Showing posts with label Hoa Kỳ. Show all posts
Showing posts with label Hoa Kỳ. Show all posts

Sunday, August 26, 2018

Tin tức về một tay giặc lái

Ảnh: Bia John McCain ở hồ Trúc Bạch
Nguồn: Internet
Mục sư nói với người nhà của thượng nghị sĩ John McCain quá cố:
-Tôi có tin tốt lành cho các vị đây: McCain đang được bay lên thiên đường với đức Chúa Trời.
- Ông ấy đã tới nơi chưa, thưa cha? Một người hỏi.
Mục sư nói tiếp:
- Còn đây là tin xấu: Tụi Việt Cộng đã bắn rơi máy bay của ông ấy.

(Chuyện bịa, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật)

P/s: Nhiều năm nữa người ta sẽ quên John McCain, như đã quên Bill Clinton, nhưng tấm bia hồ Trúc Bạch sẽ luôn còn đó, nhắc nhở người Việt Nam về những gì họ đã phải làm để giành lấy độc lập, tự do và phẩm giá.

Friday, September 22, 2017

Đấu tranh giai cấp là mấu chốt của chiến tranh ở Việt Nam: Một bình luận phê phán về bộ phim tài liệu của Burns và Novick

Vẫn luôn có những người Mỹ nhìn nhận khác về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và họ nhìn nhận thấy bản chất của vấn đề: đấu tranh giai cấp gắn liền với độc lập dân tộc. Điều căn bản này đã bị lảng tránh, sự lảng tránh mang tính ý thức hệ nhưng luôn núp dưới bình phong khách quan và phi ý thức hệ.

Dưới đây là bản dịch bài viết " Ideology as History: a Critical Commentary on Burns and Novick’s “The Vietnam War”của CHUCK O’CONNELL được đăng trên tạp chí Counterpunch.

Hệ tư tưởng đóng vai trò lịch sử: một bình luận phê phán về bộ phim "Chiến Tranh Việt Nam" của Burns và Novick

Sau khi xem tập 1 và 2 trong bộ phim nhiều tập của Burns và Novick về Chiến Tranh Việt Nam, tôi nhớ đến một câu cách ngôn cũ kỹ nói về một điều đáng giá cho sinh viên khoa lịch sử: giai cấp nào kiểm soát tư liệu sản xuất vật chất thì cũng kiểm soát tư liệu sản xuất tinh thần. Kỳ vọng của tôi hạ dần khi nghe người thuyết minh trong khi cuộn xuống danh sách các nhà tài trợ, khó có thể trông đợi bộ phim nhiều tập này thoát khỏi lối tường thuật kiểu chủ nghĩa tự do đã thống trị cuộc tranh luận về Chiến Tranh Việt Nam.

Tường thuật kiểu chủ nghĩa tự do là gì? Đó là một tập hợp các khẳng định gắn chặt với nhau: Việt Nam chống lại Pháp và sau đó Hoa Kỳ bị khát vọng độc lập quốc gia lôi kéo, ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam là một chính phủ hợp pháp, sự nổi loạn của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc chống lại chính quyền được Hoa Kỳ ủng hộ là do chính quyền cộng sản Hà Nội ở miền Bắc chỉ đạo, xung đột quân sự ở Việt Nam là một cuộc nội chiến, một loạt sai lầm của các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ đã dẫn đến việc quân đội Hoa Kỳ tham gia để hỗ trợ miền Nam. Đó là lối tường thuật nghe có vẻ có lý vì nó đã được lặp đi lặp lại suốt hơn năm mươi năm.

Khi nghiên cứu lịch sử một cách khoa học hơn thì một tường thuật chính xác hơn đã được đưa ra: Thứ nhất, bên cạnh sự quan trọng của chủ nghĩa quốc gia đối với xã hội Việt Nam, một yếu tố quan trọng của cuộc chiến tranh là mục tiêu của cuộc cải cách ruộng đất mà những người cộng sản hứa hẹn với nông dân, chiếm đại đa số dân chúng. Xung đột quân sự là một phần của cuộc cách mạng xã hội chống lại giai cấp địa chủ và những kẻ hỗ trợ ngoại bang của họ. Thứ hai, ngụy quyền Sài Gòn, xuất hiện sau khi Pháp thất bại trong việc tái chiếm Việt Nam, là sản phẩm của Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ tài trợ và tổ chức quân đội để ném vào cuộc chiến chống lại lực lượng cách mạng Việt Nam. Khi quân đội Nam Việt Nam được thế lục ngoại quốc tài trợ và huấn luyện để phục vụ cho sự thống trị ở quốc gia này thì quân đội đó không chiến đấu trong một cuộc nội chiến – đó là chiến tranh phản cách mạng và là quân đội tay sai. Thứ ba, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là một lực lượng chính trị độc lập xuất hiện sau khi chính quyền Hà Nội không tiến hành cuộc chiến chống lại chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Lực lượng chủ chốt trong Mặt Trận là những người cộng sản, do vậy có mối liên hệ với Hà Nội và được miền Bắc hỗ trợ trong nỗ lực nổi dậy. Thứ tư, sự tham chiến của Hoa Kỳ không phải là kết quả của những sai lầm nối tiếp nhau, trái lại là kết quả của sự lừa dối và khiêu khích có hệ thống mà chính quyền Hoa Kỳ từ thời Harry Truman cho đến Richard Nixon đã thực hiện để phục vụ cho tham vọng kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện đại ở Đông Nam Á. Tôi sẽ làm rõ những luận điểm này.

Vấn đề đất đai – Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam


Trong tác phẩm phân tích về thảm kịch chiến tranh Việt Nam, Anatomy of a War, Gabriel Kolko khẳng định rằng yếu tố cốt yếu trong sự ủng hộ của nông dân đối với phong trào cộng sản là vấn đề ruộng đất. Câu hỏi đơn giản là ai sẽ kiểm soát đất đai – địa chủ hay nông dân, kẻ bóc lột hay người bị bóc lột? Người cộng sản nói nông dân bị bóc lột sẽ kiểm soát đất đai bởi vì đó là cách duy nhất giải phóng họ khỏi những kẻ bóc lột. “Ruộng đất cho người cày” là khẩu hiệu cách mạng của họ. Kolko khẳng định rằng không thể hiểu được chiến tranh nếu không hiểu rõ động lực này, động lực của đấu tranh giai cấp, điều này đã bị bỏ qua trong hai tập đầu của bộ phim và có vẻ như sẽ tiếp tục như vậy trong cả bộ phim. Đây là lối tường thuật lịch sử điển hình kiểu chủ nghĩa tự do; ưu ái các phân tích dựa trên chủ nghĩa quốc gia để loại bỏ các phân tích dựa trên đấu tranh giai cấp. Mặc dù vậy, do kẻ thù là cộng sản nên quan điểm của họ cần phải được xem xét nếu bạn muốn thấu hiểu chiến lược và chiến thuật cũng như khả năng thu hút sự ủng hộ sâu rộng của đại đa số dân chúng – nông dân. Hãy để tôi nói vấn đề theo cách khác, hãy suy nghĩ về điều này: làm sao mà một đất nước kém phát triển với đại đa số là nông dân đã đánh bại cường quốc kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới với dân số đông gấp năm lần, cường quốc này đã triển khai hơn 500.000 bính lính của họ cùng một triệu quân đồng minh (chủ yếu là quân đội miền Nam Việt Nam), kiểm soát hoàn toàn không phận và hải phận, rải 19 triệu gallon chất khai quang ở miền Nam Việt Nam và sử dụng 7,5 triệu tấn bom trong đó có 400.000 tấn bom cháy? Như James William Gibson đã chỉ ra trong cuốn sách The Perfect War: Technowar in Vietnam (1988, p. 9), đỉnh điểm của việc triển khai quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam vào năm 1969, “40% các sư đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu của Hoa Kỳ, hơn một nửa các sư đoàn hải quân, 1/3 lực lượng thủy quân, một nửa máy bay chiến đấu và khoảng từ ¼ đến ½ tổng số máy bay B52 của Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược USAF” đã tham chiến. Hoa Kỳ kiểm soát không phận và hải phận, sử dụng hết các khu vực an toàn và tập kết (Thái Lan, Philippine, Guam), ném bom bốn nước (Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, Lào và Campuchia), xâm lược hai nước (Nam Việt Nam, Campuchia). Trái lại, phe đối lập cộng sản chiến đấu ở miền Nam không có cả không quân lẫn hải quân hay các khu vực an toàn và tập kết. Họ sống trong rừng rậm và dưới hệ thống hầm ngầm, mạng lưới cung cấp chính của họ (“Đường mòn Hồ Chí Minh”) thường xuyên bị Hoa Kỳ ném bom. Nếu có quân đội nào phải chiến đấu với “một cánh tay bị trói phía sau lưng” thì đó chính là quân đội cộng sản Việt Nam.

Để hiểu được chiến thắng của cộng sản Việt Nam, chúng ta cần phải nhớ tới câu cách ngôn rằng chiến tranh là chính trị với phương tiện khác và đối với những người cộng sản bị áp đảo về vũ khí thì chiến lược quân sự duy nhất là chiến tranh nhân dân mà “chính trị là tiên quyết”.

Sự thể hiện về đạo đức của lực lượng chiến đấu đã chứng minh điều cốt yếu của đấu tranh quân sự. Người cộng sản giành được sự ủng hộ của đại đa số nông dân với học thuyết hai cuộc cách mạng song song. Lý tưởng của họ là: Việt Nam có hai vấn đề gắn chặt với nhau: Thứ nhất là người dân bị ngoại quốc bóc lột, thứ hai là cấu trúc giai cấp đã giúp cho các địa chủ bản địa bóc lột nông dân. Địa chủ không thể bị lật đổ nếu đế quốc ủng hộ họ không bị đánh bại. Mặc dù vậy, đánh bại đế quốc thực dân mà không lật đổ quyền lực của địa chủ Việt Nam thì chỉ là thay đổi khuôn mặt của kẻ áp bức nắm giữ quyền lực nhà nước. Do đó, hai cuộc cách mạng đồng thời phải diễn ra – một cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của đế quốc và một cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp địa chủ. Cuộc đấu tranh giai cấp hứa hẹn sự giải phóng (“ruộng đất cho người cày”) đã thúc đẩy nông dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân.

Chế độ thực dân Pháp và đấu tranh giai cấp


Khi xem phim của Burns và Novick, bạn sẽ không thực sự hiểu được hiện thực của chế độ thực dân Pháp. Bằng các luật lệ thực dân, Pháp chuyển kinh tế từ tự cấp tự túc sang xuất khẩu vào thị trường thế giới, chuyển của cải của nông dân vào túi giai cấp địa chủ-đầu tư thông qua địa tô, rất cao đối với tá điền, khoảng 40-60% thu hoạch kỳ vọng, cho nông dân nghèo vay với lãi suất 50-70% và đánh thuế người Việt Nam để chi trả cho việc khai thác thuộc địa. Sau nhiều thập kỷ, người Pháp sở hữu hầu hết của cải ở Việt Nam. Nhà báo Hoa Kỳ Robert Shaplen đã viết trong cuốn sách The Lost Revolution: The U.S. in Vietnam, 1946-1966 (1966, p.80): Trên thực tế, người Pháp sở hữu mọi của cải thực của Đông Dương và khoản đầu tư của họ là gần hai tỷ dollar; họ sở hữu mọi đồn điền cao su, vốn vẫn hoạt động ngay cả trong chiến tranh – như chúng vẫn hoạt động hiện nay, vào năm 1965 – và họ sở hữu 2/3 sản lượng gạo, tất cả các mỏ, tất cả tàu thuyền, gần như toàn bộ công nghiệp và ngân hàng.”

Chế độ thực dân Pháp có nghĩa gì đối với người Việt Nam? Điều đó có nghĩa là nông dân không ruộng đất, một giai cấp công nhân nhỏ bị bóc lột tàn tệ và một giai cấp tay sai bản địa. Thông qua việc cấp đất và nhượng quyền, người Pháp đã phân bổ lại ruộng lúa, vào cuối những năm 1930, dưới 2% dân số miền Nam sở hữu hơn 80% đất đai và 60% cư dân nông thôn ở miền Nam không có ruộng đất. Khi Thế Chiến Thứ Hai bắt đầu (1939), đa số nông dân rất nghèo. Công nhân Việt Nam được tuyển mộ từ nông dân vào khoảng 221.000 vào năm 1931. Điều kiện làm việc của các công nhân này tại các công ty Pháp rất tồi tệ: khoảng 30% công nhân xây dựng đường sắt từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc đã chết khi làm việc và rất nhiều công nhân Việt Nam làm việc trong các đồn điền của hãng Michelin chết vì làm việc quá sức hay sốt rét, công nhân Việt Nam gọi mình là “phân bón cho cây cao su”. Những người Việt Nam hợp tác với Pháp và được hưởng lợi từ sự hợp tác đó là doanh nhân thành thị, địa chủ ở nông thôn, trí thức và các viên chức hành chính trong chính quyền thuộc địa. Họ tạo thành cơ sở xã hội cho lực lượng chống cộng sản trong các cuộc chiến tranh với Pháp và Hoa Kỳ.

Việc bỏ qua đấu tranh giai cấp và sự đóng góp đạo đức tập thể mà những người nông dân đòi hỏi dĩ nhiên là sai lầm nghiêm trọng của bộ phim về Chiến Tranh Việt Nam.

Điều đó đã bị bỏ qua trong tập 1 về chế độ thực dân Pháp và tiếp tục bị bỏ qua trong phần tường thuật về chế độ chống cộng sản Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Do không hiểu rõ cuộc đấu tranh cách mạng dựa trên giai cấp nên lối tường thuật mặc định là nói về chủ nghĩa quốc gia và nhiệm vụ giải phóng người Việt Nam khỏi đế quốc nước ngoài.

Ngụy quyền Sài Gòn – một sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc


Một sự lảng tránh nghiêm trọng khác cũng xuất hiện trong tập 1 và tập 2 – đã che dấu hiện tượng không được nhìn nhận trong bộ phim của Burns và Novicks: chủ nghĩa đế quốc. Chính Chiến Tranh Việt Nam đã khơi lại cuộc tranh luận chính trị về khái niệm chủ nghĩa đế quốc, với vai trò là yếu tố chủ chốt giải thích cho chính sách đối ngoại của các quốc gia tư bản phát triển. Quan điểm nhìn nhận việc Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam là để duy trì nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ của Đông Nam Á cho tái thiết công nghiệp hậu chiến ở nước Nhật Bản tư bản và duy trì trật tự quốc tế: không quốc gia nhỏ nào được phép thoát khỏi sự kiểm soát của các nước tư bản phát triển hùng mạnh. Nếu họ thử thì họ phải trả giá rất đắt.

Burns và Novick làm cho tham nhũng, bất lương, ngu dốt và ngạo mạn dễ thấy nhưng chủ nghĩa đế quốc thì khó thấy. Một điểm thất bại nữa là họ đã không tường thuật về nguồn gốc của Diệm, vốn được Hoa Kỳ dựng lên ở miền Nam để đồng thời chống lại cả cộng sản lẫn Pháp. Chính Hoa Kỳ đã buộc vua Bảo Đại chỉ định Diệm làm thủ tướng ở miền Nam vào năm 1954, sau khi Hiệp Định Geneva kết thúc cuộc chiến của Pháp được ký kết. Chính là Hoa Kỳ đã thúc đẩy Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý gian lận vào năm 1955 để ông ta thay thế Bảo Đại nắm chính quyền. Cả Burns cũng như Novick đều không chỉ ra rằng trước khi Ngô Đình Diệm từ Hoa Kỳ đến Sài Gòn vào ngày 25/6/1954 thì CIA đã dọn đường, đại tá Edward Lansdale, đã đến Sài Gòn trước đó ba tuần vào ngày 1/6/1954. Lansdale được bổ nhiệm vào Ủy Ban Quân Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn với hai mục tiêu. Thứ nhất, thiết lập một chính quyền thân Hoa Kỳ ở miền Nam với Diệm là người nắm quyền, thứ hai, ông ta tiến hành các chiến dịch bí mật gây ra sự bất ổn và rối loạn để chống lại chính quyền miền Bắc. Hãy lưu ý rằng Lansdale đến Sài Gòn không chỉ trước Diệm mà còn trước cả khi Hiệp Định Geneva được ký kết. Hãy lưu ý rằng Burns và Novick đã không đề cập đến việc Hoa Kỳ từ chối ký vào hiệp định quốc tế kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất để không bị ràng buộc. Hay nói cách khác, Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình phá vỡ Hiệp Định Geneva ngay khi nó đang được đàm phán.

Burns và Novick đã không chỉ không truyền tải nguồn gốc của chế độ Diệm, một bộ máy của Hoa Kỳ để củng cố quyền lực của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, mà họ còn không truyền tải sự tàn bạo và tính chất độc tài cũng như cơ sở giai cấp của chế độ đó – tính chất và cơ sở đã tạo ra một cuộc nổi dậy, một cuộc nổi dậy đã khiến Hoa Kỳ phải đổ một lực lượng quân sự khổng lồ vào để bảo vệ chế độ Sài Gòn. Ngô Đình Diệm và em trai ông ta, cố vấn chủ chốt, Ngô Đình Nhu, đã thành lập và kiểm soát đảng chính trị hợp pháp duy nhất ở miền Nam: Đảng Cần Lao. Thông qua đó, hai anh em họ kiểm soát cảnh sát, sĩ quan quân đội và viên chức hành chính. Hoa Kỳ huấn luyện cảnh sát và quân đội Nam Việt Nam theo các phương pháp đàn áp được sử dụng với những ai chống lại chế độ tay sai của Hoa Kỳ. Việc huấn luyện cảnh sát Nam Việt Nam được thực hiện ở Đại Học Bang Michigan để che dấu sự tài trợ của CIA.

Một sự bỏ sót khác của Burns và Novick là không đề cập đến việc di cư khoảng 1 triệu người từ Bắc vào Nam từ năm 1954 đến 1955, nguyên nhân của sự kiện này không chỉ là nỗi sợ hãi cộng sản mà còn là chiến tranh tâm lý của CIA thực hiện, Chiến Dịch Hành Trình Tới Tự Do được thực hiện để đe dọa những người Thiên Chúa Giáo chống cộng sản và khiến họ di cư vào Nam để tạo ra cơ sở xã hội cho chế độ Ngô Đình Diệm, tay sai của Hoa Kỳ.

Ngô Đình Diệm, nhà cầm quyền tay sai của Hoa Kỳ ở miền Nam, mắc phải 3 sai lầm khiến chế độ của ông ta bị căm ghét. Thứ nhất, ông ta từ chối tuân thủ yêu cầu tổng tuyển cử thống nhất vào năm 1956 của Hiệp Định Geneva với lý do ông ta không ký Hiệp Định nên ông ta không buộc phải tuân thủ. Hoa Kỳ đã khuyến khích ông ta từ chối. Thứ hai, Diệm khởi sự một chương trình cải cách ruộng đất nhằm tước ruộng đất của những nông dân đã chiếm đất dưới sự hỗ trợ của Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Quân đội của Diệm trục xuất nông dân ra khỏi đất đai và trả chúng cho các địa chủ, địa chủ đòi nông dân phải nộp tô cho cả những năm đất đai bị chiếm. Cuối cùng, khi biết rằng nhiều cựu Việt Minh sống ở miền Nam Việt Nam, vào năm 1955, Diệm bắt đầu làn sóng đàn áp họ. Khoảng 12.000 người bị bắt giữ và xử tử, khoảng 50.000 người bị tống giam. Diệm theo đuổi chiến dịch thanh trừng chính trị bằng cách cố gắng kiểm soát khu vực nông thôn. Ông ta giải tán các hội đồng làng (phá hủy nền dân chủ truyền thống của làng xã) và bổ nhiệm những người trung thành với ông ta làm “trưởng làng”; cảnh sát tiến hành các chiến dịch lục soát, đột kích, bắt giam, thẩm vấn, tra tấn, trục xuất, di cư cưỡng bức, bỏ tù và xử tử. Vào tháng 5 năm 1959, Diệm thông qua Luật 10/59 cho phép bắt giữ, xét xử và xử tử bất cứ ai bị cáo buộc (tình nghi) phá hoại an ninh quốc gia trong vòng 3 ngày. Các chính sách đàn áp đã khiến cho cựu Việt Minh (cùng với một số dư đảng của đạo Cao Đài và Hòa Hảo cũng như băng nhóm Bình Xuyên) trốn vào khu vực đồng bằng Châu Thổ Sông Mekong và tự tổ chức thành lực lượng tự vệ vào năm 1958.

Vào tháng 12 năm 1960, họ thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, hay còn được gọi là NLF. Diệm và Hoa Kỳ gọi nhóm hỗn hợp này là “Việt Cộng”.

Trong tập 2, khi Burns và Novick sự bất mãn đối với Diệm bằng cuộc khủng hoảng đạo Phật, họ đã bỏ qua việc Diệm đàn áp nông dân và cựu binh Việt Minh vào những năm 1950 cũng như việc ông ta ủng hộ giai cấp địa chủ. Một lần nữa, xung đột giai cấp biến mất trong câu chuyện của họ.

Những lãng quên khác – Sự xâm lược được Hoa Kỳ hậu thuẫn để chống lại chính quyền Hà Nội


Ngay từ năm 1954, Hoa Kỳ đã vi phạm các điều khoản của Hiệp Định Geneva về việc cấm sự can thiệp quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, bằng cách thực hiện các hoạt động xâm lược chống lại chính quyền Hà Nội. Hoa Kỳ tổ chức một nhóm bán quân sự (được gọi là “Binh”) trực thuộc Ủy Ban Quân Sự Sài Gòn dưới quyền đại tá Edward Lansdale và trợ lý Lucien Conein, để làm bẩn nguồn cung cấp dầu của công ty xe bus Hà Nội, nhằm mục đích phá hỏng động cơ của xe bus, phá hoại đường sắt ở Bắc Việt Nam và đánh dấu mục tiêu cho hoạt động phá hoại tương lai. Các hoạt động này được thực hiện vào tháng 9 và tháng 10 năm 1954.

Vào tháng 2 năm 1956, CIA thành lập và tài trợ cho “Nhóm Quan Sát Thứ Nhất”. Do quân đội Hoa Kỳ trang bị song được CIA điều hành, người miền Nam Việt Nam và 9 chuyên gia bán quân sự được CIA bổ nhiệm vào Sở Chỉ Huy của Nhóm Quan Sát, mục đích của nhóm là tham gia vào các chiến dịch bí mật chống lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Được Cố Vấn Đặc Nhiệm Quân Sự Hoa Kỳ huấn luyện ở Nha Trang trong 7 năm (1956-1962), nhóm “Quan Sát” bao gồm khoảng 20 nhóm 15 người. Các nhóm này thực hiện các hoạt động bắt cóc, ám sát, phá hoại và thu thập thông tin tình báo ở Bắc Việt Nam (cả Lào và Campuchia), thường xuyên được nhân sự Hoa Kỳ hộ tống. Sau năm 1960, với sự lớn mạnh của lực lượng nổi dậy cộng sản ở miền Nam, Nhóm Quan Sát Thứ Nhất được chuyển sang các hoạt động bí mật chống lại NFL. Vào năm 1963, nhóm được chuyển thành Lực Lượng Biệt Kích Nam Việt Nam.

Để bày tỏ sự tôn kính đối với hành động của tổng thống Kennedy trong Chiến Tranh Việt Nam, Burns và Novick cũng nên chỉ ra rằng vào mùa xuân năm 1961 Kennedy đã phê chuẩn các chiến dịch bí mật chống lại Bắc Việt Nam bằng cách gửi các đội Nam Việt Nam vượt qua vĩ tuyến 17 để tấn công đồng thới các mục tiêu quân sự và dân sự. Ông ta cũng cho phép CIA tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật ở Lào bằng cách vũ trang cho khoảng 9.000 người Hmong để tấn công đường mòn Hồ Chí Minh. Cuối cùng, chính là dưới thời Kennedy, vào năm 1961, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc chiến sinh hóa kéo dài một thập kỷ, rải 19 triệu gallon chất độc (chủ yếu là chất độc màu da cam với dioxin) xuống miền Nam Việt Nam. Ban đầu chiến dịch này có tên là “Chiến Dịch Diêm Vương” sau đó được đổi tên thành “Chiến Dịch Bàn Tay Mục Phu”. Dị tật bẩm sinh vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở Việt Nam và là một trong những di sản chiến tranh của Hoa Kỳ.

Bằng cách xóa bỏ các sự kiện đó khỏi câu chuyện, Burns và Novick tránh phải đối mặt với vấn đề chủ nghĩa đế quốc – khái niệm mà chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đã đóng góp vào việc bóc lột nông dân và công nhân khắp thế giới, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã ở phía sai trái của đấu tranh giai cấp. Không có khái niệm về xung đột giai cấp và chủ nghĩa đế quốc, Burns và Novick không thể hiểu được cội nguồn của sự chia rẽ chính trị ở Việt Nam. Rất nhiều điểm đáng chú ý có thể nêu ra nhưng bất kể là điều gì, họ cũng sẽ lẩn tránh trong lối tường thuật kiểu chủ nghĩa tự do về thảm kịch xung đột trong một thế giới ngạo mạn và thù địch giữa các quốc gia – một câu chuyện cần thiết để che dấu hiện thực của Chiến Tranh Việt Nam.

Chuck O’Connell là giảng viên xã hội học tại at UCI.


Sources


William J. Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam (2ndedition)



John G. Gurley, Challengers to Capitalism (3rd edition)




Gabriel Kolko, Anatomy of a Wa

Mark Atwood Lawrence and Frederik Logevall (editors), The First Vietnam War: Colonial Conflict and Cold War Crisis




More articles by:CHUCK O’CONNELL

Thursday, September 21, 2017

Bộ phim tài liệu của Ken Burns & Lynn Novick và sự kiện Vịnh Bắc Bộ


Người Việt Nam từ lâu đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước, song nước Mỹ vẫn không ngừng bị ám ảnh về cuộc chiến mà một siêu cường như họ đã thua đau đớn một quốc gia nhỏ bé nghèo nàn. Mỗi khi nước Mỹ lao mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam lại được đem ra mổ xẻ. Người Việt Nam không kỳ vọng người Mỹ sẽ trung thực về những điều họ đã làm ở Việt Nam nhưng luôn hy vọng rằng họ sẽ hiểu rõ cái giá phải trả cho chiến tranh lớn như thế nào.

Dưới đây là bản dịch bài báo về bộ phim tài liệu của Ken Burns và Lynn Novick trên tạp chí Counterpunch.


JAMES M. WILLIAMSON

Vào mùa xuân năm ngoái, tôi tham gia một buổi ghi hình trước các trích đoạn trong bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh Mỹ-Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick tại Havard, cả hai đều có mặt, cùng với vài gã “an ninh quốc gia” của trường Kennedy, những người được thuê dưới danh nghĩa “cố vấn”. (Tôi vui mừng thấy Peter Davis, giám đốc của bộ phim đánh giá “Trái tim và Tâm hồn”, trong số khán giả, tôi đã chào ông trước khi ra về. Peter là một người tốt nghiệp Havard, hiện giờ đanh viết tiểu thuyết và được Ken Burns nhắc đến khi ông ta bắt đầu cuộc thảo luận sau ghi hình.)

Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy “người thuyết minh” trong một trích đoạn nhắc đến việc “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe thấy Burns nói chính câu đó – “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – trong cuộc thảo luận và màn hỏi đáp sau buổi ghi hình và trong một bối cảnh khác. [Ông ta nghĩ đến việc đó vì lý do gì?]

Ông ta muốn nói gì?

“Trả đũa” sự kiện Vịnh Bắc Bộ?

Giáo sư Sut Jhally đã cùng với Media Education Foundation (MEF) ở Western Mass đã góp công lớn vào việc mổ xẻ khái niệm “trả đũa” trên đa số truyền thông Hoa Kỳ. MEF đã sản xuất ít nhất là một đĩa DVD phân tích về việc mọi cuộc tấn công của Israel vào Palestine đều được gọi là “trả đũa”. Dĩ nhiên, trên thực tế điều đó không đúng. Dĩ nhiên, nếu bạn “tin” rằng một số thực thể (cá nhân, chính quyền, “quốc gia”, “nhân dân…”) đang “trả đũa” (vì cho là bị tấn công) – thay vì khởi xứng các cuộc tấn công – thì hầu như mọi thứ mà “người trả đũa” làm đều hợp lý?

Mô tả việc Hoa Kỳ tấn công Bắc Việt là “trả đũa” trong bộ phim tài liệu của PBS, vốn có ý định nói sự thật về cuộc chiến kinh hoàng đó, là một sai lầm căn bản và nghiêm trọng, người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao, sau chừng ấy năm – và sau khi sự thật về “sự cố” Vịnh Bắc Bộ đã được làm rõ từ lâu – Ken Burns và Lynn Novick lại tham gia (mặc dù rất muộn màng) vào kiểu tuyên truyền ủng hộ chiến tranh này (Hay có thể được hiểu là một kiểu tẩy não).

Burns và Novick được ghi nhận về khả năng truyền tải các “câu chuyện” đầy cảm xúc. Liệu họ có được phép biến các sự thật căn bản về cuộc chiến của Hoa Kỳ thành một “câu chuyện”? Nhưng các câu chuyện thúc đẩy cảm xúc trong loạt phim của PBS được gắn với một siêu tự sự về *lịch sử* chiến tranh ở Việt Nam. Trong siêu tự sự này chúng ta có thể phân định và đánh giá xem Burns và Novick (và PBS) có tiết lộ sự thật hữu ích để đối mặt với lịch sử “của chúng ta” – lịch sử của cuộc chiến này – hay không.

Ba ngày sau “sự cố thứ hai” của hai sự kiện được gọi là “những sự cố” Vịnh Bắc Bộ, chính quyền LBJ đã nhận được sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ cho “Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ” đầy tai tiếng, kể từ đó luôn luôn được sử dụng làm chiếc lá nho che đậy cho sự leo thang can thiệp quân sự ở Việt Nam, “hợp pháp” cả về hiến pháp lẫn chính trị, với bạo lực đẫm máu, hủy diệt và chết chóc.

Liệu một mẩu “lịch sử” đó có quan trọng không? Liệu có nó có quan trọng đến mức phải sửa lại cho đúng?

Chỉ ba tuần sau “sự cố”, I. F. Stone đã tường thuật hầu hết câu chuyện thực tế trong I. F. Stone’s Weekly, chủ yếu dựa trên các bình luận có cơ sở của thượng nghị sĩ Wayne Morse tại phòng họp Thượng Viện, Wayne Morse, thượng nghị sĩ của bang Oregon, là một trong hai thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ; người còn lại dĩ nhiên là Ernest Gruening của bang Alaska.

Như đã được khám phá, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công lén lút vào khu vực bờ biển Bắc Việt trong nhiều tháng (OPLAN 34-A). Cuối cùng, vào đầu tháng 8 năm 1964, một sĩ quan cấp trung của hải quân Bắc Việt đã ra lệnh cho thuyền tuần tra Bắc Việt theo đuôi tàu USS Maddox ra tận lãnh hải quốc tế, do nghi ngờ tàu này đã hỗ trợ các cuộc tấn công vào bờ biển Bắc Việt (điều đó là đúng; tàu Maddox có một đơn vị giám sát đặc biệt [và bất thường] của NSA trên bong tàu và cũng tham gia vào cái được gọi là “Tuần tra DeSoto”, ra vào vùng lãnh hải mà chính quyền Bắc Việt tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, các cuộc tấn công của Hoa Kỳ/CIA còn được thiết kế để đánh giá và thu thập thông tin về radar cũng như phòng không của Bắc Việt.

Do đó, nếu có “sự trả đũa”, thì cần nói chính xác hơn là lực lượng hải quân Bắc Việt đã “trả đũa” các cuộc xâm lược liên tục của Hoa Kỳ. (Ý đồ chính của giới lãnh đạo Hoa Kỳ chính là khiêu khích rồi dùng sự trả đũa của Bắc Việt làm cớ cho việc leo thang can thiệp). Nhờ vào sự giám sát hiện đại của đơn vị NSA trên tàu Maddox, họ biết trước rằng thuyền tuần tra đang tiến tới gần “với tốc độ cao”. Ba thuyền tuần tra đã bị phá hủy hoàn toàn và Maddox chỉ bị “một phát đạn” trong sự cố. [Nguồn tài liệu rất lớn về chủ đề này có tại trang web National Security Archive]

Hai ngày sau, vào đêm 4/8/1964, “cuộc tấn công thứ hai” diễn ra, lần này là tàu USS Turner Joy.

Tuy vậy, không có “cuộc tấn công” thứ hai nào hết.

Một bài báo tương đối gần của Viện Hải Quân Hoa Kỳ đã tường thuật như sau:

Phân tích bằng chứng
Từ lâu, các nhà sử học đã hoài nghi rằng cuộc tấn công thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ xảy ra và nghị quyết dựa trên một bằng chứng ngụy tạo. Nhưng không có thông tin giải mật nào cho thấy McNamara, Johnson, hay bất cứ ai tham gia quá trình ra quyết định đã xuyên tạc thông tin tình báo liên quan đến sự cố ngày 4/8. Hơn 40 năm sau sự cố, mọi thứ thay đổi với việc công bố gần 200 tài liệu liên quan đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và các đoạn rã bang từ thư viện Johnson.

Các tài liệu và băng ghi âm mới này tiết lộ điều mà các nhà sử học không thể chấp nhận: Không có cuộc tấn công thứ hai vào tàu chiến của Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8 năm 1964.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy một sự gây rối và cố ý của bộ trưởng bộ Quốc Phòng McNamara trong việc xuyên tạc bằng chứng và đánh lừa Quốc Hội. [Xem: https://www.usni.org ]

I.F. Stone đã đề cập câu chuyện này nhiều năm trước khi một số nhà sử học sử dụng các tài liệu giải mật được công bố một cách muộn màng và miễn cưỡng để xác nhận sự dối trá, sự lừa dối và xuyên tạc. [Xem: I. F. Stone’s Weekly, sau “lời khai” của McNamara vào năm 1968.]

Xao động của vùng nước có thể đã bị xuyên tạc – hoặc phán đoán sai – thành việc thuyền tuần tra Bắc Việt phóng thủy lôi. James Stockade, sau này là đô đốc và là người đồng tranh cử Ross Perot khi ông này tranh cử tổng thống, đã bay phía trên tàu Maddox và kể lại là không thấy bằng chứng nào về “cuộc tấn công”. Sau này, Stockdale nhấn mạnh rằng từ trên không ông ta có thể theo dõi bất cứ “sự tấn công nào”, trong mọi trường hợp.

Việc công bố điện tín trao đổi của NSA được các nhà sử học coi là sự phân tích quan trọng đối của sự cố này, tập hợp hàng trăm tài liệu liên quan đến các bức điện được giải mật. [Xem nghiên cứu bên ngoài cơ sở NSA của Robert J. Hanyok.]

Cuối cùng, John Prados, người viết những câu chuyện quan trọng về các hoạt động bí mật của CIA và Hoa Kỳ ở nước ngoài, đã cung cấp một bài báo hữu ích nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” cho Washington – dựa trên National Security Archive vào năm 2004.

Dĩ nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc “kể chuyện”, bạn có thể không cần quá chú trọng vào sự thật lịch sử và bối cảnh mà “các câu chuyện” diễn ra.

Nhưng chúng ta có nên yêu cầu Burns và Novick (và PBS) kể đúng về điều đã diễn ra hay không diễn ra tại Vịnh Bắc Bộ - và được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm?

Tuesday, April 11, 2017

Làm thế nào để khỏi bị cảnh sát Mỹ bắn chết vô cớ?

Một Việt Kiều ba que xứ Cali hoa lệ về thăm nhà vào đúng dịp 8/3, tình cờ gặp một dư luận viên ba củ. 

Việt Kiều ba que khoa trương: Mày biết không, ở Mỹ con chó đứng thứ nhất, trẻ con đứng thứ hai, phụ nữ đứng thứ ba, còn đàn ông đứng thứ tư. Phụ nữ Mỹ được tôn trọng vậy nên không cần ngày lễ hay hoa hoét rình rang gì hết. Xứ văn minh đâu có chuyện coi thường phụ nữ rồi vẽ vời lễ lạt này nọ như ở đây.

Dư luận viên ba củ liền hỏi lại: Mỗi năm cảnh sát Mỹ lỡ tay bắn chết vài ngàn mạng vô cớ mà chả sao, giữ kỷ lục thế giới về việc bắn chết người vô cớ luôn. Mày biết làm sao để khỏi bị cảnh sát bắn chết khi đi đường ở Mỹ không?

Việt Kiều ba que lúng túng hồi lâu rồi trả lời: Ờ tao không biết, mày nói thử cái coi.

Dư luận viên ba củ nói: Hãy bò ra đường và sủa gâu gâu!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật.)


Wednesday, August 31, 2016

Chính quyền Hoa Kỳ thế kỷ 19 được xây dựng dựa trên nạn tham nhũng tràn lan?

Bài viết của giáo sư khoa chính trị học Hoa Kỳ Peri E. Arnold cho rằng vào thế kỷ 19 thì chính quyền Hoa Kỳ đã được xây dựng dựa trên tham nhũng để phục vụ cho việc công nghiệp hóa. Sự tham nhũng phổ biến đó đồng thời cũng dẫn đến sự khuyến khích dân chúng tham gia vào chính trị, tức là mang đến một mức độ dân chủ cao. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, tham nhũng không phải là kẻ thù của dân chủ. Khi nạn tham nhũng được đẩy lùi thì sự tham gia dân chủ cũng suy giảm.

Những cải cách nhằm chống lại tham nhũng như thi tuyển công chức, chuyên nghiệp hóa hành chính công đã hạn chế sự tham gia của dân chúng vào chính trị và chính quyền vì điều này loại bỏ người dân ở tầng lớp thấp hơn ra khỏi công việc chính quyền và việc xóa bỏ chế độ lại quả đã buộc các đảng phái dựa vào nguồn tài trợ của doanh nghiệp thay vì sự ủng hộ của dân chúng.


Peri E. Arnold đã cho thấy việc chống lại tham nhũng đã giúp giới thượng lưu kinh doanh loại bỏ sự tham dự vào chính trị của các tầng lớp thấp hơn và buộc các đảng phái phải trực tiếp phục vụ cho lợi ích của họ. Điều này khiến cho sự trong sạch về tham nhũng của Hoa Kỳ là đáng hoài nghi, nhưng tình trạng tham nhũng có thể sẽ không còn là vấn đề đối với giai cấp tư sản Hoa Kỳ, khi họ đã hoàn toàn kiểm soát được chính quyền và đảm bảo rằng các giai cấp khác sẽ không thể dựa vào chính quyền để chống lại họ. Nếu như sự hợp pháp hóa tham nhũng ở Hoa Kỳ đã giúp ích cho quá trình công nghiệp hóa của họ thì việc Hoa Kỳ thông qua các tổ chức quốc tế chống lại tham nhũng ở các quốc gia đang phát triển liệu có phải là chống lại quá trình công nghiệp hóa ở các nước này hay không?

Dưới đây là bản dịch bài viết Democracy And Corruption in the 19th Century United States: parties, "spoils" and political participation (pp 197-211) trong cuốn The History of Corruption in Cetral Government của Seppo Tiihonnen do nhà xuất bản IOS phát hành năm 2003.  


Dân Chủ và Tham Nhũng ở Hoa Kỳ vào Thế Kỷ 19: Đảng Phái, “Bổng Lộc” và Sự Tham Gia Chính Trị
Peri E. Arnold*

Trên khắp các nước phương tây dân chủ, sự tham nhũng hệ thống và phổ biến là dịch bệnh của quá khứ. Tại các xã hội dân chủ tiến bộ phương tây, tham nhũng là đặc trưng của chính quyền thời kỳ tiền dân chủ, khi đó sự tham gia bầu cử bị giới hạn và công việc của chính quyền hầu như vô hình đối với công chúng. Tuy vậy, Hoa Kỳ cho thấy một ngoại lệ kỳ lạ trong mối quan hệ giữa dân chủ hóa và tham nhũng.

Trong sự phát triển chính trị của Hoa Kỳ có một sự liên hệ kỳ lạ giữa sự tham nhũng phổ biến và mức độ tham gia dân chủ cao. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, tham nhũng có sự tương quan tích cực với một số chỉ số tổng quan của sự tham gia dân chủ. Sự tham gia suy giảm cùng với sự suy giảm thực tế của tham nhũng trong chính quyền Hoa Kỳ. Hơn nữa, sự thay thế việc quản trị có thời hạn của công dân thông qua sự bảo trợ bằng tầng lớp quản trị chuyên nghiệp là khuynh hướng thay đổi mang tính hệ thống đi cùng với sự suy giảm của tham gia chính trị.

Trong bài báo này, tôi sẽ giải thích cách thức tham nhũng diễn ra trong hành chính công đi cùng với sự mở rộng tham gia dân chủ ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 19. Sau đó, tôi sẽ xem xét sự lên án thực tiễn tham nhũng trong quản trị và các cơ chế mà thực tiễn tham nhũng nương tựa. Cuối cùng, tôi sẽ khẳng định rằng sự suy giảm tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử là một hệ quả không mong muốn của cải cách chính quyền và hành chính quốc gia của Hoa Kỳ.

Suốt phần lớn thế kỷ 19, tham nhũng đã ngự trị chính quyền Hoa Kỳ. Đồng thời, mức độ tham gia bầu cử là rất cao vào những thập kỷ sau cuộc nội chiến – trung bình khoảng 80% cử tri hợp lệ trong các cuộc bầu cử quốc gia. Các vị trí ở Quốc Hội bị cạnh tranh khốc liệt và lợi ích của các vị trí trong Quốc Hội đem lại cũng rất lớn. Bằng các luật lệ và thủ tục điều tra mới, sự tham nhũng đã suy giảm trong chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ 20. Đồng thời, tỷ lệ tham gia bầu cử cũng giảm nhanh chóng, xuống còn khoảng một nửa số cử tri hợp lệ trong các cuộc bầu cử tổng thống và một phần ba trong các cuộc bầu cử Quốc Hội vào những năm 1990. Các vị trí lập pháp và hành chính trở thành nghề nghiệp chuyên môn thay vì là các vị trí nhất thời như ở nước Mỹ vào thế kỷ 19. Các đảng phái chính trị quần chúng sống động của thế kỷ 19 đã trở thành các nhà cung cấp dịch vụ hợp pháp chuyên nghiệp cho các chính khách chuyên nghiệp trong một kỷ nguyên chính quyền trong sạch đã được phát triển vào thế kỷ 20.

Mối liên hệ tích cực giữa sự tham nhũng chính trị mang tính hệ thống và sự tham gia bầu cử ở Hoa Kỳ có phải chỉ là trùng hợp? Hay chính là sự tham nhũng chính trị ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, theo cách nào đó, là phương tiện để mở rộng sự tham gia dân chủ?


1. Tham Nhũng và Quản Lý Nhà Nước

Tại các nước dân chủ hiện nay, tham nhũng trong chính quyền là một sự nguyền rủa. Nó bị săn đuổi ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện và sự phòng ngừa nghiêm khắc đối với nó xuất hiện trong quản trị công cũng như tư pháp, với một phạm vi hẹp hơn là trong quy trình lập pháp cũng như tranh cử.

Về tham nhũng, David Rosenbloom viết: Nó “có thể được định nghĩa là sự lừa dối niềm tin của công chúng để phục vụ cho các lợi ích riêng” (Rosenbloom, p. 533). Hầu hết những người tham nhũng là những người tìm kiếm sự giàu có cá nhân hoặc thỏa mãn lợi ích của họ thông qua các hoạt động chính quyền. Ví dụ, trong vụ “Whitewater”, tổng thống và bà Clinton bị cáo buộc đã thu lợi từ các giao dịch bất hợp pháp được che dấu khỏi luật pháp trong khi ông Clinton còn là thống đốc của bang Arkansas. Khi Clinton trở thành tổng thống, sự cáo buộc đó đã dẫn đến việc bổ nhiệm một hội đồng đặc biệt độc lập để điều tra vai trò của Clinton trong vụ “Whitewater”. Tuy vậy, tham nhũng được phân biệt với các hành vi làm giàu cá nhân bất hợp pháp; nó có thể được hiểu rộng hơn như là hành vi bị phản đối nói chung. Anechiarico và Jacob đã nhận thấy:

Tham nhũng là cái tên mà chúng ta dùng cho một số sự trao đổi của một số người trong một số bối cảnh tại một số thời điểm. Việc sử dụng phổ biến khái niệm này không đòi hỏi rằng hành vi tham nhũng bị coi là bất hợp pháp; chỉ cần người nhắc đến chúng cho rằng chúng phi luân lý hoặc vô đạo đức là đủ (p.3).

Tham nhũng nói chung không cần phải giới hạn với các hành vi tư lợi hoặc trực tiếp vi phạm pháp luật. Thay vì tìm kiếm lợi ích cá nhân thông qua sự tin tưởng của công chúng, tham nhũng có thể bao gồm việc lạm dụng các quy trình công để đạt được mục tiêu chính sách không thể chấp nhận mặc dù phương tiện đã được phê chuẩn.

Vụ bê bối ở Hoa Kỳ vào giữa những năm 1980 được gọi là “Iran-Contra” đã minh họa sự lạm dụng của chính quyền. Mục đích của tổng thống Ronald Reagan là mục đích công và không phải là sự tư lợi – sự trở về của các con tin Hoa Kỳ bị giam giữ ở Lebanon và vũ trang cho những kẻ nổi loạn chống cộng sản ở Trung Mỹ. Tuy vậy, phương tiện mà người của tổng thống sử dụng là đặc biệt bất hợp pháp và nói chung được coi là vi phạm đạo đức dân chủ. Cũng như trong vụ “Whitewater”, những lời cáo buộc về vụ “Iran-Contra” dẫn đến việc bổ nhiệm một hội đồng đặc biệt độc lập.

Trong khái niệm về tham nhũng, chính quyền Hoa Kỳ cuối thế kỷ 20 không có gì khác biệt với các nước công nghiệp phát triển còn lại. Thông qua nhiều cơ chế đa dạng, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã chống lại các hoạt động tham nhũng của các cá nhân hoặc nhóm tìm cách phá hoại các quy trình bình thường để thu lợi cá nhân hay đạt được các chính sách không thể chấp nhận. Trong số các cơ chế đang hoạt động chống lại tham nhũng ở Hoa Kỳ, hội đồng độc lập được coi là mấu chốt. Các nỗ lực chống tham nhũng khác bao gồm tổng thanh tra trong các bộ của chính quyền, trách nhiệm kiểm toán và điều tra của Cục Kiểm Toán, hệ thống bảo vệ của luật công vụ, luật bảo vệ “nhân chứng” và chức năng điều tra “giám sát” của các ủy ban Quốc Hội. Từ bên ngoài chính quyền, báo chí điều tra thường xuyên theo dõi chính quyền để phát hiện các tội lỗi và tìm kiếm các câu chuyện.

2. Tham Nhũng Trong Chính Quyền Hoa Kỳ Vào Thế Kỷ 19

Trong thời kỳ sau cuộc nội chiến Mỹ (1861-65), một hệ thống thực tiễn chính trị phục vụ cho chính trị và chính quyền quốc gia Hoa Kỳ đã bị lên án là tham nhũng. Một cuộc chiến về tham nhũng kéo dài 50 năm đã thay đổi bản chất của chính quyền Hoa Kỳ và tái định hình vai trò của các đảng chính trị trong chính trị Hoa Kỳ.

Từ sau nội chiến đến đầu thế kỷ 20, thực tiễn bị lên án “tham nhũng” không chỉ đơn giản là việc thao túng niềm tin của công chúng cho lợi ích tư nhân, mặc dù lúc đó sự thu lợi cá nhân có thừa. Trái lại, chúng là một hệ thống các hoạt động sử dụng chính quyền để hỗ trợ cho các đảng phái chính trị quần chúng. Trong suốt 50 năm đó, sự lên án tham nhũng không nhằm vào sự thiếu trung thực cá nhân mà nhằm vào cỗ máy động cơ chính của hệ thống chính trị quốc gia Hoa Kỳ của thời kỳ đó. Do đó, cuộc chiến thành công chống lại tham nhũng không chỉ chấm dứt thực tiễn tham nhũng phổ biến trong chính quyền mà cũng đồng thời biến đổi chính trị cũng như chính quyền theo một cách không được lường trước.

Các Chính Đảng, Sự Sảo Trợ và Dân Chủ Tham Dự

Giành được vị trí tổng thống vào năm 1828, Andrew Jackson đại diện cho một lực lượng mới trong chính trị Hoa Kỳ. Ông là người đầu tiên ở miền Tây đạt tới vị trí cao nhất, cho đến lúc đó vẫn thuộc về các thành viên của giới thượng lưu vùng Bờ Đông và ông cũng là tổng thống đầu tiên không có liên hệ với phong cách gia trưởng của thế hệ lập quốc (Skowronek, chap. 5). Khi nói về sự thay đổi chung, địa phương và hệ tư tưởng trong chính trị Hoa Kỳ, Jackson đã hỏi rằng làm thế nào để sự thắng cử của ông được chuyển hóa vào quản lý nhà nước? Hiến Pháp cho phép ông bổ nhiệm một số bộ trưởng của vài bộ trong chính quyền liên bang, nhưng cần được Thượng Viện phê chuẩn. Còn các viên chức cấp thấp hơn đang thực hiện công việc hàng ngày của chính quyền thì sao? Jackson lên án quan niệm cho rằng những viên chức này sẽ tại nhiệm vĩnh viễn và ông chấm dứt tình trạng này trong nhánh hành pháp (White, 1965, chap. 1).

Trong bài phát biểu tại nhiệm đầu tiên, Jackson đã đưa ra học thuyết quản trị công mới. Những người được bổ nhiệm hành chính, lớn hay nhỏ, đều sẽ là những người trung thành với tổng thống và đảng thắng cử. Những người được bổ nhiệm hành chính sẽ là công cụ phản ánh ý chí của cử tri. Dĩ nhiên, hệ quả logic của chính sách nhân sự mới là mỗi đời tổng thống đều sẽ loại bỏ các viên chức do tổng thống trước đó bổ nhiệm. Trên thực tế, điều này đã được đưa ra từ khi Jefferson thắng cử vào năm 1800 nhưng chưa bao giờ được thực hiện một cách có hệ thống như dưới thời Jackson (Aronson).

Jackson đưa ra học thuyết “luân chuyển vị trí” như là khái niệm về quản trị dân chủ (Mosher, pp. 61-64). Việc bổ nhiệm chính trị và bãi nhiệm các vị trí hành chính có hai hệ quả, một đối với quản lý nhà nước và một đối với các chính đảng. Thứ nhất, việc bổ nhiệm các đảng viên vào bộ máy hành chính đảm bảo rằng các viên chức hành chính sẽ trung thành với chính sách của lãnh đạo thắng cử (Crenson, pp. 104-139). Thứ hai, Jackson và người của ông cũng tạo thành một nền chính trị Hoa Kỳ mới với các đảng quần chúng (Ceaser). Thời kỳ của Jackson bắt đầu với việc xây dựng các chính đảng quốc gia từ các tổ chức đảng của bang, mỗi đảng đều được tổ chức bởi các lãnh đạo nắm giữ sự bảo trợ. Các đảng cấp bang này kiểm soát việc lựa chọn các của bang và ứng cử viên địa phương cũng như ứng cử viên vào hai viện của Quốc Hội. Trong kỳ họp bốn năm một lần, các đảng ở bang này, tại đại hội quốc gia, lựa chọn ứng cử viên tổng thống. Do vậy, sự luân chuyển vị trí đòi hỏi trách nhiệm chính trị trong quản lý nhà nước đồng thời cũng cung cấp nguồn lực để xây dựng các đảng quần chúng.

Hệ thống đảng phái thời hậu Jackson bền vững nhờ vào khả năng phân phối sự bổ nhiệm mang tính bảo trợ cho những người trung thành, nhờ vào khả năng đưa sự mua sắm của chính quyền đến những người ủng hộ và quyền ban phát phần thưởng cho các khu vực bầu cử đã ủng hộ thông qua chính sách phân phối công. Trên thực tế, một hệ thống tham nhũng có tổ chức là nền tảng cho các tổ chức chính trị dân chủ và sự tham gia chính trị ở Hoa Kỳ.

Chính quyền Hoa Kỳ thế kỷ 19 thiếu năng lực nhưng lại phải đối mặt với nhu cầu và gánh nặng gia tăng. Họ thiếu các tổ chức quản trị hợp lý, các viên chức hành chính được đào tạo, các phương tiện truyền thông và họ chỉ có quyền lực không chắc chắn đối với sự phát triển kinh tế mới. Bằng cách sử dụng các nguồn lực của chính quyền để hỗ trợ cho bản thân, các chính đảng cũng mang đến sự trật tự cho chính quyền. Các hoạt động của đảng phái cung với các nhà hoạt động và cử tri của họ đã lấp đầy khoảng trống do chính quyền thiểu số của Hoa Kỳ tạo ra. 

Ann Orloff and Theda Skocpol cho rằng mức độ xuất hiện dân chủ trong sự phát triển nhà nước quyết định số lượng nguồn lực công mà các chính đảng có thể khai thác. Họ viết:

Tại một số nước Châu Âu phong kiến, sự hành chính hóa nhà nước diễn ra trước sự xuất hiện của chế độ dân chủ bầu cử… Khi các đảng tranh cử cuối cùng cũng xuất hiện tại các quốc gia đó thì họ không thể tiếp cận “bổng lộc của chức vụ”, và do đó phải đưa ra các kêu gọi cương lĩnh… Nhưng ở những nước mà chính trị dân cử diễn ra trước sự hành chính hóa nhà nước… các đảng phái có thể sử dụng các chức vụ cũng như chính sách của chính quyền làm sự bảo trợ (p. 731).  

Từ những năm 1820 đến năm 1900, những đảng phái bảo trợ Hoa Kỳ đã có thể giao tranh như thể họ có một đạo quân lớn (Jensen, p. 11). Các cử tri có liên hệ mạnh mẽ với chính đảng lớn này hay chính đảng lớn khác, hệ quả là nếu như việc bỏ phiếu cho đảng đối thủ là bất khả thi thì cử tri cũng không chú ý đến sự khó chịu đó. Cho đến cuối thế kỷ, phiếu bầu vẫn do các chính đảng tự in ra và chỉ có ứng cử viên của bản thân. Cử tri lựa chọn phiếu bầu của đảng này hay đảng khác và trên thực tế là bỏ phiếu thẳng cho đảng ấy. Do vậy, vào ngày bầu cử, mối quan tâm chính của mỗi đảng là tối đa hóa số cử tri đi bỏ phiếu trong số những người trung thành với họ.

Sự quan trọng của số lượng cử tri đi bầu có thể thấy trong những thắng lợi sít sao của các kỳ bầu cử tổng thống từ năm 1868 đến 1900. Chỉ có hai trong số chín kỳ bầu cử bốn năm một lần có thắng lợi chênh lệch hơn 5% tổng số phiếu bầu cho đảng Cộng Hòa hoặc đảng Dân Chủ. Ba kỳ có thắng lợi chỉ chênh lệch dưới 1% tổng số phiếu bầu cho cả hai đảng (Keller, p. 545). Thêm vào đó, sự tương quan đảng phái trong Quốc Hội cũng thay đổi qua các kỳ bầu cử. Khi những căng thẳng về nội chiến và Tái Thiết qua đi, trận chiến chính trị trở thành đấu tranh giữa các cỗ máy đảng phái để tối đa hóa số cử tri đi bầu trong một bối cảnh không có sự khác biệt về hệ tư tưởng hay có các vấn đề chia rẽ.

Cho đến lúc đó, các đảng phải sử dụng một đạo quân nhân viên đảng phái để đảm bảo số cử tri đi bầu và cung cấp người cho các điểm bỏ phiếu vào ngày bầu cử. Morton Keller nhận thấy: “Phương kế máy móc mong manh của chính trị mang tính tổ chức chiếm ưu thế so với các vấn đề quốc gia chủ chốt” (Keller, p. 544). Nhân viên đảng phái tụ tập ở các điểm bỏ phiếu tạo ra cho đảng cơ hội hối lộ hay lôi kéo cử tri vào phút chót. Giữa các kỳ bầu cử, các đảng duy trì sự trung thành của cử tri thông qua các báo chí dành cho đảng viên và thông qua việc phân phát lợi ích. Cho đến cuối thế kỷ 19, hầu như mọi tờ báo Hoa Kỳ đều liên kết với đảng phái và phần lớn ấn phẩm của họ được các tổ chức đảng quốc gia hay bang phân phát (ví dụ, xem Abbott). Trong một thời kỳ không có chính sách phúc lợi, các tổ chức đảng phái là người cung cấp dịch vụ, người ban phát đặc ân và văn phòng tuyển dụng.   

Do đó, các đảng phái không chỉ đơn giản là cỗ máy phân phối các lợi ích cụ thể để phục vụ cho bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng lấp đầy những khoảng trống trong chính sách công có thể được cung cấp ở đâu đó tại phương Tây bằng cách mở rộng nhà nước phúc lợi xã hội. Ví dụ, khi mà các bộ máy đảng đô thị ở Hoa Kỳ cung cấp nhiều loại lợi ích giống như phúc lợi cho những người nhập cư mới từ Ireland, Đông Âu và miền bắc Italy, chính quyền trung ương ở Anh và Tây Âu cũng bắt đầu phổ quát hóa chính sách phúc lợi cho công dân của họ. Sự bảo trợ là lợi ích trung tâm được các đảng phái phân phát cho người trung thành. James C. Scott đã viết:

Bằng cách khai thác sự theo đuổi công cộng để cung cấp các vị trí có thể thỏa thuận theo các tiêu chí chính trị, bộ máy đảng phái thu được công cụ cần thiết để duy trì kỷ luật và sự gắn kết bên trong. Các nhóm và cá nhân khác nhau kết hợp thành đảng phái được gắn kết bằng các phần thưởng vật chất như là sự bảo trợ, đồng thời những vị trí này cũng đem đến cho đảng phái các cán bộ đảng, họ là những người thường trực của tổ chức và chịu trách nhiệm về những mệnh lệnh của lãnh đạo (p. 1151).

Do vậy, các chính đảng duy trì một đạo quân các nhà hoạt động sẵn sàng làm việc cho ứng cử viên của đảng, ủng hộ báo chí của đảng và duy trì sự trung thành của cử tri dựa trên lợi ích. Làm sao các chính đảng này có thể cung cấp tài chính cho những hoạt động quy mô lớn đó? Khả năng của đảng thắng cử trong việc bổ nhiệm những người trung thành với họ vào các vị trí trong chính quyền đã mang lại cho đảng phái cả khả năng tặng thưởng tức thời cho người trung thành cũng như nguồn tài chính đáng tin cậy. Trong hệ thống của Jackson, mỗi vị trí đều đi kèm với nghĩa vụ về khoản phần trăm cho chính đảng và nguồn thu đó trở thành nền tảng cho ngân quỹ của đảng. 

Điều mà Jackson khởi sự vào cuối những năm 1820 đã trở thành quy tắc trong phần còn lại của thế kỷ. Summers viết

Vào năm 1896, chính quyền thực hiện việc bãi nhiệm và bổ nhiệm quy mô lớn mỗi khi tổng thống mới nhậm chức… Không tổng thống nào có thể để đối thủ tiếp tục tại nhiệm và triển khai chính sách của họ. Trong một hệ thống đảng phái dựa trên lòng trung thành, với cấp bậc giống như cấp bậc quân sự … người thắng cử có thể không tin rằng những người thất cử sẽ hành động chân thành, nhưng hơn thế nữa, họ không thể tin rằng người của họ sẽ trung thành mà không… có phần chia.” (Summers, p. 89).

Nhu cầu của đảng phái đối với nguồn lực của chính quyền – việc làm và hợp đồng – dẫn đến sự phát triển của chính quyền. Xã hội và kinh tế Hoa Kỳ đã thay đổi vào cuối 1/3 thế kỷ 19, công việc của chính quyền trở nên phức tạp hơn. Tuy vậy, sự tăng trưởng của chính quyền trong thời gian đó không hoàn toàn dựa trên các chức năng được mở rộng bởi vì khi mà bối cảnh trở nên phức tạp hơn thì bản thân chính quyền đã không mở rộng nhanh chóng phạm vi chính sách đối với xã hội và kinh tế cho đến thế kỷ 20.

Do đó, điều hợp lý là xem xét nhu cầu tổ chức của đảng phái như là nguyên nhân sự phát triển của chính quyền. Từ năm 1871 đến 1881, số lượng nhân viên của chính quyền liên bang đã tăng gấp đôi, từ 51.000 lên 100.000 và vào năm 1891, số lượng nhân viên đã tăng lên 157.442 (Cục Thống Kê, p. 710). Nhân viên chính quyền đã phình ra ở hầu như mọi địa phương. Ví dụ, ở thành phố New York, có 140.000 nhân viên chính quyền, địa phương, bang và liên bang – chiếm 1/8 số cử tri (Keller, p.239).

Chương trình chi tiêu lớn nhất của chính quyền liên bang vào cuối thế kỷ 19 đáp ứng được cho một chính đảng và đó chính là mô hình sử dụng nguồn lực của chính quyền cho lợi ích của đảng viên. Trợ cấp cho cựu chiến binh phe Liên Bang và người phụ thuộc, gắn kết một số lượng người khổng lồ cho đảng Cộng Hòa và tổ chức liên kết của họ, Đại Quân Cộng Hòa, nhóm gây sức ép lớn nhất thời đó. Trợ cấp cho cựu chiến binh chiếm 34% ngân sách liên bang vào năm 1890 và cục trợ cấp quản lý chính sách này có 6.241 nhân viên vào năm 1991. Vào năm 1900, 753.000 cựu chiến binh và 241.000 người phụ thuộc được nhận trợ cấp. Thêm vào đó: “Một cơ sở hạ tầng trợ cấp lớn và các đại lý nhận, luật sư về trợ cấp [khoảng 60.000 vào năm 1898], các ban y tế và 4.000 phẫu thuật viên phục vụ cho hệ thống phúc lợi liên bang quy mô lớn đầu tiên này” (Keller, 311).

Từ một góc độ, chính quyền Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 đã quản trị dựa trên sự tham nhũng. Tuy vậy, nếu tham nhũng là “sự lừa dối niềm tin của công chúng để mưu lợi riêng,” thì điều đã diễn ra trong chính quyền Hoa Kỳ phức tạp hơn tham nhũng hiện đại. Chúng đã lợi dụng “niềm tin của công chúng” để cung cấp năng lượng cho bộ máy chính trị dân chủ ở Hoa Kỳ. Vào cuối những năm 1890, nhà khoa học chính trị Henry Jones Ford coi những bổng lộc này giống như tiền tệ, mà nhờ vào đó các tổ chức phân tán trong phạm vi các đảng phái củng cố bản thân và thực hiện công việc của họ. “Các nghị sĩ, cũng như các lãnh đạo đảng phái ở bang và địa phương của họ trở thành người môi chức quyền, tìm kiếm và chi tiêu khoản tiền tệ bổng lộc” (Trích dẫn của White, Repub. Era, pp. 7-8). Trong khi rõ ràng là có sự lạm dụng đồng thời niềm tin của công chúng cho lợi ích riêng thì mục tiêu trung tâm của các đảng phái chính trị dựa trên nguồn lực của chính quyền là vận hành một hệ thống tham gia đã khiến Hoa Kỳ thế kỷ 19 trở thành một xã hội dân chủ chính trị nhất vào thời đó. Do đó, tham nhũng, được gọi là “hệ thống bổng lộc”, là phương tiện để mở rộng các mục tiêu công của chính quyền – ngay cả khi bằng các phương tiện phi pháp và phi chính thống.

Đảng Phái và Chính Quyền

Hiến Pháp Hoa Kỳ năm 1787 đã tạo ra một chính quyền cho nước cộng hòa nông nghiệp. Không có sự thay đổi căn bản trong quyền lực và tổ chức thì chính quyền này sẽ không phù hợp với sự trỗi dậy của công nghiệp và chủ nghĩa tư bản tập thể, một gia tăng dân số nhanh chóng, sự gia tăng đô thị và sự phát triển của vận tải. Sự trỗi dậy của các cỗ máy đảng phái theo cách nào đó đã hướng tới việc cung cấp các phương tiện để mở rộng phạm vi của chính quyền trong xã hội và kinh tế. Nhà sử học Mark Summer nhận thấy: “Ông chủ, sự vận động hành lang có tổ chức, các nhà thầu lắm mánh khóe, tất cả đều thấy rằng sự phát triển của họ vướng vào một chính quyền nhỏ, giới hạn, với các quan chức dân cử không, không thể làm tất cả những công việc được kỳ vọng một cách có hiệu quả hay toàn diện” (Summers, p. x).

Chính quyền nhỏ, chính thống, giữa một xã hội và nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng được bổ sung bằng các chính đảng quần chúng, với gốc rễ tổ chức ở các bang và địa phương, các lãnh đạo khéo léo của họ - “những ông chủ,” với binh đoàn đảng viên tích cực cũng như các doanh nhân trung thành về chính trị với họ. Theodore Lowi khái quát chính quyền quốc gia trong thời kỳ này là là nhà nước phân phối, có nghĩa là vai trò chính của chính quyền liên bang là thúc đẩy kinh tế quốc gia bằng việc phân phối trợ cấp và phần thưởng (Lowi, chap. 1). Minh họa nổi bật cho chính sách công của nhà nước phân phối là sự trợ cấp cho việc xây dựng đường sắt đi về phía tây bằng cách giao đất công cho các công ty đường sắt.

Trợ cấp của chính quyền được phân phối thông qua các doanh nhân trung thành với đảng nắm quyền và là một dạng khác của sự bảo trợ chính trị. Những trợ cấp này, như việc cấp đất cho đường sắt, tạo thành sự trao đổi mà qua đó chính quyền liên bang khuyến khích doanh nhân và nhà đầu tư thực hiện các dự án lớn. Do vậy, không cần đến năng lực hành chính để lập kế hoạch và triển khai các dự án, chính quyền vẫn có thể hỗ trợ việc xây dựng một cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ cho việc mở rộng chủ nghĩa tư bản công nghiệp – kênh rạch, đường xá, bưu điện và đường sắt.

Hợp đồng của chính quyền đóng vai trò kép đối với chính quyền, đạt được mục tiêu chính sách đồng thời cũng cung cấp việc làm và nguồn tài chính cho các đảng chính trị. Làn sóng xây dựng các tòa nhà công cộng lớn đáng chú ý vào cuối thế kỷ 19 cũng liên quan. Từ tòa thị chính thành phố, tòa nhà nghị viện tới tòa nhà trung tâm bang và các tòa nhà liên bang lớn, hai thập kỷ trước năm 1900 đã tạo thành thời đại vàng của kiến trúc công cộng ở Hoa Kỳ. Hầu như mọi thành phố đều được thiết lập vào cuối thế kỷ 19 đều có một tòa nhà nghị viện hoặc thị chính lộng lẫy ở trung tâm. Những tòa nhà này dường như báo hiệu một chính quyền mới đang trỗi dậy, một chính quyền quyền lực hơn và đế quốc hơn nước cộng hòa nông nghiệp. Tuy vậy, chìa khóa để hiểu được sự huy hoàng mỹ thuật – và chi phí – của những tòa nhà này là ghi nhận rằng những dự án đó là tham nhũng như chúng được dự báo.

Thông qua các hợp đồng xây dựng, chính quyền đáp ứng cho các doanh nhân trung thành về chính trị và các tổ chức đảng phái phục vụ như là văn phòng tuyển dụng để cung cấp công nhân cho công việc xây dựng. Bên cạnh đó, để lại quả cho các hợp đồng nhận được, doanh nghiệp trả các khoản phần trăm cho chính khách và lãnh đạo đảng phái. Những hệ quả của mối quan hệ phức tạp, mang tính cộng sinh giữa chính quyền, đảng phái và doanh nghiệp có thể được dự báo theo quy mô.  Morton Keller viết: “Các nhà thầu trúng thầu chia sẻ lợi nhuận từ giá cả được kê cao bừa bãi với các chính khách. Tòa nhà Tòa Án Hạt New York… tốn phí gấp bốn lần tòa nhà Nghị Viện của Anh Quốc. Hơn 13.000.000 dollar [170 triệu dollar vào năm 1998] đã được chi cho việc xây dựng tòa nhà này từ năm 1869 đến 1871 và tòa nhà không bao giờ được hoàn thành” (Keller, p. 240).

Tóm tắt lại lập luận cho đến thời điểm này, chính trị Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 đã chuyển giao có hệ thống nguồn lực công từ chính quyền sang các đảng phái chính trị. Hệ quả là các đảng phái có thể được coi bản thân họ như người thực hiện các chức năng công thiết yếu. Họ tạo ra sự tham dự chính trị rộng rãi bằng cách kết nối các lợi ích cụ thể với hành động chính trị của các cá nhân. Họ khiến cho các cuộc bầu cử giống như được thực hiện trong dân chủ, kết nối sự lựa chọn của cử tri với hành động của chính quyền. Cuối cùng, họ còn tạo cho chính quyền tối thiểu cơ hội để sử dụng các đảng phái quốc gia và các hệ thống tổ chức của họ như là phương tiện để thực thi chính sách. Mặc dù vậy, tất cả đều có giá của nó. 


3. Chống Lại Tham Nhũng Trong Chính Quyền

Vào cuối thế kỷ 19, Moise Ostrogorski cho rằng mục tiêu chính của chính quyền Hoa Kỳ đã trở thành sự duy trì tổ chức đảng phái. Ông bình luận rằng các đảng phái đã kết nối những hệ thống quyền lực phân tán thành chính quyền thống nhất, nhưng thay vì là một chính quyền hiệu quả hơn, điều mà sự thống nhất hướng tới là “sự bán rẻ bảo trợ tổng thống cho các nghị sĩ,” và ai đó nói thêm, cho các đảng phái (Ostrogorski, pp. 285-6). Liệu sự đóng góp của các đảng phái cho dân chủ có xứng đáng với chi phí tham nhũng đi kèm với hệ thống mà xã hội phải gánh chịu? Trong vài thập kỷ cuối của thế kỷ 19, sự phê phán việc bảo trợ và các đảng phái đã đi đến kết luận là phí tổn trong tham nhũng và sự lãng phí của những đảng phái đó vượt xa sự đóng góp cho dân chủ và chính quyền của họ.
 
Cuộc thánh chiến phá hủy bảo trợ chính trị trở nên cuồng nhiệt trong chính trị Hoa Kỳ sau năm 1870. Nếu như ai đó cho rằng phong trào cải cách chỉ đề cập tới việc gia tăng hiệu quả của chính quyền thì sự say mê của những người cải cách sẽ không thể cắt nghĩa được. Nhưng nếu người ta hiểu rằng mục tiêu là thanh tẩy chính quyền về đạo đức thì người ta sẽ hiểu được sự say mê đi cùng với cuộc cải cách. Nhân vật nổi bật trong cuộc cải cách công vụ là George William Curtis, chủ tịch của Liên Hiệp Cải Cách Công Vụ (NCSRL). Khu vực bầu cử của ông ta bao gồm các công dân bản địa thượng lưu và phần trên của tầng lớp trung lưu. Curtis tìm cách thay đổi hệ thống phần thưởng đã gắn kết các chính đảng với chính quyền, nó cũng đã vô tình đã mở cửa công việc chính quyền cho các công dân ở tầng lớp thấp hơn. Ông ta giải thích rằng mục tiêu của cải cách không phải chỉ là tuân thủ những quy định thi cử nhất định. Đó phải là sự chỉnh đốn tham nhũng trong chính trị và khôi phục các chính đảng cho chức năng thực sự của chúng, tức là… các chính sách quốc gia” (White, p. 298).

Những người cải cách dịch vụ công áp đặt một hệ thống thi cử công chức đảm bảo rằng những người gia nhập công sở đạt đủ điều kiện để quản lý. Để củng cố “hệ thống tài năng” đó, họ cũng tìm cách bảo vệ công chức trước sự phân biệt đối xử chính trị trong các quyên góp cho đảng phái và bãi nhiệm vì lý do chính trị. Cuộc cải cách chỉ đạt được thành công nhỏ nhoi với sự thông qua Luật Pendleton 1883, chịu ảnh hưởng của các cuộc cải cách Northcote-Trevelyan trước đó ở Anh Quốc. Đạo luật này thiết lập các kỳ thi cạnh tranh và tạo ra một ủy ban công vụ do tổng thống chỉ định để thực hiện các kỳ thi đó cũng như áp dụng kết quả của chúng. Luật này cũng cụ thể hóa rằng “không bất cứ cá nhân nào trong công vụ… có nghĩa vụ quyên góp chính trị cho bất cứ quỹ chính trị nào,” và “không bất cứ cá nhân nào trong công vụ có quyền sử dụng quyền lực chính thống hay ảnh hưởng của anh ta để áp đặt hành động chính trị của bất cứ ai….” (Mosher, pp. 56-7).
Thành công ban đầu của những người cải cách còn hạn chế bởi vì tỷ lệ công vụ mà hệ thống tài năng mới bao quát còn nhỏ. Tuy vậy, đạo luật đã mang lại cho tổng thống quyền mở rộng số lượng các vị trí mà hệ thống tài năng bao quát. Trong hơn hai thập kỷ tiếp đó, các tổng thống đã thường xuyên mở rộng phạm vi bao quát của luật. Vào năm 1891, 22% công chức của chính quyền liên bang nằm trong phạm vi thi công chức. Vào năm 1900, 44% công chức thuộc phạm vi đó và vào năm 1910 thì tỷ lệ đó tăng lên 57% (Cục Thống Kê Hoa Kỳ, p. 710). Trên thực tế, theo các quy tắc công vụ mới, phần thưởng của sự bảo trợ và tư cách đảng viên đã góp phần mở rộng phạm vi bao quát của hệ thống tài năng. Các tổng thống lần lượt kết thúc nhiệm kỳ với các mệnh lệnh mở rộng phạm vi bao quát của hệ thống tài năng đối với các vị trí mà ông đã lấp đầy bằng sự bảo trợ vào lúc khởi đầu nhiệm kỳ.

4. Nền Cộng Hòa Cải Cách: Quản Trị Chuyên Nghiệp và Sự Suy Giảm Của Tham Dự

Các nhà cải cách công vụ đã thay đổi nhận thức của công chúng về đặc trưng của chính trị và chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Sự chính trực thay thế cho sự đại diện và hiệu quả thay thế cho sự thông cảm. Việc phân phối chức vụ cho đảng viên hay đòi hỏi công chức đóng góp tiền cho đảng không còn là hợp pháp (Mosher, pp. 64-79). Các đảng phái bị buộc phải tìm ra các nguồn lực thay thế. Trong quá trình tìm kiếm nguồn lực thay thế, bản thân các đảng phái cũng thay đổi. Dưới hệ thống bổng lộc, các chính đảng liên kết qua lại với các khối cử tri lớn theo hai cách. Thứ nhất, đảng được tổ chức để kích thích sự tham gia ở mức độ rất cao, cả thông qua bầu cử lẫn các trong các hội thảo chính trị thường xuyên của đảng viên, các cuộc tranh luận và diễu hành đặc trưng cho thời kỳ đó. Thứ hai, tổ chức đảng được đảm bảo bằng sự phân phối rộng rãi các bổng lộc chính trị theo cấp bậc trong đảng. Hệ thống mới sau cải cách sẽ kết nối các đảng với tầng lớp thượng lưu kinh tế đồng thời tách họ khỏi cử tri quần chúng.

Nguồn Lực Mới và Các Đảng Phái Đã Thay Đổi

Hệ thống nguồn lực mới được đảng Cộng Hòa và lãnh đạo của họ, Mark Hanna, phát kiến trong cuộc bầu cử năm 1896, đó là một sự phản ứng lại lệnh cấm yêu cầu công chức đóng góp chính trị của cuộc cải cách công vụ. Trong cùng năm đó, đảng Dân Chủ đề cử William Jennings Bryan, một người bảo vệ quyền lợi cho nông dân và chỉ trích các chủ ngân hàng cũng như doanh nghiệp lớn. Đảng Cộng Hòa sử dụng nỗi ám ảnh do lập trường bài kinh doanh của Bryan để gây quỹ được một khoản tiền khổng lồ từ các doanh nghiệp nhằm tài trợ cho chiến dịch tranh cử của đảng Cộng Hòa. Khi hướng tới các khoản đóng góp tài chính của doanh nghiệp, đảng Cộng Hòa đã tìm thấy một mỏ vàng, có thể nói như vậy (Martin, pp. 84-87). Sự sáng tạo trong việc gây quỹ đã tạo ra một nguồn lực ổn định đảm bảo cho đảng phái, nguồn lực đó cũng dần dần thay thế cho các bổng lộc. Hệ quả của hệ thống nguồn lực mới là các đảng phái trở nên gắn bó với tầng lớp thượng lưu kinh doanh chặt chẽ hơn và dần dần đại diện cho các lợi ích chính trị của họ, cả đảng Dân Chủ cũng như đảng Cộng Hòa.

Một sự thay đổi khác trong hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ cũng được củng cố bằng nguồn tiền mới của lĩnh vực kinh doanh là sự trỗi dậy của truyền thông giải trí cũng như các kênh tin tức quốc gia đại chúng. Vào những năm 1880, báo chí chuyển hóa từ các hoạt động quy mô nhỏ của đảng phái, được các đảng phái tài trợ, thành hoạt động kinh doanh phát đạt, xuất bản các tờ báo chính trị độc lập lớn hơn và nhiều màu sắc hơn. Công nghệ in ấn mới cũng như sự phát triển nhanh chóng của các hãng quốc gia đang tìm kiếm kênh quảng cáo đã thúc đẩy sự thay đổi trong ngành báo chí. Số lượng và số kỳ xuất bản của báo chí đã bùng nổ trong nửa thế kỷ, từ nội chiến cho đến năm 1914. Vào năm 1860, Hoa Kỳ có 387 nhật báo với tổng số ấn bản phát hành là 1.478.000. Vào năm 1914, Hoa Kỳ có 2.580 nhật báo với tổng số phát hành là 28.777.000 (Cục Thống Kê, p. 500). Trong cùng nửa thế kỷ đó, số lượng phát hành của báo chí đã tăng gấp gần 20 lần, dân số tăng gấp 3 lần (Cục Thống Kê, p. 1). Với nguồn tiền dồi dào mới, các chính đảng đã phát hiện ra rằng quảng cáo qua báo chí là sự thay thế lý tưởng cho đạo quân nhân viên đảng phái, những người khuyến khích cử tri đi bỏ phiếu trong các kì tranh cử của thế kỷ 19. Do đó, hệ quả là hệ thống bổng lộc chấm dứt, bản chất tranh cử của đảng chính trị thay đổi ngay khi nguồn tài chính của đảng đã thay đổi. Khi đánh mất tổ chức dựa trên sự bảo trợ để tiến hành các chiến dịch tranh cử theo kiểu quân sự của thế kỷ 19, các đảng phái dần dần áp dụng chiến dịch tranh cử theo kiểu quảng cáo phù hợp với nguồn tiền từ doanh nghiệp (Jensen).

Ngay khi cơ sở của đảng phái tách khỏi các tổ chức quần chúng quy mô lớn, vai trò của họ trong việc cung cấp dịch vụ cho các cử tri trung thành cũng suy giảm. Trong thời kỳ chính quyền nhỏ ở Hoa Kỳ, các bộ máy đảng đã cung cấp dịch vụ cho người nghèo, người thất nghiệp và người nhập cư mới. Sau năm 1900, chính quyền bang và địa phương đã dần dần cung cấp một số dịch vụ xã hội, cùng với các tổ chức từ thiện tư nhân, như nhà tạm trú, xây dựng một mạng lưới an sinh xã hôi tối thiểu để thay thế cho vai trò phân phối phúc lợi của tổ chức đảng.

Thắng Lợi Của Người Cải Cách Trước Tham Nhũng

Những người cải cách đã thắng lợi trong cuộc chiến chống lại tham nhũng và kém hiệu quả trong chính trị Hoa Kỳ, hoàn toàn ở cấp quốc gia và không hoàn toàn ở các chính quyền thành phố vào Thế Chiến I. Họ đã cải cách nhánh hành pháp liên bang và áp dụng khái niệm công chức chuyên nghiệp. Ở cấp địa phương, họ đã áp dụng khái niệm chính quyền thành phố phi đảng phái và người quản lý thành phố chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, họ đã khởi sự một ngành nghiên cứu hành chính công của Hoa Kỳ để phục vụ cho việc gia tăng hiệu quả của quản lý nhà nước “để mở đường cho chính quyền,” như Woodrow Wilson đã viết trong luận văn cổ điển của ông, “Nghiên Cứu Về Hành Chính” (p. 485). Cuối cùng, những người cải cách đã tạo ra các chương trình nghiên cứu và đào tạo để giáo dục các công chức chuyên nghiệp, những người sẽ quản lý chính quyền hiệu quả và bảo vệ nói khỏi sự đồi bại của bổng lộc.

Theo ngôn ngữ của người cải cách, sự chấm dứt của tham nhũng trong chính quyền Hoa Kỳ sẽ đảm bảo rằng chính quyền gần gũi với người dân. Tuy vậy, một nghịch lý đã xuất hiện. Như James Morone đã nhận thấy: “chính quyền sẽ vừa quay lại với dân chúng vừa xa cách họ và nằm trong tay của các chuyên gia” (Morone, p.98). Theo một cách thỏa hiệp nhanh chóng, hệ thống bổng lộc đã hiện thực hóa lý tưởng của Andrew Jackson về hệ thống hành chính “luân chuyển vị trí”, thông qua đó các công dân bình thường hiểu được sự phục vụ của chính quyền trong thời gian tương đối ngắn. Trái lại, một chính quyền được cải cách và có trật tự hơn sẽ nằm trong tay của những người chuyên nghiệp. Những người cải cách đã định nghĩa lại quan hệ giữa chính quyền và nhân dân. Thay vì để công dân trực tiếp tham gia vào chính quyền, những người cải cách tạo ra một chính quyền sẽ phục vụ cho công dân tốt hơn. Với bổng lộc, các công dân đã tham gia vào chính trị và chính quyền. Với cải cách, công dân trở thành khách hàng.

Đáng chú ý là có bằng chứng cho thấy mục đích phục vụ công dân – hay cử tri – như khách hàng đã khuyến khích chính khách tấn công sự bảo trợ và tham nhũng. Vào cuối thế kỷ 19, bưu điện là một trong những lĩnh vực lớn được bảo trợ đảng phái của chính quyền liên bang. Hầu như toàn bộ hệ thống thu gom và phát trả thư ở nông thôn đều dựa trên sự bảo trợ dưới dạng bổ nhiệm chính trị các trưởng bưu cục cấp 4. Tuy vậy, vào năm 1890, một đạo luật của Quốc Hội đã biến hệ thống đó thành một hệ thống chuyển phát tự do ở nông thôn với nhân sự được lựa chọn bằng thi tuyển và chấm dứt sự bảo trợ. Sự chấm dứt bổng lộc và thiết lập sự chuyên nghiệp không do các nhà cải cách khởi sự mà do các nghị sĩ Quốc Hội tìm cách gia tăng dịch vụ cho cử tri của họ (Kernell and McDonald).

Do vậy, các đảng phái và chính khách đã thay đổi khi cuộc cải cách công vụ và hành chính chấm dứt bổng lộc trong chính quyền. Để thích nghi với sự tranh cử theo phong cách quảng cáo, các đảng phái chi một số tiền lớn cho quảng cáo trên báo chí, pamphlet và sách tranh cử. Đồng thời, một khuynh hướng rắc rối cũng xuất hiện. Sự tham gia của cử tri bắt đầu suy giảm trong chính trị Hoa Kỳ vào thế kỷ 20.

Vào đỉnh điểm của thời kỳ bổng lộc ở Hoa Kỳ, các đảng phái chính trị được củng cố bằng một hệ thống tham nhũng đã khuyến khích tỷ lệ cử tri đi bầu cao – tỷ lệ trên những người có quyền bỏ phiếu. “Bổng lộc” dưới dạng bổ nhiệm bảo trợ, hợp đồng cho các doanh nghiệp ủng hộ chính trị và chính sách phân phối như trợ cấp, hướng vào cử tri đảng viên, đã tạo ra các phần thưởng mạnh mẽ cho tổ chức đảng để gia tăng số lượng cử tri đi bầu như là phương tiện để thắng cử và tiếp tục kiểm soát bổng lộc. Đồng thời các tổ chức đảng lớn được đảm bảo bằng bổng lộc cũng cung cấp các đạo quân đảng viên có năng lực về hoạt động quần chúng để tổ chức cho cử tri đi bầu cử. Tuy vậy, sự suy giảm của bổng lộc do cải cách chính quyền đã đe dọa mối quan hệ giữa tham nhũng và tỷ lệ người bỏ phiếu. Bảng 1 cho thấy khuynh hướng của số cử tri bỏ phiếu ở các bang không phải miền bắc trong thế kỷ sau nội chiến
Bảng 1
Tỷ Lệ Bỏ Phiếu Ở Các Bang Không Phải Miền Nam Trong Các Kỳ Bầu Cử Tổng Thống, 1868-1948
(Dữ Liệu Của Burnham, p. 30)


Tỷ lệ bỏ phiếu
1868-1880
82.6
1884-1896
85.4
1900
84.1
1904-1916
73.6
1920-1948
60.6

Sự suy giảm tỷ lệ cử tri bỏ phiếu ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 là một hiện tượng phức tạp (xem Burnham, chap. 1). Không có lời giải thích đơn lẻ nào có thể giải thích được cho toàn bộ sự suy giảm nhưng tương quan nhất thời của sự suy giảm với sự gia tăng của việc chống lại bổng lộc, phong trào cải cách hành chính công là rõ ràng. Nói một cách khái quát về mối liên hệ nhân quả, chúng ta có thể thấy sự tương đối phù hợp giữa giả định và phương pháp của phong trào cải cách với những thay đổi hệ quả trong đảng phái, điều đã giải thích hợp lý sự suy giảm của tỷ lệ người đi bầu cử. Khi khiến cho chính quyền phục vụ nhân dân tốt hơn, các nhà cải cách đã tạo ra một chính quyền – và quy trình chính trị - hoàn toàn xa cách cử tri, so với quy trình chính trị định hướng bằng bổng lộc cũ. Khi sự bảo trợ chính trị quan trọng là “bổng lộc” của người thắng cử, các đảng phái có phần thưởng mạnh mẽ để thúc đẩy số lượng cử tri đi bầu. Tuy vậy, khi sự bảo trợ suy thoái và sự phục vụ của chính quyền được chuyên nghiệp hóa theo như sự cải cách, phần thưởng của các đảng phái trong việc thúc đẩy bầu cử cũng giảm đi.

Dĩ nhiên, lợi ích của phong trào cải các đối với hành chính công là rất lớn. Viên chức hành chính của chính quyền trở thành người làm nghề chuyên môn thay vì các công dân tích cực chính trị “luân chuyển vị trí”. Chính quyền, như đã mở rộng vào thế kỷ 20, đòi hỏi ngày càng nhiều sự phục vụ của những người được giáo dục và chuyên môn hóa. Hệ thống công vụ mà cải cách đã tạo ra đã thích nghi nhanh chóng với những đòi hỏi thay đổi của công việc nhà nước. Sự bảo trợ là hệ thống nhân sự dựa trên giả định rằng công dân bình thường cũng phù hợp với công việc nhà nước. Những yêu cầu của chính quyền thế kỷ 20 đã khiến cho giả định đó trở thành lỗi thời. Tuy vậy, đồng thời, chúng ta cũng nhận thấy rằng những thay đổi trong hành chính công của Hoa Kỳ, nhấn mạnh vào tài năng và chấm dứt thực tiễn tham nhũng, cũng xóa bỏ vai trò tích cực của công dân trong chính quyền ngay cả khi chúng mở rộng chất lượng sự phục vụ của chính quyền cho công dân.

Song song với những sự thay đổi của hành chính công từ bảo trợ sang chuyên nghiệp, các đảng phái chính trị Hoa Kỳ và sự tranh cử của họ cũng thay đổi từ thúc đẩy cử tri quần chúng đi bầu cử sang quảng cáo chính trị dựa trên truyền thông. Khi chính trị đảng phái Hoa Kỳ trở nên phụ thuộc vào việc thuyết phục các cử tri theo cùng một cách như quảng cáo thương mại, cử tri trở nên ít có liên hệ gần gũi với đảng phái, tuyển cử và bỏ phiếu.

5. Kết Luận

Liệu tham nhũng có nhất thiết là kẻ thù của dân chủ? Con đường phát triển của những xã hội công nghiệp phát triển nhất cho thấy rằng sự tham nhũng phổ biến suy giảm khi trách nhiệm của chính quyền gia tăng và sự tham gia cũng nhưng tranh cử được mở rộng. Tuy vậy, trường hợp Hoa Kỳ là một ngoại lệ đáng chú ý so với kịch bản chung đó. Bài báo này lập luận rằng sự phát triển chính trị ở Hoa Kỳ thể hiện mối quan hệ hệ thống giữa tham nhũng chính trị, đảng phái quốc gia và tham gia dân chủ.

Định nghĩa truyền thống về tham nhũng chính trị là sự lạm dụng niềm tin của công chúng để thu lợi riêng. Tuy vậy, vào thế kỷ 19 ở nước Mỹ, tham nhũng có vai trò phức tạp hơn nhiều. Ở Hoa Kỳ, điều đó dẫn đến việc chiếm dụng các nguồn lực của chính quyền để phục vụ cho các đảng phái quần chúng, ngược lại các đảng phái này lại sử dụng nguồn lực đó để mở rộng sự tham gia chính trị và cung cấp một số chức năng cộng cộng, cùng với sự làm giàu cá nhân. Bên cạnh đó, chính trị Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 chính thức gắn kết tham nhũng với dân chủ. Các chính khách hàng đầu như tổng thống Andrew Jackson và Martin Van Buren đã lập luận rằng bản thân chính quyền là lĩnh vực chính trị và tình cảm quần chúng và chức vụ cũng như sự bảo trợ nên được phân phối cho công dân vì lợi ích của họ. Do vậy, các đảng phái nhận được khái niệm chính thể dân chủ, mà nghịch lý là hợp pháp hóa tham nhũng.

Thực tế, cuộc chiến cải cách đã phá hủy tính hợp pháp của tham nhũng trong chính trị Hoa Kỳ. Sự thúc đẩy này đã tạo ra một nền hành chính công chuyên nghiệp cho chính quyền Hoa Kỳ. Nhưng song song với sự phát triển đó, bản thân các đảng phái đã thay đổi tổ chức và chức năng của họ. Vai trò là tổ chức quần chúng để thúc đẩy sự tham gia bầu cử của họ đã suy giảm, họ bị biến thành một tổ chức đặc biệt để thu gom tiền từ các lợi ích có tổ chức và quản lý các chiến dịch chính trị dựa trên truyền thông.

Song song với những thay đổi của đảng phái và tham gia chính trị, chính quyền trở thành lĩnh vực chuyên nghiệp đã mở rộng chức năng đối với kinh tế và xã hội. Sự tiếp cận của công dân với chính quyền đã suy giảm khi chính quyền mở rộng và gia tăng gánh vác đời sống của xã hội. Chính quyền Hoa Kỳ, trước những năm 1930, là lớn, phức tạp, kỹ thuật và hầu như sạch tham nhũng. Đó là sản phẩm của cải cách và chuyên nghiệp hóa chính quyền được khởi sự trong những năm cuối của thế kỷ 19 để chấm dứt sự tham nhũng và gia tăng hiệu quả. Tham nhũng hệ thống đã chấm dứt, nhưng cùng với sự biến mất của tham nhũng thì Hoa Kỳ cũng nhận thấy những sự thay đổi chính trị và thể chế đã làm suy giảm sự tham gia của công dân vào chính trị và chính quyền.


*Peri Arnold, Giáo Sư, Khoa Khọc Chính Trị, Đại Học Notre Dame, Notre Dame, Indiana, USA.

Tài liệu tham khảo

Abbott Richard H, "The Republican Party Press in Reconstruction Georgia, 1867- 1874.", The Journal of Southern History, Vol. 2 (November 1995), 725-760.

Anechiarico Frank and Jacobs James B., The Pursuit of Absolute Integrity, Chicago, University of Chicago Press, 1996.

Aronson Sidney H., Status and Kinship in the Higher Civil Service, Cambridge, MA, Harvard University Press, 1964.
Bureau of the Census, Statistical History of the United States, Stanford, CT, Fairfield Publishers, 1965.

Burnham Walter Dean, The Current Crisis in American Politics, New York, Oxford University Press. 1982.

Ceaser James, Presidential Selection, Princeton, NJ, Princeton University Press, 1979.

Jensen Richard, Winning of the Midwest, Chicago, University of Chicago Press, 1971.

Kernell Samuel and McDonald Michael P., "Congress and America's Political Development: The Transformation of the Post Office from Patronage to Service.", American Journal of Politics, Vol. 43 (1998), 792-811.

Keller Morton, Affairs of State, Cambridge, MA, Harvard University Press, 1977.

Lowi, Theodore, The Personal President. Ithaca, NY, Cornell University Press, 1975.

Martin, Ralph., The Bosses, New York, G.P. Putnam, 1964.

McCormick, Richard C., The Party Period and Public Policy, New York, Oxford University Press, 1986.

Morone, James A., The Democratic Wish, New York, Basic Books, 1990.

Mosher, Frederick C. (ed.), Basic Documents of American Public Administration, 1776-1950, New York, Holmes & Meier, 1976.

Mosher, Frederick C., Democracy in the Public Service, 2nd ed., New York, Oxford University Press, 1982.

Orloff, Ann Shola and Theda Skocpol, "Why Not Equal Protection? Explaining the Politics of Public Social Spending in Britain, 1900-11, and the United States, nSQs-1920.", American Sociological Review, Vol. 49, (1984), 726-750.

Ostrogorski, Moise, Democracy and the Organization of Political Parties, Vol. I, Garden City, NY, 1964 (Published originally in 1902).

Rosenbloom, David, Public Administration, 4th ed., New York, McGraw-Hill, 1998.

Scott, James C., "Corruption, Machine Politics, and Political Change." American Political Science Review. Vol. 63 (1969), 1142-1158.

Skowronek, Stephen, The Politics Presidents Make, Cambridge, Harvard University Press, 1993.

Summers, Mark, The Era of Good Stealings, New York, Oxford University Press, 1993.

White, Leonard D., The Jacksonians, New York, The Free Press, 1965.

White, Leonard D., The Republican Era, New York, Macmillan, 1958.

Wilson, Woodrow, "The Study of Administration", Political Science Quarterly, 61 (December, 1941, reprinting original of 1887).