Thursday, September 27, 2018

Bàn về chuyện kinh doanh sách giáo khoa

Đánh giá của ủy ban Quốc Hội 
Hệ thống cung cấp sách giáo khoa bao gồm:

1. 90 nhà in sách ở các tỉnh thầu in sách cho NXB Giáo Dục
2. 3 cấp đại lý: đại lý khu vực, đại lý địa phương, đại lý bán lẻ

Về mặt logistic: Việc đặt in tại 90 nhà in ở các tỉnh cho thấy quy mô của các nhà in là nhỏ so với sản lượng sách giáo khoa. Việc gom sách về kho trung tâm rồi sau đó phân phối cho các cấp đại lý là cách làm bình thường. Đây là mô hình mạng lưới tập trung, theo mô hình này không ai lại đi chuyển trực tiếp từ nhà in tới các cấp đại lý phân phối cả, điều đó sẽ phát sinh chi phí vận chuyển lớn hơn nhiều do sản lượng vận chuyển không được tối ưu ở các tuyến vận chuyển. Muốn chuyển sang mô hình phân tán, tức là sản lượng phát hành tại các địa phương sẽ phải cực nhỏ hoặc cực lớn, song điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi chiến lược sản phẩm để khai thác tối đa thị trường địa phương.

Về mặt chiết khấu cho đại lý: Tỷ lệ chiết khấu 40% trông có vẻ cao, nhưng nếu chia theo 3 cấp đại lý thì không nhiều. Phần chiết khấu cũng không phải là lợi nhuận mà các đại lý được hưởng, chúng dùng để bù đắp chi phí kinh doanh của các đại lý nữa, sau khi trừ chi phí mới là lợi nhuận. Ở đây, doanh thu bán sách giáo khoa lên đến 1.000 tỷ đồng, các đại lý được chiết khấu 250 tỷ đồng, có nghĩa là doanh thu thực của các đại lý chỉ là 250 tỷ. Sau khi trừ đi chi phí kinh doanh thì phần lợi nhuận của họ ít hơn 250 tỷ đồng nhiều.
Kết quả kinh doanh SGK của NXB Giáo Dục

Vấn đề thực sự: Chỉ cần một mô tả đơn giản ở trên và chút ít kiến thức về logistic thì người ta thấy ngay là việc phát hành sách giáo khoa đối với các đại lý là gánh nặng. Vấn đề là sách giáo khoa thuộc độc quyền của bộ Giáo Dục và hệ thống đại lý buộc phải cung cấp, họ không được phép từ chối.

NXB Giáo Dục độc quyền phát hành sách giáo khoa thì họ cũng độc quyền gánh vác nghĩa vụ công ích. Điều này thể hiện ở chỗ hệ thống đại lý của họ sẽ phải cung cấp cho các địa phương ngay cả khi sản lượng thấp, họ cũng phải chấp nhận giá bán thống nhất không được quyền điều chỉnh trên toàn quốc do Bộ Tài Chính quy định cho dù giá này không đủ bù chi phí tại nhiều địa phương. Sản lượng và giá cả ở đây không phụ thuộc vào thị trường mà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phổ cập giáo dục của nhà nước.

Các công ty phát hành sách địa phương đã nhanh chóng tìm cách bù đắp thiệt hại từ việc cung cấp sách giáo khoa bằng cách liên kết với các nhà xuất bản khác và nhà trường để đưa thêm sách tham khảo đủ loại vào bộ sách giáo khoa bán cho học sinh. Như vậy, NXB Giáo Dục trên thực tế không kiểm soát được bộ sách giáo khoa mà họ cung cấp cho học sinh. NXB Giáo Dục biết rõ điều này nhưng họ không thể can thiệp, vì thứ nhất là họ không có quyền và thứ hai là nếu họ có thể can thiệp thì cũng sẽ phải đối đầu với vấn đề chi phí phát hành.

Vậy làm thế nào để các đại lý có lãi?

Câu trả lời: Tư nhân hóa việc cung cấp sách giáo khoa bằng cách cho phép doanh nghiệp tư nhân tự do in nhiều bộ khác nhau để các địa phương tùy ý lựa chọn, các đại lý sẽ được giải phóng khỏi nghĩa vụ buộc phải cung cấp sách giáo khoa theo cấp hành chính. Họ sẽ lựa chọn cung cấp sách giáo khoa ở những khu vực nào có mức sản lượng đủ để mang lại lợi nhuận. Khu vực nào sản lượng thấp, không có đại lý nào muốn cung cấp thì nhà nước sẽ phải dùng ngân sách để bù đắp phần thâm hụt nhằm đảm bảo trẻ em đi học có sách giáo khoa để dùng. Điều này trên thực tế chỉ là một bước hợp thức hóa sự kiểm soát việc cung cấp sách giáo khoa của các đại lý.

Việc tư nhân hóa thị trường sách giáo khoa sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành sách giáo khoa giành được thế độc quyền ở địa phương và phát hành sách theo cách mà họ thu được lợi nhuận. Địa phương chỉ có thể lựa chọn bộ sách mà doanh nghiệp cung cấp.

Ý nghĩa: Tất cả những chuyện ồn ào này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: Tách vai trò kinh doanh ra khỏi nghĩa vụ công ích trong việc cung cấp sách giáo khoa. Lợi nhuận để doanh nghiệp hưởng, còn phần lỗ thì nhà nước bù đắp. Đấy là bản chất của kinh tế thị trường. Mọi triết lý cao đẹp về giáo dục đều sẽ phải phục tùng triết lý của tiền bạc.

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi người ta nói "vì người dân" thì nên hiểu là vì doanh nghiệp và lợi nhuận. Ngay cả đối với NXB Giáo Dục, mặc dù họ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa, nhưng khi được giải phóng khỏi những ràng buộc chính trị và chỉ còn phải theo đuổi lợi nhuận thì họ cũng sẽ rất vui mừng.

Mọi thứ có thể đảo ngược không?

Lợi nhuận sẽ quyết định điều đó, hiện giờ lợi nhuận đòi hỏi phải tư nhân hóa việc cung cấp sách giáo khoa, nên điều này không có nghĩa là không thể đảo ngược. Đến một lúc nào đó lợi nhuận từ việc cung cấp sách giáo khoa không đủ hấp dẫn tư nhân kinh doanh nữa thì lĩnh vực này sẽ quay trở lại độc quyền nhà nước. Tất cả những điều đó tất nhiên sẽ luôn được biện minh bằng quyền lợi của người dân.

Vụ ồn ào về sách giáo khoa công nghệ giáo dục:

Có phải ngẫu nhiên mà một bộ sách giáo khoa được sử dụng từ lâu bất ngờ gây tranh cãi bất tận trên truyền thông? Không, nếu người ta biết rằng thành phố Hồ Chí Minh được phép sử dụng bộ sách giáo khoa riêng. Đó là thị trường lớn nhất ở Việt Nam và có điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất nhờ cơ sở hạ tầng phát triển. Doanh nghiệp nào nhanh chân thâu tóm được thị trường sách giáo khoa ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ có lợi nhuận lớn. Vậy nên ông giáo sư công nghệ giáo dục khi đi trả lời phỏng vấn báo chí mới lăm lăm trong tay cuốn "Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Ngay cả ông trưởng ban tuyên giáo cũng không bỏ qua cơ hội cho bàn dân thiên hạ thấy cuốn sách ấy trên tay mình. Đằng sau cuốn sách ấy là một công ty phát hành sách mà kẻ đứng đầu vốn lọc lõi về kinh doanh. Những sự tình cờ nhưng không hề tình cờ, nhất là khi nó đều hướng về thị trường sách giáo khoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Sunday, September 23, 2018

Mại dâm và tư duy tư sản về mại dâm


Thông thường thì các nghiên cứu khoa học thực nghiệm về hành vi của động vật chỉ mang tính gợi mở, đại loại như loài này có hành vi như vậy, nhưng không có nghĩa là khái quát hành vi thành bản năng hay gán cho hành vi một tập tính xã hội.

Song bỏ qua vấn đế xuyên tạc khoa học, điều đáng ghê tởm trong bài báo này là việc ám chỉ bán dâm là bản năng động vật, con người vốn cũng là một động vật nên có bản năng đó, chứ bán dâm không phải là một hành vi xã hội. Kẻ khốn nạn viết bài báo trên đã có một phát kiến khủng khiếp. Thay vì chỉ lo việc hợp pháp hóa bán dâm cho người, người ta có thể nghĩ đến việc mở nhà thổ để người bán dâm cho tinh tinh hoặc ngược lại mở nhà thổ để tinh tinh bán dâm cho người, đằng nào cả hai cũng là động vật cả. Chủ nhà thổ có thể kiếm được cả đống tiền nhờ thị trường chưa từng được khai phá ấy.

Đấy là cái bệnh tật đáng ghê tởm của chủ nghĩa duy lý kiểu tư sản, mỗi khi bàn đến hành vi mua bán hay trao đổi thì nó đều quy con người về động vật, quy hành vi con người thành bản năng thú vật. Tức là để biện minh cho chế độ tư bản, nó sẵn sàng hạ cấp con người thành động vật, nhờ thế không chỉ hạ thấp con người theo cách khốn nạn nhất mà nó còn tuyên bố cái quan hệ mua bán là bản năng tự nhiên tồn tại vĩnh viễn. Hay nói cách khác, con người vĩnh viễn là động vật của tư bản.