Showing posts with label Rosa Park. Show all posts
Showing posts with label Rosa Park. Show all posts

Saturday, September 27, 2014

Rosa Park và những điều các nhà dân chủ ở Việt Nam không nói đến

Các đại diện của phong trào dân chủ Việt Nam thường lấy tấm gương Rosa Park, một phụ nữ da đen đấu tranh cho quyền bình đẳng ở Mỹ vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, để làm hình mẫu phong trào dân chủ Việt Nam. Chỉ cần một người bình thường, dũng cảm đứng lên đấu tranh là có thể thúc đẩy phong trào dân chủ hay nhân quyền tiến tới. Song sự thật ra sao?

Nhà báo Huy Đức, thường được biết đến dưới cái tên Osin viết trong bài báo đăng trên tờ Tuổi Trẻ vào năm 2005 về diễn biến vụ Rosa Park như sau:

Ngày 1-12-1955, sau một ngày làm việc, Rosa Parks, năm ấy 42 tuổi, leo lên một chiếc xe buýt và ngồi vào hàng ghế phía trước, phần được ghi là dành riêng cho người da trắng. Dù được yêu cầu Rosa vẫn không chịu đứng lên. Bà bị bắt. Luật của tiểu bang Alabama khi đó buộc những người da đen như bà phải ngồi ở những hàng ghế sau và lúc nào có yêu cầu đều phải nhường chỗ cho những người da trắng.

Tường thuật đó hoàn toàn sai lệch với những gì xảy ra trong thực tế. Hồi đó các xe bus ở Montgomery được chia làm ba khu vực. Bốn hàng ghế đầu tiên được dành riêng cho người da trắng, người da đen phải ngồi ở các hàng ghế ở cuối xe, và một hàng ghế ở giữa xe thì người da đen có thể ngồi nếu không có người da trắng ngồi ở đó, nếu có người da trắng muốn ngồi ở hàng ghế giữa xe thì tất cả người da đen đang ngồi ở hàng giữa phải rời khỏi hàng ghế đó.

Vào ngày hôm ấy, hàng ghế dành riêng cho người da trắng đã kín chỗ, và hàng ghế ở giữa có bốn người da màu ngồi, Rosa Park là một trong số những người da màu đó. Một người da trắng mới lên xe phải ngồi vào hàng ghế giữa, theo luật cả bốn người da màu phải rời khỏi hàng ghế giữa. Ba người da màu đã thực hiện trừ Rosa Park.

Câu chuyện là như vậy nhưng nhà báo (hiện giờ là nhà dân chủ) của chúng ta đã bịa ra chuyện Rosa Park ngồi vào hàng ghế dành riêng cho người da trắng. Không bao giờ Rosa Park có thể làm như vậy vì ngay lập tức bà sẽ bị ném khỏi xe bus. Thậm chí sau đó có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình, vì đó không phải là phản kháng mà là khiêu khích. Người da trắng không ngồi gần người da đen, nên nếu Rosa Park ngồi vào khu vực dành riêng cho người da trắng thì có nghĩa là bà đuổi tất cả người da trắng xuống khỏi xe bus. 

Điều mà các nhà dân chủ ở Việt Nam không bao giờ nói đến là trước khi sự kiện Rosa Park xảy ra đã có nhiều nỗ lực của người da màu đấu tranh cho quyền bình đẳng, nhiều người đã hành động tương tự như Rosa Park. Họ bị bắt, bị đưa ra tòa và bị kết án, hầu như không có hiệu quả hay tạo thu hút được sự chú ý của công chúng. Ví dụ chỉ vài ngày trước Rosa Park đã có một cô gái da màu 15 tuổi đang mang bầu tên là Caludette Colvin, trên một chuyến xe bus ở chính Montgomery cũng đã từ chối rời khỏi hàng ghế giữa khi có người da trắng muốn ngồi, theo giáo sư Noam Chomsky trong cuốn "Nhận diện quyền lực" đã xuất bản ở Việt Nam thì Hiệp Hội Quốc Gia Vì Sự Tiến Bộ Của Người Da Màu (NAACP) đã nhận định Colvin không phải là biểu tượng thích hợp để phát động phong trào. Rất nhiều người đã đấu tranh bền bỉ trong nhiều thập kỷ và đến sự kiện Rosa Park, khi tổ chức của họ đã thực sự vững mạnh và thời cơ đã chín muồi thì phong trào đòi bình đẳng mới đạt được thắng lợi quan trọng. Sự kiện Rosa Park chỉ là một trong số rất nhiều nỗ lực đấu tranh của phong trào nhân quyền. Sự khác biệt căn bản là vụ Rosa Park không phải là một hành động bột phát ngẫu nhiên vì mệt mỏi hay bức xúc, đó là một hành động có chủ ý trong một chiến dịch được tổ chức tốt. Theo tác giả Aldon Morris trong cuốn "The Origin of Civil Rights Movement" thì chiến dịch tẩy chay xe bus ở Montgomery đã được NAACP lên kế hoạch cẩn thận và chọn Rosa Park làm người châm ngòi nổ. 

Rosa Park không phải là một người phụ nữ bình thường, học vấn thấp như truyền thông chính thống Hoa Kỳ và các đại diện của phong trào dân chủ Việt Nam vẫn mô tả. Thực tế bà được NAACP chọn làm biểu tượng vì bà hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết cho chiến dịch của họ, cả về giới tính, gia đình, độ tuổi lẫn học vấn và trình độ chính trị. Mặc dù chỉ có bằng tốt nghiệp trung học, song Rosa Park thuộc về một nhóm rất nhỏ có học vấn cao trong cộng đồng người da màu vì vào thời đó chỉ có 7% người da màu tốt nghiệp trung học. Điều quan trọng nhất là Rosa Park được đào tạo và hoạt động nhiều năm trong phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da màu. Chồng của Rosa Park là một nhà hoạt động đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da màu thuộc NAACP. Bản thân Rosa Park hoạt động rất tích cực trong phong trào đăng ký cử tri và bảo vệ quyền lợi cho người da màu ngay từ khi còn trẻ. Từ năm 1943, Rosa Park đã là thư ký của chi nhánh NAACP ở địa phương. Cần nói thêm là thư ký cho một tổ chức chính trị thì không phải là người làm các công việc ghi chép thông thường, thực tế đó là một chức vụ lãnh đạo. Năm tháng trước khi xảy ra sự kiện trên xe bus, Rosa Park đã theo học tại trường Highlander Folk, đó là nơi chuyên đào tạo các nhà hoạt động cho phong trào chính trị của công nhân, có lẽ là sự chuẩn bị cho chiến dịch sau này.

Cuối cùng, phe cực hữu của Mỹ thời đó đã nhanh chóng đưa ra các bằng chứng cho thấy Rosa Park có liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng Sản Mỹ, nhằm tố cáo bà là cộng sản. Họ đã không chứng minh được Rosa Park là thành viên của Đảng Cộng Sản Mỹ, nhưng việc Rosa Park được huấn luyện và chịu ảnh hưởng của những người cộng sản Mỹ thì rất rõ ràng. Trường Highlander Folk mà Rosa Park theo học do Myles Horton và James Dombroski, hai đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ, lập ra vào năm 1932 để đào tạo các nhà hoạt động cho phong trào Cộng Sản. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Montgomery, Alamamba được NAACP chọn làm nơi phát động phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da màu, ở đó cộng đồng dân cư địa phương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa cộng sản và được tôi luyện trong các phong trào công nhân nên họ hiểu biết sâu sắc về chính trị, can đảm, có kỷ luật và được tổ chức tốt. Thực tế cho thấy NAACP đã lựa chọn đúng và Montgomery trở thành điểm đột phá trong phong trào đòi nhân quyền cho người da màu.

Điều đáng ngạc nhiên ở đây không chỉ là việc bóp méo sự thật, chống lại phong trào của giai cấp lao động bằng cách biến nó thành một thứ huyền thoại ngớ ngẩn về chủ nghĩa anh hùng cá nhân, mà còn là ở chỗ các nhà dân chủ ở Việt Nam cố biến một thành công của những người cộng sản thành tấm gương để khích lệ việc chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Một năm sau bài viết trên tình cờ tôi được đọc một bài viết bằng tiếng Anh, có nội dung gần giống với bài viết của mình nhân dịp kỷ niệm sự kiện Rosa Park: Today in history: Rosa Parks takes a stand by sitting down