Showing posts with label Văn hóa. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa. Show all posts

Tuesday, August 4, 2020

"Khai hoá văn minh"


Thời xưa thực dân Pháp "khai hóa văn minh" cho dân Việt Nam ta bằng lưỡi lê, nhà tù, rượu và thuốc phiện. Bây giờ tuyên giáo định "khai hóa văn minh" cho dân tộc ta bằng gì?

Wednesday, December 18, 2019

Thịt chó

Xứ Việt Nam thế kỷ 21 nảy nòi ra một cái đạo mới, gọi là đạo thờ chó. Cái đạo này rất đông người theo, nam thanh nữ tú, phụ ấu đủ cả, nhất là đám me Tây. Người ta hết mực ca ngợi chó là giống thông minh, là bạn của người chứ không phải là thực phẩm. Ai ăn thịt chó là kẻ man di mọi rợ, xuống địa ngục bảy mươi kiếp vẫn chưa được đầu thai làm người văn minh. Đỉnh cao của cái đạo ấy là người trở thành nô lệ của chó, quanh đi hót cứt chó với bắt rận cho chó và gọi chó là chủ. 

Ảnh minh họa lấy trên mạng
Sau ấy mới có cái chuyện như thế này.

Một tín đồ đạo thờ chó bước vào quán nhậu nói lớn:
- Này chủ quán, thái ngay cho đĩa thịt lợn, lòng dồi đầy đủ nhé!
Chủ quán ngạc nhiên:
- Thưa quý khách, chúng tôi chỉ bán thịt chó.
Vị khách trừng mắt:
- Ông lại còn phải dạy tôi đâu là thịt lợn nữa à?

(P/s: Chuyện bịa, chỉ để giải trí)


Sunday, November 24, 2019

Ba bi kịch của siêu nhân

Như mọi người đã biết, siêu nhân là siêu anh hùng có sức mạnh siêu việt, bay nhanh hơn cả ánh sáng, nhấc bổng vật nặng hàng trăm tấn, mắt có thể bắn ra tia laser đốt cháy mọi thứ. Siêu nhân ở trên trái đất vẫn phải kiếm sống và anh ta làm một phóng viên cho mục tin hình sự.

Nguồn tin cảnh sát báo có một người đàn ông sắp nhảy cầu ở phố X. Phóng viên siêu nhân lao ngay đến hiện trường. Khi thấy người đàn ông nhảy từ nóc nhà cao tầng xuống, siêu nhân thấy ngay việc phải làm và vèo một cái người đàn ông nọ đã được đưa xuống mặt đất trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh.

Bi kịch thứ nhất của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát bị hãng bảo hiểm kiện ra tòa vì âm mưu lừa đảo bảo hiểm nhân thọ.

Bi kịch thứ hai của siêu nhân

Báo chí đưa tin: Vợ của người đàn ông nhảy lầu được siêu nhân cứu thoát đã chết vì không có tiền điều trị bệnh ung thư.

Bi kịch thứ ba của siêu nhân

Ngày làm việc cuối cùng trong tuần, siêu nhân được chủ tòa báo gọi lên phòng làm việc. Chủ tòa báo nói với siêu nhân:
- Này, anh được giao mục tin hình sự, nhưng mục của anh chẳng có cái tin hình sự nào cả. Người nhảy lầu được ai đó cứu thoát chết, kẻ trộm ở cửa hàng tiện lợi thì mất tích còn đám cướp nhà băng thì bị trói gô chờ cảnh sát vào giải đi....Không người chết, không truy đuổi, không con tin, không đấu súng, không có bất cứ thứ gì hết. Độc giả phải trả tiền cho một tờ giấy lộn.
Siêu nhân hỏi lại:
- Thưa ông chủ! Không phải mọi thứ đều ổn sao?
Chủ tòa báo nói:
- Đúng, mọi thứ đều ổn, trừ việc anh không có tin hình sự để đăng. Do vậy, anh bị sa thải.

Kết thúc hạnh phúc của siêu nhân

Thế là siêu nhân đã trải qua ba bi kịch của đời mình. 

Anh ta kiếm được việc làm mới ở rạp xiếc. Ở đó, anh ta có thể thoải mái biểu diễn các siêu năng lực của mình mà không sợ mất việc.

Đọc đến đây hẳn sẽ có người hỏi: Còn những kẻ trộm vặt ngoài phố thì sao? Ồ, hãy để chúng nuôi sống mục tin hình sự!

Sunday, June 9, 2019

Đạo Tin Lành và Sự Phát Triển Của Chủ Nghĩa Tư Bản

Lâu rồi, mình xem blog của bác Giao, thấy bác ấy có đặt vấn đề cho mình về quan hệ giữa đạo Tin Lành và chủ nghĩa tư bản, ngay sau khi nhắc đến trường hợp có nhiều người phát điên vì học tinh thần chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản vào thời kỳ Minh Trị. Nhưng sau đấy mình bị tư bản nó hành, chạy dự án tối tăm mặt mũi, chả thời gian đâu viết lách nên quên bẵng mất vấn đề đó. Hôm nay, nhân dịp đọc lại cuốn "Libery and Property" của Ellen M. Wood, cũng có nhắc đến vấn đề đó, mới chợt nhớ ra câu hỏi của bác Giao, nên viết vài dòng để gửi bác Giao.

Nước Nhật Bản thời Mạc Phủ du nhập đạo Tin Lành nhưng lại cấm Cơ Đốc Giáo, giới quý tộc Nhật Bản lúc đó đều chỉ làm ăn với người Hà Lan theo Tin Lành mà cấm cửa người Tây Ban Nha Thiên Chúa Giáo, cho dù người Tây Ban Nha đến Nhật Bản truyền đạo rất sớm. Sở dĩ vậy nên Fukuzawa ban đầu cũng học tiếng Hà Lan chứ không phải tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha. Sau đó, Mạc Phủ bị các đế quốc đưa tàu chiến đến đe dọa, buộc phải mở cửa cho họ làm buôn bán. Ban đầu giới quý tộc phản đối Mạc Phủ hèn nhát, bán đứng Nhật Bản cho đế quốc, quay sang ủng hộ Nhật Hoàng, đánh bại Mạc Phủ, nhưng sau khi nắm được chính quyền thì Nhật Hoàng và giới quý tộc ngay lập tức áp dụng chính sách của Mạc Phủ, đó là mở cửa cho phương Tây. Đây chính là lúc ông Fukuzawa mang cái vốn tiếng Hà Lan lơ ngơ ra tỉnh thì thấy toàn biển hiệu tiếng Anh, đọc chả hiểu gì, vì thế nên ông ấy mới đi học tiếng Anh để tiếp tục sự nghiệp khai hóa văn minh cho dân Nhật Bản.

Để làm rõ mối quan hệ giữa đạo Tin Lành và chủ nghĩa tư bản thì chúng ta cần phải làm rõ nguồn gốc của đạo Tin Lành và đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, từ đó mới có thể trình bày được mối quan hệ của chúng.

1. Nguồn gốc của đạo Tin Lành

Đạo Tin Lành có hai nhánh là Calvin và Luther, nhánh Calvin sau này được du nhập vào Anh trở thành Anh Giáo và Thanh Giáo, còn nhánh Luther chủ yếu phát triển ở các tiểu quốc Đức.

Vào lúc đạo Tin Lành ra đời, các thành thị tự do tồn tại nhờ đặc quyền thương mại ở Đức bắt đầu đi vào giai đoạn suy tàn. Giới quý tộc thành thị không còn tham gia vào các hoạt động thương mại nữa mà sống nhờ vào thuế khóa mà thị dân và thương nhân đóng góp. Giới quý tộc thành thị cũng không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhà nước nữa, công việc này do tầng lớp viên chức dân sự (civil magistrate) đảm nhiệm. Các viên chức dân sự vừa phải làm nhiệm vụ cai quản thành thị, giải quyết xung đột giữa thị dân và quý tộc, vừa phải bảo vệ sự độc lập của thành thị trước sự nhòm ngó của các vua chúa với quân đội trong tay. 

Kẻ thù chủ yếu của giới viên chức dân sự không đến từ công việc của họ, trái lại là nhà thờ. Nhà thờ cũng đang bước vào giai đoạn suy tàn, trở nên tham lam cùng cực, tìm mọi cách bóp nặn dân chúng, điển hình là câu chuyện về ông tổng giám mục ở giáo phận của Luther, nộp tiền cho Giáo Hoàng để được cai quản hai giáo phận và sau đó đem bán sự chuộc tội như bán rau cho giới quý tộc và thường dân để kiếm tiền bù lại. Một mặt sự tham lam của nhà thờ khiến cho dân chúng căm ghét, mặt khác gây ra những tổn thất cho nguồn thu của chính quyền dân sự, mà những người trực tiếp phải gánh chịu là viên chức dân sự. Do vậy, các viên chức dân sự luôn tìm mọi cách loại bỏ quyền lực của Giáo Hội trong địa phận của mình.

Mâu thuẫn giữa Giáo Hội và các vua chúa Đức lên đến đỉnh điểm khi vua Tây Ban Nha Thiên Chúa Giáo trở thành hoàng đế La Mã Thần Thánh không cho phép các tiểu quốc Đức bầu ra vua của họ. Các vua chúa Đức quay sang liên minh với các thành thị tự do để chống lại hoàng đế La Mã Thần Thánh, học thuyết Tin Lành nhanh chóng được áp dụng. Đặc trưng của học thuyết Tin Lành lúc này là:

Thứ nhất, phủ nhận thẩm quyền chuộc tội của Giáo Hội, coi mọi người dân đều là giáo sĩ, đều có quyền đọc kinh thánh và tạo dựng công đức để được Chúa Trời xá tội vào ngày phán xét.

Thứ hai, công nhận quyền lực thế tục của nhà nước, coi viên chức nhà nước là đại diện cho Chúa Trời trên trần thế. Người dân phải tuân lệnh của các viên chức nhà nước để tạo dựng công đức thay vì tuân lệnh Nhà Thờ.

Như vậy, đạo Tin Lành bắt nguồn từ những xung đột của xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và phục vụ cho xã hội tiền tư bản. Giới viên chức dân sự sử dụng nó để bảo vệ cho sự độc lập của thành thị tự do và biện minh cho quyền nổi loạn vũ trang chống lại vua chúa. Giới thị dân sử dụng nó để chống lại giới thượng lưu thành thị. Giới thượng lưu thành thị cũng sử dụng nó để củng cố quyền lực chống lại sự đe dọa của thị dân. Vua chúa sử dụng nó để chống lại quyền lực của Nhà Thờ vốn là chỗ dựa của đế quốc La Mã. 

Mặc dù đạo Tin Lành có đề cập tới 'đạo đức lao động' và việc giải phóng thương mại khỏi các kìm hãm của thời phong kiến. Song có hai điều bị bỏ qua trong vấn đề này. Thứ nhất, đạo Tin Lành không bao giờ giải thích được tại sao lao động lại đồng nhất với lợi nhuận. Thứ hai, thương mại thời tiền tư bản dựa trên nguyên lý 'mua rẻ bán đắt' tức là đặc quyền buôn bán giữa các thị trường phân tán, không liên quan gì đến động lực thị trường của chủ nghĩa tư bản, vốn dựa trên cạnh tranh bằng năng suất lao động trên một thị trường thống nhất, nên tinh thần vì lợi nhuận của nó cũng hoàn toàn khác với tinh thần vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản, đạo Tin Lành cũng không giải thích được tại sao có sự biến đổi từ thương mại thời phong kiến sang thương mại thời tư bản, khác nhau hoàn toàn về chất.

2. Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản

Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là sự cưỡng bức của thị trường đối với nhà tư bản, họ buộc phải mua bán để tìm kiếm lợi nhuận bất kể họ muốn gì và tham lam ra sao, nhưng lợi nhuận này không phải đến từ việc mua rẻ bán đắt, mà ngược lại đến từ sự tiết kiệm lao động thông qua việc không ngừng nâng cao lao suất lao động. Mặt khác, người lao động bị tước hết các tư liệu sản xuất và sinh hoạt, buộc phải bán sức lao động và mua tư liệu sinh hoạt trên thị trường. Đây là những thứ hoàn toàn xa lạ, chưa từng có tiền lệ trong các xã hội trước đó. Các xã hội tiền tư bản luôn dựa trên tiền đề là người lao động bị cột chặt vào tư liệu sản xuất. Giới quý tộc bóc lột người lao động thông qua việc nắm giữ các chức năng nhà nước và được hưởng phần sản phẩm thặng dư mà người lao động đã tạo ra, hay nói cách khác, sự bóc lột kinh tế tiền tư bản gắn liền với chức năng nhà nước.

3. Mối quan hệ giữa đạo Tin Lành và chủ nghĩa tư bản

Các học giả phương Tây nổi tiếng như Max Weber và R. H. Tawney đều cho rằng đạo đức Tin Lành là phù hợp với chủ nghĩa tư bản, do vậy đạo Tin Lành đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điểm mấu chốt trong lập luận của họ là giả định rằng chủ nghĩa tư bản là sự phát triển của thương mại, một hoạt động kinh tế có từ thời tiền sử, và gắn liền với thương mại là sự giải phóng các đô thị tự do. Hay nói cách khác chủ nghĩa tư bản đã luôn tồn tại trong xã hội loài người, nó chỉ bị các cản trở của xã hội kìm hãm và khi được giải phóng, nó nhanh chóng phát triển thành một hình thái kinh tế hoàn chỉnh. Đạo Tin Lành khuyến khích 'đạo đức lao động' và tinh thần tìm kiếm lợi nhuận, xóa bỏ thái độ coi thường của cải của Cơ Đốc Giáo, do vậy phù hợp với chủ nghĩa tư bản và tạo ra động lực giúp chủ nghĩa tư bản phát triển. 

Song thương mại thời tiền tư bản không hề mang tính tư bản chủ nghĩa, trái lại nó mang tính phong kiến và dựa trên các đặc quyền phong kiến. Các đô thị thương mại phát triển nhất thời phong kiến của Châu Âu không bao giờ phát triển thành các đô thị tư bản chủ nghĩa, trái lại chủ nghĩa tư bản lại ra đời ở vùng nông thôn nước Anh. Thời phong kiến hoàn toàn không có những động lực cưỡng bức của chủ nghĩa tư bản và do đó đạo Tin Lành bảo vệ cho những nguyên lý chống lại chủ nghĩa tư bản.

4. Tại sao các học giả lại cho rằng đạo Tin Lành thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?

Hình ảnh minh họa: Sự thần thánh của một viên chức chính quyền thời đại tư bản. Ông ta đứng trên đầu bốn người dân đại diện cho bốn nhóm thuộc địa của mẫu quốc.
Nguồn: Internet
Sau khi chủ nghĩa tư bản ra đời ở nông thôn nước Anh bằng cách tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, bắt họ trở thành công nhân làm thuê, thì chủ nghĩa tư bản nhanh chóng lan ra khắp Châu Âu. Đồng thời tư bản Anh cũng phá bỏ luôn điều kiện để các nước khác tư bản hóa, đó là việc tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân. Vào lúc này giai cấp quý tộc đã suy yếu, buộc phải dựa vào nhà nước để tồn tại, việc tước đoạt nông dân sẽ đụng đến cơ sở kinh tế của nhà nước, đồng thời họ lại phải nhanh chóng tư sản hóa trong điều kiện đối mặt với sự canh tranh khốc liệt từ tư bản Anh. Các nước Châu Âu lục địa bước vào thời kỳ hiện đại với một kế sách duy nhất là kết hợp giữa nhà nước chuyên chế và chủ nghĩa tư bản. Các viên chức dân sự trở nên quyền lực hơn bao giờ hết, họ trở thành đại diện cho nhà nước trong mối quan hệ với dân chúng, họ có thẩm quyền quyết định sinh mạng của cả dân thường lẫn các nhà tư bản cá thể, họ đứng trên cả quý tộc lẫn giáo sĩ. Đây chính là lúc đạo Tin Lành phát huy sự thần thánh của bản thân. Vòng hào quang của Chúa Trời rời bỏ các tu sĩ Thiên Chúa Giáo béo múp để đến ngự trị trên đầu của các viên chức dân sự. Sự tuân thủ nhà cầm quyền thế tục đảm bảo cho công tích chuộc tội của con chiên. Nhà nước trở thành giáo hội mà không cần phải truyền giáo. Viên chức nhà nước trở thành giáo sĩ mà không cần phải viện dẫn Kinh Thánh. Tóm lại, không phải sự phát triển của chủ nghĩa tư bản định hình cho đạo Tin Lành hay ngược lại, mà chính là nhà nước chuyên chế đã định hình cho những giá trị của đạo Tin Lành, đem nó vào kết hợp với chủ nghĩa tư bản. Giới học giả bảo vệ cho quan điểm đạo Tin Lành thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực ra là để biện minh cho vai trò của nhà nước chuyên chế trong việc nâng đỡ chủ nghĩa tư bản.

Saturday, May 18, 2019

Tư duy biện chứng để làm gì?

Dạo nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy trụi, bên cạnh đám me Tây khóc than ầm ĩ cho nước Pháp thực dân thì cũng có một số người nhân dịp ấy mới nói rằng:
- Ngày xưa nước Pháp đi xâm lược thuộc địa, cướp bóc đốt phá không biết bao nhiêu chùa chiền miếu mạo, giờ là quả báo thôi, có gì mà phải than khóc. Pháp cũng đốt bảo nhiêu chùa chiền ở Việt Nam mà có đứa me Tây nào chịu khóc đâu.

Một hôm nọ, có vị giáo sư khoa Triết học mới dạy dỗ quần chúng ngu lâu mãi không chịu hiểu rằng:
- Họ nói vậy là sai, sai vì họ không có tư duy biện chứng. Thứ nhất, cái nhà thờ ấy là tài sản nhân loại, không phải chỉ riêng của người Pháp. Thứ hai, chúng ta có thù với chính quyền thực dân Pháp chứ không phải người dân Pháp. Thế nên khi cái nhà thờ ấy cháy thì ta phải tỏ lòng thương tiếc, không được tỏ thái độ vui mừng như vậy.

Phải tư duy biện chứng theo kiểu như vậy thì khác gì khổ dâm?


Bây giờ cứ thử hỏi vị giáo sư khoa Triết học ấy rằng nếu cái nhà thờ ấy là cái chùa to nhất Việt Nam và vị giáo sư của chúng ta là người Pháp thì đức ngài tôn quý ấy sẽ nói sao?  Chắc chắn đức ngài biện chứng của chúng ta sẽ hét lên sung sướng rằng: Đúng rồi, hãy đốt ra tro đám tà đạo đó đi, hãy dựng lên nhà thờ mới của Đức Chúa Trời Gô Loa! 

Nghe chuyện đến đây chắc hẳn sẽ có người bỉ bôi cái thằng tôi rằng: Thật là loại ếch ngồi đáy giếng, biết gì về 'Hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù mà chê ngài giáo sư triết học?

Đã chót thì phải chét vậy, tôi đành mổ xẻ cái xảo thuật của món Triết học này cho rõ. Vốn là giáo sư của chúng ta khi đả phá quan niệm bị coi là sai trái kia thì ngài ấy không nghiên cứu nó đến nơi đến chốn, tìm hiểu cơ sở xã hội của nó mà dùng phép logic hình thức để phủ nhận. Bởi vì bắt đầu bằng một quan niệm trừu tượng, không gắn liền với cơ sở xã hội đã sinh ra nó nên giáo sư khoa của chúng ta buộc phải sử dụng đến 'bù nhìn rơm', đây là một xảo thuật phổ biến trong tranh biện. 'Bù nhìn rơm' ở đây là 'tài sản nhân loại', bằng từ 'tài sản nhân loại' thì ngài đã gán cho người Pháp, người Việt và đủ các loại người nói chung quyền lợi và trách nhiệm với cái nhà thờ ấy, đáng lẽ ngài phải chứng minh điều này, nhưng chứng minh cái này thì ngài sẽ hớ nặng, vì không có thứ quyền lợi và trách nhiệm nào như vậy tồn tại cả. Nếu có me Tây nào đó ở Việt Nam vì hết lòng với nước mẹ tuyên bố cái nhà thờ là tài sản nhân loại và me Tây sẽ có quyền bán vé kiếm tiền ở đó thì nước mẹ Đại Pháp sẽ vả cho me Tây ấy không còn cái răng nào. Vậy nên câu thứ nhất của giáo sư là vô nghĩa hoàn toàn, đó là lối nói trùng lắp để khẳng định cái mà ngài đã giả định. Câu thứ hai của giáo sư cũng tiếp tục với xảo thuật ấy, nhân dân cũng là một cái bù nhìn rơm, theo truyền thống chính trị học phương tây người ta thường dùng nhân dân để nhét đủ thứ phi lý thậm chí mâu thuẫn nhau vào đó. Ở đây ngài giáo sư của chúng ta giả định là nhân dân Pháp đang đau buồn vì cái nhà thờ đó bị cháy rụi, mặc dù về mặt triết học đó chính là điều mà ngài phải chứng minh. Nhân dân Pháp có bao gồm đám vui sướng hay thờ ơ vì cái nhà thờ đó cháy không? Ngài giáo sư của chúng ta sẽ tuyên bố rằng đám người Pháp đó không phải là nhân dân Pháp. Thế là một mặt ngài giáo sư bắt toàn bộ dân Pháp phải khóc than cho cái nhà thờ bị cháy và mặt kia bắt dân Việt Nam phải khóc than theo vì dân Pháp đang khóc.

Những chuyện tào lao kiểu này giờ đầy rẫy trên mạng xã hội, người ta nói xuôi hay nói ngược cũng được. Ai cũng tỏ ra là mình đúng, mình là chân lý.

Vậy thì tư duy biện chứng hay không là ở cách người ta chỉ ra cái khuôn khổ xã hội đã sinh ra những quan niệm phủ nhận nhau mà chả ảnh hưởng gì đến nhau, chứ không phải ở chỗ dùng quan niệm này bác bỏ quan niệm kia. Sở dĩ những quan niệm phủ nhận nhau cùng tồn tại được trên truyền thông, va chạm nhau chan chát mà không ai bị sứt mẻ tí gì là bởi vì truyền thông đã trở nên độc lập với tương đối với xã hội.

Kinh tế thị trường là sự tách rời giữa chức năng chính trị và chức năng kinh tế. Truyền thông không còn là chính trị nữa, nó hướng vào việc đưa tin và kiếm tiền từ quảng cáo cho doanh nghiệp. Vậy nên nó phải đưa càng nhiều tin càng tốt, thứ hút được càng nhiều người theo dõi càng tốt. Điều đó làm cho truyền thông mất đi sự cấp tiến và đặc tính chính trị, bị tách rời khỏi bộ máy chính trị. Một mặt, nó chỉ đóng vai trò truyền tải tin tức, ai đó sẽ lựa chọn và làm việc cần phải làm. Mặt khác, do kinh tế thị trường dựa trên các cá nhân đơn lẻ tự do cạnh tranh với nhau trong việc mua bán hàng hóa, điều đó phản ánh vào truyền thông thành các quan niệm xung đột, có khuynh hướng phủ nhận lẫn nhau, nhưng truyền thông không thể từ bỏ cái cơ sở kinh tế ấy được, nó buộc phải tạo ra một cơ chế cho các quan niệm phủ nhận lẫn nhau ấy cùng tồn tại. Từ đó, trên truyền thông hình thành một lớp người chuyên đại diện cho các quan niệm xung đột nhau, họ đánh trận giả với nhau, thu hút sự chú ý của công chúng và giải trí cho công chúng bằng cách dùng các xảo thuật để tấn công nhau, không ngừng tạo ra các làn sóng công luận theo hướng này hoặc hướng kia.

Đấy là cách mà truyền thông tạo ra công luận, tạo ra những quan niệm phủ nhận lẫn nhau. Ngài giáo sư của chúng ta là một sản phẩm của hệ thống ấy, ngài tưởng rằng mình đang dạy dỗ công chúng về tư duy biện chứng nhưng thực ra chỉ lải nhải lặp đi lặp lại những gì mà truyền thông muốn. Nếu gặp may, ngài giáo sư sẽ tạo thành một làn sóng công luận, ngài sẽ kiếm được nhiều con nhang, đệ tử, tiền bạc và danh tiếng. Nếu không thì ngài cũng chẳng tốn gì ngoài mớ nước bọt giá rẻ, việc đầu tư cho phép biện chứng của ngài cũng chẳng tốn kém gì nhiều hơn trong khi chờ đợi những đợt sóng công luận khác.

Những người cộng sản hay những cộng đồng có tính cộng sản nguyên thủy xưa kia họ xử lý những sự xung đột này thế nào? Rất đơn giản, họ tập hợp những người đại diện cho những quan điểm phủ nhận nhau lại, mời các quý ngài trình bày, tranh luận thoải mái, cuối cùng tất cả cộng đồng biểu quyết để chốt lại một cái, tất cả sẽ phải tuân thủ theo quan điểm đã được lựa chọn ấy, bất kể trước đó theo quan điểm nào. Ai còn nói khác thì xử phạt nghiêm khắc. Thế nhưng đó lại là điều không bao giờ ngài giáo sư của chúng ta muốn, nhân danh phép biện chứng, triệu lần không, bởi vì đặc quyền tư duy biện chứng của ngài sẽ trở thành món đồ cổ mất giá thảm hại khi đám dân đen ngu dốt thất học được quyền quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai.

Sunday, May 5, 2019

Ảo mộng nhà nước phúc lợi

Một dạo ở Việt Nam người ta hết lời ca ngợi mấy nước tư bản ở Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch), gọi đó là thiên đường nhân văn vì nhà nước đứng ra chăm lo bao cấp hết các dịch vụ cơ bản cho người dân. Thậm chí cách đây hai năm, khi Phần Lan thử nghiệm việc cấp thẳng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp thì một làn sóng dư luận như lên đồng, gọi đó là chủ nghĩa xã hội, mà kỳ thực Phần Lan làm điều đó để giảm thâm hụt ngân sách nhưng không thành công và đã lặng lẽ chấm dứt vào đầu năm 2019, tất nhiên lúc này thì hầu hết người ta đã quên mình nói gì hai năm trước.

Mô hình nhà nước phúc lợi thành công nhất ở Châu Âu không phải là các nước Bắc Âu mà là nước Đức. Đức không chỉ là nước tiên phong trong mô hình nhà nước phúc lợi mà còn thành công hơn hẳn các nước Bắc Âu, trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Các nước Bắc Âu đều chịu ảnh hưởng và áp dụng mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đức, họ chỉ phát triển mạnh lên vào khoảng 30 năm sau Đại Chiến Thế Giới II, khi nước Đức đã thua trận, nhưng sau đó họ bị cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 đánh gục, nền kinh tế của họ chìm đắm trong trì trệ. Sở dĩ người ta lờ tịt nước Đức đi vì Đức đã cho thấy đỉnh cao của nhà nước phúc lợi là chế độ phát xít. Sau khi bại trận thì sự khôn ngoan, tính kỷ luật vẫn được cả tụng của người Đức không cứu được nước Đức, sự thần kỳ đến từ một tầng lớp nô lệ lao động mới, đó là Gastarbeiter, công nhân nhập cư nhưng không có quyền công dân.

Tôi thường nghe thấy một câu hỏi từ tầng lớp công nhân cổ trắng có thu nhập cao: Tại sao nước ta không áp dụng việc đánh thuế thu nhập thật cao và lấy tiền ấy chi trả cao hơn cho bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội như mấy nước Châu Âu? Nói một cách ngắn gọn, tầng lớp công nhân cổ trắng mong muốn mô hình đó, họ sợ phải thất nghiệp, sợ phải sống đời sống bấp bênh khi không có khoản thu nhập cố định.

Mọi việc đơn giản, chỉ cần muốn là làm được liền, chẳng qua là chế độ này toàn lũ tham quan vô lại đốt nát, chỉ muốn ăn không muốn làm nên không chịu làm thôi, nhiều người sẽ nói vậy.

Tốt thôi, chúng ta sẽ bắt tay vào việc. Đầu tiên, anh bị thất nghiệp và muốn có bảo hiểm thất nghiệp, vậy chúng tôi phải chắc chắn là anh thất nghiệp thật sự và không có nguồn thu nhập nào khác để sinh sống. Chúng tôi sẽ tổ chức một bộ máy nhà nước khổng lồ để thu thập và theo dõi thu nhập của anh, của bố mẹ, anh em, cũng như vợ con anh, để đảm bảo rằng anh thực sự không có nguồn thu nhập nào khác. Sau nữa, anh không có thu nhập nhưng vẫn cần chỗ ở, cần được chăm sóc y tế. Chúng tôi đều sẽ chỉ trả cho những thứ đó và để đảm bảo rằng tiền ngân sách không bị lãng phí thì chúng tôi sẽ cần một bộ máy nhà nước khổng lồ khác để thẩm định, đặt hàng và trực tiếp thanh toán luôn, chúng tôi cho rằng nguy cơ không chỉ có anh sẽ phung phí khoản tiền ngân sách ít ỏi mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng sẽ tìm cách moi tiền từ túi anh, vậy tốt hơn hết là chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ tất cả. Còn việc của anh là hãy tuân thủ tốt mọi luật lệ, hãy cho chúng tôi thấy rằng anh là đối tượng phù hợp.

Nhà nước phúc lợi trước hết là một bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ, giám sát toàn bộ đời sống của dân chúng. Nếu như ngân sách chi cho người dân một đồng thì sẽ phải chi đến chín đồng cho bộ máy quan liêu ấy. 'Lũ tham quan vô lại đốt nát' của xứ ta hóa ra lại có ích không ngờ, chúng không biết cách làm cho bộ máy hành chính phình ra khủng khiếp để mà kiếm chác.

Tiếp đó, vì anh phải đóng thuế thu nhập cao, nên khi đi làm anh sẽ có xu hướng đòi lương cao, để sau khi trừ thuế thu nhập rồi anh còn cầm tay được một khoản kha khá, mà các anh đâu có làm việc đó một mình, các anh tập hợp nhau thành công đoàn để mặc cả với giới chủ. Nếu để các anh tùy ý hành động thì tiền lương cao sẽ làm giảm lợi nhuận của giới chủ và tư bản sẽ trốn biệt khỏi xứ này. Do vậy, chúng tôi cũng sẽ phải kiểm soát các công đoàn, khống chế mức lương ở mức đảm bảo cho giới chủ có lợi nhuận hấp dẫn.

Nhà nước phúc lợi buộc phải nắm lấy công đoàn, khi đó công đoàn cũng bị quan liêu hóa. Lãnh đạo công đoàn trở thành một phần của giai cấp tư sản, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản thay vì công nhân.

Tiếp nữa, không một quốc gia nào đủ sức nuôi sống một đạo quân thất nghiệp khổng lồ, do vậy nhà nước cần phải khuyến khích và can thiệp để cho doanh nghiệp làm ăn có lãi cũng như không ngừng mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, các ông chủ doanh nghiệp mặc dù cũng bị đánh thuế thu nhập cá nhân cao như người lao động nhưng điều đó chẳng mảy may đụng chạm đến họ nhiều vì các khoản thu nhập của họ đều nằm dưới dạng phúc lợi do công ty thanh toán, được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và không bị đánh thuế, hơn nữa các khoản lợi nhuận được đem tái đầu tư cũng hoàn toàn không bị đánh thuế. Một bộ máy nhà nước khổng lồ được dựng lên để phung phí ngân sách, công khai tài trợ cho chủ doanh nghiệp trực tiếp cũng như gián tiếp mà hiệu quả của chúng không bao giờ minh bạch theo những tiêu chuẩn mà giới dân chủ giả cầy vẫn khấn vái mỗi ngày. 'Đám tham nhũng vô lại dốt nát' của xứ ta hóa ra chỉ là học trò so với các quý ngài được giải Nobel Hòa Bình trong nghề chia chác tiền chùa.

Phúc lợi cho nhân dân thực ra nên được hiểu là phúc lợi cho tư bản.

Chưa hết, anh không thể cứ ngồi không ăn trợ cấp thất nghiệp mãi được, anh là một gánh nặng nhà nước cần phải thoát khỏi càng nhanh càng tốt. Do đó, chúng tôi tổ chức một bộ máy đào tạo và môi giới việc làm khổng lồ để giúp anh có việc làm mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra sự tích cực trong công cuộc tìm kiếm việc làm của anh, nếu như trường học phàn nàn rằng anh chểnh mảng học nghề, hay chủ doanh nghiệp kêu rằng anh lười biếng trong giai đoạn thử việc, tức là anh làm biếng để tiếp tục ăn trợ cấp thất nghiệp, thì chúng tôi sẽ trừng phạt anh. Vì nhân đạo nên chúng tôi không thể bỏ tù anh, mà việc đó cũng tốn tiền, thế nên chúng tôi sẽ có những trò hành hạ tinh thần khác để giúp anh hăng hái đi kiếm việc làm.

Nhà nước phúc lợi, trên thực tế là một bộ máy hành chính quan liêu phi nhân tính hành hạ tinh thần người lao động hàng ngày dưới cái vỏ phúc lợi. Bạn có biết nước Đức 'văn minh' nghĩ ra trò gì để buộc những người nhận trợ cấp xã hội phải đi kiếm việc làm không? Đó là 1-Euro-Job. Sở Lao Động sẽ bắt người nhận trợ cấp, bất kể trẻ già gái trai, ra công viên quét lá cây đủ 8 tiếng mỗi ngày và nhận 1 Euro cho mỗi giờ làm việc, họ làm nhục con người như vậy và gọi đó là văn minh. Có một gia đình nọ, con cái đi làm thu nhập thấp không đủ nuôi mẹ già nên phải để mẹ già 80 tuổi ăn trợ cấp xã hội, thành thử mỗi ngày anh còn trai đi làm ngang qua công viên đều phải nuốt nước mắt nhìn bà mẹ 80 tuổi đứng phơi nắng nhặt lá cây. Đến một kẻ thù ghét loài người nhất ở Việt Nam cũng sẽ cảm thấy ngượng mồm khi phải đề xuất cái việc hạ nhục con người đó, nhưng ở những xứ 'văn minh' điều đó là bình thường. Bạn đừng hỏi tại sao ở những nước phát triển ấy lắm người phát điên hơn ở xứ ta.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhà máy sang các nước có nhân công giá rẻ và điều kiện thuận lợi hơn. Bên cạnh cuộc khủng hoảng dầu lửa thì đây chính là yếu tố thứ hai khiến các nhà nước phúc lợi ở Châu Âu suy tàn. Ở đâu có lợi nhuận cao thì đó là tổ quốc của tư bản. Vào những năm 1980, khi các quốc gia Đông Âu và Châu Á mở cửa, các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công ở Tây Âu đã nhanh chóng chuyển cơ sở sản xuất sang thiên đường mới. Các nhà nước phúc lợi Châu Âu phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, kinh tế trì trệ kéo dài.

Song chưa phải là hết, chế độ an sinh xã hội tốt và trợ cấp thất nghiệp cao ở các nước này đã ngăn cản người lao động làm các công việc lương thấp. Khi một bộ phận lớn tư bản chạy ra nước ngoài, tư bản trong nước bị buộc phải đầu tư vào các lĩnh vực sử dụng lao động giá rẻ hơn để cạnh tranh thì đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Nhà nước phúc lợi buộc phải nhập khẩu lao động từ các nước khác. Lao động nhập cư thường làm các công việc bẩn thỉu, nặng nhọc và có mức lương thấp, họ không có công đoàn bảo trợ, không có phúc lợi xã hội, không có quyền công dân. Điều này là cần thiết để có tiền tiếp tục nuôi dưỡng các công dân của nhà nước phúc lợi. Để ngăn cản những người nhập cư tổ chức nhau lại và đòi quyền công dân thì các đảng phát xít mới ra đời. Đảng phát xít mới tập hợp đám thanh niên thất nghiệp học đòi thuyết chủng tộc thượng đẳng, bị nhồi sọ là lao động nhập cư cướp công ăn việc làm của người thượng đẳng, hãm hiếp chị em gái của họ, ăn cắp trợ cấp xã hội của họ... Đảng phát xít mới thường xuyên tấn công một cách có tổ chức vào người lao động nhập cư, mặc dù thành viên của chúng sống nhờ vào lao động của công nhân nhập cư. Vụ thảm sát 68 người của gã phát xít mới Breivik ở Na Uy không phải là tình cờ. Người nhập cư phải bị kiểm soát như tội phạm, người nhập cư không được phép có quyền công dân, người nhập cư phải làm các công việc bẩn thỉu, lương thấp, đó là mục đích tối thượng của các đảng phát xít mới. Tất nhiên người nhập cư không thể chịu đựng điều đó mãi nên các đảng phát xít sẽ là ngòi nổ thường trực của nhà nước phúc lợi.

Nhà nước phúc lợi có thành công không? Câu trả lời là: Có, trong một giai đoạn ngắn ngủi của lịch sử. Đó là sự kết hợp giữa nhà nước chuyên chế tiền tư bản với giai cấp tư sản, giai cấp tư sản cần đến điều đó để tránh phải đối đầu trực diện với giai cấp công nhân và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi phải đối mặt với tư bản của các nước đã tư bản hóa trước họ từ lâu. Song sự thần kỳ ấy cũng nhanh chóng chấm dứt khi mô hình ấy đạt đến đỉnh cao của nó, chế độ phát xít. Hiện nay, các nước theo mô hình nhà nước phúc lợi hầu hết đã thất bại và chuyển dần sang một dạng hỗn hợp, kết hợp với thị trường tự do.

Không chỉ có giới công nhân cổ trắng lo sợ trước thảm cảnh thất nghiệp, giới trí thức 'giả cầy' ở nước ta đặc biệt ca ngợi mô hình nhà nước phúc lợi. Thậm chí họ còn công khai tuyên bố đó là con đường thứ ba, không phải chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, để Việt Nam theo đuổi. Chúng ta đều hiểu rằng mô hình nhà nước phúc lợi không khả thi ở Việt Nam bởi chúng đã lỗi thời và các điều kiện kinh tế hiện nay hoàn toàn không phù hợp. Vậy thì thực chất giới trí thức 'giả cầy' thực sự muốn gì? Họ muốn ở đó hai thứ.

Thứ nhất là sự phình ra của bộ máy hành chính quan liêu. Đó là cái nguồn béo bở để các trí thức 'giả cầy' nuôi dưỡng tầng lớp của họ, tạo công ăn việc làm cho con cháu họ với khẩu hiệu 'chế độ tài năng trị'. Họ không thể nai lưng làm thuê và bị bóc lột như công nhân được. Họ phải làm những công việc cao quý, cần đến đầu óc và tài năng, tốt hơn cả là các công việc nhà nước, mà xã hội trong trí tưởng tượng của đám trí thức này thì lúc nào cũng rối ren và cần đến một bộ máy nhà nước ngày càng lớn hơn.

Thứ hai, khi đối mặt với những xung đột đến từ nhiều hướng của một xã hội đang phát triển như Việt Nam hiện nay, họ bất lực trong việc hiểu những xung đột đó, nên họ hy vọng rằng việc kiểm soát toàn diện đời sống của người lao động, buộc người lao động phải phục tùng nhà nước, dưới sự lãnh đạo 'sáng láng' của giới trí thức, sẽ là giải pháp cho mọi rối ren. Điều này tất nhiên phù hợp với nhu cầu của giai cấp tư sản đang phất lên ở Việt Nam, nhưng công nhân thì không. 

Đấy chính là cách các trí thức 'giả cầy' của chúng ta kiếm phúc lợi cho bản thân dưới danh nghĩa phúc lợi cho nhân dân. Đấy chính là cách họ tạo ra chế độ phát xít dưới danh nghĩa xây dựng chế độ dân chủ.

Saturday, May 4, 2019

Tại sao những thứ bạn tưởng là chính trị nhưng lại không phải là chính trị?

Ở vùng nọ có một cái chợ làng, vốn là của xã quản lý. Một thời gian sau, doanh nghiệp lấy đất quanh xã xây lên một khu đô thị lớn. Người về ở đông như hội lại có thu nhập cao. Cái chợ làng trở nên sầm uất, buôn bán tấp nập. Tiền vào túi xã cả. Vùng đó được nâng cấp lên thành quận, xã trở thành phường. Quận thấy phố xá đẹp rồi mà để cái chợ sập xệ quá không ổn nên mới gọi doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nâng cấp cái chợ cho xứng tầm.

Phường đang quản lý cái chợ, có đồng ra đồng vào vào, giờ có nguy cơ quận bán phéng nó cho doanh nghiệp, nên mới nghĩ mưu giữ chợ. Một anh bày ra kế hiểm như thế này, họ họp dân cư lại, tuyên bố thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, rồi cắt độ dăm lô ở chợ phân cho mấy gia đình thương binh liệt sĩ trong phường. Khi quận định lấy chợ thì họ xúi mấy gia đình thương binh liệt sĩ đó kéo đàn kéo lũ ra biểu tình phản đối.

Báo chí được dịp vớ bẫm, tống tiền cả doanh nghiệp lẫn quận, nào là: "Chính quyền cấu kết với doanh nghiệp cướp đất của dân!", "Công Lý ở đâu cho các gia đình thương binh liệt sĩ?".... Đám dân chủ giả cầy cũng được dịp lảng vảng ăn hôi. Mấy ông nghị gật được dịp chứng tỏ mình đây vì dân vì nước, chém gió xôn xao cả Quốc Hội.

Quận bị chơi một cú đau, mới nghĩ cách ép lại phường. Một anh quân sư quạt mo mới bày kế: Ta nắm trật tự với vệ sinh, cứ hai cái món ấy mà giã thì phường biết tay nhau ngay. Nói là làm, các đoàn kiểm tra vệ sinh với dẹp vỉa hè liên tục xuống quần đảo quanh khu chợ. Vốn cái chợ đã quá bé so với nhu cầu mua bán mà không được xây dựng mở rộng nên bà con tiểu thương tự mở rộng chui, bằng cách tràn ra hè phố với lòng đường buôn bán. Giờ suốt ngày bị dẹp vỉa hè với kiểm tra vệ sinh thì bà con còn làm ăn buôn bán gì được nữa.

Báo chí ngửi thấy mùi tiền, lại đua nhau vào viết bài kiếm view, nào là "Phải trả lại vỉa hè cho người dân!", "Vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố là vấn đề đáng lo ngại!", "Cần phải cách chức những người có trách nhiệm!"... "Cách mạng cá chết", hội yêu cây yêu cá các loại, trương phềnh như mớ rô phi phơi bụng trên thớt của bà bán cá bên lề đường. Từ các NGOs về môi trường, y tế, cho đến đám bán thực phẩm chức năng đa cấp được dịp quảng cáo ầm ĩ như đám hát tuồng. Phường bị phen méo mặt, suốt ngày phải lo dọn dẹp đón các đoàn kiểm tra. Tiểu thương không buôn bán được thì kêu ca ầm trời. Báo chí suốt ngày hạch hỏi, phường cũng lại phải đấm mõm cho một mớ mới yên chuyện.

Tất cả chuyện ở trên đây đều là bịa, nhưng những sự kiện tương tự thì người ta quan sát thấy rất nhiều trong xã hội hiện nay.

Công nghệ phát triển giúp cho người ta đi từ quán trà đá đầu ngõ ra mạng xã hội toàn cầu, họ nghe báo chí, mạng xã hội và bức xúc với những thứ đó. Mỗi cái tít báo đều gây ra tranh luận và ủng hộ, có kẻ khen, có người chê. Người ta đưa ra ý kiến của mình và tưởng rằng những tập hợp ý kiến ấy đủ mạnh là có thể thay đổi tất cả, tức là họ đang làm chính trị vậy. Các lãnh tụ mạng chuyên xuôi dòng, cũng như ngược dòng, phán bảo ầm ĩ, con nhang đệ tử vái lấy vái để, Facebook lúc nào cũng sôi sục như có cách mạng hoa cứt lợn đến nơi. Nếu like & share mà là cách mạng thì facebook đã là nhà nước đế quốc toàn cầu từ lâu rồi.

Báo chí có phải chính trị không? Không, từ khi báo chí tách khỏi bộ máy nhà nước và kiếm tiền nhờ quảng cáo thì họ chỉ chạy quanh đăng vô tội vạ những thứ thu hút được người đọc, nên báo chí đánh mất đặc tính chính trị, không còn phản ánh trực tiếp các lợi ích chính trị nữa. Vậy mà có chuyện khôi hài là mấy anh nhà báo vẫn đòi được bảo vệ bằng luật thi hành công vụ, tức là mấy anh kiếm tiền bỏ túi tư, nhưng bị chú dân phòng nào ngứa mắt đá đít cho một cái thì lại kêu váng lên rằng tao đang thi hành công vụ nhé, chống tao là chống người thi hành công vụ đó.

Vậy chính trị nằm ở đâu? Chính trị là lúc phường với quận ngồi họp với nhau, thống nhất cách chia tiền thu được từ cái dự án xây chợ mới. Việc đó nằm ngoài tầm với của báo chí cũng như công chúng. Mọi chuyện tầm phào chấm dứt.

Tuesday, February 19, 2019

Đầu năm nói chuyện ăn Tết theo dương lịch

Từ độ hơn chục năm trở lại đây, năm nào cũng như năm nào, cứ mỗi độ xuân về là chúng ta lại phải chứng kiến một bản nhạc cũ mèm được những cái  loa rè của đám trí thức thân phương Tây phát đi phát lại không biết nhàm. Ấy là chuyện Việt Nam ta nên ăn Tết theo Tây lịch để được văn minh, hiệu quả về kinh tế và thoát ảnh hưởng của Trung Quốc.

Lập luận về văn minh là rất nhàm, phương Tây ăn Tết theo dương lịch, phương Đông ăn Tết theo âm lịch, người Hồi giáo hay Do Thái giáo đều nghỉ ngơi theo lịch riêng của họ, đằng nào cũng là văn minh và có bản sắc riêng của cả. Lấy cái chuẩn mực nào để nói cái nào văn minh hơn cái nào, thật là thô thiển hết chỗ nói. Như ông bà ta vẫn nhắn nhủ, ấy là cái đám me Tây nên cứt tây cũng thơm. Phương Tây văn minh hơn hết là tư duy từ thời thuộc địa, các đế quốc phương Tây nhồi vào đầu các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ để dễ bề cai trị. Bây giờ các  nước Châu Á độc lập tự do, kinh tế cũng đã khởi sắc, cớ gì ngu dại tin vào điều đó nữa.

Lập luận về hiệu quả kinh tế mới nghe thì xuôi tai nhưng kỳ thực là bịp bợm. Họ nói rằng ăn Tết theo dương lịch để cho đỡ gián đoạn việc sản xuất, bán hàng cho phương Tây. Điều này là vô nghĩa, thực tiễn công nghiệp hiện đại cho thấy điều đó được xử lý rất dễ dàng về mặt kỹ thuật, tức là sản lượng hụt đi do nghỉ lễ thì sẽ được làm bù trước đó hoặc sau đó. Bên cạnh đó vẫn còn một khía cạnh nữa mà các nhà giả trí thức bịp bợm của chúng ta lờ tịt đi, ấy là chuyện Việt Nam hiện giờ xuất khẩu đi khắp thế giới chứ không phải mỗi phương Tây, trong đó Trung Quốc cũng là một bạn hàng lớn. Nếu bây giờ lấy cái lập luận về hiệu quả kinh tế đó áp vào thì những người bán hàng cho Trung Quốc sẽ đòi phải ăn Tết theo lịch Trung Quốc, những người bán hàng cho Ấn Độ sẽ đòi ăn Tết theo lịch Ấn Độ... vậy thì sẽ phải nghe ai. Nếu nghe một người thì những người khác sẽ hỏi lại rằng tại sao tôi phải hy sinh lợi nhuận của mình cho anh kia, anh ta có chia cho tôi đồng nào không? Thế đấy, những chuyện về kinh tế này chả đi đến đâu hết. Lại còn có một chuyện nữa là người ta kêu ca tết âm với tết dương gần nhau nên người lao động có tâm lý ăn chơi từ tết dương đến tết âm rồi chơi cả tháng giêng làm thiệt hai cho doanh nghiệp, chuyện này cũng vớ vẩn nốt. Thực tế tháng trước Tết âm lịch là tháng làm hàng bù cho kỳ nghỉ Tết, hầu hết các doanh nghiệp trước Tết đều tăng ca, công nhân thì tích cực hơn vì có thêm lương thưởng. Sau Tết thì hoạt động mua sắm tiêu dùng giảm đi,  vì đã chi tiêu trước Tết, do vậy các doanh nghiệp đều có sản lượng thấp sau Tết, người lao động có nhiều thời gian rảnh rang để đi lễ hội hơn. Một ví dụ điển hình ở Việt Nam là ngành lắp ráp ô tô, trước Tết, hầu hết các nhà máy lắp ráp ô tô đều chạy hết công suất, làm việc 3 ca/ngày, sản lượng ô tô bán ra các tháng trước Tết cực lớn. Ngược lại, tháng sau Tết là thảm họa của các đại lý bán xe vì ai mua xe được đã mua từ trước Tết, sau Tết họ chạy xe mới đi chơi lễ hội, không còn mấy ai đi mua xe cả. Các trí giả của chúng ta khi nói về hiệu quả kinh tế cũng lờ tịt đi một khía cạnh khác nữa, họ giả định rằng sự thống trị về thương mại quốc tế thì sẽ thống trị về văn hóa, tức là giờ chúng ta bán hàng cho phương Tây thì phải ăn Tết theo dương lịch cho đúng điệu toàn cầu hóa. Câu hỏi ngược lại: Nếu Trung Quốc thống trị thương mại thế giới thì Việt Nam và cả phương Tây sẽ phải ăn Tết theo lịch Trung Quốc? Đến đây thì các bạn hẳn đã biết câu trả lời, các trí giả của chúng ta sẽ tự vả vào miệng họ mà khăng khăng nói rằng, kinh tế có mạnh nhưng Trung Quốc vẫn kém văn minh, không nên theo Trung Quốc. Thực tế cho thấy các nước phương Tây giờ đây cũng đua nhau tổ chức các hoạt động mừng Tết âm lịch cho cộng đồng người Trung Quốc để mong phát tài.

Cuối cùng, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc là chuyện hài hước nhất tôi được nghe trong đời mình. Người Việt giờ ra đường đều mặc áo phông, quần jeans, uống cafe kiểu phương Tây, lúc cần lịch sự thì mặc veston, nói tiếng Anh ào ào trong làm ăn, đâu có thứ gì của Trung Quốc mà kêu ảnh hưởng. Việc buôn bán làm ăn với Trung Quốc của Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chuyện buôn bán không phải là ảnh hưởng hay phải thoát ảnh hưởng gì hết. Về mặt chính trị thì Việt Nam đã từng bước ký hiệp định phân chia biên giới rõ ràng với Trung Quốc để khẳng định sự độc lập của mình, chỉ có một phần tranh chấp trên những đảo ngoài khơi, nhưng chuyện tranh chấp đó là bình thường giữa các quốc gia ở gần nhau và Việt Nam không chỉ có tranh chấp duy nhất với Trung Quốc, còn có những nước khác như Malaysia, Đài Loan, Philippines, Brunei. Nếu có đòi lại đảo thì đòi mấy nước kia chắc chắn dễ hơn đòi Trung Quốc, nhưng các trí giả hậm hực của chúng ta thường lờ tịt điều đó đi, họ chỉ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, tránh phải động tới các đồng minh của Mỹ.

Nhật Bản quá khứ và hiện tại

Người ta thường ca ngợi rằng Nhật Bản bỏ âm lịch theo dương lịch nên sau 100 năm đã trở thành giàu thứ hai thế giới nhưng người ta quên mất rằng Trung Quốc chả cần bỏ cái gì, chỉ cần 40 năm đã thành giàu thứ hai thế giới và đang trên đà trở thành giàu nhất thế giới.

Người Nhật bỏ âm lịch theo dương lịch vào năm 1873, nhưng họ giàu lên là nhờ quá trình tư bản hóa thành công giai đoạn sau Thế Chiến Thứ 2, chứ không phải nhờ vào việc bỏ âm lịch. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản mặc dù hùng mạnh nhưng chỉ là một đế quốc nhỏ ở phương Đông. Sau Thế Chiến Thứ 2, khi nước Nhật thua trận và trở thành thị trường của Mỹ và phương Tây thì mới nhanh chóng phất lên, nhưng cái giá phải trả là quá đắt. Việc nói Nhật Bản giàu lên nhờ bỏ âm lịch là tào lao.

Sau hơn một thế kỷ ăn Tết theo dương lịch thì người Nhật Bản cảm thấy rằng họ đã đánh mất bản sắc và lại đang muốn khôi phục lại bản sắc của mình. Họ muốn khôi phục Tết theo âm lịch, tuy vậy chưa thành công.


"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện "chúng ta là ai?".
Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì.
Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng".
Lý do của Nhật Bản rất rõ ràng, họ muốn tạo ra một bản sắc văn hóa riêng với sức kết nối cộng đồng mạnh mẽ để gia tăng sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa.

Hàn Quốc khôi phục Tết âm lịch

Người ta hay nhắc đến Nhật Bản như là hình mẫu bỏ âm lịch để giàu có nhưng lại quên mất nước láng giềng Hàn Quốc đã nỗ lực khôi phục lại Tết âm lịch sau gần 100 năm bị từ bỏ.

Năm 1910, Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản và buộc người Triều Tiên phải sử dụng dương lịch như họ, điều này có nghĩa là Triều Tiên cũng phải ăn Tết theo dương lịch. Thế nên đối với người Triều Tiên khi đó, Tết theo dương lịch là biểu tượng của sự ô nhục, của sự mất nước. Suốt thời kỳ bị Nhật Bản cai trị, TriềuTiên cũng không vì ăn Tết theo dương lịch mà giàu lên được.

Sau đó, Triều Tiên bị tách thành hai miền Bắc-Nam, miền Nam được gọi là Hàn Quốc. Nắm chính quyền ở Hàn Quốc là các cựu sĩ quan quân đội đánh thuê cho Nhật,  họ vẫn làm ăn với Nhật Bản và áp dụng dương lịch cho đến tận năm 1985. Khi đó, người Hàn Quốc đấu tranh dữ dội để bỏ Tết theo dương lịch và khôi phục âm lịch, điều này không chỉ là yếu tố văn hóa mà nó còn phản ánh sự trỗi dậy của Hàn Quốc, họ muốn có bản sắc riêng và đoạn tuyệt với cái dấu hiệu ô nhục của thời mất nước. Vào năm 1989, Hàn Quốc chính thức khôi phục Tết âm lịch. Cùng với việc Tết âm lịch được khôi phục, hàng loạt các nghi lễ và phong tục truyền thống được tiếp thêm sức mạnh từ không gian và thời gian truyền thống, điều này đã góp phần tạo ra một Hàn Quốc có bản sắc văn hóa độc đáo và gia tăng các mối liên kết cộng đồng của thời kỳ hiện đại.

Hàn Quốc đã đi ngược dòng, thậm chí với sự giàu có của mình, các nước phương Tây cũng phải nở nụ cười cầu tài, chúc người Hàn Quốc ăn Tết âm lịch vui vẻ hàng năm. Giờ đây có ai dám nói Hàn Quốc lạc điệu với thế giới, âm lịch hay bị Hán hóa không?

Việt Nam trên con đường đi tới

Việc kêu gào đòi bỏ âm lịch để ăn Tết theo dương lịch ở Việt Nam thể hiện rõ một mặt là sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản, họ muốn phá vỡ các mối liên kết cộng đồng để thay nó bằng quan hệ tiền-hàng lạnh lùng, bởi vì sự thống trị của họ dựa vào quan hệ đó, mặt khác thể hiện sự yếu thế của họ, họ không có khả năng dựa vào những điều kiện văn hóa xã hội sẵn có của Việt Nam mà phải dựa vào sức mạnh của tư bản quốc tế, thế nên họ muốn tất cả mọi thứ phải dập khuôn theo phương Tây. Mặc dù những lập luận của đám trí giả trong vấn đề này rất tào lao và dễ dàng bị bẻ gãy, họ giống như những con rối mua vui cho đám báo lá cải mỗi độ xuân về, song không vì vậy mà chúng ta quên mất động cơ thật sự ẩn giấu sau việc này.

Với việc chuyển sang dương lịch, âm mưu của họ là xóa bỏ toàn bộ ý niệm về thời gian tuần hoàn của phương Đông, các giá trị văn hóa của phương Đông vốn sinh tồn trong cái ý niệm về thời gian đó. Thay vào đó, họ áp đặt một ý niệm thời gian cơ giới, một chiều, mọi thứ đều trở nên vô định, quá khứ, hiện tại và tương lai không còn là một vòng tuần hoàn nữa mà là sự kết hợp ngẫu nhiên trong đó quá khứ và tương lai chỉ là chức năng của hiện tại. Điều này có nghĩa là xóa bỏ lịch sử, lịch sử Việt Nam chấm dứt, các giá trị văn hóa của Việt Nam cũng sẽ biến mất cùng với ý niệm về thời gian tuần hoàn. Lịch sử sẽ được bắt đầu bằng một cái mốc trống rỗng nào đó theo dương lịch và nó sẽ được lấp đầy bằng sự xét lại, bằng sự du nhập văn hóa tư bản. Không phải ngẫu nhiên mà đám trí giả ca tụng việc bỏ âm lịch là một cuộc cách mạng vĩ đại của Nhật Bản và thúc giục Việt Nam học theo điều đó. Cái giá Việt Nam phải trả sẽ là rất khủng khiếp, nhưng đám trí giả đâu có thèm quan tâm đến sự khủng khiếp đó, đối với họ cuộc cách mạng đó sẽ đưa họ lên địa vị thống trị, với tư cách là những kẻ môi giới của phương Tây. Miệng thì rêu rao rằng muốn Việt Nam trở nên hùng cường nhưng đằng sau những lời dối trá đó là âm mưu bán rẻ Việt Nam cho phương Tây, dìm Việt Nam vào vũng bùn tăm tối mất gốc, trở thành một thứ nô lệ văn hóa, đấy là bản chất của đám trí giả ngày nay.

Nếu ai đó hỏi tôi về việc ăn Tết theo dương lịch thì tôi sẽ trả lời như thế này: Khi nào Việt Nam đủ giàu, cả thế giới sẽ chung vui Tết âm lịch với Việt Nam.

Sunday, October 7, 2018

Thời gian và chủ nghĩa tư bản

Nhân đọc lại cuốn sách của G. Carchedi về chủ nghĩa duy vật lịch sử và nhớ đến câu hỏi của một bạn về nhận thức luận trong cuộc hội thảo hôm trước, bạn đó chưa hiểu rõ vấn đề là ngay ý thức của con người cũng là sản phẩm của một lịch sử cụ thể, nên tôi đã dịch một đoạn nói về đồng hồ và sự hình thành quan niệm về thời gian của con người trong cuốn sách của G. Carchedi, để minh họa cho điều đó.


Dưới đây là ví dụ về một kiến thức vừa mang tính liên thời đại vừa mang tính liên giai cấp: khái niệm thời gian.170 Nhận thức về thời gian của chúng ta bị quy định bởi loại hình xã hội mà chúng sống trong đó. Khái niệm về thời gian của những xã hội trước đây là tuần hoàn – có nghĩa là được gắn liền với các vòng tuần hoàn của tự nhiên, như sự kế tiếp của ngày, mùa và năm – cụ thể và định tính, được gắn liền với công việc cụ thể được gán cho những phần khác nhau trong một ngày. Cho dù được tạo thành từ thợ săn hay thợ cày, các xã hội đó cũng được gắn chặt với các sự kiện cụ thể lặp đi lặp lại. Trong khi các xã hội săn bắn được điều chỉnh bởi các sự kiện sinh thái thì các xã hội nông nghiệp tính toán thời gian dựa vào việc quan sát vị trí của các hành tinh và các ngôi sao. Nếu khái niệm đồng hồ tồn tại thì tự nhiên chính là đồng hồ của họ.171 Trái lại, trong chủ nghĩa tư bản, thời gian trở thành tuyến tính – có nghĩa là đi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, mà tương lai không phải là sự lặp lại của quá khứ, cứ như thể là đi theo một đường thẳng – và trừu tượng, có nghĩa là định lượng bởi vì các khoảng thời gian không còn gắn liền với những hoạt động cụ thể: mọi hoạt động đều có thể thực hiện trong bất cứ khoảng thời gian nào.172 Do đó, thời gian dần dần được chia thành những đoạn nhỏ. Chỉ trong khái niệm thời gian đó thì khái niệm tiến bộ mới có thể xuất hiện, đó là điều không thể tưởng tượng được trong các tôn giáo truyền thống và thế giới quan tin vào sự lặp lại theo chu kỳ của lịch sử. Tương lai không còn cố định trong sự phát triển và lặp lại của quá khứ, trái lại là bỏ ngỏ.

Dấu hiệu quan trọng trong sự xuất hiện khái niệm mới về thời gian là đồng hồ. Đồng hồ chia thời gian thành giờ, phút và giây. Đồng hồ cơ khí được dòng tu Benedictine áp dụng vào thế kỷ thứ bảy sau Công Nguyên. Dòng tu Benedictine khác với các dòng tu khác ở chỗ họ cầu nguyện và thực hiện các công việc tín ngưỡng suốt ngày. Thời gian là khan hiếm và không thể lãng phí. Thời gian cho việc cầu nguyện, thời gian cho việc ăn uống, thời gian để tắm giặt, thời gian để làm việc và thời gian để ngủ. Dòng tu Benedictine dùng giờ làm đơn vị thời gian (xã hội thời trung cổ hiếm khi sử dụng đơn vị giờ). Mọi hoạt động đều được gắn với một giờ cụ thể. Ví dụ, bốn giờ đầu tiên của ngày là dành cho các hoạt động thiết yếu. Bốn giờ tiếp theo để đọc kinh, và cứ tiếp tục như vậy. Điều này có thể coi như là khái niệm hiện đại về thời gian đã xuất hiện ở dòng tu Benedictine. Nhưng các giờ trong ngày vẫn là thời gian cụ thể: mỗi giờ được sử dụng cho một hoạt động cụ thể. Trong chủ nghĩa tư bản thì điều đó sẽ trở thành phi lý, người ta không thể nào hình dung được các hoạt động gắn với một giờ cụ thể: thời gian trở thành trừu tượng.

Đồng hồ ra đời trong hoàn cảnh đó. Nó mang lại nhịp điệu cơ giới cho đời sống thường nhật, do vậy nó được sử dụng trong chủ nghĩa tư bản sau này, khi nhịp điệu cơ giới bắt đầu định hình công việc và đời sống thường nhật của con người. Khái niệm lao động trừu tượng của Marx, một ý tưởng xuất hiện trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, là sự hao phí năng lượng của con người bất kể là loại lao động nào được thực hiện, tìm thấy chỗ trú ẩn trong khái niệm thời gian trừu tượng. Không phải ngẫu nhiên mà đồng hồ đạt được sự ổn định và tính chính xác chỉ sau khi Galileo phát hiện ra chuyển động con lắc vào năm 1649, Huygens ứng dụng chuyển động con lắc cho đồng hồ vào năm 1656. Phút và giây trở thành cảm nhận thường nhật khi chúng xuất hiện trên mặt đồng hồ. Nội dung xã hội của khái niệm thời gian và đồng hồ, vai trò của chúng đối với tái sản xuất của kinh tế tư bản và xã hội, đã được thể hiện rõ. Giờ đây, các hoạt động thương mại và công nghiệp phức tạp được tổ chức một cách sinh lợi dựa vào việc tái cấu trúc lại ngày theo các đơn vị thời gian trừu tượng, bất kể là hoạt động gì, đều có thể được nhồi nhét vào trong một đơn vị thời gian nhỏ dần, cũng giống như tiền. Thời gian trở thành tiền bạc. Kinh tế cũng trở thành kinh tế về thời gian. Cuộc sống của con người và bắt đầu với cuộc sống của người lao động, bị thống trị bởi nhịp điệu của đồng hồ cơ học và sau đó là máy móc, nhịp điệu của chúng cũng đều đặn như đồng hồ. Các khái niệm sinh thái học và vũ trụ về thời gian bị thay thế bằng tiếng tích tắc trống rỗng của đồng hồ.

Dẫu sao khái niệm thời gian này còn có thể hình dung được. Máy tính đưa ra một đơn vị thời gian mà con người không còn hình dung được nữa, nanosecond, một phần tỷ của một giây. Khái niệm về thời gian đó vượt qua khỏi kinh nghiệm của con người và chỉ có máy móc ‘nhận thức’ và đếm được. Như đã nói ở trên, nội dung xã hội của khái niệm này được thể hiện bằng việc áp dụng ý tưởng mới về sự hoàn hảo, người giống như máy hoặc máy giống như người có khả năng nhận thức thời gian như máy tính. Tất cả những phần còn lại của đời sống con người bị tiêu chuẩn hóa, bần cùng hóa, dễ dàng thao túng bằng kỹ thuật gen và hoàn toàn phục tùng tư bản. Đó là khuynh hướng nội tại của khoa học tự nhiên và kỹ thuật hiện nay. Ngay cả nơi trú ẩn cuối cùng của khái niệm thời gian tuần hoàn, chiếc đống hồ có hai kim và hoàn tất chu kỳ sau mỗi 12h, cũng bị thay thế bằng đồng hồ kỹ thuật số và đồng hồ đeo tay, trên đó thời gian chỉ là con số. Mọi sự liên hệ với quá khứ và tương lai đều bị xóa sạch trong đồng hồ kỹ thuật số. Chỉ có hiện tại là tồn tại. Đồng thời, tiếng tích tắc của đồng hồ cơ khí cũng bị thay thế bằng đồng hồ điện tử. Như Rifkins đã bình luận chính xác, đồng hồ kỹ thuật số là ẩn dụ về một xã hội mà trong đó quá khứ cũng như tương lai đều chỉ là chức năng của hiện tại: quá khứ là một tập hợp thông tin có thể truy xuất lại trong ngân hàng dữ liệu và tương lai chỉ là một trong số các sự kết hợp khả thi của những đơn vị thông tin đó. Tương lai không phải là sự hiện thực hóa của những tiềm năng đang trú ẩn trong thực tại đã diễn ra mà chỉ là sự tái kết hợp những thành phần của thực tại đã diễn ra. Vũ trụ không còn được coi là một chiếc đồng hồ vĩ đại, theo truyền thống Newton, mà được nhiều nhà khoa học coi là một dạng hệ thống thông tin tự hành khổng lồ, một dạng máy tính khổng lồ. Cuộc sống được coi là mã hóa của của hàng tỷ đơn vị thông tin, có thể tái cấu trúc tùy ý cho mục đích tạo ra dạng sống mới. Đó là nguồn gốc văn hóa của kỹ thuật gen.

Do vậy, nhờ vào những mâu thuẫn nội tại của hiện tượng xã hội, khai niệm thời gian có thể được kết hợp vào khái niệm hóa mang tính chức năng cho cả sự thống trị của tư bản cũng như sự phản kháng. Ngay cả trong trường hợp sau thì sự phản kháng cũng phụ thuộc vào khái niệm thời gian mang tính chức năng đối với sự liên tục của sự thống trị. Lao động bị buộc phải sử dụng khái niệm thời gian này để chống lại sự thống trị của tư bản, nhưng đồng thời, nó cũng sử dụng khái niệm do tư bản quy định và có nội dung giai cấp ủng hộ tư bản, do vậy, đồng thời vừa tái sản xuất vừa thay thế sự thống trị của tư bản đối với lao động.

170 Much of what follows on this point has been received from Rifkin 1989.
171 Rifkin 1989, pp. 64–5.
172 It has been argued that the notion of concrete time is abstract too, because it is the result of human abstraction. This is trivially true. But concrete vs. abstract here refers to time to be spent for specific activities versus time which can be spent on any activity.

( Phía trên là bản dịch từ trang 264-267, đoạn trích bàn về khái niệm thời gian của chủ nghĩa tư bản, trong cuốn sách "Behind the Crisis" của G. Carchedi.)

Sản xuất tri thức và sản xuất vật chất

Guigliemo Carchedi có một cuốn sách đáng chú ý về chủ nghĩa duy vật lịch sử tên là Behind The Crisis, trong đó có một chương bàn về vai trò của tri thức trong xã hội tư bản.

Trước hết cần phải hiểu là Carchedi phủ nhận lối phân chia lao động trí óc và lao động chân tay, ông phân chia thành hai loại lao động là lao động tinh thần (mental labour) và lao động vật  chất (objective labour), và cả hai loại lao động này đều cấu thành từ lao động trừu tượng và lao động cụ thể, ông phủ nhận lao động trí óc hay lao động chân tay thuần túy, mà coi mọi loại lao động đều bao gồm cả chân tay và trí óc.

Carchedi đặt vấn đề tri thức là vật chất, dựa trên cơ sở quá trình sản xuất ra tri thức cũng là quá trình vật chất, do có sự hao phí sức lao động của con người. Song không phải mọi loại tri thức đều là vật chất, trong quá trình sản xuất ra tri thức thì người lao động sử dụng tri thức chủ quan (công cụ lao động) để biến đổi tri thức khách quan (đối tượng lao động), đã được vật chất hóa, ví dụ một sáng kiến được lưu trong máy tính, thành tri thức mới. Theo quan điểm của Carchedi thì tri thức khách quan mới là vật chất, hay nói cách khác, tri thức đã được vật chất hóa.

Tại sao điều đó lại cần thiết? Bởi vì nó là cơ sở để giải thích quá trình sản xuất và tích lũy tri thức xã hội, nó bác bỏ quan niệm của giới tri thức về việc đồng nhất tri thức chủ quan với khách quan và dẫn đến quan niệm kiểu workerism.

Trong chương về tri thức, G. Carchedi phê phán quan niệm của phái workerism, phái này dựa vào một đoạn trích dẫn Marx nói về vai trò của tri thức chung, tức là tri thức chung trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Họ lập luận rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì tri thức xã hội tăng lên không ngừng, được khuếch tán rộng rãi khiến cho nhà tư bản không còn dựa vào lao động trực tiếp được nữa mà ngày càng phải dựa vào tri thức chung của xã hội để tồn tại, mà tri thức này lại nằm trong tay công nhân. Do đó xã hội tư bản sẽ tự biến đổi thành xã hội của công nhân. G. Carchedi chỉ ra rằng các nhà kinh tế chính trị theo phái workerism đã lảng tránh vấn đề sản xuất tri thức trong chủ nghĩa tư bản. Dựa trên phân tích về sản xuất tri thức theo phương pháp phân tích hàng hóa của Marx, tức là phân tích giá trị sử dụng và giá trị, quá trình sản xuất giá trị đồng thời là sản xuất giá trị thặng dư, G. Carchedi chỉ ra rằng, tri thức xã hội chung là món quà tặng miễn phí mà chủ nghĩa tư bản chiếm được, nó chỉ tạo ra giá trị sử dụng, không tạo ra giá trị, rất nhiều tri thức được tạo ra nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất hoặc phi sản xuất nhưng không bán được cũng không phải là sản xuất giá trị. Bên cạnh đó, việc sản xuất tri thức để bán, tức là sản xuất giá trị ngày càng phát triển, tức là trái ngược với hình dung của phái workerism, việc sản xuất tri thức lại ngày càng rơi vào sự kiểm soát của tư bản, thay vì công nhân.

G. Carchedi nhấn mạnh vào phần sản xuất tri thức trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán. Việc sản xuất đó hoàn toàn diễn ra trong các điều kiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và không cần đến sự thay thế nó. Phái workerism hình dung rằng việc tri thức xã hội trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội theo tiến trình tự nhiên. Carchedi phê phán quan niệm này và chỉ ra là chủ nghĩa tư bản có khả năng kiểm soát việc sản xuất tri thức.

Tóm lại, trong chủ nghĩa tư bản thì sản xuất tri thức ngày càng trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán lấy tiền. Các nhà khoa học, kỹ sư vĩ đại ngồi trên ngai vàng lấp lánh của chúng ta luôn mơ đến ngày họ sẽ biến thế giới này thành một cỗ máy do họ điều khiển, thay cho những nhà tư bản béo mập, nhưng thực tại đập vào mặt họ là cần phải bán những tri thức họ tạo ra lấy tiền đã, còn không thì về mặt giá trị xã hội họ còn thua cả anh chàng dọn vệ sinh bẩn thỉu mà họ vẫn thường gọi một cách khinh bỉ là đám lao động chân tay hạ đẳng.

Friday, August 24, 2018

Chuyện thành phố được gọi theo tên người

Muôn miệng như nhau đã nói ràng,
Câu đương là chức, lãnh là danh.
Lập làng khó nhọc, công vừa dứt,
Cái chợ trông nom, việc mới thành.
Dân đụng giặc trời cam thọ tử,
Cụ đền nợ nước quyết hy sinh.
Thoát nàn, bá tánh lo thờ phụng,
Miếu đó ngàn thu rạng tiết lành.

Chuyện thành phố được đặt tên theo một nhân vật nào đó, hoặc là trong huyền thoại hoặc là có thật trong lịch sử, chẳng phải là hiếm có trên thế giới. Người ta chỉ cần tra mạng internet thôi cũng đã ra hàng sa số, ví dụ như nước Úc hoặc Hoa Kỳ đều từng là thuộc địa của nước Anh nên phải gánh cái vinh dự có rất nhiều thành phố mang tên mấy ông quý tộc hay chính khách cha căng chú kiết người Anh, những người chả có tí gì công trạng với địa phương và giờ cũng chả còn ai nhớ đến nữa. Những cái tên nổi tiếng như Sydney (một chính khách người Anh), Melbourne (một thủ tướng Anh) ở Australia, hoặc New York (đặt theo tên James of York and Albany, vua James II của Anh, công tước xứ York và Albany), bây giờ chỉ còn là những cái tên văn minh phương Tây, chẳng phải tên người nào hết.

Ở Việt Nam lắm kẻ đòi bỏ tên thành phố Hồ Chí Minh vì lý do phải văn minh như Tây, không nên lấy tên người đặt tên cho thành phố nào hết. Thật là cái gì vừa ý người ta thì người ta lấy Tây ra để dọa, còn Tây làm gì trái ý thì người ta lờ đi. Văn minh như Hoa Kỳ lẽ ra không lấy tên ông tổng thống Washington để đặt tên cho thủ đô.

Lại có đám khác tán nhảm ra rằng sở dĩ Việt Nam đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh ấy là học theo Liên Xô, lấy tên lãnh tụ đặt tên cho thành phố này thành phố kia để thỏa cái bệnh sùng bái cá nhân. Điều này cũng nhảm nhí nốt, Liên Xô không phải nước hay đặt tên thành phố theo tên người, các nước theo truyền thống quý tộc phong kiến lâu đời của châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha mới làm việc đó, sau này còn có các nước Nam Mỹ chịu ảnh hưởng từ văn hóa của thực dân Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha cũng hay làm vậy. Philippines, cái tên của một quốc gia Đông Nam Á, hẳn là người văn minh đã quên mất là tên của một ông vua Tây Ban Nha. Ở Việt Nam người ta thường hay nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng lại hay quên mất rằng đó không phải là thành phố đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam mang tên một con người. Tấm ảnh và bài thơ ở trên nhắc đến nguồn gốc cái tên của một thành phố ở miền Tây Nam Bộ, đó là thành phố Cao Lãnh, trung tâm của tỉnh Đồng Tháp. Cái tên đó đã có từ hồi đầu thế kỷ 19, vốn ghép từ chức vụ và tên tục của người lập ra chợ vườn quít và sau này trở thành thành phố Cao Lãnh.

Suốt từ thời phong kiến cho đến Pháp thuộc rồi sau này được giải phóng, không ai có ý định hay dám đổi cái tên ấy cả. Trong thành phố Cao Lãnh hiện nay còn có một tấm bia đá ghi rõ sự tích cái tên ấy. Cái tên đó không phải là tâm điểm chính trị để người ta bày tỏ sự thù địch với chế độ cộng sản nên cũng không bị coi là xuất phát từ một truyền thống lạc hậu kém văn minh hay do chế độ cộng sản áp đặt. Điều đáng chú ý nữa là thành phố Cao Lãnh có khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, trong đó có mộ phần của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã sinh sống ở vùng này sau khi bị bãi chức quan. Vậy là "long mạch" của chế độ cộng sản Việt Nam chẳng phải nằm ở miền Bắc mà lại nằm ở miền Tây Nam Bộ, được bao bọc bởi truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng người biết xả thân vì nước vì dân, đã có từ lâu đời.

P/s: Ngoài Cao Lãnh thì miền Nam còn có Thủ Thiêm ở Bình Dương, cũng là tên người kiểu như Cao Lãnh vậy.

Saturday, August 18, 2018

Ai lạc hậu? Ai văn minh?

Dân xứ Nam ta vẫn còn mông muội lắm, cứ phải Tây mới văn minh. Hà cớ chi các chú bày ra ba cái trò này để dân xứ Nam được dịp kiêu căng, nhận xằng mình văn minh nhỉ?


Người ta thường đem cái ảnh biển đề cấm ăn cắp hay cấm lấy đồ dư bằng tiếng Việt ở Nhật hay Thái Lan đăng lên để chứng minh dân Việt Nam ý thức kém, không cư xử văn minh. Cái truyền thống tự quản của làng xã từ xa xưa, ví như những quán nước đầu làng chả có ai trông coi, gia chủ bận đi làm đồng, ai vào uống nước hay mua gì thì tự tính tiền rồi để đó, thì không bao giờ được truyền thông ngày nay nhắc tới.

Quay lại cái quán có hình ở trên, tại sao chủ quán lại dám áp dụng mô hình tự quản ở một xứ mà ngày ngày truyền thông rao giảng không biết mệt mỏi về tệ nạn trộm cắp, cư xử kém văn minh?

Thứ nhất là ông chủ quán biết rõ truyền thông báo chí chỉ rặt nói láo, cũng có thể có người lấy nước không tự giác trả tiền, song số đó không đáng kể.

Thứ hai là mô hình kinh doanh của ông chủ quán khiến ông buộc phải làm vậy, ông bán buffet giá rất rẻ, muốn giá rẻ mà có lãi thì tất phải tiết kiệm chi phí phục vụ, có nghĩa là phải để khách hàng tự phục vụ tối đa. Khách vào quán này ăn nhiều tất sẽ quen với cách đó.

Ý thức không phải tự nhiên mà có, nó được sinh ra từ sinh hoạt hàng ngày, mà cái sinh hoạt đó, nhất là việc mua bán lại do mô hình kinh doanh quyết định, tức là do tư bản quyết định.

Ở những xứ tư bản phát triển thì họ áp dụng mô hình tự phục vụ, tự thanh toán nhiều để tiết kiệm chi phí, do vậy dân xứ họ buộc phải quen với những việc đó. Song điều đó không có nghĩa là không có nạn trộm cắp, gian lận.

Việc truyền thông hàng ngày hàng giờ bêu riếu những cái gọi là thói hư tật xấu, cư xử kém văn minh, mặc dù điều đó hoàn toàn là tào lao, không hẳn chỉ là để thu hút sự chú ý hay truyền bá văn minh phương Tây. Ngược lại đó là một sự đe dọa, một hình phạt bằng sự lên án thường trực của công luận để giúp cho các chủ doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các mô hình tự phục vụ, tự quản,  nhằm tiết kiệm chi phí cho họ. Những khách hàng định gian lận sẽ luôn bị những bảng hiệu lên án trộm cắp bằng tiếng Việt ở Nhật Bản ám ảnh. Đây chính là bản chất của chế độ tư bản, chủ doanh nghiệp từ bỏ các nghĩa vụ và quyền lực công cộng để có quyền lực tuyệt đối trong việc kiếm lợi, ngược lại một bộ phận khác sẽ đảm nhiệm quyền lực công cộng đó để hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp.

Người ta thường nói rằng truyền thông Việt Nam càng ngày càng thối nát, đưa tin xàm, nói láo câu view vô tội vạ, nhưng cái mà người ta không hiểu là truyền thông giờ đang chuyển sang phục vụ cho tư bản, lợi nhuận của tư bản mới là lợi ích tối cao mà nó phục vụ. Trên phương diện đó thì truyền thông lại là sức mạnh công cộng đáng kể mà doanh nghiệp nắm được, do vậy đối với chủ tư bản mà nói thì truyền thông không nát chút nào, nó đang làm đúng cái việc cần phải làm.

Bởi vậy mà nói, nếu lấy chế độ tư bản ra làm chuẩn mực cho cái gọi văn minh thì mọi chế độ khác đều sẽ kém văn minh. Hơn nữa, đó là một sự đề cao chế độ tư bản vì đã lấy chế độ tư bản làm giá trị phổ quát, thang đo cho mọi xã hội. Việt Nam đã xây dựng một chế độ xã hội khác, người Việt Nam trước hết phải bỏ qua cái thang đo lạc hậu ấy và tự tạo ra cho mình những chuẩn mực mới.

P/s: Cái ảnh này không phải ở thủ đô thanh lịch lại càng không phải ở đô thành hoài nhớ thời thuộc địa hoa lệ quằn quại dưới gót giày lính lê dương, mà là ở Rạch Giá, Kiên Giang.

Thursday, July 19, 2018

Doanh nghiệp tặng sách để làm gì?


Kiến thức hay soi cầu lô đề?

Nhân có việc một anh chủ doanh nghiệp dùng chương trình tặng sách để quảng bá thương hiệu, khẩu hiệu thì hoành tráng lắm, nào là “Lập Chí Vĩ Đại”, “Khởi Nghiệp Kiến Quốc”, nghe cứ tưởng như đọc hết mớ sách ấy thì xứ Nam ta sẽ hóa Rồng hóa Hổ liền, một người bạn mới hỏi tôi rằng: Cớ sao tụi nó hay làm màu vậy bác?

Ba cái chương trình tặng sách đó thế giới người ta làm đầy quanh năm suốt tháng, mà có thấy ai hóa Rồng hóa Hổ chi đâu. Cái ngày tôi còn ở xứ Hitler, cuối tuần nào cũng có lũ lượt các hội đoàn đến tặng các loại Kinh Thánh để dụ vào đạo, cũng may là xứ ấy người ta cấm tiệt cuốn Mein Kampf (sách của Hitler) không thì chắc giờ tôi cũng thành tín đồ Nazis đòi thanh tẩy lũ An Nam mọi rợ để làm trong sạch nòi giống Aryan thượng đẳng không biết chừng.

Nếu bạn google thì sẽ thấy hàng mớ các cái chương trình tặng sách kiểu như bạn tặng bất kỳ ai đó một cuốn sách thì sẽ nhận được 20 cuốn sách từ những người khác tặng lại.

Nói chung ba cái vụ tặng sách ruồi bu vậy thường chả có tác dụng chi hết, có chăng là thêm mớ giấy lộn rác nhà vì giờ giấy vệ sinh được bán rất rẻ mà lại mềm mại hơn.

Có người sẽ cãi rằng: Ấy tôi đọc cuốn “Khuyến học” thấy hay lắm, cuốn ấy đầy cảm hứng quốc gia dân tộc, khuyên ta thoát Á, gây dựng sự độc lập tự cường, học sách ấy theo ắt xứ ta sẽ giống Nhật Bản. Cái mà người ta thấy hay thấy đúng đâu có nghĩa là nó đúng nhỉ?

Lại có người nói: Sách cũng có chút kiến thức, cho người ta đọc sách biết đâu người ta thoát nghèo, đổi đời thì cũng tốt. Cái biết đâu ấy liệu có xác suất cao bằng trúng đề hay trúng Vietlott? Nếu không bằng thì phát cho người ta 10 ngàn đi chơi Vietlott cho nhanh.

Thực ra ba cái trò này đều dùng cái mẹo của đám soi cầu lô đề để lừa người cả. Mẹo ấy ra sao? Nếu xác suất trúng đề là 1/100 thì mấy gã thầy bà chỉ cần dụ được 100 tín đồ, mỗi ngày ban cho mỗi đứa một số khác nhau thế là ngày nào cũng có đứa cảm ơn gã vì trúng đề. Nếu gã cao tay dụ được 10.000 đứa tin theo thì mỗi ngày sẽ có 100 đứa ca tụng, đốt vàng mã cho gã vì được ăn đậm. Lúc ấy, lúc ấy người ta đều sẽ mê muội, nói gì cũng không tin nữa, bằng chứng người thực việc thực ra đó, mỗi ngày có cả trăm đứa đổi đời nhờ lộc thánh, liệu ai không tin cho được? Đứa nào dại miệng nói tau theo hầu thánh mãi chưa ăn phát nào thì sẽ được nghe trả lời là mày chưa đủ đức tin. Đứa nào xấu miệng nói rằng ăn đề hay không chả liên quan gì đến thánh sẽ gom đủ gạch xây biệt thự to hơn cả trung tâm thương mại Vincom.

Mà kỳ thực người ta thấy hay, thấy có kết quả đâu có liên quan gì đến việc soi cầu, thế nhưng kẻ chơi lô đề tất phải soi cầu, để có hy vọng mà chơi.

Mấy anh doanh nghiệp vốn thạo cái trò quảng cáo kiểu này nên thường gom mấy cuốn sách nổi tiếng nhưng vô thưởng vô phạt, đọc xong hiểu thế nào cũng được, lại của mấy tác giả ngoại quốc để đỡ bị soi mói rồi đem tặng linh tinh, phát không càng nhiều sách thì càng dễ có mấy câu ca tụng kiểu hôm nay nhờ đọc sách của anh mà em ăn Vietlott.

Tại sao lại vậy?

Sở dĩ có chuyện đó là vì kinh tế thị trường một mặt tạo ra sự giàu có, nhưng sự giàu có đó chống lại con người, nó chỉ phục vụ cho tư bản, bỏ mặc đa số con người sống trong thất bại, nghèo đói, tuyệt vọng. Vì vậy con người cần có một thứ gì đó để nuôi hy vọng, để có thể tiếp tục tồn tại. Rất nhiều sách viết cho mục đích đó, nó được gọi là truyền cảm hứng, đọc nó xong thì người ta thấy mình thay đổi, thấy có động lực làm việc này việc kia. Song cái mà người ta không hiểu được là sự thay đổi của người ta có hay không cũng chả liên quan gì đến ba cái cuốn sách ấy. Một thứ không thể tự nhiên xuất hiện nếu nó không tồn tại sẵn ở đâu đó. Cái khát vọng thay đổi nó vốn đã ẩn náu trong bản thân người ta, chỉ chờ cơ hội thích hợp là bùng lên. Cuốn sách truyền cảm hứng kia vốn cũng như trò soi cầu lô đề, nó trở nên có giá trị vì gặp được người muốn thay đổi và có thể thay đổi vào đúng thời điểm đọc nó, chính người đó khiến nó có giá trị chứ không phải ngược lại.

Hàng sa số những người đọc cuốn sách đó mà không thay đổi gì sẽ bị lãng quên.

Hàng sa số những người không cần đọc cuốn sách đó mà có sự thay đổi sẽ chẳng bao giờ được biết đến.

Nếu cuốn sách đó thực sự có tác dụng thần kỳ như người ta quảng cáo thì sau vài ngày không ai cần phải đọc nó nữa. Mọi người đọc nó và trở nên giàu có cả rồi. Sự tồn tại của nó chứng minh rằng nó chẳng có tác dụng gì hết.

Nó đơn giản là một liều thuốc phiện để người ta tiếp tục mơ màng với đời và an ủi cho những thất bại của đời mình.

Kết luận là gì?

Thông thường mấy cuộc tranh luận triền miên lặp đi lặp lại về các cuốn sách truyền cảm hứng hay tạo động lực là vô nghĩa, như chính bản thân chúng. Người ta sẽ luôn mang kinh nghiệm ra chứng minh nó đúng, mặc dù kinh nghiệm không phải là bằng chứng.

Mánh lái buôn của Lã Bất Vi

Lã Bất Vi là lái buôn rất giàu, nhưng ông ta còn giàu hơn nhiều khi buôn vua.

Quay lại với anh chàng chủ doanh nghiệp, việc đầu tiên cần nhớ rằng anh ta kinh doanh và phải kiếm lợi. Bất kể mục tiêu hoành tráng đến đâu thì cuối cùng nó phải được hiện thực hóa bằng tiền, nếu không anh ta sẽ phá sản và đi ăn mày, bất chấp mớ sách vĩ đại, có giá trị như vàng của anh ta, mặc dù bán giấy cân thì cũng sẽ có đồng nát gom. Việc tặng sách chỉ là quảng cáo, mục đích chính của anh ta là kinh doanh cái khác.

Vậy việc tặng sách sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của anh ta ra sao? Đó mới là câu hỏi đúng.

Thứ nhất, khi anh ta tặng một số lượng sách rất lớn thì các nhà xuất bản và giới trí thức, vốn làm công việc môi giới kiến thức, sẽ rất vui mừng, vì điều đó tạo công ăn việc làm cho họ. Tức là họ sẽ ủng hộ anh ta hết mình.

Thứ hai, những cuốn sách anh ta tặng đều là là sách phương Tây, con đẻ tinh thần của chủ nghĩa tư bản, bàn chuyện làm ăn kiếm lợi. Tức là anh ta sẽ được lòng giới trí thức thân phương Tây.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vốn bị phân mảnh bởi sự phân mảnh của hệ thống chính trị, tạo ra vô số những rào cản về chính sách, thủ tục giữa các chính quyền địa phương, giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương. Do vậy, một doanh nghiệp muốn làm ăn lớn thì phải có khả năng đàm phán về chính sách với cả chính quyền trung ương lẫn địa phương. Giới trí thức thân phương Tây đang dần dần trở nên có thế lực trong việc tham mưu chính sách cả ở chính quyền trung ương lẫn địa phương, khi nhận được sự ủng hộ của họ thì doanh nghiệp sẽ có khả năng đàm phán chính sách. Lối làm ăn này thể hiện sự phân mảnh của hệ thống chính trị, nó có thể tạo ra những doanh nghiệp cực lớn ở ngay những nơi nghèo khó lạc hậu nhất, vì nó có khả năng tập trung nguồn giá trị thặng dư mà không một nền kinh tế tư bản nào sánh được.

Nhiều năm quy ẩn trong rừng cuối cùng cũng khiến anh chủ doanh nghiệp ngộ ra chân lý thời đại.

Thế nên anh ấy có mang siêu xe với người mẫu để đi tặng sách cho mấy cháu dân tộc miền núi cởi truồng, một chữ bẻ đôi đọc còn chưa nổi thì bạn cũng đừng vội chê cười. Anh ta vốn hiểu rõ việc mình làm, ấy là tạo dựng mối quan hệ với trí thức địa phương.

Mạng lưới trí thức rộng lớn ủng hộ anh ta từ những vùng quê đói nghèo đến những thành thị xa hoa, đấy là cái anh ta muốn và cần để kiếm tiền.

Thế nên anh ta tuyên bố sẽ phung phí hàng tỷ đồng tiền Mỹ để tặng sách thì các bạn cũng đừng nghĩ đó là tiền cho người nghèo để đổi đời, kỳ thực anh ta mua sự ủng hộ của giới trí thức trong công cuộc làm giàu của bản thân.

Chân lý của thời đại tư bản chỉ có vậy. Thời đại tư bản chỉ biết đến một thứ minh triết duy nhất, đó là minh triết của đồng tiền. Hoặc là bạn hiểu nó hoặc là bạn bị nó nghiền nát.

Thursday, September 21, 2017

Bộ phim tài liệu của Ken Burns & Lynn Novick và sự kiện Vịnh Bắc Bộ


Người Việt Nam từ lâu đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước, song nước Mỹ vẫn không ngừng bị ám ảnh về cuộc chiến mà một siêu cường như họ đã thua đau đớn một quốc gia nhỏ bé nghèo nàn. Mỗi khi nước Mỹ lao mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam lại được đem ra mổ xẻ. Người Việt Nam không kỳ vọng người Mỹ sẽ trung thực về những điều họ đã làm ở Việt Nam nhưng luôn hy vọng rằng họ sẽ hiểu rõ cái giá phải trả cho chiến tranh lớn như thế nào.

Dưới đây là bản dịch bài báo về bộ phim tài liệu của Ken Burns và Lynn Novick trên tạp chí Counterpunch.


JAMES M. WILLIAMSON

Vào mùa xuân năm ngoái, tôi tham gia một buổi ghi hình trước các trích đoạn trong bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh Mỹ-Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick tại Havard, cả hai đều có mặt, cùng với vài gã “an ninh quốc gia” của trường Kennedy, những người được thuê dưới danh nghĩa “cố vấn”. (Tôi vui mừng thấy Peter Davis, giám đốc của bộ phim đánh giá “Trái tim và Tâm hồn”, trong số khán giả, tôi đã chào ông trước khi ra về. Peter là một người tốt nghiệp Havard, hiện giờ đanh viết tiểu thuyết và được Ken Burns nhắc đến khi ông ta bắt đầu cuộc thảo luận sau ghi hình.)

Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy “người thuyết minh” trong một trích đoạn nhắc đến việc “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe thấy Burns nói chính câu đó – “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – trong cuộc thảo luận và màn hỏi đáp sau buổi ghi hình và trong một bối cảnh khác. [Ông ta nghĩ đến việc đó vì lý do gì?]

Ông ta muốn nói gì?

“Trả đũa” sự kiện Vịnh Bắc Bộ?

Giáo sư Sut Jhally đã cùng với Media Education Foundation (MEF) ở Western Mass đã góp công lớn vào việc mổ xẻ khái niệm “trả đũa” trên đa số truyền thông Hoa Kỳ. MEF đã sản xuất ít nhất là một đĩa DVD phân tích về việc mọi cuộc tấn công của Israel vào Palestine đều được gọi là “trả đũa”. Dĩ nhiên, trên thực tế điều đó không đúng. Dĩ nhiên, nếu bạn “tin” rằng một số thực thể (cá nhân, chính quyền, “quốc gia”, “nhân dân…”) đang “trả đũa” (vì cho là bị tấn công) – thay vì khởi xứng các cuộc tấn công – thì hầu như mọi thứ mà “người trả đũa” làm đều hợp lý?

Mô tả việc Hoa Kỳ tấn công Bắc Việt là “trả đũa” trong bộ phim tài liệu của PBS, vốn có ý định nói sự thật về cuộc chiến kinh hoàng đó, là một sai lầm căn bản và nghiêm trọng, người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao, sau chừng ấy năm – và sau khi sự thật về “sự cố” Vịnh Bắc Bộ đã được làm rõ từ lâu – Ken Burns và Lynn Novick lại tham gia (mặc dù rất muộn màng) vào kiểu tuyên truyền ủng hộ chiến tranh này (Hay có thể được hiểu là một kiểu tẩy não).

Burns và Novick được ghi nhận về khả năng truyền tải các “câu chuyện” đầy cảm xúc. Liệu họ có được phép biến các sự thật căn bản về cuộc chiến của Hoa Kỳ thành một “câu chuyện”? Nhưng các câu chuyện thúc đẩy cảm xúc trong loạt phim của PBS được gắn với một siêu tự sự về *lịch sử* chiến tranh ở Việt Nam. Trong siêu tự sự này chúng ta có thể phân định và đánh giá xem Burns và Novick (và PBS) có tiết lộ sự thật hữu ích để đối mặt với lịch sử “của chúng ta” – lịch sử của cuộc chiến này – hay không.

Ba ngày sau “sự cố thứ hai” của hai sự kiện được gọi là “những sự cố” Vịnh Bắc Bộ, chính quyền LBJ đã nhận được sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ cho “Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ” đầy tai tiếng, kể từ đó luôn luôn được sử dụng làm chiếc lá nho che đậy cho sự leo thang can thiệp quân sự ở Việt Nam, “hợp pháp” cả về hiến pháp lẫn chính trị, với bạo lực đẫm máu, hủy diệt và chết chóc.

Liệu một mẩu “lịch sử” đó có quan trọng không? Liệu có nó có quan trọng đến mức phải sửa lại cho đúng?

Chỉ ba tuần sau “sự cố”, I. F. Stone đã tường thuật hầu hết câu chuyện thực tế trong I. F. Stone’s Weekly, chủ yếu dựa trên các bình luận có cơ sở của thượng nghị sĩ Wayne Morse tại phòng họp Thượng Viện, Wayne Morse, thượng nghị sĩ của bang Oregon, là một trong hai thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ; người còn lại dĩ nhiên là Ernest Gruening của bang Alaska.

Như đã được khám phá, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công lén lút vào khu vực bờ biển Bắc Việt trong nhiều tháng (OPLAN 34-A). Cuối cùng, vào đầu tháng 8 năm 1964, một sĩ quan cấp trung của hải quân Bắc Việt đã ra lệnh cho thuyền tuần tra Bắc Việt theo đuôi tàu USS Maddox ra tận lãnh hải quốc tế, do nghi ngờ tàu này đã hỗ trợ các cuộc tấn công vào bờ biển Bắc Việt (điều đó là đúng; tàu Maddox có một đơn vị giám sát đặc biệt [và bất thường] của NSA trên bong tàu và cũng tham gia vào cái được gọi là “Tuần tra DeSoto”, ra vào vùng lãnh hải mà chính quyền Bắc Việt tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, các cuộc tấn công của Hoa Kỳ/CIA còn được thiết kế để đánh giá và thu thập thông tin về radar cũng như phòng không của Bắc Việt.

Do đó, nếu có “sự trả đũa”, thì cần nói chính xác hơn là lực lượng hải quân Bắc Việt đã “trả đũa” các cuộc xâm lược liên tục của Hoa Kỳ. (Ý đồ chính của giới lãnh đạo Hoa Kỳ chính là khiêu khích rồi dùng sự trả đũa của Bắc Việt làm cớ cho việc leo thang can thiệp). Nhờ vào sự giám sát hiện đại của đơn vị NSA trên tàu Maddox, họ biết trước rằng thuyền tuần tra đang tiến tới gần “với tốc độ cao”. Ba thuyền tuần tra đã bị phá hủy hoàn toàn và Maddox chỉ bị “một phát đạn” trong sự cố. [Nguồn tài liệu rất lớn về chủ đề này có tại trang web National Security Archive]

Hai ngày sau, vào đêm 4/8/1964, “cuộc tấn công thứ hai” diễn ra, lần này là tàu USS Turner Joy.

Tuy vậy, không có “cuộc tấn công” thứ hai nào hết.

Một bài báo tương đối gần của Viện Hải Quân Hoa Kỳ đã tường thuật như sau:

Phân tích bằng chứng
Từ lâu, các nhà sử học đã hoài nghi rằng cuộc tấn công thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ xảy ra và nghị quyết dựa trên một bằng chứng ngụy tạo. Nhưng không có thông tin giải mật nào cho thấy McNamara, Johnson, hay bất cứ ai tham gia quá trình ra quyết định đã xuyên tạc thông tin tình báo liên quan đến sự cố ngày 4/8. Hơn 40 năm sau sự cố, mọi thứ thay đổi với việc công bố gần 200 tài liệu liên quan đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và các đoạn rã bang từ thư viện Johnson.

Các tài liệu và băng ghi âm mới này tiết lộ điều mà các nhà sử học không thể chấp nhận: Không có cuộc tấn công thứ hai vào tàu chiến của Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8 năm 1964.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy một sự gây rối và cố ý của bộ trưởng bộ Quốc Phòng McNamara trong việc xuyên tạc bằng chứng và đánh lừa Quốc Hội. [Xem: https://www.usni.org ]

I.F. Stone đã đề cập câu chuyện này nhiều năm trước khi một số nhà sử học sử dụng các tài liệu giải mật được công bố một cách muộn màng và miễn cưỡng để xác nhận sự dối trá, sự lừa dối và xuyên tạc. [Xem: I. F. Stone’s Weekly, sau “lời khai” của McNamara vào năm 1968.]

Xao động của vùng nước có thể đã bị xuyên tạc – hoặc phán đoán sai – thành việc thuyền tuần tra Bắc Việt phóng thủy lôi. James Stockade, sau này là đô đốc và là người đồng tranh cử Ross Perot khi ông này tranh cử tổng thống, đã bay phía trên tàu Maddox và kể lại là không thấy bằng chứng nào về “cuộc tấn công”. Sau này, Stockdale nhấn mạnh rằng từ trên không ông ta có thể theo dõi bất cứ “sự tấn công nào”, trong mọi trường hợp.

Việc công bố điện tín trao đổi của NSA được các nhà sử học coi là sự phân tích quan trọng đối của sự cố này, tập hợp hàng trăm tài liệu liên quan đến các bức điện được giải mật. [Xem nghiên cứu bên ngoài cơ sở NSA của Robert J. Hanyok.]

Cuối cùng, John Prados, người viết những câu chuyện quan trọng về các hoạt động bí mật của CIA và Hoa Kỳ ở nước ngoài, đã cung cấp một bài báo hữu ích nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” cho Washington – dựa trên National Security Archive vào năm 2004.

Dĩ nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc “kể chuyện”, bạn có thể không cần quá chú trọng vào sự thật lịch sử và bối cảnh mà “các câu chuyện” diễn ra.

Nhưng chúng ta có nên yêu cầu Burns và Novick (và PBS) kể đúng về điều đã diễn ra hay không diễn ra tại Vịnh Bắc Bộ - và được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm?