Showing posts with label Đời sống. Show all posts
Showing posts with label Đời sống. Show all posts

Sunday, October 7, 2018

Thời gian và chủ nghĩa tư bản

Nhân đọc lại cuốn sách của G. Carchedi về chủ nghĩa duy vật lịch sử và nhớ đến câu hỏi của một bạn về nhận thức luận trong cuộc hội thảo hôm trước, bạn đó chưa hiểu rõ vấn đề là ngay ý thức của con người cũng là sản phẩm của một lịch sử cụ thể, nên tôi đã dịch một đoạn nói về đồng hồ và sự hình thành quan niệm về thời gian của con người trong cuốn sách của G. Carchedi, để minh họa cho điều đó.


Dưới đây là ví dụ về một kiến thức vừa mang tính liên thời đại vừa mang tính liên giai cấp: khái niệm thời gian.170 Nhận thức về thời gian của chúng ta bị quy định bởi loại hình xã hội mà chúng sống trong đó. Khái niệm về thời gian của những xã hội trước đây là tuần hoàn – có nghĩa là được gắn liền với các vòng tuần hoàn của tự nhiên, như sự kế tiếp của ngày, mùa và năm – cụ thể và định tính, được gắn liền với công việc cụ thể được gán cho những phần khác nhau trong một ngày. Cho dù được tạo thành từ thợ săn hay thợ cày, các xã hội đó cũng được gắn chặt với các sự kiện cụ thể lặp đi lặp lại. Trong khi các xã hội săn bắn được điều chỉnh bởi các sự kiện sinh thái thì các xã hội nông nghiệp tính toán thời gian dựa vào việc quan sát vị trí của các hành tinh và các ngôi sao. Nếu khái niệm đồng hồ tồn tại thì tự nhiên chính là đồng hồ của họ.171 Trái lại, trong chủ nghĩa tư bản, thời gian trở thành tuyến tính – có nghĩa là đi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, mà tương lai không phải là sự lặp lại của quá khứ, cứ như thể là đi theo một đường thẳng – và trừu tượng, có nghĩa là định lượng bởi vì các khoảng thời gian không còn gắn liền với những hoạt động cụ thể: mọi hoạt động đều có thể thực hiện trong bất cứ khoảng thời gian nào.172 Do đó, thời gian dần dần được chia thành những đoạn nhỏ. Chỉ trong khái niệm thời gian đó thì khái niệm tiến bộ mới có thể xuất hiện, đó là điều không thể tưởng tượng được trong các tôn giáo truyền thống và thế giới quan tin vào sự lặp lại theo chu kỳ của lịch sử. Tương lai không còn cố định trong sự phát triển và lặp lại của quá khứ, trái lại là bỏ ngỏ.

Dấu hiệu quan trọng trong sự xuất hiện khái niệm mới về thời gian là đồng hồ. Đồng hồ chia thời gian thành giờ, phút và giây. Đồng hồ cơ khí được dòng tu Benedictine áp dụng vào thế kỷ thứ bảy sau Công Nguyên. Dòng tu Benedictine khác với các dòng tu khác ở chỗ họ cầu nguyện và thực hiện các công việc tín ngưỡng suốt ngày. Thời gian là khan hiếm và không thể lãng phí. Thời gian cho việc cầu nguyện, thời gian cho việc ăn uống, thời gian để tắm giặt, thời gian để làm việc và thời gian để ngủ. Dòng tu Benedictine dùng giờ làm đơn vị thời gian (xã hội thời trung cổ hiếm khi sử dụng đơn vị giờ). Mọi hoạt động đều được gắn với một giờ cụ thể. Ví dụ, bốn giờ đầu tiên của ngày là dành cho các hoạt động thiết yếu. Bốn giờ tiếp theo để đọc kinh, và cứ tiếp tục như vậy. Điều này có thể coi như là khái niệm hiện đại về thời gian đã xuất hiện ở dòng tu Benedictine. Nhưng các giờ trong ngày vẫn là thời gian cụ thể: mỗi giờ được sử dụng cho một hoạt động cụ thể. Trong chủ nghĩa tư bản thì điều đó sẽ trở thành phi lý, người ta không thể nào hình dung được các hoạt động gắn với một giờ cụ thể: thời gian trở thành trừu tượng.

Đồng hồ ra đời trong hoàn cảnh đó. Nó mang lại nhịp điệu cơ giới cho đời sống thường nhật, do vậy nó được sử dụng trong chủ nghĩa tư bản sau này, khi nhịp điệu cơ giới bắt đầu định hình công việc và đời sống thường nhật của con người. Khái niệm lao động trừu tượng của Marx, một ý tưởng xuất hiện trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, là sự hao phí năng lượng của con người bất kể là loại lao động nào được thực hiện, tìm thấy chỗ trú ẩn trong khái niệm thời gian trừu tượng. Không phải ngẫu nhiên mà đồng hồ đạt được sự ổn định và tính chính xác chỉ sau khi Galileo phát hiện ra chuyển động con lắc vào năm 1649, Huygens ứng dụng chuyển động con lắc cho đồng hồ vào năm 1656. Phút và giây trở thành cảm nhận thường nhật khi chúng xuất hiện trên mặt đồng hồ. Nội dung xã hội của khái niệm thời gian và đồng hồ, vai trò của chúng đối với tái sản xuất của kinh tế tư bản và xã hội, đã được thể hiện rõ. Giờ đây, các hoạt động thương mại và công nghiệp phức tạp được tổ chức một cách sinh lợi dựa vào việc tái cấu trúc lại ngày theo các đơn vị thời gian trừu tượng, bất kể là hoạt động gì, đều có thể được nhồi nhét vào trong một đơn vị thời gian nhỏ dần, cũng giống như tiền. Thời gian trở thành tiền bạc. Kinh tế cũng trở thành kinh tế về thời gian. Cuộc sống của con người và bắt đầu với cuộc sống của người lao động, bị thống trị bởi nhịp điệu của đồng hồ cơ học và sau đó là máy móc, nhịp điệu của chúng cũng đều đặn như đồng hồ. Các khái niệm sinh thái học và vũ trụ về thời gian bị thay thế bằng tiếng tích tắc trống rỗng của đồng hồ.

Dẫu sao khái niệm thời gian này còn có thể hình dung được. Máy tính đưa ra một đơn vị thời gian mà con người không còn hình dung được nữa, nanosecond, một phần tỷ của một giây. Khái niệm về thời gian đó vượt qua khỏi kinh nghiệm của con người và chỉ có máy móc ‘nhận thức’ và đếm được. Như đã nói ở trên, nội dung xã hội của khái niệm này được thể hiện bằng việc áp dụng ý tưởng mới về sự hoàn hảo, người giống như máy hoặc máy giống như người có khả năng nhận thức thời gian như máy tính. Tất cả những phần còn lại của đời sống con người bị tiêu chuẩn hóa, bần cùng hóa, dễ dàng thao túng bằng kỹ thuật gen và hoàn toàn phục tùng tư bản. Đó là khuynh hướng nội tại của khoa học tự nhiên và kỹ thuật hiện nay. Ngay cả nơi trú ẩn cuối cùng của khái niệm thời gian tuần hoàn, chiếc đống hồ có hai kim và hoàn tất chu kỳ sau mỗi 12h, cũng bị thay thế bằng đồng hồ kỹ thuật số và đồng hồ đeo tay, trên đó thời gian chỉ là con số. Mọi sự liên hệ với quá khứ và tương lai đều bị xóa sạch trong đồng hồ kỹ thuật số. Chỉ có hiện tại là tồn tại. Đồng thời, tiếng tích tắc của đồng hồ cơ khí cũng bị thay thế bằng đồng hồ điện tử. Như Rifkins đã bình luận chính xác, đồng hồ kỹ thuật số là ẩn dụ về một xã hội mà trong đó quá khứ cũng như tương lai đều chỉ là chức năng của hiện tại: quá khứ là một tập hợp thông tin có thể truy xuất lại trong ngân hàng dữ liệu và tương lai chỉ là một trong số các sự kết hợp khả thi của những đơn vị thông tin đó. Tương lai không phải là sự hiện thực hóa của những tiềm năng đang trú ẩn trong thực tại đã diễn ra mà chỉ là sự tái kết hợp những thành phần của thực tại đã diễn ra. Vũ trụ không còn được coi là một chiếc đồng hồ vĩ đại, theo truyền thống Newton, mà được nhiều nhà khoa học coi là một dạng hệ thống thông tin tự hành khổng lồ, một dạng máy tính khổng lồ. Cuộc sống được coi là mã hóa của của hàng tỷ đơn vị thông tin, có thể tái cấu trúc tùy ý cho mục đích tạo ra dạng sống mới. Đó là nguồn gốc văn hóa của kỹ thuật gen.

Do vậy, nhờ vào những mâu thuẫn nội tại của hiện tượng xã hội, khai niệm thời gian có thể được kết hợp vào khái niệm hóa mang tính chức năng cho cả sự thống trị của tư bản cũng như sự phản kháng. Ngay cả trong trường hợp sau thì sự phản kháng cũng phụ thuộc vào khái niệm thời gian mang tính chức năng đối với sự liên tục của sự thống trị. Lao động bị buộc phải sử dụng khái niệm thời gian này để chống lại sự thống trị của tư bản, nhưng đồng thời, nó cũng sử dụng khái niệm do tư bản quy định và có nội dung giai cấp ủng hộ tư bản, do vậy, đồng thời vừa tái sản xuất vừa thay thế sự thống trị của tư bản đối với lao động.

170 Much of what follows on this point has been received from Rifkin 1989.
171 Rifkin 1989, pp. 64–5.
172 It has been argued that the notion of concrete time is abstract too, because it is the result of human abstraction. This is trivially true. But concrete vs. abstract here refers to time to be spent for specific activities versus time which can be spent on any activity.

( Phía trên là bản dịch từ trang 264-267, đoạn trích bàn về khái niệm thời gian của chủ nghĩa tư bản, trong cuốn sách "Behind the Crisis" của G. Carchedi.)

Sản xuất tri thức và sản xuất vật chất

Guigliemo Carchedi có một cuốn sách đáng chú ý về chủ nghĩa duy vật lịch sử tên là Behind The Crisis, trong đó có một chương bàn về vai trò của tri thức trong xã hội tư bản.

Trước hết cần phải hiểu là Carchedi phủ nhận lối phân chia lao động trí óc và lao động chân tay, ông phân chia thành hai loại lao động là lao động tinh thần (mental labour) và lao động vật  chất (objective labour), và cả hai loại lao động này đều cấu thành từ lao động trừu tượng và lao động cụ thể, ông phủ nhận lao động trí óc hay lao động chân tay thuần túy, mà coi mọi loại lao động đều bao gồm cả chân tay và trí óc.

Carchedi đặt vấn đề tri thức là vật chất, dựa trên cơ sở quá trình sản xuất ra tri thức cũng là quá trình vật chất, do có sự hao phí sức lao động của con người. Song không phải mọi loại tri thức đều là vật chất, trong quá trình sản xuất ra tri thức thì người lao động sử dụng tri thức chủ quan (công cụ lao động) để biến đổi tri thức khách quan (đối tượng lao động), đã được vật chất hóa, ví dụ một sáng kiến được lưu trong máy tính, thành tri thức mới. Theo quan điểm của Carchedi thì tri thức khách quan mới là vật chất, hay nói cách khác, tri thức đã được vật chất hóa.

Tại sao điều đó lại cần thiết? Bởi vì nó là cơ sở để giải thích quá trình sản xuất và tích lũy tri thức xã hội, nó bác bỏ quan niệm của giới tri thức về việc đồng nhất tri thức chủ quan với khách quan và dẫn đến quan niệm kiểu workerism.

Trong chương về tri thức, G. Carchedi phê phán quan niệm của phái workerism, phái này dựa vào một đoạn trích dẫn Marx nói về vai trò của tri thức chung, tức là tri thức chung trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Họ lập luận rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì tri thức xã hội tăng lên không ngừng, được khuếch tán rộng rãi khiến cho nhà tư bản không còn dựa vào lao động trực tiếp được nữa mà ngày càng phải dựa vào tri thức chung của xã hội để tồn tại, mà tri thức này lại nằm trong tay công nhân. Do đó xã hội tư bản sẽ tự biến đổi thành xã hội của công nhân. G. Carchedi chỉ ra rằng các nhà kinh tế chính trị theo phái workerism đã lảng tránh vấn đề sản xuất tri thức trong chủ nghĩa tư bản. Dựa trên phân tích về sản xuất tri thức theo phương pháp phân tích hàng hóa của Marx, tức là phân tích giá trị sử dụng và giá trị, quá trình sản xuất giá trị đồng thời là sản xuất giá trị thặng dư, G. Carchedi chỉ ra rằng, tri thức xã hội chung là món quà tặng miễn phí mà chủ nghĩa tư bản chiếm được, nó chỉ tạo ra giá trị sử dụng, không tạo ra giá trị, rất nhiều tri thức được tạo ra nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất hoặc phi sản xuất nhưng không bán được cũng không phải là sản xuất giá trị. Bên cạnh đó, việc sản xuất tri thức để bán, tức là sản xuất giá trị ngày càng phát triển, tức là trái ngược với hình dung của phái workerism, việc sản xuất tri thức lại ngày càng rơi vào sự kiểm soát của tư bản, thay vì công nhân.

G. Carchedi nhấn mạnh vào phần sản xuất tri thức trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán. Việc sản xuất đó hoàn toàn diễn ra trong các điều kiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và không cần đến sự thay thế nó. Phái workerism hình dung rằng việc tri thức xã hội trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội theo tiến trình tự nhiên. Carchedi phê phán quan niệm này và chỉ ra là chủ nghĩa tư bản có khả năng kiểm soát việc sản xuất tri thức.

Tóm lại, trong chủ nghĩa tư bản thì sản xuất tri thức ngày càng trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán lấy tiền. Các nhà khoa học, kỹ sư vĩ đại ngồi trên ngai vàng lấp lánh của chúng ta luôn mơ đến ngày họ sẽ biến thế giới này thành một cỗ máy do họ điều khiển, thay cho những nhà tư bản béo mập, nhưng thực tại đập vào mặt họ là cần phải bán những tri thức họ tạo ra lấy tiền đã, còn không thì về mặt giá trị xã hội họ còn thua cả anh chàng dọn vệ sinh bẩn thỉu mà họ vẫn thường gọi một cách khinh bỉ là đám lao động chân tay hạ đẳng.

Thursday, September 27, 2018

Bàn về chuyện kinh doanh sách giáo khoa

Đánh giá của ủy ban Quốc Hội 
Hệ thống cung cấp sách giáo khoa bao gồm:

1. 90 nhà in sách ở các tỉnh thầu in sách cho NXB Giáo Dục
2. 3 cấp đại lý: đại lý khu vực, đại lý địa phương, đại lý bán lẻ

Về mặt logistic: Việc đặt in tại 90 nhà in ở các tỉnh cho thấy quy mô của các nhà in là nhỏ so với sản lượng sách giáo khoa. Việc gom sách về kho trung tâm rồi sau đó phân phối cho các cấp đại lý là cách làm bình thường. Đây là mô hình mạng lưới tập trung, theo mô hình này không ai lại đi chuyển trực tiếp từ nhà in tới các cấp đại lý phân phối cả, điều đó sẽ phát sinh chi phí vận chuyển lớn hơn nhiều do sản lượng vận chuyển không được tối ưu ở các tuyến vận chuyển. Muốn chuyển sang mô hình phân tán, tức là sản lượng phát hành tại các địa phương sẽ phải cực nhỏ hoặc cực lớn, song điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi chiến lược sản phẩm để khai thác tối đa thị trường địa phương.

Về mặt chiết khấu cho đại lý: Tỷ lệ chiết khấu 40% trông có vẻ cao, nhưng nếu chia theo 3 cấp đại lý thì không nhiều. Phần chiết khấu cũng không phải là lợi nhuận mà các đại lý được hưởng, chúng dùng để bù đắp chi phí kinh doanh của các đại lý nữa, sau khi trừ chi phí mới là lợi nhuận. Ở đây, doanh thu bán sách giáo khoa lên đến 1.000 tỷ đồng, các đại lý được chiết khấu 250 tỷ đồng, có nghĩa là doanh thu thực của các đại lý chỉ là 250 tỷ. Sau khi trừ đi chi phí kinh doanh thì phần lợi nhuận của họ ít hơn 250 tỷ đồng nhiều.
Kết quả kinh doanh SGK của NXB Giáo Dục

Vấn đề thực sự: Chỉ cần một mô tả đơn giản ở trên và chút ít kiến thức về logistic thì người ta thấy ngay là việc phát hành sách giáo khoa đối với các đại lý là gánh nặng. Vấn đề là sách giáo khoa thuộc độc quyền của bộ Giáo Dục và hệ thống đại lý buộc phải cung cấp, họ không được phép từ chối.

NXB Giáo Dục độc quyền phát hành sách giáo khoa thì họ cũng độc quyền gánh vác nghĩa vụ công ích. Điều này thể hiện ở chỗ hệ thống đại lý của họ sẽ phải cung cấp cho các địa phương ngay cả khi sản lượng thấp, họ cũng phải chấp nhận giá bán thống nhất không được quyền điều chỉnh trên toàn quốc do Bộ Tài Chính quy định cho dù giá này không đủ bù chi phí tại nhiều địa phương. Sản lượng và giá cả ở đây không phụ thuộc vào thị trường mà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phổ cập giáo dục của nhà nước.

Các công ty phát hành sách địa phương đã nhanh chóng tìm cách bù đắp thiệt hại từ việc cung cấp sách giáo khoa bằng cách liên kết với các nhà xuất bản khác và nhà trường để đưa thêm sách tham khảo đủ loại vào bộ sách giáo khoa bán cho học sinh. Như vậy, NXB Giáo Dục trên thực tế không kiểm soát được bộ sách giáo khoa mà họ cung cấp cho học sinh. NXB Giáo Dục biết rõ điều này nhưng họ không thể can thiệp, vì thứ nhất là họ không có quyền và thứ hai là nếu họ có thể can thiệp thì cũng sẽ phải đối đầu với vấn đề chi phí phát hành.

Vậy làm thế nào để các đại lý có lãi?

Câu trả lời: Tư nhân hóa việc cung cấp sách giáo khoa bằng cách cho phép doanh nghiệp tư nhân tự do in nhiều bộ khác nhau để các địa phương tùy ý lựa chọn, các đại lý sẽ được giải phóng khỏi nghĩa vụ buộc phải cung cấp sách giáo khoa theo cấp hành chính. Họ sẽ lựa chọn cung cấp sách giáo khoa ở những khu vực nào có mức sản lượng đủ để mang lại lợi nhuận. Khu vực nào sản lượng thấp, không có đại lý nào muốn cung cấp thì nhà nước sẽ phải dùng ngân sách để bù đắp phần thâm hụt nhằm đảm bảo trẻ em đi học có sách giáo khoa để dùng. Điều này trên thực tế chỉ là một bước hợp thức hóa sự kiểm soát việc cung cấp sách giáo khoa của các đại lý.

Việc tư nhân hóa thị trường sách giáo khoa sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành sách giáo khoa giành được thế độc quyền ở địa phương và phát hành sách theo cách mà họ thu được lợi nhuận. Địa phương chỉ có thể lựa chọn bộ sách mà doanh nghiệp cung cấp.

Ý nghĩa: Tất cả những chuyện ồn ào này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: Tách vai trò kinh doanh ra khỏi nghĩa vụ công ích trong việc cung cấp sách giáo khoa. Lợi nhuận để doanh nghiệp hưởng, còn phần lỗ thì nhà nước bù đắp. Đấy là bản chất của kinh tế thị trường. Mọi triết lý cao đẹp về giáo dục đều sẽ phải phục tùng triết lý của tiền bạc.

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi người ta nói "vì người dân" thì nên hiểu là vì doanh nghiệp và lợi nhuận. Ngay cả đối với NXB Giáo Dục, mặc dù họ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa, nhưng khi được giải phóng khỏi những ràng buộc chính trị và chỉ còn phải theo đuổi lợi nhuận thì họ cũng sẽ rất vui mừng.

Mọi thứ có thể đảo ngược không?

Lợi nhuận sẽ quyết định điều đó, hiện giờ lợi nhuận đòi hỏi phải tư nhân hóa việc cung cấp sách giáo khoa, nên điều này không có nghĩa là không thể đảo ngược. Đến một lúc nào đó lợi nhuận từ việc cung cấp sách giáo khoa không đủ hấp dẫn tư nhân kinh doanh nữa thì lĩnh vực này sẽ quay trở lại độc quyền nhà nước. Tất cả những điều đó tất nhiên sẽ luôn được biện minh bằng quyền lợi của người dân.

Vụ ồn ào về sách giáo khoa công nghệ giáo dục:

Có phải ngẫu nhiên mà một bộ sách giáo khoa được sử dụng từ lâu bất ngờ gây tranh cãi bất tận trên truyền thông? Không, nếu người ta biết rằng thành phố Hồ Chí Minh được phép sử dụng bộ sách giáo khoa riêng. Đó là thị trường lớn nhất ở Việt Nam và có điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất nhờ cơ sở hạ tầng phát triển. Doanh nghiệp nào nhanh chân thâu tóm được thị trường sách giáo khoa ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ có lợi nhuận lớn. Vậy nên ông giáo sư công nghệ giáo dục khi đi trả lời phỏng vấn báo chí mới lăm lăm trong tay cuốn "Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Ngay cả ông trưởng ban tuyên giáo cũng không bỏ qua cơ hội cho bàn dân thiên hạ thấy cuốn sách ấy trên tay mình. Đằng sau cuốn sách ấy là một công ty phát hành sách mà kẻ đứng đầu vốn lọc lõi về kinh doanh. Những sự tình cờ nhưng không hề tình cờ, nhất là khi nó đều hướng về thị trường sách giáo khoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Friday, August 24, 2018

Chuyện thành phố được gọi theo tên người

Muôn miệng như nhau đã nói ràng,
Câu đương là chức, lãnh là danh.
Lập làng khó nhọc, công vừa dứt,
Cái chợ trông nom, việc mới thành.
Dân đụng giặc trời cam thọ tử,
Cụ đền nợ nước quyết hy sinh.
Thoát nàn, bá tánh lo thờ phụng,
Miếu đó ngàn thu rạng tiết lành.

Chuyện thành phố được đặt tên theo một nhân vật nào đó, hoặc là trong huyền thoại hoặc là có thật trong lịch sử, chẳng phải là hiếm có trên thế giới. Người ta chỉ cần tra mạng internet thôi cũng đã ra hàng sa số, ví dụ như nước Úc hoặc Hoa Kỳ đều từng là thuộc địa của nước Anh nên phải gánh cái vinh dự có rất nhiều thành phố mang tên mấy ông quý tộc hay chính khách cha căng chú kiết người Anh, những người chả có tí gì công trạng với địa phương và giờ cũng chả còn ai nhớ đến nữa. Những cái tên nổi tiếng như Sydney (một chính khách người Anh), Melbourne (một thủ tướng Anh) ở Australia, hoặc New York (đặt theo tên James of York and Albany, vua James II của Anh, công tước xứ York và Albany), bây giờ chỉ còn là những cái tên văn minh phương Tây, chẳng phải tên người nào hết.

Ở Việt Nam lắm kẻ đòi bỏ tên thành phố Hồ Chí Minh vì lý do phải văn minh như Tây, không nên lấy tên người đặt tên cho thành phố nào hết. Thật là cái gì vừa ý người ta thì người ta lấy Tây ra để dọa, còn Tây làm gì trái ý thì người ta lờ đi. Văn minh như Hoa Kỳ lẽ ra không lấy tên ông tổng thống Washington để đặt tên cho thủ đô.

Lại có đám khác tán nhảm ra rằng sở dĩ Việt Nam đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh ấy là học theo Liên Xô, lấy tên lãnh tụ đặt tên cho thành phố này thành phố kia để thỏa cái bệnh sùng bái cá nhân. Điều này cũng nhảm nhí nốt, Liên Xô không phải nước hay đặt tên thành phố theo tên người, các nước theo truyền thống quý tộc phong kiến lâu đời của châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha mới làm việc đó, sau này còn có các nước Nam Mỹ chịu ảnh hưởng từ văn hóa của thực dân Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha cũng hay làm vậy. Philippines, cái tên của một quốc gia Đông Nam Á, hẳn là người văn minh đã quên mất là tên của một ông vua Tây Ban Nha. Ở Việt Nam người ta thường hay nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng lại hay quên mất rằng đó không phải là thành phố đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam mang tên một con người. Tấm ảnh và bài thơ ở trên nhắc đến nguồn gốc cái tên của một thành phố ở miền Tây Nam Bộ, đó là thành phố Cao Lãnh, trung tâm của tỉnh Đồng Tháp. Cái tên đó đã có từ hồi đầu thế kỷ 19, vốn ghép từ chức vụ và tên tục của người lập ra chợ vườn quít và sau này trở thành thành phố Cao Lãnh.

Suốt từ thời phong kiến cho đến Pháp thuộc rồi sau này được giải phóng, không ai có ý định hay dám đổi cái tên ấy cả. Trong thành phố Cao Lãnh hiện nay còn có một tấm bia đá ghi rõ sự tích cái tên ấy. Cái tên đó không phải là tâm điểm chính trị để người ta bày tỏ sự thù địch với chế độ cộng sản nên cũng không bị coi là xuất phát từ một truyền thống lạc hậu kém văn minh hay do chế độ cộng sản áp đặt. Điều đáng chú ý nữa là thành phố Cao Lãnh có khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, trong đó có mộ phần của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã sinh sống ở vùng này sau khi bị bãi chức quan. Vậy là "long mạch" của chế độ cộng sản Việt Nam chẳng phải nằm ở miền Bắc mà lại nằm ở miền Tây Nam Bộ, được bao bọc bởi truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng người biết xả thân vì nước vì dân, đã có từ lâu đời.

P/s: Ngoài Cao Lãnh thì miền Nam còn có Thủ Thiêm ở Bình Dương, cũng là tên người kiểu như Cao Lãnh vậy.

Monday, June 26, 2017

Grab/Uber Bike và xe ôm truyền thống

Mỗi khi ai đó nhắc đến sự bùng nổ của mấy mô hình kinh doanh kiểu Grab Bike hay Uber Bike và sự suy tàn của xe ôm truyền thống, tôi thường được nghe thấy câu kết luận rằng: Xe ôm truyền thống cứ cải thiện chất lượng dịch vụ, hạ giá, làm ăn nghiêm chỉnh minh bạch như Grab/Uber Bike đi, đừng lừa đảo bắt chẹt khách nữa, thì lo gì không có khách.

Câu hỏi ngược lại thường khiến người kết luận im lặng ngay lập tức: Ngay cả khi xe ôm truyền thống làm ăn nghiêm chỉnh minh bạch như Grab Bike hay Uber thì họ có cạnh tranh được về thương hiệu, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà và hệ thống tiếp cận khách hàng với mấy hãng kia không?

Những người làm xe ôm truyền thống hầu hết là người nghèo, không trình độ, vốn liếng chỉ có chiến xe máy rẻ tiền, họ không bao giờ có hàng triệu dollar để ném vào các chương trình quảng cáo, giảm giá, tặng quà và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin như Grab hay Uber. Trong cuộc chiến này, họ đã thua chắc chắn.

Thông thường người ta thấy giá một cuốc xe hay tính trên km của xe ôm truyền thống đắt hơn của Uber hay Grab, họ sẽ cho rằng xe ôm truyền thống tính đắt hơn. Song người ta sẽ không khó để hiểu được điều này, xác suất kiếm được khách hàng của xe ôm truyền thống thấp hơn Grab/Uber, ngược lại xác xuất kiếm được khách hàng của Grab/Uber cao hơn rất nhiều do họ kết nối với số lượng lớn khách hàng qua một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cực kỳ tốn kém. Do vậy, mặc dù xe ôm truyền thống tính phí/km cao hơn nhưng thu nhập một ngày của họ thấp hơn rất nhiều so với người chạy Grab/Uber, ngược chính điều này cho phép  người chạy xe Grab/Uber tính phí/km thấp hơn nhưng vẫn có thu nhập lớn hơn xe ôm truyền thống. 

Hơn nữa, Grab/Uber hiện giờ đang là những doanh nghiệp start-up, tức là họ chưa cần phải tính toán đến lợi nhuận, họ lại nhận được một khoản tiền khổng lồ để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Sức cạnh tranh của họ rất khủng khiếp với các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà và quảng cáo mạnh mẽ. Liệu có xe ôm truyền thống nào có đủ tiền để đối đầu với họ? 

Cơn bão start-up đã cho thấy rõ cách thức mà các start-up phát triển. Nó cần phải thu hút được đủ tiền để làm phá sản các doanh nghiệp hoặc những người kinh doanh nhỏ trên thị trường và sau đó nó sẽ đủ lớn để kiếm lợi. Công nghệ hay tính hữu dụng chỉ là vỏ bọc phù phiếm. Những vụ mua bán start-up trị giá nhiều triệu dollar cũng có nghĩa là nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá hủy.

Một điều chắc chắn là phần lớn những người chạy xe ôm truyền thống hiện nay sẽ thất nghiệp, tạo ra một gánh nặng mới cho xã hội. Đó là cái giá phải trả thứ hai của cơn mê start-up. Khác với doanh nghiệp taxi, vốn đóng thuế nhiều cho nhà nước, có thể lên tiếng đòi nhà nước bảo vệ, tiếng nói của những người chạy xe ôm truyền thống lẻ loi sẽ chẳng có ai lắng nghe.

Nhưng phần còn lại của xe ôm truyền thống sẽ ra sao? Họ sẽ vẫn tồn tại, chỉ có điều theo cách khác. Nếu tiếp tục hoạt động đơn lẻ, họ chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Nếu họ đầu quân cho các doanh nghiệp vận tải kiểu mới với ứng dụng tương tự như Grab hay Uber thì họ sẽ bị chúng nuốt chửng và trở thành người làm thuê.

Cách duy nhất giúp xe ôm truyền thống tiếp tục tồn tại là hợp tác hóa. Điều này đã xuất hiện tại nhiều nơi nhưng ít người để ý. Các lái xe sẽ kết hợp với nhau thành một kiểu hợp tác xã, dùng điện thoại để liên hệ, điều phối xe và đón khách. Việc đó giúp họ có thể tăng xác suất kiếm được khách, hạ giá cước, cũng như thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều mấu chốt trong cách làm này là họ cần phải thực hiện việc hợp tác hóa và chiếm lấy những thị trường Grab/Uber chưa vươn tới, để khi Grab/Uber bắt đầu vươn sang những thị trường đó thì xe ôm truyền thống đã đứng vững với cách kinh doanh mới rồi.

Tuesday, April 11, 2017

Làm thế nào để khỏi bị cảnh sát Mỹ bắn chết vô cớ?

Một Việt Kiều ba que xứ Cali hoa lệ về thăm nhà vào đúng dịp 8/3, tình cờ gặp một dư luận viên ba củ. 

Việt Kiều ba que khoa trương: Mày biết không, ở Mỹ con chó đứng thứ nhất, trẻ con đứng thứ hai, phụ nữ đứng thứ ba, còn đàn ông đứng thứ tư. Phụ nữ Mỹ được tôn trọng vậy nên không cần ngày lễ hay hoa hoét rình rang gì hết. Xứ văn minh đâu có chuyện coi thường phụ nữ rồi vẽ vời lễ lạt này nọ như ở đây.

Dư luận viên ba củ liền hỏi lại: Mỗi năm cảnh sát Mỹ lỡ tay bắn chết vài ngàn mạng vô cớ mà chả sao, giữ kỷ lục thế giới về việc bắn chết người vô cớ luôn. Mày biết làm sao để khỏi bị cảnh sát bắn chết khi đi đường ở Mỹ không?

Việt Kiều ba que lúng túng hồi lâu rồi trả lời: Ờ tao không biết, mày nói thử cái coi.

Dư luận viên ba củ nói: Hãy bò ra đường và sủa gâu gâu!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật.)


Monday, December 26, 2016

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Các phe phái chống cộng đều có một lập luận chung rằng: Chủ nghĩa xã hội là một ảo tưởng chỉ có chủ nghĩa tư bản là hiện thực vì vậy Việt Nam cần phải từ bỏ ảo tưởng và đi theo hiện thực. Hoặc tinh vi hơn thì sẽ sử dụng hình mẫu các nước Bắc Âu để nói rằng có một con đường thứ ba, kết hợp giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ hay nhân quyền, tạo ra hạnh phúc ấm no. Tóm lại, tất cả những gì cần thiết là đi theo chủ nghĩa tư bản dưới hình thức này hay hình thức khác.

Đối với các vị tư sản thì trước kia có lịch sử nhưng khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện thì lịch sử chấm hết. Loài người mãi mãi dừng lại chủ nghĩa tư bản. Hãy thử tưởng tượng, bạn quay về đế quốc La Mã và nói với họ rằng xã hội chiếm hữu nô lệ trên đỉnh cao văn minh nhân loại của họ sẽ bị các bộ tộc German dã man đánh bại và thay thế nó bằng một chế độ khác. Những người La Mã văn minh ấy sẽ trả lời bạn hệt như các vị tư sản ngày nay. Hoặc gần hơn nữa, hãy nhớ lại lập luận của các vị tư sản khi họ treo cổ đám vua chúa phong kiến lên, mặc dù đám vua chúa và quý tộc phong kiến ấy giàu sang và có học hơn họ nhiều. Lúc đó nếu ai dám nói với họ rằng chế độ tư bản chỉ là ảo tưởng, chỉ có các triều đình phong kiến là hiện thực thì chỗ của người đó sẽ là trên giá treo cổ, bên cạnh vua chúa và quý tộc các loại.

Trước hết, chủ nghĩa xã hội không phải là ý tưởng kỳ quái từ đâu đó sinh ra, đó là quy luật của xã hội loài người, đó là quy luật của lịch sử, nó sinh ra khi chủ nghĩa tư bản đạt đến mức độ phát triển nhất định, ngay chính trong lòng xã hội tư bản với tư cách là sự thay thế chế độ tư bản. Quy luật ấy sẽ phải được thể hiện bằng sự lựa chọn của một số quốc gia nhất định bởi vì chủ nghĩa tư bản đã củng cố và tạo ra các biên giới quốc gia thống nhất thay cho các lãnh địa phong kiến tản mạn xưa kia.

Tại sao người Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội mà không chọn chủ nghĩa tư bản?

Chủ nghĩa tư bản phát triển đến mức độ nhất định tại một số quốc gia thì nó sẽ phá hoại những điều kiện phát triển bình thường tại một số quốc gia khác khiến cho những quốc gia bị phá hoại không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản được nữa. Nếu các ngài tư sản có nói với bạn rằng hãy chọn con đường tư bản để được giàu có và hạnh phúc thì bạn hãy chỉ cho các ngài ấy thấy ngoài Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản chưa từng thành công ở bất cứ đâu, đa phần các nước khác hoặc là chìm trong đói nghèo lạc hậu của một xã hội đứng ở ngưỡng cửa của chủ nghĩa tư bản hoặc phải sử dụng một phiên bản không hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam là một nạn nhân của chủ nghĩa tư bản thời đại đế quốc, bom đạn, văn minh, dân chủ, nhân quyền phương Tây đã gần như đưa xứ sở của chúng ta về thời đồ đá, rất tiếc là họ không được như ý vì chúng ta đã tiến vào thời đại đồ nhôm. Con đường chủ nghĩa tư bản đã khép lại từ lâu và không hứa hẹn đem lại bất cứ thứ gì tốt đẹp cho Việt Nam. Lịch sử đã không cho chúng ta chọn chủ nghĩa tư bản.

Kể từ khai sinh cho đến nay, chủ nghĩa tư bản đã đạt đến độ chín của nó. Hãy nhớ rằng khi La Mã bị người German dã man đánh bại thì La Mã phát triển hơn German rất nhiều, sở dĩ có điều đó là bởi vì chế độ chiếm hữu nô lệ của La Mã đã mất hết động lực phát triển và trở thành gánh nặng. Chủ nghĩa tư bản ngày nay cũng vậy, các nước tư bản vẫn giàu có hùng mạnh và có thể hùng hổ bắt nạt cả thế giới, nhưng trong căn nguyên của chủ nghĩa tư bản thì cái quan hệ sản xuất của nó đã lạc hậu và mất hết động lực phát triển. Xưa kia khi quan lại phong kiến cố gắng bám lấy chế độ phong kiến trước sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản bằng những lý lẽ nào thì giờ các vị tư sản lại bám lấy chế độ tư bản bằng những lý lẽ y hệt. Lý trí sáng suốt nào lại cho phép chúng ta bám lấy những gì đang suy tàn mà từ bỏ cái mới tốt đẹp hơn đang hình thành. Không, chính lý trí đã giúp người Việt có được sự lựa chọn sáng suốt. Cũng cần phải nói thêm rằng nếu không có cái lý trí sáng suốt ấy thì người Việt Nam cũng như nước Việt Nam thậm chí còn không tồn tại. Nỗi nhục nước bị xóa tên trên bản đồ, người Việt phải nói tiếng Pháp thay cho tiếng mẹ đẻ chẳng phải là mới ngày hôm qua thôi sao?

Chủ nghĩa tư bản phát triển dựa trên quan hệ giữa các cá nhân độc lập với tư cách chủ sở hữu hàng hóa, quan hệ giữa họ là mua bán. Những phương thức sản xuất khác thì không dựa trên việc mua bán hàng hóa nên buộc phải dựa vào các mối quan hệ gia tộc, huyết thống và sự mở rộng nhất định của các thiết chế mang tính tập thể. Khi các chủ nghĩa tư bản phát triển thì Việt Nam mới ở vào giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến vì vậy các quan hệ xã hội và thiết chế mang tính tập thể của người Việt Nam vẫn còn rất mạnh. Chính yếu tố đó khi được trui rèn trong lò lửa của cách mạng vô sản và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc suốt nửa sau thế kỷ 20 đã nuôi dưỡng trong lòng xã hội Việt Nam cái hạt nhân mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội. Lý trí của người Việt bắt nguồn từ hiện thực của người Việt chứ không phải là một ảo tưởng sùng bái vĩ nhân hay học thuyết ngoại lai nào đó. 

Nói tóm lại, lịch sử đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam vì trong lòng xã hội Việt Nam đã mang sẵn những mầm mống của nó, cho dù nước Việt Nam vẫn còn chưa được giàu mạnh. Hãy nhìn lại lịch sử! Chẳng phải các bộ tộc người German dã man đã đánh bại La Mã thần thánh đó sao? Chẳng phải thương nhân Hà Lan đã đánh bại cả triều đình Habsburg lẫn đế quốc Tây Ban Nha hùng mạnh để giành độc lập sau 80 năm kháng chiến gian khổ ngay giữa lúc chế độ phong kiến châu Âu đạt tới đỉnh cao đó sao? Cần phải nói thêm rằng cũng chính người Hà Lan đã đưa William Orange lên ngai vàng nước Anh (để làm đồng minh chống lại Tây Ban Nha), mở đường cho nước Anh rệu rã sau này trở thành đế quốc của thời đại tư bản.

Để hình thành xã hội tư sản thì giai cấp tư sản của nó phải đủ mạnh, nhưng chính bản thân giai cấp tư sản ở Việt Nam lại chưa bao giờ đủ mạnh và độc lập. Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành nhờ vào vai trò trung gian giữa đế quốc và người bản địa, thế nên dưới chế độ thuộc địa thì giai cấp tư sản hoàn toàn lệ thuộc vào đế quốc. Khi chế độ thuộc địa bị đập tan thì giai cấp tư sản cũng nhanh chóng tan rã, những mảnh còn lại của nó buộc phải bám lấy giới tiểu thương thành thị, nông dân giàu và trí thức. Sau này, khi kinh tế thị trường được phát triển trở lại ở Việt Nam, giai cấp tư sản bắt đầu hồi phục, nhưng vì không có truyền thống thống trị độc lập nên hệ tư tưởng của giai cấp này cũng không độc lập, nó phân tán và chịu đủ sự chi phối từ các tầng lớp khác, khi phải đối mặt với sự tổ chức và tính kỷ luật đã được rèn rũa bằng cách mạng của giai cấp vô sản thì nó hoàn toàn bất lực. Chính hoàn cảnh lịch sử này đã phản ánh vào tâm thức của một bộ phận tầng lớp trí thức ở Việt Nam. Trên thực tế họ là cái loa của giai cấp tư sản do đã bị tư sản hóa, do những mảnh của giai cấp tư sản ẩn náu trong họ. Sự yếu đuối bế tắc, không có tư tưởng độc lập của giai cấp tư sản được thể hiện thành những luận điệu lải nhải về sự ngu dốt thấp kém của người Việt nói chung, mặc dù đó thực ra là của giai cấp tư sản Việt Nam.

Chính người lao động Việt Nam đã chứng minh được trí tuệ và bản lĩnh của họ trong suốt nửa thế kỷ qua, những người nông dân chân lấm tay bùn, những người thợ nhem nhuốc dầu mỡ, những anh giáo làng nhút nhát đã bằng chính đôi tay của mình quật ngã những đế quốc sừng sỏ nhất của thế kỷ 20, ngay giữa thời đại phát triển thịnh vượng nhất của họ. Đó chẳng phải bản lĩnh và trí tuệ đó sao? Để làm được điều đó thì chẳng phải cần đến sự tổ chức cũng như kỷ luật sắt đá đó sao? Hãy nhớ rằng đó là kỷ luật của máu, còn cao hơn kỷ luật của ngọn roi cá đuối thời đại chiếm hữu nô lệ và kỷ luật của cái đói trong chế độ tư bản! Thật nực cười khi nói rằng người Việt Nam không biết tổ chức cũng như không có kỷ luật. Hãy nhớ rằng khi những kẻ giàu có đu càng máy bay trực thăng chạy trốn thì chính những người lao động lầm than đã xây dựng lại đất nước Việt Nam từ đống tro tàn trong cảnh bị đe dọa, bao vây, cấm vận và vẫn phải cầm khẩu súng chiến đấu. Giai cấp vô sản Việt Nam hình thành chậm hơn và thiếu sự phát triển hơn so với giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển nhưng họ mang trong mình hạt nhân cách mạng mà ít có giai cấp vô sản ở các quốc gia khác có được, đó là lý do khiến nước Việt Nam vẫn còn đứng vững đến nay, ngay cả khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ.

Hoàn cảnh lịch sử ấy cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã đẩy xã hội Việt Nam vào một giai đoạn đặc biệt đáng chú ý trong lịch sử, có thể gọi nôm là "đánh võ mồm" hay "bàn phím chiến".

Sợ hãi trước trí tuệ và bản lĩnh của người lao động Việt Nam, giai cấp tư sản cũng như những kẻ tay sai của họ không ngừng tìm cách bôi nhọ người Việt Nam (nực cười thay, khi đó họ không xem bản thân là người Việt, hệt như Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại). Họ không ngừng lôi ra những cái gọi là thói hư tật xấu của người Việt Nam và so sánh với những gì gọi là văn minh, tốt đẹp của phương Tây (theo chủ nghĩa tư bản). Chuyện này đã khiến rất nhiều người bị nhầm lẫn. Nhưng hãy hình dung bằng một ví dụ đơn giản, một đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, bố mẹ nó không khá giả lắm thì sẽ mua cho nó bộ quần áo rộng một chút để nó có thể mặc được lâu. Đứa bé mặc bộ quần áo rộng thùng thình thì trông sẽ rất xấu xí, không thể so sánh với những đứa bé con nhà giàu mặc bộ quần áo vừa vặn được. Nhưng những người hiểu biết liệu có chê bai chế nhạo đứa bé kia về bộ quần áo rộng và bộ dạng chả mấy đẹp đẽ của nó không? Chắc chắn không có người hiểu biết nào lại làm cái điều ngớ ngẩn đó. Xã hội Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nó tạo ra hàng sa số những xung đột giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, hàng sa số những vấn đề mà hiện tại không có cách nào giải quyết được, nhất là khi các điều kiện cần thiết để giải quyết chúng chưa xuất hiện. Những hiện tượng đó cho thấy xã hội Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng. Tranh luận và cãi cọ về những thứ đó chỉ tốn thời gian và chẳng đem lại lợi ích gì. Thậm chí chính tư duy của cái bộ phận dân cư không ngừng nguyền rủa và hạ nhục người Việt nói chung kia cũng là sản phẩm của hoàn cảnh ấy, nó thể hiện sự bất lực và thiếu hiểu biết của họ trước những xung đột xã hội và nó cũng sẽ tan biến khi những xung đột ấy chấm dứt. Ở đây lý trí của người vô sản bình thường sẽ mách bảo cho bạn biết rằng những gì bạn cần làm lúc này là chọn xem vấn đề nào giải quyết được và giải quyết vấn đề đó chứ không phải đứng đó gào thét và chửi bới cái mớ hỗn độn quanh bạn. 

Cần phải trả lời cái luận điệu "Phương Tây là văn minh và tốt đẹp, hãy học họ để văn minh và tốt đẹp chứ đừng biện minh cho bản thân bằng những vấn đề của họ" ra sao? Rất đơn giản, luận điểm đó dựa trên hai giả định, thứ nhất là phương Tây văn minh tốt đẹp hơn Việt Nam, thứ hai là những cái văn minh và tốt đẹp ấy không gắn liền với các vấn đề của họ. Điều thứ nhất bạn có thể chứng minh rằng đó là tâm thức của những kẻ nô lệ, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy phương Tây văn minh tốt đẹp hơn và phải "Thoát Á" hay "Thoát Trung", đó là điều nhảm nhí. Cái tâm thức ấy rất điển hình của giai cấp tư sản và một bộ phận trí thức Việt Nam, họ làm trung gian giữa các đế quốc phương Tây và người Việt thế nên sự siêu việt của văn minh phương Tây đảm bảo cho địa vị đặc quyền của họ và do đó họ sẽ phủ nhận mọi sự tốt đẹp của người Việt (vì điều đó đe dọa địa vị của họ). Phần thứ hai cũng có thể chứng minh đơn giản, các vấn đề của phương Tây gắn liền với những cái gọi là văn minh và tốt đẹp của phương Tây, đi theo con đường của phương Tây (hay chủ nghĩa tư bản) là chấp nhận những thứ đó. Hãy vạch mặt giai cấp tư sản và tay sai của giai cấp tư sản bằng cách ấy. Hãy hiểu rằng cái mà giai cấp tư sản Việt Nam muốn là chủ nghĩa tư bản phương Tây, còn tất cả những gì tệ hại như thất nghiệp, bần cùng, tội phạm, tàn phá môi trường, khủng hoảng kinh tế, sự tha hóa của nhân cách thì giai cấp vô sản sẽ phải gánh chịu, thế nên chúng sẽ luôn phớt lờ những mặt trái của xã hội phương Tây để ca ngợi những thứ phù hợp với lợi ích của chúng. Hãy luôn nhớ rằng giai cấp công nhân và nông dân sẽ phải gánh chịu toàn bộ những thảm họa đó, nếu giai cấp tư sản thành công trong việc thay đổi hướng đi của đất nước này.

Sunday, October 16, 2016

Xã hội và quan hệ xã hội

Cách đây không lâu, rất nhiều trang mạng nước ngoài và quốc tế phát tán một câu chuyện kiểu giả khoa học xuất phát từ một mạng xã hội chuyên về chuyện hài hước mô tả một thí nghiệm về khỉ và dùng nó để minh họa cho việc đàn áp vô lý các ý kiến khác biệt trong xã hội loài người. Dưới đây là câu chuyện ấy.

Đọc toàn bộ câu chuyện ở đây
Điều căn bản phi lý trong câu chuyện này chính là giả định đám khỉ sẽ đánh con khỉ nào muốn leo lên lấy chuối. Đó là điều không bao giờ xảy ra trong xã hội loài người và chính điều đó đã ngầm giả định sự đàn áp các quan điểm khác biệt. Câu chuyện này trở thành một mớ nhảm nhí theo kiểu sự đàn áp tồn tại vì có sự đàn áp và giải pháp của nó là một thứ khôi hài không tưởng theo kiểu hành vi tâm thần của sự nghiện ngập "like và share" trên mạng xã hội: Hãy chia sẻ và mọi người sẽ nghĩ khác, khi mọi người nghĩ khác thì mọi thứ sẽ khác!

Quan hệ giữa những con người là quan hệ xã hội và quan hệ xã hội sẽ trở thành một phần của bản chất tự nhiên trong con người. Hãy chú ý điều này: Kinh tế học luôn giả định con người là homo economicus, tức là một kiểu con khỉ vị kỷ chỉ biết đến bản thân khi so sánh giữa chuối và nước lạnh, khi làm điều đó nó buộc phải giả định rằng vị tha không tồn tại, tức là một ông bố sẽ không hy sinh gói thuốc lá của mình để mua sữa cho đứa con nhỏ đang đói. Thứ giả khoa học của chủ nghĩa tư bản hình dung con người là một con vật vị kỷ, do vậy nó dùng con vật để thay thế cho con người trong mọi câu chuyện.

Xã hội con người sẽ hoàn toàn khác với xã hội khỉ được mô tả trong thí nghiệm giả khoa học kia.

1-Xã hội có giai cấp 

Khi đám khỉ biết rằng một con khỉ trèo lên lấy chuối thì những con còn lại sẽ bị xịt nước lạnh, chúng sẽ làm gì? Chúng sẽ cắt cử một con khéo léo nhanh nhẹn nhất leo lên thật nhanh lấy chuối xuống để chia cho tất cả cùng ăn, cả đám còn lại sẽ cùng chịu nước lạnh và sau đó cùng ăn chuối.

Chuyện đó là bình thường cho đến khi con khỉ chuyên lấy chuối kia tưởng rằng chuối có được là nhờ sự thông minh khéo léo của nó còn những kẻ còn lại chỉ là những kẻ khốn khổ ăn bám không hơn không kém. Nó sẽ thể hiện uy quyền bằng cách ăn phần lớn chuối và chỉ chia phần nhỏ cho những con còn lại. Tất nhiên những con khỉ còn lại sẽ bất bình, chúng sẽ tìm cách thay thế con khỉ đó bằng một con khỉ khác công bằng hơn. Song cái cơ chế đó đã hình thành, những con khỉ đi lấy chuối bao giờ cũng là tầng lớp đặc quyền và đặc quyền đó được xây dựng dựa trên sự chịu đựng đau khổ của đông đảo quần chúng. Mọi con khỉ đi lấy chuối có công bằng vô tư đến đâu thì cái cơ chế xã hội tồn tại vẫn luôn đảm bảo địa vị đặc quyền của chúng và sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ ăn bám cặn bã. Điểm mấu chốt này giải thích sự duy tâm và bảo thủ của câu chuyện giả khoa học về lũ khỉ trong bức hình minh họa nói trên. Một mặt, nó thay thế quan hệ xã hội bằng lợi ích và niềm tin cá nhân. Mặt khác, nó khẳng định lối thoát là sự giải phóng của lợi ích và niềm tin cá nhân. Sự phi lý nằm ở chỗ: Nó giả định sẵn cái mà nó cần phải chứng minh. Sự bảo thủ của nó nằm ở chỗ: Nó lảng tránh quan hệ xã hội, coi quan hệ xã hội là một thuộc tính tự nhiên vĩnh viễn không thể thay đổi, do vậy nó thần thánh hóa và bảo vệ cái trật tự mà nó vờ như đang chống lại.

2-Xã hội không giai cấp

Khi xã hội loài khỉ tiến hóa đến một mức độ nhất định, lũ khỉ sẽ thay đổi cách tổ chức. Mỗi con khỉ sẽ đều phải lần lượt leo lên lấy chuối xuống chia cho cả nhóm cùng ăn và tất nhiên là con nào cũng chịu bị phun nước lạnh. Chúng sẽ cười vào mũi đám nhà khoa học dốt nát đang cố tìm hiểu chuyện gì xảy ra, đôi khi chúng sẽ thí nghiệm trở lại xem đám nhà khoa học kia sẽ làm gì khi chúng dự trữ chuối để ăn hay không thèm leo lên lấy chuối ngay cả khi bị phun nước lạnh, từ đó chúng sẽ thay đổi cách tổ chức hành động cho hiệu quả hơn. Mỗi con khỉ đều đạt tới trạng thái tự do khi tham gia vào mọi công việc chung của xã hội. Một mặt chúng có những quyền lợi và nghĩa vụ, thậm chí cả sự đau khổ ràng buộc với xã hội, nhưng mặt khác chúng không còn lệ thuộc vào những cá thể nhất định nữa. Sự xung đột chấm dứt, không còn bất cứ con nào phàn nàn về nước lạnh hay vấn đề công bằng khi chia chuối. Mọi ý kiến bất đồng đều nhanh chóng được giải quyết do mỗi thành viên trong xã hội đều có đầy đủ trải nghiệm và công cụ để kiểm chứng những ý kiến đó, chỉ trên cơ sở đó, những ý kiến khác biệt mới được tôn trọng triệt để. Đây là xã hội có ý thức, con người đã tách hoàn toàn khỏi trạng thái nguyên thủy. 

Để chống lại tình trạng những kẻ đặc quyền đặc lợi ăn bám vào xã hội thì mấu chốt không phải là thay thế kẻ đặc quyền này bằng kẻ đặc quyền khác, mà là xóa bỏ mọi đặc quyền. Việc xóa bỏ đặc quyền đòi hỏi phải tổ chức lại xã hội khiến cho tất cả mọi người đều phải tham gia vào mọi công việc chung của xã hội và được hưởng lợi ích từ đó. 

3-Cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng

Từ khi một xã hội không giai cấp, chấm dứt mọi đặc quyền bắt đầu hình thành thì tầng lớp đặc quyền sẽ không thể ngồi yên, chúng sẽ tìm mọi cách chống lại điều đó để bảo vệ địa vị của mình. 

Khi những con khỉ bắt đầu tổ chức theo xã hội không giai cấp thì tất cả những thành phần tinh hoa của xã hội cũ sẽ gào thét, chúng sẽ ồn ào về sự phi lý, những hậu quả của hành động trái ngược với bản chất tự nhiên, với sự khéo léo của những con khỉ chuyên lấy chuối, với sức chịu đựng bền bỉ của những con khỉ chuyên chịu nước lạnh. Một mặt chúng sẽ đề cao sự công bằng bình đẳng, mặt khác chúng tuyên bố cái trật tự hiện có là tự nhiên, bất cứ ý kiến nào đòi thay đổi cái trật tự đó đều là ngu xuẩn và độc ác. Mọi sự tiến bộ đều có thể tiến lên bằng cách thay đổi tư duy hay nhận thức của mỗi cá thể chứ không phải là thay đổi quan hệ xã hội giữa các cá thể đó. Hãy đừng ngạc nhiên khi thấy có những xã hội đề cao ý kiến cá nhân nhất cũng chính là những xã hội đàn áp ý kiến cá nhân bậc nhất, bởi vì sự tự do đó không dành cho tất cả mọi người.

Không phải ở đâu những con khỉ thuộc tầng lớp đặc quyền cũng có thể to tiếng, nhất là khi những con khỉ còn lại đã có tổ chức tốt, việc tạo dựng xã hội mới cũng đồng nghĩa với việc đánh bại, đàn áp những kẻ thống trị bảo thủ của xã hội cũ. Đó là điều không thể tránh khỏi. Ở đây sẽ xuất hiện một bộ phận phản động bậc nhất, chúng sẽ nhân danh tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến để chống lại việc xây dựng xã hội mới. Tự do ngôn luận, tự do bất đồng chính kiến có nghĩa là tự do bảo vệ trật tự xã hội cũ của những kẻ đặc quyền và do vậy đối với những kẻ đặc quyền sẽ là giá trị tốt đẹp nhất của xã hội hiện tại. Lúc này, mấu chốt để xây dựng xã hội mới không phải là đấu tranh cho tự do ngôn luận hay bất đồng chính kiến mà là tiêu diệt chúng.

4-Lời kết

Quay trở lại với câu chuyện trong hình minh họa, tất cả thực tiễn của xã hội đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại sự phi lý trong việc đàn áp ý kiến khác biệt được minh họa bằng một thí nghiệm giả tưởng với khỉ, do vậy, chìa khóa để thay đổi là mọi ý kiến khác biệt đều phải được tôn trọng và khuyến khích. Song chỉ khi nào người ta đặt câu chuyện giả khoa học theo kiểu ngụ ngôn này vào bối cảnh lịch sử của xã hội loài người thì ý nghĩa xã hội của nó mới bộc lộ rõ, cả sự bảo thủ cũng như phản động của nó. 

Cách đây hơn một thế kỷ, những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhấn mạnh rằng: Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức! Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được nhận thức và quyết định được nhận thức, do vậy dưới chủ nghĩa tư bản, một bộ phận dân chúng bị tha hóa và tách ra khỏi hiện thực xã hội, mất đi khả năng kiểm chứng nhận thức của bản thân và bị lệ thuộc vào nhận thức của kẻ khác (một ví dụ cụ thể: đám đông bị truyền thông định hướng). Trong hoàn cảnh ấy, tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến thực ra là sự mất tự do về ngôn luận và sự mất tự do về bất đồng chính kiến. Việc đề cao tự do ngôn luận hay tự do bất đồng chính kiến lúc này luôn đi cùng với sự phê phán ý thức thấp kém, lệ thuộc, quần chúng ngu dốt hay các tệ nạn a dua, anh hùng bàn phím, giống như hai mặt của một đồng xu vậy. Khi các quyền tự do bị tách ra khỏi cơ sở thực tiễn xã hội thì chúng trở thành sự bảo thủ và phản động, chúng sẽ giúp cho những thế lực thống trị của xã hội tiếp tục duy trì sự nô dịch đối với quần chúng lao động, buộc quần chúng lao động phải phụ thuộc vào chúng. Khi sự phê phán ý thức tách rời khỏi thực tiễn xã hội (tức là không đi cùng với sự giải phóng người lao động) thì chúng cũng trở thành phản động vì chúng không thay đổi nhận thức của quần chúng lao động để phục vụ cho việc giải phóng họ mà ngược lại củng cố sự thống trị của tầng lớp có đặc quyền về ý thức và giáo dục. Điều khôi hài ở chỗ này mà có thể người ta đã lờ mờ nhận ra, chính là chủ nghĩa giáo dục mang tính khai sáng kiểu tư sản (hiện đang được phe dân chủ đề cao ở Việt Nam) lại gắn liền với chủ nghĩa ngu dân phản động bậc nhất, có nghĩa là "khai dân trí" để dân chúng biết rằng họ lệ thuộc vào ý thức của một tầng lớp tinh hoa có đặc quyền về trí tuệ chứ không phải để họ tự giải phóng bản thân mình và có được sự độc lập về ý thức. 

Thursday, September 15, 2016

Tiền lương và phong trào công nhân

Khi bàn về vấn đề tiền lương, người ta thường hay được nghe thấy lập luận như sau: Tiền lương tăng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất tăng, do vậy giá cả hàng hóa sẽ tăng. Nền kinh tế sẽ mất ổn định, đời sống sẽ khó khăn. Như vậy, công nhân không nên đòi tăng lương vì tăng lương là căn nguyên của mọi tai vạ về kinh tế.

Câu hỏi mấu chốt: Tại sao chi phí sản xuất tăng thì giá cả hàng hóa lại tăng?

Câu trả lời: Để duy trì tỷ suất lợi nhuận cũ cho nhà tư bản.

Vấn đề: Công nhân không được đòi tăng lương ngay cả khi chết đói còn nhà tư bản đương nhiên được tăng giá hàng hóa khi chi phí sản xuất tăng.

Chuyện này có gì mới không? Chả có gì mới, Marx đã viết từ lâu trong cuốn "Triết học của sự khốn cùng" khi phê phán lập luận của Prouhdon về tiền lương. 

Trong cuốn "Triết học của sự khốn cùng", Marx đã chỉ ra rằng khi tiền lương tăng lên thì giá cả hàng hóa thậm chí còn có thể giảm xuống. Lý do là bởi vì trong nền kinh tế các doanh nghiệp có mức độ sử dụng nhân công khác nhau. Doanh nghiệp nào sử dụng nhiều lao động và ít máy móc thì sẽ chịu ảnh hưởng lớn của việc tăng lương, tức là tỷ suất lợi nhuận của họ sẽ giảm mạnh hơn so với những doanh nghiệp sử dụng ít lao động và nhiều máy móc. Các doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ cao hơn, tức là sử dụng nhiều máy móc hơn lao động, sẽ nhận thấy rằng họ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ thấp hơn. Lúc ấy, họ sẽ hạ giá hàng hóa xuống để chiếm lấy thị trường của những doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ thấp. Lợi nhuận của họ sẽ lớn hơn cho dù tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Các doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ thấp lúc này đồng thời phải đối mặt với hai áp lực: tỷ suất lợi nhuận sụt giảm và giá hàng hóa trên thị trường giảm đi. Nhiều doanh nghiệp thuộc loại này sẽ bị phá sản để nhường chỗ cho những doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ cao hơn. 

Tiền lương tăng lên là thảm họa của những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công song là cơ hội để những doanh nghiệp sử dụng ít nhân công thâu tóm thị trường. Điều này có thể thấy rất rõ thông qua những biến động kinh tế trong thực tiễn.

Đó là chính là lý do mà các doanh nghiệp có cấu tạo hữu cơ cao, sử dụng nhiều máy móc và ít nhân công, thường hay tìm các thúc đẩy việc gia tăng tiền lương phổ biến ở mức độ nhất định trong thời kỳ mà họ tìm cách thâu tóm thị trường. Để làm được điều đó, họ sẵn sàng chấp nhận cho công đoàn của công nhân hoạt động trong phạm vi được kiểm soát. Công đoàn là tổ chức bảo vệ cho quyền lợi của người công nhân, chống lại giới chủ, nhưng để tồn tại trong xã hội tư bản thì nó cũng phải thích nghi với việc bị nhà tư bản lợi dụng để cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, công đoàn không phải là thứ triệt để cách mạng và rất dễ lung lay. 

Nếu ai đó hỏi một người vô sản rằng: Tại sao công đoàn không phát động đình công đòi tăng lương, gia tăng quyền lợi cho công nhân? 

Người vô sản sẽ trả lời: Công đoàn sẽ phát động đình công khi nào người công nhân muốn chứ không phải là khi ông chủ doanh nghiệp muốn.   

Nhiều người cho rằng khi Việt Nam hội nhập quốc tế thì công đoàn cũng cần phải được tự do hoạt động để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Khi tự do, không có đảng Cộng Sản, tức là đảng của những người vô sản, dẫn dắt thì công đoàn sẽ trở thành vô chính phủ, nó sẽ dễ dàng bán mình cho doanh nghiệp và trở thành kẻ đánh thuê cho doanh nghiệp. Thay vì bảo vệ quyền lợi của công nhân thì lúc ấy công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của giới chủ doanh nghiệp. Công đoàn lúc ấy sẽ trở thành công cụ trong tay các nhà tư bản quốc tế để đè bẹp các doanh nghiệp Việt Nam và thâu tóm thị trường Việt Nam cho họ. Quyền lợi của một bộ phận công nhân này sẽ phải đánh đổi bằng sự thất nghiệp, đói nghèo của một bộ phận công nhân khác. Cuối cùng, toàn bộ giai cấp vô sản sẽ phải trả giá cho điều đó.

Chủ nghĩa tư bản luôn luôn muốn tự do cạnh tranh, người vô sản chỉ có một vũ khí duy nhất để chống lại chủ nghĩa tư bản, đó là sự đoàn kết. Sự đoàn kết ấy không chỉ là lý trí mà nó còn bắt nguồn từ quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Wednesday, August 24, 2016

Bàn về bản chất của tham nhũng

Từ khi nhà nước hình thành thì một bộ phận dân cư đã tách ra, chuyên làm công việc hành chính. Những người này ban đầu đều là nô lệ hoặc gia nhân của vua chúa, từ “civil servant” (công chức) bắt nguồn từ hiện thực đó. Trước kia, vua chúa đều dùng nô lệ hoặc gia nhân của họ để thực thi các chức năng hành chính thay cho họ mà không dùng quý tộc hay người tự do vì những người đó độc lập và là đối tượng thường có xung đột quyền lợi với vua chúa.

Do vậy, công chức mang trong mình một mâu thuẫn sâu sắc. Một mặt, họ là nô lệ hay gia nhân, tức là mang địa vị thấp kém hơn thường dân hay quý tộc, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì họ là đầy tớ của nhân dân. Mặt khác, họ đảm nhiệm chức năng hành chính, được vua chúa trao quyền lực, do vậy họ có quyền lực rất lớn đối với cả thường dân lẫn quý tộc. Địa vị thấp kém khiến họ không được coi trọng song quyền lực của họ lại bao trùm lợi ích của dân thường, điều này tạo ra thái độ thù ghét công chức của thường dân.

Tuy công chức đảm nhiệm chức năng hành chính nhưng những chức năng này hình thành từ việc được vua chúa trao quyền, do vậy vua chúa cũng đặt ra các cơ chế để kiểm soát quyền lực được trao cho công chức. Công chức chịu trách nhiệm về quyền lực trước vua chúa, người đứng đầu nhà nước, cũng như các nguyên tắc nhà nước đã được xác định chứ không chịu trách nhiệm về quyền lực đó trước dân thường. Dân thường không trực tiếp trao quyền lực cho công chức. Điều đó cũng đúng với nhà nước hiện đại, cho dù là nhiều vị trí công chức cấp cao cũng được bầu cử như chức vụ chính trị thì việc đó cũng không thay đổi nhiều. Điều này tạo ra cho công chức một sự độc lập tương đối trong việc thực thi pháp luật đối với dân thường. Sự độc lập đó là cơ sở cho sự quan liêu cũng như sự thân thiện đối với dân thường của công chức tồn tại. Ví dụ, công chức cần phải tuân thủ một thủ tục hành chính xác định thì họ sẽ phải thực thi đúng như vậy, bất kể là điều đó có khả thi đối với dân thường hay không. Ngược lại, nếu thủ tục hành chính đó chưa bao quát hết các lợi ích của thường dân thì họ cũng có thể lựa chọn những điều có lợi cho thường dân mà không bị coi là vi phạm luật.

Sự độc lập của giới công chức đối với dân thường là cơ sở để duy trì quyền lực nhà nước và do đó cũng tạo ra những khoảng trống để giới công chức làm giàu và có mức sống khá hơn người lao động nói chung. Đây cũng chính là cơ sở để nạn tham nhũng của công chức tồn tại. Phạm vi và nội dung của tham nhũng nói chung rộng hơn khái niệm ăn cắp của công hạn hẹp theo cách nhìn thông thường, nó bao gồm các hành vi như tham ô, hối lộ, hối lộ chính trị, mua bán chức quyền hay bổ nhiệm người thân… và nhìn chung không phải khi nào cũng là ăn cắp của công hoặc làm thiệt hại đến tài sản công nhằm mục đích tư lợi. Trong chế độ tư hữu thì ăn cắp bị coi là hành vi tội ác xấu xa nhưng tội ác xấu xa đó không mâu thuẫn với chế độ tư hữu, ngược lại nó lại đòi hỏi rằng chế độ tư hữu phải tồn tại, hành vi ăn cắp chỉ là thay đổi chủ sở hữu nhưng không phủ nhận hay tạo ra chế độ tư hữu. Quan điểm coi tham nhũng chỉ là hành vi ăn cắp của công đơn thuần chính là thể hiện lập trường tư sản hạn hẹp, thay vì thực sự đặt hành vi tham nhũng vào bối cảnh lịch sử cụ thể và giải quyết nó thì quan điểm tư sản hẹp hòi lại quy kết nó thành một tội lỗi của chế độ tư hữu, thực chất là ngầm thỏa hiệp với hành vi đó. Sự thỏa hiệp đó thể hiện thành quan điểm phổ thông đầy nực cười: Quan chức nào cũng ăn nhưng ở Tây thì quan chức ăn ít hơn ở ta hoặc ở Tây quan chức cũng ăn nhưng làm được việc còn quan chức ở ta ăn nhưng chỉ phá. 

Theo quan điểm nêu trên thì tham nhũng là hành vi ăn cắp của công, hay trấn lột bằng quyền lực và do đó làm nghèo đất nước. Hành vi ăn cắp không làm của cải biến mất hay tăng thêm, nó chỉ làm số của cải đó đổi chủ, số lượng của cải vẫn như vậy. Công chức ăn cắp của công sẽ làm nhà nước nghèo đi nhưng tổng số tài sản quốc gia thì vẫn không thay đổi vì của cải chỉ chuyển từ túi nhà nước sang túi tư nhân. Một phiên bản khác của lập luận này là việc ăn hối lộ (giống như phân phối thu nhập) sẽ cản trở doanh nghiệp phát triển vì làm tăng chi phí hoặc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Song trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là thứ được tạo ra trước và sẽ quyết định mức độ phân phối lợi nhuận, người ta không thể phân phối một thứ chưa được tạo ra. Trên thực tế, tham nhũng giống như một rào cản lợi nhuận khiến cho những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp không thể gia nhập thị trường, như vậy là đảm bảo sự độc quyền cho những doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao. Tham nhũng do đó giả định là hoạt động đầu tư tư nhân mang lại lợi nhuận cao và lợi nhuận cao đó nuôi dưỡng tham nhũng. Quan điểm coi tham nhũng là ăn chặn hay trấn lột bằng quyền lực lại vô hình chung khẳng định rằng tham nhũng sẽ nuôi dưỡng những nguồn tạo ra lợi nhuận cao. Từ đó, quan điểm này phải bố sung thêm lập luận về sự không công bằng hoặc thiếu hiệu quả, cho rằng việc tham nhũng trong cấu kết với doanh nghiệp sẽ dẫn đến các dịch vụ công hay cơ sở hạ tầng kém chất lượng hoặc sự bất bình đẳng về thu nhập. Câu chuyện được kể đơn giản là quan chức ăn hối lộ của doanh nghiệp và doanh nghiệp ăn bớt tiền xây dựng công trình công cộng khiến công trình này chóng hư hỏng. Việc này có thể diễn ra một cách đơn lẻ nhưng nếu nó diễn ra phổ biến thì chính công chức nhà nước và doanh nghiệp gặp rắc rối lớn, họ sẽ phải tốn tiền sửa chữa các công trình đó vì chính công trình công cộng là một phần trong quyền lực của giới công chức. 

Nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước không phải là đặc trưng của chế độ đa đảng hay độc đảng, cũng như bất kỳ hình thái chính trị nào, chừng nào mà vẫn còn một bộ phận dân cư chỉ chuyên làm công việc nhà nước. Lập luận tư sản phổ biến cho rằng nếu có nhiều đảng phái giám sát lẫn nhau thì công chức nhà nước sẽ phải cẩn trọng, không dám tham nhũng. Luận điểm này ngầm giả định rằng các đảng phải sẽ cạnh tranh nhau để giành quyền lực do đó sẽ kiểm soát công chức chặt chẽ hơn và sẽ giảm được tham nhũng. Song điều đó không có nghĩa là sự kiểm soát ấy sẽ phù hợp với lợi ích của toàn bộ dân chúng, trên thực tế nó không bao giờ phù hợp vì trong một xã hội có các giai cấp mâu thuẫn nhau thì những điều kiện để hình thành nguyên tắc quản lý nhà nước bao giờ cũng là lợi ích của giai cấp thống trị và do vậy nó luôn trái ngược với lợi ích của giai cấp bị thống trị. Cuối thời kỳ trung cổ, bất chấp những nỗ lực kiểm soát chặt chẽ của giới quý tộc nắm chính quyền, giới công chức đã bị giai cấp tư sản đang lên mua chuộc. Điều này một phần ảnh hưởng trở lại giới quý tộc, khi thất bại trong việc kiểm soát bằng luật pháp hay vũ lực thì họ cũng cố gắng dùng tiền để gây ảnh hưởng với giới công chức. Do vậy vào thời kỳ bình minh của chế độ tư bản, người ta được chứng kiến một thời kỳ mà giới công chức tham nhũng kinh khủng, trong khi các đảng phái mải mê đấu đá tranh giành quyền lực ở nghị viện. Họ thường xuyên lên án nhau về tham nhũng nhưng cũng không hề đỏ mặt khi phải dùng tiền để mua chuộc các công chức cũng như các nghị sĩ đảng phái khác. Chế độ đa nguyên đa đảng đã bắt đầu bằng sự tham nhũng kinh hoàng như vậy, nó chỉ giảm bớt đi khi mà giai cấp quý tộc hoàn toàn thất bại và biến mất khỏi lịch sử. 

Lập luận phổ biến thứ hai về tham nhũng là tiền lương thấp nên công chức buộc phải tham nhũng để sống. Lập luận này giả định rằng nếu có tiền lương đủ cao thì công chức sẽ không có động cơ tham nhũng hoặc nói theo kiểu hiện đại hơn thì tiền lương cao sẽ khiến cho chi phí mất việc của công chức cao hơn lợi ích thu được từ tham nhũng. Lập luận này là một câu chuyện khôi hài khó tin. Bạn ra đường gặp một kẻ trấn lột và trả tiền cho hắn để khỏi bị trấn lột? Tức là đằng nào bạn cũng sẽ bị trấn lột, hoặc là bí mật hoặc là công khai. Lập luận này bắt nguồn từ thực tế là tại một số quốc gia như Pháp và Singapore thì một bộ phận của giai cấp tư sản trực tiếp nắm lấy các vị trí hành chính và chính trị, thu nhập của họ được phân chia thông qua hệ thống lương bổng thay vì dựa vào lợi nhuận từ kinh doanh của bản thân, do vậy các hành vi tham nhũng để tư lợi cá nhân được hạn chế. Song tại chính những quốc gia đó thì nạn mua quan bán chức và bổ nhiệm người thân quen vào các chức vụ béo bở lại không có cách nào giải quyết được. Quan điểm này lảng tránh nguồn gốc của sự tham nhũng là quyền lực độc lập tương đối của công chức, do vậy thực chất quan điểm này bảo vệ cho tầng lớp công chức, gia tăng các đặc quyền đặc lợi của họ. 

Một phiên bản phụ của lập luận tiền lương là lập luận về nạn mua quan bán chức quyền. Quan điểm này cho rằng do nạn mua quan bán chức hoành hành nên những người mua chức quyền phải tham ô hay ăn hối lộ để kiếm tiền bù đắp lại chi phí mua chức quyền. Dưới chế độ phong kiến ở phương Đông, các gia đình thường dân giàu có thường hay mua những chức quan nhỏ để tránh phải làm các công việc phu phen tạp dịch của thường dân. Một ví dụ khác trong thời cận đại là vua Pháp bán các chức quan cho giới tư sản để lấy tiền chi tiêu cho chiến tranh với giới quý tộc. Song điều đó không có nghĩa là những người đó sẽ kiếm được tiền từ chức vụ của mình, ngược lại chức vụ đó chỉ như là sự bảo đảm cho nguồn thu nhập sẵn có của họ. Việc mua bán chức quyền thể hiện rằng những đặc quyền của giới công chức không còn có ích gì để giúp cho cuộc sống của họ khá hơn nhưng những đặc quyền đó lại cần thiết đối với những người giàu có mới nổi và có địa vị xã hội thấp kém. Lập luận này cũng đảo ngược quan hệ nhân quả giữa việc mua bán chức quyền và tham nhũng. Sở dĩ có mua bán chức quyền là vì tham nhũng đã tồn tại và hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận, tức tham nhũng quyết định việc mua bán chức quyền chứ không phải ngược lại. 

Lập luận phổ biến thứ ba là vô đạo đức dẫn đến tham nhũng. Người ta cho rằng tham nhũng là do công chức vô đạo đức. Đạo đức là một lĩnh vực đầy mâu thuẫn. Một người cha tốt, nuôi dạy con cái chu đáo, chăm lo cha mẹ tử tế, có tình nghĩa với anh em bạn bè không có nghĩa là ông ta không tham nhũng. Một công chức thanh liêm có thể không nhận hối lộ nhưng sẽ lại luôn sẵn sàng đưa hối lộ để làm được việc. Như đã nói ở trên về việc ăn cắp của công, việc ăn cắp là một hành vi vô đạo đức đối với chế độ tư hữu song nó giả định là chế độ tư hữu phải tồn tại, do vậy đạo đức luôn là đạo đức của một chế độ kinh tế nhất định chứ không phải là phổ quát, khi một chế độ kinh tế khác nảy sinh thì tất yếu sẽ nảy sinh những đạo đức phù hợp với nó. Dưới chế độ phong kiến, khi mà quyền lợi của giai cấp quý tộc là duy trì các đảm phụ phong kiến đối nông dân thì đạo đức là phải duy trì những đảm phụ đó một cách ôn hòa, nhưng khi chế độ tư bản xuất hiện, đồng tiền là thước đo của mọi giá trị thì đạo đức của giai cấp quý tộc buộc họ phải tìm mọi cách bóp nặn nông dân đến đồng xu cuối cùng. Sự vô đạo đức không phá hoại chế độ kinh tế sinh ra nó mà ngược lại là một phần của chế độ đó. Sự độc lập tương đối của tầng lớp công chức khiến họ có thể ngả theo những giai cấp mạnh hơn trong xã hội và do đó có thể áp dụng các tiêu chuẩn về đạo đức khác nhau cho cùng một hành vi. Một phiên bản của lập luận về đạo đức là công tác cán bộ. Lập luận này cho rằng tham nhũng là do công tác tuyển chọn công chức yếu kém, tức là để cho những người vô đạo đức lọt vào bộ máy công chức. 

Vấn đề tham nhũng bao giờ cũng được giới công chức quan tâm hàng đầu vì nó gắn liền với sự độc lập của họ. Thông thường dân chúng theo dõi vấn đề này vì mang sẵn thái độ không mấy thiện cảm với giới công chức hơn là về những hệ quả của nó. Nhà nước Việt Nam vốn là nhà nước của giai cấp lao động, giai cấp tư sản không được tham gia nắm quyền chính trị, song giai cấp tư sản đang dần dần mạnh lên về kinh tế. Trước tình hình đó tầng lớp công chức bắt đầu lung lay, một phần đã ngả theo giai cấp tư sản. Sự chia rẽ của tầng lớp công chức đến từ nhiều nguồn khác nhau. Việc bắt tay với giai cấp tư sản để kinh doanh đã giúp một bộ phận công chức, thường là cấp cao, trở nên giàu có và trở thành tư sản. Chế độ thi tuyển công chức cũng mở đường cho con cái của các gia đình giàu có (với đặc quyền tiếp cận giáo dục nhờ vào tiền bạc) trở thành công chức nhà nước. Mâu thuẫn giữa tầng lớp công chức cũ xuất thân từ các tầng lớp lao động và tầng lớp công chức mới dần dần trở nên gay gắt. Một trong những biểu hiện của mâu thuẫn đó chính là vấn đề tham nhũng.

Thành phần cực đoan nhất trong vấn đề tham nhũng thường là tầng lớp công chức bậc trung và thấp có xuất thân tiểu tư sản hoặc trí thức không mấy giàu có. Địa vị xã hội của những người này vốn chủ yếu vào các đặc quyền của giới công chức, song các đặc quyền này dần dần mất giá trị trước sự biến đổi của chế độ kinh tế, họ cũng không thể cạnh tranh được trong việc thăng tiến với tầng lớp công chức mới có xuất thân từ các gia đình giàu có (có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và được hưởng giáo dục tốt hơn). Sự giàu có và quyền lực của bộ phận công chức mới cũng như sự suy yếu của bản thân được gán cho tham nhũng và cuộc chiến chống lại tham nhũng trở thành biện pháp cốt yếu để củng cố địa vị công chức của họ. Việc chống tham nhũng của họ không thể không dựa trên đạo đức và các giá trị truyền thống. Ngược lại, đối với bộ phận công chức mới thì các tiêu chuẩn đạo đức của họ hoàn toàn khác, họ chống lại những thứ đặc quyền đặc lợi nhỏ nhặt, những thứ thủ tục phân tán chồng chất cản trở việc kinh doanh và tìm cách mở cửa những vị trí công chức cấp cao cho bản thân.

Friday, June 17, 2016

Chủ nghĩa tư bản và đặc trưng đồng tính

Trong bài viết “Capitalism and Gay Identity” của cuốn sách “Powers of Desire” (Những Sức Mạnh của Ham Muốn) do nhà xuất bản Monthly Review phát hành năm 1983, John D’Emilio cho rằng đặc trưng đồng tính là một sản phẩm lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản phá vỡ gia đình hạt nhân truyền thống và giải phóng các cá nhân, giúp cho những tiềm năng đồng tính của họ được giải phóng, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn luôn cần duy trì gia đình truyền thống để sinh sản và nuôi dưỡng các thế hệ công nhân mới. Do vậy, sự áp bức đối với người đồng tính là biểu hiện mâu thuẫn căn bản giữa chủ nghĩa tư bản và gia đình. Tuy nhận thức rõ sự áp bức người đồng tính là một mâu thuẫn không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản nhưng giải pháp chính trị của John D’Emilio lại mang tính cải lương, chỉ hướng tới biện pháp hỗ trợ cho cuộc sống độc lập bên ngoài gia đình để giải phóng người đồng tính. Nếu như chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc sinh ra đồng tính với tư cách là một đặc tính xã hội thì khi chủ nghĩa tư bản kết thúc, sự tha hóa ấy cũng sẽ kết thúc, đồng tính không còn là một đặc trưng xã hội mà quay trở lại thành một hành vi cá nhân. 

Chủ Nghĩa Tư Bản và Đặc Trưng Đồng Tính 

John D’Emilio

Đâu đó trong cuốn sách này, Adrienne Rich lập luận một cách sâu sắc về đặc trưng đồng tính nữ, một người được rèn rũa trong những ràng buộc của thời thơ ấu; cô ta tách “sự tồn tại đồng tính nữ” này ra khỏi sự tiến hóa đời sống của một người đồng tính mà cô ta cho là vô tổ chức và rất phi tự nhiên. John D’Emilio sẽ không đồng ý với khẳng định về sự tách biệt lịch sử giữa đồng tính nam và đồng tính nữ, do ông, cũng giống như Allan Bérubé trong tiểu luận trước đây, coi sự hình thành của “tình dục đồng giới” ở cả hai giới là một hiện tượng cá biệt và hiện đại. Ông cho rằng, đồng tính nữ hiếm khi có mặt trong “không gian nam tính” của đường phố, công viên và quán bar bởi vì phụ nữ tiếp tục phụ thuộc vào đàn ông về mặt kinh tế: Đó là sự áp bức kinh tế, không phải là một sự tiếp nối tự nhiên, ông cũng khẳng định rằng điều đó khiến họ thầm lặng hơn ở nhà.

Cơ hội cho một cuộc sống bên ngoài gia đình, được tạo thành bởi lao động làm thuê, tạo ra một hệ quả to lớn cho cả hai giới tính. D’Emilio nhấn mạnh vai trò của người đồng tính trong việc khai phá đời sống tình dục không liên quan đến sinh đẻ thông qua sự đoạn tuyệt ngày càng lớn giữa giới tính và sự sinh đẻ, điều đó đã thay đổi ý nghĩa của tình dục đối với tất cả mọi người và trên hết là đối với phụ nữ.

Đối người đồng tính, những năm 1970 là những năm có thành tựu quan trọng. Sự giải phóng người đồng tính và giải phóng phụ nữ đã thay đổi bối cảnh tình dục của quốc gia. Hàng trăm ngàn nam và nữ đồng tính đã xuất hiện và công khai khẳng định tình dục đồng giới. Chúng ta đã bãi bỏ luật tình dục đồng giới ở một nửa số bang, bãi bỏ một phần việc cấm tuyển dụng người đồng tính cho các công việc liên bang, bảo vệ quyền công dân ở vài tá thành phố, đưa quyền đồng tính vào cương lĩnh của Đảng Dân Chủ và xóa bỏ tình dục đồng giới khói danh mục bệnh tâm lý của ngành tâm lý học. Văn hóa thứ cấp của người đồng tính được mở rộng và hiện diện ở một số thành phố lớn, các nhà nữ quyền đồng tính đi tiên phong trong việc tạo dựng những thể chế thay thế và văn hóa thay thế nhằm triển khai một viễn cảnh giải phóng tương lai.

Tuy vậy, vào những năm 1980, với sự tái nổi dậy của cánh hữu tích cực, người đồng tính phải thận trọng đối mặt với tương lai. Chiến thắng của chúng ta dường như nhỏ bé và mong manh; sự tự do tương đối của vài năm qua dường như quá ngắn ngủi để có thể trở thành vĩnh viễn. Tại một số phần của cộng đồng người đồng tính, cảm giác định mệnh đang lớn dần: tương tự với nước Mỹ của McCarthy, khi  “những kẻ đồi trụy tình dục” là mục tiêu đặc biệt của cánh hữu và Đức Quốc Xã, nơi mà người đồng tính bị đưa đến các trại tập trung, đã xuất hiện thường xuyên. Khắp mọi nơi đều có cảm giác rằng chúng ta cần có chiến lược mới để bảo vệ thành quả và tiếp tục tiến về phía trước.

Tôi tin rằng một lý thuyết mới, chính xác hơn, về lịch sử đồng tính phải là một phần của công việc chính trị này. Khi phong trào giải phóng người đồng tính bắt đầu vào cuối những năm 1960, người đồng tính không có lịch sử mà chúng ta có thể sử dụng để minh họa cho mục tiêu và chiến lược của chúng ta. Vào những năm tiếp đó, trong quá trình xây dựng phong trào trong sự thiếu kiến thức về lịch sử, chúng ta đã tạo ra một huyền thoại. Lịch sử huyền thoại này bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân, mà chúng ta hồi tưởng lại vào theo thời gian. Ví dụ, hầu hết người đồng tính vào những năm 1960 khám phá ra khát vọng tình dục của họ lần đầu tiên trong sự cô lập, không được những người khác biết đến và không có nguồn nào nhắc đến cũng như hiểu được cảm giác của họ. Từ kinh nghiệm này, chúng ta tạo ra huyền thoại về sự câm lặng, vô hình và cô lập, như là đặc tính cơ bản của cuộc sống đồng tính trong quá khứ cũng như hiện tại. Hơn nữa, do chúng ta đối mặt với rất nhiều luật lệ, chính sách công và niềm tin văn hóa đầy áp bức nên chúng ta đã đưa những điều đó vào hình dung về quá khứ sâu thẳm: trước khi người đồng tính được giải phóng, người đồng tính luôn là nạn nhân của sự áp bức có hệ thống, không phân biệt và khủng khiếp.

Những huyền thoại đó đã giới hạn triển vọng chính trị của chúng ta. Ví dụ, chúng đã đóng góp vào việc quá lệ thuộc vào chiến lược công khai – nếu tất cả người đồng tính ở Mỹ công khai, sự áp bức đối với người đồng tính sẽ chấm dứt – và cho phép chúng ta bỏ qua các phương thức được thể chế hóa mà theo đó tình dục đồng giới và tình dục khác giới được tái tạo. Vào lúc đó, chúng đã tạo một sự tuyệt vọng hoàn toàn, nhất là vào những thời điểm như hiện tại: Làm sao chúng ta có thể giải thích được sự áp bức phổ biến và không thay đổi đối với người đồng tính?

Có một huyền thoại lịch sử khác gần như được chấp nhận một cách phổ biến trong phong trào đồng tính, đó là huyền thoại và “tình dục đồng giới vĩnh cửu”. Lập luận này diễn ra như sau: người đồng tính luôn tồn tại và sẽ luôn tồn tại. Chúng ta có mặt ở mọi nơi; không chỉ hiện tại mà còn khắp trong lịch sử, trong mọi xã hội và mọi thời đại. Huyền thoại này có vai trò là một chức năng chính trị tích cực vào những năm đầu của phong trào giải phóng người đồng tính. Vào đầu những năm 1970, khi chúng ta chống lại một lý tưởng hoặc phủ nhận sự tồn tại của chúng ta hoặc coi chúng ta là những kẻ bị bệnh tâm thần trái hay phản tự nhiên, điều đó đã thúc đẩy sự khẳng định rằng “chúng ta ở khắp mọi nơi.” Nhưng những năm gần đây, điều đó đã giam hãm chúng ta cũng giống như nhiều lý thuyết y khoa về tình dục đồng giới và trói chặt phong trào của chúng ta vào một vị trí.

Ở đây, tôi muốn bác bỏ huyền thoại này. Tôi muốn khẳng định rằng người đồng tính đã không luôn luôn tồn tại. Trái lại, họ là sản phẩm của lịch sử và xuất hiện trong một thời đại lịch sử nhất định. Sự trỗi dậy của họ gắn liền với những quan hệ của chủ nghĩa tư bản; đó là sự phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản – cụ thể hơn nữa là hệ thống lao động tự do – thứ đã cho phép một số lượng lớn đàn ông và đàn bà vào cuối thế kỷ 20 tự gọi mình là đồng tính, tự coi bản thân là một phần của cộng đồng có những đàn ông và phụ nữ tương tự và tổ chức về chính trị dựa trên đặc tính đó1. Cuối cùng, tôi muốn gợi ý một số bài học chính trị mà chúng ta có thể rút ra được từ quan điểm lịch sử này.

Mối quan hệ giữa hệ thống lao động tự do của chủ nghĩa tư bản và tình dục đồng giới là gì? Trước hết, hãy để tôi tái hiện lại một số đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, công nhân là người lao động “tự do” theo hai nghĩa. Chúng ta tự do tìm kiếm công việc. Chúng ta có năng lực lao động và có tự do bán sức lao động cho bất cứ ai sẵn lòng mua để nhận lương. Chúng ta cũng được giải phóng khỏi việc sở hữu mọi thứ, ngoại trừ sức lao động của bản thân. Hầu hết chúng ta không sở hữu đất đai hay công cụ để sản xuất ra những gì mà chúng ta cần, trái lại phải làm việc để kiếm sống. Nếu chúng ta tự do bán sức lao động theo nghĩa tích cực, chúng ta cũng giải phóng, theo nghĩa tiêu cực, khỏi mọi sự lựa chọn khác. Sự biện chứng này – sự tác động qua lại thường xuyên giữa bóc lột và một mức độ độc lập nhất định – đã tiết lộ toàn bộ lịch sử của những người sống dưới chủ nghĩa tư bản.

Khi tư bản – tiền được sử dụng để tạo ra nhiều tiền hơn – mở rộng thì hệ thống lao động tự do cũng được mở rộng. Tư bản mở rộng theo nhiều cách. Thông thường, nó mở rộng tại cùng một nơi, chuyển hóa các hãng nhỏ thành hãng lớn hơn, nhưng nó cũng mở rộng bằng cách chiếm lấy những lĩnh vực sản xuất mới: ví dụ như may quần áo hay nướng bánh mỳ. Cuối cùng, tư bản mở rộng về mặt địa lý. Ở Hoa Kỳ, chủ nghĩa tư bản ban đầu bắt nguồn ở vùng Đông Bắc, vào thời mà chế độ chiếm hữu nô lệ còn là hệ thống thống trị ở miền Nam và khi xã hội phi tư bản của người bản địa vẫn còn chiếm giữ nửa phía tây của lục địa. Vào thế kỷ 19, tư bản mở rộng từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương và vào thế kỷ 20, tư bản Hoa Kỳ đã xâm chiếm hầu như mọi nơi trên thế giới.

Sự bành trướng của tư bản và sự phổ biến của lao động làm thuê đã tạo ra một sự chuyển hóa sâu sắc trong cấu trúc và chức năng của gia đình hạt nhân, lý tưởng về đời sống gia đình và ý nghĩa của quan hệ tình dục khác giới. Chính những sự thay đổi trong gia đình đó đã gắn liền với sự xuất hiện của sự chung sống đồng tính.

Thực dân da trắng vào thế kỷ 17 ở New England đã xây dựng các làng xoay quanh kinh tế hộ gia đình, được tạo thành từ các đơn vị gia đình chủ yếu dựa trên sự tự cấp tự túc, độc lập và gia trưởng. Đàn ông, đàn bà và trẻ em canh tác trên mảnh đất mà người đàn ông chủ gia đình sở hữu. Mặc dù có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà song gia đình thực sự là một đơn vị sản xuất có sự phụ thuộc lẫn nhau: sự sống còn của mỗi thành viên phụ thuộc vào sự hợp tác của tất cả mọi người. Nhà là nơi làm việc, tức là nơi phụ nữ chế biến các nông sản thô thành thực phẩm cho sự tiêu dùng hàng ngày, là nơi họ tạo ra vải, xà phòng và nến, cũng là nơi chồng, vợ và con cái làm việc cùng nhau để sản xuất ra sản phẩm mà họ tiêu dùng.

Vào thế kỷ 19, hệ thống sản xuất theo hộ gia đình suy tàn. Ở vùng Đông Bắc, khi tư bản thương nhân đầu tư tiền tích lũy được bằng việc buôn bán vào việc sản xuất hàng hóa, lao động làm thuê bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Đàn ông và đàn bà bị kéo ra khỏi nền kinh tế gia đình tự cấp tự tục của thời thuộc địa và ném vào hệ thống lao động tự do của tư bản. Đối với phụ nữ vào thế kỷ 19, việc làm thuê hiếm khi kéo dài đến sau khi kết hôn; đối với đàn ông thì điều đó trở thành tình cảnh vĩnh viễn.

Gia đình không còn là đơn vị sản xuất độc lập. Tuy không còn độc lập nhưng thành viên của gia đình vẫn tiếp tục phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Do chủ nghĩa tư bản vẫn chưa mở rộng quá nhiều, do nó vẫn chưa chiếm lấy – hay xã hội hóa – việc sản xuất các vật phẩm tiêu dùng, phụ nữ vẫn thực hiện lao động sản xuất thiết yếu tại nhà. Nhiều gia đình không còn sản xuất lúa mì nhưng người vợ vẫn tiếp tục làm bánh mỳ từ bột mà họ mua bằng tiền lương của chồng; hoặc, khi họ mua sợi hay vải, họ vẫn tiếp tục may quần áo cho gia đình. Vào giữa những năm 1800, chủ nghĩa tư bản đã phá hủy nền kinh tế tự cấp tự túc của nhiều gia đình nhưng không phá hủy sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.

Sự chuyển hóa từ kinh tế hộ gia đình thành một nền kinh tế lao động tự do của chủ nghĩa tư bản trưởng thành diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hơn hai thế kỷ. Cuối cùng vào năm 1920, 50% dân Mỹ sống trong các cộng đồng có ít hơn 2.500 dân. Đại đa số người da màu vào đầu thế kỷ 20 đều sống bên ngoài nền kinh tế lao động tự do, trong một hệ thống cấy rẽ và lĩnh canh dựa trên gia đình. Đối với hàng triệu người Mỹ, không chỉ có canh tác độc lập là sinh kế mà ngay cả ở những thành phố nhỏ thì phụ nữ vẫn tiếp tục nuôi và chế biến thực phẩm, may quần áo và tham gia vào những loại hình sản xuất gia đình khác.

Nhưng đối với những người cảm thấy sức nặng của sự thay đổi đó, gia đình có ý nghĩa mới, giống như là một đơn vị tình cảm, một thể chế không sản xuất ra vật phẩm mà tạo ra sự thỏa mãn về tình cảm và hạnh phúc. Vào những năm 1920, trong tầng lớp trung lưu da trắng, gia đình được coi là một phương tiện để đàn ông và đàn bà tạo ra sự thỏa mãn, cùng nhau cải thiện các mối quan hệ và tạo ra môi trường nuôi dưỡng con cái. Gia đình trở thành một môi trường cho “đời sống cá nhân”, khác biệt hoàn toàn và tách biệt khỏi thế giới công cộng của việc làm và sản xuất2.

Ý nghĩa của quan hệ tình dục dị giới cũng thay đổi. Ở thuộc địa New England, tỷ lệ sinh trung bình là 7 trẻ em trên một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Đàn ông và đàn bà cần lao động của trẻ em. Sản xuất ra thế hệ kế cận là cần thiết để sinh tồn cũng giống như sản xuất lúa mì. Tình dục bị khai thác cho việc sinh đẻ. Thanh giáo không hoan nghênh tình dục dị giới mà không kết hôn; họ lên án mọi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và không phân biệt giữa gian dâm đồng giới và khác giới.

Tuy vậy, vào những năm 1970, tỷ lệ sinh đẻ đã giảm xuống còn 2. Với ngoại lệ là sự bùng nổ trẻ em sau Thế Chiến II, sự suy giảm đã diễn ra liên tục trong hai thế kỷ, cùng với sự mở rộng của quan hệ sản xuất tư bản. Điều đó diễn ra ngay cả khi các biện pháp tránh thai và phá thai bị ngăn cản một cách có hệ thống. Sự suy giảm đã diễn ra trong mọi bộ phận của dân cư – các gia đình thành thị cũng như nông thôn, da trắng cũng như da màu, các sắc tộc và người Anglo-Saxon Tin Lành, tầng lớp trung lưu và giai cấp công nhân.

Khi lao động làm thuê phổ biến và sản xuất được xã hội hóa thì việc giải phóng tình dục khỏi sự “bắt buộc” để sinh đẻ trở thành khả thi. Về mặt lý tưởng, sự biểu lộ tình dục khác giới trở thành phương tiện để tạo ra sự gần gũi, thúc đẩy sự hạnh phúc và trải nghiệm sự thỏa mãn. Khi tước đoạt kinh tế độc lập của hộ gia đình và thúc đẩy sự tách rời giữa tình dục với sinh đẻ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện cho phép một số đàn ông và đàn bà tổ chức đời sống cá nhân xoay quanh sự hấp dẫn tình dục/cảm xúc đối với giới tính của bản thân. Điều đó khiến cho việc hình thành các cộng đồng người đồng tính, gần đây hơn là chính trị dựa trên đặc tính tình dục, trở nên khả thi.

Bằng chứng từ các hồ sơ tòa án và các bài giảng đạo nhà thờ của New England thời thuộc địa đã cho thấy hành vi tình dục đồng giới của nam giới và nữ giới đã xuất hiện từ thế kỷ 17. Tuy vậy, hành vi tình dục đồng giới khác với đặc trưng tình dục đồng giới. Đơn giản là không có “không gian xã hội” trong hệ thống sản xuất thuộc địa để đàn ông và đàn bà trở thành đồng tính. Sự sinh tồn được xây dựng xoay quanh sự tham gia vào một gia đình hạt nhân. Có một số hành động tình dục đồng giới nhất định – tình dục đồng giới của nam, “tình dục” giữa nữ giới với nhau – trong đó các cá nhân tham gia, nhưng gia đình phổ biến đến mức xã hội thuộc địa thiếu cả khái niệm về tình dục đồng giới nam hay đồng tính nữ để mô tả một cá nhân. Cũng có khả năng là một số đàn ông và đàn bà cảm thấy sự hấp dẫn của người cùng giới tính mạnh hơn là người khác giới – trên thực tế, một số vụ án thời thuộc địa đã nhắc đến những người đàn ông chìm đắm trong sự hấp dẫn “trái tự nhiên” của họ - nhưng người ta không thể thể hiện điều đó như là một lối sống. Thuộc địa Massachusetts thậm chí còn có luật cấm những người trưởng thành chưa kết hôn sống bên ngoài gia đình3.

Vào nửa sau của thế kỷ 19, tình hình đã thay đổi một cách đáng kể khi hệ thống lao động tự do của tư bản đã chiếm ưu thế. Chỉ khi các cá thể bắt đầu sống bằng lao động làm thuê, thay vì là một thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau, khát vọng tình dục đồng giới mới có khả năng đồng nhất với đặc trưng cá nhân – một đặc trưng dựa trên khả năng sống bên ngoài gia đình với tình dục khác giới và tạo ra một đời sống cá nhân dựa trên sự hấp dẫn giới tính của người đồng giới. Vào cuối thế kỷ, một tầng lớp nam và nữ giới thừa nhận sự quan tâm tình dục đồng giới đã xuất hiện, họ coi đó là đặc điểm khiến họ tách khỏi đa số và tìm kiếm những người giống như họ. Những người đồng tính ban đầu xuất thân từ một phạm xã hội rộng: viên chức và người kinh doanh, nhân viên của hàng bách hóa và giáo sư trường đại học, người điều hành nhà máy, bộ trưởng, luật sư, đầu bếp, nội trợ, những người lang thang và những người giàu có về hưu: nam giới và phụ nữ, da màu và da trắng, dân nhập cư và dân bản địa.

Trong thời kỳ này, người đồng tính đã bắt đầu sáng tạo ra nhiều cách gặp gỡ nhau và xây dựng một cuộc sống nhóm. Vào đầu thế kỷ 20, các thành phố lớn đã có các quán bar đồng tính. Người đồng tính tụ tập ở các thành phố gần sông hay biển, như Riverside Drive ở thành phố New York và Lafayette Park ở Washington. Ở St. Louis và thủ đô quốc gia, chợ tình thường niên đã thu hút một số lượng lớn đồng tính da màu. Nhà tắm công cộng và YMCA trở thành điểm tụ tập cho giới đồng tính nam. Giới đồng tính nữ thành lập những hiệp hội văn chương và các câu lạc bộ cá nhân. Một số phụ nữ thuộc giai cấp công nhân “đóng vai” như nam giới để nhận được công việc có lương cao hơn và sống cùng với những phụ nữ khác – cặp đồng tính nữ thường xuất hiện bên ngoài như là chồng và vợ. Trong số các khoa của trường đại học nữ, tại các khu nhà ký túc xá cũng như tại các hiệp hội và câu lạc bộ nghề nghiệp mà phụ nữ lập ra, người ta có thể tìm thấy những mối quan hệ thân mật suốt đời được một mạng lưới các bạn đồng tính nữ hỗ trợ. Vào những năm 1920 và 1930, các thành phố lớn như New York và Chicago đã có các quán bar cho đồng tính nữ. Hình mẫu sinh tồn đó này có thể phát triển là do chủ nghĩa tư bản cho phép các cá thể sinh tồn bên ngoài phạm vi gia đình4.

Đồng thời, những định nghĩa lý thuyết về hành vi tình dục đồng giới cũng thay đổi. Các bác sĩ phát triển nhiều lý thuyết về tình dục đồng giới, coi nó như là một điều kiện, một thứ gì đó có sẵn trong cá nhân, một phần trong “bản chất tự nhiên” của anh ta hay cô ta. Những lý thuyết này không phản ánh sự đột phá khoa học, làm sáng tỏ những lĩnh vực chưa từng được khám phá của kiến thức; trái lại, chúng là một phản ứng mang tính hệ tự tưởng đối với phương thức tổ chức đời sống cá nhân mới. Sau đó, sự phổ biến của các mô hình y khoa lại ảnh hưởng đến nhận thức của nữ giới và nam giới có ham muốn tình dục đồng giới, do vậy họ xác định bản thân bằng đời sống tình dục của họ5.

Những loại hình đặc trưng đồng tính mới và hình mẫu về đời sống nhóm cũng phản án sự khác biệt giữa những người đó theo khía cạnh giới tính, chủng tộc và giai cấp, vốn đã rất phổ biến trong các xã hội tư bản. Ví dụ, đối với người da trắng, đồng tính nam có truyền thống thể hiện công khai hơn đồng tính nữ. Điều này bắt nguồn từ sự phân tách giữa phạm vi nam giới công khai và phạm vi nữ giới riêng tư. Đường phố, công viên và quán bar, đặc biệt là ban đêm, đều là “không gian nam giới”. Mặc dù vậy sự hiện diện rõ ràng hơn của nam đồng tính da trắng cũng phản ánh số lượng lớn của họ. Nghiên cứu của Kinsey vào những năm 1940, 1950 đã cho thấy có nhiều nam giới đồng tính hơn nữ giới đồng tính, như tôi đã khẳng định, một tình hình bắt nguồn từ sự thật là chủ nghĩa tư bản đã lôi kéo nhiều nam giới vào lực lượng lao động hơn nữ và với mức lương cũng cao hơn. Đàn ông có thể dễ dàng tạo dựng đời sống cá nhân độc lập với sự ràng buộc của giới tính khác, trong khi phụ nữ có vẻ như vẫn phụ thuộc vào đàn ông về mặt kinh tế. Kinsey cũng phát hiện ra sự tương quan mạnh giữa số năm đi học và hành vi đồng tính nữ. Phụ nữ da trắng tốt nghiệp đại học có khả năng tự chủ hơn nhiều so với những chị em thuộc giai cấp công nhân nên có khả năng sinh tồn dễ dàng hơn mà không cần mối quan hệ thân mật với nam giới6.

Đối với công nhân nhập cư vào đầu thế kỷ 20, mạng lưới huyết thống chặt chẽ và sự trung thành với gia đình về mặt đạo đức đã giới hạn chủ quyền cá nhân khiến cho họ khó có thể theo đuổi sự đồng tính. Trái lại, vì những lý do chưa rõ ràng, các cộng đồng da màu thành thị dường như lại tương đối khoan dung đối với sự đồng tính. Sự phổ biến của những bài hát với bối cảnh người đồng tính vào những năm 1920, 1930 – “B. D. Woman”, “Prove It on Me”, Sissy Man”, “Fairey Blues” – đã cho thấy sự cởi mở về sự biểu hiện đồng tính cùng với số lượng da trắng lớn hơn. Đối với nam giới ở nông thông miền Tây vào những năm 1940, Kinsey phát hiện ra ảnh hưởng rộng rãi của hành vi tình dục đồng giới nhưng trái với đàn ông ở các thành phố lớn, có rất ít ý thức về đặc tính đồng tính. Ngay cả khi chủ nghĩa tư bản tạo ra sự ảnh hưởng thống trị bằng cách chuyển hóa hoàn toàn các cá thể thành lao động làm thuê và tách họ ra khỏi các cộng đồng truyền thống thì các nhóm người khác nhau cũng chịu ảnh hưởng theo các cách khác nhau7.

Quyết định của những người đàn ông và đàn bà cụ thể hành động theo sự ưa thích tình dục/cảm xúc về đồng tính, cũng với nhận thức mới về việc sự ưa thích mới khiến họ khác biệt, đã dẫn tới sự hình thành của văn hóa thứ cấp đô thị của người đồng tính. Tuy vậy, ít nhất vào những năm 1930, văn hóa thứ cấp này vẫn chỉ là sơ khai, thiếu ổn định và khó thấy. Làm sao cộng đồng đồng tính phức tạp và được tổ chức tốt lại xuất hiện vào thời phong trào giải phóng đồng tính nổ ra? Câu trả lời được tìm thấy trong Thế Chiến II, vào thời gian mà sự thay đổi tích lũy của nhiều thập kỷ đã hợp nhất thành một trạng thới về mặt chất.

Chiến tranh đã phá vỡ các hình mẫu truyền thống về quan hệ giới tính và tình dục, cũng như tạm thời tạo ra một tình trạng tình dục mới thuận lợi cho sự thể hiện tình dục đồng giới. Chiến tranh đã tách hành triệu thanh thiếu nữ, những người mà đặc tính tình dục chỉ vừa mới hình thành, ra khỏi gia đình, khỏi thị trấn và thành phố nhỏ, khỏi môi trường tình dục khác giới của gia đình và ném họ vào hoàn cảnh thuần nhất về giới tính – như là lính, nữ binh và nữ tình nguyện viên hải quân, trong những căn nhà đồng giới cho nữ công nhân, những người ở lại đó để tìm việc làm. Chiến tranh đã giải phóng hàng triệu đàn ông và phụ nữ khỏi những thể chế coi tình dục đồng giới là bình thường. Đối với những nam giới và phụ nữ vốn đồng tính sẵn thì đây là cơ hội để gặp được những người giống như họ. Những người khác trở thành đồng tính do chiến tranh đã mang lại cho họ sự tự do tạm thời trong việc khám phá tình dục.

Ví dụ, Lisa Ben đã công khai trong chiến tranh. Cô rời khỏi thị trấn nhỏ ở California, nơi cô đã lớn lên, đến Los Angeles để tìm việc làm và sống trong một căn nhà trọ dành cho phụ nữ. Tại đây, lần đầu tiên cô gặp các nữ đồng tính, họ đưa cô tới quán bar dành cho người đồng tính và giới thiệu cô với những phụ nữ đồng tính khác. Donald Vining là một thanh niên có nhiều ham muốn tình dục và một ít trải nghiệm đồng giới. Anh ta chuyển đến thành phố New York trong thời kỳ chiến tranh và làm việc tại một cơ sở lớn của Hiệp Hội Thanh Niên Thiên Chúa Giáo (YMCA). Nhật ký của anh ta cho thấy nhiều cuộc phiêu lưu tình dục với binh lính, thủy thủ, lính thủy và công dân tại nơi mà anh làm việc, cũng như tại các câu lạc bộ dành cho nam giới ở nơi mà anh sống, ở công viên, quán bar và rạp chiếu phim. Nhiều binh lính đóng quân ở các thành phố cảng như New York, tại các YMCA giống như nơi Vining làm việc. Trong các câu chuyện truyền miệng của anh ta về đàn ông đồng tính ở San Francisco, quãng những năm 1940, Allan Bérubé đã phát hiện ra rằng những năm chiến tranh rất quan trọng đối với sự hình thành của cộng đồng đồng tính nam tại thành phố. Những nơi khác như San Jose, Denver và thành phố Kansas đều có quán bar đồng tính đầu tiên vào những năm 1940. Ngay cả một số áp bức nặng nề cũng có thể những tác dụng phụ tích cực. Pat Bond, một nữ đồng tính đến từ Davenport Iowa tham gia nữ binh vào những năm 1940. Sau khi bị bắt trong một cuộc thanh trừng loại ngũ hàng trăm nữ đồng tính ở Thái Bình Dương, cô đã không trở lại Iowa. Cô ở lại San Francisco và trở thành một người thuộc cộng đồng đồng tính nữ. Có bao nhiêu nam giới và phụ nữ đã có kinh nghiệm tương tự? Có bao nhiêu thành phố chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng người đồng tính?9

Những người đồng tính nam và nữ vào những năm 1940 là những người tiên phong. Quyết định hành động theo ham muốn của họ đã tạo thành nền móng cho văn hóa thứ cấp đô thị của giới đồng tính nam và nữ. Suốt những năm 1950 và 1960, văn hóa thứ cấp của giới đồng tính đã phát triển và ổn định nên nhiều người công khai và sau đó có thể dễ dàng thấy những người đồng hơn so với quá khứ. Báo chí và tạp chí xuất bản các bài báo mô tả đời sống của đồng tính nam. Hàng trăm tiểu thuyết về đồng tính nữ đã được xuất bản10. Các nhà phân tâm học phàn nàn về sự giải tỏa mới, tức là những bệnh nhân đồng tính nam của họ tìm được bạn tình. Văn hóa thứ cấp của người đồng tính không chỉ được thấy ở những thành phố lớn nhất. Các quán bar đồng tính cũng xuất hiện ở những nơi như Worcester, Massachusetts và Buffalo, New York; ở Columbia, Nam Carolina và Des Moines, Iowa. Đời sống đồng tính trong những năm 1950 và 1960 trở thành hiện tượng khắp quốc gia. Vào thời cuộc bạo loạn Stonewall ở thành phố New York vào năm 1969 – sự kiện châm ngòi cho phong trào giải phóng đồng tính – hoàn cảnh của chúng ta khó có thể giữ im lặng, vô hình và cô lập. Một phong trào giải phóng quần chúng quy mô lớn có thể được hình thành chỉ trong một đêm là bởi vì các cộng đồng đồng tính nam và nữ đã tồn tại.

Mặc dù các cộng đồng đồng tính là tiền đề cho phong trào quy mô lớn song sự áp bức đối với người đồng tính nam và đồng tính nữ là sức mạnh khiến cho phong trào tồn tại. Khi văn hóa thứ cấp mở rộng và phát triển rõ ràng hơn vào cuối thời kỳ Thế Chiến II, sự áp bức của nhà nước được gia tốc, trở thành hệ thống và bao quát hơn. Cánh hữu lên án “những kẻ sa đọa tình dục” dưới thời McCarthy. Eisenhower ban hành lệnh cấm tuyển dụng người đồng tính trong chính quyền liên bang và nhà thầu của chính quyền. Các vụ thanh trừng nhằm loại bỏ người đồng tính ra khỏi quân đội được tiến hành dữ dội. FBI thiết lập một hệ thống giám sát rộng rãi đối với các nơi tụ họp của giới đồng tính cũng như các tổ chức đồng tính, như Con Gái Của Bilitis và Hiệp Hội Mattachine. Bưu điện theo dõi thư tín của người đồng tính và chuyển các bằng chứng về hoạt động đồng tính cho chủ lao động. Các đội cảnh sát đạo đức xông vào nhà riêng, càn quét các quán bar của người đồng tính, cài bẫy người đồng tính nam ở nơi công cộng và tổ chức các cuộc khủng bố ở địa phương. Sự nguy hiểm của việc trở thành người đồng tính tăng lên ngay khi khả năng trở thành đồng tính rộng mở hơn. Sự giải phóng người đồng tính là một sự phản ứng lại mâu thuẫn này.  

Mặc dù người đồng tính đã giành được thắng lợi quan trọng vào những năm 1970 và mở ra một không gian xã hội an toàn cho sự tồn tại của người đồng tính song chúng ta khó có thể khẳng định rằng đã đánh một đòn chí mạng vào tình dục dị giới và sự thù ghét đối với tình dục đồng giới. Người ta vẫn còn có thể khẳng định rằng sự áp bức đối với người đồng tính chỉ thay đổi vị trí, chuyển từ phạm vi nhà nước sang một lãnh địa bạo lực ngoài pháp luật dưới dạng bạo hành công khai đối với người đồng tính. Khi phong trào của chúng ta phát triển, chúng ta đã tạo ra một phản lực có nguy cơ xóa sạch mọi thành quả. Đáng chú ý là phe đối lập Cánh Hữu Mới đã thay đổi bề ngoài thành một phong trào “ủng hộ gia đình”. Tại sao chủ nghĩa tư bản, có cấu trúc khiến cho sự xuất hiện của đặc tính đồng tính và sự hình thành của cộng đồng đồng tính đô thị trở nên khả thi, dường như lại không thể chấp nhận người đồng tính trong lòng nó? Tại sao tình dục đồng giới và sự thù ghét người đồng tính lại có thể kháng cự là cuộc tấn công?

Tôi cho rằng câu trả lời có thể tìm thấy trong quan hệ mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và gia đình. Một mặt, như tôi đã khẳng định trước đây, chủ nghĩa tư bản phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất của gia đình hạt nhân bằng cách tước bỏ các chức năng kinh tế đã tạo thành mối liên hệ giữa các thành viên gia đình. Khi những người trưởng thành bị lôi cuốn vào hệ thống lao động tự do nhiều hơn và tư bản mở rộng phạm vi của nó cho tới khi nó biến hầu hết sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta cần cho sự sinh tồn thành hàng hóa, những sức mạnh đã kết hợp nam giới và nữ giới thành gia đình và giữ họ ở đó đã bị suy yếu. Mặt khác, hệ tư tưởng của xã hội tư bản trân trọng gia đình như là nguồn của tình yêu, tình thương và sự an toàn cảm xúc, là nơi mà nhu cầu về mối quan hệ nhân bản gần gũi, ổn định của chúng ta được thỏa mãn.

Việc gia đình hạt nhân trở thành thứ vượt trội trong phạm vi đời sống cá nhân không phải là ngẫu nhiên. Mọi xã hội cần các cấu trúc tái sản xuất và nuôi dưỡng trẻ em, nhưng khả năng đó không giới hạn trong gia đình hạt nhân. Mặc dù vậy, gia đình tư nhân hóa phù hợp với các quan hệ sản xuất tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã xã hội hóa sản xuất đồng thời vẫn đảm bảo rằng việc sản phẩm của lao động được xã hội hóa thuộc về chủ sở hữu tư nhân. Theo nhiều cách, việc nuôi dưỡng trẻ em cũng đã được xã hội hóa một cách tiến bộ trong hai thế kỷ qua, với trường học, truyền thông, các nhóm đồng đẳng và nhân viên làm thuê đảm nhiệm những chức năng trước đây thuộc về cha mẹ. Tuy vậy, xã hội tư bản đảm bảo rằng tái sản xuất và nuôi dưỡng trẻ em là công việc riêng tư, trẻ em “thuộc về” cha mẹ, những người thực thi quyền chủ sở hữu. Về mặt lý tưởng, chủ nghĩa tư bản đưa con người tới gia đình dị tính: mỗi thế hệ đến tuổi trưởng thành đều mang trong mình mô hình quan hệ cá nhân và thân mật dị tính. Về mặt vật chất, chủ nghĩa tư bản làm suy yếu các mối quan hệ giữ cho gia đình cố kết khiến cho thành viên của gia đình cảm thấy sự thiếu ổng định gia tăng tại nơi mà họ kỳ vọng sẽ có hạnh phúc và an toàn về cảm xúc.

Do vậy, khi chủ nghĩa tư bản phá vỡ nền tảng vật chất của đời sống gia đình, người đồng tính và những nhà nữ quyền dị tính trở thành kẻ chịu nạn cho sự bất ổn xã hội của hệ thống.

Phân tích này, nếu thuyết phục, có nhiều tác động đối với chúng ta hiện nay. Nó có thể tác động đến nhận thức của chúng ta về đặc trưng, sự định hình các mục tiêu chính trị cũng quyết định của chúng ta về chiến lược.

Tôi đã khẳng định rằng đặc trưng đồng tính và các cộng đồng hình thành một cách lịch sử, kết quả của quá trình phát triển trải dài qua nhiều thế hệ của chủ nghĩa tư bản. Hệ quả tất yếu của khẳng định này, chúng ta không phải là một thiểu số xã hội cố định cấu thành một phần nhất định của dân cư trong mọi thời đại. Có nhiều người như chúng ta hơn một trăm năm trước đây, có nhiều người như chúng ta hơn bốn mươi năm trước đây. Có thể là sẽ có nhiều người đồng tính hơn trong tương lai. Những khẳng định của người đồng tính và không đồng tính về sự cố định của thiên hướng tình dục được đưa ra trong thời đại gần đây, hay khẳng định rằng số lượng lớn người đồng tính công khai trong xã hội, truyền thông và trường học sẽ không có ảnh hưởng tới đặc tính tình dục của giới trẻ, tất cả đều là sai. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các điều kiện vật chất cho tình ham muốn tình dục đồng giới để thể hiện bản thân của con người như là thành phần cốt lõi trong đời sống của một số cá thể; giờ đây, các phong trào chính trị của chúng ta đang thay đổi nhận thức, xây dựng các điều kiện tư tưởng khiến cho người dân dễ dàng đưa ra lựa chọn đó.

Khẳng định này xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất và phát ngôn điên dại nhất của những đối thủ chính trị của chúng ta. Nhưng phản ứng của chúng ta phải là chống lại niềm tin ẩn giấu phía sau việc cho rằng quan hệ đồng tính là xấu, một sự lựa chọn thứ hai nghèo nàn. Chúng ta phải không rơi vào sự phòng ngự mang tính cơ hội cho rằng xã hội không cần lo lắng về việc khoan dung chúng ta, do chỉ có người đồng tính trở thành đồng tính. Tốt nhất, một phân tích nhóm thiểu số và một chiến lược về quyền công dân đặt ra cho những người đã đồng tính sẵn. Hãy để cho thanh niên hiện nay – người đồng tính ngày mai – mang những mô hình dị tính mà họ có thể cần cả đời để đoạn tuyệt.

Tôi cũng khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự tách biệt tình dục khỏi sinh đẻ. Ham muốn tình dục của con người không còn bị thúc ép để tái tạo một cách cưỡng bách, để sinh đẻ. Người đồng tính mang trong mình tiềm năng của sự phân tách đó, từ khi quan hệ đồng tính của chúng ta hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ của sự sinh đẻ. Sự chấp nhận lựa chọn tình dục của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ xã hội sẵn sàng công nhận sự thể hiện tình dục là một dạng vui chơi, tích cực và nâng cao đời sống. Phong trào của chúng ta có thể bắt đầu như là nỗ lực của một “thiểu số”, nhưng điều mà chúng ta cố gắng “giải phóng” là một khía cạnh của đời sống cá nhân của tất cả mọi người – sự thể hiện tình dục11.

Cuối cùng, tôi cho rằng mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và gia đình là mâu thuẫn căn bản. Một mặt, chủ nghĩa tư bản thường xuyên làm suy yếu nền tảng vật chất của đời sống gia đình, khiến cho các cá thể có thể sống bên ngoài gia đình và đặc trưng đồng tính có thể phát triển. Mặt khác, nó lại cần phải dồn nam giới và nữ giới vào gia đình, ít nhất là đủ lâu để tái tạo ra thế hệ công nhân mới. Việc gia đình trở thành sự nổi bật về tư tưởng đảm bảo rằng xã hội tư bản sẽ tái sản xuất ra không chỉ trẻ em mà cả tình dục khác giới và sự thù ghét tình dục đồng giới. Theo nghĩa nổi bật nhất, chủ nghĩa tư bản là vấn đề12.

Làm sao chúng ta, nạn nhân chính trị của sự bất ổn do chủ nghĩa tư bản tạo ra, tránh được sự đổ lỗi? Làm sao chúng ta có thể nắm lấy mối quan hệ mâu thuẫn này và sử dụng nó để thúc đẩy sự giải phóng?

Người đồng tính tồn tại trên lãnh địa xã hội nằm bên ngoài những ràng buộc của gia đình hạt nhân dị tính. Các cộng đồng của chúng ta đã hình thành trong không gian xã hội đó. Sự sinh tồn cũng như sự giải phóng của chúng ta phụ thuộc vào khả năng bảo vệ và mở rộng lãnh địa của chúng ta, không chỉ cho bản thân chúng ta mà cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là ủng hộ những chủ đề mở rộng cơ hội sống bên ngoài đơn vị gia đình hạt nhân dị tính truyền thống: những chủ đề như sự phá thai hợp pháp và phê chuẩn Tu Chính Án Quyền Bình Đẳng, hoạt động ủng hộ người da màu và phụ nữ, nhà trẻ công và các dịch vụ xã hội thiết yếu khác, trợ cấp đủ sống, có việc làm, quyền của thanh niên – hay nói các khác, những chương trình và chủ đề mang lại một cơ sở vật chất cho sự độc lập cá nhân.

Quyền của thanh niên đặc biệt quan trọng. Sự chấp nhận trẻ em là người phụ thuộc, như thuộc về cha mẹ, đã ăn sâu đến mức chúng ta khó có thể hình dung điều gì diễn ra khi đối xử với chúng như là những người độc lập, cụ thể là về lĩnh vực biểu lộ và lựa chọn tình dục. Tuy vậy, khi điều đó diễn chưa diễn ra, sự giải phóng người đồng tính vẫn nằm ngoài tầm tay của chúng ta.

Nhưng sự độc lập cá nhân chỉ là một nửa câu chuyện. Sự bất ổn của gia đình và cảm giác tạm thời cũng như thiếu an toàn mà mọi người đang trải qua trong mối quan hệ cá nhân là vấn đề xã hội thực sự cần phải được mô tả. Chúng ta cần các giải pháp chính trị cho những khó khăn của đời sống cá nhân. Những giải pháp đó không thể đến dưới dạng phiên bản cấp tiến của lập trường ủng hộ gia đình, của một số đề xuất cánh tả về việc củng cố gia đình. Những người xã hội chủ nghĩa nói chung không phản ứng lại sự bóc lột và bất bình đẳng kinh tế của chủ nghĩa tư bản công nghiệp bằng cách kêu gọi sự quay trở lại với gia đình nông thôn và sản xuất thủ công. Chúng ta công nhận rằng năng suất to lớn mà chủ nghĩa tư bản tạo ra đã khiến cho sự xã hội hóa sản xuất trở thành một đặc trưng tiến bộ. Tương tự, chúng ta không nên cố gắng quay ngược đồng hồ để trở về với thời đại huyền bí của gia đình hạnh phúc.

Tuy vậy, chúng ta cũng cần các cấu trúc và chương trình để phá vỡ các ràng buộc và cô lập gia đình, đặc biệt là sự tư nhân hóa việc nuôi dưỡng trẻ em. Chúng ta cần nhà trẻ do cộng đồng – hay công nhân kiểm soát, đặt tại nơi mà sự riêng tư và tính cộng đồng cùng tồn tại, các thiết chế cộng đồng – từ bệnh viện cho tới các trung tâm nghệ thuật – để mở rộng đơn vị xã hội mà mỗi chúng ta đều có một nơi an toàn. Khi chúng ta tạo ra các cấu trúc vượt qua gia đình hạt nhân để cung cấp một cảm giác phụ thuộc, gia đình sẽ suy tàn một cách đáng kể. Chúng sẽ sẽ ngày càng ít tạo ra hoặc phá vỡ sự an toàn cảm xúc của chúng ta.

Theo khía cạnh này, người đồng tính đã được xếp một vai trò đặc biệt. Hầu hết chúng ta đã bị loại khỏi gia đình, để sinh tồn chúng ta cần phải tạo ra một mạng lưới hỗ trợ không phụ thuộc vào các quan hệ huyết thống hay giấy phép của nhà nước, mà được tự do lựa chọn và nuôi dưỡng. Việc xây dựng một “cộng đồng tình thương” phải là một phần của phong trào chính trị, cũng giống như các chiến dịch đòi quyền công dân. Theo cách này, chúng ta có thể định hình các mối quan hệ cá nhân trong một xã hội dựa trên sự bình đẳng và công bằng thay vì bóc lột và áp bức, trong xã hội đó thì sự độc lập và an toàn không loại trừ lẫn nhau mà cùng tồn tại.