Showing posts with label Trung Quốc. Show all posts
Showing posts with label Trung Quốc. Show all posts

Wednesday, November 19, 2014

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Can China Contain America?" của tác giả John V. Walsh với một góc nhìn khác về sự thay đổi của trật tự thế giới.

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là điều thường xuyên được hỏi ở phương tây. Nhưng đối với chiến tranh và những cuộc tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất thì Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và dĩ nhiên là cả các nước khác trong thế giới đang phát triển. 

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của phương tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ ở Đông Á. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng phương tây cùng với các sứ giả và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park của Hàn Quốc. 

Một phác thảo lịch sử ngắn chỉ đơn thuần kể lại chi tiết các đóng góp của Anh-Mỹ vào vụ cưỡng bức Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, hai mẩu nhỏ quyền lực Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội đã cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á để nói: Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tôi rời khỏi khi người Việt Nam hạ nhục chúng tôi và đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Nhưng chúng tôi đang quay trở lại. Chúng tôi đang xoay trục.

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, do Hoa Kỳ sa lầy nghiêm trọng ở Trung Đông, nhờ vào sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc dấn thân sâu hơn một chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông và gửi thêm 1500 lính bộ binh tới chiến trường ở Iraq.

Tại đỉnh điểm của hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua môt thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà Hoa Kỳ buộc Châu Âu phải từ chối bằng cuộc đảo chính ở Kiev, đến với Trung Quốc. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc, thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây, với rất nhiều phô trương. Tuyến đường bộ cung cấp cho Trung Quốc một nguồn dầu dồi dào, tránh bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn trên biển. Điều đó gia tăng an ninh của Vương Quốc Trung Cổ, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Con quái vật biển của Hoa Kỳ trở thành một công cụ kém phù hợp với mục tiêu thống trị của Hoa Kỳ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng phiền toái cho những người đóng thuế Hoa Kỳ.

Hội đàm ở APEC tập trung vào kinh tế, thứ sẽ quyết định hình dáng của thế giới sắp tới. Kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn Trung Quốc trên chỉ tiêu so sánh sức mua và đang trên đà tiến tới ngang bằng với Hoa Kỳ trên chỉ tiêu tuyệt đối trong vòng một thập kỷ. Trung Quốc không ngừng theo đuổi tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tổng thể mà họ cần. Obama đã đề xuất gì? Ông ta đang bán rong thỏa thuận thương mại Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm Nhật Bản và 10 nước khác nhưng không có Trung Quốc. Ông ta nói thản nhiên rằng mục đích của hiệp định không phải là bao vây hay cô lập Trung Quốc mặc dù hiệp định thực tế được thiết kế để làm điều đó. Mặc dù vậy, TPP không có nhiều tiến bộ, bởi vì nó được soạn thảo bí mật bởi và phục vụ cho các nhà độc quyền doanh nghiệp và tài chính Hoa Kỳ. Các quốc gia khác sẽ không cắn miếng mồi TPP nếu chỉ có ít hoặc chả có lợi lộc gì cho họ. 

Một số nhà bình luận phương Tây coi Khu Vực Tự Do Thương Mại Châu Á Thái Bình Dương (FAATP) như một cú trả đòn của Trung Quốc đối với TPP. Tuy Trung Quốc đã rất nỗ lực thúc đẩy FAATP tại hội nghị APEC và nhận được sự chấp thuận của tất cả 21 nước tham dự, nhưng đó không phải là ý tưởng mới hay là ý tưởng của Trung Quốc. Đó là ý tưởng được khởi đầu khi APEC thành lập vào năm 1989, theo thủ tướng Singapore Lý Hiển, người đã tán dương nỗ lực thúc đẩy việc hiện thực hóa hiệp định này của Trung Quốc, mà việc nghiên cứu hiệp định đã kéo dài hai năm. Lý nói rằng khi FAATP được thiết lập, nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực và sẽ là một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Tương tự, Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), ngân hàng này sẽ cấp vốn cho các đầu tư cần vốn gấp của khu vực. Nhu cầu đầu tư là vào khoảng 8 nghìn tỷ dollar; Trung Quốc sẽ cung cấp trước hết 100 tỷ dollar và tổ chức trụ sở ở Bắc Kinh. Ngân hàng được khánh thành chính thức vào tháng 10, chỉ vài tuần trước hội nghị APEC và bao gồm 21 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine, Pakistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Oman, Qatar, Sri Lanka, Uzbekistan, và Việt Nam. Australia, Indonesia, Hàn Quốc không tham gia, bất chấp những lợi ích mà họ bày tỏ một năm trước – một sự thay đổi do sức ép của Hoa Kỳ. Khó có thể tin rằng Hoa Kỳ không tìm cách cô lập và làm suy yếu Trung Quốc, đây là “bao vây” Trung Quốc bằng cách kéo các quốc gia khác ra khỏi một sự dàn xếp sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. 

Nhưng bất kể là Hoa Kỳ có cố gắng gì vào lúc này, Trung Quốc đã đủ sức mạnh quân sự để đáp trả tấn công của phương Tây – mặc dù vẫn chưa có cuộc tấn công nào được khởi sự. Với sức mạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc có thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho mệnh lệnh của phương Tây. BRICS có thể là dấu hiệu đầu tiên của điều đó. Kinh tế Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á đang mở rộng tất cả mọi con đường tới châu Âu báo hiệu một thế giới mới đa cực như đã được phác thảo ở đây.

Hoa Kỳ đang bận rộn bị ném bom, trừng phạt và nói chung gieo rắc nghèo khổ cũng như bất hòa ở nhiều nơi trên khắp thế giới – nhất là ở Trung Đông. Ở Đông Á họ đang theo đuổi chính sách cô lập Trung Quốc cũng như xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc đang mê mải làm giàu và động viên các nước khác làm điều tương tự. Hoa Kỳ đang phe súng; Trung Quốc đang buôn bơ. Điều gì tốt hơn cho nhân loại?

John V. Walsh can be reached at John.Endwar@gmail.com

Thursday, November 13, 2014

Obama và Tập cam kết những gì ở APEC?

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Obama-Xi talks underscore US war threat in Asia" của tác giả Patrick Kelly, để theo dõi các bình luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

Hội đàm Tập-Obama nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh của Hoa Kỳ ở Châu Á

Ngày hôm qua ở Bắc Kinh sau cuộc đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama khoe khoang rằng quân sự Hoa Kỳ-Trung Quốc, biến đổi khí hậu và hiệp định thương mại đã đưa sự hợp tác “song phương, khu vực và toàn cầu của hai quốc gia lên một tầm cao mới”. Trên thực tế, hai ngày hội đàm giữa Obama và Tập cho thấy những nguy cơ chiến tranh đang lớn dần sau những căng thẳng địa chính trị được tạo ra từ sự “xoay trục” hùng hổ sang Châu Á của Hoa Kỳ. 

Kể từ khi nhậm chức, Obama đã tập trung vào nỗ lực kết hợp để duy trì sự thống trị của Đế quốc Hoa Kỳ đối với toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc bao vây Trung Quốc cả về ngoại giao lẫn quân sự. Sự “xoay trục” chính thức được công bố vào tháng 11 năm 2011, cũng đã được Hoa Kỳ tiếp sức trước đó bằng các tranh chấp lãnh thổ cấp độ thấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản với quần đảo Sensaku/Điếu Ngư và một số quốc gia Đông Nam Á về biển Nam Trung Hoa.

Trong 18 tháng kể từ khi Obama đón tiếp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở miền bắc California, có hàng loạt các biến cố tại các khu vực tranh chấp đã đe dọa châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự khu vực, với khuynh hướng leo thang thành một cuộc chiến toàn diện giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đế quốc Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị quân đội cho một cuộc chiến tranh chống lại quyền lực Châu Á đang trỗi dậy, di chuyển 60% năng lực không quân và hải quân tới khu vực và phát triển chiến lược “Hải-Không Chiến”, dựa trên việc bắn phá bằng tên lửa và ném bom cùng với phong tỏa đường biển của Trung Quốc. 

Mặc dù vậy, chính quyền Obama không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột với Trung Quốc vào lúc này và về những vấn đề không nằm trong sự lựa chọn của họ. Đó là lý do Washingtown thúc giục thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người mới gặp Tập lần đầu tiên vào thứ hai vừa qua, giảm căn thẳng với Trung Quốc về những quần đảo nhỏ bé và không có người ở trên biển Đông Trung Hoa mà cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền.

Những toan tính này nhấn mạnh các nghị định thư quân đội với quân đội mà Obama và Tập đã nhất trí trong tuần. Ben Rhodes, một phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nói với các phóng viên trước hội nghị thượng đỉnh: “Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta tránh leo thang thiếu thận trọng và chúng ta không lao vào các tình huống bất ngờ dẫn đến những thứ có thể gây ra một cuộc xung đột”.

Bình luận này tự bản thân đã lên án các khiêu khích đầy khinh suất ở Đông Á suốt hai năm qua của chính quyền Obama, giờ đây chúng đang có nguy cơ dẫn cuộc chiến toàn diện giữa hai thế lực có vũ khí hạt nhân.

Tờ Wall Street Journal đưa tin lãnh đạo Trung Quốc từ trước đây rất lâu “phản đối một hiệp định đối đầu quân sự với Hoa Kỳ vì lý do điều đó tạo một quan hệ đối đầu kiểu như giữa Hoa Kỳ và Soviet trước kia”. Mặc dù vậy, bài báo bình luận, điều đó “đã thay đổi vào nào ngoái khi cả hai phía thừa nhận rằng họ không thể nhất trí trong việc giải thích luật pháp quốc tế về vấn đề biển, nhưng cũng không cho phép các đối đầu quân sự vô tình làm chệch hướng mối quan hệ tổng thể của họ”.

“Cơ chế tạo dựng tin cậy” quân sự mới không giải quyết được các vấn đề nằm sau sự đối đầu hung hăng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Một biện pháp được áp dụng là thông báo thiện chí về “các hoạt động quân sự chủ chốt”, trong đó có sự phát triển chính sách và chiến lược, trong khi biện pháp khác đề cập tới “các quy tắc ứng xử an toàn trong các đối đầu không gian và biển”. Một tuyên bố của Nhà Trắng bổ sung thêm là cả hai phía đã cùng góp sức phát triển thêm “các cơ chế tạo dựng tin cậy”, biện pháp được Washington ưu tiên là trao đổi thông tin về các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Các thoản thuận cho thấy sự nhượng bộ rõ ràng của Bắc Kinh đối với lời kêu gọi thường xuyên được Washington lặp lại về “sự minh bạch hơn” trong các hoạt động quân sự của Bắc Kinh. Yêu cầu này không chỉ là một phần trong tuyên truyền của Hoa Kỳ để vẽ ra “nguy cơ Trung Quốc”, mà còn giúp Lầu Năm Góc có cái nhìn sâu hơn vào năng lực quân sự của đối thủ tiềm tàng.

Ở Bắc Kinh, phó cố vấn an ninh quốc gia Rhodes lặp lại khẳng định từ lâu của chính quyền Obama là Bắc Kinh hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ địa chiến lược và quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ thống trị từ sau Thế Chiến II. “Chúng ta thể hiện rất rõ ràng khi chúng ta thấy rằng các hành động của Trung Quốc đang được đẩy ra ngoài những ràng buộc mà chúng ta tin là những quy định quốc tế cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng như cách thức mà chúng ta giải quyết xung đột”, ông ta tuyên bố

Trong cuộc họp báo chung với Tập, Obama tìm cách che đậy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông ta tuyên bố rằng “ngay cả khi chúng ta ganh đua và bất đồng về một số điểm, tôi tin rằng chúng ta có thể tiếp tục thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của nhân dân trong nước cũng như thế giới”.

Tổng thống Hoa Kỳ khuyến khích những thỏa thuận mới về nhiều vấn đề khác. Một thỏa thuận thương mại sẽ hủy bỏ thuế quan khoảng 1 nghìn tỷ dollar doanh số hàng năm của chất bán dẫn cũng như các công nghệ thông tin và truyền thông khác. Tờ Washington Post đưa tin là thỏa thuận này sẽ “mang lại cơ hội lớn hơn cho các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng như các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhà máy ở Trung Quốc trong việc cung cấp sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ.”

Xúc tiến nổi bật nhất của Nhà Trắng và truyền thông Hoa Kỳ là cam kết mới về khí thải nhà kính. Obama tuyên bố một “thỏa thuận lịch sử” sẽ cho thấy Hoa Kỳ giảm khí thải các bon khoảng 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Trung quốc cam kết sẽ ngừng tăng khí thải nhà kính vào “khoảng năm 2030” và chuyển 20% nguồn năng lượng quốc gia sang loại không phát thải.

Các khẳng định về việc những mục tiêu mới sẽ giảm nhẹ khủng hoảng biến đổi khí hậu hoàn toàn là lừa dối. Tổ Chức Liên Chính Phủ Của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) trước đó đã kết luận rằng các nền kinh tế phát thải hàng đầu phải giảm 25-40% phát thải so với năm 1990 vào năm 2020 và 80-95% vào năm 2050. Hơn nữa, những con số đó bị nhiều nhà khoa học về khí hậu phản đối do đánh giá thấp những điều cần thiết để ngăn chặn mức độ không thể đảo ngược nguy hiểm và tiềm tàng của sự nóng lên toàn cầu.

Lãnh đạo Trung Quốc xứng đáng với sự ít ỏi trong lời hứa che đậy của Obama về việc giảm khí thải 26-28% so với năm 2005 vào năm 2025. Một số bản tin cho thấy lượng khí thải các bon của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030, sự đóng góp của Tập kéo theo rất ít hay không có hoạt động bổ sung đối với việc giảm khí thải nhà kính.

Tiếp theo hàng loạt thất bại ở các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế cấp cao để thúc đẩy một hiệp ước khí hậu sau nghị định thư Kyoto, trong đó có Copenhagen vào năm 2009, vòng đối thoại khác sẽ được tổ chức ở Paris vào năm tới. Không mở đường cho một cam kết tích cực tại hội nghị thượng đỉnh, cam kết của Obama-Tập về khí thải các bon chỉ nhấn mạnh sự bất khả thi trong việc giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu với khuôn khổ của hệ thống quốc gia-nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Friday, November 7, 2014

Biểu tình "ủng hộ dân chủ" ở Hong Kong

Cuộc cách mạng ô ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông phương Tây, một dạo cũng từng nóng trên truyền thông Việt Nam nhưng sau đó phải nhường chỗ cho cuộc nội chiến ở Ukraina. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "‘Pro-Democracy Protests’ in Hong Kong" của tác giả Andre Vltchek để biết thêm trải nghiệm trực tiếp của một người phương Tây về cuộc cách mạng ô ở Hong Kong.

Biểu tình "ủng hộ dân chủ" ở Hong Kong

Hong Kong thất vọng, người dân chia rẽ. Biểu tình và phản biểu tình đang chia rẽ thành phố nổi tiếng với chủ nghĩa khoái lạc, tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Ở North Point của Hong Kong, gần bến phà Kowlon, một người đàn ông trung niên đang giương khẩu hiệu “Ủng Hộ Cảnh Sát Của Chúng Ta”. Trên bức ảnh, lều rạp và những chiếc ô của phong trào “ủng hộ dân chủ”, “Chiếm Đóng Trung Tâm” (còn được biết đến dưới tên “Phong Trào Chiếc Ô”) được vẽ bằng màu nâu đỏ, màu của sự phiền muộn.

“Ông phản đối những người biểu tình?” Tôi hỏi người đàn ông.

“Tôi không ủng hộ hay phản đối họ”, ông ta trả lời. “Nhưng được biết rằng họ có khoảng 1 triệu người ủng hộ ở đây, trong khi Hong Kong có tất cả là 7 triệu dân. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc dọn sạch đường phố và để cho thành phố này tận hưởng cuộc sống bình thường”.

Tôi tiếp tục nói: “Vào ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã bắn 87 quả đạn hơi cay về phía người biểu tình, và con số đó đã được phương Tây cũng như ở đây coi là bằng chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và sự cai trị phi dân chủ của Bắc Kinh. Người biểu tình mới kỷ niệm sự kiện đó vài ngày trước đây, như thể là điều đó đã biến họ thành thánh tử vì đạo …”

Một người đàn ông cười: “Chúng đã bị hư hỏng. Chúng hầu hết xuất thân từ các gia đình rất giàu có của thành phố giàu có nhất thế giới. Chúng không biết gì nhiều về thế giới. Tôi phải nói với anh là các sinh viên ở Bắc Kinh thực tế còn biết nhiều hơn về thế giới … 87 quả đạn hơi cay chả là gì hết khi so sánh với những gì xảy ra ở Cairo hay Bangkok. Ở New York, cảnh sát kéo lê và đánh đập người biểu tình, bất kể là nam hay nữ, trong màn kết của bi kịch Chiếm Đóng Phố Wall”.

Những người phương Tây trộn lẫn với người biểu tình. Nhiều câu hỏi và nhiều sự khó hiểu, tiếp nối nhau.

Suốt nhiều thập kỷ Hong Kong là chủ nghĩa tư bản tốc độ, tiêu dùng cực đoan và là xã hội năng nổ. Người dân đang đối mặt với một số giá cả khó tưởng tượng nhất thế giới, đặc biệt là giá nhà ở …

Cái đó là gì? Không phải màu cam hay màu xanh lá cây, và lại càng không phải là màu đỏ! Biểu tượng của chúng là chiếc ô. Như nhiều người Hong Kong thường nói “chiếc ô xoàng xĩnh”.

Nhưng cái đó có thực sự tốt lành?

Tất nhiên, chúng ta đang nói về “biểu tình dân chủ” ở Hong Kong, và còn được biết đến như là “Phong Trào Chiếc Ô”; phiên bản mới nhất của “dân chúng nổi dậy” được phương Tây khuyến mại!

Ở North Point của Hong Kong, gần bến phà Kowlon, một người đàn ông trung niên đang giương khẩu hiệu “Ủng Hộ Cảnh Sát Của Chúng Ta”. Trên bức ảnh, lều rạp và những chiếc ô của phong trào “ủng hộ dân chủ”, “Chiếm Đóng Trung Tâm” (còn được biết đến dưới tên “Phong Trào Chiếc Ô”) được tô bằng màu nâu đỏ, màu của sự phiền muộn.

“Ông phản đối những người biểu tình?” Tôi hỏi người đàn ông.

“Tôi không ủng hộ hay phản đối họ”, ông ta trả lời. “Nhưng được biết rằng họ có khoảng 1 triệu người ủng hộ ở đây, trong khi Hong Kong có tất cả là 7 triệu dân. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc dọn sạch đường phố và để cho thành phố này tận hưởng cuộc sống bình thường”.

Tôi tiếp tục nói: “Vào ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã bắn 87 quả đạn hơi cay về phía người biểu tình, và con số đó đã được phương Tây và ở đây coi là bằng chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và sự cai trị phi dân chủ của Bắc Kinh. Người biểu tình mới kỷ niệm sự kiện đó vài ngày trước đây, như thể là điều đó đã biến họ thành thánh tử vì đạo …”

Một người đàn ông cười: “Chúng đã bị hư hỏng. Chúng hầu hết xuất thân từ các gia đình rất giàu có của thành phố giàu có nhất thế giới. Chúng không biết gì nhiều về thế giới. Tôi phải nói với anh là các sinh viên ở Bắc Kinh thực tế còn biết nhiều hơn về thế giới … 87 quả đạn hơi cay chả là gì hết khi so sánh với những gì xảy ra ở Cairo hay Bangkok. Ở New York, cảnh sát kéo lê và đánh đập người biểu tình, bất kể là nam hay nữ, trong màn kết của bi kịch Chiếm Đóng Phố Wall”.

Trước đó tôi nói chuyện với một người bạn, một học giả phương Tây hàng đầu đang giảng dạy ở Hong Kong. Thông thường, ông ta sẵn sàng giúp đỡ tôi với những phân tích của ông, song lần này, ông ta yêu cầu tôi không nêu tên của ông. Không phải vì sợ những điều Bắc Kinh có thể làm, chỉ đơn giản là vì tình thế của ông ta ở Hong Kong đang phức tạp. Tôi hỏi ông ta là “phong trào đối lập” thực ra tự phát triển hay nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, và ông ta trả lời:

“Để trả lời câu hỏi có sự can thiệp của nước trong Chiếm Đóng Trung Tâm không, chúng ta có thể trả lời là có. Là một phố toàn cầu thượng hạng, Hong Kong trưng bày những quan điểm quốc tế cũng như lý tưởng và lịch sử, điều đó cũng có trong trường hợp này. Chắc chắn là một một số nhất định của phái pan-Democrat đã bắt tay với “những nhà cải cách hăng hái” quốc tế, một sự ám chỉ tới hàng sa số các tổ chức hay quỹ “yểm trợ dân chủ” trên toàn cầu đang hoạt động với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ hoặc phương Tây. Đài Loan có thể can dự. Ủy Ban Đối Ngoại Nghị Viện Anh Quốc đang tìm cách can thiệp. Nhưng “can thiệp nước ngoài” được thấy ở đây khi C.Y. Leung hưởng ứng lời kêu gọi của Bắc Kinh với lá thư bị chặn lại từ những thủ phạm được kể tên”.


Người biểu tình có một cái nhìn lệch lạc đáng báo động về “dân chủ”. Tuyên truyền của phương Tây đã thấm sâu vào họ. Một cách đầy hằn học, họ coi Venezuela, Bolivia và Ecuador là “chế độ độc tài”.


Những người biểu tình có thể có một số bất bình hợp hiến. Họ muốn bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu hành chính và đó là lý thuyết, không có gì đúng hay sai trong một yêu cầu. Họ muốn giải quyết tham nhũng, và kiềm chế các nhà tài phiệt địa phương. Điều đó cũng ổn thôi.

Vấn đề là phong trào đang thoái hóa thành một kiểu nhiệm vụ đánh Bắc Kinh, may mắn được cả truyền thông phương Tây lẫn địa phương (thân doanh nghiệp và thân phương Tây) ủng hộ.

Một số sinh viên đã nói chuyện với tôi, ở Admiralty và Mong Kok, không buồn che dấu sự căm thù của họ đối với hệ thống Cộng Sản, và đối với chính quyền Bắc Kinh. Tất cả đều phủ nhận những tội ác của các quốc gia phương Tây trên khắp thế giới, hoặc họ đơn giản là không biết gì về chúng. “Dân chủ” đối với họ rõ ràng chỉ là một và một duy nhất – hệ thống hay còn gọi là chính phủ, được phương Tây định nghĩa, khuyến khích và xuất khẩu.

“Trung Quốc đang ở phía đúng đắn của lịch sử”, tôi cố gắng nói với một người biểu tình vào ngày 31 tháng 10 ở Admiralty. “Cùng với Nga và Châu Mỹ Latin đương đầu với sự can thiệp tàn bạo của phương Tây khắp thế giới và chống lại tuyên truyền của phương Tây”.

Người ta nhìn tôi bối rối, giận dữ và phẫn nộ. 

Tôi hỏi các sinh viên xem họ nghĩ gì về Venzuela, Bolivia hay Ecuador?

“Chế độ độc tài”, họ trả lời nhanh chóng và giận dữ.

Tôi hỏi họ về Bangkok và những “cuộc biểu tình và phong trào ủng hộ dân chủ” đã diễn ra để chống lại chính quyền được bầu cử dân chủ; những cuộc biểu tình đã dẫn đến cuộc đảo chính của tầng lớp thượng lưu và quân đội theo mệnh lệnh từ phương Tây.

Tôi hỏi họ về những cuộc biểu tình “ủng hộ dân chủ” chống lại chính quyền được bầu cử dân chủ của tổng thống Morsi ở Ai Cập, một cuộc đảo chính quân sự và thân phương Tây khác đã đưa quân đội lên nắm quyền. Ở Ai Cập, hàng ngàn người chết trong quá trình đó. Phương Tây và Israel đã hoan hỉ một cách kín đáo.

Nhưng sinh viên Hong Kong “đấu tranh” cho dân chủ hoàn toàn không biết gì về Thái Lan hay vụ lạc đường của Mùa Xuân Arab.

Họ cũng không có được các câu trả lời mạch lạc về Syria hay Iraq.

Tôi hỏi họ về Nga và Ukraina. Họ rất quen thuộc với chủ đề này, một cách hoàn hảo. Tôi nhận được các trích dẫn ngay lập tức như thể họ vừa mới trực tiếp lôi chúng ra từ truyền thông phương Tây: “Nga đang gây xung đột thế giới … Họ chiếm đóng Crimea và đưa quân đội tới Ukraina, sau khi bắn hạ máy bay của hãng hàng không Malaysia …”

Trở lại Hong Kong và Trung Quốc, hai cô gái ở Admiralty thể hiện rõ quan điểm của họ: 

“Chúng tôi muốn dân chủ thật sự; chúng tôi muốn quyền đề cử và lựa chọn lãnh đạo của chúng tôi. Lãnh đạo địa phương hiện giờ là tay sai. Chúng tôi ghét chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi không muốn chế độ độc tài như Trung Quốc”.

Tôi hỏi là họ thực sự muốn gì? Họ lặp lại “dân chủ”.

“Thế còn hàng trăm triệu người mà Trung Quốc đã cứu thoát khỏi nghèo khổ? Còn vị trí quyết định chống lại đế quốc phương Tây của Trung Quốc? Còn nỗ lực chống tham nhũng của họ? Còn BRICS? Còn những nỗ lực hồi xuân chủ nghĩa xã hội thông qua chăm sóc y tế, giáo dục miễn phí, văn hóa, giao thông được trợ cấp, nền kinh tế hỗn hợp/có kế hoạch?”

“Có điều gì tốt, bất cứ điều gì, mà Trung Quốc, quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn nhất và thành công nhất trái đất đang làm không?”

Brian, một sinh viên ở Mong Kok, giải thích:

“Chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm và bầu chọn người lãnh đạo. Hiện giờ đang là chế độ độc tài ở Trung Quốc. Họ lựa chọn ủy ban để bầu các lãnh đạo của chúng tôi. Chúng tôi muốn dân chủ thật sự. Hình mẫu của chúng tôi là dân chủ phương Tây”. 

Tôi hỏi cả hai phe biểu tình về sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Anh. Tôi không nhận được câu trả lời. Sau đó tôi nhận thấy câu trích dẫn Winston Churchill, một gã phát xít tự phong và một người không bao giờ buồn che dấu sự thù ghét của ông ta đối với người không phải da trắng, không phải phương Tây. Nhưng ở đây, Churchill được công nhận là một trong những nhà vô địch của dân chủ; các câu trích dẫn ông ta được dán trên hàng sa số các bức tường.

Sau đó tôi nhìn thấy “Tường John Lenon với một câu trích dẫn sáo ngữ kiểu như”: “Bạn có thể nói tôi là kẻ ngủ mơ, nhưng tôi không phải là kẻ duy nhất”.


Phong trào biểu tình Hong Kong bốc mùi tư tưởng thuộc về nhóm trên của tầng lớp thị dân trung lưu, bao gồm cả sự tôn thờ đa cảm rẻ tiền chán ngấy và thiếu kiểm chứng với “những người hùng” của phương Tây, như Churchill. 


Họ thực sự mơ về điều gì, tôi không hỏi. Tất cả những gì tôi thấy chỉ là những sự tầm thường sáo rỗng về “dân chủ” và “tự do”

Cờ Anh quốc cũng ở khắp mọi nơi, và tôi còn nhìn thấy hai con chó ngao Anh; hai con vật cực kỳ dễ thương, tôi phải thừa nhận, nhưng chả giải thích được gì cho nguyện vọng của người biểu tình.

Hiếm có người nói tiếng Anh ở đây, mặc dù mọi biểu tượng văn hóa, tư tưởng và tuyên truyền tại nơi biểu tình lẫn nơi “chiếm đóng” đều có liên quan tới phương Tây. 

Sau đó, vào buổi tối ngày 29 tháng 9, ở gần Admiralty, tôi phát hiện một nhóm người phương Tây, la hét và sẵn sàng cho “thứ gì đó lớn” 

Tôi lại gần một trong số họ; tên của anh ta là John và anh ta đến từ Australia:

“Tôi đã sống ở Hong Kong một thời gian. Tối nay chúng tôi tổ chức chạy từ đây đến Aberdeen, Pok Fu Lam và quay trở lại, để ủng hộ Phong Trào Chiếc Ô. Một số người nước ngoài tham gia cũng đã sống ở Hong Kong một thời gian.”

Tôi không hiểu điều này có minh họa cho thiếu tự do và sự độc đoán của Bắc Kinh không?

Tôi cố gắng hình dung điều sẽ xảy ra trong cùng một tình huống, ở các quốc gia tay sai của Washington, London và Paris, ở các quốc gia mà phương Tây ca ngợi là “nền dân chủ rực rỡ”

Điều gì sẽ xảy ra với tôi, khi tôi định tổ chức hoặc tham gia giải chạy marathon ở Nairobi, Kenya, phản đối việc Kenya xâm lược Somalia hay phản đối việc gây hấn trên bờ biển Swahili/Hồi Giáo? Họ sẽ làm gì với tôi, khi tôi là một người ngoại quốc, tôi sẽ khởi đầu một cuộc chạy đua ở trung tâm Jakarta, yêu cầu thêm tự do cho Papua!

Suy nghĩ làm tôi mất hết can đảm và với điều đó, một cách khách quan, tôi nhắn tin cho một nhà ngoại giao ở Nairobi. “Họ sẽ trục xuất tôi?” Tôi hỏi. “Họ có coi việc đó là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia không?”

“Họ sẽ trục xuất anh” câu trả lời đến ngay lập tức. “Nhưng trước đó, anh sẽ thối rữa một thời gian trong [phòng] nhà giam cực kỳ bẩn thỉu.”

Tôi nghĩ vậy …

***

Vào lúc này, biểu tình trở nên hỗn loạn; làm gia tăng thời gian đi lại và hủy hoại kinh doanh.

Thậm chí một phần lớn giới chuyên môn Hong Kong giờ đây không muốn người biểu tình chặn đường phố.

Tờ South China Morning Post, đưa tin vào ngày 29 tháng 10 năm 2014: 
“Người biểu tình bị Hội luật sư phê phán vì đã chế giễu lệnh của tòa án, khi các luật sư ký đơn đề nghị chấm dứt chiếm đóng”.
Nhưng một số người thực sự thấy yêu cầu đó là chân thật và hợp hiến. Bạn của tôi, ông Basil Fernando, giám đốc của Ủy Ban Nhân Quyền Châu Á, đã viết cho tôi: 
“Như người biểu tình ở Hong Kong, họ là những người biểu tình địa phương chân thật với những quan ngại nghiêm túc. Người dân Hong Kong trong lịch sử mới đây đòi hỏi nhiều quyền mà người dân ở các quốc gia Châu Á khác chỉ có trên danh nghĩa, mà không có trong đời thực. Lý do là sự độc lập và hoạt động của các thiết chế công cộng. Sự khởi đầu của họ được đánh dấu bằng Ủy Ban Chống Tham Nhũng Độc Lập (ICAC), được khai sinh vào năm 1974. Đó là thành công và kết quả là Hong Kong gần như là một xã hội không có hối lộ và tham nhũng. Với 25 năm sống [ở đây], tôi có thể xác nhận điều này.
Người dân thực sự lo ngại khi đánh mất điều đó và đó là lý do tại sao họ muốn có tiếng nói hơn, để bầu chọn trưởng đặc khu hành chính. Đây là chính quyền địa phương thực sự các mục tiêu chính trị có giới hạn.”

Nhưng một tuần sau, khi tôi và Basil gặp nhau, mặt đối mặt, ở Hong Kong, ông ta thừa nhận:

“Nhiều sinh viên ở Hong Kong thiếu thông tin, và một số đã hư hỏng. Chúng không chưa bao giờ phải trải qua khó khăn trong đời. Đây là một trong những nơi giàu có nhất trái đất. Một số đứa trẻ sợ Trung Quốc. Ok, chúng ta có thể nói một số chúng là phản động … Nhưng điều này có thể hiểu được; đó là những người có gia đình chạy trốn khỏi Đất Liền Trung Quốc, trong quá khứ … Bố mẹ và ông bà nuôi nhồi nhét cho con cháu họ những điều tiêu cực về Trung Quốc”.

Vài phút sau, tôi ăn trưa tại Cafe de Coral, một chuỗi cửa hàng địa phương. Một thanh niên đi vào, mặc áo phông, trên đó có dòng chữ: “Hải Quân Thực Sự. Doanh Trại Quân Đội Hoa Kỳ.”

Ở Hong Kong, điều đó chẳng có nghĩa gì. Đó thậm chí không phải là thông điệp chính trị, chỉ là áo phông.

Chừng nào thành phố còn giàu có, mọi thứ vẫn ổn. Thành phố đã giàu có nhiều năm và nhiều thập kỷ; dưới sự cai trị của Anh, và là một phần của Trung Quốc.

Câu hỏi là nếu họ không quan tâm tới chính trị thì tại sao người biểu tình phong tỏa các đường giao thông huyết mạch của thành phố suốt hơn một tháng để đòi bầu cử trực tiếp và “dân chủ”, bất kể dân chủ có nghĩa là gì? 

Hay có điều gì đó ẩn giấu sau tất cả những chuyện này, và cũng có thể là “giữa những dòng chữ”.

“Chúng tôi cũng có những người nghèo của mình”. Brian, một người biểu tình ở Mong Kok, nói với tôi.

Sự thật là Hong Kong không phải là một pháo đài xã hội như Macau láng giềng, cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha. Đáng nói là khi đến thăm Macau vài ngày trước, một số người giải thích với tôi là chuyện xảy ra ở Hong Kong không bao giờ diễn ra ở Macau, bởi vì mọi người ở đây cảm thấy “rất gần gũi Bắc Kinh”, có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống của họ”.

Hong Kong trong nhiều thập kỷ là một xã hội tư bản tốc độ, tiêu dùng và năng động. Người dân đối mặt với một số giá cả khó tưởng tượng nhất trái đất, đặc biệt là giá nhà ở. Không phải là miền đất của sữa và mật ong; nó chưa từng là – dưới thời là thuộc địa của Anh, hay bây giờ. 

Có một sự thất vọng lớn về việc đánh mất “sự độc đáo”, và thế mạnh. Một số đô thị trung tâm Đất Liền Trung Quốc đang trở nên hấp dẫn hơn, với đời sống văn hóa mạnh mẽ hơn, các công viên lớn hơn, kiến trúc đẹp hơn, và giao thông công cộng phát triển hơn. Tuyến đường tốc hành từ Shenzen đến Guangzhou, Bắc Kinh hay Thượng Hải, và điều đó cho thấy tương lai, sự rực rỡ và lạc quan sẽ thực sự xuất hiện ở đâu.

Dường như các cuộc biểu tình hiện nay đang cho thấy sự thất vọng phổ biến của cư dân Hong Kong, không chỉ với Bắc Kinh mà còn chủ yếu là với tự bản thân Hong Kong.

Thiếu lý tưởng và nhận thức chính trị, và nhiều thập kỷ bị tuyên truyền chống Cộng Sản và chống chủ nghĩa xã hội của phương Tây oanh tạc, người biểu tình chỉ đơn giản phàn nàn Bắc Kinh về mọi thứ, ngay cả những thứ đáng ra họ phải phàn phàn về hệ thống tư bản cực đoan của họ.

Có một số ngoại lệ. Ở nơi biểu tình, có một vài nhóm nhỏ yêu cầu công bằng xã hội. Không phải tất cả bọn họ, nhưng có một số người Marxist và Trotskyist, thậm chí là vô chính phủ thành thị.

Một đồng sự đại học của tôi bình luận: 

“Nghị trình của họ tập trung vào dân chủ và bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu hành chính, nhưng nhu cầu xã hội được Chiếm Đóng Trung Tâm nhấn mạnh cũng không thể bỏ qua, cụ thể là khoảng cách thu nhập quá lớn, giá bất động sản ngoài tầm với của thanh niên, và nhìn chung là một tương lai không xác định …”

Nhưng trên hết, sự thất vọng ở đây đi cùng với sự lãnh đạm. Họ không tạo ra bất cứ điều gì cách mạng về thành phố này hay phong trào.

Tôi thường uống rượu, thân mật, với ông Leung Kwok-hung (có biệt hiệu là “Tóc Dài”), người có vị thế là chính khách cánh tả nổi bật duy nhất ở đây. Tóc Dài là thành viên của Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong. Nhưng là “cánh tả” không ngăn được việc ông được khen ngợi cũng như thường xuyên được báo chí cánh hữu ở các quốc gia Đông Âu phỏng vấn, khi “Tóc Dài” không chỉ phê phán phương Tây, ông ta cũng thường xuyên đánh Trung Quốc. Tôi chưa bao giờ hiểu thực sự ông ta đứng về phía nào và đôi khi tôi với ông ấy mất liên lạc.

Một giáo sư “tiến bộ” của trường đại học danh tiếng ở Hong Kong có lần đã thú nhận với tôi, trong tiếng ồn ào của một buổi nhậu, và đã quá nửa đêm, rằng thành tích lớn nhất trong đời của bà ấy là có vài trải nghiệm đồng tính, và thừa nhận với bản thân rằng bà ấy lưỡng tính. Điều đó diễn ra vài giờ sau khi tôi trình chiếu bộ phim tài liệu về vụ thảm sát năm 1965 ở Indonesian của tôi tại trường của bà ấy, trong phim có khoảng từ 1 đến 3 triệu người đã mất mạng.

“Chúng ta hãy ăn tối vào tối mai”, một nữ học giả khác nói với tôi. “Nhưng với một điều kiện – không bàn chuyện chính trị.” Tôi đã từ chối.

***

Dĩ nhiên là miễn cưỡng, hoặc một số trong họ tự nguyện, người biểu tình đang bị phương Tây điều khiển, phương Tây đang gây xung đột, bôi nhọ và dồn ép khắp nơi các quốc gia, các chính quyền và phong trào dám phản kháng lại đòi hỏi thống trị toàn cầu của họ.

Suốt nhiều năm, tuyên truyền phương Tây đã cố thuyết phục thế giới là Trung Quốc thực ra “không phải cộng sản”, hay là chủ nghĩa xã hội. Một quốc gia cộng sản thành công có thể là ác mộng tồi tệ với Đế quốc; nó sẽ làm tê liệt tín điều của phương Tây về chiến thắng hệ tư tưởng đối với các dạng chính quyền phi tư bản và phi đế quốc.

Hơn nữa, tuyên truyền đã rất thành công. Nếu người dân được hỏi ở Berlin, London hay Paris, nhiều người sẽ cười nhạo quan điểm cho rằng “Trung Quốc còn tư bản hơn nhiều quốc gia tư bản công khai.”

Bằng cách khiêu kích Trung Quốc, trực tiếp và thông qua các quốc gia vệ tinh như Nhật Bản, Philippine và Hàn Quốc, phương Tây hy vọng rằng con rồng lớn sẽ mất kiên nhẫn, sẽ táp lại, và sau đó bị coi như là quái vật hung hãn. Điều đó có thể “biện minh” cho một cuộc chạy đua vũ trang khác, thậm chí có thể là xung đột trực tiếp với Trung Quốc.

Trung Quốc càng xã hội chủ nghĩa hơn thì phương Tây càng hốt hoảng hơn. Trung Quốc đang trở thành chủ nghĩa xã hội: bằng cách duy trì hệ thống kế hoạch trung ương, nhà nước nắm giữ các công nghiệp chủ chốt, chỉ đạo sản xuất của khu vực tư nhân, hay tuyên bố rằng nếu người dân không được cung cấp chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí thì quốc gia không có quyền tự gọi mình là cộng sản. Càng nhiều công viên công cộng được xây dựng, càng nhiều tuyến đường sắt cao tốc và đường tàu điện ngầm đô thị, cũng như nhà hát và trung tâm văn hóa thì phương Tây lại càng khiếp đảm. 

Giờ thì những sinh viên theo chủ nghĩa báo thù ở Hong Kong thừa nhận rằng Trung Quốc thực sự là một quốc gia cộng sản, song những điều phát ra từ môi của họ rất tiêu cực. Họ tuyên bố công khai về việc họ ghét chủ nghĩa cộng sản ra sao. 

Mọi thứ đều tốt với phương Tây, vì Trung Quốc cùng với Nga, Venezuela và Iran đều đứng đầu trong “danh sách ám sát” của họ.

Biểu tình ở Hong Kong chắc chắn là thời cơ cực kỳ thuận tiện cho Đế quốc.

Mặc dù Trung Quốc hành động với sự kiềm chế ghê ghớm (hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Pháp hay Anh quốc đã thể hiện với những người biểu tình ở chỗ họ), nhưng họ đang trở thành mục tiêu trong chiến dịch bôi nhọ của truyền thông phương Tây.

Thậm chí nếu người biểu tình Hong Kong chỉ có một mục tiêu duy nhất, là bầu cử trực tiếp lãnh đạo cấp cao nhất, thì đây không phải là cách thực hiện.

Khuấy đảo khi Trung Quốc cùng với các quốc gia BRICS khác đang phải đối mặt với khiêu khích và kích động trực tiếp không phải là cách để khơi dậy sự đồng cảm của Bắc Kinh, hay thúc đẩy sự thỏa hiệp. Đây là lúc gay go và nguy hiểm, mọi người đang cáu kỉnh.

Sai lầm của những người biểu tình là một số trong họ đang trực tiếp tấn công toàn bộ hệ thống của Trung Quốc, thay vì tập trung vào các yêu cầu địa phương và thực tế. Hoặc có thể nếu mục tiêu thực sự là gây bất ổn Trung Quốc thì đó là là một hành động được tính toán kỹ càng, không phải là sai lầm. Nhưng điều đó sẽ và phải bị ngăn chặn.

Theo một nghĩa nào đó, “Phong Trào Chiếc Ô” của Hong Kong đang làm với Trung Quốc chính cái điều mà “Euro Maidan” làm với Nga hay những người biểu tình cánh hữu ở Caracas làm với “El Processo”.

Tự nguyện hay miễn cưỡng, phong trào biểu tình Hong Kong gia nhập vào mạng lưới màu sắc và “các cuộc cách mạng” khác được tạo ra để gây bất ổn cho các đối thủ của đế quốc phương Tây: một số ở Syria và Ukraina, ở Cuba và Venezuela, ở Thái Lan, Ai Cập và khắp Châu Phi.

Khi được hỏi, nhiều người biểu tình Hong Kong nói rằng “họ không biết chuyện đó”. Một điều có thể thấy là sẽ không có tổn hại gì nếu họ có thể được giáo dục tối thiểu về chính trị, trước khi dựng rào cản và “miễn cưỡng” tham gia vào cuộc chiến toàn cầu - ở phía sai lầm của lịch sử.

***

Vào đêm cuối cùng trước khi rời khỏi Hong Kong, tôi đi thăm khu vực biểu tình Mong Kok.

Ở đó căng thẳng, không phải bởi vì cảnh sát định can thiệp và dọn dẹp đường phố, mà bởi vì nhiều người biểu tình nhậu nhẹt. Mùi rượu nồng nặc bốc lên ở “chiến tuyến”, gần hàng rào ngăn cách giữa người biểu tình và cảnh sát.

“Có tiến triển gì không?” Tôi hỏi một cảnh sát.

“Không có gì hết. Chúng tôi được lệnh không làm gì cả”. Anh ta trả lời.

“Anh cảm thấy chuyện này thế nào?” Tôi hỏi anh ta, một cách thẳng thắn.

“Tôi được lệnh không nói gì, hay làm gì hết.” Anh ta trả lời. 

Nhưng sau đó có một cuộc cãi vã ầm ĩ ở chỗ những người biểu tình; không phải là một nơi đáng yêu, một chút gì đó giống như Maidan ở Kiev.

Một ông già la hét với các thủ lĩnh biểu tình, những người đó cảm thấy bất ngờ, cố gắng đẩy ông già đi, sau đó cười nhạo ông ta, một cách công khai.

“Ông ta nói gì vậy?” Tôi hỏi

“Không gì hết!” một thủ lĩnh biểu tình hét lên, người này trông không giống như một người dân chủ. Anh ta xưng tên là Benny. “Đừng lo ngại! Ông chỉ cần đi khỏi đây. Chúng tôi tự lo cho bản thân được.”

“Lo về cái gì?” Tôi ngạc nhiên

“Ông già nói rằng ông ấy sẽ gọi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đến dẹp tụi tôi. Sau đó ông ấy định đánh những người tổ chức, theo kiểu võ công phu”. Một ai đó thì thầm vào tai tôi.

Đó là “chiếm đóng” được nói tới, với vài cái lều. Điều đó khá là khôi hài, hóm hỉnh, hay gì đó … Cách đó vài mét là cửa hàng có quảng cáo đồng hồ Rolex, bên cạnh đó là cửa hiệu massage

“Một cuộc cách mạng Rolex”, tôi nghĩ.

Tâm trạng ở khu biểu tình thực sự bần tiện; không gì cao thượng, không gì lạc quan, không gì thực sự “cách mạng”.

Trong nhiều thập kỷ, Hong Kong đã tất bật trở nên giàu có một cách kinh tởm bằng cách phục vụ thành kính các lợi ích thực dân và thực dân mới của Anh và các nước phương Tây khác. Chúng đã lừa dối, hết lần này đến lần khác, nhân dạng Trung Quốc và Châu Á của họ, về phe với chính trị, quân sự và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc châu Âu cũng như Hoa Kỳ. 

Không có sự khoan dung cho những quốc gia bị phá hủy ở khắp Châu Á Thái Bình Dương. Chừng nào tiền còn chảy, Hong Kong còn kinh doanh. Tiền, tiền, tiền! Sự giàu có của họ được xây dựng trên sự đau khổ của người khác. Thành phố phục vụ bất cứ kẻ nào cai trị, và trả tiền, bất chấp sự đau khổ mà hắn gây ra cho phần còn lại của Châu Á.

Dĩ nhiên là nhiều công dân của thành phố ghét chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là Trung Quốc, khi họ cùng với Nga, Châu Mỹ Latin, Nam Phi và các quốc gia khác đang có chuyển đổi xã hội thực sự, chiến đấu chống lại đế quốc phương Tây,

Chứng kiến các thành phố vĩ đại của Trung Quốc mọc lên, trên khắp đất liền, các công dân của Hong Kong, hay ít nhất một số trong số họ, nhận thấy rằng điều không thể cướp được hay cùng phe với những kẻ cướp, là trở nên giàu có. 

Thậm chí những người hoàn toàn bị tẩy não cũng vô tình nhận ra rằng có điều gì đó thực sự sai lầm trong “đặc khu” của họ.

Khi con đường thủy giữa Hong Kong và Kowloon bị co hẹp lại do sự phát triển thiếu kiểm soát, khi tầng tầng lớp lớp những cửa hàng mới mọc lên ở chỗ hầu như không ai có đủ khả năng mua sắm; khi bất động sản nằm ngoài tầm với của đại đa số dân cư. Hong Kong giờ chỉ có hai sự lựa chọn; suy nghĩ lại về hệ thống kinh tế và chính trị, hoặc tiếp tục bán mình cho sự giàu có và chửi đổng hoặc chửi Bắc Kinh!

Andre Vltchek is a novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. The result is his latest book: “Fighting Against Western Imperialism”. ‘Pluto’ published his discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. His critically acclaimed political novel Point of No Return is re-edited and available. Oceania is his book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about post-Suharto Indonesia and the market-fundamentalist model is called “Indonesia – The Archipelago of Fear”. His feature documentary, “Rwanda Gambit” is about Rwandan history and the plunder of DR Congo. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and Africa. He can be reached through his website or his Twitter.

Wednesday, October 29, 2014

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương: Có muốn vội cũng không được

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US-Japan conflicts stall Obama’s Trans-Pacific economic pact" của tác giả Mike Head, bình luận những tin tức mới nhất về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt

Xung đột Hoa Kỳ-Nhật Bản trì hoãn hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương của Obama

Những cuộc đàm phán kéo dài cả tuần ở Canberra, tiếp sau ba ngày hội nghị cấp bộ trưởng ở Sydney cuối tuần trước, đã thất bại trong việc khơi thông bế tắc giữa chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản về dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP là hiệp định được chính quyền Obama thúc đẩy mạnh mẽ để thiết lập sự thống trị kinh tế không thể thách thức ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự thất bại của hội nghị trong việc tạo ra một bước tiến để hoàn tất hiệp định, bất chấp sức ép gia tăng của Hoa Kỳ, là một biện pháp gây ra căng thẳng kinh tế và địa chiến lược toàn cầu, không chỉ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, mà còn là giữa Hoa Kỳ và các đế quốc kình địch chủ chốt, đáng chú ý là Nhật Bản.

Bốn năm sau khi cựu chính phủ của Đảng Dân Chủ Nhật Bản lần đầu tiên cho thấy sự sẵn sàng tham gia vào TPP, và 18 tháng sau khi chính phủ của Đảng Dân Chủ Tự Do đương nhiệm tuyên bố họ sẽ ký kết hiệp định, vẫn chưa có thỏa thuận nào xuất hiện. Xung đột gay gắt tiếp tục nổ ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về cách tiếp cận đối với thị trường nông nghiệp và ô tô của mỗi nước, đó là một phần trong nghị trình rộng hơn để xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ.

“Không có triển vọng nào cho một thỏa thuận về tiếp cận thị trường vào thời điểm này”, bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Akira Amari phát biểu trong cuộc họp báo ở Sydney. Sau cuộc gặp với đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman vào thứ sáng thứ hai bên lề cuộc họp toàn thể, Amari tuyên bố: “Những vấn đề còn lại cực kỳ phức tạp và chúng tôi không thể giải quyết chúng một cách đơn giản.”

Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông ta muốn kết thúc đàm phán trong năm nay, ngay trong chuyến công du Châu Á tháng tới. Nhưng khi được hỏi về khả năng hội nghị thượng đỉnh TPP sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, bên lề diễn đàn Hợp Tác Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11, Amari đã trả lời rằng không có bất cứ điều gì như vậy được thảo luận.

Tuyên bố của Amari đã trở thành sự nhạo báng đối với những tuyên bố của chủ nhà vòng đàm phán vừa qua, bộ trưởng bộ thương mại Australia Andrew Robb đã tuyên bố rằng thỏa thuận TPP có thể hoàn tất vào cuối năm 2014. “Có một cảm nhận rằng chúng ta đang ở trong tầm của vạch đích”, Robb tuyên bố. Cùng với Froman, bộ trưởng của Australia thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc hội đàm để tránh bị lỡ kỳ hạn mà Obama đã đặt ra, trong ba năm liên tiếp.

Thông báo chính thức được đại diện của 12 quốc gia TPP nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét” và một hiệp định đã được “cố kết”. Mặc dù vậy, những tuyên bố đó được đưa ra trong thông cáo lần trước của TPP.

Ngay cả Robb cũng thừa nhận là “những quyết định phức tạp” vẫn chưa đạt được. Ông ta đề cập tới quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và “các lĩnh vực khác”, là những vấn đề hàng đầu trong xung đột về tiếp cận thị trường giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

Không có thỏa thuận giữa Washington và Tokyo thì TPP sẽ là một thất bại thảm hại. Cùng với hai quốc gia tạo thành 90% tổng sản phẩm quốc gia của các nước tham gia đàm phán, hội đàm TPP cũng thu hút Australia, Canada, Brunei, Singapore, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Mexico, Chile và Peru.

TPP được Singapore, New Zealand và Chile phác thảo lần đầu tiên vào năm 2003, đã được chuyển giao cho chính quyền Obama vào năm 2009. TPP trở thành cốt lõi quan trọng của “chuyển trục” chiến lược và quân sự sang Châu Á để đối đầu với Trung Quốc, nước đã hoàn toàn bị loại khỏi TPP.

Sâu xa hơn nữa, TPP đang tìm cách vẽ lại toàn bộ “kiến trúc kinh tế” của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo lợi ích của tư bản tài chính phố Wall và các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ. Theo lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia chính quyền Obama Tom Donilon, TPP cùng với các hiệp định tương tự ở Châu Âu là để “viết ra các quy tắc sẽ quản trị kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới”. 

Trong khi được giới thiệu như một hiệp định “tự do thương mại”, 29 chương của TPP đi xa hơn những vấn đề thương mại truyền thống. Tách biệt với thuế quan và rào cản thương mại, TPP được hướng tới dỡ bỏ các luật lệ, quy tắc và trở ngại của chính quyền đối với đầu tư của Hoa Kỳ tại khu vực, qua đó mọi phương diện của kinh tế và xã hội được cấu trúc lại cho phù hợp với đòi hỏi về lợi nhuận của thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng như đa quốc gia. 

Trong trường hợp của Nhật Bản, điều đó có nghĩa không chỉ là xóa bỏ thuế quan quốc gia đối với các nông sản quan trọng – gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, sữa và đường – mà còn là mở cửa các lĩnh vực sinh lợi khác của nền kinh tế Nhật Bản.

Một tài liệu của đại diện thương mại Hoa Kỳ trong năm nay đã kiệt kê “các rào cản” mà Hoa Kỳ muốn dỡ bỏ trong một danh sách dài các lĩnh vực trọng yếu, trong đó có Bưu Chính Nhật Bản, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ pháp lý, giáo dục, hợp đồng quân sự, hàng không, cảng biển, hợp đồng xây dựng công trình công cộng, thiết bị y tế, thuốc men và mỹ phẩm.

Trong bốn tháng, Obama và đoàn đàm phán của ông ta đã công khai ve vãn thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chính phủ để họ chấp thuận. Tháng trước, đại diện thương mại Hoa Kỳ Froman viết một bài báo cho tờ Financial Time ở London, trong đó cáo buộc Nhật Bản hủy hoại TPP. Điều đó diễn ra sau khi cuộc hội đàm ở Washington kết thúc trong sự gay gắt, với việc Amari, người đồng cấp Nhật Bản rời đi.

Froman tuyên bố rằng phần cược là “cao” đối với Nhật Bản, nói rằng họ không giữ lời hứa theo đuổi một “tầm nhìn táo bạo” coi TPP là yếu tố cốt lõi trong “mũi tên thứ ba” của Abe về cải cách cấu trúc kinh tế. Froman thúc giục Abe đứng lên chống lại “những lợi ích bất di bất dịch” vô danh ở Nhật Bản.

Obam sau đó đã tự mình gọi điện cho Abe, thúc giục ông này phải “táo bạo” trong các đàm phán TPP, lưu ý rằng quan hệ đối tác của họ là hòn đá tảng trong sự can dự của Hoa Kỳ tại khu vực. Sau đó là chuyến viếng thăm của bộ trưởng bộ thương mại Penny Pritzker, gặp Abe để lặp lại thông điệp ấy. 

Những cảnh báo được che phủ sơ sài về sự tổn hại đối với quan hệ Hoa Kỳ-Nhật Bản đã thất bại trong việc tạo ra bất cứ thỏa thuận nào. Điều này cho thấy sự quyết đoán đang lớn dần lên của chính phủ Abe, không chỉ là sự kháng cự nội bộ của “những lợi ích bất di bất dịch” trong nghị trình “mũi tên thứ ba” của ông ta.

Cương lĩnh thứ ba của “kinh tế kiểu Abe”, được công bố vào tháng bảy, dựa trên một chương trình dài hạn có hơn 200 biện pháp tái cấu trúc thân thiện với thị trường, sẽ cắt giảm một số lĩnh vực kinh doanh được bảo hộ và cũng sẽ khoét sâu tình trạng xã hội của giai cấp lao động Nhật Bản

Abe đưa ra quyết định vào tháng 3 năm 2013, sẽ gia nhập TPP, bất chấp thỏa thuận sẽ không dỡ bỏ thuế quan về nông nghiệp để tránh làm tan vỡ cơ sở nông thôn của đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do, nhằm theo đuổi cuộc tấn công mạnh mẽ ủng hộ thị trường để chấm dứt hai thập kỷ kinh tế đình trệ. 

Kể từ khi nhậm chức gần hai năm trước, Abe đã tự ràng buộc chặt chẽ bản thân với “chuyển trục” của Obama, nhưng ông ta cũng khai thác sự căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc để thúc đẩy Nhật Bản tái vũ trang, bao gồm cả việc “diễn dịch lại” cái được gọi là hiến pháp hòa bình mà Hoa Kỳ áp đặt cho Nhật Bản sau thế chiến thứ II. 

Trong khi Abe tiếp tục công khai cam kết với TPP, điểm bế tắc cho thấy xung đột cơ bản khó khắc phục giữa lợi ích của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và các đồng minh hiện tại như Nhật Bản, bị sụp đổ kinh tế toàn cầu làm trầm trọng thêm.

Tuesday, October 28, 2014

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US and China clash over infrastructure bank" của tác giả Nick Beams về xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay xoay quanh vấn đề thành lập ngân hàng tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Châu Á.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ về ngân hàng cơ sở hạ tầng

Trong sự căng thẳng đang gia tăng giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, Hoa Kỳ đã thể hiện rõ sự đối đầu với ngân hàng cơ sở hạ tầng Châu Á có giá trị 50 tỷ USD do Trung Quốc thiết lập.

Theo bản tin của tờ Australian Financial Review vào thứ sau, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry đã đích thân yêu cầu thủ tướng Australian Tony Abbott không tham gia vào ngân hàng này trong cuộc họp ở Jakarta vào thứ hai tuần trước tiếp sau lễ nhậm chức của tổng thống Indonesia Joko Widodo. Tổng thống Hoa Kỳ Obama có thể đã đề cập vấn đề đó trong cuộc trao đổi điện thoại với Abbott vào thứ tư. Tờ AFR nói vẫn chưa “rõ” điều đó có xảy ra hay không.

Vào thứ sáu tuần trước, Trung Quốc và 20 quốc gia khác ký kết một bản ghi nhớ ở Bắc Kinh để thành lập Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB). Bên cạnh Australia, những sự vắng mặt đáng chú ý khác trong lễ ký kết là Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Trong số những nước tham gia có Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Philippine.

Lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không đối đầu trên nguyên tắc với ý tưởng thành lập ngân hàng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á nhưng “quan ngại về bản chất các đề xuất của AIIB theo như trạng thái hiện tại của nó”.

Sự bảo lưu chính thức đó được đưa ra nửa tin nửa ngờ. Cần phải thừa nhận rộng rãi rằng lý do thực sự của Hoa Kỳ là ngân hàng mới có thể cắt ngang các hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, những ngân hàng mà Hoa Kỳ và Nhật Bản đang kiểm soát hoàn toàn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản sợ rằng AIIB có thể nâng cao sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực. Ở Trung Quốc, sáng kiến ngân hàng của chủ tịch Tập Cận Bình được coi là đối trọng với các thiết chế tài chính mà Trung Quốc không thành công trong việc tạo ra ảnh hưởng lớn hơn.

Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin trên các trang bìa nổi bật về lễ ký kết nhưng cũng ghi nhận sự vắng mặt của Australia và các quyền lực khu vực khác. Lập trường chính thức là khi họ còn chưa ký kết thành lập thì họ vẫn có thể tự do tham gia vào các giai đoạn tiếp theo.

Bản tin hàng đầu trên tờ China Daily tuyên bố rằng “sự vắng mặt của một số nền kinh tế chủ chốt nhấn mạnh sự khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong vai trò một thế lực đang trỗi dậy với các sáng kiến quản trị toàn cầu”.

Tờ New York Times đưa tin Trung Quốc coi ngân hàng mới là “phương thức gia tăng ảnh hưởng của họ tại khu vực sau nhiều năm vận động hành lang không hiệu quả tại các tổ chức quốc tế đa phương khác”

Nhà cầm quyền Trung Quốc đang hy vọng rằng các quốc gia thiết tha với việc giành lợi thế trong các cơ hội kinh tế được nhờ vào dự án của AIIB sẽ phản ứng trái với mong muốn của Hoa Kỳ.

Dường như có ý kiến khác nhau trong nội bộ chính quyền Australia với trưởng ngân khố Joe Hockey và bộ trưởng thương mại Andrew Robb ủng hộ việc tham gia. Vào tuần trước, khi ở Bắc Kinh, Hockey tuyên bố rằng Australia “vẫn chưa quyết định” về vấn đề này.

Bộ trưởng bộ ngoại giao Julie Bishop lại gần quan điểm của Hoa Kỳ hơn khi nói rằng có “một số các nguyên tắc nền tảng” cần phải được đáp ứng và tuyên bố chính thức sẽ do thủ tướng đưa ra.

Chính quyền Hàn Quốc, cùng với Australia, là một trong những đồng minh quân sự thân thiết của Hoa Kỳ trong khu vực, dường như xung đột về vấn đề đã nêu. Ban đầu họ đã định ký bản ghi nhớ nhưng sau đó lại không ký.

Theo một nguồn ngoại giao Hàn Quốc được trích dẫn trên tờ báo Joong Ang Daily ở Seoul: “Trong khi Hàn Quốc rời khỏi danh sách các thành viên của AIIB vào lúc này, vẫn có một tình thế lưỡng nan trong lựa chọn chiến lược giúp Trung Quốc thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo”.

Những bình luận này cho thấy rõ rằng còn quá sớm để coi các hiệp định liên quan đến các khoản cho vay đầu tư đang lâm nguy và Hoa Kỳ coi sáng kiến của Trung Quốc là một sự thách thức đối với sự thống trị tài chính của họ. Đây không phải là lập trường mới. Vào năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hoa Kỳ đã ngăn cản đề xuất của Nhật Bản về việc thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ USD , bên ngoài khuôn khổ của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, để giúp các quốc gia này đối mặt với các vấn đề tài chính. Đề xuất đó bị coi là thách thức các lợi ích của Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, sự đối đầu của Hoa Kỳ đối với ngân hàng mới được Trung Quốc hậu thuẫn đã được châm ngòi từ nhiều quý. Trong bài viết trên AFR vào ngày 22 tháng 9, Peter Drysdale, nhà bình luận lâu năm về chủ đề kinh tế ở Australia và hiện đang là giáo sư kinh tế học ở Trường Crawford về Chính Sách Công tại Đại Học Quốc Gia Australia, đã chỉ ra rằng Trung Quốc có thể thực hiện tài trợ cơ sơ sở hạ tầng đơn phương nhưng đã chọn cách “đề xuất quan hệ đối tác đa phương trong sáng kiến này”.

Ông ta đánh giá tuyên bố ngân hàng mới sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn quốc tế là vô nghĩa và nói: “Không cần hơn một chớp mắt để kết luận rằng các quốc gia như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tham gia phi vụ này” 

Quan điểm tương tự được thể hiện trong bài xã luận được xuất bản trên tờ Guardian hôm nay.

“Có thể là phóng đại khi nói về tác động cải cách tại Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đối với họ điều này hầu như là không, cái được gọi là “các thiết chế Washington”, cùng với Ngân Khố Hoa Kỳ, đã cùng nhau duy trì và chế ngự kinh tế thế giới từ năm 1945. Phản ánh sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế đã được tranh luận không ngớt nhưng hiếm khi được áp dụng”.

Bài xã luận ghi nhận rằng “về mặt chiến lược” thì Hoa Kỳ không thể tiếp tục chống đỡ một trật tự kinh tế đã lỗi thời ở Châu Á. Không giống như một số triển vọng khác trong chính sách của Trung Quốc, đề xuất AIIB được nhìn nhận trong bối cảnh “sự trỗi dậy hòa bình” Trung Quốc. “Đây là trường hợp thỏa hiệp, không phải đối đầu”, bài báo kết luận. 

Mặc dù vậy, những quan điểm đó, vốn dựa trên khái niệm về lý trí kinh tế, đã lảnh tránh sự cân nhắc địa chiến lược. Hoa Kỳ, với chiến lực chống Trung Quốc “chuyển trục tới Châu Á”, coi bất cứ đề xuất nào có thể dẫn tới sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc là thù địch với mục tiêu của họ, mục tiêu tập trung vào việc duy trì sự thống trị tại khu vực.

Saturday, October 11, 2014

Biểu tình ở Hong Kong năm 2014

Hong Kong, thiên đường của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Thành phố này đứng thứ ba thế giới trong số các thành phố có nhiều tỷ phú dollar nhất, 10 tỷ phú giàu nhất Hong Kong có tổng tài sản lên tới 130 tỷ USD. Phía sau những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại sầm uất là 1/5 dân số sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực, rất nhiều người phải sống trong những cái cũi sắt. Người lao động Hong Kong phải làm việc trong những điều kiện cực kỳ bất công: 49 giờ/tuần, không bảo hiểm hưu trí, không đàm phán tập thể, không trợ cấp thất nghiệp, lương tối thiểu mới chỉ được áp dụng từ năm 2010 ở mức 3,6 USD/giờ.

Cuộc biểu tình năm 2014 không phải là cuộc biểu tình lớn nhất và duy nhất. Từ năm 2000 đến năm 2013, đã diễn ra ít nhất mười cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong (theo tờ Bloomberg Businessweek). Đáng chú ý nhất là cuộc biểu tình năm vào năm 2003 với nửa triệu người tham gia để phản đối dự luật an ninh, khiến thống đốc Hong Kong là ông Đổng Kiến Hoa phải từ chức sau đó. Tiếp theo là cuộc biểu tình năm 2004 với hơn nửa triệu người tham gia đòi quyền bầu cử dân chủ và cải thiện mức sống. Vào năm ngoái, 500 công nhân cảng đã bãi công đòi tăng lương thành công, nhưng hầu như không có báo chí phương Tây nào đưa tin để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2003 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một phụ nữ mạnh mẽ, hấp dẫn, gợi cảm nổi bật trên nền đám đông với lá cờ của đặc khu.
Khi cuộc biểu tình năm 2014 diễn ra, báo chí phương Tây đã nhanh chóng áp đặt các định kiến đối với chính quyền Trung Quốc trong các bản tin. Thứ nhất, họ mô tả dường như là Bắc Kinh đã nuốt lời hứa cho người dân Hong Kong bầu cử tự do. Thứ hai, họ mô tả tình trạng dân chủ hiện nay ở Hong Kong tồi tệ hơn thời còn là thuộc địa của Anh. Về điểm thứ nhất rõ ràng là bóp méo sự thật. Quá trình bầu cử hiện nay được tổ chức tuân thủ theo Luật Cơ Bản của Hong Kong như tờ Diplomat đã đưa tin. Theo kế hoạch, Hong Kong phải lập ra một Ủy Ban Bầu Cử gồm 1200 người đại diện cho 4 nhóm doanh nghiệp, chuyên gia, lao động, và lập pháp, mỗi nhóm có đều có một số lượng bằng nhau là 300 người. Ủy Ban Bầu Cử sẽ tuyển chọn các ứng cử viên, sau đó tổ chức cho người dân bỏ phiếu trực tiếp bầu thống đốc. Vấn đề là nhiều phe phái chính trị hiện nay không đồng ý với việc lựa chọn ứng cử viên thông qua Ủy Ban Bầu Cử, nên họ biểu tình đòi áp dụng ứng cử trực tiếp. Cuộc biểu tình hiện nay không phải đòi quyền bầu cử tự do mà là ép buộc Hội Đồng Lập Pháp phải sửa đổi Luật Cơ Bản của Hong Kong về phương thức bầu cử. Không phải Bắc Kinh không giữ lời hứa mà các phe phái đối lập ở Hong Kong không muốn lời hứa đó được thực hiện. Về điểm thứ hai thì ngay cả ngoại trưởng một nước thân phương Tây như Singapore, ông Shanmugam cũng phải tỏ ra phẫn nộ với sự thiên lệch của báo chí phương Tây. Ông này phát biểu rằng: Sự thật là Hong Kong chưa bao giờ có hệ thống dân chủ dưới sự cai trị của Anh trong suốt 150 năm... và "đề xuất của Bắc Kinh hơn bất cứ thứ gì Hong Kong từng có dưới thời Anh quốc". Tranh luận về việc Bắc Kinh hạn chế dân chủ của Hong Kong sẽ không đi đến đâu vì chủ yếu dựa trên suy đoán, song động cơ của phe biểu tình đã rõ ràng, họ cảm thấy không thể thắng được cuộc bầu cử sắp tới nên đòi sửa đổi phương thức bầu cử.

Hình ảnh cuộc biểu tình năm 2014 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một đứa trẻ ngơ ngác, yếu đuối, tách biệt đám đông, với điện thoại di động trên tay.
Điểm yếu của cuộc biểu tình năm 2014 có thành phần chủ yếu gồm học sinh, sinh viên và thanh niên là việc giai cấp lao động không tham gia. Chỉ có khoảng 200 công nhân của công ty phân phối Coca Cola ở Hong Kong tham gia biểu tình. Liên Đoàn Công Đoàn, công đoàn lớn nhất ở Hong Kong đại diện cho tầng lớp lao động, không muốn sửa đổi phương thức bầu cử mà chỉ muốn có nhiều đại diện của nhóm lao động hơn trong Ủy Ban Bầu Cử. Điều này giải thích tại sao quy mô cuộc biểu tình năm 2014 có số lượng người tham gia thấp hơn nhiều so với năm 2003 hay 2004. Các nhà lãnh đạo biểu tình đã sớm tìm cách rào đón khi tuyên bố rằng giá trị của một cuộc biểu tình không nằm ở số lượng người tham gia.

Trong trường hợp yêu cầu của phe biểu tình được chấp thuận thì phương thức bầu cử trong Luật Cơ Bản Hong Kong sẽ phải sửa đổi và phải được nhận được 2/3 số phiếu thuận của Hội Đồng Lập Pháp . Khi đó sẽ là một cuộc chiến khác. Trong Hội Đồng Lập Pháp thì phe đa số, được cho là thân Bắc Kinh, hiện có 43 ghế, còn phe đối lập có 27 ghế. Sẽ không phe nào có đủ 2/3 số phiếu để thông qua sửa đổi Luật Cơ Bản. Trên vũ đài chính trị thì điều này có nghĩa là thắng lợi của phe đối lập, với một số phiếu ít hơn nhưng họ có quyền lực hơn. Quyền lực thì sẽ đòi hỏi quyền lợi, những lợi ích nhất định sẽ phải san sẻ cho họ. Mặc dù có lợi rất lớn nhưng phe đối lập trong Hội Đồng Lập Pháp lại không bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với người biểu tình. Cuộc tấn công của một nhóm dân cư địa phương vào nhóm biểu tình đã cho thấy lý do. Phe đối lập muốn được lợi nhưng cũng không muốn mất phiếu bầu của tầng lớp buôn bán kinh doanh nhỏ, vốn chiếm số lượng đông đảo ở Hong Kong, trong cuộc bầu cử thống đốc tới đây. Cuộc biểu tình đã gây ra nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, và họ không muốn điều đó kéo dài.

Cho dù kết quả cuộc biểu tình ở Hong Kong có kết quả ra sao đi chăng nữa thì những người thắng cuộc chắc chắn không phải là những người đang cầm ô đứng ngoài đường mà là các nghị sĩ trong phòng họp. 

Sunday, August 31, 2014

Về phong trào bài Hoa ở Mỹ hơn một thế kỷ trước

Phong trào bài Hoa đang bùng lên ở Việt Nam cùng với xung đột biển đảo và mới đây là báo chí kêu gào về việc có hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc đổ vào các dự án ở miền Trung, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ đối với an ninh quốc gia, mặc dù con số rõ ràng là phóng đại. Hơn một trăm năm trước đây người Mỹ cũng đã từng e sợ dòng lao động Trung Quốc nhập cư, phong trào bài Hoa cũng ồn ào không kém gì ở Việt Nam ngày nay. Dưới đây là một số hình ảnh trên truyền thông của thời ấy.

Tranh "Kẻ đang tới", ngày 20 tháng 5 năm 1881 của George Frederick Keller. Tờ The San Francisco Wasp.
Tranh "Mọi con chó (bất kể màu sắc) đều sẽ tới số, của Thomas Nast, ngày 8 tháng 1 năm 1879. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Hãy để người Hoa đi theo văn minh và họ sẽ ở lại", ngày 18 tháng 3 năm 1882. Tờ Harper's Weekly.
Tranh "Ides of March” ngày 20 tháng 3 năm 1880 của Thomas Nast. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Người Hoa phải cuốn xéo, nhưng ai giữ họ lại?" –  ngày 11 tháng 5 năm 1878 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.

Tranh "Chúng ta nên làm gì với người của mình" - ngày 3 tháng 3 năm 1882 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.

Tranh "Nghịch lý" ngày 22 tháng 5 năm 1880. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Một tượng đài cho cảng của chúng ta" ngày 11 tháng 11 năm 1881 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.
Rõ ràng là có rất nhiều điểm tương đồng giữa Hoa Kỳ một thế kỷ trước đây với Việt Nam hiện nay trong phong trào bài Hoa.

Tài liệu tham khảoThomas Nast Cartoons

Tuesday, August 5, 2014

Think tank Mỹ thúc đẩy xu hướng chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Influential Washington think tank pushes US war drive in the South China Sea" của tác giả Joseph Santolan bình luận về bản báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ. 

Từ ngày 10 đến 11 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo kéo dài hai ngày về Biển Nam Trung Hoa, trong đó họ công bố một bản báo cáo dài 22 trang có tên là “Các xu hướng hiện nay trên biển Nam Trung Hoa và chính sách của Hoa Kỳ”.

CSIS đã đóng vai trò chủ chốt trong “sự chuyển trục” sang châu Á của chính quyền Obama. Những khuyến nghị thẳng thừng của họ về sự mở rộng quy mô có tính khiêu khích của quân đội Hoa Kỳ nhằm bao vây và cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao đã thường xuyên được đưa ra. Một báo cáo về chính sách của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa từ CSIS có thể được coi như một trạng thái bán chính thức.

Bản báo cáo mở đầu với một câu chuyện giả tạo về những sự kiện trong năm qua trên biển Nam Trung Hoa, với những cáo buộc gây căng thẳng khu vực do sự hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh. Sự thật là xu hướng dẫn tới chiến tranh ở khu vực đã được thúc đẩy liên tục bởi Washington, với CSIS đóng vai trò chủ chốt.

Trong sáu tháng qua đã xảy ra liên tục các đối đầu có vũ trang trên biển Nam Trung Hoa giữa Bắc Kinh với cả Manila lẫn Hà Nội. Manila đã đệ đơn kiện – được Washington hậu thuẫn – phản đối tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc lên Tòa Hòa giải Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận – Thỏa ước nâng cao về Hợp tác Phòng thủ (EDCA) – với Manila, cho phép một số lượng quân đội Hoa Kỳ không giới hạn được đóng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippine.

Trong bản báo cáo mới đây, CSIS đã đặt ra một nghị trình hung hăng hơn cho Washington, với hai mũi đột kích cơ bản: thiết lập các tiền đề pháp lý để phủ nhận đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa, và gia tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Kể từ khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về “sự chuyển trục”, Washington đã luôn khẳng định là nó trung lập với những đòi hỏi lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc đệ đơn kiện lên ITLOS của Manila đã phản ánh sự khởi đầu nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa về mặt pháp lý hầu như toàn bộ đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Dựa trên điều này, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại Giao phác thảo một bản đồ về tranh chấp khu vực “dựa một cách chính xác trên sự chồng lấn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bờ biển/thềm lục địa và chủ quyền lãnh hải tiềm tàng của các đảo bị tranh chấp”.

Hoàn toàn không có dẫn chiếu tới các đòi hỏi lãnh hải về mặt lịch sử, thứ được coi là cơ sở của cái được gọi là bản đồ đường 9 đoạn về biển Nam Trung Hoa mà Trung Quốc sử dụng. Một bản đồ được vẽ trong chính sách Hoa Kỳ tuân theo tiêu chuẩn mà CSIS đặt ra sẽ vô hiệu hóa hơn 90% đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

CSIS kêu gọi tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên khu vực tranh chấp, coi điều này là một biện pháp để giảm căng thẳng. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Cũng hệt như việc đệ đơn kiện lên ITLOS, thứ dựa trên lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ là đá chứ không phải là đảo, và do đó không có đường cơ sở lãnh thổ.

Mối lo ngại của Washington và Manila là việc xây dựng của Bắc Kinh quần đảo Trường Sa có thể biến “đá” thành “đảo”. Đồng thời, bản báo cáo cũng ghi nhận rằng cả Đài Loan và Philippine cũng đang xây dựng sân bay trên các khu vực có tranh chấp. Bản báo cáo tuyên bố rằng ngoại trưởng John Kerry sẽ “không lưỡng lự khuấy động chủ đề này tại Diễn Đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10 tháng 8 tới đây.

CSIS kết hợp phương thức chiến tranh pháp lý với việc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm thắt chặt vòng vây quanh Trung Quốc.

Bản báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành “ một sự ngăn chặn đáng tin cậy đối với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Lý do Washington cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, trong họ khi tiến hành những cuộc chiến đẫm máu, ám sát, bắt giam trái phép và tra tấn khắp mọi ngóc ngách của trái đất, trưng bày sự quan ngại của họ về nhân quyền bất cứ khi nào họ muốn áp đặt sự độc đoán về chính trị và kinh tế. Nói về sự quan ngại nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước mà người dân ở đó đã phải nếm trải những đặc sản Hoa Kỳ như chất độc màu da cam, bom na-pam và hàng thập kỷ chiến tranh đế quốc – thật sự là quá đạo đức giả.

Cũng như những gì họ đã làm với Miến Điện trước đây, Washington chuẩn bị công nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam để đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế. Ứng cử viên cho chức đại sứ ở Việt Nam của Obama, đã làm rõ điều này trong buổi điều trần của ông ta trước ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện vào ngày 17 tháng 6. Ông ta kêu gọi công nhận thành tích nhân quyền của Hà Nội, tuyên bố rằng: “Không có lúc nào tốt hơn lúc này để làm cho Việt Nam quan tâm tới mối quan hệ đối tác sâu sắc với chúng ta”. Bằng chứng mà ông ta đưa ra cho sự quan tâm của Việt Nam là sự sẵn sàng của họ trong việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Đặc biệt khiêu khích là khuyến nghị của CSIS về việc Hoa Kỳ phải thể hiện rõ rằng họ có “nghĩa vụ đáp trả theo các điều khoản của Hiệp Ước Phòng Thủ Tập Thể [MDT] với Philippine nếu các hành động không kiềm chế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trực tiếp dẫn đến cái chết hay thương vong của binh lính Philippine”. Các điều khoản của MDT buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải tham chiến trong trường hợp Philippine bị tấn công trên Thái Bình Dương hay tại quần đảo của họ. Giai cấp tư sản Philippine lại đang lo ngại rằng các điều khoản của MDT không áp dụng cho biển Nam Trung Hoa.

CSIS đang biện hộ cho việc mở rộng hiệp ước như một ngòi nổ chiến tranh tới vùng biển tranh chấp, nơi mà từ hai năm qua quân đội Philippine đã thường xuyên có đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 

Bản báo cáo kêu gọi sử dụng EDCA để phát triển một căn cứ ở vịnh Oyster trên đảo Palawan nhằm mục đích lập tức triển khai quân đội Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa.

Cuối cùng CSIS biện hộ cho việc thiết lập các cơ sở trinh sát ngoại tuyến bổ sung trên khắp khu vực để thiết lập sự giám sát theo thời gian thực toàn bộ vùng biển. Các thương lượng với Philippine đã cho thấy rõ rằng điều này sẽ bao gồm cả việc sử dụng các máy bay giám sát không người lái.

Báo cáo của CSIS là một văn kiện gây chiến phản ánh rõ ràng nghị trình của chính quyền Obama và tất cả Washington xiết chặt những chiếc đinh ốc vào Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng bởi những người tham gia tổ chức hội thảo từng là trợ lý ngoại trưởng dưới thời Obama, trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Bill Clinton, một cố vấn an ninh quốc gia đặc biệt của George W. Bush, và cựu tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Nhà tổ chức sắp xếp một sự kích động về mặt ngoại giao cho trò chơi chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong sự kích động này, Manila đã bắt giam 12 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trộm và Bắc Kinh đáp lại bằng việc cảnh sát biển của họ bao vây 8 lính thủy Philippine trên một tàu bỏ hoảng tại biển Nam Trung Hoa. Những sự kiện này đã xuất hiện trên các tiêu đề báo trong bốn tháng qua. 

Nhà tổ chức tuyên bố rằng họ cần phải “đặt một cái giá” cho Bắc Kinh, và những người lính thủy Philippine bị bỏ rơi là bằng chứng nhân đạo để can thiệp. Họ gửi tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Hoa Kỳ ở Okinawa, một số lính thủy ở Darwin tại miền bắc Australia và chiến hạm từ căn cứ trên ở vịnh Subic của Philippine để phá vòng vây của Trung Quốc. Sự kích động thực hiện với kỳ vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước. Đó là sự tán thưởng.

Không giống như chủ nghĩa lạc quan tao nhã của những kẻ gây chiến thuộc CSIS, câu chuyện có thể sẽ không kết thúc gọn gàng. Nó có thể dễ dàng leo thang thành chiến tranh thế giới.