Wednesday, November 5, 2014

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Nếu chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo Sensaku/Điếu Ngư thì đồng minh của Hoa Kỳ là Australia có tham gia không? Để trả lời câu hỏi đó, xin mời bạn đọc blog tham khảo bản dịch bài viết "New warnings of war in Asia" của tác giả Peter Symonds.

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Trong khi truyền thông hướng sự chú ý vào cuộc chiến tranh mới do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Trung Đông, cũng như sự đối đầu của Washington với Nga về Ukraina, chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc tiếp tục khoét sâu những căng thẳng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Một bản báo cáo đáng chú ý được phát hành vào thứ hai có tiêu đề “Xung đột ở biển Đông Trung Hoa: Liệu ANZUS có được áp dụng?” chỉ rõ những nguy cơ mà đất nước có thể tạo ra trong một cuộc chiến tranh về quần đảo tranh chấp Senskuku/Điếu Ngư, gài bẫy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. ANZUS liên hệ tới hiệp ước an ninh được ký năm 1951 giữa Australia, New Zeeland và Hoa Kỳ trong nguy cơ một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Nhật Bản.

Bản báo cáo phản ánh sự bất đồng đang diễn ra trong bộ máy chính trị và chiến lược của Australia về sự thông thái của việc ủng hộ một cách nhất quán chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ. Chi phí kinh tế đối với tư bản Australia đã được nhấn mạnh vào cuối tháng trước khi chính quyền Obama, với lý do an ninh, đã ép buộc chính quyền của thủ tướng Tony Abbott phải đảo ngược bất chấp nguyên tắc quyết định của chính phủ về việc gia nhập ngân hàng cơ sở hạ tầng mới do Trung Quốc hậu thuẫn.

Bản báo cáo hướng sự chú ý vào các nguy cơ chiến tranh thật sự và tức thời bằng các kịch bản chi tiết có thể châm ngòi xung đột ở biển Đông Trung Hoa: một vụ đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Nhật Bản, một vụ va chạm giữa tàu ngầm Trung Quốc và chiến hạm Hoa Kỳ, một vụ đối đầu giữa cảnh sát biển Nhật Bản và tàu du lịch Trung Quốc. Trong mỗi kịch bản, các sự kiện nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đặt ra vấn đề chính quyền Australia phải tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Khi bản báo cáo được phát hành, một trong số các tác giả của nó, giáo sư Nick Bisley của La Trobe Asia tuyên bố: “Chúng [xung đột] là những điều mà chúng tôi thấy rằng rất hợp lý. Đây không phải là nguy cơ tưởng tượng.” Như bản báo cáo đã viết, quân đội Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ phản lực đột ngột cất cánh hơn 230 lần trong nửa đầu năm nay để trả đũa việc các vụ việc bị coi là Trung Quốc xâm nhập không phận của họ. 

Báo cáo trích dẫn các bình luận của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng David Johnston vào tháng 6, nói rằng ông ta không tin rằng Hiệp Ước ANZUS sẽ buộc Australia sát cánh cùng Hoa Kỳ trong một cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những Bisley và đồng tác giả là giáo sư Brendon Taylor từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Phòng của trường Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) đã chỉ ra vào ngày hôm qua trên tờ Australian rằng chính quyền có rất ít sự chọn lựa.

“Canberra đã buộc phải đóng góp quân sự mỗi khi Hoa Kỳ yêu cầu hỗ trợ. Hãy quên sự hợp pháp của hiệp ước liên minh mập mờ [ANZUS] được ký giữa Australia và Hoa Kỳ vào năm 1951 đi. Nếu xung đột nổ ra theo cách mà Washington kỳ vọng Australia sẽ tham gia thì đứng ngoài chiến tuyến không phải là một lựa chọn,” họ viết. 

Bisley và Taylor cũng cảnh báo rằng chính quyền sẽ đối mặt với sức ép phải tham gia vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc từ Nhật Bản. “Trong khi cả hai phe chính trị từ lâu đã ủng hộ mối ràng buộc an ninh sâu sắc với Tokyo, điều này sẽ trở thành quyết định đối với chính quyền Abbott. Mối liên hệ Canberra-Tokyo được tầng lớp thượng lưu chính trị xác định, cả ở trong và ở quanh chính quyền Nhật Bản, gần như là đồng minh chính thức. 

Viết vào ngày hôm qua trên tờ Sydney Morning Herald, cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr, người đã đóng góp vào bản báo cáo, cảnh báo phải chống lại bất cứ liên minh nào với Nhật Bản. “Chúng ta có thiện cảm với Nhật Bản và giá trị của họ, nhưng cần dè dặt về những quan điểm chủ nghĩa quốc gia trong chính sách của họ. Chúng ta không phải là đồng minh.” Carr tuyên bố.

Carr khuyến nghị: “Với ngoại giao khéo léo, Australia nên để Hoa Kỳ hiểu rằng lao vào cuộc chiến tranh với đối tác thương mại chủ chốt không phải là lợi ích của chúng ta, nếu có bùng nổ xung đột về những quần đảo không người ở, mà trong một thế giới lý tưởng sẽ là một phần của khu bảo tồn biển quốc gia.” Trong một cú đâm lén Tokyo sắc lẻm, ông ta nói các quần đảo tranh chấp đã ngủ yên “trong sự thờ ơ dễ chịu… cho đến khi Nhật Bản đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cách quốc hữu hóa chúng vào năm 2012”.

Cả Carr cũng như bản báo cáo đều không nói thêm về “những quan điểm chủ nghĩa quốc gia” trong chính trị Nhật Bản, hay vai trò của Hoa Kỳ trong việc kích động chúng. Lập trường cứng rắng hơn của Nhật Bản về vấn đề quần đảo Sensaku xuất hiện sau vụ từ chức của thủ tướng Yukio Hatoyama vào tháng 6 năm 2010, người có khuynh hướng quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc nhưng bị đặt vào xung đột với chính sách “chuyển trục” đối đầu và gia tăng quân sự chống lại Trung Quốc của tổng thống Obama. 

Hatoyama đã bị buộc phải từ chức, với sự hỗ trợ của Washington, và được thay thế bới Naoto Kan, người đã áp dụng một chính sách cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Vòng ngoại giao đầu tiên về quần đảo có tranh chấp diễn ra vào tháng 9 năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc và đưa ông ta ra tòa. Căng thẳng leo thang dữ dội sau khi chính quyền Nhật Bản mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012. 

Chính quyền Đảng Dân Chủ Tự Do cánh hữu của thủ tướng Shinzo Abe, giành được quyền lực vào tháng 12 năm 2012, đã áp dụng một lập trường không khoan nhượng về quần đảo Sensaku, từ chối ngay cả việc thừa nhận tranh chấp với Trung Quốc về hiện trạng của chúng. Abe đã gia tăng ngân sách quân sự, gia tốc định hướng chiến lược của quốc gia theo hướng “phòng thủ đảo”, thiết lập Ủy Ban An Ninh Quốc Gia theo kiểu Hoa Kỳ và tìm cách khôi phục các truyền thống quân sự Nhật Bản – tất cả đều làm gia tăng sự thù địch giữa hai quốc gia. Trong chuyến viếng thăm Tokyo vào tháng 4, Obama đã đổ thêm dầu vào lửa bằng cách tuyên bố rằng các quần đảo có tranh chấp được Hiệp Ước An Ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ che chở.

Tại buổi công bố báo cáo vào thứ hai, giáo sư Taylor tuyên bố: “Đối với tôi sự quan ngại sâu sắc là ít hơn đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Australia và nhiều hơn, theo một số cách nào đó, về sự gia tăng đáng báo động quan hệ Australia-Nhật Bản trong 12 tháng qua”. Kể từ khi nhậm chức cách đây một năm, thủ tướng Abbott đã tiến tới mối quan hệ an ninh gần gũi hơn với chính quyền Abe, mô tả Nhật Bản như là “người bạn tốt nhất ở Châu Á” của Australia. Chính quyền Abbott đã ký một thỏa thuận công nghệ quốc phòng với Nhật Bản năm nay và dường như là sẵn sàng để mua các tàu ngầm Nhật Bản.

Sự thể hiện công khai của những lo ngại về chiến tranh trong thiết chế chính trị Australia cho thấy mức độ sâu sắc của xung đột địa chính trị ở Châu Á, cũng như ở phần còn lại của thế giới. Sự ủng hộ của Canberra đối với “chuyển trục” được đánh giá theo cách mà nó ăn khớp với diễn biến ở Tokyo. Chỉ ít tuần sau khi Hatoyama bị buộc phải từ chức, thủ tướng Kevin Rudd đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính nội bộ đảng bởi một nhóm nhỏ liên minh và bộ phận nặng ký có quan hệ chặt chẽ với đại sứ quán Hoa Kỳ. Giống như Hatoyama, Rudd đã đề xuất một sự thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay sau khi Obama quyết định đối đầu với Bắc Kinh.

Người thay thế Rudd, Julia Gillard, đã đánh đu sau các kế hoạch của Hoa Kỳ, biến nghị viện Australia thành một sân khấu cho Obama công bố chính thức “chuyển trục” vào tháng 11 năm 2011. Kể từ đó, các phê phán đối với chính sách hiếu chiến của Washington ở Châu Á hầu như đã bị phớt lờ. Carr, người được Rudd trao vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao vào tháng 3 năm 2012, đã vội vàng chỉ trích quyết định mở cửa các căn cứ quân sự của Australia cho quân đội Hoa Kỳ của Gillard, tuyên bố rằng Australia là một đối tác theo hiệp định của Hoa Kỳ, chứ “không phải là một tàu sân bay”. Khi tại nhiệm, Carr đè nén nỗi lo âu, nhưng đã bộc lộ, giữa những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế và địa chính trị sâu sắc, để phục hồi những phê phán của ông ta.

Biển Đông Trung Hoa chỉ là một trong số những điểm bùng nổ ở Châu Á, như chương trình “Lateline” của tập đoàn truyền hình Australia vào thứ hai về tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa đã cho thấy rõ. Khi được hỏi về chiến tranh ở Châu Á, một phê phán khác của Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược của ANU, đã phác họa một so sánh với sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất, ông ta nói: “Có một chút gì đó giống điều đã xảy ra năm 1914 và một loạt các tính toán sai lầm khác của cả hai bên có thể tạo ra tình huống mà tại đó cả hai bên buộc phải lao vào khủng hoảng với hy vọng là phe khác sẽ lùi bước hoặc đầu hàng và họ sẽ kết thúc trong một trận chiến mà không phe nào thực sự muốn có. Đó là kiểu khả năng mà chúng ta thật sự phải đối mặt ở Châu Á hiện nay và đó là một trong những lý do tại sao tôi nghĩ rằng Châu Á lúc này nguy hiểm hơn là đa số chúng ta thấy.” 

No comments:

Post a Comment