Thursday, November 13, 2014

Obama và Tập cam kết những gì ở APEC?

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Obama-Xi talks underscore US war threat in Asia" của tác giả Patrick Kelly, để theo dõi các bình luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

Hội đàm Tập-Obama nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh của Hoa Kỳ ở Châu Á

Ngày hôm qua ở Bắc Kinh sau cuộc đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama khoe khoang rằng quân sự Hoa Kỳ-Trung Quốc, biến đổi khí hậu và hiệp định thương mại đã đưa sự hợp tác “song phương, khu vực và toàn cầu của hai quốc gia lên một tầm cao mới”. Trên thực tế, hai ngày hội đàm giữa Obama và Tập cho thấy những nguy cơ chiến tranh đang lớn dần sau những căng thẳng địa chính trị được tạo ra từ sự “xoay trục” hùng hổ sang Châu Á của Hoa Kỳ. 

Kể từ khi nhậm chức, Obama đã tập trung vào nỗ lực kết hợp để duy trì sự thống trị của Đế quốc Hoa Kỳ đối với toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc bao vây Trung Quốc cả về ngoại giao lẫn quân sự. Sự “xoay trục” chính thức được công bố vào tháng 11 năm 2011, cũng đã được Hoa Kỳ tiếp sức trước đó bằng các tranh chấp lãnh thổ cấp độ thấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản với quần đảo Sensaku/Điếu Ngư và một số quốc gia Đông Nam Á về biển Nam Trung Hoa.

Trong 18 tháng kể từ khi Obama đón tiếp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở miền bắc California, có hàng loạt các biến cố tại các khu vực tranh chấp đã đe dọa châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự khu vực, với khuynh hướng leo thang thành một cuộc chiến toàn diện giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đế quốc Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị quân đội cho một cuộc chiến tranh chống lại quyền lực Châu Á đang trỗi dậy, di chuyển 60% năng lực không quân và hải quân tới khu vực và phát triển chiến lược “Hải-Không Chiến”, dựa trên việc bắn phá bằng tên lửa và ném bom cùng với phong tỏa đường biển của Trung Quốc. 

Mặc dù vậy, chính quyền Obama không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột với Trung Quốc vào lúc này và về những vấn đề không nằm trong sự lựa chọn của họ. Đó là lý do Washingtown thúc giục thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người mới gặp Tập lần đầu tiên vào thứ hai vừa qua, giảm căn thẳng với Trung Quốc về những quần đảo nhỏ bé và không có người ở trên biển Đông Trung Hoa mà cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền.

Những toan tính này nhấn mạnh các nghị định thư quân đội với quân đội mà Obama và Tập đã nhất trí trong tuần. Ben Rhodes, một phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nói với các phóng viên trước hội nghị thượng đỉnh: “Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta tránh leo thang thiếu thận trọng và chúng ta không lao vào các tình huống bất ngờ dẫn đến những thứ có thể gây ra một cuộc xung đột”.

Bình luận này tự bản thân đã lên án các khiêu khích đầy khinh suất ở Đông Á suốt hai năm qua của chính quyền Obama, giờ đây chúng đang có nguy cơ dẫn cuộc chiến toàn diện giữa hai thế lực có vũ khí hạt nhân.

Tờ Wall Street Journal đưa tin lãnh đạo Trung Quốc từ trước đây rất lâu “phản đối một hiệp định đối đầu quân sự với Hoa Kỳ vì lý do điều đó tạo một quan hệ đối đầu kiểu như giữa Hoa Kỳ và Soviet trước kia”. Mặc dù vậy, bài báo bình luận, điều đó “đã thay đổi vào nào ngoái khi cả hai phía thừa nhận rằng họ không thể nhất trí trong việc giải thích luật pháp quốc tế về vấn đề biển, nhưng cũng không cho phép các đối đầu quân sự vô tình làm chệch hướng mối quan hệ tổng thể của họ”.

“Cơ chế tạo dựng tin cậy” quân sự mới không giải quyết được các vấn đề nằm sau sự đối đầu hung hăng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Một biện pháp được áp dụng là thông báo thiện chí về “các hoạt động quân sự chủ chốt”, trong đó có sự phát triển chính sách và chiến lược, trong khi biện pháp khác đề cập tới “các quy tắc ứng xử an toàn trong các đối đầu không gian và biển”. Một tuyên bố của Nhà Trắng bổ sung thêm là cả hai phía đã cùng góp sức phát triển thêm “các cơ chế tạo dựng tin cậy”, biện pháp được Washington ưu tiên là trao đổi thông tin về các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Các thoản thuận cho thấy sự nhượng bộ rõ ràng của Bắc Kinh đối với lời kêu gọi thường xuyên được Washington lặp lại về “sự minh bạch hơn” trong các hoạt động quân sự của Bắc Kinh. Yêu cầu này không chỉ là một phần trong tuyên truyền của Hoa Kỳ để vẽ ra “nguy cơ Trung Quốc”, mà còn giúp Lầu Năm Góc có cái nhìn sâu hơn vào năng lực quân sự của đối thủ tiềm tàng.

Ở Bắc Kinh, phó cố vấn an ninh quốc gia Rhodes lặp lại khẳng định từ lâu của chính quyền Obama là Bắc Kinh hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ địa chiến lược và quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ thống trị từ sau Thế Chiến II. “Chúng ta thể hiện rất rõ ràng khi chúng ta thấy rằng các hành động của Trung Quốc đang được đẩy ra ngoài những ràng buộc mà chúng ta tin là những quy định quốc tế cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng như cách thức mà chúng ta giải quyết xung đột”, ông ta tuyên bố

Trong cuộc họp báo chung với Tập, Obama tìm cách che đậy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông ta tuyên bố rằng “ngay cả khi chúng ta ganh đua và bất đồng về một số điểm, tôi tin rằng chúng ta có thể tiếp tục thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của nhân dân trong nước cũng như thế giới”.

Tổng thống Hoa Kỳ khuyến khích những thỏa thuận mới về nhiều vấn đề khác. Một thỏa thuận thương mại sẽ hủy bỏ thuế quan khoảng 1 nghìn tỷ dollar doanh số hàng năm của chất bán dẫn cũng như các công nghệ thông tin và truyền thông khác. Tờ Washington Post đưa tin là thỏa thuận này sẽ “mang lại cơ hội lớn hơn cho các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng như các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhà máy ở Trung Quốc trong việc cung cấp sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ.”

Xúc tiến nổi bật nhất của Nhà Trắng và truyền thông Hoa Kỳ là cam kết mới về khí thải nhà kính. Obama tuyên bố một “thỏa thuận lịch sử” sẽ cho thấy Hoa Kỳ giảm khí thải các bon khoảng 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Trung quốc cam kết sẽ ngừng tăng khí thải nhà kính vào “khoảng năm 2030” và chuyển 20% nguồn năng lượng quốc gia sang loại không phát thải.

Các khẳng định về việc những mục tiêu mới sẽ giảm nhẹ khủng hoảng biến đổi khí hậu hoàn toàn là lừa dối. Tổ Chức Liên Chính Phủ Của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) trước đó đã kết luận rằng các nền kinh tế phát thải hàng đầu phải giảm 25-40% phát thải so với năm 1990 vào năm 2020 và 80-95% vào năm 2050. Hơn nữa, những con số đó bị nhiều nhà khoa học về khí hậu phản đối do đánh giá thấp những điều cần thiết để ngăn chặn mức độ không thể đảo ngược nguy hiểm và tiềm tàng của sự nóng lên toàn cầu.

Lãnh đạo Trung Quốc xứng đáng với sự ít ỏi trong lời hứa che đậy của Obama về việc giảm khí thải 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Một số bản tin cho thấy lượng khí thải các bon của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030, sự đóng góp của Tập kéo theo rất ít hay không có hoạt động bổ sung đối với việc giảm khí thải nhà kính.

Tiếp theo hàng loạt thất bại ở các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế cấp cao để thúc đẩy một hiệp ước khí hậu sau nghị định thư Kyoto, trong đó có Copenhagen vào năm 2009, vòng đối thoại khác sẽ được tổ chức ở Paris vào năm tới. Không mở đường cho một cam kết tích cực tại hội nghị thượng đỉnh, cam kết của Obama-Tập về khí thải các bon chỉ nhấn mạnh sự bất khả thi trong việc giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu với khuôn khổ của hệ thống quốc gia-nhà nước tư bản chủ nghĩa.

No comments:

Post a Comment