Sunday, February 24, 2013

Số phận bi thảm của một bản Hiến pháp

Viết về Hiến pháp Mỹ mãi cũng nhàm, thôi thì chuyển sang tán dăm câu về Hiến pháp Đức vậy. Nhiều người luôn ca ngợi sự thiêng liêng của Hiến pháp mà không biết rằng trong lịch sử gần đây ở quốc gia vào hàng cường quốc trên thế giới đã từng có một bản Hiến pháp có số phận rất bi thảm, được sinh ra để bảo vệ nền cộng hòa tư sản nhưng lại che chở cho chế độ phát xít, bị mất hiệu lực ngay trong khi vẫn đang có hiệu lực, và cuối cùng bị thay thế bằng một đạo luật đảm bảo cho sự can dự của quân Đồng minh vào chính quyền.

Một trong những điều lầm tưởng kỳ khôi nhất, hay được lưu truyền nhất là chế độ phát xít của Hitler không có Hiến pháp. Thực ra, bản Hiến pháp Đức năm 1919 (Weimarer Verfassung) có từ trước khi Hitler lên nắm quyền cũng chính là Hiến pháp được chế độ phát xít sử dụng, nó chưa bao giờ bị xóa bỏ nhưng bị vô hiệu hóa bởi Nghị định về bảo vệ Nhân dân và Nhà nước (Reichstagsbrandverordnung) do Tổng thống Hildenburg ký năm 1933 nhằm hạn chế các quyền công dân và Luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz) do Quốc hội Đức thông qua năm 1933. Luật Trao quyền năm 1933 cho phép Hitler toàn quyền ban hành và thi hành các đạo luật mà không cần thông qua Quốc hội hay chịu sự hạn chế của Tổng thống cũng như Hiến pháp.

Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng tại sao Nghị viện Đức lại có thể thông qua một đạo luật kinh khủng như Luật Trao quyền năm 1933, họ sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đạo luật đó được thông qua hoàn toàn hợp lệ với 444 phiếu thuận của các đảng: Quốc Xã, Nhân Dân Quốc Gia, Trung Dung, Nhân Dân Bayern, Quốc Gia Đức; chỉ có duy nhất Đảng Dân Chủ Xã Hội đã chống lại với 94 phiếu (1). Một chế độ đa nguyên đa đảng tốt đẹp đáng mơ ước đã quỳ gối trước chế độ độc tài phát xít. Các đảng phái ở Đức đã tự nguyện quy hàng Hitler, thậm chí đã tự ký vào bản án tử hình cho chính mình.

Sau khi chế độ phát xít sụp đổ, nước Đức bị chia cắt làm hai miền. Ở phần Tây Đức dưới sự chiếm đóng của quân Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ), bản Hiến pháp Đức 1919 bị vứt bỏ và thay vào đó là Luật Cơ sở (Grundgesetz) được Hội đồng nghị viện với sự chấp nhận của ủy ban quân quản của Đồng minh ban hành năm 1949 tại Bonn. Luật Cơ sở không phải là Hiến pháp mà chỉ là giải pháp tạm thời cho tình trạng nước Đức bị chia cắt và bị quân Đồng minh chiếm đóng. Điều 146 của Luật Cơ sở nêu rõ rằng Luật Cơ sở sẽ hết hiệu lực khi nước Đức hoàn toàn thống nhất, tự do và Hiến pháp do nhân dân tự quyết có hiệu lực (Dieses Grundgesetz, das nach Vollendung der Einheit und Freiheit Deutschlands für das gesamte deutsche Volk gilt, verliert seine Gültigkeit an dem Tage, an dem eine Verfassung in Kraft tritt, die von dem deutschen Volke in freier Entscheidung beschlossen worden ist)Hiện nay, chính phủ Đức tuyên bố rằng với sự thống nhất của nước Đức năm 1990 thì Luật Cơ sở cũng trở thành Hiến pháp của toàn bộ nước Đức (2). Tuy vậy, vẫn có nhiều người Đức hiểu điều 146 theo cách khác, họ cho rằng nước Đức thống nhất cần có Hiến pháp mới thay thế cho Luật Cơ sở và đấu tranh đòi lập Hiến pháp. Lập luận của những người đòi lập Hiến pháp mới xoay quanh các góc độ như: Luật Cơ bản là do nước ngoài áp đặt, vi phạm nhân quyền và chỉ phục vụ cho lợi ích của giới chủ doanh nghiệp... Tất nhiên, họ bị cảnh sát Đức bắt giữ và thẩm vấn ngay lập tức (3) cho dù có viện dẫn điều 146 của Luật Cơ bản.

Nguồn trích dẫn: