Showing posts with label Lao động. Show all posts
Showing posts with label Lao động. Show all posts

Monday, May 12, 2014

Người Indonesia cần cuộc cách mạng!

Nếu có một ngày nào đó, bạn thấy người dân Indonesia đổ ra đường giương cao những khẩu hiệu như: "Đả đảo chế độ độc tài đa đảng", "Chủ nghĩa xã hội muôn năm", "Thoát Mỹ để phát triển", "Độc lập và Dân chủ"; thì có thể bạn sẽ không thấy ngạc nhiên, bởi vì bạn đã đọc bản dịch này.  Người trả lời phỏng vấn trong bài "Indonesians needs revolution", Andre Vlcheck là nhà văn, nhà làm phim, nhà báo điều tra, nghiên cứu về các cuộc chiến tranh ở nhiều nước trên thế giới. Andre Vlcheck đã đưa ra một cái nhìn độc đáo và khác biệt về hệ thống chính trị Indonesia, một quốc gia láng giềng trong khối ASEAN với Việt Nam.

Sau đây là bản dịch.

Ở Indonesia, sự lạ thường và đầy hy vọng đang xuất hiện. Sau một mùa đông trí tuệ kéo dài, những mầm xanh đang trồi lên khỏi mặt tuyết (nếu được phép sử dụng phép ẩn dụ này cho một đất nước miền nhiệt đới).

Một nhà xuất bản tiến bộ Indonesia – Badak Merah (“Tê giác đỏ”) – đang phát hành đầu sách đầu tiên, cuốn sách của Andre Vltchek’s “Indonesia – Quần đảo của nỗi sợ hãi”, được dịch từ tiếng Anh sang ngôn ngữ bản địa là ‘Indonesia: Untaian Ketakutan di Nusantara’. Một sự phê phán mạnh mẽ về Indonesia thời kỳ trước năm 1965, thời kỳ mà cả Andre Vlchek và Naomi Klein tin rằng không có gì hơn là một cuộc thí nghiệm của phương Tây trên con người, sau đó được sao chép lại tại nhiều nơi trên thế giới.

Nhà văn và nhà xuất bản người Indonesia Rossie Indira (RI) phỏng vấn Andre Vltchek (AV) cho báo CounterPunch:

RI: Anh có thể nói gì về tình hình hiện tại ở Indonesia? Anh so sánh tình hình hiện tại với tình hình thời kỳ mà anh sản xuất và đạo diễn bộ phim tài liệu “Terlena – Breaking of a Nation” như thế nào?

AV: Hiện giờ tình hình còn tồi tệ hơn 10 năm trước đây. Bởi vì trước đây còn có chút ít hy vọng. Nhà lãnh đạo tiến bộ Hồi giáo Abdurrahman Wahid (được gọi là Gus Dur) vẫn còn sống và Pramoedya Ananta Toer cũng vậy. Ngài Wahid, cựu tổng thống Indonesia, là một người xã hội chủ nghĩa bí mật. Ông ấy bị tầng lớp tinh hoa và quân sự Indonesia lật đổ bằng một cuộc đảo chính tư pháp, nhưng nhiều người Indonesia vẫn tin rằng ông ấy chuẩn bị quay lại.

Sau nữa, có một số nhóm nhà hoạt động, vẫn thuần khiết và chưa “bị tẩy não”, chiến đấu cho nước Indonesia mới. Nhân dân, ít nhất là nhiều người trong số họ, quan sát và tìm ra những cách thức mới để thay đổi đất nước.

Giờ đây chế độ độc tài hay còn gọi là “chính phủ Indonesia”, đã thống nhất hoàn toàn quyền lực… Bạn thấy đấy, phương Tây nói với người Indonesia, tất nhiên là gián tiếp, rằng “dân chủ” là khi bạn có nhiều đảng phái chính trị, và nhân dân ít nhất cũng được bỏ phiếu vào lúc nào đó. Nhưng điều đó hoàn toàn là vô nghĩa. Dân chủ là khi bạn bỏ phiếu và lá phiếu của bạn có thể thay đổi hoàn toàn đường lối của quốc gia: giống như Venezuela. “Quyền lực của nhân dân” thực sự … Có quá nhiều đảng phái chính trị và nhét những mẩu giấy vào một cái hộp chả đảm bảo điều gì hết. Ở Indonesia có rất nhiều đảng phái, nhưng tất cả bọn họ đều ủng hộ doanh nghiệp và tầng lớp tinh hoa, và mọi ứng cử viên của họ, gồm cả Jokowi, đều được chính phủ lựa chọn cũng như chấp nhận trước. Vậy nên bất kể mọi người bầu cử ra sao, chẳng có gì thay đổi hết.

Thực tế, bỏ phiếu ở những quốc gia như Indonesia là không yêu nước, chỉ để hợp pháp hóa chính phủ, thứ phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị của ngoại bang, cũng như lũ điếm “tinh hoa”. Indonesia giờ đây là không thể phủ nhận là một quốc gia đang bị tàn phá. Đất nước này đã rơi xuống cấp độ của các quốc gia châu Phi cận Sahara (Tôi làm việc ở châu Phi và có thể dễ dàng so sánh). Có những khách sạn nhỏ và sang trọng ở một số thành phố, nhưng ở giữa chúng là ác mộng thực sự, thiếu hay hoàn toàn không có những dịch vụ căn bản.

Thậm chí Rwanda còn có đường xá tốt hơn Indonesia. Ngay cả Zimbabwe cũng có trường công tốt hơn. Ngay cả Kenya cũng có mạng thông tin di động và Internet tốt hơn. Ngay cả Botswana cũng có các bệnh viện công tốt hơn. 

Chính phủ dối trá về mọi thứ, gồm cả dân số, và số người nghèo (chiếm đa số dân chúng trong thực tế). Giáo dục hầu như không tồn tại. Cái được gọi là hệ thống giáo dục chỉ là sự tẩy não, và để duy trì tình trạng nguyên thủy. Và đây: một quốc gia với hơn 300 triệu người (con số thực) không có lấy một nhà khoa học hay tư tưởng lớn nào, trái ngược với những nơi như Nigeria, ở đó có rất nhiều.

Và không có sự đối lập thật sự.

Tất nhiên là nhà nước thất bại được giới hàn lâm và truyền thông phương Tây hoàn toàn ủng hộ; bởi vì nó làm những gì được sai bảo: trở thành một đất nước bị tẩy não khổng lồ, bị cướp bóc và xuất khẩu sự giàu có, trong khi không có lấy một người từng trải thấy rằng nhiều nơi trên thế giới đang đấu tranh cho sự độc lập thật sự, thoát khỏi kẻ độc đoán phương Tây, và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

RI: Trong cuốn sách “Quần đảo của nỗi sợ hãi” của anh, đã được nhà xuất bản Pluto ở London phát hành, và sẽ có mặt trong hai tuần nữa ở Bahasa Indonesia: tại sao anh mô tả Indonesia là một “quần đảo của nỗi sợ hãi”? Nhiều người ở đây hỏi tôi điều này và dường như họ không nhận thấy hay không chấp nhận những gì anh mô tả?

AV: Nhân dân Indonesia sống trong nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng. Họ thường xuyên không nhận thấy điều đó, bởi vì tâm trạng, “sống trong nỗi sợ hãi”, vốn là “biasa” (sự bình thường). Nỗi sợ hãi, cũng có thể giải thích tại sao hầu như không có những người nổi loạn, hay sẵn lòng khơi dậy sự nổi loạn chống chính phủ. Nhân dân bị chia rẽ bởi nỗi sợ hãi vô hình, thứ bắt nguồn từ sự thờ ơ và thiếu an toàn.

Chỉ có những kẻ cướp và tha hóa mới được bảo vệ và tôn trọng. Những người còn lại là các nạn nhân. Họ là các nạn nhân bị dọa nạt, bị làm nhục và không được biết tới. Công nhân sợ hãi vì họ không được bảo vệ: nông dân sợ hãi, các cô gái (pembantus) sợ hãi (và trốn chạy để tìm việc làm sang tận Trung Đông, một bến đỗ khắc nghiệt cho phụ nữ), và ngay cả những người quản lý thuê cho doanh nghiệp cũng sợ hãi. Trẻ em sợ hãi bởi vì chúng là tài sản của cha mẹ và bị đối xử như tài sản. Phụ nữ sợ hãi bởi vì họ bị hạ nhục trong hoạt động thường ngày và bị coi như miếng thịt, như đối tượng tình dục, như nô lệ. Nhiều phụ nữ phải chịu đựng việc cắt môi âm đạo (một số người nói phần lớn họ bị), bị tấn công tình dục, cưỡng hiếp (thậm chí ngay trong phạm vi gia đình của họ), và trong khi tỷ lệ lạm dụng tình dục cao nhất thế giới, phần lớn các vụ án không được trình báo do sợ hãi.

Ở Indonesia, cưỡng hiếp là chuyện thường xuyên xảy ra và một số vụ cưỡng hiếp trên quy mô lớn có tổ chức đã được chứng kiến: năm 1965/1966, ở Đông Timor và giờ là Papua. Phụ nữ bị bắt vào đồn cảnh sát thường bị cưỡng hiếp.

Nhiều phụ nữ sợ xã hội và gia đình của họ, nên nếu họ có thai ngoài hôn nhân, họ sẽ bỏ con (ném chúng xuống cống) hơn là đối mặt với xã hội. Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ bỏ con cao nhất thế giới, nhưng một lần nữa, phần lớn không được thông tin. 

Người dân sợ bị tấn công, làm hại, cướp bóc hay cưỡng hiếp bởi vì họ không được bảo vệ. Cảnh sát và hệ thống pháp luật tha hóa hay/và theo phe của người giàu. Nạn nhân không thấy công lý. Làm sao bạn có thể không sợ hãi trong tình trạng hoàn toàn vô pháp luật?

Nếu người dân trông “khác biệt”, họ phải e ngại. Kẻ phân biệt chủng tộc làm hại những ai trông không giống như những người thuộc nhóm đa số. Indonesia là một trong những quốc gia phân biệt chủng tộc nhất trái đất, và đã có vài cuộc diệt chủng diễn ra ở đây. Nhưng không có nhận thức, trải nghiệm, hay hiểu biết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện tại. Không có sự tự phê phán. 

Người dân sợ bị ốm, bởi vì Indonesia có một hệ thống y tế tồi tệ nhất thế giới, hoàn toàn bỏ mặc cho các lực lượng thị trường. Chăm sóc y tế là công việc “kinh doanh”, cũng như mọi thứ khác đều trở thành “kinh doanh”. Thật là khủng khiếp và kinh hoàng.

Nạn nhân của vụ thảm sát năm 1965 sợ hãi! Thay vì yêu cầu công lý và đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ diệt chủng vào tù, họ thực sự sợ hãi! Bởi vì họ không có khả năng tự vệ. Bạn thấy điều đó trong phim “Act of Killing”! Nhưng trong khi cả thế giới kinh hoàng, khi thấy những kẻ giết người hàng loạt ở địa phương được tôn kính và ca tụng, nhiều người Indonesia lại coi đó là chuyện bình thường – chỉ là biasa.

Nỗi sợ hãi sinh ra khi một người nhìn thấy toàn bộ quần đảo – bị tàn phá, phong tỏa, cướp bóc, đầu độc. Sumatra đã đi tong. Kalimantan đã đi tong, Papua… Java… Bangka… Bali trở thành một hòn đảo “miễn thuế” nhem nhuốc và bị đầu độc.

Có thể nhiều người không thể định nghĩa được nỗi sợ hãi của họ. Nhưng họ có nỗi sợ hãi và thể hiện nó trong hành vi. Đó là sự tức giận và cáu kỉnh.

Một số người nói họ hài lòng, nhưng thực tế phần lớn họ đang chán ngán. Người dân nói họ không nghèo, ngay cả khi họ lấy nước từ dưới cống và sống trong hộp carton. Họ nói họ không e ngại, bởi vì sự kinh khủng mà họ trải qua hàng ngày không được phép mô tả là nỗi sợ hãi. Nếu không, gia đình, quan chức, truyền thông sẽ nhại lại.

Tất nhiên, trên hết người dân Indonesia sợ bị “khác biệt”. Trở nên khác biệt sẽ bị trừng phạt tàn bạo. Những người khác biệt bị nhại, bị cách ly, bị cưỡng hiếp, bị tra tấn và bị giết hại. Họ bị cấm đoán. Trở thành người cộng sản bị cấm. Trở thành đồng tính bị cấm. Trở thành vô thần bị cấm. Theo Lão giáo bị cấm. Trở thành một trong hàng ngàn thứ bị cấm.

Đó là lý do tại sao đây là một trong những nơi kém sáng tạo, đơn điệu nhất trái đất. Nhiều người ẩn mình sau tôn giáo, một số thực sự đã trở nên hoàn toàn điên khùng. Họ cũng ẩn mình sau các bộ tộc theo huyết thống. Đối với đa số, thiếu sự hiểu biết và không có khả năng suy nghĩ khiến họ không thể thoát khỏi sự ngu dốt, lại được coi là thế mạnh. Indonesia là một trong những nơi kinh sợ và đáng sợ nhất trái đất. 

RI: Chúng tôi có những cuộc bầu cử lập pháp và ngày 9 tháng năm 2014. Đáng tiếc là như anh mới nói xong, chúng tôi đã bị tẩy não để nghĩ rằng có những cuộc bầu cử với nhiều đảng phái là dân chủ. Đại diện của chúng tôi ở Quốc hội quên sạch những lời hứa của họ sau khi được bầu hay tái cử, và rõ ràng là họ chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân. Cuộc bầu cử tổng thống cũng tương tự như vậy: một khi được bầu, tổng thống “quên luôn” những lời hứa và nhiệm vụ bảo vệ dân chúng. Vậy đâu là hệ thống tốt nhất cho một quốc gia như Indonesia? Bốn cây cột của Pancasila (triết lý nền tảng của nhà nước Indonesia) – “Dân chủ được dẫn dắt bởi sự thông thái nội tại trong sự đồng thuận được tạo nên từ sự cẩn trọng của những người đại diện” – có đúng không?

AV: Tôi tin rằng Indonesia trước hết cần được cai trị bằng một hệ thống chủ nghĩa xã hội, trước khi chúng ta có thể bắt đầu nói về “dân chủ”.

Bởi vì trước hết, người dân Indonesia cần được giáo dục và biết cái mà họ muốn và cái mà đất nước của họ là. Lợi ích của nhân dân cần phải được đặt lên đầu tiên! Toàn bộ xã hội phải làm việc ngày đêm để cải thiện cuộc sống của đa số. Điều căn bản là chúng ta cần đối lập với những gì mà Indonesia đang là hiện nay, đó là: đại đa số đang phục vụ cho lợi ích của những tên côn đồ địa phương và thương nhân ngoại quốc.

Cần phải giáo dục người dân một cách mạnh mẽ. Như hiện nay, sau cuộc đảo chính quân sự được Hoa Kỳ tài trợ năm 1965 và dẫn đến tắm máu, văn hóa Indonesia đã bị phá hủy và thay thế bằng văn hóa đại chúng địa phương và chủ yếu là văn hóa đại chúng Hoa Kỳ. Tư duy bị coi thường. Giáo dục đúng đắn chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa, và những người có giáo dục sử dụng kiến thức của họ để bóc lột đất nước nhiều hơn, thay vì cải thiện.

Do đó, người dân Indonesia không biết nên bỏ phiếu cho ai, hay hệ thống chính trị của họ theo đuổi cái gì. Làm cho họ ngớ ngẩn rất dễ.

Người đại diện cho nhân dân: tốt… tất nhiên! Nhưng đó phải là những người đàn ông và đàn bà rất dũng cảm, trung thực và chuyên nghiệp. Họ phải sẵn sàng sống hay chết vì quốc gia: đặt lợi ích cá nhân, hay lợi ích gia đình, dưới lợi ích của quần đảo!

Để tạo ra những người đó, những người đại diện cho nhân dân, cần phải có hàng thập kỷ, và họ chỉ có thể lớn lên trong một hệ thống chính trị khác biệt về căn bản, và một nền văn hóa hoàn toàn mới. Những gì đang thống trị ở Indonesia là sự bại hoại về đạo đức, đó là sự tha hóa. Những gì thống trị ở quốc gia này không phải là hệ thống văn hóa hay chính trị: đó là bệnh ung thư.

Như hiện nay, nhiều thập kỷ sau năm 1965, người dân Indonesia không được trải nghiệm về hệ thống nào khác ngoài hệ thống họ có, hay nền dân chủ thực sự.

Nếu Hoa Kỳ và phương Tây không cưỡng hiếp đất nước năm 1965, một dạng tự nhiên của chính quyền đã tồn tại như đã được tạo ra bởi người cha của quốc gia, người theo chủ nghĩa quốc gia (và quốc tế) Sukarno, người đã liên minh chặt chẽ với đảng Cộng Sản Indonesia (PKI), sau này trở thành đảng Cộng Sản lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Liên Bang Soviet. Theo đó, những phần – chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tế và “dân chủ cộng sản chủ nghĩa – sẽ là sự phát triển tự nhiên và bình thường nhất đối với Indonesia, đối với văn hóa và trí tuệ. Chỉ có phương Tây khủng bố, tầng lớp tinh hoa tha hóa Indonesia, cũng như những chức sắc tôn giáo đố kỵ (mọi tôn giáo, không chỉ đạo Hồi), đã chặn đứng quá trình bằng giết chóc, cưỡng hiếp, và bỏ tù hàng triệu người, phong tỏa đất nước bằng nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng, trong sự đầu hàng về đạo đức. 

Tất cả những điều này cần phải giải thích cho công chúng Indonesia: đâu là đất nước của họ trước cuộc đảo chính, và đâu là thứ mà cuộc đảo chính tạo ra. Cuộc đảo chính không “bảo vệ Indonesia khỏi chủ nghĩa cộng sản”. Nó đã biến một đất nước tiến bộ và theo chủ nghĩa quốc gia thành thuộc địa của phương Tây. “Chủ nghĩa thực dân” và “dân chủ” là hai khái niệm đối lập. Để trở thành “dân chủ” thì một quốc gia phải tự do. Ngay hiện giờ, người dân Indonesia là nô lệ: của phương Tây và tầng lớp tinh hoa địa phương.

Ngay hiện giờ, ở đó không phải là “sự cai trị của nhân dân” (dân chủ), mà là sự cai trị của các bố già địa phương tham lam và các chủ sở hữu nước ngoài.

RI: Anh cũng đề cập tới hệ thống giáo dục. Đâu là kiểu giáo dục cần được triển khai? Chúng tôi hiểu rằng không thể tạo dựng nền dân chủ tiến bộ nếu người dân chưa được giáo dục, và để giáo dục họ, đất nước phải trả giá rất cao; bất cứ giá nào, thực sự. Nhưng theo Tòa Án Hiến Pháp Indonesia, “sự tham gia tự nguyện của công chúng vào việc tài trợ cho giáo dục” không trái với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng đối với sự phát triển của bản thân, mỗi công dân cần gánh vác trách nhiệm giáo dục bản thân đạt tới mức độ mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa là nhà nước có trách nhiệm chung nhưng các công dân cần phải đóng góp ngân quỹ. Đây là chủ nghĩa tân tự do, nếu tôi đọc chính xác?

AV: Chính xác. Không thể có dân chủ trong một quốc gia mà người dân không được giáo dục và không hiểu vị trí của bản thân trong xã hội và thế giới. Nhân dân “cai trị” chỉ khi họ có thể tạo ra “các quyết định có giáo dục”. Dân chủ có nghĩa là “sự cai trị của nhân dân”, nhưng dân dân thực sự cai trị khi tất cả họ có thể đếm xem mình thu được bao nhiêu tiền nếu bỏ phiếu vào hòm, hay họ có thể bỏ phiếu cho những ứng cử viên sẽ đảm bảo rằng trạng thái nguyên thủy sẽ giữ nguyên? Tất cả các ứng cử viên ở Indonesia đã được chính phủ lựa chọn và chấp nhận trước, đặc biệt là những người “hơi khác biệt một chút”, như Jokowi.

Tất nhiên mỗi công dân nên tự giáo dục bản thân, nhưng chỉ sau khi nhận được một số kiến thức căn bản và cần thiết. Giáo dục phổ cập nên miễn phí; từ bậc mẫu giáo cho đến tiến sĩ. Chúng được miễn phí tại nhiều quốc gia châu Âu, và ở một số nước Mỹ Latin (bao gồm Cuba, Mexico và Argentina). Trung Quốc quay trở lại miễn phí giáo dục, cũng như quay lại bảo hiểm y tế phổ cập. Ở những quốc gia như Chile, người dân đang đấu tranh trên các đường phố đòi giáo dục miễn phí và họ chiến thắng!

Văn hóa cũng phải được ưu tiên thường xuyên. Nó sẽ giáo dục người dân, như ở Mỹ Latin: hàng ngàn nhà hát lớn, rạp chiếu phim nghệ thuật, hàng triệu sách miễn phí được chính phủ phân phát, đọc thơ công khai, tự do văn học công chúng, và tất cả các cửa hàng sách mở cửa cho tới sáng sớm, triển lãm phản ánh nhu cầu và lo lắng của xã hội, các buổi hòa nhạc khích lệ.

Xin hãy nhìn các thành phố Indonesia: Jakarta, Surabaya, Medan… có bất cứ thành phố nào trên thế giới có cùng quy mô mà mọi người biết lại hoàn toàn thiếu văn hóa và các thiết chế như vậy không? Như nhà hát, kho lưu trữ, thư viện lớn, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim nghệ thuật, các nhà sách tiến bộ… Chả có gì hết. 

Làm thế nào mà bạn tự giáo dục bản thân ở Indonesia? Bạn có thể tự giáo dục, chỉ bằng cách tiêu thụ những thứ ngớ ngẩn – văn hóa đại chúng của tư bản tài phiệt, các kênh truyền hình vô vị, hay hòa mình với “đa số thất học chức năng”, những người che dấu sự dốt nát trong một đại dương những công dân có suy nghĩ giống nhau. 

RI: Nếu anh khuyến nghị về một dạng hệ thống xã hội chủ nghĩa sẽ cai trị Indonesia, anh có phỏng đoán nào về cách thức mà chúng tôi có thể đi theo hướng đó không? Nhiều đất nước trên thế giới đấu tranh cho điều đó, và ví dụ hiện nay, chúng ta có thể thấy phần lớn các đất nước Mỹ Latin đang thắng lợi và quay lại chủ nghĩa xã hội. Nhưng dường như người Indonesia, phần lớn trong số họ, không tham gia vào làn sóng này. Phần lớn họ thậm chí còn khác biệt. Chúng ta chỉ dạy người dân Indonesia như thế nào về một hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác mà họ cần phải có để thoát ra khỏi tình thế vô vọng hiện nay?

AV: Điều đó cần phải thực hiện bằng giáo dục và sự cởi mở. Bất cứ ai có thể, nên tham gia vào “dự án” này. Không chỉ những nhà giáo dục và giáo viên chuyên nghiệp (những người này thường bị nhồi sọ và tẩy não), mà đặc biệt là những nghệ sĩ, những người sáng tạo, những nhà tư tưởng. Cần phải có nhiều sự khích lệ, đặc biệt là từ báo chí tự do! Điều gì đang xảy ra với xuất bản độc lập tiến bộ ở Indonesia? Chả có gì – họ không bao giờ phát hành! Thật đáng xấu hổ. 

Một nhà xuất bản như của các bạn – Badak Merah – nên là trụ cột chính cho sự đối lập. Những công dân phẫn nộ của Indonesia – luật sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học – nên cất cao tiếng nói; họ nên gào thét. Tất nhiên, tiếng nói của nông dân và công nhân, những câu chuyện khủng khiếp của họ, cũng nên được đọc và nghe từ các trang của tạp chí và blog độc lập, cũng như từ YouTube và các hãng phim độc lập.

Văn hóa đại chúng là quá đủ! Văn hóa đại chúng là thứ giải trí thấp kém và ích kỷ cho đám đông bị chết não và bị nhồi sọ. Phương Tây phân phối chúng, khắp đế chế, để những người dân tại thuộc địa mới của họ ngừng cùng nhau tư duy, trong khi họ bị cưỡng hiếp thì họ lại tưởng rằng mình đang làm tình! Đó là phản động, cách thức biểu hiện thực tại tâm lý kiểu cánh hữu. Phần còn lại được đảm bảo: cực kỳ thiếu tốt đẹp và bảo thủ.

Người dân Indonesia phải học, hiểu rằng chiến đấu cho một quốc gia tốt hơn là cao cả và giàu cảm hứng. Như những người đàn ông, đàn bà, thậm chí trẻ em ở Mỹ Latin đã hiểu biết cách đây nhiều thập kỷ. Đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết: Nổi loạn là tốt. Cách mạng là tốt. Tư duy là tốt. Tiến bộ là tốt. Trở nên cách mạng, một người nổi loạn, là tốt – rất tốt. Tốt hơn là lái một chiếc xe Ferrari đỏ hay vàng được mua bằng tiền mà ông bố ăn cắp của người nghèo!

Học hỏi, đi xa và so sánh thế giới, viết những bài thơ phẫn nộ, sản xuất nghệ thuật cách mạng, biểu tình, buộc tầng lớp già hơn (bao gồm cha mẹ và ông bà họ) phải gánh trách nhiệm vì đã phá hủy đất nước, và hướng tới xây dựng một quốc gia mới và đẹp đẽ được gọi là “Indonesia”. Điều đó tốt hơn và vinh quang hơn ngồi trong quán Starbucks, nhìn chăm chăm như kẻ đần độn vào điện thoại thông minh được sản xuất hàng loạt, và giết một cuộc đời… cuộc sống của người khác… chả vì cái gì cả.

Người dân phải được khích lệ. Chủ nghĩa hư vô là quá đủ rồi! Chủ nghĩa bại trận và yếm thế là quá đủ rồi! Chiến đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn là điều đúng đắn duy nhất đáng để làm, nó cũng vui vẻ; nó đầy ý nghĩa và đầy công sức.

RI: Anh có nghĩ Indonesia phải trải qua một cuộc cách mạng để có chăm sóc y tế phổ cập và giáo dục miễn phí. Có cần một cuộc cách mạng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn?

AV: Họ có một số kế hoạch về chăm sóc y tế, nhưng không có tác dụng, như kiểu “chó-mèo” vậy. Không phải là một kế hoạch cụ thể để cung cấp cho công dân Indonesia dịch vụ chăm sóc y tế phổ cập và miễn phí (ít nhất là tương tự như thứ đang tồn tại ở Thái Lan), mà một dạng che đậy tình trạng khủng khiếp, che đậy một vết thương hở. Một lần nữa chúng ta phải nhớ rằng chất lượng chăm sóc y tế ở Indonesia chỉ ngang với Kenya hay Tanzania, chứ không ngang với Malaysia hay Thái Lan, và hệ thống hoàn toàn tha hóa, cả về tài chính cũng như đạo đức, không bao giờ cho phép bất cứ thứ gì “công cộng”, hay “miễn phí”.

Cũng như giáo dục miễn phí, chăm sóc y tế phổ cập và các quyền căn bản khác: Phải, người dân phải chiến đấu! Tất nhiên họ phải. Giáo dục tốt và miễn phí là quyền của họ, bất chấp những thứ mà cố vấn và “chuyên gia” đến từ Hoa Kỳ nói.

Đất nước đã bị các bố già mù dở cai trị quá lâu, họ đã bán quốc gia cho chính quyền và công ty nước ngoài. Những người đó không có đạo đức và tình thương. Nếu bạn đàm phán với họ, họ sẽ chỉ làm những gì mà họ đang làm suốt nhiều thập kỷ: họ sẽ lừa gạt và nói dối, cố gắng câu giờ. Họ không quan tâm tới Indonesia và dân chúng! Họ muốn những chiếc xe Porsche và bằng diploma cho con cái của họ, các dinh thự xa hoa ở Australia, Hoa Kỳ, Singapore và Hong Kong.

Chỉ có một cách duy nhất để lật đổ họ, để đá họ ra khỏi ngai vàng. Người dân Indonesia phải giành lại quyền lực, giành lại sự kiểm soát đất nước. Và điều đó không bao giờ đến mà không có đấu tranh.

Nhưng nó có thể thành công; nó phải thành công. Nhân danh đa số người dân Indonesia, những người đang sống trong sự đau khổ khủng khiếp! Nhân danh một quốc gia gần như đã mất tất cả. Nhân danh cuộc sống của hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em!

Friday, May 9, 2014

Ukraina, EU và IMF

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Down the Path of Austerity: Ukraine, the EU and the IMF" của nhà kinh tế học Mark Weisbrot. Bài viết phân tích về tương lai của nền kinh tế Ukraina với khoản vay của IMF.

Khi những người biểu tình Maidan chiếm các đường phố ở Kiev vào năm ngoái, nhiều người đã hy vọng trở thành một phần của châu Âu. Châu Âu mà họ mong đợi là tiện nghi vật chất và mức sống cao hơn so với phần lớn người Ukraina, nhưng người hiện đang có mức thu nhập trung bình chỉ ngang với El Salvador. Một châu Âu với nền kinh tế thị trường xã hội, công nghệ hiện đại và giao thông công cộng, bảo hiểm y tế phổ thông, lương hưu đầy đủ và kỳ nghỉ được trả lương kéo dài trung bình là năm tuần. Hay ít nhất là những thứ tương tự như vậy, ở đâu đó cuối con đường

Nếu họ may mắn tránh được một cuộc nội chiến, người Ukraina sẽ có một sự ngạc nhiên không mấy dễ chịu khi những lãnh đạo hiện tại cũng như những lãnh đại sẽ sớm được bầu đàm phán tương lai kinh tế với những người ra quyết định châu Âu mới và không được bầu. Châu Âu của họ sẽ có thể có một tương lai gần giống như Hy Lạp hay Tây Ban Nha – nhưng thu nhập bình quân đầu người ít hơn một phần ba, và mạng lưới an sinh xã hội đang thu hẹp lại tại những mảnh của quốc gia, sự nghèo khổ tồi tệ hơn.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo rằng một trong những điều kiện họ cho vay tiền (cùng với đó là EU và Hoa Kỳ) là chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng trong vòng hai năm rưỡi. Nền kinh tế vốn đang suy thoái, với dự tính của IMF là giảm 5% GDP trong năm 2014. Sự nguy hiểm lớn nhất là chính sách tài khóa thắt chặt trở thành một mục tiêu di động như nền kinh tế, do đó thuế doanh thu sẽ giảm và chính phủ sẽ phải cắt giảm nhiều chi tiêu hơn để đáp ứng các yêu cầu về thâm hụt. Điều là điều diễn ra ở Hy Lạp, nơi mà sự điều chỉnh có thể được các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện dễ dàng và không đau đớn, đã trở thành 6 năm suy thoái và ác mộng, đã khiến Hy Lạp tổn thất một phần tư thu nhập quốc gia – và biến 27,5% lực lượng lao động thành thất nghiệp.

Không chắc? Bộ trưởng Bộ tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố với báo chí vào tháng trước, với tất cả sự nhạy cảm của Cliven Bundy hay chủ sở hữu của Los Angeles Clippers’, Donald Sterling, rằng Hy Lạp là hình mẫu cho Ukraina. Điều này giống như nói rằng đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ có thể là hình mẫu cho Ukraina.

Nhưng chúng ta không chỉ nhìn vào Hy Lạp hay Tây Ban Nha để thấy những nguy hiểm thể hiện trong chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng và “cải cách” do các giám đốc của IMF và châu Âu điều hành hiện nay. Ukraina đã có kinh nghiệm bản thân cách đây không lâu; chỉ trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Ukraina đã mất nửa GDP khi IMF và đồng minh mang quả tạ phá nhà tới nền kinh tế của Ukraina và Nga. Kinh tế Ukraina đã không hồi phục cho tới tận những năm 2000. Để so sánh, những năm tồi tệ nhất trong đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cũng chỉ ngốn của Hoa Kỳ 36% GDP thực.

Và Ukraina phải đối mặt với hàng loạt rủi ro suy thoái có thể khiến chính sách thắt lưng buộc bụng trở nên nguy hiểm hơn hiện tại. Ukraina có 50% GDP là từ xuất khẩu và một nữa số đó là sang EU và Nga, hai nền kinh tế có thể suy thoái trong tương lai gần – Châu Âu là do khuynh hướng tự suy giảm kinh tế dài hạn, và Nga là do các biện pháp trừng phạt kinh tế và xung đột với Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Nếu Nga quyết định trả đũa bằng cách cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang Ukraina (hoặc châu Âu) thì điều đó có thể đẩy kinh tế Ukraina tới suy thoái. Năm trước, đầu tư vào Ukraina rất thấp (khoảng một nửa so với Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng) và có vẻ xấu hơn do cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng. Có rất nhiều điểm dễ tổn thương trong hệ thống ngân hàng, bị sự mất giá của đồng nội tệ Ukraina làm trầm trọng thêm (do nhiều khoản vay là ngoại tệ). Và sự mất giá của đồng nội tệ hiện nay sẽ làm gia tăng lạm phát – hiện nay khoảng 1,2% mỗi năm – mặc dù kinh tế thu hẹp; điều đó cũng làm tăng giá năng lượng mà IMF yêu cầu. Không may là IMF cũng muốn ngân hàng trung ương thực Ukraina thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, một chính sách có thể làm trầm trọng hơn sự suy thoái.

Dĩ nhiên, một số điều chỉnh và cải cách mà IMF và châu Âu muốn có thể là cần thiết hay có lợi. Thâm hụt cán cân ngoại tệ (phần lớn là thương mại) ở mức 9,2% của Ukraina cần được giảm xuống. Nhưng con đường nhanh nhất để làm điều đó – giảm nhập khẩu bằng cách thu hẹp nền kinh tế chính điều đã có sẵn trong sự suy thoái kinh tế - là quá tàn khốc và bất công, cũng như rất mạo hiểm. IMF có lý khi tán thành một tỷ suất hối đoái linh hoạt hơn nữa, điều đó đã được thực hiện trong tháng hai; và nền kinh tế thâm dụng năng lượng, với khoản trợ cấp lớn của chính quyền cho năng lượng hóa thạch, cũng cần phải được cải cách tại quốc gia này.

Nhưng người ta không thể phá hủy một nền kinh tế để bảo vệ nó, và mục tiêu tổng thể của các khoản vay từ châu Âu có thể thể biện minh cho mọi sự điều chỉnh và cho phép kinh tế và công ăn việc làm tăng trưởng cũng như tránh được vòng xoáy tụt dốc. Không may, như trong lời bình luận của Schaeuble (và trong văn kiện của IMF), những người này thường xuyên thấy các cuộc khủng hoản là một cơ hội để bình luận nền kinh tế trong một hình ảnh tách biệt mà họ tôn thờ, bất chấp chi phí và hậu quả. Và giống như những nhà thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 ở Brazil, họ không chỉ muốn đất đai và lao động mà còn muốn cả linh hồn của người dân bản địa, để họ có thể cải đạo cho những linh hồn đó sang Thiên Chúa giáo, tôn giáo tân tự do là một phần của sự cân bằng ở đây. Không ai xin lỗi về sự phá hủy không cần thiết nền kinh tế Ukraina (hay Nga) trong những năm 1990.

“Đ.m. châu Âu”, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland đã nói như vậy khi thảo luận với đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina về kế hoạch làm bà đỡ cho một chính phủ mới ở Ukraina. Nếu chính phủ mới theo đuổi chương trình của IMF/EU, nhiều người Ukraina có thể cũng sẽ nói điều tương tự.

Thursday, May 8, 2014

Tại sao chúng ta phải trả tiền để bị theo dõi và cướp bóc

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Why are we paying to be spied on and robbed" được đăng trên tạp chi Coldtype số 85 tháng 5 năm 2014, của tác giả John W. Whitehead, một luật sư hiến pháp và tác giả sách Hoa Kỳ. Qua số liệu và những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những bất hợp lý hệ thống chính trị Hoa Kỳ hiện nay.

“Buộc một người phải trả tiền cho sự xâm phạm tới quyền tự do của anh ta thực sự là hành động sát muối vào vết thương”. Benjamin Tucker, luật sư của chủ nghĩa cá nhân vô chính phủ Hoa Kỳ thế kỷ 19.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn chi 400,000 USD cho một tượng lạc đà bằng sợi thủy tinh để trang trí đại sứ quán mới ở Pakistan. Họ cũng đã chi 630,000 USD để tăng số “like” và người hâm mộ trên trang Facebook và trang Twitter. Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO cần 700,000 USD cho việc tạo phong cảnh và làm vườn, Quỹ Khoa Học Quốc Gia chi 700,000 USD vào các tác phẩm kịch về biến đổi khí hậu, và nhân viên của thượng viện cần 1,9 tỷ USD để đào tạo phong cách sống. Các nhà nghiên cứu của đại học Yale cần 384,000 USD cho việc nghiên cứu dương vật hình xoắn ốc của vịt.

Tôi thề rằng những điều tôi kể không phải là chuyện cá tháng tư. Chúng là các khoản mà người đóng thuế Hoa Kỳ phải chi trả, tiền thuế đang tiếp tục bị phung phí, bị chi tiêu cho những thứ không cấp thiết để làm đầy túi của doanh nghiệp và nuôi dưỡng sự hối lộ chính trị (như trạm dừng xe bus giá 1 triệu USD, với ghế dài được sưởi ấm và vỉa hè, nhưng chỉ chứa được 15 người và là nơi trú tạm khi có mưa, tuyết hay nắng).

Điểm nhấn: bất chấp sự thật là chúng ta có 46 triệu người Mỹ sống ở ngưỡng hay dưới ngưỡng nghèo khổ, 16 triệu trẻ em sống trong các gia đình không an ninh lương thực, và ít nhất 900,000 cựu chiến binh sống nhờ vào phiếu thực phẩm, một số lượng tiền khổng lồ vẫn tiếp tục được chi trả cho kỳ nghỉ của tổng thống (16 triệu USD cho các chuyến đi tới châu Phi và Hawaii), gian lận làm ngoài giờ tại Bộ An Ninh Nội Địa (gần 9 triệu USD chi trả cho làm ngoài giờ, và đó chỉ là 6 trong số các văn phòng của bộ), và sản xuất phim Hollywood (10 triệu USD được Vệ Binh Quốc Gia chi cho phim Siêu Nhân để thu hút sự chú ý đối với Vệ Binh Quốc Gia).

Đó là chưa kể tới những khoản tiền khổng lồ chi cho các cuộc chiến ở khắp nơi trên thế giới.

Chi phí chiến tranh

Kể từ năm 2001, mỗi giờ người Mỹ tiêu tốn 10,5 triệu USD cho các cuộc chiếm đóng quân sự ở nước ngoài, bao gồm cả Iraq và Afghanistian. 

Cần tới 2,2 triệu USD mỗi giờ để duy trì kho dự trữ hạt nhân của Hoa Kỳ, và 35,000 USD được chi ra mỗi giờ để sản xuất và duy trì kho tên lửa Tomahawk. Và sau đó cần tính tới khoản tiền mà chính quyền Hoa Kỳ chi ra để hỗ trợ kho vũ khí của các quốc gia khác, việc đó tốn 1,61 triệu USD mỗi giờ. 

Tiếp theo là quyết định mới nhất của Tòa Án Tối Cao trong vụ McCutcheon kiện FEC, theo quyết định đó thì quyền của giai cấp giàu có được tòa án công nhận trong khi quyền của giai cấp lao động bị đặt xuống hàng thứ cấp so với doanh nghiệp và chính quyền. Dưới chiêu bài bảo vệ quyền tự do ngôn luận, với kết quả bỏ phiếu 5-4, tòa án đã bãi bỏ giới hạn số lượng ứng cử viên mà mỗi cá nhân có thể hỗ trợ bằng các chiến dịch quyên góp.

Để làm điều đó các quan tòa vận dụng kết quả phiên tòa năm 2010 Liên Minh Công Dân kiện FEC, họ không chỉ tháo xiềng cho quyền tự do ngôn luận của doanh nghiệp mà còn mở đường cho doanh nghiệp đầu tư tiền bạc không giới hạn vào các ứng cử viên, đặc biệt là ứng cử viên tổng thống.

Họ đã biến hòm phiếu thành hòm đấu giá, những người được bầu vào các chức vụ công cộng sẽ bán mình cho những ai có thể đầu tư cho chiến dịch tranh cử của họ - cụ thể là, những người vận động hành lang, doanh nghiệp và những người quyên góp giàu có. (Một lần nữa, hiện trạng vẫn sẽ được giữ nguyên. Theo một nghiên cứu năm 2013 của đại học Trinity, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của cử tri thuộc tầng lớp thấp. Hơn nữa, lá phiếu của họ liên minh với cử tri thuộc tầng lớp trên. Thượng nghị sĩ của cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ đều bỏ qua lợi ích của cử tri thuộc tầng lớp thấp, bản thân họ là những triệu phú.)

Khi tất cả đã được nói và làm, cái mà chúng ta chứng kiến là sự đảo lộn nguyên tắc của chính quyền, họ giải thích Hiến pháp theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cơ quan chính quyền và người giàu có, và sử dụng các biện pháp thứ cấp cho người Mỹ bình thường. Ví dụ, trái với khẳng định của Tòa Án Tối Cao về “quyền tự do ngôn luận” cho doanh nghiệp và những người quyên góp giàu có trong vụ McCutcheon và Liên Minh Công Dân, quyền tương tự của những người dân thường có khuynh hướng bị phủ nhận khi đụng chạm tới lợi ích của chính quyền, như phán quyết năm 2012 trong vụ Reichle kiện Howard, Tòa Án Tối Cao đã chấp thuận các biện pháp bảo vệ miễn trừ đối với nhân viên tình báo để chống lại quyền tự do ngôn luận của người Mỹ, và bạn có thể nhận thấy sự bất cân xứng rõ ràng.

Mới đây, như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách của tôi “Một chính phủ của chó sói: Nhà nước cảnh sát Hoa Kỳ trỗi dậy”, tiêu chuẩn kép về hiến pháp đang diễn ra trong mọi mặt của cuộc sống, không chỉ trong phạm vi luật về các chiến dịch tài chính.

Các nhà vận động hành lang được phép tiếp xúc mật thiết với các quan chức được bầu của chúng ta, trong khi người Mỹ đứng biểu tình yên lặng ở gần một tòa nhà công sở thì bị cấm; các nhân viên cảnh sát được miễn trừ khi bắn thường dân không có vũ khí, trong khi một người dân Mỹ định tự vệ sẽ bị trừng phạt nặng, cuộc đột kích tư gia của đội SWAT chỉ được coi là một sai lầm; các nhân viên chính phủ được toàn quyền tiếp cận truyền thông và hoạt động của người Mỹ, trong khi chính quyền được phép hoạt động bí mật, với nghe trộm, ngân sách bí mật và chương trình nghị sự bí mật. 

Đế chế doanh nghiệp quân sự hóa

Điều này khác xa với mục tiêu đặt ra cho các hoạt động của chính thể đại diện. Thực tế là rất lâu kể từ khi chúng ta đòi hỏi được trở thành chủ nhân cuộc sống của mình. Hơn nữa, giờ đây chúng ta là đối tượng của đế chế doanh nghiệp quân sự hóa, trong đó phần lớn dân chúng làm việc cật lực để đem lại lợi nhuận cho một nhúm nhỏ đặc quyền đặc lợi.

Sát muối vào vết thương không chỉ là tiền thuế bị lạm dụng, cũng như những người được gọi là đại diện của chúng ta mua sắm và thanh toán cho tầng lớp tinh hoa tiền bạc, mà chính quyền còn dùng những đồng tiền mà chúng ta phải kiếm bằng mồ hôi, máu và nước mắt để theo dõi, bỏ tù và gài bẫy chúng ta, với công cụ là cảnh sát vũ trang, camera giám sát, nhà tù tư nhân, đầu đọc bằng lái xe, máy bay không người lái, và công nghệ theo dõi điện thoại di động.

Bạn đọc được tất cả những hành động bất chính ấy trên báo chí hàng ngày; đó là cách đồng dollar của bạn được sử dụng. Tiền của bạn cho phép nhân viên chính quyền theo dõi thư điện tử, các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, sự đi lại của bạn. Tiền của bạn cho phép những cảnh sát không bị kiểm soát xông vào nhà của những người vô tội, xét hỏi hay khám xét người đi xe máy ở ngay bên lề đường. Tiền bạc của bạn khiến cho những người Mỹ vô tội trên khắp đất nước bị tuyên án về những hoạt động vô hại như nuôi gà tại nhà, trồng rau trong vườn, hay sống không sử dụng tiện nghi đô thị.

Ai trả tiền?

Lần tới khi bạn nhìn thấy những tin tức khiến bạn sôi máu, cho dù là cảnh sát bắt giam ai đó quay phim nơi họ nơi công cộng, cho dù là một đứa trẻ bị đuổi khỏi trường học vì bắn một mũi tên tưởng tượng, cho dù là một chủ nhà bị đe dọa phải nộp phạt vì đào một cái ao ở sân sau, thì hãy nhớ rằng tiền của bạn đã được trả cho những sự bất công đó.

Vậy bạn sẽ làm gì? Có lần trong lịch sử tổ tiên của chúng ta nói “thế là quá đủ” và không đóng thuế cho chính phủ mà họ coi là bất hợp pháp. Họ đứng lên và từ chối ủng hộ cái hệ thống đang chậm rãi bóp nghẹt mọi nỗ lực tự điều hành, và rũ bỏ trách nhiệm về tội ác chống lại nhân dân. Sự phản kháng của họ đã gieo những hạt mầm cho cuộc cách mạng sau đó.

Trong hơn hai trăm năm kể từ khi chúng ta thành lập chính quyền của mình, chúng ta đã để các chủ ngân hàng, những kẻ phản bội và hàng sa số quan chức tha hóa làm vẩn đục môi trường và đánh cắp sự tin cậy tới mức chúng ta cần phải quay về điểm xuất phát. Một lần nữa, chúng ta đứng trước một chính phủ chuyên chế với những kẻ cai trị độc đoán chỉ làm những gì họ muốn. Một lần nữa chúng ta đứng trước hệ thống tư pháp khẳng định chúng ta không có bất cứ quyền gì với một chính phủ luôn yêu cầu nhân dân phải tuân thủ sự độc đoán. Một lần nữa, chúng ta phải quyết định hoặc là chúng ta tiếp tục bước đi hoặc là sải bước và quay sang với tự do.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không đáp ứng nhu cầu tiền bạc thái quá của chính phủ liên bang? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không xếp hàng bỏ những đồng dollar xương máu vào hòm thu gom, mà không hỏi xem chúng sẽ được chi tiêu ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay vì lặng lẽ gửi séc, mong chờ một phần ít ỏi được trả lại, chúng ta tự tính toán và cắt giảm phần chi từ tiền thuế cho những chương trình mà chúng ta không ủng hộ?

Nếu chúng ta không có quyền quyết định về việc những đồng tiền xương máu của mình được chi tiêu ra sao, thì chúng ta chẳng có quyền gì hết. Nếu họ có thể lấy đi từ bạn cái mà họ muốn, khi mà họ muốn và sau đó dùng cho bất cứ thứ gì họ muốn, thì bạn chẳng thể phàn nàn gì hơn một người nông nô trên mảnh đất mà anh ta nghĩ là của mình. Đó là tình cảnh của thời thuộc địa, và tình cảnh đó đang xuất hiện một lần nữa.

Tuesday, May 6, 2014

Lý do người Việt thích ăn trộm ở Nhật

Có một anh nhà nghèo, vay mượn mãi mới gom được mớ tiền chạy một suất sang Nhật xuất khẩu lao động, hy vọng lúc về sẽ đổi đời. Ai ngờ sang Nhật được ba bữa thì công ty phá sản, thế là anh mất việc, mà về nhà thì cả đống nợ nó đè chết, anh đành trốn ở lại, kiếm việc làm chui sống lay lắt qua ngày.

Một hôm anh đang lang thang trên phố thì có một người Nhật ăn vận lịch sự đến chào hỏi, rồi mời anh đi uống rượu.

Sau dăm ba chén làm quen, người Nhật hỏi: Mày có giấy tờ không?

Anh trả lời: Không, tao ở lậu!

Thế là người Nhật sụp suống quỳ lạy, nước mắt sụt sùi: Ôi, ân nhân đây rồi, anh làm ơn làm phúc ra tay cứu gia đình tôi với!

Anh ngạc nhiên: Tao có quái gì đâu mà cứu gia đình mày được?

Người Nhật nói: Chuyện là thế này, tôi có một cái cửa hàng, nhưng độ này buôn bán ế ẩm lắm, sắp phá sản đến nơi rồi. Cả gia đình tôi sẽ phải đi ăn mày. Chỉ có anh mới giúp được tôi thôi.

Anh càng ngạc nhiên hơn: Làm sao tao giúp được, tao làm gì có tiền?

Người Nhật vội xua tay: Không cần phải có tiền, chỉ cần anh đến cửa hàng tôi ăn trộm là được rồi!

Anh nói: Thôi tao chả dại, để cảnh sát bắt tao à? 

Người Nhật nói: Tôi đã dàn xếp trước với cảnh sát rồi. Họ không bắt đâu.

Anh hỏi: Sao ăn trộm hàng hóa lại giúp mày được?

Người Nhật nói: Tôi mua bảo hiểm hàng hóa, giờ anh cứ đến lấy trộm càng nhiều càng tốt, hãng bảo hiểm sẽ bồi thường cho tôi. Nếu anh chịu làm tôi sẽ tạ ơn anh một món tiền to nữa.

Anh Việt Nam suy nghĩ một lúc rồi đồng ý.

Anh hỏi người Nhật: Mà cửa hàng của mày ở đâu để tao đến?

Người Nhật nói: Cái này dễ thôi, tôi sẽ làm một cái biển cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt, anh thấy cửa hàng nào có cái biển ấy thì cứ vào lấy đồ thoải mái. Một tuần nữa, cũng ngày giờ này, anh quay lại quán này nhé. Tôi sẽ hậu tạ.

Hôm sau anh Việt Nam ra phố, đi quanh một vòng thì thấy một cửa hàng có cái biển cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt.

(Hình minh họa. Nguồn: Internet)

Anh Việt Nam vào cửa hàng gom một mớ đồ lớn rồi bỏ đi, chả có ai hỏi han hay để ý tới. Những ngày hôm sau mọi việc lại tiếp tục như vậy, anh Việt Nam lấy được rất nhiều đồ, đem bán ở chợ đen thu được món tiền kha khá. Anh nghĩ cứ đà này chả mấy chốc có đủ tiền trả nợ.

Một tuần trôi qua, anh Việt Nam quay lại chỗ hẹn. Người Nhật đã chờ sẵn ở đó với một cái phong bì dầy cộp. Hai người uống rượu, chúc mừng nhau vui vẻ. Người Nhật cảm ơn rối rít và nhờ anh tiếp tục đến cửa hàng của ông ta ăn trộm.

Hôm sau, khi ra phố, anh thấy tất cả các cửa hàng đều có tấm biển cảnh báo ăn trộm bằng tiếng Việt.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí.)

Friday, May 2, 2014

Tám đề mục mà truyền thông Hoa Kỳ sẽ không phát hành

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Eight headlines the media won't print" của tác giả Paul Buccheit đăng trên tạp chí Coldtype số 85 tháng 5 năm 2014. Bài viết khái quát một số khía cạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay.

Dưới đây là tất cả những thông tin có thật, các câu chuyện thuộc thể loại “hard news” mà truyền thông có trách nhiệm đưa tin. Nhưng báo chí theo định hướng kinh doanh nhìn chung lảng tránh chúng.

1. Của cải của Hoa Kỳ tăng thêm 34 nghìn tỷ USD kể từ khủng hoảng kinh tế. 93% dân chúng không nhận được một xu nào trong đó 

Điều đó có nghĩa là trung bình 100,000 USD cho mỗi người dân Mỹ. Nhưng những người sở hữu phần lớn cổ phiếu đã lấy đi phần lớn số của cải tăng thêm. Đối với họ, thu hoạch trung bình lên tới hàng triệu USD – miễn thuế cho đến khi họ rút vốn.

2. Tám người Mỹ giàu có kiếm được nhiều tiền hơn 3,6 triệu người lao động với mức lương tối thiểu

Báo cáo mới đây cho biết không có bất cứ công nhân nào làm việc với mức lương tối thiểu có đủ tiền thuê một căn hộ một hay hai phòng ngủ với giá thị trường tự do. Có 3,6 triệu người lao động như vậy, tổng thu nhập của toàn bộ số công nhân đó năm 2013 ít hơn thu nhập từ cổ phiếu của tám người Mỹ, tất cả bọn họ lấy từ xã hội [một khoản] nhiều hơn số cổ phiếu của mình: bốn người nhà Walton, hai người nhà Koch, Bill Gates, và Warren Buffett.

3. Truyền thông phục vụ cho 5%

Không có gì ngạc nhiên khi đọc một xã luận trung thực: “Chúng tôi đánh giá cao khoảng 5-7% số độc giả, những người kiếm được nhiều tiền và tin rằng sự giàu có gia tăng của họ sẽ giúp những người khác”.

Trái lại, truyền thông kinh doanh dường như không thể phân biệt giữa 5% ở trên đỉnh với phần còn lại của xã hội. Tờ Wall Street Journal tuyên bố, “Tầng lớp trung lưu Mỹ có sức mua lớn hơn bao giờ hết”, và sau đó đi đến kết luận: “Khủng hoảng là gì?... Kinh tế đã hồi phục sau khủng hoảng, thất nghiệp giảm…”

Tờ Chicago Tribune có thể đi xa hơn một chút với các độc giả ít đặc quyền hơn, hỏi họ: “Số tiền lớn chảy vào các chiến dịch tranh cử thống có khủng khiếp không?”

4. Tin tức truyền hình làm đần độn khán giả Mỹ 

Một khảo sát năm 2009 của Truyền Thông Báo Chí Châu Âu so sánh giữa Hoa Kỳ và Đan Mạch, Phần Lan và Anh quốc về nắm bắt và tường thuật tin tức nội địa so với quốc tế, và “hard” news (chính trị, hành chính công, kinh tế, khoa học công nghệ) so với “soft” news (người nổi tiếng, sở thích, thể thao và giải trí).

Kết quả:

- Người Mỹ đặc biệt không được thông tin về quan hệ quốc tế.

- Khán giả Mỹ trả lời không tốt về các tin tức nội địa dạng hard news.

- Truyền hình Hoa Kỳ đưa ít tin quốc tế hơn truyền hình Phần Lan, Đan Mạch và Anh quốc.

- Mạng lưới tin tức của truyền hình Hoa Kỳ đưa ít tin dạng hard news hơn truyền hình Phần Lan và Đan Mạch

Đáng ngạc nhiên hơn nữa, bản báo cáo cho biết “các tạp chí Hoa Kỳ thiên về tin tức dạng hard news hơn so với các tạp chí cùng loại ở các quốc gia châu Âu”. Điều tệ là người Mỹ ít đọc tạp chí. 

5. Sự thật về những người đàn ông da trắng giàu có với hàng nghìn tỷ USD

Câu chuyện kỳ diệu về “người tự lập” là tưởng tượng. Trong đầu những năm 1970, đặc quyền dành cho những người da trắng tốt nghiệp đại học là công việc quản lý và tài chính, công nghệ là cách mới để kiếm tiền, thuế khóa giảm, và viễn cảnh về tiền thưởng và lợi nhuận nhảy múa trong đầu chúng ta. 

Trong khi chúng ta ở trường học, Bộ Quốc Phòng xây dựng mạng Internet cho Microsoft và Apple, Quỹ Khoa Học Quốc gia tài trợ cho nghiên cứu Khởi Đầu Thư Viện Số Hóa, thứ sẽ được áp dụng như mô hình của Google, và Viện Sức Khỏe Quốc gia làm thí nghiệm ban đầu cho các công ty như Merck và Pfizer. Các phòng thí nghiệm của chính phủ và trường đại học công đào tạo hàng ngàn chuyên gia hóa học, vật lý học, thiết kế chip, lập trình, kỹ sư, công nhân sản xuất dây chuyền, nhân viên phân tích thị trường, nhân viên kiểm nghiệm, nhân viên xử lý lỗi,…

Tất cả những gì chúng ta tự làm thật đáng tự hào, nói như Steve Jobs: “Chúng ta không phải xấu hổ khi ăn cắp những ý tưởng lớn”.

6. Ngân sách cho trường học và lương hưu giảm trong khi doanh nghiệp ngừng đóng thuế 

Ba nghiên cứu khác nhau đã cho thấy doanh nghiệp nộp thuế ít hơn so với yêu cầu của chính quyền tới một nửa, cho dù đó là nguồn ngân sách chủ yếu cho giáo dục mà một phần đáng kể của lương hưu. Mới đấy nhất, bản báo cáo “Sự biến mất của thuế doanh nghiệp” đã chỉ rằng phần trăm lợi nhuận được trích ra để nộp thuế đã giảm từ 7% vào năm 1980 xuống còn 3% như hiện nay.

7. Các công ty Hoa Kỳ nộp phần lớn thuế ở nước ngoài 

Citigroup có 43% doanh thu năm 2011-2013 ở Bắc Mỹ (phần lớn ở Hoa Kỳ) và thu được 32 tỷ USD lợi nhuận, nhưng được nợ thuế trong cả ba năm. Pfizer có 40% doanh thu năm 2011-2013 và gần một tổng nửa tài sản ở Hoa Kỳ, những tuyên bố thua lỗ 10 tỷ USD ở Hoa Kỳ và cùng với đó là kiếm được 50 tỷ USD lợi nhuận ở nước ngoài. 

Năm 2013 Exxon có khoảng 43% quản lý, 36% doanh số, 40% vốn đầu tư dài hạn và 70-90% các giếng dầu và khí đốt đang khai thác ở Hoa Kỳ, nhưng chỉ đóng 2% tổng thu nhập theo luật thuế thu nhập Hoa Kỳ, và phần lớn chúng là thuế “danh nghĩa”.

8. Thu nhập của phục vụ nhà hàng không hề tăng trong 30 năm

Một đánh giá của Michelle Chen cho thấy lương tối thiểu cho các nhân viên nhận tiền boa là khoảng 2 USD/h kể từ năm 1980. Bà cũng cho biết là 40% số công lao động đó là người da màu, khoảng 2/3 là phụ nữ.

Thursday, May 1, 2014

Một số hình ảnh kỷ niệm ngày lễ Lao Động trên thế giới

 1. Người biểu tình ở Bangladesh

2. Người biểu tình ở Campuchia

 3. Người biểu tình ở Đức

 4. Người biểu tình ở Indonesia

5. Người biểu tình ở Italia 

 6. Người biểu tình ở Philippine

7. Người biểu tình ở Singapore

8. Người biểu tình ở Thái Lan 

9. Người biểu tình ở Tây Ban Nha 

10. Người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Ảnh được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng Internet.

Monday, April 28, 2014

Một bài báo ngu xuẩn của báo Lao Động

Đó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí trong ngoặc kép được dùng để ám chỉ phát ngôn của ông cục trưởng cục đường sắt trong việc nâng giá gói thầu đường sắt trên cao vừa qua. Tất nhiên báo Lao Động không có khả năng mổ xẻ những khúc mắc phía sau vụ đó, nhưng họ thừa khả năng dựa vào đó để bới móc.

Tờ Lao Động viết: 

"Ông Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.

Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, người giữ chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

Vâng, một sự ra đi tự trọng, một nhân cách cao cả, có lẽ báo Lao Động nên mời ông ấy về làm tổng biên tập biết đâu nhờ thế mà nhân cách và sự tự trọng của báo Lao Động cũng được tăng thêm vài "tí". 

Cần phải nói thẳng ra rằng, vụ từ chức của ông thủ tướng Hàn Quốc chỉ là một màn kịch chính trị, chức vụ thủ tướng không có thực quyền trong nội các đã được đem thí tốt để đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc trong thảm họa chìm phà Sewol.

Cần nói thêm là tờ Lao Động với khẩu hiệu "Lợi quyền của người lao động" đã ngay lập tức phản bội quyền lợi của người lao động khi kết luận trách nhiệm chìm phà thuộc về người lao động (tổ lái). Cho tới nay đã có tổng cộng 15 nhân viên phà Sewol bị bắt, họ bị cáo buộc là đã thoát thân bằng xuồng cứu hộ mà không trợ giúp hành khách, theo như bà tổng thống Hàn Quốc nói thì tương đương với tội giết người. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền nhằm giúp công ty sở hữu phà trốn tránh trách nhiệm và tờ Lao Động đã không ngần ngại nhai lại.

Mười hai nhân viên trên phà chỉ là lao động tạm thời, bao gồm cả thuyền trưởng, họ chỉ có hợp đồng lao động một năm. Tất cả các thủy thủ và thuyền trưởng đều không đủ điều kiện lái phà, không có bất cứ nhân viên nào được huấn luyện về các biện pháp an toàn nên không biết cách đối phó với tai nạn. Phà có 1 thuyền trưởng và hai thuyền phó, nhưng hai người thường xuyên bị sử dụng trong các chuyến đi dài, do đó chỉ có một người luôn ở trên đài chỉ huy, tai nạn đã xảy ra khi người kém kinh nghiệm điều khiển phà. Nếu ai làm nghề hàng hải thì hẳn sẽ kinh ngạc với điều kỳ diệu Hàn Quốc: Một phụ nữ 25 tuổi mới có 1 năm kinh nghiệm lái phà, được làm thuyền phó và điều khiển chiếc phà biển chở hơn 400 hành khách. Với việc sử dụng nhân công kiểu đó thì tai họa xảy ra không có gì là khó hiểu. Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lao động đầy bất cẩn đó? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do phà Sewol bị hỏng hệ thống lái và công ty đã biết điều đó. Thuyền trưởng đã yêu cầu sửa chữa nhưng không được công ty đáp ứng. Phà Sewol được đăng kiểm lại sau khi được mua từ một công ty Nhật Bản vào năm 2012. Chiếc phà đã được gắn thêm tầng để có thể chở được nhiều hàng hóa và người hơn, chính điều đó đã làm nó mất ổn định trong nước. Theo nhà lập pháp đối lập Kim Yeong-rok, chiếc phà đã chở 3,608 tấn hàng hóa, gấp 3 lần tải trọng được phép. Ai đã tạo ra một chiếc phà chở gấp ba lần tải trọng hàng hóa được phép với hệ thống lái bị hỏng? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp ư? Câu hỏi là ai phải chịu trách nhiệm về sai phạm của công ty Chonghaejin Marine? Không ai khác chính là chính quyền Hàn Quốc và ông thủ tướng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai phạm có hệ thống của công ty Chonghaejin Marine.

Vụ chìm phà Sewol là thảm họa chìm phà lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc nhưng không phải là điều bất thường. Ba tuần trước đây, một chiếc phà khác của công ty Chonghaejin đã đụng vào phải một tàu đánh cá trên Biển Vàng. Trong những năm gần đây các phà của hãng Chonghaejin Marine đã nhiều lần gặp sự cố hỏng động cơ. Tại sao các sự cố của hãng Chonghaejin Marine bị lờ đi? Tại sao chính quyền không có biện pháp nào siết chặt lại an toàn?

Hãng Chonghaejin Marine do Yoo Byung-eun và hai con trai sở hữu, là một công ty thuộc Semo Marine, công ty con của Semo Group. Công ty Semo tuyên bố phá sản vào năm 1997 dẫn đến sự tan rã của tập đoàn. Yoo đã sử dụng quỹ Semo để lập ra công ty Chonghaejin. Sau nhiều năm, ông ta đã xây dựng được quan hệ thân cận với các quan chức chính quyền, như nhà cựu độc tài quân sự Chun Doo-hwan và cựu thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, nhằm lách qua các quy định về vay nợ và kinh doanh. Yu hiện đang bị điều tra về thiếu trách nhiệm, tham ô, trốn thuế và hối lộ. Yoo bị cáo buộc hối lộ các quan chức Bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải cũng như Cục Cảnh Sát Biển Hàn Quốc để họ bỏ qua những vi phạm của công ty về tuyến đường và các tiêu chuẩn an toàn hàng hải.

Trách nhiệm của ông thủ tướng Chung Hong-won là đã không thi hành chính sách an toàn giao thông một cách tới nơi tới chốn và dung túng cho doanh nghiệp kiếm lợi bất chấp sự nguy hiểm đối với tính mạng con người. Ông ta từ chức chính là để không phải trả lời những câu hỏi đó, và tránh cho chính quyền phải trả lời những câu hỏi đó. Chưa kể đến câu hỏi về sự liên quan giữa vụ chìm phà với sự tham nhũng của quan chức chính quyền vẫn còn đang lơ lửng trên đầu họ. Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng đổ mọi trách nhiệm lên đầu những người lao động thấp cổ bé họng và phủi tay.

Thật kinh ngạc khi câu chuyện kinh tởm của một hệ thống bóc lột người lao động tồi tệ lại được một tờ báo tự xưng là bảo vệ quyền lợi của người lao động đem về để ca tụng. Tất cả những gì mà tờ Lao Động đăng chỉ là nhai lại tin tức của báo khác, không kiểm chứng, không làm rõ, không bằng chứng.

Dựa trên nhưng điều xuyên tạc đó tờ Lao Động đưa ra sự liên hệ với các vụ tai nạn ở Việt Nam. Đúng là hầu hết các vụ tai nạn ở Việt Nam đều không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và không có ai từ chức. Nhưng tờ Lao Động hoàn toàn dối trá ở chỗ này, tuyên bố chịu trách nhiệm hay thậm chí từ chức không phải là cách duy nhất hay tốt nhất tỏ ra có trách nhiệm, thực tế cho thấy đó còn có thể là cách trốn tránh trách nhiệm, như trường hợp của ông thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. Vâng, tờ Lao Động muốn có những kẻ trốn trách trách nhiệm một cách cao cả để ca tụng và bằng cách đó tờ Lao Động chống lại người lao động. Chỉ mới có "tí" lao động thôi đấy!

Wednesday, February 26, 2014

Sự phi lý của kinh tế học hiện đại

Khoa kinh tế học hiện đại tuyên bố đưa ra một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sản xuất và mỗi bên tham gia nhận được phần tương xứng với đóng góp của mình để thay thế khoa kinh tế chính trị cổ điển vốn đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất nên đã gây ra những xung đột về lợi ích giữa lao động và tư bản.

Mô hình sản xuất của khoa kinh tế học hiện đại bao gồm hai yếu tố là lao động và vốn. Lý thuyết về năng suất biên của vốn đã bị chỉ ra là chứa đựng đầy những điều phi lý và bế tắc ở bài này. Phần lý thuyết về năng suất biên của lao động cũng phi lý không kém, nhưng khoa kinh tế học hiện đại đã lén lút thủ tiêu chủ đề này đi. Trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế học ngày nay phần phân tích về năng suất biên của lao động đã bị cắt bỏ, chỉ còn có thể tìm thấy chúng trong sách giáo khoa về kinh tế học của Paul Samuelson. Lý do chủ yếu bởi vì Paul Samuelson là đại biểu chính của phái Keynes, để trình bày lý thuyết về thất nghiệp bắt buộc, vốn là hòn đá tảng trong lý thuyết tổng quát của Keynes, thì không thể nào không trình bày khái niệm năng suất biên của lao động.

Khoa kinh tế học mô tả khái niệm năng suất biên của lao động là số lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động trong khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Ví dụ minh họa bằng bảng sau:

Tổng số lao động        Tổng sản phẩm   Sản phẩm biên  Giá trị sản phẩm biên 
          1                                  5                         0                              0
          2                                  9                         4                              16
          3                                 12                        3                              12       
          4                                 14                        2                              8

Giả định là giá của sản phẩm đầu ra là 4, để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà tư bản sẽ thuê 4 nhân công với mức lương là 8, tức là tiền lương của người công nhân sẽ bằng với giá trị sản phẩm biên của người lao động cuối cùng được thuê. Có ba điểm phi lý xảy ra trong phân tích này.

Thứ nhất, khoa kinh tế học hiện đại không giải thích được tại sao năng suất biên của lao động lại giảm. Tổng số lượng sản phẩm do 2 người kết hợp làm ra lại ít hơn tổng số lượng sản phẩm do 2 người làm việc riêng lẻ, điều này chống lại mọi kinh nghiệm thực tế cũng như khoa học về lao động. 

Thứ hai, mỗi người công nhân được thuê đều chỉ nhận được tiền lương là 8, bất kể năng suất lao động, đóng góp của họ ra sao. Tức là tiền lương không bằng với giá trị sản phẩm mà họ tạo ra. Điều này phản lại nguyên tắc công bằng mà khoa kinh tế học theo đuổi.

Thứ ba, phần chênh lệch giữa tổng giá trị sản phẩm biên và tổng tiền lương của công nhân (16+12+8)-(8x4) = 4 thuộc về nhà tư bản. Tức là nhà tư bản đã bóc lột những công nhân không ở vị trí marginal. Khoa kinh tế học hiện đại đã chứng minh sự hài hòa lợi ích giữa lao động và tư bản bằng sự bóc lột lao động.

John B. Clark, người tạo ra phân tích về năng suất biên của các yếu tố đầu vào đã cố gắng giải quyết vấn đề thứ ba bằng cách đưa ra giả định là năng suất biên của mọi người lao động là như nhau. Song điều đó lại mâu thuẫn với giả định năng suất biên giảm dần khiến cho động cơ tối ưu hóa lợi nhuận của nhà tư bản trở thành vô nghĩa.

Nhận rõ sự mâu thuẫn trong lý thuyết của John B. Clark nên sau khi trình bày phân tích về năng suất biên của lao động thì Paul Samuelson đã  tránh phải đi sâu hơn nữa vào vấn đề bằng cách lập luận rằng lý thuyết năng suất biên của lao động chỉ nhằm giải thích nhà tư bản sẽ quyết định thuê lao động ra sao khi mức lương đã được biết trước chứ không nhằm giải thích lương, tô hay lợi nhuận.

Giáo sư kinh tế học người Anh Roy H. Grieve sau khi thừa nhận những phi lý của khoa kinh tế học hiện đại đã tuyên bố rằng: "Ideological comfort was bought at the price of intellectual integrity", đó chính là lời thú tội của khoa kinh tế học hiện đại, nó đã vứt bỏ cái áo khoác của nhà khoa học và choàng lên mình chiếc áo chùng của thầy tu.

Tài liệu tham khảo:

1. E. K. Kunt and Mark Lautzenheiser: "Hisory of Economic Thought: A Critical Perspective"; Third Edition; M. E. Shape Publisher; New York 2011

2. Roy H. Grieve: "The marginal productivity theory of the price of capital: An historical perspective on the origins of the codswallop"; Link 2012

3. Marc Linder: "The Anti-Samuelson", Volume II: Microeconomic; Urizen Book; New York 1977

4. Michael Perelman: "The End of Economics"; Routledge Publisher; New York 1996

Sunday, June 23, 2013

Chuyện ngụ ngôn mới về chim cánh cụt

Chim cánh cụt sống ở trên bờ nhưng khi chúng muốn bắt cá thì phải xuống nước. Cá voi sát thủ rất thích ăn thịt chim cánh cụt nên hay rình rập ở khu vực chim cánh cụt bắt cá, oái ăm thay chim cánh cụt lại không thể nhìn thấy lũ cá voi sát thủ đang lặn dưới nước từ trên bờ.

Ngày thứ nhất, con đầu đàn kéo một con khác ra gần mép nước và hỏi: Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con chim cánh cụt kia trả lời: Tao nghĩ là có.

Con đầu đàn liền xô luôn con chim kia xuống nước và nói: Vậy mày chứng minh đi!

Con kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ liền ngoi lên chén luôn.

Con đầu đàn liền nói: Ôi, mày nói đúng rồi đấy.

Cả đàn liền lao nhao nói theo: Đúng rồi! Đúng rồi!

Ngày thứ hai, con đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi:  Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con kia trả lời: Tao nghĩ là không có đâu.

Con đầu đàn liền xô con kia rơi xuống nước và nói: Vậy mày chứng minh đi!

Con kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ ngoi lên chén luôn.

Con đầu đàn liền nói: Ô, mày nói sai rồi nhé!

Cả đàn liền lao nhao nói theo: Sai rồi! Sai rồi!

Ngày thứ ba, con chim đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi: Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con kia trả lời: Tao không biết.

Con chim đầu đàn liền xô con kia xuống nước và nói: Mày nên tìm hiểu chuyện đó đi!

Con chim kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ ngoi lên chén luôn.

Con chim đầu đàn liền nói: Vậy là bây giờ mày biết rồi nhé!

Cả đàn lại lao nhao nói theo: Biết rồi! Biết rồi!

Kết luận thứ nhất: Mọi lý lẽ của kẻ có quyền lực luôn chỉ phục vụ cho quyền lực.

Ngày thứ tư, con đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi: Mày có sợ cá voi sát thủ không?

Con chim cánh cụt kia nghĩ bụng đằng nào cũng phải xuống nước nên chẳng thèm trả lời mà nhảy luôn. Nó bơi lội bắt cá được một lúc lâu mà vẫn an toàn. Thấy vậy, con đầu đàn liền gọi cả đàn nhảy xuống nước. Chúng xuống nước được một chốc thì cá voi sát thủ nổi lên và ăn thịt mất vô khối chim cánh cụt, trong đó có con đầu đàn.

Kết luận thứ hai: Quyền lực cũng không thể giúp kẻ sở hữu nó thoát khỏi quy luật của tự nhiên.