Wednesday, November 19, 2014

Mười hành động phi pháp của cảnh sát Hoa Kỳ khi ngăn chặn biểu tình

Từ khi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết thanh niên da màu Michael Brown, người dân Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc cảnh sát lạm sát dân thường. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đã bị cảnh sát ngăn cản. Bạn đọc blog muốn biết các chiến thuật cảnh sát Mỹ thường dùng để giải tán đoàn biểu tình thì xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Ten Illegal Police Actions to Watch for in Ferguson" của tác giả Bill Quigley, một giáo sư luật người Mỹ. Tiêu đề do người dịch đặt.

Muời hành động phi pháp của cảnh sát được chờ đón ở Ferguson

Khi phán quyết về Michael Brown được công bố, người dân có thể dự đoán cảnh sát sẽ dùng ít nhất 10 biện pháp bất hợp pháp để ngăn cản người dân thực hiện các quyền hợp hiến của họ. Cảnh sát Ferguson xuất hiện trên truyền hình nhiều hơn ở nơi khác, nên người dân có thể thấy hành động của họ khủng khiếp ra sao. Nhưng các chiến thuật cảnh sát bất hợp pháp của họ không may mắn là cũng được các lực lượng thực thi pháp luật khác sử dụng khá phổ biến trong các cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ.

Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Mỹ hứa hẹn rằng chính phủ sẽ không ngăn cản quyền tự do ngôn luận hay ngăn cản quyền được tụ tập ôn hòa hoặc kiến nghị của người dân đối với chính quyền trong việc sửa chữa các bất công. 

Đây là những gì họ sẽ làm, hãy chứng kiến từng hành động bất hợp pháp khi đám đông lớn lên.

Thứ nhất. Cố gắng ngăn cản người dân biểu tình. Mọi cảnh sát đều nói rằng họ để cho người dân biểu tình. Họ luôn cho phép biểu tình trong chốc lát. Sau đó cảnh sát sẽ thấy mệt mỏi và hết kiên nhẫn, họ cố gắng ngăn cản người dân tiếp tục biểu tình. Chính quyền sẽ nói người dân chỉ có thể biểu tình trong một thời gian nhất định, hay trên một con phố cụ thể, hoặc chỉ khi họ tiếp tục di chuyển, hay không ở đó, không ở đây, không phải bây giờ, không lâu hơn nữa. Những hành động đó của cảnh sát không được Hiến Pháp Mỹ cho phép. Người dân có quyền biểu tình, chính quyền nên để họ yên.

Thứ hai. Những kẻ khiêu khích. Cảnh sát dường như sắp đặt sẵn hàng tá các sĩ quan, da trắng và da đen, đàn ông và phụ nữ, bên trong nhiều nhóm biểu tình. Những sĩ quan này sẽ do thám bất hợp pháp những người biểu tình ôn hòa và thường xuyên có các hành động bất hợp pháp cũng như kích động người dân có các hành động bất hợp pháp. Họ thậm chí cũng bị bắt giữ nhưng thần kỳ là không bao giờ bị tống giam. Nhiều người khác trong nhóm sẽ được trả tiền để báo tin về nhóm với chính quyền. Nực cười là khi các cảnh sát chìm bị phát hiện thì họ luôn khẳng định là họ có quyền hợp hiến ở đó và cố gắng sử dụng hiến pháp mà họ xâm phạm làm lá chắn!

Thứ ba. Các đội bắt cóc. Cảnh sát sẽ quyết định ai là người họ không thích hay ai là người mà họ cho là lãnh đạo. Sau đó họ sẽ sử dụng một nhóm nhỏ vũ trang hạng nặng để xông vào đám đông ôn hòa và tóm lấy người đó, kéo người đó ra và bắt giữ người đó.

Thứ tư. Bắt giữ trái phép. Cảnh sát sẽ bắt giữ bất cứ ai họ chọn, bất cứ khi nào họ muốn và sẽ tạo ra các câu chuyện để biện minh cho việc bắt giữ. Nếu người dân đập vỡ của kính hay làm đau người khác, việc bắt giữ là hợp pháp. Mặc dù vậy, cảnh sát sẽ bắt giữ trước tiên và phân loại xem ai là người sẽ bị bắt giữ sau đó. Cảnh sát ở Ferguson đã bắt giữ trái phép cả những người quan sát hợp pháp, một giáo sư luật, và các lãnh đạo tôn giáo. 

Thứ năm. Hăm dọa. Như họ đã cho thấy nhiều lần ở Ferguson và khắp đất nước, khi người biểu tình nóng giận, cảnh sát sẽ xuất hiện trong trang phục chống bạo động, mặc đồ kiểu như ninja rùa (những khẩu súng to lòe loẹt, khiên nhựa, dùi cui lớn, nẹp ống đồng, mặt nạ hơi ngạt, dây khóa tay) và hành động như những chiến binh quân đội đang bảo vệ người dân khỏi sự xâm lược của ISIS.

Thứ sáu. Dồn ép hay bao vây. Cảnh sát sẽ bao quanh một nhóm và nhốt họ lại, không để họ di chuyển. Họ sẽ bắt giam tất cả hoặc buộc mọi người phải di chuyển theo một hướng. Hành động này, như cảnh sát biết rất rõ, luôn gom cả những người vô tội đi ngang qua cũng như người biểu tình. NYPD làm điều đó với hàng trăm người trên cầu Brooklyn và nhiều người biểu tình khác. Đôi khi họ dùng lưới nhựa màu cam hay lưới ngăn tuyết, đôi khi chỉ với rất nhiều cảnh sát.

Thứ bảy. Đột kích vào các nhà thờ, tổ chức hay gia đình hỗ trợ. Cảnh sát thường xuyên đột kích bất hợp pháp theo kiểu hạ thủ trước các nơi mà các tình nguyện viên ngủ, nấu nướng hay đỗ xe. Họ nói nối địa phương và cáo buộc người biểu tình liên quan tới các tổ chức bạo lực.

Thứ tám. Xe tải phát âm thanh gây đau tai. Cảnh sát cũng sẽ sử dụng xe tải phát âm thanh gây đau tai với LRAD (Thiết Bị Truyền Âm Cự Ly Dài). Đầu tiên được sử dụng ở Iraq, giờ được sử dụng chống lại những người biểu tình ôn hòa ở Mỹ. Chiếc xe tải phát ra âm thanh đủ lớn để gây đau tai. Chưa bao giờ được bất kỳ tòa án nào chấp nhận, hành động gây đau đớn có chủ tâm này là một biểu hiện của việc quân sự hóa cảnh sát. Cảnh sát cũng sử dụng MRAs Xe Chống Phục Kích Bằng Mìn – xe tải mang giáp nặng trông giống như xe tăng nhưng chạy bằng bánh chứ không phải bằng xích. Đây là một phần của sự hăm dọa.

Thứ chín. Bắt giữ các phóng viên. Khi cảnh sát cảm thấy hơi nóng của quan điểm công chúng, họ sẽ ép buộc các nhà báo tránh xa người biểu tình. Những ai vẫn khăng khăng tham gia vào hoạt động được hiến pháp bảo vệ và ghi hình sự kiện sẽ bị bắt giữ.

Thứ mười. Vũ khí hóa học và các vũ khí khác. Khi cảnh sát thực sự vô vọng và lo ngại, họ sẽ tìm cách giải tán toàn bộ đám đông với bình xịt hạt tiêu, hơi cay và các vũ khí hóa học khác, đạn gỗ hay đạn cao su. Nếu chuyện này xảy ra, cảnh sát thực sự mất kiểm soát và nguy hiểm nhất.

Hàng tá và hàng tá các lực lượng cảnh sát khác sẽ vây quanh người biểu tình ở Ferguson khi phán quyết về Michael Brown được công bố. Nhân viên FBI, An Ninh Nội Địa, Cảnh Sát Tư Pháp, Cảnh Sát Bang, Cảnh Sát Trưởng Hạt và cảnh sát thành phố địa phương từ hàng tá các thành phố nhỏ ở St. Louis và phụ cận sẽ có mặt tại hiện trường. Dĩ nhiên đây là lúc mà quyền biểu tình hợp hiến của người dân thực sự được bảo vệ. Chúng ta chỉ có thể hy vọng. Nhưng đồng thời, hãy chứng kiến các chiến thuật thông dụng của cảnh sát. 

Bill Quigley is a law professor at Loyola University New Orleans

No comments:

Post a Comment