Showing posts with label Michio Akama. Show all posts
Showing posts with label Michio Akama. Show all posts

Sunday, May 10, 2015

Sự phát triển của kinh tế học Marxist ở Nhật Bản

Hiện nay, người ta thường nghe thấy những luận điệu tuyên truyền đủ loại ở Việt Nam là chủ nghĩa Marx đã vô dụng, đã bị nhân loại vứt bỏ, song rõ ràng đó là điều dối trá, chủ nghĩa Marx vẫn được giảng dạy và nghiên cứu rộng rãi ở các trường đại học phương Tây. Trong hơn một thế kỷ qua, các học giả phương Tây đã phát triển một nhánh chủ nghĩa Marx, được gọi là Marxist phương Tây để phân biệt với chủ nghĩa Marx ở các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng còn một vấn đề nữa là ngoài các nước xã hội chủ nghĩa thì các nước phương tư bản phương Tây có sử dụng học thuyết của Marx để xây dựng chính sách không? Khó có được câu trả lời chính xác. Nhưng có một ngoại lệ, đó là Nhật Bản, mặc dù là nước tư bản theo kiểu phương Tây nhưng kinh tế chính trị Marxist lại có ảnh hưởng lớn và được thừa nhận công khai không chỉ trong nghiên cứu mà còn cả trong các chính sách kinh tế quan trọng để phát triển nước Nhật. 

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Marxian economics" của tác giả Michio Akama, giáo sư khoa Luật và Văn chương của đại học Ehime, Nhật Bản. Bài viết này là Chương 4 của cuốn "Japanese Economics and Economists since 1945" do nữ giáo sư Aiko Ikeo, trường thương mại, đại học Waseda, Nhật Bản, biên tập. Sách được nhà xuất bản Routledge, London phát hành năm 2000.

Kinh tế học Marxist

Giới thiệu

Nhật Bản có thể nói là một trường hợp độc nhất trong số các nước tư bản, nơi mà kinh tế học Marxist được thừa nhận là một trụ cột quan trọng của tư tưởng kinh tế trong học thuật và là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm cũng như phân tích chính trị. Các học giả Marxist đã tham gia vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và thường nhận được nhiều sự chú ý hơn so với hiện tại. Kinh tế học Marxist tạo ra sự thúc đẩy cho các chính sách kinh tế trong chu kỳ ngay sau cuộc chiến (Thế Chiến thứ II), khi mà các cải cách dân chủ đối với hệ thống kinh tế của Nhật Bản là hết sức cấp thiết. Họ cũng sử dụng một số ảnh hưởng để hiện thực hóa các chính sách này. Vào nửa cuối những năm 1950, họ đã chỉ ra vấn đề tồn tại của cái được gọi là cấu trúc kép trong kinh tế Nhật Bản. Đây là những lý do khiến toàn bộ một chương được dành cho kinh tế học Marxist trong một cuốn sách về kinh tế học Nhật Bản kể từ năm 1945.

Mượn lời của nhà nghiên cứu di truyền học Hitoshi Kihara,1 có thể nói rằng “lịch sử của kinh tế học Marxist ở Nhật Bản tồn tại trong cách diễn giải nó”. Mặc dù vậy, nhiều nhà kinh tế học Nhật Bản đã luôn sắc sảo về các vấn đề kinh tế và chính trị vào thời của họ, chú ý tới sự xung đột nội tại giữa các hệ thống kinh tế xã hội đang tồn tại. Họ cố gắng phân tích các vấn đề đương đại trên phương diện cơ bản và lý thuyết, để diễn giải những vấn đề này theo nhiều cách khác nhau bằng cách liên hệ chúng với hệ thống kinh tế xã hội nhằm hiểu sâu sắc các vấn đề và nguyên nhân của chúng.

Do một số lượng khổng lồ các kết quả nghiên cứu đã được các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản tạo ra nên việc phân tích toàn bộ chúng không phải là điều đơn giản với một học giả. Hơn nữa, mười học giả kinh tế Marxist Nhật Bản có thể viết ra mười câu chuyện khác nhau về kinh tế học Marxist của Nhật Bản. Việc tóm tắt những phân tích về lịch sử của các lập luận Marxist bằng cách nghiên cứu các cuộc tranh luận sôi nổi hết lần này đến lần khác có thể rất đáng được quan tâm. Mặc dù vậy, chương này tập trung chủ yếu vào “các loạt công bố”, cụ thể là thành quả khoa học, mục đích là phác thảo quá khứ, hiện tại và tương lai của kinh tế học Marxist (ở một nước tư bản chủ nghĩa).

4.1 Tự do học thuật và kinh tế học Marxist: “Thời kỳ chính trị” và “kinh tế học đối đầu”

4.1.1 Truyền thống, phục hưng và sáng tạo

Việc xem xét sự phát triển của kinh tế học Marxist sau chiến tranh, giới thiệu và công bố các thành quả trong quá khứ có một ý nghĩa quan trọng. Shihonron Nyumon (Giới thiệu Tư Bản, 1951-51) của Kawakami là một khảo cứu tổng quát về nghiên cứu của Tư Bản. Kushida Tamizo Zenshu (Tuyển tập tác phẩm của Tamizo Kushida, 1947) và Marx Kyokoron Kenkyu (Nghiên cứu Khủng hoảng kinh tế Marxist, 1949) của Kushida và Shihonron no Kenkyu (Nghiên cứu Tư Bản, 1949) của Uno là những bản chỉnh sửa của các chuyên khảo đã được xuất bản trước chiến tranh. Saiseisan Katei Hyoshiki Bunseki Joron (Giới thiệu Phân tích về Quá trình Tái sản xuất, 1948) của Yamada và Keizai Seisakuron (Lý thuyết về Chính sách Kinh tế, 1951) đã cố gắng phát triển các phương thức tiếp cận mới đối với kinh tế học. Thành quả của họ đã được thừa nhận là các công trình bất hủ. Nghiên cứu kinh tế học Marxist hưng thịnh sau năm 1945 không phải hiện tượng nhất thời. Nền tảng của những nghiên cứu này đã được gặt hái trước và trong thời kỳ chiến tranh, khi các nhà Marxist, chủ nghĩa xã hội và thậm chí là phái tự do đã có một thời kỳ khó khăn để bảo vệ lý tưởng của họ.

Chúng ta cũng không thể quên các nghiên cứu khác, những nghiên cứu cố gắng soi rọi thực tại của Nhật Bản bằng cách đào sâu các tác phẩm kinh tế cổ điển, hay tách một số thứ ra khỏi nghiên cứu kinh tế học Marxist. Adam Smith no Shimin Shakai Taikei (Xã hội dân sự của Adam, 1946) của Takashima đã áp dụng khái niệm xã hội dân sự của Smith vào một xã hội ở Viễn Đông, cách xa Châu Âu. Ông đặt ra câu hỏi về việc sự hình thành của xã hội dân sự có được phân tích một cách khoa học hay không. Đây là kiểu nghiên cứu hàn lâm trước thời kỳ chiến tranh. Kindai Keizaigaku no Kihon Seikaku (Đặc điểm cơ bản của Kinh tế học Hiện đại, 1949) của Sugimoto xây dựng hệ thống kinh tế của ông, bao gồm cả phương pháp luận và phân tích mang tính lịch sử về tư duy kinh tế, bằng cách tuân theo phương pháp nghiên cứu phê phán Marxist, và khẳng định sự quan trọng của “làm việc chăm chỉ” đối với cái được gọi là kinh tế học hiện đại (phi Marxist, cổ điển, hay kinh tế học Keynes). Khi chúng ta  thấy sự thật là không chỉ có kinh tế học Marxist tạo ra chỗ đứng của nó trong học thuật mà cả kinh tế học hiện đại cũng tạo ra một số ảnh hưởng, nỗ lực của Sugimoto đã đưa ra một gợi ý quan trọng đối với các nhà kinh tế học Marxist của Nhật Bản.

Hầu hết người Nhật Bản đều nhớ ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Hoàng tuyên bố thua trận trên đài phát thanh, vào ngày đó chính quyền cũ đã bắt đầu lung lay. Trước chiến tranh, xã hội Nhật Bản là một trật tự đẳng cấp với hoàng đế ở đỉnh. Quân đồng minh, quyền lực của họ chính thức có hiệu lực vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, sau đó đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế và hệ thống chính trị cũ của Nhật Bản, Ở Nhật Bản, sự phát triển của kinh tế học Marxist đã bắt đầu từ những năm 1920, nhưng kinh tế học Marxist chính thức bị cấm và bị coi là bất hợp pháp từ khoảng năm 1930 đến 1945. Thực sự là ngày 15 tháng 8 năm 1945 có thể đánh dấu sự giải phóng áp bức đối với những người Marxist. Mặc dù vậy, đó không phải là một sự phá vỡ hoàn toàn. Kinh tế học Marxist không khởi đầu mới hoàn toàn từ đống đổ nát của quốc gia bại trận, nhưng “có thể tạo ra sự tiến bộ dựa trên truyền thống và di sản được tạo ra trước và trong chiến tranh” (Miyazaki 1984:214,215).

Dĩ nhiên là có những yếu tố mới xuất hiện sau chiến tranh. Sau ngày 15 tháng 8 năm 1945, các cuộc tranh luận cực đoan vốn bị ngắt quãng trong những năm 1930 đã được mở lại và các hệ thống lý thuyết như Keizaigaku Kyokasho (Sách giáo khoa Kinh tế học), được hình thành dưới thời Stalin ở Liên Bang Soviet trước đây, bắt đầu tràn vào. Học thuyết “khủng hoảng tổng thể của chủ nghĩa tư bản” được hồi sinh bởi Quốc Tế Cộng Sản, “học thuyết hai con đường” của Lenin tràn qua giới học thuật, lý thuyết “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước” của ông cũng bắt đầu nhận được chú ý. Sau khi Trung Quốc tái sinh dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 1949, Đảng có ý định bắt đầu cuộc cách mạng chống chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Các nhà kinh tế học Marxist của thời kỳ hậu chiến, những người đã trưởng thành dưới sự thay đổi chính trị nhanh chóng, bắt đầu việc nghiên cứu của họ không chỉ phải đối mặt với các thành quả tích lũy của thế hệ già từ thời tiền chiến mà cả các học thuyết mới của thế hệ mới.

4.1.2 Hoa bắt đầu nở

Trên cơ sở của những thành quả từ trước chiến tranh, các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản bắt đầu công bố các nghiên cứu và tổ chức các cộng đồng học thuật. Nhiều nhà kinh tế học Marxist đã tập hợp ở Hiệp Hội Nhà Khoa Học Dân Chủ của Lĩnh Vực Kinh Tế (ESDSA) ngay sau chiến tranh. ESDSA được coi là hiệp hội thành viên hàng đầu của Liên Hiệp Hội Kinh Tế Quốc Gia ở Nhật Bản. Sau khi Hội Đồng Khoa Học được thành lập ở Nhật Bản vào năm 1941, khoa học kinh tế và thương mại được phân chia lần thứ ba.

Khi tự do học thuật được đảm bảo cả về danh nghĩa và thực tế, các công trình hoàn chỉnh của Karl Marx được xuất bản. Choryu Koza Keizaigaku Zenshu (Tập tiểu luận về Kinh tế, 1949) là một công trình đặc biệt được nhiều nhà kinh tế học Marxist tham gia hoàn thiện. ESDSA xuất bản Koza Shihonron no Kaimei (Tập tiểu luận về giải thích Tư Bản, 1951-53), nhà xuất bản Iwanami Shoten phát hành Nihon Shihonshugi Koza (Tập tiểu luận về học sách giáo khoa kinh tế, 1953–54). Một sự áp dụng các mệnh đề không chính xác của Stalin trong “Một số vấn đề kinh tế ở Liên Bang Soviet” (1952, được dịch sang tiếng Nhật cùng năm) và sự tuân thủ theo “Luận cương 1951”, là nền tảng của Đảng Cộng Sản Nhật Bản. ESDSA cũng xuất bản Keizaigaku Kyokasho Gakushu Koza (Tập tiểu luận về học sách giáo khoa Kinh tế, 1955–56). Điều này tạo ra sự diễn giải mang tính giáo điều về Marx ở Liên Bang Soviet và có khuynh hướng phổ biến nó ở Nhật Bản.

Nhiều cộng đồng học thuật được thành lập để tổ chức các nhà kinh tế học Marxist cùng với những nỗ lực đó. Ví dụ Hiệp Hội Lịch Sử Tư Tưởng Kinh Tế (Nhật Bản) (JSHET) được các nhà kinh tế học Marxist thành lập như một hiệp hội học thuật vào năm 1950. Hiệp Hội Lịch Sử Nông Nghiệp, giờ là Hiệp Hội Kinh Tế Chính Trị và Lịch Sử Kinh Tế, được thành lập vào năm 1950 với mục tiêu làm rõ các tiêu chuẩn cải cách của thời kỳ hậu chiến. Hiệp Hội Lý Thuyết Tín Dụng được thành lập năm 1954 với mục tiêu nghiên cứu lý thuyết về tín dụng của Marx. Sauk hi ESDSA tan rã, Hiệp Hội Kinh Tế Chính Trị Nhật Bản (JSPE) được thành lập vào năm 1959 với vai trò hiệp hội học thuật thuần túy với mục tiêu “nghiên cứu các lý thuyết kinh tế cơ bản, chủ yếu là Marxist”. JSPE khởi đầu với 247 thành viên nhưng số lượng tăng gấp đôi chỉ ít năm sau đó. Bản dịch Tư Bản của Marx được vài nhà xuất bản phát hành (Nihon Hyoronsha, Iwanami Shoten, Aoki Shoten, Kawade Shobo, vân vân).

Các nhà Marxist Nhật Bản đã trải qua rất nhiều cuộc tranh luận. “Tranh luận Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” (‘Nihon Shihonshugi Ronso’ hay ‘Hoken Ronso’) được tiếp tục từ thời kỳ tiền chiến giữa “phái Koza” (Koza-ha) và “phái Rono” (Rono-ha). Chủ đề chính của cuộc tranh luận là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản và vấn đề nông nghiệp như địa tô mà các tá điền phải trả. Cuộc tranh luận không chỉ là chủ đề của giới học thuật mà còn là của báo chí. Chúng giúp phổ biến chủ nghĩa Marx và nâng cao trình độ nghiên cứu học thuật. Sau chiến tranh, cuộc tranh luận được gắn với những vấn đề mới, như sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Hoa Kỳ, sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, cải tổ cơ cấu và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các nhà Marxist Nhật Bản không chỉ làm việc trong lĩnh vực diễn giải mà cũng phân tích chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Từ quan điểm quốc tế thì chúng ta không thể bỏ qua các nghiên cứu Marxist ở những quốc gia khác, ngoài những ảnh hưởng của Liên Bang Soviet trước đây và Stalin. Đề cập tới chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh, có một cuộc tranh luận về Sự thay đổi của Chủ nghĩa tư bản do Thế Chiến thứ II của Valga (1947; xuất bản lần đầu 1945). Ông biên tập Kinh tế Thế giới và Chính trị Thế giới từ thời tiền chiến, tiên đoán khủng hoảng tài chính vào năm 1929, được biết đến như là một người bất đồng ở Liên Bang Soviet cũ và là tác giả của Lịch sử Khủng hoảng Kinh tế Thế giới ( do Nagasumi dịch, Keio Shobo; xuất bản lần đầu 1937). Ông lập luận rằng chủ nghĩa tư bản sẽ dẫn đến sự hồi sinh về kinh tế của thế giới sau Thế Chiến thứ II và bị cáo buộc là “kẻ cơ hội cánh hữu” trong lý thuyết về quốc gia và khủng hoảng. Cuộc tranh luận do Valga châm ngòi đã bị K. Zieschang, một nhà lý thuyết người Đức, biến thành một cuộc tranh luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc gia vào cuối những năm 1950. Việc triển khai những cuộc tranh luận này đã giúp rất nhiều cho các nhà kinh tế học Marxist trong việc thấu hiểu chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lý thuyết về sự phát triển tư bản chủ nghĩa của P. Sweezy2, M. Dobb3, và các nhà kinh tế học Marxist Châu Âu đã cho thấy những cách thức khác phân tích chủ nghĩa tư bản (tư bản tài chính và lợi ích nhóm, vân vân.). Nghiên cứu của L. Meek về lịch sử tư tưởng kinh tế là học thuyết giá trị được dịch sang tiếng Nhật4. Dobb đóng vai trò người hướng dẫn phê phán của lý thuyết phá triển, kinh tế học phá triển và kinh tế học phuc lợi cho các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1966) của P. Sweezy  và P. Baran đã được đọc rộng rãi ở Nhật Bản nhưng phân tích của họ về ý tưởng “thặng dư tài chính” không phù hợp với kinh tế học Marxist Nhật Bản, vốn bắt đầu với học thuyết giá trị lao động. Phê phán của M. Kalecki và J. Robinson về kinh tế học tân cổ điển cũng như Marx cũng được đọc rộng rãi ở Nhật Bản. Mặc dù vậy họ không có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản, những người được truyền dạy một hệ thống khác về các nguyên lý kinh tế học. Mặc dù vậy, nhờ vào sự phê phán của họ, một số các nhà kinh tế học hậu Keynes đã xuất hiện ở Nhật Bản. Họ coi xung đột lợi ích giữa các giai cấp là quan trọng và chia sẻ quan điểm phê phán chủ nghĩa tư bản với các nhà kinh tế học Marxist. O. Lange, người có vị trí quan trọng trong chính quyền Ba Lan và nghiên cứu lý thuyết kinh tế kế hoạch với ứng dụng điều khiển học, có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Bản tiếng Nhật của cuốn Sản xuất Hàng hóa bằng Tư liệu Hàng hóa của P. Sraffa (Cambridge, 1960) mang đến cơ hội khôi phục “vấn đề chuyển hóa” cho các nhà kinh tế học Marxist. Mặc dù vậy, khi đã rõ rằng “giá trị lao động” được Sraffa, phái Sraffa, phái hậu Keynes coi như “sự lạc lối không cần thiết”, các nhà kinh tế học Marxist cảm thấy họ thuộc về một nhóm khác. Tác phẩm của các nhà kinh tế học nước ngoài đóng vai trò như là cơ sở đối thoại giữa các nhà kinh tế học Marxist và các nhà kinh tế học hiện đại.

4.1.3 Sự độc lập học thuật của kinh tế học Marxist

Từ thời kỳ tiền chiến, các nhà kinh tế học Marxist đã có đóng góp rất lớn vào nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế. Sự hình thành Hiệp Hội Kinh Tế Chính Trị Nhật Bản (JSPE) đã mở rộng các lĩnh vực nghiên cứu Marxist bao gồm lý thuyết cơ bản và phân tích thực tế. Các nhà kinh tế Marxist đã có vị trí ở các trường đại học chủ chốt và tạo thành một hệ thống đào tạo cho các học giả trẻ. Kinh tế học Marxist được dạy trong những khóa học như “kinh tế chính trị”, “kinh tế học Marxist” và “nguyên lý kinh tế học” (có nhiều khóa học khác chứa đựng phương pháp của kinh tế học Marxist).

Khoa học về quản trị kinh doanh được du nhập từ Hoa Kỳ đối lập với khoa học phê phán về quản trị kinh doanh mà các nhà Marxist phát triển. Tại hầu hết các trường đại học, các nhà kinh tế học hiện đại cạnh tranh với các nhà kinh tế học Marxist. Hơn nữa, sinh viên nghiên cứu kinh tế học Marxist ở trường khó có thể duy trì ý kiến phê phán và lý thuyết sau khi kiếm được việc làm trong các công ty thương mại. Một dạng “cải đạo để kiếm việc làm” đã được thấy vào những năm 1950. Các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản học các phương pháp kinh tế lượng, phân tích kinh tế tân cổ điển về chính sách kinh tế, phân tích về quan hệ công nghiệp, khái niệm độc quyền và phân tích thu nhập quốc gia. Mặc dù vậy, ngay cả một phần của kinh tế học hiện đại cũng mâu thuẫn với hệ thống lý thuyết được tạo thành từ các nguyên lý kinh tế của Tư Bản. Sinh viên, những người học Marx ở trường đại học, có thể kiếm được công việc tại công sở chính quyền và công ty thương mại. Mặc dù vậy, họ được kêu gọi học kiến thức cơ bản về kinh tế học hiện đại trong các khóa đào tạo cấp tốc. Sau đó, số lượng các học giả kinh tế học Marxist đã bắt đầu giảm xuống (xem Chương 2). Sự ảnh hưởng của kinh tế học Marxist về chính trị, tư tưởng và báo chí suy thoái sau đỉnh cao của họ vào những năm 1950.

4.2 Trưởng thành và phát triển: kỷ niệm 100 năm quyển I của Tư Bản (1967) và ngày mất của Marx (1983): “loạt xuất bản” và sự hình thành các trường phái

4.2.1 Khảo sát toàn diện về kinh tế học Marxist hậu chiến

Năm 1967 và năm 1983 là biểu tượng đối với các nhà kinh tế học Marxist. Được kỷ niệm vào năm 1967 là nhân dịp 100 năm xuất bản lần đầu tiên Tư Bản, vào năm 1983 là nhân dịp 100 năm ngày mất của Marx. Sau khoảng giữa những năm 1960, các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản đã bị chia rẽ thành các trường phái và tham gia vào các dự án học thuật hỗn hợp với các đồng nghiệp. Khoảng thời gian giữa năm 1967 và 1983 là thời kỳ vàng son của kinh tế học Marxist ở trong giới học thuật Nhật Bản. Mỗi nhóm đã xuất bản một số lượng lớn sách.

Vào đầu những năm 1950, Hiệp Hội Lý Thuyết Tín Dụng biên tập Koza Shinyoriron Taikei (Tập tiểu luận về Lý thuyết Tín dụng, 1956), là nỗ lực đầu tiên để phát triển lý thuyết tín dụng dựa trên phân tích của Marx kể tư khi hiệp hội được thành lập vào năm 1954. Asobe biên tập Shihonron Kenkyushi (Lịch sử Nghiên cứu Tư Bản, 1958) và phân loại các vấn đề tranh luận về Tư Bản kể từ thời tiền chiến. Các nhà kinh tế học Marxist không chỉ tham gia vào các nghiên cứu chi tiết về kinh tế học Marxist mà cũng cố gắng học hỏi kinh tế học hiện đại, cụ thể là các thành quả của đối thủ. Kishimoto và Tsuru biên tập Koza Kindai Kezaigaku Hihan (Tập tiểu luận về Đánh giá phê phán Kinh tế học hiện đại, 1956–57), làm rõ các nền tảng, tư tưởng và trụ cột của kinh tế học hiện đại, đề xuất một cuộc tranh luận về các vấn đề kinh tế hiện tại với các nhà kinh tế học hiện đại. Bao gồm cả các thành quả của kinh tế học hiện đại như lý thuyết về giá cả độc quyền, quan hệ công nghiệp, chu kỳ kinh doanh, phân phối tối ưu. Ikumi biên tập Koza Kyokoron (Tập tiểu luận về Lý thuyết Khủng hoảng, 1958–59), được lấy cảm hứng mạnh mẽ từ nghiên cứu về chu kỳ công nghiệp hay khủng hoảng cả từ quan điểm lịch sử kinh tế cũng như từ phân tích hiện thực.

Shihonron Chukai (Chú giải cho Tư Bản, 1962–64) của D. Rosenberg phản ánh quan điểm chính thống của Liên Bang Soviet trước đây, trở thành diễn giải tiêu chuẩn của Tư Bản ở Nhật Bản những năm 1960. Một loạt các tập tiểu luận tiếp theo đó. Watanabe biên tập Ronso Gendai no Keizairiron (Tranh luận: Lý thuyết Kinh tế học Hiện đại, 1962), một nỗ lực để tóm lược các câu hỏi lý thuyết liên quan đến các vấn đề đương đại. Uno biên tập Gendai Teikokushugi Koza (Chủ nghĩa đế quốc hiện đại, 1963) với một kế hoạch lớn về phân tích các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại như một tổng thể bằng cách mô tả các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. Uno biên tập Keizaigaku Taikei (Kinh tế học, 1962– 63) và giới thiệu các lý thuyết về phương pháp luận, các nguyên lý, chủ nghĩa đế quốc, kinh tế thế giới và Nhật Bản. Asobe biên tập Shihonron Koza (Tập tiểu luận về Tư Bản, 1963–64), Usami biên tập Marx Keizaigaku Taikei (Kinh tế học Marxist, 1966) và Uno biên tập Shihonron Kenkyu (Một nghiên cứu về Tư Bản, 1967–68) với ý định xem xét kinh tế học Marxist Nhật Bản thông qua Tư Bản. Sách của Asobe bao quát kinh tế học Marxist Nhật Bản, kinh tế học Marxist “chính thống” của Usami và trường phái Uno của Uno. Thế hệ các nhà kinh tế học Marxist đầu tiên sống từ thời tiền chiến đã thiết lập một hệ thống những người thừa kế tái tạo.

Hidaka biên tập Nihon no Marx Keizaigaku (Kinh tế học Marxist ở Nhật Bản, 1967) và mô tả từng nhà kinh tế học Marxist, trong đó có cả bản thân. Nó có cả cây phả hệ về các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản từ Toshihiko Sakai tới Kozo Uno. Đó là một công trình độc đáo về các học giả Marxist mà phương pháp của nó mô tả cách thức Uno thành công trong việc tạo dựng chủ quyền cho kinh tế học Marxist. JSHET biên tập Shihonron no Seiritsu (Sự hình thành Tư Bản, 1967) để tưởng nhớ 100 năm tập đầu tiên Tư Bản ra đời. Nó mô tả sự ra đời của Tư Bản trong sự so sánh với các nhà kinh tế đương đại thông qua quá trình viết Tư Bản và sự ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia khác. Kuruma biên tập Marx-Lexikon zur politischen Okonomie [Marx-Từ điển về kinh tế chính trị học - HSCL] (1968–95) như là công trình để đời của mình. Đó là tác phẩm về Marx, viết theo ngôn ngữ của Marx và thảo luận theo quan điểm của Kuruma về cạnh tranh, phương pháp, quan điểm duy vật về lịch sử, khủng hoảng và tiền tệ.

Nghiên cứu về kinh tế học Marxist ở Nhật Bản đã tạo ra các công trình quan trọng trong việc nghiên cứu sự hình thành của kinh tế học Marxist. Grundrisse der Kritik der politischen Okonomie (Rohentwurf) [Đề cương Phê phán kinh tế chính trị học (Sơ thảo)] 1857–1858, được Viện Marx-Engels-Lenin Moscow cung cấp và nhà xuất bản Dietz, Berlin phát hành năm 1953, là một trong những bản thảo được viết trong nửa sau những năm 1850 khi Marx bắt đầu nghiên cứu về kinh tế. Nó cung cấp thông tin về giai đoạn giữa cuộc đời Marx và tạo ra một sự xúc động vào thời gian phát hành. Zur Entstehungsgeschichte des Marxschen ‘Kapital,’ Der Rohentwurf des ‘Kapital’ [Về lịch sử hình thành Tư Bản của Marx, Sơ thảo của Tư Bản - HSCL] 1857–1858, 2 tập, 1969 của R. Rosdolsky (bản tiếng Nhật; 1973-74) thảo luận về sự hình thành lý thuyết kinh tế của Marx trên cơ sở của Grundrisse, được xuất bản ở Nga trước chiến tranh. Nó chỉ ra rằng có một liên hệ chặt chẽ giữa Logic của Hegel và Grundrisse của Marx. Commentary Grundrisse [Bình luận về Đề cương - HSCL], một phần của Koza Marx Keizaigaku (Tập tiểu luận về kinh tế học Marxist, 1974–76), tạo ra một bước tiến lớn đối với việc nghiên cứu Grundrisse ở Nhật Bản. Động cơ rõ ràng thúc đẩy sự phổ biến kinh tế học Marxist có thể thấy vào những năm 1970. Usami và các tác giả biên tập Marx Shugi Keizaigaku Koza (Tập tiểu luận về kinh tế học Marxist, 1971), Shima và các tác giả biên tập Shin Marx Keizaigaku Koza (Tập tiểu luận mới về kinh tế học Marxist, 1972–76), Sugihara và Furusawa biên tập Marx Keizaigaku Zensho (Toàn tập về kinh tế học Marxist, 1973– chưa hoàn thành), Ouchi và các tác giả biên tập Shihonron Kenkyu Nyumon (Dẫn nhập về nghiên cứu Tư Bản, 1976), Sato và các tác giả biên tập Shihonron wo Manabu (Học hỏi Tư Bản, 1977). Uno biên tập Teikokushugi no Kenkyu (Một nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc) (1973–76), là một công trình đầy đủ của trường phái Uno về chủ nghĩa đế quốc. Takasuka biên tập Dokusen Shihonshugi no Tenbo (Quan điểm về chủ nghĩa tư bản độc quyền, 1978) và tóm lược các khảo sát về chủ nghĩa tư bản đương đại thông qua lý thuyết độc quyền. 

Vào năm 1983, một trăm năm sau ngày mất của Marx, có nhiều bài báo và sự kiện nổi bật đã xuất hiện. Mita biên tập Marx Shihonron no Kenkyu (Một nghiên cứu về Tư Bản của Marx, 1980) và Kobayashi biên tập Koza Shihonron no Kenkyu (Tập tiểu luận về nghiên cứu Tư Bản, 1980–82). Tbmizuka và các tác giả biên tập Shihonron Taikei (Loạt nghiên cứu về Tư Bản) (1983–chưa hoàn thành). Bình luận về Tư Bản (1980–83) của Hirata là tác phẩm bất hủ của những năm 1980 và một phản đề cho khuynh hướng của thời đại. Nhưng kinh tế học Marxist vẫn tìm con đường đi trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phân tích nền kinh tế thực. Okishio và các tác giả biên tập Gendai Shihonshugi Bunseki (Phân tích về chủ nghĩa tư bản đương đại, 1980–chưa hoàn thành), và Koza Konnichi no Nihon Shihonshugi (Tập tiểu luận về chủ nghĩa tư bản Nhật Bản ngày nay, 1981–82) đã vượt qua sự diễn giải Tư Bản và cố gắng áp dụng phương pháp Marxist vào phân tích chủ nghĩa tư bản đương đại.

Dòng chảy liên tục trong truyền thống của kinh tế học Marxist có thể thấy được ở những nỗ lực giải thích ý tưởng của Marx và cố gắng biến chúng thành tài sản trí tuệ của toàn nhân loại. Kuruma và các tác giả biên tập Shihonron Jiten (Một từ điển về Tư Bản, 1961), Đại học thành phố Osaka biên tập Keizaigaku Jiten (Một từ điển về kinh tế học, 1965) và Keizaigaku Jiten (Một từ điển về kinh tế học, 1979) hầu hết dựa trên khái niệm Marxist về kinh tế. Xuất bản lần thứ hai và ba của từ điển thứ hai đã giảm đi màu sắc của kinh tế học Marxist và tăng thêm màu sắc của kinh tế học hiện đại.) Gendai Marxism-Leninism Jiten (Từ điển đương đại về chủ nghĩa Marx-Lenin, 1981–1982) nhận được sự đóng góp của hơn 170 học giả và cố gắng giải thích lịch sử, ý tưởng và khái niệm của Marx. Đại từ điển về các nhóm trong Marx (1998) là một từ điển mới và một sự kết hợp các khái niệm Marxist căn bản (tuyển tập các công trình của các nhóm), hình ảnh mới về Marx, đánh giá lại Marx và sự độc đáo trong ý tưởng và lý thuyết của ông.

4.2.2 Sự hình thành “bốn trường phái lớn” và không có “Sự Phục hưng Marx”

Thế giới học thuật của kinh tế học ở Nhật Bản có đặc trưng là sự tồn tại của hai quyền lực độc lập: kinh tế học hiện đại và kinh tế học Marxist. Kinh tế học Marxist có một số nhóm khác nhau.

Không có sự tồn tại giống như một trường phái như trong vật lý hay hóa học. Đặc trưng của khoa học vật lý hay hóa học là chúng có một hệ thống khách quan và để tạo ra một hệ thống thì nhiều nhà khoa học đóng góp vào đó, nếu công trình có giá trị thì tên của sự đóng góp khoa học sẽ được ghi nhận như là kiến thức phổ thông của mọi người. Trái lại, trong lĩnh vực kinh tế học, thời đại phong kiến với các xung đột giữa các hệ phái tiếp tục kéo dài. (Tsuru 1993:194-5)

Đoạn trích dẫn phía trên là từ một ngữ cảnh lập luận rằng “trường phái Schumpeter” không tồn tại. Kinh tế học Marxist ở Nhật Bản bị tác động bởi “xung đột giữa các trường phái” về lý thuyết và vấn đề của chúng. Có bốn nhóm chính; “trường phái chính thống”, “trường phái Uno”, “trường phái xã hội dân sự” và “trường phái Marxist toán học”. “Trường phái chính thống” cho rằng các cặp sau đây bình đẳng; kinh tế học kiểu Marxist và kinh tế học “Marxist”, lý thuyết và thực tiễn, khoa học và lý tưởng, logic và lịch sử. Nó bao gồm hầu hết các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản. Các học giả khác như “Uno” và “xã hội dân sự” đôi khi cũng nằm trong trường phái này. Chúng ta có thể gọi đây là “trường phái trung thành với Marx”. Các nhóm nghiên cứu sự hình thành của lý thuyết Marxist cũng nằm trong trường phái này.

Trường phái Uno khác biệt căn bản về nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện thực với các trường phái khác mặc dù hai trường phái cuối thường được pha trộn trong các nghiên cứu của trường phái Uno. Các ý tưởng dị giáo của Uno kích thích các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản, mặc dù ông cố gắng thanh lọc Tư Bản của Marx và vượt qua Marx. Đáng chú ý là ông cố gắng tách biệt khoa học khỏi lý tưởng, không giống như “trường phái chính thống”. Ý tưởng của ông được lấy cảm hứng từ cuộc tranh luận về sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản sau Thế Chiến thứ I ở Châu Âu (Bernstein, Kautsky, Hilferding và Lenin) và tranh luận về chủ nghĩa tư bản Nhật Bản giữa trường phái Koza với trường phái Rono vào những năm 1930. Dường như ông chống lại khuynh hướng của chủ nghĩa Stalin sau Thế Chiến thứ II (Miyazaki 1984:232).

Trường phái Uno tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với các thế hệ tiếp theo và tương đối nổi tiếng đối với các nhà kinh tế học Marxist nước ngoài (Uno 1980). “Trường phái xã hội dân sự” tiếp tục nghiên cứu về kinh tế học cổ điển và khôi phục lý thuyết đã bế tắc lâu về xã hội dân sự. Trường phái này, cũng giống như “trường phái Uno”, tẩy chay các diễn giải giáo điều về Marx do chủ nghĩa Stalin thâm nhập.

Nobuo Okishio (Krueer và Flaschel 1984) nổi tiếng về định lý Marx-Okishio (hay định lý nền tảng của Marx) và định lý Okishio. Okishio, cùng với Tsuneyoshi Seki, thể hiện sự phát triển về mặt toán học của kinh tế học Marxist ở Nhật Bản. Định lý Marx-Okishio công thức hóa lý thuyết của Marx về tái phân phối thu nhập. Định lý Okishio khẳng định rằng khi mức lương thực tế được cố định, công nghệ mới có chi phí thấp hơn thì tỷ suất lợi nhuân sẽ cao hơn. Ban đầu có sự phản đối mạnh mẽ đối với việc áp dụng các phương pháp toán học vào kinh tế học Marxist nhưng điều đó đã được chứng minh là một thành quả quan trọng để thúc đẩy việc nghiên cứu chi tiến kinh tế học Marxist (Okishio 1965; 1977; 1987) và các nghiên cứu hợp tác với kinh tế học hiện đại5. Sự thật không thể lãng quên là lý thuyết của Okishio đóng vai trò cầu nối giữa kinh tế học Marxist và kinh tế học hiện đại. Một cuộc đối thoại giữa các trường phái là khả thi nhờ có sự hiện diện của Okishio. Ví dụ, Okishio công bố Keizairiron to Gendai Shihonshugi (Lý thuyết kinh tế và chủ nghĩa tư bản đương đại) với Makoto Itoh vào năm 1987, Keizaigaku (Kinh tế học) với Mitsuhiko Tsuruta và Yasuhiko Yoneda, vào năm 1988, Marx, Keynes and Schumpeter với Yoshitsugu Kotani và Jun Ikegami vào năm 1991, Nihon Keizai no Suryobunseki (Phân tích kinh tế lượng về kinh tế Nhật Bản) với Masanori Nozawa vào năm 1983.

“Sự phục hưng Marx” không xảy ra ở Nhật Bản, khác với Châu Âu hay Bắc Mỹ. Một trong những lý do là sự khác biệt trong thái độ đối với chủ nghĩa giáo điều. Các nhà kinh tế học Châu Âu và Bắc Mỹ tuyệt đối chống lại chủ nghĩa Stalin và thậm chí là chống lại chủ nghĩa Lenin. Lý do khác là sự tồn tại của mối quan hệ căng thẳng với kinh tế học tân cổ điển ở đó. Kinh tế học được dạy ở trường học là kinh tế học tân cổ điển và có nhiều học giả Marxist có kiến thức về lý thuyết tân cổ điển. Các nhà kinh tế học Marxist được cho là chống lại trường phái tân cổ điển. Kinh tế học Marxist đã được thừa nhận là một “hệ thống kiến thức kinh tế” trong giới học thuật Nhật Bản và do vậy không cần phải chống lại kinh tế học hiện đại để được chấp nhận. Lý do thứ ba là sự diễn giải Marxist đa dạng. Các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản được khuyến khích đọc Marx theo truyền thống. “Sự Phục hưng Marx” tạo ra cơ hội cho các tác phẩm độc đáo và đặc biệt như diễn giải cấu trúc về Tư Bản (L. Althusser), phủ nhận các khái niệm nguyên gốc của Marx, cải biến khái niệm giá trị dựa trên phương pháp toán học (C. F. Clause), đánh giá lại mâu thuẫn giữa tỷ suất lợi nhuận suy giảm và sự vận động sóng dài hạn (J. Grin, B.Satcriff và E. Mandel), lý thuyết phụ thuộc về tích lũy (S. Amin và A. G. Frank), lý thuyết bóc lột và quyết định định lượng (J. E. Roemer). Tại những nước kinh tế phát triển hơn Nhật Bản, kinh tế học Marxist đã hoàn toàn bị loại bỏ khỏi giới học thuật cho đến khi có “Sự Phục hưng Marx”. Sự hình thành của Đại Hội Kinh Tế Học Xã Hội Chủ Nghĩa (CSE) ở Anh và Liên Đoàn Kinh Tế Chính Trị Học Cực Đoan (URPE) ở Hoa Kỳ đánh dấu đỉnh cao của “Sự Phục hưng Marx”. Marx được coi là “một người thuộc phái Ricardo không đáng chú ý” theo lời của Samuelson nhưng giờ là “một scandal” để tẩy chay Marx. Ông được thừa nhận là “một nhà kinh tế học toán”, giống như Walras trong kinh tế học tân cổ điển.

Các lý thuyết của Otsuka, Okochi và Sugimoto cũng không thể không nhắc tới. Các lý thuyết lịch sử của Otsuka có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với kinh tế học mà cả đối với khoa học xã hội nói chung. Sự quan tâm của ông chủ yếu trong lịch sử kinh tế của Châu Âu hiện đại nhưng ông cũng bóc tách ra sự nhất quán của lịch sử từ hiện đại hóa tới xã hội dân sự, can dự sâu rộng vào chỉ dẫn về Nhật Bản “chậm phát triển” và triển vọng của xã hội tương lai. Lý thuyết và phương pháp của Otsuka có tác động vô cùng lớn đối với kinh tế học Marxist Nhật Bản. Ví dụ, lý thuyết về tư bản tiền tư bản chủ nghĩa, sự hình thành xã hội tư bản, sự hình thành “vùng thị trường khu vực”, xã hội hợp tác, kiểu con người hiện đại với khái niệm kinh tế và đạo đức và đặc trưng chủng tộc, phương pháp khoa học xã hội được biết đến như “vấn đề Weber-Marx”. Lý thuyết của Okochi cũng phi thường, ông cố gắng giải thích sự cần thiết của chính sách xã hội từ góc độ sự tất yếu nội tại trong chủ nghĩa tư bản, khẳng định đặc trưng thứ bậc của chính sách xã hội. Ông cho rằng mục tiêu của chính sách xã hội không phải là người lao động mà là bản thân lao động. Ông tin rằng sự quan trọng của Luật Bảo Vệ Lao động nằm ở sự duy trì lao động. Lý thuyết của Okichi bắt nguồn từ Weber cũng như nhiều lý thuyết khoa học xã hội khác của Nhật Bản. Lập luận của Sugimoto rằng kinh tế học Marxist và kinh tế học hiện đại nên thống nhất một cách nổi bật ở Nhật Bản. Phần quan trọng trong lý thuyết của Sugimoto bình luận phân tích về sự phi cân bằng của thị trường và giá cả, cuối cùng kết thúc bằng khủng hoảng thị trường thế giới, vấn đề không giải quyết được trong phê phán có tính hệ thống của kinh tế học Marxist, để thúc đẩy phân tích kinh tế.  Ông tìm thấy hi vọng trong phân tích toán học về Tư Bản. Lập luận của ông vẫn là một khuôn khổ nghiêm túc để các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản theo đuổi.

4.2.3 Sự phát triển của kinh tế học Marxist

Kinh tế học Marxist ảnh hưởng tới việc lập chính sách thực tế khi Nhật Bản tái khởi đầu sau chiến tranh. Các nhà kinh tế học Marxist tham gia vào quá trình lập pháp và thi hành chính sách dân chủ hóa hậu chiến cùng với các quan chức chính quyền. Nhiều nhà kinh tế học Marxist đã làm việc trong nhiều ủy ban khác nhau ở cả cấp trung ương và địa phương. Shitego Tsuru cùng với kinh tế chính trị độc đáo của ông (ông là tác giả của Sách Trắng Kinh Tế đầu tiên ở Nhật Bản sau chiến tranh) đặt cơ sở cho các công trình của ông về phê phán kinh tế thị trường bắt nguồn từ sự đồng cảm của ông với trường phái thể chế, nền dân chủ Hoa Kỳ và sự yêu thích kinh tế học Marxist.

Kinh tế học Marxist đã chứng tỏ được giá trị trong lĩnh vực lý thuyết chu kỳ kinh doanh, cơ cấu công nghiệp, sáng chế kỹ thuật, tài chính công, lý thuyết tài chính-tín dụng-chứng khoán, lý thuyết nông nghiệp, kinh tế lao động, vân vân. Các nhà kinh tế học Marxist là những người đầu tiên nêu ra vấn đề đô thị và môi trường ở Nhật Bản sau năm 1960. Họ đã đào sâu vấn đề vì vấn đề cần có phân tích kinh tế. Sự hợp tác với các học giả và các nhà kinh tế học hiện đại trong các lĩnh vực học thuật khác cũng cần phải được đề cập. Phân tích kinh tế đầu tiên về vấn đề đô thị được nói tới là Sumiyoi Nihon (Nhật Bản có thể cư trú, Ito và các tác giả, 1964). Cơ sở của phân tích này là phạm trù kinh tế về nhu cầu xã hội và chi phí xã hội, chỉ dẫn về giải pháp được tìm kiếm trong nguyên lý “tư liệu công cộng, lập kế hoạch hiệu quả, đối tượng dân chủ, kết quả bình đẳng”. Shakai Shihonron (Lý thuyết về tư bản xã hội, 1967) của Miyamoto phát triển lập luận này.

Sự tập trung tư bản và sự tích lũy dân cư lao động theo không gian diễn ra tại các thành phố của xã hội tư bản. Người lao động cần tư liệu tiêu dùng công cộng như là điều kiện chung của tái sản xuất lao động. Tư liệu tiêu dùng công công phải được tư bản xã hội hay quyền lực công đề xuất và cung cấp. Nhưng xã hội tư bản có khuynh hướng cắt giảm tư liệu tiêu dùng công cộng và xã hội để gia tăng tỷ suất lợi nhuận của tư bản. Công nhân càng tập trung nhiều và giá trị của lao động càng tăng, do vậy sự cần thiết của các tư liệu tiêu dùng xã hội và công cộng tăng lên. Mặc dù vậy tích lũy tư bản đòi hỏi phải cắt giảm chúng. Ông định nghĩa “vấn đề đô thị” là “sự khó khăn bắt nguồn từ sự cần thiết không được đáp ứng của tiêu dùng xã hội và công cộng của giai cấp công nhân” trong tác phẩm Nihon no Toshi Mondai (Vấn đề đô thị ở Nhật Bản, 1969)

Phương pháp của Marx có hiệu quả đối với vấn đề ô nhiễm trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Osoroshii Kogai (Ô nhiễm khủng khiếp, 1964) của Shoji và Miyamoto là phân tích về ô nhiễm môi trường bằng cả hai phương pháp kinh tế và khoa học tự nhiên. Gendai Shihonshugi to Kogai (Chủ nghĩa tư bản đương đại và ô nhiễm, 1968) của Tsuru là một nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm, trong đó có định nghĩa về ô nhiễm, các dạng ô nhiễm (công nghiệp, đô thị, chính trị) và tổn thất xã hội do ô nhiễm gây ra.

Lý thuyết của Ikegami về phát triển con người là một nỗ lực xem xét chính sách công thông qua thông tin, giáo dục và văn hóa. Ikagami xuất bản nhiều sách, trong đó có Zaiseigaku (Tài chính công, 1990) của ông từ năm 1965 tới nay (xem phần tham khảo). Theo Ikegami thì đó là một đề xuất về phả hệ từ Hajime Kawakami, Ruskin tới Marx.

4.3 Chủ nghĩa hoài nghi và cuộc đấu tranh mới: Cách mạng Đông Âu 1989; Sự tan rã của Liên Bang Soviet; tính tương đối của Marx và Marx là một chủ đề của lịch sử kinh tế học; Tư Bản (từ sách thánh thành cổ điển)

4.3.1 Tính tương đối của kinh tế học Marxist

Đầu tiên, với sự chấm dứt đối đầu chính trị qua các cuộc cách mạng ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Bang Soviet, việc nghiên cứu Marx không còn là tuyệt đối. Hình mẫu kinh tế học Marxist như là duy nhất và sự thật duy nhất đã bị thực tế lật đổ, việc nghiên cứu Marx trở thành một lĩnh vực của lịch sử kinh tế học. Điều này bị coi là sự rút lui đối với một số học giả Marxist nhưng thực sự không phải vậy. Marx đã được giải phóng khỏi bùa mê của lý tưởng. Marx không còn thuộc về một chế độ chính trị đặc biệt hay một lý tưởng, mà trở thành tài sản chung của nhân loại.

Thứ hai, cần phải thừa nhận rằng sự siêu việt của kinh tế học Marxist không thể chứng minh bằng cách nào ngoài sự chính xác của các phân tích hiện thực. Chìa khóa không nằm ở việc diễn giải Tư Bản mà là ở phân tích hiện thực. Bob Rowthorn chỉ ra chính xác yếu điểm của các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản trong lời bạt bản tiếng Nhật cuốn Logic của chủ nghĩa tư bản đương đại. “Các nhà kinh tế học Marxist Nhật Bản dường như không nhận được nhiều đào tạo chính thống trong kinh tế.”

Thứ ba là nhận thức về khủng hoảng khiến nhiều trường phái của kinh tế học Marxist, được hình thành tất yếu trong thời vàng son của chủ nghĩa Marx, phải ngừng đối đầu với nhau. Gendai Shihonshugi wo Domiruka (Chúng ta nhìn nhận chủ nghĩa tư bản đương đại ra sao, 1997) của Kitahara, Itoh và Yamada cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác để vượt qua khủng hoảng và sự khác biệt giữa các trường phái. Sau “Sự Phục hưng Marx” thì sự cộng sinh của kinh tế học Marxist và kinh tế học hiện đại trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở tất cả các nước tư bản phát triển. Sự cộng sinh của kinh tế học Marxist và kinh tế học hiện đại, vốn bị phân tách bởi Tư Bản của Marx và cuộc cách mạng chủ nghĩa cận biên, đã trở thành một hiện tượng phổ biến khắp thế giới. Hai môn kinh tế học đã bắt nguồn từ hai phương thức tư duy khác nhau. Kinh tế học Marxist đang ở bước ngoặt của nó.

Có một số nghiên cứu mới về Marx ở Châu Âu và Châu Mĩ xuất hiện như một dòng nghiên cứu mới sau “Sự Phục hưng Marx”, kinh tế học vĩ mô mang tính cấu trúc và trường phái điều tiết. Sự phức tạp của kinh tế là cố gắng tạo ra một lý thuyết mới sử dụng khoa học máy tính và lý thuyết trò chơi. Sự ảnh hưởng của nó đối với kinh tế học Marxist là không thể tránh khỏi. Kinh tế học tiến hóa, với nhiều nhà kinh tế học Marxist làm việc trong đó, là một phương thức khác để hồi sinh Marx.

4.3.2 Nghiên cứu bản thảo của Marx và Engels: xuất bản MEGA và các khả năng mới

Các nhà kinh tế học Marxist đang phải thay đổi do chúng ta bước vào một thời đại mới. Trước khi kết luận chương này, phương hướng nghiên cứu lịch sử của các nhà kinh tế học Marxist cần được xem xét. Điều đó bắt đầu với việc thừa nhận sự thật là các tác phẩm của Marx và Engels chưa hoàn toàn được công khai vì một số lý do chính trị. Ít nhất, vào cuối thế kỷ 20, việc xuất bản MEGA (từ năm 1975) đã tạo ra khả năng thấy được toàn bộ tư tưởng của Marx và Engels. Vào tháng 11 năm 1997, việc thành lập MEGA-Arbeitsstelle Nhật Bản được ủy ban của Viện Quốc Tế Marx-Engels (IMES, Amsterdam) chấp thuận. Quyết định được đưa ra là Otani sẽ biên tập MEGA, quyển II, tập 11, phần 2 (Từ bản thảo số III đến số VIII của Marx về Tư Bản, quyển II) và nhóm của Omura biên tập tập 12 và tập 13 (bản thảo biên tập của Engel về Tư Bản, quyển II và lần xuất bản thứ nhất và thứ hai). Phần được xuất bản của MEGA đã chứng minh hàng trăm điểm khác nhau giữa bản thảo gốc của Marx và ấn bản của Engels dựa trên kết quả nghiên cứu của Internationaal Instituuto voor Sociale Geschiedenis (IISG, Amsterdam). Shibuya biên tập Sự khôi phục hoàn hảo ấn phẩm hệ tư tưởng Đức (1998) dựa trên bản thảo gốc của IISG và đóng vai trò giải mã một số ấn bản khác của bản thảo và bổ sung vào những đoạn hư hại của văn bản. Bản thảo Tư Bản lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nhật là Karl Marx: Bản thảo kinh tế (1978-94) trong loạt xuất bản MEGA, hỗ trợ việc nghiên cứu Marx ở Nhật Bản. Để hỗ trợ việc nghiên cứu các tác phẩm của Marx và Engel, việc giải mã các bản thảo gốc vốn chỉ được thực hiện ở Đông Đức và Liên Bang Soviet giờ đã được các học giả Nhật Bản đảm nhiệm. Việc xuất bản và nghiên cứu các văn bản cơ bản khiến điều này khả thi.

Trước khi MEGA Marx-Engels-Werke (MEW) được dịch và xuất bản, bản dịch tiếng Nhật đã xuất hiện là Marx-Engels Zenshu (1959–91). Có một số tuyển tập được xuất bản trước đó và chúng góp phần vào việc nghiên cứu cũng như phổ biến kinh tế học Marxist (Tuyển tập Marx-Engels, 23 tập, 1946–52, Tuyển tập Marx-Engels, 8 tập, Tuyển tập Marx-Engels, 16 tập, 1956–57, vân vân.). Các tác phẩmtuyển tập không do viện thuộc về một số đảng chính trị xuất bản, như ở Đông Đức hay Liên Bang Soviet, mà là các nhà xuất bản thương mại như Otsuki Shoten và Shincho-sha, với sự biên tập của các nhà kinh tế học Marxist. Chúng ta phải thừa nhận sự thật là các văn bản của Marx và Engels đã trở thành tài sản chung của tất cả các học giả Marxist ở Nhật Bản. Đáng chú ý là công trình toàn diện, không thể in do thiếu vốn, đã được hồi sinh dưới dạng Ấn bản CD-ROM Tác phẩm Marx-Engels (1996) bằng cách sử dụng công nghệ vẽ và xử lý hình ảnh. Bản sao gốc của Marx và Engels ở Moscow và Amsterdam cũng được xuất bản (Bản sao Đề cương kinh tế chính trị học (Sơ thảo), 1997). Ít nhất việc các tư liệu bán nguyên bản này xuất hiện cũng có nghĩa là việc nghiên cứu Marx trên danh nghĩa và thực tế là một chủ để công khai được theo đuổi trong giới học thuật. Giờ đây với tác phẩm của Marx và Engels được công khai trên mạng Internet thì phạm vi nghiên cứu Marx được mở rộng nhiều.

4.3.3 Nghiên cứu lịch sử của kinh tế học Marxist và việc ứng dụng các phân tích

Tác phẩm của Marx và Engels đang chuyển từ “sách thánh” sang “cổ điển”. Để khôi phục việc nghiên cứu Marx thì nghiên cứu hoàn chỉnh về lịch sử kinh tế học Marxist rất quan trọng. Ngay cả khi nghiên cứu kinh tế học Marxist nói chung không hoạt động, nếu chỉ còn một lĩnh vực nghiên cứu có thể thu hút các học giả, việc nghiên cứu Marx vẫn sẽ tiếp tục tồn tại như là một phần của nghiên cứu lịch sử kinh tế học.

Để kinh tế học Marxist tiếp tục được tin tưởng như kinh tế học của thế kỷ 21, cần phải chấm dứt “xung đột giữa các trường phái” và tiến hành các nghiên cứu thực tế về chủ nghĩa tư bản đương đại. Sự cộng sinh của kinh tế học Marxist và kinh tế học hiện đại mang lại một số dấu hiệu đáng chú ý chỉ có thể bằng sự nỗ lực của cả hai phía và sự phê phán mang tính xây dựng. Kinh tế học Marxits sẽ tỏa sáng như một công cụ đầy sức mạnh để phân tích và giải thích các hiện thực của thế giới mà chúng ta đang sống.

Notes

1 Hitoshi Kihara (1893–1986) said, The history of the earth is recorded in the layers of its crust; the history of all organizations is inscribed in the chromosomes.’

2The Theory of Capitalist Development; Principles of Marxian Political Economy, NewYork, 1942. Karl Marx and the Close of His System by E.von Böhm-Bawerk and Böhm-Bawerk’s Criticism of Marx by R.Hilferding, New York, 1949. Socialism, NewYork, 1949. The Present as History; Essays and Reviews on Capitalism and Socialism, NewYork, 1953. Cuba; Anatomy of a Revolution, New York, 1960. (With Baran) Monopoly Capital; An Essay on the American Economic and Social Order, NewYork, 1966. (With H. Magdoff) The Dynamics of U.S. Capitalism; Corporate Structure, Inflation, Credit, Gold, and the Dollar, New York, 1972. Modern Capitalism and Other Essays, New York, 1972. (With H.Magdoff) The End of Prosperity, New York, 1978. Post-Revolutionary Society, New York, 1980.

3There are many Japanese translations after World War II; Political Economy and Capitalism; Some Essays in Economic Tradition, London, 1937. Studies in the Development of Capitalism, London, 1946. Soviet Economic Development since 1917, London, 1948. Some Aspects of Economic Development; Three Lectures, Delhi, 1951. On Economic Theory and Socialism; Collected Papers, London, 1955. Capitalism, Yesterday and Today, London, 1958. An Essay on Economic Growth and Planning, London, 1960. Papers on Capitalism; Development and Planning, London, 1967. Theories of Value and Distribution since Adam Smith, Cambridge, 1973.
4Studies in the Labor Theory of Value, London, 1956. 2nd edition, 1973. Some of his works were translated into Japanese; Economics and Ideology, and Other Essays, London, 1967; Smith and After, London, 1977.

5Okishio was the president of the Japan Association of Economics and Econometrics (now, thejapanese Economic Association) in 1979–80.

References and further reading

Asobe, K. (ed.) (1958) Shihonron Kenkyushi (A History of Studying Das Kapital), Kyoto: Minerva Shobo.

Asobe, K. et al. (ed.) (1963–64) Shihonron Koza (Symposium on Das Kapital), Tokyo: Aoki Shoten.

Choryu Koza Keizaigaku Zenshu (Choryu Symposium on Economics) (1949), Tokyo: Choryusha.

Credit Theory Society (ed.) (1956) Koza Shinyo Riron Taikei (Symposium on Credit Theory), Tokyo: Nihon Hyoron Shin-sha.

Economic Section of Democratic Scientists Associations (ESDSA) (ed.) (1951–53) Koza Shihonron no Kaimei (Symposium on the Elucidation of Das Kapital),Tokyo: Rironsha.

Economic Section of Democratic Scientists Associations (ed.) (1955–56) Keizaigaku Kyokasho Gakushu Koza (Symposium on Learning the Textbook of Economics).

Hidaka, S. et al. (ed.) (1967) Nihon no Marx Keizaigaku (Marxian Economics injapan), Tokyo: Aoki Shoten.

Hirata, K. (1980–83) Commentary Das Kapital, Nihon Hyoronsha.

Ikegami, J. (1965) Kokka Dokusen Shihonshugiron (Theory of State-monopolistic Capitalism), Tokyo: Yuhikaku.

Ikegami, J. (1977) Kokka Dokusen Shihonshugi Ronso (Controversy of State-monopolistic Capitalism), Tokyo: Aoki Shoten.

Ikegami, J. (1978) Amerika Shihonshugi no Keizai to Zaisei (The Economy and Public Finance in the US), Tokyo: Otsuki Shoten.

Ikegami, J. (1979) Chiho Zaiseiron (Theory of Regional Finance), Tokyo: Dobunkan.

Ikegami, J. (1980) Gendai Kokkaron (Theory of Contemporary State), Tokyo: Aoki Shoten.

Ikegami, J. (1981) Nihon Keizairon (Theory of the Japanese Economy), Tokyo: Dobunkan.

Ikegami, J. (1984) Kanri Keizairon (Theory of Administrative Economics), Tokyo: Yuhikaku.

Ikegami, J. (1984) Johoka Shakai no Seijikeizaigaku (Political Economy of Information Society), Kyoto: Showado.
Ikegami, J. (1990) Zaiseigaku (Public Finance), Tokyo: Iwanami Shoten.

Ikegami, J. (1991) Keizaigaku (Economics),Tokyo: Aoki Shoten.

Ikegami, J. (1994) Gendai Keizaigaku to Kokyo Seisaku (Contemporary Economics and Public Policy), Tokyo: Aoki Shoten.

Ikegami, J. (1996) Multi Media Shakai no Seiji to Keizai (Politics and Economy in Multimedia Society), Kyoto: Nakanishiya Shuppan, 1996.

Ikeo, A. (1996) ‘Marxist economics in Japan’, Kokugakuin Keizaigaku 44 (3/4): 425–51.

Ikumi, T. et al. (ed.) (1958–59) KozaKyokoron (Symposium on theTheory of Economic Crisis), Tokyo: Toyo Keizai Shinpo-sha.

Ikumi, T. et al. (ed.) (1963) Gendai Teikokushugi Koza (Symposium on Contemporary Imperialism), Tokyo: Nihon Hyoron Shinsha.

Ishii, N. et al. (eds) (1998) The Cyclopedia of Categories in Marx, Tokyo: Aoki Shoten.

Ito, M. et al. (ed.) (1964) Sumiyoi Nihon (Inhabitablejapan),Tokyo: Yuhikaku.

JSHET (ed.) (1967) Shihonron no Seiritsu (The Formation of Das Kapital),Tokyo: Iwanami Shoten.

JSHET (ed.) (1984) Nihon no Keizaigaku (Economics in Japan), Toyo Keizai Shinposha. Kawakami, H. (1951–52) Shihonron Nyumon (Introduction to Das Kapital), Tokyo: Aoki Shoten (1st edn., 1932).

Kishimoto. S. and S.Tsuru (eds) (1956–57) Koza Kindai Keizaigaku Hihan (Study Series: Criticism to Modern Economics), Toyo Keizai Shinposha.

Kitahara, I., M.Itoh and T.Yamada (1997) Gendai Shihonshugi wo Domiruka (How We See Contemporary Capitalism) Tokyo: Aoki Shoten.

Kobayashi, N. et al. (eds) (1980–82) Koza Shihonron no Kenkyu (Symposium on the Study of Das Kapital), Tokyo: Aoki Shoten.

Krüeer, M. and P.Flaschel (eds) (1984) Nobuo Okishio: Essays on Political Economy, Frankfurt am Main: Verlag Peter Lang Gmb H.

Koza Gendai Keizaigaku Hihan (Study Series: Criticism to Contemporary Economics) (1974– 75), Tokyo: Nihon Hyoron-sha.

Koza Kon-nichi no Nihon Shihonshugi (Symposium on Japanese Capitalism Today) (1981–82), Tokyo: Otsuki Shoten.

Koza Marx Keizaigaku (Symposium on Marxian Economics) (1974–76), Tokyo: Nihon Hyoron-sha.

Kozo, U. (1980) Principles of Political Economy. Theory of Purely Capitalist Society, Brighton: Harvester Press.

Kuruma, S. (1949) Marx Kyokoron Kenkyu (A Study of Marxian Economic Crisis), Hokuryukan, Revised edition, Tokyo: Otsuki Shoten.

Kuruma, S. (ed.) (1968–95) Marx-Lexikon zur politischen Ökonomie,Tokyo: Otsuki Shoten.

Kuruma, S. et al. (eds) (1961) Shihonron jiten (A Dictionary of Das Kapital), Tokyo: Aoki Shoten.

Kushida, T. (1947) Kushida Tamizo Zenshu (Complete Works of Tamizo Kushida), Tokyo: Kaizosha.

Mita, S. et al. (eds) (1980) Marx Shihonron no Kenkyu (A Study of Marx’s Das Kapital), Tokyo: Shinnihon Shuppansha.

Miyamoto, K. (1967) Shakai Shihonron (A Theory of Social Capital), Tokyo: Yuhikaku.

Miyamoto, K. (1969), Nihon no Toshi Mondai (Urban Problems in Japan), Tokyo: Chikuma Shobo.

Miyazaki, S. (1984) ‘Sengo no Marx keizaigaku’ (Marxian Economics after WWII), In JSHET (ed.) (1984).

Nihon Shihonshugi Koza (Symposium on Japan Capitalism) (1953–54), Tokyo: Iwanami Shoten.

Okazaki, N. (ed.) (1981–82) Gendai Marx-Lenin Shugi Jiten (Contemporary Dictionary of Marxism-Leninism), Tokyo: Shakai Shisosha.

Okishio, N. (1965) Shihonsei Keizai no Kisoriron (Basic Theory of Capitalistic Economy), Tokyo: Sobunsha. Revised edition, 1975.

Okishio, N. (1977) Marx Keizaigaku (Marxian Economics),Tokyo: Chikuma Shobo.

Okishio, N. (1987) Marx Keizaigaku II (Marxian Economics II),Tokyo: Chikuma Shobo.

Okishio, N. and M.Itoh (1987) Keizairiron to Gendai Shihonshugi (Economic Theory and Contemporary Capitalism) Tokyo, Iwanami Shoten.

Okishio, N.,Y.Kotani and J.Ikegami (1991) Marx, Keynes and Schumpeter, Tokyo: Otsuki Shoten.

Okishio, N. and M.Nozawa (1983) Nihon Keizai no Suryobunseki (Econometric Analysis of Japan Economy), Tokyo: Otsuki Shoten.

Okishio, N., M.Tsuruta,Y.Yoneda (1988) Keizaigaku (Economics),Tokyo: Otsuki Shoten.

Okishio, N. et al. (eds) (1980–incomplete) Gendai Shihonshugi Bunseki (An Analysis of Contemporary Capitalism), Tokyo: Iwanami Shoten.

Ouchi, H. et al. (eds) (1976) Shihonron Kenkyu Nyumon (Introduction to the Study of Das Kapital), Tokyo: Tokyo Daigaku Shuppankai.

Osaka City University (ed.) (1965) Keizaigaku Jiten (A Dictionary of Economics), Tokyo: Iwanami Shoten.

Osaka City University (ed.) (1979) Keizaigaku Jiten (A Dictionary of Economics), Tokyo: Iwanami Shoten.

Rosenberg, D. (1962–64) Shihonron Chukai (Annotations to Das Kapital), Tokyo: Aoki Shoten.

Rosdolsky, R. (1969) Zur EntstehungsgeschichtedesMarxschen ‘Kapital’, der Rohentwurf des ‘Kapital’ 1857–1858, 2 vols (Japanese translation; 1973–74).

Sato, K. etal. (eds) (1977) Shihonron wo Manabu (Learning Das Kapital), Tokyo: Yuhikaku.

Shibuya, T. (1998) Perfect Restoration Edition Deutsche Ideologic, Tokyo: Shin Nihon Shuppansha.

Shima, Y. et al. (eds) (1972–76) Shin Marx Keizaigaku Koza (New Symposium on Marxian Economics), Tokyo: Yuhikaku.

Shoji, H. and K.Miyamoto (1964) Osoroshii Kogai (Terrible Pollution), Tokyo: Iwanami Shoten.

Sraffa, P. (1960) Production of Commodities by Means of Commodities, Cambridge: Cambridge University Press.

Sugihara, S. and T.Furusawa (ed.) (1973—incomplete) Marx Keizaigaku Zensho (Complete Works on Marxian Economics), Tokyo: Dobunkan.

Sugimoto, E. (1949) Kindai Keizaigaku no Kihon Seikaku (Fundamental Characters of Modern Economics), Tokyo: Nihon Hyoron-sha.

Sweezy, P. and P.Baran (1996) Monopoly Capitalism: An Essay on the American Economic and Social Order, NewYork: Monthly Review Press.

Takashima. Z. (1946) Adam Smith no Shimin Shakai Taikei (Adam Smith’s Civil Society), Tokyo: Kawade Shobo.

Takasuka, Y. (ed.) (1978) Dokusen Shihonshugiron no Tenbo (Perspective on Monopoly Capitalism), Tokyo: Toyo Keizai Shinpo-sha.

Tomizuka, R. et al. (eds.) (1983–incomplete) Shihonron Taikei (Study Series on Das Kapital), Tokyo: Yuhikaku.

Tsuru, S. (ed.) (1968) Gendai Shihonshugi to Kogai (Contemporary Capitalism and Pollution) Tokyo: Iwanami Shoten.

Tsuru, S. (1993) [1964] Kindai Keizaigaku no Gunzo (Group of Modern Economics), Nihon Keizai Shimbun-sha, 1964; Shakai Shisosha, 1993.

The Union of National Economics Associations in Japan (ed.) (1974–75) Keizaigaku no Doko (Economics Trends),Tokyo: Toyo Keizai Shinpo-sha (2nd series, 1982).

Uno, K. (1949) Shihonron no Kenkyu (A Study of Das Kapital), Tokyo: Iwanami Shoten.

Uno, K. (1951) Keizai Seisakuron (Theory of Economic Policy), Tokyo: Kobundo.

Uno, K. (ed.) (1962–63) Keizaigaku Taikei (Economics), Tokyo: Tokyo Daigaku Shuppankai.

Uno, K. (ed.) (1967–68) Shihonron Kenkyu (A Study of Das Kapital), Tokyo: Chikuma Shobo.

Un, K. (ed.) (1973) Teikokushugi no Kenkyu (A Study of Imperialism), Tokyo: Aoki Shoten.

Usami. S. et al. (eds) (1966) MarxKeizaigakuTaikei (Marxian Economics),Yuhikaku.

Usami. S. et al. (eds) (1971) MarxKeizaigakuTaikei (Marxian Economics), Tokyo: Shinnihon Shuppan-sha.

Valga, E.S. (1945) Changes of Capitalism as a result of World War II, 945, Moscow: Progress Publishers (translated in Japanese 1947).

Watanabe, S. (ed.) (1962) Ronso Gendai no Keizai Riron (Controversy: Contemporary Economic Theory), Tokyo: Nihon Keizai Hyoron-sha.

Yamada, M. (1948) Saiseisan Katei Hyoshiki Bunseki Joron (Introductory Analysis of Process of Reproduction), Tokyo: Kaizo-sha.


Yamada, T. (1998) ‘Economic development and economic thought after World War II: economic development and Marxian political economy’, in Sugihara, S. and Tanaka, T. (eds.) (1998) Economic Thought and Modernization in Japan, Cheltenham: Edward Elgar.