Friday, April 24, 2015

Marx học toán để làm gì?

Marx học toán để làm gì? Đó là câu hỏi đáng chú ý và cũng đã có nhiều người nghiên cứu. Song hầu hết là quan tâm về mặt toán học, Guglielmo Carchedi nhìn dưới một góc độ khác. Theo Carchedi đó là sự phát triển của phương pháp biện chứng, có ý nghĩa với khoa học xã hội hơn là đối với toán học. Điều này đáng chú ý khi mà hiện nay kinh tế chính trị học đang tìm cách thanh toán những nền tảng siêu hình mà nó nhiễm phải từ kinh tế học, và nửa bên kia là kinh tế học đã tha hóa thành một thứ toán học kinh tế phi lý. Đây là bản dịch phần phụ lục thứ ba "Marx's Mathematical Menuscripts" trong cuốn sách "Behind the Crisis: Marx's Dialectics of Value and Knowledge" của Guglielmo Carchedi do nhà xuất bản Brill ở Boston, Hoa Kỳ, phát hành năm 2011. Ai quan tâm có thể download bản scan của cuốn sách này tại trang gen.lib.rus, tôi không dẫn link để tôn trọng bản quyền của tác giả.

Bản dịch này xin được tặng cho bạn Thichthichiu, độc giả của trang này, vốn là người nghiên cứu toán học. Hy vọng bản dịch này sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về giới hạn của toán học trong nghiên cứu khoa học xã hội cũng như nguồn gốc ra đời của phong trào phản đối kinh tế học chính thống PAECON của sinh viên Pháp. Carchedi và những người thuộc phái biện chứng trong kinh tế chính trị học Marxist rất được chào đón ở PAECON.

Bản thảo toán học của Marx1

Sự xác thực tiếp theo về quan điểm biện chứng được đề cập tại Chương 1 có thể thấy trong Bản Thảo Toán Học của Marx.

Thông thường, các nhà bình luận tập trung vào bản thảo toán học để tìm hiểu phương pháp tính vi phân của Marx trên phương diện lịch sử toán học2. Một trong những câu hỏi được các nhà bình luận đưa ra là tại sao Marx bắt tay vào công việc nghiên cứu đó. Như đã được biết, Marx bị thúc đẩy một cách rõ ràng bởi sự quan tâm tới việc tính toán, do ông đã thừa nhận là kiến thức về toán học của ông không đủ để soạn tỉ mỉ các nguyên lý của kinh tế học.

Alcouffe cho rằng Marx thích toán học như vậy là do “sự rèn luyện mang tính chặt chẽ và trí tuệ”3 của nó cũng như khía cạnh giải trí, tiêu khiển và triết lý của toán học đối với Marx ít nhất là cũng quan trọng như sự mối bận tâm của ông đối với kinh tế học. Mặt khác, Yanovskaya, nhà bình luận quan trọng nhất về Bản thảo, đã nhận xét rằng Bản thảo không đưa ra câu trả lời về việc điều gì đã thúc đẩy Marx chuyển từ việc theo đuổi đại số và số học thương mại sang tính vi phân4. Marx dường như bị cuốn hút bởi nhiều mối bận tâm nên lập luận của Alcouffe loại trừ một cách không cần thiết lý do đã được Marx tuyên bố rõ ràng. Nhưng cũng có thể có lý do khác mang tính triết học hơn. Như chúng ta sẽ được thấy ở phía dưới, sự phê phán của Marx đối với việc tính vi phân và phát triển phương pháp riêng về vi phân tập trung vào bản chất tự nhiên của các vi đại lượng. Luận đề trong phần phụ lục này là Marx tìm kiếm sự cả sự hỗ trợ và vật liệu để tiếp tục phát triển phương pháp của ông về phân tích xã hội trong quá trình nghiên cứu phép toán vi phân. Từ góc nhìn này, Bản thảo đáng chú ý đối với các nhà khoa học xã hội  hơn là đối với các nhà toán học hay lịch sử toán học.

Bằng chứng đầu tiên về sự quan tâm của Marx đối với toán học nằm trong một lá thư gửi cho Engels vào năm 1858, trong đó ông viết: “Khi xây dựng các nguyên lý của kinh tế học, tôi đã bị chậm trễ khủng khiếp vì những sai lầm trong tính toán, để thoát khỏi sự tuyệt vọng thì tôi đã xem lướt lại môn đại số. Số học luôn là thứ xa lạ đối với tôi. Sau việc đi trật đường đại số, tôi đã nhanh chóng quay đầu trở lại”5. Vào năm 1863, ông lại viết cho Engels: “Trong thời gian rảnh, tôi tính vi phân và tích phân.”6  Đáng chú ý nhất là trong một bức thư khác gửi cho Engels mười năm sau đó (1873), ông đưa ra một ví dụ về nguyên lý kinh tế học mà ông đang suy nghĩ:

Tôi đã nói với Moore về vấn đề đôi lúc khiến tôi đau đầu. Mặc dù vậy, ông ấy cho rằng không thể giải quyết được, ít nhất là vào lúc này [pro tempore], bởi vì có rất nhiều yếu tố liên quan, các yếu tố mà đa phần vẫn chưa được khám phá. Vấn đề là: anh biết về các đồ thị thay đổi của giá cả, tỷ lệ chiết khấu, vv, trong năm, vv, được trình bày theo các đường zích zắc lên xuống. Tôi đã rất nỗ lực phân tích các cuộc khủng hoảng bằng cách coi các đường lên và xuống đó bất thường và tôi đã tin rằng (và vẫn tin rằng không khả thi nếu tài liệu không được nghiên cứu đầy đủ) tôi có thể xác định về mặt toán học những nguyên lý chi phối khủng hoảng. Như tôi đã nói, Moore cho rằng không thể hoàn thành vào lúc này và tôi giải quyết bằng cách tạm ngừng cho đến khi phù hợp7

Dưới ánh sáng của sự kiện “các nguyên lý chi phối khủng hoảng”, cũng như tất cả các quy luật xã hội, khuynh hướng và mâu thuẫn, “để xác định về mặt toán học” các quy luật là một việc không khả thi. Thứ nhất, toán học là một nhánh của logic hình thức, như đã thấy ở phía trên, các tiên đề của logic hình thức không thể mâu thuẫn. Mặc dù vậy, để nghiên cứu các quy luật vận động trong một xã hội thì phải bắt đầu từ các tiên đề mâu thuẫn (theo nghĩa là mâu thuẫn biện chứng như đã giải thích tại Chương 1 phía trên) và đây là lý do khiến quy luật vận động là khuynh hướng. Thứ hai, ngay cả khi tất cả “các yếu tố liên quan” được biết rõ thì về mặt thực tiễn cũng không thể tính toán tất cả chúng. Đây là lý do khiến các mô hình kinh tế lượng, ngay cả những mô hình liên kết được một nghìn quan hệ, cũng chỉ coi kết quả thảm hại đó là công cụ dự báo. Nhưng nếu không thể xác định quy luật khủng hoảng thuần túy bằng các khái niệm toán học thì chắc chắn vẫn có thể phân tích các vận động chu kỳ của các chỉ số kinh tế (lên và xuống) bằng việc sử dụng “toán học cao cấp hơn”. Đây là trực giác của Marx. 

Tại giao điểm này, hai câu hỏi khác được đặt ra. Thứ nhất, tại sao Marx không sử dụng vi phân trong nghiên cứu của ông? Theo Smolinski

Đối với ông ấy [Marx, G.C.] sự thật căn bản là hàng hóa có giá trị hoặc không, lao động là năng suất hoặc không, người tham gia vào quá trình kinh tế là một nhà tư bản hay một người vô sản, xã hội là tư bản hoặc xã hội chủ nghĩa. Đối với vũ trụ phân cực này thì các phép toán nhị phân là công cụ thích hợp hơn so với phép toán vi phân8.

Mặc dù vậy, Alcouffe bình luận rằng sơ đồ tái sản xuất và khuynh hướng đi suy giảm của tỷ suất lợi nhuận dễ xử lý với phương pháp toán học do Marx phát triển. Ví dụ như phép toán vi phân có thể được sử dụng để tính sự thay đổi tức thời của tỷ suất lợi nhuận9. Cả hai góc nhìn dường như đều có một phần của sự thật. Phép toán vi phân thực sự được áp dụng trong một số phần của lý thuyết kinh tế của Marx, nhưng câu hỏi là điều này có phù hợp. Hơn nữa, câu hỏi thích hợp không phải là tỷ suất lợi nhuận thay đổi tức thời ra sao mà là nó thay đổi ra sao dưới sự tác động qua lại biện chứng giữa khuynh hướng và phản khuynh hướng10. Giải thích có vẻ thích hợp hơn là Marx, cứ cho là rốt cuộc cũng thành thạo tính toán cho đến cuối đời,  không có đủ thời gian và cơ hội để viết ra những phân tích định lượng về đời sống kinh tế (ví dụ, chu kỳ kinh tế, những “đường zích zắc” mà ông viết trong lá thư phía trên).

Câu hỏi thứ hai là Marx đã áp dụng tính toán ra sao khi ông có thời gian và cơ hội để làm việc đó. Câu hỏi này không thể giải quyết bằng việc xem xét xem toán học đã được áp dụng vào việc lập kế hoạch kinh tế ra sao bởi những nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây. Như Smolinski tường thuật, “Theo một quan điểm được công nhận phổ biến, ảnh hưởng của Marx đã gây chậm chễ nhiều thập kỷ trong việc phát triển kinh tế học định lượng trong các hệ thống kinh tế kiểu Soviet, điều đó có thể nói là đã tác động bất lợi đối với hiệu quả hoạt động của họ.”11 Nhưng cũng như tác giả đã chỉ ra một cách chính xác, và cũng như Bản thảo đã cho thấy, Marx không hề tẩy chay tính toán và rất quan tâm tới ứng dụng của chúng trong kinh tế học. Sự thật là

các nhà kế hoạch hóa “cuồng toán học”, sử dụng cách thể hiện thích hợp của L. Kantorovich, đã đi tới một sự phân bổ sai lầm đáng kể nguồn lực thông bằng các quyết định không tối ưu …  Tổn thất trí tuệ của sự cấm kỵ trong câu hỏi này là khá lớn: giảm xuống trạng thái của một khoa học “định tính”, phi định lượng, kinh tế trì trệ … [Oskar Lange – G.C.] chỉ ra rằng kinh tế học Soviet đã hạ cấp thành một giáo điều cằn cỗi, mục đích chỉ là “biện hộ cho lợi ích riêng của tầng lớp quan liêu thống trị và xuyên tạc cũng như làm sai lệch hiện thực kinh tế.”Quá trình đó dẫn đến “một sự xa rời chủ nghĩa Marx … khoa học [kinh tế] Marxist bị thay thế bằng một chủ nghĩa biện hộ giáo điều.”12

Có một sự nhầm lẫn rõ ràng ở đây. Trong khi Marx không thể bị quy trách nhiệm về việc thiếu áp dụng toán học trong các nền kinh tế kiểu Soviet, và đồng thời sự thiếu áp dụng đó rõ ràng là một cản trở đối với việc vận hành hiệu quả một hệ thống kinh tế, lý do cho sự sụp đổ của Liên Bang Soviet và các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Soviet khác nên tìm ở chỗ khác. Nói ngắn gọn, bất chấp đặc tính riêng của nó, trong đó có sự thiếu vắng thị trường, Liên Bang Soviet đã trở thành một hệ thống mà trong đó các tầng lớp chính trị/quản lý thực hiện chức năng của tư bản. Áp dụng các kỹ thuật lập kế hoạch là công cụ để phản ánh thị trường và hệ thống phân bổ, nhưng đồng thời cũng làm suy yếu vị thế của tầng lớp quan liêu và củng cố tầng lớp kỹ trị. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc áp dụng các kỹ thuật lập kế hoạch trong các nền kinh tế này là đối kháng với một hệ thống dựa trên sự tự quản lý kinh tế và xã hội của người lao động. Trái ngược với quan điểm của Smolinski, sự lựa chọn của nhà quản lý thường xuyên sai lầm không phải bởi vì họ “phản ánh học thuyết giá trị lao động sai lầm”13 mà bởi vì hệ thống tư bản chủ nghĩa ẩn mình trong đó cần thị trường làm hệ thống phân bổ hơn là bất cứ kiểu hệ thống phân bổ nào khác. Sự phân bổ tối ưu đối với tư bản chỉ có thể đạt được thông qua thị trường. Hệ thống do vậy bị suy yếu và không thể cạnh tranh với các nước tư bản phát triển14.

Đối với Marx, câu hỏi quan trọng ở đây không phải là có hay không và Marx đã áp dụng phép toán vi phân vào lý thuyết kinh tế ra sao. Điều này ít quan trọng. Hơn nữa, điểm chủ chốt là ngay cả khi Bản thảo không giải quyết mối quan hệ giữa phép biện chứng và phép toán vi phân thì phương pháp vi phân của Marx cũng cho phép khám phá quan điểm biện chứng về hiện thực của Marx. Các nhà bình luận Bản thảo đã không biết điều đó. Mặc dù vậy, sự khám phá này quan trọng hơn ở chỗ phương pháp tính vi phân của Marx là khía cạnh thật sự quan trọng của Bản thảo.

Hãy bắt đầu xem xét “Lebniz đi đến khái niệm đạo hàm … từ các nghiên cứu hình học.”15. Lấy y1=x13, bắt đầu bằng dx=x1–x0 và dy=y1–y0:
(1)   y1=x13 =(x0 + dx)3=x03+3x02dx+3x0(dx)2+(dx)3

Do y0=x03  nên 
(2)   y1=y0+3x02dx+3x0(dx)2+(dx)3

Do vậy 
(3)   y1-y0=dy=3x02dx+3x0(dx)2+(dx)3

Và chia cả hai vế cho dx thì thu được
(4)   dy/dx=3x02+3x0dx+(dx)2

Tại điểm này, theo Leibniz thì ta có thể giản lược dx ở vế bên phải do dx là đại lượng cực nhỏ. Qua đó thu được 
(5)   dy/dx =3x02 hay tổng quát hơn là 3x2

Vấn đề theo Marx là có hai phần. Thứ nhất là đạo hàm 3x02 đã xuất hiện trong phương trình (1), có nghĩa là trước khi đạo hàm, trước khi đặt dx bằng 0. Do vậy, để tính đạo hàm, các phần thu được trong phần bổ sung của đạo hàm lần thứ nhất [3x0dx + (dx)2 - G.C.] … phải được loại bỏ để thu được kết quả chính xác [3x02 - G.C.]16. Điều này là cần thiết để thu được kết quả chính xác thay vì kết quả bất kỳ17. Marx gọi đây là phương pháp “thần bí”. Thứ hai, nếu dx là một đại lượng cực nhỏ, và nếu nó không phải là số thường (hệ Archimed) thì tại sao ta được phép dùng quy luật của số thường, cụ thể là phép mở rộng nhị thức (x0 + dx)3. Tổng quát hơn nữa, trạng thái bản chất và lý thuyết của các đại lượng cực nhỏ là gì?

Để giải quyết những khó khăn đó, Marx tự phát triển phương pháp đạo hàm. Về cơ bản, phương pháp của Marx như sau. Cho một hàm số cụ thể như y=f(x), sau đó Marx cho x0 tiến tới x1. Cả x và y tăng tới một định lượng giới hạn, Δx và Δy, do dó quy luật của số thường có thể áp dụng được. Tỷ số Δy/Δx=[f(x1)–f(x0)]/(x1–x0) được ông gọi là đạo hàm tạm thời hay sơ bộ. Sau đó, ông cho x1 tiến tới x0, tức là x1–x0=0 và do đó y1–y0=0, qua đó giảm giá trị giới hạn tới đại lượng tối thiểu tuyệt đối. Đây là đạo hàm cuối cùng, dx/dy (để đạo hàm chỉ xuất hiện sau quá trình vi phân)18. Đại lượng x1 mặc dù thu được từ biến số x, không biến mất mà chỉ giảm xuống giá trị giới hạn tối thiểu của nó19. Hãy xem xét cách Marx tính đạo hàm của y=x3

Nếu x0 tăng tới x1, y0 tăng tới y1. Giả sử x1–x0=Δx và y1-y0=Δy 
(1)   Δy/Δx =(y1-y0)/(x1–x0)=(x13–x03)/(x1–x0).

Do 
(2)   (x13–x03)=(x1–x0)(x12+x1x0+x02)

Ta đem thay (2) vào (1) 
(3)   Δy/Δx =[(x1–x0)(x12+x1x0+x02)]/(x1–x0)

Và thu được đạo hàm sơ bộ 
(4)   Δy/Δx =x12+x1x0+x02

Đạo hàm cuối cùng do đó là “đạo hàm sơ bộ giảm tới đại lượng nhỏ tuyệt đối”20. Hai phương pháp cùng tạo ra một kết quả nhưng có nhiều sự khác nhau giữa chúng. Thứ nhất, “xuất phát điểm … là các cực đối lập cũng như phương pháp triển khai diễn ra”21. Trong trường hợp thứ nhất x0+dx=x1 (“phương pháp dương”); trong trường hợp thứ hai (Marx) thì x0 tăng tới x1, có nghĩa là x1–x0=Δx (“phướng pháp âm”22). “Một phương pháp thể hiện cùng một nội dung như phương pháp khác: dạng thứ nhất là Δx âm, dạng còn lại là số gia h dương”23. Trong phương pháp dương “khởi đầu chúng ta nhận định sự khác biệt mà sự đối lập của nó như là một tổng số24.Phương pháp thứ hai, trình tự cũng khác biệt: phân số Δy/Δx được chuyển đổi thành dy/dx và kết quả đạo hàm được thu được sau khi tính đạo hàm, sau khi x1 giảm tới đại lượng tối thiểu tuyệt đối. Trong phương pháp dương, “đạo hàm do đó không có cách nào thu được bằng phép toán vi phân trái lại mở rộng đơn giản hàm f(x+h) hay y1 trong một biểu hiện xác định thu được bằng phép nhân đơn giản”25. Có thể lập luận rằng những sự khác biệt này không đáng chú ý do cả hai đều chỉ sử dụng đại số sơ cấp và chia gia lượng của định lượng, y, phụ thuộc vào một đại lượng khác, x, bởi gia lượng của x26. Hơn nữa, từ quan điểm toán học, phương pháp của Marx là giới hạn về khả năng áp dụng “bởi vì thường là không thể chia f(x1)-f(x0) cho x1-x0.”27 Mặc dù vậy, cũng có thể lập luận rằng phương pháp của Marx đáng chú ý về mặt lịch sử. Phương thức tính toán của ông cho phép nhận thấy rằng dy/dx không phải là tỷ số giữ hai số 0 mà là một biểu tượng cho thấy trình tự trước hết là tăng x0 tới x1 (và do đó y0 tới y1) và sau đó giảm x1 (cùng với y1) tới giá trị tối thiểu, x0 và y0. Khám phá của Marx cho thấy dy/dx là một biểu tượng vận động đã thấy trước “một ý tưởng chỉ xuất hiện lại vào thế kỷ 20”28 Sự trình bày của Marx về dy/dx như là một biểu tượng vận động, “sự biểu hiện của một quá trình” và “biểu tượng của một quá trình hiện thực” là một thành tích thực sự, một sự phê phán nổi bật đối với những nền tảng “thần bí” của phép toán vi phân, đối với bản chất siêu hình của các vi đại lượng vừa không hữu hạn vừa không là 029.

Như đã trình bày, những xem xét này mang lại lợi ích nhỏ đối với mục đích hiện tại. Điểm mấu chốt là phân tích về phương pháp cho thấy sự thấu hiểu quan trọng đối với khái niệm của Marx về biện chứng như đã đề cập ở trên30. Hãy cùng xem xét những nguyên lý đã ẩn chứa trong Bản thảo. Thứ nhất, đối với Marx, khái niệm về các vi đại lượng, về một giới hạn gần đúng bằng 0, của một thứ không phải là số hay 0, cần phải phủ nhận như là “siêu hình”, như con quái vật “Chimera”. Trong phương pháp của ông, đầu tiên x0 tăng tới x1 (có nghĩa là bởi dx) và sau đó x1 giảm xuống x0, như vậy x1 không biết mất mà chỉ giảm tới giá trị giới hạn tối thiểu x0. Do vậy, dx, thay vì đồng thời vừa là 0 vừa không phải là 0, thì trước hết là một số thực và sau đó được đặt bằng 0. Đây là lý thuyết hóa quá trình hiện thực, nhất thời. Theo cách này, Marx thoát khỏi khái niệm “ma quỷ” về đạo hàm. Khái niệm dx=0 và dy=0 là biểu tượng của quá trình này, không phải là các số thực bị chia cho 031.

Thứ hai, trong phương pháp “dương”, vận động là kết quả của một đại lượng (nhỏ) (dx) thêm vào x0, là một hằng số. Có nghĩa là x0 vẫn được giữ nguyên là hằng số, do đó vận động và thay đổi chỉ tác động đến một phạm vi giới hạn của hiện thực32. Điểm khởi đầu là một hằng số, không vận động và thay đổi, đối với nó sự thay đổi chỉ được bổ sung như là phần phụ thêm. Đây là quan điểm hiện thực thống kê chỉ bị nhiễu loạn tạm thời bởi sự vận động, hơn nữa chỉ được áp dụng cho phần vô cùng nhỏ của hiện thực. Suy luận tương tự với cân bằng và phi cân bằng (sai lệch tạm thời khỏi cân bằng) trong khoa học xã hội với chủ nghĩa cận biên trong kinh tế là rõ ràng. dx được thêm x từ bên ngoài x. Sự vận động không được thúc đẩy bởi bản chất bên trong của cấu trúc mà là kết quả của các lực lượng bên ngoài. Phía sau “dạng dương” là giải thích thống kê về hiện thực, còn phía sau dạng kia là quan điểm động lực.  

Đối với Marx “x1 là sự gia tăng của bản thân x; sự tăng trưởng của nó không tách rời nó … Công thức này không tách biệt x, cụ thể là x1, khỏi dạng nguyên gốc trước khi tăng lên, từ x, nhưng nó cũng không tách biệt x khỏi phần gia lượng của nó”33. Trong phương pháp của Marx, đó là tổng thể, x0 vận động, nó tăng lên x1 bằng dx. Sự vận động từ x0 tới x1 (xuất phát điểm của Marx) và quay trở lại (điểm kết thúc) cho thấy một sự thay đổi trong toàn bộ hiện thực, ngay cả khi do tác động của một phần tối thiểu. x0 không thể tăng lên do Δx (hay dx) mà không biến thành x1; sự thay đổi trong một phần hiện thực (mặc dù là nhỏ) thay đổi toàn bộ hiện thực do sự liên hệ qua lại giữa tất các các phần cấu thành của hiện thực. Đây là quan điểm động lực mà theo đó sự thiếu vắng vận động cũng như thay đổi không có tác dụng. x0 có thể tăng tới x1 chỉ bởi vì x+dx đã hàm chứa trong x như là một trong những tiềm năng của nó. Sau đó, phương pháp của Marx hàm ý rằng x hàm chứa trong phạm vi bản thân x+dx, sau đó hiện thực hóa bản thân như là x+dx, nếu x+dx chuyển thành x thì nó lại trở thành tiềm năng nằm trong x. Ngay cả khi không được Marx khẳng định một cách rõ ràng thì phương pháp của ông giả định rằng quan điểm biện chứng được tạo áp dụng trong trường hợp này đã phân biệt giữa kết quả và tiềm năng34. Thực tế, đây có thể không phải là cách mà khái niệm dx của toán học hiện đại bất hòa với những mục đích này.

Đó là một khía cạnh, mặc dù vậy điều đó có thể trái ngược với khái niệm biện chứng được phát triển ở đây. Marx đề cập trong thoáng qua (chỉ một lần duy nhất) rằng phương pháp tiếp cận hai bước của đạo hàm là một ví dụ về phủ định của phủ định: “Toàn bộ khó khăn trong việc thấu hiểu tính toán vi phân (như phủ định của phủ định nói chung) nằm một cách chính xác ở chỗ xem xét nó tách biệt khỏi một phương pháp đơn giản ra sao và do đó dẫn tới các kết quả hiện thực”35. Điều này dương như là trong phép toán vi phân, nếu thoát khỏi phương pháp tiếp cận siêu hình, quay sang phủ định biện chứng”36. Một sự lựa chọn khác, người ta sẽ bị lôi cuốn vào việc xem xét nó như là ví dụ về việc Marx làm đỏm với phương thức trình bày kỳ dị kiểu Hegel. Nhưng Marx viết rằng ông đã làm đỏm với thuật ngữ của Hegel vào năm 1873 trong khi bản thảo đang xem xét được viết vào năm 1881.

Trích dẫn phía trên có thể giải thích theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, có thể là Marx nghĩ rằng phủ định của phủ định là một khái niệm đúng cho cả khoa học tự nhiên và xã hội. Điều này sẽ mâu thuẫn với lý thuyết được thúc đẩy trong công trình này theo nghĩa là nó sẽ chỉ tập trung vào sự tương đồng có tính hình thức. Ví dụ, người ta có thể cho rằng x0 bị x1 phủ định và sau đó x1 lại bị x0 phủ định. Nhưng sự phủ định kép này hoàn toàn khác so với hiện thực xã hội. Sự vận động (1) chỉ là một sự thay đổi về lượng từ x0 tới x1 và ngược lại, có nghĩa là không có sự thay đổi về chất; và (2) không có giải thích về lực lượng tiềm tàng trong x0, khiến nó biến đổi thành x1 và ngược lại. Trong xã hội, giải thích phủ định của phủ định về khả năng các hiện tượng xã hội thay thế bản thân bằng cách tự tạo ra các điều kiện cho sự thay thế là nhờ bản chất mâu thuẫn của chúng. Đây không phải là môi trường của phép đạo hàm. Nếu đây là tình thế của Marx, ông sẽ đồng ý với Engels, người coi các quy luật biện chứng là “đúng với sự vận động trong tự nhiên và lịch sử nhân loại và với sự vận động của tư duy”37. Mặc dù vậy, nếu câu hỏi là giải thích sự mâu thuẫn, vận động mâu thuẫn, thì không có sự phủ định của phủ định trong quá trình đạo hàm cũng như không có sự phủ định của phủ định trong toán học.

Lập luận toán học dựa trên logic hình thức, thứ logic loại trừ các mâu thuẫn và do đó là vận động mâu thuẫn. Marx đồng ý rằng toán học có thể giải thích sự vận động: “phương pháp đại số … [là] sự đối lập rõ ràng [của] phương pháp vi phân”38 bởi vì phương pháp thứ nhất là phân tích về đại lượng thống kê trong khi phương pháp thứ hai phân tích sự thay đổi của các đại lượng. Mặc dù vậy, bất chấp sự khác biệt này, cả hai nhánh của toán học cùng có một đặc trưng là làm việc với các đại lượng và do đó là sự thay đổi về lượng mà không thể có thay đổi về chất và mâu thuẫn. Nếu toán học chỉ làm việc với định lượng thì nó chỉ làm việc trong vương quốc của hiện thực hóa (tức là không ở trong vương quốc của khả năng). Do đó, nó không thể xử lý các mâu thuẫn biện chứng và sự thay đổi về chất. Toán học trừu tượng hóa các hiện thực cụ thể. Các khái niệm của nó có thể áp dụng cho mọi vương quốc hiện thực có thể định lượng và vì lý do này nó không tìm kiếm sự xác thực trong các sự vật cụ thể. Mặt khác, logic biện chứng là sự tập trung mang tính lý thuyết của hiện thực cụ thể (xem Chương 1, Phần 7). Vì lý do đó, nó tìm kiếm sự xác thực trong hiện thực đó. Nhưng cũng có khả năng là Marx đề cập tới sự phủ định của phủ định, trong cả khoa học tự nhiên và xã hội, cùng chung đặc điểm là dẫn tới “kết quả hiện thực”, bất chấp sự khác biệt của chúng. Trong trường hợp này, sẽ có một sự đồng thuận với lý thuyết hiện tại về quy định biện chứng.      

Bất kể thế nào, kết luận quan trọng là Marx tính vi phân với con mắt của nhà khoa học xã hội, của nhà biện chứng học. Phương pháp vi phân của ông phản ánh một quá trình hiện thực, nhất thời mà trong đó một trường hợp thực (một số thực) không thể đồng thời là một trường hợp thực khác (số 0) và trong đó sự vận động tác động tới tổng thể thay vì chỉ là một phần và kết quả của sự tác động qua lại giữa các tiềm năng và đó là thứ được hiện thực hóa. Phương pháp tính vi phân của Marx chỉ phù hợp với phương pháp tiếp cận động lực và nhất thời (và không phù hợp với phương pháp tiếp cận mà trong đó thời gian không tồn tại, như phương pháp đồng thời trong kinh tế học), tổng quát hơn, với khái niệm biện chứng như đã trình bày. Kết luận này rất phù hợp với tranh luận giữa các nhà Marxist cho rằng trong lý thuyết của Marx thì thời gian là sự kết hợp cần thiết của động lực, một hệ thống không cân bằng và những người trung thành với một hệ thống không có thời gian và vận động (xem Chương 2 phía trên). Câu hỏi không phải là phương pháp của Marx (bất kể trường hợp nào, chính xác trong giới hạn của nó) có phù hợp với toán học hay lịch sử của toán học hay không39. Câu hỏi phải là Bản thảo có thực sự phù hợp với các nhà khoa học xã hội quan tâm đến việc khám phá và tiếp tục phát triển khái niệm biện chứng của Marx như là phương pháp nghiên cứu xã hội và là một công cụ để thay đổi xã hội hay không.

Chú thích

1 Phụ lục này được chỉnh sửa từ bài viết của Carchedi ở 2008a và của Carchedi ở 2008b. Hai phiên bản trước nhận được những bình luận của Hans van den Bergh, giáo sư toán học tại trường đại học Wagenningen, của Josephn Dauben, giáo sư (Distinguished Professor) về lịch sử và lịch sử khoa học, đại học Thành Phố New York, và Alain Alcouffe, giáo sư khoa học xã hội, đại học Toulouse. Sự thay đổi đã được báo trước. Xem Carchedi 2008b.

2 Xem Alcouffe 1985 và 2001; Antonova 2006; Blunden 1984; Engels 1983 và 1987; Gerdes 1985; Yanovskaya 1969 và 1983; Kennedy 1977; Lombardo Radice 1972; Smolinski 1973.

3 Alcouffe 1985, trang 40–41.

4 Yanovskaya 1969, trang 23.

5 Marx 1978.

6 Marx 1974.

7 Marx 1976.

8 Smolinski 1973, trang 1199.

9 Alcouffe 1985, trang 37.

10 Điểm này khác với quan điểm của Alcouffe là xử lý toán học hình thức đối với quy luật khuynh hướng tỷ suất lợi nhuận suy giảm sẽ được “đặc biệt hoan nghênh” (sách đã dẫn).

11 Smolinski 1973, trang 1189.

12 Sách đã dẫn

13 Smolinski 1973, trang 1190.

14 Carchedi 1987. Theo Dauben, “Nghiên cứu Bản thảo Toán học của Marx có tác động chủ chốt đối với nghiên cứu của Soviet trong lịch sử và triết học về toán học, khởi đầu vào những năm 1930. Điều này là thật trong lịch sử toán học, khi mà hầu như toàn bộ các công trình công bố giữa năm 1930 và 1950 đều liên quan đến bản thảo. Mặc dù vậy, lịch sử của toán học cũng nhận được sự thúc đẩy đáng kể nhờ những gì Marx đã viết … Do vậy sự đáng chú ý của khám phá và nghiên cứu bản thảo toán học của Marx ở Liên Bang Soviet có thể đánh giá theo nhiều phương diện khác nhau. Đánh giá về việc các công trình biên tập về bản thảo đã thúc đẩy nghiên cứu trong những năm 1930 của lịch sử toán học, hiệu ứng của việc đó là tích cực. Đặc biệt là bản thảo cung cấp một nhân tố căn bản cho việc nghiên cứu nghiêm túc lịch sử của phân tích. Cũng có thể rút ra là để thừa nhận Marx hoàn toàn thì cần phải nghiên cứu lịch sử toán học một cách tổng quát. Đáng tiếc là đối các nền tảng toán học liên quan được quan tâm thì Marx và bản thảo hầu như chỉ có tác động tiêu cực. Điều này là do khuynh hướng ban đầu của các nghiên cứu cơ bản tập trung hầu hết vào việc diễn giải biện chứng toán học theo học thuyết cơ bản của Marx. Đối với sự tự phát triển nội tại và kỹ thuật của toán học, bản thảo của Marx dường như không đóng một vai trò đáng kể nào, dù là tích cực hay tiêu cực”. Dauben 2003, trang 2-3.

15 Gerdes 1985, trang 24–30. Xem Struik 1948, trang 187 và ff.

16 Marx 1983a, trang 91.

17 Sách đã dẫn

18 Về công thức chính xác hơn trên phương diện toán học trong phương pháp của Marx, xem Marx 1983a, ghi chép 7, trang 195–6.

19 Marx 1983a, trang 7; bổ sung gạch chân.

20 Sách đã dẫn

21 Marx 1983a, trang 68.

22 Marx 1983a, trang 88.

23 Marx 1983a, trang 128.

24 Marx 1983a, trang 102.

25 Marx 1983a, trang 104.

26 Tôi biết ơn Hans van den Berg về trao đổi cá nhân.

27 Gerdes 1985, trang 7.

28 Kolmogorov, được trích dẫn trong Gerdes trang 75. Theo Lombardo Radice, Marx không biết gì về các cơ sơ quan trọng của giải tích, từ Cauchy tới Weierstrass, đó là điều khẳng định “thiên tài” của ông trong việc phê phán độc lập nền tảng “thần bí” của phép toán (Lombardo Radice 1972, trang 274).

29 Lombardo Radice, được trích dẫn trong Ponzio 2005, trang 23.

30 Quan điểm này khác với diễn giải của Alcouffe rằng “hình thức hóa một khoa học xã hội, nhất là một khoa học phế phán” phải được tìm kiếm trong tác phẩm Khoa học về Logic của Hegel (Alcouffe 1985, trang 104). Như đã lập luận phía trên, nhất là tại Chương 1, cần phải tìm kiếm và bóc tách từ công trình của Marx.

31 Điều tương tự được Yanovskaya đưa ra. Theo Gerdes, “một số nhà khoa học giải thích các vi đại lượng hay các đại lượng vô cùng nhỏ theo khái niệm về bản chất biện chứng của đối lập – vừa bằng 0 vừa khác 0. Yanovskaya gọi các nhà khoa học này là “Marxist giả hiệu” do họ quên mất rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng không thừa nhận mâu thuẫn thống kê (=0 và #0), mà chỉ thừa nhận mâu thuẫn liên hệ với vận động.” (Gerdes 1985, trang 115-116).

32 Trong một lá thư gửi Marx vào năm 1882, Engels viết: “sự khác biệt căn bản giữa phương pháp của anh và phương pháp cũ là anh cho x thay đổi sang x’, do đó làm cho chúng thật sự biến đổi, trong khi cách kia bắt đầu bằng x+h, luôn chỉ là tổng của hai số lượng, nhưng không bao giờ là sự biến thiên của một số lượng.” Engels 1983, trang xxix.

33 Marx 1983a, trang 86.

34 Trái lại, trong hiện thực xã hội, một sự hiện tượng xã hội có thể giảm về kích thước tới một điểm khi nó trở thành hiện tượng cá biệt, một hiện tượng xã hội tiềm năng. Nhưng trong hiện thực xã hội thì khái niệm về vi đại lượng là vô nghĩa.

35 Marx 1983a, trang 3.

36 Ponzio 2005, trang 33. Xem Kennedy 1977, trang 311.

37 Được trích dẫn trong Gerdes 1985, trang 88.

38 Marx 1983a, trang 21.

39 Dauben gợi lên sự chú ý tới mối liên hệ giữa phân tích phi chuẩn mực và Bản thảo Toán học của Marx ở Trung Quốc: “Gần một thế kỷ sau Marx, các nhà toán học Trung Quốc đã liên kết một cách rõ ràng tư tưởng Marxist và các nền tảng toán học thông qua một chương trình mới diễn giải phép toán sử dụng vi lượng, như Marx đã dự báo, nhưng hiện giờ là theo các khái niệm chặt chẽ của phân tích phi chuẩn mực, phát minh của Abraham Robinson vào những năm 1960. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976), toán học bị hoài nghi ở Trung Quốc do quá trừu tượng, tách biệt khỏi mối quan tâm của người bình thường và nỗ lực đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của đời sống trong một xã hội hầu hết là nông nghiệp. Mặc dù vậy, khi các nhà toán học Trung Quốc khám phá ra bản thảo toán học của Karl Marx, chúng dường như đem lại một cơ sở mới mẻ để biện minh cho toán học trừu tượng, đặc biệt là liên quan tới các đánh giá cơ bản và mang tính phê phán của phép toán” (Dauben 2003, trang 328). Lưu ý rằng điều này dường như không đưa ra câu trả lời cho vấn đề câu hỏi quan trọng của Marx là gì, tức là bản chất tự nhiên của các vi đại lượng hay số lớn. Giả thuyết về một “đám mây” các số siêu thực trôi nổi li ti gần với mỗi con số trên đường *R không trả lời câu hỏi của Marx. 

Saturday, April 18, 2015

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Tròn bốn mươi năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi, những người Mỹ tiến bộ thấy điều gì? Nước Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi thất bại cay đắng nhất trong lịch sử của họ ở một xứ sở Châu Á nhỏ bé xa xôi ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Looking Back at the Vietnam War" của tác giả Andy Piascik.

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Mùa xuân năm nay đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ít nhất thì đó cũng là cái được gọi ở Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, họ gọi là chiến tranh chống Mỹ để phân biệt giai đoạn Hoa Kỳ tham chiến với những giai đoạn mà những kẻ xâm lược và thực dân khác tham chiến – đáng kể nhất là Trung Quốc, Pháp, và Nhật Bản.

Sự kiện này được đánh dấu bởi hàng loạt các bình luận, hồi tưởng và những gì được coi là lịch sử của truyền thông doanh nghiệp. Lầu Năm Góc đã gióng chuông với một câu chuyện kỳ khôi đăng trên website của họ gợi lại sự tuyên truyền mà họ thêu dệt trong thời kỳ chiến tranh: chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ là tốt, Việt Nam là xấu. Trong ghi nhận tích cực hơn, các nhóm hòa bình và cựu chiến binh khắp đất nước đã tổ chức các sự kiện, những người khác cố gắng thúc đẩy các phân tích về sự khủng khiếp của cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, bóng ma đã ám ảnh Việt Nam cho tới tận ngày nay.

Một quan điểm hỗn hợp hợp là cuộc chiến tranh vẫn lơ lửng phía trên đất nước của chúng ta như một đám mây. Nhiều thập kỷ trước đây, các bình luận viên của truyền thông chính thống thường xuyên đề cập tới hội chứng Việt Nam, điều mà cho đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn khiến chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ e ngại mở rộng. Các tinh hoa truyền thông đã đề cập tới sự miễn cưỡng của tầng lớp chính trị trong việc tham chiến với nỗi sợ hãi sẽ sa lầy tại “một Việt Nam khác”. Song hội chứng Việt Nam thật sự là vùng vịnh trong ý kiến của giới thượng lưu và công chúng về cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đó mới là điều mà họ không sẵn sàng công khai.

Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ đã cực kỳ khó khăn để giành được sự ủng hộ đáng kể của công chúng cho các cuộc chiến tranh của họ kể từ chiến tranh Việt Nam. Ví dụ, suốt thập kỷ 1980 Hoa Kỳ đã vô vọng tìm kiếm cách áp đặt ý chí của họ đối với Nicaragua, El Salvador và Guatemala, chỉ cần kể ba cái tên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quân đội tay sai để giúp tầng lớp quý tộc địa chủ chống lại người dân của những quốc gia đó. Nếu không có sự phản đối của công chúng thì quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến ở Trung Mỹ vào năm 1980. Do Hoa Kỳ không có khả năng đưa quân đội đến nên kiểu tắm máu mà Hoa Kỳ gây ra ở Lào, Việt Nam và Campuchia đã không xảy ra ở Trung Mỹ. Một trong những kết quả là phong trào nhân dân và các lực lượng cách mạng đã có khả năng tổ chức đấu tranh, tới mức mà người du kích cách mạng thời đó là tổng thống hiện nay ở El Salvado và lãnh đạo lâu dài của Sandinista, Daniel Ortega, lại một lần nữa là tổng thống của Nicaragua.

Đấy là chưa kể tới những con số kinh hoàng về chết chóc và sự tàn phá khôn lường đối với những quốc gia đó; Hoa Kỳ đã quyết định phá hủy các kinh nghiệm cách mạng ở Nicaragua, một nỗ lực hầu như đã thành công. Điềm xấu hơn nữa, sau khi địa ngục của khủng bố quân sự những năm 1980 qua đi, Guatemala vẫn tiếp tục nằm trong tay của tầng lớp thượng lưu giàu có gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ và là một trong những xã hội phân tầng, áp bức nhất ở Bán cầu.

Nhưng thiệt hại gây ra ở Trung Mỹ không thể so sánh với những gì đã diễn ra ở Đông Dương và đó là do một phần không nhỏ những nỗ lực của hàng triệu người Mỹ hàng ngày. Không giống với Đông Dương, tình đoàn kết với người dân Trung Mỹ đã bắt đầu sớm và tha thiết. Ở Nicaragua, họ đã sớm bắt đầu sau khi Hoa Kỳ chống lại cuộc nổi dậy nhân dân để lật đổ chế độ độc tài khắc nghiệt Somoza vào năm 1979. Ở El Salvado, tình đoàn kết xuất hiện sau vụ ám sát tổng giám mục Oscar Romero của phe khủng bố bán quân sự vào năm 1980 và phát triển lớn hơn trong 10 năm tiếp theo. Sự đoàn kết bao gồm biểu tình, tọa kháng, hội thảo, viện trợ y tế, các dự án thành phố chị em, được các bác sĩ, thợ điện, và các lao động có tay nghề khác hưởng ứng, cũng như tạo ra các nơi ẩn náu, thường là ở nhà thờ, cho người dân tránh khỏi bạo lực của Hoa Kỳ.

Sự phản đối một cách rời rạc cuộc xâm lược ở Đông Dương tại Hoa Kỳ, trái lại, bùng lên vào năm 1963 và 1964 nhưng vẫn rất nhỏ bé và tách biệt. Những gì chúng ta biết là phong trào phản chiến không sâu sắc cho đến năm 1965, hơn một thập kỷ sau khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ tay sai khát máu Ngô Đình Diệm ở miền nam của Việt Nam, và tròn bốn năm sau khi tổng thống Kenedy khởi đầu sự leo thang chính yếu.

Gần đây hơn, Hoa Kỳ đã xâm lược Irag và Afghanistan, như đã viết, đang dự tính gửi quân đội đến đâu đó ở Trung Đông. Cũng như ở Đông Dương, nỗ lực ở Iraq và Afghanistan đã thất bại thảm hại. Do sử dụng quy mô lớn lực lượng quân sự áp đảo nên Hoa Kỳ đã trở thành một kẻ hạ đẳng quốc tế - được sợ hãi nhưng cực kỳ bị cô lập. Một lần nữa, tổ chức trong nước đã đóng góp đáng kể vào sự cô lập đó. Không cần phải can đảm nhiều và quan trọng là thừa nhận cả hai bởi vì sử dụng sức mạnh lớn hơn gây ra đau khổ, cũng như những gì mà một cuộc chiến tranh đế quốc tác động tới công chúng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đối với cả bản thân chúng ta cũng như đối với những người phải chịu đựng đau khổ của những trận ném bom dưới danh nghĩa chúng ta, chúng ta cần phải hiểu điều đó.

Đấu tranh với lịch sử chính thống và bị xuyên tạc về Việt Nam có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực ấy và việc này đòi hỏi phải tóm lược những điều căn bản theo tinh thần đẫ nêu. Một trong những quan điểm xuyên tạc lịch sử được thêu dệt trong các bình luận mới đây là chiến tranh được bắt đầu vào tháng 2 năm 1965 khi Bắc Việt và quân đội Hoa Kỳ đụng độ lần đầu tiên, kết quả, họ khẳng định (dĩ nhiên) là cuộc tấn công vô cớ của Bắc Việt. Người ta không biết phải cười hay khóc về sự ngớ ngẩn của khẳng định ấy, hàng chục ngàn – có lẽ là hàng trăm ngàn – người Việt Nam đã chết trong tay Hoa Kỳ vào lúc đó thế mà cuộc chiến tranh vẫn chưa bắt đầu, nhưng đó là sự thiếu trung thực và theo đuôi quyền lực thường thấy trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ. 

Thời điểm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu phụ thuộc vào việc ai đó quyết định cuộc chiến tranh bắt đầu nhưng năm 1945 là thời điểm phù hợp để nắm bắt được những gì diễn ra trong 30 năm sau đó. Đó là mùa hè của cái năm mà lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp quanh Việt Minh đánh bại Nhật Bản, đội quân đế quốc đã xâm lược đất nước của họ bốn năm trước đó. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới phải chịu đựng những tổn hại khủng khiếp dưới sự áp bức của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt trong Thế Chiến thứ II, người Việt Nam nhận ra rằng chiến thắng của họ là bình mình của ngày mới, Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh, lãnh đạo Việt Minh, đã đọc bản tuyên ngôn được lấy cảm hứng rõ ràng từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (nhiều phần được trích dẫn nguyên văn) tại một cuộc mít-ting lớn ở Việt Nam, điều đó cũng trực tiếp truyền tải tới Washington và người dân khắp thế giới. 

Đó là lúc Hoa Kỳ quyết định từ chối lời đề nghị của Hồ và bắt tay với thực dân đã cai trị Việt Nam trong một thời gian dài, là người Pháp. Hầu hết chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp đã bỏ chạy khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam; những người Pháp còn ở lại thì cộng tác với người Nhật. Mặc dù vậy với sự khôn ngoan đặc biệt của họ, Pháp quyết định họ có quyền tái thuộc địa Việt Nam, điều mà họ đã làm, với sự ủng hộ then chốt về vũ khí, tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ. Người Việt Nam, không có gì ngạc nhiên, không dễ chịu với việc bị xâm lược lần nữa và phản kháng như họ đã chống lại thực dân và xâm lược trong nhiều thế kỷ.

Pháp gây ra bạo lực khủng khiếp trong một cố gắng thất bại, việc tái xâm lược kéo dài chín năm, khiến Hoa Kỳ bực dọc ngày càng nhiều hơn về gánh nặng chiến tranh. Khi người Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc bằng việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954, một lần nữa họ lại có khả năng giành được độc lập. Mặc dù điều đó không diễn ra. Bị chia rẽ về Việt Nam, Hoa Kỳ, các đế quốc phương Tây khác và Soviet làm trung gian trong Hiệp Định Geneva, một cuộc bầu cử quốc gia thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Sự phân chia quốc gia thành miền Bắc, nơi có lực lượng cách mạng chiến thắng hoàn toàn, và miền Nam, ngoại trừ Sài Gòn và khu vực lân cận, nằm trong sự kiểm soát của Việt Minh, bị người Việt Nam coi là một mánh khóe của đế quốc Hoa Kỳ để câu giờ và sự phản bội của Liên Bang Soviet.

Mặc dù không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định nhưng người Việt Nam có ít sự lựa chọn để đi tiếp. Sự lo ngại của họ đã được chứng minh ngay lập tức, khi Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng Hiệp Định Geneva chẳng là gì ngoài mảnh giấy lộn có thể xé bỏ thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng. Kể từ khi Washington biết rằng Hồ sẽ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử thì không có bất cứ cuộc bầu cử nào được tổ chức. Cũng như hàng tá trường hợp khác trong hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ chống lại dân chủ để phục vụ cho việc xâm lược. Bầu cử là tốt đẹp chỉ khi người mà họ chọn được thắng cử; nếu người khác thắng cử thì kết quả sẽ là súng máy. 

Vào năm 1954, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm, một kẻ lưu vong sống trong trường dòng ở New Jersey của giám mục phản động Francis Cardinal Spellman, và dựng ông ta lên làm nhà độc tài của cái được gọi là Miền Nam Việt Nam. Suốt 9 năm Diệm nắm quyền, Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông ta tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố chống lại người dân miền Nam. Kháng chiến tiếp tục và thậm chí còn phát triển, đó là lúc Hoa Kỳ chuyển sự chú ý khu vực của họ sang nước láng giềng Lào, nơi cũng có lực lượng kháng chiến mạnh chống lại chế độ độc tài do Hoa Kỳ hậu thuẫn. 

Mặc dù vậy, mọi thứ thay đổi dưới thời chính quyền Kenedy, khi Hoa Kỳ mở rộng cuộc xâm lược ở Việt Nam và kháng chiến phát triển nhanh chóng. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng lãnh đạo kháng chiến, đó là nhóm kế nhiệm Việt Minh và được biết đến dưới cái tên Pháp là NLF, nhưng họ liên kết rộng rãi với các bộ phận trong xã hội Việt Nam, đáng chú ý là một số lớn các tu sĩ đạo Phật. 

Mặc dù Kenedy thường xuyên được mô tả là khao khát hòa bình ở Việt Nam, những người sáng tác chuyện thần thoại Camelot khẳng định rằng nếu ông ta không thực hiện thì sẽ không bị ám sát, sự thật cay đắng cho thấy điều trái ngược. Vào những lúc có thể đạt được hòa bình hoặc giảm leo thang thì Kenedy lựa chọn điều ngược lại: bằng việc ném bom dồn dập, bằng việc sử dụng rộng rãi bom na-pam và vũ khí hóa học, bằng việc tổ chức ấp chiến lược (một giai đoạn lớn, ấp chiến lược; một dạng giống như Auschwitz trốn khỏi quê nhà), và cuối cũng là bằng việc triển khai bộ binh.

Mặc dù là bạo chúa, Diệm tỏ ra là một bạo chúa có chút lương tri, vào năm 1963 khi đã mệt mỏi về cuộc chiến tranh chia rẽ đất nước, ông ta đã đơn phương đàm phán hòa bình với NLF và đàm phán thống nhất với miền Bắc. Đó là quyết định định mệnh, Washington nhanh chóng ra lệnh loại bỏ ông ta, Diệm bị ám sát chỉ ba tuần trước khi Kenedy bị giết. (Đó là kết quả của những sự kiện mà Malcom X vĩ đại đã mô tả là “gà về chuồng”, thúc giục sự đoạn tuyệt của ông với Quốc Gia Hồi Giáo).

Người kế nhiệm Kennedy, Lyndon Johnson, chỉ cần 9 tháng tại vị để ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964, một bước ngoặt khác ở Việt Nam.

Cùng lúc đó, Johnson, được một số người (có lẽ là cả ông ta) đề cử giải Hòa Bình, đã cảnh báo quốc gia rằng Barry Goldwater, đối thủ của ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống cùng năm, là một kẻ gây chiến cực kỳ nguy hiểm. Bối cảnh đó đã tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chiến dịch tranh cử, một quảng cáo truyền hình phát đi hình ảnh một bé gái đếm từng cánh hoa bị ngắt ra khỏi bông hoa liên tưởng tới việc đếm lùi của ngày tận thế. 

Khi mà ông ta chắc chắn được tái cử và với sự kiện Vịnh Bắc Bộ làm lá chắn, Johnson mở rộng xâm lược vào đầu năm 1965 ra khắp Việt Nam bằng chiến dịch ném bom hàng loạt ở miền Bắc (đồng thời sự phá hủy hàng loạt của Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn ở miền Nam). Thêm vào đó, Johnson ra lệnh xâm lược Cộng Hòa Dominica vào cuối năm để lật đổ nhà cải cách ôn hòa Juan Bosch và cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về vũ khí, tiền, ngoại giao cho cuộc đảo chính đẫm máu ở Indonesia nhằm đưa tên đồ tể Suharto lên cầm quyền. Ít nhất 500.000 người đã bị giết hại trong cuộc đảo chính và những rối loạn sau đó; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nói chung mù lòa trước những tội ác của Hoa Kỳ và tay sai đã đưa ra con số 1.5 triệu người. Ứng cử viên Hòa Bình, thật đó.

Chuyện đó kéo dài 3 năm ở Việt Nam, leo thang kiểu âm dương và kháng chiến dâng cao, cho đến Tổng Tấn Công Tết vào tháng giêng năm 1968. Trước Tết, Hoa Kỳ hầu như đã lẩn tránh với sự dối trá về tiến triển của cuộc chiến, mặc dù phong trào phản chiến đâm chồi. Sau Tết, chiến thắng được hứa hẹn rõ ràng là ảo tưởng và ngụy tạo. Cho đến lúc này, Tết vẫn là khúc xương khó gặm đối với những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của chiến tranh, những người khẳng định Hoa Kỳ có khả năng đánh bại những người nổi dậy, chỉ là bị truyền thông chống chiến tranh và chính khách Cộng Hòa phá hoại. 

Trên thực tế, Tổng Tấn Công Tết theo chiến lược của NLF không bao giờ lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến được hiểu theo cách truyền thống. Đó là chiến dịch đánh và rút với mục đích tạo ra thiệt hại lớn, đúng như vậy, ban đầu được thiết kế để thể hiện cho đối thủ và những người khác thấy lực lượng của họ là ghê ghớm và ý chí của con người là không thể khuất phục. Nói ngắn gọn, mục tiêu không phải là thắng trận đánh Tết; mục tiêu là cho những người hoài nghi thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng. Tôi nhớ lại nhiều năm trước đây có một người già Việt Nam, có thể đã chứng kiến cái chết và sự phá hủy như những người khác sống vào thời đó, nói một vài lời về thời gian Tết (tôi trích dẫn): Chúng ta có thể thanh toán ngay lập tức hoặc chúng ta có thể thanh toán trong một ngàn năm nữa. Điều đó phụ thuộc vào người Mỹ.

Một nhóm bị thuyết phục sau Tết rằng người Việt Nam đúng trong đánh giá của họ là cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ. Như mọi khi, quan điểm của họ, không giống quan điểm phổ biến, bị chính sách và các chính khách quốc gia tác động, là chắc chắn và hướng tới dài hạn. Điều mà họ thấy là phí tổn kinh tế khổng lồ, sự quan tâm tới Đông Dương tốt hơn là được đặt vào các đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc mở rộng thị trường, quân đội ngày càng trở nên e ngại chiến đấu và nổi loạn mở rộng trong nước từ việc phong tỏa các trường đại học tới các điểm trọng yếu về sản xuất, đáng chú ý nhất là Phong Trào Công Đoàn Cách Mạng đang tràn vào ngành công nghiệp ô tô.

Động thái đầu tiên của tầng lớp thượng lưu kinh doanh là đẩy Johnson qua một bên để ủng hộ Eugene McCarthy và Robert Kennedy. Kennedy là một Chiến Binh Lạnh từ lâu hồi tưởng lại những ngày hợp tác với Joe McCarthy và Roy Cohn, người có kế hoạch về Việt Nam, rất giống với anh trai của ông ta, đã kỳ vọng chiến thắng trước và sau đó là hòa bình. Trong khi đó, McCarthy không có liên hệ với phong trào phản chiến trước hay sau sáu tháng nỗ lực mang tính cơ hội của ông ta để kiếm vị trí ứng cử viên Hòa Bình, cuộc bầu cử năm 1968 đóng vai trò như một ví dụ về sự cách biệt giữa người cai trị và bị cai trị: đa số dân chúng đòi hỏi ngưng chiến ngay lập tức phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên đều muốn tiếp tục chiến tranh.

Việt Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon – đẩy gánh nặng chiến tranh sang quân đội miền Nam Việt Nam – như hành động sai lầm cuối cùng của Washington. Sự giết chóc tiếp tục và chiến tranh được mở rộng sang Lào và Campuchia nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể thắng. Trước khi kết thúc vào năm 1973, Hoa Kỳ lừa dối một lần nữa, Nixon vi phạm mọi điều khoản của Hiệp Định Hòa Bình Paris trước khi văn bản kịp ráo mực. Cho đến khi lực lượng cách mạng chiếm được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam 30 năm.

Danh mục những cuốn sách phi thường về Việt Nam rất dài và mới chỉ được đề cập gần đây bởi học giả Christian Appy, một trong số các tác giả, đã thu thập nghiêm túc quan điểm của giai cấp lao động về chiến tranh và sự phản kháng trong nước đối với chiến tranh. Đó là cú đòn mới nhất đối với lịch sử chính thống, do tầng lớp thống trị vẫn cho rằng phong trào phản chiến chỉ là ngoại lệ được tạo thành bởi các sinh viên đại học da trắng đặc quyền. Trên thực tế, số lượng đông đảo công nhân và những người cùng khổ đã tham gia phản đối cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ đầu cho đến cuối và không phải bởi vì con cái của giai cấp lao động phải đi chiến đấu ở xa. Trái lại, đa số những người phản đối tự nguyện của giai cấp lao động và các cựu chiến binh mới trở về từ chiến trường nhưng cũng phản đối chiến tranh đã đóng vai trò quyết định tại mặt trận quê nhà.

Dường như mọi người Mỹ hiểu biết một chút về chiến tranh đều biết rằng có 55.000 lính Mỹ đã chết ở chiến trường Việt Nam. Mặc dù vậy, chỉ một số phần trăm rất nhỏ biết về con số chính xác những người Đông Dương đã bị giết hại khi họ được hỏi. Noam Chomsky đã viết về một khảo sát cho thấy người ta thường trả lời là có 200.000 người bị giết hại và liên tưởng điều đó với việc người ta tin rằng có 300.000 người Do Thái bị sát hại trong Holocaust, mặc dù trong cả hai trường hợp thì con số thực tế gấp 20 lần. Sự hiểu lầm tai hại ấy đã cho thấy sự hiệu quả của tầng lớp trí thức trong việc tuyên truyền một cách tự giác, bóp méo sự thật về chiến tranh – những người phải chịu đau khổ, những người phải chết, những người là nhầm người.

Thậm chí con số được chấp nhận phổ biến nhất là 4 triệu người Đông Dương đã chết, có vẻ thấp, cũng thực sự bi thảm, mặc dù sự thật dường như sẽ không bao giờ được biết. Những kẻ được trang bị tốt nhất để tạo ra sự quyết định đó chính là những kẻ phát động chiến tranh hoặc có lợi ích lớn trong việc che giấu sự thật. Như một vị tướng Hoa Kỳ phát biểu trong một thảm họa mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi không đếm xác.” Không, không bao giờ, khi người chết là nạn nhân của bạo lực Hoa Kỳ.

Những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu về chất độc màu da cam và rối loạn sau chấn thương cũng hoàn toàn bị lờ đi. Hãy lấy sự đau khổ khủng khiếp mà binh lính Hoa Kỳ phải chịu đựng và nhân chúng lên 10.000 lần hay hơn nữa, chúng ta sẽ thấy mức độ tàn phá đối với người Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương (lịch sử chính thống nói chung đã bỏ qua các cuộc chiến tranh ở Lào và Campuchia) đầy những bom đạn chưa nổ, thường xuyên gây ra chết chóc và thương tật cho tận tới ngày nay. Việt Nam và Lào có thể thoát khỏi thảm họa thiếu đói nhưng Campuchia thì không, điều không có gì lạ lùng ở một đất nước nhỏ mà lãnh thổ của họ bị bom đưa về thời đồ đá. Sự phá hủy ở quy mô khủng khiếp kết hợp với lệnh cấm vận tàn bạo do Hoa Kỳ áp đặt sau chiến tranh thực sự đã khiến hàng trăm ngàn người chết đói. Đó là sự thật không mấy dễ chịu; việc lên án những tội lỗi của Khmer Đỏ ở Campuchia sau tháng 4 năm 1975 thì dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù vậy, cả Việt Nam lẫn Lào đều không phải gánh chịu các thảm họa sau chiến tranh như Campuchia, cuộc chiến tàn phá đến mức có thể nói rằng Hoa Kỳ đã thắng theo nghĩa chặn đứng con đường phát triển của những nước này (giống như Nicaragua vào những năm 1980). Hoa Kỳ cho rằng tất cả những xã hội đặt con người lên cao hơn lợi nhuận là mối đe dọa, nhất là khi họ ở phía Nam địa cầu. Đó là cách duy nhất để hiểu hơn 50 năm chiến tranh khủng bố chống lại Cuba, hiện nay là sự gây gổ với Venezuela hay việc tiếp diễn chiến tranh ở Đông Dương vào những năm 1970 ngay cả khi Hoa Kỳ biết rằng họ không thể thắng. Một phần lớn là do quy mô phá hoại, Việt Nam ngày nay đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu với những di sản tiêu cực, đầy những xưởng mồ hôi, đầu tư phiêu lưu và sự chênh lệch về của cải và quyền lực.

Thảo luận về Việt Nam trong giới học thuật rất khó khăn; Hoa Kỳ hiện đang điên cuồng khắp toàn cầu và bóp méo lịch sử để tạo sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh tiếp theo. Do sự bất đồng sâu sắc giữa những kẻ cai trị và những người bị cai trị về xâm lược của Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lao vào cuộc xâm lược thứ hai ở Iraq năm 2003, phá hủy Lybia, ủng hộ tân phát xít hiếu chiến ở Ukraina, đe dọa Venezuela và tham gia vào cuộc chiến tranh tay sai được tạo ra để phá hủy Syria, tất cả những điều đó bất chấp sự phản đối của đa số công chúng trong mọi cuộc khảo sát. Đơn giản, điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc xây dựng phong trào phản chiến, chống đế quốc để hướng tới một ngày mà chúng ta có thể sống một cách hòa thuận nhất định với những người khác trên thế giới.

Andy Piascik is a long-time activist and award-winning author who writes for Z, Counterpunch and many other publications and websites. He can be reached at andypiascik@yahoo.com.

Thursday, April 9, 2015

Sự trỗi dậy của tư tưởng cực hữu và bước ngặt lịch sử của cách mạng Việt Nam

Cải cách kinh tế những năm 90 của thế kỷ trước đã tạo điều kiện phát triển cho một bộ phận đông đảo những người sản xuất hàng hóa nhỏ ở nông thôn và thành thị. Những người tiểu tư sản này sở hữu một phần tư liệu sản xuất nhỏ và dùng sức lao động của bản thân và gia đình để kiếm sống. Sau một quãng thời gian không dài, chỉ hơn chục năm, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển mình sang một nền kinh tế sản xuất lớn. Những người tiểu tư sản bắt đầu phá sản hàng loạt trong những biến động lớn của nền kinh tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa nhỏ đã giúp cho tư bản được tích tụ nhanh chóng. Một số người tiểu tư sản nhanh chóng trở thành tư bản còn một số khác bị phá sản, trở thành lao động làm thuê, nhưng đại bộ phận thì vẫn sống cuộc sống lấp lửng giữa giấc mơ trở thành giàu có và ác mộng phá sản. Sự hình thành nền sản xuất lớn dưới tác động của những quy luật khách quan sẽ phá vỡ nền sản xuất hàng hóa nhỏ, hàng triệu hộ kinh tế cá thể sẽ phải phá sản trở thành lao động làm thuê, điều đó khiến cho những người tiểu tư sản kinh sợ. Thị trường tốt đẹp trong mắt họ giờ đây trở thành một mớ hỗn mang đầy những kẻ tham lam, vô đạo đức, ăn cắp, ăn chặn và áp bức họ đủ đường.

Trên cái nền tảng kinh tế ấy tư tưởng cánh hữu được hình thành. Một mặt những người tiểu tư sản sống dựa vào việc sản xuất hàng hóa nên họ ủng hộ các quyền sở hữu và tự do dân chủ kiểu tư sản, vì những điều đó điều kiện căn bản của nền sản xuất hàng hóa, mặc dù những quyền đó đối với họ hoàn toàn chỉ là hình thức. Mặt khác, sự tan rã của nền sản xuất hàng hóa nhỏ khiến tầng lớp tiểu tư sản đòi hỏi phải được nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi hay bảo hộ. Song nhà nước vốn là một thực thể năng động, nó đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của nền sản xuất lớn, dưới hình thức này hay hình thức khác thì các chính sách của nó cũng hướng theo nhu cầu phát triển của nền sản xuất lớn. Từ đó tâm lý bất mãn hình thành trong tầng lớp tiểu tư sản, họ cảm thấy như bị nhà nước phản bội. Những biến động tai vạ không thể hiểu nổi trên thị trường khiến việc làm ăn của họ phá sản cùng với sự quay lưng của nhà nước khiến họ đi đến kết luận là sự suy tàn của họ là do chính sách sai lầm của nhà nước, chứ không phải là do bản thân nền sản xuất của họ đã phát triển đến mức phải tan rã. Đây chính là nền tảng của chủ nghĩa dân túy trong kinh tế, mọi vấn đề là do chính sách kinh tế của nhà nước, mọi tai vạ là do chính sách kinh tế sai lầm, chỉ cần sửa lại chính sách là mọi thứ sẽ ổn thỏa. 

Tầng lớp tiểu tư sản vốn phân tán và manh mún như công việc làm ăn của họ vậy, chỉ có sự bất mãn là chung, thế nên sự liên kết chính trị của họ tất yếu phải dựa trên sự bất mãn về chính trị giờ đã trở nên thường trực. Sự bất mãn ấy cần phải có một lý do, chính sách sai lầm thì không phải là lý do chính đáng, cần có một lý do căn bản hơn cho sự sai lầm ấy, không gì thích hợp hơn chủ nghĩa quốc gia. Quan điểm chính quyền đã phản bội nhân dân, làm tay sai cho nước ngoài bắt đầu cắm rễ trong những người tiểu tư sản như vậy. Chủ nghĩa quốc gia quá khích đã trở thành một phần cho tư tưởng cánh hữu. Song nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, tầng lớp tiểu tư sản một mặt bất mãn với nhà nước, song mặt khác lại muốn nhà nước bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng nhà nước bảo vệ quyền lợi của họ thì có nghĩa là sẽ phải hy sinh nền sản xuất lớn đang phát triển, điều đó chỉ có thể làm được bằng bạo lực, hay nói cách khác tư tưởng cánh hữu sẽ dẫn đến việc ủng hộ chính quyền độc tài quân phiệt, bất kể là sức mạnh đó dùng để đàn áp trong nước hay làm tay sai đánh thuê cho đế quốc.

Một vấn đề khó hiểu là những người cánh hữu cũng thường xuyên xung đột lẫn nhau, song nếu nhìn vào đời sống của giai cấp tiểu tư sản thành thị và nông thôn thì sẽ thấy rõ lý do. Tầng lớp dưới bị phá sản đe dọa, hoặc đã phá sản, sống lay lắt hoặc đã bị lưu manh hóa thì bất mãn với chính quyền, đây là nhóm liều mạng, cực đoan nhất, dựa vào một thứ chủ nghĩa vô chính phủ phiêu lưu, phủ nhận mọi trật tự, dựa vào hỗn loạn của thời cuộc để kiếm chác. Tầng lớp trên của giai cấp tiểu tư sản có đời sống khá giả hơn nhưng cần tới sự bảo bọc của chính quyền và các quyền tự do dân chủ tư sản thế nên một mặt họ cũng chống đối trật tự xã hội hiện tại như nhóm kia nhưng mặt khác họ lại không ngừng đả kích và xung đột với những người thuộc tầng lớp dưới do xung đột về mục tiêu.

Một vấn đề quan trọng nữa cần phải hiểu được là tại sao tư tưởng cánh hữu lại trỗi dậy vào giai đoạn này. Những người cánh hữu dù có ngu dốt đến đâu thì họ cũng cần phải dựa vào những hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Có hai lý do chính. Thứ nhất là do hoàn cảnh chính trị trong nước. Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước thuộc địa nghèo nàn lạc hậu, với đa số dân chúng là nông dân và tiểu thương thành thị, công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, vì vậy giai cấp vô sản khi nắm chính quyền buộc phải liên minh với nông dân và trí thức (đại diện cho tiểu tư sản thành thị). Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến giai cấp nông dân suy yếu và mất khả năng lãnh đạo, còn tầng lớp trí thức thì ngả sang phía giai cấp tư sản mới hình thành, liên minh cầm quyền đứng trước nguy cơ tan rã. Nguyên nhân thứ hai là do hoàn cảnh quốc tế, Trung Quốc đang trỗi dậy và có khả năng lật đổ địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ thế nên Hoa Kỳ phải quay lại Đông Nam Á và tìm cách biến Việt Nam thành tay sai giúp Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc, muốn làm điều đó thì Hoa Kỳ cần phải dựng lên một chính quyền thân Hoa Kỳ ở Việt Nam. Điều kiện chính trị trong nước và hoàn cảnh quốc tế khiến cho những người cánh hữu nhận thấy cơ hội để họ giành lấy quyền lực.

Đây chính là thời điểm mà giai cấp vô sản Việt Nam phải phát triển một chiến lược mới, không chỉ là nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa lớn mà còn là giải quyết vấn đề liên minh lãnh đạo, cố tiếp tục duy trì liên minh đang tan rã đó là tự làm suy yếu mình và tạo cơ hội cho các thế lực phản động trỗi dậy.

Monday, March 30, 2015

Giải mã huyền thoại nông dân bị thương lái ép giá nông sản

Muốn giải mã huyền thoại nông dân bị thương lái ép giá nông sản thì điều trước hết phải được làm rõ là cách thức mà nông dân sản xuất ra nông sản. Phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay là các hộ nông dân cá thể sản xuất hàng hóa dựa trên mảnh ruộng được chia và sức lao động của gia đình họ.

Giả sử một hộ nông dân có vốn ban đầu là 100 đồng và sức lao động bỏ ra là 50 đồng, do vậy giá trị hàng hóa mà hộ này sản xuất ra là 150 đồng. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi nếu thu nhập thực chỉ có 50 đồng ngang với sức lao động bỏ ra thì nông dân sẽ giàu lên bằng cách nào? Câu trả lời là nhờ vào năng suất lao động. Giả sử với chi phí sản xuất đã nêu một hộ nông dân trung bình sản xuất được 50kg thóc, tức là giá thóc là 3 đồng/kg, khi đó hộ nông dân nào khéo léo và tiết kiệm hơn thu được sản lượng gấp đôi là 100 kg, với giá thóc 3 đồng/kg họ sẽ thu được 300 đồng, trừ đi chi phí sẽ lãi 200 đồng. Đó là quá trình diễn ra trong nền kinh tế tự nhiên hoặc nền sản xuất hàng hóa nhỏ.

Khi chuyển dịch sang nền sản xuất hàng hóa lớn, tức là sản lượng của hộ nông dân đã tăng lên rất cao, hộ nông dân không còn có thể tự tiêu thụ nông sản của mình nữa, thương nhân xuất hiện để thực hiện việc tiêu thụ nông sản cho nông dân. Để tiêu thụ số nông sản của hộ nông dân thì thương nhân sẽ phải bỏ ra một số vốn nhất định. Khoản vốn này chia làm hai phần, thứ nhất là vốn đầu tư cho cơ sở vật chất như kho bãi và phương tiện vận chuyển, thứ hai là tiền để thu mua nông sản. Trường hợp được dùng để minh họa sẽ là hộ nông dân sản xuất được 100 kg gạo với giá trị 150 đồng.

Giả sử ban đầu vốn đầu tư cho cơ sở vật chất là 0, chỉ có vốn để mua nông sản. Để thương nhân tồn tại thì nông dân phải chia một phần thu nhập cho thương nhân, và phương thức sản xuất tư bản đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận của nông dân phải ngang bằng với tỷ suất lợi nhuận của thương nhân. Từ hai yếu tố đã nêu thì có thể tính được kết quả như sau.

Nông dân: 100c + 22,47v = 122,47 đồng
Thương nhân: 122,47c + 27,53v=150 đồng
Tỷ suất lợi nhuận của nông dân và thương nhân đều là 22,47%

Nếu như trước kia nông dân bán 100kg thóc với giá 1,5 đồng/kg thì khi thương nhân xuất hiện họ sẽ bán cho thương nhân với giá 1,2247 đồng/kg, sau đó thương nhân sẽ bán ra thị trường với giá 1,5 đồng/kg. Điều này là cần thiết vì thương nhân giúp cho nông dân tiết kiệm được chi phí cho việc bán hàng và không có thương nhân thì nông dân cũng không thể tự mình tiêu thụ nông sản được. Giá nông sản mà nông dân bán được và giá thị trường tách biệt nhau là điều tất yếu của nền sản xuất hàng hóa.

Song vấn đề là khi năng suất lao động của hộ nông dân càng cao, sản lượng nông sản càng lớn thì tình hình đó đòi hỏi thương nhân không chỉ có vốn để mua nông sản mà còn phải có kho bãi và phương tiện vận chuyển, tức là họ phải đầu tư cho cơ sở vật chất. Giả sử thương nhân cần phải đầu tư cho cơ sở vật chất là 30 đồng thì tình hình sẽ như sau.

Nông dân: 100c + 8,83v=108,83 đồng
Thương nhân: [30+108,83]c + 11,17v = 150 đồng
Tỷ suất lợi nhuận của nông dân và thương nhân đều là 8,83%

Khi xuất hiện phần tư bản cố định cần thiết của thương nhân thì phần thu nhập của nông dân sẽ giảm mạnh, giá bán nông sản của họ do vậy cũng sụt giảm từ 1,2247 đồng/kg xuống 1,0883 đồng/ kg.

Thực tế cho thấy số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất phụ thuộc vào sản lượng nông sản của nông dân hơn là giá trị của nông sản đó. 100kg thóc cho dù có giá trị bao nhiêu thì cũng chỉ cần đến một diện tích kho bãi và số lượng phương tiện vận chuyển ít hơn nhiều so với 1000kg thóc có tổng giá trị tương ứng. Mặt khác xu hướng phát triển của nền kinh tế tư bản là tăng tích lũy tư bản khiến cho tư bản cố định của thương nhân sẽ càng ngày càng lớn, trong khi hộ nông dân không thể tăng quy mô vốn vượt quá mức độ sử dụng của hộ gia đình. Tức là giá trị thu nhập mà họ phải nhường cho thương nhân ngày càng lớn, bất kể năng suất lao động của họ tăng ra sao.

Quá trình này biểu hiện ra trên thị trường thành sự sụt giá ngày càng tăng của nông sản, nông dân chỉ nhìn thấy hiện tượng bề ngoài và gọi đó là hiện tượng thương lái ép giá. Khi được mùa, sản lượng tăng lên đột ngột thì rõ ràng là nhu cầu về kho bãi và phương tiện vận chuyển để thu mua hết sản lượng đó tăng lên. Nếu thương nhân không có vốn để đầu tư vào đó thì sẽ xảy ra tình hình nông sản bị ùn ứ và hư hỏng đi, nông dân sẽ mất một phần thu nhập của mình do nông sản không được chuyển hóa thành tiền. Hệ quả là nông dân phải giảm giá hơn nữa để thu hút tư bản đầu tư vào thương mại. Ngược lại khi mất mùa thì sản lượng nông sản thấp khiến cho một phần tư bản cố định của thương nhân trở thành thừa, thương nhân sẽ bị thua lỗ, họ phải buộc phải rút bớt vốn khỏi việc buôn bán nông sản. 

Tình hình kinh tế của nông dân trở nên bi kịch ở chỗ năng suất lao động của họ càng tăng thì họ càng phụ thuộc vào thương nhân và thu nhập càng thấp đi. Người ta có thể phản đối bằng cách lên án thương nhân gian lận, nhưng thương nhân sinh ra từ nhu cầu của nền sản xuất hàng hóa mà nông dân tham gia, sự gian lận chỉ là biểu hiện bề ngoài của những quy luật chi phối nền sản xuất đó. Trong phân tích trên đã chỉ ra ngay trong những điều kiện bình đẳng nhất với thương nhân thì nông dân cũng không thể tránh khỏi sự sụt giá của nông sản.

Dần dần quá trình tích tũy tư bản sẽ khiến nông dân phụ thuộc vào thương nhân, phụ thuộc vào vốn ứng trước của thương nhân và cuối cùng là trở thành người làm thuê cho thương nhân. Muốn thoát khỏi tình trạng đó trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa thì họ chỉ có một cách duy nhất là tư bản hóa phương thức sản xuất, tự biến bản thân thành nhà tư bản nông nghiệp, sử dụng lao động làm thuê, nhưng ở đâu ra lao động tự do trong một xã hội toàn những hộ nông dân nhỏ? Sự tích lũy trong xã hội đó vốn rất chậm chạp, chính tư bản thương nghiệp đã thúc đẩy nhanh quá trình phá sản của một số hộ nông dân, biến họ thành lao động tự do.

Không có cách nào bảo vệ nền sản xuất nhỏ của nông dân trước chính thứ mà nền sản xuất đó tạo ra, hay nói cách khác nông dân không thể mãi phồn vinh trên mảnh ruộng được chia của họ, nền sản xuất nhỏ bé phân tán ấy tất yếu đi đến phương thức sản xuất tư bản với sự phá sản của đa số nông dân và một số ít trở thành nhà tư bản nông nghiệp. Việc nông dân bị thương lái ép giá nông sản chỉ là hiện tượng bề ngoài, vốn xuất phát từ quan điểm của người nông dân sản xuất nhỏ, không hiểu được những quy luật chi phối bên trong của nền sản xuất nên họ chỉ có thể bám lấy hiện tượng bề mặt. Sự phát triển thể hiện ra đối với họ bao giờ cũng là những trò lừa gạt, vô đạo đức. Để chống lại sự tan rã không cách nào tránh khỏi ấy thì họ tìm cách lên án sự vô đạo đức của tầng lớp tư bản giàu có, hay đòi hỏi những chính sách vô vọng để cứu vãn nền sản xuất của họ.

Thursday, March 26, 2015

Dân chủ và cây xanh

1

Cần bao nhiêu nhà dân chủ để trồng một cái cây?

Không ai cả, các nhà dân chủ còn bận phản đối chính quyền chặt cây.

2

Cần bao nhiêu nhà dân chủ để chặt một cái cây?

Không ai cả, các nhà dân chủ còn bận tố cáo chính quyền tham nhũng trong việc trồng cây.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật)

Friday, March 20, 2015

Dư Luận Viên, hãy đoàn kết!

Sau khi theo dõi thông tin về vụ can thiệp của nhóm Dư Luận Viên đối với hành động khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ cũng như thông tin của báo chí thì bất cứ ai cũng có thể thấy một cái bẫy khiêu khích đang được giương lên.

Nhóm biểu tình Bờ Hồ từ lâu đã quá quen thuộc với các hành động khiêu khích, ăn vạ, kích động chống đối chính quyền. Họ thường đặc biệt nhằm vào các sự kiện xung đột với Trung Quốc trong lịch sử và hiện tại để khiêu khích. Sự kiện ngày 14.3.2015 vừa rồi cũng là hành động khiêu khích. Tại sao lại gọi là khiêu khích? Bởi vì họ thực tâm không muốn tưởng niệm ai cả, chỉ mượn cớ để tụ tập ở Bờ Hồ, vốn không phải là nơi tưởng niệm liệt sĩ, để tạo sự rối loạn đồng thời mang xen kẽ các khẩu hiệu vu cáo chế độ hy vọng chính quyền sẽ cưỡng chế giải tán, khi đó họ sẽ có dịp lên báo chí và truyền thông quốc tế để vu cáo là chính quyền thân Trung Quốc và đàn áp người yêu nước. Chiêu bài này đã cũ mèm.

Ảnh: Các khẩu hiệu mà đám khiêu khích dùng để vu cáo chính quyền
Nguồn: Internet
Việc các bạn nhóm trẻ nhóm Dư Luận Viên cùng với một số các cựu chiến binh đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích hoàn toàn là đáng hoan nghênh. Các bạn nhóm Dư Luận Viên không có bất cứ điều gì sai trái trong chuyện này.

Việc một số tờ báo đưa tin không đúng về nhóm Dư Luận Viên và biến đám khiêu khích Bờ Hồ thành người yêu nước chính là tiếp tay cho đám khiêu khích và phản bội lại nhân dân Việt Nam. Họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không lạ gì đám khiêu khích Bờ Hồ, họ đã có hồ sơ của từng nhân vật trong đó, nhưng chưa xử lý là vì còn đợi thời cơ thích hợp. Cơ quan nhà nước cũng không lạ gì hành vi khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ vì từ nhiều năm nay đã thường xuyên phải đối phó với các hành động này. 

Tuy vậy, điều cần thiết hiện nay là nhóm Dư Luận Viên cần phải đoàn kết và nhân dịp này biến sự chú ý của truyền thông đối với nhóm thành cơ hội vạch mặt sự khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ, để cho nhân dân cả nước được rõ.

Đám biểu tình Bờ Hồ cũng như một số báo chí tha hóa tiếp tay cho họ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thông như sau:

1. Vu cáo nhóm Dư Luận Viên bằng mọi cách, gán bất cứ tội lỗi nào cho nhóm.

2. Khai thác triệt để các dư luận tiêu cực về nhóm Dư Luận Viên để làm xấu hình ảnh của Dư Luận Viên.

3. Khi nhóm Dư Luận Viên lúng túng nhận một lỗi nào đó, dù là nhỏ nhặt, họ sẽ thổi phồng điều đó lên, biến điều đó thành một tội lỗi nghiêm trọng.

4. Cuối cùng dựa trên hình ảnh tiêu cực và lỗi lầm bị thổi phồng, họ sẽ phủ nhận mọi yếu tố tích cực của Dư Luận Viên và biến nhóm Dư Luận Viên thành những kẻ xấu xa cần phải lên án.

Đầu tiên là các bạn nhóm Dư Luận Viên cần vững tâm, tự tin và đoàn kết. Luận điệu chủ yếu mà đám báo chí sử dụng để vu cáo các bạn sẽ là: Các bạn đấu tranh với đám khiêu khích khiến cho truyền thông quốc tế có cơ hội vu vạ chính quyền đàn áp người yêu nước. Xin hãy nhớ cho là chính đám khiêu khích thường xuyên tạo cớ để truyền thông quốc tế vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp người yêu nước, bán nước cho Trung Quốc, độc tài khát máu... từ nhiều năm nay. Những tờ báo lên án các bạn đã bao giờ lên án đám khiêu khích chưa? Sao tự nhiên họ lại sốt sắng với việc chính quyền bị vu cáo thế? Cơ quan chính quyền hiểu rất rõ mọi việc và không bao giờ lại đánh đổi những người yêu nước chân chính như các bạn lấy vài câu bùi tai của đám truyền thông quốc tế luôn tìm mọi cách bôi nhọ chính quyền. Báo chí tha hóa chỉ cần các bạn nhận lỗi này là họ sẽ biến các bạn thành những kẻ phản quốc ngay. Luận điệu tiếp theo mà họ sử dụng là: Dư Luận Viên ngăn cản hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân. Câu trả lời cần nhất quán là Dư Luận Viên không ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân, chỉ đấu tranh chống lại việc xuyên tạc và khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ, thực tế là đám này công khai vu cáo các liệt sĩ Gạc Ma, các liệt sĩ đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhưng họ vu cáo Đảng bán nước cho Trung Quốc tức là họ cũng vu cáo các liệt sĩ đã bán nước cho Trung Quốc.

Thế nên vấn đề thứ nhất trong truyền thông mà nhóm Dư Luận Viên cần chú ý là không tập trung vào việc thanh minh hay phản bác những lỗi lầm mà báo chí và đám khiêu khích chụp mũ. Hãy phớt lờ, bỏ qua chúng, không đôi co để cho báo chí có cơ hội khai thác điểm yếu của các bạn.

Thứ hai, tẩy chay mọi dư luận không tích cực về nhóm kiểu như: "Hành động của nhóm là phản cảm" hay "Ý định của nhóm là tốt nhưng cách làm là sai". Đó là điều hậu xét, không phải ưu tiên lúc này. Chú ý là không nên phát tán, bình luận hay chia sẽ những ý kiến đó, vì điều đó khiến công chúng có ấn tượng xấu về các bạn. Ấn tượng xấu dù là nhỏ thì cũng sẽ bị phát tán và thổi phồng lên rất nhanh. Những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên cũng nên chú ý là không mắc cái bẫy trung lập của báo chí để phát biểu những ý kiến kiểu như vậy. Bàn luận về kinh nghiệm tổ chức đấu tranh thì chỉ nên bàn trong nội bộ, không nên biến thành chủ đề công khai cho báo chí khai thác.

Thứ ba, hiện giờ báo chí truyền thông đang dõi vào các bạn. Mục tiêu của các bạn là đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích, đây chính là cơ hội tốt nhất, hãy tập trung mọi nguồn lực đưa các tin tức và hình ảnh về sự xuyên tạc, vu khống, khiêu khích và hành động phản quốc của nhóm biểu tình Bờ Hồ. Việc này sẽ giúp nhân dân cả nước hiểu rõ bộ mặt của họ và cơ quan chính quyền có cơ hội thích hợp để xử lý. Khi người dân cả nước hiểu rõ bộ mặt thật của đám biểu tình Bờ Hồ thì cũng sẽ hiểu rõ giá trị của những việc của các bạn đã làm.

Trên đây là một số đề xuất về cách xử lý truyền thông vào thời điểm quan trọng này, mong các bạn Dư Luận Viên và những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên chú ý. Hy vọng rằng các bạn có thể biến cơ hội này thành một cuộc đấu tranh thắng lợi trong việc vạch mặt nhóm khiêu khích Bờ Hồ.

P/s: Tôi cũng đã nhiều lần bị chụp mũ là "Dư Luận Viên", nếu như trước kia thì tôi sẽ nói "Không phải" nhưng giờ thì tôi sẽ nói "Vâng, nếu người đấu tranh chống lại những kẻ khiêu khích và phản bội tổ quốc là Dư Luận Viên thì tôi cũng là một Dư Luận Viên".