Showing posts with label Cách mạng. Show all posts
Showing posts with label Cách mạng. Show all posts

Friday, August 24, 2018

Chuyện thành phố được gọi theo tên người

Muôn miệng như nhau đã nói ràng,
Câu đương là chức, lãnh là danh.
Lập làng khó nhọc, công vừa dứt,
Cái chợ trông nom, việc mới thành.
Dân đụng giặc trời cam thọ tử,
Cụ đền nợ nước quyết hy sinh.
Thoát nàn, bá tánh lo thờ phụng,
Miếu đó ngàn thu rạng tiết lành.

Chuyện thành phố được đặt tên theo một nhân vật nào đó, hoặc là trong huyền thoại hoặc là có thật trong lịch sử, chẳng phải là hiếm có trên thế giới. Người ta chỉ cần tra mạng internet thôi cũng đã ra hàng sa số, ví dụ như nước Úc hoặc Hoa Kỳ đều từng là thuộc địa của nước Anh nên phải gánh cái vinh dự có rất nhiều thành phố mang tên mấy ông quý tộc hay chính khách cha căng chú kiết người Anh, những người chả có tí gì công trạng với địa phương và giờ cũng chả còn ai nhớ đến nữa. Những cái tên nổi tiếng như Sydney (một chính khách người Anh), Melbourne (một thủ tướng Anh) ở Australia, hoặc New York (đặt theo tên James of York and Albany, vua James II của Anh, công tước xứ York và Albany), bây giờ chỉ còn là những cái tên văn minh phương Tây, chẳng phải tên người nào hết.

Ở Việt Nam lắm kẻ đòi bỏ tên thành phố Hồ Chí Minh vì lý do phải văn minh như Tây, không nên lấy tên người đặt tên cho thành phố nào hết. Thật là cái gì vừa ý người ta thì người ta lấy Tây ra để dọa, còn Tây làm gì trái ý thì người ta lờ đi. Văn minh như Hoa Kỳ lẽ ra không lấy tên ông tổng thống Washington để đặt tên cho thủ đô.

Lại có đám khác tán nhảm ra rằng sở dĩ Việt Nam đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh ấy là học theo Liên Xô, lấy tên lãnh tụ đặt tên cho thành phố này thành phố kia để thỏa cái bệnh sùng bái cá nhân. Điều này cũng nhảm nhí nốt, Liên Xô không phải nước hay đặt tên thành phố theo tên người, các nước theo truyền thống quý tộc phong kiến lâu đời của châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha mới làm việc đó, sau này còn có các nước Nam Mỹ chịu ảnh hưởng từ văn hóa của thực dân Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha cũng hay làm vậy. Philippines, cái tên của một quốc gia Đông Nam Á, hẳn là người văn minh đã quên mất là tên của một ông vua Tây Ban Nha. Ở Việt Nam người ta thường hay nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng lại hay quên mất rằng đó không phải là thành phố đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam mang tên một con người. Tấm ảnh và bài thơ ở trên nhắc đến nguồn gốc cái tên của một thành phố ở miền Tây Nam Bộ, đó là thành phố Cao Lãnh, trung tâm của tỉnh Đồng Tháp. Cái tên đó đã có từ hồi đầu thế kỷ 19, vốn ghép từ chức vụ và tên tục của người lập ra chợ vườn quít và sau này trở thành thành phố Cao Lãnh.

Suốt từ thời phong kiến cho đến Pháp thuộc rồi sau này được giải phóng, không ai có ý định hay dám đổi cái tên ấy cả. Trong thành phố Cao Lãnh hiện nay còn có một tấm bia đá ghi rõ sự tích cái tên ấy. Cái tên đó không phải là tâm điểm chính trị để người ta bày tỏ sự thù địch với chế độ cộng sản nên cũng không bị coi là xuất phát từ một truyền thống lạc hậu kém văn minh hay do chế độ cộng sản áp đặt. Điều đáng chú ý nữa là thành phố Cao Lãnh có khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, trong đó có mộ phần của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã sinh sống ở vùng này sau khi bị bãi chức quan. Vậy là "long mạch" của chế độ cộng sản Việt Nam chẳng phải nằm ở miền Bắc mà lại nằm ở miền Tây Nam Bộ, được bao bọc bởi truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng người biết xả thân vì nước vì dân, đã có từ lâu đời.

P/s: Ngoài Cao Lãnh thì miền Nam còn có Thủ Thiêm ở Bình Dương, cũng là tên người kiểu như Cao Lãnh vậy.

Sunday, August 27, 2017

Chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất hàng hóa nhỏ

Trong nhiều cuộc thảo luận về kinh tế chính trị, tôi để ý thấy rằng phần lớn những người tham gia đều cho rằng chủ nghĩa tư bản đối lập với sản xuất nhỏ. Điều này diễn ra ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản làm phá sản nền sản xuất nhỏ để tạo ra một đội quân làm thuê đồng thời tiêu thụ hàng hóa do nhà tư bản sản xuất ra. Thứ hai, chủ nghĩa tư bản thống trị dựa vào bóc lột giá trị thặng dư từ lao động làm thuê, do vậy nó độc lập với nền sản xuất hàng hóa nhỏ và không có lợi ích gì từ nền sản xuất nhỏ. Tóm lại, chủ nghĩa tư bản xung đột với nền sản xuất nhỏ và cần phải phá hủy nền sản xuất nhỏ.

Điều đó có đúng không? Nếu người ta chỉ đọc quyển 1 của bộ Tư Bản thì điều đó rất đúng. Sở dĩ như vậy là bởi vì toàn bộ phần đầu Marx trình bày quan hệ sản xuất tư bản dưới dạng bản chất nhất của nó, tạm gác lại mối quan hệ của nó với toàn bộ nền sản xuất, trong đó có bộ phận sản xuất hàng hóa nhỏ và tự cấp tự túc.

Vấn đề ở đây là gì? Hãy nhìn vào lịch sử, nếu theo lập luận đã nêu trên thì sau hơn hai trăm năm phát triển, chủ nghĩa tư bản phải phá hủy hoàn toàn nền sản xuất hàng hóa nhỏ và biến tất cả thành lao động làm thuê. Nhưng điều đó không xảy ra, ngược lại, lịch sử cho thấy chủ nghĩa tư bản tạo dựng được sản xuất hàng hóa lớn ở chỗ này thì lại duy trì sản xuất hàng hóa nhỏ, thậm chí là cả phương thức sản xuất lạc hậu hơn ở chỗ khác. Chúng ta có thể giải thích thế nào về chế độ thực dân kiểu cũ và kiểu mới kéo dài cho đến tận nay ở nhiều nước trong khi chủ nghĩa tư bản vẫn phát triển ở một số nước. Chúng ta giải thích ra sao về hàng sa số các hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, nông dân tự cấp tự túc vẫn tồn tại bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia.

Hơn nữa, lịch sử cũng đặt ra câu hỏi khác, nếu nền sản xuất hàng hóa nhỏ và chủ nghĩa tư bản độc lập nhau, không có mối liên hệ kinh tế nào ngoài mâu thuẫn sống còn vậy thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa nhỏ có phải là sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản không. Điều này sẽ dẫn đến con đường kỳ quặc mà giai cấp tiểu tư sản vẫn tán dương, đó là chỉ cần tước đoạt sản xuất lớn, chia đều cho người lao động, biến mỗi người lao động thành một tiểu chủ, thế là có chủ nghĩa xã hội.

May mắn thay, Marx cũng đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề này ở quyển thứ 3 của bộ Tư Bản, phần đó nằm trong sự phân tích quá trình chuyển hóa giá trị thành giá cả, tức là phân tích toàn bộ nền sản xuất tư bản. Khi xem xét quá trình chuyển hóa giá trị thành giá cả, Marx đã chỉ ra rằng ngay khi hình thành giá cả sản xuất thì một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra đã chuyển từ bộ phận có cấu tạo hữu cơ thấp sang bộ phận có cấu tạo hữu cơ cao. Điều này có nghĩa là bên cạnh những bộ phận sản xuất lớn, có cấu tạo hữu cơ cao thì chủ nghĩa tư bản không thể tách rời bộ phận sản xuất nhỏ có cấu tạo hữu cơ thấp. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nó lại càng cần một nền tảng lớn những đơn vị sản xuất có cấu tạo hữu cơ thấp để cung cấp giá trị thặng dư cho phần có cấu tạo hữu cơ cao.

Điều này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa nhỏ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản phá hủy nền sản xuất nhỏ để tạo ra đội quân làm thuê và tiêu thụ hàng hóa, nhưng mặt khác lại không ngừng tái tạo lại nền sản xuất hàng hóa nhỏ dưới khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, tức là sản xuất hàng hóa và chịu sự chi phối của quy luật giá trị. Thông qua quy luật giá trị, chủ nghĩa tư bản với lợi thế của khoa học và công nghệ sẽ tước đoạt một phần giá trị thặng dư của nền sản xuất nhỏ.

Điều này giải thích được sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân và cách thức chủ nghĩa tư bản thống trị toàn cầu dựa vào một số nước phát triển và duy trì sự kém phát triển ở các nước khác. Khi mà các nước tư bản phát triển ngày càng phụ thuộc vào việc tước đoạt nền sản xuất nhỏ để duy trì sự phồn thịnh của họ đồng thời nuôi dưỡng một đạo quân thất nghiệp khổng lồ thì cũng có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã qua thời thanh xuân và trở thành một thứ ăn bám đúng nghĩa. Song điều đó không có nghĩa là nền sản xuất hàng hóa nhỏ là cứu cánh cho loài người, ngược lại nền sản xuất nhỏ đã trở thành nô lệ của chủ nghĩa tư bản, nó vĩnh viễn không thể phát triển độc lập, nếu được tự do thì sự tích lũy trong lòng nó sẽ lại sinh ra chủ nghĩa tư bản vì nó hoạt động theo quy luật giá trị, là quy luật của chủ nghĩa tư bản. 

Tóm lại, nền sản xuất hàng hóa nhỏ dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản đã trở thành một bộ phận của chủ nghĩa tư bản, nó không thể tồn tại độc lập với chủ nghĩa tư bản. Nền sản xuất hàng hóa nhỏ là cần thiết với chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn độc quyền và đế quốc, chính vì vậy nó sinh ra mâu thuân giữa các nước tư bản trên quy mô quốc tế. Giai cấp tư sản ở quốc gia phát triển luôn muốn duy trì sản xuất hàng hóa nhỏ ở các nước chậm đang triển, ngược lại giai cấp tư sản ở các nước đang phát triển lại muốn phá vỡ nền sản xuất hàng hóa nhỏ để mở rộng nền sản xuất tư bản của họ. Chiến tranh thế giới là kết quả tất yếu của mâu thuẫn đó. Song chủ nghĩa tư bản vốn thống trị chủ yếu nhờ vào quy luật giá trị nên chiến tranh phải nhường chỗ cho các hiệp định thương mại tự do, một thứ hợp đồng nô lệ hiện đại.

Friday, April 28, 2017

Viết chơi đôi dòng nhân dịp giải phóng thống nhất đất nước: Dân chủ là gì?

Năm nào đến dịp 30/4 chó chả sủa váng, không sủa lấy đâu tiền mà bù vào trợ cấp xã hội nhỉ?

Đã là người tự trọng thì tự làm tự ăn, việc gì phải ngửa tay nhận trợ cấp xã hội như đám bình dân lúc tàn canh thời Hy Lạp- La Mã, đỉnh cao văn minh nhân loại, tấm gương sáng láng về dân chủ mà các con giời trí thức đầu to mắt cận bây giờ vẫn ca ngợi hoành tráng đấy. Ấy kéo áo các chú phát, dân chủ không phải do các thành bang Hy Lạp phát minh ra nhé, các học giả Tây nhiều lông và không lông chứng minh được rằng thể chế ấy sinh ra ở Trung Đông, vùng Lưỡng Hà, chính xác là Iran-Irag và Syria ngày nay. Thế mà Syria bây giờ đang bị Mẽo và liên quân ném bom SML vì tội thiếu dân chủ, còn Iraq thì coi như đã xong béng!

Vậy thì cái dân chủ phương Tây chui ở lỗ nẻ nào ra nhỉ? Mặc dù nó vẫn tự xưng là đỉnh cao văn minh nhân loại, thừa hưởng truyền thống dân chủ Hy-La (tộc Franken đã hủy diệt toàn bộ văn minh La Mã). Ở Việt Nam, có mấy ông chui háng Hán để thoát Hán rồi lại bài Hán để thoát Hán (Tai Ương, chữ Đông La!) hay mấy ông cố vấn thủ tướng chính phủ vẫn kêu gào rát họng rằng dân chủ ấy là ngọn cờ văn minh nhân loai, cả thế giới phải đi theo nhé, đừng theo Tàu, mặc dù hàng Tàu giá rẻ bỏ đời, không theo ăn cám cả lũ. Dân chủ phương Tây vốn sinh ra ở đất Anh thuộc địa (của lãnh chúa Pháp), chả liên quan gì đến dân chủ của Hy-La cổ xưa, vì Hy-La cổ xưa đã bị man tộc German đánh cho tàn mạt. Mà cũng lạ, lịch sử thế giới toàn cho thấy man tộc hủy diệt các nền văn minh đỉnh cao chứ không có ngoại lệ. Nhiều con giời đến đoạn này sẽ vênh mặt lên kêu Hoa Kỳ, nhưng dân Hoa Kỳ vào lúc đế quốc Anh đỉnh cao thì cũng là đám mọi rợ, toàn đám cặn bã, đi đày, Tin Lành, đầu trộm đuôi cướp bị Châu Âu văn minh đuổi chạy có cờ thì sang Bắc Mỹ sống. Dân chủ phương Tây hiện nay vốn sinh ra từ cái gọi là sự độc lập của 'lordship', từ này không có trong từ điển tiếng Việt vì Việt theo hệ phong kiến tập quyền. Hình dung một cách đơn giản là hệ thống phong kiến của phương Tây lúc đó là tản quyền, có vua và các quý tộc địa phương, vua nắm chính quyền trung ương còn quý tộc hay lãnh chúa nắm toàn bộ chính quyền địa phương. Vua thì có quyền lực rất to nhưng các lãnh chúa lại có quyền lực nhà nước độc lập trong lãnh địa của mình. Vương quyền phải bảo vệ và độc lập với lãnh chúa quyền, ấy là dân chủ thời trung cổ. Nếu ai đọc lịch sử đế quốc Ba Lan-Lít Va thì sẽ biết đoạn này có nghĩa là gì. Thứ nhất, các lãnh chúa sẽ bầu ra vua, thứ hai các lãnh chúa có quyền đòi công lý mà không sợ bị trừng phạt. Đại loại là một lãnh chúa này nếu thấy bị một lãnh chúa khác xúc phạm thì có quyền đem quân oánh vỡ mặt thằng ấy mà vua không có quyền can thiệp, cho dù thằng ấy có là em ruột của vua.

Tư tưởng của toàn bộ giới trí thức Việt Nam hiện nay đều vay mượn của Phan Châu Trinh, cái chủ nghĩa tự do thời trung cổ ấy, đại diện cho sự độc lập của tầng lớp tư sản quan liêu, như cái anh giáo sư làm toán chuyên chém chính trị. Nhiều người bị ngộ, nghĩ anh ấy chống chính quyền ghê lắm, nhưng thực ra anh ấy bảo thủ và bảo vệ chính quyền (tầng lớp quan liêu) cực kỳ (gia đình anh ấy xuất thân thế nào thì ai cũng rõ). Anh ấy theo đuổi đặc quyền của giới công chức và theo chủ thuyết kỹ trị, tức là kỹ thuật, công nghệ và khoa học quyết định tất (giới trí thức nắm hết kiến thức khoa học và công nghệ thế nên họ ủng hộ thuyết kỹ trị), thế nên chính quyền rất ưu đãi anh ấy, he he he. Mọi người cũng đừng lạ khi thấy có ông chuyên gia cả đời về công nghệ thông tin nhưng lại đòi Việt Nam quay về thời Lê Thánh Tông, mặc dù thời ấy người ta chả cần đến công nghệ thông tin làm gì! Đặc quyền nó làm mờ mắt tất cả!

Thế nên dân chủ vô sản là thủ tiêu mọi đặc quyền, nếu anh còn đặc quyền thì anh còn là giai cấp bóc lột. Dân chủ không bao giờ đi cùng với đặc quyền!

Chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam cũng là đấu tranh giai cấp, cũng là chiến tranh ý thức hệ, việc gì phải phủ nhận như anh nghị vẫn tự hào về nguồn gốc tư sản và muốn cấp license cho chị em bán trôn hợp pháp. Lúc đó, Mỹ dựa vào giai cấp tư sản và địa chủ tư sản hóa để thống trị Việt Nam, thế nên ngụy Sài Gòn là đám lính đánh thuê muốn bám chân Mỹ để gia nhập giai cấp tư sản quốc tế, đừng hỏi tại sao sau này đương kim UVBCT trước lúc bị đưa ra kỷ luật đã nhiệt tình ve vãn Hòn Ngọc Viễn Đông (anh ấy muốn mượn thế lực cũ để củng cố địa vị hiện tại). Giai cấp vô sản và lao động ở Việt Nam đã chiến thắng. Lần đầu tiên Việt Nam thoát khỏi cái bóng ám ảnh suốt cả chiều dài lịch sử, vì con đường duy nhất để tạo ra một quốc gia vĩ đại trong lịch sử hiện đại của loài người, như lời cố chủ tịch vĩ đại đã nói, ấy là chính quyền liên minh công-nông-binh-trí thức. Đó là định mệnh lịch sử của một đế quốc phương Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam lớn lên mà không cần trở thành một đế quốc như những đế quốc khác.

Dân chủ ở Việt Nam là người lao động làm chủ đất nước. Việt Nam đã hấp thụ được toàn bộ văn minh nhân loại từ hình bóng của một con người vĩ đại. Thứ nhất, thủ tiêu mọi đặc quyền, giai cấp tư sản không được tham gia chính quyền, anh đã nắm quyền lực về kinh tế thì anh không được nắm quyền lực chính trị. Thứ hai, nông dân Việt Nam có quyền công dân (theo nghĩa chính trị hiện thực: tức là họ không chỉ có quyền bỏ phiếu mà còn có quyền có đại diện cố định trong chính quyền), đây là di sản Hy Lạp mà toàn bộ văn minh phương Tây đã đánh mất, song cũng vì thế mà đừng lạ là nông dân hay làm loạn, họ có làm loạn thì cũng không bao giờ vứt bỏ địa vị công dân mà họ lần đầu tiên sau hàng ngàn năm phong kiến phương Đông mới có được. Nông dân có làm loạn thì vẫn giương cao cờ búa liềm, đám nào giương cờ vàng là nông dân oánh cho hỏng người ngay, mấy anh cờ vàng muốn kiếm số ăn tiền tài trợ coi chừng cái này. Thứ ba, công nhân có một cơ sở vững chắc là gia đình, gia đình ở Việt Nam là mối liên hệ với gia tộc, tức là mối liên minh về mặt huyết thống và kinh tế với nông dân, đừng hỏi tại sao mấy anh nghị cấp tiến muốn có gái bán dâm hợp pháp để phá hoại gia đình truyền thống của dân Việt Nam.

Cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của Việt Nam là cuộc kháng chiến của dân tộc và giai cấp, nhiều người không hiểu chiến thắng ấy có nghĩa là gì, nhưng chính nó đã khai sinh ra một khái niệm dân chủ mới, thừa hưởng toàn bộ những thành quả vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Chiến thắng của Việt Nam chính là chiến thắng của nền dân chủ.

Sunday, October 16, 2016

Xã hội và quan hệ xã hội

Cách đây không lâu, rất nhiều trang mạng nước ngoài và quốc tế phát tán một câu chuyện kiểu giả khoa học xuất phát từ một mạng xã hội chuyên về chuyện hài hước mô tả một thí nghiệm về khỉ và dùng nó để minh họa cho việc đàn áp vô lý các ý kiến khác biệt trong xã hội loài người. Dưới đây là câu chuyện ấy.

Đọc toàn bộ câu chuyện ở đây
Điều căn bản phi lý trong câu chuyện này chính là giả định đám khỉ sẽ đánh con khỉ nào muốn leo lên lấy chuối. Đó là điều không bao giờ xảy ra trong xã hội loài người và chính điều đó đã ngầm giả định sự đàn áp các quan điểm khác biệt. Câu chuyện này trở thành một mớ nhảm nhí theo kiểu sự đàn áp tồn tại vì có sự đàn áp và giải pháp của nó là một thứ khôi hài không tưởng theo kiểu hành vi tâm thần của sự nghiện ngập "like và share" trên mạng xã hội: Hãy chia sẻ và mọi người sẽ nghĩ khác, khi mọi người nghĩ khác thì mọi thứ sẽ khác!

Quan hệ giữa những con người là quan hệ xã hội và quan hệ xã hội sẽ trở thành một phần của bản chất tự nhiên trong con người. Hãy chú ý điều này: Kinh tế học luôn giả định con người là homo economicus, tức là một kiểu con khỉ vị kỷ chỉ biết đến bản thân khi so sánh giữa chuối và nước lạnh, khi làm điều đó nó buộc phải giả định rằng vị tha không tồn tại, tức là một ông bố sẽ không hy sinh gói thuốc lá của mình để mua sữa cho đứa con nhỏ đang đói. Thứ giả khoa học của chủ nghĩa tư bản hình dung con người là một con vật vị kỷ, do vậy nó dùng con vật để thay thế cho con người trong mọi câu chuyện.

Xã hội con người sẽ hoàn toàn khác với xã hội khỉ được mô tả trong thí nghiệm giả khoa học kia.

1-Xã hội có giai cấp 

Khi đám khỉ biết rằng một con khỉ trèo lên lấy chuối thì những con còn lại sẽ bị xịt nước lạnh, chúng sẽ làm gì? Chúng sẽ cắt cử một con khéo léo nhanh nhẹn nhất leo lên thật nhanh lấy chuối xuống để chia cho tất cả cùng ăn, cả đám còn lại sẽ cùng chịu nước lạnh và sau đó cùng ăn chuối.

Chuyện đó là bình thường cho đến khi con khỉ chuyên lấy chuối kia tưởng rằng chuối có được là nhờ sự thông minh khéo léo của nó còn những kẻ còn lại chỉ là những kẻ khốn khổ ăn bám không hơn không kém. Nó sẽ thể hiện uy quyền bằng cách ăn phần lớn chuối và chỉ chia phần nhỏ cho những con còn lại. Tất nhiên những con khỉ còn lại sẽ bất bình, chúng sẽ tìm cách thay thế con khỉ đó bằng một con khỉ khác công bằng hơn. Song cái cơ chế đó đã hình thành, những con khỉ đi lấy chuối bao giờ cũng là tầng lớp đặc quyền và đặc quyền đó được xây dựng dựa trên sự chịu đựng đau khổ của đông đảo quần chúng. Mọi con khỉ đi lấy chuối có công bằng vô tư đến đâu thì cái cơ chế xã hội tồn tại vẫn luôn đảm bảo địa vị đặc quyền của chúng và sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ ăn bám cặn bã. Điểm mấu chốt này giải thích sự duy tâm và bảo thủ của câu chuyện giả khoa học về lũ khỉ trong bức hình minh họa nói trên. Một mặt, nó thay thế quan hệ xã hội bằng lợi ích và niềm tin cá nhân. Mặt khác, nó khẳng định lối thoát là sự giải phóng của lợi ích và niềm tin cá nhân. Sự phi lý nằm ở chỗ: Nó giả định sẵn cái mà nó cần phải chứng minh. Sự bảo thủ của nó nằm ở chỗ: Nó lảng tránh quan hệ xã hội, coi quan hệ xã hội là một thuộc tính tự nhiên vĩnh viễn không thể thay đổi, do vậy nó thần thánh hóa và bảo vệ cái trật tự mà nó vờ như đang chống lại.

2-Xã hội không giai cấp

Khi xã hội loài khỉ tiến hóa đến một mức độ nhất định, lũ khỉ sẽ thay đổi cách tổ chức. Mỗi con khỉ sẽ đều phải lần lượt leo lên lấy chuối xuống chia cho cả nhóm cùng ăn và tất nhiên là con nào cũng chịu bị phun nước lạnh. Chúng sẽ cười vào mũi đám nhà khoa học dốt nát đang cố tìm hiểu chuyện gì xảy ra, đôi khi chúng sẽ thí nghiệm trở lại xem đám nhà khoa học kia sẽ làm gì khi chúng dự trữ chuối để ăn hay không thèm leo lên lấy chuối ngay cả khi bị phun nước lạnh, từ đó chúng sẽ thay đổi cách tổ chức hành động cho hiệu quả hơn. Mỗi con khỉ đều đạt tới trạng thái tự do khi tham gia vào mọi công việc chung của xã hội. Một mặt chúng có những quyền lợi và nghĩa vụ, thậm chí cả sự đau khổ ràng buộc với xã hội, nhưng mặt khác chúng không còn lệ thuộc vào những cá thể nhất định nữa. Sự xung đột chấm dứt, không còn bất cứ con nào phàn nàn về nước lạnh hay vấn đề công bằng khi chia chuối. Mọi ý kiến bất đồng đều nhanh chóng được giải quyết do mỗi thành viên trong xã hội đều có đầy đủ trải nghiệm và công cụ để kiểm chứng những ý kiến đó, chỉ trên cơ sở đó, những ý kiến khác biệt mới được tôn trọng triệt để. Đây là xã hội có ý thức, con người đã tách hoàn toàn khỏi trạng thái nguyên thủy. 

Để chống lại tình trạng những kẻ đặc quyền đặc lợi ăn bám vào xã hội thì mấu chốt không phải là thay thế kẻ đặc quyền này bằng kẻ đặc quyền khác, mà là xóa bỏ mọi đặc quyền. Việc xóa bỏ đặc quyền đòi hỏi phải tổ chức lại xã hội khiến cho tất cả mọi người đều phải tham gia vào mọi công việc chung của xã hội và được hưởng lợi ích từ đó. 

3-Cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng

Từ khi một xã hội không giai cấp, chấm dứt mọi đặc quyền bắt đầu hình thành thì tầng lớp đặc quyền sẽ không thể ngồi yên, chúng sẽ tìm mọi cách chống lại điều đó để bảo vệ địa vị của mình. 

Khi những con khỉ bắt đầu tổ chức theo xã hội không giai cấp thì tất cả những thành phần tinh hoa của xã hội cũ sẽ gào thét, chúng sẽ ồn ào về sự phi lý, những hậu quả của hành động trái ngược với bản chất tự nhiên, với sự khéo léo của những con khỉ chuyên lấy chuối, với sức chịu đựng bền bỉ của những con khỉ chuyên chịu nước lạnh. Một mặt chúng sẽ đề cao sự công bằng bình đẳng, mặt khác chúng tuyên bố cái trật tự hiện có là tự nhiên, bất cứ ý kiến nào đòi thay đổi cái trật tự đó đều là ngu xuẩn và độc ác. Mọi sự tiến bộ đều có thể tiến lên bằng cách thay đổi tư duy hay nhận thức của mỗi cá thể chứ không phải là thay đổi quan hệ xã hội giữa các cá thể đó. Hãy đừng ngạc nhiên khi thấy có những xã hội đề cao ý kiến cá nhân nhất cũng chính là những xã hội đàn áp ý kiến cá nhân bậc nhất, bởi vì sự tự do đó không dành cho tất cả mọi người.

Không phải ở đâu những con khỉ thuộc tầng lớp đặc quyền cũng có thể to tiếng, nhất là khi những con khỉ còn lại đã có tổ chức tốt, việc tạo dựng xã hội mới cũng đồng nghĩa với việc đánh bại, đàn áp những kẻ thống trị bảo thủ của xã hội cũ. Đó là điều không thể tránh khỏi. Ở đây sẽ xuất hiện một bộ phận phản động bậc nhất, chúng sẽ nhân danh tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến để chống lại việc xây dựng xã hội mới. Tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến có nghĩa là tự do bảo vệ trật tự xã hội cũ của những kẻ đặc quyền và do vậy đối với những kẻ đặc quyền sẽ là giá trị tốt đẹp nhất của xã hội hiện tại. Lúc này, mấu chốt để xây dựng xã hội mới không phải là đấu tranh cho tự do ngôn luận hay bất đồng chính kiến mà là tiêu diệt chúng.

4-Lời kết

Quay trở lại với câu chuyện trong hình minh họa, tất cả thực tiễn của xã hội đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại sự phi lý trong việc đàn áp ý kiến khác biệt được minh họa bằng một thí nghiệm giả tưởng với khỉ, do vậy, chìa khóa để thay đổi là mọi ý kiến khác biệt đều phải được tôn trọng và khuyến khích. Song chỉ khi nào người ta đặt câu chuyện giả khoa học theo kiểu ngụ ngôn này vào bối cảnh lịch sử của xã hội loài người thì ý nghĩa xã hội của nó mới bộc lộ rõ, cả sự bảo thủ cũng như phản động của nó. 

Cách đây hơn một thế kỷ, những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhấn mạnh rằng: Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức! Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được nhận thức và quyết định được nhận thức, do vậy dưới chủ nghĩa tư bản, một bộ phận dân chúng bị tha hóa và tách ra khỏi hiện thực xã hội, mất đi khả năng kiểm chứng nhận thức của bản thân và bị lệ thuộc vào nhận thức của kẻ khác (một ví dụ cụ thể: đám đông bị truyền thông định hướng). Trong hoàn cảnh ấy, tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến thực ra là sự mất tự do về ngôn luận và sự mất tự do về bất đồng chính kiến. Việc đề cao tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến lúc này luôn đi cùng với sự phê phán ý thức thấp kém, lệ thuộc, quần chúng ngu dốt hay các tệ nạn a dua, anh hùng bàn phím, giống như hai mặt của một đồng xu vậy. Khi các quyền tự do bị tách ra khỏi cơ sở thực tiễn xã hội thì chúng trở thành sự bảo thủ và phản động, chúng sẽ giúp cho những thế lực thống trị của xã hội tiếp tục duy trì sự nô dịch đối với quần chúng lao động, buộc quần chúng lao động phải phụ thuộc vào chúng. Khi sự phê phán ý thức tách rời khỏi thực tiễn xã hội (tức là không đi cùng với sự giải phóng người lao động) thì chúng cũng trở thành phản động vì chúng không thay đổi nhận thức của quần chúng lao động để phục vụ cho việc giải phóng họ mà ngược lại củng cố sự thống trị của tầng lớp có đặc quyền về ý thức và giáo dục. Điều khôi hài ở chỗ này mà có thể người ta đã lờ mờ nhận ra, chính là chủ nghĩa giáo dục mang tính khai sáng kiểu tư sản (hiện đang được phe dân chủ đề cao ở Việt Nam) lại gắn liền với chủ nghĩa ngu dân phản động bậc nhất, có nghĩa là "khai dân trí" để dân chúng biết rằng họ lệ thuộc vào ý thức của một tầng lớp tinh hoa có đặc quyền về trí tuệ chứ không phải để họ tự giải phóng bản thân mình và có được sự độc lập về ý thức. 

Thursday, June 25, 2015

Sách giáo khoa lịch sử ở Hoa Kỳ xuyên tạc về hệ thống giai cấp

Trong các cuộc tranh luận gần đây về sách giáo khoa lịch sử, những kẻ thuộc cánh tự xưng là dân chủ đã tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử để biện minh cho sự thống trị của bản thân và chỉ có những hình mẫu tự do như nước Mỹ mới có tiếng nói trung thực về lịch sử, chỉ ở đó mới có sự thật và không có nhồi sọ. Tất nhiên họ nói dối và thật không may cho họ là James W. Loewen, trong cuốn sách "Lies My Teacher Told Me" do nhà xuất bản Touchstone phát hành năm 2007, đã tố cáo điều mà họ nói là dối trá. Học sinh Mỹ ghét môn lịch sử, đó là môn học nhàm chán nhất trong số tất cả các môn học, tất cả các sách giáo khoa lịch sử dù là của tư nhân cũng đều bị kiểm duyệt chặt chẽ qua nhiều tầng nhiều lớp để nhồi vào đầu học sinh những tín điều của giai cấp thống trị bất chấp mọi sự thật. 

Giai cấp vô sản không bao giờ ngần ngại khi phải nói sự thật này: Sách giáo khoa lịch sử cũng như giáo dục lịch sử nói chung phải phục vụ giai cấp vô sản và chế độ của do những người vô sản lập lên, và chỉ có như vậy nó mới tiến bộ và phục vụ cho đa số dân chúng. Người vô sản không bao giờ cần đến những trò mị dân bịp bợm của chế độ tư bản. Người vô sản thừa nhận hệ thống giai cấp và đấu tranh để xóa bỏ hệ thống ấy, ngược lại giai cấp tư sản phủ nhận hệ thống giai cấp để duy trì hệ thống ấy, đó là sự khác biệt căn bản giữa quan điểm của hai giai cấp.

Dưới đây là bản dịch Chương 7 "Land of Opportunity" của cuốn sách nêu trên. 

Lao động có trước và độc lập với tư bản. Tư bản là chỉ là thành quả của lao động và không bao giờ có thể tồn tại nếu lao động không tồn tại trước. Lao động tốt hơn tư bản và đáng được quan tâm hơn.
—Abraham Lincoln1

Có lúc tôi đã tin rằng tất cả chúng ta là chủ nhân số phận của mình – rằng chúng ta có thể sống theo cách mà chúng ta thấy hài lòng …. Tôi đã vượt qua sự câm điếc và mù lòa để hạnh phúc và tôi cho rằng bất cứ ai cũng có thể đạt được vinh quang nếu như họ đấu tranh một cách quả quyết. Nhưng khi tôi càng biết nhiều hơn về đất nước này thì tôi hiểu rằng mình đã khẳng định thứ mà mình biết rất ít. … Tôi hiểu rằng quyền lực đang trỗi dậy trên thế giới này nằm ngoài tầm với của mọi người.
—Helen Keller2

Mười người ở nước ta có thể mua cả thế giới trong khi mười triệu người khác không đủ ăn.
—Will Rogers, 1931

Không may là lịch sử của một quốc gia quá dễ để viết như là lịch sử của giai cấp thống trị.
—Kwame Nkrumah3

Miền đất hứa

Học sinh trung học có mắt, tai và ti vi (quá nhiều người có ti vi riêng), thế nên chúng biết rất nhiều về đặc quyền tương đối ở Hoa Kỳ. Chúng so sánh vị thế xã hội của gia đình mình với gia đình khác, so sánh vị thế cộng đồng này với cộng đồng khác. Đặc biệt là học sinh của tầng lớp trung lưu biết chút ít về các thức vận hành của cấu trúc giai cấp ở Hoa Kỳ, nhưng không biết gì về việc chúng thay đổi ra sao theo thời gian. Học sinh không thể thoát khỏi sự lảng tránh của trường trung học về sự vận hành của cấu trúc giai cấp; chúng thể hiện như những nhà khoa học xã hội bàng hoàng “Tại sao người ta nghèo?” Tôi hỏi các sinh viên năm thứ nhất. Hay nếu vị thế giai cấp của họ là tương đối đặc quyền, “Tại sao gia đình em được trả lương cao?” Câu hỏi mà tôi nhận được, cho thấy sự độ lượng, thiếu chín chắn và ngây thơ của các em. Sinh viên cho rằng người nghèo đã không thành công.4 Họ không biết tại sao cơ hội không bình đẳng ở Hoa Kỳ và không có khái niệm về việc cấu trúc xã hội thúc đẩy người dân thường xuyên, tác động tới ý tưởng và cuộc sống của họ.

Sách lịch sử trung học có thể chịu một số trách nhiệm về tình trạng này. Một số sách trình bày những điểm mấu chốt của lịch sử lao động, như vụ đình công Pullman 1894 ở gần Chicago mà thống đốc Cleveland đã đàn áp bằng quân đội liên bang, hay vụ nổ súng Triangle Shirtwaist giết hại 146 phụ nữ ở thành phố New York vào năm 1911, nhưng sự kiện gần đây nhất được đề cập trong hầu hết các cuốn sách là Luật Taft-Hartley cách đây đã 50 năm. Không có cuốn sách nào đề cập tới vụ đình công của công nhân đóng gói thịt Hormel vào giữa những năm 1980 hay cuộc đình công của nhân viên kiểm soát không lưu mà tổng thống Reagan đã đàn áp. Không có sách giáo khoa nào mô tả về những vấn đề mà công nhân phải tiếp tục đối mặt, như sự tăng trưởng của các doanh nghiệp đa quốc gia và họ xuất khẩu công việc ra nước ngoài. Với điều bỏ sót đó, tác giả sách giáo khoa có thể xây dựng lịch sử lao động như những chuyện đã diễn ra từ lâu, như chiếm hữu nô lệ, chế độ chiếm hữu nô lệ đã được sửa chữa từ lâu. Như vậy suy diễn theo logic thì các công đoàn có vẻ như là chủ nghĩa vô chính phủ. Lý do cần thiết để công nhân có tiếng nói ở nơi làm việc bị lờ đi.

Sách giáo khoa mô tả các sự kiện trong lịch sử lao động không bao giờ ăn khớp với các nghiên cứu về giai cấp 5. Những thứ chỉ đáng đưa vào phần chú thích chứ không phải là bài giảng! Sáu trong số 12 cuốn sách giáo khoa lịch sử của Hoa Kỳ mà tôi kiểm tra không có từ khóa như “giai cấp”, “phân chia giai cấp”, “cấu trúc giai cấp”, “phân phối thu nhập”, “bất bình đẳng”, hay những từ dễ hiểu về chủ đề liên quan. Không sách nào liệt kê từ “giai cấp trên”, “giai cấp lao động”, hay “giai cấp dưới”. Hai sách giáo khoa liệt kê từ “giai cấp trung lưu”, nhưng chỉ để thuyết phục học sinh rằng Hoa Kỳ là quốc gia của giai cấp trung lưu, “Ngoại trừ nô lệ, hầu hết các thực dân là thành viên của “tầng lớp bậc trung””, cuốn Miền Đất Hứa viết, và nhấn mạnh vào luận điểm chúng ta là quốc gia của tầng lớp trung lưu bằng cách hỏi sinh viên “Mô tả ba giá trị của “tầng lớp trung lưu” đã thống nhất người Mỹ tự do của mọi giai cấp.” Một số sách giáo khoa đề cập sự bùng nổ của các khu ngoại ô trung lưu sau Thế Chiến thứ II. Mặc dù vậy, mô tả về tầng lớp trung lưu khó có thể tương đồng với việc bàn luận về phân chia giai cấp; trên thực tế, như Gregory Mantsios đã chỉ ra, “những tham chiếu này được chấp nhận hoàn toàn là bởi vì chúng loại bỏ sự khác biệt giai cấp.”6

Trình bày về việc chúng ta là giai cấp trung lưu ra sao hiện nay là vấn đề đặc biệt khó khăn, bởi vì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 75% đến 125%  của thu nhập trung vị đã giảm xuống thường xuyên từ năm 1967. Các chính quyền Reagan-Bush đã gia tốc sự suy giảm của tầng lớp trung lưu và đa số hộ gia đình tụt xuống thay vì đi lên7. Đây là khuynh hướng lịch sử mà người ta cho rằng sách giáo khoa lịch sử sẽ coi là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng chỉ có 4 trong số 12 cuốn sách đưa ra phân tích về phân chia giai cấp ở Hoa Kỳ. Mặc dù vậy phân tích về sự phân chia này chỉ tập trung chủ yếu vào thời kỳ thuộc địa. Miền Đất Hứa theo sát tiêu đề chắc chắn bằng cách bàn luận về “tiến bộ xã hội” của giai cấp. “Một trong những sự khác biệt lớn giữa xã hội thuộc địa và Châu Âu là người thuộc địa có “sự tiến bộ xã hội” lớn hơn, cuốn Truyền Thống Hoa Kỳ hưởng ứng. “Khác với Châu Âu cùng thời, Hoa Kỳ ở thế kỷ 18 là sự tỏa sáng về bình đẳng và cơ hội – với ngoại lệ xấu xa là chế độ nô lệ,” cuốn Lễ Hội Hoa Kỳ đồng thanh. Mặc dù cuốn Thách Thức của Tự Do mô tả ba giai cấp, trên, giữa và dưới – trong cộng đồng người da trắng của xã hội thuộc địa, so với Châu Âu “đó là sự tiến bộ xã hội lớn hơn”.

Không bao giờ sách giáo khoa đề cập tới những xung đột giai cấp đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - cuộc nổi loạn Bacon và cuộc nổi loạn của Shays – đã diễn ra trong và ngay sau thời thuộc địa. Sách giáo khoa vẫn sẽ nói rằng xã hội thuộc địa tương đối không giai cấp và đặc trưng bằng sự tiến lên. Mọi thứ trở nên lạc quan. Cuốn Thách Thức của Tự Do thuyết phục chúng ta “Vào năm 1815, hai giai cấp đã biến mất và Hoa Kỳ là quốc gia của những người trung lưu với mục tiêu của giai cấp trung lưu.” Cuốn sách này lặp lại, với khoảng thời gian 50 năm trước, về hoàn cảnh của cơ hội mở rộng ở Hoa Kỳ. “Vào những năm sau 1945, sự tiến bộ xã hội – sự biến đổi từ một giai cấp này sang một giai cấp khác – trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ,” cuốn Thách Thức của Tự Do kết luận, “Điều này có nghĩa là mọi người có cơ hội tốt hơn để tiến lên trong xã hội. Sự khẳng định về tiến lên là mâu thuẫn. Cuốn sách giáo khoa đó không đề cập bất cứ điều gì về bất bình đẳng giai cấp hay rào cản đối với sự tiến bộ xã hội. “Đâu là điều kiện để những người nhập cư nghèo da trắng trở nên giàu có ở thuộc địa?” cuốn Miền Đất Hứa hỏi. Câu hỏi “Đâu là những điều kiện đã/đang cản trở điều đó?” lại không được đặt ra. Tác giả sách giáo khoa giới thiệu những người Mỹ, như những người thuyết giáo khoa trương của thế kỷ 19, có “nguồn gốc thấp kém” và “đạt được các vị trí cao nhất”.8

Giai cấp dường như là biến số quan trọng duy nhất trong xã hội. Từ trong trứng cho đến khi vào mộ, nó tương quan với hầu hết các đặc trưng xã hội của con người mà chúng ta có thể đo lường. Các bà mẹ sung túc có khả năng được chăm sóc thai sản, nhận được các tư vấn y khoa thường xuyên cũng như có sức khỏe, sự sung sức, dinh dưỡng nói chung. Nhiều bà mẹ thuộc tầng lớp nghèo và giai cấp lao động tiếp xúc với y tế lần đầu tiên vào tháng cuối, đôi khi là giờ cuối cùng của thai kỳ. Trẻ em giàu ra đời khỏe mạnh hơn và cân nặng hơn trẻ em nghèo. Trẻ sơ sinh về nhà với các tình trạng rất khác nhau. Trẻ em nghèo có mức độ bị nhiễm độc cao từ môi trường và trong cơ thể. Trẻ em giàu có nhiều thời gian và tương tác ngôn ngữ hơn với cha mẹ, cũng như chăm sóc chất lượng khi bố mẹ chúng đi vắng. Khi chúng đến nhà trẻ và cũng như 12 năm sau đó, trẻ em nghèo được lợi từ các trường học ngoại ô chi tiêu gấp 3 lần trên mỗi đầu học sinh so với các trường học trong nội đô hay các vùng nông thôn nghèo khổ. Trẻ em nghèo được dạy dỗ trong các lớp học lớn hơn 50% so với các lớp học của trẻ em giàu. Những sự khác biệt này giải thích tỷ lệ bỏ học cao hơn của trẻ em nghèo.

Ngay cả khi trẻ em nghèo đủ may mắn để tham gia cùng trường học với trẻ em giàu, chúng phải đối mặt với những giáo viên kỳ vọng chỉ trẻ em của gia đình giàu có biết câu trả lời đúng. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy giáo viên thường xuyên ngạc nhiên và thậm chí là lo âu khi học sinh nghèo vượt trội. Giáo viên và các tư vấn viên tin rằng họ có thể dự đoán ai sẽ “học đại học”. Khi nhiều trẻ em của giai cấp lao động phát ra các dấu hiệu sai lầm, ngay cả ở lớp một, chúng kết thúc giai đoạn “giáo dục phổ thông” ở trường trung học* “Nếu anh là con của bố mẹ nghèo, cơ hội tốt mà anh nhận được là sự chú ý giới hạn và thường là vô tình của những người trưởng thành trong trường trung học,” theo Theodore Sizer trong nghiên cứu bán chạy nhất về trường trung học ở Hoa Kỳ, Thỏa Hiệp của Horace. “Nếu anh là con của bố mẹ có thu nhập cao và trung lưu, cơ hội tốt mà anh nhận được là sự chú ý cẩn trọng và cần thiết,” Researcher Reba Page đã cung cấp mô tả sống động về việc các khóa học lịch sử ở trường trung học Hoa Kỳ sử dụng việc học vẹt để vô hiệu hóa học sinh tầng lớp nghèo. Do vậy, trường học đưa vào thực hành khuyến nghị của Woodrow Wilson: “Chúng ta muốn một giai cấp các cá nhân được giáo dục tự do và chúng ta muốn một giai cấp các cá nhân khác, giai cấp cần thiết lớn trong mọi xã hội, từ bỏ những đặc quyền của giáo dục tự do và khép mình vào việc thực hiện những công việc chân tay đặc biệt khó khăn.”

Nếu như những sự bất bình đẳng trong đời sống gia đình và trường học này là chưa đủ, thiếu niên giàu được thu nhận vào Princeton Review hay các khóa đào tạo khác cho Kiểm Tra Dự Tuyển Học Đường (SAP). Ngay cả khi không có đào tạo, trẻ em giàu có lợi thế hơn bởi nền tảng của chúng tương tự với những người ra đề thi, chúng hợp/dễ chịu với vốn từ và những giả định văn hóa nhóm tinh vi của bài kiểm tra. Không có ai ngạc nhiên khi thấy giai cấp có mối tương quan chặt chẽ với điểm SAT. Đó là lý do khiến giai cấp dự báo tỷ lệ học đại học và loại đại học chính xác hơn so với các yếu tố khác, như năng lực trí tuệ. Sau đại học, phần lớn trẻ em giàu có nhận được công việc cổ cồn trắng, đa số trẻ em của giai cấp lao động nhận các công việc cổ cồn xanh và sự phân chia giai cấp tiếp tục. Những người trưởng thành giàu thường được thuê làm công tố viên hay thành viên của tổ chức chính thống làm gia tăng quyền lực dân sự của họ. Người nghèo phần lớn xem ti vi. Do những gia đình giàu có thể tiết kiệm tiền trong khi các gia đình nghèo phải chi tiêu hết những gì kiếm được nên sự cách biệt về của cải lớn hơn sự cách biệt về thu nhập 10 lần. Do những gia đình nghèo và giai cấp lao động không thể tích lũy đủ tiền mặt để mua nhà, họ bị mất khoản né thuế quan trọng nhất của chúng ta, xóa lãi suất cầm cố nhà. Cha mẹ thuộc giai cấp lao động không thể sống trong các nhóm thượng lưu hay thuê trông trẻ chất lượng cao, do vậy quá trình bất bình đẳng giáo dục lặp lại trong thế hệ kế tiếp. Cuối cùng, người Mỹ giàu cũng có tuổi thọ lâu hơn người thuộc giai cấp dưới và giai cấp lao động, chủ yếu là bởi vì học được chăm sóc y tế tốt hơn.13 Đó là khẳng định trong nghiên cứu của Helen Keller về mù lòa, nghiên cứu cho thấy chăm sóc y tế tồi không được phân phối ngẫu nhiên theo cấu trúc xã hội mà tập trung vào giai cấp dưới.

An sinh xã hội trở thành một hệ thống chuyển hóa khổng lồ, sử dụng tiền mà tất cả người Mỹ đóng góp để chi trả cho lợi ích không tương xứng của những người Mỹ giàu sống lâu hơn. Trên hết là giai cấp quyết định các thức mà người ta nghĩ về giai cấp. Khi được hỏi về việc sự nghèo khổ ở Hoa Kỳ là lỗi của người nghèo hay lỗi của hệ thống, 57% lãnh đạo doanh nghiệp đổ lỗi cho người nghèo; chỉ có 9% đổ lỗi cho hệ thống. Lãnh đạo lao động cho thấy sự tương phản rõ ràng trong lựa chọn ngược lại: chỉ có 15% cho rằng người nghèo có lỗi, trong khi 56% cho rằng hệ thống có lỗi. (Một số trả lời “không biết” hay chọn vị trí trung dung.) Sự khác biệt lớn nhất giữa hai đảng chính trị chủ chốt nằm ở cách thành viên của họ nghĩ về giai cấp: 55% đảng viên Cộng Hòa lên án người nghèo về sự nghèo khổ, trong khi chỉ có 13% lên án hệ thống; trái lại 68% đảng viên Dân Chủ lên án hệ thống, chỉ có 5% lên án người nghèo.14

Chỉ có ít những khẳng định nói trên là mới, tôi biết, đó là lý do tôi không mô tả chi tiết chúng, nhưng đa số học sinh trung học không biết hoặc không hiểu những ý tưởng này. Hơn nữa, quá trình đã thay đổi theo thời gian, cấu trúc giai cấp ngày nay ở Hoa Kỳ không giống với năm 1890, chưa nói tới Hoa Kỳ thuộc địa. Mặc dù vậy, cuốn Miền Đất Hứa không đề cập tới giai cấp sau năm 1670, đó là một ví dụ. Nhiều giáo viên làm vấn đề tồi tệ thêm bằng cách tránh nói về giai cấp. Phỏng vấn các giáo viên mới đây “cho thấy họ có kiến thức rộng hơn về kinh tế, cả về học thuật lẫn kinh nghiệm, so với những gì họ thừa nhận trong lớp học.” Giáo viên “thể hiện sự sợ hãi rằng học sinh có thể tìm ra sự bất công và bất bình đẳng trong các thể chế kinh tế và chính trị.”15 Bằng cách không bao giờ lên án hệ thống, khóa học lịch sử Hoa Kỳ do đó phản ánh “lịch sử của phe Cộng Hòa”. Về mặt lịch sử, giai cấp kết nối mọi dạng sự kiện và quá trình trong quá khứ của chúng ta. Hệ thống cai trị của chúng ta do những người giàu thiết lập, theo các học thuyết khẳng định rằng chính quyền là người bảo vệ giai cấp có của. Mặc dù bản thân giàu có nhưng James Madison lo ngại về sự bất bình đẳng và viết trong tập Người Liên Bang số 10 để trình bày cách thức chính quyền dự kiến không chịu ảnh hưởng của người giàu. Madison đã không hoàn toàn thành công, theo Edward Pessen, người nghiên cứu nền tảng giai cấp của các đời tổng thống Hoa Kỳ cho tới thời Reagan. Pessen đã phát hiện ra rằng hơn 40% xuất thân từ tầng lớp trên, hầu hết từ bộ phận cao nhất của nhóm thượng lưu, 15% xuất thân từ các gia đình nằm giữa tầng lớp trên và trung lưu. Hơn 25% đến từ nhóm trên của tầng lớp trung lưu, chỉ có 6 tổng thống, hay 15% đến từ tầng lớp trung lưu và nhóm dưới của tầng lớp trung lưu, chỉ có duy nhất Andrew Johnson đại diện cho tầng lớp dưới. Rất có lý do khi Pessen đặt tên cuốn sách là Ghi Chép, Huyền Thoại về Nội Các.111 Thật là đau buồn khi con tàu vĩ đại Titanic bị chìm, như một bài hát cổ lặp lại, đó là sự đau buồn lớn nhất cho tầng lớp dưới: về phụ nữ, chỉ có 4 trong số 143 hành khách hạng nhất bị chết, trong khi có 15 trong số 93 hành khách hạng hai bị chìm, cùng với 81 trong số 179 phụ nữ và thiếu nữ hành khách hạng ba chết. Thủy thủ yêu cầu hành khách hạng ba ở lại dưới hầm tàu, canh giữ một số người dưới đó bằng súng.17 Gần đây hơn, giai cấp đóng vai trò chủ chốt trong việc xác định ai sẽ tham chiến ở Việt Nam; con trai của gia đình giàu có nhận được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do giáo dục và y tế trong suốt cuộc chiến.13 Sách giáo khoa và giáo viên lảng tránh tất cả những điều đó.  

Giáo viên có thể lảng tránh giai cấp để không gây tổn hại cho trách nhiệm của họ. Nếu như vậy, sự lo ngại của họ là sai lầm. Khi học sinh nghèo học về hệ thống giai cấp, họ tìm thấy kinh nghiệm giải phóng. Một khi họ thấy rõ những quá trình xã hội có thể khiến cho gia đình họ nghèo, họ có thể xóa bỏ hình ảnh tiêu cực về sự nghèo khổ của bản thân. Nếu hiểu biết là sự tha thứ thì đối với trẻ em của giai cấp lao động hiểu cách thức phân chia giai cấp diễn ra là tha thứ cho bản thân và gia đình chúng. Kiến thức về hệ thống giai cấp cũng giảm khuynh hướng lên án nạn nhân của sự nghèo khổ của giai cấp khác. Về mặt sư phạm, sự phân tầng tạo ra kinh nghiệm học tập thú vị. Học sinh ngạc nhiên khi khám phá ra các giai cấp trên giành được quyền lực lớn trong mọi vấn đề từ luật năng lượng của quốc hội cho đến quyết định được phân cấp ở các thị trấn nhỏ.

Xem xét trường hợp một học sinh da trắng lớp 9 học lịch sử Hoa Kỳ tại một thành phố mà giai cấp trung lưu thống trị ở Vermont. Cha cô buộc hàng ở Sheetrock, kiếm tiền vào mùa thấp điểm xây dựng cho gia đình tương đối nghèo. Mẹ cô lái xe bus trường học bán thời gian để phụ thêm thu nhập, thêm vào đó chăm sóc hai em gái của cô. Cô gái sống cùng gia đình trong một căn nhà nhỏ, căn nhà nghỉ mùa hè được gia cố cho mùa đông, trong khi hầu hết bạn cùng lớp của cô sống ở căn nhà ngoại ô lớn. Cô gái này hiểu gì về sự nghèo khổ của mình? Khi sách giáo khoa thể hiện quá khứ Hoa Kỳ là 390 năm tiến bộ và mô tả xã hội của chúng ta là miền đất hứa mà người dân được tưởng thưởng những gì họ xứng đáng nhận, sự thất bại không thể tránh khỏi của giai cấp lao động Hoa Kỳ trong việc thay đổi nguồn gốc giai cấp của họ đã đứng chờ trước cửa nhà.

Trong phạm vi cộng đồng giai cấp lao động da trắng, cô gái có vẻ như tìm được vài nguồn mới – giáo viên, giáo dân, thành viên gia đình – những người có thể nói với cô về anh hùng hay những cuộc đấu tranh của người dân cùng tầng lớp với cô, ngoại trừ những xung đột giai cấp đang tiếp diễn, giai cấp lao động thường xuyên quên lịch sử của bản thân. Hơn bất cứ nhóm nào khác, học sinh của giai cấp lao động da trắng tin rằng họ xứng đáng với tình trạng thấp kém. Văn hóa nhóm về kết quả đáng xấu hổ. Nhận thức tiêu cực này là điều đầu tiên trong số những thứ mà Richard Sennett và Jonathan Cobb đã gọi là “sự xúc phạm giấu mặt của giai cấp” Vài năm trước đây, hai học sinh của tôi đã thực hiện một thí nghiệm: họ lái xe quanh Burlington, Vermont, trong một chiếc xe Hoa Kỳ lớn màu đen sáng loáng, gần như mới (có lẽ là một chiếc kiểu như Lexus ngày nay) và sau đó là một chiếc xe ô tô nhỏ 10 năm tuổi móp méo. Với mỗi chiếc xe, khi họ đến đèn đỏ và nó chuyển sang xanh, họ đợi cho tới khi người khác phải bóp còi trước khi lái đi. Những người lái xe khác đợi trung bình ít hơn 7 giây để bóp còi giục họ khi họ lái chiếc xe nhỏ, nhưng với chiếc xe sang trọng thì họ phải đợi 13,2 giây cho tới khi có ai đó bóp còi. Bên cạnh việc đưa ra một lý do tốt cho việc mua xe hơi sang trọng, thí nghiệm này cũng cho thấy người Mỹ kính trọng một cách vô thức những người có giáo dục và thành công. Do những người lái xe ở mọi tầng lớp xã hội bóp còi giục chiếc xe hơi nhỏ thường xuyên hơn, lái xe thuộc giai cấp lao động đã không tôn trọng bản thân trong khi chiều ý những người giàu hơn. Lời châm biếm cay đắng “Nếu anh thông minh thì tại sao anh không giàu?” chuyển tải sự xúc phạm đối với sự tự nhận thức của người nghèo khi ý tưởng về một Hoa Kỳ có chế độ dựa trên tài năng là bất khả chiến bại ở trường học.

Một phần của vấn đề là sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ mô tả giáo dục Hoa Kỳ như hệ thống tài năng trị. Một số lượng khổng lồ nghiên cứu xác nhận rằng giáo dục bị thống trị bởi cấu trúc giai cấp và vận hành để lặp lại cấu trúc này trong thế hệ tiếp theo. 20 Trong khi đó, sách giáo khoa lịch sử vô tình nói về sự hào phóng liên bang đối với giáo dục như Luật Giáo Dục Tiểu Học và Phổ Thông Cơ Sở, được thống qua dưới thời tổng thống Lyndon Johnson. Không sách giáo khoa nào cung cấp dữ liệu hay phân tích về bất bình đẳng trong phạm vi các thể chế giáo dục. Không sách giáo khoa nào đề cập về việc các trường cấp quận ở khu vực thu nhập thấp phải hoạt động với các điều kiện khắc nghiệt về tài chính kinh khủng tới mức Jonathan Kozol gọi chúng là “sự bất bình đẳng man rợ”.21 Không sách giáo khoa nào đề xuất rằng học sinh có thể nghiên cứu lịch sử của trường học và dân chúng mà trường học đó phục vụ. Chỉ có hai cuốn sách giáo khoa liên hệ giáo dục với hệ thống giai cấp để giảm nhẹ như đã thấy! Học tập “là chìa khóa của tiến bộ xã hội ở Hoa Kỳ thời kỳ hậu chiến,” theo lời của cuốn Sự Thách Thức của Tự Do 21

Khuynh hướng lảng tránh giai cấp của giáo viên và sách giáo khoa như thể đó là bí mật nhỏ bẩn thỉu chỉ củng cố thêm sự miễn cưỡng của gia đình giai cấp lao động khi nói về về chúng. Paul Cowan kể về việc phỏng vấn trẻ em của gia đình nhập cư Italia tham gia vào cuộc đình công nhà máy Lawrence nổi tiếng năm 1912, Massachusetts. Ông nói chuyện với con gái của một công nhân Lawrence, người làm chứng tại cuộc điều tra của quốc hội về vụ đình công. Người công nhân Camella Teoli, lúc đó 13 tuổi, bị cuốn tóc vào máy quay sợi ngay trước cuộc đình công và phải nằm viện nhiều tháng. Lời khai của bà “lên trang nhất của các tờ báo khắp nước Mỹ”. Nhưng con gái của Teoli, được phỏng vấn năm 1976 sau khi mẹ bà đã chết, không thể giúp gì cho Cowan. Mẹ của bà không nói gì về vụ tai nạn, không nói gì về chuyến đi tới Washington, không nói gì về sự ảnh hưởng của bà đối với lương tâm của người Mỹ - ngay cả khi hầu như hàng ngày, con gái “chải tóc cho mẹ để lộ ra những vết sẹo.” Một người có nguồn gốc giai cấp lao động kể với tôi câu chuyện tương tự về nỗi xấu hổ của ông chú “công nhân ngành thép”. Một sự phòng ngự được tạo ra trong văn hóa của giai cấp lao động; ngay cả những sự phản kháng thành công của giai cấp lao động, như vụ đình công Lawrence, cũng giả định tình trạng thấp kém và thu nhập thấp, do đó hàm chứa một sự thấp kém nhất định. Nếu  các cộng đồng lớn hơn tốt như sách giáo khoa nói với chúng ta, thì hoan nghênh hay chấp nhận hồi ức về xung đột là một kiểu không trung thành.

Sách giáo khoa không phản ánh lịch sử của người nhập cư. Khoảng cuối thế kỷ, người nhập cư thống trị giai cấp lao động đô thị Hoa Kỳ, ngay cả ở những thành phố cách xa bờ biển như Des Moines và Louisville. Khi hơn 70% dân số da trắng là người gốc bản xứ, dưới 10% giai cấp lao động đô thị là người bản xứ. Khi sách giáo khoa nói về lịch sử của người nhập cư, chúng nhấn mạnh vào Joseph Pulitzer, Andrew Carnegie và những người cùng hạng của họ - những người nhập cư đã tạo ra điều siêu tốt. Một số sách giáo khoa áp dụng câu “quấy đảo để giàu có hay miền đất hứa” cho kinh nghiệm của người nhập cư. Những thành công huyền thoại đã đạt được, chắc chắn như vậy, nhưng chúng chỉ là ngoại lệ, không phải là quy luật. 59% giám đốc điều hành và chủ ngân hàng ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ đến từ thành phần giai cấp trên hay nửa trên của giai cấp trung lưu. Dưới 3% bắt nguồn từ người nhập cư nghèo hay trẻ em nông thôn. Suốt thế kỷ 19, chỉ có 2% số nhà công nghiệp Hoa Kỳ có nguồn gốc từ giai cấp lao động.” Bằng cách tập trung vào những ngoại lệ đầy cảm hứng, sách giáo khoa trình bày lịch sử của người nhập cư như là một sự xác nhận đầy phấn khích về việc Hoa Kỳ là miền đất hứa tuyệt vời.

Sách giáo khoa nhấn mạnh lặp đi lặp lại về sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Châu Âu trong việc có ít sự phân chia giai cấp và có sự linh hoạt kinh tế và xã hội lớn hơn. Đây là một khía cạnh khác về nguyên mẫu của chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ: xã hội của chúng ta công bằng một cách riêng biệt. Điều đó chưa từng có trong lịch sử ở Pháp hay Australia, để khẳng định rằng xã hội của chúng ta bình đẳng một cách ngoại lệ. Sự mô tả này về Hoa Kỳ có chuẩn bị cho học sinh về hiện thực? Chúng mô tả không chính xác đất nước chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học xã hội đã nhiều lần so sánh mức độ bình đẳng kinh tế ở Hoa Kỳ với các quốc gia công nghiệp khác. Dựa theo các đo lường đã có, Hoa Kỳ xếp hạng 6/6, 7/7, 9/12 hay 14/14” Ở Hoa Kỳ, 1/5 dân số giàu nhất có thu nhập gấp 12 lần 1/5 dân số nghèo nhất, tỷ lệ cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp: ở Anh tỷ lệ là 7:1, ở Nhật Bản chỉ là 4:1. 27 Ở Nhật Bản, một giám đốc điều hành trung bình của hãng chế tạo ô tô có thu nhập cao gấp 20 lần một công nhân trung bình trong nhà máy lắp ráp ô tô; ở Hoa Kỳ ông ta (và không phải là bà ta) có thu nhập gấp 192 lần. 28 Sự kiêu ngạo kiểu Jefferson về một quốc gia của nông dân độc lập và thương nhân đã biến mất từ lâu: chỉ có 1/13 người lao động Hoa Kỳ tự kinh doanh, so với 1/8 ở Tây Âu. 29 Do vậy, chúng ta không chỉ có ít hơn các nhà kinh doanh độc lập so với 200 năm trước đây, chúng ta còn có ít hơn so với Châu Âu hiện nay.

Khi mà sách giáo khoa khẳng định rằng Hoa Kỳ thuộc địa có ít sự phân chia giai cấp hơn Châu Âu thì chúng cũng phải trình bày cho độc giả khi nào sự bất bình đẳng xuất hiện. Chắc chắn đó không phải là sự phát triển mới đây. Vào năm 1910, 1% giàu nhất của dân chúng Hoa Kỳ chiếm hơn 1/3 tổng số thu nhập cá nhân, trong khi 1/5 nghèo nhất chỉ chiếm 1/8 tổng thu nhập cá nhân.50 Mức độ bất bình đẳng ngang với Đức hay Anh.31 Nếu sách giáo khoa thừa nhận sự bất bình đẳng, chúng có thể mô tả sự thay đổi trong cấu trúc giai cấp theo thời gian, sẽ dẫn dắt học sinh vào các tranh luận lịch sử hấp dẫn.32

Ví dụ, một số nhà sử học lập luận rằng sự giàu có ở xã hội thuộc địa được phân phối bình đẳng hơn hiện nay và sự bất bình đẳng kinh tế đã gia tăng dưới thời tổng thống Andrew Jackson – thời kỳ được nhận định một cách nực cười là thời đại của người bình thường. Những người khác tin rằng sự phát triển của doanh nghiệp lớn vào cuối thế kỷ 19 đã làm cho cấu trúc giai cấp cứng nhắc hơn. Walter Dean Burnham lập luận rằng chiến thắng bầu cử tổng thống của phe Cộng Hòa vào năm 1896 (McKinley đánh bại Bryan) mang tới một làn sóng tái liên kết chính trị biến “chế độ dân chủ công bằng thành một chế độ tài phiệt”, do đó vào những năm 1920 doanh nghiệp kiểm soát chính sách công. 35 Khoảng cách rõ ràng giữa giàu và nghèo, như khoảng cách giữa người da màu và da trắng, lớn hơn vào cuối Kỷ Nguyên Tiến Bộ vào năm 1920 so với khi bắt đầu vào năm 1890. Lịch sử không phải chỉ có sự gia tăng phân tầng, giữa suy thoái và cuối chiến tranh thế giới thứ II, thu nhập và của cải ở Hoa Kỳ đã trở lại bình đẳng hơn. Sự phân phối thu nhập được duy trì hợp lý cho tới khi tổng thống Reagan nhậm chức vào năm 1981, khi sự bất bình đẳng bắt đầu tăng lên. Vẫn có những học giả khác cho rằng chỉ có thay đổi nhỏ kể từ Cách Mạng. Ví dụ, Lee Sokow phát hiện ra “sự bất bình đẳng thu nhập và của cải đáng ngạc nhiên” ở Hoa Kỳ vào năm 1798. Ít nhất là đối với Boston, Stephan Thernstrom kết luận rằng sự bất bình đẳng trong cơ hội sống của hai giai cấp cho thấy sự tiếp diễn kỳ lạ. 36 Tất cả đều là một phần của lịch sử Hoa Kỳ, nhưng không phải là lịch sử Hoa Kỳ được dạy ở trường trung học.

Đối với các nhà khoa học xã hội, mức độ bất bình đẳng là điều quan trọng cần biết về xã hội. Khi chúng ta xếp hạng các quốc gia theo biến số này, chúng ta thấy các quốc gia vùng Scandinavia ở trên đỉnh, bình đẳng nhất, và các xã hội nông nghiệp như Colombia và Ấn Độ ở gần dưới cùng. Chính sách của chính quyền Reagan và Bush, công khai phục vụ cho người giàu, tiếp tay cho khuynh hướng sẵn có, gây ra sự gia tăng đáng kể của bất bình đẳng từ năm 1981 đến năm 1992. Đối với Hoa Kỳ thì việc tiến tới vị trí của Colombia về bất bình đẳng xã hội không phải là vấn đề nhỏ. Chắc chắn là học sinh trung học muốn được học về việc vào năm 1950 các nhà vật lý học có thu nhập gấp 2,5 lần công nhân công nghiệp tham gia nghiệp đoàn nhưng giờ thì sự chênh lệch là 6 lần. Chắc chắn chúng cần phải biết rằng quản lý cấp cao của các doanh nghiệp may mặc, thường có thu nhập gấp 50 lần người lao động Mỹ bình thường, hiện giờ có mức lương cao gấp 1.500 lần so với công nhân Malaysia của họ. Việc giáo viên và sách giáo khoa lịch sử của chúng ta che dấu thông tin lịch sử có thể thúc đẩy và nuôi dưỡng các tranh luận về những khuynh hướng đã nêu chắc chắn là sai lầm.

Tại sao họ làm điều ngớ ngẩn này? Trước tiên và trên hết là việc nhà xuất bản kiểm duyệt các tác giả sách giáo khoa. “Nếu anh nói về giai cấp thì sẽ luôn có rủi ro bị chụp mũ là Marxist,” biên tập viên nghiên cứu xã hội và lịch sử của một trong những nhà xuất bản lớn nhất nói với tôi. Biên tập viên này nói về điều cấm kỵ, chính thức hay phi chính thức đối với mọi tác giả hợp tác với cô và cô ngụ ý rằng hầu hết các biên tập viên khác cũng làm như vậy.

Sức ép của các nhà xuất bản cũng bắt nguồn từ các hội đồng và ủy bản chấp nhận sách giáo khoa ở bang và quận. Những đối tượng này lại chịu sức ép từ các nhóm có tổ chức và các cá nhân khác xuất hiện trước họ. Dĩ nhiên, sự vận động mạnh mẽ nhất là tổ chức Nhà Nghiên Cứu Phân Tích Giáo Dục do Mel Gabler lãnh đạo. Quan điểm phê phán cánh hữu kiên quyết của Gabler về việc một cuốn sách có nội dung phân tích giai cấp có sức tàn phá ghê ghớm. Như một tác giả đã viết, “Trình bày vấn đề với các khái niệm giai cấp là không thể chấp nhận được, thậm chí ngay cả với những gì không thuộc về nước Mỹ.” Nỗi lo sợ không được chấp nhận ở Texas là vấn đề lo ngại chủ yếu của nhà xuất bản và có thể giải thích tại sao cuốn sách Cuộc Sống và Tự Do mô tả Hoa Kỳ là “một xã hội bất công”, bất công đối với các nhóm kinh tế thấp hơn, không bao giờ được chấp nhận. Sức ép đó cũng mới xuất hiện. Cuốn sách Dẫn Nhập về Vấn Đề của Văn Hóa Mỹ và sách giáo khoa lịch sử nổi tiếng của Harold Rugg, được viết vào thời suy thoái, vẫn có một số phân tích giai cấp. Vào đầu những năm 1940, theo Frances FritzGerald, Hiệp Hội Các Nhà Chế Tạo Quốc Gia đã tấn công cuốn sách của Rugg, một phần vì vấn đề giai cấp và “đưa đến sự kết thúc” của phân tích xã hội và kinh tế trong sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ.40

Ảnh hưởng của các giai cấp trên thường là không trực tiếp. Hình mẫu hợp lý cho đặc quyền giai cấp trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nghĩa Darwin về xã hội, một nguyên mẫu vẫn còn sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa Hoa Kỳ. Khái niệm con người phát triển và thất bại chỉ là đấu tranh sinh tồn của những cá thể thích nghi nhất có thể không phù hợp với dữ liệu về sự biến đổi đa thế hệ ở Hoa Kỳ, nhưng khó có thể loại bỏ hình mẫu ấy khỏi giáo dục Hoa Kỳ, nhất là khỏi các lớp học lịch sử Hoa Kỳ. Sự thật không phù hợp với hình mẫu này, như toàn bộ bài giảng về phân chia giai cấp, đơn giản là bị bỏ qua.

Tác giả sách giáo khoa có thể không cần phải chịu sức ép từ nhà xuất bản, cánh hữu, giai cấp trên, hay các hình mẫu văn hóa để lảng tránh sự phân chia giai cấp. Trong quá trình anh hùng hóa, tác giả sách giáo khoa mô tả nước Mỹ như là một anh hùng, thực sự là một anh hùng trong sách của họ, nên họ phải loại bỏ các khuyết tật của nước Mỹ, họ khó có thể chấp nhận một lý thuyết công bằng xã hội giải thích lý do cho việc 1% dân số kiểm soát tới 40% của cải. Có khi nào 99% còn lại trong số chúng ta lười biếng hoặc không được tưởng thưởng xứng đáng? Để đề cập một số cơ chế - học tập không bình đẳng và tương tự - nhờ vào nó mà giai cấp trên tiếp tục thống trị rõ ràng là sẽ khơi dậy sự phê phán đối với đất nước đáng yêu của chúng ta. Vì bất kỳ lý do nào thì sách giáo khoa cũng tối thiểu hóa sự phân chia giai cấp.

Sau đó họ làm một điều rất khó hiểu: họ không giải thích lợi ích của doanh nghiệp tự do. Viết về các thế hệ sách giáo khoa trước đây, Frances FritzGerald đã chỉ ra rằng sách giáo khoa bỏ qua “đức hạnh cũng như sự đồi bại của hệ thống kinh tế của chúng ta.”42 Giáo viên có thể đề cập tới doanh nghiệp tự do với sự tôn trọng, nhưng hiếm khi từ ngữ vượt quá một khẩu hiệu.45 Sự chểnh mảng này rất kỳ lạ nhưng mang lại lợi thế cho chủ nghĩa tư bản. Ngôi sao bóng rổ Michael Jordan, giám đốc điều hành Lee Iacocca của Chrysler, nhà làm kem Ben và Jerry đều giàu có nhờ vào việc cung cấp hàng hóa mà con người thèm muốn. Chắc chắn là không thể đánh giá sự phân chia giai cấp ngắn gọn như vậy, bởi vì những người có lợi thế lạm dụng lạm dụng của cải và quyền lực để ngăn tiếng nói của những người không có lợi thế. Trong trật tự xã hội và kinh tế, hệ thống tư bản đưa ra nhiều thứ để chỉ trích cũng như nhiều thứ để tán dương. Nước Mỹ là miền đất hứa cho nhiều người. Trên hết là sự xuyên tạc mà chủ nghĩa tư bản áp đặt cho nó, dân chủ cũng có lợi ích từ việc tách biệt quyền lực giữa phạm vi công cộng và cá nhân. Sách giáo khoa lịch sử của chúng ta không bao giờ đả động đến những lợi ích này.

Các nhà xuất bản hay những người ảnh hưởng tới họ đã kết luận thẳng thắn rằng điều mà xã hội Hoa Kỳ cần phải dứt khoát là công dân tán thành cấu trúc xã hội và hệ thống kinh tế không cần suy nghĩ. Hệ quả là sách giáo khoa ngày nay bảo vệ hệ thống kinh tế của chúng ta vô điều kiện, với lòng trung thành không thể dung thứ về sự không phân chia giai cấp độc đáo; do vậy họ khiến cho học sinh khóa học lịch sử Hoa Kỳ không thể phê phán hay bảo vệ hệ thống phân chia giai cấp một cách thành thạo. Nhưng không phải là tốt khi tin rằng Hoa Kỳ bình đẳng sao? Có thể hình mẫu “miền đất hứa” là một huyền thoại được củng cố - có thể việc tin vào nó sẽ biến nó thành sự thật. Nếu như học sinh nghĩ rằng bầu trời là giới hạn, họ có thể chạm vào bầu trời, nếu họ không tin thì họ sẽ không làm.

Sự tương tự về giới tính cho thấy vấn đề với luồng tư duy này. Làm sao nữ sinh trung học hiểu vị trí của họ trong lịch sử Hoa Kỳ khi mà sách giáo khoa lịch sử nói với họ rằng, từ thời thuộc địa tới nay, phụ nữ có cơ hội bình đẳng để phát triển và tham gia vào chính trị? Nữ sinh có thể suy luận, dĩ nhiên là vô thức, rằng đó là sai lầm của giới tính, một kết luận khó có thể chấp nhận.

Sách giáo khoa phải trình bày về việc phụ nữ bị từ chối quyền bầu cử ở nhiều bang cho tới năm 1920 và đối mặt với nhiều rào cản phát triển. Sách giáo khoa cũng phải trình bày về những rào cản đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Câu hỏi cuối cùng mà Miền Đất Hứa hỏi học sinh sau phần “Tiến Bộ Xã Hội” là “Đâu là rào cản ngăn người da đen, bản địa và phụ nữ cạnh tranh một cách bình đẳng với thực dân da trắng?” Sau đoạn tán dương tiến bộ của nó. Cuốn Thách Thức của Tự Do viết, “Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng hay cơ hội bình đẳng để cải thiện cuộc sống của họ,” và tiếp tục mô tả các vấn đề về phân biệt giới tính và chủng tộc. Nhưng không khi nào và ở đâu cuốn Miền Đất Hứa hay Thách Thức của Tự Do (hay đa số các sách giáo khoa khác) gợi ý rằng cơ hội có thể không bình đẳng đối với người da trắng của giai cấp dưới và giai cấp lao động hiện nay.44 Dĩ nhiên, kết quả là ngay cả các lãnh đạo doanh nghiệp và phe Cộng Hòa, những người trả lời phỏng vấn khảo sát làm cái việc mà các nhà khoa học xã hội gọi là “lên án nạn nhân”, lên án hệ thống xã hội hơn là người Mỹ gốc Phi về sự nghèo khổ của người da màu và lên án hệ thống hơn là phụ nữ về những kết quả không bình đẳng ở nơi làm việc. Nói tóm lại, người Mỹ giàu, giống như sách giáo khoa của họ, sẵn sàng coi phân biệt chủng tộc là nguyên nhân của sự nghèo khổ của người da màu, bản địa và phân biệt giới tính là nguyên nhân của sự bất bình đẳng của phụ nữ nhưng không coi sự phân biệt giai cấp là nguyên nhân của sự nghèo khổ nói chung.45

Hơn nhiều so với toán hay khoa học tự nhiên, hơn cả văn học Hoa Kỳ, các khóa học lịch sử Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ nói với học sinh trung học về cách thức họ, cha mẹ, cộng đồng và xã hội phát triển. Trừ một điều là sự bất bình đẳng bởi giai cấp. Mặc dù trẻ em giai cấp lao động và nghèo thường không thể xác định nguyên nhân sự tha hóa của chúng, lịch sử thường vô hiệu hóa điều đó bởi vì nó biện minh hơn là giải thích hiện tại. Khi học sinh phản ứng bằng cách bỏ học, về mặt trí tuệ hay thể chất, kết quả học tập nghèo nàn của chúng sẽ thuyết phục chúng cũng như những người cùng tuổi với chúng về một sự đánh giá nhanh chóng hơn rằng hệ thống là dựa trên tài năng và chúng thiếu tài năng. Cuối cùng, sự thiếu vắng phân tích giai cấp trong môn học lịch sử Hoa Kỳ là một cách để sắp đặt giáo dục ở Hoa Kỳ chống lại giai cấp lao động.

Chú thích:

Bản scan của cuốn sách mà tôi có bị lược bỏ phần chú thích nên tạm thời chưa thể dịch, khi tìm được phần chú thích thì tôi sẽ dịch và bổ sung sau.

Sunday, November 9, 2014

Cách mạng ở Hoa Kỳ

Tại sao cần có một cuộc cách mạng ở Hoa Kỳ? Đế quốc Hoa Kỳ phi dân chủ ra sao? Họ tấn công thế giới Hồi Giáo để làm gì? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Revolution in the United States" của tác giả Garry Leech để có câu trả lời.

Cách mạng ở Hoa Kỳ

Tại sao một số ít người lại có thể áp đặt cuộc sống của rất nhiều người? Tôi không đề cập tới vấn đề 1% và 99%. Tôi đang nói về số cử tri ở Hoa Kỳ và những tay chân Canada và Anh của họ. Trong khi đó, hàng tỷ người trên thế giới có cuộc sống chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những quyết định của các quan chức dân cử ở những quốc gia thịnh vượng dường như không có tiếng nói. Đế quốc Hoa Kỳ hoàn toàn không dân chủ. Nó là toàn trị! Nó là đế quốc! Nó bất công! Cần có một cuộc cách mạng.

Vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, 121 triệu người Mỹ bỏ phiếu, chiếm 57% số người trong độ tuổi bầu cử. Tuy tổng số phiếu bầu không đạt đa số tuyệt đối nhưng cũng đủ đảm bảo sự hợp hiến cho hệ thống chính trị Hoa Kỳ, nhất là trong con mắt của nhiều người Mỹ.

Nhưng quyết định chính trị do các quan chức dân cử Hoa Kỳ đưa ra vượt ra ngoài biên giới quốc gia rất xa. Thông qua chính sách đối ngoại và vai trò thống trị trong các thiết chế quốc tế như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, NATO, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới, Hoa Kỳ tác động đến cuộc sống của hầu hết mọi người trên trái đất. Hay nói cách khác, sự lựa chọn của 121 triệu người Mỹ tác động trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người trên trái đất. Dân chủ ở đâu?

Các biên giới quốc gia liên tục bị bào mòn dưới danh nghĩa của chủ nghĩa tư bản “thị trường tự do”, để doanh nghiệp có thể di chuyển tư bản và lợi nhuận quanh trái đất, nhằm khai thác lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, đặc biệt là ở bán cầu phía Nam. Nhưng khi kinh tế ngày càng bị toàn cầu hóa thì dân chủ lại vẫn cắm rễ vào quốc gia-nhà nước. 

Song mọi quốc gia không bình đẳng. Hoa Kỳ được thừa hưởng vai trò mà những kẻ thực dân Châu Âu đã nắm giữ từ hàng trăm năm nay. Giống như tầng lớp cai trị ở các hệ thống thuộc địa cũ, Hoa Kỳ nắm giữ một khối lượng bất cân xứng về quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự trong chủ nghĩa đế quốc hiện thời. Kết quả của sự thống trị đó là 121 triệu cử tri người Mỹ quyết định số phận của hàng tỷ người trên trái đất bốn năm một lần. 

Nhưng số phận của dân cư trên thế giới là một điều cực kỳ xa lạ với suy nghĩ của đại đa số cử tri trong thời gian bầu cử. Họ chủ yếu tập trung vào các lợi ích nhất thời như việc làm, thuế khóa, an ninh và các vấn đề khác, những vấn đề mà họ thấy là quan trọng đối với đời sống hàng ngày của họ. Họ không quan tâm – hay không nhìn thấy – các chính sách chính trị, kinh tế và quân sự được chính quyền mà họ lựa chọn triển khai trên toàn cầu có tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều người trên thế giới ra sao. Hệ quả là có rất ít người Mỹ bỏ phiếu chống lại những gì họ cho là lợi ích của bản thân để ủng hộ lợi ích của đa số nhân dân trên thế giới. 

Điều gì sẽ xảy ra khi những người chịu tác động tiêu cực từ chính sách của Hoa Kỳ tìm cách tự mình đối đầu với mô hình đế quốc Hoa Kỳ phi dân chủ? Washington không thể tránh khỏi phải trả lời bằng bạo lực để bảo vệ hiện trạng. Đó là lý do tại sao có rất nhiều người trên thế giới không tin rằng Hoa Kỳ là lực lượng của điều tốt. Trên thực tế, theo kết quả một khảo sát tại 68 quốc gia vào năm 2013 của WIN/Gallup, Hoa Kỳ được coi là mối nguy hiểm lớn nhất đối với hòa bình thế giới – như mỗi năm khảo sát được thực hiện. 

Đế quốc Hoa Kỳ

Sự thống trị chính trị toàn cầu của Hoa Kỳ tự khẳng định bản thân thông qua hỗ trợ quân sự và kinh tế cho các chính quyền đồng minh, bất kể là các chính quyền đó có tham nhũng, phi dân chủ và bạo lực đến đâu khi bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ. Những lợi ích đó chủ yếu dựa trên việc cho phép các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các công ty đa quốc gia và đảm bảo sự tiếp diễn của phong cách sống tiêu dùng mà nhiều người Mỹ đang tận hưởng. 

Hậu quả của việc ưu tiên lợi nhuận doanh nghiệp và phong cách sống tiêu dùng ở các quốc gia giàu có là sự tàn phá đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hơn 10 triệu người chết hàng năm ở Châu Mỹ Latin, Châu Phi và Châu Á do thiếu chăm sóc y tế và thuốc men thích hợp.

Ví dụ, các công ty dược phẩm sản xuất các thuốc men kiểu “phong cách sống” để xử lý các vấn đề khó chịu hay các nguy cơ không tổn hại tính mạng cho người dân ở các nước giàu, những người có thể mua chúng, thì có lợi nhuận hơn là chế tạo các dược phẩm thiết yếu cho người nghèo, những người không tạo ra thị trường khả thi. Hệ quả không thể tránh khỏi là diệt chủng cơ cấu; một thảm kịch đang mà bệnh dịch Ebola ở Tây Phi đang cho thấy rõ.

Khi các chính quyền trở nên can đảm và thách thức các lợi ích của Hoa Kỳ thì Washington sẽ không thể không trả lời bằng trừng phạt kinh tế, ủng hộ các cuộc đảo chính quân sự và nếu cần thiết là can thiệp quân sự trực tiếp. Mục tiêu là đảm bảo rằng mô hình tư bản chủ nghĩa sẽ thống trị khắp thế giới. Để đảm bảo mô hình đó được chấp nhận là hợp pháp thì điều cốt yếu là nhân dân khắp thế giới phải thấm nhuần các giá trị tự do phương Tây. Đó chính là lý do tại sao Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào thế giới Hồi Giáo, trái ngược với những hùng biện phát ra từ Nhà Trắng, là một cuộc chiến tranh chống lại Hồi Giáo. Sự chấp nhận các giá trị tự do phương Tây là cần thiết để duy trì chủ nghĩa tư bản và rất nhiều các giá trị của chủ nghĩa cá nhân mâu thuẫn với một số giá trị tập thể của Hồi Giáo.

Các cuộc can thiệp quân sự tiếp diễn ở Trung Đông và Trung Á là một sự tiếp tục xây dựng đế quốc được bắt đầu từ năm 1492, sau khi Christopher Columbus “khám phá” ra Châu Mỹ. Các giá trị và hoạt động văn hóa của người bản địa Châu Mỹ không phù hợp với các giá trị tự do và Thiên Chúa Giáo nổi bật ở Châu Âu, nhất là là tư tưởng Khai Sáng, thứ đã cung cấp nền tảng triết học cho chủ nghĩa tư bản. Hệ quả là những thổ dân phản kháng – và cả những người không phản kháng – sự áp đặt của những giá trị Châu Âu đối với văn hóa của họ đã bị tàn sát.

Đa số những người sống sót đã bị nhốt trong các khu bảo tồn và từ thế hệ này sang thế hệ khác là đối tượng của sự đồng hóa thông qua hệ thống giáo dục lấy Châu Âu làm trung tâm. Tương tự ở Châu Phi và Châu Á, chủ nghĩa thực dân Châu Âu đã áp đặt các ý tưởng tự do và Thiên Chúa Giáo cho người dân, buộc họ ghi nhớ các giá trị Châu Âu thiết yếu để chấp nhận hệ thống chủ nghĩa tư bản đang điều khiển các dự án thuộc địa.

Nhiều nỗ lực gần đây thách thức quá trình đó của chủ nghĩa đế quốc đều bị đáp lại bằng bạo lực. Hoa Kỳ đã lật đổ hầu như mọi chính quyền đối đầu với sự thống trị của họ. Đây là chỉ là danh sách một phần các quốc gia có chính quyền bị lật đổ trong các cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn hay can thiệp quân sự trong những thập kỷ gần đây: Iran (1953), Guatemala (1954), Nam Việt Nam (1963)*, Brazil (1964), Indonesia (1965), Chile (1973), Argentina (1976), Haiti (1991 and 2004), Afghanistan (2001), Iraq (2003), Honduras (2009) và Libya (2011). Một số chính quyền đó được lựa chọn dân chủ trong tự do và bầu cử công bằng. 

Những chính quyền khác đủ can đảm đối đầu với sự thống trị của Hoa Kỳ phải rất nỗ lực trong đơn độc để tồn tại trước những âm mưu lật đổ. Cuba đẩy lùi cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn năm 1961 và phải cam chịu lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ hơn nửa thế kỷ. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc mới đây bỏ phiếu với đa số tuyệt đối lên án lệnh cấm vận lần thứ 23, 188 quốc gia đã kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận và chỉ có hai nước – Hoa Kỳ và Israel – bỏ phiếu chống lại nghị quyết đó. Tương tự, Venezuela đã trụ được qua cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn vào năm 2002 nhằm lật đổ tổng thống Chavez và tiếp đó thường xuyên bị các chính khách Hoa Kỳ bôi nhọ.

Cực đoan hóa Hồi Giáo 

Chủ nghĩa quân phiệt Hoa Kỳ trong thế giới Hồi Giáo cũng tìm cách đối đầu với những ai phản đối việc phổ biến các giá trị tự do phương Tây thiết yếu đối với toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản. Năm mươi năm trước đây không hề có các nhóm Hồi Giáo cực đoan nổi bật nào. Sự tiến hóa hiện thời của chủ nghĩa cực đoan có thể bắt đầu từ khi Hoa Kỳ hậu thuẫn cho việc lật đổ thủ tướng thế tục và được tín nhiệm Mohamad Mossadegh của Iran vào năm 1953 sau khi ông ta quốc hữu hóa công nghiệp dầu mỏ. Shah đã được tái lập làm người cai trị Iran và ông ta lập tức lại mở cửa quốc gia cho các công ty dầu mỏ phương Tây, đồng thời cảnh sát mật được Hoa Kỳ huấn luyện của ông ta đàn áp tàn bạo những người bất đồng chính kiến.

Dưới sự cai trị độc đoán của chính quyền Shah do Hoa Kỳ hậu thuẫn thì hoạt động văn hóa phương Tây trở thành phổ biến ở Iran cùng với sự hiện diện của rất nhiều công nhân dầu mỏ Hoa Kỳ và Anh. Đồng thời, một số lượng ngày càng lớn người Iran phải gánh chịu sự nghèo khổ khi Shah và công nhân dầu mỏ phương Tây đánh cắp tài nguyên giàu có của quốc gia ngay trước mắt họ. Sự oán giận lớn dần bắt nguồn từ tình trạng ấy đã tạo ra môi trường lý tưởng để chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống xây dựng lực lượng trong lòng nhân dân Iran. Vào năm 1979, đa số người Iran đã ủng hộ cuộc cách mạng của những người chính thống, lật đổ chế độ tha hóa và tàn bạo của Shah. 

Trong những thập kỷ tiếp theo, sự ủng hộ của Washington đối với các chính phủ tha hóa nhưng phục vụ cho lợi ích của phương Tây trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến việc đảm bảo cho dầu chảy liên tục, đã cực đoan hóa nhiều thành phần của thế giới Hồi giáo. Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự và kinh tế hơn 4 tỷ dollar cho những kẻ nổi loạn Mujahideen, để họ chống lại Liên Bang Soviet ở Afghanistan trong những năm 1980. Một trong những kẻ nổi loạn Mujahideen được Hoa Kỳ hậu thuẫn là Osama bin Laden, sau khi loại bỏ những kẻ xâm lược Soviet của phương Tây khỏi thế giới Hồi giáo, ông ta đã thành lập Al-Qaeda và chuyển hướng sang kẻ xâm lược phương Tây cuối cùng, khi quân đội Hoa Kỳ lập căn cứ ở Arab Saudi vào năm 1991. Rất nhiều cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực kể từ năm 1991 và sự hỗ trợ vô điều kiện của Washington cho Israel đã chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa của chủ nghĩa cực đoan.

Rõ ràng là can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Trung Đông không xuất phát từ động cơ khuyến khích dân chủ và nhân quyền. Trên hết, nếu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những động cơ cao quý đó thì Washington đã lật đổ từ lâu chế độ độc tài tàn nhẫn tại nước đồng minh thân cận Arab Saudi của họ cũng như giải thoát khu vực khỏi những người bạn toàn trị của họ. Cần biết là chính quyền Arab Saudi thường xuyên chặt đầu công khai người dân của họ - 19 người vào tháng 7 và 8 – quyết định của Obama cho phép quân đội Hoa Kỳ với những kẻ chặt đầu Saudi chiến đấu chống lại những kẻ chặt đầu của Quốc Gia Hồi Giáo đã chứng minh hùng hồn về nhân quyền. Hiển nhiên là việc chặt đầu tự bản thân nó không làm ai đó trở thành “độc ác”, giống như việc chặt đầu người phương Tây để chống lại các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ.

Sự thất bại của những nhóm quốc gia thế tục và ôn hòa hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của chủ nghĩa Hồi giáo đã dẫn đến sự trỗi dậy của các tổ chức chính thống cực đoan hơn như Hezbollah, Hamas, Taliaban, al-Qaeda và giờ là Nhà Nước Hồi Giáo. Nói ngắn gọn, chúng ta chứng kiến sự cực đoan hóa trên quy mô khu vực tương tự như những gì đã diễn ra trên quy mô quốc gia ở Iran sau khi Hoa Kỳ can thiệp và ủng hộ chế độ Shah tàn bạo.

Chính sách đế quốc của Washington ưu tiên cho các lợi ích của công ty dầu mỏ và kinh tế phương Tây hơn nhân dân Hồi Giáo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi điều đó dẫn đến sự cực đoan hóa của phe đối đầu với can thiệp quân sự, chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ vào thế giới Hồi Giáo. Hoa Kỳ phản ứng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan không phải bằng cách xem xét lại phương thức tiếp cận kiểu đế quốc của họ, mà theo cách ngược lại là gia tăng chúng. Các cuộc xâm lược và chiếm đóng quân sự do Hoa Kỳ cầm đầu ở Afghamistan và Iraq còn có thể giải thích theo cách nào khác? Ở cả hai quốc gia đó, mục tiêu là áp đặt bằng quân sự nền dân chủ tự do kiểu phương Tây đối với người dân Hồi Giáo và sáp nhập tài nguyên cũng như kinh tế của những quốc gia đó vào hệ thống tư bản toàn cầu.

Bất chấp những hùng biện được lặp đi lặp lại của các lãnh đạo phương Tây rằng can thiệp quân sự vào khu vực không tạo thành cuộc chiến tranh chống Hồi Giáo, đó chính là chiến tranh chống Hồi Giáo. Đó là cuộc chiến tranh chống lại các giá trị Hồi Giáo vốn xung đột với hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thô bạo và bất nhân của các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng đầu tư. Đó là cuộc chiến tranh chống lại các giá trị tập thể và niềm tin, những thứ vốn xung đột với chủ nghĩa cá nhân và văn hóa tiêu dùng buông thả trong cốt lõi của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đó là cuộc chiến tranh chống lại những người Hồi Giáo đã hết ảo tưởng với mô hình dân chủ và hệ thống kinh tế chỉ mang lại cho họ sự bất lực và bần cùng.

Toàn cầu hóa theo kiểu tân tự do không chỉ khiến cho thế giới Hồi Giáo nghèo khổ, mà nó cũng thất bại trong việc đem lại tiếng nói chính trị của họ thông qua hòm phiếu. Khi người Hồi Giáo lựa chọn một đảng Hồi Giáo trong các cuộc bầu cử kiểu phương Tây, chính phủ mới sẽ lập tức trở thành mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Người Ai Cập nổi dậy trên đường phố vào năm 2011 trong Mùa Xuân Arab đòi lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak được Hoa Kỳ hậu thuẫn và bầu cử được tổ chức. Năm tiếp theo, đa số người dân Ai Cập lựa chọn ứng cử viên tổng thống đại diện cho tổ chức Hồi Giáo của quốc gia, Huynh Đệ Hồi Giáo. Một năm sau, Washington và đồng minh của họ quay mặt làm ngơ khi quân đội Ai Cập do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã đảo chính lật đổ chính quyền được bầu chọn dân chủ. 

Đây không phải là lần đầu tiên các quyền lực phương Tây phá hoại dân chủ trong thế giới Hồi Giáo. Vào năm 1991, khi kết quả bầu cử nghị viện ở Algeria cho thấy có vẻ Mặt Trận Cứu Nguy Hồi Giáo sẽ thắng với đa số 2/3, quân đội đã can thiệp và hủy bỏ cuộc bầu cử, không cho phép đảng Hồi Giáo thắng cử. Hoa Kỳ và Pháp hỗ trợ cuộc đảo chính đó bởi vì họ phản đối việc thiết lập một chính quyền Hồi Giáo ở Algeria, ngay cả khi chính quyền được bầu cử dân chủ đó đại diện cho nguyện vọng của đa số người dân Algeria. Cái giá của việc phá hoại tiến trình dân chủ đó là một cuộc nội chiến cướp đi sinh mạng của hơn 150.000 người trong thập kỷ tiếp theo. 

Tương tự vào năm 2006, người dân Palestin bỏ phiếu cho đảng Hồi Giáo Hamas nhiều hơn là đảng Fatah, kết quả là Hamas được 76 ghế còn Fatah được 45 ghế, do đó Hamas có quyền thành lập chính phủ. Hoa Kỳ, Canada và Liên Minh Châu Âu đáp lại kết quả bầu cử bằng cách ngay lập tức cắt viện trợ cho chính phủ Hamas và cho phép Israel phong tỏa một cách vô nhân đạo căn cứ của Hamas ở dải Gaza. Những trường hợp đó đã gửi một thông điệp rõ ràng đến cho người Hồi Giáo: Chấp nhận dân chủ theo kiểu phương Tây nhưng không được bầu cho đảng Hồi Giáo. Có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều người Hồi Giáo vỡ mộng với dân chủ kiểu phương Tây và hệ thống kinh tế toàn cầu chủ yếu phục vụ cho lợi ích phương Tây?

Sự vỡ mộng đó đã thể hiện bản thân trong một “nguy cơ” bắt nguồn tự cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ. Nhà Nước Hồi Giáo còn cực đoan hơn cả al-Qaeda trong những nỗ lực chống đế quốc phương Tây. Bất chấp thực tế, phương Tây đáp lại Nhà Nước Hồi Giáo bằng bản sao của cuộc can thiệp quân sự trước đó ở Trung Đông, thứ đã khai sinh ra al-Qaeda và Nhà Nước Hồi Giáo. 

Washington đang gia tăng can thiệp quân sự vào thế giới Hồi Giáo, họ đã giết hại hàng ngàn thường dân vô tội. Trong thực tế, số lượng người Hồi Giáo vô tội bị bom Mỹ giết hại đã vượt xa số người phương Tây bị các nhóm Hồi Giáo cực đoan giết hại. Lịch sử cho thấy rằng ngay cả khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo, số lượng thường dân bị quân đội phương Tây giết hại sẽ lại dẫn đến việc một nhóm cực đoan hơn nữa xuất hiện để thay thế Nhà Nước Hồi Giáo.

Nguyên nhân thực sự khiến Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây nhắm vào Nhà Nước Hồi Giáo dường như sẽ rõ ràng hơn khi so sánh nhóm cực đoan đó với các cartel ma túy Mexico. Cartel ma túy Mexico là mối đe dọa bạo lực lớn hơn đối với thường dân, bao gồm cả người Mỹ, hơn là Nhà Nước Hồi Giáo. Họ đã giết hại hơn 13.000 người trong năm 2013, gần gấp đôi số người chết ở Iraq. Quan trọng hơn theo quan điểm của Hoa Kỳ, hơn 300 công dân Hoa Kỳ đã bị cartel ma túy Mexico sát hại trong 6 năm qua, vượt xa số người Mỹ bị Nhà Nước Hồi Giáo giết hại.

Hơn nữa, các cartel không chỉ chặt đầu các nạn nhân, họ còn chặt xác ra nhiều mảnh. Họ thường xuyên tuyển mộ các thiếu niên tầm 11 tuổi và thường xuyên tấn công phụ nữ và trẻ em. Các cartel kiểm soát các khu vực lãnh thổ rộng lớn ở miền Bắc Mexico và chính quyền không thể đánh bại họ. Mặc dù vậy, chúng ta không ném bom miền Bắc Mexico để tiêu diệt nhóm bạo lực đó. Tại sao không? Bởi vì đó không phải là loại khuyến khích nhân quyền hay dân chủ mà chính quyền Hoa Kỳ muốn làm; Washington chỉ phản ứng trước các nguy cơ rõ ràng đối với hệ thống tư bản.

Ở Mexico, các hoạt động bạo lực của cartel ma túy không xâm hại đến năng lực tạo lợi nhuận dựa trên bóc lột lao động và tài nguyên tự nhiên giá rẻ của các công ty đa quốc gia. Các cartel ma túy không gây phiền toái cho mô hình kinh tế tự do thương mại, vốn hiện diện công khai ở Mexico với Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA). Mặt trái là những kẻ buôn ma túy dựa trên dòng thương mại thường xuyên và liên tục qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico để vận chuyển ma túy. Nói ngắn gọn, không giống như Nhà Nước Hồi Giáo, các cartel ma túy Mexico không thách thức các giá trị tự do phương Tây cũng như mô hình kinh tế tư bản mà Hoa Kỳ khuếch trương.

Kết luận

Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tiêu tốn hơn 500 năm để áp đặt các giá trị phương Tây cho người dân khắp thế giới. Những người dân đó không bao giờ có tiếng nói trong các chính sách chính trị, xã hội và kinh tế được áp đặt cho họ. Chủ nghĩa đế quốc, theo định nghĩa, là phi dân chủ. Trong khi chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới, chỉ có một ít phần trăm dân số toàn cầu có tiếng nói trong việc lựa chọn chính quyền đó. Đại đa số trong 121 triệu cử tri người Mỹ không mấy quan tâm đến vệc lá phiếu của họ sẽ có ảnh hưởng ra sao tới người Hồi Giáo ở Trung Đông, thổ dân ở Châu Mỹ Latin, và hàng triệu người khác khắp Châu Phi, Châu Á. Quyết định bầu cử của họ chủ yếu được xác định dựa vào nhận thức về các nhu cầu tức thời, thứ đó là cái vỏ hợp hiến không chỉ cho dân chủ Hoa Kỳ mà còn cho cả chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ.

Hệ quả là dường như trong một tương lai có thể thấy trước, một cuộc cách mạng sẽ nổ ra ở trái tim của đế quốc. Có vẻ là sẽ nổ ra ở các khu vực hẻo lánh của Đế quốc Hoa Kỳ. Trong thực tế, đã có nhiều dạng cách mạng diễn ra, từ phong trào thổ dân đòi chủ quyền ở Châu Mỹ Latin tới các nhóm Hồi Giáo chính thống cực đoan như al-Qaeda và Nhà Nước Hồi Giáo ở Trung Đông. Vào lúc này, đại đa số dân chúng thế giới đang đối đầu với chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ một cách ôn hòa, họ tìm kiếm chủ quyền và tiếng nói trong các quyết định chủ chốt có ảnh hưởng đến đời sống của họ theo cách bất bạo động. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục tiêu diệt mọi sự đối đầu ôn hòa với chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ phổ cập những dạng chủ nghĩa cực đoan như đang trỗi dậy ở Trung Đông.

Vì lợi ích của thế giới, điều quan trọng là một cuộc cách mạng diễn ra để lật đổ hệ thống đế quốc Hoa Kỳ trước khi các thế lực bạo lực cực đoan châm ngòi cho hỗn loạn toàn cầu. Nếu đế quốc Hoa Kỳ không bị lật đổ bởi những người đang sống tại trung tâm của nó thì cũng sẽ bị lật đổ bởi những “đối tượng” của nó ở những khu vực hẻo lánh, những người đang phải gánh chịu thuế khóa – thông qua việc bóc lột lao động và tài nguyên giá rẻ của họ - mà không có ai đại diện. Trên hết, chúng ta không có gì để mất ngoài xiềng xích của mình.


Garry Leech is an independent journalist and author of numerous books including Capitalism: A Structural Genocide (Zed Books, 2012); Beyond Bogota: Diary of a Drug War Journalist in Colombia (Beacon Press, 2009); and Crude Interventions: The United States Oil and the New World Disorder (Zed Books, 2006). ). He is also a lecturer in the Department of Political Science at Cape Breton University in Canada.

*Chú thích của người dịch: Tác giả đã nhầm lẫn về vụ đảo chính lật đổ nhà độc tài Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam năm 1963. Ngô Đình Diệm chưa bao giờ chống lại Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia. Ông ta rất trung thành với Mỹ nhưng thất bại trong việc thực thi các chính sách của Mỹ và ngoan cố không chịu rời bỏ quyền lực khi đã hết giá trị lợi dụng. Do đó, Mỹ buộc phải cho tay chân lật đổ Ngô Đình Diệm.