Friday, May 16, 2014

Bất chấp đàm phán bàn tròn, chính phủ Ukraina mở rộng sự đàn áp

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Despite round table talks, Ukrainian regime escalates crackdown" của Johannes Stern, cập nhật những diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Hoa Kỳ và Châu Âu đã cho thấy sự ủng hộ của họ đối với các chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Kiev nhằm dồn ép người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraina, thậm chí ngay cả khi Kremlin đã tuyên bố ủng hộ cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” vào thứ tư ở Kiev và giữ khoảng cách với người biểu tình.

Vào thứ năm, tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov khoe khoang rằng quân đội Ukraina đã phá hủy doanh trại của các chiến binh thân Nga trong các chiến dịch qua đem. Ông ta khẳng định quân đội của chính phủ đã tấn công một căn cứ cở thành phố miền đông Slavyansk và một căn cứ khác gần Kramatorsk – thành phố công nghiệp ở phía bắc tỉnh Donetsk, nơi mà cái được gọi là “chiến dịch chống khủng bố” của Kiev đã bắt đầu một tháng trước đây. Bộ trưởng quốc phòng ở Kiev thông báo rằng quân đội đã bắt giữ ba tù binh, khẳng định không có thương vong.

Chính phủ Kiev ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng phát xít, đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng hai chống lại tổng thống dân cử Victor Yanukovych, để tiếp tục các chiến dịch quân sự ở miền đông.

Vào thứ năm, tờ Guardian của Anh xuất bản một bài báo dài với tiêu đề “Sự lo ngại về nội chiến ở Ukraina gia tăng khi các đơn vị tình nguyện cầm vũ khí”, tường thuật về “các đơn vị phi chính quy xuất hiện trong những nỗ lực của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực Donetsk và Luhansk từ tay các chiến binh thân Nga. Họ được các nhà cầm quyền Ukraina công nhận là bán hợp pháp, hoan nghênh mọi sự trợ giúp đối với cuộc chiến của họ ở miền đông”.

Nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện ở Ukraina không phải là kết quả của “âm mưu Nga”, như truyền thông và các chính phủ phương Tây khẳng định. Các quyền lực đế quốc và những gã ngốc ở Kiev đã có chính sách dối trá kích động sắc tộc và căng thẳng văn hóa để gây bất ổn Ukraina và tạo lợi thế về lợi ích địa chiến lược chống lại Nga.

Một bức điện tín ngoại giao cách đây sáu năm được người sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns viết và được Wikileaks công bố mới đây, giống như một bản thiết kế cho sự kiện hiện tại.

“Sự mở rộng của NATO, đặc biệt là tới Ukraina, được coi là vấn đề ‘nhạy cảm và đau đầu’ đối với Nga, nhưng những sự cân nhắc chính sách chiến lược cũng làm nền tảng cho sự đối đầu dữ dội với việc Georgia và Ukraina gia nhập NATO. Ở Ukraina, điều đó bao gồm sự lo ngại rằng vấn đề đó có thể chia quốc gia làm hai phần, dẫn đến bạo lực, hay thậm chí như một số khẳng định là cả nội chiến, khiến quân đội Nga phải quyết định can thiệp hoặc không,” Burns viết.

Như bức điện tín đã cho thấy rõ, Hoa Kỳ và đồng minh NATO, bao gồm cả Đức, đã biết rằng thiết lập một chính phủ thân châu Âu và NATO ở Kiev sẽ kích động sự đối đầu ở trong cả nội bộ Ukraina lẫn từ phía Nga. Phản ứng này – diễn ra dưới dạng những người ly khai nổi loạn ở miền đông, và sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga – giờ đây được sử dụng làm cái cớ để biện minh cho sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc vào Nga.

Khi đàm phán “bàn tròn” đang diễn ra, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland, trong phát biểu tại hội nghị an ninh ở Bratislava, đe dọa rằng “nếu cuộc bầu cử ngày 25 tháng năm không diễn ra, nếu Nga tiếp tục gây bất ổn… sẽ có sự trừng phạt kinh tế tiếp theo, nghiêm trọng hơn đối với Nga ... Và chúng ta tin tưởng rằng những gì chúng ta đã làm đang bắt đầu gây nhức nhối.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thông báo tại một cuộc họp báo chung với thủ tướng Georgia Irakly Garibashvili rằng Georgia và Moldova sẽ ký thoản thuận gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 27 tháng sáu. Châu Âu liên minh trực tiếp với hai quốc gia thuộc liên bang Soviet cũ có biên giới chung với Nga – một trong số đó, Georgia, đã tấn công quân đội Nga năm 2008, dẫn đến một cuộc chiến tranh ngắn với Nga – làm nổi bật tính chất thiếu thận trọng trong các hoạt động gây hấn của chủ nghĩa đế quốc nhằm bao vây và cô lập hoàn toàn Nga.

Vào thứ năm, Washington thông báo rằng NATO có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự lâu dài ở Ba Lan. “Hoa Kỳ nhận biết mong muốn của Ba Lan về việc triển khai căn cứ quân sự tại quốc gia, và tôi nghĩ rằng rất đáng để cân nhắc về sáng kiến này,” đại sứ Hoa Kỳ ở Ba Lan Stephen Mull nói.

“Không chỉ Hoa Kỳ, mà toàn bộ liên minh. Đây là một chủ đề quan trọng cần được thảo luận, điều đó sẽ diễn ra ở nước Anh vào tháng mười hai. Nếu Nga thay đổi một cách cực đoan môi trường an ninh ở khu vực này của châu Âu, thì sẽ cần phải có những trả đũa cụ thể từ NATO,” ông ta đe dọa.

Mull cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng bổ sung được gửi tới Ba Lan những tuần qua ít nhất là cho tới hết năm 2014. Suốt những tuần qua, Hoa Kỳ triển khai 12 chiến đấu cơ phản lực F-16 và khoảng 450 lính tới Ba Lan, một phần trong sự gia tăng quy mô của quân đội NATO ở Đông Âu.

Các biện pháp đó đã phơi bày sự gian trá của cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” dưới sự đỡ đầu của Tổ chức Anh ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Họ đã khởi xướng việc ngăn chặn sự nổi loạn ở miền đông và thúc đẩy cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng năm, thứ được coi là chìa khóa đem lại cái mã dân chủ hợp hiến cho chính quyền bất hợp pháp tay sai của phương Tây ở Kiev.

Mặc dù vậy, vòng đầu tiên kéo dài chỉ ba giờ đồng hồ. Tham dự đàm phán có các nhà lãnh đạo của chính phủ đảo chính, các tư bản tài phiệt, cựu tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk và Leonid Kuchma, các lãnh đạo địa phương, thủ lĩnh tôn giáo, các nhân vật đứng đầu OSCE, đại sứ Hoa Kỳ và Đức tại Ukraina.

Cuộc đàm phán bao gồm cả việc lặp lại sự đe dọa đối với Nga và người biểu tình chống chính phủ ở miền đông. Mặc dù vậy, họ cũng bị nỗi sợ hãi dẫn dắt, sự đối đầu với chính phủ Kiev có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở thành một cuộc nội chiến toàn diện hoặc khuấy động một sự bùng nổ xã hội trên toàn quốc gia.

Các quan chức miền đông Ukraina được tham dự đàm phán đã cảnh báo rằng có sự đối đầu quy mô lớn đối với chính phủ Kiev ở miền đông. Sergei Taruta, một nhà tư bản tài phiệt tỷ phú được chính quyền Kiev bổ nhiệm chức thị trưởng Donetsk nói: “Đa số dân chúng ở Donbass [miền đất có Donetsk] đứng về phía Ukraina thống nhất, nhưng đồng thời cũng chống lại chính quyền hiện nay ở Kiev.”

Phó thủ tướng Ukraina Volodymyr Groysman kêu gọi tất cả các bên tham gia “đối mặt với thách thức mà chúng ta có hôm nay,” cảnh báo rằng “không ai cho chúng ta cơ hội thứ hai. Chúng ta sẽ phải giành lấy niềm tin của dân chúng ở miền đông cũng như miền tây, nếu không chúng ta sẽ gánh chịu một số phận bi thảm.”

Những mối lo ngại đó được chính quyền Putin chia sẻ, chính phủ ấy cũng đại diện cho tầng lớp tinh hoa của tư bản tài phiệt - ở Nga cũng như ở Ukraina – là những kẻ đã tích lũy được một lượng của cải khổng lồ nhờ việc cướp bóc tài sản quốc gia, sau khi chế độ quan liêu Stalin làm tan rã Liên bang Soviet và tái thiết lập chủ nghĩa tư bản. 

Trong khi các quyền lực phương Tây và chính phủ Kiev sử dụng lá chắn “đàm phán bàn tròn” để chuẩn bị cho các biện pháp cứng rắn hơn thì Moscow lại đang tìm kiếm một thỏa thuận với các quyền lực đế quốc và chính phủ Kiev.

“Nếu có ai nổi lên như là người lãnh đạo với sự ủng hộ của đa số người Ukraina, tất nhiên đối thoại với người đó sẽ dễ dàng hơn những người tự phong,” ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Cảnh báo rằng Ukraina “đang ở gần một cuộc nội chiến”, ông ta khẳng định Nga sẽ ủng hộ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch và mở rộng vòng tay với ứng cử viên tổng thống được phương Tây ủng hộ cũng như nhà tư bản tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, ông tuyên bố: “Chúng tôi có thể làm việc với bất cứ ai.”

Bất chấp sự liều lĩnh của Moscow nhằm đạt được một thỏa thuận, sức ép quân sự tiếp tục được gia tăng giữa các quyền lực chủ chốt của thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga khởi hành từ Vladivostok vào thứ tư, tới Thượng Hải để hội quân với một hạm đội nhỏ gồm sáu tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận chung Nga - Trung lần thứ ba trên biển Nam Trung Hoa – đã trở thành tiêu điểm trong sự đối đầu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment