukraina, đã bị trì hoãn khiến cho cuộc biểu tình Maidan dẫn tới cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2 do Hoa Kỳ chỉ đạo, xóa bỏ các rào cản thương mại, cho phép tự do xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp do công ty Hoa Kỳ sản xuất ở Ukraina sang các quốc gia E.U. Chính quyền Ukraina chìm đắm trong nợ nần nhưng điều đó không ngăn cản các công ty Hoa Kỳ kiếm lợi nhuận khổng lồ từ đất nước màu mỡ, lương thấp và phi luật lệ. Các nhà sản xuất ngũ cốc Châu Âu, như Pháp, có thể bị thiệt hại lớn khi gặp cạnh tranh giá rẻ.

Cuộc tấn công của chính quyền Kiev bị ám ảnh bởi Nga ở Đông Nam Ukraina đã giết chết lĩnh vực công nghiệp vốn có thị trường ở Nga của quốc gia. Nhưng đối với những nhà cai trị Kiev từ miền tây Ukraina thì điều đó không quan trọng. Cái chết của công nghiệp cũ kỹ có thể giữ cho lương thấp và lợi nhuận cao.

Ngay sau khi người Mỹ giành quyền kiểm soát kinh tế Ukraina, Putin thông báo hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Tuyến Phương Nam. Hợp đồng được ký vào năm 2007 giữa Gazprom và công ty hóa dầu ENI của Ý, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho vùng Ban-căng, Áo và Ý tránh đi qua Ukraina, một quốc gia trung gian không đáng tin cậy khi liên tục không thanh toán các khoản nợ và hút khí đốt chuyển cho Châu Âu để sử dụng. Công ty Đức Winterhall và công ty Pháp EDF cũng đầu tư vào Tuyến Phương Nam.

Trong những tháng gần đây, các đại diện của Hoa Kỳ gia tăng sức ép, buộc các quốc gia Châu Âu đã tham gia phải hủy bỏ dự án. Tuyến Phương Nam là phao cứu sinh đối với Serbia, vẫn đang khốn đốn bởi hậu quả từ những trận ném bom của NATO và tư hữu hóa các ngành công nghiệp để bán đổ bán tháo cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh nhu cầu về công ăn việc làm và an ninh năng lượng, Serbia cũng sẽ nhận được 500 triệu euro phí quá cảnh hàng năm. Belgrade phản đối cảnh báo rằng Serbia phải tuân thủ chính sách đối ngoại chống lại Nga của E.U. để đáp ứng các điều kiện làm ứng cử viên gia nhập E.U.

Điểm yếu là Bulgaria, nước này cũng nhận được những lợi ích tương tự khi chấp nhận cho đường ống đi qua lãnh thổ. Đại sứ Hoa Kỳ ở Sofia, Marcie Ries đã bắt đầu cảnh báo các doanh nhân Bulgari rằng họ có thể phải gánh chịu trừng phạt nếu hợp tác với các công ty Nga. Chủ tịch về hưu của Ủy Ban Châu Âu, José Manuel Barroso người Bồ Đào Nha, người được coi là “Maoist” khi “chủ nghĩa Mao” biện minh cho việc chống lại phong trào giải phóng được Soviet hậu thuẫn ở các thuộc địa Châu Phi của Bồ Đào Nha, đã đe dọa Bulgaria với việc khởi kiện bất tuân thủ Châu Âu trong hợp đồng Tuyến Phương Nam. Điều này dẫn chiếu tới quy định của E.U. chống lại việc cho phép cùng một công ty cung cấp và chuyển tiếp khí đốt. Nói ngắn gọn là E.U. đang cố gắng áp dụng quy định của bản thân theo kiểu hồi tố cho hợp đồng được ký kết với một quốc gia không thuộc E.U.

Cuối cùng, John McCain bay tới Sofia để hăm dọa thủ tướng Bulgaria, Plamen Oresharski, để hủy bỏ hợp đồng, khiến cho Tuyến Phương Nam nằm trên Biển Đen mà không có lối vào đất liền Ban-căng.

Tất cả những chuyện nực cười đó cho thấy hoàn cảnh cuộc chiến tuyên truyền hiện nay của Hoa Kỳ chống lại Nga, kiểu như Gazprom là một vũ khí nguy hiểm được Putin sử dụng để “ép buộc” và “bắt nạt” Châu Âu.

Bằng chứng duy nhất là Nga thường xuyên kêu gọi một cách vô ích Ukraina trả các khoản nợ khí đốt quá hạn.

Hủy bỏ Tuyến Phương Nam là một cú đánh đến muộn của NATO vào Serbia. Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic than vãn về tổn thất Tuyến Phương Nam: “Chúng ta đang trả giá cho xung đột giữa các cường quốc.”

Các đối tác người Ý trong hợp đồng cũng không vui vẻ với tổn thất lớn đó. Nhưng quan chức và truyền thông E.U. vẫn lên án Putin về mọi thứ như thường lệ.

Dĩ nhiên là khi bạn thường xuyên bị xúc phạm và cảm thấy không được chào đón thì bạn sẽ quay đi. Putin mang dự án đường ống dẫn dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ và ngay lập tức bán cho thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Điều đó có vẻ như là một hợp đồng tốt cho Nga, cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng toàn bộ sự việc vẫn chỉ là điềm báo.

Dầu của Nga là công cụ ép buộc? Nếu Putin có thể sử dụng Gazprom để buộc Erdogan thay đổi chính sách về Syria, và từ bỏ quyết định lật đổ Bachar al Assad, nhằm đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo thần kỳ, thì đó sẽ là kết quả tuyệt vời. Nhưng hiện giờ vẫn chưa có dấu hiệu của một sự tiến triển như vậy.

Sự thay đổi từ Ban-căng sang Thổ Nhĩ Kỳ đào sâu ngăn cách giữa Nga và Tây Âu, mà trong dài hạn sẽ gây tổn thương cho cả hai phía. Nhưng điều đó cũng đào sâu bất bình đẳng kinh tế giữa phương Nam và phương Bắc Châu Âu. Đức vẫn nhận được khí đốt của Nga từ Tuyến Phương Bắc, dự án hợp tác của Gerhard Schroeder với Putin. Song các quốc gia phía Nam Châu Âu, vốn đang chìm trong khủng hoảng của đồng euro, thì bị bỏ mặc trong lạnh giá. Điều này có thể thúc đẩy nổi loạn chính trị đang lớn dần tại những quốc gia đó.

Khi những tiếng nói dấy lên ở Ý phàn nàn rằng trừng phạt Nga khiến Châu Âu bị tổn thương nhưng Hoa Kỳ thì vô sự, người Châu Âu có tự an ủi bằng diễn ngôn của người được giải Nobel Hòa Bình ở Nhà Trắng, người ca ngợi Liên Minh Châu Âu làm điều đúng đắn, ngay cả khi điều đó “là gay go đối với kinh tế Châu Âu”.

Trong bài phát biểu với các CEO hàng đầu vào ngày 3 tháng 12, Obama nói rằng sự trừng phạt nhằm mục tiêu thay đổi “nhận thức” của Putin, nhưng không nghĩ rằng điều đó sẽ thành công. Ông ta chờ đợi “chính trị trong nội bộ Nga” sẽ “bắt kịp với những gì diễn ra trong kinh tế, đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục duy trì sức ép.” Hay nói cách khác là ăn cắp thị trường khí đốt của Nga, ép buộc Châu Âu áp đặt trừng phát, và khiến những gã gốc mù quáng của Washington ở Arab Saudi hạ giá dầu bằng cách làm tràn ứ thị trường, đều chỉ nhằm mục đích khiến nhân dân Nga đủ ghét Putin để lật đổ ông ta. Nói một cách ngắn gọn là thay đổi chế độ.

Vào ngày 4 tháng 12, Hạ Viện Hoa Kỳ chính thức công bố động cơ của Hoa Kỳ phía sau thông điệp bằng cách đưa ra một thứ có thể coi là tồi tệ nhất mà khối lập pháp từng đưa ra: Nghị quyết 758. Nghị quyết là một bản tóm tắt tất cả những dối trá chống lại Vladimir Putin và Nga trong hơn một năm qua. Chưa bao giờ có nhiều lời dối trá được nhồi nhét trong một văn bản chính thức như vậy. Mặc dù vậy, cuộc chiến tuyên truyền được chứng thực bằng số phiếu thông qua 411 so với 10 phản đối. Nếu như điều này không dẫn đến chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân, và vẫn còn những nhà sử học trong tương lai, thì họ sẽ đánh gia nghị quyết này là bằng chứng sự thất bại hoàn toàn của trí tuệ, trung thực, và tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị mà Washington đang cố gắng áp đặt cho toàn thế giới.

Ron Paul đã viết một phân tích xuất sắc về tài liệu đáng xấu hổ đó ở đây và ở đây nữa

Bất kể người ta có nghĩ gì về chính sách đối nội của Paul, về đối ngoại thì ông ta đứng riêng một mình – rất riêng biệt – tiếng nói của lý trí. (Đúng như vậy, có cả Dennis Kucinich nữa, nhưng họ loại bỏ ông ta bằng cách xóa bỏ theo kiểu gian lận quận của ông ta khỏi bản đồ.)

Sau một danh sách dài những lời nói dối “Xét rằng”, gây tổn thương và đe dọa, chúng ta trở thành phe gây sự thô bỉ trong chiến dịch nguy hiểm này. Hạ Viện kêu gọi các quốc gia Châu Âu “làm suy yếu khả năng sử dụng nguồn khí đốt như là công cụ tạo sức ép chính trị và kinh tế đối với các quốc gia khác của Liên Bang Nga” và “thúc giục tổng thống xúc tiến phê chuẩn của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ về việc xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Ukraina và các quốc gia Châu Âu khác.” 

Quốc Hội đã sẵn sàng mạo hiểm và thậm chí là khuyến khích chiến tranh hạt nhân, nhưng họ đi từ “tuyến dưới”. Điều quan trọng là việc đánh cắp thị trường khí đốt của Nga bằng thứ mà cho đến nay vẫn là trò lừa gạt: khí đá phiến thu được từ fracking của Hoa Kỳ.

Tồi tệ hơn Chiến Tranh Lạnh

Phái tân bảo thủ đang điều khiển các chính khách thiếu trải đời của Hoa Kỳ sẽ đẩy chúng ta vào một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Cuộc đối đầu dai dẳng với Liên Bang Soviet là “Lạnh” do Sự Phá Hủy Đảm Bảo Cho Đôi Bên (MAD). Cả Washington và Moscow đã hoàn toàn nhận thức được rằng chiến tranh “Nóng” có nghĩa là đụng độ vũ khí hạt nhân sẽ tiêu diệt tất cả mọi người.

Khi thời đó qua đi, Hoa Kỳ nghĩ rằng họ đã “thắng” trong Chiến Tranh Lạnh và dường như say sưa với sự tự thỏa mãn rằng họ có thể thắng một lần nữa. Sự nâng cấp vũ khí hạt nhân của họ và xây dựng “lá chắn hạt nhân” quanh biên giới Nga chỉ nhằm mục tiêu tạo cho Hoa Kỳ khả năng đánh phủ đầu – khả năng hạ gục bất cứ sự trả đũa nào của Nga đối với tấn công hạt nhân của Hoa Kỳ. Điều đó không thể có tác dụng, nhưng nó làm suy yếu sự ngăn chặn.

Nguy cơ của một cuộc chiến toàn diện giữa hai cường quốc hạt nhân thực sự lớn hơn dưới thời Chiến Tranh Lạnh. Hiện nay chúng ta đang ở trong một dạng Chiến Tranh Băng Giá, bởi vì tất cả những gì mà Nga làm hay nói đều không có bất cứ tác động nào. Phe tân bảo thủ đang tạo ra các chính sách của Hoa Kỳ ở phía hậu trường đã sáng tạo ra câu chuyện giả tưởng về “sự xâm lược” của Nga mà thổng thống của Hoa Kỳ, truyền thông và giờ là Quốc Hội phải chấp nhận và tán thành. Các nhà lãnh đạo Nga phản ứng với sự trung thực, sự chân thành và nhận thức chung, vẫn đang kiềm chế bất chấp những thóa mạ đối với họ. Điều đó không tạo ra bất cứ thứ gì tốt đẹp. Tình thế bị đóng băng. Khi lý trí thất bại, bạo lực sẽ tiếp bước. Sớm hay muộn.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Foreign Policy of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr

Thursday, November 13, 2014

Kiev leo thang chiến tranh ở miền đông Ukraina

Xin mời bạn đọc blog theo dõi bản dịch bài viết "Kiev escalates war in eastern Ukraine" của tác giả Christoph Dreier với các bình luận mới về tình hình chiến sự tại Ukraina.

Kiev leo thang chiến tranh ở miền đông Ukraina

Cuối tuần qua nổ ra trận chiến khốc liệt nhất tại các thành phố Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraina kể từ khi hiệp định ngừng bắn được ký kết vào đầu tháng 9. Cuộc tấn công quân sự của chính quyền Kiev cho thấy NATO đang tăng cường đe dọa Nga. 

Nhân chứng cho biết đạn pháo hạng nặng đã được bắn đi từ các khu vực do quân đội Kiev kiểm soát cũng khu vực của quân nổi dậy. Sân bay Donetsk là một chiến trường đẫm máu. Hiệp định Minsk yêu cầu giao sân bay cho phe nổi dậy. Mặc dù vậy, các binh lính trung thành với Kiev đã từ chối rút quân và đụng độ dữ dội hàng ngày với quân nổi dậy.

Theo quân nổi dậy cho biết, các xe tăng quân đội Ukraina đã tiến về phía Donetsk. Hai xe tăng được cho biết là bị quân nổi dậy phá hủy trong cuộc tấn công vào làng Nikichino.

Quân nổi dậy cáo buộc quân đội Ukraina đã ném bom các khu vực dân cư và sử dụng các loại bom cháy. Trong bản tin ngày thứ ba, tổ chức Human Rights Watch xác nhận bom cháy được sử dụng trong trận chiến trước đó ở khu vực Donetsk.

Nhiều dân thường đã trở thành nạn nhân của các vụ tấn công. Vào cuối tuần, hai thiếu niên đã thiệt mạng trong một vụ nã pháo vào trường học. Theo phe nổi dậy cho biết, ít nhất có 12 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào làng Frunze gần Luhansk. 

Chính quyền Kiev và đồng minh của họ ở Washington cáo buộc Nga gửi xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác qua biên giới để gia tăng sức mạnh cho các tổ chức nổi dậy. Nhiều phóng viên đã đưa tin về sự di chuyển của quân đội tại khu vực Donetsk.

Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Châu Âu (OSCE), có một đội quan sát viên ở khu vực, đưa tin về hai đoàn xe với 40 chiếc xe tải 9 xe tăng di chuyển theo hướng đông ở khu vực Donbass. Nguồn gốc của những chiếc xe này và loại hàng hóa được chuyên chở vẫn chưa rõ. Chỉ huy phó của quân nổi dậy, Eduard Basurin, nói trong đoàn xe có các đơn vị dân quân được thành lập để bảo vệ Donetsk trước các cuộc tấn công của chính quyền Ukraina.

Người phát ngôn chính thức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Jen Psaki, nói vào thứ hai là “Nga và dân quân mà họ ủng hộ” đã “thường xuyên” phá vỡ Hiệp định Minsk. Ngoại trưởng John Kerry đe dọa Nga bằng những biện pháp trừng phạt mới vào ngày thứ bảy sau cuộc hội đàm với người đồng sự phía Nga Sergei Lavrov.

Giám đốc chính sách đối ngoại Liên Minh Châu Âu, Federica Mogherini, gọi sự di chuyển của quân đội là “một sự tiến triển rất đang lo ngại”. Bà ta thúc giục Nga thể hiện sự kiềm chế và giảm leo thang xung đột. Bà ta cũng yêu cầu Moscow ngăn chặn binh lính, vũ khí và chiến binh tiến vào Ukraina từ lãnh thổ Nga.

Cuối tuần tới, ngoại trưởng của 28 nước Liên Minh Châu Âu sẽ họp để quyết định về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. “Cuộc tranh luận sẽ không chỉ xoay quanh các biện pháp trừng phạt chặt chẽ, mà còn chú trọng tới việc chúng ta có thể hỗ trợ Ukraina ra sao trong thời gian khó khăn này”, Mogherini nói. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo về một sự mở rộng có thể danh sách những người sẽ bị trừng phạt.

Thủ tướng Anh David Cameron cáo buộc Nga không tuân thủ luật pháp quốc tế. Nếu Nga “tiếp tục theo con đường hiện tại, chúng tôi sẽ gia tăng sức ép và quan hệ của Nga với phần còn lại thế giới sẽ rất khác trong tương lai”, Cameron nói.

Vào thứ ba, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obam và người đồng sự Nga, Vladimir Putin, đã họp ngắn bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh. Bên cạnh vấn đề Ukraina, họ cũng thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran. Không có bản tin chính thức nào về cuộc họp của họ được công bố. Có thể kỳ vọng rằng hai nhà lãnh đạo sẽ lại gặp nhau vào tuần tới ở hội nghị thượng đỉnh G20 ở Australia.

Vào thứ hai, một bản tin được công bố liệt kê 40 tình huống đối đầu quân sự giữa Nga và NATO có thể biến thành chiến tranh. Tuần trước, tướng Đức của NATO Hans-Lothar Domröse đã thống báo rằng đồng minh sẽ tiếp tục mạnh tay hơn với Nga. 

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko ký hiệp định ngừng bắn Minsk sau khi chính quyền Ukraina đánh nhau với quân nổi dậy ở miền đông và phải gánh chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Chính quyền Kiev hy vọng câu giờ bằng ngừng bắn để ổn định sự cai trị của họ và tái tổ chức quân đội.

Nhưng chính phủ đã vi phạm hiệp định ít nhất cũng thường xuyên như phe nổi dậy. Quân đội của họ từ chối rút khỏi các khu vực bên cạnh sân bay Donetsk theo như quy định trong hiệp định Minsk. Hơn nữa, họ lại liên tục nã pháo Donetsk và Luhansk.

Quyền tự trị của miền đông Ukraina đã bị tước đoạt. Mặc dù nghị viện Ukraina đã thông qua luật liên quan, người phát ngôn nghị viện Alexander Turchinov từ chối ký tên hay chuyển đạo luật đó tới tổng thống. Sau khi quân nổi dậy tổ chức bầu cử một tuần trước ở miền đông Ukraina, Turchinov tuyên bố là luật tự trị không có giá trị.

Một đạo luật thanh thanh lọc cơ quan và dịch vụ công cộng đã được thông qua trước cuộc bầu cử nghị viện do chính quyền Kiev tổ chức vào tháng 10, đạo luật đó được dùng để đưa các cơ quan nhà nước vào khuôn khổ. Nhiều vị trí trước đó thuộc về những người phê phán chính quyền đã được chuyển giao cho lực lượng cực đoan cánh hữu, lực lượng đóng vai trò trọng yếu trong cuộc đảo chính lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych vào tháng 2 vừa qua.

Juri Michaltschisin, người sáng lập viện Joseph Goebbels vào năm 2005, được đưa tin là trở thành lãnh đạo mới của cục “tuyên truyền và phân tích” thuộc cơ quan mật vụ Ukraina, SBU. Tân phát xít Vadim Troyan được Bộ Nội Vụ phong chức cảnh sát trưởng Kiev.

Các tiểu đoàn cánh hữu của Vệ Binh Quốc Gia, được nhiều nhà tài phiệt tài trợ và đóng vai trò quan trọng trong cuộc nội chiến, tìm cách can thiệp trực tiếp hơn vào chính trị thông qua các ứng cử viên tham gia vào tranh cử nghị viện. Mặc dù các đảng phát xít công khai nhận được rất ít phiếu bầu, nhưng các chính đảng lớn đã đưa nhiều thành viên cực hữu vào danh sách đề cử của họ. Một đại diện nổi bật là Yuri Bereza, thủ lĩnh của tiểu đoàn Dnepr khét tiếng, vốn phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các vi phạm nhân quyền. 

Bereza được bầu vào nghị viện theo danh sách đề cử của đương kim thủ tướng Arseniy Yatsenyuk. Với vai trò là thành viên mới của nhóm lớn nhất trong nghị viện, ông ta tuyên bố ngay sau cuộc bầu cử là tiểu đoàn của ông ta sẽ chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố vào Nga. Dựa vào những lực lượng như vậy, và sự hậu thuẫn của Washington, Berlin và NATO, Kiev đang chuẩn bị tái diễn các tấn công quân sự ở miền đông.

Tuesday, November 4, 2014

Ba Lan gửi quân đội đến biên giới phía đông

Nội chiến ở Ukraina ngày càng nghiêm trọng. Mới đây nhất Ba Lan đã chuyển hàng ngàn lính sang phía đông, về phía biên giới với Ukraina. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Poland to send troops to eastern border" của Sonja Bach để biết thêm chi tiết. 

Ba Lan gửi quân đến biên giới phía đông

Chính quyền Ba Lan đang chuyển hàng ngàn quân đến biên giới phía đông trong một sự tái tập hợp mang tính lịch sử của quân đội. Sự di chuyển được Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Tomasz Siemoniak công bố vào tuần trước,  sau hội nghi thượng đỉnh NATO vào tháng 9, khi khối đồng minh do Hoa Kỳ lãnh đạo quyết định gia tăng đối đầu quân sự với Nga

Cho tới hiện giờ, đại đa số trong 120,000 lính Ba Lan đã đóng quân ở nửa phía tây của quốc gia. Hiện nay, hàng ngàn lính sẽ được triển khai tới các căn cứ quân sự ở phía đông, vốn đang được hiện đại hóa và nâng cấp. Năng lực của ba căn cứ, trong đó có Trung Tâm Phòng Không Siedlce, được gia tăng từ 30 đến 90%. 

Bên cạnh đó, chính quyền đang lập kế hoạch mua sắm các trực thăng mới bà trang bị tên lửa AGM-158 không đối đất cho các chiến đấu cơ phản lực F-16. Vào tháng 3, Hoa Kỳ đã đưa 12 máy bay loại đó đến Ba Lan.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng nói di chuyển quân đội là cần thiết bởi sự thay đổi trong “tình hình địa chính trị”. Ông ta nói với hãng thông tấn AP rằng Ba Lan coi đó là “cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ Chiến Tranh Lạnh” và phải “rút ra các kết luận từ điều đó”.

Siemoniak nhắc tới các sự kiện ở Ukraina mà không đề cập rằng chính quyền Ba Lan đã can dự sâu sắc vào việc kích động cuộc khủng hoảng, vốn được NATO sử dụng để biện minh cho đối đầu quân sự với Nga.

Vào tháng hai, phong trào đối lập bài Nga do Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk và gã phát xít Oleh Tyahnybok dẫn đầu giành quyền lực ở Kiev và lật đổ tổng thống dân cử Viktor Yanukovych. Ba Lan là một trong những tác nhân chính của cuộc đảo chính, vốn được Hòa Kỳ và Đức cổ vũ cũng như tài trợ.

Người sau này là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Radoslav Sirkorski, đã hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy Hiệp Ước Gia Nhập giữa EU và Ukraina với mục đích phá vỡ ảnh hưởng của Nga tại nước cộng hòa cựu thành viên Soviet và mở cửa cho các nhà đầu tư Châu Âu cũng như liên minh quân sự với NATO. 

Khi Yanukovych từ chối ký Hiệp Định, biểu tình nổ ra ở Maidan (Quảng Trường Độc Lập), chính quyền Ba Lan đã ngay lập tức ủng hộ phong trào đối lập. Theo một số báo cáo, nhiều bộ phận của những nhóm du kích cực hữu đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính đã được huấn luyện ở Ba Lan.

Chính quyền mới của Ukraina có cả đảng phát xít Svoboda, họ được nắm giữ ba ghế bộ trưởng. Đảng này có nguồn gốc là Tổ Chức Độc Lập Quốc Gia Chủ Nghĩa (OUN), trước đây hợp tác với Phát xít Đức và phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các vụ thảm sát ở Ba Lan tại khu vực biên giới của Volhynia và Đông Galacia trong thế chiến thứ II. Hiện nay các thành viên đảng Svoboda vẫn kỷ niệm các sự kiện kinh hoàng – trong đó lực lượng phát xít Ukraina đã giết hại hơn 100,000 người Ba Lan, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, ở khu vực Ba Lan bị phát xít chiếm đóng – như là chiến thắng “cuộc xâm lược của Ba Lan-Đức”.

Kể từ các sự kiện Maidan và diễn biến tiếp theo ở Crimea, Ba Lan, vốn đã gia nhập NATO vào năm 1999, đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc đối đầu với Nga. Vào tháng tư, ngay sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, người sau này là thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã kêu gọi NATO gửi nhiều quân hơn đến quốc gia của ông ta. 

Kể từ đó, 9 tàu chiến NATO đã được gửi tới Biển Đen. Vào tháng 3,600 lính đã được gửi tới Ba Lan và các nước vùng Baltic. Một cuộc tập trận tiếp theo đã được tổ chức vào tháng 9 ở gần Lvov tại phía tây Ukraina với sự tham gia của quân đội Ba Lan. 

Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales đã phác thảo một kế hoạch quân sự chi tiết để tăng cường lực lượng chống lại Nga. Thông cáo chính thức của hội nghị thượng đỉnh được phát ra vào cuối tháng 9 kêu gọi một “sự tiếp tục hiện diện trên không, trên bộ, trên biển và các hoạt động quân sự hữu ích ở phần phía đông của Liên Minh” 

Điều này bao gồm cả việc thiết lập một “lực lượng phản ứng nhanh” từ 3,000 đến 5,000 lính, để có thể gửi tới khu vực khủng hoảng trong ít ngày. Do các tài liệu thiết lập của Hội Đồng NATO-Nga vào năm 1997 cấm đóng quân NATO tại các nước cộng hòa cựu Soviet, quân đội đã được giữ tại các doanh trại của họ cho đến hiện tại. 

Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 1 tháng 10, người kế vị Tusk, Ewa Kopacz nói rằng Ba Lan sẽ đáp ứng yêu cầu triển khai của NATO bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng sẽ được tăng thêm 190 triệu vào năm 2016, chiếm 2% GDP – mục tiêu được tổng thống Obama đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh. Đồng thời Kopacz kêu gọi sự hiện diện lớn hơn của quân đội Hoa Kỳ ở Ba Lan.

Chính sách quân sự của quốc gia hợp tác chặt chẽ với Đức. Vào tháng 3, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Đức Ursula von Leyen tham dự một cuộc họp công vụ ở Warsaw. Trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng của NATO vào tháng 6, được tổ chức ở Brussels, cả hai quốc gia đã cùng kêu gọi gia tăng nhân sự của Quân Đoàn Đa Quốc Gia Đông Bắc đóng ở Stettin của Ba Lan.

Một cuộc gặp tiếp theo của hai bộ trưởng đã được tổ chức vào tháng 6, tại đó “sự tăng cường và phát triển tiếp theo của quan hệ quốc phòng Đức-Ba Lan” đã được thảo luận, theo quan chức Đức.

Mới đây nhất, sau một gặp tại Hội Nghị Bundeswehr (quân đội Đức) ở Berlin vào ngày 29 và 30 tháng 10, bộ trưởng quốc phòng Ba Lan đã bình luận, “Rất dễ dàng để cho xe tăng, vũ khí phòng không và máy bay vào viện bảo tàng”. Cả hai quốc gia đã đồng ý phối hợp bộ binh.

Phía sau chính sách quốc phòng liên minh chặt chẽ với Đức và Hoa Kỳ của Ba Lan là tham vọng bành trướng khu vực ảnh hưởng của quốc gia về phía đông. Sự hợp tác với lực lượng phát xít bài Ba Lan như Svoboda và chính sách quân sự hiếu chiến nóng vội cho thấy rõ ràng là tầng lớp thượng lưu Ba Lan sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để kết thúc. Một sự khiêu khích quân sự của thành viên NATO có thể nhanh chóng biến thành cái cớ cho một cuộc chiến thảm họa với nước Nga được trang bị vũ khí hạt nhân.


Hoa Kỳ và Châu Âu tiếp tục đe dọa sau cuộc bầu cử của phe nổi dậy ở Ukraina

Ngay sau cuộc bầu cử nghị viện của chính quyền Ukraina, các khu vực nổi dậy đã tổ chức các cuộc bầu cử của riêng họ. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "US, Europe issue new threats after elections in Ukraine’s separatist regions" của tác giả Andrea Peters để biết thêm chi tiết các cuộc bầu cử tại khu vực nổi dậy. Tiêu đề do người dịch đặt.

Hoa Kỳ, Châu Âu đưa ra những đe dọa mới sau cuộc bầu cử tại khu vực của phe nổi dậy ở Ukraina 

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko và các lãnh đạo phương Tây đã lên án các cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày chủ nhật tại Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk (DPR) và Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk (LPR). Các cuộc bầu cử mang lại thắng lợi cho các lãnh đạo thân Nga tại cái nôi của khu vực nổi dậy ở đông nam Ukraina. Washington, Đức và Liên Minh Châu Âu đã ngay lập tức tuyên bố các cuộc bầu cử đó là phi pháp.

Aleksandr Zakharchenko và Igor Plotnitsky, những người đang phục vụ trong vai trò thủ tướng tự phong của DPR và LPR sau khi có sự thay đổi về lãnh đạo trong lực lượng nổi dậy vào tháng 8, đã thắng cử với 79% và 64% tổng số phiếu bầu. Các khối nghị viện liên minh với các lãnh đạo này cũng có chiến thắng cần thiết trong một cuộc bầu cử ở các khu vực đã đề cập.

Sau khi tuyên bố các cuộc bầu cử là một “trò hề” vào chủ nhật, tổng thống Ukraina kêu gọi một cuộc hội đàm cấp cao với lãnh đạo an ninh và quốc phòng vào thứ hai để “tái đánh giá tình hình” tại khu vực đông nam của người nổi dậy. Cơ quan an ninh Ukraina lên án cuộc bầu cử là sự “tiếm quyền”.

Kiev ra hiệu cho thấy sự sẵn sàng của họ trong việc tiếp tục các tấn công quân sự vào khu vực dựa trên lý do cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 đã vi phạm thỏa thuận hòa bình mong manh được ký với những người nổi dậy vào tháng 9.

Khoảng 4,000 người đã bị giết hại trong cuộc nội chiến và hơn nửa triệu người trở phải chạy tị nạn. Cơ sở hạ tầng khu vực Donbass đã bị phá hủy khốc liệt bởi các cuộc tấn công và cắt giảm hay tước đoạt các dịch vụ thiết yếu đối với cư dân còn lại. 

Các cư dân đã không nhận được lương hưu từ chính phủ trung ương, và nợ lương rất phổ biến. Hiệp định ngừng bắn đã liên tục bị vi phạm, với các cuộc tấn công liên tiếp vào các trung tâm dân sự và các đụng độ quy mô nhỏ giữa người nổi dậy và quân đội Ukraina.

Theo như hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đưa tịn, kèm theo kế hoạch đã tuyên bố nhằm bãi bỏ luật đảm bảo quyền tự chủ giới hạn cho khu vực Donbass, Poroshenko đang kêu gọi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ủng hộ các nỗ lực tái lập kiểm soát của họ đối với khu vực nêu trên và đề xuất biến khu vực đó thành khu vực tự do thương mại.

Lên án và đe dọa của Poroshenko đã được các quyền lực phương Tây hưởng ứng. Trong những ngày trước cuộc bầu cử chủ nhật, thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định các cuộc bầu cử ở DPR và LPR là vô giá trị. Từ đó, chính quyền của bà ta đã chỉ trích quyết định “tôn trọng” kết quả bầu cử của Nga, mổ tả chúng là “kém hiểu biết”. Berlin đang tuyên bố họ đã loại bỏ mọi trở ngại đối với các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt để trả đũa sự ủng hộ của Nga đối với những người nổi dậy. 

Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu cũng đã từ chối công nhận các cuộc bầu cử, giám đốc chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini coi chúng là “bất hợp pháp và vi hiến”.

Vào thứ hai, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mô tả cuộc bầu cử ngày chủ nhật ở DPR và LPR là “đáng xấu hổ”. Cho thấy rõ rằng họ đã chuẩn bị sử dụng cuộc bầu cử để kích động sự đối đầu mới với Kremlin, Bộ Ngoại Giao đe dọa, “Nếu Nga tiếp tục lảng tránh những đóng góp của họ [để tôn trọng luật bầu cử Ukraina] và tiếp tục gây bất ổn cũng như các hoạt động nguy hiểm, cái giá mà Nga phải gánh chịu sẽ gia tăng.” 

Những đe dọa đối với Nga đến cùng với tin tức cho biết Ba Lan, một thành viên NATO, với ý định tái tập hợp quân đội chủ chốt trong thời gian tới, đã chuyển hàng ngàn quân tới biên giới phía đông của họ. “Tình hình địa chính trị đã thay đổi. Chúng tôi có một cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ Chiến Tranh Lạnh và chúng tôi phải phác thảo các kết luận từ đó”, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Tomasz Siemoniak nói với hãng thông tấn AP vào cuối tháng 10.

Việc Hoa Kỳ và Châu Âu lên án các cuộc bầu cử ở DPR và LPR là bất hợp pháp cũng như vi hiến hoàn toàn đạo đức giả. Các thế lực phương Tây quyết định những cuộc bầu cử nào được thừa nhận hay phủ nhận chỉ dựa trên lợi ích đế quốc của họ. 

Cuộc đảo chính cực hữu do Hoa Kỳ và Đức hậu thuẫn đã lật đổ tổng thống dân cử Viktor Yanukovych vào tháng hai vừa qua được hoan nghênh như là một thắng lợi của dân chủ. Cuộc bầu cử nghị viện tháng trước ở Ukraina được thể hiện như một chiến thắng dân chủ khác, mặc dù nó đưa một nhóm theo chủ nghĩa quốc gia và phát xít mới đến quyền lực, để dùng bạo lực áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng bị căm ghét theo yêu cầu của phương Tây.

Dựa trên các tính toán chiến lược của họ, Đức và Hoa Kỳ đã nhiều lần công nhận “sự hợp hiến” của nhiều khu vực ly khai, có thể kể tên một số như Croatia, Slovenia, Bosnia và Kosovo, dẫn đến các cuộc nội chiến đẫm máu tước đoạt mạng sống của hàng chục nghìn người.

Cuộc bầu cử diễn ra vào chủ nhật ở đông nam Ukraina không hề ít hợp hiến hơn cuộc bầu cử nghị viện quốc gia diễn ra trong tuần trước đó, trong đó số người đi bỏ phiếu chỉ hơn 52%, giảm so với tất cả các cuộc bầu cử nghị viện trước đây. Tại những khu vực mà dân chúng được coi là thù địch với chính quyền Kiev, tỷ lệ tham gia bỏ phiếu thấp hơn 30%, với đa số người bỏ phiếu lựa chọn khối đối lập. 

Ủy Ban Bầu Cử Trung Ương của LPR khẳng định tổng số người bỏ phiếu đạt gần 60%. Do người bỏ phiếu xếp hàng quá dài tại các điểm bỏ phiếu nên họ tiếp tục mở cửa điểm bỏ phiếu thêm 2 giờ. Ngay cả các bản tin ở phương Tây cũng buộc phải công nhận dấu hiệu sự tham gia phổ biến của dân chúng, bao gồm đám đông tại các điểm bỏ phiếu.

Cư dân địa phương được báo chí phỏng vấn không bày tỏ sự nhiệt tình đối với các lãnh đạo nổi dậy của DPR hay LPR mà bày tỏ sự phẫn nộ về bạo lực chính quyền Kiev đối với họ. Một bản tin trên tờ Guardian mô tả “một đám đông khổng lồ tại trường học số 13, một trong ba điểm bỏ phiếu được mở trong thành phố [Ilovaysk]”, ở đó “cư dân nói họ bỏ phiếu cho một ‘tương lai hòa bình’”. 

“Valentina, một tiểu thương 61 tuổi ở Ilovaysk, nói bà đã phải trú ẩn 23 ngày dưới hầm cùng với vài tá người khác, và bị các tiểu đoàn quân tình nguyện Ukraina đe dọa, những người đó cố gắng sử dụng bà và những người khác làm lá chắn sống cũng như ăn cắp điện thoại di động và các của cải khác”, bản tin cho biết.

Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền mới công bố một điều tra chi tiết cáo buộc quân đội Ukraina về việc sử dụng các đầu đạn chùm đã bị cấm trong các cuộc tấn công ở khu vực đông nam.

Tại DPR, quan chức địa phương cho biết có hơn một triệu cử tri trong tổng số ba triệu cư dân đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu đi bầu cử. Mặc dù vậy, tỷ lệ bỏ phiếu khó có thể đánh giá, do cuộc khủng hoảng tị nạn và sự thật là nhiều cử tri đủ điều kiện về mặt kỹ thuật đang sống trong các khu vực thuộc sự kiểm soát của quân đội Ukraina. Bỏ phiếu trực tuyến là lựa chọn của những người này, mặc dù không rõ là có bao nhiêu nhiêu người sử dụng lợi thế đó. Các điểm bỏ phiếu cũng được thiết lập gần các tỉnh Rostov, Voronezh, Belgorod của Nga để phục vụ cho người tị nạn trong khu vực.

Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE), thường theo dõi các cuộc bầu cử, đã từ chối gửi các đại diện tới khu vực đông nam Ukraina để quan sát cuộc bầu cử. Việc chắp vá các lực lượng cánh hữu và giả cánh tả ở Châu Âu và Hoa Kỳ tạo thành các quan sát viên bầu cử và báo cáo không có vi phạm bầu cử chính yếu. Các cá nhân đó, bao gồm các thành viên đảng phái chính trị và chính quyền ở Hy Lạp, Pháp, Serbia, và mọi nơi khác, đã bị báo chí lên án là những quan sát viên bầu cử “dỏm” và bị chính quyền Kiev tuyên bố là “khách không mời” của quốc gia. Họ bị đưa vào “sổ đen”.

Theo các quan chức của DPT và LPR, người thắng cử ở DPR Aleksandr Zakharchenko đã giành được chức thủ tướng với 765,000 phiếu, trong khi Plotnitsky ở LPR đảm bảo chiến thắng với 445,000 phiếu. Các đối thủ của họ tụt xa phía sau. Aleksandr Kofman, phó chủ tịch Quốc Hội Novorossiya, đơn vị chính trị thống nhất của DPR và LPR, giành được 10% số phiếu bầu trong cuộc đua với Zakharchenko. Tại LPR, vị trí thứ hai thuộc về thủ lĩnh công đoàn Oleg Akimov, người giành được 15,5% tổng số phiếu bầu.

Các khối chinh trị liên kết với các lãnh đạo nổi dậy cũng đã thắng lợi dễ dàng trong cuộc đua vào nghị viện. Đảng Cộng Hòa Donetsk giành được 662,750 phiếu bầu ở DPR. Đảng Hòa Bình Luhansk áp đảo hoàn toàn đối thủ Liên Minh Kinh Tế và Liên Minh Nhân Dân Luhansk, họ giành được gần 70% số phiếu bầu.

Theo các bản tin, năm chính đảng đã bị loại khỏi cuộc bầu cử do những lý do kỹ thuật, trong đó có Đảng Cộng Sản. Mặc dù vậy, đâu đó có đưa tin ra Đảng Cộng Sản mới được thành lập trong khu vực ủng hộ việc lựa chon Zakharchenko.

Cần phải thấy rằng những người nổi dậy thân Nga đang kiểm soát DPR và LPR có sự ủng hộ của dân chúng, họ đã thu được điều đó dựa trên những lời hứa về cải thiện xã hội và triển khai các chương trình phúc lợi. Một sự pha trộn những người theo chủ nghĩa quốc gia Nga, vô chính phủ và bảo thủ cánh hữu sẽ gắn bó với nhiều lớp của tầng lớp cai trị ở Moscow, họ dùng hoài niệm về quá khứ Soviet để chống đỡ cho chính phủ còn non nớt của họ. 

Thursday, October 30, 2014

Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục trầm trọng

Xin giới thiệu với bạn đọc bog bản dịch bài viết "Ukraine’s recession continues to deepen" của tác giả David Levine. Bài viết cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế trên bờ vực phá sản của Ukraina.

Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục trầm trọng

Cuộc bẩu cử quốc gia được tổ chức ở Ukraina vào chủ nhật đóng vai trò là điều kiện xã hội tại đất nước đang tiếp tục bị tàn phá bởi chính sách thắt lưng buộc bụng tân tự do được hàng loạt các chính quyền hậu Soviet áp đặt, và mới đây được tăng tốc theo các thỏa thuận với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và các nhà tài trợ khác của nhà nước gần phá sản. Cuộc khủng hoảng đã bị làm trầm trọng thêm bởi cuộc chiến giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy ở miền đông đất nước.

Sản lượng công nghiệp ở Ukraina vào tháng 8 đã giảm 21,4% so với tháng 8 năm 2013, và 16,6% vào tháng 9 so với tháng 9 năm 2013. Tại tỉnh Donetsk, sự sụt giảm khi so sánh giữa tháng 9 năm 2013 và tháng 9 năm 2014 lên đến 59,5%, ở tỉnh Luhansk là 85%.

Nhập khẩu giảm 23,5% trong 9 tháng đầu tiên của năm 2014 khi so sánh với cùng kỳ năm trước, còn xuất khẩu thì giảm 6,8% - bất chấp các điều khoản thương mại cởi mở tạm thời mà Liên Minh Châu Âu (EU) đang áp dụng cho Ukraina. 

Sản xuất than ở Ukraina giảm 60% giữa tháng 8 năm 2013 và tháng 8 năm 2014. Hơn nửa số mỏ than của quốc gia nằm trong khu vực do những người nổi dậy kiểm soát tại tỉnh Donetsk và Luhansk. Nhiều trong số chúng bị ngập nước và cần nhiều tháng để khôi phục.

Các quan chức Ukraina, Nga và EU đang tham gia vào cuộc đàm phán ba bên ở Brussels để giải quyết cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt. Nga đã ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine vào tháng 6 vì khoản nợ quá hạn trị giá 5,3 tỷ USD cho lượng khí đốt đã được công ty năng lượng Nga Gazprom cung cấp. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu José Manuel Barroso tuyên bố vào thứ năm tuần trước rằng Hội Đồng Châu Âu sẽ cung cấp tới 1 tỷ USD cho Ukraina để mua khí đốt của Nga, nhưng không hơn. 

Khoảng 70% nguồn điện của Ukraina được sản xuất từ than và khí đốt. Do đó, đất nước này cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cung cấp điện. Rất nhiều thành phố Ukraina, trong đó có cả thủ đo Kiev, đã bị cắt điện ít nhất hai tiếng mỗi ngày.

Đối với sưởi ấm, nhiệt kế tại các tòa nhà dân cư ở Kiev được đặt ở 16-17° C (61-63° F) trong mùa đông năm nay do thiếu hụt. Cung cấp nước nóng ở Kiev đã bị ngừng trong phần lớn mùa hè, và được mở lại chỉ trong vài tuần gần đây. Vào ngày 24 tháng 10, 3% cư dân của Kiev vẫn chưa có nước nóng. Tình hình ở phần còn lại của đất nước thậm chí tồi tệ hơn.

Ngân Hàng Thế Giới trước đó đã dự báo rằng kinh tế Ukraina sẽ suy giảm 5% năm nay, hiện giờ điều chỉnh lên mức 8%. Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Châu Âu đã dự doán suy giảm ở mức 9%. Vitaly Vavrishchuk, chuyên gia trưởng về phân tích của trung tâm tư vấn đầu tư SP Ukraina viết trên liga.net rằng công ty của ông ta dự báo mức suy giảm 9,5% vào năm 2014 và tiếp theo là mức suy giảm 4,3% vào năm 2015. Ông ta cũng dự đoán mức suy giảm 30-35 đầu tư ở Ukraina vào năm 2014.

Từ tháng một năm nay, nợ lương của chủ doanh nghiệp đối với người lao động đã tăng lên 53%, lên mức 1,4 tỷ hryvnia (110 triệu USD). Con số này có vẻ bị ước lượng thấp bởi vì theo trung tâm Dịch Vụ Tài Khóa của nhà nước thì 70-80% chủ doanh nghiệp Ukraina trả lương cho người lao động không theo luật. Khoảng một nửa lực lượng lao động Ukraina đang làm việc bất hợp pháp, theo thông tin của Yury Ruban, lãnh đạo Cục Quản Lý Chính Sách Nhân Đạo của Tổng Thống.

Theo các cơ quan thống kê nhà nước của Ukraina, tỷ lệ người thất nghiệp có đăng ký hiện chỉ là 1,6%. Mặc dù vậy, theo Serhiy Marchenko, giám đốc phát triển của trang web môi giới việc làm nổi tiếng work.ua, thị trường lao động đã giảm xuống 20-25% trong năm qua. Số lượng việc làm được đăng lên trang web đã giảm xuống từ đầu năm 2013, trong khi số lượng lý lịch được đăng lên tăng khoảng 20-30% mỗi tháng. Số lượng công việc ở các tỉnh Donetsk và Luhansk được đăng đã giảm khoảng 90 và 96% trong năm qua. 

Theo nhà kinh tế học Ukraina Oleh Bohomolov, số lượng người thất nghiệp không được báo cáo ít nhất gấp mười lần con số chính thức. Bohomolov cũng ghi nhận rằng người thất nghiệp ở Ukraina thường được gọi tham gia vào chương trình lao động với mức lương 1000 hryvia (77 USD) mỗi tháng. Ông ta nói: “Với chừng đó tiền thì ở nhà còn hơn.”

Lương thực tế bình quân trong 8 tháng của năm 2014 là 3399 hryvnia, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số có vẻ không đúng, bởi lý do đã nêu ở trên và tỷ lệ lạm phát chính thức không phản ánh chính xác mức độ gia tăng thực tế của chi phí cho đời sống.

Theo Cục Thống Kê Quốc Gia Ukraina, lạm phát giữa tháng 9 năm 2013 và tháng 9 năm 2014 lên đến 17,5%, trong khi IMF và World Bank dự đoán tổng lạm phát của năm 2012 sẽ là 19%.

Để đáp ứng các điều kiện của IMF, chính quyền đã tăng giá các dịch vụ thiết yếu. Vào năm mùa đông năm 2013-2014, khí đốt cho sưởi ấm được bán ở giá 2,91-3,1hryvnia mỗi mét khối, trong khi vào mùa đông năm 2014-2015 mức giá sẽ là 10-11hryvnia mỗi mét khối. Volodymyr Demchyshyn, lãnh đạo của cơ quan nhà nước về dịch vụ thiết yếu cho nhà ở, đã ghi nhận rằng chi phí một căn hộ trung bình hai phòng sẽ lên đến 500 hyvnia mỗi tháng – gần một phần ba của khoản chi phí thuê nhà trung bình hàng tháng 1670 hryvnia. Khoản tăng giá lên tới 40% đã được lập kế hoạch cho năm 2015.

Chỉ số lạm phát tiền thuê nhà đã bị đóng băng vào năm ngoái. Trái ngược với mức tăng danh nghĩa mới nhất, tiền thuê nhà do đó đã co loại. Trong khi đó giá thuốc men đã tăng hai tới ba lần.

Giá xăng dầu bán lẻ đã tăng khoảng 35% so với đầu năm ngoái – trái ngược với việc giá dầu giảm khoảng 20%. Sự tăng giá phần lớn là do sự mất giá của đồng nội tệ hryvnia. Đồng dollar đã tăng 85% so với đồng hryvnia trong năm qua, từ 8,17 lên 12,95 hryvnia ăn một dollar. 

Chính quyền đang cân nhắc xóa bỏ kiểm soát giá cả đối với những hàng hóa “có ý nghĩa xã hội” như thịt, cá, sữa, đường, và các hàng tạp phẩm cơ bản khác.

Theo phó thủ tương Ukraina Volodymyr Hroysman, cần khoảng 11,8 tỷ hryvnia (911 triệu USD) để xây dựng lại các cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi chiến trận ở các tỉnh miền đông.

Trong cuộc họp báo được hãng thông tấn Nga RIA Novosty tổ chức, Oleg Ustenko của think tank cánh hữu Quỹ Bleyzey ghi nhận rằng thâm hụt ngân sách của Ukraina được dự đoán là khoảng 11,5%, không xa so với mức 13% mà Hy Lạp đã trải qua ngay trước khi chính quyền phá sản. “Một quốc gia với thâm hụt ngân sách 11% mà vẫn đảm nhận các chiến dịch quân sự thì không thể hoạt động. Điều này được hiểu rất rõ ở Washington”, ông ta nói.

Bổ sung cho Ustenko, các nhà bình luận khác từ cả hai phía trong cuộc xung đột ở Ukraina đã khẳng định rằng khả năng thanh toán của Ukraina hiện nay phụ thuộc vào viện trợ của IMF. Theo tính toán của IMF thì Ukraina cần 35 tỷ USD viện trợ nước ngoài vào tháng 5, nhưng điều chỉnh lại thành 55 tỷ USD vào tháng 9. Theo như Dennis Lachtman của Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ đưa ra trong một bình luận cho tờ The Hill, “nếu như dựa theo tiền lệ về nhu cầu tài chính của IMF-EU trong chương trình cứu trợ Hy Lạp trước đây thì không ai ngạc nhiên khi tổng chi phí chính thức giải cứu Ukraina có thể lên đến 100 tỷ dollar, thay vì 55 tỷ dollar như IMF dự đoán hiện nay”.

Tổ chức xếp hạng Moody đã dự đoán vào cuối năm nay Nga sẽ yêu cầu thanh toán khoản nợ 3 tỷ dollar của năm ngoái (khoảng nợ này tách riêng và bổ sung vào khoản nợ khí đốt của Ukraina với Gazprom đã được đề cập phía trên). Moody tuyên bố: “Theo quan điểm của chúng tôi, gia tốc cho khoản thanh toán này bằng trái phiếu Châu Âu có thể châm ngòi cho sự vỡ nợ chéo đối với tất cả các trái phiếu Châu Âu khác”. Hay nói cách khác, nếu Ukraina thất bại trong việc trả nợ Nga, họ sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền, các chủ nợ sẽ đòi Ukraina thanh toán nợ, dẫn đến phá sản. 

Những cân nhắc này soi tỏ sự thật là trái với khuynh hướng bài Nga của chính phủ Ukraina hiện nay, Moscow, một chủ nợ chính và là nguồn cung cấp khí đốt, vẫn tiếp tục nắm giữ các ảnh hưởng chính trị lớn tiềm tàng. Khi ác mộng tài chính của Kiev gia tăng, họ sẽ phụ thuộc vào tất cả các chủ nợ, trong đó có Nga. Dựa án bài Nga khởi đầu vào tháng 11 năm ngoái ở Ukraina với sự xúi giục của các chính quyền phương tây đã được thực hiện dựa trên giải định rằng IMF, EU và các thiết chế phương tây khác có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga của Ukraina. Giả định đó sẽ được chứng minh là sai khi Ukraina vỡ nợ.

Tác động của một vụ phá sản không chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Ukraina. Khi chính quyền tay sai của tổng thống Petro Poroshenko bị ném vào cuộc khủng hoảng, họ sẽ thúc đẩy một cuộc leo thang xung đột giữa Nga và các quyền lực phương Tây dưới sự dẫn dắt của Hoa Kỳ và Đức.

Saturday, October 25, 2014

Tại sao Bức Tường Berlin sụp đổ?

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch blog bài viết "Humpty-Dumpty and the fall of Berlin’s wall" của tác giả Victor Grossman, một nhà văn nhà báo người Mỹ sống ở Đức lâu năm, viết về Bức Tường Berlin. Tiêu đề do người dịch đặt.

Humpty-Dumpty và sự sụp đổ của bức tường Berlin

“Humpty-Dumpty sat on a wall, Humpty-Dumpty had a great fall.”

Dịch nghĩa: Humpty-Dumpty ngồi trên tường, Humpty-Dumpty ngã đau.
[Chú thích của người dịch: Humpty-Dumpty là hai anh em sinh đôi hình quả trứng trong truyện "Alice ở xứ sở kỳ diệu"] 

Câu đồng dao của trẻ em với từ cùng vần “wall” [tường] và “fall” [ngã] gợi nhắc đến lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin – mới được bắt đầu. Có phải là sự ám chỉ phù phiếm? Có thể. Đối với hàng triệu người thì sự kiện 25 năm trước đây được ghi nhớ với sự phởn phơ thực sự và có thể hiểu được. Nhưng sự quảng cáo rùm beng bất tận của truyền thông Đức, từ tuần này qua tuần khác ngay trước lễ kỷ niệm, và kế hoạch cho 8.000 bóng đèn heli được thắp sáng bởi 60.000 cục pin trên 10 dặm dọc theo dấu vết bức tường, hiện ra trong buổi tối cùng với tiếng kèn chiến thắng, tiếng chuông nhà thờ hân hoan hay những thứ tương tự trong khi Angela Merkel, Lech Valesa, Mikhail Gorbachov, cựu thị trưởng của Berlin và các ngôi sao giải trí khác hướng mắt lên bầu trời, có thể chứng minh cho cách tiếp cận khác của tôi.

Sau khi Bức Tường bị phá vỡ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, thứ nhanh chóng sụp đổ trong những tháng sau đó làm hiện ra những quả trứng kỳ dị được nhắc đến trong cuộc phiêu lưu của Alice. Đó là một thể chế hơn bốn mươi năm tuổi tự xưng là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (GDR). Để tiếp tục mượn ám chỉ về dạng trứng, một thứ cần được giải thích: Nó sụp đổ bởi vì nó hoàn toàn sai lầm? Nó bị đẩy từ phía bên ngoài hay từ cả hai phía? Và sự sụp đổ đơn giản phản ánh cuộc cách mạng thắng lợi của một dân tộc trong việc đòi tự do – hay là vấn đề phức tạp hơn? Điều này vẫn còn phù hợp đối với những cuộc nổi dậy tương tự đã và đang diễn ra.

Tại sao GDR sụp đổ? Trái với hàng sa số những hình ảnh tồi tệ mà nó khởi đầu sau năm 1945, nó được tạo nên từ hy vọng và mơ ước của một nhóm nhỏ những người sống sót dưới thời phát xít Hitler, một số ở nơi lưu vong trên khắp các lục địa, một số khác trong trại tập trung và nhà tù của phát xít. Những người đàn ông và đàn bà đó đã quyết định tạo ra một nước Đức mới – hay ít nhất là một phần của nước Đức – từ chối chủ nghĩa phát xít và những thế lực đằng sau nó: Bayer và BASF (của I.G. Farben), những doanh nghiệp đã giúp phát xít xây dựng và điều hành Auschwitz, Siemens, Krupp và Flick, những doanh nghiệp đã lạm dụng hàng trăm ngàn lao động đói khát trong các trại tập trung cũng như cưỡng bức người lao động từ khắp các nước Châu Âu – và Ngân Hàng Đức, kẻ đã cung cấp tài chính cho hành trình đẫm máu ấy. Bất chấp việc họ bại trận, một lần nữa, những thế lực ấy không bao giờ ngừng kế hoạch phục hồi, tiếp tục bành trướng và đã tái tạo lại bản thân. Nhưng không phải ở Đông Đức, nơi những kế hoạch đó bị cản trở và nhà máy của họ bị quốc hữu hóa. Đó là hành động cực kỳ quan trọng của GDR, hành động không bao giờ được tha thứ, cho đến ngày nay. 

Những nhà hoạt động đầu tiên, đối mặt với hàng triệu người góa bụa, mồ côi, bực bội, bị đầu độc lý tưởng hay vẫn nhiễm tư tưởng phát xít, đã mời gọi những nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư, nhà biên kịch, chuyên gia về điện ảnh chống phát xít lỗi lạc nhất giúp họ thay đổi tâm trạng và định kiến, ít nhất là ở Đông Đức. Trong số những người hưởng ứng có Bertolt Brecht, Hanns Eisler, Anna Seghers, Ernst Buch, Arnold Zweig, Heinrich Mann (người chết trước khi kịp trở về). Những người khác, như Hans Fallada, đã tiếp tục ở lại Đức nhưng đối đầu với chủ nghĩa phát xít. Những người này và các học trò của họ, đã tạo ra các vở kịch, bản nhạc, phim, tác phẩm văn chương tiến bộ để đưa đến người xem trên khắp thế giới. Ở đây cũng vậy, hoàn toàn trái ngược với tình hình ở phần nước Đức bên kia sông Elbe, chủ nghĩa phát xít bị đuổi ra khỏi lớp học, phòng văn chương, đồn cảnh sát và ghế của quan tòa.

Mặc dù khởi đầu với một đống hoang tàn đổ nát, một nền công nghiệp tan hoang phải gánh 95% chi phí tái thiết nước Đức và luôn bị thị trường thế giới phân biệt đối xử, GDR đã vất vả xây dựng một nền kinh tế mới đáng nể - một nền kinh tế phi lợi nhuận. Hoàn toàn thiếu hụt các tài nguyên tự nhiên nhưng ngành công nghiệp sắt thép đã được xây dựng, các nhà máy đóng tàu, nông trang thương mại, đường ống dẫn nước và máy công cụ, đã xuất hiện ở những khu vực như Mecklenburg, sau hàng thế kỷ chìm trong bóng tối trung cổ. Tất cả những điều đó không cần đến Kế Hoạch Marshall cũng như không có các kỹ sư và quản lý phát xít do họ đã bỏ trốn. 

Dần dần, đặc biệt là sau khi dòng chất xám ngừng chảy một cách liên tục và có tổ chức sang phương Tây nhờ Bức Tường Berlin, hàng tiêu dùng đã được đầu tư nhiều hơn. Mức sống cao ngang tầm thế giới đã đạt được, gần như mọi hộ gia đình có tủ lạnh, ti vi màu, máy giặt. Hơn một nửa hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc ô tô nhỏ, mặc dù giao thông công cộng giá rẻ được mở rộng. 

Trong 40 năm, trái ngược với câu chuyện nực cười về sự xấu xa, nước Đức nhỏ đã giải quyết được nhiều vấn đề mà hiện giờ vẫn khiến nhiều quốc gia phải điên đầu. Với một khoản thuế nhỏ đáp ứng được mọi loại bảo hiểm y tế, kế hoạch hóa gia đình với phá thai, chăm sóc trẻ em, trại nghỉ hè, hoạt động văn hóa thể thao cho thanh niên và người già. Giáo dục hoàn toàn miễn phí, học bổng đáp ứng được chi phí sinh hoạt cơ bản nên không ai cần vay nợ, việc làm được đảm bảo sau khi tốt nghiệp. Phụ nữ có thể làm việc - với mức lương bình đẳng; hơn 90% làm việc. Điều tuyệt vời nhất là không có thất nghiệp, tịch biên tài sản bị cấm ngặt, không có ai phải lo sợ về ngày mai – hay năm tới. Vẫn còn nhiều thứ phải hoàn thiện, nhiều sai lầm xuất hiện, thường xuyên thiếu một vài hàng hóa tiêu dùng dẫn đến những câu chuyện cười đùa bất tận – rất nhiều giận dữ. Mặc dù vậy, sự nghèo khổ hoàn toàn đã bị xóa sổ. Ở đâu trên thế giới này đã làm được điều đó? 

GDR phải cạnh tranh với một trong những nền kinh tế phồn vinh nhất thế giới, Tây Đức. Nó không bao giờ có thể đáp ứng bước thay đổi nhanh chóng của những doanh nghiệp cạnh tranh không ngừng thăng trầm gây mất việc làm và phá hủy các kế hoạch, nhưng tạo ra đều đặn những sản phẩm hiện đại, hợp thời trang - trên hết là toàn các xe hơi tốt. Giống như người dân ở bất cứ đâu, công dân GDR cũng rung động với những quảng cáo hấp dẫn. Nhưng đó là truyền hình của Tây Đức – truyền hình Đông Đức là phi thương mại. Sự ghanh tị lan rộng. Điều đó bị làm tồi tệ thêm bởi khẩu vị thời trang lạc hậu của những người cai trị - và họ cai trị hầu như cho đến khi kết thúc.

Tôi cho rằng hầu hết những người chống phát xít bị lão hóa vẫn tiếp tục hy vọng ban đầu của họ, lý tưởng về chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi họ già hơn, được đặt vào trung tâm quyền lực và thường xuyên được bợ đỡ bởi những kẻ xu nịnh, những kẻ luôn bu quanh những nơi quyền lực và đặc quyền xuất hiện, họ đánh mất sự liên hệ với đại đa số quần chúng. Nhiều quyền tự do bị cắt xén, tệ nhất là truyền thông về chính trị thường ngớ ngẩn, cứng nhắc, một chiều và tự ca ngợi bản thân. Như quyền tự do ngôn luận, sau những năm đầu tiên, sự sợ hãi và lo lắng trong nhiều phim Stasi đã hầu như biến mất, ít nhất là về sự kiện tư nhân hay đời thường. Người dân thường nói về điều họ nghĩ - ngoại trừ các cuộc họp công cộng (hay lớp học), họ thường sợ đánh mất cơ hội được khen thưởng hay một chuyến đi sang bên kia Bức Tường nếu họ tỏ ra “thân phương tây”.

GDR có các rạp, nhà hát, rạp ballet tuyệt vời; có nhiều nhóm tốt cho các khẩu vị khác. Hầu hết các phim hay nhất của Hollywood và phương tây được chiếu. Mặc dù cuộc sống đối với nhiều người dường như buồn tẻ, thiếu độc đáo, kìm hãm. Người dân cảm thấy bị giam hãm, thậm chí sau khi số lượng người có thể sang thăm Tây Đức tăng lên, đạt tới vài triệu vào năm 1988. Những người già đã có thể đi sang phía tây một tháng mỗi năm.

Mặc dù hệ thống không bao giờ thuận tiện cho phần lớn lý tưởng về dân chủ, không bao giờ là tuyệt đối. Nhu cầu của người dân thường xuyên được đáp ứng, từ ước muốn và nhu cầu của hai triệu thành viên đảng lãnh đạo, cho tới các báo cáo thường xuyên của cơ quan an ninh quốc gia hay Stasi (một trong số các cơ quan chức năng tích cực) và các túi đầy thư chứa đơn khiếu nại cũng như yêu cầu cá nhân.

Mặc dù vậy, ngày càng có nhiều thanh niên giành được ưu thế, đặc biệt là ổn định kinh tế, hầu như là vậy. Nhiều người yêu thích Vịt Donald, thán phục chàng cao bồi đẹp trai Malboro hay các ngôi sao Hollywood đáng yêu và mơ ước đi trên Cầu Vàng hay đi dưới Cổng Vàng, mà không hề quan tâm tới tình trạng của những người đang phục vụ Những Lời Nói Dối trơ trẽn.

Sự bất mãn tăng lên trong những năm 1980 khi nền kinh tế suy yếu, bị hạ gục bởi tham vọng xây dựng công nghiệp điện tử mà không cần trợ giúp từ bên ngoài, cũng như chương trình nhà ở khổng lồ và đầu tư lớn vào công nghiệp quốc phòng để chạy đua với phía Tây. Những người lãnh đạo trưởng thành chính trị từ thời Stalin không bao giờ học được các đối phó với sự đố kị hay sự bất mãn và sợ cải tổ theo kiểu Gorbachov, nhắc lại rằng Hitler đã nắm quyền nhờ vào bầu cử tự do và nhận thức một cách thiếu chính xác rằng phương Tây đang nhanh chóng sử dụng mở cửa để thúc đẩy “thay đổi chế độ”. Vào năm 1989, khi điều đó thành công ở Hungary và Ba Lan, nhanh chóng “phương tây hóa”, sự bất mãn bùng nổ, và người dân biểu tình ở Berlin, Leipzig, Dresden và những nơi khác.

Đầu tiên, khi Bức Tường được mở, người dân yêu cầu cải tiến GDR, với tự do mới. Nhưng khi Kohl, Brandt và những người khác tham gia, vung lên các sản phẩm được đóng gói tốt, những lời hứa hẹn hợp thời và trên hết là đồng Mark Tây Đức được in đẹp, GDR đã sụp đổ.

Vai trò trong sự thúc đẩy của Vermon Walter, người được George W. Bush gửi tới làm đại sứ ở Tây Đức với nhiệm vụ “làm cho mọi thứ tới nơi tới chốn”, là gì? Buổi sáng sau khi Bức Tường được mở, ông ta tổ chức chuyến bay thị sát Berlin bằng trực thăng cho thủ tướng Kohl, tiếp đó hạ mình “tham gia hành động”. Sau đó, phát biểu một cách tự hào về sự sụp đổ của GDR, ông ta nói “Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi mạnh. Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi được quyết định, và chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi bảo vệ quyền tự do lựa chọn số mệnh của người dân”. Walters, người đóng vai trò chủ chốt cùng với Reagan và giáo hoàng John Paul trong việc thay đổi chế độ ở Ba Lan, đã “trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc lật đổ nhiều chính quyền khác hơn bất cứ quan chức nào của chính quyền Hoa Kỳ”, trong số đó có vụ lật đổ ở Iran năm 1953, Brazil năm 1964, Chi Lê năm 1973, ngay cả Fiji năm 1987. Đối với sự lựa chọn tự do của người dân, theo quan điểm của ông ta Việt Nam là “một trong cuộc chiến cao quý và vị tha nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ.

Không có gì thay đổi ở Đông Đức trong 25 năm. Đó là sự pha trộn. Du lịch và hàng tiêu dùng không tạo ra các vấn đề khác ngoại trừ giá của chúng. Quảng cáo hoành tráng và chương trình truyền hình thương mại hoành tráng, đường phố, quán cafe mới, ngay bên sườn xe bus và xe công cộng. Công nghiệp của GDR đã sớm bị phá hủy, cả những nhà máy cũ cũng như những nhà máy mới hiện đại nhất đều bị đem cầm cố và đóng cửa. Hàng triệu người di cư đến phía tây, nhưng với nước Đức giờ là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thì chỉ có một phần hồi phục; dĩ nhiên là một phần ba người Đông Đức ở trong tình trạng tốt hơn trước, khoảng một phần ba giữ nguyên hiện trạng. Phần còn lại thì kém may mắn. Chăm sóc y tế, mặc dù tốt hơn ở Hoa Kỳ, nhưng bị lung lay dữ dội bởi cú sốc giá, giống như phí dịch vụ và tiền thuê nhà. Trường học tư nhân nở rộ ở khắp nơi cho những người có đủ tiền. Giáo dục cấp cao ngày càng làm ăn khấm khá. Hãng Daimlers và Ngân Hàng Đức cất cánh.

GDR không thay đổi nhiều người quá lớn. Ích kỷ, ghen ghét, thậm chí tham lam khó có thể bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng khoảng cách nhỏ giữa người thành công nhiều và thành công ít, trong khi không ai có thể trở thành giàu có bằng cách bóc lột người khác, cơ hội theo đuổi việc làm và chuyên môn của phụ nữ cho phép giảm sự phụ thuộc vào chồng hay ông chủ, sự thật là không có nhóm nào loại bỏ nào nhóm nào dựa trên sự khác biệt về tuổi tác hay nền tảng cũng như cảm giác an toàn về kinh kế có ý nghĩa, như những khảo sát đã chỉ ra, rằng công dân phía đông tính trên mức độ trung bình thân thiện hơn và gần gũi với gia đình cũng như đồng nghiệp hơn.

Tự do đạt được hiện giờ đang được đánh giá đúng. Nhưng các đảng lãnh đạo thiếu trách nhiệm đối những người làm việc bán thời gian, tạm thời cũng như những công việc không ổn định khác, hoặc chả có trách nhiệm gì, thường xuyên dẫn đến sự giễu cợt mới. Hãy nhìn những dạng Tweedle Dee-Tweedle của dân chủ (gợi nhắc đến Alice), nhiều người ngồi ở nhà thay vì đi bầu cử; trong cuộc bầu cử mới đây chỉ có nửa số công dân đi bỏ phiếu. Những người khác đã bỏ phiếu để loại bỏ “người ngoại quốc” – một khuynh hướng nguy hiểm. Khoảng 10%, phần lớn là ở Đông Đức, chống lại mọi cấm kị truyền thông để lựa chọn điều mà họ hy vọng là tốt hơn, đảng Cánh tả.

Nhưng trước viễn cảnh hiện tại về tình trạng đình đốn kinh tế ở châu Âu và nguy cơ của tương lai khó khăn, thắt lưng buộc bụng, một số người Đông Đức ngạc nhiên nếu tin vào mọi lời hứa và từ chối mọi thứ GDR đề xuất, họ đã tạo ra sai lầm đặc biệt 25 năm trước, thêm một lần nữa với Alice, của những con hàu nhỏ khờ khạo ngã gục trước lời mời thân thiện đi dạo với Hải Mã và Người Thợ Mộc đói khát: “Nếu giờ bạn đã sẵn sàng, bạn hàu thân mến, chúng tôi có thể nhồi thức ăn” – “Nhưng không phải cho chúng ta!” con hàu gào lên, chuyển sang màu xanh da trời. “Sau sự tử tế có một điều buồn thảm phải làm!”

Tất cả vấn đề đang diễn ra? Con mèo béo Cheshire đang cười nhe răng khi họ vơ vét nhiều hơn kho báu của thế gian, phá hủy hành tinh theo cách không thể cứu vãn và giành lấy quyền kiểm soát mọi cuộc gọi điện thoại, thư điện tử hay chuyến đi nghỉ ngày chủ nhật ở đồng quê với các sĩ quan Stasi đầy năng lực sẽ được thèm muốn. Khi mối đe dọa của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản dường như đã bị loại bỏ, họ tìm cách ngăn chặn bất cứ sự đánh giá lại nào đối với năng lực của họ, trong khi đè bẹp mọi dấu hiệu độc lập bằng mưu đồ hay bởi vũ lực, tiến bộ hay không, ở mọi quốc gia.

Điều đó cũng có thể đúng ở Đức, rất nhiều công ty và bạn bè chính trị của họ tiếp tục nhắc nhở với sự run rẩy về một thời đại mà những rào cản phía đông chất đống lên những tài sản khổng lồ và thỏa mãn không giới hạn những khát vọng kinh tế cũng như chiến lược. Chúng ta thấy chúng trong các chương trình học đường, các kênh truyền hình bất tận, các buổi triển lãm, lễ kỷ niệm thường xuyên và các kế hoạch cho tượng đài mới.

Không có kỵ binh và lính hoàng gia nào có thể đặt Humpty-Dumpty hình trứng – hay GDR – lại cùng với nhau. Nhưng ở đó có nỗi sợ hãi hầu như là yếu bóng vía rằng tàn dư, tái hợp của thành quả trong quá khứ, có thể một ngày nào đó sẽ thổi lên hồi còi mới – không phải là khẩu vị của họ. Điều này, tôi tin chắc, là lý do chính cho những bóng đèn trắng lạ lùng và sự rùm beng bất tận.