Showing posts with label Italy. Show all posts
Showing posts with label Italy. Show all posts

Monday, September 5, 2016

Tại sao Italy thất bại trong việc chống lại nạn tham nhũng?

Italy là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Âu nhưng mức độ tham nhũng của họ vượt xa so với các quốc gia Châu Âu khác, xét theo vị trí xếp hạng trên bảng về chỉ số nhận thức tham nhũng CPI thì họ đứng thứ 61/174 (năm 2016) và Viện Kiểm Toán Tối Cao Italy ước lượng rằng tham nhũng làm thiệt hại của nền kinh tế Italy mỗi năm 60 tỷ dollar, bằng khoảng 4% GDP hàng năm của nước này. Tuy vậy, Italy chưa bao giờ thành công trong việc chống tham nhũng. Thậm chí, như các học giả đã nhận định, tham nhũng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Italy cất cánh vào giai đoạn công  nghiệp hóa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Paolo Ferrari, giảng viên môn lịch sử hiện đại tại đại học Pavia và tổng biên tập của tạp chí “Italia contemporanea”, Italy, tìm cách lý giải hiện tượng tham nhũng ở Italy dưới góc độ cấu trúc. Tuy vậy, định kiến về sự kiểm soát tham nhũng bằng chính trị đa nguyên hay coi tham nhũng chỉ là vấn đề tư pháp đã khiến ông thất bại trong việc làm rõ cách thức sự tham nhũng phát triển trong lòng một xã hội tư bản mà giai cấp tư sản trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước vào việc kinh doanh. Hậu quả tiêu cực của tham nhũng cũng chỉ được xem xét dựa trên giả định không rõ ràng về chi phí kinh tế mà không gắn với sự biến đổi của tình hình chính trị-xã hội cụ thể. Sự ám ảnh về chế độ Phát xít vẫn còn để lại dấu ấn cho thời kỳ hiện đại khi mà tác giả cố gắng lý giải mức độ tham nhũng thấp của chế độ Phát xít bằng cách cho rằng họ đã che giấu tham nhũng. Italy cũng cho thấy sự thất bại của việc dùng Quốc Hội như là một quyền lực tư pháp chống lại sự tham nhũng. 

Dưới đây là bản dịch bài viết "Corruption in Italy: a structural approach" của Paolo Ferrari (pp. 165-178) trong cuốn sách trong cuốn The History of Corruption in Cetral Government của Seppo Tiihonnen do nhà xuất bản IOS phát hành năm 2003. 


Tham nhũng ở Italy: Một tiếp cận cấu trúc 

Paolo Ferrari*

Một Định Nghĩa

Vấn đề tham nhũng liên quan đến ba yếu tố khác nhau: hành chính công, chính giới và lợi ích tư nhân. Trong tiểu luận này, chúng tôi xem xét việc tham nhũng được coi là hành vi tham nhũng của công chức, tức là họ nhận tiền, hoặc lợi ích, để đổi lấy hành động, quyết định, trong trách nhiệm công của họ, có nghĩa là liên quan đến hoạt động theo luật định của họ, nhưng nhằm mục đích thu lợi cá nhân với chi phí công cộng. Bên cạnh đó, chính giới cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động hành chính công và trong một thời gian dài của lịch sử Italy, người ta có thể thấy sự yếu đuối, lệ thuộc của hành chính công vào giới thượng lưu chính trị, thường là tác nhân chủ chốt trong sự tham nhũng. [1]

Nếu như sự chú ý được tập trung vào hành chính công thì trước hết cần phải thấy rằng không có kết luận chung nào có thể được đưa ra. Vấn đề này chỉ nhận được sự chú ý đáng kể từ năm 1992, khi hiện tượng “Tangentopoli” xảy ra, cho thấy sự tham nhũng lan tràn ở hầu hết mọi phần của xã hội Italy. Một hiện tượng dĩ nhiên sẽ thu hút sự chú ý vào các đảng phái hơn là hành chính công, dẫn tới sự biến đổi của hệ thống chính trị Italy – ít nhất là khi được xem xét từ quan điểm của đảng phái chính trị. Dĩ nhiên nhiều học giả đã nghiên cứu tham nhũng trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử Italy, nhưng trên góc độ của hệ thống chính trị và không có bất cứ sự chú ý đặc biệt nào đến cơ chế của nó. 

Trong thập kỷ qua, nhiều tác giả đã nghiên cứu về tham nhũng, đặc biệt là trong lịch sử nước Cộng Hòa. Chúng tôi sẽ cố gắng trình bày rằng sự lan rộng của hiện tượng liên kết chặt chẽ với cấu trúc hành chính công của Italy cũng như quan hệ của nó với xã hội dân sự, như đã được định nghĩa vào những năm ba mươi. Có thể kể ra 5 thời kỳ như sau:

• Từ khi khai sinh nhà nước mới cho đến Thế Chiến thứ I (1861-1914);

• Từ Thế Chiến I đến chế độ Phát xít (1915-1921);

• Dưới chế độ Phát xít (1922-1945);

• Từ kết thúc Thế Chiến II đến cuối những năm 1970;

• Hai thập kỷ vừa qua (chúng tôi không xem xét trong bài này).

Không có bằng chứng nào cho thấy sự liên hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế, tham nhũng tồn tại trong những xã hội có những cấu trúc kinh tế đặc trưng rất khác nhau. Sự chú ý hiện tại tới vấn đề, dưới sự thúc ép của các tổ chức quốc tế, cho thấy ngay cả ở những quốc gia phát triển nhất thì tham nhũng cũng được coi là vấn đề quan trọng. Quan trọng, không chỉ là bởi vì nó liên quan đến sự lãng phí nguồn lực công mà còn bởi vì nó có thể phá hoại tính hợp pháp của hệ thống chính trị, với những hậu quả lớn cho hệ thống chính trị nói chung cũng như với những đảng phái trực tiếp liên can đến tham nhũng nói riêng.

Có hai câu hỏi cần được xem xét. Tham nhũng được coi là một ví dụ đặc biệt về việc sử dụng nguồn lực công cho lợi ích riêng, bất kể là xảy ra theo lệnh của nhóm nắm quyền hay là bởi vì thiếu đạo đức. Điều này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào và ở bất kỳ nhà nước nào. Trên góc độ này, người ta có thể cho rằng nó liên quan đến bản chất con người và sự lựa chọn về đạo đức – tức là sự trộm cắp nguồn lực công, thì sự lan rộng của hiện tượng này cho thấy nó ít chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử. Quan điểm trái ngược lại cho rằng hoàn cảnh lịch sử là đặc biệt quan trọng để giải thích hiện tượng này, theo góc độ đó thì người ta tập trung chú ý vào những vấn đề sau:

1) Cấu trúc của những quan hệ giữa lợi ích tư nhân, đặc biệt là quyền lực của lợi ích tư nhân bên trong xã hội, khả năng ảnh hưởng tới quyết định chính trị và hành chính của chúng.

2) Sự kiểm soát đối với hành chính công, nội bộ cũng như bên ngoài: đặc biệt là sự tồn tại của quyền lực tư pháp độc lập có thể trừng phạt các công chức và chính khách.

3) Thời kỳ đặc biệt: một cuộc khủng hoảng nổ ra, nhằm mở rộng quyền lực của chính quyền, cũng như một số khu vực hành chính công, đồng thời làm suy yếu sự kiểm soát, do đó mang lại nhiều cơ hội cho lợi ích tư nhân, lợi ích này sẽ cố gắng tác động đến sự lựa chọn công.

4) Địa vị của công chức trong xã hội, văn hóa, thái độ của họ, sự đánh giá xã hội đối với công việc của họ.

Ba chủ đề đầu liên quan đến vấn đề mang tính cấu trúc liên quan đến vị trí của hành chính công trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau: hành vi của công chức có thể hiểu được không chỉ từ góc độ tâm lý học mà còn từ việc nghiên cứu vị trí xã hội của họ cũng như hoàn cảnh hoạt động của họ.


Nước Italy Tự Do

Thời gian từ khi thành lập nhà nước mới vào năm 1861 cho đến khi bắt đầu Thế Chiến I có những đặc trưng chung. Nhiều học giả nhấn mạnh rằng Nhà Nước Tự Do có mục tiêu rất hạn chế và hoạt động trong hoàn cảnh có sự phân chia rõ ràng giữa khu vực tư nhân và khu vực công. Theo quan điểm của chúng tôi, những xem xét khác cũng hữu ích.

Thứ nhất, trong thời kỳ lịch sử này của Italy, nhà nước có mức độ độc lập lớn nhất trong mối quan hệ với lợi ích tư nhân. Kể từ năm 1861, nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế. Các hoạt động của nhà nước đã định hình một xã hội mới, thống nhất quốc gia, chống lại các kẻ thù bên trong cũng như bên ngoài, cung cấp các cơ hội để phát triển hoạt động tư nhân. Mặc dù có cấu trúc gọn nhẹ nhưng nhà nước đã quan tâm tới cả lợi ích tư nhân lớn cũng như nhỏ. Các lợi ích thường được phát triển nhờ vào các sáng kiến được tài trợ công [3]. Nhà nước Italy có sức mạnh tác động đến sự phát triển của các trung tâm quyền lực kinh tế lớn nhưng vẫn duy trì sự độc lập cao. Ví dụ điển hình nhất là sự phát triển của các ngành cơ khí và sắt thép. Cả hai ngành đều gắn liền với các rào cản thương mại và chi tiêu công – và đặc biệt là với sự gia tăng của ngân sách quân sự, thay vì gắn với hệ thống đường sắt như ở nhiều quốc gia Châu Âu khác. Trong cả hai trường hợp, chi tiêu công trở thành cơ hội gắn kết doanh nhân và công chức. Có rất nhiều trường hợp tham nhũng; nguồn lực công cũng được sử dụng cho các mục đích tư nhân trong thời kỳ này

Theo quan điểm này, chúng tôi cần phải xem xét hai khía cạnh khác nhau của vấn đề. Tham nhũng “vặt”, liên quan đến những người quản lý nguồn lực công: một ví dụ cụ thể là tin đồn liên quan đến việc quản lý các kho quân sự. Ở mức độ này, tham nhũng được coi là ví dụ về việc sử dụng nguồn lực công cho mục đích cá nhân, theo lệnh của những công chức có cấp bậc thấp – tức là sử dụng các cơ hội nhất định gắn liền với vị trí của công chức. Hiện nay, một ví dụ đương thời là việc sử dụng mạng Internet cho các mục đích cá nhân, việc này rấ khó kiểm soát. Điều này có thể coi là vấn đề đạo đức nhưng tham nhũng là một việc khác; như chúng tôi đã nhấn mạnh, đó là sự trao đổi giữa một công chức và một cá nhân và mục tiêu của sự trao đổi này là hành động gắn liền với hành chính công.

Chúng tôi cần phải nhắc lại rằng lợi ích tư nhân là yếu so với quyền lực nhà nước trong thời kỳ Tự Do. Trước hết chúng tôi xem xét – một ví dụ cụ thể là sự hình thành của nhà máy sắt quan trọng nhất của Italy, Societa alti forni, fonderie e acciaierie di Terni, vào năm 1884 – nhà nước là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp này. Sự lựa chọn được coi là quyết định dưới sự thúc ép của giới kinh doanh đang cố gắng chế tạo ra các công cụ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nhà nước

Nhưng những khẳng định này cần thêm sự giải thích -

Nhà nước Italy đã trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế, mặc dù về lý thuyết thì tầng lớp thượng lưu chính trị chống lại việc trực tiếp gánh vác trách nhiệm tại các doanh nghiệp tư nhân và ủng hộ chính sách laissez faire – mặc dù vậy, họ cũng luôn bảo vệ các rào cản thương mại. Trường hợp “Terni” là điển hình theo quan điểm này bởi vì ngành sắt đã được hỗ trợ bằng các đơn đặt hàng vật liệu của ngành đóng tàu, mà không có bất cứ sự can thiệp trực tiếp nào theo lệnh của chính quyền vào doanh nghiệp tư nhân. Do đó, một trong những nỗ lực quan trọng nhất để phát triển nền tảng công nghiệp Italy đã được thực hiện bằng các công cụ pháp luật truyền thống, tức là thông qua việc mua sắm các vật liệu mà Bộ Hải Quân đòi hỏi.

Khi xem xét vụ bê bối quan trọng nhất trong nửa sau thế kỷ 19, liên quan đến ngân hàng Banca Romana và các ngân hàng Italy khác, chúng tôi xác thực được một số các khẳng định đã nêu. Banca Romana là một trong số các ngân hành phát hành tiền của Italy và cho các lãnh đạo chính trị vay tiền, trong đó có Crispi và Giolitti, để chi cho các chiến dịch tranh cử của họ và tác động đến báo chí. Banca Romana đã in tiền bất hợp pháp và gia tăng lượng tiền. Điều quan trọng nhất cần phải nhắc đến là Bộ Nông Nghiệp, Công Nghiệp và Thương Mại đã yêu cầu điều tra các ngân hàng phát hành tiền vào năm 1889. Alvisi, một thượng nghị sĩ, cùng với các công chức của Ngân Khố đảm nhiệm cuộc điều tra đó. Họ đã phát hiện ra rằng ngân hàng thường xuyên che giấu các khoản tiền để ủng hộ các chiến dịch tranh cử, đó là hành động bất hợp pháp. Như Gustapane đã nhấn mạnh [4] – vào năm 1893, lệnh bắt giữ, khám xét và lệnh tịch biên tạm thời đã được đưa ra trong cuộc họp của thủ tướng, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, bộ trưởng Bộ Tư Pháp và các quan tòa cấp cao nhất của Italy. Vụ bê bối liên quan đến giới thượng lưu chính trị, bốn bộ trưởng, một số trưởng ban và nghị sĩ Quốc Hội cũng như Giolitti bị buộc phải từ chức. Chỉ có ngân hàng nhà nước mới, Banca d'ltalia, được quyền phát hành tiền. Như Gustapane đã nhận thấy, không có bất cứ sáng kiến phi pháp nào khác liên quan đến Banca Romana kể từ đó, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng của Nhà Nước Tự Do. Điều này có nghĩa là sáng kiến tập trung quyền phát hành tiền là hữu ích, nhằm đạt được mục đích phòng ngừa dạng tham nhũng đó. Một sự tổ chức khác của hệ thống ngân hàng cũng được hình thành và mang tới một kết quả rất quan trọng. Sáng kiến thể chế [5] này quan trọng không chỉ bởi vì đó là một trong những điều kiện để Italy cất cánh vào cuối thế kỷ mà còn bởi vì nó cho thấy phản ứng của hệ thống chính trị. Điều này dĩ nhiên là một sự xem xét tập trung để thấu hiểu tại sao hệ thống chính trị muốn phá hủy nguyên nhân đã tạo ra việc sử dụng nguồn lực công một cách ngược ngạo. Có thể nói rằng không có bất cứ điều gì tương tự đã xảy ra trong các giai đoạn khác của lịch sử Italy.

Hai sáng kiến khác có thể đem đến sự giải thích tốt hơn cho lý thuyết này. Trong thời kỳ Italy cất cánh, từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1914, hành chính công đã bắt đầu thay đổi nhanh chóng và phát triển những mối quan hệ mới với lợi ích tư nhân. Điều này cũng tạo ra các cơ hội mới cho sự tham nhũng. Các tầng lớp chính trị cố gắng kiểm soát hiện tượng đó. Như đã được thấy, không chỉ có ba cuộc điều tra của Quốc Hội mà còn có hai sáng kiến thể chế được đưa ra.

Vào năm 1912, sáng kiến đầu tiên là quyết định thành lập một Ủy Ban mới – Commissione per gli approvvigionamenti e forniture di Stato – trực thuộc Ngân Khố, nhằm mục đích phối hợp hành động của các bộ phận khác nhau trong hành chính công, vốn đang đặt hàng của các ngành tư nhân. Đây là hệ quả của sự phát triển công nghiệp nhưng cũng là hệ quả của cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1911-12, đã làm gia tăng chi tiêu nhà nước. Sự hình thành cơ quan mới đã cho thấy cách thức mà tầng lớp chính trị nhận thức được sự tồn tại của vấn đề. Đồng thời, các lợi ích tư nhân cũng được tổ chức theo cùng một cách đó, như vậy có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến sự lựa chọn của hành chính công. Cụ thể là có thể ảnh hưởng tới công việc của Ủy Ban Ngân Khố mới. Trong chiến tranh và những thập kỷ tiếp theo, vấn đề đại diện cho lợi ích tư nhân trong phạm vi nhà nước tiếp tục là vấn đề trung tâm và giải pháp trong nhiều giai đoạn khác nhau là cơ sở để thấu hiểu hiện tượng tham nhũng.

Sáng kiến thứ hai, rất đáng để chú ý, là quyết định của nội các vào ngày 28/7/1913 về mối quan hệ giữa công chức và hãng tư nhân. Nội các quyết định rằng không có bất cứ công chức, viên chức quân sự hay cựu công chức nào được phép làm đại diện hay trung gian của một hãng tư nhân với bất kỳ bộ phận hành chính công nào. Trước hết, quyết định đó cho thấy rằng đây là vấn đề trung tâm. Quyết định – đã thay đổi tình hình kéo dài – liên quan đến toàn bộ các bộ phận nhà nước và kéo theo các phản ứng nội bộ mạnh mẽ, cùng với một cuộc thảo luận về cách thi hành quyết định đó.  Sindacato del funzionari di Stato, công đoàn của công chức, phản đối quyết định và cũng có những phản ứng của nhiều công chức. Họ phản đối tại một tòa án hành chính, lập luận rằng quyết định đó không liên quan đến bất kỳ công chức nào mà chỉ liên quan đến các đại diện thương mại đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển và các mối quan hệ được tái sinh giữa khu vực công và tư, quyết định của thủ tướng sẽ bảo vệ chính quyền chống lại các bê bối và tham nhũng. Cùng lúc đó, Giolitti không thay đổi mối liên hệ truyền thống với khu vực hành chính công, vốn đã phát triển quan hệ với lợi ích tư nhân kể từ nhưng thập kỷ cuối của thế kỷ 19. Bộ trưởng Bộ Hải Quân viết thư cho Giolitti rằng việc thi hành quyết định đó sẽ tạo ra nhiều rắc rối. Các quan chức hải quân cấp cao được tuyển dụng là giám đốc kỹ thuật cho các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Theo quan điểm này, Millo – người được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Hải Quân sau cuộc họp ngày 28/7 của nội các – nói rằng ông phản đối việc thi hành quyết định trên đối với bộ. Theo quan điểm của ông, quyết định đó sẽ tạo ra một vấn đề lớn cho cả các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh cũng như Bộ Hải Quân. “Kinh nghiệm sâu sắc” của những cựu sĩ quan đã được công nhận, trong cả các vấn đề về hợp đồng cũng như trong các nghiên cứu đã xuất hiện trước đó. Bộ trưởng đề nghị chỉ thi hành quyết định đối với các công chức làm đại diện cho các hãng tư nhân.

Vấn đề này không phải là mới. Vào năm 1885, một chi nhánh của Armstrong, Mitchell & Co. – một trong những hãng phục vụ chiến tranh lỡn nhất thế giới – được thành lập ở Naples để sản xuất pháo cho hải quân. Hãng được thành lập dựa trên hợp đồng giữa hải quân Italy và Armstrong, trong các cuộc thảo luận, đô đốc Augusto Albini có vai trò quan trọng. Hai thập kỷ sau, vào năm 1903, cuộc điều tra của ủy ban Quốc Hội đã kết luận rằng Albini, trong vài trò tổng chỉ huy pháo binh, đã bảo vệ một hợp đồng nội bộ của bộ. Nhưng “năm tiếp theo, khi việc thực hiện hợp đồng bắt đầu, ông đã rời hải quân và trở thành trưởng đại diện của Armstrong ở Rome” [6]. Nhiều sĩ quan khác, vốn kiểm soát các hãng tư nhân theo nghĩa vụ của họ, sau này cũng trở thành đại diện của chính những doanh nghiệp ấy. Bên cạnh đó, các cựu sĩ quan cấp cao cũng là người đứng đầu ở hầu hết các hãng phục vụ chiến tranh.

Quyết định năm 1913 của nội các được đưa ra sau một thời gian dài mà các doanh nghiệp phục vụ chiến tranh đều sử dụng các cựu công chức. Họ được sử dụng để thu được các thông tin hữu ích liên quan đến nhu cầu của chính quyền cũng như khả năng gây ảnh hưởng tới quyết định của họ.

Salandra, thủ tướng kế nhiệm Giolitti, vào tháng giêng năm 1915, đã cho phép cựu sĩ quan hải quân tiếp tục làm việc – ngay cả khi chỉ làm rõ “các chi tiết kỹ thuật” – trong vai trò đại diện của Compagnia Marconi trong các cuộc đàm phán để gia hạn hợp đồng về máy điện báo và bộ trưởng Bộ Dịch Vụ Bưu Chính và Điện Tín cũng đã bảo vệ quyết định này.

Quyết định này xác nhận rằng mục tiêu của quyết định năm 1913 đã được giảm thiểu các hệ quả tiêu cực đối với chính quyền trong sự xuất hiện của các cựu sĩ quan tại các hãng tư nhân, nhưng không cố gắng thay đổi quan hệ giữa nhà nước và lợi ích tư nhân.

Những quan hệ khác liên quan đến văn hóa hành chính công cũng có thể xảy ra. Cho đến Thế Chiến I, nhà nước nước thuộc về tầng lớp thượng lưu chính trị và hành chính, vốn có một văn hóa chung. Cảm giác thuộc về nhà nước và một sự đồng thuận về dự án xây dựng nhà nước được hình thành. Đây là hệ quả của lý tưởng “Risorgimento” về đấu tranh thống nhất quốc gia. Lý tưởng này cho rằng cuộc đấu tranh phải tiếp tục với việc tạo ra nhà nước mới, có mục tiêu là tổ chức xã hội dân sự và khuyến khích sự phát triển của xã hội dân sự. Hầu hết các công chức đều coi bản thân là một phần của nỗ lực ấy và cảm thấy trách nhiệm đối với nhà nước cũng như nhà vua. Họ cảm thấy bản thân phải trung thành với nhà nước và không phải – như đã xảy ra với chế độ Phát xít và thường xuyên sau đó – với một đảng chính trị coi chính quyền là công cụ cai trị của họ. Đồng thời, sự giảm thiểu các liên hệ trực tiếp với giới kinh doanh cũng không làm giảm các cơ hội tham nhũng. Theo góc độ này, các giá trị đạo đức được hệ thống hành kiểm soát xã hội củng cố mà không có bất cứ sự can thiệp trực tiếp và liên tục nào vào các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, giới kinh doanh vốn đã yếu so với quyền lực nhà nước và không được tổ chức để tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới nhà nước, như dưới chế độ Phát xít và sau Thế Chiến II.

Hoàn cảnh đã thay đổi khi thế kỷ mới bắt đầu, sự quốc hữu hóa hệ thống đường sắt, sự hình thành Quỹ Bảo Hiểm Quốc Gia, Ina, cũng sự đại diện của các lợi ích tư nhân trong một số nhánh của hành chính công. Các hoạt động của nhà nước mới tạo ra các quan hệ mới giữa hành chính công và lợi ích tư nhân. Cuộc chiến tranh giữa Italy và Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra tình hình mới: chi tiêu công gia tăng và nhũng cơ hội mới cho lợi ích tư nhân xuất hiện. Khi Italy cất cánh, chúng mạnh hơn và tự tổ chức lại để tác động đến hành chính công theo cả cách hợp pháp – ví dụ như yêu cầu các thủ tục mới cho hoạt động của hành chính công – lẫn ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của hành chính công, cũng như sử dụng các công cụ tham nhũng. Theo góc độ này, một ví dụ rất rõ ràng là việc mua sắm hàng hóa trong cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế Chiến I tạo ra một sự biến đổi mới. Khủng hoảng chiến tranh làm suy giảm sự kiểm soát đối với chi tiêu công và các lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chấp nhận ở một mức độ nhất định sự lãng phí nguồn lực công – để có được sản lượng vật liệu cần thiết cao hơn. Đồng thời, các bộ phận quân sự cũng tạo ra một sự hợp tác mới giữa lợi ích công và tư nhân. Các công chức thường xuyên đàm phán nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến giới kinh doanh và công nghiệp mà không có các phương tiện văn hóa và pháp luật cần thiết. Do vậy, họ bị yếu đi so với giới công nghiệp, vốn đã tạo dựng được tổ chức và cố gắng chiếm lấy mọi khả năng sử dụng nguồn lực công cho bản thân.

Dưới chế độ Phát xít

Cho đến khi kết thúc Thế Chiến I, Quốc Hội được sử dụng như một dạng quyền lực tư pháp. Điều đó được thể hiện bằng các cuộc điều tra của Quốc Hội, mang tính quyết định trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi có các vụ bê bối, hay do các vụ tham nhũng dẫn tới.

Dưới đây là một số cuộc điều tra:
1864 – về hiệp hội đường sắt, Societa delle ferrovie Meridionali.
1869 – về nhà máy thuốc lá nhà nước, Regia dei Tabacchi.
1894 – về Banca Romana.
1904 – về Hải Quân, Regia Marina.
1908 – về quân đội, Regie Esercito.
1912 – về việc xây dưng tòa nhà Tư Pháp ở Rome.
1917 – về việc quản lý các lễ kỷ niệm và triển lãm ở Rome, Turin và Palermo.
1920 – hai cuộc điều tra: về chi tiêu chiến tranh, về việc quản lý việc hỗ trợ dân chúng và tái thiết các khu vực được giải phóng,
1921 – về việc tổ chức hành chính nhà nước và các điều kiện về nhân sự.

Các cuộc điều tra của Quốc Hội được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý; nhiều trong số chúng tạo ra quyền lực đặc biệt cho ủy ban Quốc Hội. Những quyền lực này mang tính tư pháp liên quan tới thu thập tài liệu và sử dụng nhân chứng. Kể từ sau những năm bảy mươi, nhiều cuộc điều tra hành chính đã được tạo ra, như là công cụ để điều tra hành chính công và tham nhũng. Tầng lớp thượng lưu chính trị đặc biệt chú ý tới tham nhũng và một trong số các cuộc điều tra này – liên quan tới việc xây dưng tòa nhà Tư Pháp ở Rome – một số nghị sĩ đã bị đưa ra tòa.

Quyết định ban đầu của chính phủ Mussolini là chấm dứt cuộc điều tra của ủy ban, vốn đảm nhiệm vệc phân tích chi tiêu nhà nước trong Thế Chiến I. Ủy ban bị buộc phải trình bày báo cáo chung cuộc, làm rõ các hoạt động bất phợp pháp của nhiều hãng để nhận được các đặt hàng của chính quyền. Công việc bị ngừng lại trước khi chạm tới một số hãng đứng đầu trong công nghiệp Italy. Ủy ban điều tra đã tập trung sự chú ý vào mối quan hệ giữa chính quyền, đặc biệt là giới quân sự, với các hãng tư nhân. Hoàn cảnh có thể làm suy yếu sự ủng hộ, như giới kinh doanh đã thể hiện, thuận lợi cho chính quyền Mussolini.

Cả thời kỳ Tự Do cũng như Cộng Hòa của Italy, sự tồn tại của phe đối lập chính trị về mặt lý thuyết đóng vai trò như là sự kiểm soát đối với tham nhũng nói riêng và việc sử dụng nguồn lực công nói chung. Trên thức tế, mức độ kiểm soát rất khác biệt so với lý thuyết nhưng rõ ràng là sự tồn tại của hệ thống chính trị có sự xuất hiện của nhiều nhóm có thể kiểm soát tham nhũng. Với chế độ Phát xít thì không có phe đối lập hợp pháp nào có thể kiểm soát công việc hành chính công, trong giai đoạn mà đặc trưng là sự tăng trưởng của cả nhân sự cũng như các bộ phận và hoạt động. Sự xem xét tương tự về sự tồn tại của tòa án độc lập – vốn cần có một khuôn khổ pháp lý phù hơn, cũng có thể nhắc đến.

Chế độ Phát xít kiểm soát chặt chẽ tư pháp, trong khi Hiến Pháp năm 1948 tạo thành nền tảng cho sự độc lập của tư pháp. Điều này có nghĩa là “khả năng sử dụng tư pháp chống lại hiện tượng tham nhũng một cách hiệu quả tương ứng với mức độ độc lập của quan tòa và đặc biệt là cơ quan điều tra.” Điều đó cũng có nghĩa là “bên cạnh việc tạo ra các công cụ phi tư pháp khả thi để ngăn chặn hiện tượng, mối quan tâm hàng đầu phải là duy trì sự độc lập của quan tòa và đặc biệt là cơ quan điều tra, cơ quan nói riêng, có thể đảm bảo sự tự do hành động của họ trong việc chống lại mọi loại tội phạm.” [8]

Dưới chế độ Phát xít, tham nhũng luôn được che dấu. Mussolini cố gắng tạo ra sự đồng thuận, đồng thời cho thấy hiệu quả của nhà nước độc tài. Ông ta cố gắng tạo ra hành chính công khác với hình mẫu của Weber và tích cực ủng hộ các mục tiêu của chế độ. Hệ quả của tình hình này là không có cuộc điều tra hành chính nào trong giai đoạn đó, đồng thời cũng có thể thu đươc số phán đoán hữu ích về cách thức che dấu một vụ bê bối vào đầu những năm ba mươi.

Tướng Carlo Cavallero rời khỏi quân đội sau khi kết thúc Thế Chiến I và trở thành người quản lý hãng Pirelli ở Milano. Vào năm 1925, ông được Mussolini bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Chiến Tranh. Sau đó, ông trở thành thượng nghị sĩ và vào năm 1928 ông quay trở lại hoạt động dân sự, trong vai trò chủ tịch của hãng Ansaldo. Ông bị buộc phải từ chức vì vụ bê bối liên quan đến vật liệu mà hãng Ansaldo cung cấp cho hải quân Italy. Mussolini đã làm ngơ vụ bê bối có thể chạm tới tầng lớp thống trị về chính trị, quân sự và kinh tế của Italy, vụ này liên quan đến cả gia đinh Ciano. Vụ bê bối không tạo ra bất cứ hậu quả nào, chỉ có một kỹ sư bị kết án. Cavallero trở lại quân đội vào năm 1938 và trở thành tham mưu trưởng – đứng đầu Stato Maggiore Generate từ năm 1940 đến 1943.

Dưới chế độ Phát xít, điều gây tranh cãi là hậu quả của chiến tranh và/hay sự phá hủy của thế giới văn hóa, đạo đức mà chiến tranh tạo ra đã gây ra tham nhũng, sự suy giảm nói chung của đạo đức, vốn là cơ sở của hành chính công trong thời kỳ Tự Do đã xuất hiện. Đặc tính của hành chính Italy, dựa trên trật tự và đẳng cấp, là phù hợp với mục tiêu của chế độ Phát xít và lý tưởng về xã hội mà theo đó công dân không có sự độc lập thật sự. Đảng Phát xít can thiệp trực tiếp vào các quyết định công ở mọi cấp và áp dụng một văn hóa mới cũng như thái độ mới mà giới hành chính không phản đối.

Với chế độ Phát xít, lần đầu tiên trong lịch sử Italy, một đảng là trung tâm của hệ thống chính trị - tầng lớp thượng lưu Tự Do cai trị không cần có đảng phái – và khôi phục mối quan hệ gần gũi với nhà nước: Partito nazionale fascista cố gắng mở rộng sự ủng hộ của quần chúng đối với chế độ Phát xít. Đảng kiểm soát những bộ phận khác nhau của bộ máy nhà nước, mặc dù mục đích chỉ đạt được ở nhiều cấp độ khác nhau. Điều đáng chú ý hơn theo quan điểm của chúng tôi là một số nhóm kinh tế và tài chính quan trọng nhất có khả năng thực thi các chức năng công theo một cách trực tiếp hơn. Lãnh đạo chính trị trực tiếp tham gia ban điều hành của các công ty quan trọng nhất, trong khi Confidustria – tổ chức tư nhân của các nhà công nghiệp Italy – chiếm lấy các chức năng công cộng. Ở cấp địa phương, thị trưởng, được bầu chọn trước chế độ Phát xít, bị thay thế bằng podesta do đảng kiểm soát.

Một số thay đổi đó – đặc biệt là sự hiện diện của lợi ích tư nhân trong hành chính công – không phải là đặc trưng của riêng Italy, nhưng ở Italy thì chúng phát triển trong hoàn cảnh của chế độ độc tài chính trị và khiến cho chúng có một đặc tính độc nhất. Trong hoạt động của Confindustria, khó có thể phân biệt được ranh giới giữa lợi ích công và tư. Những mối quan hệ mới giữa lợi ích tư nhân và chính quyền nhà nước cũng giống như các nước công nghiệp khác sau cuộc khủng hoảng 1929. Từ sau Thế Chiến II, sự cộng sinh này đã thay đổi, trong khi đó ở Italy thì nó vẫn tiếp tục hoạt động, với quyền lực công đóng vai trò như là công cụ cho các mục đích tư nhân.

Trong khi những lợi ích tư nhân quan trọng nhất có thể tương tác với quyền lực công thì đồng thời sự tự cấp tự túc và lập kế hoạch kinh tế là cơ sở cho sự phát triển của một nhóm công chức kỹ thuật mới. Họ hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các tổ chức công tới các bộ ngành kinh tế, xử lý các vấn đề công nghiệp, thương mại và tiền tệ. Sự can thiệp của nhà nước đã phát triển lĩnh vực kinh tế công hơn tất cả các nước phương Tây khác: vào năm 1939, IRI – Istituto per la ricostruzione industrial – nắm giữ 44% cổ phần của Italy. Ở Italy, sự ra đời của nhà nước kinh doanh là vào thời Phát xít và điều này có một số tính chất khác biệt. Điều đó là kỳ lạ trên góc độ mối quan hệ của nó với công nghiệp tư nhân và khả năng của hệ thống chính trị trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan công quyền mới. Do đó, ở Italy, một hiện tượng chung – sự phát triển của nhà nước kinh doanh – có một sự phát triển đặc biệt và đặc tính đặc biệt bởi vì nó đã phát triển trong hoàn cảnh của chế độ độc tài. Một số đặc điểm, như chúng ta đã thấy, vẫn tiếp tục tồn tại sau khi Thế Chiến II kết thúc.

Các nhà quản lý thường chuyển từ các vị trí công sang vị trí tư. Giới kinh doanh và quản lý nhà nước không phải là các lĩnh vực tách biệt, được thể hiện trong một ví dụ điển hình: Felice Guarneri, người đã làm việc ở Confindustria và Assonime, vào khoảng thời gian 1936-1939 làm bộ trưởng thương mại quốc tế và tiền tệ, sau này quay trở lại các vị trí tư nhân. Bản thân Mussolini cũng trao quyền lực lớn cho các nhóm công nghiệp để nhận được sự ủng hộ của họ trong cải cách kinh tế vào nửa cuối của những năm 1930. Một sự cộng sinh được xác nhận trong thời kỳ Tái Thiết, khi mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, đảng nắm quyền cho đến năm 1992, xây dựng quyền lực dựa trên sự nắm giữ kinh tế công và quản lý nhà nước [10].

Tham nhũng, trên khía cạnh này là có khả năng, hàm chứa trong cấu trúc quan hệ công-tư. Hay nói cách khác, giới kinh doanh đã luôn luôn gắn liền với hoạt động nhà nước – đây là tính chất được phục hồi của “những kẻ đến muộn” trong công nghiệp hóa, nhưng với chế độ Phát xít, nó đã tạo ra khuynh hướng mới. Các doanh nghiệp đã phát triển nhanh nhất là những doanh nghiệp có khả năng gia tăng vị thế của họ trên thị trường và đồng thời sử dụng mọi cơ hội do nhà nước cung cấp. Trên góc độ này, doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng thiết lập mối quan hệ hữu ích với một số bộ phận hành chính công và điều này tạo ra cơ sở cho hiện tượng tham nhũng. Kể từ chế độ Phát xít, hành chính công đã luôn có một số cách để tự bảo vệ trước các đòi hỏi tư nhân được sự ủng hộ của sức mạnh chính trị.

Nước Cộng Hòa

Tình hình chính trị và thể chế mới tiếp tục mang đặc trưng đã nêu, sự kiểm soát đối với mối quan hệ giữa lợi ích tư nhân và hành chính công là yếu và mô hình cũ vẫn tồn tại. Sau năm 1945, đảng nắm quyền đã không tạo ra không gian cho sự kiểm soát thực tế đối với hoạt động hành chính của họ [11]. Do đó, các cơ quan công quyền đã tiếp tục duy trì sự độc lập để đóng vai trò như là công cụ hữu ích của tầng lớp thượng lưu chính trị. Cấu trúc và hoạt động của viện kiểm toán tối cao nhà nước, Corte de conti, là một ví dụ điển hình. Viện không có quyền lực thực tế và điều này khiến cho chính quyền Italy có khả năng tránh được mọi sự kiểm soát thực tế. Hiến Pháp Cộng Hòa trao sự độc lập hoàn toàn cho viện, nhưng một đạo luật năm 1934 đã tiếp tục tạo ra quyền lực can thiệp lớn cho chính quyền bằng cách bổ nhiệm và thăng chức cho các thành viên của viện. Quyền lực lớn cũng được cung cấp cho thổng thống, trong khi các thẩm phán có thể bị bãi chức, điều này xung đột với điều 100 của Hiến Pháp. Theo cách này, viện đã được sử dụng như là công cụ của chính quyền và không thể thực sự kiểm soát được hoạt động của nó [12].

Vào năm 1923-24, hệ thống kế toán truyền thống được phê chuẩn. Đồng thời, chế độ Phát xít cũng tạo ra các cơ quan công quyền mới độc lập với tổ chức cấp bộ, nhưng không tạo ra hệ thống kiểm soát, hữu dụng để kiểm soát hoạt động của chúng. Điều này là bởi vì các cơ quan công quyền mới được coi là công cụ chính sách của Phát xít. Chúng cần phải hoạt động theo mối liên hệ chặt chẽ với các quyết định của chính quyền. Người đứng đầu các cơ quan công quyền khác nhau này được Mussolini trực tiếp bổ nhiệm, do đó thực sự quyền lực khi sử dụng các tài nguyên công. Cùng lúc đó, công chức phải trung thành, không phải với nhà nước mà với chế độ Phát xít, một điều kiện được củng cố bằng nhiều sự kiện trong những năm 1930, do đó hành động của họ có thể đánh giá về mặt chính trị.

Sau Thế Chiến II, hệ thống này vẫn tiếp tục tồn tại. Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo coi hành chính công là một trong những công cụ chính để củng cố vị thế của họ. Tham nhũng tiếp tục phát triển bởi vì phần lớn hoạt động của cơ quan công quyền không được đặt dưới bất kỳ sự kiểm soát nào của bên ngoài. Mục tiêu của chúng trở thành củng cố sự đồng thuận, sử dụng tài nguyên công cho các mục tiêu của đảng, do vậy mọi sự kiểm soát tự bên ngoài đều được coi là sự can thiệp không được mong muốn. Mặt khác, các công chức lại một lần nữa được đòi hỏi trung thành với đảng thay vì nhà nước. Trong hoàn cảnh Chiến Tranh Lạnh cùng với sự tồn tại của một phe đối lập cộng sản và xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, đảng cầm quyền đã phát triển chế độ gia đình trị và công chức phải ủng hộ chính quyền cũng như không chống lại việc nhà nước hướng tới các lợi ích tư nhân.

Hiện tượng này có thể thấy rõ trong việc hình thành và phát triển nhiều cơ quan công quyền. Một trong những cơ quan quan trọng nhất là Cassa per il Mezzogiorno, được thành lập vào năm 1950 với quyền can thiếp lớn cũng như nguồn lực lớn, tại các khu vực kém phát triển của Italy. Cassa per il Mezzogiorno quản lý ngân sách lớn nhưng ngay từ ban đầu, Tòa Án Kiểm Toán Italy, Corte dei conti, đã không thể kiểm soát hoạt động của họ. Các vụ bê bối và tranh cãi về hoạt động của cơ quan quan trọng nhất, tạo ra sự can thiệp trực tiếp vào kinh tế Italy, là đương nhiên do thiếu sự kiểm soát đối với các hoạt động của nó. Cassa per il Mezzogiorno cũng không phải là ngoại lệ: hai cơ quan công quyền lớn khác là IRI và ENI cũng thường xuyền bác bỏ sự kiểm soát tương tự cho đến những năm 1960, trong khi các tổ chức tiết kiệm công – như INPS là tổ chức quan trọng nhất – tiếp tục hoạt động dựa trên các nghị định của thời Phát xít. Vào năm 1988, sau khi việc biển thủ ngân quỹ bị phát hiện, đa số nghị viện đã bác bỏ việc thành lập ủy ban điều tra. Chức năng kiểm soát của Quốc Hội đã suy giảm mạnh, cụ thể là về việc sử dụng nguồn lực công. Lợi thế của hệ thống này là tạo ra cơ hội sử dụng các cơ quan công quyền cho các mục đích của đảng. Trên góc độ này, tham nhũng không phải là hiện tượng khó hiểu, mà là hệ quả của cấu trúc trong một số bộ phận của hành chính công. Những cơ quan không được coi là định hướng hay kiểm soát sự phát triển kinh tế mà là công cụ hữu ích để mở rộng sự đồng thuận cho đảng cầm quyền. Vào năm 1981, đa số trong một ủy ban Quốc Hội đã quyết định khởi sự một vụ kiện chống lại hai nghị sĩ Quốc Hội. Họ là các bí thư thường trực của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (DC) và đảng Dân Chủ Xã Hội Italy, các đảng đang tham gia chính quyền, họ bị cáo buộc nhận các quỹ phi pháp từ ITALCASSE. Họ tuyên bố được bảo vệ bằng quyền miễn tố của nghị sĩ, bởi vì hoạt động của họ không phải là “tư nhân” mà là chính trị. Một mệnh đề - giá trị công của hoạt động gây quỹ phi pháp cho các đảng phái chính trị - được sử dụng nhiều lần trong “Tangentopoli”, tức là trong các vụ bê bối vào những năm 1990. Những người bảo vệ ý tưởng này cho rằng chức năng của đảng phái chính trị là chức năng công cộng, do đó không bị truy tố hình sự. Không khó để nhận thấy một số quan hệ trực tiếp với vai trò của đảng Phát xít. Do đó, tham nhũng không phải là hiện tượng khó hiểu, bởi vì tầng lớp thượng lưu chính trị không cố gắng tổ chức lĩnh vực công nhằm tránh sự lãng phí tài nguyên công kiểu đó và cũng không có sáng kiến chính trị nào thành công trong việc ngăn chặn hay làm giảm tham nhũng. Trên góc độ đó, tham nhũng là một khía cạnh của việc sử dụng tài nguyên công cho việc gia tăng sự đồng thuận với một chính đảng cụ thể. Nói chung, sự phát triển của tham nhũng cũng gắn liền với sự tồn tại của một phe đối lập chính trị ít nhiều có thể kiểm soát hoạt động của đảng cầm quyền. Cuối những năm 1970, đa số mới đã tạo ra quan hệ mới giữa hai đảng quan trọng nhất trong chính quyền, DC và đảng Xã Hội Italy (PSI), cũng như các nhóm kinh tế tư nhân và công cộng lớn. Việc quản lý các quỹ được gắn với nhiều luật chuyên biệt cho thấy mức độ cao của tham nhũng, vốn là hệ quả của thỏa thuận chính trị mới. Theo nhiều học giả, điểm chuyển biến là năm 1979. Sau năm đó, tham nhũng đạt tới cấp độ mới, mà “Chiến Dịch Bàn Tay Sạch” đã cố gắng chống lại từ năm 1992.

Điều quan trọng cần phải nhắc tới là cho đến ngày 5/12/1969, đạo luật số 932 – cảnh sát có nhiệm vụ đệ trình mọi tội hình sự cho công tố - Procuratore della Repubblica – và tiến hành điều tra sơ bộ. Điều này bảo vệ vị thế của các lãnh đạo chính trị, bởi vì Bộ Nội Vụ kiểm soát những cuộc điều tra liên quan đến họ. Chỉ từ sau năm 1969, luật pháp mới cho phép công tố thực hiện các cuộc điều tra, do vậy trở thành chìa khóa chủ chốt để khám phá tham nhũng.

Từ quan điểm văn hóa, vai trò của hai chính đảng quan trọng nhất cũng cần được nghiên cứu. DC và đảng Cộng Sản Italy, PCI, đều là các đảng “mục đích luận”, viện dẫn truyền thống văn hóa, nhà thờ Catholic và chủ nghĩa Marx, không chú ý nhiều đến các vấn đề của Nhà Nước Hiện Đại hay sự quản lý nhà nước hiện đại [13]. Bên cạnh đó, các chính khách của các đảng phái mới đã không tham gia chính quyền dưới thới Phát xít, do vậy không có kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực này. Trong khi PCI phát triển kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương, DC nắm quyền ở Italy dựa trên cơ sở cấu trúc hành chính được thừa hưởng từ chế độ Phát xít.


Một số xem xét tiếp theo

Thế Chiến I đã khiến hiện tượng tham nhũng trỗi dậy, một phần được các lãnh đạo chính trị và quân sự chấp nhận như là cái giá để gia tăng sản xuất công nghiệp nhanh nhất có thể. Theo quan điểm khác, chúng tôi có thể nói rằng vào Thế Chiến I thì nhà nước Italy đã chấp nhận một mức độ tham nhũng và lãng phí nguồn lực công nhất định, để hoàn thành sự hợp tác của công nghiệp Italy. Điều này hàm chứa hai mục tiêu: để thắng trong chiến tranh – có nghĩa là bảo vệ sự tồn tại của bản thân nhà nước – và mở rộng cấu trúc kinh tế của quốc gia – một mục tiêu mà tầng lớp thượng lưu tự do đã theo đuổi từ năm 1861.

Mặt khác, khi nói tới sự tham nhũng sau năm 1945, điều quan trọng là trình bày cách nó tạo ra sự lãng phí nguồn lực công, cả bởi vì nó hàm chứa chi phí cao hơn cho mọi sản phẩm hay dịch vụ mà nhà nước chi trả cũng như bởi vì nó đẩy đầu tư công từ các mục tiêu công ích sang các lĩnh vực có khả năng nhận được hối lộ lớn hơn. Theo cách này thì tham nhũng không còn là phụ phẩm hữu ích mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cho một số đảng phái chính trị. Theo một số nhà quan sát, cuộc chiến chống lại tham nhũng, bắt đầu vào năm 1992, cũng là thời kỳ khủng hoảng tài chính của nhà nước Italy – phải tôn trọng các quy định của Châu Âu, với hệ quả là việc kiểm soát nguồn lực công chặt chẽ hơn. Trong một nhà nước, luôn mang đặc trưng là sự kiểm soát công yếu, các điều kiện của Liên Minh Châu Âu có thể có những tác động quan trọng trong cuộc chiến chống lại tham nhũng [14].

Một số học giả chỉ ra rằng vào Thế Chiến I, cơ sở của sự tham nhũng là sắc lệnh số 770 ngày 4/8/1914, vốn củng cố sự độc lập truyền thống của giới quân sự. Sắc lệnh này – sau đó được phê chuẩn cho toàn bộ cuộc chiến tranh – đã đem lại cho họ khả năng hoạt động mà không cần tuân thủ các quy định chung về kế toán của nhà nước, “khi liên quan đến các sự kiện quốc tế”. Những sắc lệnh khác, trước Thế Chiến I, đã đề cập tới khả năng thực thi quyền lực lớn của chính quyền trong các sự kiện bất thường, đặc biệt là chiến tranh. Các sự kiện khác – ví dụ động đất – cũng được viện dẫn những quyết định này. Trong mọi hoàn cảnh, các sắc lệnh này được coi là hệ quả của tình hình khủng hoảng và được chấp nhận với sự bảo lưu lớn, ngay cả trong nội bộ tầng lớp thượng lưu cai trị. Từ góc độ của việc lập kế hoạch sử dụng  nguồn lực công cũng như từ góc độ kiểm soát và đạo đức công, gần 80 năm sau, vào năm 1992, Quốc Hội Italy đã quyết định xóa bỏ mọi sự kiểm soát công đối với các sự kiện “bất thường và khẩn cấp”. Chúng là phát kiến của Colombo – nhưng chúng đã được chờ đợi từ năm 1492 [15].
  
Paolo Ferrari, giảng viên môn lịch sử hiện đại tại đại học Pavia và tổng biên tập của tạp chí “Italia contemporanea”, Italy.

Chú thích:

1. We do not consider, in this context, corruption in relation with organised criminality. Where (and when) organisations as mafia or 'ndrangheta exercise a great power in civil society, their possibility of influencing public administration needs a peculiar attention. The use of public resources at local level has always been one of the most important aspects of the activity of these criminal organisations. Massimo Vari, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power: Constitutional Law and Public Law Measures, in International Society of Social Defence-Societe Internationale de Defence Sociale, Responding to Corruption. Social Defence, Corruption, and the Protection of Public Administration and the Independence of Justice, edited by Paolo Bernasconi, Napoli, Istituto Italiano per gli Studi Filosofici, 2000, pp. 278-282. It is not possible to quote a very large literature on corruption. A fundamental recent study is Guido Melis (ed.), Etica e pubblica amministrazione. Per una storia della corruzione nell'Italia contemporanea, Napoli, Cuen, 1999. See also Vito Marino Caferra, // sistema della corruzione. Le ragioni, i soggetti, I luoghi, Roma-Bari, Laterza, 1992; Franco Cazzola, Delia corruzione. Fisiologia e patologia di un sistema politico, Bologna, II Mulino, 1988; Luciano Barca, Sandro Trento (eds.), L'economia della corruzione, Roma-Bari, Laterza, 1994 (in particular the essays by Stefano
Rodota, Su alcune ragioni istituzionali della corruzione, and L. Barca, La patologia degli anni ottanta).

2. This is one of the main themes studied in Fabio Rugge (ed.), L'administration et la gestion de la crise: le cas de la guerre-Administration and Crisis Management: the Case of Wartime, Bruxelles, IISA-IIAS, 2000.

3. Franco Bonelli, "II capitalismo italiano. Linee generali d'interpretazione", in Storia d'ltalia. Annali I. Dal feudalesimo al capitalismo, Torino, Einaudi, 1978; Marcello De Cecco, Antonio Pedone (a cura di), "Le istituzioni dell'economia", in Raffaele Romanelli (a cura di), Storia dello Stato italiano, Roma, Donzelli, 1995.

4. Enrico Gustapane, Per una storia della corruzione nell'Italia contemporanea, in G. Melis (ed.), Etica epubblica amministrazione, op. cit.

5. Also the opposite reaction is of course possible, i.e. to destroy the institutional means and procedures which react to the presence of corruption. Liberal elite used institutional means to reduce corruption and in that way tried to increase the efficiency of public action in a vital point of the economic system.

6. Commissione di inchiesta sulla R. Marina, Roma, 1906, vol. II, p. 157. See also Paolo Ferrari, "Amministrazioni statali e Industrie nell'eta giolittiana. Le commesse pubbliche tra riarmo e crisi economica", in Italia contemporanea, 1990, n. 180.

7. Fabio Rugge, "Institutional instruments against corruption: the Italian case", in IISA-IIASTodaie, La corruption politique et administrative-Political and Administrative Corruption, Bruxelles-Ankara, 1999, p. 150.

8. Carlo Federico Grosso, "Independence of the Judiciary and Judicial Repression of the Phenomenon of Corruption", in International Society of Social Defence-Societe Internationale de Defense Sociale, Responding to Corruption, op. cit., p. 288. Grosso adds that "it is also necessary to provide the judiciary with appropriate resources and structures for realising the objective of an effective fight against crime", p. 291; M. Vari, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power, op. cit.; F. Rugge, Institutional instruments against corruption: the Italian case, op. cit.

9. G. Melis, Storia.dell'amministrazione italiana 1861-1993, Bologna, II Mulino, 1996, and G. Melis, L 'amministrazione, in R. Romanelli (ed.), Storia dello Stato italiano dall'Unita a oggi, op. cit.

10. Marco Maraffi, Politica ed economia. Le vicende dell'impresa pubblica dagli anni trenta agli anni cinquanta, Bologna, II Mulino, 1990; Liborio Mattina, Gli industriali e la democrazia. La Confmdustria nella fondazione dell'Italia repubblicana, Bologna, II Muliono, 1991; Massimo Legnani, L'ltalia dalfascismo alia repubblica. Sistema dipotere e alleanze sociali, Roma, Carocci, 2000.

11. Domenico Preti, "Una modernizzazione a rischio. II silenzio dei controlli nell'Italia repubblicana", Italia contemporanea, 1991, n. 183.

12. In recent times, however, the Italian Corte dei Conti (State Audit Court) has acquired a greater function: see F. Rugge, Institutional instruments against corruption: the Italian case, cit, p. 152, and M. Van, Social Defence, Corruption, Protection of the Public Administration and Independence of the Judicial Power, op. cit., p. 174.

13. L. Barca, Lapatologia degli anni ottanta, op. cit, pp. 74-75.

14. See, for example, Yolanda Gallego-Casilda Grau, "The European Union's Initiatives in the Fight against Corruption", in Unicri-Ispac-Centro Nazionale di Prevenzione e Difesa Sociale, Responding to the Challenges of Corruption, edited by Anna Alvazzi del Frate, Giovanni Pasqua, Roma-Milano, 2000.

15. L. Barca, Lapatologia degli anni ottanta, op. cit.