Showing posts with label WB. Show all posts
Showing posts with label WB. Show all posts

Sunday, December 20, 2015

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Hai tác giả Alison Higgins và Clare Heath trong bài viết "Microcredit: Making poverty sustainable" đăng trên tạp chí Permanent Revolution số mùa xuân năm 2007, đã bóc trần sự thật về vi tín dụng. Mô hình được các tổ chức quốc tế ca ngợi như phương thuốc thần diệu để xóa đói giảm nghèo trên thực tế chỉ là bánh vẽ. Mục tiêu chủ yếu của nó là giúp các tổ chức tài chính kiếm tiền từ những người nghèo và giúp nhà nước rũ bỏ trách nhiệm xã hội đối với người nghèo khổ.

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Vào tháng 10 năm ngoái, Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa Bình cho công việc thiết lập ngân hàng Grameen, đi tiên phong trong lĩnh vực tín dụng vi mô được cho là đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ nghèo khắp Bangladesh. Một tháng sau, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tung ra sự chứng nhận của mình: “Không có công cụ phát triển nào hiệu quả hơn việc trao quyền cho phụ nữ và các cô gái.” 

Tín dụng vi mô, hay vi tín dụng là việc cung cấp một khoản nhỏ tư bản ứng trước, thông thường là cho phụ nữ ở bán cầu nam, để khởi động con đường thoát khỏi nghèo khổ và tiến tới độc lập kinh tế của họ. Khoản tín dụng này được cấp cho những người không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng bình thường. Các các nhân đệ trình một kế hoạch kinh doanh và hứa hẹn sẽ trả lại khoản vay. Khoản vay được sử dụng để tài trợ cho việc tự kinh doanh – ví dụ mua một máy khâu để khởi sự công việc sửa chữa quần áo, hoặc mua hàng hóa để khởi sự việc buôn bán nhỏ. 

Mô hình có một sự thuận tiện đặc biệt ở chỗ chúng cho phép những người nghèo được vay tiền mà không cần cầu cạnh tới những kẻ cho vay nặng lại và chỉ riêng ngân hàng Grameen đã cung cấp hơn 3 tỷ bảng cho 6,6 triệu người. Trên thế giới, Báo Cáo Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng khẳng định rằng 3.133 tổ chức Vi Tín Dụng (MFI) có 113 triệu khách hàng và thông qua họ tiếp cận được với 410 triệu thành viên khác trong gia đình. 

Ý tưởng này đã được các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế và những người hoạt động chống đói nghèo đón nhận nồng nhiệt. Theo Dự Án Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, “vi tín dụng là một trong những chiến thuật phát triển và cách tiếp cận thực tiễn nên được triển khai và hỗ trợ để theo đuổi khát vọng lớn lao về việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói của thế giới.” 

Thậm chí còn tốt hơn: “Hòa bình lâu dài không thể đạt được trừ khi một phần lớn các nhóm dân chúng tìm ra cách thoát khỏi nghèo đói. Vi tín dụng là một trong những phương tiện đó. Sự phát triển từ bên dưới cũng phục vụ cho sự tiến bộ của dân chủ và nhân quyền,” nhà tổ chức trao giải Nobel Hòa Bình khẳng định. 

Một ý tưởng cũ 

Ý tưởng về việc cho mọi người vay tiền sẽ giúp họ thoát khỏi nghèo đói không phải là mới. Vào thế kỷ 19, Adam Smith đã viết trong cuốn Sự Giàu Có của Các Quốc Gia: 
“Tiền đẻ ra tiền, một câu ngạn ngữ cổ đã nói vậy. Khi anh đã có một ít thì thường dễ kiếm được thêm. Sự khó khăn lớn nhất là kiếm được một ít đó.” 
Smith tin rằng nếu có cơ hội thì người dân sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan để hỗ trợ gia đình và cộng đồng của họ. Phong trào vi tín dụng mang thêm một niềm tin nữa: đặc biệt là phụ nữ sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Nhiều mô hình chủ yếu hướng tới phụ nữ vì lý do sau: phụ nữ giống cũng sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ như đàn ông; phụ nữ ít được tiếp cận các dạng khác của tư bản và thu nhập; phụ nữ đầu tư vào gia đình, điều đó trở thành sự cải thiện sức khỏe, giáo dục và cộng đồng; phụ nữ trả nợ đúng hạn. 

Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới rất háo hức thúc đẩy quyền của phụ nữ như là một phần thiết yếu của sự phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ là một bước tiến tích cực khi mà nó có nghĩa rằng phụ nữ có thể thoát khỏi một số sự áp bức tàn bạo nhất trong gia đình và cộng đồng. Vi tín dụng được coi là một cách đạt tới điều này và do đó nó đóng vai trò trung tâm trong nhiều chương trình phát triển và sáng kiến nữ quyền. Nó cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Venezuela dưới chính quyền cánh tả của Chavez, trong một nỗ lực có tính toán nhằm thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ. 

Nhưng nó có hiệu quả không? Nói chung là không. Trong khi nó có thể đưa một số phụ nữ và gia đình ra khỏi sự nghèo đói tồi tệ thì nó không giải quyết được các nguyên nhân căn bản của sự nghèo đói, cũng như sự bất bình đẳng mang tính hệ thống mà phụ nữ phải gánh chịu. 

Một đánh giá chi tiết của ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho thấy hệ thống tín dụng không làm gì để chống lại cấu trúc gia trưởng đang tồn tại, trong đó có mức độ áp bức rất cao đối với phụ nữ trong gia đình. Trái lại, khả năng vay nợ của phụ nữ trong một số trường hợp lại gia tăng căng thẳng và bạo lực trong gia đình, khi phụ nữ được coi là sẽ có vai trò lớn hơn. 

Trong nhiều trường hợp khác, phụ nữ, mặc dù là người vay tiền trên giấy tờ, vẫn không được kiểm soát chúng hay thu nhập từ chúng (chồng hoặc cha của họ sẽ làm). Bên cạnh đó, phụ nữ vay tới 97% các khoản nợ được coi là phải tuân thủ 16 “quyết định” – các quy định xã hội nhằm thúc đẩy tinh thần công dân tốt. Những điều này cũng tạo ra căng thẳng khi phụ nữ không có khả năng thực hiện chúng; ví dụ “Chúng tôi phải kế hoạch hóa gia đình. Chúng tôi phải chăm lo cho sức khỏe.” Tất cả những điều này đều rất tốt, nhưng khi thiếu vắng sự chăm sóc y tế tốt, tránh thai và sự kiểm soát của phụ nữ đối với sinh đẻ thì tất cả đều là ảo tưởng. Làm sao phụ nữ có thể kiểm soát sinh đẻ khi nam giới tiếp tục thống trị - một nghiên cứu mới đây ở Bangladesh cho thấy 37% đàn ông đã kết hôn lạm dụng tình dục hoặc thân thể vợ trong vòng một năm trước. Phụ nữ vay nợ cũng đồng ý phải “tối thiểu hóa chi tiêu”, một trò đùa kệch cỡm khi họ đã thực sự ở mức tận cùng của nghèo khổ. 

Trên thực tế, cách thức mà ngân hàng Grameen được thiết lập đã gây tranh cãi, như đã được giải thích trên tờ Economist: “Theo đồn thổi, Grameen bắt đầu từ khoản tiền 27 dollar mà Ngài Yunus cho một phụ nữ sản xuất đồ gỗ vay, người này có tín dụng nhưng với lãi suất rất cao. Sau đó, Grameen nhanh chóng phát triển, dựa trên một số kỹ thuật vận hành chủ chốt: các khoản vay là cho cá nhân nhưng thông quan một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm chung về khoản nợ; khoản vạy là cho kinh doanh, không cho tiêu dùng; thu nợ thường xuyên, thông thường là hàng tuần. Lãi suất được tính đáng kể - tiền không phải là khoản viện trợ và nguyên lý căn bản của Grameen là người nghèo đáng tin về tín dụng – nhưng lãi suất tương đối thấp (hiện nay chỉ dưới 20%).[1] 

Lãi suất tương đương với thẻ mua hàng chịu ở phương Tây – không mặc cả ở đây! Sau khoản vay ban đầu từ túi của Yunus, vốn của ngân hàng đến từ các nhà tài trợ công và tư trong khi cách hàng được vay tiền với lãi suất tương đối thấp và có mức tiết kiệm thấp. Mô hình trách nhiệm theo nhóm bắt đầu suy sụp khi một số thành viên nhóm làm tương đối tốt còn những người khác thì không, xung đột nổ ra và một số thành viên muốn rời khỏi nhóm. 

Nhiều khoản vay được sử dụng để bổ sung cho thu nhập hàng ngày hoặc cho các sự việc khẩn cấp thay vì đầu tư cho kinh doanh. Bangladesh, bất chấp thành tích bất ngờ suốt ba mươi năm của ngân hàng Grameen (cũng như hàng loạt các MFI tương tự hoạt động ở đó), vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới – một nửa trong số 130 triệu người dân vẫn sống ở dưới mức nghèo khổ. 

Không chỉ không xóa bỏ nghèo khổ mà vi tín dụng còn tạo ra nhiều tác động đến sự nghèo khổ nói chung. Ngay cả tờ Economist cũng hoài nghi: “Một câu hỏi sâu hơn là các khoản tín dụng nhỏ này thực sự hữu ích ra sao. Các nghiên cứu điển hình thân thiện đã có nhưng các phân tích chặt chẽ thì hiếm thấy. Một ít nghiên cứu đã hoàn thành cho rằng các khoản tín dụng nhỏ là hữu ích nhưng không thực sự quá nhiều.” 

Một đánh giá ở Pakistan đã phát hiện ra rằng vi tín dụng không giúp được cho các gia đình nghèo thoát khỏi bẫy nghèo đói, mà phục vụ cho những người đã có vị thế tốt hơn, trong đó có những người có gia đình nhỏ hơn và thu nhập cao hơn, cũng như hoàn toàn không giúp đỡ những người cực nghèo, thanh niên cùng khổ. Người cho vay vi mô muốn người vay phải tự chủ kinh tế được ngay trong một khoảng thời gian ngắn – do vậy họ dường như không tập trung vào những người nghèo nhất, đặc biệt là những người ở những cộng đồng nông thôn khó tiếp cận. 

MFI không phải là tổ chức từ thiện và có thể tính lãi suất cao để bù đắp chi phí dài hạn hơn hoặc các rủi ro tín dụng – theo cách này mô hình vi tín dụng thậm chí cũng có thể tạo ra gánh nặng nợ nần. Kinh nghiệm về khách hàng của MFI chung sống với HIV/AIDS rất đáng để trình vày để thấy được bản chất của vi tín dụng trong vai trò là công cụ phát triển; ở Châu Phi cận Sahara, 40% khách hàng thể dự đoán một cái chết trong gia đình trong vòng một năm. Do chi phí mai tang có thể tương đương với thu nhập một năm của người cung cấp vi tín dụng nên MFI cũng bán các mô hình tiết kiệm và bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế với giá 60 dollar) bởi vì, sau Chương Trình Điều Chỉnh Cấu Trúc do Ngân Hàng Thế Giới và IMF đưa ra vào những năm 1990, nhà nước không còn cung cấp bảo hiểm xã hội. Ở nhiều nước Châu Phi, sự lây nhiễm bệnh HIV/AIDS là rất khủng khiếp, MFI vượt qua vấn đề do sức khỏe tồi tệ gây ra, sự gia tăng số lượng người phụ thuộc trong gia đình và tuổi thọ thấp, bằng cách bán dịch vụ bảo lãnh nợ cũng như bảo hiểm y tế cho khách hàng của họ. Kế hoạch kinh doanh mang các chiến lược “kiểm soát tác động của HIV/AIDS và tạo ra sự an toàn lớn hơn cho tổ chức trước các khách hàng bị lây nhiễm.”[2] 

Đối những người đang chung sống với HIV/AIDS, trở thành khách hàng của vi tín dụng là rất cần thiết để có thể trang trải được viện phí, thuốc men và tang lễ. Sự thật là phụ nữ ở các nước đang phát triển phải chịu đau khổ nhiều nhất từ các chính sách tân tự do và tư nhân hóa; các cô gái bị đẩy ra khỏi trường học khi giáo dục bị thu phí, gánh nặng chăm sóc người già, người ốm đau và người chết đổ lên vai phụ nữ khi sự hỗ trợ của nhà nước bị xóa bỏ. 

Vi tín dụng xuất hiện cùng với sự phản cách mạng tân tự do chống lại phúc lợi xã hội do nhà nước cung cấp. Logic của vi tín dụng là tự cấp tự túc – không dựa vào sự cung cấp của nhà nước để, thậm chí ngay cả những tình huống tuyệt vọng nhất. Khi một nhà bình luận đã chỉ ra, “Nhà nước thích vi tín dụng bởi vì chúng cho phép họ rũ bỏ những trách nhiệm cơ bản nhất đối với công dân nghèo. Vi tín dụng biến thị trường thành thượng đế.”[3] 

Vượt qua áp bức xã hội? 

Các tổ chức phi chính phủ của phụ nữ đã thành công trong việc thúc đẩy các chương trình vi tín dụng như là phương tiện để cải thiện địa vị của phụ nữ và giờ đây một dòng thác quỹ phát triển của các tổ chức quốc tế như USAID và WB đang đổ vào vi tín dụng. Nhưng khi họ cố tạo ra cho phụ nữ một mức độ độc lập về kinh tế thì hầu như họ đã thất bại. Một số đánh giá chi tiết về mô hình đã cho thấy họ gia tăng mức độ phụ thuộc của phụ nữ vào kinh tế phi chính thống, vốn không ổn định và thường là tạm thời. 

Bản chất của vi tín dụng đối với phụ nữ, bất kể là cá nhân hay theo nhóm, là tạo dựng công việc kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực buôn bán hay chế tạo. Khoản vay cung cấp chi phí ban đầu và sau đó phải trả lại nhanh chóng và theo định kỳ. Mọi sinh viên kinh tế đều hiểu rằng để khoản tiền ban đầu đó muốn lớn lên thì số vốn phải lớn lên và để làm điều đó thì việc kinh doanh phải tăng trưởng. Điều này chỉ có thể diễn ra nếu như thuê mướn và bóc lột người khác, sau đó việc mua bán có thể thực hiện giá trị thặng dư để tái đầu tư hoặc lợi nhuận được dùng để gia tăng thu nhập của chủ sở hữu. Trong công việc kinh doanh nhỏ mà MFI thúc đẩy, những người lao động ban đầu là những thành viên khác trong gia đình, thường là con gái, do đó cũng là người bị bóc lột. Ngay cả khi người buôn bán hay sản xuất nhỏ bắt đầu thành công thì họ sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp khác và bị buộc phải giảm chi trí để cạnh tranh. Sự không tưởng của toàn bộ ý tưởng này là giả định các gia đình và cộng đồng có thể thoát khỏi nghèo khổ bằng cách tái đầu tư khoản tư bản nhỏ. Nếu có bất cứ ai thành công thì họ sẽ sớm phải đối mặt hoặc bị các doanh nghiệp tư bản lớn loại khỏi công việc kinh doanh. Dĩ nhiên môt số rất nhỏ công việc kinh doanh sẽ thành công, nhưng đa số khoản nợ chỉ giúp cho một số gia đình sống sót dưới sự dã man của chủ nghĩa tư bản mà không khiến nhà nước tốn một xu nào. 

Cần phải lưu ý rằng một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ là chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã tước đoạt đất đai của họ, phá hủy sự tự chủ của họ. Điều mà phụ nữ cần là một công việc tử tế với tiền lương đủ sống, cùng với các cơ sở hạ tầng phúc lợi và xã hội để giúp họ làm việc. Khuyến khích tinh thần kinh doanh để trả lời sự nghèo khổ toàn cầu là một trò đùa quái đản, khi mà tất cả công việc kinh doanh “sinh lợi nhuận” có thể mang lại mức sống tử tế cho chủ của nó đều phụ thuộc vào một thị trường lớn (của những người có tiền), quy mô kinh tế và sự bóc lột hàng loạt. 

Các chương trình vi tín dụng cũng củng cố quan điểm phản động về việc sự đáng kính vốn có của phụ nữ nghèo trái ngược với sự vô trách nhiệm của đàn ông. MFI và NGO đã ca ngợi phụ nữ là khoản đầu tư tốt đối với những món tiền đó. Một nhà văn nữ quyền đã bình luận về sự tấn công mang tính ý thức hệ, ca ngợi phụ nữ là cứu tinh sẽ giúp nhà nhước thoát khỏi trách nhiệm đối với sự nghèo khổ, như sau: 
“Khi mà đàn ông ít khi trả nợ hơn phụ nữ, lại hay chi tiêu thu nhập cho bản thân hơn là cho gia đình, cũng như tham gia vào các tham nhũng vặt như là một cách gây ảnh hưởng chính trị địa phương, những khẳng định này có giá trị thực sự. Mặt khác, cũng giống như những tất cả lý tưởng mạnh mẽ khác, chúng cũng dựa trên bức tranh mang tính một chiều và có những hậu quả không lường trước được trong việc củng cố chương trình tân tự do. Phụ nữ thuộc Thế Giới Thứ Ba được coi là nỗi xấu hổ, không phải là thành phần của sự thống trị tư bản chủ nghĩa, mà là những người bị coi là thiếu can đảm và quyết đoán để đàm phán với thị trường – có nghĩa là người “phụ thuộc” ở các nước nghèo phải dựa vào sự bảo vệ của nhà nước để chống lại sự cạnh tranh trên thị trường.”[4] 
Mặc dù vậy, điều quan trong là phân biệt giữa lý tưởng và thực tiễn. Một bài báo được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng vào năm 2006 đã chỉ ra rằng phụ nữ thường không phải là người kinh doanh tốt. [5] Tác giả, Irene Mutalia, lãnh đạo của một MFI ở Zambia, cho rằng phụ nữ thường xuyên mạo hiểm lao vào các thị trường cạnh tranh mà “ít chuẩn bị”, có nghĩa là không được đào tạo về kinh doanh hay có sự nhạy cảm để hỗ trợ cho khát vọng “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì hỗ trợ gia đình” vào lúc cần thiết. Chồng của họ có thể ốm đau hoặc mất việc làm và công việc kinh doanh của phụ nữ thường được coi là một việc tạm thời lấp chỗ trống trong trường hợp này. Mutalima đã chỉ ra sự “thiếu khát vọng”, công việc kinh doanh thường được thực hiện kém chu đáo và do vậy các công việc kinh doanh do phụ nữ điều hành có vòng đời ngắn nhất ở Zambia – bốn năm. 

Kinh doanh nhỏ mà lớn 

Nếu có ai nghĩ phong trào này là cách vượt qua chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy những giấc mơ không tưởng dựa trên thương nhân nhỏ thì hay nghĩ lại. Vi tín dụng đã trở thành chính thống mà người phát ngôn của phố Wal nhận định rằng là “một tài sản mới rất hấp dẫn đáng để xem xét trong một chiến lược danh mục đầu tư đa dạng.”[6] 

Bài báo vào năm ngoái tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng đã cho thấy cách thức vi tín dụng đang trở thành một lĩnh vực ngân hàng thương mại thông thường, sự trao quyền cho phụ nữ và thậm chí là sự tham gia, được gạt sang một bên. Mutalima cho thấy MFI bắt đầu không còn coi bản thân là “tổ chức tài chính phục vụ cho giới tính” nữa, họ ngày càng xa rời lợi ích của những khách hàng nữ mà họ tuyên bố rằng sẽ thành công.[7] 

Vào lúc đầu, MFI có khuynh hướng “do người quyên góp định hướng”, nếu người quyên góp đó, một NGO nói, quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ thì điều đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Mặc dù vậy, khi MFI đã vững chắc, những người quyên góp bắt đầu đòi hỏi “sự bền vững”; nói ngắn gọn là không dựa vào các quỹ quyên góp nữa. Tức là MFI phải có lợi nhuận. Họ sẽ phải cắt giảm chi phí, bắt đầu hướng tới các điều tiết và thương mại hóa, ưu tiên cho “các sản phẩm sinh lợi”, vào lúc đó sự chú trọng về giới tính dựa trên cơ sở là các khoản nợ nhỏ mà phụ nữ có thể trả được đã bị loại bỏ. 

Susy Cheston, giống như Mutalima, là thành viên của nhóm MFI Cơ Hội Quốc Tế, cũng đang vật lộn với vấn đề ưu tiên cho phụ nữ và sự phát triển trong MFI. Bà ghi nhận rằng một nghiên cứu của Bản Tin Ngân Hàng Vi Mô đã cho biết rằng tỷ lệ cao nhất của khách hàng nữ tại các MFI “non trẻ” do các NGO hoặc liên minh tín dụng điều hành – có quy mô nhỏ, không vì lợi nhuận và không tự chủ về tài chính, cũng như “khuynh hướng thương mại hóa và vươn ra quy mô lớn có nghĩa là giảm sự ưu tiên cho phụ nữ.”[8] Về các khách hàng của Cơ Hội Quốc Tế, Cheston phát hiện ră rằng quy mô tín dụng trung bình của nam giới lớn hơn của nữ giới, đây là trường hợp của một MFI đặc biệt chú trọng vào phụ nữ và các dự án của phụ nữ. 

Bản thân Cheston cũng là hình ảnh thu nhỏ của khuynh hướng chủ nghĩa nữ quyền tự do, bám chặt lấy ảo tưởng phát triển kinh doanh nhỏ để giúp phụ nữ của thế giới bán thuộc địa thoát khỏi đói nghèo. Bà thừa nhận rằng nếu như không có sự tập trung vào bình đẳng giới tính thì MFI cũng bỏ qua vấn đề phụ nữ thiếu quyền sở hữu khiến họ không thể thể hiện sự sở hữu tài sản bình đẳng trong nhiều trường hợp và do vậy họ sẽ sẽ càng gặp khó khăn khi tiếp cận vi tín dụng. 

Ở Malawi, bà nhắc tới một dự án với tỷ lệ phụ nữ rời bỏ lên đến 58% khi mà phụ nữ tham gia mô hình vi tín dụng vì họ muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng không đủ lớn để nam giới lấy đi phần đóng góp của họ. Họ muốn kiếm tiền để mua thực phẩm và chi tiêu cá nhân nhưng không làm đảo lộn trật tự tài chính của gia đình. 

Câu trả lời của Cheston đối với sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc này là “sự chính thống về giới tính”, thông qua đó bà muốn nói rằng cần có thêm chủ kinh doanh và những người ra quyết định là nữ - một phản ứng kiểu nữ quyền tự do truyền thống, tìm cách biến một ít phụ nữ dưới đáy xã hội thành các lao động chuyên môn trung lưu. Ngay cả khi đó, bà cũng biết rằng giải pháp là không khả thi khi mà “sự chuyên môn hóa” trong các MFI đang hạn chế nó, phụ nữ sẽ không trở thành nhân viên của MFI; trong số 50 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở đại học Kenya vào năm ngoái chỉ có hai người là nữ. Mô hình cũ của MFI với nhân viên tận tụy làm việc nhiều giờ, đi tới các cộng đồng dân cư để phục vụ khách hàng đang trở thành chuyện quá khứ dưới động lực cắt giảm chi phí. 

Ngay cả ngân hàng Grameen được giải thưởng cũng không chống lại được quy luật của tư bản tài chính: 
“Mô hình Grameen truyền thống bắt đầu suy thoái vào những năm 1990 và khủng hoảng năm 1998, khi mà lũ lụt gây ra thiệt hại lớn và người dân bắt đầu vắng mặt tại các buổi họp thanh toán tiền hàng tuần. Ngài Yunus rõ ràng quen thuộc với những sáng kiến vi tài chính ở các quốc gia khác: BRI ở Indonesia đã đi từ đống đổ nát đến thành công to lớn bằng cách khuyến khích tiết kiệm, không vay nợ và các tổ chức khác đã bắt đầu bãi bỏ việc vay nợ theo nhóm. Grameen tái cấu trúc vào năm 2001, khuyến khích tiết kiệm (tiền gửi hiện giờ nhiều hơn tiền vay nợ) và ít dựa vào trách nhiệm nhóm.”[9] 
Mohammed Yunus đã được vinh danh khi mà vi tín dụng trở tham gia vào vào dòng chính thống của cả các chương trình giảm đói nghèo tân tự do cũng như bản tài chính. MFI ngày càng được tổ chức như là các doanh nghiệp thương mại ngay từ đầu, ví dụ ACCIONin của Brazil đã tách dịch vụ tài chính ra khỏi các dịch vụ xã hội ngay từ đầu. Hiệu quả trong 30 năm của phương thức tiếp cận sáng tạo tại ngân hàng Grameen là vi tín dụng được khu vực ngân hàng bình thường cung cấp, đồng thời các nhà lập chính sách theo phái tự do phải chấp nhận để hệ thống mở rộng, để người nghèo tiếp cận được tín dụng, tổ chức phải sinh lợi nhuận và hiệu quả - điều này có nghĩa là “cộng đồng phát triển” đã đồng ý với các tổ chức đa quốc gia rằng kiếm tiền từ những người nghèo nhất trong số những người nghèo của thế giới là bình thường. 

Như MFI mới, không có quỹ quyên góp, khởi đầu với lãi suất lên đến 65%. Không mấy khó khăn để thấy tiềm năng kiếm lợi – như MFI đang sử dụng công nghệ mới (cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động) để mở ra một thị trường mới khổng lồ, ví dụ Pro Credit ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, nước này có 69 triệu người và chỉ có 50 chi nhánh ngân hàng. Đây có vẻ là một con đường dài để xuất phát từ Ngài Yunus và giải Nobel Hòa Bình, thứ khởi đầu một công cụ phát triển đã trở thành một công việc việc kinh doanh lớn. Như tở Economist viết, “cơ hội sẽ sớm không còn là vi mô nữa”. 

Các chương trình trao quyền vi tín dụng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề của phụ nữ bằng cách giúp họ đầu tư vào chủ nghĩa tư bản. Nó cho phép một số nhỏ đặc quyền thoát ra khỏi hố sâu của nghèo đói, biến một số ít người này thành các nhà tư bản nhỏ có thể bóc lột người khác. Đại đa số vẫn tiếp tục nghèo khổ, ngày càng phụ thuộc hơn vào bản thân và tư bản tài chính khi nhà nước thoái thác bất kỳ và mọi nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng tồn tại. 

Sự áp bức phụ nữ không bị phong trào vi tín dụng ngăn chặn một cách đáng kể, theo một nghĩa nào đó còn được củng cố thêm. Vi tín dụng thường được dùng để buộc người nghèo phải thanh toán cho chăm sóc y tế và xã hội, cũng như hoàn toàn được các tổ chức bám víu lấy để thâm nhập vào thị trường mới và buộc ngay cả những những nghèo nhất trong số những người nghèo trở thành khách hàng của họ. 

Ảo tưởng vi tín dụng cho thấy cách thức lý tưởng tự do đã thay đổi trên bề mặt của chủ nghĩa tân tự do: Người nghèo không còn những quyền xã hội (phúc lợi hay trợ cấp) nữa mà có trách nhiệm xã hội về việc tự lo cho bản thân và gia đình bất chấp mọi trở ngại khách quan – đặc biệt là phụ nữ nghèo. Mặc dù vậy, sự cản trở thật sự đối với việc chống lại đói nghèo, như sự thiếu đất mà Kofi Annan đã khẳng định là “nguyên nhân nghiêm trọng duy nhất gây ra sự nghèo khổ ở nông thôn”, hoàn toàn không được phép màu – hay ảo vọng vi tín dụng nhắc đến. 

Endnotes

1. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006 

2. Quoted in a paper by Pauline Achola to the 2006 Microcredit Summit 

3. Alexander Cockburn, “A Nobel Peace Prize for Neoliberalism – the myth of microloans”, Counterpunch, www.counterpunch.org 

4. Johanna Brenner, “Transnational feminism and the Struggle for global justice”, New Politics, vol. 9 no. 2 (new series), Winter 2003 

5. See www.microcreditsummit.org/summit/previous.htm 

6. “From charity to business”, The Economist, 5 March 2005 

7. Irene KBMutalima, “Microfinance and gender equality: are we getting there?”, www.microcreditsummit.org/papers/ Workshops/28_Mutalima.pdf 

8. Suzy Cheston, “Just the facts ma’am: gender stories” from “Unex­pected sources with morals for microfinance”, www.microcredit­summit.org/summit/previous.htm 

9. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006

Sunday, June 7, 2015

Lý do kinh tế của sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Những ngày này, báo chí dân túy Việt Nam đang ca tụng việc Hoa Kỳ can thiệp vào những tranh chấp trên biển Đông, bằng việc dùng tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc ở ngoài phạm vi 12 hải lý (một trò đùa lố lăng), sau khi cố gắng bao vây Trung Quốc bằng một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước chư hầu trong khu vực. Nhưng những người Việt Nam còn tỉnh táo thì sẽ hiểu rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào biển Đông vì quyền lợi của Việt Nam hay lợi ích của tự do lưu thông trên biển Đông, lý do thực sự là Hoa Kỳ đang muốn kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc trở thành kẻ lật đổ sự thống trị toàn cầu của họ. Người Việt Nam có lương tri hiểu rằng sự nhầm lẫn trong việc nhận định mục đích thực sự của Hoa Kỳ, hay nói cách khác là ảo tưởng ở sự can thiệp của Hoa Kỳ, sẽ khiến đất nước của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "An Economic Reason for the US vs. China Conflict" của giáo sư đại học ở Boston Bart Gruzalshi để hiểu thêm chi tiết về mục đích của Hoa Kỳ trong việc khiêu khích Trung Quốc trên biển Đông. Tác giả nói về việc Hoa Kỳ lo sợ đồng dollar của họ đánh mất vị thế thống trị thương mại thế giới, nhưng chúng ta phải hiểu rằng các ngân hàng Hoa Kỳ đang cung cấp đồng dollar cho thanh toán quốc tế, vì vậy việc đồng dollar bị loại bỏ đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng Hoa Kỳ, giai cấp tư sản Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai dám làm điều đo.

Lý do kinh tế khiến Hoa Kỳ xung đột với Trung Quốc

Có nhiều lý do khiến Hoa Kỳ dồn ép Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Hai bài báo đăng trên Counterpunch trong những tuần qua đã tìm hiểu các lý do ấy. Nhưng không có bài báo nào đề cập tới lý do kinh tế quan trọng, cho dù chỉ là một phần, đã thúc đẩy Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến và đóng vai trò quan trọng sự tranh chấp gia tăng với Trung Quốc: giá trị của đồng dollar.

Sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới là rất quan trọng đối với giá trị của nó và đối với kinh tế Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng, họ đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Saudi Arabia và tất cả các nước OPEC ở Trung Đông để buộc các nước này phải mua bán dầu bằng đồng dollar. Do thỏa thuận này mà đồng dollar còn thường được gọi là “dollar dầu lửa”. Giá trị của dollar/dollar dầu lửa dựa trên năng lực thanh toán thương mại quốc tế của nó, không chỉ là đối với dầu lửa mà còn là vũ khí, thực phẩm cũng như mọi thứ khác. 

Hai cuộc chiến dollar

Như tôi đã thảo luận trong một bài báo trên Counterpunch vào năm 2013, lý do khiến Bush II xâm lược Iraq là bởi vì Iraq đã đe dọa Hoa Kỳ bằng việc mua bán dầu với đồng Euro. Nếu Saddam Hussein được phép tiếp tục, điều này sẽ là sự thách thức chủ yếu đối với sự thống trị của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng euro dầu lửa có thể thay thế đồng dollar dầu lửa. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng dollar và phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây chính là lý do bị lảng tránh của việc lật đổ Saddam Hussein. Giá trị của đồng dollar đóng vai trò như là sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Iraq thức hai đã loại bỏ nguy cơ này và dầu của Iraq lại được mua bán bằng đồng dollar.

Ron Paul đã công bố lý do này nhưng không được chú ý nhiều: “Saddam Hussein định mua bán dầu lửa bằng đồng euro. Sự ngạo mạn của ông ta là mối đe dọa đối với đồng dollar; quân đội nghèo nàn của ông ta không bao giờ là sự nguy hiểm … Không có sự thừa nhận công khai nào về việc lật đổ Saddam Hussein bởi vì đòn đánh của ông ta vào sự thống nhất của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ bằng cách mua bán dầu lửa với đồng euro. Nhiều người tin rằng đây mới là lý do thực sự khiến Hoa Kỳ xâm lược Iraq. Tôi không cho rằng đó là lý do duy nhất nhưng nó đóng một trò đáng kể trong động cơ xâm lược Iraq của Hoa Kỳ.”

Ron Paul cũng công bố lý do của cuộc nổi loạn do Hoa Kỳ dẫn đầu để lật đổ Gaddafi ở Lybia. Một lần nữa, bảo vệ đồng dollar là lý do chủ chốt. Gaddafi đã lên kế hoạch mua bán dầu lửa bằng đồng dinar, đồng tiền vàng của châu Phi. Theo Ron Paul, Hoa Kỳ sẽ tấn công bất cứ quốc gia nào dám đe dọa đồng dollar bằng cách sử dụng các đồng tiền khác để thực hiện thanh toán quốc tế.

Tổn thất sự hài lòng với đồng dollar

Đồng dollar đã trở thành đồng tiền thống trị trong thanh toán quốc tế kể từ khi Nixon chấm dứt việc đổi đồng dollar lấy vàng. Bất chấp những sự thách thức của Iraq và Lybia, sự sắp xếp đó đã tiếp tục thêm một thập kỷ nữa trong thế kỷ 21.

Hai sự kiện đã diễn ra trong và sau sự sụp đổ niềm tin ở đồng dollar vào năm 2008. Sự kiện thứ nhất không được bất cứ gã tài chính Hoa Kỳ tinh ranh nào thừa nhận: sự phá hoại mà Hoa Kỳ gây ra cho các quốc gia đang phát triển khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng. Do thiếu nguồn quỹ ở quốc nội, các khoản cho vay của Hoa Kỳ đã không thể đáp ứng nhu cầu về tiền của các quốc gia đang phát triển để họ có thể tiếp tục các dự án. Những quốc gia này không thể quên được sự tổn thất đột ngột và đau đớn của nguồn cung tiền. Sự kiện đó có thể lặp lại một lần nữa và trở nên tồi tệ hơn. Các quốc gia này hiểu rằng việc dựa vào đồng dollar là dựa vào điều kiện bên ngoài mà họ hoàn toàn không thể kiểm soát nhưng lại có thể hủy hoại nền kinh tế của họ. Điều thứ hai là gói nới lỏng định lượng của Bernanke đã pha loãng đồng dollar thành một cái bóng của chính nó (giống như việc tạo ra đồng dollar từ đồng dollar bản vị vàng vào năm 1971). Đây là cán cân dự trữ với các ngân hàng dự trữ liên bang. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2008, các ngân hàng của FED có 47 tỷ dollar. Vào ngày 27 tháng 5 năm 2015, con số đó là 2.510,791 tỷ “Bernanke dollar,” mặc dù vậy là một sự pha loãng vi lượng đồng căn so với đồng dollar thời tiền Bernanke.

Các quốc gia nước ngoài đã nhận thấy điều này. Tiếng nói chủ yếu là Nga và Trung Quốc. Vào năm 2010, tờ Nhật Báo Trung Hoa đưa tin “Trung Quốc và Nga … [dự định] loại bỏ đồng dollar và sử dụng đồng nội tệ cho thương mại song phương.” Trung Quốc và Nga, cùng với ba quốc gia khác, cựu thành viên của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Hãng Reuters đưa tin vào cuối tháng 7 năm ngoái về việc BRICS thành lập một “ngân hàng phát triển trị giá 100 tỷ dollar và một quỹ dự trữ tiền tệ là bước tiến cụ thể đầu tiên của họ trong việc tiến tới vẽ lại hệ thống tài chính quốc tế do phương Tây thống trị.”

Kế hoạch về ngân hàng BRICS

Amy Goodman và Juan Gonzalez đã phỏng vấn nhà kinh tế học được giải Nobel Joseph Stiglitz của Hoa Kỳ về ngân hàng BRICS. Stiglitz nói rằng BRICS rất quan trọng: 

“Đầu tiên, nhu cầu toàn cầu đòi hỏi nhiều đầu tư hơn cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là yêu cầu về khối lượng hàng nghìn tỷ dollar, vài nghìn tỷ dollar trong một năm. Các thể chế hiện nay không có đủ nguồn lực … [ngân hàng mới] bổ sung thêm vào dòng tiền tài trợ cho cơ sở hạ tầng, thích nghi với sự biến đổi khi hậu – tất cả những nhu cầu đó hiện rõ ở các quốc gia nghèo nhất.”

“Thứ hai, điều đó phản ánh một sự thay đổi căn bản trong kinh tế thế giới và quyền lực chính trị, ý tưởng đứng sau điều này là các nước BRICS hiện nay giàu hơn các quốc gia phát triển khi mà Ngân Hàng Thế Giới và IMF được thành lập. Chúng ta đang ở một thế giới khác … Các thể chế cũ không còn phù hợp.”

Một kỳ vọng mà người dân của các quốc gia khác đặt ra là, vào thế kỷ 21, những người lãnh đạo hàng đầu của IMF sẽ được “lựa chọn dựa trên phẩm chất, chứ không phải bởi vì họ là người Mỹ. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã nuốt lời hứa về thỏa thuận đó.”

Gonzalez đã hỏi Stiglitz về cách thức Trung Quốc, đang nắm giữ khoản dự trữ tiền tệ khổng lồ, và Brazil, đã sở hữu ngân hàng phát triển riêng từ nhiều năm, sẽ hợp tác trong vai trò là các thành viên trụ cột của ngân hàng BRICS mới này.

“Trung Quốc dự trữ hơn 3 nghìn tỷ dollar,” Stiglitz trả lời. “Họ cần phải sử dụng khoản dự trữ đó tốt hơn là chỉ đặt chúng vào các trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Anh biết đấy, đồng nghiệp của tôi ở Trung Quốc nói rằng việc đó giống như đặt một miếng thịt vào tủ lạnh và sau đó rút phích cắm điện, bởi vì giá trị thực của tiền ở trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đang giảm xuống. Thế nên họ nói, “Chúng ta cần sử dụng tốt hơn những quỹ này,” cũng như sử dụng nguồn tiền đó tốt hơn thay vì để xây dựng những căn nhà tồi tệ ở giữa sa mạc Nevada. Anh biết đấy, có những nhu cầu xã hội thực mà nguồn tiền đó chưa bao giờ được dùng để đáp ứng.”

Sau đó Stiglitz nói về Brazil. “Brazil đã có BNDES … một ngân hàng phát triển khổng lồ, lớn hơn Ngân Hàng Thế Giới. Người ta không biết điều này, nhưng Brazil đã cho thấy một quốc gia đơn lẻ có thể tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả ra sao. Sự học hỏi được tiếp tục. Cách thức mà anh tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả, thực sự thúc đẩy sự phát triển thực tế … trở thành một phần quan trọng của sự đóng góp là điều mà Brazil sẽ làm.”

Thương mại giữa Trung Quốc và Nga mà không có đồng dollar 

Vào tháng 10 năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn bất ngờ với CNBC, thủ tướng Nga Dmitry Medevev nói rằng thế giới cần phải chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng dollar của Hoa Kỳ, khẳng định rằng kinh tế thế giới sẽ có lợi từ hệ thống tiền tệ đa dạng hơn. “Chúng tôi không phản đối đồng dollar, nhưng chúng tôi tin rằng hệ thống tiền tệ ngày nay cần phải cân bằng hơn,” ông nói, kêu gọi một sự dự trữ nhiều hơn các đồng tiền chủ chốt. Cụ thể hơn, ông nói rằng đồng euro, nhân dân tệ, bảng Anh và dollar sẽ được nhóm lại. Ông đề cập tới việc BRICS là nhóm sẽ thực hiện sự thay đổi này. “Thứ không chỉ là một hệ thống tài chính này” hoàn toàn khả thi, ông nói.

Medevev nhấn mạnh rằng khi các quốc gia “thực sự phụ thuộc” vào đồng dollar, họ chịu sự ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ. “Kinh tế Hoa Kỳ đang được cải thiện nhưng chúng ta không có bằng chứng là nó sẽ không sụp đổ một lần nữa, do đó mọi người sẽ phải gánh chịu,” ông nói. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải từ bỏ sự phụ thuộc này [vào bất cứ một đồng tiền nào] trong hệ thống tài chính thế giới.”

Medvedev chỉ ra rằng kết hợp các đồng tiền khác đã cho phép Nga giao thương trực tiếp với Trung Quốc. “Đây là một sự khẳng định rõ ràng cho thấy nếu ai đó rời khỏi chỗ của họ thì người khác sẽ thế chỗ [in nghiêng của tôi],” ông nói thêm. Thỏa thuận tháng 10 theo sau một hợp đồng cung cấp khí đốt khổng lồ với Gazprom, trị giá 400 tỷ dollar, để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong hơn 30 năm.

Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng do Trung Quốc sáng lập vào năm 2014 

Cùng với việc là thành viên sáng lập của BRINCS, Trung Quốc đang thiết lập một ngân hàng phát triển, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIID). Hoa Kỳ kiểm soát cả Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Cả hai tổ chức này phải đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội khi ngân hàng phát triển của Trung Quốc tiến bước. Cùng với ngân hàng của BRICS, ngân hàng phát triển mới sẽ cung cấp sự thay thế quốc tế cho đồng dollar trong thương mại.

Theo tờ New York Times, “Hoa Kỳ, dĩ nhiên là tiếng nói chỉ trích … chủ yếu … đã không gây áp lực cho đề xuất của Trung Quốc. Trái lại, trong các cuộc đối thoại lặng lẽ với các đối tác tiềm năng của Trung Quốc, quan chức Hoa Kỳ đã vận động chống lại ngân hàng phát triển với sự cương quyết không ngờ và tham gia vào các chiến dịch mãnh liệt để thuyết phục các đồng minh quan trọng tẩy chay dự án, theo các quan chức cấp cao Hoa Kỳ và đại diện của các chính quyền liên quan khác [in nghiêng của tôi].” Tờ New York Times cũng đưa tin về sự phản đối các lập luận phê phán của Hoa Kỳ: “Các lập luận của Washington chống lại những nhu cầu rõ ràng về cơ sở hạ tầng ở Châu Á – những nhu cầu mà các thể chế hiện tại không thể đáp ứng, một số chuyên gia về phát triển nói. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ước tính vào năm 2009 là khu vực cần khoảng 8 nghìn tỷ dollar để đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất cho tới năm 2020 – một số lượng vượt quá khả năng đáp ứng của họ hay Ngân Hàng Thế Giới, các chuyên gia của hai ngân hàng nói.”

Những tiến triển mới đây

Vào tháng 4 năm nay, thời hạn đã được đặt ra để các quốc gia tham gia vào ngân hàng phát triển Châu Á mới của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã ngạc nhiên vì sự xin gia nhập vào phút chót của những quốc gia không mấy thân thiện với Bắc Kinh. Trong số những sự ngạc nhiên đó: Đài Loan và 14 trong số nhóm 20 nước. Nhật Bản là đồng minh Châu Á chủ chốt duy nhất vẫn sát cánh cùng chính quyền Obama. Ngay cả Australia và Hàn Quốc cũng quyết định tham gia. Ở Châu Âu, Anh Quốc là một trong số các quốc gia tham gia, quá đủ để chọc tức Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, Putin thông báo việc triển khai ngân hàng phát triển mới của BRICS trị giá 100 tỷ dollar. Họ cũng có 100 tỷ dollar khác làm dự trữ ngoại tệ để bảo vệ các đồng tiền của BRICS trước những biến động của kinh tế và thị trường thế giới. Việc triển khai diễn ra vào tháng 7 ở Ufa,Nga. “Chúng tôi dự định đạt được thỏa thuận ở Ufa về việc triển khai các hoạt động thực tế của ngân hàng BRICS và một quỹ dự trữ ngoại tệ,” Putin nói. Ngân hàng này sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với IMF và Ngân Hàng Thế Giới và sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Họ cũng thách thức vai trò phương tiện thanh toán quốc tế của đồng dollar.

Động cơ hợp lý nhưng bị đánh giá thấp của việc khiêu khích Trung Quốc

Trong bài báo xuất sắc trên CounterPunch, Jack Smith viết rằng việc Hoa Kỳ khiêu khích Trung Quốc “xảy ra bởi một lý do chủ yếu. Hoa Kỳ ngạo mạn thống trị thế giới một mình, không được ủy quyền, không có sự cạnh tranh hay giám sát, kể từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ gần 25 năm trước đây. Không có điều gì quan trọng hơn việc đó đối với giai cấp thống trị của Hoa Kỳ. Mọi mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sự thống trị của Washington phải bị vô hiệu hóa. Cái bóng mờ ở Đông Á gây ra sự lo ngại bất an của Washington – Trung Quốc.”

Smith hoàn toàn chính xác như ông đã trình bày. Sự thống trị chính thống của Hoa Kỳ bắt đầu từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ. Nhưng có một khía cạnh của sự thống trị mà Smith đã không đề cập: bảo vệ sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới. Trung Quốc và Nga đang tạo ra sự thay thế, đe dọa sự thống trị độc tôn của đồng dollar trong vai trò tiền tệ thế giới. Thông qua việc trao đổi không dùng đồng dollar, họ chống lại giá trị của đồng dollar và do vậy đe dọa nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bart Gruzalski is a professor emeritus of Northeastern University, Boston. He has published three books and a number of articles online as well as in academic journals.

Friday, March 13, 2015

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề địa chính trị. Đó là một luận điểm chủ chốt trong bài viết "The Geopolitics of GMOs" của tác giả Colin Todhunter. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch để biết thêm chi tiết.

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen (GMOs) không cần thiết cho việc nuôi sống thế giới (xem ở đâyđây), nhưng hình ảnh được phổ biến rộng rãi là chúng dẫn đến gia tăng năng suất, không ảnh hưởng đến môi trường và không có tác động tiêu cực đối với sức khỏe của con người, liệu chúng ta có thông minh khi nắm chặt lấy chúng?
Ảnh minh họa: Sự độc hại của Monsanto
Nguồn: Internet
Sự thật là công nghệ GMO vẫn thuộc sở hữu và kiểm soát của một số nhất định các lợi ích đầy quyền lực. Trong tay họ, công nghệ này trước hết và cuối cùng phải là một công cụ cho quyền lực của doanh nghiệp, một công cụ để đảm bảo lợi nhuận. Sau nữa, chúng sẽ phục vụ cho các lợi ích địa chính trị toàn cầu của Hoa Kỳ. Từ lâu, nông nghiệp đã thực sự là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. 
“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như dựa trên xuất khẩu nông nghiệp, không phải là xuất khẩu công nghiệp như mọi người vẫn nghĩ. Thông qua nông nghiệp và kiểm soát nguồn cung thực phẩm mà ngoại giao Hoa Kỳ có khả năng kiểm soát đa số các nước thuộc Thế Giới Thứ 3. Chiến lược cho vay địa chính trị của Ngân Hàng Thế Giới có khả năng biến một quốc gia thành khu vực thiếu lương thực thông qua việc thuyết phục quốc gia đó tăng nông sản hàng hóa – canh tác để xuất khẩu – thay vì nuôi sống bản thân với mùa màng thu hoạch được.” Giáo sư Michael Hudson.
Dự án cho Thế Kỷ Hoa Kỳ MớiHọc thuyết Wolfowitz cho thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là về quyền lực, kiểm soát và đảm bảo uy quyền tối cao toàn cầu bằng cứ giá nào. Một phần của kế hoạch là giành lấy sự thống trị toàn cầu dựa trên việc Hoa Kỳ kiểm soát nông nghiệp và chiếm đoạt chủ quyền lương thực cũng như an ninh lương thực của các quốc gia khác. 

Trong cuốn sách ‘Những hạt giống của sự phá hủy’, William Engdahl đã lần theo cách mà gia đình tỷ phú dầu lửa Rockefeller biến sự giàu có khổng lồ của họ thành sức mạnh chính trị, tìm cách bắt giữ nông nghiệp ở Hoa Kỳ và sau đó là toàn cầu thông qua “cách mạng xanh”. Cùng với các đập nước lớn, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng tốn nước, kiểu hình nông nghiệp đó khiến nông dân phụ thuộc vào các sản phẩm dầu lửa do doanh nghiệp kiểm soát và khiến nông dân cũng như quốc gia mắc bẫy, phải phụ thuộc vào đồng dollar và nợ nần. GMOs phản ánh điều tương tự thông qua kịch bản và sự độc quyền gia tăng về hạt giống trong tay một nhóm nhỏ các doanh nghiệp chủ chốt Hoa Kỳ, như Monsanto, DuPont và Bayer.

Ở Ấn Độ, Monsanto đã kiếm được hàng triệu dollar từ nông nghiệp trong những năm gần đây thông qua các thành viên hoàng gia, nông dân bị ép buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng của họ để mua hạt giống và các đầu vào hóa học. Một sự kết hợp nợ nần, tự do hóa kinh tế và dịch chuyển sang các nông sản hàng hóa GMO (bông) đã khiến cho hàng trăm nghìn nông dân bị túng quẫn, trong khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận khổng lồ. 

Hơn 270,000 nông dân ở Ấn Độ đã tự sát trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1990.

Ở Bắc Mỹ, câu chuyện cũng tương tự, nhiều nông dân và người dân bản địa bị buộc phải rời khỏi đất đai và bị đàn áp bằng bạo lực khi GMOs và canh tác trên quy mô công nghiệp chiếm chỗ. Chuyện đó cũng tương tự ở Châu Phi, nơi Monsanto và Quỹ Gates đang tìm cách chuyển đổi canh tác quy mô nhỏ sang mô hình do doanh nghiệp kiểm soát. Họ gọi đó là “đầu tư” vào nông nghiệp như thể đó là một hoạt động mang tính đạo đức.

Nông nghiệp là nền tảng của nhiều xã hội, mặc dù nó đang được cấu trúc lại theo lợi ích của các tập đoàn công nghệ nông nghiệp, bán lẻ và chế biến thực phẩm giàu có. Các nông trại nhỏ phải chịu sức ép khổng lồ và an ninh lương thực bị phá vỡ, chưa phải là hết bởi vì các nông trại nhỏ sản xuất hầu hết thực phẩm của thế giới. Bất kể là thông qua việc tước đoạt đất đai hay chuyển giao, sản xuất cho xuất khẩu (phi thực phẩm), đầu vào hóa học lớn hơn hay bản quyền hạt giống và việc chia sẻ hạt giống giữa những nông dân bị xóa bỏ, lợi nhuận được đảm bảo cho các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp và các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai. 

Sự tái cấu trúc nông nghiệp theo hình ảnh của kinh doanh nông nghiệp lớn tiếp diễn khắp toàn cầu bất chấp việc các nhà nghiên cứu cho rằng thâm dụng hóa chất, các mô hình tiêu tốn năng lượng khiến cho Anh Quốc chỉ còn lại 100 lần thu hoạch do sự suy thoái đất canh tác. Ở Punjab, mô hình ‘cách mạng xanh’ theo quy mô công nghiệp, nông nghiệp dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp đã dẫn đến khủng hoảng dưới hình thức thiếu nước trầm trọng, gia tăng bệnh ung thư ở người và suy giảm năng suất. Đây là một cuộc khủng hoảng nông nghiệp toàn cầu. Sự thống trị gia tăng của mô hình do doanh nghiệp kiểm soát là không thể chịu đựng được.

Nhiều dạng nông nghiệp sinh thái hơn đã được nhắc đến, thông qua quản lý mùa màng thông minh và giảm sử dụng đầu vào hóa học, sẽ có khả năng không chỉ nuôi sống thế giới mà còn giảm tải cho môi trường tự nhiên. Rất nhiều báo cáo chính thống và các nghiên cứu khoa học đã cho rằng những chính sách đó sẽ thích hợp hơn, đặc biệt là đối với các quốc gia nghèo (xem ở đây, đâyđây).

Đôi khi mô hình hóa học công nghiệp cho thấy chúng đem lại vụ thu hoạch tốt hơn nhiều phương pháp truyền thống (một sự khái quát hóa và thường bị thổi phồng), song điều đó chỉ là lừa bịp. Vụ thu hoạch tốt hơn nhưng chỉ khi có đầu vào hóa học quy mô lớn từ các doanh nghiệp, thiệt hại khổng lồ đối với sức khỏe và môi trường, cũng như nhiều hơn các xung đột phát sinh từ vấn đề tài nguyên để chiếm đoạt dầu mỏ nhằm cung cấp cho mô hình đó. Giống như niềm tin sai lầm rằng ‘tăng trưởng’ kinh tế (GDP) được kích thích chỉ bởi vì có một mức dòng tiền mặt lớn hơn chảy vào nền kinh tế (và lợi nhuận doanh nghiệp được thúc đẩy), ý niệm về ‘năng suất’ nông nghiệp được cải thiện cũng bắt nguồn từ một nhóm các tiêu chí gần như vậy. 

Những khái niệm thống trị chống đỡ cho ‘tăng trưởng’ kinh tế, nông nghiệp hiện đại và ‘phát triển’ được dựa trên hàng loạt các giả định đánh lừa tư duy với sự ngạo mạn và khinh thường: hành tinh phải được cấu trúc theo cách tập trung vào đô thị, theo mô hình vị chủng tộc mà ở đó nông thôn bị nhìn từ trên xuống, tự nhiên phải bị thống trị, nông dân là vấn đề cần phải xóa bỏ khỏi đất đai, các phương thức truyền thống đang lùi bước và cần phải loại bỏ.
“Người dân bị coi là ‘nghèo’ khi họ ăn thực phẩm tự trồng thay vì thứ thực phẩm rác rưởi được các hãng nông nghiệp toàn cầu phân phối thương mại. Họ bị coi là nghèo khi họ sống trong các căn nhà tự xây dựng bằng các vật liệu thân thiện môi trường như tre và bùn hơn thay vì sống trong các căn nhà xây bằng than xỉ hoặc xi măng. Họ bị coi là nghèo khi họ mặc quần áo tự may từ sợi tự nhiên thay vì sợi nhân tạo.” Vandana Shiva
Các doanh nghiệp phương Tây đang triển khai việc loại bỏ thông qua các chính sách quyết định tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, IMF và Ngân Hàng Thế Giới (với sự trợ giúp của các quan chức và chính khách phục tùng) nhằm giảm dân số khu vực nông thôn và đưa dân cư tới sống ở thành phố, sau đó đấu tranh cho một phiên bản tiêu dùng kiểu ‘Giấc Mơ Mỹ’ hoàn toàn không thể chịu đựng được, không thể đáp ứng được, phá hủy môi trường, phát sinh xung đột. 

Cũng đáng chú ý (và đáng phiền) phải ghi nhận rằng các quốc gia ‘đang phát triển’ chiếm hơn 80% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 1/3 năng lượng thế giới. Công dân Hoa Kỳ chiếm 5% dân số thế giới nhưng tiêu thụ 24% năng lượng của thế giới. Tính trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ năng lượng bằng hai người Nhật, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh, 307 người Tanzania và 370 người Ethiopia.

Bất chấp sự phá hủy môi trường và xã hội gây ra, kết quả được coi là thành công chỉ bởi vì các lợi ích kinh doanh hưởng lợi cho thấy một sự tăng trưởng trong GDP. Chặt bỏ toàn bộ một khu rừng mà người dân sống hài hòa trong đó nhiều thế kỷ, bán gỗ xây dựng, bán thêm nhiều thuốc độc để phun cho đất canh tác hay bán dược phẩm để chữa lành những bệnh phát sinh từ mô hình sản xuất thực phẩm dựa vào hóa phẩm dầu mỏ sẽ thực sự gia tăng GDP, có phải không? Tất cả đều tốt cho kinh doanh. Điều gì tốt cho kinh doanh cũng tốt cho mọi người khác, đó là cách lời nói dối tiếp tục.

“Doanh nghiệp là thể chế thống trị được chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa tạo ra dựa trên chủ nghĩa apartheid sinh thái. Họ phát triển dựa trên di sản thuyết nhị nguyên của Carte, đặt tự nhiên chống lại con người. Thuyết đó định nghĩa tự nhiên như một phụ nữ và thụ động chấp nhận sự chinh phục. Chủ nghĩa vị doanh nghiệp do vậy cũng là chủ nghĩa vị nam giới – một cấu trúc gia trưởng. Thuyết phổ biến sai lầm về việc con người chinh phục và sở hữu trái đất đã dẫn đến sự ngạo mạn kỹ thuật của địa lý ứng dụng, gen ứng dụng và năng lượng hạt nhân. Điều đó dẫn đến sự phẫn nộ mang tính đạo đức đối với việc sở hữu các dạng sống thông qua bản quyền, sở hữu nước thông quan tư hữu hóa, sở hữu không khí thông qua trao đổi khí các-bon. Điều đó dẫn đến việc tước đoạt đa dạng sinh thái phục vụ cho người nghèo.” Vandana Shiva
‘Cách mạng xanh’ và GMOs hiện giờ hoàn toàn không quan tâm đến việc nuôi sống thế giới, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn thường ngày hay bảo vệ sức khỏe và an toàn môi trường. (Trên thực tế, Ấn Độ hiện giờ đang nhập khẩu thực phẩm mà họ đã từng sản xuất nhưng đã từ lâu không còn sản xuất; ở Châu Phi cũng vậy, các bữa ăn hàng ngày của địa phương đang trở nên kém đa dạng và kém lành mạnh hơn). Những khái niệm dựa trên tuyên truyền hay xuất phát từ tình cảm tốt đẹp đã được đưa ra để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Những đột phá về công nghệ sinh học đã luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc cải tiến nông nghiệp, nhưng từ sau năm 1945 thì mô hình nông nghiệp do các doanh nghiệp quyền lực như Monsanto dẫn dắt, liên hệ chặt chẽ với lợi ích của Lầu Năm Góc và Phố Wall. Được thúc đẩy bởi lợi ích của bản thân đóng gói trong các PR mốt nhất về ‘nuôi dưỡng thế giới’ hay áp đặt thắt lưng buộc bụng để bảo vệ thịnh vượng, bản chất các ý đồ của phe đảng nhà nước-doanh nghiệp Hoa Kỳ không bao giờ là những điều mà họ tuyên bố trên truyền thông.

Ở Ấn Độ, Monsanto và Walmart đóng vai trò chủ chốt trong việc dựng lên Sáng Kiến Kiến Thức Nông Nghiệp. Monsanto hiện nay đang tài trợ cho nghiên cứu tại các thiết chế công, sự hiện diện và ảnh hưởng thỏa hiệp của họ trở nên rõ ràng trong các cơ quan quyết định độc lập và xây dựng chính sách. Monsanto là lực lượng dẫn dắt phía sau những gì có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ tái cấu trúc và chinh phục Ấn Độ. IMF và Monsanto cũng hợp tác trong việc đảm bảo Ukraina phụ thuộc vào các mục tiêu địa chính trị của Hoa Kỳ thông qua việc chiếm đoạt đất đai và nông nghiệp. Các lợi ích giàu có chiếm giữ nông ngiệp (và các xã hội) là một hiện tượng toàn cầu.

Chỉ có những người hoàn toàn khờ khạo mới tin rằng trong tim các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai, các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và những người hậu thuẫn cho họ ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có lợi ích nhân bản. Ít nhất thì mục tiêu chung của họ là lợi nhuận. Sau nữa và tạo thuận lợi cho điều đó, nhu cầu đảm bảo sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ là tối cao.

Khoa học về GMOs đang ngày càng trở nên bị chính trị hóa, sa lầy vào những lập luận chi tiết về phương pháp của họ, kết quả, kết luận, khoa học cho thấy cái gì và như tại sao. Mặc dù vậy, bức tranh lớn hơn thường xuyên có nguy cơ bị lướt qua. GMO không chỉ là về ‘khoa học’. Như trong chủ đề này, GMO và mô hình công nghiệp-hóa học được kết nối với chúng hoàn toàn là một thế lực địa chính trị được dẫn dắt bởi sức mạnh và lợi nhuận. 

Colin Todhunter is an extensively published independent writer and former social policy researcher based in the UK and India.

Monday, November 3, 2014

Sự tấn công của doanh nghiệp vào nền dân chủ Châu Mỹ Latin

Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, trong dự thảo bị tiết lộ mới đây của Hiệp Định nêu trên có một phần đề cập tới giải quyết tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp đa quốc gia và chính quyền. Cơ chế đó cho thấy các quốc gia dân tộc không còn có thể tự bảo vệ mình trước những lợi ích của giai cấp tư sản quốc tế, buộc phải viện đến các thiết chế phi dân chủ do các đế quốc đầu sỏ hậu thuẫn. Trong hoàn cảnh đó, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia sẽ được đặt trên lợi ích của nhân dân, dân chủ cuối cùng chỉ là hình thức khi bất cứ quyết định dân chủ nào cũng có thể bị các công ty đa quốc gia phá hủy bằng cơ chế hòa giải quốc tế.

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The Corporate Assault on Latin American Democracy" của tác giả Jusin Doolittle về tình hình cơ chế hòa giải quốc tế ở các nước Châu Mỹ Latin. Tiêu đề do người dịch đặt.

Sự tấn công của doanh nghiệp vào nền dân chủ của Châu Mỹ Latin

Châu Mỹ Latin luôn luôn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cá mập. Trong nhiều thập kỷ, dưới sự ủng hộ của các chính quyền do phương Tây hậu thuẫn, thân thiện với doanh nghiệp nhưng tàn bạo với công dân của họ, những con quái vật doanh nghiệp đã hút cạn máu của khu vực – đôi khi là theo nghĩa đen. Câu chuyện về cướp bóc tự do ở phần này của thế giới, cũng như sự phản ứng dữ dội của dân chúng đối với chúng ở Châu Mỹ Latin, không phải là điều gì mới. Trong những năm gần đây, cuộc chiến của doanh nghiệp dữ dội chưa từng thấy với các xã hội Châu Mỹ Latin đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn mà cuộc chiến chủ chốt được quyết định ở tầng thứ tư của trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, bởi thiết chế mờ ám nhưng đầy quyền lực được gọi là Trung Tâm Quốc Tế Giải Quyết Tranh Chấp Đầu Tư (ICSID). 

Điều đầu tiên bạn cần biết về ICSID là nó có quyền ra các quyết định ràng buộc có ảnh hưởng đến toàn bộ dân chúng. Hầu hết những quyết định đó được các tóa hòa giải nhỏ đưa ra, đặc trưng là tạo thành từ một nhúm người. Thiết chế bí mật này là một phần của Hiệp Ước ICSID, một hiệp ước đa phương có hiệu lực vào tháng 10 năm 1966, hiện nay có 150 quốc gia tham gia. Hiệp Ước ICSID “tìm cách tháo gỡ các cản trở chủ chốt đối với lưu thông quốc tế của đầu tư tư nhân được tạo ra bởi các rủi ro phi thương mại và sự thiếu vắng các phương pháp chuyên môn quốc tế đối với giải quyết tranh chấp đầu tư”. Nếu như câu đó làm bạn rùng mình, tốt thôi, nó phải vậy. 

Chi tiết cấu trúc và hành chính của ICSID thì tẻ nhạt và liên quan đến rất nhiều tiếng nói của doanh nghiệp. Nhưng về căn bản, ICSID có vẻ thiết lập và giám sát các tòa hòa giải độc lập đối với việc phân xử các tranh chấp chủ yếu giữa thực thể tư nhân và chính quyền. Một ví dụ, khi quốc gia X nói với doanh nghiệp Y rằng, sau những cân nhắc kỹ càng, họ muốn thay đổi chính sách và cấm khoan dầu tại những một khu vực có môi trường dễ tổn thương. Một tòa hòa giải được thiết lập và sự xét xử bắt đầu. Cả hai bên có tranh chấp phải đồng ý với các điều khoản được thảo ra, điều đó sẽ được ghi lại, và mỗi bên sẽ đưa ra các trọng tài được lựa chọn. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của ICSID lớn dần theo quá trình xét xử, chúng ta phải xem xét sự thông thái trong những quyết định này, khi chúng thường xuyên tác động đến sức khỏe của môi trường cả về ngắn hạn cũng như dài hạn, được tạo ra thông qua quá trình mà các cư dân địa phương – người dân thực sự phải chịu ảnh hưởng của những quyết định nói trên – hầu như bị gạt bỏ. 

Trong những năm gần đây, Venezuela, Ecuador, và Bolivia đã rút khỏi Hiệp Ước ICSID, tất cả đều vì lý do tương tự. Các chính quyền đó trung thành với khái niệm cổ xưa là những nguồn tài nguyên trong xã hội của họ phải thuộc về những người dân sống ở đó, và họ coi ICSID là cách tạo điều kiện cho việc tiếp tục cướp bóc những nguồn tài nguyên đó (vốn thường được thừa nhận, dĩ nhiên, bởi sự suy thoái môi trường). Bolivia rút khỏi ICSID vào năm 2007; vào năm 2009, Ecuador tiếp bước. Venezuela hoàn thành việc rút khỏi ICSID vào năm 2012 khi chính quyền Chavez phải đối đầu với hàng loạt tranh chấp quanh chính sách quốc hữu hóa vào những năm 2000. Tất cả các chính quyền đó bày tỏ sự quan ngại về chủ quyền và sự thiên vị thường xuyên của ICSID đối với doanh nghiệp và tư bản (những quan ngại này phản ánh tình cảm phổ biến ở Châu Mỹ Latin). Họ đề xuất một hệ thống thay thế, tham gia vào các tòa hòa giải ở Nam Mỹ, để đối đầu với Washington, D.C. Trong mọi trường hợp, việc rút khỏi ICSID không phải là để bảo vệ khỏi sự đòi hỏi của lợi ích tư nhân, các quốc gia như Venezuela và Ecuador vẫn tiếp tục nhìn chằm chặp vào hàng tỷ dollar của các khoản thanh toán bồi thường tiềm năng chảy ra từ hàng sa số các vụ kiện trong thập kỷ qua. Các quốc gia không thể đơn giản lảng tránh các phán quyết, khi chúng bị coi là sự phá sản về chủ quyền, với tất cả rủi ro kinh tế theo sau.

Chúng liên quan đến các kiến thức chuyên môn chuyên biệt, và do đó hiếm khi được bàn thảo trong các cuộc tranh luận chính trị phổ thông, nhưng một sự thay đổi hình mẫu rộng hơn đã diễn ra trên sàn đấu những năm gần đây, một thứ đủ gây sốc, đáp ứng các quyền lợi của công ty đa quốc gia. Như bài viết của McClatchy mới đây về một tranh chấp giữa Oceana Gold Corp. và chính quyền El Salvador đã đưa ra, “các luật đầu tư quốc tế đang thúc đẩy doanh nghiệp hành động chống lại chính quyền nước ngoài dám cắt bớt lợi nhuận tương lai của họ”, “và ICSID là phương tiện được những doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo rằng lợi nhuận của họ không bị đe dọa”.

Sự ngờ vực phổ biến rằng trò chơi này được dựng lên để đáp ứng các lợi ích tư nhân đầy quyền lực hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Đây là Robert Bisso, giám đốc của Social Watch, một tổ chức mạng lưới công dân quốc tế, trong bài phát biểu với Liên Hiệp Quốc vào tháng 5: 
… hơn hai nghìn hiệp định thương mại và đầu tư song phương cũng như khu vực được ký kết trong một số ít những thập kỷ gần đây đã tạo ra các quyền mới cho công ty đa quốc gia, bao gồm các quyền mà con người không có: doanh nghiệp đòi quyền được phán xử ở bất cứ đâu họ muốn và mang theo họ bất cứ ai mà họ cho là cần thiết, họ được phép chuyển lợi nhuận mà không có bất cứ giới hạn nào và thậm chí kiện chính quyền về tổn thất lợi nhuận do những chính sách được quyết định dân chủ, không thông qua các tòa án địa phương mà qua các tòa hòa giải quốc tế, vốn được tạo ra để bảo vệ lợi ích kinh doanh và là nơi nhân quyền không nhất thiết thắng thế. ICSID, Trung Tâm Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế, do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức, là tổ chức hòa giải thiếu minh bạch đã thay thế phân xử của quốc gia và tự mình tạo ra luật lệ bằng cách loại bỏ các tiêu chuẩn nhân quyền cũng như các quy định về môi trường, ngay cả khi chúng được phê chuẩn trong các hiệp ước quốc tế. 
Khuynh hướng này sẽ dẫn đến sự quan ngại sâu sắc. Cần phải nhớ rằng những tranh chấp không phải là trừu tượng. Bên cạnh yếu tố dài hạn về môi trường, quyết định về những vấn đề này ảnh hưởng tới cuộc sống của dân thường theo hàng chục nghìn cách, và chúng cũng đe dọa khả năng tạo lập chính sách của xã hội dân chủ.

Hãy lấy ví dụ, tranh chấp đã được đề cập phía trên giữa El Salvador và Oceana Gold, trong đó ICSID sẽ phân xử vài lần trong ít tháng tới. Oceana Gold là một công ty khai mỏ bỉ ổi ở Australia – khoảng một phần tư số vụ ICSID phân xử liên quan tới khai mỏ, dầu, khí đốt và các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên – đã mua công ty Canada ở bên bờ Thái Bình Dương vào cuối năm 2013, và giờ có vẻ sẽ thực hiện một dự án khai mỏ bên bờ Thái Bình Dương được đặt gần đường biển chính của Ecuador, sông San Sebastian River. Hay nói cách khác, Oceana Gold muốn 301 triệu dollar tiền bồi thường – từ một quốc gia cực nghèo với ngân sách hàng năm dưới 1 tỷ dollar.

Cư dân sống gần mỏ El Dorado ở miền bắc quốc gia đã nổi dậy phản đối dự án khai mỏ (một đơn kiến nghị với 200,000 chữ ký được mới được gửi đến Oceana Gold). Họ không muốn nguồn nước của họ bị công ty nước ngoài đầu độc để tìm vàng; tỷ lệ các bệnh nan y liên quan đến chất độc arsenic trong đào vàng ở sông Lempa được báo cáo là gia tăng rõ ràng. Một xã hội nghèo nàn, đông đúc dân cư đã đương đầu với vấn đề khốc liệt liên quan đến chất lượng và số lượng nước của họ. Đó cũng là kiểu xã hội dễ tổn thương do suy thoái môi trường gây ra, không chỉ là sự quan ngại đối với Oceana Gold, hay ICSID, theo như Bisso nói, là sự khác biệt mang tính chất thể chế đối với tác động môi trường và nhân quyền. 

El Salvador đã hoàn toàn cấm khai mỏ vào năm 2008 và chính sách đã được lưỡng đảng ủng hộ. Vụ kiện đặc biệt, sau đó – và một vụ kiện khác tương tự - dấy lên câu hỏi căn bản về chính trị và chủ quyền. Một quốc gia-dân tộc có quyền thay đổi chính sách khi họ tin rằng sức khỏe của người dân và môi trường đang bị đe dọa? Hay quyền và lợi ích của các công ty đa quốc gia phải được ưu tiên theo đúng nghĩa đen ở mọi nơi? Phán quyết tới đây tại ICSID về vụ kiện El Dorado phản ánh một ngã rẽ quan trọng trên con đường đó. 

Điều này không dự đoán rằng ICSID là một thiết chế thiên vị trắng trợn sẽ tự động phân xử theo lợi ích của doanh nghiệp. Họ cũng có một số quyết định hợp lý. Mặc dù tòa hòa giải mới đây phán quyết Venezuela phải trả cho Exxon Mobil 1,6 tỷ dollar về giá trị dầu bị chiếm đoạt – phán quyết hiện giờ bị treo khi Venezuela tìm cách kháng án – người khổng lồ dầu mỏ đã đòi hỏi gấp 10 lần con số đó, và phán quyết được hoan nghênh như một chiến thắng của chính quyền Maduro.

Nhưng sự thật là công bằng đôi khi thắng những cuộc xâm lược kinh tế thô bỉ không có nghĩa rằng hệ thống hòa giải mờ ám, phản dân chủ đó công bằng và cần thiết. Hệ thống đó trên thực tế đe dọa quyền thiết lập chính sách đối với xã hội của các chính quyền dân chủ, và có khuynh hướng đe dọa sinh kế của những người dân không bao giờ đặt chân vào tòa nhà kỳ quặc ở Washington, D.C. và những ai mà ảnh hưởng của họ chỉ là ký tên vào bản kiến nghị. Khi người đưa ra các quyết định có hậu quả vô cùng to lớn bị tách ra khỏi những người phải chịu ảnh hưởng của những quyết định đó – về mặt xã hội, chính trị, kinh tế - dân chủ sẽ không được tôn trọng. Điều đó công bằng với lợi ích tư nhân, những kẻ luôn tìm kiếm lợi nhuận từ sự xói mòn của văn hóa dân chủ.

Justin Doolittle là nhà báo tự do ở Long Island, New York. Bạn có thể theo dõi ông tại trang Twitter @JD1871.