Friday, June 12, 2015

Monsanto và sự chinh phục Ấn Độ

Giấc mơ cây trồng biến đổi gien đang trở thành ác mộng ở Ấn Độ, nhưng Colin Todhunter trong bài "Monsanto and the Subjugation of India" cho chúng ta biết rằng chính quyền Ấn Độ vẫn ủng hộ cây trồng biến đổi gien bất chấp mọi sự phản đối và các bằng chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của GMO. Tác giả giải thích bằng âm mưu thống trị của Hoa Kỳ, nhưng thực tế đó là cách chủ nghĩa tư bản phát triển, ngoài sự phát triển bằng tàn phá và phá sản, chủ nghĩa tư bản không biết đến cách nào khác.

Monsanto và sự chinh phục Ấn Độ

Sau khi nghiên cứu GMO trong thời gian hơn 4 năm, ủy ban đại diện nông nghiệp đa đảng của quốc hội Ấn Độ đã khuyến nghị cấm cây lương thực biến đổi gien do chúng không có giá trị gì ở đất nước của những nông dân nhỏ. Tòa án tối cao chỉ định một ủy ban chuyên gia kỹ thuật (TEC), ủy ban này đề xuất trì hoãn vô thời hạn việc thử nghiệm thực địa cây trồng biến đổi gien cho đến khi chính quyền đặt ra các quy định phù hợp và cơ chế an toàn. Mặc dù vậy, không có cơ chế nào xuất hiện, việc thử nghiệm thực địa vẫn được tiếp tục. Cây trồng biến đổi gien được chấp nhận thử nghiệm thực địa bao gồm gạo, ngô, đậu Hà Lan, cà tím.

Cây trồng biến đổi gien thương mại duy nhất hiện nay có mặt ở Ấn Độ là bông Bt. Sự thành công trong việc vận động ủng hộ cây trồng biến đổi gien thật khó tin.

Pushpa M Bhargava là giám đốc sáng lập của Trung Tâm Sinh Học Tế Bào và Phân Tử ở Hyderabad, Ấn Độ. Viết trên tờ Hindustan Times, ông khẳng định rằng

*Bông Bt không thành công ở Ấn Độ. Chúng chỉ thích hợp ở khu vực ẩm ướt chứ không phải ở khu vực nhiều mưa chiếm tới 2/3 diện tích đất canh tác bông của quốc gia.

*Trong số 270.000 nông dân đã tự tử, nông dân trồng bông Bt chiếm số lượng đáng kể.

*Ở Andhra Pradesh, hàng ngàn gia súc đã chết khi ăn phần còn lại của cây bông sau khi bông đã được thu hoạch.

*Các loại sâu bọ kháng bông Bt tăng lên sau nhiều năm. Đáng chú ý là sự gia tăng số lượng của sâu bọ thứ cấp như bọ mạt.

*Đất trồng cây bông Bt sau một thời gian dài thì không thể trồng được bất cứ loại cây nào khác.

*Khoảng 90% các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, bao gồm hầu hết các nước Châu Âu, đã không chấp nhận cây trồng biến đổi gien hoặc dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gien.

*Có hơn 500 nghiên cứu được các nhà khoa học trung thực, không có xung đột lợi ích, công bố về tác hại của cây trồng biến đổi gien đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật, cũng như đối với môi trường và đa dạng sinh học.

*Mặt khác, dường như mọi bài báo ủng hộ cây trồng biến đổi gien đều do các nhà khoa học có xung đột về lợi ích hoặc sự trung thực hay uy tín đáng ngờ công bố.

*Lập luận rằng chúng ta cần công nghệ biến đổi gien để nuôi sống dân số đang gia tăng của Ấn Độ là ngụy biện. Ngay cả với năng suất thấp, có thể tăng lên, Ấn Độ hiện giờ vẫn sản xuất ra đủ ngũ cốc để đáp ứng các nhu cầu của đất nước.

*Ấn Độ có thể tăng gấp đôi sản lượng lương thực bằng sử dụng các công nghệ không biến đổi gien như nuôi dưỡng phân tử.

*Một số lượng nhỏ kiểm nghiệm độc hại đã được thực hiện ở những nơi canh tác cây lương thực biến đổi gien. Bất cứ khi nào các kiểm nghiệm được thực hiện, thực phẩm biến đổi gien đều cho thấy sẽ dẫn đến ung thư.

Quay lại năm 2003, sau khi nghiên cứu mọi khía cạnh của cây trồng biến đổi gien, các nhà khoa học hàng đầu từ nhiều quốc gia trong Nhóm Khoa Học Độc Lập đã kết luận

“Cây trồng biến đổi gien không đáp ứng được hứa hẹn về lợi ích và tạo ra các vấn đề gia tăng đối với nông nghiệp. Sự lây nhiễm biến đổi gien hiện giờ đã được thừa nhận là không thể tránh khỏi và do đó không thể có sự đồng tồn tại giữa nông nghiệp biến đổi gien và không biến đổi gien. Quan trọng hơn hết, cây trồng biến đổi gien chưa được chứng minh là an toàn. Trái lại, các bằng chứng cho thấy sự lo ngại nghiêm túc về tính an toàn, mà nếu bỏ qua thì có thể gây ra những thiệt hại không thể bù đắp đối với sức khỏe và môi trường. Cây trồng biến đổi gien cần phải được từ chối thẳng thừng ngay.

Trong một ghi nhận tương tự, viết trên tờ The Statesman, Bharat Dogra trích dẫn giáo sư Susan Bardocz:

“Biến đổi gien là công nghệ không thể đảo ngược trong lịch sử nhân loại. Khi cây trồng biến đổi gien được giải phóng khỏi tầm kiểm soát của chúng ta thì không có cách nào thu hồi chúng….”

Dogra cũng cho biết 17 nhà khoa học khác nhau từ Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và New Zealand đã viết thư cho cựu thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh để cảnh báo về “những rủi ro đặc biệt (của cây trồng biến đổi gien) đối với an ninh lương thực, hệ thống nông nghiệp và tác động an toàn sinh học là thứ không thể đảo ngược.” Lá thư này nói thêm:

“Quá trình biến đổi gien là sự đột biến cao độ dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc gien và chức năng của cây chủ, gây ra rối loại quá trình sinh hóa của thực vật. Điều này tạo ra chất độc lạ và dị ứng cũng như làm giảm/thay đổi chất lượng dinh dưỡng.”

Viết trên tờ The Hindu, Aruna Rodrigues khẳng định rằng sự đồng thuận về tác động tiêu cực của cây trồng biến đổi gien trong nhiều báo cáo chính thống ở Ấn Độ là đáng chú ý.

Mặc dù vậy, Ấn Độ có vẻ như vẫn tiếp tục ủng hộ cây trồng biến đổi gien. Một sự ngạc nhiên nhỏ sau đó là Bhargava khẳng định rằng các cơ quan chính quyền trung ương của Ấn Độ hành động như những kẻ nghiện công nghệ biến đổi gien, dường như thông đồng với các công ty đa quốc gia bán hạt giống biến đổi gien.

Không có “dường như” về chuyện đó và sự thông đồng còn nhiều hơn cả cây trông biến đổi gien.

Mục tiêu của Ngân Hàng Thế Giới/IMF/WTO theo lệnh của các công ty nông nghiệp lớn và sự mở cửa của Ấn Độ đã được ghi nhận. Với sự trợ giúp của các chính khách ngoan ngoãn, các công ty đa quốc gia muốn đất đai của nông dân và sự tiếp cận không giới hạn thị trường Ấn Độ. Điều này kéo theo việc “tái cấu trúc” của xã hội Ấn Độ với khẩu hiệu hư ảo “tự do thương mại”, dẫn đến (và đang dẫn) sự phá hủy sinh kế của hàng trăm triệu người [xem đây, đâyđây]

Hơn nữa, Monsanto, Walmart và các doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ khác ngồi trên bàn lãnh đạo khi Sáng Kiến Kiến Thức Nông Nghiệp được ký kết với Hoa Kỳ. Monsanto cũng thống trị công nghiệp bông ở Ấn Độ và có ảnh hưởng lớn đến chính sách nông nghiệp cũng như hình mẫu kiến thức thông qua việc tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp tại trường đại học và viện nghiên cứu công cộng: Họ chính là “Công ty Đông Ấn đương đại”.

Nếu cần các bằng chứng khác về việc sắp đặt nghị trình, Vandana Shiva sẽ chỉ ra những cánh tay đang vung lên để mở cánh cửa cho GMO vào Ấn Độ, nhiều chính khách đã bị gạt bỏ cho đến khi ô trống trên tờ giấy phép thử nghiệm thực địa của GMO được ký tên.

Những người như Shiva và Rodrigues đấu tranh, phản kháng hợp pháp hay đưa ra các biện pháp xây dựng bị báo cáo của Cục Tình Báo bôi nhọ, tác giả của báo cáo có vẻ như được nhiều công ty đa quốc gia tài trợ, họ đang tìm cách nhào nặn Ấn Độ theo cách của họ.

Bhargava khẳng định rằng 64% dân số Ấn Độ sinh sống bằng các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Do đó, bất cứ ai kiểm soát nông nghiệp Ấn Độ cũng sẽ kiểm soát đất nước. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Để kiểm soát nông nghiệp Ấn Độ, nền tảng của quốc gia, người ta chỉ cần kiểm soát hạt giống và hóa chất nông nghiệp. Monsanto và những người ủng hộ họ trong Bộ Ngoại Giao biết rất rõ điều này. Kiểm soát chính khách Ấn Độ là để kiểm soát Ấn Độ.

Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như đã luôn dựa trên việc kiểm soát nông nghiệp:

“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như đã luôn dựa trên xuất khẩu nông nghiệp, chứ không phải là xuất khẩu công nghiệp như người ta thường nghĩ. Thông qua việc kiểm soát nông nghiệp và nguồn cung thực phẩm mà ngoại giao Hoa Kỳ có thể kiểm soát hầu hết thế giới thứ ba. Chiến lược cho vay địa chính trị của Ngân Hàng Thế Giới đã khiến nhiều quốc gia thiếu lương thực bằng cách thuyết phục họ trồng cây nguyên liệu – trồng cây xuất khẩu – thay vì nuôi sống bản thân với việc canh tác lương thực.” Giáo sư Michael Hudson

Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ là về quyền lực và kiểm soát: quyền lực để kiểm soát lương thực, nhà nước và toàn bộ dân chúng.

Chính khách ở Ấn Độ và bất cứ đâu tiếp tục phớt lờ bằng chứng gắn liền với sự nguy hiểm của GMO. Họ là người hầu gái của lợi ích địa chính trị-doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dựa vào các chính khách ngoan ngoãn ở nước ngoài. Điều này không chỉ quan trọng đối với các mục tiêu tiếp theo của Hoa Kỳ ở Ấn Độ mà còn cả ở những nơi khác nữa.

Colin Todhunter is an extensively published independent writer and former social policy researcher based in the UK and India.

No comments:

Post a Comment