Showing posts with label Biểu tình. Show all posts
Showing posts with label Biểu tình. Show all posts

Monday, November 16, 2015

Phản công ở Hàn Quốc

Gregory Elich trong bài "Fightback in Korea" đã chỉ ra mấu chốt của cuộc biểu tình lớn ở Hàn Quốc. Chính quyền và doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm cách tước bỏ quyền lợi của công nhân bằng kế hoạch cải cách lao động. Hàn Quốc đang đi theo con đường của chủ nghĩa tân tự do, tuy có chậm hơn so với Hoa Kỳ và Châu Âu. Tiền lương và phúc lợi của công nhân sẽ bị cắt giảm để doanh nghiệp có thêm lợi nhuận. Đây là nỗ lực kéo doanh nghiệp trở lại Hàn Quốc đầu tư, sau khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã chuyển sang đầu tư ở các nước có nhân công giá rẻ hơn. Hiện tượng phổ biến này cho thấy rõ rằng công nhân không thể đấu tranh đơn lẻ ở một quốc gia mà cần đến một phong trào công nhân quốc tế.

Phản công ở Hàn Quốc

Trong bầu không khí gia tăng đàn áp, chính quyền Park Geun-hye ở Hàn Quốc tiến hành loạt tấn công mới nhất vào người dân lao động. Một kế hoạch cải cách lao động tồi tệ đang được triển khai, nhằm mục đích giảm lương và phá vỡ sự ổn định của công ăn việc làm. Công nhân và nông dân đã tham gia đấu tranh trên đường phố, đây là sự phản kháng rộng rãi và quyết định đối với kế hoạch này.

Cải cách lao động được triển khai với một danh sách các biện pháp đáng mơ ước mà chủ doanh nghiệp theo đuổi, họ hy vọng thấy lợi nhuận tăng vọt. “Từ phía cầu, chúng ta phải cắt giảm gánh nặng của doanh nghiệp có thuê nhân công bằng cách làm cho thị trường linh hoạt hơn,” bộ trưởng bộ tài chính Choi Kyung-hwan khẳng định. (1) “Sự linh hoạt” tưởng tượng, không có gì ngạc nhiên, được coi là chỉ phụ thuộc vào công nhân.

Một trong những mục tiêu chủ chốt của kế hoạch là phổ biến việc sử dụng lao động thời vụ. Trong số các quốc gia của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (OECD), Hàn Quốc đã xếp hạng cao nhất về mức độ sử dụng lao động thời vụ, chiếm 1/5 lực lượng lao động. (2) Công nhân thời vụ đặc trưng nhận được ít hoặc không có phúc lợi, lương của họ chỉ bằng 2/3 lương của lao động cố định. Đối với công nhân bán thời gian, tình hình còn tồi tệ hơn, lương chỉ hơn chút xíu so với một nửa lương của lao động cố định. (3) Vì những lý do rõ ràng, doanh nghiệp muốn áp dụng sự sắp xếp này cho một bộ phận lớn hơn của lực lượng lao động.

Cải cách lao động gia tăng gấp đôi thời gian một công nhân được thuê theo thời vụ, kéo dài tới 4 năm. Phạm vi của cách ngành sử dụng công nhân thời vụ cũng được mở rộng. Khi hợp đồng thuê lao động hết hạn, không có gì ngăn cản doanh nghiệp thuê lại chính công nhân đó trong thời gian 4 năm tiếp theo, cũng với mức lương thấp như cũ.

Một biện pháp sẽ phá hủy sự bảo vệ đối với công ăn việc làm ổn định là cho phép các doanh nghiệp đơn phương sa thải công nhân, dựa trên các yếu tố khách quan. Cải cách lao động cũng tạo cho doanh nghiệp quyền được đơn phương thay đổi quy định về nơi làm việc. Nhóm doanh nghiệp dẫn chứng luật hợp đồng lao động năm 2007 làm hình mẫu, luật này cho phép các doanh nghiệp “điều chỉnh quy định về lao động mà không cần sự đồng thuận của người lao động… nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.” Theo quan điểm của doanh nghiệp, tỷ lệ công đoàn thấp của Hàn Quốc vẫn là quá cao và “việc sử dụng công nhân thay thế phải được phép để đáp lại các yêu cầu vô lý thông qua bãi công của công đoàn.” (4)

Điều gây tranh cãi nhất trong cải cách lao động là việc áp dụng hệ thống lương tối đa, theo đó doanh nghiệp không chỉ được phép mà còn được khuyến khích cắt giảm lương của công nhân khi họ đến tuổi 55. Chính quyền đang bán rao quy định này như là một giải pháp đối với tỷ lệ thất nghiệp cao của thanh niên. Lập luận được đưa ra là tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm được bằng cách giảm lương của công nhân có kinh nghiệm sẽ giúp họ thuê nhiều lao động trẻ tuổi hơn. Logic này thật kỳ quặc. Một doanh nghiệp thuê số lao động mà nó cảm thấy cần. Cắt giảm lương của một bộ phận nhân công không tự động tạo ra các vị trí mới. Mặt khác, theo quan điểm của doanh nghiệp, lợi thế chủ yếu của việc thuê lao động trẻ tuổi là họ có thể trả mức lương khởi điểm thấp. Nếu cắt giảm thu nhập của công nhân có kinh nghiệm thì doanh nghiệp lại càng có ít động lực để thuê lao động trẻ tuổi. 

Doanh nghiệp bị tiền mặt hấp dẫn nhưng họ lại ngại ngần về chi tiêu. Chính quyền đã giảm thuế doanh nghiệp ba điểm phần trăm, một nỗ lực thất bại để thúc đẩy đầu tư. Trái lại, khuynh hướng của doanh nghiệp là tích lũy tiền mặt. (5) 1.835 doanh nghiệp đăng ký tại Sở Giao Dịch Hàn Quốc sở hữu dự trữ tiền mặt lên tới 845 nghìn tỷ won – tương đương với 730 tỷ dollar. Hiện tượng này đã gia tăng 159% so với năm 2008. (6) Hơn nữa, trong bốn thập kỷ qua, doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần lượng tiền mặt họ cất giữ trong các tài khoản quốc tế. (7) Không có lý do gì để tin rằng việc quẳng thêm tiền vào núi tiền mặt của doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp thuê thêm lao động trẻ. 

Trong khi đó, chính quyền thông báo ý định gia hạn tuổi nhận khoản lương hưu và phúc lợi nghèo nàn lên 70 tuổi. Gần một nửa công dân già sống dưới mức nghèo khổ, con số này sẽ gia tăng với kế hoạch của chính quyền. Những người đủ may mắn để giữ được việc làm sẽ bị buộc phải làm việc với mức lương thấp trong khi những người còn lại phải dựa vào con cái để sinh sống. Với độ tuổi nghỉ hưu mới, công nhân già hơn sẽ giữ việc làm trong thời gian dài hơn, chính quyền được cho là không muốn giải phóng những chỗ làm đó cho công nhân trẻ.

Sự quan tâm giả tạo đối với thanh niên là bình phong che đậy cho những người thực sự hưởng lợi từ cải cách lao động. Doanh nghiệp thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc cắt giảm lương của công nhân lớn tuổi cũng như gia tăng sử dụng lao động thời vụ. Nỗ lực đẩy người trẻ đối đầu với người già là mánh lừa gạt trong cẩm nang tân tự do cũ kỹ, nhằm mục đích đánh lạc hướng công nhân ra khỏi các đầu mối chính trị. Kế hoạch được doanh nghiệp ủng hộ chỉ là tạo thêm công việc thời vụ cho thanh niên và lời hứa hão.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của thanh niên, bộ trưởng bộ tài chính Choi có một tầm nhìn cho tương lai của giáo dục. Ông ta thông báo rằng một sự tiến bộ đã được tạo ra cho cải cách lao động, chính quyền dự định tái cấu trúc hệ thống giáo dục. “Đại học phải có khả năng cung cấp các tài năng mà công nghiệp muốn,” ông ta khẳng định. Đây lại là một lập luận khác từ cẩm nang lừa gạt tân tự do cũ kỹ, theo đó khái niệm về giáo dục tạo ra các công dân được có hiểu biết và hoàn thiện được ném qua cửa sổ. Thay vào đó, vai trò cao quý của giáo dục chẳng là gì ngoài việc đào tạo nghề. Trên hết, đâu là sự tốt đẹp của kiến thức không trực tiếp phục vụ cho lợi nhuận của doanh nghiệp? 

Nhiều sinh viên hoài nghi về lập trường của chính quyền. Một nhóm sinh viên có tên là Misfits đã gửi thư cho Choi, nói rằng: “Chúng tôi không bất bình vì những công nhân bình thường được bảo vệ quá mức. Chúng tôi bất bình vì các công nhân thời vụ không được đảm bảo các phúc lợi như công nhân bình thường.” (8)

Doanh nghiệp cần phải cắt giảm lương của công nhân lớn tuổi, chính phủ của Park Geun-hye khẳng định, bởi vì công nhân già có năng suất kém hơn khi cao tuổi. Cũng với lý do tương tự, doanh nghiệp phải được tự do sa thải công nhân khi họ thấy giá trị giảm đi. Đâu là cơ sở của khẳng định này? Không có bằng chứng nào ủng hộ định kiến này, thực sự là những công nhân già nói chung tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong vị trí của họ.

Chính quyền và doanh nghiệp khẳng định rằng năng suất trì trệ là do công nhân được bảo vệ quá mức. Mặc dù vậy, vào thời kỳ 2007-2012, tiền lương thực tế giảm 2,3% trong khi năng suất lao động tăng gần 10%. (9) Ai thiệt hại? Năng suất lao động gia tăng không đi cùng với tăng lương để gia tăng bóc lột công nhân. Mối lo ngại thực tế của lãnh đạo doanh nghiệp là tỷ suất bóc lột không tăng đủ nhanh để thỏa mãn họ.

Cải cách lao động của chính quyền sẽ không được áp dụng đơn lẻ. Chính quyền đã cấm công đoàn giáo viên và nhân viên chính quyền, cũng như đảng Tiến Bộ Thống Nhất dựa trên các bản án vu cáo. Cảnh sát đã thường xuyên đột kích các văn phòng công đoàn, thu giữ hồ sơ và bắt giữ các cán bộ công đoàn. Theo khuynh hướng không khoan nhượng, doanh nghiệp kiện công nhân ra tòa vì “tổn thất lợi nhuận” khi công nhân đình công và tòa án thường xuyên phán xét có lợi cho doanh nghiệp. Trong một vụ kiện mới đây, điển hình cho khuynh hướng này, tòa Thượng Thẩm Seoul đã yêu cầu 139 công nhân trả tổng cộng 2,8 triệu dollar cho công ty Ssangyong Motor vì tổ chức bãi công “bất hợp pháp”. (10) Điều đó có nghĩa là mỗi công nhân phải trả hơn 20.000 dollar.

Những người nắm quyền lực “đã khiến công nhân sợ hãi rằng đấu tranh có thể dẫn đến mất tất cả,” Han Sang-kyun, chủ tịch của Tổng Liên Đoàn Công Đoàn Hàn Quốc (KCTU), giải thích. “Khoản tiền phạt khổng lồ và tịch thu tài sản cho những cái được gọi là thiệt hại, lệnh bắt giam, sa thải, giải tán các công đoàn dân chủ - đó là những hình thức trừng phạt đối với những người dám đấu tranh. Một sân chơi không công bằng, trong đó chính quyền nhất quán đứng về phía tư bản, đã phá hủy nghiêm trọng các quyền của công nhân.”

Han kể về kinh nghiệm của ông, đã bị bỏ tù ba năm vì vai trò trong cuộc đình công ngồi ở nhà máy sản xuất của công ty Ssangyong Motor. Hiện nay, ông không thể đi ra khỏi văn phòng, bị hàng trăm cảnh sát bao vây, chờ để bắt giữ ông ngay khi ông ra khỏi tòa nhà.

Trong một nỗ lực đe dọa KCTU, vào ngày 6 tháng 11, khoảng 200 cảnh sát đã đột kích trụ sở của một thành viên Tổng Liên Đoàn, Công Đoàn Công Nhân Vận Tải và Dịch Vụ Công Cộng. Cảnh sát đã tịch thu hồ sơ và ổ cứng máy tính, sau đó thâm nhập và tìm kiếm các văn phòng chi nhánh của công đoàn. Lệnh bắt giữ mười hai thành viên của công đoàn đã được phát ra.

Công nhân bị đàn áp dữ dội, nhưng vẫn chưa đủ để xoa dịu doanh nghiệp. Doanh nghiệp Hàn Quốc coi cải cách lao động chỉ là một bước trong việc tước đoạt lợi ích của công nhân. Một thông cáo được Tổng Liên Đoàn Lao Động Hàn Quốc, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Hàn Quốc, cũng như ba nhóm doanh nghiệp khác ký tên nêu rõ rằng kế hoạch cải cách lao động “không đủ để làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn,” và “thậm chí là chưa tiến đến gần với cải cách lao động mà xã hội của chúng ta cần.” Công nhân có thể sẽ phải nhận nhiều cuộc tấn công hơn. “Doanh nghiệp sẽ không ngừng thúc đẩy nỗ lực làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn,” bản thông cáo cảnh báo. (11)

Phản kháng đang gia tăng, một cuộc tuần hành quy mô lớn ở Seoul được tổ chức vào ngày 14 tháng 11 nhằm lôi kéo khoảng 100.000 người biểu tình. Năm mươi ba tổ chức đã liên kết để tổ chức hành động, trong đó có KCTU, Liên Minh Nông Dân Hàn Quốc và Liên Minh Phụ Nữ Quốc Gia. Các cuộc tuần hành đơn lẻ cũng được tổ chức tại khắp các nơi ở Seoul, sau đó tất cả các nhóm tập hợp lại thành một cuộc biểu tình lớn ở Gwanghwamun Plaza.

Trong khi động cơ tức thời của cuộc biểu tình là kế hoạch cải cách lao động thì những bất bình đối với chính quyền bảo thủ lại có rất nhiều. Liên minh đã cho thấy phạm vi các yêu cầu trải rộng xung quanh mục tiêu được cuộc biểu tình hướng tới, khung cảnh chung là kêu gọi chấm dứt đàn áp cũng như tiến tới một xã hội hướng tới người dân nhiều hơn. (12)

Nông dân được cho là biểu dương sức mạnh, thể hiện sự bất bình đối với việc ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng sẽ “phá vỡ các rào cản thị trường đối với nhà xuất khẩu Hoa Kỳ.” (13) Điều đó sẽ khiến nhiều nông dân Hàn Quốc bị thiệt hại, nhiều người trong số họ có thể sẽ phá sản. Kim Yeong-ho, chủ tịch của Liên Minh Nông Dân Hàn Quốc, lên án chính phủ Park Geun-hye về việc “tạo ra một cấu trúc bóc lột thường xuyên.” Ông nói thêm: “Họ đang cố gắng tước đoạt dân chủ…. Đó là lý do chúng tôi biểu tình vào ngày 14 tháng 11 – cho công nhân, nông dân, thanh niên và sinh viên để thể hiện những gì đang diễn ra và báo động.”

KCTU đã “ném mọi thứ vào cuộc chiến này,” chủ tịch Han Sang-kyun của KCTU nói. Nếu chính quyền tiếp tục triển khai cải cách lao động, “chúng tôi đã chuẩn bị tiến hành tổng bãi công. Lần này sẽ không phải là bãi công một ngày. Chúng tôi nói về việc ngừng sản xuất, xe tải chở hàng hóa ngừng chạy, công nhân đường sắt và tàu điện ngầm bãi công bất hợp pháp, làm tê liệt đất nước đến mức chính quyền sẽ cảm thấy thiếu công nhân. Đấy là điều mà chúng tôi chuẩn bị.” 

Đấu tranh đang trở nên nóng bỏng ở Hàn Quốc, một nước mà truyền thông doanh nghiệp phương Tây chắc chắn là sẽ bỏ qua. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải đi theo con đường lảng tránh của họ. Người dân Hàn Quốc đang mong đợi sự đoàn kết của chúng ta đúng vào lúc mà họ cần tới. 

Notes.

1) “Rethinking Labor Reform,” Korea Times, August 17, 2015

2) Choonsik Yoo, “In South Korea, Park’s Revamp of Rigid Labor Laws Faces Opposition,” Reuters, September 23, 2015.

3) Kim Bok-soon, “Comparison of Wages and Working Conditions by Size of Enterprise,” Issue Paper, Labor News, No. 160, Korea Labor Institute, August 25, 2015.

4) Statement, “Business Stance on the Labor Reform,” The Korea Employers Federation, The Korea Chamber of Commerce and Industry, The Federation of Korean Industries, The Korean Federation of Small and Medium Business, The Korea International Trade Association, August 31, 2015.

5) “S. Korean Firms’ Cash Reserves Hit Record High,” Korea Herald, February 16, 2015.

6) Samsung, Hyundai Motor Groups Pare Cash Reserves in H1,” Yonhap, September 13, 2015.

7) Michael Herh, “Korean Companies’ Offshore Balances Tripled Over Last 4 Years,” Business Korea, October 1, 2015.

8) Kahyun Yang, “With Jobs Scarce, South Korean Students Remain on Campus,” Reuters, January 5, 2015.

9) Wol-san Liem, “Overview of the Korean Labor Movement: the Current Moment,” Korean Public Service and Transport Workers’ Union.

10) “Ssangyong Labor Union Ordered to Pay Compensation for Strikes,” Yonhap, September 16, 2015.

11) Statement, “Business Stance on the Tripartite Agreement,” The Federation of Korean Industries, The Korean Chamber of Commerce and Industry, The Korea Federation of Small and Medium Business, The Korea International Trade Association, the Korea Employers Federation, September 15, 2015.

12) A sampling of demands: Employment and Labor (Stop Retrogressive Labor Market Reform); Agriculture (Stop rice imports, Oppose the TPP); People’s Livelihood/Urban Poor (Abolish the disability ranking system, Stop crackdowns on street vendors); Youth/Students (Open the safes of chaebols to create meaningful jobs for youth); Democracy (Stop state repression, Abolish the National Security Law, Free all prisoners of conscience); Human Rights (Stop government/municipality violation of human rights); Peace and Self-determination (Oppose THAAD deployment om the Korean Peninsula, Improve North-South relations); Sewol (Carry out the salvaging of the Sewol ferry); Environment (Abandon plans for cable car construction in national parks); Public Service (Stop privatization of healthcare, railroad, gas, and water); Chaebol Responsibility (Reclaim chaebol reserve assets to implement a minimum wage of 10,000 won).

13) “Why Trade Promotion Authority is Essential for U.S. Agriculture and the Trans-Pacific Partnership,” U.S. Department of Agriculture, April 2014.

Gregory Elich is on the Board of Directors of the Jasenovac Research Institute and the Advisory Board of the Korea Policy Institute. He is a columnist for Voice of the People, and one of the co-authors of Killing Democracy: CIA and Pentagon Operations in the Post-Soviet Period, published in the Russian language.

Wednesday, May 20, 2015

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Sự nghèo khổ sinh ra từ sự giàu có, đó là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Nước Mỹ giàu có thì cũng luôn có những nơi như Baltimore. Những ngày này người ta được biết đến bạo loạn ở Baltimore được đưa tin trên truyền thông nhưng theo dõi bản dịch "Ten disturbing facts about Baltimore" của tác giả Bill Quigley thì có lẽ bạn sẽ hình dung được những đau khổ thường nhật mà người dân ở Baltimore phải đối mặt. Bài viết được đăng trên tạp chí ColdType số 98 tháng 5 năm 2015.

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Bạn bị sốc về rối loạn ở Baltimore? Điều gì gây sốc hơn trong đời sống thường ngày ở Baltimore, một thành phố 622.000 dân có 63% là người Mỹ gốc Phi? Đây là 10 con số cho thấy một vài câu chuyện. 

5: Người da màu ở Baltimore có nguy cơ bị bắt vì tàng trữ ma túy cao gấp 5,6 lần người da trắng ngay cả khi việc sử dụng ma túy ở cả hai chủng tộc là tương đương nhau. Hạt Baltimore có tỷ lệ bắt giữ vì tàng trữ ma túy cao thứ năm ở Hoa Kỳ.

5.7: Hơn 5,7 triệu dollar đã được Baltimore thanh toán kể từ năm 2011 trong hơn 100 vụ kiện cảnh sát bạo lực. Nạn nhân của các vụ bạo lực của cảnh sát hầu hết là người da màu và có cả phụ nữ mang thai, một người trợ tế nhà thờ 65 tuổi và một bà lão 87 tuổi.

6: Trẻ sơ sinh da trắng ở Baltimore có triển vọng sống lâu hơn trẻ sơ sinh Mỹ gốc phi ở thành phố 6 năm.

8: Người Mỹ gốc phi ở Baltimore chết vì biến chứng của bệnh HIV/AIDS cao hơn 8 lần so với người da trắng và chết vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường cao gấp hai lần so với người da trắng.

8.4: Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố là 8,4%. Đa số các ước lượng đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở người Mỹ gốc phi cao gấp hai lần người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp quốc gia đối với người da trắng là 4,7%, còn đối với người da màu là 10,1%.

9: Trẻ sơ sinh Mỹ gốc Phi ở Baltimore chết trước khi tròn một tuổi cao gấp 9 lần trẻ sơ sinh da trắng.

20: Là 20 năm chênh lệch trong tuổi thọ trung bình giữa những người sống trong các khu dân cư giàu có nhất ở Baltimore so với những người sống cách đó 6 dặm trong khu nghèo khổ nhất.

23.8: 148.000 người, hay 23,8% số người ở Baltimore, sống dưới mức nghèo khổ chính thống.

56: 56,4% số học sinh tốt nghiệp trung học ở Baltimore. Tỷ lệ quốc gia là khoảng 80%.

92: 92% các vụ bắt giữ vì tàng trữ ma túy ở Baltimore là người Mỹ gốc Phi, một trong những tỷ lệ chênh lệch về chủng tộc cao nhất ở Hoa Kỳ.

Bill Quigley is a human rights lawyer and professor at Loyola University New Orleans College of Law. He is also a member of the legal collective of School of Americas Watch, and can be reached at quigley77@gmail.com

Tuesday, December 9, 2014

Người da màu là nạn nhân của chế độ tư bản

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Black Bodies, Broken Worlds" của tác giả Vijay Prashad. Tác giả đã phác thảo mối liên hệ giữa việc cảnh sát giết hại thường dân và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của Mỹ. Điểm hạn chế của tác giả là trông đợi vào những biện pháp cải cách kiểu tư bản như dịch vụ công miễn phí và đánh thuế thu nhập. Hiện nay, sự tích lũy của chủ nghĩa tư bản nằm ở các doanh nghiệp chứ không phải ở các cá nhân nên việc đánh thuế thu nhập các cá nhân không có tác dụng gì. Hệ thống dịch vụ công cuối cùng chỉ là một kiểu người nghèo trợ cấp cho người giàu và khiến cho gánh nặng thuế khóa của người nghèo ngày càng lớn hơn. Tiêu đề do người dịch đặt.

Những người da đen, những thế giới đổ vỡ

Tôi là ai mà dám nói với bạn về luật pháp và công lý? Tôi không có bằng cấp về luật. Tôi ở trong một căn phòng với những người như Fred Dow, người đóng vai trò rất quan trọng trong ban Quyền Công Dân của Bộ Giáo Dục dưới thời chính quyền Clinton (vợ tôi tốt nghiệp tại trường Brown, chỉ nhớ một cách trìu mến về công việc với OCR và Fred trong một dịp đặc biệt của những năm đầy nguy hiểm). Tôi cũng mất mặt khi trở thành người nhập cư – bạn không thích điều đó, hãy về nhà. Sự tin cậy mà tôi có là gì ngoài cái danh hiệu nhỏ bé của một sử gia và nhà báo đối với Hoa Kỳ? Nhưng tôi đứng trên vai những người lớn hơn tôi, vai của những người như Harry Dow, con của một người lao động nhập cư Trung Quốc, người đã giành lấy quyền được lên tiếng, người đã tìm ra cách khiến quốc gia này – được xây dựng dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản cực đoan – công bằng hơn, đáng kính trọng hơn. Điều gì khiến tôi có quyền được nói. Câu trả lời: Harry Dow.

Nước Mỹ mà chúng ta đang sống là gì? Đất nước mà cảnh sát cảm thấy được khuyến khích với sự miễn tố khi bắn người da đen, những người mà nhân tính của họ bị quăng ra lề bởi một nền văn hóa không khoan dung. Có một chuỗi dài những cái tên từ Eric Garner ở Staten Island (2014) tới Thomas Shipp và Abram Smith ở Marion, Indiana (1930) và trở về thời nô lệ. Khi theo dõi những sự kiện diễn ra ở Ferguson, Missouri và thành phố New York, tôi nhớ lại vụ bạo loạn Harlem năm 1935 – được bắt đầu khi cậu bé người Phi Puerto Rico tên là Lino Rivera bị đánh đập vì ăn trộm ở cửa hàng. Sau cuộc bạo loạn, thị trưởng New York triệu tập một buổi thẩm vấn, báo cáo The Negro in Harlem nhận định rằng các vụ bạo động là “ngẫu nhiên” và nguyên nhân của bạo loạn là “sự bất công trong phân biệt đối xử trong tuyển dụng nhân công, đàn áp của cảnh sát và sự phân chia chủng tộc.” Báo cáo của năm 2014 cũng gợi lên nhận thức tương tự của thời kỳ suy thoái.

Phản kháng sự tàn ác hàng ngày đối với người da đen đưa tôi trở lại năm 1803, khi toàn bộ nô lệ người Igbo, bị trói vào nhau, xuống tàu ở Georgia và đi bộ xuống biển dưới sự che chở của Thần Nước của họ. Trong chuỗi sự kiện những ngày qua, nhân loại bị trói buộc ở Hoa Kỳ đã tập hợp lại tại cánh đồng băng giá của hồ Shore Drive ở Chicago và bên dưới những chỏm cao của cầu Brooklyn của New York – chặn những con đường giao thông huyết mạch để bày tỏ sự bất đồng. Nhân tính đang phẫn nộ chống lại sự áp bức – nhân tính không phải là giá trị riêng của Mỹ, mà là giá trị phổ quát. Nhân tính là giá trị coi khinh việc giết người, và thiếu công lý là không thể khoan dung. Nhân dân phản đối. Họ sẽ không khoan dung nữa. Họ nói, điều đó phải chấm dứt.

Nhưng tại sao những vụ giết người đó xảy ra. Chúng không thể chỉ đổ lỗi cho các cảnh sát. Điều đó quá đơn giản. Đây là vấn đề của hệ thống. Tỷ lệ bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đang cao lịch sử. Người giàu không chỉ từ chối đóng thuế, mà họ còn sử dụng sự giàu có cũng như quyền lực để đảm bảo rằng ý niệm về thuế được coi như là bất hợp pháp: chúng ta đang sống trong xã hội hậu thuế khóa. General Electric, Bristol Meyers Squibb và Verizon đều là các hãng không đóng thuế, trong nền kinh tế hậu thuế khóa. Một người đàn ông né thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá bị giết chết; các hãng trong bảng xếp hạng Fortune 500 né thuế tổng thể thì được hoan nghênh. Với mức lãi suất 0%, chính quyền chuyển giao hàng tỷ dollar cho ngân hàng làm dự trữ, như là biện pháp bảo vệ chống lại sự tan rã của hệ thống tín dụng (1,8 nghìn tỷ tiền của chính quyền nằm trong “dự trự vượt hạn mức” tại các ngân hàng tư nhân). Ngân hàng ngồi trên đống tiền đó, như những người giàu có ngồi trên vận may của họ. Chúng ta có ít những khoản đầu tư nội địa để tạo công ăn việc làm cho những người bị vứt bỏ đang ngày càng gia tăng; chúng ta không có tiền cho các dịch vụ phục vụ cho những người bị quẳng ra bên lề. Thất nghiệp toàn cầu được dự đoán ở mức cao, với một tương lai “đáng báo động” cho nạn thất nghiệp, theo Báo Cáo Việc Làm Thế Giới của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Thanh niên thất nghiệp gần gấp ba người trưởng thành. Khoảng 6,4 triệu thanh niên đã hết hy vọng kiếm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Mỹ gốc Phi giờ là 35%. Không có kể hoạch này thay đổi điều này. 

Tiền biến giao diện giữa nhân dân và nhà nước thành cảnh sát và nhà tù. Ba phần tư những người bị bỏ tù trong hai thập kỷ qua là do các tội liên quan đến ma túy nhưng không bao lực. Scandal của sự mở rộng nhà tù của Hoa Kỳ là điều này: những nhà tù đó trở thành trại giam giữ những người thất nghiệp kinh niên. Ngân sách thành phố nghèo nàn của Ferguson đã dựa ngày càng nhiều hơn vào những thứ như phạt giao thông (mục lớn thứ hai trong nguồn thu nhập của họ). Vào năm 2013, cảnh sát phát ra 32.975 lệnh bắt giữ tại thành phố Ferguson với tổng số dân là 21.135. Cảnh sát viết biên lai phạt người dân đối ngay cả các vi phạm vô hại. Các biên lai phạt có mức phạt cao, vượt quá mức lương nghèo khổ tại thành phố (tỷ lệ nghèo khổ là 20%). Khi những biên lai phạt không được thanh toán, cảnh sát phát lệnh bắt giữ - và đưa người dân vào tù. Dân chúng không phải là một phần của xã hội; họ bị coi như là mối đe dọa với luật pháp và trật tự.

Xã hội Hoa Kỳ đã bị cơ chế đó phá vỡ - tỷ lệ bất bình đẳng kinh tế cao, tỷ lệ nghèo khổ cao, không có khả năng tham gia vào hệ thống giáo dục lành mạnh, cơ hội tiến bộ kinh tế không thể đạt tới, các điều kiện hiếu chiến rõ ràng để quản lý dân chúng được coi như tội phạm chứ không phải là công dân. Nhóm quá trình ăn mòn đó khiến cho chúng ta hoàn toàn thất vọng. Những cái tên như Martin, Brown, Garner là của hiện tại. Ở đâu đó tại Hoa Kỳ tối nay, một người khác sẽ bị sát hại – một người nghèo bị cảnh sát coi là mối đe dọa. Ngày mai là một người khác, và sau đó lại một người khác. Những cái chết đó không phải là sự xúc phạm đối với hệ thống này. Chúng là bình thường đối với hệ thống này.

Nhiều người trong chúng ta là người Mỹ gốc Châu Á, một nhánh chính trị nổi lên từ phong trào người Mỹ gốc Á. Khái niệm được phát triển như là cách để khẳng định đầu tiên là người Mỹ và sau đó lưu giữ vị trí đặc biệt của chúng ta là người Châu Á ở Mỹ. Có một lịch sử lâu dài kể từ khi phong trào Dân Quyền kết thúc khiến người Mỹ gốc Á chống lại người Mỹ gốc Phi, để phỏng đoán rằng chúng ta là mô hình thiểu số chống lại vấn đề thiểu số. Hãy nhìn xem, chúng ta đôi khi nói rằng bạn không cần sự hỗ trợ của nhà nước và bạn thành công! Tại sao người Mỹ gốc Phi không thể giống như người Mỹ gốc Á, có phải là một câu hỏi nực cười? Mười lăm năm trước đây, tôi viết một cuốn sách có tên là The Karma of Brown Folk, lập luận rằng lịch sử nhập cư của chúng ta và hệ thống cấp bậc chủng tộc có liên hệ chặt chẽ với thành quả. Sự lựa chọn cẩn trọng của nhà nước đối với người Châu Á – với thành tích giáo dục và quyết định cá nhân – cho phép các cộng đồng Châu Á ở Hoa Kỳ tạo ra nhiều thành quả vượt trội không chỉ so với các nhóm thiểu số ở Hoa Kỳ mà còn cả so với dân cư ở quê hương họ (ví dụ, tất cả mọi người ở Ấn Độ và Trung Quốc không phải là bác sĩ, kỹ sư, hay luật sư). Sự lựa chọn nhà nước chứ không phải sự lựa chọn tự nhiên đã tạo ra ưu thế. Chuyện ngược lại là về người Mỹ gốc Phi. Nếu chúng ta không nhạy cảm đối với những lịch sử khác và sử dụng đầy mạo hiểm một cộng đồng này chống lại một cộng đồng khác, chúng ta sẽ phản bội không chỉ di sản của phong trào người Mỹ gốc Á tiến bộ, mà còn phản bội cả phẩm giá của chúng ta. Bạo lực chống lại người Mỹ gốc Phi là đặc biệt; chúng không đồng nhất với chủng tộc mà người Mỹ gốc Á đối mặt. Nhưng điều đó không làm giảm nhẹ đóng góp của chúng ta cho công lý rộng mở nhất trong thế giới của chúng ta 

Chúng ta đã thiếu giai cấp chính trị. Từ khi nào chúng ta thấy những người lãnh đạo không biện giải đứng về phía đúng đắn của lịch sử - những người kêu gọi giáo dục công công, chăm sóc y tế công cộng và công khai điều đó, tài trợ bằng thuế lũy tiến cao đánh vào thu nhập và thừa kế? Tại sao chúng ta co rúm mình lại khi phải làm rõ rằng chúng ta không đồng ý với việc một nhóm nhỏ gia đình tận hưởng thật ghê ghớm sự giàu có của xã hội? Coi công lý như thủ tục để đưa vào bản kiến nghị khi ai đó bị giết là không đủ; còn về công lý trong tim của đời sống xã hội. Đâu là công lý trong việc từ chối quyền đến trường học tử tế, công việc tử tế của trẻ em? Michael Brown sẽ làm nghề gì nếu câu ta được phép đến trường cao đẳng nghệ thuật tự do? Eric Garner sẽ đặt tên cửa hàng nhỏ của ông ấy là gì?

Sự thất vọng đã lan tới các đường phố. Nhưng ai đang ở trên đường phố? Những người phồn tạp đủ loại, được nuôi dưỡng bởi hiện tại. Họ phải từ chối Hôm Nay; họ muốn Ngày Mai. Điều gì dẫn dắt họ? Một quan điểm chung: Cuộc Sống Của Người Da Đen Quan Trọng, thứ còn hơn là một từ khóa. Đó là nguyên lý đầu tiên. Điều đó mâu thuẫn với Luật Hình Sự, Cải Cách Phúc Lợi, Cuộc Chiến Chống Ma Túy và Khủng Bố. Điều đó cho rằng Cuộc Sống quan trọng hơn sự tin cậy của thị trường tư bản. Trên đường phố là những người đã từng tham gia phong trào Chiếm Đóng, cũng như những người đã mang mặt nạ nặc danh để chiếm đóng mạng Internet. Có những sinh viên đại học đã thừa nhận rằng hiện tại nuôi dưỡng bằng nợ nần chỉ kết thúc trong một tương lai chất nặng nợ nần. Có những người tiếp tục cắm rễ sâu vào sự sống sót của giai cấp lao động với phong trào chống thu hồi tài sản. Trong đám đông, chúng ta nhìn thấy các nhà hoạt động cho quyền của người nhập cư, những Người Mơ Ước, đứng bên những Người Bảo Vệ Giấc Mơ từ thành phố quê hương của Trayvon Martin. Đây là đa số đang lớn lên. Đâu là nơi đa số này sẽ tới, ai biết được? Song họ đang di chuyển. 

Vào năm 1968, ngay trước khi bị sát hại, Martin Luther King, Jr. đã nói, “Chỉ khi trời đủ tối, bạn mới nhìn thấy những vì sao.”

Giờ thì trời đã đủ tối.

Vijay Prashad is the author of No Free Left: The Futures of Indian Communism (forthcoming from Left Word Books, New Delhi). He is a contributor to Killing Trayvons: an Anthology of American Violence.

Friday, November 7, 2014

Biểu tình "ủng hộ dân chủ" ở Hong Kong

Cuộc cách mạng ô ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông phương Tây, một dạo cũng từng nóng trên truyền thông Việt Nam nhưng sau đó phải nhường chỗ cho cuộc nội chiến ở Ukraina. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "‘Pro-Democracy Protests’ in Hong Kong" của tác giả Andre Vltchek để biết thêm trải nghiệm trực tiếp của một người phương Tây về cuộc cách mạng ô ở Hong Kong.

Biểu tình "ủng hộ dân chủ" ở Hong Kong

Hong Kong thất vọng, người dân chia rẽ. Biểu tình và phản biểu tình đang chia rẽ thành phố nổi tiếng với chủ nghĩa khoái lạc, tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Ở North Point của Hong Kong, gần bến phà Kowlon, một người đàn ông trung niên đang giương khẩu hiệu “Ủng Hộ Cảnh Sát Của Chúng Ta”. Trên bức ảnh, lều rạp và những chiếc ô của phong trào “ủng hộ dân chủ”, “Chiếm Đóng Trung Tâm” (còn được biết đến dưới tên “Phong Trào Chiếc Ô”) được vẽ bằng màu nâu đỏ, màu của sự phiền muộn.

“Ông phản đối những người biểu tình?” Tôi hỏi người đàn ông.

“Tôi không ủng hộ hay phản đối họ”, ông ta trả lời. “Nhưng được biết rằng họ có khoảng 1 triệu người ủng hộ ở đây, trong khi Hong Kong có tất cả là 7 triệu dân. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc dọn sạch đường phố và để cho thành phố này tận hưởng cuộc sống bình thường”.

Tôi tiếp tục nói: “Vào ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã bắn 87 quả đạn hơi cay về phía người biểu tình, và con số đó đã được phương Tây cũng như ở đây coi là bằng chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và sự cai trị phi dân chủ của Bắc Kinh. Người biểu tình mới kỷ niệm sự kiện đó vài ngày trước đây, như thể là điều đó đã biến họ thành thánh tử vì đạo …”

Một người đàn ông cười: “Chúng đã bị hư hỏng. Chúng hầu hết xuất thân từ các gia đình rất giàu có của thành phố giàu có nhất thế giới. Chúng không biết gì nhiều về thế giới. Tôi phải nói với anh là các sinh viên ở Bắc Kinh thực tế còn biết nhiều hơn về thế giới … 87 quả đạn hơi cay chả là gì hết khi so sánh với những gì xảy ra ở Cairo hay Bangkok. Ở New York, cảnh sát kéo lê và đánh đập người biểu tình, bất kể là nam hay nữ, trong màn kết của bi kịch Chiếm Đóng Phố Wall”.

Những người phương Tây trộn lẫn với người biểu tình. Nhiều câu hỏi và nhiều sự khó hiểu, tiếp nối nhau.

Suốt nhiều thập kỷ Hong Kong là chủ nghĩa tư bản tốc độ, tiêu dùng cực đoan và là xã hội năng nổ. Người dân đang đối mặt với một số giá cả khó tưởng tượng nhất thế giới, đặc biệt là giá nhà ở …

Cái đó là gì? Không phải màu cam hay màu xanh lá cây, và lại càng không phải là màu đỏ! Biểu tượng của chúng là chiếc ô. Như nhiều người Hong Kong thường nói “chiếc ô xoàng xĩnh”.

Nhưng cái đó có thực sự tốt lành?

Tất nhiên, chúng ta đang nói về “biểu tình dân chủ” ở Hong Kong, và còn được biết đến như là “Phong Trào Chiếc Ô”; phiên bản mới nhất của “dân chúng nổi dậy” được phương Tây khuyến mại!

Ở North Point của Hong Kong, gần bến phà Kowlon, một người đàn ông trung niên đang giương khẩu hiệu “Ủng Hộ Cảnh Sát Của Chúng Ta”. Trên bức ảnh, lều rạp và những chiếc ô của phong trào “ủng hộ dân chủ”, “Chiếm Đóng Trung Tâm” (còn được biết đến dưới tên “Phong Trào Chiếc Ô”) được tô bằng màu nâu đỏ, màu của sự phiền muộn.

“Ông phản đối những người biểu tình?” Tôi hỏi người đàn ông.

“Tôi không ủng hộ hay phản đối họ”, ông ta trả lời. “Nhưng được biết rằng họ có khoảng 1 triệu người ủng hộ ở đây, trong khi Hong Kong có tất cả là 7 triệu dân. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc dọn sạch đường phố và để cho thành phố này tận hưởng cuộc sống bình thường”.

Tôi tiếp tục nói: “Vào ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã bắn 87 quả đạn hơi cay về phía người biểu tình, và con số đó đã được phương Tây và ở đây coi là bằng chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và sự cai trị phi dân chủ của Bắc Kinh. Người biểu tình mới kỷ niệm sự kiện đó vài ngày trước đây, như thể là điều đó đã biến họ thành thánh tử vì đạo …”

Một người đàn ông cười: “Chúng đã bị hư hỏng. Chúng hầu hết xuất thân từ các gia đình rất giàu có của thành phố giàu có nhất thế giới. Chúng không biết gì nhiều về thế giới. Tôi phải nói với anh là các sinh viên ở Bắc Kinh thực tế còn biết nhiều hơn về thế giới … 87 quả đạn hơi cay chả là gì hết khi so sánh với những gì xảy ra ở Cairo hay Bangkok. Ở New York, cảnh sát kéo lê và đánh đập người biểu tình, bất kể là nam hay nữ, trong màn kết của bi kịch Chiếm Đóng Phố Wall”.

Trước đó tôi nói chuyện với một người bạn, một học giả phương Tây hàng đầu đang giảng dạy ở Hong Kong. Thông thường, ông ta sẵn sàng giúp đỡ tôi với những phân tích của ông, song lần này, ông ta yêu cầu tôi không nêu tên của ông. Không phải vì sợ những điều Bắc Kinh có thể làm, chỉ đơn giản là vì tình thế của ông ta ở Hong Kong đang phức tạp. Tôi hỏi ông ta là “phong trào đối lập” thực ra tự phát triển hay nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, và ông ta trả lời:

“Để trả lời câu hỏi có sự can thiệp của nước trong Chiếm Đóng Trung Tâm không, chúng ta có thể trả lời là có. Là một phố toàn cầu thượng hạng, Hong Kong trưng bày những quan điểm quốc tế cũng như lý tưởng và lịch sử, điều đó cũng có trong trường hợp này. Chắc chắn là một một số nhất định của phái pan-Democrat đã bắt tay với “những nhà cải cách hăng hái” quốc tế, một sự ám chỉ tới hàng sa số các tổ chức hay quỹ “yểm trợ dân chủ” trên toàn cầu đang hoạt động với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ hoặc phương Tây. Đài Loan có thể can dự. Ủy Ban Đối Ngoại Nghị Viện Anh Quốc đang tìm cách can thiệp. Nhưng “can thiệp nước ngoài” được thấy ở đây khi C.Y. Leung hưởng ứng lời kêu gọi của Bắc Kinh với lá thư bị chặn lại từ những thủ phạm được kể tên”.


Người biểu tình có một cái nhìn lệch lạc đáng báo động về “dân chủ”. Tuyên truyền của phương Tây đã thấm sâu vào họ. Một cách đầy hằn học, họ coi Venezuela, Bolivia và Ecuador là “chế độ độc tài”.


Những người biểu tình có thể có một số bất bình hợp hiến. Họ muốn bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu hành chính và đó là lý thuyết, không có gì đúng hay sai trong một yêu cầu. Họ muốn giải quyết tham nhũng, và kiềm chế các nhà tài phiệt địa phương. Điều đó cũng ổn thôi.

Vấn đề là phong trào đang thoái hóa thành một kiểu nhiệm vụ đánh Bắc Kinh, may mắn được cả truyền thông phương Tây lẫn địa phương (thân doanh nghiệp và thân phương Tây) ủng hộ.

Một số sinh viên đã nói chuyện với tôi, ở Admiralty và Mong Kok, không buồn che dấu sự căm thù của họ đối với hệ thống Cộng Sản, và đối với chính quyền Bắc Kinh. Tất cả đều phủ nhận những tội ác của các quốc gia phương Tây trên khắp thế giới, hoặc họ đơn giản là không biết gì về chúng. “Dân chủ” đối với họ rõ ràng chỉ là một và một duy nhất – hệ thống hay còn gọi là chính phủ, được phương Tây định nghĩa, khuyến khích và xuất khẩu.

“Trung Quốc đang ở phía đúng đắn của lịch sử”, tôi cố gắng nói với một người biểu tình vào ngày 31 tháng 10 ở Admiralty. “Cùng với Nga và Châu Mỹ Latin đương đầu với sự can thiệp tàn bạo của phương Tây khắp thế giới và chống lại tuyên truyền của phương Tây”.

Người ta nhìn tôi bối rối, giận dữ và phẫn nộ. 

Tôi hỏi các sinh viên xem họ nghĩ gì về Venzuela, Bolivia hay Ecuador?

“Chế độ độc tài”, họ trả lời nhanh chóng và giận dữ.

Tôi hỏi họ về Bangkok và những “cuộc biểu tình và phong trào ủng hộ dân chủ” đã diễn ra để chống lại chính quyền được bầu cử dân chủ; những cuộc biểu tình đã dẫn đến cuộc đảo chính của tầng lớp thượng lưu và quân đội theo mệnh lệnh từ phương Tây.

Tôi hỏi họ về những cuộc biểu tình “ủng hộ dân chủ” chống lại chính quyền được bầu cử dân chủ của tổng thống Morsi ở Ai Cập, một cuộc đảo chính quân sự và thân phương Tây khác đã đưa quân đội lên nắm quyền. Ở Ai Cập, hàng ngàn người chết trong quá trình đó. Phương Tây và Israel đã hoan hỉ một cách kín đáo.

Nhưng sinh viên Hong Kong “đấu tranh” cho dân chủ hoàn toàn không biết gì về Thái Lan hay vụ lạc đường của Mùa Xuân Arab.

Họ cũng không có được các câu trả lời mạch lạc về Syria hay Iraq.

Tôi hỏi họ về Nga và Ukraina. Họ rất quen thuộc với chủ đề này, một cách hoàn hảo. Tôi nhận được các trích dẫn ngay lập tức như thể họ vừa mới trực tiếp lôi chúng ra từ truyền thông phương Tây: “Nga đang gây xung đột thế giới … Họ chiếm đóng Crimea và đưa quân đội tới Ukraina, sau khi bắn hạ máy bay của hãng hàng không Malaysia …”

Trở lại Hong Kong và Trung Quốc, hai cô gái ở Admiralty thể hiện rõ quan điểm của họ: 

“Chúng tôi muốn dân chủ thật sự; chúng tôi muốn quyền đề cử và lựa chọn lãnh đạo của chúng tôi. Lãnh đạo địa phương hiện giờ là tay sai. Chúng tôi ghét chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi không muốn chế độ độc tài như Trung Quốc”.

Tôi hỏi là họ thực sự muốn gì? Họ lặp lại “dân chủ”.

“Thế còn hàng trăm triệu người mà Trung Quốc đã cứu thoát khỏi nghèo khổ? Còn vị trí quyết định chống lại đế quốc phương Tây của Trung Quốc? Còn nỗ lực chống tham nhũng của họ? Còn BRICS? Còn những nỗ lực hồi xuân chủ nghĩa xã hội thông qua chăm sóc y tế, giáo dục miễn phí, văn hóa, giao thông được trợ cấp, nền kinh tế hỗn hợp/có kế hoạch?”

“Có điều gì tốt, bất cứ điều gì, mà Trung Quốc, quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn nhất và thành công nhất trái đất đang làm không?”

Brian, một sinh viên ở Mong Kok, giải thích:

“Chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm và bầu chọn người lãnh đạo. Hiện giờ đang là chế độ độc tài ở Trung Quốc. Họ lựa chọn ủy ban để bầu các lãnh đạo của chúng tôi. Chúng tôi muốn dân chủ thật sự. Hình mẫu của chúng tôi là dân chủ phương Tây”. 

Tôi hỏi cả hai phe biểu tình về sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Anh. Tôi không nhận được câu trả lời. Sau đó tôi nhận thấy câu trích dẫn Winston Churchill, một gã phát xít tự phong và một người không bao giờ buồn che dấu sự thù ghét của ông ta đối với người không phải da trắng, không phải phương Tây. Nhưng ở đây, Churchill được công nhận là một trong những nhà vô địch của dân chủ; các câu trích dẫn ông ta được dán trên hàng sa số các bức tường.

Sau đó tôi nhìn thấy “Tường John Lenon với một câu trích dẫn sáo ngữ kiểu như”: “Bạn có thể nói tôi là kẻ ngủ mơ, nhưng tôi không phải là kẻ duy nhất”.


Phong trào biểu tình Hong Kong bốc mùi tư tưởng thuộc về nhóm trên của tầng lớp thị dân trung lưu, bao gồm cả sự tôn thờ đa cảm rẻ tiền chán ngấy và thiếu kiểm chứng với “những người hùng” của phương Tây, như Churchill. 


Họ thực sự mơ về điều gì, tôi không hỏi. Tất cả những gì tôi thấy chỉ là những sự tầm thường sáo rỗng về “dân chủ” và “tự do”

Cờ Anh quốc cũng ở khắp mọi nơi, và tôi còn nhìn thấy hai con chó ngao Anh; hai con vật cực kỳ dễ thương, tôi phải thừa nhận, nhưng chả giải thích được gì cho nguyện vọng của người biểu tình.

Hiếm có người nói tiếng Anh ở đây, mặc dù mọi biểu tượng văn hóa, tư tưởng và tuyên truyền tại nơi biểu tình lẫn nơi “chiếm đóng” đều có liên quan tới phương Tây. 

Sau đó, vào buổi tối ngày 29 tháng 9, ở gần Admiralty, tôi phát hiện một nhóm người phương Tây, la hét và sẵn sàng cho “thứ gì đó lớn” 

Tôi lại gần một trong số họ; tên của anh ta là John và anh ta đến từ Australia:

“Tôi đã sống ở Hong Kong một thời gian. Tối nay chúng tôi tổ chức chạy từ đây đến Aberdeen, Pok Fu Lam và quay trở lại, để ủng hộ Phong Trào Chiếc Ô. Một số người nước ngoài tham gia cũng đã sống ở Hong Kong một thời gian.”

Tôi không hiểu điều này có minh họa cho thiếu tự do và sự độc đoán của Bắc Kinh không?

Tôi cố gắng hình dung điều sẽ xảy ra trong cùng một tình huống, ở các quốc gia tay sai của Washington, London và Paris, ở các quốc gia mà phương Tây ca ngợi là “nền dân chủ rực rỡ”

Điều gì sẽ xảy ra với tôi, khi tôi định tổ chức hoặc tham gia giải chạy marathon ở Nairobi, Kenya, phản đối việc Kenya xâm lược Somalia hay phản đối việc gây hấn trên bờ biển Swahili/Hồi Giáo? Họ sẽ làm gì với tôi, khi tôi là một người ngoại quốc, tôi sẽ khởi đầu một cuộc chạy đua ở trung tâm Jakarta, yêu cầu thêm tự do cho Papua!

Suy nghĩ làm tôi mất hết can đảm và với điều đó, một cách khách quan, tôi nhắn tin cho một nhà ngoại giao ở Nairobi. “Họ sẽ trục xuất tôi?” Tôi hỏi. “Họ có coi việc đó là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia không?”

“Họ sẽ trục xuất anh” câu trả lời đến ngay lập tức. “Nhưng trước đó, anh sẽ thối rữa một thời gian trong [phòng] nhà giam cực kỳ bẩn thỉu.”

Tôi nghĩ vậy …

***

Vào lúc này, biểu tình trở nên hỗn loạn; làm gia tăng thời gian đi lại và hủy hoại kinh doanh.

Thậm chí một phần lớn giới chuyên môn Hong Kong giờ đây không muốn người biểu tình chặn đường phố.

Tờ South China Morning Post, đưa tin vào ngày 29 tháng 10 năm 2014: 
“Người biểu tình bị Hội luật sư phê phán vì đã chế giễu lệnh của tòa án, khi các luật sư ký đơn đề nghị chấm dứt chiếm đóng”.
Nhưng một số người thực sự thấy yêu cầu đó là chân thật và hợp hiến. Bạn của tôi, ông Basil Fernando, giám đốc của Ủy Ban Nhân Quyền Châu Á, đã viết cho tôi: 
“Như người biểu tình ở Hong Kong, họ là những người biểu tình địa phương chân thật với những quan ngại nghiêm túc. Người dân Hong Kong trong lịch sử mới đây đòi hỏi nhiều quyền mà người dân ở các quốc gia Châu Á khác chỉ có trên danh nghĩa, mà không có trong đời thực. Lý do là sự độc lập và hoạt động của các thiết chế công cộng. Sự khởi đầu của họ được đánh dấu bằng Ủy Ban Chống Tham Nhũng Độc Lập (ICAC), được khai sinh vào năm 1974. Đó là thành công và kết quả là Hong Kong gần như là một xã hội không có hối lộ và tham nhũng. Với 25 năm sống [ở đây], tôi có thể xác nhận điều này.
Người dân thực sự lo ngại khi đánh mất điều đó và đó là lý do tại sao họ muốn có tiếng nói hơn, để bầu chọn trưởng đặc khu hành chính. Đây là chính quyền địa phương thực sự các mục tiêu chính trị có giới hạn.”

Nhưng một tuần sau, khi tôi và Basil gặp nhau, mặt đối mặt, ở Hong Kong, ông ta thừa nhận:

“Nhiều sinh viên ở Hong Kong thiếu thông tin, và một số đã hư hỏng. Chúng không chưa bao giờ phải trải qua khó khăn trong đời. Đây là một trong những nơi giàu có nhất trái đất. Một số đứa trẻ sợ Trung Quốc. Ok, chúng ta có thể nói một số chúng là phản động … Nhưng điều này có thể hiểu được; đó là những người có gia đình chạy trốn khỏi Đất Liền Trung Quốc, trong quá khứ … Bố mẹ và ông bà nuôi nhồi nhét cho con cháu họ những điều tiêu cực về Trung Quốc”.

Vài phút sau, tôi ăn trưa tại Cafe de Coral, một chuỗi cửa hàng địa phương. Một thanh niên đi vào, mặc áo phông, trên đó có dòng chữ: “Hải Quân Thực Sự. Doanh Trại Quân Đội Hoa Kỳ.”

Ở Hong Kong, điều đó chẳng có nghĩa gì. Đó thậm chí không phải là thông điệp chính trị, chỉ là áo phông.

Chừng nào thành phố còn giàu có, mọi thứ vẫn ổn. Thành phố đã giàu có nhiều năm và nhiều thập kỷ; dưới sự cai trị của Anh, và là một phần của Trung Quốc.

Câu hỏi là nếu họ không quan tâm tới chính trị thì tại sao người biểu tình phong tỏa các đường giao thông huyết mạch của thành phố suốt hơn một tháng để đòi bầu cử trực tiếp và “dân chủ”, bất kể dân chủ có nghĩa là gì? 

Hay có điều gì đó ẩn giấu sau tất cả những chuyện này, và cũng có thể là “giữa những dòng chữ”.

“Chúng tôi cũng có những người nghèo của mình”. Brian, một người biểu tình ở Mong Kok, nói với tôi.

Sự thật là Hong Kong không phải là một pháo đài xã hội như Macau láng giềng, cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha. Đáng nói là khi đến thăm Macau vài ngày trước, một số người giải thích với tôi là chuyện xảy ra ở Hong Kong không bao giờ diễn ra ở Macau, bởi vì mọi người ở đây cảm thấy “rất gần gũi Bắc Kinh”, có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống của họ”.

Hong Kong trong nhiều thập kỷ là một xã hội tư bản tốc độ, tiêu dùng và năng động. Người dân đối mặt với một số giá cả khó tưởng tượng nhất trái đất, đặc biệt là giá nhà ở. Không phải là miền đất của sữa và mật ong; nó chưa từng là – dưới thời là thuộc địa của Anh, hay bây giờ. 

Có một sự thất vọng lớn về việc đánh mất “sự độc đáo”, và thế mạnh. Một số đô thị trung tâm Đất Liền Trung Quốc đang trở nên hấp dẫn hơn, với đời sống văn hóa mạnh mẽ hơn, các công viên lớn hơn, kiến trúc đẹp hơn, và giao thông công cộng phát triển hơn. Tuyến đường tốc hành từ Shenzen đến Guangzhou, Bắc Kinh hay Thượng Hải, và điều đó cho thấy tương lai, sự rực rỡ và lạc quan sẽ thực sự xuất hiện ở đâu.

Dường như các cuộc biểu tình hiện nay đang cho thấy sự thất vọng phổ biến của cư dân Hong Kong, không chỉ với Bắc Kinh mà còn chủ yếu là với tự bản thân Hong Kong.

Thiếu lý tưởng và nhận thức chính trị, và nhiều thập kỷ bị tuyên truyền chống Cộng Sản và chống chủ nghĩa xã hội của phương Tây oanh tạc, người biểu tình chỉ đơn giản phàn nàn Bắc Kinh về mọi thứ, ngay cả những thứ đáng ra họ phải phàn phàn về hệ thống tư bản cực đoan của họ.

Có một số ngoại lệ. Ở nơi biểu tình, có một vài nhóm nhỏ yêu cầu công bằng xã hội. Không phải tất cả bọn họ, nhưng có một số người Marxist và Trotskyist, thậm chí là vô chính phủ thành thị.

Một đồng sự đại học của tôi bình luận: 

“Nghị trình của họ tập trung vào dân chủ và bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu hành chính, nhưng nhu cầu xã hội được Chiếm Đóng Trung Tâm nhấn mạnh cũng không thể bỏ qua, cụ thể là khoảng cách thu nhập quá lớn, giá bất động sản ngoài tầm với của thanh niên, và nhìn chung là một tương lai không xác định …”

Nhưng trên hết, sự thất vọng ở đây đi cùng với sự lãnh đạm. Họ không tạo ra bất cứ điều gì cách mạng về thành phố này hay phong trào.

Tôi thường uống rượu, thân mật, với ông Leung Kwok-hung (có biệt hiệu là “Tóc Dài”), người có vị thế là chính khách cánh tả nổi bật duy nhất ở đây. Tóc Dài là thành viên của Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong. Nhưng là “cánh tả” không ngăn được việc ông được khen ngợi cũng như thường xuyên được báo chí cánh hữu ở các quốc gia Đông Âu phỏng vấn, khi “Tóc Dài” không chỉ phê phán phương Tây, ông ta cũng thường xuyên đánh Trung Quốc. Tôi chưa bao giờ hiểu thực sự ông ta đứng về phía nào và đôi khi tôi với ông ấy mất liên lạc.

Một giáo sư “tiến bộ” của trường đại học danh tiếng ở Hong Kong có lần đã thú nhận với tôi, trong tiếng ồn ào của một buổi nhậu, và đã quá nửa đêm, rằng thành tích lớn nhất trong đời của bà ấy là có vài trải nghiệm đồng tính, và thừa nhận với bản thân rằng bà ấy lưỡng tính. Điều đó diễn ra vài giờ sau khi tôi trình chiếu bộ phim tài liệu về vụ thảm sát năm 1965 ở Indonesian của tôi tại trường của bà ấy, trong phim có khoảng từ 1 đến 3 triệu người đã mất mạng.

“Chúng ta hãy ăn tối vào tối mai”, một nữ học giả khác nói với tôi. “Nhưng với một điều kiện – không bàn chuyện chính trị.” Tôi đã từ chối.

***

Dĩ nhiên là miễn cưỡng, hoặc một số trong họ tự nguyện, người biểu tình đang bị phương Tây điều khiển, phương Tây đang gây xung đột, bôi nhọ và dồn ép khắp nơi các quốc gia, các chính quyền và phong trào dám phản kháng lại đòi hỏi thống trị toàn cầu của họ.

Suốt nhiều năm, tuyên truyền phương Tây đã cố thuyết phục thế giới là Trung Quốc thực ra “không phải cộng sản”, hay là chủ nghĩa xã hội. Một quốc gia cộng sản thành công có thể là ác mộng tồi tệ với Đế quốc; nó sẽ làm tê liệt tín điều của phương Tây về chiến thắng hệ tư tưởng đối với các dạng chính quyền phi tư bản và phi đế quốc.

Hơn nữa, tuyên truyền đã rất thành công. Nếu người dân được hỏi ở Berlin, London hay Paris, nhiều người sẽ cười nhạo quan điểm cho rằng “Trung Quốc còn tư bản hơn nhiều quốc gia tư bản công khai.”

Bằng cách khiêu kích Trung Quốc, trực tiếp và thông qua các quốc gia vệ tinh như Nhật Bản, Philippine và Hàn Quốc, phương Tây hy vọng rằng con rồng lớn sẽ mất kiên nhẫn, sẽ táp lại, và sau đó bị coi như là quái vật hung hãn. Điều đó có thể “biện minh” cho một cuộc chạy đua vũ trang khác, thậm chí có thể là xung đột trực tiếp với Trung Quốc.

Trung Quốc càng xã hội chủ nghĩa hơn thì phương Tây càng hốt hoảng hơn. Trung Quốc đang trở thành chủ nghĩa xã hội: bằng cách duy trì hệ thống kế hoạch trung ương, nhà nước nắm giữ các công nghiệp chủ chốt, chỉ đạo sản xuất của khu vực tư nhân, hay tuyên bố rằng nếu người dân không được cung cấp chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí thì quốc gia không có quyền tự gọi mình là cộng sản. Càng nhiều công viên công cộng được xây dựng, càng nhiều tuyến đường sắt cao tốc và đường tàu điện ngầm đô thị, cũng như nhà hát và trung tâm văn hóa thì phương Tây lại càng khiếp đảm. 

Giờ thì những sinh viên theo chủ nghĩa báo thù ở Hong Kong thừa nhận rằng Trung Quốc thực sự là một quốc gia cộng sản, song những điều phát ra từ môi của họ rất tiêu cực. Họ tuyên bố công khai về việc họ ghét chủ nghĩa cộng sản ra sao. 

Mọi thứ đều tốt với phương Tây, vì Trung Quốc cùng với Nga, Venezuela và Iran đều đứng đầu trong “danh sách ám sát” của họ.

Biểu tình ở Hong Kong chắc chắn là thời cơ cực kỳ thuận tiện cho Đế quốc.

Mặc dù Trung Quốc hành động với sự kiềm chế ghê ghớm (hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Pháp hay Anh quốc đã thể hiện với những người biểu tình ở chỗ họ), nhưng họ đang trở thành mục tiêu trong chiến dịch bôi nhọ của truyền thông phương Tây.

Thậm chí nếu người biểu tình Hong Kong chỉ có một mục tiêu duy nhất, là bầu cử trực tiếp lãnh đạo cấp cao nhất, thì đây không phải là cách thực hiện.

Khuấy đảo khi Trung Quốc cùng với các quốc gia BRICS khác đang phải đối mặt với khiêu khích và kích động trực tiếp không phải là cách để khơi dậy sự đồng cảm của Bắc Kinh, hay thúc đẩy sự thỏa hiệp. Đây là lúc gay go và nguy hiểm, mọi người đang cáu kỉnh.

Sai lầm của những người biểu tình là một số trong họ đang trực tiếp tấn công toàn bộ hệ thống của Trung Quốc, thay vì tập trung vào các yêu cầu địa phương và thực tế. Hoặc có thể nếu mục tiêu thực sự là gây bất ổn Trung Quốc thì đó là là một hành động được tính toán kỹ càng, không phải là sai lầm. Nhưng điều đó sẽ và phải bị ngăn chặn.

Theo một nghĩa nào đó, “Phong Trào Chiếc Ô” của Hong Kong đang làm với Trung Quốc chính cái điều mà “Euro Maidan” làm với Nga hay những người biểu tình cánh hữu ở Caracas làm với “El Processo”.

Tự nguyện hay miễn cưỡng, phong trào biểu tình Hong Kong gia nhập vào mạng lưới màu sắc và “các cuộc cách mạng” khác được tạo ra để gây bất ổn cho các đối thủ của đế quốc phương Tây: một số ở Syria và Ukraina, ở Cuba và Venezuela, ở Thái Lan, Ai Cập và khắp Châu Phi.

Khi được hỏi, nhiều người biểu tình Hong Kong nói rằng “họ không biết chuyện đó”. Một điều có thể thấy là sẽ không có tổn hại gì nếu họ có thể được giáo dục tối thiểu về chính trị, trước khi dựng rào cản và “miễn cưỡng” tham gia vào cuộc chiến toàn cầu - ở phía sai lầm của lịch sử.

***

Vào đêm cuối cùng trước khi rời khỏi Hong Kong, tôi đi thăm khu vực biểu tình Mong Kok.

Ở đó căng thẳng, không phải bởi vì cảnh sát định can thiệp và dọn dẹp đường phố, mà bởi vì nhiều người biểu tình nhậu nhẹt. Mùi rượu nồng nặc bốc lên ở “chiến tuyến”, gần hàng rào ngăn cách giữa người biểu tình và cảnh sát.

“Có tiến triển gì không?” Tôi hỏi một cảnh sát.

“Không có gì hết. Chúng tôi được lệnh không làm gì cả”. Anh ta trả lời.

“Anh cảm thấy chuyện này thế nào?” Tôi hỏi anh ta, một cách thẳng thắn.

“Tôi được lệnh không nói gì, hay làm gì hết.” Anh ta trả lời. 

Nhưng sau đó có một cuộc cãi vã ầm ĩ ở chỗ những người biểu tình; không phải là một nơi đáng yêu, một chút gì đó giống như Maidan ở Kiev.

Một ông già la hét với các thủ lĩnh biểu tình, những người đó cảm thấy bất ngờ, cố gắng đẩy ông già đi, sau đó cười nhạo ông ta, một cách công khai.

“Ông ta nói gì vậy?” Tôi hỏi

“Không gì hết!” một thủ lĩnh biểu tình hét lên, người này trông không giống như một người dân chủ. Anh ta xưng tên là Benny. “Đừng lo ngại! Ông chỉ cần đi khỏi đây. Chúng tôi tự lo cho bản thân được.”

“Lo về cái gì?” Tôi ngạc nhiên

“Ông già nói rằng ông ấy sẽ gọi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đến dẹp tụi tôi. Sau đó ông ấy định đánh những người tổ chức, theo kiểu võ công phu”. Một ai đó thì thầm vào tai tôi.

Đó là “chiếm đóng” được nói tới, với vài cái lều. Điều đó khá là khôi hài, hóm hỉnh, hay gì đó … Cách đó vài mét là cửa hàng có quảng cáo đồng hồ Rolex, bên cạnh đó là cửa hiệu massage

“Một cuộc cách mạng Rolex”, tôi nghĩ.

Tâm trạng ở khu biểu tình thực sự bần tiện; không gì cao thượng, không gì lạc quan, không gì thực sự “cách mạng”.

Trong nhiều thập kỷ, Hong Kong đã tất bật trở nên giàu có một cách kinh tởm bằng cách phục vụ thành kính các lợi ích thực dân và thực dân mới của Anh và các nước phương Tây khác. Chúng đã lừa dối, hết lần này đến lần khác, nhân dạng Trung Quốc và Châu Á của họ, về phe với chính trị, quân sự và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc châu Âu cũng như Hoa Kỳ. 

Không có sự khoan dung cho những quốc gia bị phá hủy ở khắp Châu Á Thái Bình Dương. Chừng nào tiền còn chảy, Hong Kong còn kinh doanh. Tiền, tiền, tiền! Sự giàu có của họ được xây dựng trên sự đau khổ của người khác. Thành phố phục vụ bất cứ kẻ nào cai trị, và trả tiền, bất chấp sự đau khổ mà hắn gây ra cho phần còn lại của Châu Á.

Dĩ nhiên là nhiều công dân của thành phố ghét chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là Trung Quốc, khi họ cùng với Nga, Châu Mỹ Latin, Nam Phi và các quốc gia khác đang có chuyển đổi xã hội thực sự, chiến đấu chống lại đế quốc phương Tây,

Chứng kiến các thành phố vĩ đại của Trung Quốc mọc lên, trên khắp đất liền, các công dân của Hong Kong, hay ít nhất một số trong số họ, nhận thấy rằng điều không thể cướp được hay cùng phe với những kẻ cướp, là trở nên giàu có. 

Thậm chí những người hoàn toàn bị tẩy não cũng vô tình nhận ra rằng có điều gì đó thực sự sai lầm trong “đặc khu” của họ.

Khi con đường thủy giữa Hong Kong và Kowloon bị co hẹp lại do sự phát triển thiếu kiểm soát, khi tầng tầng lớp lớp những cửa hàng mới mọc lên ở chỗ hầu như không ai có đủ khả năng mua sắm; khi bất động sản nằm ngoài tầm với của đại đa số dân cư. Hong Kong giờ chỉ có hai sự lựa chọn; suy nghĩ lại về hệ thống kinh tế và chính trị, hoặc tiếp tục bán mình cho sự giàu có và chửi đổng hoặc chửi Bắc Kinh!

Andre Vltchek is a novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. The result is his latest book: “Fighting Against Western Imperialism”. ‘Pluto’ published his discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. His critically acclaimed political novel Point of No Return is re-edited and available. Oceania is his book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about post-Suharto Indonesia and the market-fundamentalist model is called “Indonesia – The Archipelago of Fear”. His feature documentary, “Rwanda Gambit” is about Rwandan history and the plunder of DR Congo. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and Africa. He can be reached through his website or his Twitter.

Saturday, October 11, 2014

Biểu tình ở Hong Kong năm 2014

Hong Kong, thiên đường của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Thành phố này đứng thứ ba thế giới trong số các thành phố có nhiều tỷ phú dollar nhất, 10 tỷ phú giàu nhất Hong Kong có tổng tài sản lên tới 130 tỷ USD. Phía sau những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại sầm uất là 1/5 dân số sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực, rất nhiều người phải sống trong những cái cũi sắt. Người lao động Hong Kong phải làm việc trong những điều kiện cực kỳ bất công: 49 giờ/tuần, không bảo hiểm hưu trí, không đàm phán tập thể, không trợ cấp thất nghiệp, lương tối thiểu mới chỉ được áp dụng từ năm 2010 ở mức 3,6 USD/giờ.

Cuộc biểu tình năm 2014 không phải là cuộc biểu tình lớn nhất và duy nhất. Từ năm 2000 đến năm 2013, đã diễn ra ít nhất mười cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong (theo tờ Bloomberg Businessweek). Đáng chú ý nhất là cuộc biểu tình năm vào năm 2003 với nửa triệu người tham gia để phản đối dự luật an ninh, khiến thống đốc Hong Kong là ông Đổng Kiến Hoa phải từ chức sau đó. Tiếp theo là cuộc biểu tình năm 2004 với hơn nửa triệu người tham gia đòi quyền bầu cử dân chủ và cải thiện mức sống. Vào năm ngoái, 500 công nhân cảng đã bãi công đòi tăng lương thành công, nhưng hầu như không có báo chí phương Tây nào đưa tin để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2003 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một phụ nữ mạnh mẽ, hấp dẫn, gợi cảm nổi bật trên nền đám đông với lá cờ của đặc khu.
Khi cuộc biểu tình năm 2014 diễn ra, báo chí phương Tây đã nhanh chóng áp đặt các định kiến đối với chính quyền Trung Quốc trong các bản tin. Thứ nhất, họ mô tả dường như là Bắc Kinh đã nuốt lời hứa cho người dân Hong Kong bầu cử tự do. Thứ hai, họ mô tả tình trạng dân chủ hiện nay ở Hong Kong tồi tệ hơn thời còn là thuộc địa của Anh. Về điểm thứ nhất rõ ràng là bóp méo sự thật. Quá trình bầu cử hiện nay được tổ chức tuân thủ theo Luật Cơ Bản của Hong Kong như tờ Diplomat đã đưa tin. Theo kế hoạch, Hong Kong phải lập ra một Ủy Ban Bầu Cử gồm 1200 người đại diện cho 4 nhóm doanh nghiệp, chuyên gia, lao động, và lập pháp, mỗi nhóm có đều có một số lượng bằng nhau là 300 người. Ủy Ban Bầu Cử sẽ tuyển chọn các ứng cử viên, sau đó tổ chức cho người dân bỏ phiếu trực tiếp bầu thống đốc. Vấn đề là nhiều phe phái chính trị hiện nay không đồng ý với việc lựa chọn ứng cử viên thông qua Ủy Ban Bầu Cử, nên họ biểu tình đòi áp dụng ứng cử trực tiếp. Cuộc biểu tình hiện nay không phải đòi quyền bầu cử tự do mà là ép buộc Hội Đồng Lập Pháp phải sửa đổi Luật Cơ Bản của Hong Kong về phương thức bầu cử. Không phải Bắc Kinh không giữ lời hứa mà các phe phái đối lập ở Hong Kong không muốn lời hứa đó được thực hiện. Về điểm thứ hai thì ngay cả ngoại trưởng một nước thân phương Tây như Singapore, ông Shanmugam cũng phải tỏ ra phẫn nộ với sự thiên lệch của báo chí phương Tây. Ông này phát biểu rằng: Sự thật là Hong Kong chưa bao giờ có hệ thống dân chủ dưới sự cai trị của Anh trong suốt 150 năm... và "đề xuất của Bắc Kinh hơn bất cứ thứ gì Hong Kong từng có dưới thời Anh quốc". Tranh luận về việc Bắc Kinh hạn chế dân chủ của Hong Kong sẽ không đi đến đâu vì chủ yếu dựa trên suy đoán, song động cơ của phe biểu tình đã rõ ràng, họ cảm thấy không thể thắng được cuộc bầu cử sắp tới nên đòi sửa đổi phương thức bầu cử.

Hình ảnh cuộc biểu tình năm 2014 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một đứa trẻ ngơ ngác, yếu đuối, tách biệt đám đông, với điện thoại di động trên tay.
Điểm yếu của cuộc biểu tình năm 2014 có thành phần chủ yếu gồm học sinh, sinh viên và thanh niên là việc giai cấp lao động không tham gia. Chỉ có khoảng 200 công nhân của công ty phân phối Coca Cola ở Hong Kong tham gia biểu tình. Liên Đoàn Công Đoàn, công đoàn lớn nhất ở Hong Kong đại diện cho tầng lớp lao động, không muốn sửa đổi phương thức bầu cử mà chỉ muốn có nhiều đại diện của nhóm lao động hơn trong Ủy Ban Bầu Cử. Điều này giải thích tại sao quy mô cuộc biểu tình năm 2014 có số lượng người tham gia thấp hơn nhiều so với năm 2003 hay 2004. Các nhà lãnh đạo biểu tình đã sớm tìm cách rào đón khi tuyên bố rằng giá trị của một cuộc biểu tình không nằm ở số lượng người tham gia.

Trong trường hợp yêu cầu của phe biểu tình được chấp thuận thì phương thức bầu cử trong Luật Cơ Bản Hong Kong sẽ phải sửa đổi và phải được nhận được 2/3 số phiếu thuận của Hội Đồng Lập Pháp . Khi đó sẽ là một cuộc chiến khác. Trong Hội Đồng Lập Pháp thì phe đa số, được cho là thân Bắc Kinh, hiện có 43 ghế, còn phe đối lập có 27 ghế. Sẽ không phe nào có đủ 2/3 số phiếu để thông qua sửa đổi Luật Cơ Bản. Trên vũ đài chính trị thì điều này có nghĩa là thắng lợi của phe đối lập, với một số phiếu ít hơn nhưng họ có quyền lực hơn. Quyền lực thì sẽ đòi hỏi quyền lợi, những lợi ích nhất định sẽ phải san sẻ cho họ. Mặc dù có lợi rất lớn nhưng phe đối lập trong Hội Đồng Lập Pháp lại không bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với người biểu tình. Cuộc tấn công của một nhóm dân cư địa phương vào nhóm biểu tình đã cho thấy lý do. Phe đối lập muốn được lợi nhưng cũng không muốn mất phiếu bầu của tầng lớp buôn bán kinh doanh nhỏ, vốn chiếm số lượng đông đảo ở Hong Kong, trong cuộc bầu cử thống đốc tới đây. Cuộc biểu tình đã gây ra nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, và họ không muốn điều đó kéo dài.

Cho dù kết quả cuộc biểu tình ở Hong Kong có kết quả ra sao đi chăng nữa thì những người thắng cuộc chắc chắn không phải là những người đang cầm ô đứng ngoài đường mà là các nghị sĩ trong phòng họp. 

Friday, September 12, 2014

Cuộc đời vinh quang của một chiến sĩ dân chủ ở miền đất hứa

Một lần, một ông bầu bóng bầu dục nổi tiếng ở Mỹ vô tình ngó vào ti vi đang tường thuật cảnh các nhà dân chủ Việt Nam biểu tình chống Tàu. Với con mắt nhà nghề, ông bầu nhanh chóng khám phá ra một chàng trai trẻ với cánh tay phi thường. Chỉ bằng một cú ném duy nhất, chàng trai đã cho cửa kính của một cửa sổ trên tầng 15 cách đó khoảng gần 200 thước vỡ tan. Một nhóm mười cảnh sát đứng cách đó khoảng 100 thước, chàng trai quăng vào giữa đám một chai xăng cháy. Một chiếc ô tô lướt qua đó cách chừng 90 thước cũng lĩnh ngay một chai xăng khác xuyên qua ô cửa kính để mở và bốc cháy ngùn ngụt ở bên trong.

Ông bầu nói với bản thân: "Anh chàng này có đôi tay hoàn hảo, ta phải lôi anh ta về đội bóng mới được". Thế là ông bầu bay sang Việt Nam mang chiến sĩ dân chủ trẻ tuổi về Mỹ và dạy anh ta chơi bóng bầu dục. Anh chàng trẻ tuổi đã phá mọi kỷ lục của giải bóng bầu dục chuyên nghiệp và dẫn dắt đội bóng đến trận chung kết Super Bowl. Đội bóng giành thắng lợi giòn giã, anh chàng trẻ tuổi được bình chọn làm người hùng của Super Bowl.

Khi ông bầu hỏi chàng trai trẻ muốn làm gì thì anh ta trả lời là muốn gọi điện cho mẹ.

Chàng trai trẻ nói qua điện thoại: "Mẹ ơi, con vừa thắng Super Bowl".

Bà mẹ hét lên: "Tao không muốn nói chuyện với mày. Mày đã bỏ rơi mọi người. Mày không phải là con trai ta."

Chàng trai giải thích: "Con không nghĩ là mẹ không hiểu. Con vừa mới giành chiến thắng tại sự kiện thể thao vĩ đại nhất hành tinh đấy. Con đang ở giữa hàng chục ngàn người hâm mộ phát cuồng" 

Bà mẹ nói: "Không, để tao nói cho mày nghe. Ngay lúc này, súng nổ khắp quanh đây. Cả khu dân cư chỉ còn là một đống đổ nát. Hai em trai của mày bị đánh gần chết vào tuần trước, còn tuần này thì em gái mày bị cưỡng hiếp trên đường phố ngay giữa ban ngày". 

Bà mẹ ngừng một lúc, nghẹn ngào nước mắt rồi nói tiếp: "Tao không bao giờ tha thứ cho mày vì việc đã đưa cả gia đình tới Oakland".

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Sunday, August 31, 2014

Tại sao người yêu nước bị bắt?

Một người đang lái xe ô tô đi trên đường thì bị công an chặn lại.

Anh công an nói: Xin chúc mừng anh, nhờ lòng yêu nước nhiệt thành và công lao đi biểu tình Bờ Hồ không biết mệt mỏi của anh, Trung Quốc đã phải rút dàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Chúng tôi đã quyên góp được 10 triệu đồng và quyết định tặng cho anh.

Người kia đờ người ra không biết nói gì.

Anh công an lại hỏi vui vẻ: Thế nào? Anh sẽ làm gì với số tiền này?

Người kia trả lời: Tôi sẽ đi mua bằng lái xe.

Người ngồi cạnh ở ghế trước liền giãy nảy lên: Đừng tin ông ấy, ông ấy uống say rồi.

Một người ngồi ở ghế sau cằn nhằn: Đã bảo rồi mà, đi bằng xe ăn cắp thế nào cũng có chuyện.

Chợt có ánh sáng đèn flash lóe lên. Sau đó, một người khác ngồi ở ghế sau nói: Đã chụp ảnh và đăng lên facebook rồi nhé, tin "Công an xâm phạm quyền tự do đi lại hợp pháp của người yêu nước" sẽ hot nhất ngày hôm nay cho mà xem.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Thursday, May 22, 2014

Phương Tây khuếch trương cuộc bầu cử trước mũi súng ở Ukraina

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "West promotes election held at gunpoint in Ukraine" của Bill Van Auken, bình luận những tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống và lãnh đạo thành phố được chính quyền cánh hữu “lâm thời” do phương Tây hậu thuẫn tổ chức ở Ukraina, bộ quốc phòng thông báo vào ngày thứ tư rằng cái được gọi là “các chiến dịch chống khủng bố” nhằm vào những dân cư bất đồng chính kiến ở miền đông và nam đất nước sẽ được triển khai với toàn bộ sức mạnh.

“Pha chủ động trong các chiến dịch chống khủng bố đang được tiếp tục,” người phát ngôn bộ quốc phòng Vladislav Seleznyov nói vào thứ tư. “Cư dân ở khu vực miền đông Ukraina có thể chứng kiến điều đó. Hiện nay, quân lính và lực lượng tham gia vào chiến dịch chống khủng bố đang được luân chuyển theo kế hoạch” 

Washington và đồng minh châu Âu đang khuếch trương cuộc bầu cử vào chủ nhật, coi đó là biện pháp hợp pháp hóa cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân cử của phát xít mới được phương Tây hậu thuẫn, cũng như thiết lập một chính quyền bất hợp pháp có các lãnh đạo được quan chức Hoa Kỳ lựa chọn.

Ý tưởng về một cuộc bầu cử hợp pháp có thể được tổ chức, trong khi quân đội đưa xe tăng, pháo binh và trực thăng chiến đấu tới đàn áp phe đối lập chính trị trên phần lớn lãnh thổ đất nước, là lố bịch. Sự lừa dối đang được dàn xếp, với sự hỗ trợ vô điều kiện của Hoa Kỳ, chỉ hai tuần sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 5 về sự tự trị ở khu vực Donetsk và Luhansk mà bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố là bất hợp pháp. Cuộc khủng hoảng Ukraina cung cấp một cửa sổ độc đáo cho thấy sự yếm thế và đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của đế quốc Hoa Kỳ.

Washington đã gia tăng sự can thiệp, gửi tàu tuần tiễu có mang tên lửa hành trình của hải quân Hoa Kỳ Vella Gulf tới Biển Đen để tham gia bầu cử. Trong khi đó, phó tổng thống Joe Biden bày tỏ một sự đe dọa khác đối với Nga, long trọng tuyên bố trong chuyến viếng thăm Romania rằng nếu Moscow “phá hoại ngầm” cuộc bầu cử vào chủ nhật, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn và gia tăng sự mở rộng về phía đông của NATO.

Kể từ khi chính phủ Ukraina khởi sự các chiến dịch “chống khủng bố”, đưa quân đội và các đơn vị vệ binh quốc gia kết hợp với quân phát xít mới Right Sector tới chống lại miền đông và miền nam Ukraina, ít nhất 127 người đã bị giết hại, theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng của bầu không khí mà các cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối tháng tới là khi ứng cử viên tổng thống Oleg Tsarev, cựu phó chủ tịch đảng Các khu vực của tổng thống bị lật đổ Yanukovych và là một người ủng hộ liên bang hóa, bị đám đông cực hữu tấn công trong một buổi truyền hình ở Kiev. Do bị đánh đập đến mức phải vào viện trong tình trạng nguy kịch, ông ta đã rút ứng cử và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử.

Sự tàn bạo tương tự và thậm chí tồi tệ hơn do các thành phần phát xít gây ra trở thành cột trụ cho chính phủ chống lại tất cả các nhóm có khuynh hướng tả, bao gồm cả nhóm “Borotba” (“Đấu tranh”) và Đảng cộng sản Ukraina (KPU), có các thành viên bị giết hại, đánh đập, bắt giữ và phải đối mặt với các âm mưu ám sát.

Lần đầu tiên kể từ khi Liên bang Soviet tan rã năm 1991, cuộc bầu cử được tổ chức trong các điều kiện không có ứng cử viên nào đại diện cho các khu vực đa số nói tiếng Nga ở miền đông và miền nam Ukraina tham gia. 

Trong khi đó, chính phủ Kiev liên tục đàn áp truyền thông Nga ở Ukraina, bắt giữ, bỏ tù, thẩm vấn và trục xuất tất các các phóng viên bị tình nghi là không phục tùng ranh giới tuyền truyền do Washington đặt ra. (Xem: Chính phủ Ukraina bỏ tù các nhà báo làm việc cho truyền thông Nga).

Tiếp theo sự đàn áp đó, chính phủ Kiev, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và Đức, thông qua đề xuất đàm phán “bàn tròn” nhằm xoa dịu sự căng thẳng giữa chính phủ và các khu vực miền đông và miền nam. Trong các cuộc đối thoại này, các chính khách tham gia có quan hệ với những nhà tư bản tài phiệt đang thống trị đất nước, đã loại bỏ một cách có hệ thống các đại diện cho dân chúng đang biểu tình và bị tấn công.

Nghị viện Ukraina, Verkhovna Rada, với phiếu đa số phiếu chấp thuận vào ngày thứ tư thông qua một “bản ghi nhớ về hòa bình và hòa giải”, thứ chỉ là sản phẩm của một hoạt động “bàn tròn”. Giải pháp kêu gọi triệu hồi quân đội Ukraina đang bao vây các khu vực miền đông và miền nam về doanh trại và kết thúc bạo lực của mọi phe phái. Việc Ukraina tham gia các liên minh quốc tế như Liên minh châu Âu hay NATO cũng bị quy định là phải được chấp thuận bằng một cuộc trưng cầu dân ý.

Một điều khoản ân xá cho những người chiếm đóng các tòa nhà công sở ở miền đông và nam Ukraina đã bị loại khỏi phiên bản chính thức của bản ghi nhớ.

Giải pháp rõ ràng là muốn đánh lạc hướng khỏi các điều kiện thực tế trên thực địa mà bộ quốc phòng đã giải thích thẳng thừng và do đó không đem lại cho cuộc bầu cử một chút đáng tin cậy nào. Chúng dường như muốn xoa dịu chính quyền của tổng thống Vladimir Putin ở Moscow, những người đặt ra dấu hỏi cho sự hợp pháp của cuộc bầu cử.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy mức độ mà chính phủ Nga sẽ hành động, sự ra hiệu đã có một số hiệu quả. Thứ trưởng bộ ngoại giao Nga Grigory Karasin nói vào thứ tư rằng bản ghi nhớ đã tạo thành “sự hiện thực hóa bước đầu công khai và rõ ràng, mặc dù muộn, một bước tiến của Thỏa ước Geneva 2014”.

Những thỏa ước này, được thiết lập giữa đại diện Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu và chính phủ Kiev, kêu gọi tất cả các bên “giảm căng thẳng” bằng cách kết thúc bạo lực, tước vũ khí “các nhóm vũ trang bất hợp pháp”, chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà công sở và mở rộng ân xá cho người biểu tình. Chính quyền Kiev, được Washington hậu thuẫn, giải thích hiệp định này hoàn toàn theo kiểu một phía, bỏ qua các nhóm vũ trang bất hợp pháp như phát xít Right Sectos, một trong những kẻ hỗ trợ chủ chốt của họ, cũng như sự chiếm đóng ở Kiev và miền Tây Ukraina, trong khi từ chối ân xá cho những người biểu tình ở miền đông.

Chính quyền Putin coi bản ghi nhớ là đáng tin cậy – trái ngược với mâu thuẫn rõ ràng giữa bản ghi nhớ và hoạt động của chính phủ Kiev trên thực địa – đã đồng thuận với một thông báo từ Moscow rằng tất cả quân đội Nga đã được rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraina. Các quan chức Ukraina xác nhận vào thứ tư là không có quân đội Nga trong phạm vi 10 cây số quanh biên giới.

Hoạt động của chính quyền Nga gắn chặt với lợi ích của nhóm tư bản tài phiệt bán tội phạm, đóng vai trò là các khối cử tri chủ chốt của chính phủ Putin. Mặt khác, sự khát khao xoa dịu căng thẳng về Ukraina gắn liền với quan ngại của tầng lớp thống trị rằng xung đột với phương Tây – nơi các ngân hàng đang giữ tài sản của phần lớn trong số họ – và các biện trừng phạt gia tăng đe dọa tới lợi ích của họ. 

Sự quan ngại này được thể hiện trong tuần này ở diễn đàn kinh tế St. Peterburg, nơi 32 nhà tỷ phú Nga xuất hiện, nhưng các giám đốc tài chính và doanh nghiệp Hoa Kỳ tránh xa dưới sức ép của chính quyền Obama.

Moscow cũng mong muốn xoa dịu lo ngại của phía Bắc Kinh về sự sáp nhập Crimea và khả năng vẽ lại đường biên giới cũng như tác động của chúng đối với vấn đề của họ trong xung đột về Tân Cương và Tây Tạng.

Putin cùng với chủ tịch Tập Cận Bình quan sát việc ký kết hợp đồng khí đốt trong 30 năm trị giá 400 tỷ dollar vào thứ tư. Trong khi hợp đồng đã được đàm phán trong thập kỷ trước, sự đối đầu hiện nay với phương Tây về Ukraina dường như tạo ra sự thúc đẩy cho việc đạt được thỏa thuận mặc dù giá cả là khá viển vông.

Khi cuộc bầu cử ở Ukraina đang tới gần, chính quyền Putin vẫn tin rằng nó sẽ trao quyền lực cho những tư bản tài phiệt tha hóa, những người mà Moscow có thể hợp tác. 

Người dẫn đầu trong tất cả các khảo sát ở Ukraina là Petro Poroshenko, người Ukraina được gọi là “vua sô cô la”, người tích lũy được khối tài sản cá nhân khoảng 1,3 tỷ dolla bằng cách cướp đoạt các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước sau khi Liên bang Soviet tan rã và khôi phục chủ nghĩa tư bản. Khảo sát mới nhất cho thấy ông ta được 53,2% số người tham gia ủng hộ, so với khoảng 10% của đối thủ cạnh tranh chính, cựu thủ tướng Yulia V. Tymoshenko, người được gọi là “nữ hoàng khí đốt”, người đã bị bỏ tù vì tội tham nhũng và chỉ được thả sau cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Kiev 

Poroshenko, người giàu có thứ bảy ở Ukraina, có quan hệ mật thiết với toàn bộ giới tư bản tài phiệt, một trong những cộng sự gần gũi của ông ta là Dmytro Firtash, người khổng lồ khí đốt Ukraina, có quan hệ với các bố già tội phạm Nga và hiện đang ở Áo chờ dẫn độ sang Hoa Kỳ về tội gian lận và hối lộ. 

Trong khi được chào đón như một tư bản tài phiệt đã hậu thuẫn cho biểu tình bạo lực ở Maidan dẫn đến cuộc đảo chính tháng hai, Poroshenko không chỉ là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ thân phương Tây của tổng thống Viktor Yushchenko mà còn là bộ trưởng bộ phát triển kinh tế và thương mại dưới chính quyền của tổng thống bị lật đổ Yanukovych.

Friday, May 16, 2014

Bất chấp đàm phán bàn tròn, chính phủ Ukraina mở rộng sự đàn áp

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Despite round table talks, Ukrainian regime escalates crackdown" của Johannes Stern, cập nhật những diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Hoa Kỳ và Châu Âu đã cho thấy sự ủng hộ của họ đối với các chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Kiev nhằm dồn ép người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraina, thậm chí ngay cả khi Kremlin đã tuyên bố ủng hộ cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” vào thứ tư ở Kiev và giữ khoảng cách với người biểu tình.

Vào thứ năm, tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov khoe khoang rằng quân đội Ukraina đã phá hủy doanh trại của các chiến binh thân Nga trong các chiến dịch qua đem. Ông ta khẳng định quân đội của chính phủ đã tấn công một căn cứ cở thành phố miền đông Slavyansk và một căn cứ khác gần Kramatorsk – thành phố công nghiệp ở phía bắc tỉnh Donetsk, nơi mà cái được gọi là “chiến dịch chống khủng bố” của Kiev đã bắt đầu một tháng trước đây. Bộ trưởng quốc phòng ở Kiev thông báo rằng quân đội đã bắt giữ ba tù binh, khẳng định không có thương vong.

Chính phủ Kiev ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng phát xít, đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng hai chống lại tổng thống dân cử Victor Yanukovych, để tiếp tục các chiến dịch quân sự ở miền đông.

Vào thứ năm, tờ Guardian của Anh xuất bản một bài báo dài với tiêu đề “Sự lo ngại về nội chiến ở Ukraina gia tăng khi các đơn vị tình nguyện cầm vũ khí”, tường thuật về “các đơn vị phi chính quy xuất hiện trong những nỗ lực của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực Donetsk và Luhansk từ tay các chiến binh thân Nga. Họ được các nhà cầm quyền Ukraina công nhận là bán hợp pháp, hoan nghênh mọi sự trợ giúp đối với cuộc chiến của họ ở miền đông”.

Nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện ở Ukraina không phải là kết quả của “âm mưu Nga”, như truyền thông và các chính phủ phương Tây khẳng định. Các quyền lực đế quốc và những gã ngốc ở Kiev đã có chính sách dối trá kích động sắc tộc và căng thẳng văn hóa để gây bất ổn Ukraina và tạo lợi thế về lợi ích địa chiến lược chống lại Nga.

Một bức điện tín ngoại giao cách đây sáu năm được người sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns viết và được Wikileaks công bố mới đây, giống như một bản thiết kế cho sự kiện hiện tại.

“Sự mở rộng của NATO, đặc biệt là tới Ukraina, được coi là vấn đề ‘nhạy cảm và đau đầu’ đối với Nga, nhưng những sự cân nhắc chính sách chiến lược cũng làm nền tảng cho sự đối đầu dữ dội với việc Georgia và Ukraina gia nhập NATO. Ở Ukraina, điều đó bao gồm sự lo ngại rằng vấn đề đó có thể chia quốc gia làm hai phần, dẫn đến bạo lực, hay thậm chí như một số khẳng định là cả nội chiến, khiến quân đội Nga phải quyết định can thiệp hoặc không,” Burns viết.

Như bức điện tín đã cho thấy rõ, Hoa Kỳ và đồng minh NATO, bao gồm cả Đức, đã biết rằng thiết lập một chính phủ thân châu Âu và NATO ở Kiev sẽ kích động sự đối đầu ở trong cả nội bộ Ukraina lẫn từ phía Nga. Phản ứng này – diễn ra dưới dạng những người ly khai nổi loạn ở miền đông, và sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga – giờ đây được sử dụng làm cái cớ để biện minh cho sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc vào Nga.

Khi đàm phán “bàn tròn” đang diễn ra, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland, trong phát biểu tại hội nghị an ninh ở Bratislava, đe dọa rằng “nếu cuộc bầu cử ngày 25 tháng năm không diễn ra, nếu Nga tiếp tục gây bất ổn… sẽ có sự trừng phạt kinh tế tiếp theo, nghiêm trọng hơn đối với Nga ... Và chúng ta tin tưởng rằng những gì chúng ta đã làm đang bắt đầu gây nhức nhối.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thông báo tại một cuộc họp báo chung với thủ tướng Georgia Irakly Garibashvili rằng Georgia và Moldova sẽ ký thoản thuận gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 27 tháng sáu. Châu Âu liên minh trực tiếp với hai quốc gia thuộc liên bang Soviet cũ có biên giới chung với Nga – một trong số đó, Georgia, đã tấn công quân đội Nga năm 2008, dẫn đến một cuộc chiến tranh ngắn với Nga – làm nổi bật tính chất thiếu thận trọng trong các hoạt động gây hấn của chủ nghĩa đế quốc nhằm bao vây và cô lập hoàn toàn Nga.

Vào thứ năm, Washington thông báo rằng NATO có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự lâu dài ở Ba Lan. “Hoa Kỳ nhận biết mong muốn của Ba Lan về việc triển khai căn cứ quân sự tại quốc gia, và tôi nghĩ rằng rất đáng để cân nhắc về sáng kiến này,” đại sứ Hoa Kỳ ở Ba Lan Stephen Mull nói.

“Không chỉ Hoa Kỳ, mà toàn bộ liên minh. Đây là một chủ đề quan trọng cần được thảo luận, điều đó sẽ diễn ra ở nước Anh vào tháng mười hai. Nếu Nga thay đổi một cách cực đoan môi trường an ninh ở khu vực này của châu Âu, thì sẽ cần phải có những trả đũa cụ thể từ NATO,” ông ta đe dọa.

Mull cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng bổ sung được gửi tới Ba Lan những tuần qua ít nhất là cho tới hết năm 2014. Suốt những tuần qua, Hoa Kỳ triển khai 12 chiến đấu cơ phản lực F-16 và khoảng 450 lính tới Ba Lan, một phần trong sự gia tăng quy mô của quân đội NATO ở Đông Âu.

Các biện pháp đó đã phơi bày sự gian trá của cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” dưới sự đỡ đầu của Tổ chức Anh ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Họ đã khởi xướng việc ngăn chặn sự nổi loạn ở miền đông và thúc đẩy cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng năm, thứ được coi là chìa khóa đem lại cái mã dân chủ hợp hiến cho chính quyền bất hợp pháp tay sai của phương Tây ở Kiev.

Mặc dù vậy, vòng đầu tiên kéo dài chỉ ba giờ đồng hồ. Tham dự đàm phán có các nhà lãnh đạo của chính phủ đảo chính, các tư bản tài phiệt, cựu tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk và Leonid Kuchma, các lãnh đạo địa phương, thủ lĩnh tôn giáo, các nhân vật đứng đầu OSCE, đại sứ Hoa Kỳ và Đức tại Ukraina.

Cuộc đàm phán bao gồm cả việc lặp lại sự đe dọa đối với Nga và người biểu tình chống chính phủ ở miền đông. Mặc dù vậy, họ cũng bị nỗi sợ hãi dẫn dắt, sự đối đầu với chính phủ Kiev có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở thành một cuộc nội chiến toàn diện hoặc khuấy động một sự bùng nổ xã hội trên toàn quốc gia.

Các quan chức miền đông Ukraina được tham dự đàm phán đã cảnh báo rằng có sự đối đầu quy mô lớn đối với chính phủ Kiev ở miền đông. Sergei Taruta, một nhà tư bản tài phiệt tỷ phú được chính quyền Kiev bổ nhiệm chức thị trưởng Donetsk nói: “Đa số dân chúng ở Donbass [miền đất có Donetsk] đứng về phía Ukraina thống nhất, nhưng đồng thời cũng chống lại chính quyền hiện nay ở Kiev.”

Phó thủ tướng Ukraina Volodymyr Groysman kêu gọi tất cả các bên tham gia “đối mặt với thách thức mà chúng ta có hôm nay,” cảnh báo rằng “không ai cho chúng ta cơ hội thứ hai. Chúng ta sẽ phải giành lấy niềm tin của dân chúng ở miền đông cũng như miền tây, nếu không chúng ta sẽ gánh chịu một số phận bi thảm.”

Những mối lo ngại đó được chính quyền Putin chia sẻ, chính phủ ấy cũng đại diện cho tầng lớp tinh hoa của tư bản tài phiệt - ở Nga cũng như ở Ukraina – là những kẻ đã tích lũy được một lượng của cải khổng lồ nhờ việc cướp bóc tài sản quốc gia, sau khi chế độ quan liêu Stalin làm tan rã Liên bang Soviet và tái thiết lập chủ nghĩa tư bản. 

Trong khi các quyền lực phương Tây và chính phủ Kiev sử dụng lá chắn “đàm phán bàn tròn” để chuẩn bị cho các biện pháp cứng rắn hơn thì Moscow lại đang tìm kiếm một thỏa thuận với các quyền lực đế quốc và chính phủ Kiev.

“Nếu có ai nổi lên như là người lãnh đạo với sự ủng hộ của đa số người Ukraina, tất nhiên đối thoại với người đó sẽ dễ dàng hơn những người tự phong,” ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Cảnh báo rằng Ukraina “đang ở gần một cuộc nội chiến”, ông ta khẳng định Nga sẽ ủng hộ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch và mở rộng vòng tay với ứng cử viên tổng thống được phương Tây ủng hộ cũng như nhà tư bản tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, ông tuyên bố: “Chúng tôi có thể làm việc với bất cứ ai.”

Bất chấp sự liều lĩnh của Moscow nhằm đạt được một thỏa thuận, sức ép quân sự tiếp tục được gia tăng giữa các quyền lực chủ chốt của thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga khởi hành từ Vladivostok vào thứ tư, tới Thượng Hải để hội quân với một hạm đội nhỏ gồm sáu tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận chung Nga - Trung lần thứ ba trên biển Nam Trung Hoa – đã trở thành tiêu điểm trong sự đối đầu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.