Monday, April 11, 2016

Tại sao Singapore giàu còn Việt Nam thì chưa?

Singapore có dự án xây dựng đường sắt cần phải chặt hạ 1.000 cây xanh. Tụi cây quyền ở Singapore gom được ba mống đi biểu tình phản đối. Cảnh sát đến giải tán, đánh cả lũ một trận nhừ tử rồi đưa ra tòa với một lô một lốc trọng tội như gây rối trật tự công cộng, biểu tình bất hợp pháp, chống người thừa hành công vụ, cố ý gây thương tích, tuyên truyền tôn giáo trái phép, xúc phạm chính quyền, dụ dỗ trẻ vị thành niên, trốn thuế…tòa tống cả đám vào tù với dăm cái án chung thân và khoản tiền phạt khổng lồ. Cây bị đốn sạch và đường sắt được làm xong.

Việt Nam cũng có dự án xây dựng đường sắt phải chặt hạ 1.000 cây xanh. Việc chặt cây xanh được thông báo trước hai năm để lấy ý kiến dân chúng, không có đứa nào ý kiến ý cò gì hết. Đúng ngày khởi công chặt cây, tụi cây quyền thuê một mớ dân oan đi biểu tình với sự hộ tống của một bầy đông đảo báo chí kền kền quốc tế. Cảnh sát không dám đến giải tán vì ngán tụi nó kêu đàn áp nhân quyền. Báo chí nhào vô khóc mướn cho cây xanh um xùm. Một ông nghị ngẫn tuyên bố việc gì cũng phải tôn trọng ý kiến dân chúng. Việc chặt cây bị tạm đình lại. Ban quản lý dự án phải họp báo giải thích. Báo chí lại loan tin có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia móc ngoặc dự án. Ban quản quản lý dự án lại phải họp báo thanh minh. Báo chí lại đăng tin có tham nhũng trong dự án. Ban quản lý dự án lại phải họp báo thanh minh. Nhà thầu thấy dự án bị đình trệ lâu mà báo chí lại hay săm soi bới móc đủ lỗi lớn nhỏ, họ bỏ chạy không làm nữa. Các nhà thầu khác cũng không dám nhận. Dự án đường sắt một đống tiền nằm chết dí đó không biết bao giờ mới xong.

Tụi cây quyền Việt Nam lên mạng ca ngợi nước Singapore là dân chủ và tôn trọng nhân quyền nên giàu có, còn Việt Nam là độc tài, tham nhũng và không tôn trọng nhân quyền nên nghèo đói.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí nhưng không nhất thiết khác với sự thật)

Lý Quang Diệu đã bình luận gì về Việt Nam ở Harvard vào năm 1967?

Toàn bộ các thông tin dưới đây được dịch từ trang The Crimson về các phát biểu của Lý Quang Diệu tại Harvard, Hoa Kỳ vào năm 1967.

Bối cảnh lúc đó là Singapore vừa mới tách ra khỏi liên bang với Malaysia sau một thời gian gian ngắn thành lập. Lý Quang Diệu đi công du ở Hòa Kỳ và đề nghị được nói chuyện với sinh viên trường Hành Chính Công, sau này đổi tên thành trường Kennedy. Singapore lúc đó đã là thành phố cảng lớn thứ 5 thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người 500 dollar/năm và có mức sống cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ông ta thúc giục Hoa Kỳ tiếp tục cuộc chiến xâm lược Việt Nam để dựng lên một lá chắn bảo vệ các nước Đông Nam Á.

Huyền thoại Lý Quang Diệu mơ Singapore được như Sài Gòn đều nhắc đến quãng thời gian năm 1965-1967. Có nhiều dị bản về huyền thoại này, có cái thì viết rằng họ Lý nói điều đó năm 1965 khi Singapore tách ra khỏi liên bang với Malaysia, có cái lại viết họ Lý nói điều đó tại một khách sạn ở Sài Gòn vào năm 1967.

Những bài báo của Mỹ vào năm 1967 cho thấy Lý so sánh Singapore và Sài Gòn vào năm 1954 để nhấn mạnh sự thất bại của ngụy quyền Sài Gòn về mặt chính trị. Vào năm 1954, Singapore không nhận được sự hậu thuẫn lớn của Anh như chính quyền Sài Gòn đã nhận được từ Mỹ. Mặc dù người Mỹ cho rằng đây chỉ là chuyện xuyên tạc nhằm mục đích đề cao cá nhân Lý. 


Khuyết danh, 20/10/1967

0

Ngài Lý Quang Diệu, thủ tướng nước cộng hòa Singapore, sẽ viếng thăm Diễn Đàn Dunster vào lúc 14h15 ngày hôm nay tại nhà ăn của Dunster.



Khuyết danh, 21/10/1967

8

Hoa Kỳ đã bỏ lỡ các cơ hội rút lui khỏi Việt Nam và hiện giờ phải tiếp tục ở lại và chiến đấu, Lý Quang Diệu, thủ tướng của nước cộng hòa Singapore, đã phát biểu tại Harvard chiều ngày hôm qua.

“Chuyến xe đã dừng vài lần và anh phải xuống xe,” Lý nói với một trong số 125 khán giả tại diễn đàn Dunster. Ông ta nhắc tới năm 1954, 1956 và 1961 như là những lúc mà Hoa Kỳ có thể từ chối tham chiến ở Việt Nam. Lý cho rằng vụ sát hại Diệm là cơ hội cuối cùng để Mỹ rút lui, theo quan điểm của ông ta là chính sách “tốt hơn nhiều” vào lúc đó.

Sự rút lui chung cuộc

Vị thủ tướng nói rằng ông ta muốn người Mỹ cuối cùng cũng rời khỏi Việt Nam. Song ông ta nhấn mạnh, nhưng hiện giờ Hoa Kỳ phải thể hiện sự đáp trả bằng quân sự mạnh mẽ. Giải pháp cứng rắn của Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt Nam phải đàm phán, Lý nói.

Để thúc giục Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp ở Việt Nam, Lý nói về lợi ích rộng lớn của Hoa Kỳ với một chính quyền phi cộng sản ổn định.

Ông ta nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải cố gắng tìm ra một nhóm người miền Nam Việt Nam có thể nắm quyền lãnh đạo. Ông ta lên án việc Anh và Mỹ đã phá hủy “có hệ thống” mọi sự thay thế cho lãnh đạo của Diệm vào năm 1954.

Lý nói rằng, thực tiễn ở Singapore là ví dụ cho thấy một giải pháp tốt hơn cho vấn đề như Việt Nam. Vị thủ tướng giải thích là khi người Anh thấy rằng không thể đồng thời chống lại cả cộng sản và quốc gia, họ đã cho phép chuyển giao quyền lực cho “người có năng lực tốt nhất trong những nhóm phi cộng sản.” Ông ta nhấn mạnh rằng trong các cuộc bầu cử tự do hiện nay thì cộng sản sẽ không nhận được nhiều hơn 13% số phiếu bầu. 

Mong muốn đối thoại 

Kế hoạch ban đầu của Lý chỉ là viếng thăm Trung Tâm Đối Ngoại khi lưu lại ở Havard. Tuy vậy, trong cuộc đối gặp mặt tổng thống Johnson vào thứ tư, Lý bày tỏ mong muốn được gặp các sinh viên Hoa Kỳ.

Yêu cầu của ông ta được chuyển đến cho Alwin M. Pappenheimer ’29, chủ nhân của Diễn Đàn Dunster, người sắp xếp cho Lý phát biểu. Giữa tiếng hoan hô và vỗ tay, Lý giải thích, “Tôi đến đây để thu thập ý kiến” và “tìm ra những kế hoạch tiếp theo mà tôi phải thực hiện.”