Friday, May 30, 2014

Obama bảo vệ chủ nghĩa can thiệp toàn cầu của Hoa Kỳ trong bài diễn văn ở West Point

Mới đây báo chí Việt Nam có đăng tải nội dung tuyên bố của tổng thống Obama về việc quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả Trung Quốc trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á, song khẳng định này rất ít mang tính quốc tế, vì nó chỉ là một phần trong bài diễn văn phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các học viên tại Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point. Điều đáng buồn hơn nữa là báo chí Việt Nam chỉ lấy một mẩu nhỏ tin tức và thêm thắt vào đó rất nhiều từ ngữ chứa đầy ảo tưởng, hầu như không có được một phân tích nào ra hồn về bài phát biểu ấy. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Obama defends global US interventionism in West Point speech" của Bill Van Auken, bài viết phân tích nội dung bài phát biểu của tổng thống Obama dưới một góc độ khác.

Trong một bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp của các sĩ quan mới toanh tại Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Poit, New York, tổng thống Obama đã phác thảo một lý do căn bản cho chủ nghĩa can thiệp và sự xâm lược tiếp diễn của Hoa Kỳ trên mọi ngóc ngách của hành tinh.

Sự mô tả của tổng thống Hoa Kỳ là khó hiểu với những lời nói dối và lẩn tránh. Điều đó phản ánh sự khủng hoảng đang giam hãm tầng lớp thống trị của Hoa Kỳ sau hơn một thập kỷ của cuộc chiến tranh đã tạo ra bể máu ở cả Iraq và Afghanistan.

Trong khi Nhà Trắng quảng cáo bài phát biểu như là thông điệp chủ chốt về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ thứ hai của Obam, một nhiệm kỳ của những sự khởi đầu mới bị đè nặng bởi đạo đức giả và những lý do vô lý hiện thời trong các hoạt động của Washington trên phạm vi thế giới.

Bài diễn văn chủ chốt mới nhất của Obama ở West Point được trình bày vào tháng 12 năm 2009, khi ông ta thông báo “làn sóng” với 30,000 lính Hoa Kỳ bổ sung tới Afghanistan, đánh dấu sự mở rộng của một cuộc chiến bị phản đối dữ dội và được mở rộng qua biên giới với Pakistan. Biện minh bằng lời nói dối rằng quân đội được triển khai để chống “khủng bố”, làn sóng đó đã chứng minh sự bất lực trong việc đàn áp sự phản kháng đối với sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, chính phủ được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Afghanistan ít bền vững và có khả năng tự tồn tại.

Lễ tốt nghiệp hôm qua xuất hiện chỉ một ngày sau khi Obama thúc đẩy kế hoạch triển khai quân đội ở Afghanistan theo sau sự kết thuc chính thức cuộc chiến Hoa Kỳ -NATO vào cuối năm nay. Khoảng gần 10,000 lính Mỹ vẫn tiếp tục ở lại đất nước đó trong năm 2015, với một nửa số đó còn lại vào năm 2006 cùng với lực lượng bình thường, và khoảng 1000, tiếp tục ở lại không hạn định, cùng với các đầu mối của CIA và các nhà thầu quân sự tư nhân.

Trong khi Obama khẳng định, không có sức thuyết phục, rằng các kế hoạch đó cho thấy “nhiệm vụ tác chiến của Hoa Kỳ đã kết thúc”, phần còn lại trong bài phát biểu của ông ta cho thấy rõ việc rút quân ở Afghanistan gắn chắt với việc “xoay trục” chiến lược của Hoa Kỳ sang đối đầu trực tiếp với Nga và Trung Quốc – một sự thay đổi chứa đựng nguy cơ thật sự về cuộc chiến tranh thế giới thứ ba với vũ khí hạt nhân. Ông ta cũng làm rõ rằng chính quyền của ông ta sẽ tiếp tục khẳng định “quyền” can thiệp quân sự của đế quốc Hoa Kỳ vào bất cứ đâu và vào bất cứ khi nào mà họ xác định rằng cuộc chiến đó sẽ phục vụ cho lợi ích của họ.

Có thể thấy trước là Obama sẽ sử dụng bài diễn văn để công khai một sự leo thang quân sự, can thiệp quan trọng của Hoa Kỳ vào cuộc chiến phe phái đẫm máu nhằm thay đổi chính quyền ở Syria. Tờ Wall Street trích dẫn một quan chức dân sự vào thứ ba khẳng định tổng thống sẽ thông báo một chương trình mới triển khai lính Mỹ để huấn luyện và vũ trang cho “những người nổi dậy” Hồi giáo nhằm chiến đấu chống lại quân đội của chính phủ Syria.

Trái lại, ông ta tuyên bố Syria là “tiêu điểm trọng yếu” của một kế hoạch rộng hơn về can thiệp trên một dải lớn Trung Đông, Bắc Phi và Âu-Á. Ông ta nói rằng ông ta mới ra lệnh cho “đội an ninh quốc gia phát triển một kế hoạch cho mạng lưới đối tác từ Bắc Phi tới Sahel,” khu vực bị lây nhiễm khủng hoảng ở bắc-trung Phi, và đề xuất “Quỹ Đối Tác Chống Khủng Bố” mới trị giá 5 tỷ USD.

Trong khi tại các quốc gia như Yemen, Somali và Mali, những quỹ này sẽ được sử dụng để huấn luyện và trang bị cho các lực lượng đàn áp nhằm triển khai các chiến dịch chống phản loạn dưới danh nghĩa chống khủng bố Al Qaeda, thì ở Syria chúng sẽ được sử dụng để huấn luyện và trang bị cho lực lượng nổi loạn được tạo thành từ đa số Hồi giáo, những người trong nhiều trường hợp đã liên minh với Al Qaeda. Obama cố gắng biện minh bằng cách khẳng định những quỹ này sẽ được sử dụng để “đẩy lùi” những “kẻ cực đoan” ở Syria.

Không gì có thể trắng trợn hơn sự lừa dối của cái được gọi là “chiến tranh chống khủng bố”, thứ mà sau nhiều lời dối trá và nhiều tội ác được thực hiện dưới danh nghĩa của nó, vẫn tiếp tục đóng vai trò lực lượng dẫn dắt chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bài diễn văn của Obama. Sự bốc mùi hiện nay của động cơ “khủng bố” trong can thiệp quốc tế được diễn tả trong sự mô tả của Obama về Hoa Kỳ như là “quốc gia không thể thiếu” được kêu gọi giúp đỡ, bất kể là khi “các cô gái bị bắt cóc ở Nigeria hay những người đàn ông mang mặt nạ chiếm đóng một toà nhà ở Ukraina.”

Sự đánh đồng giữa những kẻ khủng bố Boko Haram ở Nigeria với phản kháng nhân dân ở miền đông Ukraina nhằm mục đích biện minh cho những cuộc tấn công của chính phủ quốc gia cánh hữu Kiev – được gán cho cái tên “chiến dịch chống khủng bố” – với sự hợp tác và ủng hộ toàn diện của Washington.

Sự liên hệ tới “những người đàn ông mang mặt nạ” chiếm đóng các tòa nhà ở Ukraina cũng được tạo ra để xóa bỏ ký ức lịch sử về sự thật là Hoa Kỳ đã ủng hộ trước đó những người đàn ông tương tự - những gã phát xít Svoboda và Right Sector – khi chúng chiếm đóng một cách bạo lực các tòa nhà công sở ở Kiev trong cuộc đảo chính được phương Tây dàn xếp để lật đổ chính quyền của tống thông dân cử ở quốc gia này.

Obama không chỉ tuyên bố Hoa Kỳ “quốc gia không thể thiếu”, ông ta cũng tuyên bố, “Tôi tin ở chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ với mọi tế bào sự sống của tôi”. Lời tuyên thệ khúm núm trung thành này dường như muốn chống đỡ sự chỉ trích của phái cánh hữu Cộng hòa.

Cơ bản hơn, điều đó gắn liền với sự khẳng định hiếu chiến của Obama về sự thống trị toàn cầu của đế quốc Hoa Kỳ và chính sách chiến tranh đơn phương được tiếp tục để xâm lược bất cứ nơi nào mà Washington thấy phù hợp.

“Hoa Kỳ phải luôn dẫn đầu trên phạm vi thế giới,” tổng thống Hoa Kỳ nói với những học viên mới tốt nghiệp. “Nếu chúng ta không làm, không ai khác sẽ làm. Quân đội mà các bạn tham gia sẽ là, và luôn luôn là, xương sống của sự lãnh đạo.” Ông ta không thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về từ “quân sự”.

Ông ta tiếp tục: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi của chúng ta yêu cầu – khi người dân của chúng ta bị đe dọa; khi sinh kế của chúng ta bị lâm nguy; hay khi an ninh của đồng minh của chúng ta bị nguy hiểm.” Nói theo cách khác, họ sẽ gây chiến bất cứ khi nào cuộc chiến được coi là tạo ra thuận lợi cho lợi ích của tầng lớp tư bản thống trị Hoa Kỳ.

“Dư luận quốc tế quan trọng,” ông ta nói thêm. “Nhưng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xin phép để bảo vệ người dân, tổ quốc hay cách chúng ta sống.”

Ông ta cũng nhấn mạnh bài phát biểu của ông ta về “đối tác chống khủng bố” cũng như huấn luyện các lực lượng tay sai để tiến hành cuộc chiến vì lợi ích của Hoa Kỳ ở Trung Đông, Châu Phi và bất cứ đâu không phải theo nghĩa thay thế “hành động trực tiếp” của Hoa Kỳ và, đặc biệt là, tiếp tục thảm sát và ám sát bằng các vụ tấn công bằng tên lửa của máy bay không người lái.

Obama đã ra lệnh cho hơn 400 vụ tấn công kiểu đó và theo một ước tính bảo thủ thì số lượng nạn nhân cũng đã hơn 4,000 người – phần lớn trong số họ là thường dân – trong đó có ít nhất bốn công dân Hoa Kỳ.

Mặc dù tổng thống khẳng định trắng trợn về việc tiến hành các vụ giết chóc bất hớp pháp ở bất cứ đâu trên thế giới, nhưng bài phát biểu bao gồm các lời hứa hẹn đầu lưỡi về việc giữ gìn “luật lệ” và “quy tắc quốc tế”. 

Năm năm sau khi hứa hẹn nhà tù Guantanamo sẽ bị đóng cửa, Obama nói rằng ông ta sẽ “tiếp tục thúc đẩy” sự đóng cửa của nhà tù này.

“Giá trị và truyền thống pháp luật Hoa Kỳ không cho phép giam giữ không giới hạn những người dân phía ngoài biên giới của chúng ta,” ông ta nói. Lối nói không úp mở ấy gợi lên phỏng đoán rằng họ cho phép giam giữ “trong phạm vi biên giới của chúng ta,” nơi được coi là “Guantanamo miền bắc” mà chính quyền Obama sẽ thiết lập một số cơ sở an ninh tối đa trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ông ta cũng liên hệ tới nội dung vô nghĩa về “sự hạn chế về thu thập và sử dụng tình báo của Hoa Kỳ” đang được triển khai, như đã tuyên bố, nhằm chống lại “nhận thức (đúng đắn)… rằng chúng ta đang thực hiện các biện pháp giám sát chống lại các công dân bình thường.”

Khởi đầu bài diễn văn, Obama tạo ra một sự phân chia giả mạo giữa “cô lập” và “can thiệp”, khẳng định rằng người tiền nhiệm tin rằng công việc của Washington không phải là can thiệp khắp địa cầu và sau cùng tìm kiếm một giải pháp quân sự cho mọi vấn đề. Khi dựng lên gã bù nhìn đó, ông ta tự cho mình là người bào chữa cho một chủ nghĩa can thiệp thông minh hơn, chuẩn bị cho một cuộc chiến xâm lược nhưng cũng tìm kiếm các công cụ khác để thỏa mãn sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ. 

Mặc dù vậy, sự thật là không có bất cứ bộ phận đáng chú ý nào của tầng lớp thống trị Hoa Kỳ bảo vệ cho chủ nghĩa cô lập. Thứ mà Obama thực sự liên hệ là cuộc đấu tranh của đại đa số nhân dân lao động chống lại chính sách của ông ta, đại đa số dân chúng Hoa Kỳ, chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược được khởi sự dựa trên những lời dối trá để đáp ứng lợi ích của đám quý tộc tài chính thiểu số.

No comments:

Post a Comment