Showing posts with label Châu Âu. Show all posts
Showing posts with label Châu Âu. Show all posts

Sunday, May 25, 2014

Đả đảo "Dân chủ" phương Tây!

Xin chú ý, bài viết này có thể gây sốc với những tín đồ của dân chủ theo kiểu phương Tây. Tác giả Andre Vltchek trong bài viết "Down with Western 'Democracy'!" đã công kích dữ dội nền dân chủ theo kiểu phương Tây, phủ nhận và đòi hỏi phải thay thế nó bằng một nền dân chủ thực sự. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch.

Một bóng ma đang ám ảnh thế giới châu Âu và phương Tây – ngay lúc này, bóng ma của chủ nghĩa phát xít. Nó đến lặng lẽ, không phô trương ầm ĩ cũng như diễu hành, không giơ cao tay và hét to. Nhưng nó đến, hay quay lại, như thể luôn luôn hiện diện trong nền văn hóa đã từng biến toàn bộ hành tinh của chúng ta thành nô lệ cách đây một thế kỷ.

Vào thời phát xít Đức, phản kháng lại đế chế phát xít cũng được gọi bằng cái tên khó chịu: khủng bố. Người yêu hòa bình và du kích quân, chiến binh kháng chiến – tất cả họ đều luôn bị những gã phát xít mù quáng gọi là kẻ khủng bố

Theo logic của Đế quốc, giết hại hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em ở mọi ngóc ngách của thế giới bên ngoài được khẳng định là hợp pháp và yêu nước, nhưng chống lại một người của mẫu quốc là dấu hiệu của chủ nghĩa cực đoan.

Phát xít Đức và Ý coi luật lệ của họ là “dân chủ”, và Đế quốc cũng làm vậy. Đế quốc Anh và Pháp đã giết hại hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng luôn khuếch trương bản thân là “dân chủ”.

Và giờ đây, một lần nữa, chúng ta chứng kiến sự tấn công dữ dội khủng khiếp của bộ máy đế quốc chính trị kinh doanh phương Tây, gây bất ổn hay trực tiếp phá hủy hoàn toàn các quốc gia, lật đổ các chính quyền và ném bom tiễn các quốc gia “khủng bố” quay về thời đồ đá.

Tất cả những điều đó được thực hiện nhân danh dân chủ, nhân danh tự do.

Một con quái vật không được bầu chọn, như đã làm nhiều thế kỷ nay, đang chơi đùa với thế giới, tra tấn một số này, cướp bóc một số khác, hay cả hai.

Phương Tây, trong hành động đỉnh cao của sự kiêu ngạo, có vẻ đã lẫn lộn bản thân với ý niệm của Chúa. Họ đã quyết định rằng có đầy đủ quyền để đẽo gọt hành tinh, để trừng phạt và tưởng thưởng, để phá hủy và xây dựng lại theo ước muốn của họ

Làn sóng khủng bố kinh hoàng này không phải che đậy để chống lại hành tinh của chúng ta, mà được biện minh bằng thứ giáo điều vô nghĩa nhưng được bảo vệ đầy cuồng nhiệt, biểu tượng là một chiếc hộp (thường được làm từ giấy hay gỗ), và hàng sa số người nhét một mẩu giấy vào miệng phía trên chiếc hộp đó.

Đó là bàn thờ của nền tảng hệ tư tưởng phương Tây. Đó là sự ngu dốt tối cao không thể bị hoài nghi, khi nó đảm bảm trạng thái nguyên thủy cho tầng lớp cai trị và lợi ích kinh doanh, một sự ngu xuẩn biện minh cho mọi tội ác, mọi dối trá và mọi điên rồ.

Đây là bàn thờ thiêng liêng được gọi là Dân chủ, nhại lại trực tiếp từ khái niệm biểu tượng trong nguồn gốc là ngôn ngữ Hy Lạp.

***

Trong cuốn sách mới nhất của chúng tôi, “Về chủ nghĩa khủng bố phương Tây – từ Hiroshima tới chiến tranh của máy bay không người lái”, Noam Chomsky bình luận về quá trình “dân chủ” ở thế giới phương Tây:

“Hiện giờ mục tiêu của bầu cử là chôn vùi nền dân chủ. Chúng được ngành công nghiệp quan hệ công chúng điều khiển và họ hoàn toàn không nỗ lực tạo ra những cử tri được thông tin, những người có sự lựa chọn sáng suốt. Họ cố gắng đánh lừa nhân dân để có những lựa chọn phi lý. Những kỹ thuật tương tự được sử dụng để chôn vùi thị trường cũng được sử dụng để chôn vùi nền dân chủ. Một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước và hoạt động căn bản của chúng là vô hình.”

Nhưng từ ngữ “thiêng liêng” đó, một khái niệm tôn giáo, đỉnh cao của sự mị dân của phương Tây, thực sự muốn biểu hiện cái gì? Chúng ta nghe thấy nó ở mọi nơi. Chúng ta đã hy sinh hàng triệu sinh mạng (tất nhiên không phải là của chúng ta, ít nhất là chưa phải, nhưng hoàn toàn là sinh mạng của người khác) nhân danh nó.

Dân chủ!

Tất cả đều là những khẩu hiệu và tuyên truyền trang trọng! Năm ngoái tôi đi thăm Bình Nhưỡng, nhưng tôi phải khẳng định rằng Bắc Triều Tiên không giống như trong khẩu hiệu của các nhà tuyên truyền phương Tây.

“Với danh nghĩa tự do và dân chủ!” Hàng trăm triệu tấn bom rơi từ trên trời xuống đất Lào, Campuchia, Việt Nam… các thân xác bị bom na-pam đốt cháy, bị các vụ nổ ngoạn mục xé làm nhiều mảnh

“Bảo vệ dân chủ!” Trẻ em bị cưỡng hiếp trước mặt cha mẹ chúng ở Trung Mỹ, đàn ông và đàn bà bị các biệt đội tử thần được huấn luyện tại các căn cứ quân sự ở Hoa Kỳ dùng súng máy hạ sát.

“Khai hóa văn minh thế giới và mở rộng dân chủ!” Đó luôn là khẩu hiệu của châu Âu, “việc cần làm” của họ, và một cách để cho người khác thấy nền văn minh vĩ đại của họ. Chặt tay người Công-gô, giết hại khoảng mười triệu người, và nhiều hơn nữa ở Namibia, Đông Phi, Tây Phi và Algier, đầu độc người Trung Đông bằng khí độc (“Tôi rất ủng hộ việc sử dụng khí độc đối với các bộ tộc không văn minh”, mượn từ vựng đặc sắc của (ngài) Winston Churchill). 

Vậy cái gì là thật? Ai là quý bà xa lạ với chiếc rìu trong tay và mặt bị che – quý bà có tên là Dân chủ?

***

Thật ra rất đơn giản. Khái niệm nguyên gốc từ Hy Lạp là δημοκρατία (dēmokratía) “sự cai trị của nhân dân”. Sau đó và hiện nay, dường như bị biến thành điều ngược lại ἀριστοκρατία (aristokratia), có nghĩa là “sự cai trị của tầng lớp quý tộc”. 

“Sự cai trị của nhân dân” … Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ về “sự cai trị của nhân dân”.

Nhân dân nói, họ cai trị, họ bỏ phiếu “dân chủ” ở Chile, tạo ra chính phủ ôn hòa và xã hội chủ nghĩa của “Nhân Dân Thống Nhất” Salvador Allende.

Chắc chắn rồi, hệ thống giáo dục của Chile sáng chói, hệ thống chính trị và xã hội tuyệt diệu, truyền cảm hứng không chỉ cho nhiều nước Mỹ Latin, mà còn tới tận châu Âu Địa Trung Hải.

Điều đó không thể dung thứ, bởi vì như chúng ta đều biết, chỉ có người da trắng châu Âu và Bắc Mỹ được phép hỗ trợ thế giới với những bản thiết kế cho mọi xã hội, mọi nơi trên hành tinh. “Chile phải gào thét” đã được quyết định, nền kinh tế của họ bị tàn phá và chính quyền “Nhân Dân Thống Nhất” bị tước quyền lực.

Henry Kissinger, rõ ràng thuộc về một chủng tộc cao hơn và quốc gia có cấp bậc cao hơn, đã đưa ra một thông điệp thẳng thắn và theo cách rất “trung thực”, hoàn toàn xác định Hoa Kỳ đứng về phía dân chủ toàn cầu: “Tôi không hiểu là tại sao chúng tôi phải đứng yên và nhìn một đất nước đi theo con đường cộng sản do sự thiếu trách nhiệm của người dân.” 

Và thế là Chile bị tàn phá. Hàng ngàn người bị sát hại và “thằng con hoang của chúng ta” được trao quyền lực. Tướng Pinochet không được bầu: ông ta ném bom phủ Tổng thống ở Santiago, ông ta tra tấn dã man những người đàn ông và đàn bà đã được nhân dân Chile bầu chọn, và ông ta làm “mất tích” hàng ngàn người.

Nhưng chuyện đó là tốt, vì dân chủ, theo cái nhìn của Washington, London hay Paris, không có gì nhiều hơn và không có gì ít hơn cái mà người da trắng cần để kiểm soát hành tinh này, mà không bị phản đối và tốt nhất là không bao giờ bị phê phán.

Tất nhiên Chile không phải là nơi duy nhất mà “dân chủ” được “định nghĩa lại”. Và cũng không phải là kịch bản tàn bạo nhất, mặc dù đã quá đủ tàn bạo. Nhưng đó là “trường hợp” thật sự mang tính biểu tượng, bởi vì tuyệt đối không thể tranh cãi: một quốc gia bậc trung, được giáo dục cực tốt, bỏ phiếu trong cuộc bầu cử minh bạch, nhưng chính quyền của họ bị sát hại, tra tấn và lưu đày, chỉ đơn giản bởi vì nó quá dân chủ và can dự quá nhiều vào việc nâng cao đời sống nhân dân.

Có hàng sa số các ví dụ về sự giận dữ công khai từ phương Bắc, đối với “sự cai trị của nhân dân” ở Mỹ Latin. Trong nhiều thế kỷ, có vô số các vị dụ. Tất cả các quốc gia “phía bắc biên giới” của Tây Hemisphere đều trở thành nạn nhân.

Sau cùng, học thuyết Monrose tự áp đặt đã tạo cho Bắc Mỹ “những quyền không thể hoài nghi” để can thiệp và “điều chỉnh” mọi phong trào dân chủ “thiếu trách nhiệm” do các chủng tộc thấp kém hơn sống ở Trung và Nam Mỹ cũng như quần đảo Caribbe tạo ra.

Có nhiều kịch bản khác nhau về tài khéo léo thật sự, trong việc làm cách nào để tra tấn các quốc gia dám xây dựng những căn nhà tử tế cho nhân dân, hoặc sớm có bằng chứng về sự lặp lại cũng như dự đoán được.

Hoa Kỳ không chỉ tài trợ cho các vụ đảo chính cực kỳ đẫm máu (giống như ở Guatemala năm 1954) hay chỉ đơn giảm chiếm đóng các quốc gia để lật đổ chính quyền dân cử. Sự biện minh cho những can thiệp đó rất đa dạng: điều đó được thực hiện để “khôi phục trật tự”, “khôi phục tự do và dân chủ”, hay ngăn chặn sự trỗi dậy của “Cuba khác”.

Từ nước cộng hòa Dominica năm 1965 đến Grenada năm 1983, các đất nước được “bảo vệ khỏi bản thân họ” qua việc nhập khẩu (theo mệnh lệnh chủ yếu của tầng lớp thống trị Phản Kháng Bắc Mỹ với sự tự tôn bệnh hoạn) các biệt đội tử thần chuyên thi hành các vụ tra tấn, cưỡng hiếp và xử tử bất hợp pháp. Người dân bị giết hại do những quyết định dân chủ của họ bị coi là “thiếu trách nhiệm” và do đó không thể chấp nhận được.

Trong khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc công khai trong tất cả cách thức mà Đế quốc kiểm soát thuộc địa, “sự đúng đắn chính trị” được nhập khẩu khéo léo, giảm một cách có hiệu quả tới mức gần tối thiểu các phê phán nghiêm túc của xã hội bị buộc phải chấp nhận

Ở Indonesia, khoảng từ 1 đến 3 triệu người đã bị sát hại trong năm 1965/66, trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ tài trợ, bởi vì có “một mối nguy hiểm lớn” khi người dân cai trị và quyết định bỏ phiếu thiếu trách nhiệm, đưa Đảng Cộng Sản Indonesia lên nắm quyền, vào lúc đó là Đảng Cộng Sản lớn thứ ba trên thế giới. 

Tổng thống được bầu chọn dân chủ của Công-gô, Patrice Lumumba đã bị sát hại năm 1961, trong một nỗ lực phối hợp giữa Hoa Kỳ và châu Âu, chỉ đơn giản là vì ông ấy quyết định sử dụng phần lớn tài nguyên quốc gia để nuôi dưỡng nhân-p0- dân; và bởi vì ông ta không e ngại phê phán công khai và mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân cũng như đế quốc phương Tây.

Đông Timor bị mất một phần ba dân số chỉ đơn giản vì nhân dân, sau khi giành được độc lập từ tay Bồ Đào Nha, không ngần ngại bỏ phiếu trao quyền lực cho phe cánh tả FRETILIN. “Chúng ta không dung thứ cho một Cuba khác ngay cận kề bờ biển của chúng ta”, nhà độc tài phát xít Indonesia Suharto phản đối, và Hoa Kỳ cũng như Úc hết sức tán đồng.Việc quân đội Indonesia tra tấn và sát hại người dân Đông Timor bị coi là không thích hợp và thậm chí không được đưa tin trên truyền thông đại chúng.

Tất nhiên, nhân dân Iran cũng không thể đáng tin cậy với “dân chủ”. Iran là một trong những nền văn hóa lâu đời và vĩ đại nhất trên trái đất, nhưng nhân dân muốn sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để cải thiện đời sống, chứ không phải để nuôi dưỡng những gã đa quốc gia. Điều đó luôn bị các nhà cầm quyền phương Tây coi là tội ác - một tội ác đáng bị trừng phạt bằng cái chết.

Nhân dân Iran quyết định cai trị; họ bỏ phiếu, họ nói rằng họ muốn quốc hữu hóa toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ. Mohammad Mosaddeq, thủ tướng được bầu chọn dân chủ của Iran từ năm 1951 đến 1953, đã sẵn sàng thực thi cái mà nhân dân yêu cầu. Nhưng chính phủ của ông ấy bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cơ quan tình báo Anh MI6 và tình báo Bắc Mỹ CIA phối hợp dàn xếp, và tiếp theo đó là chế độ độc tài sát nhân tay sai của phương Tây – Reza Pahlavi. Giống như ở Mỹ Latin và Indonesia, thay cho các dự án trường học, bệnh viện và nhà ở, nhân dân nhận được các biệt đội tử thần, phòng tra tấn và nỗi sợ hãi. Đó có phải là thứ họ muốn? Đó có phải là cái mà họ bỏ phiếu lựa chọn?

Có hàng tá các quốc gia trên khắp thế giới đã được phương Tây “bảo vệ” khỏi “công dân và cử tri thiếu trách nhiệm. Brazil mới đây “cử hành” lễ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc đảo chính quân sự do Hoa Kỳ hậu thuẫn, cuộc đảo chính mở đầu cho chế độ độc tài quân sự khủng khiếp suốt 20 năm. Hoa Kỳ ủng hộ hai cuộc đảo chính ở Iraq, vào năm 1963 và 1968 đã đưa Saddam Hussein và đảng Baath của ông ta lên nắm quyền. Danh sách là vô tận. Đây chỉ là một số ví dụ ngẫu nhiên.

Trong các sự kiện gần đây, phương Tây đã lật đổ, hay âm mưu lật đổ, hầu như bất kỳ chính quyền được bầu cử dân chủ nào, trên tất cả các lục địa, định phục vụ nhân dân, bằng cách cung cấp cho nhân dân một cuộc sống và các dịch vụ xã hội với tiêu chuẩn tử tế. Đó là điểm qua thành tích và một số sự chịu đựng!

Có thể nào phương Tây chỉ tôn trọng “Dân chủ” khi “nhân dân bị cưỡng bức phải cai trị” chống lại lợi ích của bản thân? Và khi họ “bảo vệ” những gì họ được tầng lớp cai trị địa phương ra lệnh bảo vệ để đáp ứng lợi ích của Bắc Mỹ và châu Âu?… và cũng như khi họ bảo vệ lợi ích của các công ty đa quốc gia và chính quyền phương Tây phụ thuộc vào những công ty đó? 

***

Có thể làm gì? Nếu một đất nước quá yếu để bảo vệ bản thân bằng biện pháp quân sự, chống lại một số kẻ xâm lược hùng mạnh phương Tây, họ có thể tiếp cận bất kỳ thể chế dân chủ quốc tế nào với hy vọng được bảo vệ?

Không thể hình dung được!

Một ví dụ rõ ràng là Nicaragua, bị Hoa Kỳ xâm lược, không có lý do nào khác ngoài lý do trở thành cộng sản. Chính phủ của họ đã đến tòa án. 

Vụ án được gọi là: Nước cộng hòa Nicaragua kiện Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Đó là vụ án năm 1986 tại Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) mà ICJ đã ủng hộ Nicaragua và chống lại Hoa Kỳ cũng như yêu cầu bồi thường cho Nicaragua.

Bản án rất dài, bao gồm 291 điểm. Trong số đó có cả điều Hoa Kỳ đã can dự vào việc “sử dụng vũ lực bất hợp pháp”. Các vi phạm được khẳng định bao gồm tấn công cơ sở hạ tầng của Nicaragua và tàu biển, đánh mìn các cảng biển của Nicaragua, chiếm đóng không gian của Nicaragua, và huấn luyện, vũ trang, trang bị, cung cấp tài chính, cung cấp lực lượng (tổ chức “Contras”) cũng như tìm cách lật đổ chính quyền Sadinista của Nicaragua.

Bản án đã được tuyên, và đã được Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cũng như ra nghị quyết. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc năm 1986 kêu gọi thi hành toàn bộ và ngay lập tức bản án. Chỉ có Thái Lan, Pháp và Anh bỏ phiếu trắng. Hoa Kỳ biểu lộ sự giận dữ đối với tòa án, và phủ quyết toàn bộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Họ tiếp tục chiến dịch khủng bố chống lại Nicaragua. Cuối cùng, đất nước bị tàn phá và kiệt sức bỏ phiếu vào năm 1990. Sớm thấy rõ rằng đó không phải là bỏ phiếu cho hay chống chính quyền Sadinista, mà là chịu đựng bạo lực của phương Bắc hay đơn giản là chấp nhận bại trận buồn thảm. Chính phủ Sadinista thất bại. Họ thất bại bởi vì cử tri bị súng của Bắc Mỹ dí vào đầu. 

Đó là cách “dân chủ” hoạt động

Tôi đưa tin về cuộc bầu cử của Nicaragua năm 1996 và đại đa số cử tri nói với tôi rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên cánh hữu (Aleman), chỉ bởi vì Hoa Kỳ đe dọa tung ra một làn sóng khủng bố khác nếu chính quyền Sadinista quay trở lại nắm quyền, rất dân chủ.

Sadinista hiện đã quay lại. Nhưng chỉ bởi vì phần lớn Mỹ Latin đã thay đổi, và có sự thống nhất cũng như quyết tâm chiến đấu khi cần thiết.

***

Trong khi người châu Âu rõ ràng kiếm lợi từ chủ nghĩa thực dân kiểu mới và cướp bóc khắp thế giới, thật nực cười khi khẳng định rằng bản thân họ đang được “tận hưởng thành quả của nền dân chủ”

Trong cuốn tiểu thuyết sáng chói “Đang nhìn”, do Jose Saramago viết, một tác giả được giải Nobel văn học, khoảng 83% cử tri của một quốc gia không xác định (gần giống như quê hương Bồ Đào Nha của Saramago), quyết định bỏ phiếu trắng, thể hiện sự tức giận đối với với hệ thống lựa chọn đại diện của phương Tây.

Quốc gia này, tự hào bản thân là “một nước dân chủ”, phản hồi bằng cách tung ra một trận khủng bố điên cuồng đối với công dân. Hiển nhiên là nhân dân chỉ được phép lựa chọn dân chủ khi kết quả phục vụ cho lợi ích của chính phủ. 

Ursula K Le Guin, đánh giá tiểu thuyết trên tờ báo The Guardian, vào ngày 15 tháng 4 năm 2006, khẳng định: 

Bỏ phiếu trắng là một dấu hiệu không quen thuộc với phần lớn người Anh và Mỹ, những người chưa từng sống dưới các chính quyền mà việc bỏ phiếu của họ là vô nghĩa. Trong nền dân chủ chức năng, một người có thể coi việc không bỏ phiếu là một cách phản đối lười biếng có khả năng đặt quyền lực vào tay đảng phái khác (như khi số lượng người Lao động bỏ phiếu thấp dẫn đến Margaret Thatcher được tái cử, và người Dân chủ thờ ơ đảm bảo cả hai sự thắng cử cho George W. Bush). Rất khó để khẳng định rằng bản thân việc bỏ phiếu không phải là một hành động quyền lực, và tôi không hiểu việc mà các cử tri không bỏ phiếu của Saramago làm.

Bà ấy không phải hiểu. Thậm chí ngay ở châu Âu, khủng bố được tung ra trong nhiều dịp để đối phó với những ai quyết định bỏ phiếu “sai”

Có lẽ ví dụ tàn bạo nhất là trong thời hậu chiến tranh thế giới thứ II, khi các đảng cộng sản tiến đến chiến thắng ngoạn mục ở Pháp, Ý, Tây Đức. Những “hành vi thiếu trách nhiệm” tất nhiên là phải bị ngăn chặn. Cả lực lượng tình báo Hoa Kỳ và Anh đã thực hiện một nỗ lực khủng khiếp để “bảo vệ dân chủ” ở châu Âu, triển khai lực lượng phát xít để bẻ gãy, đe dọa, thậm chí sát hại các thành viên của đảng phái và phong trào tiến bộ .

Những cán bộ phát xít sau đó được phép, thậm chí khuyến khích, rời châu Âu tới Nam Mỹ, một số mang theo chiến lợi phẩm lớn từ các nạn nhân bị sát hại trong các trại tập trung. Các chiến lợi phẩm này có cả cả răng vàng.

Sau này, vào những năm 1990, tôi nói chuyện với một vài người trong số họ, và cả với con cái họ, ở Asuncion, thủ đô của Paraguay. Họ tự hào về hành động của họ, không ăn năn hối lỗi, cũng như tự hào là phát xít vậy.

Rất nhiều kẻ phát xít châu Âu sau đó tham gia tích cực vào chiến dịch Condor, họ được phát xít Paraguay cũng như nhà độc tài thân phương Tây Alfredo Strössner ủng hộ nồng nhiệt. Ngài Strössner là bạn thân thiết và là người chứa chấp rất nhiều tội phạm chiến tranh trong thế chiến thứ hai, bao gồm cả những người như Dr. Josef Mengele, bác sĩ phát xít được gọi là “Thần Chết”, người đã thực hiện các thí nghiệm về gen trên trẻ em trong chiến tranh thế giới thứ II.

Vậy là sau khi phá hủy “quá trình dân chủ thiếu trách nhiệm” ở châu Âu (Đế chế phương Tây thời hậu chiến), nhiều kẻ phát xít châu Âu hiện giờ đang phục vụ trung thành chủ nhân mới, được yêu cầu tiếp tục với những gì mà họ làm tốt nhất. Do đó, họ đã giúp ám sát khoảng 60,000 nam, nữ cũng như con cái của các thành viên cánh tả Nam Mỹ, những người có tội là xây dựng xã hội bình đẳng và công bằng tại quê hương. Nhiều kẻ phát xít tham gia trực tiếp vào chiến dịch Condor, dưới sự điều phối trực tiếp của Hoa Kỳ và châu Âu.

Như Naomi Kleisn viết trong cuốn sách của bà, Học thuyết Sốc: 

“Chiến dịch Cóndor, được gọi là kế hoạch Cóndor (tiếng Bồ Đào Nha : Operação Condor) là một chiến dịch đàn áp chính trị và khủng bố có liên quan tới các chiến dịch tình báo và ám sát các đối thủ, chính thức được các chế độ độc tài cánh hữu vùng nón phía Nam của Nam Mỹ triển khai vào năm 1975. Chương trình nhằm mục đích diệt trừ ảnh hưởng cũng như lý tưởng chủ nghĩa cộng sản hay Soviet, và để đàn áp các phong trào đối lập đang hoạt động hay tiềm tàng chống lại các chính quyền can dự.”

Ở Chile, phát xít Đức xắn tay áo và làm việc trực tiếp: bằng cách thẩm vấn, thủ tiêu, và tra tấn dã man các thành viên của chính quyền được bầu chọn dân chủ cũng như những người ủng hộ họ. Chúng thực hiện hàng sa số các thí nghiệm y khoa trên con người, tại một nơi được gọi là Colonia Dirnidad, dưới thời độc tài Augusto Pinochet, người có quyền lực được Dr. Kissinger với lối nói khuôn sáo của ông ta tạo ra và duy trì. 

Nhưng quay trở lại châu Âu: ở Hy Lạp sau thế chiến thứ II, cả Hoa Kỳ và Anh đều dính líu sâu đến cuộc nội chiến giữa người cộng sản và lực lượng cực hữu.

Vào năm 1967, chỉ một tháng trước cuộc bầu cử mà cánh tả Hy Lạp được dự đoán thắng lợi một cách dân chủ (kịch bản Indonesia năm 1965), Hoa Kỳ và các “đại tá Hy Lạp” tiến hành đảo chính, dẫn đến chế độ độc tài dã man kéo dài 7 năm. 

Những gì xảy ra ở Nam Tư, khoảng 30 năm sau đó, cũng rất rõ ràng. Một quốc gia cộng sản thành công không được phép sống sót, và nhất là ở châu Âu. Khi bom rơi xuống Belgrade, rất nhiều người tò mò và có tư duy phê phán đã không còn bất cứ ảo tưởng nào đối với chính phủ phương Tây cũng như “các nguyên tắc dân chủ”, đã nhanh chóng rời bỏ họ.

Nhưng sau này, đa số người châu Âu đã bị nhồi sọ, một trong số những người được cung cấp thông tin tồi và cứng đầu nhất (trong tư duy của họ) trên trái đất trái đất

Châu Âu và cử tri… Đám đông thường xuyên phàn nàn, muốn nhiều và nhiều tiền hơn nữa, và đưa ra kết quả bầu cử tương tự, rất dễ dự đoán theo chu kỳ bốn, năm hay sáu năm một lần. Họ sống và bỏ phiếu máy móc. Họ hoàn toàn đánh mất khả năng hình dung về một thế giới khác, chiến đấu cho các nguyên tắc nhân đạo, hay thậm chí mơ ước.

Châu Âu trở thành một nơi cực kỳ rùng rợn, một bảo tàng trong điều kiện tốt nhất, và một nghĩa trang ảo tưởng của nhân loại trong điều kiện tồi tệ nhất 

***

Như Noam Chomsky đã chỉ ra:

Người Mỹ có thể được khuyến khích bầu cử, nhưng không tham gia có ý nghĩa hơn vào đấu trường chính trị. Có lẽ bầu cử là phương pháp cô lập dân chúng. Một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ được sắp đặt để hướng người dân vào những hành vi ngông cuồng được cá nhân hóa bốn năm một lần và nghĩ rằng, “Đó là chính trị”. Nhưng không phải. Đó chỉ là một phần nhỏ của chính trị. Dân chúng đã được loại bỏ cẩn thận khỏi các hoạt động chính trị, và không phải ngẫu nhiên. Một khối lượng công việc khổng lồ để đảm bảo cho sự tước quyền công dân đó. Trong những năm 1960, sự can dự bột phát của dân chúng vào dân chủ đã làm lực lượng bảo thủ khiếp sợ, họ đã sắp đặt một chiến dịch chống đối ác liệt. Các cuộc biểu tình cánh tả cũng như hữu diễn ra ngày nay là nhằm đưa dân chủ về cái hố của nó. 

Arundhati Roy, bình luận trong cuốn sách “Có cuộc sống sau dân chủ không?”

Câu hỏi ở đây thật sự là chúng ta làm gì cho dân chủ? Chúng ta biến nó thành cái gì? Điều gì xảy ra khi dân chủ được sử dụng hết? Khi nào dân chủ bị làm cho trống rỗng và không còn ý nghĩa? Điều gì xảy ra khi mỗi thể chế của nó di căn thành thứ gì đó nguy hiểm? Điều gì xảy ra hiện nay khi mà dân chủ và Thị trường Tự do được kết hợp trong một cơ quan cướp bóc đơn lẻ với trí tưởng tượng nhỏ bé và thui chột hầu như chỉ tập trung hoàn toàn vào ý tưởng tối đa hóa lợi nhuận? Có khả năng đảo ngược được quá trình này không? Có điều gì đó có thể làm biến đổi trở lại thành cái đã quen thuộc không?

***

Sau tất cả sự tàn bạo đó, cũng như sự giận dữ của nhân dân khắp thế giới, phương Tây giờ đây đang dạy dỗ hành tinh về dân chủ. Họ dạy cho người châu Á và châu Phi, nhân dân Trung Đông và Cận Lục Địa, về cách thức làm cho đất nước "dân chủ" hơn. Điều đó thật khó tin, một trong những điều khôi hài nhất trên trái đất, nhưng đang diễn ra, và mọi người phải yên lặng về nó.

Những người lắng nghe mà không cười phá lên đều được trả tiền xứng đáng. 

Đây là buổi hội thảo; thậm chí các dự án viện trợ nước ngoài cũng liên quan đến “sự cai trị tốt”, được Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ tài trợ. Châu Âu đang tích cực hơn trong lĩnh vực này. Giống như mafia Ý, gửi một thông điệp ngầm nhưng không lầm lẫn đến thế giới: “Mày hãy làm như chúng tao nói, nếu không chúng tao bẻ gẫy chân mày… Nhưng nếu bạn vâng lời, hãy đến chỗ chúng tôi và chúng tôi sẽ dạy cho bạn cách trở thành sĩ quan hậu cần tốt cho Cosa Nostra! Và chúng tôi sẽ cho bạn một ít mỳ ống với rượu vang khi bạn học.”

Bởi vì có rất nhiều tiền, nên được gọi là “tài trợ”… thành viên của tầng lớp thống trị, giới học giả, truyền thông và tổ chức phi chính phủ, từ các quốc gia đã bị phương Tây cướp bóc – những quốc gia như Indonesia, Philippines, Cộng hòa dân chủ Công-gô, Honduras, hay Colombia – gửi các đoàn quân nhân dân đến để tự nguyện được nhồi sọ, (xin lỗi, để được “khai sáng”), để học về dân chủ từ những sát thủ vĩ đại nhất của “quyền lực nhân dân” thực sự; từ phương Tây.

Tấn công nền dân chủ là một công việc kinh doanh khổng lồ. Bưng bít là một phần của công việc kinh doanh. Học cách ngồi yên và không can thiệp chống lại các lực lượng ngoại bang phá hủy nền dân chủ ở quốc gia của bạn, trong khi giả vờ “tham dự và tích cực”, thực tế là việc kinh doanh tốt nhất, tốt hơn là xây dựng những chiếc cầu hay giáo dục trẻ em (theo quan điểm của những kẻ hám lợi).

Một lần tại một trường đại học Indonesia nơi tôi được mời đến nói chuyện, một sinh viên hỏi tôi “đâu là con đường tiến lên”, để làm cho đất nước của cậu dân chủ hơn? Tôi trả lời, nhìn vào một số thành viên của hội đồng giáo sư:

“Yêu cầu giáo viên của bạn ngừng đi đến châu Âu trong các chuyến đi được tài trợ toàn phần. Yêu cầu họ phải được huấn luyện cách tẩy não bạn. Đừng tự mình đến đó để nghiên cứu. Hãy đi đến đó để nhìn, để hiểu và để học hỏi, nhưng đừng nghiên cứu… Châu Âu đã cướp bóc mọi thứ của bạn. Họ tiếp tục cướp bóc đất nước của bạn. Bạn nghĩ sẽ học cái gì ở đó? Bạn thực sự nghĩ rằng họ sẽ dạy bạn cách cứu vớt đất nước của bạn?”

Các sinh viên bật cười. Các giáo sư nổi giận. Tôi không bao giờ được mời lại. Tôi chắc chắn rằng các giáo sư biết chính xác tôi muốn nói gì. Sinh viên thì không. Họ nghĩ rằng tôi chỉ kể một câu chuyện đùa. Nhưng tôi không định đùa. 

***

Khi tôi viết những chữ này, chính quyền quân sự Thái Lan đã tiếp quản đất nước. Phương Tây im lặng: quân đội Thái là đồng minh cực kỳ thân cận. Nền dân chủ đang hoạt động…

Và khi tôi viết những chữ này, chính phủ phát xít ở Kiev đang săn đuổi, bắt cóc và “làm mất tích” người dân ở miền đông và nam Ukraina. Bằng một số sự bóp méo logic điên cuồng, truyền thông phương Tây được sắp xếp để lên án Nga. Và chỉ có một số ít người bò lăn ra sàn nhà mà cười.

Khi tôi viết những chữ này, một phần lớn của châu Phi chìm trong lửa, bị Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các quyền lực thực dân khác phá hủy hoàn toàn.

Các quốc gia tay sai như Philippine hiện giờ được trả tiền để gây xung đột với Trung Quốc.

Chủ nghĩa mạo hiểm tân phát xít Nhật Bản được Hoa Kỳ ủng hộ toàn phần có thể dễ dàng gây ra chiến tranh thế giới thứ III. Cũng như phương Tây có thể tham lam và thực hành phát xít ở Ukraina.

Dân chủ! Quyền lực của nhân dân!

Nếu phương Tây chịu ở yên ở nơi mà nó thuộc về, ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau thế chiến II, thế giới sẽ khó có những vấn đề như hiện tại. Những người như Lumumba, Allende, Sukarno, Mosaddeq, sẽ dẫn dắt quốc gia và lục địa của họ. Họ sẽ đối thoại với người dân của mình, tương tác với dân chúng. Họ sẽ xây dựng “nền dân chủ” theo kiểu của họ.

Nhưng tất cả những điều đến từ Hội nghị Bandung năm 1955, từ ý tưởng của phong trào không liên kết, đã bị tàn phá và dìm trong máu. Hy vọng chân thật của nhân dân thế giới bị cắt thành nhiều mảnh, bị đái vào, và sau đó bị ném xuống rãnh.

Nhưng không còn thời gian để phí phạm cho phân tích, cũng như khóc than cho những gì đã mất. Đã đến lúc hành động!

Hoa Kỳ và Châu Âu đã tra tấn thế giới, hàng thập kỷ và hàng thế kỷ. Họ đã tra tấn nhân danh nền dân chủ… nhưng tất cả chỉ là lời dối trá trắng trợn. Thế giới bị tra tấn bởi lòng tham, bởi phân biệt chủng tộc. Hãy nhìn lại lịch sử. Châu Âu và Hoa Kỳ ngừng gọi người dân là “mọi đen”, nhưng họ không hề tôn trong người dân hơn. Và họ sẵn sàng, giống như trước đó, hy sinh hàng triệu sinh mạng con người.

Chúng ta hãy cùng chấm dứt sùng bái cái hộp của họ, cũng như những mẩu giấy vô nghĩa mà họ muốn chúng ta bỏ vào đó. Không có quyền lực của nhân dân trong đó. Hãy nhìn vào bản thân Hoa Kỳ - dân chủ của chúng ta ở đâu? Một chính phủ độc đảng bị kiểm soát hoàn toàn bởi những kẻ theo trào lưu thị trường chính thống. Hãy nhìn vào báo chí, và tuyên truyền…

Sự cai trị của nhân dân bởi nhân dân, dân chủ thật sự, là có thể đạt tới. Nhân dân chúng ta đã bị trật đường, về mặt trí tuệ, nên chúng ta không suy tư về cách làm ra sao, trong nhiều thập kỷ.

Giờ đây chúng ta, nhiều trong số chúng ta, biết rằng cái gì sai, nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn cái gì đúng.

Chúng ta hãy suy nghĩ và hãy tìm kiếm, hãy thử nghiệm. Và hãy loại bỏ chủ nghĩa phát xít của họ trước hết. Hãy để họ bỏ mẩu giấy của họ vào bất cứ chỗ nào họ muốn! Hãy để họ giả vờ không phải là nô lệ của một vài kẻ bán rong và kẻ lừa đảo. Hãy để họ làm bất cứ điều gì họ muốn – đó, nơi họ mà thuộc về.

Dân chủ nhiều hơn một chiếc hộp, nhiều hơn một đám đông đảng phái chính trị. Dân chủ là khi người dân thực sự lựa chọn, quyết định và xây dựng một xã hội mà họ mơ ước. Dân chủ là không phải sợ hãi na-pam và bom sẽ hủy diệt ước mơ của chúng ta. Dân chủ là khi người dân cất tiếng nói và tiếng nói đó phát triển quốc gia của họ. Dân chủ là khi hàng triệu bàn tay hợp sức và từ liên minh rực rỡ ấy, những con tàu mới bắt đầu chạy, những trường học mới bắt đầu dạy học, và những bệnh viện mới bắt đầu chữa bệnh. Tất cả bởi nhân nhân, vì nhân dân! Tất cả được tạo ra bởi những con người tự hào và tự do như là quà tặng cho tất cả - cho đất nước của họ.

Đúng vậy, hãy để những tên chủ nô bỏ mẩu giấy của họ vào hộp, hay bất cứ chỗ nào khác. Họ có thể gọi đó là dân chủ. Chúng ta hãy gọi dân chủ theo cách khác – sự cai trị của nhân dân, một sự đánh đổi vĩ đại của lý tưởng, của hy vọng và mơ ước. Chúng ta hãy giành lấy sự kiểm soát cuộc sống của mình và đất nước của chúng ta sẽ được gọi là “dân chủ”!

Thursday, May 22, 2014

Phương Tây khuếch trương cuộc bầu cử trước mũi súng ở Ukraina

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "West promotes election held at gunpoint in Ukraine" của Bill Van Auken, bình luận những tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống và lãnh đạo thành phố được chính quyền cánh hữu “lâm thời” do phương Tây hậu thuẫn tổ chức ở Ukraina, bộ quốc phòng thông báo vào ngày thứ tư rằng cái được gọi là “các chiến dịch chống khủng bố” nhằm vào những dân cư bất đồng chính kiến ở miền đông và nam đất nước sẽ được triển khai với toàn bộ sức mạnh.

“Pha chủ động trong các chiến dịch chống khủng bố đang được tiếp tục,” người phát ngôn bộ quốc phòng Vladislav Seleznyov nói vào thứ tư. “Cư dân ở khu vực miền đông Ukraina có thể chứng kiến điều đó. Hiện nay, quân lính và lực lượng tham gia vào chiến dịch chống khủng bố đang được luân chuyển theo kế hoạch” 

Washington và đồng minh châu Âu đang khuếch trương cuộc bầu cử vào chủ nhật, coi đó là biện pháp hợp pháp hóa cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân cử của phát xít mới được phương Tây hậu thuẫn, cũng như thiết lập một chính quyền bất hợp pháp có các lãnh đạo được quan chức Hoa Kỳ lựa chọn.

Ý tưởng về một cuộc bầu cử hợp pháp có thể được tổ chức, trong khi quân đội đưa xe tăng, pháo binh và trực thăng chiến đấu tới đàn áp phe đối lập chính trị trên phần lớn lãnh thổ đất nước, là lố bịch. Sự lừa dối đang được dàn xếp, với sự hỗ trợ vô điều kiện của Hoa Kỳ, chỉ hai tuần sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 5 về sự tự trị ở khu vực Donetsk và Luhansk mà bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố là bất hợp pháp. Cuộc khủng hoảng Ukraina cung cấp một cửa sổ độc đáo cho thấy sự yếm thế và đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của đế quốc Hoa Kỳ.

Washington đã gia tăng sự can thiệp, gửi tàu tuần tiễu có mang tên lửa hành trình của hải quân Hoa Kỳ Vella Gulf tới Biển Đen để tham gia bầu cử. Trong khi đó, phó tổng thống Joe Biden bày tỏ một sự đe dọa khác đối với Nga, long trọng tuyên bố trong chuyến viếng thăm Romania rằng nếu Moscow “phá hoại ngầm” cuộc bầu cử vào chủ nhật, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn và gia tăng sự mở rộng về phía đông của NATO.

Kể từ khi chính phủ Ukraina khởi sự các chiến dịch “chống khủng bố”, đưa quân đội và các đơn vị vệ binh quốc gia kết hợp với quân phát xít mới Right Sector tới chống lại miền đông và miền nam Ukraina, ít nhất 127 người đã bị giết hại, theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng của bầu không khí mà các cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối tháng tới là khi ứng cử viên tổng thống Oleg Tsarev, cựu phó chủ tịch đảng Các khu vực của tổng thống bị lật đổ Yanukovych và là một người ủng hộ liên bang hóa, bị đám đông cực hữu tấn công trong một buổi truyền hình ở Kiev. Do bị đánh đập đến mức phải vào viện trong tình trạng nguy kịch, ông ta đã rút ứng cử và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử.

Sự tàn bạo tương tự và thậm chí tồi tệ hơn do các thành phần phát xít gây ra trở thành cột trụ cho chính phủ chống lại tất cả các nhóm có khuynh hướng tả, bao gồm cả nhóm “Borotba” (“Đấu tranh”) và Đảng cộng sản Ukraina (KPU), có các thành viên bị giết hại, đánh đập, bắt giữ và phải đối mặt với các âm mưu ám sát.

Lần đầu tiên kể từ khi Liên bang Soviet tan rã năm 1991, cuộc bầu cử được tổ chức trong các điều kiện không có ứng cử viên nào đại diện cho các khu vực đa số nói tiếng Nga ở miền đông và miền nam Ukraina tham gia. 

Trong khi đó, chính phủ Kiev liên tục đàn áp truyền thông Nga ở Ukraina, bắt giữ, bỏ tù, thẩm vấn và trục xuất tất các các phóng viên bị tình nghi là không phục tùng ranh giới tuyền truyền do Washington đặt ra. (Xem: Chính phủ Ukraina bỏ tù các nhà báo làm việc cho truyền thông Nga).

Tiếp theo sự đàn áp đó, chính phủ Kiev, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và Đức, thông qua đề xuất đàm phán “bàn tròn” nhằm xoa dịu sự căng thẳng giữa chính phủ và các khu vực miền đông và miền nam. Trong các cuộc đối thoại này, các chính khách tham gia có quan hệ với những nhà tư bản tài phiệt đang thống trị đất nước, đã loại bỏ một cách có hệ thống các đại diện cho dân chúng đang biểu tình và bị tấn công.

Nghị viện Ukraina, Verkhovna Rada, với phiếu đa số phiếu chấp thuận vào ngày thứ tư thông qua một “bản ghi nhớ về hòa bình và hòa giải”, thứ chỉ là sản phẩm của một hoạt động “bàn tròn”. Giải pháp kêu gọi triệu hồi quân đội Ukraina đang bao vây các khu vực miền đông và miền nam về doanh trại và kết thúc bạo lực của mọi phe phái. Việc Ukraina tham gia các liên minh quốc tế như Liên minh châu Âu hay NATO cũng bị quy định là phải được chấp thuận bằng một cuộc trưng cầu dân ý.

Một điều khoản ân xá cho những người chiếm đóng các tòa nhà công sở ở miền đông và nam Ukraina đã bị loại khỏi phiên bản chính thức của bản ghi nhớ.

Giải pháp rõ ràng là muốn đánh lạc hướng khỏi các điều kiện thực tế trên thực địa mà bộ quốc phòng đã giải thích thẳng thừng và do đó không đem lại cho cuộc bầu cử một chút đáng tin cậy nào. Chúng dường như muốn xoa dịu chính quyền của tổng thống Vladimir Putin ở Moscow, những người đặt ra dấu hỏi cho sự hợp pháp của cuộc bầu cử.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy mức độ mà chính phủ Nga sẽ hành động, sự ra hiệu đã có một số hiệu quả. Thứ trưởng bộ ngoại giao Nga Grigory Karasin nói vào thứ tư rằng bản ghi nhớ đã tạo thành “sự hiện thực hóa bước đầu công khai và rõ ràng, mặc dù muộn, một bước tiến của Thỏa ước Geneva 2014”.

Những thỏa ước này, được thiết lập giữa đại diện Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu và chính phủ Kiev, kêu gọi tất cả các bên “giảm căng thẳng” bằng cách kết thúc bạo lực, tước vũ khí “các nhóm vũ trang bất hợp pháp”, chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà công sở và mở rộng ân xá cho người biểu tình. Chính quyền Kiev, được Washington hậu thuẫn, giải thích hiệp định này hoàn toàn theo kiểu một phía, bỏ qua các nhóm vũ trang bất hợp pháp như phát xít Right Sectos, một trong những kẻ hỗ trợ chủ chốt của họ, cũng như sự chiếm đóng ở Kiev và miền Tây Ukraina, trong khi từ chối ân xá cho những người biểu tình ở miền đông.

Chính quyền Putin coi bản ghi nhớ là đáng tin cậy – trái ngược với mâu thuẫn rõ ràng giữa bản ghi nhớ và hoạt động của chính phủ Kiev trên thực địa – đã đồng thuận với một thông báo từ Moscow rằng tất cả quân đội Nga đã được rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraina. Các quan chức Ukraina xác nhận vào thứ tư là không có quân đội Nga trong phạm vi 10 cây số quanh biên giới.

Hoạt động của chính quyền Nga gắn chặt với lợi ích của nhóm tư bản tài phiệt bán tội phạm, đóng vai trò là các khối cử tri chủ chốt của chính phủ Putin. Mặt khác, sự khát khao xoa dịu căng thẳng về Ukraina gắn liền với quan ngại của tầng lớp thống trị rằng xung đột với phương Tây – nơi các ngân hàng đang giữ tài sản của phần lớn trong số họ – và các biện trừng phạt gia tăng đe dọa tới lợi ích của họ. 

Sự quan ngại này được thể hiện trong tuần này ở diễn đàn kinh tế St. Peterburg, nơi 32 nhà tỷ phú Nga xuất hiện, nhưng các giám đốc tài chính và doanh nghiệp Hoa Kỳ tránh xa dưới sức ép của chính quyền Obama.

Moscow cũng mong muốn xoa dịu lo ngại của phía Bắc Kinh về sự sáp nhập Crimea và khả năng vẽ lại đường biên giới cũng như tác động của chúng đối với vấn đề của họ trong xung đột về Tân Cương và Tây Tạng.

Putin cùng với chủ tịch Tập Cận Bình quan sát việc ký kết hợp đồng khí đốt trong 30 năm trị giá 400 tỷ dollar vào thứ tư. Trong khi hợp đồng đã được đàm phán trong thập kỷ trước, sự đối đầu hiện nay với phương Tây về Ukraina dường như tạo ra sự thúc đẩy cho việc đạt được thỏa thuận mặc dù giá cả là khá viển vông.

Khi cuộc bầu cử ở Ukraina đang tới gần, chính quyền Putin vẫn tin rằng nó sẽ trao quyền lực cho những tư bản tài phiệt tha hóa, những người mà Moscow có thể hợp tác. 

Người dẫn đầu trong tất cả các khảo sát ở Ukraina là Petro Poroshenko, người Ukraina được gọi là “vua sô cô la”, người tích lũy được khối tài sản cá nhân khoảng 1,3 tỷ dolla bằng cách cướp đoạt các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước sau khi Liên bang Soviet tan rã và khôi phục chủ nghĩa tư bản. Khảo sát mới nhất cho thấy ông ta được 53,2% số người tham gia ủng hộ, so với khoảng 10% của đối thủ cạnh tranh chính, cựu thủ tướng Yulia V. Tymoshenko, người được gọi là “nữ hoàng khí đốt”, người đã bị bỏ tù vì tội tham nhũng và chỉ được thả sau cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Kiev 

Poroshenko, người giàu có thứ bảy ở Ukraina, có quan hệ mật thiết với toàn bộ giới tư bản tài phiệt, một trong những cộng sự gần gũi của ông ta là Dmytro Firtash, người khổng lồ khí đốt Ukraina, có quan hệ với các bố già tội phạm Nga và hiện đang ở Áo chờ dẫn độ sang Hoa Kỳ về tội gian lận và hối lộ. 

Trong khi được chào đón như một tư bản tài phiệt đã hậu thuẫn cho biểu tình bạo lực ở Maidan dẫn đến cuộc đảo chính tháng hai, Poroshenko không chỉ là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ thân phương Tây của tổng thống Viktor Yushchenko mà còn là bộ trưởng bộ phát triển kinh tế và thương mại dưới chính quyền của tổng thống bị lật đổ Yanukovych.

Friday, May 16, 2014

Bất chấp đàm phán bàn tròn, chính phủ Ukraina mở rộng sự đàn áp

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Despite round table talks, Ukrainian regime escalates crackdown" của Johannes Stern, cập nhật những diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Hoa Kỳ và Châu Âu đã cho thấy sự ủng hộ của họ đối với các chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Kiev nhằm dồn ép người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraina, thậm chí ngay cả khi Kremlin đã tuyên bố ủng hộ cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” vào thứ tư ở Kiev và giữ khoảng cách với người biểu tình.

Vào thứ năm, tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov khoe khoang rằng quân đội Ukraina đã phá hủy doanh trại của các chiến binh thân Nga trong các chiến dịch qua đem. Ông ta khẳng định quân đội của chính phủ đã tấn công một căn cứ cở thành phố miền đông Slavyansk và một căn cứ khác gần Kramatorsk – thành phố công nghiệp ở phía bắc tỉnh Donetsk, nơi mà cái được gọi là “chiến dịch chống khủng bố” của Kiev đã bắt đầu một tháng trước đây. Bộ trưởng quốc phòng ở Kiev thông báo rằng quân đội đã bắt giữ ba tù binh, khẳng định không có thương vong.

Chính phủ Kiev ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng phát xít, đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng hai chống lại tổng thống dân cử Victor Yanukovych, để tiếp tục các chiến dịch quân sự ở miền đông.

Vào thứ năm, tờ Guardian của Anh xuất bản một bài báo dài với tiêu đề “Sự lo ngại về nội chiến ở Ukraina gia tăng khi các đơn vị tình nguyện cầm vũ khí”, tường thuật về “các đơn vị phi chính quy xuất hiện trong những nỗ lực của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực Donetsk và Luhansk từ tay các chiến binh thân Nga. Họ được các nhà cầm quyền Ukraina công nhận là bán hợp pháp, hoan nghênh mọi sự trợ giúp đối với cuộc chiến của họ ở miền đông”.

Nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện ở Ukraina không phải là kết quả của “âm mưu Nga”, như truyền thông và các chính phủ phương Tây khẳng định. Các quyền lực đế quốc và những gã ngốc ở Kiev đã có chính sách dối trá kích động sắc tộc và căng thẳng văn hóa để gây bất ổn Ukraina và tạo lợi thế về lợi ích địa chiến lược chống lại Nga.

Một bức điện tín ngoại giao cách đây sáu năm được người sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns viết và được Wikileaks công bố mới đây, giống như một bản thiết kế cho sự kiện hiện tại.

“Sự mở rộng của NATO, đặc biệt là tới Ukraina, được coi là vấn đề ‘nhạy cảm và đau đầu’ đối với Nga, nhưng những sự cân nhắc chính sách chiến lược cũng làm nền tảng cho sự đối đầu dữ dội với việc Georgia và Ukraina gia nhập NATO. Ở Ukraina, điều đó bao gồm sự lo ngại rằng vấn đề đó có thể chia quốc gia làm hai phần, dẫn đến bạo lực, hay thậm chí như một số khẳng định là cả nội chiến, khiến quân đội Nga phải quyết định can thiệp hoặc không,” Burns viết.

Như bức điện tín đã cho thấy rõ, Hoa Kỳ và đồng minh NATO, bao gồm cả Đức, đã biết rằng thiết lập một chính phủ thân châu Âu và NATO ở Kiev sẽ kích động sự đối đầu ở trong cả nội bộ Ukraina lẫn từ phía Nga. Phản ứng này – diễn ra dưới dạng những người ly khai nổi loạn ở miền đông, và sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga – giờ đây được sử dụng làm cái cớ để biện minh cho sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc vào Nga.

Khi đàm phán “bàn tròn” đang diễn ra, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland, trong phát biểu tại hội nghị an ninh ở Bratislava, đe dọa rằng “nếu cuộc bầu cử ngày 25 tháng năm không diễn ra, nếu Nga tiếp tục gây bất ổn… sẽ có sự trừng phạt kinh tế tiếp theo, nghiêm trọng hơn đối với Nga ... Và chúng ta tin tưởng rằng những gì chúng ta đã làm đang bắt đầu gây nhức nhối.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thông báo tại một cuộc họp báo chung với thủ tướng Georgia Irakly Garibashvili rằng Georgia và Moldova sẽ ký thoản thuận gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 27 tháng sáu. Châu Âu liên minh trực tiếp với hai quốc gia thuộc liên bang Soviet cũ có biên giới chung với Nga – một trong số đó, Georgia, đã tấn công quân đội Nga năm 2008, dẫn đến một cuộc chiến tranh ngắn với Nga – làm nổi bật tính chất thiếu thận trọng trong các hoạt động gây hấn của chủ nghĩa đế quốc nhằm bao vây và cô lập hoàn toàn Nga.

Vào thứ năm, Washington thông báo rằng NATO có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự lâu dài ở Ba Lan. “Hoa Kỳ nhận biết mong muốn của Ba Lan về việc triển khai căn cứ quân sự tại quốc gia, và tôi nghĩ rằng rất đáng để cân nhắc về sáng kiến này,” đại sứ Hoa Kỳ ở Ba Lan Stephen Mull nói.

“Không chỉ Hoa Kỳ, mà toàn bộ liên minh. Đây là một chủ đề quan trọng cần được thảo luận, điều đó sẽ diễn ra ở nước Anh vào tháng mười hai. Nếu Nga thay đổi một cách cực đoan môi trường an ninh ở khu vực này của châu Âu, thì sẽ cần phải có những trả đũa cụ thể từ NATO,” ông ta đe dọa.

Mull cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng bổ sung được gửi tới Ba Lan những tuần qua ít nhất là cho tới hết năm 2014. Suốt những tuần qua, Hoa Kỳ triển khai 12 chiến đấu cơ phản lực F-16 và khoảng 450 lính tới Ba Lan, một phần trong sự gia tăng quy mô của quân đội NATO ở Đông Âu.

Các biện pháp đó đã phơi bày sự gian trá của cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” dưới sự đỡ đầu của Tổ chức Anh ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Họ đã khởi xướng việc ngăn chặn sự nổi loạn ở miền đông và thúc đẩy cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng năm, thứ được coi là chìa khóa đem lại cái mã dân chủ hợp hiến cho chính quyền bất hợp pháp tay sai của phương Tây ở Kiev.

Mặc dù vậy, vòng đầu tiên kéo dài chỉ ba giờ đồng hồ. Tham dự đàm phán có các nhà lãnh đạo của chính phủ đảo chính, các tư bản tài phiệt, cựu tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk và Leonid Kuchma, các lãnh đạo địa phương, thủ lĩnh tôn giáo, các nhân vật đứng đầu OSCE, đại sứ Hoa Kỳ và Đức tại Ukraina.

Cuộc đàm phán bao gồm cả việc lặp lại sự đe dọa đối với Nga và người biểu tình chống chính phủ ở miền đông. Mặc dù vậy, họ cũng bị nỗi sợ hãi dẫn dắt, sự đối đầu với chính phủ Kiev có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở thành một cuộc nội chiến toàn diện hoặc khuấy động một sự bùng nổ xã hội trên toàn quốc gia.

Các quan chức miền đông Ukraina được tham dự đàm phán đã cảnh báo rằng có sự đối đầu quy mô lớn đối với chính phủ Kiev ở miền đông. Sergei Taruta, một nhà tư bản tài phiệt tỷ phú được chính quyền Kiev bổ nhiệm chức thị trưởng Donetsk nói: “Đa số dân chúng ở Donbass [miền đất có Donetsk] đứng về phía Ukraina thống nhất, nhưng đồng thời cũng chống lại chính quyền hiện nay ở Kiev.”

Phó thủ tướng Ukraina Volodymyr Groysman kêu gọi tất cả các bên tham gia “đối mặt với thách thức mà chúng ta có hôm nay,” cảnh báo rằng “không ai cho chúng ta cơ hội thứ hai. Chúng ta sẽ phải giành lấy niềm tin của dân chúng ở miền đông cũng như miền tây, nếu không chúng ta sẽ gánh chịu một số phận bi thảm.”

Những mối lo ngại đó được chính quyền Putin chia sẻ, chính phủ ấy cũng đại diện cho tầng lớp tinh hoa của tư bản tài phiệt - ở Nga cũng như ở Ukraina – là những kẻ đã tích lũy được một lượng của cải khổng lồ nhờ việc cướp bóc tài sản quốc gia, sau khi chế độ quan liêu Stalin làm tan rã Liên bang Soviet và tái thiết lập chủ nghĩa tư bản. 

Trong khi các quyền lực phương Tây và chính phủ Kiev sử dụng lá chắn “đàm phán bàn tròn” để chuẩn bị cho các biện pháp cứng rắn hơn thì Moscow lại đang tìm kiếm một thỏa thuận với các quyền lực đế quốc và chính phủ Kiev.

“Nếu có ai nổi lên như là người lãnh đạo với sự ủng hộ của đa số người Ukraina, tất nhiên đối thoại với người đó sẽ dễ dàng hơn những người tự phong,” ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Cảnh báo rằng Ukraina “đang ở gần một cuộc nội chiến”, ông ta khẳng định Nga sẽ ủng hộ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch và mở rộng vòng tay với ứng cử viên tổng thống được phương Tây ủng hộ cũng như nhà tư bản tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, ông tuyên bố: “Chúng tôi có thể làm việc với bất cứ ai.”

Bất chấp sự liều lĩnh của Moscow nhằm đạt được một thỏa thuận, sức ép quân sự tiếp tục được gia tăng giữa các quyền lực chủ chốt của thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga khởi hành từ Vladivostok vào thứ tư, tới Thượng Hải để hội quân với một hạm đội nhỏ gồm sáu tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận chung Nga - Trung lần thứ ba trên biển Nam Trung Hoa – đã trở thành tiêu điểm trong sự đối đầu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Monday, May 12, 2014

Người Indonesia cần cuộc cách mạng!

Nếu có một ngày nào đó, bạn thấy người dân Indonesia đổ ra đường giương cao những khẩu hiệu như: "Đả đảo chế độ độc tài đa đảng", "Chủ nghĩa xã hội muôn năm", "Thoát Mỹ để phát triển", "Độc lập và Dân chủ"; thì có thể bạn sẽ không thấy ngạc nhiên, bởi vì bạn đã đọc bản dịch này.  Người trả lời phỏng vấn trong bài "Indonesians needs revolution", Andre Vlcheck là nhà văn, nhà làm phim, nhà báo điều tra, nghiên cứu về các cuộc chiến tranh ở nhiều nước trên thế giới. Andre Vlcheck đã đưa ra một cái nhìn độc đáo và khác biệt về hệ thống chính trị Indonesia, một quốc gia láng giềng trong khối ASEAN với Việt Nam.

Sau đây là bản dịch.

Ở Indonesia, sự lạ thường và đầy hy vọng đang xuất hiện. Sau một mùa đông trí tuệ kéo dài, những mầm xanh đang trồi lên khỏi mặt tuyết (nếu được phép sử dụng phép ẩn dụ này cho một đất nước miền nhiệt đới).

Một nhà xuất bản tiến bộ Indonesia – Badak Merah (“Tê giác đỏ”) – đang phát hành đầu sách đầu tiên, cuốn sách của Andre Vltchek’s “Indonesia – Quần đảo của nỗi sợ hãi”, được dịch từ tiếng Anh sang ngôn ngữ bản địa là ‘Indonesia: Untaian Ketakutan di Nusantara’. Một sự phê phán mạnh mẽ về Indonesia thời kỳ trước năm 1965, thời kỳ mà cả Andre Vlchek và Naomi Klein tin rằng không có gì hơn là một cuộc thí nghiệm của phương Tây trên con người, sau đó được sao chép lại tại nhiều nơi trên thế giới.

Nhà văn và nhà xuất bản người Indonesia Rossie Indira (RI) phỏng vấn Andre Vltchek (AV) cho báo CounterPunch:

RI: Anh có thể nói gì về tình hình hiện tại ở Indonesia? Anh so sánh tình hình hiện tại với tình hình thời kỳ mà anh sản xuất và đạo diễn bộ phim tài liệu “Terlena – Breaking of a Nation” như thế nào?

AV: Hiện giờ tình hình còn tồi tệ hơn 10 năm trước đây. Bởi vì trước đây còn có chút ít hy vọng. Nhà lãnh đạo tiến bộ Hồi giáo Abdurrahman Wahid (được gọi là Gus Dur) vẫn còn sống và Pramoedya Ananta Toer cũng vậy. Ngài Wahid, cựu tổng thống Indonesia, là một người xã hội chủ nghĩa bí mật. Ông ấy bị tầng lớp tinh hoa và quân sự Indonesia lật đổ bằng một cuộc đảo chính tư pháp, nhưng nhiều người Indonesia vẫn tin rằng ông ấy chuẩn bị quay lại.

Sau nữa, có một số nhóm nhà hoạt động, vẫn thuần khiết và chưa “bị tẩy não”, chiến đấu cho nước Indonesia mới. Nhân dân, ít nhất là nhiều người trong số họ, quan sát và tìm ra những cách thức mới để thay đổi đất nước.

Giờ đây chế độ độc tài hay còn gọi là “chính phủ Indonesia”, đã thống nhất hoàn toàn quyền lực… Bạn thấy đấy, phương Tây nói với người Indonesia, tất nhiên là gián tiếp, rằng “dân chủ” là khi bạn có nhiều đảng phái chính trị, và nhân dân ít nhất cũng được bỏ phiếu vào lúc nào đó. Nhưng điều đó hoàn toàn là vô nghĩa. Dân chủ là khi bạn bỏ phiếu và lá phiếu của bạn có thể thay đổi hoàn toàn đường lối của quốc gia: giống như Venezuela. “Quyền lực của nhân dân” thực sự … Có quá nhiều đảng phái chính trị và nhét những mẩu giấy vào một cái hộp chả đảm bảo điều gì hết. Ở Indonesia có rất nhiều đảng phái, nhưng tất cả bọn họ đều ủng hộ doanh nghiệp và tầng lớp tinh hoa, và mọi ứng cử viên của họ, gồm cả Jokowi, đều được chính phủ lựa chọn cũng như chấp nhận trước. Vậy nên bất kể mọi người bầu cử ra sao, chẳng có gì thay đổi hết.

Thực tế, bỏ phiếu ở những quốc gia như Indonesia là không yêu nước, chỉ để hợp pháp hóa chính phủ, thứ phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị của ngoại bang, cũng như lũ điếm “tinh hoa”. Indonesia giờ đây là không thể phủ nhận là một quốc gia đang bị tàn phá. Đất nước này đã rơi xuống cấp độ của các quốc gia châu Phi cận Sahara (Tôi làm việc ở châu Phi và có thể dễ dàng so sánh). Có những khách sạn nhỏ và sang trọng ở một số thành phố, nhưng ở giữa chúng là ác mộng thực sự, thiếu hay hoàn toàn không có những dịch vụ căn bản.

Thậm chí Rwanda còn có đường xá tốt hơn Indonesia. Ngay cả Zimbabwe cũng có trường công tốt hơn. Ngay cả Kenya cũng có mạng thông tin di động và Internet tốt hơn. Ngay cả Botswana cũng có các bệnh viện công tốt hơn. 

Chính phủ dối trá về mọi thứ, gồm cả dân số, và số người nghèo (chiếm đa số dân chúng trong thực tế). Giáo dục hầu như không tồn tại. Cái được gọi là hệ thống giáo dục chỉ là sự tẩy não, và để duy trì tình trạng nguyên thủy. Và đây: một quốc gia với hơn 300 triệu người (con số thực) không có lấy một nhà khoa học hay tư tưởng lớn nào, trái ngược với những nơi như Nigeria, ở đó có rất nhiều.

Và không có sự đối lập thật sự.

Tất nhiên là nhà nước thất bại được giới hàn lâm và truyền thông phương Tây hoàn toàn ủng hộ; bởi vì nó làm những gì được sai bảo: trở thành một đất nước bị tẩy não khổng lồ, bị cướp bóc và xuất khẩu sự giàu có, trong khi không có lấy một người từng trải thấy rằng nhiều nơi trên thế giới đang đấu tranh cho sự độc lập thật sự, thoát khỏi kẻ độc đoán phương Tây, và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

RI: Trong cuốn sách “Quần đảo của nỗi sợ hãi” của anh, đã được nhà xuất bản Pluto ở London phát hành, và sẽ có mặt trong hai tuần nữa ở Bahasa Indonesia: tại sao anh mô tả Indonesia là một “quần đảo của nỗi sợ hãi”? Nhiều người ở đây hỏi tôi điều này và dường như họ không nhận thấy hay không chấp nhận những gì anh mô tả?

AV: Nhân dân Indonesia sống trong nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng. Họ thường xuyên không nhận thấy điều đó, bởi vì tâm trạng, “sống trong nỗi sợ hãi”, vốn là “biasa” (sự bình thường). Nỗi sợ hãi, cũng có thể giải thích tại sao hầu như không có những người nổi loạn, hay sẵn lòng khơi dậy sự nổi loạn chống chính phủ. Nhân dân bị chia rẽ bởi nỗi sợ hãi vô hình, thứ bắt nguồn từ sự thờ ơ và thiếu an toàn.

Chỉ có những kẻ cướp và tha hóa mới được bảo vệ và tôn trọng. Những người còn lại là các nạn nhân. Họ là các nạn nhân bị dọa nạt, bị làm nhục và không được biết tới. Công nhân sợ hãi vì họ không được bảo vệ: nông dân sợ hãi, các cô gái (pembantus) sợ hãi (và trốn chạy để tìm việc làm sang tận Trung Đông, một bến đỗ khắc nghiệt cho phụ nữ), và ngay cả những người quản lý thuê cho doanh nghiệp cũng sợ hãi. Trẻ em sợ hãi bởi vì chúng là tài sản của cha mẹ và bị đối xử như tài sản. Phụ nữ sợ hãi bởi vì họ bị hạ nhục trong hoạt động thường ngày và bị coi như miếng thịt, như đối tượng tình dục, như nô lệ. Nhiều phụ nữ phải chịu đựng việc cắt môi âm đạo (một số người nói phần lớn họ bị), bị tấn công tình dục, cưỡng hiếp (thậm chí ngay trong phạm vi gia đình của họ), và trong khi tỷ lệ lạm dụng tình dục cao nhất thế giới, phần lớn các vụ án không được trình báo do sợ hãi.

Ở Indonesia, cưỡng hiếp là chuyện thường xuyên xảy ra và một số vụ cưỡng hiếp trên quy mô lớn có tổ chức đã được chứng kiến: năm 1965/1966, ở Đông Timor và giờ là Papua. Phụ nữ bị bắt vào đồn cảnh sát thường bị cưỡng hiếp.

Nhiều phụ nữ sợ xã hội và gia đình của họ, nên nếu họ có thai ngoài hôn nhân, họ sẽ bỏ con (ném chúng xuống cống) hơn là đối mặt với xã hội. Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ bỏ con cao nhất thế giới, nhưng một lần nữa, phần lớn không được thông tin. 

Người dân sợ bị tấn công, làm hại, cướp bóc hay cưỡng hiếp bởi vì họ không được bảo vệ. Cảnh sát và hệ thống pháp luật tha hóa hay/và theo phe của người giàu. Nạn nhân không thấy công lý. Làm sao bạn có thể không sợ hãi trong tình trạng hoàn toàn vô pháp luật?

Nếu người dân trông “khác biệt”, họ phải e ngại. Kẻ phân biệt chủng tộc làm hại những ai trông không giống như những người thuộc nhóm đa số. Indonesia là một trong những quốc gia phân biệt chủng tộc nhất trái đất, và đã có vài cuộc diệt chủng diễn ra ở đây. Nhưng không có nhận thức, trải nghiệm, hay hiểu biết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện tại. Không có sự tự phê phán. 

Người dân sợ bị ốm, bởi vì Indonesia có một hệ thống y tế tồi tệ nhất thế giới, hoàn toàn bỏ mặc cho các lực lượng thị trường. Chăm sóc y tế là công việc “kinh doanh”, cũng như mọi thứ khác đều trở thành “kinh doanh”. Thật là khủng khiếp và kinh hoàng.

Nạn nhân của vụ thảm sát năm 1965 sợ hãi! Thay vì yêu cầu công lý và đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ diệt chủng vào tù, họ thực sự sợ hãi! Bởi vì họ không có khả năng tự vệ. Bạn thấy điều đó trong phim “Act of Killing”! Nhưng trong khi cả thế giới kinh hoàng, khi thấy những kẻ giết người hàng loạt ở địa phương được tôn kính và ca tụng, nhiều người Indonesia lại coi đó là chuyện bình thường – chỉ là biasa.

Nỗi sợ hãi sinh ra khi một người nhìn thấy toàn bộ quần đảo – bị tàn phá, phong tỏa, cướp bóc, đầu độc. Sumatra đã đi tong. Kalimantan đã đi tong, Papua… Java… Bangka… Bali trở thành một hòn đảo “miễn thuế” nhem nhuốc và bị đầu độc.

Có thể nhiều người không thể định nghĩa được nỗi sợ hãi của họ. Nhưng họ có nỗi sợ hãi và thể hiện nó trong hành vi. Đó là sự tức giận và cáu kỉnh.

Một số người nói họ hài lòng, nhưng thực tế phần lớn họ đang chán ngán. Người dân nói họ không nghèo, ngay cả khi họ lấy nước từ dưới cống và sống trong hộp carton. Họ nói họ không e ngại, bởi vì sự kinh khủng mà họ trải qua hàng ngày không được phép mô tả là nỗi sợ hãi. Nếu không, gia đình, quan chức, truyền thông sẽ nhại lại.

Tất nhiên, trên hết người dân Indonesia sợ bị “khác biệt”. Trở nên khác biệt sẽ bị trừng phạt tàn bạo. Những người khác biệt bị nhại, bị cách ly, bị cưỡng hiếp, bị tra tấn và bị giết hại. Họ bị cấm đoán. Trở thành người cộng sản bị cấm. Trở thành đồng tính bị cấm. Trở thành vô thần bị cấm. Theo Lão giáo bị cấm. Trở thành một trong hàng ngàn thứ bị cấm.

Đó là lý do tại sao đây là một trong những nơi kém sáng tạo, đơn điệu nhất trái đất. Nhiều người ẩn mình sau tôn giáo, một số thực sự đã trở nên hoàn toàn điên khùng. Họ cũng ẩn mình sau các bộ tộc theo huyết thống. Đối với đa số, thiếu sự hiểu biết và không có khả năng suy nghĩ khiến họ không thể thoát khỏi sự ngu dốt, lại được coi là thế mạnh. Indonesia là một trong những nơi kinh sợ và đáng sợ nhất trái đất. 

RI: Chúng tôi có những cuộc bầu cử lập pháp và ngày 9 tháng năm 2014. Đáng tiếc là như anh mới nói xong, chúng tôi đã bị tẩy não để nghĩ rằng có những cuộc bầu cử với nhiều đảng phái là dân chủ. Đại diện của chúng tôi ở Quốc hội quên sạch những lời hứa của họ sau khi được bầu hay tái cử, và rõ ràng là họ chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân. Cuộc bầu cử tổng thống cũng tương tự như vậy: một khi được bầu, tổng thống “quên luôn” những lời hứa và nhiệm vụ bảo vệ dân chúng. Vậy đâu là hệ thống tốt nhất cho một quốc gia như Indonesia? Bốn cây cột của Pancasila (triết lý nền tảng của nhà nước Indonesia) – “Dân chủ được dẫn dắt bởi sự thông thái nội tại trong sự đồng thuận được tạo nên từ sự cẩn trọng của những người đại diện” – có đúng không?

AV: Tôi tin rằng Indonesia trước hết cần được cai trị bằng một hệ thống chủ nghĩa xã hội, trước khi chúng ta có thể bắt đầu nói về “dân chủ”.

Bởi vì trước hết, người dân Indonesia cần được giáo dục và biết cái mà họ muốn và cái mà đất nước của họ là. Lợi ích của nhân dân cần phải được đặt lên đầu tiên! Toàn bộ xã hội phải làm việc ngày đêm để cải thiện cuộc sống của đa số. Điều căn bản là chúng ta cần đối lập với những gì mà Indonesia đang là hiện nay, đó là: đại đa số đang phục vụ cho lợi ích của những tên côn đồ địa phương và thương nhân ngoại quốc.

Cần phải giáo dục người dân một cách mạnh mẽ. Như hiện nay, sau cuộc đảo chính quân sự được Hoa Kỳ tài trợ năm 1965 và dẫn đến tắm máu, văn hóa Indonesia đã bị phá hủy và thay thế bằng văn hóa đại chúng địa phương và chủ yếu là văn hóa đại chúng Hoa Kỳ. Tư duy bị coi thường. Giáo dục đúng đắn chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa, và những người có giáo dục sử dụng kiến thức của họ để bóc lột đất nước nhiều hơn, thay vì cải thiện.

Do đó, người dân Indonesia không biết nên bỏ phiếu cho ai, hay hệ thống chính trị của họ theo đuổi cái gì. Làm cho họ ngớ ngẩn rất dễ.

Người đại diện cho nhân dân: tốt… tất nhiên! Nhưng đó phải là những người đàn ông và đàn bà rất dũng cảm, trung thực và chuyên nghiệp. Họ phải sẵn sàng sống hay chết vì quốc gia: đặt lợi ích cá nhân, hay lợi ích gia đình, dưới lợi ích của quần đảo!

Để tạo ra những người đó, những người đại diện cho nhân dân, cần phải có hàng thập kỷ, và họ chỉ có thể lớn lên trong một hệ thống chính trị khác biệt về căn bản, và một nền văn hóa hoàn toàn mới. Những gì đang thống trị ở Indonesia là sự bại hoại về đạo đức, đó là sự tha hóa. Những gì thống trị ở quốc gia này không phải là hệ thống văn hóa hay chính trị: đó là bệnh ung thư.

Như hiện nay, nhiều thập kỷ sau năm 1965, người dân Indonesia không được trải nghiệm về hệ thống nào khác ngoài hệ thống họ có, hay nền dân chủ thực sự.

Nếu Hoa Kỳ và phương Tây không cưỡng hiếp đất nước năm 1965, một dạng tự nhiên của chính quyền đã tồn tại như đã được tạo ra bởi người cha của quốc gia, người theo chủ nghĩa quốc gia (và quốc tế) Sukarno, người đã liên minh chặt chẽ với đảng Cộng Sản Indonesia (PKI), sau này trở thành đảng Cộng Sản lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Liên Bang Soviet. Theo đó, những phần – chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tế và “dân chủ cộng sản chủ nghĩa – sẽ là sự phát triển tự nhiên và bình thường nhất đối với Indonesia, đối với văn hóa và trí tuệ. Chỉ có phương Tây khủng bố, tầng lớp tinh hoa tha hóa Indonesia, cũng như những chức sắc tôn giáo đố kỵ (mọi tôn giáo, không chỉ đạo Hồi), đã chặn đứng quá trình bằng giết chóc, cưỡng hiếp, và bỏ tù hàng triệu người, phong tỏa đất nước bằng nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng, trong sự đầu hàng về đạo đức. 

Tất cả những điều này cần phải giải thích cho công chúng Indonesia: đâu là đất nước của họ trước cuộc đảo chính, và đâu là thứ mà cuộc đảo chính tạo ra. Cuộc đảo chính không “bảo vệ Indonesia khỏi chủ nghĩa cộng sản”. Nó đã biến một đất nước tiến bộ và theo chủ nghĩa quốc gia thành thuộc địa của phương Tây. “Chủ nghĩa thực dân” và “dân chủ” là hai khái niệm đối lập. Để trở thành “dân chủ” thì một quốc gia phải tự do. Ngay hiện giờ, người dân Indonesia là nô lệ: của phương Tây và tầng lớp tinh hoa địa phương.

Ngay hiện giờ, ở đó không phải là “sự cai trị của nhân dân” (dân chủ), mà là sự cai trị của các bố già địa phương tham lam và các chủ sở hữu nước ngoài.

RI: Anh cũng đề cập tới hệ thống giáo dục. Đâu là kiểu giáo dục cần được triển khai? Chúng tôi hiểu rằng không thể tạo dựng nền dân chủ tiến bộ nếu người dân chưa được giáo dục, và để giáo dục họ, đất nước phải trả giá rất cao; bất cứ giá nào, thực sự. Nhưng theo Tòa Án Hiến Pháp Indonesia, “sự tham gia tự nguyện của công chúng vào việc tài trợ cho giáo dục” không trái với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng đối với sự phát triển của bản thân, mỗi công dân cần gánh vác trách nhiệm giáo dục bản thân đạt tới mức độ mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa là nhà nước có trách nhiệm chung nhưng các công dân cần phải đóng góp ngân quỹ. Đây là chủ nghĩa tân tự do, nếu tôi đọc chính xác?

AV: Chính xác. Không thể có dân chủ trong một quốc gia mà người dân không được giáo dục và không hiểu vị trí của bản thân trong xã hội và thế giới. Nhân dân “cai trị” chỉ khi họ có thể tạo ra “các quyết định có giáo dục”. Dân chủ có nghĩa là “sự cai trị của nhân dân”, nhưng dân dân thực sự cai trị khi tất cả họ có thể đếm xem mình thu được bao nhiêu tiền nếu bỏ phiếu vào hòm, hay họ có thể bỏ phiếu cho những ứng cử viên sẽ đảm bảo rằng trạng thái nguyên thủy sẽ giữ nguyên? Tất cả các ứng cử viên ở Indonesia đã được chính phủ lựa chọn và chấp nhận trước, đặc biệt là những người “hơi khác biệt một chút”, như Jokowi.

Tất nhiên mỗi công dân nên tự giáo dục bản thân, nhưng chỉ sau khi nhận được một số kiến thức căn bản và cần thiết. Giáo dục phổ cập nên miễn phí; từ bậc mẫu giáo cho đến tiến sĩ. Chúng được miễn phí tại nhiều quốc gia châu Âu, và ở một số nước Mỹ Latin (bao gồm Cuba, Mexico và Argentina). Trung Quốc quay trở lại miễn phí giáo dục, cũng như quay lại bảo hiểm y tế phổ cập. Ở những quốc gia như Chile, người dân đang đấu tranh trên các đường phố đòi giáo dục miễn phí và họ chiến thắng!

Văn hóa cũng phải được ưu tiên thường xuyên. Nó sẽ giáo dục người dân, như ở Mỹ Latin: hàng ngàn nhà hát lớn, rạp chiếu phim nghệ thuật, hàng triệu sách miễn phí được chính phủ phân phát, đọc thơ công khai, tự do văn học công chúng, và tất cả các cửa hàng sách mở cửa cho tới sáng sớm, triển lãm phản ánh nhu cầu và lo lắng của xã hội, các buổi hòa nhạc khích lệ.

Xin hãy nhìn các thành phố Indonesia: Jakarta, Surabaya, Medan… có bất cứ thành phố nào trên thế giới có cùng quy mô mà mọi người biết lại hoàn toàn thiếu văn hóa và các thiết chế như vậy không? Như nhà hát, kho lưu trữ, thư viện lớn, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim nghệ thuật, các nhà sách tiến bộ… Chả có gì hết. 

Làm thế nào mà bạn tự giáo dục bản thân ở Indonesia? Bạn có thể tự giáo dục, chỉ bằng cách tiêu thụ những thứ ngớ ngẩn – văn hóa đại chúng của tư bản tài phiệt, các kênh truyền hình vô vị, hay hòa mình với “đa số thất học chức năng”, những người che dấu sự dốt nát trong một đại dương những công dân có suy nghĩ giống nhau. 

RI: Nếu anh khuyến nghị về một dạng hệ thống xã hội chủ nghĩa sẽ cai trị Indonesia, anh có phỏng đoán nào về cách thức mà chúng tôi có thể đi theo hướng đó không? Nhiều đất nước trên thế giới đấu tranh cho điều đó, và ví dụ hiện nay, chúng ta có thể thấy phần lớn các đất nước Mỹ Latin đang thắng lợi và quay lại chủ nghĩa xã hội. Nhưng dường như người Indonesia, phần lớn trong số họ, không tham gia vào làn sóng này. Phần lớn họ thậm chí còn khác biệt. Chúng ta chỉ dạy người dân Indonesia như thế nào về một hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác mà họ cần phải có để thoát ra khỏi tình thế vô vọng hiện nay?

AV: Điều đó cần phải thực hiện bằng giáo dục và sự cởi mở. Bất cứ ai có thể, nên tham gia vào “dự án” này. Không chỉ những nhà giáo dục và giáo viên chuyên nghiệp (những người này thường bị nhồi sọ và tẩy não), mà đặc biệt là những nghệ sĩ, những người sáng tạo, những nhà tư tưởng. Cần phải có nhiều sự khích lệ, đặc biệt là từ báo chí tự do! Điều gì đang xảy ra với xuất bản độc lập tiến bộ ở Indonesia? Chả có gì – họ không bao giờ phát hành! Thật đáng xấu hổ. 

Một nhà xuất bản như của các bạn – Badak Merah – nên là trụ cột chính cho sự đối lập. Những công dân phẫn nộ của Indonesia – luật sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học – nên cất cao tiếng nói; họ nên gào thét. Tất nhiên, tiếng nói của nông dân và công nhân, những câu chuyện khủng khiếp của họ, cũng nên được đọc và nghe từ các trang của tạp chí và blog độc lập, cũng như từ YouTube và các hãng phim độc lập.

Văn hóa đại chúng là quá đủ! Văn hóa đại chúng là thứ giải trí thấp kém và ích kỷ cho đám đông bị chết não và bị nhồi sọ. Phương Tây phân phối chúng, khắp đế chế, để những người dân tại thuộc địa mới của họ ngừng cùng nhau tư duy, trong khi họ bị cưỡng hiếp thì họ lại tưởng rằng mình đang làm tình! Đó là phản động, cách thức biểu hiện thực tại tâm lý kiểu cánh hữu. Phần còn lại được đảm bảo: cực kỳ thiếu tốt đẹp và bảo thủ.

Người dân Indonesia phải học, hiểu rằng chiến đấu cho một quốc gia tốt hơn là cao cả và giàu cảm hứng. Như những người đàn ông, đàn bà, thậm chí trẻ em ở Mỹ Latin đã hiểu biết cách đây nhiều thập kỷ. Đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết: Nổi loạn là tốt. Cách mạng là tốt. Tư duy là tốt. Tiến bộ là tốt. Trở nên cách mạng, một người nổi loạn, là tốt – rất tốt. Tốt hơn là lái một chiếc xe Ferrari đỏ hay vàng được mua bằng tiền mà ông bố ăn cắp của người nghèo!

Học hỏi, đi xa và so sánh thế giới, viết những bài thơ phẫn nộ, sản xuất nghệ thuật cách mạng, biểu tình, buộc tầng lớp già hơn (bao gồm cha mẹ và ông bà họ) phải gánh trách nhiệm vì đã phá hủy đất nước, và hướng tới xây dựng một quốc gia mới và đẹp đẽ được gọi là “Indonesia”. Điều đó tốt hơn và vinh quang hơn ngồi trong quán Starbucks, nhìn chăm chăm như kẻ đần độn vào điện thoại thông minh được sản xuất hàng loạt, và giết một cuộc đời… cuộc sống của người khác… chả vì cái gì cả.

Người dân phải được khích lệ. Chủ nghĩa hư vô là quá đủ rồi! Chủ nghĩa bại trận và yếm thế là quá đủ rồi! Chiến đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn là điều đúng đắn duy nhất đáng để làm, nó cũng vui vẻ; nó đầy ý nghĩa và đầy công sức.

RI: Anh có nghĩ Indonesia phải trải qua một cuộc cách mạng để có chăm sóc y tế phổ cập và giáo dục miễn phí. Có cần một cuộc cách mạng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn?

AV: Họ có một số kế hoạch về chăm sóc y tế, nhưng không có tác dụng, như kiểu “chó-mèo” vậy. Không phải là một kế hoạch cụ thể để cung cấp cho công dân Indonesia dịch vụ chăm sóc y tế phổ cập và miễn phí (ít nhất là tương tự như thứ đang tồn tại ở Thái Lan), mà một dạng che đậy tình trạng khủng khiếp, che đậy một vết thương hở. Một lần nữa chúng ta phải nhớ rằng chất lượng chăm sóc y tế ở Indonesia chỉ ngang với Kenya hay Tanzania, chứ không ngang với Malaysia hay Thái Lan, và hệ thống hoàn toàn tha hóa, cả về tài chính cũng như đạo đức, không bao giờ cho phép bất cứ thứ gì “công cộng”, hay “miễn phí”.

Cũng như giáo dục miễn phí, chăm sóc y tế phổ cập và các quyền căn bản khác: Phải, người dân phải chiến đấu! Tất nhiên họ phải. Giáo dục tốt và miễn phí là quyền của họ, bất chấp những thứ mà cố vấn và “chuyên gia” đến từ Hoa Kỳ nói.

Đất nước đã bị các bố già mù dở cai trị quá lâu, họ đã bán quốc gia cho chính quyền và công ty nước ngoài. Những người đó không có đạo đức và tình thương. Nếu bạn đàm phán với họ, họ sẽ chỉ làm những gì mà họ đang làm suốt nhiều thập kỷ: họ sẽ lừa gạt và nói dối, cố gắng câu giờ. Họ không quan tâm tới Indonesia và dân chúng! Họ muốn những chiếc xe Porsche và bằng diploma cho con cái của họ, các dinh thự xa hoa ở Australia, Hoa Kỳ, Singapore và Hong Kong.

Chỉ có một cách duy nhất để lật đổ họ, để đá họ ra khỏi ngai vàng. Người dân Indonesia phải giành lại quyền lực, giành lại sự kiểm soát đất nước. Và điều đó không bao giờ đến mà không có đấu tranh.

Nhưng nó có thể thành công; nó phải thành công. Nhân danh đa số người dân Indonesia, những người đang sống trong sự đau khổ khủng khiếp! Nhân danh một quốc gia gần như đã mất tất cả. Nhân danh cuộc sống của hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em!

Friday, May 9, 2014

Ukraina, EU và IMF

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Down the Path of Austerity: Ukraine, the EU and the IMF" của nhà kinh tế học Mark Weisbrot. Bài viết phân tích về tương lai của nền kinh tế Ukraina với khoản vay của IMF.

Khi những người biểu tình Maidan chiếm các đường phố ở Kiev vào năm ngoái, nhiều người đã hy vọng trở thành một phần của châu Âu. Châu Âu mà họ mong đợi là tiện nghi vật chất và mức sống cao hơn so với phần lớn người Ukraina, nhưng người hiện đang có mức thu nhập trung bình chỉ ngang với El Salvador. Một châu Âu với nền kinh tế thị trường xã hội, công nghệ hiện đại và giao thông công cộng, bảo hiểm y tế phổ thông, lương hưu đầy đủ và kỳ nghỉ được trả lương kéo dài trung bình là năm tuần. Hay ít nhất là những thứ tương tự như vậy, ở đâu đó cuối con đường

Nếu họ may mắn tránh được một cuộc nội chiến, người Ukraina sẽ có một sự ngạc nhiên không mấy dễ chịu khi những lãnh đạo hiện tại cũng như những lãnh đại sẽ sớm được bầu đàm phán tương lai kinh tế với những người ra quyết định châu Âu mới và không được bầu. Châu Âu của họ sẽ có thể có một tương lai gần giống như Hy Lạp hay Tây Ban Nha – nhưng thu nhập bình quân đầu người ít hơn một phần ba, và mạng lưới an sinh xã hội đang thu hẹp lại tại những mảnh của quốc gia, sự nghèo khổ tồi tệ hơn.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo rằng một trong những điều kiện họ cho vay tiền (cùng với đó là EU và Hoa Kỳ) là chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng trong vòng hai năm rưỡi. Nền kinh tế vốn đang suy thoái, với dự tính của IMF là giảm 5% GDP trong năm 2014. Sự nguy hiểm lớn nhất là chính sách tài khóa thắt chặt trở thành một mục tiêu di động như nền kinh tế, do đó thuế doanh thu sẽ giảm và chính phủ sẽ phải cắt giảm nhiều chi tiêu hơn để đáp ứng các yêu cầu về thâm hụt. Điều là điều diễn ra ở Hy Lạp, nơi mà sự điều chỉnh có thể được các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện dễ dàng và không đau đớn, đã trở thành 6 năm suy thoái và ác mộng, đã khiến Hy Lạp tổn thất một phần tư thu nhập quốc gia – và biến 27,5% lực lượng lao động thành thất nghiệp.

Không chắc? Bộ trưởng Bộ tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố với báo chí vào tháng trước, với tất cả sự nhạy cảm của Cliven Bundy hay chủ sở hữu của Los Angeles Clippers’, Donald Sterling, rằng Hy Lạp là hình mẫu cho Ukraina. Điều này giống như nói rằng đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ có thể là hình mẫu cho Ukraina.

Nhưng chúng ta không chỉ nhìn vào Hy Lạp hay Tây Ban Nha để thấy những nguy hiểm thể hiện trong chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng và “cải cách” do các giám đốc của IMF và châu Âu điều hành hiện nay. Ukraina đã có kinh nghiệm bản thân cách đây không lâu; chỉ trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Ukraina đã mất nửa GDP khi IMF và đồng minh mang quả tạ phá nhà tới nền kinh tế của Ukraina và Nga. Kinh tế Ukraina đã không hồi phục cho tới tận những năm 2000. Để so sánh, những năm tồi tệ nhất trong đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cũng chỉ ngốn của Hoa Kỳ 36% GDP thực.

Và Ukraina phải đối mặt với hàng loạt rủi ro suy thoái có thể khiến chính sách thắt lưng buộc bụng trở nên nguy hiểm hơn hiện tại. Ukraina có 50% GDP là từ xuất khẩu và một nữa số đó là sang EU và Nga, hai nền kinh tế có thể suy thoái trong tương lai gần – Châu Âu là do khuynh hướng tự suy giảm kinh tế dài hạn, và Nga là do các biện pháp trừng phạt kinh tế và xung đột với Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Nếu Nga quyết định trả đũa bằng cách cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang Ukraina (hoặc châu Âu) thì điều đó có thể đẩy kinh tế Ukraina tới suy thoái. Năm trước, đầu tư vào Ukraina rất thấp (khoảng một nửa so với Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng) và có vẻ xấu hơn do cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng. Có rất nhiều điểm dễ tổn thương trong hệ thống ngân hàng, bị sự mất giá của đồng nội tệ Ukraina làm trầm trọng thêm (do nhiều khoản vay là ngoại tệ). Và sự mất giá của đồng nội tệ hiện nay sẽ làm gia tăng lạm phát – hiện nay khoảng 1,2% mỗi năm – mặc dù kinh tế thu hẹp; điều đó cũng làm tăng giá năng lượng mà IMF yêu cầu. Không may là IMF cũng muốn ngân hàng trung ương thực Ukraina thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, một chính sách có thể làm trầm trọng hơn sự suy thoái.

Dĩ nhiên, một số điều chỉnh và cải cách mà IMF và châu Âu muốn có thể là cần thiết hay có lợi. Thâm hụt cán cân ngoại tệ (phần lớn là thương mại) ở mức 9,2% của Ukraina cần được giảm xuống. Nhưng con đường nhanh nhất để làm điều đó – giảm nhập khẩu bằng cách thu hẹp nền kinh tế chính điều đã có sẵn trong sự suy thoái kinh tế - là quá tàn khốc và bất công, cũng như rất mạo hiểm. IMF có lý khi tán thành một tỷ suất hối đoái linh hoạt hơn nữa, điều đó đã được thực hiện trong tháng hai; và nền kinh tế thâm dụng năng lượng, với khoản trợ cấp lớn của chính quyền cho năng lượng hóa thạch, cũng cần phải được cải cách tại quốc gia này.

Nhưng người ta không thể phá hủy một nền kinh tế để bảo vệ nó, và mục tiêu tổng thể của các khoản vay từ châu Âu có thể thể biện minh cho mọi sự điều chỉnh và cho phép kinh tế và công ăn việc làm tăng trưởng cũng như tránh được vòng xoáy tụt dốc. Không may, như trong lời bình luận của Schaeuble (và trong văn kiện của IMF), những người này thường xuyên thấy các cuộc khủng hoản là một cơ hội để bình luận nền kinh tế trong một hình ảnh tách biệt mà họ tôn thờ, bất chấp chi phí và hậu quả. Và giống như những nhà thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 ở Brazil, họ không chỉ muốn đất đai và lao động mà còn muốn cả linh hồn của người dân bản địa, để họ có thể cải đạo cho những linh hồn đó sang Thiên Chúa giáo, tôn giáo tân tự do là một phần của sự cân bằng ở đây. Không ai xin lỗi về sự phá hủy không cần thiết nền kinh tế Ukraina (hay Nga) trong những năm 1990.

“Đ.m. châu Âu”, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland đã nói như vậy khi thảo luận với đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina về kế hoạch làm bà đỡ cho một chính phủ mới ở Ukraina. Nếu chính phủ mới theo đuổi chương trình của IMF/EU, nhiều người Ukraina có thể cũng sẽ nói điều tương tự.

Saturday, May 3, 2014

Washington chịu trách nhiệm về vụ thảm sát của phát xít ở Odessa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington responsible for fascist massacre in Odessa" của Mike Head. Bài viết cung cấp nhiều thông tin mới về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ có thể mô tả đó là một vụ thảm sát, 38 người hoạt động chống chính phủ bị giết hại vào thứ sáu, sau khi lực lượng do phát xít dẫn đầu đốt tòa nhà Công Đoàn Odessa, nơi bị những người đối lập với chính phủ được Hoa Kỳ và phương Tây hậu thuẫn của Ukraina chiếm giữ.

Theo nhân chứng kể lại, một số người nhảy ra khỏi tòa nhà bốc cháy và sống sót bị các gã tân phát xít Right Sector quây quanh và đánh đập. Cảnh quay video cho thấy những người sống sót đẫm máu và đầy thương tích bị tấn công. 

Sự tàn bạo nhấn mạnh tính chất bạo lực của cuộc đàn áp chống lại những người đối lập của chính phủ cánh hữu được các quyền lực phương Tây dựng lên ở Kiev cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh, cuộc đàn áp tập trung chủ yếu vào khu vực nói tiếng Nga ở miền nam và đông Ukraina.

Khi vụ đụng độ Odessa nổ ra, Tổng thống Barack Obama, trong một cuộc họp báo chung của Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã xác nhận vụ tấn công quân sự của chính phủ không được bầu cử ở Kiev vào những người biểu tình đang chiếm giữ các tòa nhà công sở ở miền đông Ukraina.

Trái lại truyền thông phương Tây cố gắng che dấu những gì đang xảy ra ở Odessa – với hàng loạt các bản tin phát nói rằng “hậu quả chính xác của sự kiện vẫn chưa rõ ràng” – rõ ràng là các vụ giết chóc tại thành phố cảng phía nam do những gã mang phù hiệu của Right Sectos thực hiện, phe tân phát xít đang giữ nhiều vị trí trong chính phủ Kiev, cùng với đảng chung lý tưởng Svoboda. 

Tòa nhà Công Đoàn bị các phần tử thân Kiev đốt sau khi họ bao vây và đốt lều trại của những người hoạt động chống chính phủ, những lều trại này đã được dựng lên phía trước mặt tòa nhà trên quảng trường Kulikovo Field vài tuần trước. Tòa nhà bốc cháy sau khi một số người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp trong đó. 

Khi tòa nhà chìm trong lửa, những bức ảnh được đăng lên Twitter cho thấy người dân đu mình qua cửa sổ và ngồi trên gờ tường cửa sổ của một số tầng lầu, có lẽ là chuẩn bị nhảy xuống. Một số bức ảnh khác cho thấy các phần tử thân chính phủ hò reo trước đám cháy. Một số bình luận trên Twitter rằng “lũ bọ hung Colorado bị nướng chín ở Odessa”, đó là khái niệm dùng để ám chỉ những người hoạt động thân Nga mang dải băng Thánh George.

Ba mươi nạn nhân được tìm thấy tại các tầng của tòa nhà, có lẽ là bị ngạt khói. Theo cảnh sát địa phương, có tám người chết bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát khỏi ngọn lửa. Chính quyền Ukraina nói tổng cộng có 43 người chết vào ngày thứ sáu ở Odessa và 174 người bị thương, trong số đó có 25 người đang trong tình trạng nguy kịch. 

Bạo lực bắt đầu khi khoảng 1,500 người ủng hộ chính phủ Kiev, những người vừa mới đến thành phố, tập hợp tại quảng trường Sobornaya ở trung tâm Odessa. Được vũ trang bằng dây xích, gậy đánh bóng chày và mang khiên, họ diễu hành khắp thành phố, hô vang “Ukraina vinh quang”, “Kẻ thù phải chết”, và “Đâm Moskals” [ám chỉ Nga].

Odessa là một trong những thành phố ở đông nam Ukraina bị người biểu tình tràn qua từ sau cuộc đảo chính tháng hai. Vào cuối tháng ba, hàng ngàn người tập hợp trong thành phố phản đối chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị.

Vụ thảm sát Odessa có số người chết lớn nhất kể từ khi chính phủ Ukraina, dưới sự thúc giục của chính quyền Obama, tái diễn tấn công quân sự trên quy mô toàn diện vào các cuộc biểu tình và chiếm giữ chống chính phủ.

Vào thứ sáu vừa qua, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng nhiều người ly khai đã bị giết trong cuộc tấn công của chính phủ vào Slavyansk. Quan chức Kiev nói quân đội đã chiếm các trạm kiểm soát bao quanh thành phố 130,000 dân của phe nổi loạn trong một chiến dịch được bắt đầu trước lúc bình minh, ông ta bổ sung thêm là thành phố đã “bị bao vây chặt”

Mặc dù sử dụng trực thăng có gắn súng máy nhưng cuộc tấn công đã tạm ngưng, do sự chống cự tại địa phương. Vào chiều hôm qua, quân đội Ukraina bị chặn lại ở các làng Bylbasovka và Adreyevka, tại đó cư dân địa phương xếp hàng để thuyết phục và thúc giục họ ngừng tấn công

Ở Andreyevka, khoảng 200 người tạo thành một hàng rào sống để chặn đoàn xe bọc thép và xe tải. Ở Bylbasovka, người dân hô to “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ!” Ở gần thành phố Kramatorsk, người dân chặn các con đường với toa xe điện và xe bus nhằm ngăn không cho quân đội tiến vào.

Trong cuộc họp báo với Merkel, Obama đã đề cập trong báo cáo rằng hai máy bay trực thăng của Ukraina bị bắn hạ từ hỏa lực mặt đất. Ông ta trích dẫn các cáo buộc chưa được chứng thực của cơ quan tình báo Ukraina SBU là một máy bay trực thăng bị bắn bởi tên lửa tầm nhiệt, để làm bằng chứng cho sự can dự của quân đội Nga. Mặc dù vậy, vào buổi tối tờ New York Times khẳng định là không có bằng chứng cho thấy đó là tên lửa tầm nhiệt. 

Cùng với cáo buộc về vũ khí của Obama, cuộc tấn công của quân đội của Kiev được ông ta hậu thuẫn cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu đang tạo ra các điều kiện cho một cuộc nội chiến và dụ chính của quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp, để tạo ra cái cớ áp đặt trừng phạt kinh tế và cho sự đối đầu của NATO với Nga.

Washington thúc ép cuộc tấn công mới chỉ một ngày sau khi chính phủ Kiev ngưng các cuộc tấn công, cho rằng chúng là “vô dụng” để chấm dứt sự chiếm đóng các tòa nhà, đã lan ra tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn.

Putin tìm kiếm một sự trì hoãn với sức ép do Hoa Kỳ tạo ra bằng cách ký cái được gọi là thỏa thuận hòa bình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ukraina hai tuần trước đây, thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà và ngưng các kế hoạch tấn công quân sự. Các thỏa thuận đã bị Kiev và những người chống lưng cho họ xé bỏ. Hôm qua, người phát ngôn của Putin nói rằng “chiến dịch trả thù” của Ukraina đã phá hoại thỏa thuận.

Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu để lên án các hành động của Ukraina. Đại sứ Nga, Vitaly Churkin, cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu chiến dịch quân sự tiếp tục, bị người đồng nhiệm Hoa Kỳ lên án, Samantha Power đã gọi cuộc tấn công là “thích hợp và hợp lý”

Power, người làm nên tên tuổi với các cuộc can thiệp thắng lợi của Hoa Kỳ vào Lybia và những nới khác với danh nghĩa “nhân quyền” và “bảo vệ thường dân”, tuyên bố rằng sự lo ngại của Nga về quy mô sự bất ổn là “tiêu cực và mơ hồ”. Ăn khớp với sự tuyên truyền của chính phủ Hoa Kỳ kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, bà ta nhanh chóng quy kết Nga là nguyên nhân của sự bất ổn.

Đó là Washington và đồng minh, đặc biệt là chính phủ Đức đã dàn xếp cuộc đảo chính của phe cực hữu vào tháng hai ở Kiev và sau đó lợi dụng phản ứng của Moscow, và người Ukraina nói tiếng Nga, để buộc tội Nga đe dọa Ukraina.

Đầu tư 5 tỷ USD vào quốc gia này để dựng lên chính phủ Kiev qua các chiến dịch bạo lực bán quân sự, giờ họ cáo buộc Nga, mà không có bằng bất cứ bằng chứng nghiêm túc nào, về những việc tương tự. 

Cuộc tấn công ban đầu vào tháng trước của Ukraina bắt đầu sau khi giám đốc CIA John Brennan bí mật đến thăm Kiev. Sự thúc giục tiếp theo là chuyến viếng thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden.

Đó là bằng chứng về sự can dự của chính quyền Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Nga nói những người nước ngoài nói tiếng Anh đã được trông thấy trong cuộc tấn công của quân độ Ukraina và Slavyansk vào thứ sáu, cần nhắc lại lời cáo buộc trước đây là Greystone, một nhà thầu quân sự Hoa Kỳ, đang hợp tác với quân đội Ukraina.

Mặt khác, chiến dịch của Hoa Kỳ dường như hướng tới việc ngăn chặn kế hoạch trưng cầu dân ý đòi quyền tự trị của những người chống chính phủ Kiev vào ngày 11 tháng 5. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, theo kế hoạch là vào ngày 25 tháng 5, đối với các quyền lực phương Tây là phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ đảo chính ở Kiev. Ứng cử viên tổng thống đang được khuếch trương rộng rãi nhất, nhà tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, kêu gọi Ukraina gia nhập NATO và đặt quốc gia dưới sự độc đoán của Liên Minh Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Nhưng khi chính phủ Kiev thất bại trong việc đàn áp phe đối lập, Washington dường như muốn kích động sự đối đầu và sau đó cáo buộc Nga ngăn cản quá trình bầu cử tổng thống. Đáng chú ý là dưới danh nghĩa tập trận, quân đội Hoa Kỳ đang được triển khai tại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng như Ba Lan, quân đội NATO cũng được đưa tới sát biên giới Nga.