Friday, May 9, 2014

Ukraina, EU và IMF

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Down the Path of Austerity: Ukraine, the EU and the IMF" của nhà kinh tế học Mark Weisbrot. Bài viết phân tích về tương lai của nền kinh tế Ukraina với khoản vay của IMF.

Khi những người biểu tình Maidan chiếm các đường phố ở Kiev vào năm ngoái, nhiều người đã hy vọng trở thành một phần của châu Âu. Châu Âu mà họ mong đợi là tiện nghi vật chất và mức sống cao hơn so với phần lớn người Ukraina, nhưng người hiện đang có mức thu nhập trung bình chỉ ngang với El Salvador. Một châu Âu với nền kinh tế thị trường xã hội, công nghệ hiện đại và giao thông công cộng, bảo hiểm y tế phổ thông, lương hưu đầy đủ và kỳ nghỉ được trả lương kéo dài trung bình là năm tuần. Hay ít nhất là những thứ tương tự như vậy, ở đâu đó cuối con đường

Nếu họ may mắn tránh được một cuộc nội chiến, người Ukraina sẽ có một sự ngạc nhiên không mấy dễ chịu khi những lãnh đạo hiện tại cũng như những lãnh đại sẽ sớm được bầu đàm phán tương lai kinh tế với những người ra quyết định châu Âu mới và không được bầu. Châu Âu của họ sẽ có thể có một tương lai gần giống như Hy Lạp hay Tây Ban Nha – nhưng thu nhập bình quân đầu người ít hơn một phần ba, và mạng lưới an sinh xã hội đang thu hẹp lại tại những mảnh của quốc gia, sự nghèo khổ tồi tệ hơn.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo rằng một trong những điều kiện họ cho vay tiền (cùng với đó là EU và Hoa Kỳ) là chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng trong vòng hai năm rưỡi. Nền kinh tế vốn đang suy thoái, với dự tính của IMF là giảm 5% GDP trong năm 2014. Sự nguy hiểm lớn nhất là chính sách tài khóa thắt chặt trở thành một mục tiêu di động như nền kinh tế, do đó thuế doanh thu sẽ giảm và chính phủ sẽ phải cắt giảm nhiều chi tiêu hơn để đáp ứng các yêu cầu về thâm hụt. Điều là điều diễn ra ở Hy Lạp, nơi mà sự điều chỉnh có thể được các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện dễ dàng và không đau đớn, đã trở thành 6 năm suy thoái và ác mộng, đã khiến Hy Lạp tổn thất một phần tư thu nhập quốc gia – và biến 27,5% lực lượng lao động thành thất nghiệp.

Không chắc? Bộ trưởng Bộ tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố với báo chí vào tháng trước, với tất cả sự nhạy cảm của Cliven Bundy hay chủ sở hữu của Los Angeles Clippers’, Donald Sterling, rằng Hy Lạp là hình mẫu cho Ukraina. Điều này giống như nói rằng đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ có thể là hình mẫu cho Ukraina.

Nhưng chúng ta không chỉ nhìn vào Hy Lạp hay Tây Ban Nha để thấy những nguy hiểm thể hiện trong chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng và “cải cách” do các giám đốc của IMF và châu Âu điều hành hiện nay. Ukraina đã có kinh nghiệm bản thân cách đây không lâu; chỉ trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Ukraina đã mất nửa GDP khi IMF và đồng minh mang quả tạ phá nhà tới nền kinh tế của Ukraina và Nga. Kinh tế Ukraina đã không hồi phục cho tới tận những năm 2000. Để so sánh, những năm tồi tệ nhất trong đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cũng chỉ ngốn của Hoa Kỳ 36% GDP thực.

Và Ukraina phải đối mặt với hàng loạt rủi ro suy thoái có thể khiến chính sách thắt lưng buộc bụng trở nên nguy hiểm hơn hiện tại. Ukraina có 50% GDP là từ xuất khẩu và một nữa số đó là sang EU và Nga, hai nền kinh tế có thể suy thoái trong tương lai gần – Châu Âu là do khuynh hướng tự suy giảm kinh tế dài hạn, và Nga là do các biện pháp trừng phạt kinh tế và xung đột với Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Nếu Nga quyết định trả đũa bằng cách cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang Ukraina (hoặc châu Âu) thì điều đó có thể đẩy kinh tế Ukraina tới suy thoái. Năm trước, đầu tư vào Ukraina rất thấp (khoảng một nửa so với Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng) và có vẻ xấu hơn do cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng. Có rất nhiều điểm dễ tổn thương trong hệ thống ngân hàng, bị sự mất giá của đồng nội tệ Ukraina làm trầm trọng thêm (do nhiều khoản vay là ngoại tệ). Và sự mất giá của đồng nội tệ hiện nay sẽ làm gia tăng lạm phát – hiện nay khoảng 1,2% mỗi năm – mặc dù kinh tế thu hẹp; điều đó cũng làm tăng giá năng lượng mà IMF yêu cầu. Không may là IMF cũng muốn ngân hàng trung ương thực Ukraina thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, một chính sách có thể làm trầm trọng hơn sự suy thoái.

Dĩ nhiên, một số điều chỉnh và cải cách mà IMF và châu Âu muốn có thể là cần thiết hay có lợi. Thâm hụt cán cân ngoại tệ (phần lớn là thương mại) ở mức 9,2% của Ukraina cần được giảm xuống. Nhưng con đường nhanh nhất để làm điều đó – giảm nhập khẩu bằng cách thu hẹp nền kinh tế chính điều đã có sẵn trong sự suy thoái kinh tế - là quá tàn khốc và bất công, cũng như rất mạo hiểm. IMF có lý khi tán thành một tỷ suất hối đoái linh hoạt hơn nữa, điều đó đã được thực hiện trong tháng hai; và nền kinh tế thâm dụng năng lượng, với khoản trợ cấp lớn của chính quyền cho năng lượng hóa thạch, cũng cần phải được cải cách tại quốc gia này.

Nhưng người ta không thể phá hủy một nền kinh tế để bảo vệ nó, và mục tiêu tổng thể của các khoản vay từ châu Âu có thể thể biện minh cho mọi sự điều chỉnh và cho phép kinh tế và công ăn việc làm tăng trưởng cũng như tránh được vòng xoáy tụt dốc. Không may, như trong lời bình luận của Schaeuble (và trong văn kiện của IMF), những người này thường xuyên thấy các cuộc khủng hoản là một cơ hội để bình luận nền kinh tế trong một hình ảnh tách biệt mà họ tôn thờ, bất chấp chi phí và hậu quả. Và giống như những nhà thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 ở Brazil, họ không chỉ muốn đất đai và lao động mà còn muốn cả linh hồn của người dân bản địa, để họ có thể cải đạo cho những linh hồn đó sang Thiên Chúa giáo, tôn giáo tân tự do là một phần của sự cân bằng ở đây. Không ai xin lỗi về sự phá hủy không cần thiết nền kinh tế Ukraina (hay Nga) trong những năm 1990.

“Đ.m. châu Âu”, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland đã nói như vậy khi thảo luận với đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina về kế hoạch làm bà đỡ cho một chính phủ mới ở Ukraina. Nếu chính phủ mới theo đuổi chương trình của IMF/EU, nhiều người Ukraina có thể cũng sẽ nói điều tương tự.

No comments:

Post a Comment