Monday, November 16, 2015

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Nhà báo nữ Tamara Pearson trong bài viết "The Colors of Tragedy: Paris and the Media" mổ xẻ sự thiên lệch của truyền thông trong sự kiện thảm sát ở Paris. Màu cờ nước Pháp tràn ngập thế giới sau vụ thảm sát ở Paris, còn khi phương tây thảm sát hàng triệu người ở đâu đó trên thế giới thì không có lá cờ nào được vẫy lên. Thảm kịch được tầm thường hóa, chỉ được đưa tin nhằm mục đích câu khách, đồng thời lảng tránh sự thật. 

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Khi Paris run rẩy đối mặt với vụ tấn công kinh hoàng vào thứ sau, Beirut cũng vậy sau vụ đánh bom kép vào thứ năm và Palestin cũng vậy hàng ngày. Nhưng nhà hát Opera Sydney chỉ đổi màu vì Pháp và cho nước Pháp – lặp lại sự phản ứng đối với sự kiện Hebdo – các tổng thống phương tây phát biểu trong sự bàng hoàng và truyền thông tư nhân tường thuật trực tiếp, các slide show và các trang đăng video.

Ưu tiên về thảm kịch của truyền thông phản ánh và duy trì ưu tiên về chính trị, theo đó cuộc sống của một số người được coi là quan trọng hơn. Hơn nữa, bằng cách sử dụng thảm kịch có lựa chọn, biến thảm kịch thành giật gân để câu khách và do đó tầm thường hóa thảm kịch, thâm chí bỏ qua việc đưa tin số người chết bởi vì họ không thật sự hiểu. 

Truyền thông đã cực kỳ hấp tấp. Cho dù là truyền hình về tổn thất và đau khổ của địa phương cho sự tò mò tọc mạch của khán giả phương tây mà không cần quan tâm nhiều đến câu chuyện ở phía sau – như trong trường hợp động đất ở Nepal – hay cá nhân hóa các nạn nhân ở Paris, bao quát dòng thời gian của bạo lực theo chi tiết từng phút nhưng dàn xếp để duy trì sự thờ ơ bất chấp sự kiện.

Truyền thông không chỉ tác động tới cái mà khán giả biết, mà còn là cách họ suy nghĩ và điều mà họ quan tâm. Truyền thông không đưa tin về bốn năm biến Syria thành đống hoang tàn, theo cách chi tiết. Truyền thông đã lãng quên Nepal, những dòng tít tuyệt vời nhất đã biến mất và các phân tích về khôi phục và xây dựng dường như quá khó để theo dõi. Người tị nạn chỉ hiện ra trên truyền thông khi họ đặt chân lên đất của thế giới thứ nhất. Truyền thông có có vai trò trong nhận thức phê phán về các cấu trúc kinh tế cũng như xã hội phía sau thảm kịch, nhưng trong thực tế, do chủ sở hữu của truyền thông và động cơ lợi nhuận, nó sẽ không làm vậy. Không chỉ là về bán hàng, truyền thông là sức mạnh phục vụ cho một phe.

Gói tin tức mà truyền thông giới thiệu – những thảm kịch mà chúng trình bày cũng như những thảm kịch mà chúng bỏ qua củng cố một sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết, điều quan trọng là ai và cái gì phải được chú ý. Thảm kịch của nghèo đói và sự cô lập xã hội quy mô lớn bị truyền thông hạ thấp trong khi máy bay rơi và các vụ nổ súng chiếm vị trí trung tâm. Không phải là chúng phải như vậy mà thực ra là kém may mắn, những thảm kịch lớn nhất diễn là hàng ngày, chúng là dài hạn, tuần hoàn, chúng có nguyên nhân, nhưng đó là những con người sai lầm và thiếu những tiêu đề hấp dẫn, do vậy chúng bị kiểm duyệt bằng sự chung chung, cam chịu, im lặng. Điều đó có nghĩa là chúng được bình thường hóa và chấp nhận.

Các thảm kịch bị hạ thấp 

Những vụ thảm sát hàng triệu người mỗi năm cho tới các dịch bệnh có thể ngăn chặn được không được thừa nhận.

Sự xô đẩy tán loạn trong im lặng của những công nhân quá mệt mỏi bị trả lương thấp không được nhận thấy. Biến trí tuệ sâu sắc thành tư duy tầm thường, sự thể hiện chết cứng, bởi vì giáo dục cao đắt đỏ hơn truyền hình và điện thoại. Sự sáng tạo, nếu nó còn sống sót, được bán cho người đặt giá cao hơn.

Giới hạn với tình dục, giới tính và tồn tại. Có nghĩa là truy tố sự đa dạng và sản xuất có hệ thống ra sự cô độc.

Đầu độc hành tinh, cuộc sống trở thành bốc dầu hỏa và hận thù chờ bùng cháy.

Sự miễn tố của cảnh sát đối với tội sát nhân và sự miễn tố các quốc gia đối với bom đạn.

Ở trường học, lịch sử được dạy theo một chuỗi sự kiện, từ sự kiện này đến sự kiện khác, như là những anh hùng ngẫu nhiên và cá nhân, hơn là một quá trình. Đối với truyền thông ngày nay cũng vậy, Paris là một chuỗi sự kiện, không phải là một chủ đề phức tạp. Nếu có hành động nào xảy ra, điều đó sẽ đơn giản – trừng phạt kẻ thù, cho phép kẻ thù trở thành người dân, bỏ qua bối cảnh, câu hỏi và hậu quả. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tràn ngập các mạng xã hội sau khi Paris được mổ xẻ bằng phân tích nguyên nhân-kết quả - hiện nay đa số bản tin của truyền thông thiếu sự toàn diện . Đâu là các lực lượng và quyền lực tham gia? Đâu là bạo lực xâm lược, cô lập toàn bộ người dân, chuyện đó có liên quan đến chuyện này không? Tạo sao một số vụ bạo lực đối với một số dạng người được chấp nhận, còn đối với những người khác thì không? Đó có phải là một thảm kịch tự sát không?

Tamara Pearson is a long time journalist based in Latin America, and author ofThe Butterfly Prison. Her writings can be found at her blog.

No comments:

Post a Comment