Sunday, October 7, 2018

Sản xuất tri thức và sản xuất vật chất

Guigliemo Carchedi có một cuốn sách đáng chú ý về chủ nghĩa duy vật lịch sử tên là Behind The Crisis, trong đó có một chương bàn về vai trò của tri thức trong xã hội tư bản.

Trước hết cần phải hiểu là Carchedi phủ nhận lối phân chia lao động trí óc và lao động chân tay, ông phân chia thành hai loại lao động là lao động tinh thần (mental labour) và lao động vật  chất (objective labour), và cả hai loại lao động này đều cấu thành từ lao động trừu tượng và lao động cụ thể, ông phủ nhận lao động trí óc hay lao động chân tay thuần túy, mà coi mọi loại lao động đều bao gồm cả chân tay và trí óc.

Carchedi đặt vấn đề tri thức là vật chất, dựa trên cơ sở quá trình sản xuất ra tri thức cũng là quá trình vật chất, do có sự hao phí sức lao động của con người. Song không phải mọi loại tri thức đều là vật chất, trong quá trình sản xuất ra tri thức thì người lao động sử dụng tri thức chủ quan (công cụ lao động) để biến đổi tri thức khách quan (đối tượng lao động), đã được vật chất hóa, ví dụ một sáng kiến được lưu trong máy tính, thành tri thức mới. Theo quan điểm của Carchedi thì tri thức khách quan mới là vật chất, hay nói cách khác, tri thức đã được vật chất hóa.

Tại sao điều đó lại cần thiết? Bởi vì nó là cơ sở để giải thích quá trình sản xuất và tích lũy tri thức xã hội, nó bác bỏ quan niệm của giới tri thức về việc đồng nhất tri thức chủ quan với khách quan và dẫn đến quan niệm kiểu workerism.

Trong chương về tri thức, G. Carchedi phê phán quan niệm của phái workerism, phái này dựa vào một đoạn trích dẫn Marx nói về vai trò của tri thức chung, tức là tri thức chung trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Họ lập luận rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì tri thức xã hội tăng lên không ngừng, được khuếch tán rộng rãi khiến cho nhà tư bản không còn dựa vào lao động trực tiếp được nữa mà ngày càng phải dựa vào tri thức chung của xã hội để tồn tại, mà tri thức này lại nằm trong tay công nhân. Do đó xã hội tư bản sẽ tự biến đổi thành xã hội của công nhân. G. Carchedi chỉ ra rằng các nhà kinh tế chính trị theo phái workerism đã lảng tránh vấn đề sản xuất tri thức trong chủ nghĩa tư bản. Dựa trên phân tích về sản xuất tri thức theo phương pháp phân tích hàng hóa của Marx, tức là phân tích giá trị sử dụng và giá trị, quá trình sản xuất giá trị đồng thời là sản xuất giá trị thặng dư, G. Carchedi chỉ ra rằng, tri thức xã hội chung là món quà tặng miễn phí mà chủ nghĩa tư bản chiếm được, nó chỉ tạo ra giá trị sử dụng, không tạo ra giá trị, rất nhiều tri thức được tạo ra nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất hoặc phi sản xuất nhưng không bán được cũng không phải là sản xuất giá trị. Bên cạnh đó, việc sản xuất tri thức để bán, tức là sản xuất giá trị ngày càng phát triển, tức là trái ngược với hình dung của phái workerism, việc sản xuất tri thức lại ngày càng rơi vào sự kiểm soát của tư bản, thay vì công nhân.

G. Carchedi nhấn mạnh vào phần sản xuất tri thức trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán. Việc sản xuất đó hoàn toàn diễn ra trong các điều kiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và không cần đến sự thay thế nó. Phái workerism hình dung rằng việc tri thức xã hội trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội theo tiến trình tự nhiên. Carchedi phê phán quan niệm này và chỉ ra là chủ nghĩa tư bản có khả năng kiểm soát việc sản xuất tri thức.

Tóm lại, trong chủ nghĩa tư bản thì sản xuất tri thức ngày càng trở thành sản xuất giá trị, tức là để đem bán lấy tiền. Các nhà khoa học, kỹ sư vĩ đại ngồi trên ngai vàng lấp lánh của chúng ta luôn mơ đến ngày họ sẽ biến thế giới này thành một cỗ máy do họ điều khiển, thay cho những nhà tư bản béo mập, nhưng thực tại đập vào mặt họ là cần phải bán những tri thức họ tạo ra lấy tiền đã, còn không thì về mặt giá trị xã hội họ còn thua cả anh chàng dọn vệ sinh bẩn thỉu mà họ vẫn thường gọi một cách khinh bỉ là đám lao động chân tay hạ đẳng.

6 comments:

  1. Vậy lao động với mục đích tạo ra các giá trị tinh thần như sáng tạo ra tri thức, hay các công việc liên quan tới cố vấn thì sẽ được gọi là mental labour đúng không ạ ? Vậy lao động trong các ngành dịch vụ, đặc biệt như đi bán hàng thì được tính là thể chất hay tinh thần vậy anh ? Em cảm ơn ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mental labour là lao động có công cụ và đối tượng lao động là tri thức và mục đích là tạo ra tri thức mới. Bán hàng hay cố vấn đều là concrete labour, tức là lao động cụ thể, nó nằm trong quá trình sản xuất hàng hóa và là một khâu cụ thể, chứ không phải là lao động nói chung như mental labour và objective labour.

      Characterisations such as ‘intellectual labour’ versus ‘manual labour’ are inadequate and theoretically unfounded. All labour is intellectual, because it involves the working of the brains and all labour is manual, including the writing down of one’s thoughts on a piece of paper. Likewise for the distinction between ‘mental’ versus ‘material’ labour. As we shall soon see, all labour is material because the expenditure of human energy is itself a material entity. At the same time, all labour is intellectual, the result of conception, because conception is produced by the whole body (without which the brain could not work) and because humans are not automata who can act without thinking. We must change our perspective. The following paragraph introduces the basic notions and definitions that will guide the analysis in this and the following section.

      Let us introduce the notion of transformations. We can distinguish between two types, objective transformations and mental transformations. Objective transformations are the transformation of objective reality, of reality existing outside our consciousness, while mental transformations are the transformations of knowledge, be it knowledge of objective reality or of previous knowledge.

      It could be thought that objective transformations are material and that mental transformations are non-material. However, both objective and mental transformations require the expenditure of human energy and (given that human energy is material as shown by human metabolism, see Chapter 2 above), are thus material processes.

      Delete
    2. Em cảm ơn anh. Sau khi suy ngẫm về bài này thì những điều trên cũng đúng với hàng hóa dịch vụ. Tuy dịch vụ không tạo ra giá trị của hàng hóa, nhưng nếu dịch vụ được đem bán thì nó vẫn phải tuần theo quy luật giá trị anh nhỉ.

      Delete
  2. Hì, em cám ơn anh về bài viết. Bài của anh cung cấp thêm bối cảnh lịch sử nên dễ hiểu hơn hẳn, và câu hỏi trước đó của em trở nên hơi ngây ngô. Nhưng đúng là với những người nghiệp dư (như em) thì mọi chuyện khá là mù mờ.

    Cá nhân em thì hiểu mù mờ rằng sản xuất tri thức cũng giống như các lao động khác, nhưng là lũy thừa của các lao động giản đơn. Bởi xét cho cùng, tri thức là một quá trình tích lũy của rất nhiều thông tin từ các công việc lao động, và kết quả là để rút ngắn thời gian lao động trước đây (nhưng dưới CNTB thì cái đó chỉ để phục vụ tư bản, chống lại công nhân).

    Có một vấn đề mà Carchedi bàn tới là "đo số giờ" của lao động sản xuất tri thức. Cái này em cho là hơi khó và chỉ có giá trị lý thuyết. Bởi quá trình sản xuất tri thức cũng quanh co như chính lịch sử, lúc nhanh chóng thuận lợi, lúc thì rất chậm chạp do các rào cản định kiến.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái việc đo số giờ lao động đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản, mọi thứ đều phải được quy đổi về thời gian trừu tượng (abstract time), chủ nghĩa tư bản chỉ dùng cái thước đo đó. Đấy là lý do mình dịch cái đoạn về đồng hồ và đăng thành bài riêng. Tất nhiên việc đo như vậy là trên góc độ bản chất, nằm sâu trong hệ thống, còn trên thực tế nó sẽ phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau và sẽ có những biểu hiện đa dạng hơn, cũng giống như mối quan hệ giữa giá trị và giá cả vậy.

      Delete
    2. Ok anh. Thế mà em không nghĩ ra. Đúng là mối quan hệ giá trị và giá cả biểu hiện rất đa dạng trong thực tế và không có công thức "toán học" cố định cho việc tính toán.

      Delete