Monday, April 28, 2014

Một bài báo ngu xuẩn của báo Lao Động

Đó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí trong ngoặc kép được dùng để ám chỉ phát ngôn của ông cục trưởng cục đường sắt trong việc nâng giá gói thầu đường sắt trên cao vừa qua. Tất nhiên báo Lao Động không có khả năng mổ xẻ những khúc mắc phía sau vụ đó, nhưng họ thừa khả năng dựa vào đó để bới móc.

Tờ Lao Động viết: 

"Ông Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.

Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, người giữ chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

Vâng, một sự ra đi tự trọng, một nhân cách cao cả, có lẽ báo Lao Động nên mời ông ấy về làm tổng biên tập biết đâu nhờ thế mà nhân cách và sự tự trọng của báo Lao Động cũng được tăng thêm vài "tí". 

Cần phải nói thẳng ra rằng, vụ từ chức của ông thủ tướng Hàn Quốc chỉ là một màn kịch chính trị, chức vụ thủ tướng không có thực quyền trong nội các đã được đem thí tốt để đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc trong thảm họa chìm phà Sewol.

Cần nói thêm là tờ Lao Động với khẩu hiệu "Lợi quyền của người lao động" đã ngay lập tức phản bội quyền lợi của người lao động khi kết luận trách nhiệm chìm phà thuộc về người lao động (tổ lái). Cho tới nay đã có tổng cộng 15 nhân viên phà Sewol bị bắt, họ bị cáo buộc là đã thoát thân bằng xuồng cứu hộ mà không trợ giúp hành khách, theo như bà tổng thống Hàn Quốc nói thì tương đương với tội giết người. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền nhằm giúp công ty sở hữu phà trốn tránh trách nhiệm và tờ Lao Động đã không ngần ngại nhai lại.

Mười hai nhân viên trên phà chỉ là lao động tạm thời, bao gồm cả thuyền trưởng, họ chỉ có hợp đồng lao động một năm. Tất cả các thủy thủ và thuyền trưởng đều không đủ điều kiện lái phà, không có bất cứ nhân viên nào được huấn luyện về các biện pháp an toàn nên không biết cách đối phó với tai nạn. Phà có 1 thuyền trưởng và hai thuyền phó, nhưng hai người thường xuyên bị sử dụng trong các chuyến đi dài, do đó chỉ có một người luôn ở trên đài chỉ huy, tai nạn đã xảy ra khi người kém kinh nghiệm điều khiển phà. Nếu ai làm nghề hàng hải thì hẳn sẽ kinh ngạc với điều kỳ diệu Hàn Quốc: Một phụ nữ 25 tuổi mới có 1 năm kinh nghiệm lái phà, được làm thuyền phó và điều khiển chiếc phà biển chở hơn 400 hành khách. Với việc sử dụng nhân công kiểu đó thì tai họa xảy ra không có gì là khó hiểu. Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lao động đầy bất cẩn đó? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do phà Sewol bị hỏng hệ thống lái và công ty đã biết điều đó. Thuyền trưởng đã yêu cầu sửa chữa nhưng không được công ty đáp ứng. Phà Sewol được đăng kiểm lại sau khi được mua từ một công ty Nhật Bản vào năm 2012. Chiếc phà đã được gắn thêm tầng để có thể chở được nhiều hàng hóa và người hơn, chính điều đó đã làm nó mất ổn định trong nước. Theo nhà lập pháp đối lập Kim Yeong-rok, chiếc phà đã chở 3,608 tấn hàng hóa, gấp 3 lần tải trọng được phép. Ai đã tạo ra một chiếc phà chở gấp ba lần tải trọng hàng hóa được phép với hệ thống lái bị hỏng? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp ư? Câu hỏi là ai phải chịu trách nhiệm về sai phạm của công ty Chonghaejin Marine? Không ai khác chính là chính quyền Hàn Quốc và ông thủ tướng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai phạm có hệ thống của công ty Chonghaejin Marine.

Vụ chìm phà Sewol là thảm họa chìm phà lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc nhưng không phải là điều bất thường. Ba tuần trước đây, một chiếc phà khác của công ty Chonghaejin đã đụng vào phải một tàu đánh cá trên Biển Vàng. Trong những năm gần đây các phà của hãng Chonghaejin Marine đã nhiều lần gặp sự cố hỏng động cơ. Tại sao các sự cố của hãng Chonghaejin Marine bị lờ đi? Tại sao chính quyền không có biện pháp nào siết chặt lại an toàn?

Hãng Chonghaejin Marine do Yoo Byung-eun và hai con trai sở hữu, là một công ty thuộc Semo Marine, công ty con của Semo Group. Công ty Semo tuyên bố phá sản vào năm 1997 dẫn đến sự tan rã của tập đoàn. Yoo đã sử dụng quỹ Semo để lập ra công ty Chonghaejin. Sau nhiều năm, ông ta đã xây dựng được quan hệ thân cận với các quan chức chính quyền, như nhà cựu độc tài quân sự Chun Doo-hwan và cựu thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, nhằm lách qua các quy định về vay nợ và kinh doanh. Yu hiện đang bị điều tra về thiếu trách nhiệm, tham ô, trốn thuế và hối lộ. Yoo bị cáo buộc hối lộ các quan chức Bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải cũng như Cục Cảnh Sát Biển Hàn Quốc để họ bỏ qua những vi phạm của công ty về tuyến đường và các tiêu chuẩn an toàn hàng hải.

Trách nhiệm của ông thủ tướng Chung Hong-won là đã không thi hành chính sách an toàn giao thông một cách tới nơi tới chốn và dung túng cho doanh nghiệp kiếm lợi bất chấp sự nguy hiểm đối với tính mạng con người. Ông ta từ chức chính là để không phải trả lời những câu hỏi đó, và tránh cho chính quyền phải trả lời những câu hỏi đó. Chưa kể đến câu hỏi về sự liên quan giữa vụ chìm phà với sự tham nhũng của quan chức chính quyền vẫn còn đang lơ lửng trên đầu họ. Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng đổ mọi trách nhiệm lên đầu những người lao động thấp cổ bé họng và phủi tay.

Thật kinh ngạc khi câu chuyện kinh tởm của một hệ thống bóc lột người lao động tồi tệ lại được một tờ báo tự xưng là bảo vệ quyền lợi của người lao động đem về để ca tụng. Tất cả những gì mà tờ Lao Động đăng chỉ là nhai lại tin tức của báo khác, không kiểm chứng, không làm rõ, không bằng chứng.

Dựa trên nhưng điều xuyên tạc đó tờ Lao Động đưa ra sự liên hệ với các vụ tai nạn ở Việt Nam. Đúng là hầu hết các vụ tai nạn ở Việt Nam đều không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và không có ai từ chức. Nhưng tờ Lao Động hoàn toàn dối trá ở chỗ này, tuyên bố chịu trách nhiệm hay thậm chí từ chức không phải là cách duy nhất hay tốt nhất tỏ ra có trách nhiệm, thực tế cho thấy đó còn có thể là cách trốn tránh trách nhiệm, như trường hợp của ông thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. Vâng, tờ Lao Động muốn có những kẻ trốn trách trách nhiệm một cách cao cả để ca tụng và bằng cách đó tờ Lao Động chống lại người lao động. Chỉ mới có "tí" lao động thôi đấy!

11 comments:

  1. Tác giả đang cố chứng minh báo Lao Động ngu xuẩn. Mềnh lại thấy điều ngược lại, đây là chứng cứ đầy đủ về hành vi xúc phạm người khác.
    Haizz. Trí tuệ quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. :v cười khẩy. Bạn Thanh Hùng là con lợn

      Delete
  2. Tác giả viết rất đúng và trung thực, lều báo nên mang sách vở đến mà học, TG miễn cho khoản học phí. Như thế là rất tử tế.

    Nếu lều báo làm được thế, chứng tỏ vẫn còn chút hướng thiện. Chứ chúng nó xúc phạm 90 triệu dân Việt đã quá lâu và quá nhiều bằng cách chuyên đưa tin đểu giả, bịp bợm và nhai lại giọng điệu phương Tây, Hàn, Nhật.

    ReplyDelete
  3. vậy cho mình hỏi có vị cán bộ nào từ chức sau vụ lùm xùm từ tham nhũng, ý tế, giáo dục chưa?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nước ngoài từ chức là được lãnh cục tiền to tướng chứ không phải sĩ diện gì đâu. Vừa có tiền, vừa thoát tội nên ai chẳng muốn. Đó là một việc không công bằng vì nhà nước phải trả tiền cho kẻ làm sai. Tôi nhớ một bà nghị sĩ Úc khi làm sai bị buộc từ chức nhưng khi trả tiền đền bù thiếu khoảng 3 triệu AUD, đã làm rùm beng kiện chính phủ.

      Delete
    2. This comment has been removed by a blog administrator.

      Delete
  4. http://www.ttvnol.com/threads/cac-loai-loi-cua-bao-chi-dien-tu-viet-nam.220966/page-206#post-21569020

    ReplyDelete
  5. Tôi không nghĩ báo Lao Động nông cạn như vậy, người viết rồi đến Tổng biên tập chẳng lẽ lại ngu ngưo đến vậy, đọc bài này trên báo Lao Động tôi thấy có rõ ràng một ẩn ý phia sau đó.

    ReplyDelete
  6. Xin thớt cho đây
    https://sites.google.com/site/ttvnolrecyclebin/home/chu-nghia-cho-dai/linh-tinh-post-tren-4r/bao-chi-cho-dai/lon-bao/lao-dong-dao-nguoc-luon-va-ngay/liem-dit-thuc-dan-phan-boi-nguoi-lao-dong

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Mình nghĩ tác giả lần sau viết nên thêm trích dẫn nguồn để mọi người tin cậy hơn thông tin tác giả cung cấp trong bài.

    ReplyDelete