Wednesday, October 28, 2015

Chiến hạm Hoa Kỳ tiến sát đá Subic trên biển Đông: Tự do hàng hải hay khiêu khích Trung Quốc?

Sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ đi vào phạm vi 12 hải lý của đá Subi mà Trung Quốc đang kiểm soát đã kích động dư luận chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam. Đa số các phe phái quốc gia đều ồn ào hưởng ứng hành vi khiêu khích của Hoa Kỳ với lý do rằng điều đó cho thấy Hoa Kỳ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và có lợi cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhưng hãy hình dung các chiến hạm của Hoa Kỳ và đồng minh với lý do thực hiện tự do hàng hải tiến gần vào các đảo có công trình quân sự của Việt Nam ở các vùng đang có tranh chấp. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ như Đài Loan, Philippine và Malaysia hiện nay đều có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.  Điểm mấu chốt ở đây là Hoa Kỳ chỉ làm điều có lợi cho họ và cũng chưa bao giờ công nhận các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam cũng như phê chuẩn UNCLOS. Sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Hơn một thế kỷ trước đây, các nước đế quốc đã từng thường xuyên dùng kiểu "ngoại giao pháo hạm" này để buộc các nước khác quy phục họ.

Tác giả James Cogan trong bài viết "Tensions soar internationally following US deployment in South China Sea" đã liên hệ sự khiêu khích của Hoa Kỳ với bối cảnh quốc tế rộng hơn khi đế quốc Mỹ đang lung lay và Trung Quốc mạnh dần lên với các mối quan hệ quốc tế. Không chỉ khiêu khích và hạ nhục Trung Quốc, sự kiện này còn có thể là để dằn mặt các nước Châu Âu đang tích cực hợp tác với Trung Quốc.

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông có nhiều nước tham gia và thái độ của các nước sẽ rõ ràng hơn khi tất cả các bên liên quan sẽ cùng đối mặt với Hoa Kỳ và Trung Quốc tới đây tại các hội nghị thượng đỉnh khu vực.

Căng thẳng nâng lên tầm quốc tế sau hoạt động của Hoa Kỳ ở biển Đông

Hôm qua, Việc Hoa Kỳ triển khai tàu khu trục USS Lassen và tàu sân bay tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh khu vực đá Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đang kiểm soát trên biển Đông đã thực sự gia tăng những căng thẳng ở Châu Á.

Mục tiêu trong hành động của Hoa Kỳ là hạ nhục chính quyền Trung Quốc và cho thấy họ chỉ có hai lựa chọn: hoặc là đáp trả bằng vũ lực hoặc là khuất phục trước sự chà đạp trắng trợn của Washington lên sự đòi hỏi chủ quyền đã có từ lâu của họ. Lý do của sự khiêu khích quân sự này là tuyên bố Hoa Kỳ đang khẳng định “quyền tự do đi lại” trên vùng biển quốc tế, chứ không phải của Trung Quốc. Sự khẳng định này không đáng tin hơn khẳng định rằng Iraq bị tấn công vì có vũ khí hủy diệt hàng loạt hay Hoa Kỳ gây chiến với Lybia để bảo vệ “nhân quyền”. 

Bắc Kinh đã đáp lại cả bằng ngoại giao và quân sự. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày hôm qua là tàu USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” lãnh hải của Trung Quốc. Ông ta khẳng định: “Phía Trung Quốc sẽ đáp trả một cách cứng rắng mọi hành động cố ý khiêu khích của bất cứ quốc gia nào… và sẽ dùng tất cả các biện pháp cần thiết.” Bắc Kinh, ông ta tuyên bố, thúc giục Hoa Kỳ “đề cao cam kết không tham gia vào bất cứ bên nào trong tranh chấp lãnh thổ cũng như tránh mọi tổn hại tiếp theo đối với quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ và hòa bình cũng như sự ổn định của khu vực.”

Đêm qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Max Baucus, đã được triệu đến Bộ Ngoại Giao để nhận một thông điệp chính thống về “sự bất bình sâu sắc” của chính quyền Trung Quốc đối với sự khiêu khích của Hoa Kỳ.

Xã luận hôm nay của tờ báo do chính quyền Trung Quốc kiểm soát Global Times khẳng định: “Bắc Kinh phải cư xử với Hoa Kỳ lịch thiệp và chuẩn bị cho tình huống xấu. Điều này có thể thuyết phục Nhà Trắng rằng Trung Quốc, trái với sự miễn cưỡng của họ, không e ngại một cuộc chiến với Hoa Kỳ tại khu vực, điều đó là thiết yếu đề bảo vệ lợi ích và thể diện quốc gia của họ.” 

Bắc Kinh, tờ Global Times tuyên bố, phải “theo dõi các chiến hạm của Hoa Kỳ … tiến hành các can thiệp điện tử và thậm chí là gửi các chiến hạm tới, khóa mục tiêu bằng radar ngắm bắn và bay trên đầu chiến hạm Hoa Kỳ.”

Tạp chí dủa Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), tờ People’s Daily, đưa tin quân đội Trung Quốc đã cử hai tàu khu trục, Lanzhou và Taizhou, tới “cảnh cáo sự xâm phạm của chiến hạm Hoa Kỳ.” Một quan chức Hoa Kỳ cho biết là hai chiến hạm Trung Quốc “đã đeo bám” tàu Lassen vào hôm qua nhưng giữ một “khoảng cách an toàn”.

Toan tính ngạo mạn ở Washington là những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc chỉ là những hùng biện để làm cố xoa dịu sự phẫn nộ mang tính chủ nghĩa dân tộc ở quốc nội đối với những hành động của Hoa Kỳ.

Chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã thể hiện rằng việc triển khai tàu Lassen chỉ là sự khởi đầu của việc thường xuyên đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền, với ý đồ buộc Trung Quốc phải khuất phục trước sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ trên biển Đông. Một quan chức nặc danh của Bộ Quốc Phòng nói với các nhà báo: “Tôi kỳ vọng rằng điều này sẽ trở thành hoạt động thông thường.”

Chuẩn đô đốc nghỉ hưu của Trung Quốc Yang Yi, một nhà nghiên cứu tại đại học quốc phòng của quân đội giải phong nhân dân, trả lời tờ Washington Post rằng nếu sự xâm nhập trở thành “một việc thông thường, xung đột quân sự trong khu vực là không thể tránh khỏi và Hoa Kỳ là người châm ngòi cho cuộc chiến đó.” 

Hải quân Australia và Nhật Bản, theo yêu cầu của Washington, có thể tham gia vào các vụ xâm nhập quy mô lớn hơn trong tương lai. Trong khi chỉ có duy nhất tàu Lassen được sử dụng trong cuộc khiêu khích ngày hôm qua, hàng tá chiến hạm Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan, cũng như hai tàu khu trục nhỏ của Australia, đều ở trong phạm vi chiến đấu trên biển Đông. 

Chính quyền Australia ngay lập tức tuyên bố ủng hộ hành động của Hoa Kỳ. Bộ trưởng bộ quốc phòng Marise Payne khẳng định rằng Australia không tham gia chiến dịch hôm qua, họ “ủng hộ mạnh mẽ” “các quyền” tự do đi lại và bay qua bầu trời cũng như “tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác khu vực về an ninh hàng hải”. Các bản tin báo chí cho thấy Payne và ngoại trưởng Julie Bishop đã được chỉ dẫn về sự khiêu khích có kế hoạch ở biển Đông khi họ tham gia hội nghị bộ trưởng ở Washington vào đầu tháng này. 

Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Nhật Bản đã “trao đổi thông tin” với Washington và “theo dõi sát sao chủ đề trước khi chúng tôi quyết định thực hiện ra sao.” Chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định trước đó rằng họ chuẩn bị để thực hiện chiến dịch quân sự “tự do hàng hải”, hoặc là cùng với Hoa Kỳ hoặc là độc lập với Hoa Kỳ.

Kaoru Imori, từ trường đại học Meiji Gakuin của Nhật Bản, nói với hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc vào ngày hôm qua: “Lợi thế hiện nay của Hoa Kỳ, ít nhất là theo nghĩa đen, là họ có một quân đội thực tế thứ hai dưới dạng Nhật Bản – một quốc gia với ngân sách quân sự lớn và các phương tiện thiết yếu để sản xuất cũng như xuất khẩu trang thiết bị quân sự.”

Nhật Bản và Australia là các đối tác chủ chốt trong sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Hoa Kỳ ở Châu Á. Cả hai quốc gia cung cấp các căn cứ trọng yếu cho quân đội Hoa Kỳ và quân đội của họ tham gia kế hoạch “AirSea Battle” của Hoa Kỳ. AirSea Battle là kế hoạch phác thảo chi tiết cách Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành tấn công đường không và đường biển vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đất liền khi có chiến sự. Kế hoạch cũng bao gồm việc phong tỏa đường biển để ngăn chặn Trung Quốc vận chuyển hàng hóa theo đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, do đo cắt nguồn nhập khẩu quan trọng về năng lượng và nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Thời điểm diễn ra chiến dịch của Hoa Kỳ trên biển Đông cho thấy sự thật là “sự xoay trục” bắt nguồn từ quyết định của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, được sự ủng hộ của các đồng minh khu vực, để duy trì sự thống trị kể từ sau Thế Chiến II của họ ở Châu Á. Sự phát triển của kinh tế toàn cầu của Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng địa chính trị của họ trong hơn 15 năm qua được giai cấp thống trị Hoa Kỳ coi là sự thách thức tiềm tàng không thể chấp nhận được. Mục tiêu tối hậu của sự đối đầu với Trung Quốc là đưa Trung Quốc quay trở lại trạng thái bán thuộc địa về mặt kinh tế dưới sự điều hành của các ngân hàng và doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, cũng khuất phục về mặt chính trị trước sự chuyên chế của Washington. 

Việc triển khai tàu Lassen chỉ được ra lệnh một ngày sau chuyến viếng thăm nước Anh của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ vài ngày trước các chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande. Sau các hiệp định thương mại và đầu tư giữa Anh và Trung Quốc, xã luận của tờ People’s Daily hôm qua – trước khi Hoa Kỳ khiêu khích – đưa tin rằng các quốc gia Châu Âu chủ chốt đang hoan nghênh ý định của Trung Quốc” và quan hệ kinh tế cũng như chính trị gần gũi hơn với Châu Âu có thể “giải tỏa những kiềm chế mà liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản áp đặt đối với Trung Quốc.” 

Giờ thì Merkel, cùng với lãnh đạo của Volkwagen và hàng tá các giám đốc điều hành doanh nghiệp Đức khác sẽ đến Bắc Kinh vào ngày hôm nay trong tình hình là một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nước đồng minh của Đức trong liên minh NATO, có thể nổ ra. Tổng thống Hollande của Pháp sẽ đến vào ngày 2 tháng 11. 

Trong hai tuần nữa, tổng thống Barack Obama sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương ở Philippines, Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á ở Malaysia. Hoa Kỳ đòi hỏi các quốc gia Châu Á phải ủng hộ những hành động của họ ở biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật của những sự kiện này, cho dù là đối thoại công khai hay bí mật. Bắc Kinh sẽ sử dụng hai hội nghị thượng định khu vực mà họ tham gia để chống lại sức ép của Hoa Kỳ.

Trung Quốc sẽ kỳ vọng được Nga ủng hộ, Nga buộc phải có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh khi Moscow bị Hoa Kỳ và NATO đe dọa và khiêu khích quân sự ở Đông Âu. Andrei Klimov, một nghị sĩ Nga hàng đầu thân cận với tổng thống Vladimir Putin, nói với hãng thông tấn TASS vào hôm qua: “Hoa Kỳ giương oai diễu võ gần biên giới của Trung Quốc – một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – khiến cho một thành viên Hội Đồng Bảo An khác, Nga, phải đặt ra các câu hỏi. Không ai cảm thấy tự do tham gia hành trình khi không được mời. Klimov nói, Hoa Kỳ đang “đùa với lửa”. 

Quá trình ngoại giao chông chênh và khiêu khích quân sự đang diễn ra hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đụng độ giữa các nước có vũ khí hạt nhân và lôi kéo nhiều nước trên khắp khu vực Châu Á cũng như quốc tế vào một cuộc chiến trang tồi tệ.

Tuesday, October 27, 2015

Thiên đường của tự do và nhân quyền: Phạt để kiếm tiền

Brian Platt viết về sự tồi tệ của hệ thống cảnh sát Hoa Kỳ trong bài "The Police and Court System: Neoliberal America’s Tax Collectors". Hệ thống cảnh sát và tòa án đã trở thành những kẻ tống tiền và ăn cướp chuyên nghiệp để giúp chính quyền tăng nguồn thu ngân sách. Việc tống tiền và ăn cướp đó chủ yếu nhằm vào giai cấp công nhân, những người không có quyền lực để tự bảo vệ bản thân trong xã hội tư bản. Do ở Hoa Kỳ giai cấp và chủng tộc tương đối ăn khớp với nhau nên nạn nhân của các vụ ăn cướp, tống tiền chủ yếu là người da màu và da nâu. Hệ quả là bộ máy cảnh sát ngày càng trở lên bạo lực, bởi vì nhà nước không còn kiểm soát được quyền lực ấy nữa, ngược lại nhà nước tồn tại nhờ quyền lực ấy.  

Hệ thống cảnh sát và tòa án: Những kẻ thu thuế của Hoa Kỳ tân tự do

Vào tuần trước, Biloxi, bang Mississippi là thành phố mới nhất bị ACLU kiện vì thực hiện “modern-day debtors’ prison” [bắt giam người không thể đóng tiền phạt tư pháp]. Trong hai tháng qua, các vụ kiện tương tự đã được ACLU dùng đề chống lại chính quyền của Jackson, bang Mississippi, hạt Benton, bang Washington, New Orleans, thành phố Alexander, bang Alabama, và hạt Rutherford, bang Tennessee.

Hệ thống tư pháp hình sự đang ngày càng trở thành phương thức được ưa chuộng để tài trợ cho các chính quyền thành phố trong cơn ác mộng tân tự do hiện đại ở Hoa Kỳ. Cảnh sát nhằm vào những vi phạm nhỏ nhặt của người nghèo để phạt. Khi những khoản tiền phạt này không được đóng đúng hạn, tiền phạt bổ sung sẽ được tính thêm và người dân bị quẳng vào tù. Trong nhiều vụ, các nhân viên thu nợ tư nhân được thuê để săn đuổi những người nghèo, nhưng người thường xuyên nợ tiền phạt chồng chất nhưng hiếm khi được xóa nợ. Việc bóp nặn người nghèo để kiếm tiền cho thành phố đã cho phép các chính quyền địa phương cung cấp sự miễn thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và người giàu có. Hay nói theo cách khác là những chương trình này tạo ra một cách thức khác để phân phối tiền từ giai cấp công nhân sang giai cấp tư sản.

Trong cuộc điều tra về Ferguson, bang Missouri trước đây vào năm 2015, bộ Tư Pháp đã kết luận: “Hoạt động của lực lượng thi hành pháp luật ở Ferguson đã bị thành phố định hướng vào doanh thu hơn là nhu cầu an toàn công cộng. Sự quan trọng của doanh thu này đã lấn át cả tính chất thể chế của sở cảnh sát Ferguson… và cũng đã định hướng tòa án địa phương.” Trao đổi nội bộ giữa các quan chức thành phố và cảnh sát đã cho thấy họ âm mưu bóp nặn người nghèo để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Tất cả đều nói rằng gần một phần tư doanh thu của Ferguson là từ tiền phạt và Ferguson không phải là kẻ thi hành xuất sắc nhất ở hạt St. Louis.

Một điều tra mới đây của NPR cho thấy rằng thực tiễn dựa vào người nghèo để bù đắp cho chính quyền địa phương – bù đắp việc miễn thuế cho người giàu – không phải là duy nhất ở Ferguson hay Biloxi. Khắp đất nước, tiền phạt được dùng để tạo doanh thu. Một phân tích của NPR cho biết có 41 bang buộc người dân phải trả tiền cho “phòng và giường” khi họ bị giam giữ, 43 bang tính phí sử dụng luật sư công cho người dân, 44 bang tính phí quản thúc, 49 bang tính phí sử dụng vòng theo dõi. Kể từ năm 2010, tất cả các bang, ngoại trừ Alaska và Bắc Dakota đã tăng các khoản phí này để tăng thêm doanh thu. Trong một tuyên bố về vụ kiện chống lại Biloxi, luật sư Nusrat Choudhury của ACLU đã tóm tắt tình hình, “Đây thực sự là tống tiền bằng nhà tù. Các thành phố trên khắp đất nước, giống như Biloxi, đều đang tranh nhau gia tăng doanh thu và họ làm điều đó trên lưng của những người nghèo.”

Do giai cấp và chủng tộc có liên hệ gần gũi với nhau ở Hoa Kỳ nên sự tập trung bóp nặn người nghèo có nghĩa là nhằm vào người da màu và da nâu. Khi xem xét dữ liệu do Bộ Tư Pháp cung cấp, tờ New York Times đã phát ra ở Ferguson, nơi có 67% dân số là da màu, 83% vụ chặn xe và 93% vụ bắt giữ là nhằm vào người da màu. Một báo cáo năm 2011 của Hội Nghị Lãnh Đạo về Dân Quyền và Nhân Quyền đề cập đến sự gia tăng chủng tộc đã tiết lộ thêm về vấn đề phổ biến này. Một nghiên cứu năm 2007 ở Arizona cho thấy số người da màu, Latino, và Mỹ bản địa bị chặn xe vì “vi phạm giao thông” cao hơn rất nhiều so với lái xe da trắng. Ở Tây Virginia, một nghiên cứu năm 2009 cho thấy lái xe da màu bị chặn xe gấp 1,64 lần so với lái xe da trắng. Những nghiên cứu tương tự ở Illinois, Minesota và Texas cũng thu được kết quả tương tự. Thậm chí khi các nhà nghiên cứu tập trung hơn vào các hạt cụ thể - như những nghiên cứu ở hạt Sacramento, bang California và hạt DuPage, bang Illinois – họ cũng thấy rằng người da màu lái xe là nguyên nhân bị chặn xe. 

Đây cũng không phải là hiện tượng mới. Một điều tra của tờ Orlando Sentinel vào năm 1992 cho biết sở cảnh sát của hạt Volusia nhằm vào lái xe da màu và da nâu dọc theo đường I-95 để tống tiền dọc đường, tại đó cảnh sát sử dụng luật tịch thu tài sản dân sự - luật này cho phép cảnh sát tước đoạt tài sản cá nhân – để chiếm đoạt tiền và tài sản. Phân tích của tờ Sentinel với camera theo dõi của cảnh sát cho thấy “gần 70% vụ chặn xe là đối với người da màu hoặc Hispanic, một con số thật sự khác thường bởi vì đại đa số lái xe trên đường liên bang là da trắng.” Sở cảnh sát đã tịch thu gần 8 triệu dollar với sự bất lương đó.

Mới đây, một loạt phóng sự của tờ Washington Post cho thấy từ năm 2001 “có 61.998 vụ tước đoạt tiền mặt trên đường cao tốc và ở những nơi khác mà không có lệnh khám xét hay cáo trạng… tổng cộng là hơn 2,5 tỷ dollar.” Viết dưới bút danh Illinois, phó thống đốc Ron Hain giải thích mục đích của việc cướp bóc đúng theo nghĩa đen trên đường cao tốc là “Tất cả các thành phố quê hương của chúng ta đều đang nằm trên mỏ vàng miễn thuế.” Đàm thoại nội bộ do tờ Post thu thập đã cho thấy rằng cảnh sát và chính quyền thành phố ở Washington DC đã lên kế hoạch gia tăng doanh thu bằng cách tịch thu tài sản dân sự trong các đề án về ngân sách tương lai. 

Để tìm hiểu cách thức tịch thu diễn ra chúng ta có thể xem xét vụ việc của Ron Henderson và Jennifer Boatright, những người bản địa Texas, lái xe cùng với hai con nhỏ của Boatright từ Houston đến Linden. Sau khi dừng tại một cửa hàng tiện lợi ở thị trấn Tenaha, họ bị cảnh sát theo đuôi vài dặm trên con đường cho đến khi họ bị cảnh sát vẫy vào. Viên cảnh sát tuyên bố rằng Henderson, người Latino, đã chạy xe trên làn trái quá lâu, một kiểu biện minh hời hợt cho việc chặn xe phổ biến mang tính phân biệt chủng tộc. Sau khi khám xét xe, viên cảnh sát tịch thu 6.037 dollar, toàn bộ tiền tiết kiệm của cặp vợ chồng, họ phải đưa cho thành phố tiền nếu không họ có thể bị bắt giữ vì tội rửa tiền và gây nguy hiểm cho trẻ em. Nữ cảnh sát tuyên bố rằng sau khi họ bị kết án thì con của Boatright sẽ bị đưa vào trại nuôi dưỡng trẻ em. Trong nước mắt, Boatright đã mua lại tự do cho con của cô từ thị trấn Tehana chỉ với hơn 6.000 dollar.

Đề án tân tự do đòi hỏi tiền phải được tái phân phối từ giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản – một trường hợp đảo ngược của Robin Hood. Một cách để làm điều này là chuyển gánh nặng của việc tài trợ cho chính quyền từ người giàu sang người nghèo. Sử dụng nhà nước cảnh sát cảnh sát quy mô lớn được phát triển trong chiến tranh chống ma túy, các chính quyền địa phương đã tìm ra phương thức sáng tạo mới để “đánh thuế” người nghèo bằng các nỗ lực hành pháp có chủ định. Do giai cấp và chủng tộc liên hệ chặt chẽ với nhau ở Hoa Kỳ nên điều này đã ngày càng khiến người da màu và da nâu rơi vào tầm ngắm của cảnh sát. Khi tổ chức cảnh sát là một thể chế bạo lực và phân biệt chủng tộc thì điều đó lại càng tạo cho cảnh sát nhiều cơ hội hơn để giết hại người da màu và da nâu. 

Đây là bi kịch cuối cùng của câu chuyện. Ở Nam Carolina, Walter Scott được vẫy vào vì là lái xe da màu và sau đó bị cảnh sát giết hại. Ở Cincinnati, Samuel Dubose bị vẫy vào vì cái mà công tố viên hạt gọi là một “chicken crap stop” [chặn xe với lý do vớ vẩn] và khi DuBose từ chối ra khỏi xe, viên cảnh sát đã bắn thẳng vào đầu ông ở cự ly gần khiến ông chết ngay lập tức. Sandra Bland bị vẫy vào ở hạt Waller, bang Texas vì tội có quá nhiều melanin trên da, khi cô phản đối sự bất hợp pháp của vụ chặn xe, viên cảnh sát kéo cô ra khỏi xe, đập đầu cô xuống đất và bắt giữ cô. Ba ngày sau cô chết ở trong nhà giam, bị những thủ phạm vô danh hành hình theo kiểu lynch – đáng ngờ nhất là cảnh sát hạt Waller. Hàng sa số các nạn nhân ít được biết đến, ở Portland, Keaton Otis bị cảnh sát vẫy vào bởi vì, theo lời viên cảnh sát bắt giữ, “người này… có bề ngoài giống như một gã côn đồ.” Otis chỉ có một lỗi vi phạm giao thông nhỏ trong hồ sơ khi viên cảnh sát bắn anh ta 23 phát đạn và giết chết anh ta.

Cảnh sát đại diện cho độc quyền bạo lực của nhà nước. Nếu chúng ta chấp nhận rằng dưới chủ nghĩa tư bản, mọi dạng nhà nước, như Marx đã nói, đều là sự chuyên chế của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân thì cảnh sát là bạo lực có tổ chức của giai cấp tư sản. Chỉ bằng cách nhìn này thì việc hệ thống cảnh sát và tòa án bóp nặn một cách có tổ chức giai cấp công nhân cùng với những hệ quả tất yếu của nó mới có thể được thấu hiểu. Nếu chúng ta chấp nhận tiên đề này thì việc xóa bỏ cảnh sát trở thành một yêu cầu cách mạng. Xóa bỏ cảnh sát đối với chúng ta là một nhiệm vụ lịch sử cũng giống như xóa bỏ chế độ nô lệ đối với công nhân Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Cảnh sát không thể cải tổ được, chúng chỉ có thể bị xóa bỏ. 

Brian Platt is an aerospace machinist who lives in Seattle.

Saturday, October 24, 2015

Putin buộc Obama phải đầu hàng ở Syria

Nhà báo Mỹ Mike Whitney trong bài viết "Putin Forces Obama to Capitulate on Syria" đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ tìm cách câu giờ để cứu lính đánh thuê đang bị không quân Nga và quân đồng minh Assad nghiền nát ở Syria. Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh vẫn không thay đổi, đó là lật đổ tổng thống Assad và phá vỡ Syria thống nhất thành những mảnh lãnh thổ nhỏ. Hoa Kỳ đã từng từ chối những đề xuất đàm phán hòa bình của Nga ở Geneva thì giờ đây khi mất quyền kiểm soát trên chiến trường lại đang tìm cách trì hoãn thời gian bằng đàm phán Geneva. Người Nga sẽ không mắc bẫy. Hơn ba mươi năm trước đây, đất nước Việt Nam nhỏ bé đã cho cả thế giới thấy cần phải trả lời Hoa Kỳ ra sao về việc đàm phán hòa bình: Nghiền nát quân Mỹ và tay sai trên chiến trường rồi hãy nói chuyện hòa bình!

Putin buộc Obama phải đầu hàng ở Syria

Liên minh quân sự do Nga lãnh đạo đã đánh nhừ tử đám tay sai của Washington ở Syria, đó là lý do khiến John Kerry đang kêu gào “Hết Giờ”

Vào thứ hai, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp trong tuần để các lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Jordan có thể thảo luận về phương thức tránh khỏi một sự “phá hủy toàn diện” Syria. Theo Kerry, “Mọi người, trong đó có người Nga và Iran, đã nói rằng không có giải pháp quân sự, thế nên chúng ta cần phải nỗ lực tìm ra một giải pháp chính trị. Đây là thảm họa nhân đạo đang đe dọa sự toàn vẹn của một nhóm quốc gia trong khu vực,” Kerry nói thêm.

Dĩ nhiên, việc những kẻ khủng bố phá hủy các thành phố và làng mạc khắp đất nước, khiến một nửa dân số phải di cư và biến một quốc gia thống nhất và an ninh thành một xứ sở hỗn loạn vô chính phủ không bao giờ là một “thảm họa”. Mọi thứ chỉ trở thành một thảm họa khi Vladimir Putin phát động chiến dịch ném bom của Nga cùng với quân đội đồng minh trên mặt đất, khi họ bắt đầu xóa sổ hàng trăm chiến binh được Hoa Kỳ hậu thuẫn và chiếm lại những thành phố dọc theo hành lang phía tây. Giờ đây không quân Nga đang nghiền nát những kho đạn dược của jihadi, kho vũ khí và căn cứ của quân nổi loạn, quân đội Arab Syria (SAA) đang thắt chặt vòng vây quanh Aleppo, Hezbollah đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho chiến binh Jabhat al Nusra cũng như đám ký sinh khác có liên kết với Al Quaida; Kerry cho rằng điều đó là thảm họa. Giờ đây, khi cục diện chiến tranh đã chuyển sang thuận lợi cho tổng thống Syria Bashar al Assad, Kerry muốn có “Hết Giờ”

Hãy nhớ rằng Putin đã làm việc không biết mệt mỏi suốt những tháng mùa hè để vận động các bên tham chiến (trong đó có cả phe đối lập chính trị chống lại Assad) cùng tham gia xem xét phương án ổn định Syria cũng như chống lại ISIS. Nhưng Washington không muốn tham gia bất cứ liên minh nào do Nga lãnh đạo. Sau khi mọi khả năng giải quyết xung đột thông qua sự đồng thuận đã bị từ chối, Putin quyết định trực tiếp can thiệp bằng cách đưa không quân Nga vào tham chiến chống lại các phần tử cực đoan Sunni cũng như những lực lượng chống chính quyền khác, những kẻ đang xé nát đất nước và dọn đường cho quân đội liên kết với Al Quaida chiếm thủ đô. Sự can thiệp của Putin đã ngăn chặn sự hiện diện của Caliphate [chính quyền Hồi Giáo do giáo chủ đứng đầu] khủng bố ở Damascus. Ông ấy đã chấm dứt chuỗi chiến tranh kéo dài bốn năm, cũng như giáng cho chiến lược thâm hiểm của Washington một đòn thôi sơn. Giờ đây ông ấy sẽ hoàn tất công việc. 

Putin không quá khờ khạo để mắc bẫy chiến thuật câu giờ của Kerry. Ông ấy sẽ hạ sát hoặc bắt giữ càng nhiều khủng bố càng tốt và ông ấy sẽ không để Chú Sam [Hoa Kỳ] can thiệp.

Những kẻ khủng bố này – có hơn 2.000 tên trong số chúng đến từ Chechnya – tạo thành mối đe dọa tiềm tàng đối với Nga, cũng giống như kế hoạch sử dụng đám Hồi Giáo cực đoan để thúc đẩy mục tiêu quốc tế của Hoa Kỳ. Putin đã tỏ ra nghiêm tức với mối nguy hiểm ấy. Ông ấy biết rằng nếu như chiến lược của Washington thành công, nó sẽ được sử dụng ở Iran và sau đó là chống lại Nga. Đó là lý do khiến ông ấy dồn tiền bạc và tài nguyên vào công việc này. Đó là lý do khiến tướng lĩnh của ông ấy đã xem xét toàn bộ chi tiết và xây dựng chiến lược vững chắc để chấm dứt sự huyên náo của đám tội phạm trẻ ranh cũng như khôi phục biên giới chủ quyền của Syria. Đó là lý do khiến ông ấy không bị đánh lừa bởi những kẻ ăn nói đường mật như Kerry. Putin sẽ xem xét tình hình trong một kết cục xấu. Ông ấy sẽ không ngừng lại vì bất cứ ai hay vì bất cứ điều gì. Thắng lợi ở Syria là vấn đề an ninh quốc gia, an ninh quốc gia của Nga.

Đây lại là Kerry: “Nếu Nga giúp Assad tìm ra con đường dẫn tới giải pháp chính trị cũng như chống lại Daesh (ISIS) và chủ nghĩa cực đoan thì đây có khả năng là một con đường thực sự khác biệt.”

Putin đã đề xuất các giải pháp ngay từ ban đầu nhưng Washington đã từ chối các giải pháp đó. Putin ủng hộ cái được gọi là đàm phán Geneva từ năm 2012. Trên thực tế, người sau này là ngoại trưởng Hillary Clinton đã phá hỏng toàn bộ tiến trình bằng cách đòi hỏi Assad không được tham gia vào chính quyền lâm thời. (Lưu ý: Hiện giờ Obama đã rút lại yêu cầu này) Nga coi đòi hỏi của bà ta là tương đương với thay đổi chế độ, khi mà Assad được quốc tế công nhận là người đứng đầu nhà nước và hoàn toàn có quyền tham gia vào chính quyền lâm thời. Sự phủ nhận của Hoa Kỳ đã phá hỏng các nỗ lực về “cuộc bầu cử tự do và công bằng đa đảng” dưới sự giám sát quốc tế và chấm dứt mọi cơ hội nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Washington đã không đánh đổi con đường của họ (“Assad phải ra đi”) để cứu sống hàng chục ngàn mạng thường dân, những người đã chết kể từ khi Clinton quay lưng lại với Geneva.

Sao giờ Kerry lại chìa ra cành ô liu? Sao giờ Washington lại quan tâm tới “sự phá hủy toàn diện” của Syria?

Tôi không ngạc nhiên về điều đó. Điều khiến Kerry lo lắng là những anh bạn côn đồ chuyên “chặt đầu” của ông ta sẽ bị vó ngựa Nga nghiền thành bột. Đấy là điều mà ông ta lo lắng. Hãy xem đoạn này trên RT:
“Tổng thống Syria Bashar Assad “không phải ra đi ngày mai hay ngày kia,” bộ ngoại giao Hoa Kỳ (người phát ngôn Mark Toner) đã tuyên bố. Washington cho phép Assad có thể tham gia quá trình chuyển tiếp, nhưng không được tham gia chính quyền kế tiếp của Syria…
“… đây không phải là sự áp đặt của Hoa Kỳ. Đây là cảm giác của nhiều chính quyền khắp thế giới và nói một cách trung thực là đa số người dân Syria,” Toner nói.
Khi được yêu cầu làm rõ “thời hạn” của quá trình chuyển tiếp mà bộ ngoại giao dự tính, Toner đã không đưa ra thời gian chính xác. 
“Tôi không để đặt ra một khung thời gian cho điều đó. Tôi không thể nói rằng hai tuần, hai tháng, sáu tháng,” ông ta nói, thêm vào rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm “một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.”…
Sau đó, Toner thừa nhận rằng Hoa Kỳ vẫn đang trong “quá trình khởi động quá trình,” khẳng định rằng đây là “một vấn đề cấp bách” đã “kéo dài quá lâu.” (‘Assad doesn’t have to leave tomorrow, can be part of transitional process’ – Bộ ngoại giao Hoa Kỳ”, RT)

“Một quá trình để khởi động quá trình”?? Có ai đấy không?

Toner đọc vẹt quá nhanh, ông ta thậm chí không chắc là đang nói gì. Rõ ràng là chính quyền đang rất bối rối về những tình hình tại Syria, tha thiết muốn ngăn chặn việc những chiến binh jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn bị tiêu diệt, do vậy họ cử Toner ra nói với truyền thông trước khi ông ta kịp hiểu những gì mình nói. Thật là khôi hài. Chính quyền đã không chỉ từ chối gặp đại biểu cấp cao của Nga ngay trong tuần trước (để bàn về phối hợp không kích ở Syria), mà lập trường nực cười “Assad phải ra đi” của họ hôm nay đã hoàn toàn bị đánh bại. Đó là sự đảo lộn, anh có nghĩ vậy không? Tôi ngạc nhiên khi họ không treo cờ trắng trên tòa nhà số 1600 đại lộ Pennsylvania [Nhà Trắng], trong khi ban nhạc hải quân chơi nhạc hiệu. 

Nhưng tôi không cho rằng sự nhục mạ mới nhất này sẽ làm hỏng kế hoạch của Washington nhằm phá hủy nhà nước Syria có chủ quyền và biến nó thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng không thể de dọa đến hành lang tuyến đường ống dẫn dầu lớn, hay các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, hoặc Valhalla phục quốc Do Thái của Israel. Bởi vì nó sẽ không như vậy. Kế hoạch đó vẫn đang đi đúng đường bất chấp những nỗ lực của Putin nhằm đẩy lùi các chiến binh và bảo vệ đường biên giới. Chiến lược phân chia Syria đã được chủ tịch Hội Đồng Quan Hệ Quốc Tế Richard Haass lặp lại mới đây thôi: 
“…. Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải theo đuổi một chính sách nước đôi. Một mặt là sẽ tiếp tục cải thiện cân bằng quyền lực tại Syria. Điều này có nghĩa là giúp đỡ người Kurds và các bộ lạc Sunni nhiều hơn, cũng như tiếp tục không kích IS.
Nỗ lực này tạo ra các khu vực đối an toàn. Các khu vực nhỏ của Syria có thể là kết quả tốt nhất cho hiện tại cũng như tương lai gần. Hoa Kỳ cũng như bất cứ ai khác đều không có lợi ích quốc gia sống còn trong việc khôi phục chính quyền Syria, chính quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ quốc gia; điều quan trọng là thanh toán IS và các nhóm tương tự.
Mặt thứ hai là quá trình chính trị, trong đó Hoa Kỳ và các chính quyền khác vẫn mở cửa cho sự tham gia của Nga (và thậm chí là Iran). Mục tiêu là tước bỏ quyền lực của Assad và thiết lập một chính quyền kế nhiệm, mà tối thiểu là nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng Alawite của ông ta và lý tưởng là một số người Sunni.” (Testing Putin in Syria, Richard Haass, Project Syndicate)
Lật đổ Assad và phân chia đất nước. Phá hủy Syria một lần và mãi mãi. Đó là chiến lược mà Washington đang thực hiện. Kế hoạch này ban đầu được nhà phân tích Michael O’Hanlon của Brooking đề xuất, ông này mới đây đã nói: 
“…một Syria tương lai có thể là một nước liên bang với một số khu vực: một khu vực lớn của người Alawite (nhóm của Assad), trải dọc theo bờ biển Địa Trung Hải; một phần của người Kurd, nằm dọc theo hành lang phía bắc và đông bắc gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; phần thứ ba chủ yếu là người Druse, ở tây nam; phần thứ tư chủ yếu là người Hồi Giáo Sunni; và khu vực trung tâm của các nhóm hỗn hợp trong dân số của quốc gia trải dài từ Damascus tới Aleppo…
Theo thoản thuận này, Assad sẽ hoàn toàn phải từ bỏ quyền lực ở Damascus… Một chính phủ trung ương yếu sẽ thay thế ông ta. Nhưng phần lớn quyền lực cũng như quân đội sẽ bị sáp nhập vào các khu vực tự trị riêng lẻ - và cùng với đó là nhiều chính quyền khu vực…
Hoa Kỳ và các nhà huấn luyện ngoại quốc cần triển khai bên trong Syria, tại nơi mà những người được tuyển mộ thực sự sinh sống – và phải ở lại, nếu họ muốn bảo vệ gia đình. (Syria’s one hope may be as dim as Bosnia’s once was, Michael O’ Hanlon, Reuters)
Một lần nữa, lập trường tương tự được lặp lại: Lật đổ Assad và phân chia đất nước. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ phải huấn luyện “những người sẽ được tuyển mộ” để giám sát người bản địa và ngăn chặn việc thiết lập bất cứ liên minh hay quân đội nào có thể đe dọa những khát vọng đế quốc của Hoa Kỳ ở khu vực. Nhưng điều này đã lặng lẽ diễn ra. (Theo cách này, Hillary Clinton đã ủng hộ kế hoạch của O’Hanlon, nhấn mạnh tầm quan trọng của “các khu vực an toàn”, có thể được sử dụng để chứa chấp chiến binh Sunni và những kẻ thù khác của nhà nước.)

John “Wacko” McCain là người ủng hộ nhiệt thành nhất của kế hoạch phá vỡ Syria. Đây là phần mà ông ta nói về chủ đề này: 
“Chúng ta phải hành động ngay để bảo vệ thường dân và phe đối lập mà chúng ta ủng hộ ở Syria….chúng ta phải thiết lập các khu vực an toàn cho thường dân và phe đối lập ôn hòa chống lại tổng thống Bashar al-Assad và ISIS ở Syria. Các khu vực can toàn này phải được sự bảo vệ của không lực Hoa Kỳ và đồng minh cũng như bộ binh ngoại quốc. Chúng ta không nên loại trừ khả năng quân đội Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò hạn chế trong lực lượng bộ binh đó…
“Chúng ta phải thực thi chính sách theo cách tác động tới tham vọng của Putin và chi phối hành vi của ông ta. Nếu như Nga tấn côn phe đối lập do chúng ta ủng hộ, chúng ta phải khiến cho Nga trả một cái giá đắt – ví dụ tấn công các cơ sở đầu não của Syria hay các mục tiêu quân sự. Nhưng chúng ta cũng không nên giới hạn các phản ứng với Syria. Chúng ta phải gia tăng sức ép với Nga ở mọi nơi. Chúng ta phải cung cấp vũ khí tự vệ và các viện trợ cần thiết cho quân đội Ukraina để họ có thể gây ra thiệt hại lớn cho quân đội Nga.” (The Reckless Guns of October, Daniel Lazare, Consortium News)
Chắc chắn rồi, hãy phát động Thế Chiến III nào. Tại sao không chứ?

Người đàn ông này nên vào nhà thương điên chứ không nên lảm nhảm ở phòng họp của quốc hội.

Toàn bộ thiết chế chính trị Hoa Kỳ ủng hộ việc lật đổ Assad và phân rã Syria. Việc Kerry đột nhiên kêu gọi đàm phán không thể hiện sự thay đổi căn bản trong chiến lược. Đây hầu như là một nỗ lực câu giờ cho lính đánh thuê của Hoa Kỳ, những kẻ đang suy sụp trong chiến dịch ném bom của Nga. Putin sẽ đủ khôn ngoan để phớt lờ lời kêu gọi của Kerry và tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống khủng bố cho đến khi công việc được hoàn tất.

(Lưu ý: Khi bài báo này đang được in, tờ Turkish Daily Zaman đưa tin: “….Hoa Kỳ và một số quốc gia Châu Âu cũng như Vùng Vịnh….đã đồng ý về kế hoạch mà theo đó tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad của Syria sẽ tiếp tục nắm quyền trong sáu tháng tiếp theo của thời kỳ chuyển tiếp….Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ đòi hỏi [Assad phải từ chức] và đồng ý với thời kỳ chuyển tiếp có sự tham gia của Assad,” cựu bộ trưởng ngoại giao Yaşar Yakış trả lời tờ Today’s Zaman vào thứ ba….Nếu người dân Syria quyết định tiếp tục với Assad thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể phản đối.” (Report: Turkey agrees to Syria political transition involving Assad, Today’s Zaman)

Câu chuyện này vẫn chưa xuất hiện trên truyền thông đại chúng phương tây. Chính sách về Syria của Obama đã hoàn toàn sụp đổ.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Thursday, October 22, 2015

TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ

Tiến sĩ Jack Rasmus trong bài viết "The TPP: Priority #1 of US Multinational Corporations" đã đề cập một ý quan trọng là TPP hướng tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ ở nước ngoài, sau đó họ sẽ xuất khẩu hàng hóa trở lại Hoa Kỳ và được miễn thuế nhập khẩu. Chính quyền Obama hy vọng TPP sẽ là hình mẫu cho nhiều hiệp định tự do thương mại khác. Như vậy, TPP có thể trở thành một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nước Mỹ trong một tương lai gần.
 
TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ


Đàm phán về hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương đã kết thúc vào ngày 5 tháng 10 năm 2015.

Mặc dù toàn bộ văn kiện TPP vẫn là bí mật – đối với tất cả mọi người ngoại trừ đại diện của các doanh nghiệp đa quốc gia, họ nắm giữ 30 ủy ban và nói cho đại diện thương mại của chính quyền biết phải đàm phán những gì – một số chi tiết của hiệp định cực kỳ bí mật này đã bị tiết lộ ra ngoài.

Nếu như các tiết lộ mới chỉ cảnh báo về những gì sẽ xuất hiện thì khi toàn bộ chi tiết được công bố, người tiêu dùng, công nhân, bất cứ ai quan tâm tới sự gia tăng doanh nghiệp hóa dân chủ toàn cầu đều sẽ cảm thấy rất sốc.

Một số tiết lộ trước đây 

Một trong những điều khoản khó khăn nhất đã bị tiết lộ liên quan tới các doanh nghiệp dược phẩm lớn. Ở Hoa Kỳ, họ nhận được 12 năm độc quyền bán các dược phẩm cấp cứu nhất định. Các sản phẩm phổ thông tương đương có chi phí thấp bị cấm trong thời gian này. Việc cấm cạnh tranh đã khiến giá thuốc tăng mạnh, làm giá với những người bệnh đang tuyệt vọng về thuốc cấp cứu. Sự gia tốc của chi phí thuốc men ở Hoa Kỳ cũng làm cho phí bảo hiểm trở nên quá đắt đỏ. Sự bảo vệ kéo dài nhiều năm dành cho “các hãng dược phẩm lớn” để ngăn chặn các sản phẩm phổ thông giờ đây cũng được áp dụng trong TPP. Những người bệnh và cần thuốc cấp cứu tại 11 quốc gia – hầu hết là nghèo và thuộc giai cấp công nhân – sẽ không nhận được các thuốc cấp cứu phổ thông giá thấp hơn, cũng giống như ở Hoa Kỳ.

Số năm bảo vệ giá tối thiểu trước thuốc phổ thông theo TPP được cho là từ 5 đến 8 năm. Nhưng 5 đến 8 năm có thể gia hạn tới 11 năm. Hàng triệu người ở trên 11 quốc gia, vốn có thể mua thuốc phiên bản phổ thông và giữ mạng sống của mình, sẽ phải đợi hơn một thập kỷ để làm điều đó.

Một lĩnh vực khác là chế tạo phụ tùng ô tô. Hoa Kỳ đã đồng ý cho phép phụ tùng ô tô Nhật Bản được nhập khẩu nhiều hơn vào Hoa Kỳ. Nhưng chúng sẽ là phụ tùng ô tô Nhật Bản được chế tạo tại các nhà máy ở Trung Quốc. Đổi lại, các công ty ô tô Hoa Kỳ sẽ được phép mở nhiều nhà máy hơn ở Đông Nam Á. Cả hai điều khoản này đều dẫn đến tổn thất công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

Một điều khoản chết chóc khác liên quan đến doanh nghiệp thuốc lá. Trước đây doanh nghiệp thuốc lá có những tranh chấp với các chính quyền cố gắng giảm nạn hút thuốc, giờ đây doanh nghiệp thuốc có thể kiện chính quyền về việc đó. Tranh chấp sẽ được phân xử ở tòa hòa giải đặc biệt của TPP. Có nghĩa những giới hạn đối với việc bán thuốc lá sẽ chỉ mang tính hình thức. Ngược lại điều đó cũng có nghĩa là chính quyền không được phép giới hạn các sản phẩm thuốc lá bằng luật và quy định. Họ phải tới tòa hòa giải của TPP để theo đuổi các nỗ lực giới hạn việc bán thuốc lá, tại đó các doanh nghiệp có thể trì hoãn quyết định trong nhiều năm trong khi vẫn tiếp tục kinh doanh.

TPP nói chung sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều quyền hơn. Với TPP, họ có thể kiện chính quyền để ngăn chặn luật hay quy định mâu thuẫn với hiệp định TPP. Muốn làm gì đó với việc “làm giá” của các hãng dược phẩm lớn như ở Hoa Kỳ? Hãy quên đi. Lập pháp quy định về việc làm giá mâu thuẫn với hiệp định. Muốn điều tiết ư? Hãy quên đi, gặp lại anh ở tòa hòa giải của TPP.

Việc cấm mọi luật và quy định mâu thuẫn với TPP có nghĩa là dân chủ và chủ quyền quốc gia không tồn tại, nếu như chúng không tuân thủ hiệp định thương mại mà các doanh nghiệp tự đàm phán. Do vậy, TPP thể hiện một bước nhảy vọt quan trọng đối với hệ thống chính trị doanh nghiệp toàn cầu, ở đó lợi ích kinh tế của doanh nghiệp cao hơn chính quyền quốc gia, các đại biểu dân cử và chủ quyền của nhân dân.

Bán TPP 

Chính quyền Obama đã công khai tuyên bố TPP sẽ giảm thuế quan của Hoa Kỳ đối với 18.000 mặt hàng xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ bán hàng sang nước khác và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy vậy, không có gì ngăn chặn các quốc gia khác hạ giá đồng tiền của họ để vô hiệu hóa việc cắt giảm thuế quan. Nhật Bản và 11 quốc gia khác đã làm điều đó và sẽ tiếp tục làm chừng nào mà kinh tế toàn cầu còn trì trệ. Nhật Bản là nước thao túng tiền tệ lớn nhất, giảm giá đồng Yen hơn 20% so với đồng dollar, nhưng không người Mỹ nào phàn nàn. Trái lại họ phàn nàn về việc Trung Quốc “thao túng” đồng nội tệ, ngay cả khi đồng tiền của Trung Quốc đã bị neo vào đồng dollar trong nhiều năm.

TPP không thực sự là để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. TPP là để tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào các nước khác, sau đó tái xuất khẩu từ những nước có chi phí thấp trở lại Hoa Kỳ mà không phải đóng thuế, do vậy thu được lợi nhuận cao hơn. TPP cũng hướng tới việc bao vây Trung Quốc. 

Sáng kiến kinh tế toàn cầu mới đây của Trung Quốc đã chống lại Hoa Kỳ, thách thức sự thống trị kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ. Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á mới được Trung Quốc thiết lập, sáng kiến thương mại “con đường tơ lụa” của họ, khu vực tự do thương mại Châu Á của họ, việc IMF sắp tới chấp thuận đồng tiền của họ, đồng Nhân Dân Tệ, như là đồng tiền dự trữ và thanh toán toàn cầu, quan hệ kinh tế sâu sắc của họ với Anh Quốc, Đức cũng như các quốc gia Châu Âu khác đã chống lại Hoa Kỳ. Do vậy, việc thông qua TPP đóng vai trò đòn trả đũa chiến lược của Hoa Kỳ trước những sáng kiến và xung lực kinh tế của Trung Quốc. Nếu như TPP thất bại, xung lực kinh tế chắc chắn sẽ được gia tốc. Điều này sẽ làm cho chiến lược bao vây Trung Quốc về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, TPP là điểm mấu chốt trong chính sách nói chung của Hoa Kỳ ở Châu Á – kinh tế, chính trị và quân sự.

TPP và di sản tự do thương mại của Obama 

TPP là đứa con tinh thần của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, những người đã yêu cầu hiệp định tự do thương mại khu vực Thái Bình Dương ngay khi tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009. Một sự đáp ứng nhanh chóng trước sức ép của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, vào đầu năm 2010 Obama đã chỉ định người sau này là giám đốc điều hành của General Electric Corporation, Jeff Immelt, đảm nhiệm sáng kiến của chính quyền để mở rộng tự do thương mại. Cùng với những khuyến nghị để bảo vệ bản quyền của Hoa Kỳ và mở rộng miễn thuế cho các nhà xuất khẩu, Ủy Ban Immelt đã đưa ra đề xuất cho TPP vào năm 2010. 

Mặc dù Obama đã tranh cử vào năm 2008 với lời hứa đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại gây tổn thất hàng triệu việc làm của công nhân Mỹ, như NAFTA, cũng như hứa hẹn không ký kết các hiệp ước mới, ông ta đã nhanh chóng tham gia, thúc đẩy và ký kết các hiệp định thương mại mới với Châu Mỹ Latin (Panama, Colombia) và châu Á (Hàn Quốc).

Trên thực tế, Obama hoặc là khởi sự hoặc là tiếp tục các đàm phán tự do thương mại song phương với không dưới 18 quốc gia khác nhau kể từ khi nhậm chức. Bên cạnh đó là đàm phán tự do thương mại đã được tiến hành với 20 nước thuộc Liên Minh Châu Âu, cũng như các hiệp ước tự do thương mại đa phương được bắt đầu với nhiều nước Trung Đông.

Do đó, một trong những di sản tăm tối của Obama sẽ là việc thừa nhận rằng ông ta là người thúc đẩy tự do thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - vĩ đại hơn cả những người tiền nhiệm như George W. Bush và Bill Clinton. Mặc dù vậy, di sản tăm tối đó trước hết phụ thuộc vào việc thông qua TPP. Nếu như hiệp định được thông qua vào năm 2016, có nhiều khả năng, TPP chắc chắn sẽ đóng vai trò như là “khuôn mẫu” cho các hiệp định đang được xem xét liên quan tới hơn 50 quốc gia, những nước sẽ nhanh chóng nhập cuộc khi TPP được phê chuẩn. Cuộc đấu tranh chống lại tự do thương mại mới chỉ bắt đầu. Xếp hàng sau TPP là các hiệp định tự do thương mại với nhiều nước khác.

Jack Rasmus is the author of the forthcoming book, ‘Systemic Fragility in the Global Economy’, by Clarity Press, 2015. He blogs at jackrasmus.com

His website is www.kyklosproductions.com 
and twitter handle, @drjackrasmus.

Wednesday, October 21, 2015

Các tổ chức phi chính phủ đã phục vụ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc ra sao?

Hai tác giả Stephanie McMillan và Vincent Kelley đã mô tả cách thức mà NGO phục vụ cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc trong bài báo "The Useful Altruists: How NGOs Serve Capitalism and Imperialism". Các NGO không chỉ đánh lạc hướng và phá hoại phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản mà còn tham gia tạo dựng những điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc bóc lột của chủ nghĩa tư bản cũng như sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Có một điểm quan trọng mà bài báo này đã chỉ ra là sự liên hệ của NGO với giai cấp tiểu tư sản ở các quốc gia đế quốc cũng như phụ thuộc. 

Những người vị tha hữu ích: NGO đã phục vụ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc ra sao?

Khoảng 20 năm trước đây, trong cuộc thảo luận với một nhà tổ chức người Bangladesh, chủ đề tổ chức phi chính phủ (NGO), hay phi lợi nhuận như họ thường gọi, nảy ra. Ông ấy nói thẳng thừng: “Tôi ghét NGO.” Sự kịch liệt của ông ấy rất đáng ngạc nhiên. NGO không phải là tổ chức cách mạng, nhưng công việc của họ vẫn có vẻ như là hữu ích hơn so với không có gì cả. Bỏ qua sự khác biệt về chính trị, có vẻ như là giáo điều khi lên án các chương trình chăm sóc y tế miễn phí và chống đói nghèo. Khi thiếu các biện pháp mạnh mẽ hơn, NGO có vẻ thực hiện một chức năng nội tại quan trọng. 

Kể từ cuộc đối thoại đó, NGO đã lan rộng khắp toàn cầu. Ban đầu được triển khai ở những quốc gia phụ thuộc, hiện giờ chúng đã trở thành thành phần chính trong bối cảnh chính trị ở các nước đế quốc. Ngày nay, lý do khiến các nhà tổ chức ghét NGO là rất rõ ràng. NGO là sự phá hoại, cả trong công việc hiện tại của chúng cũng như việc chúng ngăn chặn một tương lai khác thay thế chủ nghĩa tư bản hiện tại.

Đây là bốn lý do:

1) NGO phá hoại, đánh lạc hướng và thay thế sự tự tổ chức của quần chúng.

NGO đã chiếm lấy vai trò trung tâm trong các phong trào xã hội và hoạt động chính trị, ở Hoa Kỳ cũng như bất cứ nơi nào khác – điều mà Arundhati Roy gọi là “NGO hóa sự phản kháng.” Do người dân thường tin rằng chúng sẽ có thể “nhận lương để làm điều tốt”, nhưng đó là một ảo tưởng. Nina Power viết rằng “không còn bất cứ sự tách biệt nào giữa vương quốc cá nhân và ngày làm việc,” có nghĩa là “cá nhân không còn là chính trị nữa, chỉ hoàn toàn là kinh tế.” Trong khi bà ấy không làm rõ hơn, sự nảy nở của NGO “công bằng xã hội” và chính trị là một ví dụ tốt cho thấy sự phân chia ấy bị xói mòn.

Những người chúng ta tham gia tổ chức, hầu hết theo một kịch bản tương đồng: Một vài sự cố xảy ra, đám đông phẫn nộ tràn ra đường phố và tụ tập với nhau, một số người kêu gọi tổ chức mít-tinh để theo dõi và tiếp tục đấu tranh. Trong cuộc mít-tinh này, một số nhà tổ chức có kinh nghiệm sẽ gánh vác công việc. Các nhà hoạt động này khởi sự với ngôn ngữ cực đoan và cung cấp sự huấn luyện cũng như không gian cho mít-tinh thường xuyên. Họ dường như đã có sẵn một kế hoạch hành động, trong khi những người khác hiếm khi có thời gian để nghĩ về bước tiếp theo. Các nhà hoạt động toát ra năng lực, giải thích – với sơ đồ - cách thức phác họa các đồng minh tiềm năng khi họ tạo ra danh sách những chính khách cụ thể làm mục tiêu cho đấu tranh.

Họ tạo ra những “đòi hỏi” đơn giản để “tạo dựng sự tin cậy nhanh chóng” và bất cứ ai đề xuất một cách tiếp cận khác – dĩ nhiên là người đại diện cho tiếng nói của người dân chứ không phải là những lãnh đạo mặc định bí ẩn – bị lặng lẽ bỏ qua. Theo sự hướng dẫn của họ, mọi người vận động để chiếm lấy một số thể chế hoặc văn phòng của chính khách, hoặc tổ chức tuần hành và tụ tập. Sự phản kháng là ồn ào và hấp dẫn, cũng gần giống như quân đội, mặc dù vậy, điều tiếp theo mà anh nhận ra, anh thấy mình đang gõ cửa nhà một người lạ, hồ sơ trên tay, hy vọng thuyết phục họ bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới.

Có nhiều dạng khác nhau trong bối cảnh này, nhưng điểm cốt yếu vẫn y nguyên: NGO tồn tại để phá hoại đấu tranh của quần chúng, đánh lạc hướng họ vào ngõ cụt cải lương và hất cẳng họ. Ví dụ, trong nhiều cuộc biểu tình “Chiến đấu vì 15 dollar” ở Miami, đại đa số người tham gia là các nhà hoạt động được trả lương, nhân viên của các NGO, tổ chức cộng đồng (CBO), và các nhân viên công đoàn đang tìm kiếm thành viên tiềm năng. Tương tự, một số cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Miami đã được các nhà hoạt động ăn lương lãnh đạo và khuếch trương, họ cần phải thể hiện rằng họ “đang tổ chức cộng đồng” để tiếp tục được nhận tài trợ.

Tổ chức sinh viên cũng kết nối với hoạt động NGO. Ở Iowa, một NGO “sức mạnh sinh viên” tích cực tác động tới các nhà tổ chức sinh viên, thúc giục họ thống nhất và kết hợp sức mạnh với những thanh niên cực đoan trong bang và khu vực, chỉ để trực tiếp kết nối họ với Đảng Dân Chủ với những thư điện tử như: “Tranh cử Thượng Nghị Sĩ Iowa là một trong những cuộc tranh cử dữ dội và chặt chẽ nhất đất nước hiện nay. PHIẾU BẦU CỦA BẠN LÀ QUAN TRỌNG VÀ CÓ THỂ TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT LỚN!” Sự kết nạp tổ chức sinh viên vào hoạt động cải lương đang rất lan tràn và trực tiếp được các nhà tư bản tài trợ.

Khi các cá nhân “thiếu tổ chức” bị phát hiện trong kiểu hoạt động này, họ sẽ bị vây lấy như miếng thịt tươi giữa bầy linh cẩu, ngay tức thì họ bị các nhà hoạt động ăn lương nuốt chửng, các nhà hoạt động phải đảm bảo hạn ngạch tuyển dụng để giữ công ăn việc làm. Tiếp theo anh sẽ thấy những người mới được tuyển dụng, họ mặc áo phông màu tím, đỏ, cam hoặc vàng chanh hay bất cứ màu đặc trưng nào của thương hiệu mà họ đã bị bán vào đó. 

Đây không phải là kiểu “tổ chức” mà George Jackson của Black Panther nghĩ đến khi ông thúc giục các nhà cách mạng đến với quần chúng để “đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng, cơ sở hạ tầng, với bút và giấy tờ trên tay.”

Chủ nghĩa hành động đã bị tư bản hóa và chuyên nghiệp hóa. Thay vì tổ chức quần chúng để đấu tranh cho lợi ích của họ, NGO sử dụng họ cho lợi ích của bản thân. Thay vì xây dựng một phong trào quần chúng, NGO quản lý sự phẫn nộ của công chúng. Thay vì tạo ra sự cực đoan hay các chiến binh cách mạng, họ tạo ra các nhà hoạt động ăn lương thiếu hiệu quả cùng với sự đón nhận hỗ trợ thụ động. 

Các nhà tổ chức được trả lương không bao giờ là điều bình thường. Trước khi đấu tranh bị NGO hóa, những người cực đoan tổ chức đấu tranh theo quan điểm lợi ích của giai cấp công nhân quốc tế, theo lương tâm của chúng ta với khát vọng cháy bỏng đập tan kẻ thù và thay đổi thế giới.

Ngày nay, tổ chức không có sự bù đắp tài chính hầu như là một khái niệm xa lạ. Khi chúng ta đi phát tờ rơi – đúng vậy, chúng ta vẫn phát tờ rơi – người ta thường hỏi: “Tôi có thể kiếm được công việc này bằng cách nào?” Khi chúng ta trả lời rằng không được trả lương thì họ thường sẽ không tin.

Nội tại hóa tinh thần của NGO là phần lớn của lý do khiến sự đấu tranh cánh tả yếu. Giai cấp tư sản, thường xuyên cùng với sự trợ giúp của nhà nước, về mặt lịch sử đã rất thành công trong việc đàn áp cánh tả, đôi khi thông qua gián điệp và bạo lực như Chương trình COINTELPRO của FBI. Nhưng ngày nay sự đàn áp và trục xuất những người bất đồng chính kiến chỉ diễn ra đối với nhà hoạt động có ý đồ tốt với khẩu hiệu và hồ sơ trên tay. Nhà tư bản không cần cài gián điệp vào NGO bởi vì họ tài trợ cho chúng. 

2) NGO là công cụ của chủ nghĩa đế quốc.

Xâm lược quân sự hoặc đe dọa xâm lược vẫn đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ các nước đế quốc [1] trong việc thao túng và bóc lột tài nguyên cũng như lao động phụ thuộc toàn cầu. Nhưng chiến thuật “những dấu giày trên mặt đất” đang ngày càng trở thành giải pháp cuối cùng trong một chiến lược kiểm soát lớn hơn và phức tạp hơn, cũng như ít tốn kém và xáo trộn xã hội hơn.

NGO, giống như những nhà truyền giáo, thường tập trung vào một khu vực để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu kinh doanh nông nghiêp, xưởng mồ hôi, khai thác khoáng sản và sân chơi cho du lịch. Trong khi các hoạt động quân sự hiện nay thường được coi là (ít nhất là đối với dân chúng trong nước) can thiệp nhân đạo, tính chất nhân đạo bề ngoài của NGO có vẻ như là đã biện minh cho chúng. Nhưng chúng ta cũng cần phải có một cái nhìn phê phán đối với những can thiệp của NGO, như chúng ta đã làm với các can thiệp quân sự. 

Haiti là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về việc NGO đồng lõa với sự áp bức của đế quốc. Nhiều người Haiti đã giới thiệu đất nước họ là “nước cộng hòa của NGO”, đã từng có 10.000 NGO ở đất nước này trước động đất năm 2010, số lượng NGO theo đầu người nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. 99% cứu trợ động đất được phân phối thông qua các NGO và các tổ chức đại diện khác, những kẻ này đã hành xử như đám kẻ cướp, bỏ túi hầu hết số tiền mà người dân trên khắp thế giới quyên góp với niềm tin ngây thơ rằng điều đó sẽ thực sự trợ giúp những cộng đồng bị thiên tai tàn phá.

Đây không phải là điều mới. Nhiều thập kỷ trước đây, USAID và Ngân Hàng Thế Giới đã áp đặt các chương trình kinh tế tăng trưởng nhờ xuất khẩu và “điều chỉnh cấu trúc” đồng thời ở Haiti và nhiều nơi khác. Thậm chí 20 năm trước đây, 80% số tiền của USAID đã quay trở lại túi của doanh nghiệp và “chuyên gia” Hoa Kỳ. Khi quá trình đã hoàn tất, NGO đã tiến hóa thành loại tổ chức thích hợp với sự tích lũy dưới dạng ăn bám, tư bản hóa và ăn bám vào sự nghèo khổ được tạo ra bằng “cứu trợ” ở giai đoạn đầu.

Ở nhiều nước lệ thuộc, các giám đốc NGO trở thành một bộ phận của tầng lớp tư sản quan liêu, sử dụng nhà nước như là nguồn tích lũy tư bản nguyên thủy. Trong 20 năm qua ở Haiti, nhiều người sáng lập và lãnh đạo NGO đã chiếm được các vị trí chính trị từ tổng thống tới bộ trưởng, hay nghị sĩ quốc hội, trong đó có Aristide, Préval và Michèle Pierre-Louis.

Chủ nghĩa đế quốc toàn cầu không chỉ tạo ra lý do cho NGO tồn tại, mà còn lôi kéo chúng một cách tích cực vào âm mưu thống trị của đế quốc [2]. Một ví dụ khác, vào năm 2002, các NGO đã sát cánh cùng Nhà Trắng, CIA và AFL-CIO để hậu thuẫn cho thứ mà James Petras gọi là “cuộc đảo chính quần chúng do quân đội, doanh nghiệp, công đoàn, giới quan liêu lãnh đạo” để lật đổ tổng thống dân cử Hugo Chavez ở Venezuela. Sau khi phong trào quốc nội đã khôi phục quyền lực của Chavez thành công, các NGO được Hoa Kỳ tài trợ đã hậu thuẫn cho một cuộc đình công do các giám đốc dầu mỏ tổ chức, cuộc đình công này chỉ bị đánh bại khi công nhân chiếm lấy ngành công nghiệp dầu mỏ. 

3) NGO thay thế những thứ mà nhà nước phải làm.

Các đại diện “cứu trợ” được các tổ chức tư bản/đế quốc tài trợ - doanh nghiệp, quỹ và G8 – đã chiếm lĩnh các chức năng chủ chốt của nhà nước tại các quốc gia lệ thuộc. Nực cười là chính những tổ chức xã hội đế quốc này lại yêu cầu những khoản cứu trợ phát sinh từ điều kiện của các khoản cho vay cắt cổ của đế quốc.

Việc “từ bỏ” chương trình xã hội do nhà nước điều hành ở cả các nước đế quốc cũng như các nước lệ thuộc không có nghĩa là nhà nước trở nên yếu đuối. Điều đó đơn giản có nghĩa là họ có thể dùng nhiều tài nguyên hơn cho sự xâm lược, đàn áp và tích lũy, cũng như ít tài nguyên hơn cho việc vỗ yên dân chúng, ngăn chặn sự bất mãn của quần chúng. 

Ở Banglades, các chương trình tài chính vi mô đã được khuếch trương là một công cụ bề ngoài để xóa bỏ nghèo đói, nhưng chúng có một tác động thảm họa. Khi mà nhà sáng lập của vi tài chính Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen của ông ta nhận được giải Nobel cho việc tạo ra “sự phát triển kinh tế và xã hội từ bên dưới” thì thực tế là họ đã mở ra thị trường mới cho các ngân hàng ở khu vực nông thôn nghèo khổ, cùng lúc đó các nạn nhân của việc vay mượn phải bán nội tạng để trả lãi suất. Như nhà sử học Badruddin Umar đã khẳng định, “Mục tiêu chủ chốt của họ [chính quyền và đế quốc] trong chuyện này là duy trì sự nghèo khổ và đánh lạc hướng người nghèo ra khỏi đấu những tranh chính trị nhằm thay đổi các quan hệ cơ bản của sản xuất cũng như các quan hệ xã hội, những thứ tạo ra và duy trì điều kiện của sự nghèo khổ.” Jennifer Ceema Samimi đã viết rằng, ngay cả ở Hoa Kỳ, “Sự thoái hóa của chính quyền liên bang đã thể hiện ở sự phụ thuộc của chính quyền vào các tổ chức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận để cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ, trong đó có dịch vụ chiến tranh.” Thực tế là 

Dân chúng lệ thuộc ở cả nước đế quốc và phụ thuộc ngày càng phải phụ thuộc vào các thiết chế từ nhà thương làm phúc tới ngân hàng thực phẩm cũng như hàng chục ngàn các tổ chức “xã hội dân sự” khác.

Chăm sóc y tế, thực phẩm, nước, nơi trú ngụ, giáo dục, chăm sóc trẻ em và các lao động có ý nghĩa là những yếu tố cần thiết căn bản của đời sống con người. Chúng phải là quyền, chứ không phải là quà tặng hay dự án được NGO tài trợ.

4) NGO hỗ trợ chủ nghĩa tư bản bằng cách phá hoại sự đấu tranh của giai cấp công nhân.

Một phần của lý do khiến NGO được tái tạo rất nhanh chóng, tại cả nước đế quốc và nước phụ thuộc, là chúng đã trở thành lựa chọn sống còn hàng ngày đối với những người thất nghiệp có bằng cấp với những khuynh hướng tiến bộ đang mò mẫm trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 

Thị trường lao động ngày nay, ngay cả đối với những thanh niên có kỹ năng và giáo dục, thực sự rất khốc liệt. Thực tế này, đi cùng với khủng hoảng gia tăng của chủ nghĩa tư bản về tính hợp pháp trong môi trường đang bùng nổ sự bất bình đẳng và sự áp bức, khiến cho NGO trở thành một triển vọng công việc hấp dẫn. Chúng đem đến một lối thoát, một cơ hội để có một công việc tốt, đặc biệt là cho giai cấp tiểu tư sản [3]. Ví dụ, ở Haiti NGO là nhà tuyển dụng lao động lớn nhất. Khu vực NGO cũng hấp dẫn giai cấp tiểu tư sản Hoa Kỳ như là một lựa chọn cá nhân để thoát khỏi sự bần cùng và đấu tranh giai cấp.

Nhiều người tốt nghiệp đại học, với bằng cấp về khoa học xã hội và nhân văn, đối mặt với các cơ hội tuyển dụng nghèo nàn và có ít sự lựa chọn về những công việc tốt. So với một công việc dịch vụ lương thấp, tuyển dụng của NGO là một viễn cảnh được chào đón. Một nhân viên trẻ của NGO thường nói, làm việc trong khu vực phi lợi nhuận được coi là công việc “đầy ý nghĩa”, làm việc không chỉ giúp tạo ra thu nhập mà còn thay đổi thế giới.

Bồi dưỡng cho thanh niên thành phố cách tư duy của Teach for America (TFA) thì hấp dẫn hơn là làm bánh sandwich ở Subway, nhưng tốt hơn cả là không nên nghĩ về cách thức mà công việc đó khiến cho những giáo viên trẻ đồng lõa với cái mà Glen Ford gọi là “nỗi ô nhục phản giáo dục kiểu doanh nghiệp” của đám phát xít TFA.

Việc đánh lạc hướng sự đấu tranh sang việc chống lại những tác động tiêu cực của chủ nghĩa tư bản thông qua NGO đã che dấu mâu thuẫn chủ chốt của chủ nghĩa tư bản, cụ thể là giữa tư bản và lao động. Tác động khủng khiếp của chủ nghĩa tư bản – áp bức, hủy diệt sinh thái, chiến tranh xâm lược, bóc lột, nghèo đói – không thể xóa sổ mà không xóa sổ nguyên nhân của chúng. Sự tái sản xuất và tích lũy tư bản bắt nguồn từ sản xuất giá trị thặng dư thông qua bóc lột công nhân trong quá trình lao động.

Trái lại, NGO nhấn mạnh nguyện vọng của giai cấp tiểu tư sản, thường bị trả giá thấp trong lưu thông của tư bản hơn là bị bóc lột trong sản xuất (như công nhân), đang bị tư bản thống trị nhưng không nằm trong quan hệ đấu tranh giai cấp căn bản (như công nhân). Do đó, khuynh hướng tự nhiên của tầng lớp tiểu tư sản, nhằm theo đuổi lợi ích giai cấp của họ, không phải là phá hủy chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh cho sự bình đẳng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. NGO là biểu hiện của điều đó. Giai cấp tư sản dựa vào họ để đàn áp đấu tranh của giai cấp công nhân và đánh lạc hướng đấu tranh của giai cấp công nhân vào chủ nghĩa cải lương, phá hoại những nỗ lực của công nhân trong việc thiết lập đảng chính trị và các công đoàn mang tính hợp tác.

Trên phương diện lịch sử, bất cứ khi nào giai cấp công nhân kêu gọi cách mạng, quyền lực mềm của giai cấp tiểu tư sản sẽ sẵn sàng bóp chết điều đó. Các nhà tư bản dựa vào giai cấp tiểu tư sản để hành động như là đại diện thừa hành bảo vệ sự thống trị của nhà tư bản đối với giai cấp công nhân. Đấu tranh cho một sự tiến bộ thực sự, những người cực đoan hay chiến sĩ cách mạng vốn là thành viên của tầng lớp tiểu tư sản đều phải thoát khỏi con đường đã bị áp đặt, từ chối một cách có ý thức vai trò đó, cũng như ngăn chặn việc bị lợi dụng – vô tình hoặc không – cho các mục tiêu phản động.

Một lưu ý về nhân viên  của NGO:

Bài báo này không thể hiện mối hoài nghi đối với sự chân thật của những người đang làm việc cho các NGO – nhiều người trong số họ thông minh, có ý định tốt đẹp, thực sự muốn tạo ra sự khác biệt. Công việc là hiếm hoi và thực sự là hấp dẫn khi tin rằng hai sứ mệnh này – phục vụ cho nhân loại đồng thời đảm bảo sự sinh tồn của bản thân – có thể kết hợp thành một, một hành trang đơn giản. 

Kém may mắn thay, đây không phải là câu trả lời. Một bài thơ Haiti nói: “Sự thống nhất của con gà và con gián chỉ diễn ra trong dạ dày của con gà” – anh không thể thay đổi hệ thống từ bên trong.

Nhưng rời bỏ cũng không phải là câu trả lời. Tất cả chúng ta đều bị cầm tù trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và đại đa số chúng ta bị buộc phải làm việc để sống. Chúng ta không thể chỉ đơn giản quyết định rời bỏ theo kiểu cá nhân. Cách duy nhất để thoát khỏi là tổ chức đoàn kết để đánh bại chủ nghĩa tư bản – hoặc là tất cả chúng ta cùng tự do hoặc là không ai cả. 

Mặc dù vậy, vào lúc này, chúng ta cần phải tránh nhầm lẫn hoạt động của NGO với sự tổ chức thật sự.

Chủ nghĩa tư bản sẽ không hỗ trợ chúng ta phá hủy nó – chúng ta thực sự phải trở nên hiệu quả trong việc xây dựng một phong trào quần chúng chống chủ nghĩa tư bản, các nhà tư bản sẽ làm bất cứ điều gì có thể để bôi nhọ, vô hiệu hóa, bỏ tù và thậm chí là giết hại chúng ta. Họ chắc chắn sẽ không trả lương cho chúng ta.

[Ghi chú: Bài báo này ban đầu được tạp chí Jacobin đặt hàng. Phiên bản đầu tiên, của Stephanie McMillan, có thể xem ở đây. Phiên bản hiện tại là của đồng tác giả - Vincent Kelley của đại học Grinnel tham gia dự án để bổ sung quan điểm và giúp chỉnh sửa bài bào theo yêu cầu của biên tập viên của Jacobin. Chúng tôi cố gắng làm điều đó mà không thay đổi nội dung. Yêu cầu của họ bao gồm việc làm cho ngôn từ bớt phi chính thống và “hàn lâm” hơn, đến mức mà cả hai chúng tôi đều nhận thấy rằng đó là nỗ lực nhằm tách giai cấp công nhân khỏi nội dung của bài báo (biên tập viên phản đối). Khi chúng tôi từ chối xóa bỏ những điều mà chúng tôi cho là điểm mấu chốt, Jacobin đã từ chối đăng bài báo này.]

Chú thích

[1] Chúng tôi sử dụng khái niệm chủ nghĩa đế quốc không phải để tạo ra một phân loại về “áp bức quốc gia dân tộc” nhằm biện minh cho chủ nghĩa quốc gia như là một phản ứng chính trị phù hợp với sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Trái lại, chúng tôi hiểu rằng chủ nghĩa đế quốc là một sản phẩm của khuynh hướng tiến tới tập trung và tích tụ tư bản. Căn bản nhất, chủ nghĩa đế quốc ngày nay đặc trưng bằng sự quốc tế hóa tư bản độc quyền, trong đó nước đế quốc – dưới dạng các nhà tư bản đa quốc gia – bóc lột giá trị thặng dư từ công nhân nước phụ thuộc, những người đó không hề kém “năng suất” hơn những công nhân ở nước đế quốc, nhưng, trái lại, sức lao động của họ bị bóc lột thậm tệ hơn so với công nhân ở nước đế quốc. Xâm lược quân sự, sự thống trị văn hóa và những khía cạnh khác của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào quan hệ thống trị về mức độ bóc lột giá trị thặng dư. Trong các nước bị thống trị, đấu tranh giai cấp nội bộ giữa giai cấp công nhân và các giai cấp thống trị (tư sản quan liêu, các tầng lớp phong kiến) vẫn tiếp tục là mâu thuẫn căn bản, ngay cả khi sự phát triển nội tại của chủ nghĩa tư bản đã chịu nhiều tác động và quy phục chủ nghĩa đế quốc. Những chi tiết sâu hơn về chủ đề xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/a-brief-definition-of-imperialism/

[2] Bằng thống trị, trong trường hợp này chúng tôi muốn nói rằng tác động của chủ nghĩa đế quốc đối với toàn bộ các nước phụ thuộc. Điều này bao hàm sự thấu hiểu về các tác động của chủ nghĩa đế quốc đối với tất cả các giai cấp bị thống trị ở nước phụ thuộc, bao gồm nhưng không giới hạn trong giai cấp công nhân. Việc lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc đòi hỏi phải có hoạt động quốc tế chống lại nước đế quốc – hiện nay là Hoa Kỳ - ở cả các nước ngoại vi trên toàn cầu cũng như các nước đang nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Phân tích về sự thống trị của đế quốc ở Haiti xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/haiti-and-imperialist-domination/

[3] Chúng tôi sử dụng khái niệm tiểu tư sản không phải chỉ là sự đề cập đơn giản về “tầng lớp trung lưu”, trái lại là một mô tả chính xác mang tính phân tích về quan hệ độc đáo của giai cấp này đối với sản xuất. Tiểu tư sản không phải là những người tạo ra giá trị thặng dư (giai cấp công nhân) hay những người bóc lột và tích lũy giá trị thặng dư (giai cấp tư sản). Đây là một tầng lớp dao động, không phải là chủ chốt đối với sự tái sản xuất quan hệ sản xuất, buộc phải đứng về phía một trong hai giai cấp độc lập, lao động hoặc tư bản. Nhân viên NGO thường là một trong nhiều ví dụ về thành viên của giai cấp này và phải thừa nhận vị trí của họ như vậy để thúc đẩy đấu tranh của giai cấp công nhân hơn là giai cấp tư sản. Chúng tôi ủng hộ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân không phải bởi vì bất cứ đặc quyền đạo đức nào của công nhân, trái lại là bởi vì sự thất bại lịch sử và hiện tại của những người tiểu tư sản cực đoan trong việc thúc đẩy các cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản. Thảo luận chi tiết hơn về chủ đề này xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/greece/#more-495.

Monday, October 19, 2015

Chuyện nhầm nhọt của Obama và Putin

Sau vụ máy bay Mỹ hủy diệt bệnh viện của tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, Putin hỏi Obama:

- Sao mày ác ôn vậy? Bệnh viện từ thiện cũng không tha là sao?

Obama trả lời:

- Ồ, do tụi tao bắn nhầm thôi. 

Nghe vậy Putin liền rút ra một cái hộp có một mớ nút, bấm tách một cái.

Obama liền hỏi:

- Mày vừa bấm cái nút gì vậy?

Putin trả lời:

- Tao mới bấm nút phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân sang nhà mày đó.

Obama hết hồn, ngay lập tức chui tọt xuống hầm ngầm chống bom nguyên tử, khởi động hệ thống tên lửa đánh chặn, nhưng quét radar mãi mà không thấy tên lửa của Nga đâu.

Lúc ấy, Putin gọi điện cho Obama nói:

- Không sao đâu, tao ấn nhầm nút rồi.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Friday, October 16, 2015

Sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Mike Whitney trong bài "Did Russia’s Intervention Derail Turkey’s Plan to Invade Syria?" bình luận về triển vọng Nga và liên quân Syria có thể đánh bại phiến quân và khôi phục trật tự ở Syria trong khi Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang mắc kẹt với kế hoạch đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Iran, khi mà Nga thực tế đã lập vùng cấm bay và vô hiệu hóa khả năng yểm hộ bằng không quân của Hoa Kỳ. Nếu như Nga có thể giúp chính quyền Assad quét sạch phiến quân và lập lại hòa bình ở Syria, không cần có bất cứ đàm phán nào với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thì đây sẽ là một dấu mốc mới của lịch sử thế giới hiện đại. Nó sẽ chính thức đánh dấu sự chấm hết của trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Liệu sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Hàng ngàn binh lính Iran sẽ tới Syria để tham gia trận tấn công chủ chốt vào lính Sunni ở khu vực tây bắc của đất nước. Lực lượng bộ binh Iran sẽ là một phần của chiến dịch kết hợp giữa Quân Đội Arab của Syria (SAA), Nga và các chiến binh từ quân Lebanon, Hezbollah. Trận tấn công nối tiếp sau hai tuần không quân Nga ném bom các vị trí của kẻ địch, đánh phá quân jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở dọc theo hành lang phía tây. Sự vận động của lính Iran cho thấy cuộc xung đột kéo dài bốn năm đang đi vào giai đoạn kết thúc, liên minh do Nga cầm đầu sẽ đánh bại quân Sunni thống trị và khôi phục an ninh trên toàn quốc. 

Mới đây, trận chiến ác liệt nhất đã nổ ra ở ba khu vực trọng điểm đối với sự tồn vong của tổng thống Syria Bashar al Assad’s: vùng đất kẹt giữa lãnh thổ đối phương Rastan, mỏm đất Bắc Hama, đồng bằng Ghab. Trong khi quân của Assad được coi là vượt trội quân jihadi tại cả ba nơi, quân jihadi đã thọc sâu và phá hủy nhiều xe bọc thép cũng như xe tăng. Chính quyền phải chiếm lại các khu vực này để kiểm soát con đường cao tốc M5 chạy từ bắc sang nam và kết nối các thành phố này thành một quốc gia thống nhất. Khi những cứ điểm của kẻ thù đã bị phá vỡ thành một số điểm đề kháng nhỏ, lực lượng liên minh sẽ phải tiến tiếp về phía bắc tới gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tái chiếm thành phố chiến lược Allepo. (Xem: Sic Semper Tyrannis để thấy chi tiết của cuộc tấn công trên bộ với bản đồ.)

Theo nhà phân tích quân sự Patrick Bahzad: “Nhìn chung thì kết quả của những chiến dịch hiện tại ở ba khu vực đã đề cập phía trên là rõ ràng. Khó có thể biết được rằng các nhóm nổi loạn có tung mọi thứ họ có vào các trận chiến hay không, do vậy không thể đánh giá được mức độ tổn thất năng lực chiến đấu của họ trong thất bại sắp tới.

Cũng cần phải đề cập rằng khi các đơn vị SAA được sử dụng để đột phá phòng ngự của quân nối loạn…. điều này có thể khiến các đơn vị nổi loạn tháo chạy vô tổ chức và bị bao vây. Thời điểm của trận chiến có thể rất quan trọng, nó có thể bắt đầu với nã pháo yểm hộ quy mô lớn (MRLs) và không kích của không quân Nga, tạo ra các thương vong đáng kể trong hàng ngũ của quân nổi loạn.” (Sic Semper Tyrannis)

Hay nói cách khác, đây là một cơ hội tốt để quân jihadi nhận thấy rằng họ không có cơ hội thắng và sẽ tháo chạy, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng khi nào mọi chuyện sẽ diễn ra.

Theo một bản tin của Reuters, “…một sự vận động lớn của quân đội Syria … các chiến binh Hezbollah tinh nhuệ và hàng ngàn lính Iran” đang đi theo theo hướng bắc để tái chiếm Alleppo. Tuy vậy, quân ISIS cũng tiến thẳng về thành phố từ hướng đông, điều này có nghĩa là một trận đánh lớn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đáp lại, không quân Nga đã gia tăng ném bom lên hơn 100 lượt mỗi ngày. Con số này được dự báo là sẽ gia tăng gấp đôi trong những ngày sắp tới khi chiến trận khốc liệt hơn.

Theo các bản tin sớm của Syria Direct, quân đội Syria đã bao vây Alleppo trong nỗ lực đầu tiên nhằm cắt đứt đường tiếp vận chủ chốt cho miền bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lần bao vây thành phố đầu tiên, các đơn vị nổi loạn do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã rút chạy về phía tây, là lối thoát duy nhất vào lúc này. Sự rút chạy hỗn loạn làm nảy sinh sự bất mãn với các lãnh đạo của phe nổi loạn, họ bị lên án vì những tổn thất và để cho “chính quyền bao vây hoàn toàn Aleppo.” Một chỉ huy quân jihadi tóm lược sự thất vọng khi nói:
“Các lữ đoàn mười nghìn quân dưới sự chỉ huy của al-Jabha a-Shamiya ở đông bắc Aleppo là những người bị thương và mệt mỏi đã trải qua nhiều mặt trận… Họ bị lọt vào giữa quân đội chính quyền ở phía bắc và IS ở phía Nam…. (Do) hoàn toàn thiếu sự phối hợp giữa các lữ đoàn, gần như không có đủ súng và tiền từ người Mỹ để chống lại IS được vũ trang tốt hơn, họ không có lựa chọn nào khác ngoài rút lui.” (“Jabha Shamiya commander blames ‘complete lack of coordination’ for Aleppo losses“, Syria Direct)
Aleppo là mắt xích chủ chốt trong chiến lược đánh bại khủng bố và khôi phục trật tự ở Syria của Moscow. Trận chiến có thể rất ác liệt, có thể là cận chiến, chiến tranh đô thị từ nhà này sang nhà khác. Đây là lý do khiến quân đội liên minh phải phong tỏa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ngăn chặn luồn vũ khí và quân nhu càng nhanh càng tốt. Có tin đồn là Putin sẽ sử dụng lính dù tinh nhuệ của Nga ở phía Bắc Aleppo cho các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng hiện giờ điều đó vẫn chỉ là tin đồn. Putin đã thường xuyên nói rằng ông ấy sẽ không cho phép bộ binh tham chiến ở Syria.

Không thể đánh giá quá cao vai trò phá hoại và gây rối của chính quyền Obama ở Syria, cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Hoa Kỳ đã tài trợ, vũ trang và huấn luyện hàng mớ những tên lưu manh jihadi, những kẻ đã xé nát quốc gia và giết hại gần một phần tư triệu người. Giờ đây Putin đã quyết định chấm dứt chiến tranh ngoại vi man rợ của Washington, chính quyền Hoa Kỳ đang tính cách đổ thêm dầu vào lửa bằng cách thả vũ khí và đạn dược xuống cho các quân jihadi ở miền trung và miền đông Syria. Biên tập viên của tờ New York Time đã chế nhạo chương trình này là “ảo tưởng”. Đây là một trích đoạn từ bài báo: 
“…vào thứ sáu, Nhà Trắng đã tiết lộ một kế hoạch còn chắp vá và đầy rủi ro hơn nữa.
Lầu Năm Góc sẽ ngừng cung cấp các chiến binh nổi dậy thông qua huấn luyện ở các nước láng giềng, một chương trình được tạo ra để đảm báo các chiến binh này sẽ hoàn toàn thuần thục trước khi họ có thể chạm tay vào vũ khí và đạn dược Hoa Kỳ. Kế hoạch mới sẽ chỉ đơn giản là cung cấp vũ khi thông qua các thủ lĩnh nổi dậy, những người đang tham gia chiến trận và có vẻ như là tạo ra một số tiến triển….
Kinh nghiệm của Washington ở Syria và các cuộc chiến khác gần đây cho thấy các chiến binh ngoại vi thường không kiên định và vũ khí được đưa vào một cuộc chiến tranh mà không có sự giám sát thực sự thường xuyên dẫn đến các tác động thảm họa….Kế hoạch ban đầu đã mơ hồ. Kế hoạch sau lại là ảo tưởng. (“An Incoherent Syria War Strategy“, Ban biên tập New York Times)
Chính quyền cũng đã cung cấp “27 container vũ khí cho Đảng Liên Minh Dân Chủ người Kurd (Syria) và cánh quân của họ, Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG). Vũ khí được dự tính là sử dụng để chống lại ISIS, nhưng hoạt động này đã chọc giận thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta coi nhóm này là khủng bố. Trong khi có vẻ như là chính quyền Obama đang tìm cách để thể hiện sự tích cực của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, họ có thể tạo ra cái cớ hoàn hảo cho việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria, vốn rất phức tạp trong tình hình mặt đất hiện nay. Đây là một đoạn phim từ Turkish Daily Hurriyet:
“Điều tra sau những vụ nổ sát thương ở Ankara vào ngày 10 tháng 10 nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ người Kurd và cánh tả cho thấy Đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), cũng như ISIL, đều có thể can dự, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu tuyên bố vào thứ tư.
“Khi chúng tôi điều tra sâu hơn, dựa trên [thông tin thu thập được về] các tài khoản Twitter và địa chỉ IP, có nhiều khả năng là Daesh [tên Arab của ISIL] và PKK đóng vai trò tích cực trong việc đánh bom,” ông ta phát biểu trong hội nghị báo chí với thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Istanbul.” “Turkish PM says both ISIL and PKK may have role in Ankara bombing“, Hurriyet)
Trên thực tế hoàn toàn không có bằng chứng về sự can dự của PKK (quân đội Kurd), các mẫu DNA từ hai kẻ đánh bom tự sát cho thấy cả hai đều là thành viên của ISIS. Lý do duy nhất mà Erdogan muốn lôi PKK vào chỉ có thể là hạ uy tín của đối thủ chính trị [người Kurd] hoặc để tạo ra một cái cớ để xâm lược Syria. (Ghi chú: Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu giữ bí mật về việc điều tra vụ đánh bom, cho thấy sự che giấu của chính quyền. Theo Altan Tan, phó chủ tịch của Đảng Dân Chủ Nhân Dân (HDP) ủng hộ người Kurd, “Bom nổ khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Hai kết luận có thể đưa ra là – hoặc chính quyền đứng phía sau những vụ tấn công này hoặc họ đã không ngăn chặn những vụ tấn công này.” Theo cách nào thì chính quyền cũng phải chịu trách nhiệm.” 

Trong khi vai trò tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa rõ ràng, việc Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd sẽ gia tăng cơ hội cho cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ và rộng hơn nữa là một cuộc chiến tranh khu vực. Đây liệu có phải là mục tiêu thật sự của chính quyền này, lôi kéo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới vào Syria để Nga sa lầy trong một cuộc chiến kéo dài và tốn kém?

Nghe có vẻ âm mưu quá, nhưng đây là những điểm rất đáng để cân nhắc. Ví dụ, trên chương trình tin tức 60 Phút của CBS, Obama nói rằng: 
“Tôi hoài nghi về khả năng chúng ta sẽ thực sự tạo ra một đội quân ngoại vi ở Syria. Mục tiêu của tôi là cố gắng kiểm tra đề xuất, liệu chúng ta có thể huấn luyện và trang bị cho phe đối lập ôn hòa sẵn sàng chống lại ISIL không? Điều mà chúng ta học được là chừng nào mà Assad còn nắm quyền thì khó có thể khiến những người đó tập trung vào ISIL.” (60 Phút) 
Đương nhiên, Obama muốn mọi người tin rằng “tất cả đều là lỗi của Assad”, trên hết ông ta không tự lên án bản thân. Nhưng ông ta trung thực về một điều: Ông ta thực sự không bao giờ cho rằng vũ trang cho những kẻ cực đoan Sunni là ý tưởng hay. Hay nói cách khác, ông tả ủng hộ mục tiêu (thay đổi chế độ) không bằng phương pháp đó. (vũ trang cho quân jihadi) Dường như ông ta cảm thấy được an ủi khi mà – sau 4 năm tham chiến – cuộc xung đột đã rơi vào thế bế tắc. 

Nếu ông ta thừa nhận rằng vũ trang cho quân jihadi không có tác dụng, vậy kế hoạch dự phòng của ông ta, kế hoạch B là gì?

Chúng ta đã dự đoán ở những bài báo trước rằng Obama có thể đưa ra một thỏa thuận với Erdogan để phát động cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria chừng nào mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ không quân cho bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cho rằng đó là một phần của điều kiện trao đổi mà Obama đã đồng ý để được sử dụng căn cứ không quân chiến lược Incirlik. Hãy nhớ rằng Erdogan từ chối cho Hoa Kỳ tiếp cận căn cứ Incirlik trong hơn một năm cho đến khi Hoa Kỳ đáp ứng yêu cầu giúp ông ta lật đổ Assad. Đương nhiên, đây không phải là điều mà Obama có thể công khai thừa nhận, nhưng nó có thể coi là phần trọng yếu trong mọi thỏa thuận. Một cuộc phỏng vấn trên Giờ Tin Tức của PBS vào tuần trước với David Kramer, cựu trợ lý ngoại trưởng dưới thời George W. Bush, đã ủng hộ lập luận này. Đây mà một trích đoạn từ nội dung được rã băng: 
Judy Woodruff: Vâng, David Kramer, điều đó thì sao? Có mối lo ngại thực sự về việc Hoa Kỳ can dự, bị lôi kéo vào và không thể thoát ra.
David Kramer: Người Thổ từ lâu đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đưa quân đội vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ. Chúng ta phải tạo ra các khu vực an toàn. Chúng ta phải tạo ra các vùng cấm bay. Chúng ta phải cưỡng chế mọi máy bay có thể đe dọa người dân tại những khu vực đó, bất kể là máy bay Syria hay Nga. Chúng ta phải cho người Nga thấy rằng mọi sự xâm phạm hoặc tấn công những khu vực này sẽ được chúng ta đáp trả.
Không ai muốn điều này. Đó là quyết định tồi, nhưng đó là điều mà chúng ta phải làm. Tôi cho rằng nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bị giết hại. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bỏ chạy khỏi Syria, không có giải pháp tốt nào cả. Chúng ta đưa ra những lựa chọn ít tồi tệ nhất.
Judy Wooddruff: Nhưng câu hỏi của tôi, đó liệu có phải là một mức độ nguy hiểm hoàn toàn mới nhưng không được chú ý, như máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, binh lính Hoa Kỳ có thể bị bắt giữ, chưa nói đến xung đột, xung đột tiềm tàng với Nga? 
David Kramer: Chúng ta có người Thổ cho thấy sự sẵn sàng dấn thân. Chúng ta cũng có thể có các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia vùng Vịnh, mặc dù họ không phải là những người đóng góp lớn trong những chiến dịch kiểu này. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bằng không quân, để tạo ra sự yểm hộ theo cách đó. Tôi cho rằng đây là cách thực hiện mà không cần đưa bộ binh Hoa Kỳ vào, nhưng không có lựa chọn nào tốt cả. (“Pulling the plug on rebel training, what’s next for U.S. in Syria?“, PBS News Hour)
Kramer không chỉ thể hiện rất hài lòng về việc “Người Thổ… sẵn sàng đưa quân vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ.” Ông ta có vẻ cũng ngầm ám chỉ rằng đại đa số thượng lưu ở Washington cũng nhận thấy thỏa thuận nhưng làm bộ không thấy.

May mắn thay, can thiệp quân sự của Putin đã phá hỏng mọi triển vọng triển khai kế hoạch B, chúng ta sẽ không bao giờ biết được Thổ Nhĩ Kỳ có xâm lược hay không.

Vấn đề hiện giờ là liên minh do Nga cầm đầu có triển khai đủ nhanh để củng cố thành quả của họ, cắt các đường tiếp vận của kẻ địch, chặn đường thoát, phong tỏa biên giới và khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ không dám có các hành động mở rộng chiến tranh. Erdogan chắc chắn sẽ bị khuất phục trước lý lẽ của sức mạnh.

Lính đánh thuê jihadi hoặc là đầu hàng hoặc sẽ bị xóa sổ nhanh chóng để 11 triệu người Syria có thể an toàn trở về nhà và bắt đầu công việc tái thiết nhọc nhằn. 

Mike Whitney lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.